Thị trường bất động sản là một thị trường hết sức phức tạp và có ảnh
hưởng lớn tới toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Thị trường bất động sản Việt
Nam trong thời gian gần đây diễn biến rất thất thường, tạo ra những nguy cơ
tiềm ẩn. Điều này càng đòi hỏi các cơ quan có thẩm quyền cần có những biện
pháp kịp thời để lành mạnh hoá thị trường, ổn định trong dài hạn và hướng thị
trường đi đúng hướng. Vì vậy, khóa luận được nghiên cứu nhằm tạo dựng
những cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc đề xuất các bài học cho thị trường
bất động sản Việt Nam từ kinh nghiệm của cuộc khủng hoảng trên thị trường
bất động sản Mỹ.
110 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 4136 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Bong bóng bất động sản ở Mỹ giai đoạn 2001-3/2008 và bài học cho Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m im trong một khoảng thời gian dài, nhưng
khi tăng lại tăng vọt lên với tốc độ chóng mặt. Mặc dù nhu cầu đang rất lớn
nhưng thị trường trong thời gian qua vận hành theo cơ chế đầu cơ hơn là cơ
chế cung cầu. Rất nhiều người đổ xô vào thị trường địa ốc, khiến giá tăng lên
vùn vụt.
2.2. Tín dụng bất động sản
Những vấn đề liên quan đến tín dụng bất động sản là nguyên nhân căn
bản nhất dẫn tới cuộc khủng hoảng bất động sản trên toàn nước Mỹ thời gian
qua. Nhìn thấy những khoản lợi nhuận kếch xù khi giá nhà tăng cao, các ngân
hàng đã không ngần ngại bơm tiền vào thị trường bất động sản thông qua
những hình thức tín dụng bất động sản hết sức hấp dẫn, đặc biệt còn mở rộng
ra với bộ phân dân cư có thu nhập thấp với những thủ tục thẩm định lỏng lẻo.
Thị trường cho vay thế chấp dưới chuẩn phát triển rất nhanh trong giai đoạn
này. Lượng nợ xấu của các ngân hàng cũng theo đó mà tăng vọt.
Ở Việt Nam, tình trạng này cũng bắt đầu manh nha. Từ nhiều năm qua,
thị trường địa ốc Việt Nam đặc biệt khác với thị trường quốc tế ở chỗ đa số
người dân mua nhà, đất bằng tiền riêng, rất ít người dùng đến vốn vay ngân
hàng. Tuy nhiên, chỉ vài năm trở lại đây, đặc biệt là từ năm 2007, khi thị
trường địa ốc đột ngột tăng lên chóng mặt, giá bất động sản tăng gấp đôi, gấp
ba chỉ trong một thời gian ngắn, các ngân hàng đã chạy đua trong việc cho
vay mua nhà và tín dụng thế chấp mua nhà. Các nhà đầu tư địa ốc liên kết với
ngân hàng, cho phép người mua thế chấp bất động sản được mua và vay 70%
giá trị bất động sản. Một số ngân hàng cho phép người mua vay đến 100% giá
trị bất động sản nếu người mua thế chấp bằng toàn bộ bất động sản có sẵn.
Điều kiện để mua bất động sản khá dễ dàng trong thời điểm cuối năm ngoái,
Bong bãng bÊt ®éng s¶n ë Mü giai ®o¹n 2001 – 3/2008 vµ bµi häc cho ViÖt Nam
Mai Ph-¬ng Chi – NhËt 1 – K43F 78
không cần phải thế chấp bằng bất động sản có sẵn mà thế chấp bằng bất động
sản đi vay, với điều kiện là người vay chứng minh được thu nhập và khả năng
chi trả. Đây là phương pháp thẩm định phổ biến trên thế giới. Theo số liệu của
ngân hàng Nhà nước, dư nợ cho vay địa ốc của hệ thống ngân hàng thương
mại cổ phần hiện nay là khoảng 116.000 tỷ đồng, chiếm trên 10% tổng dư nợ
tín dụng [40]. Tuy nhiên, ở Việt Nam lại chưa có một hệ thống dữ liệu đáng
tin cậy để thẩm định lịch sử tín dụng của mỗi cá nhân. Các ngân hàng căn cứ
chủ yếu vào bản khai của người đi vay và điều tra, thẩm định dựa trên bản
khai đó. Do đó, ngân hàng không bao giờ có thể biết chắc chắn được người
vay có khai đúng không và thực sự đang có bao nhiêu khoản vay. Mặc dù đã
có cảnh báo từ phía ngân hàng Nhà nước về việc cho vay mua, kinh doanh bất
động sản nhưng các ngân hàng cũng không thể làm ngơ trước những khoản
lợi nhuận kếch xù.Theo ngân hàng Nhà nước, chi nhánh thành phố Hồ Chí
Minh, cho vay bất động sản chiếm 11% tổng dư nợ (khoảng 35.000 tỷ đồng)
[41]. Tuy nhiên có thông tin cho rằng con số thực tế cao hơn rất nhiều, bởi
các ngân hàng thương mại đang cố giấu thông tin, sợ bị xiết cho vay. Do tốc
độ tăng trưởng tín dụng năm 2007 tăng 40% nên có khả năng mức cho vay
bất động sản sẽ vào khoảng 100.000 tỷ đồng [37].
Cho vay kinh doanh bất động sản thường là những khoản vay lớn và
trong thời gian dài. Cho vay thời hạn càng dài thì rủi ro tiềm ẩn càng cao. Về
khách quan thì có rủi ro về kinh tế, chính sách, lãi suất và cả sức khoẻ của
người đi vay. Về chủ quan thì có rủi ro trong việc huy động vốn ngắn hạn
nhưng lại cho vay dài hạn. Tuy nhiên, hiện nay, đại đa số các ngân hàng
thương mại cổ phần Việt Nam có hơn 80% là huy động với kỳ hạn 12 tháng
trở xuống. Do đó, nếu dự án chậm thực hiện, vốn ngân hàng sẽ bị đọng trong
bất động sản, tính thanh khoản cũng bị giảm. ở Việt Nam, chưa có một thông
tin chính thức về việc có tồn tại hay không hình thức cho vay thế chấp dưới
Bong bãng bÊt ®éng s¶n ë Mü giai ®o¹n 2001 – 3/2008 vµ bµi häc cho ViÖt Nam
Mai Ph-¬ng Chi – NhËt 1 – K43F 79
chuẩn, nhưng với những thủ tục thẩm định lỏng lẻo kết hợp với tỷ lệ dư nợ
bất động sản đang ngày càng tăng, theo phương thức “lấy ngắn nuôi dài”, làm
chúng ta liên tưởng đến việc mở rộng hình thức vay thế chấp dưới chuẩn ở
Mỹ – nguyên nhân căn bản dẫn đến khủng hoảng trên thị trường bất động sản
và rung chuyển toàn bộ hệ thống tài chính của Mỹ và thế giới trong thời gian
qua.
2.3. Lượng tiền cho vay địa ốc gia tăng
Ở Mỹ, nguồn vốn của thị trường bất động sản chủ yếu được vay từ các
ngân hàng. Tuy nhiên, để tránh tình trạng kẹt vốn, giảm rủi ro và thu được
những khoản lợi nhuận kếch xù, các ngân hàng đã kết hợp với các công ty tài
trợ địa ốc thực hiện một nghiệp vụ đặc biệt được gọi là nghiệp vụ “chứng
khoán hoá” danh mục tín dụng bất động sản. Nghiệp vụ này chính là sợi dây
kết nối giữa thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản thông qua việc
phát hành các trái phiếu dựa trên các khoản cho vay thế chấp. Thị trường trái
phiếu này càng phát triển thì nguồn vốn cho thị trường bất động sản càng
tăng.
Còn tại Việt Nam, mặc dù mối liên thông giữa thị trường bất động sản
và thị trường chứng khoán mới chỉ dừng lại ở việc các nhà đầu tư chứng
khoán “gửi tiền” sang địa ốc khi thị trường chứng khoán suy giảm, trong khi
đó, thị trường bất động sản đang rất nóng, hoặc khi những nhà đầu tư trên thị
trường chứng khoán kiếm được những khoản lợi nhuận lớn, mà chưa tiến
hành nghiệp vụ “chứng khoán hoá” danh mục tín dụng bất động sản. Tuy
nhiên, thị trường bất động sản Việt Nam trong thời gian vừa qua cũng đã
được cung cấp một lượng vốn dồi dào từ nhiều nguồn. Lợi nhuận kếch xù đã
thu hút rất nhiều công ty đổ tiền vào thị trường bất động sản thông qua việc
thành lập các công ty chuyên về bất động sản. Các công ty hoạt động trong thị
Bong bãng bÊt ®éng s¶n ë Mü giai ®o¹n 2001 – 3/2008 vµ bµi häc cho ViÖt Nam
Mai Ph-¬ng Chi – NhËt 1 – K43F 80
trường bất động sản trước đây còn nhỏ bé, tiềm năng ít nhưng đến nay đã tăng
nhanh cả về số lượng, vốn, chất xám và kinh nghiệm. Các nhà đầu tư nước
ngoài tiềm năng cũng đã hướng tới thị trường bất động sản nước ta như một
sự đầu tư dài hạn. Do đó, lượng vốn đổ vào thị trường bất động sản cũng hết
sức dồi dào: vốn chủ đầu tư dự án, vốn vay ngân hàng, vốn huy động trước
của người mua, vốn đầu cơ và tích trữ trong nhà đất. Đặc biệt là sự bơm tiền
của hệ thống ngân hàng.
Thời điểm cuối năm 2007, các ngân hàng đua nhau cạnh tranh cho vay
đầu tư bất động sản. Sacombank trở thành ngân hàng có số lượng đối tác liên
kết lớn nhất như Phú Mỹ Hưng, công ty Phát triển nhà Thủ Đức… Ngân hàng
Eximbank cũng ký hợp đồng liên kết bất động sản với Phú Mỹ Hưng, Vạn
Phát Hưng và Intresco. Để thu hút khách hàng, các ngân hàng đưa ra lãi suất
khá hấp dẫn, chỉ 0,98% – 0,99%/tháng với thời hạn 15 – 25 năm, trong đó có
3 năm ân hạn [36]. Bên cạnh việc cho vay mua BĐS, các ngân hàng cũng đẩy
mạnh việc tài trợ cho các công ty BĐS để triển khai dự án. Nhiều ngân hàng
đã cho các doanh nghiệp vay vốn đầu tư vào thị trường bất động sản với một
hạn mức nhất định sau khi đã xem xét kỹ nhu cầu đầu tư và hiệu quả kinh
doanh của dự án. Thậm chí, ngân hàng nước ngoài cũng vào cuộc để giành thị
phần này, chẳng hạn như HSBC đã cho Phú Mỹ Hưng vay đến 21 triệu USD
để phát triển các dự án mới. Tổng dư nợ cho vay đầu tư vào bất động sản cuối
năm 2007 đã đạt 36.000 tỷ đồng. Không chỉ trong nước, tổng vốn đầu tư nước
ngoài trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh năm 2007 đạt hơn 2 tỷ USD thì có
đến 80% đầu tư vào bất động sản [37].
Sự đồng loạt đổ vốn vào kênh bất động sản đã đẩy giá nhà, đất trong
thành phố cũng như các khu vực lân cận như Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa
– Vũng Tàu tăng bình quân 300% trong vòng chưa đến 15 tháng làm hình
thành bong bóng nhà đất trong thời gian vừa qua. Thị trường bất động sản
Bong bãng bÊt ®éng s¶n ë Mü giai ®o¹n 2001 – 3/2008 vµ bµi häc cho ViÖt Nam
Mai Ph-¬ng Chi – NhËt 1 – K43F 81
trong thời điểm hiện nay đang thu hút khoảng 35.000 tỷ đồng vốn của ngân
hàng, tương đương khoảng 10% tổng dư nợ của hệ thống. Đến cuối năm
2007, dư nợ bất động sản của ngân hàng An Bình lên đến 1200 tỷ đồng,
chiếm trên 20% tổng dư nợ. Các ngân hàng Sài gòn Thương Tín, Kỹ Thương,
Á Châu… cũng có tỷ lệ dư nợ trong bất động sản từ 20% trở lên. Theo Bộ tài
nguyên và Môi trường, hiện số vốn đầu tư vào kinh doanh bất động sản ở
nước ta có tới trên 60% là tiền vay ngân hàng [28]. Mặc dù tỷ lệ dư nợ của
các ngân hàng về mảng tín dụng bất động sản chưa phải quá lớn trong toàn bộ
hệ thống tín dụng của ngân hàng nhưng nó cũng đưa ra một cảnh báo như
trong trường hợp của Mỹ, khi “bong bóng bất động sản” xì hơi sẽ kéo theo sự
sụp đổ dây chuyền của hệ thống ngân hàng, và có tác động không nhỏ đến
toàn bộ nền kinh tế.
2.4. Ảnh hưởng của các chính sách tiền tệ về lãi suất
Như chúng ta đã chứng kiến, việc thay đổi lãi suất liên tục của FED đã
có tác động lớn đến thị trường bất động sản của Mỹ. Năm 2001, sau khi FED
11 lần cắt giảm lãi suất từ 6,5% xuống còn 1,75% nhằm vực dậy nền kinh tế
đang trên đà suy thoái, thị trường bất động sản ngay lập tức đã nóng lên và
kéo dài tình trạng bong bóng cho tới giữa năm 2005. Nhưng khi nền kinh tế
có dấu hiệu tăng trưởng quá nóng, FED tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát
khiến cho thị trường không kịp phản ứng, đặc biệt là những người vay thế
chấp dưới chuẩn không có khả năng trả các khoản lãi và nợ đến hạn. Bong
bóng bất động sản bị vỡ tung, kéo theo đó là sự sụp đổ của cả hệ thống cho
vay thế chấp khổng lồ của Mỹ. Các tổ chức tài chính cũng chịu thiệt hại nặng
nề.
Ở Việt Nam, mối liên hệ đó cũng không nhỏ. Cũng với mục tiêu kiềm
chế lạm phát, tháng 2/2008, ngân hàng Nhà nước đã đưa ra một loạt các chính
sách thắt chặt tiền tệ khá “mạnh tay”:
Bong bãng bÊt ®éng s¶n ë Mü giai ®o¹n 2001 – 3/2008 vµ bµi häc cho ViÖt Nam
Mai Ph-¬ng Chi – NhËt 1 – K43F 82
- Quyết định tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc từ 10% lên 11%, mở rộng thêm
phạm vi tiền gửi dự trữ bắt buộc và ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển
Nông Thôn cũng phải thực hiện tỷ lệ dự trữ bắt buộc. Theo đó, từ đầu tháng
2/2008, tổng cộng có gần 20000 tỷ đồng các ngân hàng thương mại phải nộp
dự trữ bắt buộc tăng thêm cho ngân hàng Nhà nước.
- Ngày 15/2/2008, ngân hàng Nhà nước công bố quyết định phát hành
20300 tỷ đồng tín phiếu ngân hàng bắt buộc. Các ngân hàng phải mua 20300
tỷ đồng tín phiếu cùng một lúc, gấp từ 20 – 40 lần so với mức 500 tỷ – 1000
tỷ đồng tín phiếu trong các phiên đấu thầu thường kỳ. Không những thế, nếu
như các tín phiếu trước đây được giao dịch trên thị trường mở với ngân hàng
Nhà nước để được vay tái cấp vốn thì quyết định lần này ngân hàng Nhà nước
nói rõ là không được vay tái cấp vốn. Do dó, các ngân hàng thương mại khi
thiếu hụt tạm thời thanh khoản cũng không thể sử dụng tín phiếu mình đang
sở hữu để vay tái cấp vốn ngắn hạn 1- 2 tuần tại ngân hàng Nhà nước. Kỳ hạn
của tín phiếu khá dài tới 364 ngày hay gần 1 năm.
- Từ tháng 2/2008, các loại lãi suất chủ đạo của ngân hàng Nhà nước
tăng cao hơn trước. Theo đó, lãi suất cơ bản tăng từ 8,25%/năm lên 8,75/năm,
lãi suất tái cấp vốn tăng từ 6,5%/năm lên 7,5%/năm và lãi suất chiết khấu tăng
từ 4,5%/năm lên 6,0%/năm. [34]
Trong bối cảnh cung tiền Đồng ngày một cạn dần bởi các chính sách thắt
chặt tiền tệ nhằm kiềm chế lạm phát của ngân hàng Nhà nước, còn cầu vốn
vẫn gia tăng theo độ nóng của thị trường bất động sản và vàng, các ngân hàng
đã buộc phải tăng lãi suất tiền gửi nhằm thu hút khách hàng. Chỉ trong vòng
một tuần đầu của năm 2008, đã có hơn 10 ngân hàng tăng lãi suất huy động
tiết kiệm lên mức 10%/năm. Trong đó có OCB, SCB, ACB, Techcombank,
Eximbank… Ngân hàng SHB bắt đầu từ 15/2/2008 cũng bắt đầu tăng lãi suất
tiền gửi VND trên toàn hệ thống. Theo đó, khách hàng gửi tiết kiệm kỳ hạn
Bong bãng bÊt ®éng s¶n ë Mü giai ®o¹n 2001 – 3/2008 vµ bµi häc cho ViÖt Nam
Mai Ph-¬ng Chi – NhËt 1 – K43F 83
tại ngân hàng khu vực Đồng bằng sông Cửu Long là 0,795%, khu vực miền
Nam là 0,72%. SEA Bank cũng tăng lãi suất VND kể từ 15/2 với kỳ hạn 3
tháng là 9,12%, 6 tháng là 9,24% và 12 tháng là 9,9% [39]. Bảng lãi suất tiền
gửi VND của các ngân hàng tăng lên theo từng ngày dẫn đến một cuộc đua
huy động vốn hết sức sôi động. Ngoài ra, các ngân hàng còn tung ra những
sản phẩm rất hấp dẫn để thu hút thêm vốn VND như sản phẩm “tiền gửi bù
lạm phát” của VP Bank. Theo đó, khách hàng sẽ được ngân hàng bù thêm một
phần hoặc toàn bộ phần chênh lệch lãi suất khi tỷ lệ lạm phát thực tế lớn hơn
lãi suất ban đầu.
Những chính sách thắt chặt tiền tệ của ngân hàng Nhà nước khiến cho
toàn bộ hệ thống ngân hàng bị rung động, đặc biệt là với với các ngân hàng có
tỷ lệ dư nợ cho vay đầu tư bất động sản ở mức cao. Các ngân hàng bị đặt dưới
một áp lực nặng nề phải đẩy nhanh tiến trình thu hồi nợ cho vay nếu không
muốn bị đổ vỡ. Nhiều ngân hàng có tỷ lệ dư nợ cho vay BĐS lên đến 30% –
40% trên tổng dư nợ, thậm chí còn cao hơn. Chính việc đua nhau bơm vốn
cho thị trường bất động sản những tháng cuối năm 2007 đã nhanh chóng đẩy
giá nhà, đất tăng cao. Và rủi ro đối với các ngân hàng cũng rất cao, vì sức
nóng của thị trường BĐS chủ yếu là tăng ảo do đầu cơ kiếm lời.
Tình hình này đã tác động trực tiếp đến thị trường bất động sản. Giá bất
động sản tăng đã góp phần làm tăng tốc độ lạm phát. Nhà đầu tư phát triển bất
động sản cũng sẽ gặp khó khăn, hoặc sẽ phải ngưng triển khai dự án vì không
gánh nổi tiền lãi ngân hàng, hoặc nếu cứ tiếp tục xây dựng thì sẽ phải tăng giá
đầu ra. Còn người mua nhà thì cũng sẽ sợ, không dám vay, hoặc đã vay rồi thì
lại gặp khó khăn hơn trong việc thanh toán. Người đầu tư kinh doanh bất
động sản chắc chắn sẽ buộc phải rút khỏi thị trường khi lãi suất tiền vay vượt
cao hơn cả mức lợi nhuận kinh doanh của họ. Điều này cũng giống như trong
trường hợp của Mỹ. Kiềm chế lạm phát là một điều thiết yếu. Tuy nhiên, với
Bong bãng bÊt ®éng s¶n ë Mü giai ®o¹n 2001 – 3/2008 vµ bµi häc cho ViÖt Nam
Mai Ph-¬ng Chi – NhËt 1 – K43F 84
những biện pháp kiềm chế lạm phát như trên, thị trường bất động sản đã giảm
nhiệt, giá chững lại, khối lượng giao dịch cũng đã giảm. Bong bóng đang bắt
đầu xì hơi. Nếu trong thời gian tới, bong bóng vỡ, giá bất động sản giảm đột
ngột, những người đi vay mà chủ yếu là để đầu cơ kiếm lời không bán được,
không có khả năng thu hồi vốn, dẫn tới việc không thể trả lãi và thanh toán
những khoản nợ đến hạn, liệu có xảy ra một tình trạng tương tự như nước Mỹ.
Có lẽ sẽ không có cảnh những người dân bị xiết nợ, tịch thu và phát mại tài
sản, đẩy ra ngoài đường tràn lan như trên đất Mỹ, do ở Việt Nam chưa phát
triển hình thức cho vay thế chấp dưới chuẩn. Tuy nhiên, hậu quả chắc chắn sẽ
xảy ra với các nhà đầu cơ, các công ty nhà đất và các ngân hàng. Điều này ắt
hẳn sẽ kéo theo sự rung chuyển toàn bộ hệ thống tài chính và cả nền kinh tế.
3. Bài học kinh nghiệm rút ra từ cuộc khủng hoảng bất động sản ở Mỹ có
thể áp dụng cho Việt Nam
3.1. Bài học về tâm lý người dân
Khi thị trường bất động sản bùng nổ, người dân đua nhau mua nhà, tuy
nhiên, nguồn vốn chủ yếu lại từ các khoản vay mượn nên khi thị trường biến
động lớn, người dân sẽ gánh chịu nhiều rủi ro.
Người Việt Nam và người Mỹ đều có tâm lý thích mua nhà, nhưng
khác với người Mỹ đa phần mua nhà để ở và sinh sống, người Việt Nam lại
mua nhà để đầu cơ kiếm lời thông qua phần chênh lệch. Nhu cầu của người
dân có ảnh hưởng rất lớn đến giá cả và khối lượng giao dịch của thị trường.
Nhất là ở Việt Nam, khi mà tỷ lệ đầu cơ bất động sản rất cao, ở mức 60%.
Yếu tố đầu cơ ở một số giai đoạn đã tạo ra các khoản siêu lợi nhuận và chính
lợi nhuận đã tác động lớn đến tâm lý người dân, hút cả xã hội vào cuộc đua
kinh doanh, đầu cơ bất động sản. Sự sốt sắng của hàng vạn nhà đầu tư không
chuyên đã tạo ra sự đột biến về giá cả. Kết quả là sau mỗi lần quay vòng đổi
chủ, giá đất lại vượt xa hơn giá trị thực sự của nó, tạo nên tình trạng bong
Bong bãng bÊt ®éng s¶n ë Mü giai ®o¹n 2001 – 3/2008 vµ bµi häc cho ViÖt Nam
Mai Ph-¬ng Chi – NhËt 1 – K43F 85
bóng trên thị trường. Điều này đã khiến cho thị trường bất động sản Việt Nam
mặc dù trong thời gian qua cầu tăng cao nhưng đa phần vẫn là cầu ảo. Những
người thực sự có nhu cầu thì lại khó có khả năng mua nhà. Việc mua nhà ở
Mỹ và Việt Nam mặc dù với mục đích khác nhau nhưng chủ yếu đều mua
bằng tiền đi vay mượn và thế chấp. Khi lãi suất cho vay của ngân hàng tăng,
người mua nhà dù với mục đích nào cũng sẽ gặp khó khăn trong việc trả lãi
và thanh toán các khoản nợ đến hạn. Do đó, để bình ổn tâm lý người dân, hạn
chế tình trạng đầu cơ, các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cần có các biện
pháp quy định hợp lý và sử dụng có hiệu quả hơn công cụ tài chính trong
quản lý nhà nước về đất đai.
3.2. Bài học về hình thức tín dụng bất động sản: cho vay thế chấp dưới
chuẩn
Việc mở rộng những hình thức tín dụng bất động sản không lành mạnh
(sản phẩm cho vay thế chấp dưới chuẩn) sẽ tạo nguy cơ về rủi ro thanh khoản
cho hệ thống ngân hàng, đe doạ đến toàn bộ thị trường tài chính và thị trường
chứng khoán.
Sản phẩm cho vay thế chấp dưới chuẩn có rủi ro cao, nhưng cũng vì thế
mà lãi suất cũng cao. Không những thế, thông qua nghiệp vụ chứng khoán
hoá, ngân hàng đã thực hiện việc “đóng gói” các khoản vay thế chấp này
thành những “gói trái phiếu” được giao dịch trên thị trường chứng khoán.
Ngân hàng càng mở rộng danh mục tín dụng bất động sản thì càng đóng được
nhiều gói, lợi nhuận cũng vì thế mà càng cao. Do đó, các ngân hàng đã không
ngần ngại mở rộng vào thị trường những người có thu nhập thấp nhằm thu
được nhiều lợi nhuận hơn và “đóng” được nhiều gói trái phiếu hơn. Lượng nợ
xấu trong các ngân hàng cũng theo đó mà tăng vọt. Tuy nhiên, khi những
người vay thế chấp dưới chuẩn này không có khả năng trả nợ, các ngân hàng
bị kẹt vốn, tính thanh khoản giảm do lượng nợ xấu đã quá lớn. Việc tịch thu,
Bong bãng bÊt ®éng s¶n ë Mü giai ®o¹n 2001 – 3/2008 vµ bµi häc cho ViÖt Nam
Mai Ph-¬ng Chi – NhËt 1 – K43F 86
phát mãi tài sản chỉ bù đắp được một phần tổn thất do giá nhà lúc đó đã giảm
nhiều so với thời điểm cho vay. Thị trường chứng khoán cũng không tránh
khỏi ảnh hưởng. Khi danh mục tín dụng được đảm bảo bằng các khoản vay
thế chấp hoạt động không tốt, các gói trái phiếu này cũng theo đó mà giảm giá
trị. Không những thế, khi các ngân hàng đang gặp khó khăn về vốn và tính
thanh khoản do sự sụt giảm trên thị trường bất động sản cũng khó có khả
năng tiếp tục bơm tiền vào thị trường chứng khoán được như trước.
Hình thức cho vay thế chấp ở Việt Nam mới chỉ manh nha xuất hiện
vào nửa cuối năm 2007, tuy nhiên, từ bài học về cho vay thế chấp mua nhà ở
Mỹ có thể thấy khi thực hiện nghiệp vụ vay thế chấp phát sinh nhiều rủi ro
cho cả ngân hàng và người đi vay. Cho tới nay, mặc dù chưa có thông tin về
việc có tồn tại hay không hình thức cho vay thế chấp dưới chuẩn ở Việt Nam,
nhưng đã có những dấu hiệu về sự lỏng lẻo trong các thủ tục thẩm định. Do
đó, cần có những biện pháp để kiểm soát chặt chẽ các quy định về thẩm định
tín dụng, nhất là đối với tín dụng bất động sản, do đây thường là những khoản
vay lớn và nhiều rủi ro.
3.3. Bài học về biện pháp tăng nguồn vốn cho thị trường bất động sản
Việc liên kết và tham gia của nhiều tổ chức tài chính một mặt sẽ làm
tăng đáng kể nguồn vốn cung cấp cho thị trường bất động sản, nhưng mặt
khác cũng gánh chịu rủi ro là dễ rơi vào tình trạng “hiệu ứng dây chuyền”, vì
với mối liên thông chặt chẽ như vậy, chỉ cần một khâu gặp trục trặc sẽ dẫn
đến sự ngưng trệ của các khâu khác.
Để tăng vốn cho thị trường bất động sản, ngoài những khoản tín dụng
truyền thống, các ngân hàng đã kết hợp với các công ty tài chính, công ty tài
trợ địa ốc, các công ty đặc biệt và các nhà đầu tư chứng khoán để thực hiện
nghiệp vụ chứng khoán hoá danh mục tín dụng bất động sản. Nguồn vốn cho
Bong bãng bÊt ®éng s¶n ë Mü giai ®o¹n 2001 – 3/2008 vµ bµi häc cho ViÖt Nam
Mai Ph-¬ng Chi – NhËt 1 – K43F 87
thị trường bất động sản bây giờ lại được tăng thêm từ vốn bên thị trường
chứng khoán thông qua các trái phiếu được đảm bảo bằng danh mục tín dụng
bất động sản. Mối liên kết này rất chặt chẽ và đã làm tăng đáng kể lượng vốn
cho thị trường bất động sản. Tuy nhiên, khi khách hàng là người đi vay để
mua nhà không có khả năng trả nợ, tất cả các thành phần của dây chuyền này,
từ công ty tài chính, công ty tài trợ địa ốc, ngân hàng, các nhà đầu tư trên thị
trường chứng khoán đều phải gánh chịu những tổn thất nặng nề.
Ở Việt Nam, việc cung cấp vốn cho thị trường bất động sản thời gian
gần đây chủ yếu là từ các khoản vay ngân hàng. Việc kết hợp các tổ chức và
thực hiện nghiệp vụ chứng khoán hoá mặc dù chưa phát triển ở Việt Nam
nhưng hiện đang là xu thế chung trên thế giới. Đây là một trong những biện
pháp hiệu quả để huy động vốn từ nhiều nguồn cho thị trường bất động sản.
Tuy nhiên, từ bài học của Mỹ, nếu Việt Nam muốn thực hiện biện pháp này
thì cần đảm bảo tất cả các thành phần trong hệ thống này phải hoạt động tốt
và lành mạnh để tránh gặp phải những rủi ro đáng tiếc có thể xảy ra.
3.4. Bài học về tác động của các chính sách điều tiết của Nhà nước
Các chính sách tài chính – tiền tệ có ảnh hưởng lớn tới thị trường bất
động sản. Nó có thể khiến cho thị trường nóng lên nhanh chóng rồi lại đột
ngột suy giảm.
Lãi suất liên bang ở Mỹ giảm khiến cho lãi suất vay thế chấp có điều
chỉnh cũng giảm. Người dân ồ ạt mua nhà bằng các khoản vay thế chấp, đẩy
giá nhà lên cao. Khi lãi suất tăng, mức lãi suất điều chỉnh của các khoản vay
này cũng vì thế mà tăng theo. Thị trường bất động sản sụt giảm, giá nhà rớt
xuống nhanh chóng. Những người đi vay thế chấp mua nhà, nhất là những
người vay thế chấp dưới chuẩn không có khả năng trả lãi và thanh toán các
khoản nợ đến hạn thì phải đối mặt với nguy cơ bị tịch thu nhà. Như vậy, việc
Bong bãng bÊt ®éng s¶n ë Mü giai ®o¹n 2001 – 3/2008 vµ bµi häc cho ViÖt Nam
Mai Ph-¬ng Chi – NhËt 1 – K43F 88
cắt giảm lãi suất với mục tiêu phục hồi nền kinh tế đang trên đà suy thoái của
Cục dự trữ liên bang Mỹ đã làm xuất hiện bong bóng bất động sản. Và cũng
chính những tác động đến lãi suất với mục tiêu kiềm chế lạm phát thông qua
việc tăng lãi suất đã làm vỡ quả “bong bóng” đó. Thị trường bất động sản sau
một thời gian bùng nổ đã rơi vào khủng hoảng và để lại những hậu quả nặng
nề.
Ở Việt Nam, kể từ khi thị trường tín dụng bất động sản phát triển thì
ảnh hưởng của các chính sách tài chính – tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước
ngày càng rõ rệt. Trong bối cảnh lạm phát đang ở mức cao như hiện nay, việc
kiềm chế lạm phát là một điều thiết yếu. Tuy nhiên, cũng cần nhìn từ bài học
của Mỹ để thấy rằng, bất kỳ một sự tác động nào của Ngân hàng Nhà nước
cũng sẽ gây ảnh hưởng đến thị trường bất động sản trong ngắn hạn cũng như
dài hạn. Do đó, cần phải tính đến các khả năng có thể xảy ra đối với thị
trường khi đưa ra các biện pháp can thiệp.
III. Các giải pháp đề xuất để nâng cao hiệu quả của thị trƣờng bất động
sản Việt Nam nhằm tránh nguy cơ vỡ “bong bóng”
1. Giải pháp vĩ mô
1.1. Ổn định tâm lý người dân, tránh tình trạng đầu cơ bằng các quy định
hợp lý và sử dụng có hiệu quả hơn công cụ tài chính trong quản lý Nhà
nước về đất đai
Chính sách tài chính về đất đai cần được hoàn thiện để đảm bảo các
vấn đề xã hội, chống lãng phí đất và hạn chế đầu cơ. Ta có thể sử dụng chính
sách thuế và phí để điều tiết khối cầu. Thực ra, các chính sách thuế và phí có
tác dụng điều tiết cả khối cung lẫn khối cầu. Nhưng trong tình hình thị trường
bất động sản nước ta hiện nay, yêu cầu trước hết của chính sách tài chính đất
đai là điều tiết khối cầu, hạn chế hiện tượng đầu cơ nhà đất làm phát sinh “cầu
ảo”. Nghị quyết Trung ương 7 - Khoá IX đã yêu cầu xây dựng và thực hiện
Bong bãng bÊt ®éng s¶n ë Mü giai ®o¹n 2001 – 3/2008 vµ bµi häc cho ViÖt Nam
Mai Ph-¬ng Chi – NhËt 1 – K43F 89
chính sách tài chính về đất đai đồng bộ với các chính sách khác nhằm lành
mạnh hoá và phát triển thị trường bất động sản, nhưng đến nay các chính sách
tài chính về đất đai chậm được ban hành. Các công trình hạ tầng kỹ thuật – xã
hội, nhà nước đầu tư nhằm chỉnh trang và phát triển đô thị, nâng giá trị quyền
sử dụng đất. Tuy nhiên, người hưởng lợi lại không chịu bất kỳ một nghĩa vụ
tài chính nào. Khi tiến hành quy hoạch, nảy sinh vấn đề sẽ có một số người
được lợi và một số người bị thiệt. Nhiều nhà đầu tư dự án xây dựng nhà ở của
các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản cố tình kéo dài thời gian thực hiện
để chờ Nhà nước đầu tư các công trình giao thông kết nối và các công trình
phúc lợi công cộng khác để được hưởng lợi. Ở nhiều nước trên thế giới như
Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, người ta sử dụng chính sách thuế và phí để giải quyết
sự bất hợp lý đó. Để chống hiện tượng đầu cơ nền nhà trong các quy hoạch
xây dựng nhà ở, phải quy định chặt chẽ về tiến độ và nội dung xây dựng,
dùng chính sách thuế để buộc nhà đầu tư phải bảo đảm kết cấu hạ tầng công
cộng được xây dựng hoàn thiện trước khi bán nền nhà cho người mua nền nhà
xây dựng nhà ở và đánh thuế bất động sản luỹ tiến để chống lại hiện tượng
mua nền nhà đất rồi bỏ hoang trong các khu đô thị, làm chậm tiến độ xây
dựng theo kế hoạch. Đối với các dự án đầu tư đô thị có quy mô lớn, nên
nghiên cứu cho phép tổ chức thành những cấp các nhà đầu tư khác nhau để
thực hiện việc xây dựng hạ tầng tổng thể của dự án theo quy hoạch, đồng thời
chuyển nhượng cho những nhà đầu tư thứ cấp thực hiện từng phân khu chức
năng theo quy hoạch cho đến khi tạo ra sản phẩm cuối cùng. Tuy nhiên, Nhà
nước phải quản lý chặt cấp các nhà đầu tư đầu tiên, tránh tình trạng buông
lỏng quản lý như vừa qua đã diễn ra ở nhiều dự án.
Các công cụ thuế và phí sẽ bổ sung và thay thế một số công cụ quản lý
hành chính như hiện nay. Nhà nước nắm quy hoạch và giám sát việc xây dựng
theo quy hoạch, chế tài vi phạm, chất lượng của dự án, tiến độ xây dựng công
Bong bãng bÊt ®éng s¶n ë Mü giai ®o¹n 2001 – 3/2008 vµ bµi häc cho ViÖt Nam
Mai Ph-¬ng Chi – NhËt 1 – K43F 90
trình. Các công cụ thuế và phí sẽ dẫn dắt thị trường bất động sản và chính thị
trường sẽ tác động đến các nhà đầu tư bất động sản, dẫn dắt đầu tư. Cần sớm
xây dựng Luật kinh doanh bất động sản để thay thế Pháp lệnh thuế nhà, đất
hiện hành được ban hành từ năm 1992, bổ sung năm 1994 và đang quá bất
cập so với tình hình thực tế. Đồng thời, cần sớm ban hành Luật thuế bất động
sản vừa bảo đảm nguồn thu ổn định cho ngân sách, vừa tạo công bằng Xã hội.
Tuy nhiên, để có thể thực hiện có hiệu quả các biện pháp trên, Nhà
nước cần nắm rõ các thông tin về đất đai của từng địa phương và trên phạm vi
cả nước. Trong điều kiện khoa học kỹ thuật phát triển như hiện nay, việc ghi
nhận thông tin về đất đai cần được công nghệ hoá và có sự kết nối thông suốt
về dữ liệu thông tin địa chính trên toàn quốc. Có như vậy, chúng ta mới có thể
kiểm soát được việc tích tụ đất đai của các chủ thể sử dụng đất, làm cơ sở cho
việc hạn chế đầu cơ đất đai. Việc quản lý đất đai không chỉ dừng lại ở việc
quản lý hành chính đơn thuần mà phải gắn với việc tự điều tiết của thị trường
đất đai. Ngoài ra, việc thực hiện nghiêm túc pháp luật và xử lý nghiêm minh
những hành vi vi phạm pháp luật đất đai, nhất là với các giao dịch bất hợp
pháp, là biện pháp thiết thực nhất để ngăn chặn hành vi đầu cơ. Bên cạnh đó,
các thông tin về đất đai và thị trường bất động sản cần phải được minh bạch
và tiếp cận dễ dàng hơn, đặc biệt là thông tin quy hoạch, kế hoạch sử dụng
đất. Các cơ quan chức năng cần nâng cao khả năng lập quy hoạch, kế hoạch
sử dụng đất. Thông tin về tình trạng pháp lý của từng thửa đất cần được tìm
hiểu dễ dàng hơn để tạo điều kiện cho nhà đầu tư bình đẳng và dễ dàng tiếp
cận các dự án phát triển bất động sản, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh
nhằm tăng cung cho thị trường. Thực hiện nghiêm quy định bắt buộc với các
tổ chức, cá nhân kinh doanh bất động sản phải bán nhà và chuyển quyền sử
dụng đất tại các dự án phải thông qua sàn giao dịch bất động sản để mọi đối
tượng có nhu cầu tiếp cận trực tiếp các thông tin mua bán. Hàng hoá của các
Bong bãng bÊt ®éng s¶n ë Mü giai ®o¹n 2001 – 3/2008 vµ bµi häc cho ViÖt Nam
Mai Ph-¬ng Chi – NhËt 1 – K43F 91
tổ chức, cá nhân kinh doanh bất động sản nếu không bán công khai qua sàn
giao dịch sẽ không cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng, sở hữu. Đây là điều
kiện để tạo sự an tâm, mạnh dạn đầu tư cho cả doanh nghiệp cũng như khả
năng tiếp cận của những người thực sự có nhu cầu về nhà ở, góp phần làm
nâng cao chất lượng, phong phú hàng hoá cho thị trường bất động sản.
1.2. Tăng cung bất động sản
Thị trường bất động sản Việt Nam sốt giá và tình trạng đầu cơ cao
trong thời gian qua cũng bắt nguồn từ nguyên nhân cơ bản là cung không đáp
ứng đủ cầu. Việc Việt Nam gia nhập WTO đã mở cửa cho một loạt các công
ty và tổ chức nước ngoài vào đầu tư và làm việc tại Việt Nam. Nhu cầu sử
dụng nhà ở và các văn phòng cho thuê vì thế cũng tăng lên. Không những thế,
nhu cầu về nhà ở của người dân cũng tăng cao. Trong khi đó, nguồn cung thị
trường bất động sản vẫn còn hạn chế, nhiều dự án đã lên kế hoạch từ lâu
nhưng vẫn còn bỏ ngỏ do những vướng mắc về thủ tục pháp lý và vốn. Cung
không đáp ứng đủ cầu càng tạo điều kiện cho tình trạng đầu cơ. Do đó, việc
tăng cung bất động sản trong thời điểm hiện nay là một biện pháp cần thiết.
Các địa phương cần khẩn trương rà soát, lập danh mục theo thứ tự ưu tiên đầu
tư bất động sản, nhất là các dự án phát triển nhà ở, văn phòng cho thuê, khu
đô thị mới, khu công nghiệp, đẩy mạnh cải tiến thủ tục đầu tư, thủ tục giao
đất, giải phóng mặt bằng và có chế tài cụ thể với các tổ chức, cá nhân gây
chậm trễ trong việc giải quyết các thủ tục này.
1.3. Huy động vốn từ nhiều nguồn cho thị trường bất động sản.
Để tăng cung bất động sản cần phải tăng vốn bất động sản. Vấn đề đặt
ra hiện nay là ngoài những khoản tín dụng truyền thống từ ngân hàng thì cũng
cần phải huy động vốn từ nhiều nguồn để đảm bảo có một nguồn vốn ổn định
trong thời gian dài, đồng thời cũng để giảm bớt rủi ro khi nguồn vốn phụ
Bong bãng bÊt ®éng s¶n ë Mü giai ®o¹n 2001 – 3/2008 vµ bµi häc cho ViÖt Nam
Mai Ph-¬ng Chi – NhËt 1 – K43F 92
thuộc quá nhiều vào hệ thống ngân hàng. Để việc huy động vốn có hiệu quả,
cần thực hiện các biện pháp sau:
1.3.1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật tạo điều kiện cho các doanh nghiệp bất
động sản tiếp cận nguồn vốn dễ dàng hơn.
Hiện nay, Luật đất đai chưa quy định việc xử lý giá trị quyền sử dụng
đất thế chấp để thu hồi nợ, chưa có các quy định về căn cứ để xác định giao
dịch bất động sản hợp pháp để cho vay cũng như những quy định về việc xác
định giá trị tài sản là quyền sử dụng đất của các doanh nghiệp Nhà nước được
giao đất trước đây chuyển sang cho thuê… đã khiến nhiều doanh nghiệp gặp
khó khăn trong việc tiếp cận vốn vay từ ngân hàng. Do đó, cần phải sớm hoàn
thiện, chỉnh sửa và bổ sung một số quy định trong hệ thống pháp luật về bất
động sản để tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động cho vay đầu tư, kinh
doanh vào bất động sản
1.3.2. Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực bất động sản
Đây sẽ là một kênh huy động vốn cũng như kêu gọi đầu tư vào bất
động sản khá hiệu quả nếu chúng ta biết tranh thủ thời cơ và tạo điều kiện
thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài. Các địa phương cần ban hành quy
chế thu hút đầu tư nước ngoài vào bất động sản để có thể đảm bảo hoặc thanh
toán chi phí xây dựng bên ngoài hàng rào, hỗ trợ giải phóng mặt bằng. Đặc
biệt, cơ quan quản lý phải công bố danh mục dự án phát triển bất động sản,
kêu gọi đầu tư trực tiếp nước ngoài, thành lập công ty phát triển quỹ đất, đảm
trách việc chuẩn bị nguồn đất và dịch vụ công về bất động sản. Đồng thời
phải thống nhất với các nhà đầu tư về mức đền bù, giải toả, tỷ lệ nhà được
bán, mức giá, trách nhiệm Xã hội. Tuy nhiên, cần xem xét lượng vốn nước
ngoài đầu tư vào bất động sản là bao nhiêu trên tổng vốn thông qua hệ thống
ngân hàng. Việc cân đối nguồn vốn trong và ngoài nước đầu tư vào thị trường
Bong bãng bÊt ®éng s¶n ë Mü giai ®o¹n 2001 – 3/2008 vµ bµi häc cho ViÖt Nam
Mai Ph-¬ng Chi – NhËt 1 – K43F 93
bất động sản là rất quan trọng và cần thiết. Nếu nguồn vốn nước ngoài lấn át
nguồn vốn trong nước thì hệ quả trong 5 – 10 năm tới sẽ rất khó lường.
1.3.3. Sử dụng các công cụ đầu tư tài chính nhằm tạo kênh dẫn thông thoáng
giữa thị trường bất động sản và thị trường vốn.
Hiện nay, nhiều nhà đầu tư bất động sản gặp khó khăn khi thực hiện
quy định hạn chế huy động vốn khi mới bắt đầu triển khai dự án. Nguyên
nhân là do chúng ta chưa chú ý xây dựng các định chế nhằm tạo kênh dẫn
thông thoáng giữa thị trường bất động sản và thị trường vốn. Do đó, cần có
những định chế khai thông kênh dẫn vốn giữa hai thị trường này. Hiện nay,
phần lớn các công ty kinh doanh bất động sản thực hiện dự án dựa vào hai
nguồn vốn tiền ứng trước của người mua bất động sản và nguồn tín dụng của
ngân hàng thương mại. Nhưng cả hai nguồn này đang gặp khó khăn. Ngân
hàng thương mại chủ yếu huy động vốn ngắn hạn, trong khi thị trường bất
động sản lại cần nguồn vốn trung và dài hạn. Do đó, Ngân hàng Nhà nước cần
dỡ bỏ trần lãi suất 12% như hiện nay để tạo điều kiện cho các ngân hàng có
thể tự do lãi suất huy động vốn, tự chủ hơn trong các kế hoạch kinh doanh
giúp các ngân hàng thoát khỏi tình trạng khan vốn VND như trong thời gian
qua. Đồng thời, cũng cần cần phải khuyến khích phát triển các quỹ đầu tư, các
công ty đầu tư dưới hình thức công ty cổ phần để huy động vốn đầu tư của
công chúng và các nguồn đầu tư trong và ngoài nước cho thị trường bất dộng
sản. Chính các định chế đầu tư sẽ đóng vai trò trung gian giữa những nhà đầu
tư không chuyên nghiệp với các nhà đầu tư chuyên nghiệp. Đây cũng là con
đường để từng bước “chính quy hoá” phương thức và hình thức đầu tư vào thị
trường bất động sản, phù hợp với lộ trình hội nhập và cạnh tranh của nước ta.
Ngoài ra, trong điều kiện hiện nay, để huy động vốn phát triển các khu
đô thị mới, khu kinh tế tập trung mới… có thể áp dụng các hình thức khác
như mời các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản tham gia đấu giá đổi đất
Bong bãng bÊt ®éng s¶n ë Mü giai ®o¹n 2001 – 3/2008 vµ bµi häc cho ViÖt Nam
Mai Ph-¬ng Chi – NhËt 1 – K43F 94
lấy cơ sở hạ tầng, kêu gọi các hộ dân trong diện giải phóng góp đất, vốn theo
nghĩa như cổ đông trong các dự án kinh doanh bất động sản để hưởng cổ tức.
Bên cạnh đó, để tăng khả năng huy động vốn, cần có cơ chế cho phép các
doanh nghiệp kinh doanh bất động sản được huy động vốn bằng cách bán sản
phẩm, dịch vụ theo hình thức thu tiền trước nhưng phả đăng ký với cơ quan
chức năng và do ngân hàng thương mại đảm nhận.
2. Giải pháp vi mô
2.1. Về phía các ngân hàng thương mại
2.1.1. Thực hiện nghiêm túc các thủ tục thẩm định cho vay thế chấp liên quan
đến bất động sản
Rủi ro tín dụng thế chấp đối với chủ nợ (ngân hàng) là rủi ro mà con nợ
không có khả năng thanh toán làm chủ nợ không thu được lợi nhuận kỳ vọng.
Nếu tính được khả năng xảy ra rủi ro này và mức tiền cho vay thế chấp thì
chủ nợ sẽ hết bị rủi ro, nếu có bị cũng ở mức thấp nhất. Các ngân hàng
thương mại cổ phần cần xây dựng một hệ thống đánh giá mức tín nhiệm của
người đi vay, đồng thời cần kiểm soát chặt chẽ các thủ tục thẩm định, đảm
bảo những người thực sự có nhu cầu và có khả năng mới được vay thế chấp.
Đặc biệt, rà soát lại các điều kiện cho vay của ngân hàng đối với thị trường
bất động sản. Nếu có hiện tượng cho vay dưới chuẩn, cần có những biện pháp
điều chỉnh tích cực và kịp thời. Ngoài ra, cần phối hợp chặt chẽ với các công
ty bảo hiểm để giảm thiểu rủi ro về tín dụng cầm cố ở mức thấp nhất.
2.1.2. Tháo gỡ vướng mắc trong cho vay của ngân hàng đối với kinh doanh
bất động sản
Trong bối cảnh thị trường tài chính nước ta hiện nay, tín dụng ngân
hàng vẫn sẽ là kênh cung cấp vốn chủ yếu cho các doanh nghiệp kinh doanh
bất động sản. Tuy nhiên, cho vay bất động sản với kỳ hạn dài và tỷ trọng lớn
Bong bãng bÊt ®éng s¶n ë Mü giai ®o¹n 2001 – 3/2008 vµ bµi häc cho ViÖt Nam
Mai Ph-¬ng Chi – NhËt 1 – K43F 95
ở các ngân hàng thương mại thường gặp rủi ro về thanh khoản, do 80% - 90%
nguồn vốn huy động của các ngân hàng Việt Nam chỉ có kỳ hạn từ 12 tháng
trở xuống. Do đó, để việc huy động theo kênh này hiệu quả hơn cần phải tăng
cường huy động vốn trung và dài hạn của các ngân hàng bên cạnh việc nâng
tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn. Đồng thời, cần phải
thiết lập và nâng cao chất lượng các kênh thông tin về thị trường bất động sản
để làm cơ sở cho các ngân hàng thẩm định dự án, đánh giá khả năng chi trả
của các chủ đầu tư. Tuy nhiên, cần thường xuyên rà soát tỷ lệ cho vay đối với
thị trường bất động sản trên tổng dư nợ để có thể đưa ra các biện pháp điều
chỉnh kịp thời khi thị trường bất động sản có biến động.
2.2. Về phía các công ty kinh doanh địa ốc
2.2.1. “Chứng khoán hoá” các dự án đầu tư kinh doanh bất động sản
Hiện nay, lượng tiền nhàn rỗi trong dân cư rất lớn nhưng việc thu hút
đầu tư vào thị trường bất động sản vẫn còn hạn chế. Lý do là bởi sản phẩm
bất động sản có giá trị lớn, trong khi vốn nhàn rỗi của người dân lại thường
nhỏ lẻ nên khó có thể tham gia vào được. Do đó, giải pháp được xem là hữu
hiệu nhất trong việc huy động vốn nhàn rỗi chính là phải làm sao để “chứng
khoán hoá” các dự án bất động sản. Chứng khoán bất động sản là một loại
chứng khoán đặc biệt, kết hợp giữa hình thức đầu tư chứng khoán và đầu tư
bất động sản, được đảm bảo bằng giá trị bất động sản mà nó đại diện, đồng
thời cho phép nhà đầu tư kiếm lời trên biến động giá trị của bất động sản này,
nhưng không nhất thiết nắm giữ quyền sở hữu trực tiếp một phần hay toàn bộ
bất động sản đó trong suốt quá trình sở hữu chứng khoán. Phát hành chứng
chỉ bất động sản cũng là một biện pháp hiệu quả trong việc giúp các doanh
nghiệp thiếu vốn đầu tư thực hiện dự án nhà ở có được công cụ huy động vốn,
đồng thời tạo thêm kênh đầu tư mới cho các tầng lớp dân cư. Chứng chỉ bất
động sản sẽ được chuyển nhượng tự do để tăng tính thanh khoản và các ngân
Bong bãng bÊt ®éng s¶n ë Mü giai ®o¹n 2001 – 3/2008 vµ bµi häc cho ViÖt Nam
Mai Ph-¬ng Chi – NhËt 1 – K43F 96
hàng sẽ đảm nhận việc giám sát giải ngân theo tiến độ thi công công trình.
Khi hoàn thành dự án, toàn bộ bất động sản sẽ được đưa ra bán đấu giá và
chia cho các nhà đầu tư theo tỷ lệ nắm giữ chứng chỉ. Chứng chỉ bất động sản
sẽ thu hút thêm nguồn vốn từ xã hội, nhất là các nhà đầu tư địa ốc chuyên
nghiệp để tập trung vào các dự án trọng điểm, khai thông nguồn vốn cho thị
trường bất động sản. Chứng chỉ bất động sản này là sợi dây kết nối giữa thị
trường bất động sản và thị trường tài chính, do đó, cần đảm bảo các chứng chỉ
này được phát hành dựa trên các dự án hoạt động tốt để tránh đem lại rủi ro
cho cả hai thị trường.
2.2.2. Hình thành quỹ đầu tư tín thác cho thị trường bất động sản
Đây là mô hình mà nhà đầu tư ủy thác cho công ty quản lý quỹ đầu tư
vốn vào bất động sản để kiếm lời. Quỹ sẽ hoạt động theo phương thức khai
thác thị trường bất động sản, tìm cách khai thác bất động sản để tạo thu nhập,
đồng thời có thể cho chủ sở hữu bất động sản hoặc những người khác vay tiền
hoặc cũng có thể mua lại các khoản nợ hoặc chứng khoán được đảm bảo bằng
bất động sản. Chứng chỉ quỹ đầu tư tín thác sẽ có tính chất nửa như trái phiếu,
nửa như cổ phiếu và người nắm giữ được nhận lợi tức định kỳ nhưng không
tham gia quản lý đầu tư.
2.2.3. Nâng cao trình độ, tăng khả năng quản lý của các doanh nghiệp bất
động sản trong nước.
Các doanh nghiệp bất động sản trong nước thường có số lượng lớn,
nhưng quy mô nhỏ. Do đó, đứng trước dự cạnh tranh ngày càng gay gắt của
các đồng nghiệp nước ngoài, các doanh nghiệp bất động sản trong nước cần
liên minh lại với nhau trên tinh thần hợp tác, cùng nhau phát triển. Đồng thời,
bản thân mỗi doanh nghiệp cần nâng cao năng lực triển khai dự án và trình độ
quản lý, nâng cao tính chuyên nghiệp trong việc thực hiện các dự án. Các nhà
Bong bãng bÊt ®éng s¶n ë Mü giai ®o¹n 2001 – 3/2008 vµ bµi häc cho ViÖt Nam
Mai Ph-¬ng Chi – NhËt 1 – K43F 97
đầu tư trong nước cần đi vào những thị phần chuyên biệt, đầu tư nghiêm túc
vào lĩnh vực nghiên cứu – phát triển để nắm bắt xu hướng khách hàng. Để
làm được điều này, các doanh nghiệp cần cập nhật kỹ năng mới, ứng dụng
công nghệ mới, chuyên sâu trong từng công đoạn: quy hoạch, thiết kế, xây
dựng, quản lý dự án, tiếp thị, hậu mãi… Việc này có thể học hỏi từ cách làm
của các đối tác nước ngoài đang có mặt tại Việt Nam. Nhiều công ty chuyên
nghiệp kết hợp lại sẽ tạo thành chuỗi cung ứng sản phẩm dịch vụ chuyên
nghiệp cho toàn bộ quy trình phát triển dự án.
*Nhận xét: Các ngân hàng thắt chặt kiểm soát tín dụng bất động sản có
thể sẽ khiến nhiều nhà đầu tư lo lắng thiếu vốn để triển khai dự án, nguồn
cung bất động sản đã thiếu nay càng trầm trọng hơn. Tuy nhiên, đây là một
bước điều chỉnh có lợi cho thị trường. Bất động sản sẽ rơi vào tình trạng
“bong bóng” nếu tiếp tục bị thả nổi như trong thời gian vừa qua. Đây đồng
thời cũng là cơ hội để các chủ thể tham gia vào thị trường dừng lại để cân đối
các khoản thu chi, quyết định đầu tư… Bong bóng đang xì hơi. Tuy nhiên,
đây sẽ là tín hiệu tốt khi giá trị bất động sản quay về đúng giá trị và nếu chúng
ta biết áp dụng đồng bộ các biện pháp để ổn định thị trường trong dài hạn.
Nếu không, một khi bong bóng vỡ chắc chắn sẽ để lại những hậu quả nặng nề
như bài học từ thị trường bất động sản của Mỹ.
Bong bãng bÊt ®éng s¶n ë Mü giai ®o¹n 2001 – 3/2008 vµ bµi häc cho ViÖt Nam
Mai Ph-¬ng Chi – NhËt 1 – K43F 98
KẾT LUẬN
Thị trường bất động sản là một thị trường hết sức phức tạp và có ảnh
hưởng lớn tới toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Thị trường bất động sản Việt
Nam trong thời gian gần đây diễn biến rất thất thường, tạo ra những nguy cơ
tiềm ẩn. Điều này càng đòi hỏi các cơ quan có thẩm quyền cần có những biện
pháp kịp thời để lành mạnh hoá thị trường, ổn định trong dài hạn và hướng thị
trường đi đúng hướng. Vì vậy, khóa luận được nghiên cứu nhằm tạo dựng
những cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc đề xuất các bài học cho thị trường
bất động sản Việt Nam từ kinh nghiệm của cuộc khủng hoảng trên thị trường
bất động sản Mỹ.
Trước hết khóa luận đã làm rõ những cơ sở lý luận về thị trường bất
động sản thông qua các khái niệm, nội dung cơ bản của bất động sản, thị
trường bất động sản và quản lý thị trường bất động sản. Thông qua đó, có thể
thấy vai trò quan trọng của thị trường bất động sản trong nền kinh tế quốc dân
và mối quan hệ của nó với các thị trường khác.
Trên cơ sở đó, khóa luận đi sâu vào phân tích diễn biến thị trường bất
động sản Mỹ giai đoạn 2001 – 3/2008, giai đoạn xảy ra bong bóng, để từ đó
tìm hiếu nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng, những hậu quả của nó và
ảnh hưởng tới thị trường tài chính thế giới. Hiện nay, kinh tế Mỹ đang đứng
trước nguy cơ suy thoái, còn thị trường tài chính thế giới thì đang gánh chịu
những hậu quả nặng nề từ cuộc khủng hoảng trên thị trường bất động sản Mỹ,
mà nguyên nhân chủ yếu bắt nguồn từ những vấn đề về tín dụng. Đây chính là
một bài học cho Việt Nam, nhất là trong bối cảnh thị trường bất động sản Việt
Bong bãng bÊt ®éng s¶n ë Mü giai ®o¹n 2001 – 3/2008 vµ bµi häc cho ViÖt Nam
Mai Ph-¬ng Chi – NhËt 1 – K43F 99
Nam đang diễn biến rất phức tạp và có những biểu hiện tương tự như Mỹ.
Hơn thế nữa, thị trường bất động sản Việt Nam lại kém minh bạch và còn rất
nhiều bất cập. Do đó, vai trò của các cơ quan chức năng rất quan trọng trong
việc ổn định thị trường, tránh đi theo “vết xe đổ” của Mỹ, vì với tình hình thị
trường bất động sản Việt Nam như vậy, nếu xảy ra khủng hoảng, chắc chắn sẽ
để lại hậu quả rất nặng nề.
Tuy nhiên, đây là vấn đề không phải dễ đạt được trong thời gian ngắn.
Các bài học kinh nghiệm đưa ra hoàn toàn theo ý kiến chủ quan của em dựa
trên việc tìm hiểu tài liệu và tình hình thực tế. Do còn nhiều hạn chế bởi năng
lực và điều kiện nghiên cứu nên không tránh khỏi có nhiều khiếm khuyết. Bởi
vậy, em rất mong nhận được các ý kiến đóng góp và hi vọng để phát triển sâu
rộng hơn nữa đề tài này.
Bong bãng bÊt ®éng s¶n ë Mü giai ®o¹n 2001 – 3/2008 vµ bµi häc cho ViÖt Nam
Mai Ph-¬ng Chi – NhËt 1 – K43F 100
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Sách và các văn bản pháp luật tham khảo
1. David Begg (1995), Kinh tế học, Nhà xuất bản Giáo dục.
2. Đàm Văn Huệ(2006), Thuế đất đai – Công cụ quản lý và điều tiết thị trường
bất động sản, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân.
3. Hoàng Văn Cường – Nguyễn Minh Ngọc – Nguyễn Thế Phán(2006), Thị
trường bất động sản, Nhà xuất bản Xây dựng.
4. Lê Xuân Bá (2003), Sự hình thành và phát triển thị trường bất động sản
trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật.
5. Nguyễn Thanh Trà - Nguyễn Đình Bồng(2005), Giáo trình thị trường bất
động sản, Nhà xuất bản Nông nghiệp.
6. Quốc hội nước cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam(2005), Bộ luật dân
sự, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, điều 174.
7. Quốc hội nước cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam(2006), Luật kinh
doanh bất động sản, Nhà xuất bản Tài chính, điều 4, mục 2 – 3.
8. Quốc hội nước cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam(2006), Luật kinh
doanh bất động sản, Nhà xuất bản Tài chính, điều 66, mục 2.
9. Tôn Gia Huyên – Nguyễn Đình Bồng(2006), Quản lý đất đai và thị trường
bất động sản, Nhà xuất bản Bản đồ.
10. Thái Bá Cẩn – Trần Nguyên Nam(2003), Thị trường bất động sản: Những
vấn đề lý luận và thực tiễn ở Việt Nam, Nhà xuất bản nông nghiệp.
Bong bãng bÊt ®éng s¶n ë Mü giai ®o¹n 2001 – 3/2008 vµ bµi häc cho ViÖt Nam
Mai Ph-¬ng Chi – NhËt 1 – K43F 101
11. Trần Dung Nhi(2007), Những điều cần biết về nhà, đất, Nhà xuất bản Tư
pháp
12. Houghton Mifflin, American Heritage Dictionary of English Language,
4
th
edition.
II. Các Website tham khảo:
13.
2&id=dbcdaacb80d7fc
14.
elID=33
15.
16.
17.
18.
19.
20.
dbcdaacb80d7fc&pageid=2539
21.
22.
256b83003116c0/14f87c5589e75834472574390057640f?OpenDocument
23.
24.
25.
gi/30096704/87/
26.
ws&file=article&sid=1161
27.
Bong bãng bÊt ®éng s¶n ë Mü giai ®o¹n 2001 – 3/2008 vµ bµi häc cho ViÖt Nam
Mai Ph-¬ng Chi – NhËt 1 – K43F 102
28.
sac/70054971/87/
29.
30.
31.
32.
33.
34.
35.
36.
37.
ngan-hang/75176158/507/
38.
Tay/70113766/157/
39.
=799
40.
41.
42.
ngan-hang/75176158/507/
43.
UARTER=4
44.
45.
46.
47.
48.
49.
Bong bãng bÊt ®éng s¶n ë Mü giai ®o¹n 2001 – 3/2008 vµ bµi häc cho ViÖt Nam
Mai Ph-¬ng Chi – NhËt 1 – K43F 103
50.
51.
52..
0,0,0,0,0,0,0,0,0,0,0,0,0,0,0,0.html
53.
downwallstreet/54.
me+sales&x=0&y=0
55.
56.
57.
Bong bãng bÊt ®éng s¶n ë Mü giai ®o¹n 2001 – 3/2008 vµ bµi häc cho ViÖt Nam
Mai Ph-¬ng Chi – NhËt 1 – K43F 104
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT
Từ viết
tắt
Từ đầy đủ
1 ACB Asia Commercial Bank
2 BĐS Bất động sản
3 CCI Consumer Confidence Index
4 CMO Collaterized Mortgage Obligation
5 FED Federal Reserve System
6 FICO Fair Isaac & Co
7 GDP Gross Domestic Product
8 IMF International Monetary Fund
9 NAHB Nation Association of Home Builders
10 NAR National Association of Realtors
11 NASDAQ
National Association of Securities Dealers Automated
Quotation System
12 OCB Ocean Bank
13 OECD
Organization for Economic Co-operation and
Development
14 OFHEO Office of Federal Housing Enterprise Oversight
15 QTR Quarter
16 RETI Real estate Transparency Index
17 S/P Standard & Poor’s
18 SCB Saigon Commercial Bank
19 SHB Saigon Hanoi Bank
Bong bãng bÊt ®éng s¶n ë Mü giai ®o¹n 2001 – 3/2008 vµ bµi häc cho ViÖt Nam
Mai Ph-¬ng Chi – NhËt 1 – K43F 105
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Hình Tên bảng Trang
Hình 1 Giá trị bất động sản Mỹ năm 1990 29
Hình 2
Tỷ lệ tổng số tài sản ròng danh nghĩa của khu vực bất
động sản dân sinh trong GDP giai đoạn 1952 - 2006
30
Hình 3
Tỷ lệ của các ngành dịch vụ, hàng hoá và xây dựng trong
GDP thực tế giai đoạn 1950-2006
30
Hình 4
Tỷ lệ lợi nhuận của 7 ngành công nghiệp giai đoạn 1998-
2006
31
Hình 5
Tỷ lệ nhân công trong 7 ngành công nghiệp tư nhân giai
đoạn 1998-2007
32
Hình 6 Bảng thống kê chỉ số giá nhà quốc gia của S/P 500 34
Hình 7 Biểu đồ biểu thị giá nhà theo S/P 500 35
Hình 8
Giá trung bình của những căn nhà đang sử dụng tháng
4/2005 theo khu vực tại Mỹ.
36
Hình 9
Trung bình số nhà mới xây và đang sử dụng đã bán trong
1 tháng giai đoạn 2001-2005
37
Hình 10
Biểu đồ biểu thị tổng khối lượng giao dịch trung bình
trong một tháng giai đoạn 2001-2005
37
Bong bãng bÊt ®éng s¶n ë Mü giai ®o¹n 2001 – 3/2008 vµ bµi häc cho ViÖt Nam
Mai Ph-¬ng Chi – NhËt 1 – K43F 106
Hình 11
Biểu đồ biểu thị giá nhà ở Mỹ theo S/P 500 giai đoạn
2006 - 2007
39
Hình 12 Những khu vực được xếp theo mức độ an toàn 40
Hình 13
Biểu đồ biểu thị số lượng nhà rao bán ở Phoenix, Arizona
từ tháng 7/2005 đến tháng 3/2006
41
Hình 14
Biểu đồ thể hiện khối lượng giao dịch trung bình ở Mỹ
giai đoạn 2005-2007
42
Hình 15
Sự tăng trưởng của thị trường cho vay dưới chuẩn giai
đoạn 1994-2006
45
Hình 16 Quy trình cung cấp vốn cho thị trường bất động sản 47
Hình 17
Biểu đồ biểu thị sự thay đổi tỷ lệ lãi suất liên bang Mỹ
giai đoạn 2003-2/2008
49
Hình 18
Chỉ số giá nhà Mỹ giai đoạn 1996- 2007 theo S/P 500 và
OFEHO
50
Hình 19 Tỷ lệ lãi suất liên bang Mỹ giai đoạn 2000 - 3/2008 54
Hình 20 Nợ dự tính của các ngân hàng trong năm 2007 56
Hình 21
Chỉ số chứng khoán trên một số thị trường vào ngày
31/3/2008
60
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 4011_6086.pdf