Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 đã qua đi, nhưng nền kinh tế thề giới vẫn chưa hoàn toàn phục hồi. Nền kinh tế thế giới năm 2010 vừa qua với nhiều mảng màu tối sáng khác nhau. Một trong những điểm nổi bật của kinh tế thế giới năm qua là biến động giá vàng.
Bên cạnh đó, sự phục hồi còn ẩn chứa nhiều bất ổn của kinh tế toàn cầu đã có tác động không nhỏ đến sự ổn định của an ninh tiền tệ quốc gia: các loại tội phạm liên quan tới tiền tệ trở nên phức tạp hơn, và các chính sách về tiền tệ cũng ra sức được thực hiện nhằm đảm bảo giá trị đồng tiền. Đặc biệt tại Việt Nam, khi mà các giao dịch chủ yếu thực hiện bằng tiền mặt thì việc đảm bảo an ninh tiền tệ là rất quan trọng.
Khác hẳn với các kênh đầu tư khác trên thị trường tài chính, thị trường vàng lại trở nên sôi động và cuốn hút được không chỉ sự quan tâm của các nhà đầu tư mà cả các ngân hàng trung ương, các tổ chức tài chính lớn bởi tính hấp dẫn của vàng như một kênh trú ẩn an toàn, đảm bảo được nguồn vốn. Các bất ổn của nền kinh tế đã khiến giá vàng trên thế giới cũng như trong nước có nhiều biến động mạnh đặc biệt là trong năm 2010. Thị trường vàng trong nước trên đà phát triển mạnh khi nước ta là một trong số những nước tiêu thụ vàng lớn nhất thế giới. Việc tìm hiểu thị trường vàng trong nước nhằm có những biện pháp kiểm soát biến động giá vàng đồng thời phát triển thị trường vàng nước ta là rất cần thiết.
Với mục đích có thêm hiểu biết về thị trường vàng cũng như về an ninh tiền tệ nhằm tìm ra giải pháp phát triển thị trường vàng cũng như về an ninh tiền tệ nhằm tìm ra giải pháp phát triển thị trường vàng và đảm bảo an ninh tiền tệ tại nước ta, em quyết định chọn đề tài: “ Biến động giá vàng tại Việt Nam năm 2010 và vấn đề an ninh tiền tệ quốc gia” làm đề tài cho khóa luận tốt nghiệp của mình. Ngoài mục lục, bảng biểu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, khóa luận được chia làm ba chương:
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: CÁC VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ GIÁ VÀNG VÀ AN NINH TIỀN TỆ QUỐC GIA 3
1. Vàng và biến động của giá vàng . 3
1.1. Vàng và ý nghĩa của nó đối với nền kinh tế 3
1.1.1. Khái niệm về vàng 3
1.1.2. Đặc điểm của vàng 3
1.1.2.1. Vàng là một loại hàng hoá . 3
1.1.2.2. Vàng là một khoản đầu tư 4
1.1.3. Ý nghĩa của vàng đối với nền kinh tế quốc dân . 5
1.1.3.1. Vàng là phương tiện lưu trữ giá trị 5
1.1.3.2. Nhu cầu đa dạng hoá nguồn tài sản dự trữ của các NHTW . 5
1.2. Giá vàng và các yếu tố gây biến động giá vàng 6
1.2.1. Cơ sở hình thành giá vàng 6
1.2.2. Niêm yết giá vàng 7
1.2.3. Các nhân tố gây biến động giá vàng 8
1.2.3.1. Những nhân tố tác động đến cầu vàng . 8
1.2.3.2. Những nhân tố tác động đến cung vàng 12
1.2.3.3. Dự trữ vàng của các nền kinh tế và các quỹ dự trữ vàng lớn 14
2. Vấn đề an ninh tiền tệ . 16
2.1. Khái niệm về an ninh tiền tệ . 16
2.2. Các vấn đề thuộc phạm vi của an ninh tiền tệ . 17
2.2.1. Nạn tiền giả, rửa tiền, cướp tiền và phá hoại đồng tiền quốc gia . 17
2.2.1.1. Vấn nạn tiền giả . 17
2.2.1.2. Rửa tiền trong an ninh tiền tệ 19
2.2.2 Đảm bảo giá trị đồng tiền 21
2.3. Mối quan hệ giữa biến động giá vàng và an ninh tiền tệ quốc gia . 22
2.3.1. Ảnh hưởng của biến động giá vàng đến vấn đề an ninh tiền tệ . 22
2.3.2. Ảnh hưởng của an ninh tiền tệ đến biến động giá vàng . 23
3. Kinh nghiệm của Trung Quốc đối với vấn đề biến động giá vàng và an ninh tiền tệ quốc gia 23
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ BIẾN ĐỘNG CỦA GIÁ VÀNG NĂM 2010 VÀ VẤN ĐỀ AN NINH TIỀN TỆ TẠI VIỆT NAM 31
1. Thực trạng biến động giá vàng tại Việt Nam năm 2010 31
1.1. Thực trạng giá vàng thế giới trong năm 2010 31
1.1.1. Diến biến giá vàng thế giới trong năm 2010 31
1.1.2. Các nhân tố gây ra biến động giá vàng thế giới trong năm 2010 33
1.1.3. Ảnh hưởng của biến động giá vàng đến nền kinh tế các quốc gia trên thế giới 35
1.1.3.1. Ảnh hưởng tới dự trữ vàng của các quốc gia và các quỹ đầu cơ vàng 35
1.1.3.2. Ảnh hưởng đến các kênh đầu tư khác trong nền kinh tế . 37
1.2. Thực trạng giá vàng Việt Nam 2010 . 38
1.2.1. Diễn biến giá vàng 6 tháng đầu năm và nguyên nhân 38
1.2.1.1. Diễn biến giá vàng 6 tháng đầu năm 2010 . 38
1.2.1.2. Nguyên nhân . 39
1.2.2. Diễn biến giá vàng 6 tháng cuối năm 2010 và nguyên nhân . 43
1.2.2.1. Diễn biến giá vàng 6 tháng cuối năm 2010 43
1.2.2.2. Nguyên nhân . 45
1.2.3. Ảnh hưởng của biến động giá vàng đến nền kinh tế Việt Nam . 47
1.2.3.1. Ảnh hưởng trực tiếp khả năng huy động vốn của khu vực tài chính . 47
1.2.3.2. Thị trường ngoại tệ tự do bành trướng 47
1.2.3.3. Nguy cơ lạm phát 48
1.2.3.4. Thâm hụt cán cân thương mại 48
1.3. So sánh biến động giá vàng tại Việt Nam và biến động giá vàng thế giới 48
1.3.1. So sánh biến động 6 tháng đầu năm 49
1.3.2. So sánh biến động 6 tháng cuối năm . 49
2. Thực trạng an ninh tiền tệ tại Việt Nam . 52
2.1. Vấn nạn tiền giả 52
2.1.1. Thực trạng vấn nạn tiền giả . 52
2.2.2. Đánh giá các hoạt động chống tiền giả tại Việt Nam . 53
2.2. Rửa tiền tại Việt Nam 56
2.2.1. Thực trạng khả năng xâm phạm của hành vi rửa tiền tại Việt Nam . 56
2.2.2 Thực tế hoạt động phòng chống rửa tiền tại Việt Nam 57
2.2.3. Đánh giá hoạt động chống rửa tiền tại Việt Nam 59
2.3. Đảm bảo giá trị đồng tiền . 60
2.3.1. Gửi tiết kiệm bằng vàng nhằm đảm bảo giá trị đồng tiền 60
2.3.1.1. Thực tế việc gửi tiết kiệm bằng vàng tại các ngân hàng 60
2.3.1.2. Đánh giá việc gửi tiết kiệm bằng vàng . 62
2.3.2. Chính sách lãi suất nhằm đảm bảo giá trị đồng tiền 63
2.3.2.1. Thực trạng chính sách tiền tệ của NHNN . 63
2.3.2.2. Tác động của chính sách tiền tệ . 67
3. Mối liên quan giữa biến động giá vàng và an ninh tiền tệ . 68
3.1. Ảnh hưởng của biến động giá vàng đối với an ninh tiền tệ . 68
3.2. Ảnh hưởng của an ninh tiền tệ đối với biến động giá vàng . 69
4. Đánh giá thực trạng biến động giá vàng và vấn đề an ninh tiền tệ quốc gia 70
4.1. Những ảnh hưởng bất lợi . 70
4.2. Đánh giá các biện pháp đối phó của Nhà nước 71
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT BIẾN ĐỘNG GIÁ VÀNG NHẰM ĐẢM BẢO AN NINH TIỀN TỆ QUỐC GIA 75
1. Dự báo biến động giá vàng và an ninh tiền tệ nửa cuối năm 2011 và năm 2012 75
1.1. Dự báo biến động giá vàng nửa cuối năm 2011 và năm 2012 . 75
1.1.1 Dự báo các nhân tố ảnh hưởng đến giá vàng thế giới 75
1.2. Dự báo biến động giá vàng tại Việt Nam 78
1.2.1. Phân tích các yếu tố chủ quan 78
1.2.3. Phân tích các yếu tố khách quan 82
1.3. Dự báo về tình hình an ninh tiền tệ nửa cuối năm 2011 và năm 2012 . 82
1.3.1. Dự báo về vấn nạn tiền giả 82
1.3.2. Dự báo về hoạt động rửa tiền . 83
1.3.3. Dự báo về việc đảm bảo giá trị đồng tiền 83
2. Các giải pháp nhằm kiểm soát biến động giá vàng và đảm bảo an ninh tiền tệ 85
2.1. Các giải pháp nhằm kiểm soát biến động giá vàng và phát triển thị trường vàng tại Việt Nam 85
2.1.1. Các giải pháp nhằm kiểm soát biến động giá vàng . 85
2.1.2. Phát triển thị trường vàng Việt Nam . 88
2.1.2.1. Phát triển thị trường vàng Việt Nam thành thị trường mở liên thông với thị trường thế giới 88
2.1.2.2. Thiết lập sàn vàng chuẩn quốc gia liên thông với thị trường vàng thế giới 88
2.1.3. Ngân hàng Nhà nước chủ động với dự trữ ngoại hối quốc gia để tham gia điều tiết thị trường vàng . 91
2.2. Các giải pháp nhằm đảm bảo an ninh tiền tệ . 91
2.2.1. Tăng cường các phương thức ngăn chặn tiền giả . 91
2.2.1.1. Nâng cao cách nhận biết tiền giả 91
2.2.1.2. Giáo dục tầm quan trọng của tiền thật với mọi người dân 92
2.2.1.3. Hạn chế sử dụng tiền mặt trong thanh toán . 92
2.2.2. Hoàn thiện hành lang pháp lý liên quan đến chống rửa tiền . 92
2.2.3. Sử dụng hiệu quả các chính sách nhằm đảm bảo giá trị đồng tiền . 95
2.2.3.1. Thận trọng khi sử dụng các chính sách tiền tệ 95
2.2.3.2. Sử dụng hữu hiệu công cụ lãi suất 95
2.2.3.3. Xác định tầm ảnh hưởng của thị trường tiền tệ tới các thị trường khác 96
3. Các giải pháp nhằm củng cố tác động qua lại giữa biến động giá vàng và an ninh tiền tệ quốc gia 96
3.1. Xoá bỏ kinh doanh vàng miếng trên thị trường tự do 96
3.2. Thanh toán mua bán vàng bằng chuyển khoản 97
3.3. Quản lý xuất nhập khẩu vàng . 98
3.4. Thống kê số lượng vàng cất trữ trong dân 98
KẾT LUẬN 99
TÀI LIỆU THAM KHẢO 101
116 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2851 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Biến động giá vàng tại Việt Nam năm 2010 và vấn đề an ninh tiền tệ quốc gia, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tư bất động sản là hoàn toàn có cơ sở. Lý do ông Thiện đưa ra bởi việc kinh doanh vàng, USD trên thị trường bị hạn chế, chứng khoán ảm đạm trong khi đầu tư vào bất động sản trung và dài hạn vẫn rất có tiềm năng, có nhiều phân khúc bất động sản đang rất được quan tâm như nhà ở giá trung bình và giá thấp có tính thanh khoản cao, phù hợp với đa số nhu cầu của người dân.
Chính sách của chính phủ:
Sau thông tư 22 do NHNN ban hành vào tháng 10/2010, đầu năm 2011, NHNN tiếp tục thực thi các biện pháp để siết chặt thị trường vàng miếng. Tháng 2/2011, Ngân hàng Nhà nước trình Chính phủ nghị quyết 11 trong đó ý tưởng quản lý thị trường vàng được đưa ra. Lộ trình hai bước theo Nghị quyết 11 của Chính phủ cũng đã được áp dụng cho việc cấm giao dịch vàng miếng tự do, trong đó ban đầu người dân vẫn được thừa nhận về quyền sở hữu vàng miếng, chỉ có điều là không được phép lưu thông trên thị trường tự do. Cách tốt nhất và hợp lý nhất là phải bán cho các đầu mối thu mua của Ngân hàng Nhà nước chỉ định.
Còn bước thứ hai, NHNN sẽ thu hồi giấy phép sản xuất vàng miếng đã cấp cho doanh nghiệp, theo đó các đầu mối thu mua cũng chỉ được bán vàng cho NHNN.
Với quyết tâm đưa thị trường vàng vào vòng quản lý, giá vàng trong nước trong năm 2011 sẽ tránh được tình trạng đầu cơ, làm giá.
1.2.2 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến cung vàng trong thời gian tới
Hoạt động khai thác vàng được mở rộng:
Trong những năm gần đây, Nhà nước có những hướng đi tích cực cho hoạt động khai thác vàng ở Việt Nam. Trước năm 2005, hoạt động khai thác vàng trong nước còn manh mún, sử dụng những công cụ khai thác còn thô sơ nên sản lượng khai thác được là rất thấp. Ngoài ra, tình trang khai thác vàng trái phép còn phổ biến. Song, hiện nay Việt Nam đang có hai công ty khai thác vàng lớn có vốn đầu tư nước ngoài là Olympus Pacific Minerals, Zedex Minerals. Đây là những công ty có vốn lớn, trang thiết bị dò tìm, khai thác và chế biến vàng hiện đại mới có khả năng làm tăng khối lượng vàng khai thác vàng cho thị trường Việt Nam. Hơn nữa, nước ta có khoảng 500 mỏ vàng lớn nhỏ với tổng trữ lượng lớn trên khắp lãnh thổ.
Do vậy, khối lượng vàng khai thác sẽ được dự báo tăng trong thời gian tới.
Chính sách của nhà nước đối với hoạt động nhập khẩu vàng:
Trong năm 2010, Nhà nước đã nhiều lần cấp quota cho các đầu mối nhập khẩu vàng nhằm bình ổn thị trường vàng trong nước. Và khi thông tư 22 của NHNN được ban hành, cung với các nghị quyết của chính phủ nhằm quản lý và bình ổn thị trường vàng trong nước, giá vàng tính đến đầu năm 2011 đã co dấu hiệu giảm nhiệt.
Tuy nhiên, giá vàng thế giới với nhiều yếu tố tác động vẫn có xu hướng tăng trong năm 2011, quyết định nhập khẩu vàng của NHNN có thể sẽ sớm kết thúc. Thứ nhất, nếu tiếp tục cho nhập khẩu vàng với giá vàng thế giới cao nhưu vậy sẽ tiêu tốn một khoản ngoại tệ lớn, ảnh hưởng đến cán cân thương mại. Thứ hai, năm 2011, chính phủ quyết tâm đưa thị trường vàng vào vong kiểm soát và tăng dự trữ vàng quốc gia, do đó mà việc nhập khẩu vàng sẽ là không cần thiết.
1.2.3 Phân tích các yếu tố khách quan
Thị trường vàng thế giới
Theo như dự báo về thị trường vàng thế giới được phân tích ở mục 1.1 , giá vàng thế giới sẽ vẫn tăng trong năm nay. Do vậy, diễn biến giá vàng trong nước cũng sẽ tăng theo đà tăng của giá vàng thế giới. Tuy nhiên, nếu không có sự tăng vọt của giá vàng thế giới và với sự kiểm soát chặt chẽ thị trường vàng, giá vàng trong nước sẽ không có những đột biến như trong năm 2010 vừa qua.
Với những phân tích nêu trên, nhiều khả năng giá vàng trong nước sẽ bám sát theo đà tăng của giá vàng thế giới trong thời gian tới, tuy nhiên, với việc thực thi các biện pháp mạnh của Chính phủ, tình trạng chênh lệch lớn giữa giá vàng trong nước và thế giới sẽ được hạn chế.
1.3. DỰ BÁO VỀ TÌNH HÌNH AN NINH TIỀN TỆ NỬA CUỐI NĂM 2011 VÀ NĂM 2012
1.3.1 Dự báo về vấn nạn tiền giả
Vấn nạn tiền giả, trong năm 2008, khối lượng tiền giả đã giảm đi rất nhiều do có sự nỗ lực phát hiện tiền giả của hệ thông kho bạc, ngân hàng có sự kết hợp điều tra của lực lượng công an, cùng với sự hỗ trợ của người dân và ý thức về việc sự dụng tiền giả có hại cho nền kinh tế đất nước như thế nào. Mặc dù vậy, cùng với sự phát triển của công nghệ sao chụp và xử lý hình ảnh, kỹ thuật làm tiền giả ngày càng tinh vi hơn. Thủ đoạn buôn bán, tiêu thụ tiền giả cũng ngày càng phức tạp. Đầu năm 2010, rất nhiều các vụ buôn bán và tiêu thụ tiền giả đã được phát hiện, trong đó có một đường dây chuyên tiêu thụ tiền giả Lạng Sơn- Hà Nội- Sơn La. Vấn nạn tiền giả vẫn diễn biến phức tạp trong thời gian tới.
1.3.2 Dự báo về hoạt động rửa tiền
Theo Cục Phòng chống rửa tiền (Ngân hàng Nhà nước), một lẽ thông thường, nơi nào xuất hiện tội phạm thì sẽ xuất hiện hành vi rửa tiền do phạm tội mà có. ở Việt Nam, khó có thể thống kê chính xác thời điểm hành vi rửa tiền xuất hiện, nhưng có những dấu hiệu cho thấy, các nhóm tội phạm quốc tế đã nhắm đến Việt Nam để thực hiện hành vi rửa tiền.
Lực lượng Cảnh sát Quốc tế Interpol cũng đưa ra cảnh báo, trong những năm qua, đã xuất hiện một số vụ rửa tiền thông qua việc chuyển tiền có nguồn gốc bất hợp pháp từ nước ngoài vào Việt Nam. Đặc biệt, một số đối tượng, băng nhóm tội phạm người gốc Phi vào Việt Nam sử dụng giấy tờ giả mở tài khoản tại các ngân hàng thương mại để đồng bọn ở nước ngoài chuyển tiền vào, sau đó rút hết tiền trong các tài khoản này. Trong thời gian gần đây, lực lượng công an Việt Nam đã phối hợp với Trung tâm Thông tin phòng chống rửa tiền của Ngân hàng Nhà nước (nay là Cục Phòng chống rửa tiền) đã phát hiện nhiều giao dịch nghi vấn liên quan đến hoạt động này.
Theo bà Susan.J.Adams, cựu Trưởng đại diện Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) tại Việt Nam, các quốc gia cần luôn cảnh giác với các dòng tài chính phi pháp này, bởi lẽ, nếu để chúng chảy vào, sớm muộn gì nền kinh tế và hệ thống tài chính tiền tệ quốc gia cũng sẽ bị ảnh hưởng xấu.
Ngoài ra, nó còn làm mất uy tín của quốc gia và do đó làm giảm đi những cơ hội tăng trưởng từ nguồn đầu tư nước ngoài và các nhà đầu tư không còn thấy cơ hội để đầu tư vào quốc gia đó nữa.
1.3.3 Dự báo về việc đảm bảo giá trị đồng tiền
Về việc gửi tiết kiệm vàng tại các ngân hàng, căn cứ vào định hướng thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt và quyết tâm kiểm soát thị trường vàng, ngoại hối của chính phủ, xu hướng tiết kiệm bằng vàng sẽ vẫn tăng trong năm 2011. Thứ nhất, thông tư 22-NHNN đã cho thấy quyết tâm thu hẹp và kiểm soát hoạt động này. Thêm vào đó, việc chính phủ đang thực hiện các bước để xóa bỏ thị trường vàng miếng sẽ làm cho kênh gửi tiết kiệm này trở nên hấp dẫn hơn, đặc biệt là khi giá vàng vẫn được dự báo sẽ tăng trong năm 2011. Với nhiều người, gửi tiết kiệm vàng vừa là kênh bảo toàn vốn hiệu quả, vừa đỡ đau đầu vì những diễn biến tăng giảm khó lường của thị trường. Những khách hàng có vốn dự trữ vàng lớn, chọn nhiều cáhc như vừa gửi tiết kiệm phòng ngừa rủi ro, vừa bán ra chênh lệch, một mặt tiếp sức cho chứng khoán đuối sức, mặt khác vừa có vốn rót vào các kênh đầu tư khác như bất động sản, chờ cơ hội khi thị trường tan băng.
Về các chính sách của NHNN nhằm bình ổn thị trường, đảm bảo giá trị nội tệ, kiềm chế lạm phát, trong năm 2011: Năm 2010, lạm phát đã vượt tầm kiểm soát của chính phủ, do một số nguyên nhân sau:
Giá cả nhiều mặt hàng thiết yếu trên thế giới năm 2010 tăng so với năm 2009 (lương thực, dầu thô, sắt thép, kim loại,..) và dự báo còn duy trì xu hướng tăng giá trong năm 2011. Giá cả các mặt hàng này trong nước cũng diễn biến theo xu hướng chung của thị trường thế giới.
Hàng hóa cơ bản trong nước, như: điện, nước, xăng dầu lần lượt tăng giá ngay từ Quý 1/2010, làm chi phí sản xuất của các doanh nghiệp tăng, do đó việc điều chỉnh tăng giá hàng hóa là tất yếu. Năm 2011, một loạt các tập đoàn lớn cung cấp các mặt hàng cơ bản trong nước đều đồng loạt đề xuất tăng giá: ngành than + 40-45% từ quý 1/2011, ngành điện +48%, xăng dầu tăng giá do khả năng lỗ nhiều do Quỹ bình ổn đã cạn, giá khí +2% từ ngày 01/03/2011,…
Tỷ giá VND/USD tăng liên tục trong năm 2010, không hạn chế được nhập khẩu (hoặc tác dụng rất ít) mà khiến chi phí đầu vào của các doanh nghiệp nhập khẩu tăng và đẩy giá cả hàng hóa tăng theo. Theo Tiến sỹ Lê Xuân Nghĩa, Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia, nếu tăng tỷ giá hối đoái 10%, thì làm cho lạm phát trong ngắn hạn tăng 1,35%.
Mặt bằng lãi suất cho vay doanh nghiệp ở mức cao 15-18% duy trì gần suốt năm 2010 - buộc doanh nghiệp phải điều chỉnh tăng giá hàng hóa dịch vụ. Mức lãi suất cao này vẫn tiếp tự duy trì trong 4 tháng đầu năm 2011, kèm với lạm phát tiếp tục tăng cao. Nếu thời gian còn lại của năm 2011 lãi suất vẫn chưa hạ thì giá cả hàng hóa bắt buộc sẽ phải được điều chỉnh tăng nữa.
Lạm phát cao là nguyên nhân khiến mặt bằng lãi suất Việt Nam chưa thể hạ ít nhất cho đến Quý 2/2011. Hiện nay định hướng của Ngân hàng Nhà nước là giữ mức lãi suất huy động tối đa 14%/năm, sau đó cố gắng hạ dần mặt bằng lãi suất khi lạm phát hạ nhiệt. Trước mối e ngại về lạm phát năm 2011 có thể khó kiểm soát, Ngân hàng Nhà nước đã đề ra chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng trong năm 2011 là 23%, thấp hơn so với năm 2010.
2. CÁC GIẢI PHÁP NHẰM KIỂM SOÁT BIẾN ĐỘNG GIÁ VÀNG VÀ ĐẢM BẢO AN NINH TIỀN TỆ
2.1. Các giải pháp nhằm kiểm soát biến động giá vàng và phát triển thị trường vàng tại Việt Nam
2.1.1 Các giải pháp nhằm kiểm soát biến động giá vàng
Theo đánh giá của nhiều chuyên gia: Thông tư số 22/2010/TT-NHNN của NHNN có tác động rất tích cực đối với việc quản lý hoạt động kinh doanh vàng và đối với thị trường tiền tệ, nhất là trong dài hạn.
Để đồng bộ, nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh vàng, tác giả đề xuất, bổ sung, điều chỉnh một số quy định hiện hành bằng một số giải pháp sau:
(1) Hoàn thiện hệ thống VBQPPL hiện hành điều tiết trực tiếp hoặc có liên quan đến quản lý hoạt động kinh doanh vàng để thống nhất vai trò quản lý hoạt động kinh doanh vàng của NHNN theo đúng quy định tại khoản 17 Điều 4 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 46/2010/QH12, NHNN có nhiệm vụ “Quản lý nhà nước về ngoại hối, hoạt động ngoại hối và hoạt động kinh doanh vàng”.
Thực hiện quy định trên, trong thực tiễn nên quy định việc kinh doanh vàng “có tính chất tiền tệ” - vàng miếng là loại hình kinh doanh có điều kiện, doanh nghiệp kinh doanh phải được NHNN cấp phép và đáp ứng đủ các điều kiện do NHNN đưa ra phù hợp với từng thời kỳ phát triển kinh tế của đất nước; những tổ chức, cá nhân chỉ kinh doanh mua, bán, sản xuất vàng trang sức mỹ nghệ không cần có giấy phép của NHNN, nhưng phải thông báo cho NHNN về giấy phép đăng ký hoạt động kinh doanh vàng và vẫn chịu sự kiểm tra, thanh tra của NHNN; sẽ phải chịu phạt hành chính nặng nếu các đơn vị này kinh doanh vàng “có tính chất tiền tệ” - vàng miếng;
(2) Xây dựng tiêu chí cụ thể để phân biệt vàng “có tính chất tiền tệ”; vàng có hàm lượng cao; vàng trang sức mỹ nghệ. Đề xuất cụ thể:
- Vàng “có tính chất tiền tệ” là vàng được coi là ngoại hối theo điểm (d) khoản 2 Điều 6 Luật NHNN số 46/2010/QH12 (Vàng thuộc dự trữ ngoại hối nhà nước, trên tài khoản ở nước ngoài của người cư trú; vàng dưới dạng khối, thỏi, hạt, miếng trong trường hợp mang vào và mang ra khỏi lãnh thổ Việt Nam); vàng miếng được sản xuất trong nước; vàng trên tài khoản gửi “lưu ký” tại các tổ chức tín dụng trong nước.
Vàng “có tính chất tiền tệ” có đặc điểm là có tính thanh khoản cao; chi phí để chuyển đổi ra tiền là rất thấp, gần bằng không;
- Vàng hàm lượng cao là vàng có hàm lượng > 90%. Vàng hàm lượng cao bao gồm vàng “có tính chất tiền tệ” và một bộ phận vàng trang sức mỹ nghệ;
- Vàng trang sức mỹ nghệ là sản phẩm chế tác bằng vàng có hàm lượng vàng thấp (dưới 90%) hoặc sản phẩm vàng có hàm lượng cao nhưng chi phí để chế tác ra sản phẩm vàng đó từ vàng nguyên liệu phải chiếm tỷ lệ đáng kể trong giá bán sản phẩm (ví dụ trên 5%);
(3) Phân biệt mức thuế suất xuất khẩu hoặc nhập khác nhau đối với vàng “có tính chất tiền tệ” hoặc vàng có hàm lượng cao; đối với vàng trang sức mỹ nghệ hoặc vàng có hàm lượng thấp. Giữ nguyên mức thuế suất 10% đối với vàng hàm lượng cao theo Thông tư số 184/2010/TT-BTC, nên hạ mức thuế suất xuống mức 5% áp dụng đối với vàng trang sức mỹ nghệ;
(4) Khi đã có mức thuế xuất hợp lý để điều tiết xuất/nhập khẩu vàng, nới lỏng dần và tiến tới xóa bỏ việc cấp quota xuất/nhập khẩu vàng để việc liên thông thị trường vàng trong nước với thị trường vàng thế giới được linh hoạt, theo cơ chế thị trường;
(5) Thu hẹp phạm vi số lượng các tổ chức được phép mua, bán vàng “có tính chất tiền tệ” - vàng miếng so với hiện nay. Số lượng những doanh nghiệp này không quá nhiều để Nhà nước kiểm soát được nhưng cũng không quá ít để duy trì sự cạnh tranh theo cơ chế thị trường một cách lành mạnh, không gây ra tình trạng độc quyền, thao túng thị trường. Nhà nước có thể đưa ra các quy định về mức vốn điều lệ, về điều kiện kỹ thuật sản xuất, về số năm kinh nghiệm trong kinh doanh vàng, về mức ký quỹ vàng tại NHNN... để tạo hàng rào kỹ thuật việc ra nhập/thoái lui của những doanh nghiệp được phép sản xuất và mua, bán vàng “có tính chất tiền tệ” - vàng miếng.
Ví dụ, bình quân toàn quốc mỗi thành phố khoảng 20 doanh nghiệp, tuy nhiên, cần phân biệt số lượng cụ thể các doanh nghiệp được phép mua/bán vàng miếng theo quy mô hoặc cấp độ thành phố. Những doanh nghiệp/cửa hàng này phải có mức vốn điều lệ lớn (khoảng 100 tỷ đồng); phải đăng ký kinh doanh với NHNN và được NHNN cấp giấy phép; phải được NHNN thanh tra hoạt động định kỳ hoặc đột xuất; phải kết nối mạng thông tin với chi nhánh NHNN trên địa bàn để báo cáo doanh số mua/bán, và tồn kho hàng ngày, và theo định kỳ tháng cho NHNN. Những doanh nghiệp/cửa hàng này cần đăng ký nguồn gốc, tiêu chuẩn sản phẩm vàng miếng;
(6) NHNN thực hiện nghiệp vụ hoán đổi giữa vàng tiền tệ với VND đối với các NHTM. Quy mô hoán đổi, tỷ giá giao ngay, tỷ giá kỳ hạn áp dụng trong nghiệp vụ hoán đổi tùy thuộc vào mục tiêu chính sách tiền tệ từng thời kỳ;
(7) Nghiên cứu, cho thành lập và hoạt động 1 hoặc 2 sở giao dịch vàng sau khi NHNN đã xây dựng, ban hành đầy đủ cơ chế quản lý chặt chẽ; phân tích rõ những tác động về kinh tế xã hội cả ở tầm vi mô và tầm vĩ mô.
2.1.2 Phát triển thị trường vàng Việt Nam
2.1.2.1 Phát triển thị trường vàng Việt Nam thành thị trường mở liên thông với thị trường thế giới
Theo ông Albert Cheng, Tổng giám đốc Hội đồng vàng Thế giới- khu vực Châu Á, so với các nước trong khu vực, thị trường vàng Việt Nam đang có tốc độc phát triển nhanh nhất.
Tuy nhiên, để thị trường vàng Việt Nam đuổi kịp với các thị trường vàng trong khu vực, cần đạt đến tiêu chí của một thị trường mở để kết nối với các giao dịch vủa thị trường vàng thế giới.
Để thị trường vàng Việt Nam tiếp tục phát triển trong thời gian tới, Việt Nam cần mở rộng lĩnh vực hoạt động kinh doan, không chỉ dừng lại ở việc nhập khẩu mà còn cho phép xuất khẩu vàng ra nước ngoài. Khi đó, không chỉ kết nối thị trường vàng Việt Nam với thị trường thế giới mà còn mang về cho đất nước thêm một nguồn thu. Một phần vàng dự trữ của người dân sẽ được quy ra thành tiền đưa vào lưu thông ngoài thị trường, hạn chế được tình trạng người dân cất trữ vàng như hiện nay.
2.1.2.2 Thiết lập sàn vàng chuẩn quốc gia liên thông với thị trường vàng thế giới
Hiện Việt Nam đã trở thành quốc gia có số người tham gia đầu tư vàng đứng đầu thế giới, do vậy cần thiết lập sàn giao dịch vàng chuẩn quốc gia có liên thông với thị trường vàng thế giới. Sàn gia dịch này ra đời nhằm hình thành và phát triển thị trường vàng có tổ chức, đáp ứng nhu cầu giao dịch ngày càng nhiều và bảo vệ quyền lợi cho tất cả các bên tham gia. Việc thực hiện gia dịch trên SGDVQG giúp đảm bảo lợi ích, giảm chi phí và hạn chế rủi ro cho các nhà đầu tư. SGDVQG sẽ do nhiều ngân hàng, doanh nghiệp hoạt động kinh doanh vàng tham gia. Hiệp hội kinh doanh vnàg Việt Nam quản lý và chịu trách nhiệm, sẽ không hoạt động vì lợi ích riêng của doanh nghiệp mà chủ yếu phục vụ lợi ích của các nhà đầu tư. Do vậy việc khớp giá, tỷ giá, giá mua bán vàng trên thị trường sẽ được minh bạch à khách quan nhất.
SGDVQG còn thực hiện chức năng là công cụ phái sinh phòng ngừ rủi ro cho các nhà đầu tư khi giá vàng thế giới có biến động như cấp tín dụng, đáp ứng nhu cầu vàng vật chất… Cũng thông qua sàn giao dịch này, NHNN sẽ có cơ quan để ban hành các quy chế cần thiết ccho việc quản lý thị trường vàng giúp cho hoạt động của SGDV linh họat hơn, bảo đảm lợi ích cho nhà đầu tư.
Lợi ích đối với các cơ quan quản lý Nhà nước sẽ là rất lớn nếu hình thành được SGDVQG: hạn chế được lượng giao dich không chính thức, tránh được những rủi ro không đáng có. Thông qua đóm cơ quan quản lý cũng nắm được lượng cung, cầu của thị trường vàng, cung ngoại tệ liên quan đến vàng cũng như lượng tiền giao dịch trên thị trường vàng một cách chính xác, chủ động hơn, để có những điều tiết kịp thời khi biến động xảy ra.
- Sở/sàn giao dịch vàng là thành viên độc lập, là trung gian khớp các lệnh mua/bán vàng và thanh toán bù trừ tiền VND/vàng giữa các thành viên tham gia thị trường, không được phép trực tiếp giao dịch kinh doanh vàng.
- Sở/sàn giao dịch vàng nên là công ty cổ phần trong đó Nhà nước nắm giữ 51% vốn điều lệ hoặc là Công ty TNHH 1 thành viên mà chủ sở hữu là nhà nước. Sở/sàn giao dịch vàng chịu sự giám sát chặt chẽ của NHNN, phải thực hiện kiểm toán độc lập hàng năm bởi công ty kiểm toán có uy tín (nằm trong danh sách các công ty kiểm toán độc lập được Cơ quan Thanh tra giám sát ngân hàng chấp thuận).
- Tài khoản tiền VND, vàng của thành viên tham gia giao dịch tại Sở giao dịch vàng phải tách biệt, được gửi tại các NHTM được phép giao dịch ngoại hối.
- Hàng hóa giao dịch của Sở/sàn giao dịch vàng (tạm gọi là chứng chỉ vàng) được tiêu chuẩn hóa và phải gắn với vàng vật chất. Thời gian cho phép thanh toán vàng vật chất cho người mua là T+ 4 nếu người mua có nhu cầu thanh toán/nhận lại vàng vật chất;
- Đối với cá nhân tham gia mua/bán vàng trên Sở/sàn giao dịch vàng, trong điều kiện hiện nay, phải ký quỹ 100% giá trị giao dịch; không được mua khống/bán khống.
- Cho phép TCTD được phép hoạt động ngoại hối, các doanh nghiệp sản xuất, mua/bán/xuất/nhập khẩu vàng “có tính chất tiền tệ” - vàng miếng được tham gia giao dịch trên Sở/sàn giao dịch vàng trong nước. Trong số các loại hình doanh nghiệp trên, NHNN cho phép một số các TCTD được phép kinh doanh doanh vàng trên tài khoản ở nước ngoài để tạo sự liên thông giữa thị trường vàng trong nước và thị trường vàng thế giới.
- NHNN cần quy định riêng biệt về trạng thái giao dịch vàng trong nước, trạng thái giao dịch vàng trên tài khoản ở nước ngoài và quy định trạng thái ở mức thấp (ví dụ ± 3%/vốn điều lệ) đối với những tổ chức tham gia Sở/sàn giao dịch vàng. Việc quy định này nhằm mục tiêu hạn chế quy mô giao dịch và chống đầu cơ trong kinh doanh vàng.
Tạo ra cơ chế liên thông giữa thị trường vàng trong nước và thị trường vàng thế giới nhưng NHNN phải kiểm soát được và chủ động điều tiết biên độ cách biệt (cao hơn hoặc thấp hơn) giữa giá vàng trong nước so với giá vàng quốc tế, và đồng thời với cơ chế về thuế xuất/nhập khẩu vàng “có tính chất tiền tệ” để điều tiết khối lượng vàng xuất/nhập khẩu.
- Quy định tiêu chuẩn, mã/ký hiệu đối với vàng miếng được sản xuất từ các doanh nghiệp sản xuất vàng miếng khác nhau tham gia giao dịch trên Sở giao dịch vàng.
- Xây dựng quy trình tiện lợi, chặt chẽ, đảm bảo an toàn cho việc lưu ký vàng, thanh toán vàng vật chất.
- Thời gian đầu, chưa cho phép các thành viên thị trường thực hiện giao dịch các sản phẩm phái sinh về vàng.
- Quy định trần mức phí về lưu ký vàng; giao dịch mua/bán vàng và quy định về mức thuế doanh nghiệp hoặc mức thuế thu nhập cá nhân đối với lợi nhuận từ chênh lệch giá bán, giá mua vàng.
2.1.3 Ngân hàng Nhà nước chủ động với dự trữ ngoại hối quốc gia để tham gia điều tiết thị trường vàng
Trong thành phần dự trữ ngoại hối quốc gia, NHNN cần có phương án dự trữ vàng ở tỷ lệ nhất định so với tổng dự trữ ngoại hối. Đồng thời NHNN có phương án tham gia mua/bán trên Sở giao dịch vàng trong nước; kinh doanh vàng trên tài khoản ở nước ngoài; cho vay vàng đối với NHTM... Thực hiện đa dạng các nghiệp vụ về vàng, một mặt tạo cho NHNN chủ động can thiệp, điều tiết thị trường vàng trong nước; mặt khác, nâng cao hiệu quả của đầu tư vàng thuộc dự trữ ngoại hối nhà nước.
2.2 Các giải pháp nhằm đảm bảo an ninh tiền tệ
2.2.1. Tăng cường các phương thức ngăn chặn tiền giả
2.2.1.1 Nâng cao cách nhận biết tiền giả
Việc kiểm tra bằng xúc giác và thị giác đóng vai trò quan trọng trong việc nhận biết tiền giả. Ngoài ra, việc duy trì chất lượng của tiền thật trong lưu thông góp phần nâng cao độ chính xác của việc nhận biết tiền giả. Trong đó, quan trọng nhất là phải có thiết bị có khả năng chống giả cực cao, có thể sử dụng để kiểm tra các đồng tiền nghi giả. Soi tiền trước nguồn sáng để kiểm tra hình bóng chìm, dây bảo hiểm và hình định vị.
Vuốt nhẹ lên bề mặt tờ tiền giả, sẽ không cảm nhận được các chi tiết in lõm hay in dập nổi như trên tiền thật. Ở tiền thật, do được in bằng công nghệ in đặc biệt, nên bề mặt tiền có độ dày. Khi dùng tay vuốt, bề mặt tờ tiền không trơn mà có độ sần đều. Còn tiền giả, độ sần được tạo ra từ việc chọc lỗ nên khi vuốt, vết sần khác thường, thưa và không đều nhau. Tuy nhiên, nếu kiểm tra bằng tay mà không tinh ý sẽ không cảm nhận được điểm khác biệt trên.
2.2.1.2 Giáo dục tầm quan trọng của tiền thật với mọi người dân
Các Ngân hàng Trung ương cần đóng một vai trò chủ trì tích cực hơn trong quá trình chống lạm phát làm giá và lưu hành tiền giả. Cần hoạch định một chiến lược căn cơ nhằm quảng bá giá trị và giá trị sử dụng tiền tệ, huy động các ngành các cấp cùng vào cuộc với ngành ngân hàng.
Ngoài ra, phải coi trọng nội dung giáo dục tiền tệ trong nhà trường, xã hội và trên các phương tiện thông tin đại chúng để công chúng hiểu rõ hơn về tiền tệ Việt nam và các phương tiện thanh toán cần khuyến khích sử dụng. Làm và lưu hành tiền giả là vi phạm pháp luật nghiêm trọng, nhưng nếu không biết cách tự bảo vệ và không có lòng tự hào về đồng tiền quốc gia cũng là hành vi đáng phê phán chỉ trích.
2.2.1.3 Hạn chế sử dụng tiền mặt trong thanh toán
Đối với các Doanh nghiệp, hạn chế sử dụng tiền mặt trong thanh toán, tăng cường khuyến khích, đồng thời có các điều luật quy định rõ việc áp dụng bắt buộc các hình thức thanh toán qua ngân hàng bằng chuyển khoản. Với trình độ công nghệ hiện tại, hệ thống ngân hàng có đủ khả năng đê phục vụ tốt nhu cầu thanh toán chuyển khoản của khách hàng qua các dịch vụ hiện đại như: thẻ ATM, thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ, mobile banking, Internet banking,..
2.2.2 Hoàn thiện hành lang pháp lý liên quan đến chống rửa tiền
Việt Nam trở thành thành viên (Member Jurisdiction) thứ 33 của Nhóm Châu Á – Thái Bình Dương (Asia Pacific Group – APG)- tổ chức quốc tế mang tính tự quản và hợp tác- về chống rửa tiền vào tháng 5/200711. Là thành viên của APG, Chính phủ VN cam kết thi hành theo đúng các điều khoản phòng chống rửa tiền, đặc biệt là phải thực thi 40 khuyến nghị12 của lực lượng đặc nhiệm tài chính về chống rửa tiền (Financial Action Task Force on Money-Laundering – FATF13). Điều này có nghĩa là Việt Nam vừa tuân thủ theo các quy định quốc tế vừa phải để cho FATF giám sát và theo dõi cơ chế chống rửa tiền một cách chặt chẽ và cũng như phải được các cơ quan độc lập khác đánh giá, xem xét14. Như vậy, hoạt động phòng chống rửa tiền hiện nay cần phải theo định hướng phát triển sau:
Thứ nhất, hoàn thiện hệ thống pháp luật về chống rửa tiền theo tiêu chuẩn quốc tế.
Tháng 2/2004, Cơ quan phòng chống ma túy và tội phạm của Liên hiệp quốc (LHQ) đã công bố ấn phẩm “An overview of the UN conventions and the international standards concerning anti-money laundering legislation”15. Ấn phẩm này tập hợp, hệ thống hóa quy định của các công ước của Liên hợp quốc và các tiêu chuẩn quốc tế liên quan đến chống rửa tiền theo 16 nhóm chủ đề như sau: các định nghĩa về tài chính, nhận diện khách hàng, lưu giữ thông tin, báo cáo.… Trong tài liệu này không chỉ giới thiệu quy định của các công ước của LHQ mà còn có các Chỉ thị (Directive) của Nghị viện châu Âu, các khuyến nghị (recommendations) của Lực lượng đặc nhiệm tài chính chống rửa tiền (FATF). Tháng 1/2007, ấn phẩm này được cập nhật các quy định mới của Hội đồng châu Âu. Trong 40 khuyến nghị của FATF mà Việt Nam phải tuân thủ có khuyến nghị số 1 và số 2 chỉ rõ việc hình sự hóa hành vi rửa tiền cần phải phù hợp với tiêu chuẩn công bố trong Công ước Viên và Công ước Palermo. Đối chiếu yêu cầu hình sự hóa của Công ước Viên và Công ước Palermo và khuyến nghị của FATF, Việt Nam đã hình sự hóa khá nhiều các hành vi rửa tiền, tuy nhiên vẫn còn phải bổ sung các tội danh mới vào Bộ luật Hình sự cho phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế về chống rửa tiền và tài trợ khủng bố như tội giao dịch nội gián, tội thao túng thị trường, tội tài trợ khủng bố, tội buôn người (BLHS năm 1999 chỉ có tội buôn bán phụ nữ (Điều 119), tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em (Điều 120), tội đưa người nhập cư bất hợp pháp.
Bên cạnh việc bổ sung thêm tội danh mới vào Bộ luật Hình sự, Việt Nam cần sửa đổi khái niệm rửa tiền trong Nghị định số 74/2005/NĐ-CP cho phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế. Điều lưu ý về mặt thuật ngữ, Công ước Viên của Liên hợp quốc chưa sử dụng thuật ngữ rửa tiền; Công ước Palermo và Công ước về chống tham nhũng sử dụng thuật ngữ “laundering of proceeds of crime”, theo sát nghĩa của thuật ngữ này, chúng ta có thể gọi là rửa tiền/tài sản có nguồn gốc từ tội phạm; khuyến nghị của FATF sử dụng thuật ngữ “money laundering”, có nghĩa là rửa tiền. Tất cả các văn bản trên không đưa ra định nghĩa về “laundering of proceeds of crime” hay “money-laundering” mà chỉ xác định các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến tài sản có nguồn gốc bất hợp pháp hoặc do phạm tội mà có cần phải được quy định là tội phạm. Về mặt hình thức văn bản, chúng tôi đồng ý với ông Ric Power, cố vấn phòng chống tội phạm rửa tiền và tài trợ khủng bố, chương trình toàn cầu phòng chống rửa tiền, cơ quan Phòng chống ma túy và tội phạm của Liên hiệp quốc là Việt Nam cần tiến tới xây dựng Luật Phòng chống rửa tiền16.
Thứ hai, xây dựng cơ quan tình báo tài chính (Financial Intelligence Unit-FIU) với chức năng và vai trò theo khuyến nghị số 26 của FATF. Hiện nay, Trung tâm thông tin chống rửa tiền thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, mà Ngân hàng nhà nước Việt Nam chỉ là cơ quan ngang bộ – quy định tại Điều 1 của Luật Ngân hàng Nhà nước năm 1997 và Điều 1 Nghị định số 96/2008/NĐ-CP ngày 26/8/2008 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, chưa có vị trí độc lập như các cơ quan tình báo tài chính của các quốc gia khác. Ví dụ như Indonesia đã có FIU vào năm 2002 theo 1 đạo luật của quốc hội; Philippines có Hội đồng chống rửa tiền (AMLC), cũng là FIU của Philippines, luật chống rửa tiền cho phép AMLC huy động sử hỗ trợ của bất kỳ nhánh nào thuộc Chính phủ….
Thứ ba, phát triển hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt. Đây là một vấn đề khó khăn, nhưng Việt Nam phải từng bước thực hiện. Việc phát triển hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt như thế nào là xứng đáng là một đề tài nghiên cứu khoa học được đầu tư thỏa đáng.
2.2.3. Sử dụng hiệu quả các chính sách nhằm đảm bảo giá trị đồng tiền
2.2.3.1 Thận trọng khi sử dụng các chính sách tiền tệ
Thận trọng khi sử đồng thời sử dụng nhiều công cụ điều hành chính sách tiền tệ. Việc sử dụng đồng thời nhiều công cụ điều hành chính sách tiền tệ là việc làm bình thường, trên lý thuyết và cả thực tiễn, cũng không có nguyên tắc nào quy định về vấn đề này. Tuy nhiên, thị trường là rất nhạy cảm và nó chính là nơi phản ánh sức sống của nền kinh tế. Diễn biến cùng với những phán ứng mãnh liệt của thị trường vào những tháng cuối năm 2010 và những hệ quả trong năm 2010 đã cho ta thấy những bài học sâu sắc về vấn đề sử dụng chính sách tiền tệ nhằm bình ổn giá trị tiền tệ. Vì thế, các Ngân hàng thương mại cần phải thận trọng đối với mỗi quyết định liên quan đến sự vận động của tiền tệ, trước khi vận hành phải quan sát kỹ diễn biến, dự kiến được những phản ứng có thể của thị trường để cân nhắc về loại công cụ sử dụng, về mức độ cần thiết, về liều lượng sử dụng cũng như cách thức vận hành mỗi công cụ và luôn tránh những giải pháo sốc- giải pháp có thể dồn các ngân hàng vào tình huống nguy hiểm.
2.2.3.2 Sử dụng hữu hiệu công cụ lãi suất
Lãi suất là công cụ linh hoạt, đáng được cân nhắc để sử dụng nhất. Mặc dù mỗi công cụ có những đặc tính , khả năg tác động đến thị trường theo những cách khác nhau, với mức độ cũng không giống nhau, song cho dù công cụnào thì tín hiệu cuối cùng của nó sau khi phát ra cũng dẫn đến sự thay đổi về giá- lãi suất, dù đó là tỷ lệ tăng dự trữ bắt buộc hay mua tín phiếu bắt buộc,… Vì vậy, sử dụng hữu hiệu công cụ lãi suất để điều tiết là điều vô cùng cần thiết.
Việc điều chỉnh lãi tăng lãi suất trả cho dự trữ bắt buộc là sự thay đổi đáng kể về quan điểm. Còn đối với công cụ thị trường mở, khi thực hiện việc mua bán giấy tờ có giá trên thị trường này cũng chíng là lúc NHNN thực hiện việc sử dụng công cụ thị trường mở để đạt mục tiêu của chính sách tiền tệ chứ không phải để kinh doanh. Vì thế, trong nhiều tình thế bắt buộc, NHNN phải sử dụng cơ chế giá để điều tiết bằng cách đặt giá cao lên để mua cho được- bán cho được- nếu muốn hút tiền từ lưu thông về. Như vậy, mặc dù là người định giá nhưng có lúc NHNN cũng vẫn phải mua với giá cao và bán giá thấp- đó là một loại chi phí bắt buộc phải trả.
2.2.3.3 Xác định tầm ảnh hưởng của thị trường tiền tệ tới các thị trường khác
Nhận định đúng vai trò của thị trường tiền tệ để có hướng tác động thích hợp đến hoạt động của các thị trường. Mỗi thị trường đều có một vị trí quan trọng nhất định trong nền kinh tế và có những đặc điểm riêng của nó, tuy nhiên, thị trường nào có tỷ suất sinh lời cao hơn thì nó sẽ thu hút được nhiều vốn đầu tư hơn, do vậy, giá cả hàng hóa trên thị trường đó sẽ tăng lên và ngược lại. Nền kinh tế muốn phát triển thì các thị trường phải được vận hành một cách đồng bộ, song đứng trên hết và có sự gắn kết, liên thông giữa các thị trường chính là thị trường tiền tệ bởi vì tiền chính là dòng chảy lưu thông giữa các thị trường, khi dòng chảy này bị chặn lại thì lập tức các thị trường cũng trở nên đông cứng, không thể vận hành được. Khi các thị trường khác suy sụp cũng sẽ là hiểm họa, là nguy cơ cho thị trường tiền tệ, hệ thống ngân hàng- hệ thống huyết mạch của nền kinh tế. Vì vậy các giải pháp phải đưa ra đúng lúc, đúng liều lượng.
3. CÁC GIẢI PHÁP NHẰM CỦNG CỐ TÁC ĐỘNG QUA LẠI GIỮA BIẾN ĐỘNG GIÁ VÀNG VÀ AN NINH TIỀN TỆ QUỐC GIA
3.1 Xóa bỏ kinh doanh vàng miếng trên thị trường tự do
Theo nghị quyết số 11/NQ- CP (NQ 11) của Chính phủ ban hành Nghị định mới về quản lý hoạt động kinh doanh vàng miếng theo hướng tập trung đầu mối nhập khẩu vàng, tiến tới xóa bỏ việc kinh doanh vàng miếng trên thị trường tự do. Nghị định mới này sẽ thay thế Nghị định 174 đã ban hành vào năm 1999. NQ 11 không đề cập đến vàng trang sức, nên có thể hiểu việc kinh doanh mua bán vàng nữ trang phục vụ cho nhu cầu trang sức của người dân tại các Công ty hoặc các DNTN kinh doanh vàng vẫn được duy trì. Theo nội dung NQ 11, cũng có thể hiểu sắp tới việc mua bán vàng miếng có khả năng sẽ chỉ giới hạn tại các NHTM, nơi NHNN dễ dàng quản lý tập trung theo ngành (hoặc tại một số công ty VBĐQ có uy tín).
Lợi ích của việc tập trung kinh doanh vàng miếng tại NHTM:
NHNN kiểm soát được doanh thu kinh doanh vàng miếng tại các NHTM. Từ đó, Nhà nước không mất thuế doanh thu từ hoạt động này.
Doanh số giao dịch vàng miếng tại hệ thống ngân hàng sẽ phản ánh trung thực nhu cầu mua bán vàng miếng phát sinh, giúp NHNN đo lường chính xác quy mô thị trường vàng miếng và có giải pháp định hướng phù hợp để phát triển thị trường này. Không có chỗ cho các khoản doanh thu “để ngoài sổ sách” nữa.
Người dân mua bán vàng trong ngân hàng sẽ có những chứng từ giao dịch về nguồn gốc của sản phẩm (mua bán vàng ghi số xê-ri, có mã vạch kiểm soát). Vì vậy, quyền lợi của người tiêu dùng được bảo vệ tốt hơn.
Tăng tính chuyên nghiệp, tính tổ chức của thị trường vàng miếng theo hướng vừa phát triển tốt từ phía các NHTM; vừa kiểm soát được từ phía các NHTM; vừa kiếm soát được từ phía NHNN.
3.2 Thanh toán mua bán vàng bằng chuyển khoản
- Cần quy định tới một quy mô giao dịch nào đó, việc mua bán vàng miếng hoặc vàng vật chất phải thực hiện bằng chuyển khoản thay cho tiền mặt, tăng tuổi thọ của tiền polymer, giảm thiểu hoạt động kinh tế ngầm, phòng chống rửa tiền
- Doanh nghiệp nào cố tình chia tách hóa đơn thành nhiều khoản nhỏ sẽ bị phạt nặng.
- Xem xét thu phí trong việc rút tiền mặt từ tài khoản ngân hàng hoặc từ máy ATM để hạn chế thanh toán tiền mặt. Thực hiện bằng cách NHNN thu phí rút tiền mặt đối với các NHTM, từ đó các NHTM buộc phải thu phí rút tiền mặt đối với khách hàng.
3.3 Quản lý xuất nhập khẩu vàng
- Hiện nay cả nước có 8 đơn vị đăng ký sản xuất kinh doanh thương hiệu vàng miếng. Theo tinh thần NQ 11, việc dự kiến tập trung đầu mối nhập khẩu vàng tại các đơn vị có nhà máy sản xuất vàng miếng sẽ giúp không làm phân tán hạn ngạch nhập khẩu. NHNN sẽ dễ dàng kiếm soát nguyên liệu đầu vào và thành phẩm đầu ra của 8 đơn vị sản xuất vàng miếng, loại trừ nguyên liệu trôi nổi không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
- Để tránh sự mất cân đối cung- cầu vàng, dẫn đến sự chênh lệch giá vô lý giữa giá vàng trong nước và quốc tế, hoặc tâm lý đầu cơ, cần xây dựng cơ chế cấp quota XNK vàng linh hoạt, tạo ra các luồng lưu kho thông XNK vàng thật nhịp nhàng theo quy luật thị trường.
- Duy trì thuế NK vàng ở mức 0% như hiện nay, có thể nâng nhẹ lên 0,5% khi cần thiết.
- Giảm thuế XK vàng ở mức 10% như hiện nay xuống còn 0,5%. Mức thuế cao không khuyến khích việc XK vàng để đưa ngoại tệ về đất nước, trái lại còn tạo điều kiện cho hoạt động XK vàng lậu qua biên giới.
3.4 Thống kê số lượng vàng cất trữ trong dân
- Ước tính người dân Việt Nam đang giữ khoảng trên 500 tấn vàng.
- Cần huy động và khai thác sử dụng nguồn vốn vàng dự trữ trong dân một cách hiệu quả nhất.
KẾT LUẬN
Việc Việt Nam gia nhập WTO, mở cửa hội nhập nề kinh tế quốc tế, đã mang đến cho chúng ta nhiều những thuận lợi, phát triển nền kinh tế một cách toàn diện hơn, đầu tư vào vàng cũng trở thành một kênh đầu tư hấp dẫn cho nền kinh tế. Ngoài ra, về vấn đề đảm bảo an ninh tiền tệ, chúng ta cũng có thể học hỏi các nước bạn về các biện pháp phòng và chống tội phạm an ninh tiền tệ, cũng như điều chỉnh các chính sách tiền tệ nhằm đảm bảo giá trị đồng tiền quốc gia.
Tuy nhiên, việc phát triển thị trường vàng cũng như đảm bảo an ninh tiền tệ thì yếu tố cốt lõi vẫn là nỗ lực của nhà nước và toàn dân. Phát triển thị trường vàng trong nước đòi hỏi Nhà nước đưa ra những điều luật cụ thể hơn để điều chỉnh thị trường vàng, về chính sách cung cầu trên thị trường vàng cũng như các biện pháp kiểm soát biến động giá, có lợi cho doanh nghiệp và nhà đầu tư.
Về an ninh tiền tệ, có thể thấy, Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong việc phòng chống tội phạm an ninh tiền tệ, thể hiện ở việc luôn luôn hoàn thiện hệ thống luật liên quan đến phòng chống tiền giả, rửa tiền, mà đặc biệt là chúng ta đã tham gia tổ chức chống rửa tiền thế giới FATF. Điều này có thể đánh giá khả năng phòng chống rửa tiền và tiền giả cao của Việt Nam. Ngoài ra, cũng ghi nhận sự cố gắng nỗ lực của NHNN cũng như hệ thống NHTM trong việc đảm bảo giá trị VNĐ, cũng như kiềm chế lạm phát.
Mặc dù vậy, cũng không thể phủ nhận là trong thời gian qua, giá vàng trong nước biến động theo chiều hướng bất lợi cho các nhà đầu tư, cũng như việc quản lý chưa tốt đối với thị trường vàng, khiến cho nạn đầu cơ và nhập lậu vàng vẫn tiếp diễn. Vấn đề an ninh tiền tệ, mặc dù đã thực hiện khá tốt nhưng khả năng của những vi phạm về vấn đề an ninh tiền tệ vẫn rất cao. Trong bài khóa luận của mình, em đã đưa ra các giải pháp nhằm kiểm soát biến động giá cũng như đảm bảo an ninh tiền tệ với mong muốn thị trường tài chính- tiền tệ của nước ta sẽ hoạt động tốt hơn.
Do những hạn chế về tài liệu tham khảo và kiến thức bản thân, khóa luận này chắc chắn chưa phản ánh được đầy đủ bức tranhc ủa thị trường vàng Việt Nam năm 2010 cũng như các vấn đề về an ninh tiền tệ, còn nhiều nhận xét mang tính chủ quan nhưng rất hi vọng những ý kiến của em có thể đóng góp để góp phần giúp Việt Nam có một thị trường vàng phát triển hơn và vấn đề an ninh tiền tệ được đảm bảo.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT
1. Tiền tệ, ngân hàng- Thị trường tài chính, Mishkin, Nxb - ĐH Kinh tế quốc dân.
2. Nghị định cuả Chính phủ về phòng chống rửa tiền: NĐ số: 74/2005/NĐ- CP
3. Tài liệu: Tiền Việt Nam và cách nhận biết- Cục phát hành kho quỹ- NHNN Việt Nam
4. Điều 29 Luật Ngân hàng Nhà nước; Điều 3 Quyết định 130/2003/QĐ- TTG ngày 30/6/2003 của Thủ tướng chính phủ về quản lý kinh doanh vàng.
5. Thông tư 10/2003/TT-NHNN ngày 6/9/2003 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc hướng dẫn thi hành Nghị Định 174/1999 NĐ- CP
6. Thông tư 22/TT-NHNN ngày 29/20/2010 của Ngân hàng nhà nước Việt Nam quy định về huy động vốn và cho vay vốn bằng vàng
7. Nghị quyết 11/NQ – CP ngày 24/2/2011 của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội.
8. Thông tư số 11/2011/TT – NHNN ngày 29/4/2011 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về việc chấm dứt huy động và cho vay vốn bằng vàng của các tổ chức tín dụng.
9. Tạp chí thị trường tài chính tiền tệ, số 8, ngày 15/4/2011
10. Tạp chí khoa học và đào tạo ngân hàng, số 104 – 105, tháng 1&2/2011
TIẾNG ANH
11. Gold investment digest fourth quarter and full year 2010, January 2011.
12. Gold investment digest first quarter 2011, April 2011
13. Philip Klapwijk Executive Chairman, GFMS Ltd. – Gold survey 2011 – London, 13th April 2011
CÁC WEB THAO KHẢO CHÍNH
1. www.sbv.gov.vn
2. www.vneconomy.com.vn
3. www.worldbank.org.vn
4. www.imf.org
5. www.yahoofinance.com
6. www.goldprice.org
7. www.kitco.com
8. www.sjc.com.vn
9. www.worldgoldcouncil.org
10.
11.
12. www.gold.org
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: CÁC VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ GIÁ VÀNG VÀ AN NINH TIỀN TỆ QUỐC GIA 3
1. Vàng và biến động của giá vàng 3
1.1. Vàng và ý nghĩa của nó đối với nền kinh tế 3
1.1.1. Khái niệm về vàng 3
1.1.2. Đặc điểm của vàng 3
1.1.2.1. Vàng là một loại hàng hoá 3
1.1.2.2. Vàng là một khoản đầu tư 4
1.1.3. Ý nghĩa của vàng đối với nền kinh tế quốc dân 5
1.1.3.1. Vàng là phương tiện lưu trữ giá trị 5
1.1.3.2. Nhu cầu đa dạng hoá nguồn tài sản dự trữ của các NHTW 5
1.2. Giá vàng và các yếu tố gây biến động giá vàng 6
1.2.1. Cơ sở hình thành giá vàng 6
1.2.2. Niêm yết giá vàng 7
1.2.3. Các nhân tố gây biến động giá vàng 8
1.2.3.1. Những nhân tố tác động đến cầu vàng 8
1.2.3.2. Những nhân tố tác động đến cung vàng 12
1.2.3.3. Dự trữ vàng của các nền kinh tế và các quỹ dự trữ vàng lớn 14
2. Vấn đề an ninh tiền tệ 16
2.1. Khái niệm về an ninh tiền tệ 16
2.2. Các vấn đề thuộc phạm vi của an ninh tiền tệ 17
2.2.1. Nạn tiền giả, rửa tiền, cướp tiền và phá hoại đồng tiền quốc gia 17
2.2.1.1. Vấn nạn tiền giả 17
2.2.1.2. Rửa tiền trong an ninh tiền tệ 19
2.2.2 Đảm bảo giá trị đồng tiền 21
2.3. Mối quan hệ giữa biến động giá vàng và an ninh tiền tệ quốc gia 22
2.3.1. Ảnh hưởng của biến động giá vàng đến vấn đề an ninh tiền tệ 22
2.3.2. Ảnh hưởng của an ninh tiền tệ đến biến động giá vàng 23
3. Kinh nghiệm của Trung Quốc đối với vấn đề biến động giá vàng và an ninh tiền tệ quốc gia 23
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ BIẾN ĐỘNG CỦA GIÁ VÀNG NĂM 2010 VÀ VẤN ĐỀ AN NINH TIỀN TỆ TẠI VIỆT NAM 31
1. Thực trạng biến động giá vàng tại Việt Nam năm 2010 31
1.1. Thực trạng giá vàng thế giới trong năm 2010 31
1.1.1. Diến biến giá vàng thế giới trong năm 2010 31
1.1.2. Các nhân tố gây ra biến động giá vàng thế giới trong năm 2010 33
1.1.3. Ảnh hưởng của biến động giá vàng đến nền kinh tế các quốc gia trên thế giới 35
1.1.3.1. Ảnh hưởng tới dự trữ vàng của các quốc gia và các quỹ đầu cơ vàng 35
1.1.3.2. Ảnh hưởng đến các kênh đầu tư khác trong nền kinh tế 37
1.2. Thực trạng giá vàng Việt Nam 2010 38
1.2.1. Diễn biến giá vàng 6 tháng đầu năm và nguyên nhân 38
1.2.1.1. Diễn biến giá vàng 6 tháng đầu năm 2010 38
1.2.1.2. Nguyên nhân 39
1.2.2. Diễn biến giá vàng 6 tháng cuối năm 2010 và nguyên nhân 43
1.2.2.1. Diễn biến giá vàng 6 tháng cuối năm 2010 43
1.2.2.2. Nguyên nhân 45
1.2.3. Ảnh hưởng của biến động giá vàng đến nền kinh tế Việt Nam 47
1.2.3.1. Ảnh hưởng trực tiếp khả năng huy động vốn của khu vực tài chính 47
1.2.3.2. Thị trường ngoại tệ tự do bành trướng 47
1.2.3.3. Nguy cơ lạm phát 48
1.2.3.4. Thâm hụt cán cân thương mại 48
1.3. So sánh biến động giá vàng tại Việt Nam và biến động giá vàng thế giới 48
1.3.1. So sánh biến động 6 tháng đầu năm 49
1.3.2. So sánh biến động 6 tháng cuối năm 49
2. Thực trạng an ninh tiền tệ tại Việt Nam 52
2.1. Vấn nạn tiền giả 52
2.1.1. Thực trạng vấn nạn tiền giả 52
2.2.2. Đánh giá các hoạt động chống tiền giả tại Việt Nam 53
2.2. Rửa tiền tại Việt Nam 56
2.2.1. Thực trạng khả năng xâm phạm của hành vi rửa tiền tại Việt Nam 56
2.2.2 Thực tế hoạt động phòng chống rửa tiền tại Việt Nam 57
2.2.3. Đánh giá hoạt động chống rửa tiền tại Việt Nam 59
2.3. Đảm bảo giá trị đồng tiền 60
2.3.1. Gửi tiết kiệm bằng vàng nhằm đảm bảo giá trị đồng tiền 60
2.3.1.1. Thực tế việc gửi tiết kiệm bằng vàng tại các ngân hàng 60
2.3.1.2. Đánh giá việc gửi tiết kiệm bằng vàng 62
2.3.2. Chính sách lãi suất nhằm đảm bảo giá trị đồng tiền 63
2.3.2.1. Thực trạng chính sách tiền tệ của NHNN 63
2.3.2.2. Tác động của chính sách tiền tệ 67
3. Mối liên quan giữa biến động giá vàng và an ninh tiền tệ 68
3.1. Ảnh hưởng của biến động giá vàng đối với an ninh tiền tệ 68
3.2. Ảnh hưởng của an ninh tiền tệ đối với biến động giá vàng 69
4. Đánh giá thực trạng biến động giá vàng và vấn đề an ninh tiền tệ quốc gia 70
4.1. Những ảnh hưởng bất lợi 70
4.2. Đánh giá các biện pháp đối phó của Nhà nước 71
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT BIẾN ĐỘNG GIÁ VÀNG NHẰM ĐẢM BẢO AN NINH TIỀN TỆ QUỐC GIA 75
1. Dự báo biến động giá vàng và an ninh tiền tệ nửa cuối năm 2011 và năm 2012 75
1.1. Dự báo biến động giá vàng nửa cuối năm 2011 và năm 2012 75
1.1.1 Dự báo các nhân tố ảnh hưởng đến giá vàng thế giới 75
1.2. Dự báo biến động giá vàng tại Việt Nam 78
1.2.1. Phân tích các yếu tố chủ quan 78
1.2.3. Phân tích các yếu tố khách quan 82
1.3. Dự báo về tình hình an ninh tiền tệ nửa cuối năm 2011 và năm 2012 82
1.3.1. Dự báo về vấn nạn tiền giả 82
1.3.2. Dự báo về hoạt động rửa tiền 83
1.3.3. Dự báo về việc đảm bảo giá trị đồng tiền 83
2. Các giải pháp nhằm kiểm soát biến động giá vàng và đảm bảo an ninh tiền tệ 85
2.1. Các giải pháp nhằm kiểm soát biến động giá vàng và phát triển thị trường vàng tại Việt Nam 85
2.1.1. Các giải pháp nhằm kiểm soát biến động giá vàng 85
2.1.2. Phát triển thị trường vàng Việt Nam 88
2.1.2.1. Phát triển thị trường vàng Việt Nam thành thị trường mở liên thông với thị trường thế giới 88
2.1.2.2. Thiết lập sàn vàng chuẩn quốc gia liên thông với thị trường vàng thế giới 88
2.1.3. Ngân hàng Nhà nước chủ động với dự trữ ngoại hối quốc gia để tham gia điều tiết thị trường vàng 91
2.2. Các giải pháp nhằm đảm bảo an ninh tiền tệ 91
2.2.1. Tăng cường các phương thức ngăn chặn tiền giả 91
2.2.1.1. Nâng cao cách nhận biết tiền giả 91
2.2.1.2. Giáo dục tầm quan trọng của tiền thật với mọi người dân 92
2.2.1.3. Hạn chế sử dụng tiền mặt trong thanh toán 92
2.2.2. Hoàn thiện hành lang pháp lý liên quan đến chống rửa tiền 92
2.2.3. Sử dụng hiệu quả các chính sách nhằm đảm bảo giá trị đồng tiền 95
2.2.3.1. Thận trọng khi sử dụng các chính sách tiền tệ 95
2.2.3.2. Sử dụng hữu hiệu công cụ lãi suất 95
2.2.3.3. Xác định tầm ảnh hưởng của thị trường tiền tệ tới các thị trường khác 96
3. Các giải pháp nhằm củng cố tác động qua lại giữa biến động giá vàng và an ninh tiền tệ quốc gia 96
3.1. Xoá bỏ kinh doanh vàng miếng trên thị trường tự do 96
3.2. Thanh toán mua bán vàng bằng chuyển khoản 97
3.3. Quản lý xuất nhập khẩu vàng 98
3.4. Thống kê số lượng vàng cất trữ trong dân 98
KẾT LUẬN 99
TÀI LIỆU THAM KHẢO 101
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: CÁC VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ GIÁ VÀNG VÀ AN NINH TIỀN TỆ QUỐC GIA 3
1. Vàng và biến động của giá vàng 3
1.1. Vàng và ý nghĩa của nó đối với nền kinh tế 3
1.1.1. Khái niệm về vàng 3
1.1.2. Đặc điểm của vàng 3
1.1.2.1. Vàng là một loại hàng hoá 3
1.1.2.2. Vàng là một khoản đầu tư 4
1.1.3. Ý nghĩa của vàng đối với nền kinh tế quốc dân 5
1.1.3.1. Vàng là phương tiện lưu trữ giá trị 5
1.1.3.2. Nhu cầu đa dạng hoá nguồn tài sản dự trữ của các NHTW 5
1.2. Giá vàng và các yếu tố gây biến động giá vàng 6
1.2.1. Cơ sở hình thành giá vàng 6
1.2.2. Niêm yết giá vàng 7
1.2.3. Các nhân tố gây biến động giá vàng 8
1.2.3.1. Những nhân tố tác động đến cầu vàng 8
1.2.3.2. Những nhân tố tác động đến cung vàng 12
1.2.3.3. Dự trữ vàng của các nền kinh tế và các quỹ dự trữ vàng lớn 14
2. Vấn đề an ninh tiền tệ 16
2.1. Khái niệm về an ninh tiền tệ 16
2.2. Các vấn đề thuộc phạm vi của an ninh tiền tệ 17
2.2.1. Nạn tiền giả, rửa tiền, cướp tiền và phá hoại đồng tiền quốc gia 17
2.2.1.1. Vấn nạn tiền giả 17
2.2.1.2. Rửa tiền trong an ninh tiền tệ 19
2.2.2 Đảm bảo giá trị đồng tiền 21
2.3. Mối quan hệ giữa biến động giá vàng và an ninh tiền tệ quốc gia 22
2.3.1. Ảnh hưởng của biến động giá vàng đến vấn đề an ninh tiền tệ 22
2.3.2. Ảnh hưởng của an ninh tiền tệ đến biến động giá vàng 23
3. Kinh nghiệm của Trung Quốc đối với vấn đề biến động giá vàng và an ninh tiền tệ quốc gia 23
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ BIẾN ĐỘNG CỦA GIÁ VÀNG NĂM 2010 VÀ VẤN ĐỀ AN NINH TIỀN TỆ TẠI VIỆT NAM 31
1. Thực trạng biến động giá vàng tại Việt Nam năm 2010 31
1.1. Thực trạng giá vàng thế giới trong năm 2010 31
1.1.1. Diến biến giá vàng thế giới trong năm 2010 31
1.1.2. Các nhân tố gây ra biến động giá vàng thế giới trong năm 2010 33
1.1.3. Ảnh hưởng của biến động giá vàng đến nền kinh tế các quốc gia trên thế giới 35
1.1.3.1. Ảnh hưởng tới dự trữ vàng của các quốc gia và các quỹ đầu cơ vàng 35
1.1.3.2. Ảnh hưởng đến các kênh đầu tư khác trong nền kinh tế 37
1.2. Thực trạng giá vàng Việt Nam 2010 38
1.2.1. Diễn biến giá vàng 6 tháng đầu năm và nguyên nhân 38
1.2.1.1. Diễn biến giá vàng 6 tháng đầu năm 2010 38
1.2.1.2. Nguyên nhân 39
1.2.2. Diễn biến giá vàng 6 tháng cuối năm 2010 và nguyên nhân 43
1.2.2.1. Diễn biến giá vàng 6 tháng cuối năm 2010 43
1.2.2.2. Nguyên nhân 45
1.2.3. Ảnh hưởng của biến động giá vàng đến nền kinh tế Việt Nam 47
1.2.3.1. Ảnh hưởng trực tiếp khả năng huy động vốn của khu vực tài chính 47
1.2.3.2. Thị trường ngoại tệ tự do bành trướng 47
1.2.3.3. Nguy cơ lạm phát 48
1.2.3.4. Thâm hụt cán cân thương mại 48
1.3. So sánh biến động giá vàng tại Việt Nam và biến động giá vàng thế giới 48
1.3.1. So sánh biến động 6 tháng đầu năm 49
1.3.2. So sánh biến động 6 tháng cuối năm 49
2. Thực trạng an ninh tiền tệ tại Việt Nam 52
2.1. Vấn nạn tiền giả 52
2.1.1. Thực trạng vấn nạn tiền giả 52
2.2.2. Đánh giá các hoạt động chống tiền giả tại Việt Nam 53
2.2. Rửa tiền tại Việt Nam 56
2.2.1. Thực trạng khả năng xâm phạm của hành vi rửa tiền tại Việt Nam 56
2.2.2 Thực tế hoạt động phòng chống rửa tiền tại Việt Nam 57
2.2.3. Đánh giá hoạt động chống rửa tiền tại Việt Nam 59
2.3. Đảm bảo giá trị đồng tiền 60
2.3.1. Gửi tiết kiệm bằng vàng nhằm đảm bảo giá trị đồng tiền 60
2.3.1.1. Thực tế việc gửi tiết kiệm bằng vàng tại các ngân hàng 60
2.3.1.2. Đánh giá việc gửi tiết kiệm bằng vàng 62
2.3.2. Chính sách lãi suất nhằm đảm bảo giá trị đồng tiền 63
2.3.2.1. Thực trạng chính sách tiền tệ của NHNN 63
2.3.2.2. Tác động của chính sách tiền tệ 67
3. Mối liên quan giữa biến động giá vàng và an ninh tiền tệ 68
3.1. Ảnh hưởng của biến động giá vàng đối với an ninh tiền tệ 68
3.2. Ảnh hưởng của an ninh tiền tệ đối với biến động giá vàng 69
4. Đánh giá thực trạng biến động giá vàng và vấn đề an ninh tiền tệ quốc gia 70
4.1. Những ảnh hưởng bất lợi 70
4.2. Đánh giá các biện pháp đối phó của Nhà nước 71
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT BIẾN ĐỘNG GIÁ VÀNG NHẰM ĐẢM BẢO AN NINH TIỀN TỆ QUỐC GIA 75
1. Dự báo biến động giá vàng và an ninh tiền tệ nửa cuối năm 2011 và năm 2012 75
1.1. Dự báo biến động giá vàng nửa cuối năm 2011 và năm 2012 75
1.1.1 Dự báo các nhân tố ảnh hưởng đến giá vàng thế giới 75
1.2. Dự báo biến động giá vàng tại Việt Nam 78
1.2.1. Phân tích các yếu tố chủ quan 78
1.2.3. Phân tích các yếu tố khách quan 82
1.3. Dự báo về tình hình an ninh tiền tệ nửa cuối năm 2011 và năm 2012 82
1.3.1. Dự báo về vấn nạn tiền giả 82
1.3.2. Dự báo về hoạt động rửa tiền 83
1.3.3. Dự báo về việc đảm bảo giá trị đồng tiền 83
2. Các giải pháp nhằm kiểm soát biến động giá vàng và đảm bảo an ninh tiền tệ 85
2.1. Các giải pháp nhằm kiểm soát biến động giá vàng và phát triển thị trường vàng tại Việt Nam 85
2.1.1. Các giải pháp nhằm kiểm soát biến động giá vàng 85
2.1.2. Phát triển thị trường vàng Việt Nam 88
2.1.2.1. Phát triển thị trường vàng Việt Nam thành thị trường mở liên thông với thị trường thế giới 88
2.1.2.2. Thiết lập sàn vàng chuẩn quốc gia liên thông với thị trường vàng thế giới 88
2.1.3. Ngân hàng Nhà nước chủ động với dự trữ ngoại hối quốc gia để tham gia điều tiết thị trường vàng 91
2.2. Các giải pháp nhằm đảm bảo an ninh tiền tệ 91
2.2.1. Tăng cường các phương thức ngăn chặn tiền giả 91
2.2.1.1. Nâng cao cách nhận biết tiền giả 91
2.2.1.2. Giáo dục tầm quan trọng của tiền thật với mọi người dân 92
2.2.1.3. Hạn chế sử dụng tiền mặt trong thanh toán 92
2.2.2. Hoàn thiện hành lang pháp lý liên quan đến chống rửa tiền 92
2.2.3. Sử dụng hiệu quả các chính sách nhằm đảm bảo giá trị đồng tiền 95
2.2.3.1. Thận trọng khi sử dụng các chính sách tiền tệ 95
2.2.3.2. Sử dụng hữu hiệu công cụ lãi suất 95
2.2.3.3. Xác định tầm ảnh hưởng của thị trường tiền tệ tới các thị trường khác 96
3. Các giải pháp nhằm củng cố tác động qua lại giữa biến động giá vàng và an ninh tiền tệ quốc gia 96
3.1. Xoá bỏ kinh doanh vàng miếng trên thị trường tự do 96
3.2. Thanh toán mua bán vàng bằng chuyển khoản 97
3.3. Quản lý xuất nhập khẩu vàng 98
3.4. Thống kê số lượng vàng cất trữ trong dân 98
KẾT LUẬN 99
TÀI LIỆU THAM KHẢO 101
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Biến động giá vàng tại Việt Nam năm 2010 và vấn đề an ninh tiền tệ quốc gia.doc