Đề tài Biện pháp nâng cao hình ảnh khoa quản trị kinh doanh trường Đại học Sài Gòn

Việc xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu cho khoa cần được chú trọng. Khoa nên xây dựng một kế hoạch chi tiết căn cứ trên bản sắc và định hướng phát triển của khoa. Việc tổ chức một cuộc thi thiết kế hệ thống nhận diện thương hiệu cho khoa dành cho sinh viên cũng là cách góp phần tuyên truyền rộng rãi hình ảnh của khoa đến những đối tượng có liên quan. Các thành phần của hệ thống nhận diện thương hiệu bao gồm tên, logo, slogan, font chữ, màu sắc, đồng phục, các tài liệu nhận diện khác Cụ thể đối với trường hợp của khoa QTKD SGU là một đơn vị trực thuộc trường cần lựa chọn một số thành phần hệ thống nhận diện thương hiệu của trường để kế thừa nhưng đồng thời cũng phải tạo ra một số thành phần thương hiệu khác tạo nét đặc trưng riêng để phân biệt với các ngành đào tạo khác trong trường chẳng hạn như đồng phục giảng viên, đồng phục sinh viên, câu slogan (khẩu hiệu) để thể hiện tinh thần đặc trưng của khoa QTKD SGU, đây cũng là nội dung nhận được nhiều ý kiến đồng tình của sinh viên.

pdf82 trang | Chia sẻ: builinh123 | Lượt xem: 1076 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Biện pháp nâng cao hình ảnh khoa quản trị kinh doanh trường Đại học Sài Gòn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t và học tập làm cho sinh viên đặt ra kỳ vọng quá cao trước khi bước vào học tập và sinh hoạt ở khoa. Tuy nhiên, đến khi học tập và sinh hoạt tại khoa thì họ mới có được Trang 54 BIỆN PHÁP NÂNG CAO HÌNH ẢNH KHOA QTKD SGU cái nhìn chân thực và đầy đủ về khoa QTKD, điều này cũng thể hiện qua biểu đồ Hình 4-11 và Hình 4-12 đã được phân tích trong phần kết quả nghiên cứu. Đối với câu hỏi về hình ảnh tích cực số lượng SV cho rằng được hình thành chủ yếu từ các kênh như nhận định của bản thân (33>24), truyền miệng (39>23) và đặc biệt là thông tin truyền thông (104>69) cao hơn khi được hỏi kênh nào hình thành nên hình ảnh rõ ràng về khoa QTKD SGU, xem thêm Bảng 4-3 và Bảng 4-4. Hơn thế nữa sinh viên khi được hỏi cũng cho rằng chương trình học nên thực tiễn hơn, chuyên sâu hơn, giảng viên nên giảng dạy thực tiễn hơn, tránh nói lý thuyết quá nhiều. Tuy nhiên, khi tìm hiểu thêm thì nhận thấy rằng một số sinh viên chưa đi làm nên khi giảng viên chia sẽ kinh nghiệm, và các bài học trong thực tế thì cho là lý thuyết, vì chỉ nói mà không làm. Một số sinh viên khác thì có đi làm thêm nhưng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau do đó khi giảng viên chỉ trình bày tổng quát hay các ví dụ khác không liên quan đến lĩnh vực sinh viên đang làm thêm, họ cũng cho rằng chưa thực tế. Có thể thấy rằng chương trình học của khoa được thiết kế có tính cân đối giữa việc giới thiệu các lý thuyết và ứng dụng của lý thuyết đó trong thực tế, mặc dù vậy vẫn còn hạn chế các buổi đi kiến tập để sinh viên tiếp cận thực tế, hoặc có phần thực hành có liên quan để sinh viên cảm thấy được ứng dụng, được xem các lý thuyết ứng dụng như thế nào trong thực tế. Chương trình giảng dạy các môn học cũng đã được thiết kế phù hợp với tính chất của ngành quản trị kinh doanh tổng hợp sao cho có thể ứng dụng trong nhiều lĩnh vực mà không tập trung vào một lĩnh vực cụ thể nào vì không đảm bảo rằng toàn bộ sinh viên tốt nghiệp đều làm trong lĩnh vực đó. Ví dụ có thể sinh viên đang làm nhân viên bán hàng (bán thời gian) cho một công ty kinh doanh bất động sản, có thể đòi hỏi toàn bộ các môn học trong chương trình phải giảng dạy những vấn đề liên quan đến bất động sản, nhưng không phải toàn bộ sinh viên của khoa khi tốt nghiệp đều làm trong lĩnh vực này mà có thể làm nhân viên bán hàng cho một ngân hàng, hay các mặt hàng tiêu dùng. Theo Dương (2005, trang 101-102) “sự thỏa mãn của khách hàng là mức độ của trạng thái cảm giác của một người phát xuất từ việc so sánh kết quả thu được từ sản phẩm với các kỳ vọng”. Như vậy mức độ thỏa mãn là hàm số của sự khác biệt giữa “kết quả nhận được và các kỳ vọng”. Như vậy để tăng sự thỏa mãn của sinh viên, một (1) là có thể gia tăng kết quả mà sinh viên đạt được so với kỳ vọng mà họ đặt ra, hai (2) là điều chỉnh lại kỳ vọng của sinh viên cho phù hợp. Để gia tăng kết quả mà sinh viên đạt được điều này đòi hỏi khoa QTKD SGU phải tiếp tục phát triển hơn nữa, và nếu căn cứ theo những đánh giá của sinh viên về mức độ quan trọng của các yếu tố thì đầu tiên cần phải đẩy mạnh phát triển đội ngũ nhân sự của khoa, chẳng hạn như cần có các giảng viên nhiệt tình, am hiểu chuyên môn, và có khả năng truyền đạt tốt. Một số sinh viên đề nghị Trang 55 BIỆN PHÁP NÂNG CAO HÌNH ẢNH KHOA QTKD SGU giảng viên nên có thời gian tiếp xúc với sinh viên nhiều hơn ngoài giờ học, còn về nhân viên (phụ trách bộ phận văn phòng) sinh viên cho rằng cần nhiệt tình và thân thiện hơn, có quy trình giải quyết giấy tờ hồ sơ nhanh chóng. Một số sinh viên góp ý nên có kênh thông tin để sinh viên có thể gửi các ý kiến phản hồi, góp ý cho khoa một cách tế nhị và kín đáo. Thứ hai là phát triển chương trình học theo hướng chuyên sâu và thực tiễn hơn. Thứ ba là đáp ứng các kỳ vọng của sinh viên tốt hơn. Thứ tư là sinh viên có tác phong đúng đắn, tích cực hơn, và theo một số góp ý thì các chương trình hay các buổi sinh hoạt nên bắt buộc tất cả các sinh viên phải tham gia, vì chính các sinh viên đã nhận định rằng một bộ phận sinh viên có tác phong chưa đúng đắn, hời hợt với các hoạt động tập thể và buổi sinh hoạt của khoa gây mất đoàn kết, chia rẽ. Ngoài ra một số sinh viên cũng đề xuất nên có đồng phục để tạo một nét văn hóa văn minh và lịch sự cho các sinh viên trong khoa thực hiện theo. Thứ năm phải tạo một môi trường học tập và sinh hoạt tốt, cụ thể một số sinh viên góp ý nên thành lập các CLB khác nhau (anh văn, văn nghệ, thể thao, kiến thức,..) tạo sân chơi lành mạnh và bổ ích cho sinh viên, ngoài ra nên có các buổi giao lưu, chương trình ngoại khóa, các hoạt động đoàn, hội cũng cần đẩy mạnh và thông tin liên lạc tốt hơn cho sinh viên, vì hiện này nhiều sinh viên cho rằng thông tin thường bị ách tắc và chậm trễ dẫn đến một số sinh viên bị mất quyền lợi. Khi phỏng vấn một số sinh viên về vấn đề này thì lý do chủ yếu là hiện nay chương trình học theo dạng tín chỉ, các sinh viên đăng ký học khác nhau về thời khóa biểu do đó khó có thể gặp nhau để thông báo hay trao đổi thông tin. Thứ sáu, sinh viên cảm thấy chi phí sinh hoạt tại trường là hợp lý, tuy nhiên về học phí thì có nhiều ý kiến trái chiều nhau từ phía sinh viên, một số cho rằng học phí rẻ và hợp lý, một số khác cho rằng học phí của trường cao, qua tìm hiểu nhóm nghiên cứu nhận ra rằng các sinh viên cho rằng học phí của trường cao là các sinh viên chưa tìm hiểu nhiều về học phí của các trường khác, một số khác dù đã biết vẫn muốn có mức học phí rẻ hơn. Ngoài ra với kết quả khảo sát định lượng cho thấy với phát biểu về học phí có một sinh viên thuộc khu vực thành phố trung ương (Hà Nội, Hồ Chí Minh, ) chọn mức hoàn toàn phản đối, ở mức phản đối có 13 sinh viên, như vậy có 14 sinh viên không cho rằng học phí của trường rẻ, trong khi đó nhóm sinh viên thuộc khu vực 2 (các thành phố khác không thuộc trung ương) có 28 sinh viên không nghĩ rằng học phí của trường rẻ, tương tự như vậy cũng có 28 sinh viên thuộc khu vực khác ngoài các thành phố cũng cho rằng học phí của trưởng Trang 56 BIỆN PHÁP NÂNG CAO HÌNH ẢNH KHOA QTKD SGU không rẻ. Như vậy có thể thấy sự chênh lệch nhận thức về mức học phí của trường giữa các vùng khác nhau, có thể do mức sinh hoạt hay mức sống ở Thành phố Hồ Chí Minh cao hơn các vùng khác dẫn đến việc cho rằng học phí của trường cao. Thứ bảy về cơ sở vật chất sinh viên muốn có nhiều tiện nghi hơn phục vụ cho việc học tập và sinh hoạt tại trường, chẳng hạn sinh viên muốn có nhiều tài liệu liên quan đến chuyên ngành QTKD để tìm hiểu và nghiên cứu thêm, ngoài ra thư viện của trường nằm ở cơ sở chính, An Dương Vương, quận 5, trong khi khoa QTKD thuộc cơ sở 1 nằm ở quận 3, phần lớn sinh viên khoa QTKD lại sinh hoạt và học tập ở cơ sở 1 nên việc tiếp cận nguồn tài liệu để đọc thêm và nghiên cứu cũng hạn chế, đây là nhu cầu thiết thực và cấp thiết vì ảnh hưởng để việc nghiên cứu, tự học và phát triển bản thân của sinh viên. Hơn thế nữa các hoạt động học tập theo phương pháp mới, gắn với thực tiễn đòi hỏi việc tiếp cận với Internet, để cập nhật thông tin, hay một số môn học đòi hỏi các sinh viên phải truy cập internet ngay trên lớp để phục vụ cho các hoạt động và bài tập tại chỗ cũng gặp nhiều khó khăn do hệ thống wifi của trường yếu và được bảo mật, một số khu vực có wifi miễn phí thì chập chờn không thể truy cập được. Qua khảo sát và phỏng vấn nhiều sinh viên cho rằng việc đăng ký môn học hiện nay đang làm cho sinh viên rất mệt mỏi và bực bội, vì hệ thống đăng ký thường bị quá tải và một số vấn đề gây ra do lỗi hệ thống mạng. Một nhu cầu khác cũng được nhiều sinh viên đề cập đến trong phần góp ý là cần có nơi để học nhóm hay sinh hoạt hoặc nơi để nghỉ ngơi vì đặc thù của SGU học liên tục 3 ca từ 7 giờ sáng đến 9 giờ tối, chỉ có 30 phút nghỉ giữa các ca học nên sinh viên cần có nơi để tranh thủ nghỉ ngơi ngay tại trường để bắt đầu vào tiết học mới một cách hiệu quả. Thứ tám là các yếu tố khác thuộc phía nhà trường như tầm ảnh hưởng và uy tín của trường giúp cho các sinh viên tự tin khi giao tiếp trong xã hội hay tự tin với tấm bằng được trường cấp khi xin việc. Để điều chỉnh kỳ vọng của sinh viên khi vào học tại trường là điều không khó, vì vào mỗi đầu năm học trường ĐHSG đều có những buổi giới thiệu định hướng dành cho tân sinh viên nhằm giúp sinh viên làm quen với môi trường học tập và sinh hoạt tại trường, đây là dịp tốt để có thể điều chỉnh các kỳ vọng của sinh viên cho phù hợp và đúng với thực tế. Đối với các trường đại học ở Úc thì sinh viên có một tuần đầu tiên để làm quen với môi trường học tập ở đại học thông qua các buổi định hướng (orientation week). Thông qua những buổi này sinh viên được định hướng, hướng dẫn đào tạo để làm quen với môi trường học tập và sinh hoạt tại trường, sinh viên cũng được chuẩn bị đầy đủ về kỹ năng học tập, về thái độ và tác phong khi sinh hoạt tại trường, nhận thức về ngành Trang 57 BIỆN PHÁP NÂNG CAO HÌNH ẢNH KHOA QTKD SGU học và định hướng nghề nghiệp trong tương lai, thậm chí được trang bị các kiến thức khác nhau khi gặp các sự cố hay cách thức để giải quyết các nan đề của cá nhân. Trong khi hiện tại khoa chỉ có một buổi để giới thiệu về trường và khoa, với thời gian như vậy không đủ cho sinh viên kịp làm quen và tiếp thu. Tuần định hướng (orientation week) thực sự là một ví dụ tốt để khoa QTKD SGU có thể học tập và tổ chức các buổi định hướng cho sinh viên mới đến nhập học tại trường một cách bài bản và hiệu quả. Theo Mars, Gajos & Pinar (2011) cho rằng hình ảnh thương hiệu của trường đại học đóng một vai trò quan trọng trong việc ảnh hưởng đến thái độ và hành vi các nhóm công chúng đối với trường. Mặt khác nghiên cứu của Paramenwaran & Glowacka (1995) cũng cho rằng các trường đại học nên xây dựng và phát triển hình ảnh thương hiệu của mình để tạo được lợi thế cạnh tranh trong môi trường toàn cầu hóa như hiện nay, bởi lẽ điều đó tác động mạnh đến sinh viên và khiến họ đăng ký vào học tại trường có hình ảnh phù hợp với những mong đợi của họ nhất. Nghiên cứu của Mazzarol (1998) chỉ ra các nhân tố như “hình ảnh và nguồn lực” và “các liên minh liên kết” là những dấu hiệu để dự báo cho sự thành công của một trường đại học. Với sự phát triển uy tín của thương hiệu SGU thì ngành QTKD thuộc trường cũng sẽ được hưởng lợi từ sự phát triển đó, điều này cũng đã được thể hiện trong nghiên cứu này, qua phân tích hồi qui cho thấy nhóm yếu tố thứ hai tác động đến hình ảnh tích cực của khoa QTKD SGU là các yếu tố gián tiếp, mà cụ thể ở đây là những ảnh hưởng của SGU đến hình ảnh về khoa QTKD SGU trong tâm trí của sinh viên. Như đã đề cập trong phần kết quả nghiên cứu cho thấy việc trường Đại học Sài Gòn có mối quan hệ mật thiết với Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh làm cho sinh viên tin tưởng vào ngành học của trường là bảo đảm có uy tín, được nhiều người biết và có thể dễ dàng tìm được việc làm. Ngoài ra với sự phát triển và uy tín của thương hiệu SGU đã thu hút nhiều sinh viên đăng ký dự tuyển và học tập, cũng chính điều này đã làm cho các sinh viên hãnh diện và tự tin nơi ngôi trường mình đang học tập. Hiện nay trường đã thiết lập được một số mối quan hệ quốc tế, liên kết đào tạo, và thường xuyên tổ chức những chương trình, hội thảo và sự kiện tại trường đã góp phần từng bước xây dựng danh tiếng cho trường. Một số đề xuất để tiếp tục xây dựng danh tiếng của trường và khoa QTKD SGU theo hướng giúp xây dựng hình ảnh tốt trong tâm trí của sinh viên.  Với lợi thế là trường trực thuộc Ủy ban nhân dân thành phố, trường Đại học Sài Gòn có thể đẩy mạnh hơn nữa việc thực hiện liên kết đào tạo nguồn nhân lực cho các tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Ví dụ như, hiện nay trường Đại học Sài Gòn Trang 58 BIỆN PHÁP NÂNG CAO HÌNH ẢNH KHOA QTKD SGU đang đào tạo giáo viên cho các cấp lớp khác nhau của thành phố. Nếu mô hình này được nhân rộng qua các ngành học khác, với các tổ chức, doanh nghiệp khác thì sinh viên sẽ có được sự đảm bảo chắc chắn hơn về cơ hội nghề nghiệp sau khi ra trường. Việc sinh viên được đảm bảo việc làm tại thành phố Hồ Chí Minh, một trong những trung tâm kinh tế chính trị hàng đầu của cả nước là yếu tố quan trọng để thỏa mãn các kỳ vọng của người học, đồng thời xây dựng một hình ảnh tích cực hơn về trường Đại học Sài Gòn, trong đó có khoa QTKD. Đây có thể được xem như là một lợi thế cạnh tranh mà các trường đại học khác không thể có được.  Tăng cường tạo mối quan hệ và liên kết với các doanh nghiệp, hội nghề nghiệp để giúp sinh viên có chỗ thực tập, hoặc xin việc làm (bán thời gian, và việc làm toàn thời gian sau khi tốt nghiệp), tổ chức giao lưu chia sẻ kinh nghiệm và khuyến khích sinh viên tham gia.  Bên cạnh đó, trường có thể nhận một số dự án nghiên cứu của thành phố và tạo điều kiện để các sinh viên có khả năng cùng tham gia nghiên cứu với giảng viên.  Đẩy mạnh xúc tiến quan hệ quốc tế, liên kết với các trường đại học có uy tín trong khu vực và trên thế giới. Điều này có thể đem lại những lợi ích rõ ràng trước mắt như khả năng học hỏi kinh nghiệm phát triển môi trường học tập theo chuẩn quốc tế, tăng cường cơ hội trao đổi văn hóa cho sinh viên, đồng thời cũng đem lại những lợi ích tiềm năng nếu duy trì và phát triển tốt các mối quan hệ này. Ví dụ như, việc cấp một số học bổng của chương trình liên kết cho sinh viên tài năng tại trường không những có thể nâng cao chất lượng học tập, giảng dạy mà còn là nền tảng cho việc xây dựng và phát triển các chương trình đào tạo về lâu dài.  Chú trọng hơn nữa việc duy trì mối quan hệ với các cựu sinh viên hỗ trợ giúp họ tiếp tục được phát triển bản thân và nghề nghiệp, mặt khác chính các cựu sinh viên này cũng sẽ quay trở lại để góp phần giúp đỡ cho trường, và các thế hệ sinh viên sau. Trước mắt, khoa có thể đảm nhiệm thêm chức năng này, về lâu dài, tùy theo mức độ phát triển mà có thể giao cho một phòng ban chuyên trách thực hiện.  Khoa và Trường cũng cần đẩy mạnh các hoạt động xã hội khác để tạo cơ hội cho sinh viên được rèn luyện và trải nghiệm, đồng thời góp phần xây dựng và phát triển thương hiệu cho trường.  Tiếp tục tổ chức một số hội thảo chuyên đề hoặc các sân chơi khác nhau liên quan đến lĩnh vực kinh tế. Trang 59 BIỆN PHÁP NÂNG CAO HÌNH ẢNH KHOA QTKD SGU Cuối cùng là nhóm yếu tố về nhân sự của khoa, thực ra ban đầu nhóm yếu tố này có đo lường về giảng viên tuy nhiên qua quá trình phân tích EFA các biến đo lường về giảng viên đều bị loại ra, có thể do một số nguyên nhân như về kỹ thuật đặt câu hỏi chưa tốt dẫn đến các biến này chưa đồng nhất và bị loại ra khỏi mô hình, nguyên nhân thứ hai có thể các giảng viên chưa có một nét đặc trưng riêng đặc sắc giúp xây dựng hình ảnh đẹp cho khoa, nguyên nhân thứ ba có thể do sinh viên cho rằng giảng viên tốt có chất lượng là việc đương nhiên vì đã học trường đại học thì các giảng viên phải chất lượng và giảng dạy tốt, tuy nhiên khi xem xét đánh giá các biến về giảng viên (Bảng 4-1) như đã phân tích trong phần kết quả nghiên cứu cũng cho thấy giá trị trung bình cao, độ lệch chuẩn thấp, chứng tỏ sinh viên hiểu rất tốt về các phát biểu này, do đó nguyên nhân về kỹ thuật đặt câu hỏi chưa tốt là không hợp lý, ngoài ra theo khảo sát và phỏng vấn nhóm chuyên sâu thì sinh viên cũng rất quan tâm đến yếu tố về giảng viên (Bảng 4-2), thậm chí theo kết quả khảo sát sinh viên còn cho rằng đây là yếu tố quan trọng nhất trong việc ảnh hưởng đến đánh giá của họ về hình ảnh của khoa QTKD SGU, như vậy nguyên nhân thứ ba cũng bị loại bỏ chỉ có khả năng là giảng viên khoa QTKD SGU chưa có nét đặc trưng riêng và thống nhất cho tất cả các giảng viên tạo nên văn hóa riêng cho các giảng viên, để sinh viên dễ hình dung về khoa QTKD SGU ở khía cạnh giảng viên. Các yếu tố còn lại trong nhóm biến đo lường về nhân sự cho thấy rằng nhân viên của khoa có ảnh hưởng đến hình ảnh tích cực của khoa QKTD SGU, vì sinh viên thường đến văn phòng khoa khi có vấn đề cần giải quyết, về lý thuyết khi khách hàng gặp trục trặc thì khâu giải quyết vấn đề cho khách hàng ảnh hưởng rất lớn đến sự thỏa mãn của họ và những nhận định và đánh giá của họ về thương hiệu, cũng tương tự như vậy, việc các nhân viên tiếp xúc và giải quyết các vấn đề cho sinh viên một cách khéo léo rất quan trọng. Kết quả cho thấy các nhân viên khoa cũng đã làm rất tốt, vì có chưa đến 16% số sinh viên phản ứng tiêu cực với các phát biểu A20, 21, 22. Tuy nhiên cũng cần phải tiếp tục phát huy hơn nữa để giảm con số này xuống mức càng thấp càng tốt. Có một vấn đề cần bàn thêm đó là hiện nay một số sinh viên khi đến với khoa có thái độ cư xử thiếu lễ độ, lịch sự và văn minh, ngoài ra trong một số tình huống sinh viên không chịu lắng nghe, và cập nhật thông tin trên bảng tin của khoa và trường, dẫn đến việc thực hiện sai các thủ tục và quy định của khoa và trường, sau đó lại tìm đến văn phòng khoa để giải quyết, khắc phục hậu quả, trong khi đó mỗi ngày nhân viên khoa phải giải quyết rất nhiều vấn đề lớn nhỏ khác nhau nên dễ dẫn đến việc nhân viên khoa có thể tỏ ra khó chịu với sinh viên. Để giải quyết vấn đề này có hai hướng tác động để thay đổi, hướng thứ nhất là từ phía khoa nên có một quy trình giải quyết các vấn đề thường gặp của sinh viên, và phải được dán ở nơi dễ thấy để sinh viên có thể xem và làm theo, hoặc thiết kế Trang 60 BIỆN PHÁP NÂNG CAO HÌNH ẢNH KHOA QTKD SGU bảng hướng dẫn khi sinh viên đến giải quyết một số vấn đề khác, chẳng hạn như xếp hàng để vào gặp nhân viên giải quyết, vì hiện nay các sinh viên thường vào cùng một lúc dẫn đến việc hỗn loạn và tạo áp lực cho nhân viên khi giải quyết vấn đề. Hướng thứ hai là tác động đến sinh viên, đầu tiên tiên là xây dựng ý thức nơi sinh viên, có thể thực hiện thông qua các buổi giới thiệu về khoa khi sinh viên mới nhập học, trong các buổi họp giao lưu giữa khoa và sinh viên, cũng có thể thông qua các tài liệu chuyển đến sinh viên như sổ tay sinh viên, thậm chí có thể tổ chức các cuộc thi xây dựng ý thức của sinh viên nơi môi trường đại học. Ngoài ra có thể đưa thái độ và tác phong nơi môi trường đại học vào như là một nội dung đánh giá rèn luyện của sinh viên để ràng buộc sinh viên phải cư xử đúng mực, vì mục tiêu của ngành giáo dục đào tạo ngoài kiến thức, kỹ năng còn phải đào tạo về thái độ và đạo đức cho người học. Qua nghiên cứu này có thể thấy được hình ảnh của khoa QTKD SGU trong tâm trí của sinh viên hiện nay như thế nào, đây sẽ là cơ sở giúp khoa lựa chọn và định vị hình ảnh của khoa trong giai đoạn sắp tới, từ đó một vấn đề cấp thiết được đặt ra cho khoa là phải thiết lập được một bản sắc riêng và hệ thống nhận diện thương hiệu cho khoa. Cũng theo Neumeier (2010) bí quyết của một thương hiệu mạnh là nó hiện diện xuyên suốt toàn công ty, không chỉ trong một bộ phận nào đó. Xây dựng thương hiệu là cả một quá trình, chứ không phải là một công việc có thể thực hiện trong một sớm một chiều, nó có thể được xây dựng, bồi đắp, truyền đạt, kế thừa, tái tạo và trau dồi qua thời gian. Để tạo được một bản sắc riêng cho khoa cần hoạch định rõ ràng, hợp lý và thực hiện một cách nghiêm chỉnh để có thể tạo được hiệu quả tốt. Khoa có thể dựa trên những gợi ý của đề tài nghiên cứu để tác động đến những nhân tố ảnh hưởng lên hình ảnh của khoa nhằm tạo nên một bản sắc riêng, khác biệt lại vừa có tính kế thừa trong tương lai. Trong những dịp tiếp cận với cựu sinh viên đã ra trường, nhóm nghiên cứu cũng nhận được một số ý kiến phản hồi như, sinh viên của khoa khi ra trường đa số cảm thấy tự tin. Một trong những lý do đó là sinh viên có thời gian rèn luyện với những yêu cầu khắt khe với các tiêu chí đánh giá liên quan đến kỹ năng nói trước đám đông khi học môn Nói trước công chúng. Do đó sinh viên có thể tự tin khi đi xin việc hay thể hiện năng lực trước các nhà tuyển dụng, thậm chí thuyết phục các đối tác hay ban giám đốc trong các buổi thuyết trình. Một lý do khác chính là xu hướng khuyến khích sinh viên sớm tiếp cận với thực tế (thông qua việc làm bán thời gian) để tích lũy kinh nghiệm cũng giúp cho sinh viên tự tin hơn khi đi xin việc. Như vậy có thể xem như đây là những nét riêng mà chỉ có khoa QTKD SGU có so với ngành học QTKD của các trường đại học và cao đẳng khác. Hơn thế nữa việc xây dựng văn hóa cho đội ngũ nhân sự của khoa là rất quan trọng vì điều này có thể tạo được sức lan tỏa đển sinh Trang 61 BIỆN PHÁP NÂNG CAO HÌNH ẢNH KHOA QTKD SGU viên và giúp cho sinh viên có thể cảm nhận được bản sắc của khoa một cách rõ ràng. Qua khảo sát cho thấy các liên tưởng được nhắc đến nhiều là “năng động” (121 lần), “nhiệt tình” (53 lần), “sáng tạo” (49 lần), “thân thiện” (45 lần) và “tự tin” (33 lần) (xem thêm Hình 4-10) sẽ gợi ý giúp khoa cân nhắc nên tập trung vào liên tưởng nào từ đó định hướng xây dựng văn hóa của khoa thể hiện được tinh thần của các liên tưởng mà khoa lựa chọn. Chẳng hạn để thể hiện bản sắc của khoa là năng động, có thể định hướng cho giảng viên thiết kế bài giảng sao cho mới mẻ, kích thích tính năng động của sinh viên, chủ động tổ chức các chương trình khác nhau để tạo cơ hội cho sinh viên thể hiện sự năng động của mình, v.v Việc xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu cho khoa cần được chú trọng. Khoa nên xây dựng một kế hoạch chi tiết căn cứ trên bản sắc và định hướng phát triển của khoa. Việc tổ chức một cuộc thi thiết kế hệ thống nhận diện thương hiệu cho khoa dành cho sinh viên cũng là cách góp phần tuyên truyền rộng rãi hình ảnh của khoa đến những đối tượng có liên quan. Các thành phần của hệ thống nhận diện thương hiệu bao gồm tên, logo, slogan, font chữ, màu sắc, đồng phục, các tài liệu nhận diện khácCụ thể đối với trường hợp của khoa QTKD SGU là một đơn vị trực thuộc trường cần lựa chọn một số thành phần hệ thống nhận diện thương hiệu của trường để kế thừa nhưng đồng thời cũng phải tạo ra một số thành phần thương hiệu khác tạo nét đặc trưng riêng để phân biệt với các ngành đào tạo khác trong trường chẳng hạn như đồng phục giảng viên, đồng phục sinh viên, câu slogan (khẩu hiệu) để thể hiện tinh thần đặc trưng của khoa QTKD SGU, đây cũng là nội dung nhận được nhiều ý kiến đồng tình của sinh viên. Công tác truyền thông trong xây dựng thương hiệu đóng vai trò rất quan trọng do đó cần có một kế hoạch cụ thể và định hướng dài hạn để từng bước điều chỉnh những đánh giá và suy nghĩ của sinh viên theo hướng mà khoa QTKD SGU mong muốn. Ngoài ra theo Nandan (2005) cho biết việc truyền đi một thông điệp rõ ràng theo đúng tinh thần của tổ chức là rất cần thiết vì nó góp phần giúp khách hàng hiểu rõ và đánh giá đúng về tổ chức theo cách mà tổ chức muốn. Cuối cùng là việc đánh giá và đo lường, đây là công tác cần thực hiện thường xuyên và định kỳ để có thể theo dõi những thay đổi về hình ảnh của khoa trong tâm trí của sinh viên. Mặt khác việc đánh giá này giúp khoa kiểm soát được mức độ hiệu quả của tiến trình phát triển và xây dựng thương hiệu, cũng như hiệu quả trong công tác truyền thông. Cũng theo Smaiziene & Orzekauskas (2006) hình ảnh là một tài sản chiến lược, có thể tạo ra lợi thế cạnh tranh và điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Để tránh hậu quả từ việc không thể quản lý được hình ảnh cũng như bỏ lỡ những cơ hội để có được một hình ảnh tích cực, việc đo lường hình ảnh một cách có hệ Trang 62 BIỆN PHÁP NÂNG CAO HÌNH ẢNH KHOA QTKD SGU thống và thường xuyên là cần thiết. Như vậy thông qua đề tài này khoa có thể sử dụng bộ câu hỏi làm cơ sở để phục vụ cho việc đo lường hình ảnh của khoa QTKD SGU định kỳ. Tuy nhiên đề tài vẫn còn một số hạn chế như về đối tượng khảo sát chủ yếu là sinh viên mà chưa mở rộng ra các đối tượng khác như doanh nghiệp, phụ huynh hay các đối tác, v.vVề kết quả phân tích mới chỉ cho biết được một số biến tác động đến hình ảnh tích cực của khoa QTKD SGU, chưa đi phân tích sâu các nhân tố khác, vì có thể biến này cũng có những tác động nhất định đến hình ảnh của khoa QTKD SGU. Ngoài ra nhóm nghiên cứu dùng kỹ thuật phân tích EFA mà chưa dùng kỹ thuật CFA để kiểm định lại thang đo nhằm đảm bảo mức độ đo lường thích hợp của thang đo trong thực tế, hơn nữa kỹ thuật dùng để phân tích là Principal component với phép xoay Varimax đã không tận dụng hết thế mạnh bộ dữ liệu. Mặc dù còn một số hạn chế thông qua đề tài này đã cho thấy hình ảnh của khoa QTKD SGU hiện đang được sinh viên cảm nhận và đánh giá tương đối tốt. Trong đó các nhân tố chính tạo nên hình ảnh cho khoa là kỳ vọng, các yếu tố gián tiếp từ phía trường, và nhân viên khoa QTKD SGU. Thông qua việc phân tích tác động của các nhân tố đến hình ảnh của khoa, nhóm nghiên cứu đã đề xuất một số biện pháp để nâng cao hình ảnh của khoa QTKD SGU. Qua việc nghiên cứu đề tài, vấn đề cấp thiết đặt ra cho khoa hiện nay là cần phải tạo được một bản sắc riêng để giúp nhận diện tốt hơn, làm nền tảng cho việc xây dựng và phát triển thương hiệu. Qua đó nhóm nghiên cứu cũng đề xuất trước mắt khoa nên chú trọng việc tạo văn hóa riêng cho khoa QTKD SGU (cho nhân sự, và sinh viên) giúp dễ nhận diện và tạo một tinh thần đoàn kết thông nhất cùng nhau phát triển khoa QTKD SGU hơn nữa. Về mặt hình thức cũng cần xây dựng một hệ thống nhận diện thương hiệu trong đó từng thành phần của thương hiệu (brand elements) phải thể hiện được nét văn hóa đặc trưng của khoa. Đẩy mạnh công tác truyền thông một cách hiệu quả và phù hợp sẽ góp phần thúc đẩy việc chuyển tải thông điệp của khoa và trường SGU một cách rõ ràng. Trong dài hạn, việc quản lý và đo lường là công tác nên được thực hiện thường xuyên và định kỳ nhằm hướng đến xây dựng hình ảnh tích cực khoa QTKD, không dừng lại là khoa có số lượng sinh viên đông nhất trường mà còn hướng đến một chuyên ngành đào tạo có uy tín trong khu vực và quốc tế của trường SGU. Trang 63 BIỆN PHÁP NÂNG CAO HÌNH ẢNH KHOA QTKD SGU Tài liệu tham khảo Aaker, D. Building strong brands. New York: Free Press. (1996) Aaker, D., & Joachimsthaler, E. Brand leadership. New York: Free Press. (2000) An, N. T., & Lục, H. T. Quản trị xúc tiến thương mại trong xây dựng và phát triển thương hiệu. Hồ Chí Minh: Lao động - Xã hội. (2010). Bosch, J., Venter, E., Han, Y., & Boshoff, C. The impact of brand identity on the perceived brand image of a merged higher education institution: part one. Management Dynamics , 15 (2), 10-30. (2006). Cheverton, P. How come your brand isn't working hard enough. London: Kogan Page. (2002). Christensen, G., & Olson, J. C. Mapping consumers' mental models with ZMET. Psychology & Marketing , 19 (6), 477-501. (2002). Clifton, R., & ctg. Brands and Branding. London: Profile Books. (2003). Coop, W. A question of identity. Journal of Markeitng , 11 (1), 36-37. (2005). Coyne, I. T. Sampling in qualitative research: Purposeful and theoretical sampling; merging or clear boundaries. Journal of advanced nursing , 26, 623-630. (1997). Creswell, J. W. Research design: Qualitative, quantitative and mixded methods approaches (2 ed.). Thousand Oaks CA: Sage. (2003). Creswell, J. W., & Clark, W. L. Designing and conducting mixed methods research. Thousand Oaks CA: Sage. (2007). Cronbach, L. J. Coefficient alpha and the internal structure of tests. Psychometrika , 16 (3), 297- 334. (1951). Davis, S. Implementing your BAM Strategy: 11 steps to making your brand a more valuable business asset. Journal of Consumer Marketing , 19 (6), 503-513. (2002). Trang 64 BIỆN PHÁP NÂNG CAO HÌNH ẢNH KHOA QTKD SGU De Chernatony, L. Brand management through narrowing the gap between brand brand identity and brand reputation. Journal of Marketing Management (15), 157-179. (1999). Denzin, K. The research act (2 ed.). New York: McGraw-Hill. (1978). Ditcher, E. What's in an image. Journal of consumer marketing , 2 (1), 75-81. (1985). Dobni, D., & Zinkhan, G. In search of brand image: a foundation analysis. Advances in consumer research , 17 (1), 110-119. (1990). Dunn-Rankin, P. Scaling methods. Hillsdale NJ: Lawrence Erlbaum. (1983). Dương, H. H. Quản trị tài sản thương hiệu. Hồ Chí Minh: Thống Kê. (2005). Gardner, B., & Levy, S. The product and the brand. Trong tác phẩm của D. Rook, & S. Levy, Brands, Consumers, Symbols and Research (pp. 131-140). California: Sage. (1999). Gatfield, T., Braker, B., & Graham, P. Measuring communication impact of university advertising materials. Corporate Communications: An International Journal , 4 (2), 73-79. (1999). Giáo dục đại học Việt Nam chưa thể hội nhập. Truy cập ngày 11 4, 2012, từ Tiền Phong Online: http:/www.tienphong.vn/giao-duc/599383/Giao-duc-dai-hoc-Viet-Nam-chua-the-hoi-nhap- tpp.html. (2012, 11 10). Gray, B., & ctg. Branding universities in asian markets. Journal of Product & Brand Management , 12 (2-3), 108-112. (2003). Green, S. B. How many subjects does it take to do a regression analysis? Multivariate behavioral research , 26 (3), 499-510. (1991). Greence, J. C., & Caracelli, V. J. Making paradigmatic sense of mixed methods practice. Trong tác phẩm của A. Tashakkori, & C. Teddlie, Handbook of mixed methods in social and behavioral research (pp. 91-111). Thousand Oaks CA: Sage. (2003). Hair, J. F., & ctg. Multivariate data analysis (6 ed.). Upper Saddle River NJ: Prentice Hall. (2006). Trang 65 BIỆN PHÁP NÂNG CAO HÌNH ẢNH KHOA QTKD SGU Han, Y. Impact of brand identity on perceived brand image of Nelson Mandela Metropolitan University. Dissertation. Port Elizabeth: Nelson Mandela Metropolitan University. (2006). Harris, E., & De Chernatony, L. Corporate branding and corporate brand performance. European Journal of Marketing , 35 (3-4), 441-456. (2001). Hoàng, H. V. Nguồn nhân lực cho CNH, HĐH đất nước. Kinh tế và dự báo , 5 (17), 20-22. (2012). Hoàng, T., & Chu, M. N. Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS (Tập 1). Hồ Chí Minh: Hồng Đức. (2008a). Hoàng, T., & Chu, M. N. Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS (Tập 2). Hồ Chí Minh: Hồng Đức. (2008b). Ivy, J. A new higher education marketing mix: the 7Ps for MBA marketing. International Journal of Educational Management , 22 (4), 288-299. (2008). Jabnoun, N., & Al-Tamimi, H. Measuring perceived service quality at UAE commercial banks. International Journal of Quality & Reliability Management , 20 (4), 458 - 472. (2003). Jack, E. P., & Raturi, S. A. Lessons learned from methodological triangulation in management research. Management Research News , 29 (6), 345-357. (2006). Jamal, A., & Goode, M. Consumers and brands: a study of the impact of self-image congruence on brand preference and satisfaction. Marketing Intelligence & Planning , 19 (7), 482-492. (2001). Jick, T. D. Mixing qualitative and quantitative methods: Triangulation in action. Administrative science quarterly , 24 (4), 602-611. (1979). Jognston, W. J., Leach, M. P., & Liu, A. H. Theory testing using case studies in business-to- business research. Industrial marketing management , 28, 201-213. (1999). Kapferer, J. The new strategic brand management: Creating and sustaining brand equity long term (4 ed.). London: Kogan Page. (2008). Trang 66 BIỆN PHÁP NÂNG CAO HÌNH ẢNH KHOA QTKD SGU Kapferrer, J. Strategic brand management. New York: Free Press. (1994). Keller, K. L. Conceptualizing, measuring and managing customer-based brand equity. Journal of Marketing , 57 (1), 1-22. (1993). Keller, K. L. Strategic brand management: Building, measuring, and managing brand equity (3 ed.). New Jersey: Pearson Prentice Hall. (2008). Klein, N. No Logo: Thế giới không phẳng hay là mặt khuất của thương hiệu và toàn cầu hóa. Hồ Chí Minh: Tri Thức. (2009). Kotler, P. Marketing management. Upper Saddle River: Prentice Hall. (2000). Kotler, P. Marketing management:Analysis, Planing and Control. New Jersey: Practice-Hall. (1988). Kotler, P., & Keller, K. Marketing management (12 ed.). New Jersey: Pearson Prentice Hall. (2006). Krueger, R. A. Focus group kit 3: Developing questions for focus groups. Thousand Oaks CA: Sage. (1998). Levy, S. Marketplace behaviour. New York: AMACOM. (1978). Lewis, M. W., & Grimes, A. J. Metatriangulation: Building theory from multiple paradigms. Academy of Management Review , 24 (4), 672-690. (1999). Lutz, R. The role of attitude theory in marketing. Trong tác phẩm của H. Kassarjian, & T. Robertson, Perspectives in Consumer behavior (4 ed., pp. 317-339). New Jersey: Prentice Hall. (1991). Marrs, M., Gajos, R., & Pinar, M. Utilizing brand audit to develop university brand: a case study. ASBBS Annual Conference, (pp. 964-975). Las Vegas. (2011). Mazzarol, T. Critical success factors for international education marketing. International Journal of Education Management , 12 (4), 163-175. (1998). Trang 67 BIỆN PHÁP NÂNG CAO HÌNH ẢNH KHOA QTKD SGU Morgan, D. L. Focus groups. Annual review of sociology , 22, 129-152. (1996). Nanda, S. An exploration of the brand identity-brand image linkage: a communications perspective. Journal of Brand Management , 12 (4), 264-278. (2005). Neumeier, MKhoảng cách (the brand gap). Hà Nội: Lao động-Xã hội. . (2010). Nguyễn, T. Đ. Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh: Thiết kế và thực hiện. Hồ Chí Minh: Lao động - Xã hội. (2011). Nguyễn, T. Đ., & Nguyễn, M. T. Giá trị thương hiệu trong thị trường hàng tiêu dùng. Trong tác phẩm của T. Đ. Nguyễn, & M. T. Nguyễn, Nghiên cứu khoa học marketing: ứng dụng mô hình cấu trúc tuyến tính SEM (pp. 3-85). Hồ Chí Minh: Lao động. (2002). Nguyễn, H. Thực trạng tại các trường đại học Việt Nam. Kinh tế và dự báo, 517(5), 24-27. (2012). Những ngành học hút thí sinh nhất. Truy cập ngày 11 4, 2012, từVietnamnet: 2 6). Paramewaran, R., & Glowacka, A. E. University image: an information processing perspective. Journal of Marketing Higher Education , 6, 41-56. (1995). Perry, C. Processes of a case study methodology for postgraduate research in marketing. European Journal of Marketing , 32 (9-10), 785-802. (1998). Richens, M. Negative word-of-mouth by dissatisfied consumers: a pilot study. Journal of Marketing , 69. (1983). Schiffinan, L., & Kanuk, L. Consumer behavior (7 ed.). New Jersey: Prentice Hall. (2000). Shimp, T. Advertising, promotion, and supplemental apects of integrated marketing communications (6 ed.). USA: Thomson South-Western. (2003). Smaiziene, I., & Orzekauskas, P. Corporate image audit. Vadyba/Management , 1 (10), 89-96. (2006). Trang 68 BIỆN PHÁP NÂNG CAO HÌNH ẢNH KHOA QTKD SGU Srivastava, M., & Kamdar, R. M. Brand image formation as a function of involvement and familiarity. Pradigm , 13 (1), 84-90. (2009). Strauss, A., & Corbin, J. Basics of qualitative research, techniques and procedures for developing grounded theory (2 ed.). Thousand Oaks CA: Sage. (1998). Tashakkori, A., & Teddlie, C. Mixed methodology: Combining qualitative and quantitative approached. Thousand Oaks CA: Sage. (1998). Taylor, S., & Baker, T. An assessment of the relationship between service quality and customer satisfaction in the formation of consumers' purchase intentions. Journal of Retailing , 70 (2), 163-178. (1994). Trần, N. Q., & ctg. Sự cần thiết của việc thành lập và hoạt động CLB Tiếng Anh tại khoa QTKD, Trường ĐHSG. Nghiên cứu khoa học cấp Khoa, Đại học Sài Gòn, Hồ Chí Minh. (2010). Villegas, S. Re-examining. American Water Works Association , 99 (9), 48-55. (2007). Wheeler, A. Designing brand identity: a complete guide to creating, building, and maintaining strong brands. New Jersey: John Wiley & Sons, Inc. (2003). Trang 69 BIỆN PHÁP NÂNG CAO HÌNH ẢNH KHOA QTKD SGU Phụ lục Phụ lục A 1. Viết ra ít nhất 3 điều khi nghe nói đến khoa QTKD SGU? 2. Trước khi đến học khoa QTKD SGU bạn kỳ vọng sẽ đạt được điều gì? 3. Những điều nào chưa đạt được kỳ vọng của bạn? 4. Bạn tự hào về điều gì khi học tập và sinh hoạt ở khoa QTKD SGU? 5. Bạn lo sợ về điều gì khi học tập và sinh hoạt ở khoa QTKD SGU? 6. Hãy thử hình dung và cho biết SV khoa QTKD SGU có những đặc điểm chung nào? Bạn thích những đặc điểm nào? 7. Hãy thử hình dung và cho biết GV khoa QTKD SGU có những đặc điểm chung nào? Bạn thích những đặc điểm nào? 8. Theo bạn điều gì ở khoa QTKD SGU là khác biệt so với các khoa khác/trường khác? 9. Theo bạn điều gì làm cho khoa QTKD SGU có giá trị? 10. Bạn thích những điều gì khi học tập và sinh hoạt ở khoa QTKD SGU? 11. Bạn ghét những điều gì nhất khi học tập và sinh hoạt ở khoa QTKD SGU? 12. Nếu có người hỏi bạn về nơi bạn đang học tập bạn sẽ nói gì? (gạch đầu dòng các ý chính) Trang 70 BIỆN PHÁP NÂNG CAO HÌNH ẢNH KHOA QTKD SGU Phụ lục B DÀN BÀI PHỎNG VẤN NHÓM VỀ HÌNH ẢNH KHOA QTKD ĐỘ MẠNH CỦA CÁC LIÊN TƯỞNG 1. Khi nhắc đến Khoa QTKD bạn nghĩ ngay đến điều gì? 2. Điều gì làm cho Khoa QTKD có giá trị? 3. Khi có người hỏi về nơi học tập, bạn sẽ nói gì? 4. Đặc điểm chung của sinh viên và giảng viên khoa QTKD? Bạn thích đặc điểm nào nhất? SỰ PHÙ HỢP VỚI KỲ VỌNG 5. Bạn kỳ vọng điều gì khi học tập ở Khoa QTKD 6. Điều gì chưa đạt được kỳ vọng của bạn? 7. Bạn tự hào về điều gì khi học tập ở Khoa QTKD? 8. Bạn thích điều gì và không thích điều gì khi học tập ở Khoa QTKD? 9. Lo sợ của bạn khi học tập ở Khoa QTKD? SỰ KHÁC BIỆT 10. Điều gì bạn thấy Khoa QTKD khác biệt với những khoa (trường) khác? Trang 71 BIỆN PHÁP NÂNG CAO HÌNH ẢNH KHOA QTKD SGU Phụ lục C Đề tài NCKH: "Đề xuất một số biện pháp nâng cao hình ảnh Khoa QTKD, SGU” Xin chào bạn! Chúng tôi đang tiến hành cuộc khảo sát để tìm hiểu về hình ảnh Khoa QTKD Trường SGU đối với sinh viên. Tất cả thông tin của bạn sẽ được bảo mật, chúng tôi chỉ công bố những kết quả tổng hợp. Đề tài nghiên cứu này có thành công hay không là nhờ vào những câu trả lời khách quan của bạn. Câu hỏi Phần A Sau đây là các phát biểu liên quan đến hình ảnh Khoa Quản trị Kinh doanh Trường Đại học Sài Gòn (Khoa QTKD SGU). Xin vui lòng trả bằng cách khoanh tròn một con số ở từng dòng, những con số này thể hiện quan điểm riêng của bạn qua mức độ đồng ý hay không đồng ý đối với các phát biểu (xét trên bình diện chung và được so sánh với trường/khoa khác) theo quy ước như sau 1. Hoàn toàn phản đối 2. Phản đối 3. Trung lập 4. Đồng ý 5. Hoàn toàn đồng ý STT Các phát biểu liên quan đến hình ảnh Khoa QTKD Trường SGU Chương trình học của Khoa QTKD SGU (CT) 1 CT chuyên sâu 1 2 3 4 5 2 CT sát với thực tiễn 1 2 3 4 5 3 CT cân đối giữa lý thuyết và thực hành 1 2 3 4 5 4 CT nhẹ nhàng với SV 1 2 3 4 5 5 CT linh hoạt (chấp nhận miễn anh văn, thể dục, quốc phòng, vi tính) 1 2 3 4 5 6 Thời khóa biểu học tập được sắp xếp hợp lý 1 2 3 4 5 7 Khoa có giáo trình và tài liệu học tập chuyên biệt phù hợp cho việc học tập của SV 1 2 3 4 5 Sinh viên Khoa QTKD SGU (SV) 8 SV rất thân thiện 1 2 3 4 5 9 SV rất tự tin và thông minh 1 2 3 4 5 10 SV rất năng động & nhiệt tình 1 2 3 4 5 11 SV có khả năng tự học rất tốt 1 2 3 4 5 12 SV rất sáng tạo & tài năng 1 2 3 4 5 Đội ngũ giảng viên/Nhân viên khoa QTKD SGU (GV/NV) 13 GV trẻ tạo cảm giác thân thiện và dễ gần 1 2 3 4 5 14 GV lớn tuổi nhiều kinh nghiệm 1 2 3 4 5 15 GV nhiệt tình hỗ trợ SV trong học tập 1 2 3 4 5 16 GV nhiệt tình hỗ trợ cho các vấn đề vướng mắc của SV (ngoài học tập) 1 2 3 4 5 17 GV tạo mối quan hệ tốt với SV 1 2 3 4 5 18 GV giảng dạy rất chuyên sâu 1 2 3 4 5 19 GV có khả năng truyền đạt tốt 1 2 3 4 5 Trang 72 BIỆN PHÁP NÂNG CAO HÌNH ẢNH KHOA QTKD SGU 20 NV có phong cách làm việc chuyên nghiệp 1 2 3 4 5 21 NV nhiệt tình hỗ trợ các vấn đề vướng mắc của SV (ngoài học tập) 1 2 3 4 5 22 NV có quan hệ tốt với SV 1 2 3 4 5 23 Quy trình xử lý các vấn đề cho SV ở khoa QTKD SGU nhanh chóng và kịp thời (so với các khoa/trường khác) 1 2 3 4 5 Môi trường học tập và sinh hoạt khoa QTKD SGU (MTHT&SH) 24 MTHT&SH thân thiện 1 2 3 4 5 25 Thông tin đến SV nhanh chóng và kịp thời 1 2 3 4 5 26 Các hoạt động của Khoa diễn ra theo đúng kế hoạch 1 2 3 4 5 27 Hoạt động Văn nghệ & thể thao (VNTT) của khoa mạnh 1 2 3 4 5 28 Các hoạt động khác (hoạt động xã hội, thi kiến thức phổ thông, NCKH, .) mạnh 1 2 3 4 5 29 Khoa có nhiều CLB khác nhau để tham gia sinh hoạt 1 2 3 4 5 30 Khoa có chương trình giao lưu, chia sẽ và kết nối (SV các khóa, người đi làm, DN, chuyên gia,...) 1 2 3 4 5 31 Khoa có các chương trình kỹ năng hấp dẫn cho SV 1 2 3 4 5 32 Khoa có các buổi định hướng cho SV (học tập, thực tập, đi làm) 1 2 3 4 5 Chi phí (CP) học tập và sinh hoạt (so với các trường khác, hoặc ngành khác) 33 Tiền học phí cho ngành QTKD SGU thấp 1 2 3 4 5 34 Các CP để sinh hoạt trong trường thấp (tiền tham gia vào các CLB, gửi xe, mua đồ thể dục.) 1 2 3 4 5 Cơ sở vật chất 35 Có thư viện và các sách chuyên ngành thuận tiện cho hoạt động học tập và nghiên cứu của SV 1 2 3 4 5 36 Có phòng học thuận tiện cho SV tự học và nghiên cứu 1 2 3 4 5 37 Có phòng máy tính hiện đại cho SV thực hành 1 2 3 4 5 38 SV cảm thấy thoải mái khi học tập với các tiện nghi trong phòng học ở các cơ sở của SGU 1 2 3 4 5 39 Vị trí các cơ sở học tập của SGU thuận tiện cho SV trong việc đi lại và học tập 1 2 3 4 5 40 Bãi giữ xe thuận tiện cho SV khi đến học ở các cơ sở của SGU 1 2 3 4 5 Các yếu tố gián tiếp 41 Thương hiệu SGU làm cho khoa Quản trị Kinh doanh có giá trị hơn 1 2 3 4 5 42 Bạn cảm thấy hãnh diện khi học tại Trường ĐH công lập có số lượng thí sinh đăng ký thi nhiều 1 2 3 4 5 43 Bạn cảm thấy vinh hạnh khi học ở một ngôi trường có những người nổi tiếng (Cô Diệu Thảo, Lê Quang Liêm, ) 1 2 3 4 5 44 Bạn cảm thấy thích thú với thiết kế áo thể dục của SGU 1 2 3 4 5 45 SGU trực thuộc Ủy Ban Nhân Dân Thành phố làm cho bạn cảm thấy tự hào và tin tưởng 1 2 3 4 5 46 Trường có các mối quan hệ quốc tế làm cho bạn cảm thấy tự hào và tin tưởng 1 2 3 4 5 47 SGU tiền thân là Trường CĐ SP khiến cho bạn an tâm về phương pháp sư phạm 1 2 3 4 5 Trang 73 BIỆN PHÁP NÂNG CAO HÌNH ẢNH KHOA QTKD SGU 48 Logo của SGU gây ấn tượng mạnh cho bạn 1 2 3 4 5 49 Bạn cảm thấy hãnh diện khi đi đến mọi nơi đều thấy có SV trường SGU 1 2 3 4 5 Kỳ vọng đạt được 50 Bạn cảm thấy hài lòng với Bằng tốt nghiệp ngành QTKD mà trường sẽ cấp cho bạn 1 2 3 4 5 51 Bạn cảm thấy hài lòng với chương trình đào tạo của Khoa QTKD SGU 1 2 3 4 5 52 Bạn cảm thấy hài lòng với chất lượng giảng dạy của Khoa QTKD SGU 1 2 3 4 5 53 Bạn cảm thấy hài lòng với môi trường sinh hoạt khi học ngành QTKD SGU 1 2 3 4 5 54 Bạn cảm thấy hài lòng với khoảng thời gian học tập và sinh hoạt khi học ngành QTKD SGU 1 2 3 4 5 55 Bạn đạt được các kỳ vọng mà bạn đặt ra khi học ngành QTKD SGU 1 2 3 4 5 Hình ảnh Khoa Quản trị Kinh doanh Trường Đại học Sài Gòn 56 Bạn nhận thấy Khoa QTKD SGU có chương trình đạo tạo chất lượng 1 2 3 4 5 57 Bạn nhận thấy Khoa QTKD SGU có đội ngũ GV có tâm huyết và chuyên môn cao 1 2 3 4 5 58 Bạn nhận thấy Khoa QTKD SGU là một nơi đáng để học tập 1 2 3 4 5 59 Bạn nhận thấy Khoa QTKD SGU có sức ảnh hưởng lớn trong sinh hoạt hàng ngày của bạn 1 2 3 4 5 60 Bạn có thể nhận diện được SV Khoa QTKD SGU một cách dễ dàng 1 2 3 4 5 61 Bạn có thể hình dung về Khoa QTKD SGU một cách dễ dàng 1 2 3 4 5 Phần B 1. Hãy dùng 3 từ (hoặc cụm từ) để nói về Khoa QTKD SGU? 1___________________ 2______________________ 3_______________________ 2. Bạn cho biết tầm quan trọng của các yếu tố (bên dưới) ảnh hưởng đến nhận định và đánh giá của bạn về Khoa QTKD trường SGU như thế nào, bằng cách cho điểm từ 1-5 (1 điểm là ít quan trọng, 5 điểm là rất quan trọng) STT Các Yếu Tố Điêm STT Các Yếu Tố Điểm 1 Chương trình học ____/5 5 Sinh viên ____/5 2 Giảng viên ____/5 6 Môi trường học tập & sinh hoạt ____/5 3 Chi phí học tập & sinh hoạt ____/5 7 Cơ sở vật chất ____/5 4 Kỳ vọng đạt được ____/5 8 Các yếu tố gián tiếp khác ____/5 3. Theo bạn kênh nào sau đây đã cho bạn một hình dung đẹp về Khoa QTKD SGU?  Nhận định chủ quan  Thông tin (từ các phương tiện T/Thông)  Truyền miệng  Kinh nghiệm học tại trường 4. Theo bạn kênh nào sau đây đã cho bạn một hình dung chính xác & rõ ràng về Khoa QTKD SGU?  Nhận định chủ quan  Thông tin (từ các phương tiện T/Thông)  Truyền miệng  Kinh nghiệm học tại trường Trang 74 BIỆN PHÁP NÂNG CAO HÌNH ẢNH KHOA QTKD SGU 5. Bạn có góp ý nào cho Khoa QTKD SGU? _____________________________________________________________________________________________ _____________________________________________________________________________________________ _____________________________________________________________________________________________ _____________________________________________________________________________________________ 6. Bạn sẽ giới thiệu Khoa QTKD SGU cho người khác học?  Có  Không Phần C 1. Giới tính của bạn? 2. Bạn thuộc nhóm tuổi nào?  Nam  Nữ  17-21  22-27  >27 3. Bạn hiện là sinh viên hệ nào? (chỉ chọn 1 ô) 4. Bạn là sinh viên năm thứ mấy? (chỉ chọn 1 ô)  Đại học  Năm 1  Năm 3  Cao đẳng  Năm 2  Năm 4 trở lên  Liên thông 5. Bạn sinh ra và lớn lên ở đâu? (chỉ chọn 1 ô)  Thành phố trực thuộc TW Thành phố trực thuộc tỉnh Khác (HN, HCM, Cần Thơ, Đà Nẵng, Hải Phòng) ___________ Cám ơn sự hợp tác của bạn! ---------o0o-------- Trang 75 BIỆN PHÁP NÂNG CAO HÌNH ẢNH KHOA QTKD SGU Phụ lục D Đặt tên biến phần A A_1 CT chuyên sâu A_2 CT sát với thực tiễn A_3 CT cân đối giữa lý thuyết và thực hành A_4 CT nhẹ nhàng với SV A_5 CT linh hoạt (chấp nhận miễn anh văn, thể dục, quốc phòng, vi tính) A_6 Thời khóa biểu học tập được sắp xếp hợp lý A_7 Khoa có giáo trình và tài liệu học tập chuyên biệt phù hợp cho việc học tập của SV A_8 SV rất thân thiện A_9 SV rất tự tin và thông minh A_10 SV rất năng động & nhiệt tình A_11 SV có khả năng tự học rất tốt A_12 SV rất sáng tạo & tài năng A_13 GV trẻ tạo cảm giác thân thiện và dễ gần A_14 GV lớn tuổi nhiều kinh nghiệm A_15 GV nhiệt tình hỗ trợ SV trong học tập A_16 GV nhiệt tình hỗ trợ cho các vấn đề vướng mắc của SV (ngoài học tập) A_17 GV tạo mối quan hệ tốt với SV A_18 GV giảng dạy rất chuyên sâu A_19 GV có khả năng truyền đạt tốt A_20 NV có phong cách làm việc chuyên nghiệp A_21 NV nhiệt tình hỗ trợ các vấn đề vướng mắc của SV (ngoài học tập) A_22 NV có quan hệ tốt với SV A_23 Quy trình xử lý các vấn đề cho SV ở khoa QTKD SGU nhanh chóng và kịp thời (so với các khoa/trường khác) A_24 MTHT&SH thân thiện A_25 Thông tin đến SV nhanh chóng và kịp thời A_26 Các hoạt động của Khoa diễn ra theo đúng kế hoạch A_27 Hoạt động Văn nghệ & thể thao (VNTT) của khoa mạnh A_28 Các hoạt động khác (hoạt động xã hội, thi kiến thức phổ thông, NCKH, .) mạnh A_29 Khoa có nhiều CLB khác nhau để tham gia sinh hoạt A_30 Khoa có chương trình giao lưu, chia sẽ và kết nối (SV các khóa, người đi làm, DN, chuyên gia,...) A_31 Khoa có các chương trình kỹ năng hấp dẫn cho SV A_32 Khoa có các buổi định hướng cho SV (học tập, thực tập, đi làm) A_33 Tiền học phí cho ngành QTKD SGU thấp A_34 Các CP để sinh hoạt trong trường thấp (tiền tham gia vào các CLB, gửi xe, mua đồ thể dục.) A_35 Có thư viện và các sách chuyên ngành thuận tiện cho hoạt động học tập và nghiên cứu của SV A_36 Có phòng học thuận tiện cho SV tự học và nghiên cứu A_37 Có phòng máy tính hiện đại cho SV thực hành A_38 SV cảm thấy thoải mái khi học tập với các tiện nghi trong phòng học ở các cơ sở của SGU A_39 Vị trí các cơ sở học tập của SGU thuận tiện cho SV trong việc đi lại và học tập A_40 Bãi giữ xe thuận tiện cho SV khi đến học ở các cơ sở của SGU Trang 76 BIỆN PHÁP NÂNG CAO HÌNH ẢNH KHOA QTKD SGU A_41 Thương hiệu SGU làm cho khoa Quản trị Kinh doanh có giá trị hơn A_42 Bạn cảm thấy hãnh diện khi học tại Trường ĐH công lập có số lượng thí sinh đăng ký thi nhiều A_43 Bạn cảm thấy vinh hạnh khi học ở một ngôi trường có những người nổi tiếng (Cô Diệu Thảo, Lê Quang Liêm, ) A_44 Bạn cảm thấy thích thú với thiết kế áo thể dục của SGU A_45 SGU trực thuộc Ủy Ban Nhân Dân Thành phố làm cho bạn cảm thấy tự hào và tin tưởng A_46 Trường có các mối quan hệ quốc tế làm cho bạn cảm thấy tự hào và tin tưởng A_47 SGU tiền thân là Trường CĐ SP khiến cho bạn an tâm về phương pháp sư phạm A_48 Logo của SGU gây ấn tượng mạnh cho bạn A_49 Bạn cảm thấy hãnh diện khi đi đến mọi nơi đều thấy có SV trường SGU A_50 Bạn cảm thấy hài lòng với Bằng tốt nghiệp ngành QTKD mà trường sẽ cấp cho bạn A_51 Bạn cảm thấy hài lòng với chương trình đào tạo của Khoa QTKD SGU A_52 Bạn cảm thấy hài lòng với chất lượng giảng dạy của Khoa QTKD SGU A_53 Bạn cảm thấy hài lòng với môi trường sinh hoạt khi học ngành QTKD SGU A_54 Bạn cảm thấy hài lòng với khoảng thời gian học tập và sinh hoạt khi học ngành QTKD SGU A_55 Bạn đạt được các kỳ vọng mà bạn đặt ra khi học ngành QTKD SGU A_56 Bạn nhận thấy Khoa QTKD SGU có chương trình đạo tạo chất lượng A_57 Bạn nhận thấy Khoa QTKD SGU có đội ngũ GV có tâm huyết và chuyên môn cao A_58 Bạn nhận thấy Khoa QTKD SGU là một nơi đáng để học tập A_59 Bạn nhận thấy Khoa QTKD SGU có sức ảnh hưởng lớn trong sinh hoạt hàng ngày của bạn A_60 Bạn có thể nhận diện được SV Khoa QTKD SGU một cách dễ dàng A_61 Bạn có thể hình dung về Khoa QTKD SGU một cách dễ dàng Đặt tên biến phần B B_2a Chương trình học B_2b Giảng viên B_2c Chi phí học tập & sinh hoạt B_2d Kỳ vọng đạt được B_2e Sinh viên B_2f Môi trường học tập & sinh hoạt B_2g Cơ sở vật chất B_2h Các yếu tố gián tiếp khác B_6 Bạn sẽ giới thiệu Khoa QTKD SGU cho người khác học? Trang 77 BIỆN PHÁP NÂNG CAO HÌNH ẢNH KHOA QTKD SGU Đặt tên cho các nhân tố cho phân tích hồi qui F1 Các yếu tố gián tiếp F2 Kỳ vọng đạt được F3 Môi trường sinh hoạt và học tập F4 Sinh viên khoa QTKD SGU F5 Cơ sở vật chất F6 Nhân viên khoa QTKD SGU F7 Chi phí sinh hoạt và học tập F8 Chương trình học của ngành QTKD SGU ZY Hình ảnh thương hiệu khoa QTKD SGU

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbien_phap_nang_cao_hinh_anh_khoa_quan_tri_kinh_doanh_truong_dai_hoc_sai_gon_3937.pdf
Luận văn liên quan