Về sản phẩm xuất khẩu, cá tra, basa với kim ngạch 208 triệu USD, giảm 5%
so với cùng kỳ. Xuất khẩu tôm cũng đã tụt xuống vị trí thứ hai với giá trị xuất khẩu
trên 181 triệu USD, giảm 7,3% so với cùng kỳ. Đối với mực và bạch tuộc, với trên
38 triệu USD xuất khẩu, mặt hàng này giảm gần 15% so với cùng kỳ tuy tháng 3 có
dấu hiệu phục hồi. Còn mặt hàng khô, xuất khẩu đạt 19,2 triệu USD, giảm 14,3% so
với cùng kỳ. Giảm mạnh nhất là mặt hàng cá ngừ với mức giảm gần 40% so với
cùng kỳ, đạt 19 triệu USD và cũng là mức thấp nhất trong 4 năm. Theo VASEP,
đây là sự tụt dốc đáng lo ngại so với tốc độ tăng trưởng của năm trước.
Khủng hoảng tài chính toàn cầu cũng đã dẫn đến tình trạng làm giảm giá quá
nhanh đối với một số vật tư nguyên liệu đầu vào của sản xuất nông nghiệp, làm cho
không ít doanh nghiệp đã nhập hoặc ký hợp đồng nhập một khối lượng lớn vật tư
phân bón trước đó bị lỗ nặng. Tình trạng này sẽ tác động đến hoạt động nhập khẩu
phân bón trong thời gian từ nay đến tháng 3-2009 và có thể gây thiếu hụt phân bón
phục vụ nhu cầu sản xuất trong nước.
91 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2564 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Các biện pháp cắt gi ảm chi phí của một số doanh nghiệp trên thế giới trong thời kỳ khủng hoảng tài chính đề xuất cho doanh nghiệp Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c và vùng lãnh thổ
trong khu vực như Singapore, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan,... Mỹ chỉ đứng thứ
6666
11 trong hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ có hoạt động đầu tư trực tiếp tại Việt
Nam với 419 dự án còn hiệu lực, tổng số vốn đăng ký 4,1 tỉ USD.
Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng tài chính đã không chỉ dừng lại ở Mỹ mà đã
lan sang khắp toàn cầu, trong đó có Nhật Bản, Hàn Quốc và các quốc gia có đầu tư
trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam. Các nước châu Á, nơi chiếm tới 80% dòng vốn
đầu tư vào Việt Nam, cũng đang chịu tác động lớn của cuộc khủng hoảng. Việc huy
động vốn trên thế giới sẽ gặp nhiều khó khăn do chi phí vốn trở nên đắt đỏ hơn.
Hậu quả là các nhà đầu tư sẽ hạn chế tăng thêm đầu tư mới và thực hiện các dự án
đã cam kết. Đã có xu hướng một số công ty mẹ ở chính quốc yêu cầu các chi nhánh
tại Việt Nam phải giảm đầu tư để rút vốn về nhằm tháo gỡ khó khăn cho các công
ty mẹ. Do vậy, trong dài hạn, nếu khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế
giới không bị chặn lại thì chắc chắn nó sẽ tác động tới đầu tư trực tiếp nước ngoài
vào Việt Nam.
Trên thực tế, FDI vào Việt Nam 4 tháng đầu năm 2009 đã chậm lại so với
cùng kỳ năm trước, cả về lượng vốn đăng ký và lượng vốn thực hiện. Lượng vốn
đăng ký tháng 4 chỉ đạt 342 triệu USD, giảm 52% so với tháng 3 và giảm 87% so
với cùng kỳ năm trước. Tính chung bốn tháng mới đạt 6.357 triệu USD, giảm 17%
so với cùng kỳ năm trước.
Số vốn FDI thực hiện trong quý I giảm 32% so với cùng kỳ. Như vậy, việc
gia nhập WTO, làn sóng FDI đầu tư vào Việt Nam đã tăng tốc trong hai năm đầu
tiên (năm 2007 FDI đăng ký đạt 21.348 triệu USD, thực hiện đạt 8.030 triệu USD;
năm 2008 tăng mạnh tương ứng là 64.100 triệu USD và 11.500 triệu USD), nhưng
do tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới đã
làm cho làn sóng này bị chậm lại so với năm 2008, dự báo triển vọng cả năm sẽ vẫn
cao hơn năm 2007.
Giải ngân vốn FDI cũng có thể sẽ giảm, khi mà trong tình hình khó khăn
hiện nay, các công ty đầu tư vào Việt Nam sẽ thận trọng hơn trong kế hoạch tài
chính và đầu tư. Thêm vào đó, hầu hết các dự án đầu tư nói chung, dự án FDI nói
riêng, phần nợ vay thường chiếm một tỷ phần rất lớn trong tổng vốn đầu tư, nên khi
các tổ chức tài chính đang gặp khó khăn sẽ làm cho nhiều hợp đồng vay vốn sẽ
6767
không được ký kết hoặc không thể giải ngân. Ngay cả các dự án FDI đang triển khai
cũng có thể bị chững lại, vì rất có thể, các công ty sẽ phải cân đối lại nguồn vốn,
bảo đảm tài chính an toàn trong khủng hoảng. Riêng các dự án mới cấp phép, nếu
chủ đầu tư bị tổn thương lớn từ cuộc khủng hoảng này, thì có thể bị tạm dừng triển
khai, thậm chí rút bỏ. Do vậy, năm 2009 - 2010, tốc độ giải ngân vốn FDI được dự
báo là sẽ theo xu hướng chậm lại.
Những dự báo ban đầu cho thấy, số vốn ODA cam kết và giải ngân tại Việt
Nam trong những năm tới sẽ có xu hướng giảm do nguồn vốn đầu tư của các tổ
chức tài chính, tiền tệ quốc tế và dự trữ cho vay của các nước phát triển được cân
đối lại để bình ổn thị trường tài chính.
Huy động vốn gián tiếp vào thị trường cổ phiếu Việt Nam trong thời gian tới
sẽ rất khó khăn do các nhà đầu tư sẽ hướng tới các kênh đầu tư an toàn. Việc bán
tháo chứng khoán khỏi thị trường Việt Nam là có thể, mặc dù xác suất không cao,
do tính thanh khoản và quy mô của thị trường. Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến
thị trường chứng khoán và quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước lớn
trong các năm tới. Việc huy động vốn thông qua thị trường vốn khó khăn trong khi
thị trường tín dụng thắt chặt sẽ chặn dòng vốn và đẩy chi phí tài chính của các
doanh nghiệp lên cao.
Một khía cạnh khác của đầu tư gián tiếp là các giao dịch chênh lệch lãi suất
nhằm hưởng chênh lệch lãi suất giữa 2 đồng tiền trong khi tỷ giá ổn định. Các giao
dịch này thường mang tính đầu cơ ngắn hạn cao. Với lãi suất toàn cầu sụt giảm và
chính sách tỷ giá neo VND vào USD của Việt Nam trong khi lãi suất VND vẫn ở
mức cao, có thể dòng vốn này sẽ chảy vào trong một số giai đoạn nhất định nhằm
khai thác cơ hội chênh lệch. Trong những trường hợp thoái vốn, dòng vốn này có
thể tạo áp lực tỷ giá cho VND.
Việc phát hành chứng khoán huy động vốn trên thị trường quốc tế cũng sẽ
khó khăn và chi phí tăng cao. Chính phủ Việt Nam hiện có kế hoạch phát hành 1 tỉ
USD và Vinashin có kế hoạch huy động 400 triệu USD trên thị trường quốc tế vào
năm 2009. Tuy nhiên, trong bối cảnh của khủng hoảng tài chính, việc thực hiện kế
hoạch nêu trên sẽ gặp phải những trở ngại đáng kể trong thời gian tới.
6868
Dòng kiều hối từ trước đến nay vẫn là một dòng ngoại tệ tương đối ổn định,
ngay cả trong thời kỳ kinh tế toàn cầu có khó khăn. Trong một vài năm trở lại đây,
dòng kiều hối về Việt Nam tăng mạnh, với mức doanh số 8 tỉ - 10 tỉ USD/năm.
Ngoài mục đích hỗ trợ thân nhân và đầu tư vào kinh doanh, một phần không nhỏ
của dòng kiều hối này được đầu tư vào chứng khoán và bất động sản - những lĩnh
vực hiện nay không còn "nóng" như trước. Hơn nữa, một phần lớn nguồn kiều hối
về Việt Nam lại từ nước Mỹ, nơi tăng trưởng kinh tế đang sa sút và tình trạng thất
nghiệp gia tăng. Điều này khiến cho dòng kiều hối trong các năm tới có thể cũng sẽ
suy giảm.
Tuy đầu tư nước ngoài được dự báo là sẽ khó khăn hơn trong những năm tới,
nhưng Việt Nam có thể có những cơ hội nhất định qua cuộc khủng hoảng tài chính thế
giới. Dòng vốn trên thế giới sẽ tập trung vào những nơi có môi trường chính trị và kinh
doanh ổn định, mà Việt Nam lại đang có những lợi thế trong hai nhân tố này.
Hiện tại, hầu hết các nhà đầu tư vẫn cam kết nhiều vì họ tin tưởng vào tương
lai và triển vọng đi lên của nền kinh tế nước ta. Nhiều nhà đầu tư cho rằng, tác động
của cuộc khủng hoảng tới nền kinh tế Việt Nam chỉ ở mức độ nhất định và sẽ được
khắc phục trong thời gian tới.
Một điểm thuận lợi nữa của chúng ta là các nhà đầu tư lớn như Nhật Bản, EU
đã hướng vào khu vực Đông - Nam Á và có chiến lược đầu tư dài hạn trong 10 năm
tới. Tại khu vực Đông - Nam Á, Nhật Bản hướng nhiều nhất vào Việt Nam với
chiến lược đầu tư nhất quán từ Chính phủ cho đến các tập đoàn lớn. Các động thái
gần đây của Nhật Bản đã rất rõ ràng và kiên quyết, cho dù trong bất cứ hoàn cảnh
nào, Việt Nam vẫn sẽ là nơi Nhật Bản phân bố lại sản xuất của họ. Nhật Bản cũng
đã sáp nhập JICA và JBIC thành một quỹ viện trợ ODA khổng lồ. Mục tiêu của quỹ
này cũng hướng vào Đông - Nam Á, trong đó có Việt Nam.
- Về tăng trưởng kinh tế
Những tác động trực tiếp và gián tiếp nêu trên của khủng hoảng tài chính thế
giới đang và sẽ ảnh hưởng đến việc thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế của nước
ta trong năm 2008. Tốc độ tăng trưởng GDP trong năm 2008 chỉ đạt khoảng 6,23%,
6969
thấp hơn chỉ tiêu đã được Quốc hội thông qua là 7%, và giảm đi nhiều so với hai
năm trước.
Tổng sản phẩm trong nước năm 2008
Tốc độ tăng so với
năm trước (%)
Đóng góp của mỗi
khu vực vào tăng
trưởng 2008
(Điểm phần trăm)
2006 2007 2008
Tổng số 8,23 8,48 6,23 6,23
Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản 3,69 3,40 3,79 0,68
Công nghiệp và xây dựng 10,38 10,60 6,33 2,65
Dịch vụ 8,29 8,68 7,20 2,90
Nguồn : Tổng cục thống kê
Với những tác động ban đầu của khủng hoảng tài chính thế giới đến đầu tư
nước ngoài, thương mại, tài chính tiền tệ,... trong thời gian vừa qua, cũng như phạm
vi ảnh hưởng của khủng hoảng đến kinh tế thế giới như đã phân tích ở trên, nền
kinh tế nước ta cũng sẽ còn gặp khó khăn trong năm 2009 và các năm tiếp theo.
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, biến động của kinh tế toàn cầu sẽ
ảnh hưởng đến tốc độ tăng GDP của Việt Nam. Khi kinh tế toàn cầu suy giảm trong
năm 2009, những thị trường xuất khẩu lớn của chúng ta như Mỹ, Nhật Bản, EU và
một số khu vực có nguy cơ bị thu hẹp, đồng thời thu hút đầu tư, cả gián tiếp và trực
tiếp của chúng ta cũng sẽ bị giảm sút. Kim ngạch xuất khẩu năm 2009 dự báo sẽ
tăng 13%, mức tăng thấp nhất trong nhiều năm trở lại đây. Tổng mức đầu tư toàn xã
hội năm 2009 dự báo bằng 39,5% GDP, thấp hơn so với dự báo trước đây là 40%
GDP. Nhiều doanh nghiệp trong nước, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ gặp
khó khăn do tiêu thụ hàng hóa giảm và thiếu vốn đầu tư.
Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới, kinh tế của Việt
Nam năm 2009, theo dự báo, sẽ đạt mức tăng trưởng thấp hơn so với năm 2008, với
tốc tăng trưởng khoảng 6,5%. Giá trị gia tăng ngành công nghiệp và xây dựng dự
kiến sẽ tăng trưởng khoảng 7,4%, ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản dự kiến sẽ
tăng khoảng 2,8%, thấp hơn so với tốc độ tăng trưởng trong năm 2008. Ngành dịch
vụ sẽ đạt mức tăng trưởng xấp xỉ năm 2008.
7070
Năm 2010 và các năm tiếp theo, kinh tế thế giới và khu vực châu Á được dự
báo khả quan hơn. Điều này sẽ tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế của Việt
Nam. Dự báo tăng trưởng kinh tế của nước ta sẽ phục hồi sau năm 2009, với tốc độ
tăng trưởng xấp xỉ và cao hơn năm 2008.
2. Tác động tới các doanh nghiệp Việt Nam
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong tổng số gần 350.000 doanh nghiệp của
Việt Nam hiện nay, khoảng 95% là nhỏ và vừa, song phần lớn đang gặp khó khăn.
Một số chuyên gia dự báo, quý IV năm 2008 và đầu năm tới có thể tiếp tục chứng
kiến sự biến mất của nhiều doanh nghiệp.
Theo Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa, khoảng 20% doanh nghiệp khó có
thể tiếp tục hoạt động. Ngoài nhóm này, 60% thành viên hiệp hội đang chịu tác
động của khó khăn kinh tế, nên sản xuất sút kém. Lạm phát đang làm các công ty
không kiểm soát được chi phí, mất thị trường và không đủ vốn để duy trì sản xuất,
20% còn lại là các công ty chịu ít ảnh hưởng và vẫn trụ vững do trước nay ít phải
nhờ đến nguồn vốn vay và được các lãnh đạo có kinh nghiệm dẫn dắt.
Trong một cuộc trao đổi gần đây với VnExpress.net, chuyên gia kinh tế cao
cấp Phạm Chi Lan cảnh báo, nếu không được hỗ trợ kịp thời, nhiều doanh nghiệp
nhỏ và vừa sẽ biến mất do không còn khả năng bám trụ trong khó khăn kinh tế. Bà
Lan nhận định : "Quý IV năm 2008 và quý I năm sau sẽ là thời điểm vất vả nhất cho
các doanh nghiệp, bởi đến lúc đó, việc duy trì các nguồn lực là rất khó, phần lớn
doanh nghiệp nhỏ và vừa huy động vốn theo 2 cách, vay ngân hàng và từ bạn bè
hoặc từ chính các đối tác thông qua việc ứng tiền trước, hay được chấp nhận trả
chậm tiền hàng. Tuy nhiên, hiện nguồn vốn huy động từ bạn bè, đối tác không còn,
bởi họ đều khan vốn và tìm cách thu về.
Những tháng cuối năm 2008, một số ngân hàng công bố hạ lãi suất cho vay
và ưu tiên các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Song các nhà băng đều có tiêu chí ưu tiên
vốn cho từng nhóm doanh nghiệp nhất định. Theo ông Vũ Duy Thái, Chủ tịch Hiệp
hội công thương Hà Nội, chỉ khoảng 50% doanh nghiệp ngoài quốc doanh tiếp cận
được vốn ngân hàng.
7171
Trong buổi trao đổi với các doanh nghiệp tại Hội thảo Doanh nghiệp nhỏ và
vừa - Vai trò, thách thức và triển vọng tại Hà Nội, Thứ trưởng Kế hoạch và Đầu tư
Nguyễn Bích Đạt cũng nhận định, khi nền kinh tế đặt ưu tiên cho việc kiềm chế lạm
phát, các doanh nghiệp nhỏ và vừa khó khăn hơn cả, ông nói: "Doanh nghiệp nhỏ
và vừa khó chống đỡ hơn các công ty khác bởi hạn chế về tiềm lực tài chính, năng
lực quản lý, kinh nghiệm thương trường, cũng như ít cơ hội tiếp cận các nguồn lực".
Tuy nhiên, theo Luật gia Vũ Xuân Tiền, Tổng giám đốc Công ty Tư vấn quản lý và
Đào tạo VFAM, bản thân doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng có nhiều hạn chế mà đến
khi nền kinh tế hội nhập sâu hơn mới lộ diện ngày càng rõ. Sự thiếu minh bạch, làm
ăn theo lối "gia đình trị" và nguyên tắc thuận tiện là hiện tượng thường xảy ra và
làm cho các đối tác nước ngoài không hài lòng, thậm chí họ có thể chấm dứt hợp
đồng.
Khủng hoảng tài chính ảnh hưởng tới tất cả các doanh nghiệp trên các lĩnh
vực như nông - lâm nghiệp và thuỷ sản, thủ công nghiệp, công nghiệp và xây dựng,
du lịch- dịch vụ.
* Ngành nông – lâm nghiệp và thuỷ sản
Ngày 25-11-2008, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát đã chủ
trì hội nghị đánh giá tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đến phát
triển nông nghiệp, nông thôn Việt Nam và cùng với các cơ quan chức năng tìm ra
giải pháp tháo gỡ khó khăn, tiếp sức cho nông dân vượt khó.
Theo Bộ NN-PTNT, những tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn
cầu đến xuất khẩu nông sản của Việt Nam đã bắt đầu bộc lộ từ giữa tháng 9-2008 và
từ đó cho đến nay, hầu hết mặt hàng nông sản xuất khẩu đều có số lượng và kim
ngạch xuất khẩu giảm. Kim ngạch xuất khẩu nông lâm và thủy sản của tháng 11-
2008 ước đạt 1,2 tỷ USD, giảm gần 32% so với tháng 7-2008 (tháng đạt kim ngạch
xuất khẩu kỷ lục với 1,75 tỷ USD).
Ví dụ sản phẩm chè cũng gặp khó do ảnh hưởng của “cơn bão” khủng hoảng
tài chính trên toàn cầu. Theo TS.Trần Văn Giá, Phó chủ tịch Hiệp hội Chè Việt
Nam, nếu không có biện pháp khắc phục kịp thời, năm 2009 tình hình xuất khẩu chè
càng thêm khó.Theo thống kê của Vụ Kế hoạch - Đầu tư (Bộ Công Thương), năm
7272
2008, cả nước xuất khẩu được 104.000 tấn chè theo đường chính ngạch, đạt kim
ngạch 147 triệu USD, giảm 5,4% về khối lượng và tăng 12,4% về giá trị so với năm
2007. Ngoài ra, chúng ta còn xuất được 8.000 tấn qua đường tiểu ngạch, giá trị kim
ngạch đạt 13 triệu USD. Đại diện của một số doanh nghiệp hoạt động trong ngành
sản xuất, kinh doanh chè cho rằng, khoảng 6 tháng đầu năm 2008, tình hình xuất
khẩu tương đối ổn định nhưng sau đó thì khó khăn liên tiếp ập đến.
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất
khẩu thuỷ sản của cả nước tính lũy kế từ đầu năm đến giữa tháng 3/2009 đã giảm
trên 8% về cả khối lượng và giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Do ảnh hưởng của
khủng hoảng, sức mua của các thị trường nhập khẩu chính đều giảm. Giá trị xuất
khẩu sang thị trường châu Âu giảm gần 15%. Nhật Bản tuy vẫn đứng thứ hai trong
tốp các thị trường xuất khẩu chính, nhưng giá trị xuất khẩu sang thị trường này
giảm trên 9%. Xuất khẩu sang Mỹ giảm 3,3% so với cùng kỳ...Việc đóng cửa của
thị trường Nga đối với mặt hàng cá tra cũng góp phần đáng kể làm giảm xuất khẩu
thủy sản của Việt Nam.
Về sản phẩm xuất khẩu, cá tra, basa với kim ngạch 208 triệu USD, giảm 5%
so với cùng kỳ. Xuất khẩu tôm cũng đã tụt xuống vị trí thứ hai với giá trị xuất khẩu
trên 181 triệu USD, giảm 7,3% so với cùng kỳ. Đối với mực và bạch tuộc, với trên
38 triệu USD xuất khẩu, mặt hàng này giảm gần 15% so với cùng kỳ tuy tháng 3 có
dấu hiệu phục hồi. Còn mặt hàng khô, xuất khẩu đạt 19,2 triệu USD, giảm 14,3% so
với cùng kỳ. Giảm mạnh nhất là mặt hàng cá ngừ với mức giảm gần 40% so với
cùng kỳ, đạt 19 triệu USD và cũng là mức thấp nhất trong 4 năm. Theo VASEP,
đây là sự tụt dốc đáng lo ngại so với tốc độ tăng trưởng của năm trước.
Khủng hoảng tài chính toàn cầu cũng đã dẫn đến tình trạng làm giảm giá quá
nhanh đối với một số vật tư nguyên liệu đầu vào của sản xuất nông nghiệp, làm cho
không ít doanh nghiệp đã nhập hoặc ký hợp đồng nhập một khối lượng lớn vật tư
phân bón trước đó bị lỗ nặng. Tình trạng này sẽ tác động đến hoạt động nhập khẩu
phân bón trong thời gian từ nay đến tháng 3-2009 và có thể gây thiếu hụt phân bón
phục vụ nhu cầu sản xuất trong nước.
7373
Đặc biệt, hiện nhiều loại nông sản trên thị trường thế giới và ở các nước láng
giềng đang giảm giá mạnh từ giữa năm 2008 và tiếp tục giảm trong năm 2009. Các
chuyên gia lo ngại rằng, nếu không có biện pháp quản lý hữu hiệu như đưa ra hàng
rào kỹ thuật, tiêu chuẩn kiểm dịch, thuế suất… thì nhiều loại nông sản sẽ tràn vào
nước ta, gây khó khăn cho sản xuất trong nước.
Trong khi đó, do cầu giảm nên thị trường tiêu thụ của các mặt hàng nông sản
trong nước đều bị co hẹp, ứ đọng, càng làm cho giá lúa gạo, cà phê, cao su… giảm
nhanh, không kích thích nông dân sản xuất. Tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long,
nông dân và các doanh nghiệp hiện vẫn còn tồn đọng khá nhiều lúa hàng hóa. Nhiều
hộ trồng cao su tiểu điền, nuôi cá tra, tôm… cũng đang rất khó khăn. Hàng hóa
không tiêu thụ được, cả nông dân và doanh nghiệp đều thiếu vốn cho sản xuất vụ
tới.
Theo dự báo của TS Đặng Kim Sơn, Viện trưởng Viện Chính sách và chiến
lược phát triển nông nghiệp, nông thôn (Bộ NN-PTNT), trong năm 2009 giá các
loại nông sản như lúa, cà phê và cao su sẽ còn giảm nữa. Đồng thời, không chỉ rau
củ quả Trung Quốc mà có thể cả sản phẩm chăn nuôi của Trung Quốc cũng sẽ tràn
vào nhiều hơn.
7474
Nguồn: Dữ liệu thị trường nông sản AGRODATA, Trung tâm Thông tin
PTNNNT, Viện CSCL PTNNNT, www.agro.gov.vn
Theo ông Lương Văn Tự, Chủ tịch Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam
(Vicofa) chưa có năm nào giá cà phê trong nước lại giảm nhanh, giảm mạnh như
mấy tháng cuối năm 2008. Hồi đầu năm, vào dịp tháng 2/2008 giá cà phê ở vào thời
kỳ hoàng kim 40.000 - 42.000 đồng/kg, tháng 8-9 còn ở mức 34.000 - 35.000
đồng/kg, giảm hơn 30% so với đầu năm. Vào dịp trung tuần tháng 10, giá cà phê ở
Tây Nguyên chỉ còn 26.000 - 27.000 đồng/kg.
Bên cạnh đó, giá cao su cũng “ tuột dốc không phanh”, với sản lượng khoảng
trên 300.000 tấn/năm, cao su tự nhiên của Việt Nam xuất khẩu sang 2 thị trường
chủ yếu là Trung Quốc (khoảng 60%) và Nhật Bản (trên 15%). Hai quốc gia này
nhập khẩu cao su Việt Nam về để sản xuất săm, lốp xe hơi bán vào thị trường Mỹ
và châu Âu.Cụ thể, vào thời điểm tháng 7/2008 giá mủ cao su xuất khẩu đang đứng
ở đỉnh (khoảng 58 triệu đồng/tấn) thì đến trung tuần tháng 10 chỉ còn khoảng 30
triệu đồng/tấn. Chỉ hơn 2 tháng, giá cao su đã tuột khỏi tay các doanh nghiệp xuất
khẩu 28 triệu đồng/tấn.
Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát cũng cho rằng, suy giảm kinh tế hiện
đang kéo theo một hậu quả rất đáng lo ngại là tác động rõ rệt đến việc làm và thu
nhập của không ít người nông dân và cả lao động ở nông thôn đang mưu sinh bằng
các hoạt động phi nông nghiệp ở các khu đô thị, khu công nghiệp…
* Ngành thủ công nghiệp
7575
Theo kết quả điều tra của Tổ chức JICA (Nhật Bản), hiện nay cả nước ta có
52 nhóm nghề thủ công truyền thống thì riêng ở HN có tới 47 nhóm, được phân bổ
ở cả 20 huyện, thành phố như: Sơn mài, khảm trai; mây, tre, giang đan, tăm, quạt,
làm lồng chim; làm nón lá, mũ; chế biến lâm sản, mộc dân dụng, gỗ cao cấp; thêu
ren; dệt - may; da - giày, khâu bóng; gốm, sứ; kim khí, điện và dao kéo... Các làng
có nghề tập trung nhiều ở một số huyện: Phú Xuyên, Thường Tín, Chương Mỹ,
Ứng Hoà, Thanh Oai, Ba Vì. Giá trị sản xuất của 1.270 làng nghề đạt hơn 5.203 tỉ
đồng, với 165.793 hộ, doanh nghiệp, hợp tác xã... thu hút khoảng 626.557 lao động
tham gia sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.
Nhưng hiện nay do khó khăn, nhiều doanh nghiệp buộc phải cắt giảm lao
động, theo thống kê chưa đầy đủ thì làng thép Đa Hội hiện đã cắt giảm khoảng trên
3.000 LĐ. Còn tại làng nghề thủ công mây tre đan Phú Vinh (Chương Mỹ, Hà Nội),
các doanh nghiệp nhập nguyên liệu về bán cho dân đan lát rồi thu mua lại sản phẩm,
nhưng hiện nay giá nguyên liệu đầu vào quá cao, trong khi đó sản phẩm không bán
được, 6 tháng nay người dân phải ngồi chơi. Theo ông Nguyễn Xuân Quý - chủ cơ
sở sản xuất đồ gỗ Tùng Hiển (Minh Đức, Ứng Hòa, Hà Nội): Hiện gần 100 lao
động đang có thu nhập bình quân 70.000đ/ngày công. Do khó khăn chung, sản xuất
của Tùng Hiển bị giảm 20% so với cùng kỳ năm trước, sản xuất, kinh doanh đang
phải cầm chừng, trong khi đó mọi chi phí đều tăng nhưng sản phẩm lại không tăng
giá, do vậy trong thời gian tới sẽ phải cho người lao động nghỉ việc luân phiên, vừa
để đảm bảo đời sống và giữ chân họ trong lúc khó khăn.
Tình trạng các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình phải vật lộn để duy trì
sản xuất, đảm bảo công ăn việc làm cho người lao động đang diễn ra ở rất nhiều
làng nghề. Một nghịch lý là vốn đầu vào doanh nghiệp không có, sản xuất, kinh
doanh cầm chừng đang làm các doanh nghiệp, hộ sản xuất, hợp tác xã lao đao, còn
người lao động có nguy cơ mất việc theo đó cũng tăng lên.
* Ngành công nghiệp
2008 là năm đầy khó khăn đối với ngành công nghiệp. Những yếu tố bất lợi
xảy ra gần như đồng thời đã có tác động tiêu cực đến tốc độ phát triển chung của
toàn ngành. Tăng trưởng khu vực công nghiệp và xây dựng năm nay đạt mức thấp
7676
hơn mức tăng của năm 2007, chủ yếu do sản xuất của ngành công nghiệp khai thác
giảm nhiều so với năm trước (giá trị tăng thêm giảm 3,8%); công nghiệp chế biến
chiếm tỷ trọng 63,5% trong tổng giá trị tăng thêm công nghiệp nhưng giá trị tăng
thêm chỉ tăng 10%, thấp hơn mức tăng 12,8% của năm 2007; đặc biệt giá trị tăng
thêm của ngành xây dựng năm nay không tăng, trong khi năm 2007 ngành này tăng
ở mức 12%. Trong công nghiệp, chịu tác động nhiều nhất là các ngành dệt may, sản
xuất thép, ô tô, thuỷ tinh, công nghiệp cao su, dầu thực vật, phân bón và hoá chất,
giày dép và vật liệu xây dựng…
Nửa đầu 2008, chịu ảnh hưởng mạnh vì tình trạng chống lạm phát, thắt chặt
tín dụng, nhiều doanh nghiệp dệt may không tiếp cận được nguồn vốn vay, hoặc
phải vay với lãi suất quá cao kinh doanh thua lỗ. Ngành dệt may VN tiếp tục với
cơn địa chấn nghiêm trọng đó là khủng hoảng tài chính toàn cầu. Đơn hàng bắt đầu
thưa dần kể từ tháng 9 năm ngoái tới nay. Dệt may VN có ba thị trường xuất khẩu quan
trọng là Hoa Kỳ chiếm 55% tổng kim ngạch, thứ đến là Âu Châu chiếm 18% và Nhật
Bản chiếm 12%. Cả ba thị trường này đều có dấu hiệu suy giảm mạnh. Tổng kết cuối
năm, kim ngạch xuất khẩu dệt may 2008 của VN đạt 9 tỷ 100 triệu đô la.
Trong buổi giao ban trực tuyến với doanh nghiệp dệt may và da giày, ông Lê
Quốc Ân, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Dệt may Việt Nam cho biết: Ngành Dệt may
bước vào thực hiện kế hoạch năm 2009 trong bối cảnh tình hình thế giới tiếp tục có
nhiều diễn biến xấu, ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế ngày
càng nặng nề và khó dự đoán. Thị trường xuất khẩu ngày càng thu hẹp do sức mua
tại các nước nhập khẩu tiếp tục giảm mạnh, cùng với Ấn Độ, Bănglađet và việc
Trung Quốc vừa được dỡ bỏ hạn ngạch đã gây áp lực rất lớn đối với hàng dệt may,
da giày của Việt Nam .
Bên cạnh đó, từ tháng 2/2009, Ủy ban an toàn sản phẩm tiêu dùng của Hoa
Kỳ sẽ kiểm tra nghiêm ngặt hơn các quy định an toàn sản phẩm như tính dễ cháy
của vải, cấm tuyệt đối các sản phẩm có thắt dây ở vùng cổ trên áo... Việc giám sát
hàng dệt may vẫn còn nguy cơ bị áp đặt trở lại. Tại thị trường EU, các doanh nghiệp
Việt Nam không được hưởng quy chế GSP cho mặt hàng da giày Việt Nam nhập
7777
khẩu vào EU, việc kiện chống phá giá với giày mũ da chưa được giải quyết đã ảnh
hưởng lớn đến mặt hàng này của Việt Nam.
Khi Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nhận định nền kinh tế Mỹ, Châu Âu và Nhật
Bản đều có mức tăng trưởng âm trong năm 2009, ngành Dệt may đã cảm nhận sẽ có
những ảnh hưởng không nhỏ đến kim ngạch xuất khẩu. Vì đây là những thị trường
nhập khẩu hàng dệt may chính của Việt Nam, nên theo ước tính của ngành dệt may,
trong năm 2009, nhu cầu sử dụng hàng dệt may ở các nước trên có khả năng giảm
15%. Thị trường sẽ chật hẹp hơn rất nhiều, và các nhà sản xuất trong và ngoài nước
cũng phải cạnh tranh gay gắt hơn. Khối doanh nghiệp dệt may vốn nước ngoài bị
ảnh hưởng nhiều nhất, nhiều doanh nghiệp ngừng hoạt động, thậm chí sa thải gần
hết số công nhân. Ước tính đơn hàng của công ty dệt may có vốn nước ngoài trong
quí I /2009 có thể giảm khoảng 1/3 so với cùng kỳ năm 2008. Đứng trước khó khăn
về thị trường, các Hiệp hội dệt may, da giày dự báo năm 2009: Xuất khẩu hàng dệt
may phấn đầu đạt khoảng 9,5 tỷ USD tăng 5% so với thực hiện năm 2008. Xuất
khẩu hàng da giày phấn đấu đạt khoảng 5,3 tỷ USD tăng 12% so với thực hiện năm
2008.
*Ngành du lịch - dịch vụ
Năm 2008 là năm có nhiều biến động bất lợi đối với hoạt động du lịch. Trên
thế giới, tình hình xung đột vũ trang, bất ổn chính trị diễn ra ở nhiều nơi. Hoạt động
du lịch trên toàn cầu còn gặp nhiều khó khăn do tác động của khủng hoảng tài
chính. Sự sụt giảm của ngành du lịch được nhận thấy rõ ở khu vực Châu Á - Thái
Bình Dương. Một số quốc gia du lịch hàng đầu trong khu vực ASEAN như Thái
Lan, Malaysia, Singapore giảm sút rõ rệt.
Trước tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu, tình hình kinh tế - xã hội
trong nước cũng gặp nhiều khó khăn, thách thức, ngành du lịch Việt Nam cũng đã
bị ảnh hưởng trực tiếp. Trong 6 tháng đầu năm 2008, lượng khách quốc tế đến Việt
Nam vẫn tăng 8,1% so với cùng kỳ năm 2007, nhưng cộng dồn 11 tháng năm 2008,
lượng khách quốc tế chỉ tăng 1,1% so với 11 tháng năm 2007, đạt 3.877.745 lượt.
Nhiều thị trường có lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trong nhiều năm qua,
sang năm 2008 bị giảm sút như: Hàn Quốc giảm 4,5%, Nhật Bản giảm 5,9%, Đài
7878
Loan giảm 2,1%. Tuy nhiên, một số thị trường vẫn tăng trưởng như: Trung Quốc
tăng 14,7%, Mỹ tăng 1,7%, Úc tăng 3,8%, Malaysia tăng 13,5%, Singapore tăng
14,3%.
Tóm lại, cuộc khủng hoảng tài chính ảnh hưởng sâu rộng tới tất cả các
doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, sản lượng
hàng xuất khẩu sẽ giảm đi nhiều do cầu giảm, điều này sẽ gây ảnh hưởng lớn tới
tăng trưởng kinh tế. Thêm vào đó là khó khăn bởi các rào cản thương mại từ khi
chúng ta gia nhập WTO. Vì vậy, nhà nước và các doanh nghiệp phải có những
phương pháp, kế hoạch mới để kịp thời chống chọi với những khó khăn giúp cho
doanh nghiệp tăng trưởng ổn định, cải thiện đời sống người lao động. Đặc biệt, cần
có những biện pháp phù hợp để cắt giảm chi phí giúp cho doanh nghiệp sớm phục
hồi sau cơn bão tài chính và tiếp tục tăng trưởng.
II. Một số đề xuất cho doanh nghiệp Việt Nam trong việc cắt giảm chi phí
1.Đề xuất cho chính phủ
Chiều ngày 31/3/2009, Văn phòng Chính phủ đã tổ chức họp báo dưới sự
chủ trì của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Nguyễn Xuân Phúc, nhằm thông báo với báo giới
những nội dung quan trọng tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2009 về tình
hình thực hiện kế hoạch kinh tế - xã hội quí I/2009, chỉ đạo của Thủ tướng Chính
phủ về việc triển khai thực hiện nhiệm vụ, giải pháp tăng trưởng kinh tế trong
những tháng tiếp theo của năm 2009.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng khẳng định: Sự nỗ lực, đồng thuận
của các tầng lớp nhân dân là yếu tố cần thiết đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, ngăn
chặn suy giảm kinh tế, duy trì đà tăng trưởng và đảm bảo an sinh xã hội.
Trước tình hình suy thoái kinh tế toàn cầu tác động tới kinh tế xã hội nước ta,
Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo 5 nhóm giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn suy giảm
kinh tế, duy trì tăng trưởng, đảm bảo an sinh xã hội là: Thúc đẩy sản xuất, kinh
doanh và xuất khẩu; thực hiện các biện pháp kích cầu đầu tư và tiêu dùng; thực hiện
chính sách tài chính và tiền tệ linh hoạt; đảm bảo an sinh xã hội; tăng cường công
tác tổ chức và điều hành hiệu quả.
7979
Và để đạt được những điều đó, ngoài những giải pháp trên, em xin được đề
xuất lên Chính phủ một số giải pháp nhằm hạn chế ảnh hưởng của khủng hoảng tài
chính, cắt giảm bớt chi phí cho doanh nghiệp trong thời kỳ khó khăn này, giúp
doanh nghiệp không rơi vào tình trạng phá sản và có thể tiếp tục phát triển
*Kéo dài hơn thời hạn bù lãi suất cho các tổ chức
Về vấn đề lãi suất cho vay, trong bối cảnh các doanh nghiệp đang gặp rất
nhiều khó khăn như hiện nay, kiến nghị Thủ tướng xem xét kéo dài hơn thời hạn bù
lãi suất cho các tổ chức, cá nhân vay vốn ngân hàng để sản xuất, kinh doanh đến hết
tháng 12/2010 (thay vì đến hết tháng 12/2009). Đối với các khoản vay ngắn hạn
phát sinh trước thời điểm 1/2/2009 nhưng chưa đến hạn trả, kiến nghị cho hưởng hỗ
trợ lãi suất vay như các trường hợp ký kết sau ngày này. Đối với các hợp đồng tín
dụng đã ký kết trong thời điểm lãi suất tăng cao trước đây, kiến nghị Thủ tướng
Chính phủ chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các ngân hàng thương mại
triển khai việc thương thảo, thanh lý hợp đồng tín dụng trước hạn đối với các tổ
chức, cá nhân có nhu cầu, tạo điều kiện cho doanh nghiệp được vay theo mặt bằng
lãi suất hiện nay. Thêm vào đó, Chính phủ chỉ đạo hệ thống ngân hàng thương mại
thực hiện chính sách phân loại đối tượng cho vay, ưu tiên đối tượng là các doanh
nghiệp xuất khẩu.
Như vậy giúp cho các doanh nghiệp khắc phục tình trạng mất cân đối dòng
tiền tại các doanh nghiệp, đặc biệt đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, và tránh tình
trạng các dự án phải "nằm chờ vĩnh viễn", giảm bớt khó khăn trong việc tiếp cận
nguồn vốn và giảm bớt được chi phí lãi vay để ổn định sản xuất.
*Trợ cấp hợp lý
Theo Giáo sư- tiến sĩ Trần Ngọc Thơ, trường ĐH Kinh tế TP.HCM khẳng
định: Nợ nần, thâm hụt ngân sách và thâm hụt mậu dịch cần phải được đánh giá
chuẩn xác hơn nữa. Vì vậy, Chính phủ phải kiên quyết cắt giảm trợ cấp đối với các
doanh nghiệp nhà nước hoạt động kém hiệu quả, tạo thêm cơ hội tiếp cận nguồn
vốn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng. Bên
cạnh đó, cần có sự kiểm soát hợp lý các tập đoàn kinh tế độc quyền để tránh lũng
đoạn giá cả.
8080
Theo ước tính của Ngân hàng Thế giới, nếu có một cuộc cải cách thật sự đối
với các doanh nghiệp nhà nước, Việt Nam có thể tiết kiệm được 30% chi phí tiêu
hao nguyên vật liệu và công nghệ. Chính phủ phải có những cải cách sâu rộng,
chính sách trong nước phải đi trước một bước và phải thật đồng bộ giữa các bộ
ngành; thiết lập được cơ chế giám sát tài chính hữu hiệu trong việc mở cửa thị
trường tài chính
*Khuyến khích nhân dân sử dụng hàng Việt
Chính phủ nên chỉ đạo các bộ ngành, địa phương và doanh nghiệp khi mua
sắm hàng hóa phải tăng cường sử dụng hàng Việt Nam, các dự án đầu tư sử dụng
nguồn vốn ngân sách nhà nước phải sử dụng hàng hóa nội địa. Qua đó, giúp doanh
nghiệp trong nước nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm, tác động tích cực đến thị
trường và thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển. Như vậy, tránh để doanh nghiệp
rơi vào tình trạng ứ đọng hàng tồn kho, giảm được chi phí lưu kho.
*Điều chỉnh hiệu lực thi hành Luật thuế thu nhập cá nhân
Để tăng sức cầu cho thị trường, kiến nghị Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh
hiệu lực thi hành Luật thuế thu nhập cá nhân đến ngày 1/1/2010; hoặc xử lý số thuế
được giãn nộp nói trên theo hướng giảm 50% số thuế phải nộp cho đối tượng chịu
thuế bởi vì trong thời buổi khó khăn này, các doanh nghiệp thường có xu hướng cắt
giảm lương của các bộ công nhân viên nên thu nhập của người lao động bị giảm đi
và họ sẽ gặp nhiều khó khăn trong đời sống sinh hoạt. Thêm vào đó, các doanh
nghiệp cũng nên được giảm thuế thu nhập doanh nghiệp để tăng nguồn thu.
*Điều chỉnh hiệu lực thi hành Luật thuế thu nhập cá nhân
Để giúp doanh nghiệp giảm gánh nặng về chi phí tiền điện, tập trung đẩy
mạnh sản xuất kinh doanh, kiến nghị Chính phủ điều chỉnh quy định về giờ cao
điểm điện theo hướng tăng số lượng giờ cao điểm tối, hạn chế giờ cao điểm vào ban
ngày. Chính vì các doanh nghiệp đều đang rơi vào tình trạng khó khăn mà giờ cao
điểm điện lại là ban ngày nên nhiều nhà máy xí nghiệp đã phải cho công nhân nghỉ
làm ban ngày, thay vào đó làm ban đêm hoặc họ điều chỉnh giờ làm để tránh giờ cao
điểm.
8181
2. Đề xuất cho các doanh nghiệp
Trong thời kỳ khủng hoảng, các doanh nghiệp phải đối mặt với rất nhiều khó
khăn, thiếu vốn, hàng sản xuất ra chưa chắc đã bán được, cầu giảm khiến nhà máy
phải đóng cửa, doanh nghiệp phải sa thải nhân viên…Tất cả các điều đó đều gây
khó khăn đối với các khoản chi phí của doanh nghiệp. Vì vậy, cũng như tất cả các
doanh nghiệp khác trên thế giới, các doanh nghiệp Việt Nam cần có những biện
pháp kịp thời để cắt giảm chi phí tránh tình trạng doanh nghiệp phải tạm ngừng hoạt
động sản xuất kinh doanh hoặc đi tới phá sản doanh nghiệp.
Thông thường, rất nhiều doanh nghiệp nghĩ tới việc sa thải nhân viên khi
doanh nghiệp phải đối mặt với khủng hoảng tài chính. Tuy nhiên, nếu các doanh
nghiệp sa thải nhân viên, xã hội sẽ tạo ra một lượng lớn người thất nghiệp và không
thể tăng trưởng kinh tế được. Vì vậy, doanh nghiệp nên nghĩ tới các giải pháp khác
để cắt giảm chi phí nhân sự.
* Giải pháp hành chính: Nhằm giảm thiểu chi phí tổ chức hành chính.
Thông thường, chi phí cho việc tổ chức nơi làm việc của nhân viên là một
khoản không nhỏ đối với nhiều doanh nghiệp. Và đương nhiên, các ông chủ công ty
phải nghĩ cách giảm thiểu khoản chi phí này, bằng mọi cách. Không ít các công ty
mua bàn ghế, máy tính…cho nhân viên với giá rẻ nhất, thậm chí là đồ đã qua sử
dụng nhằm tiết kiệm ngân sách. Song, nói chung, hiệu quả của các biện pháp cắt
giảm chi phí gián tiếp thường không rõ nét lắm bởi tác dụng của nó phải sau một
thời gian dài mới có thể kiểm nghiệm được. Bởi vậy, một phương pháp khác với tên
gọi là tiết kiệm sáng tạo được nhiều công ty có tầm nhìn xa, ưa thích sử dụng.
Trong một số công ty, Ban giám đốc quyết định mua cho nhân viên loại máy tính
màn hình phẳng tinh thể lỏng, và đương nhiên, với giá cao hơn những chiếc máy
tính thông thường nhưng những chiếc máy tính này trên thực tế lại có lợi hơn so với
những chiếc máy tính đời cũ: ít hao điện, chiếm ít diện tích trên bàn do cấu hình
mỏng, gọn nhẹ, và điều quan trọng hơn, chúng không hại mắt khi sử dụng.
* Giải pháp hoàn thiện cơ cấu tổ chức: Nhằm tiết kiệm chi phí cơ cấu tổ chức
8282
Bộ máy nhân sự cồng kềnh, chức năng nhiệm vụ chồng chéo…chính là yếu
tố gây lãng phí cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, khác với giải pháp hành chính, giải
pháp tổ chức đòi hỏi nhiều công sức và nỗ lực từ lãnh đạo doanh nghiệp.
“Bất cứ một nhân viên nào cũng có đôi lúc không sử dụng hiệu quả chức năng và
nghĩa vụ của mình cũng như quỹ thời gian dành cho công việc. Đương nhiên, không
một ai trong số họ lại đồng ý với điều này. Bởi vậy, doanh nghiệp chỉ có thể chứng
minh cho họ thấy bằng các con số cụ thể”.
Để giải quyết vấn đề này, nhiều doanh nghiệp đã sử dụng phương pháp đánh
giá chức năng nhiệm vụ của nhân viên. Quy trình đánh giá này bao gồm nhiều giai
đoạn. Đầu tiên, cần phải phân tích kỹ lưỡng tất cả các hoạt động của nhân viên,
đương nhiên là với sự tham gia, tư vấn của các trưởng bộ phận, trên cơ sở đó đưa ra
các đánh giá về vai trò của nhân viên. Bước tiếp theo là loại trừ những hoạt động
kém hiệu quả của nhân viên, nếu chúng thực sự không mang lại giá trị gia tăng cho
doanh nghiệp hoặc hiệu quả của chúng không tương xứng với chi phí mà doanh
nghiệp đã đầu tư cho cá nhân đó. Tất cả các bước này đều có ảnh hưởng nhất định
đến chất lượng cũng như chi phí quản lý nhân sự của doanh nghiệp: càng đánh giá
đúng chức năng nhiệm vụ của nhân viên, bạn càng có cơ sở để lập ngân sách lương
thưởng một cách hợp lý.
* Giải pháp đãi ngộ: Thay đổi hệ thống lương thưởng và chế độ đãi ngộ lao động
Nhiều doanh nghiệp nên thay đổi hệ thống lương thưởng nhằm tạo ra sự phụ
thuộc tối đa giữa mức thu nhập của nhân viên với kết quả làm việc của họ. Nói
chung, mục đích trước hết của các Ông chủ khi sử dụng phương pháp này – đó là
giảm thiểu “phần mềm” đồng thời tăng “phần cứng” cho nhân viên, vừa tiết kiệm
được ngân sách cho doanh nghiệp, vừa tạo ra động lực làm việc cho người lao động.
Trong giai đoạn khó khăn này, tuy cần cắt giảm chi phí nhưng không vì thế mà
doanh nghiệp quên đi việc thưởng cho các nhân viên xuất sắc có những sáng kiến
mới đem lại hiệu quả cho Công ty.
* Giải pháp chất lượng: Tuyển chọn đúng người, đúng việc
Để tiết kiệm chi phí nhân sự, nhiều Công ty thường muốn tuyển dụng những
nhân viên bình thường, không có kinh nghiệm làm việc, ứng viên không có bằng
8383
cấp nhưng yêu cấu công việc lại cao và đương nhiên là với mức lương rẻ mạt. Các
doanh nghiệp cho rằng họ đã cắt giảm được chi phí tiền lương cho những nhân viên
mới này. Tuy nhiên, phương án này không phải bao giờ cũng tỏ ra hiệu quả, đặc
biệt là đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tư vấn, công nghệ
cao…những nhân viên mới không thể đảm trách nhiệm vụ được giao mà Công ty lại
mất nhiều thời gian và chi phí đào tạo.
Một biện pháp nữa cũng đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu chi
phí nhân sự - đó là xây dựng một thương hiệu mạnh cho doanh nghiệp. Song, đây
lại là một bài toán nan giải, tốn kém và đòi hỏi thời gian, công sức của toàn thể mọi
thành viên trong doanh nghiệp. Thương hiệu của doanh nghiệp chính là thứ tài sản
vô hình tạo ra niềm tin, lòng trung thành của nhân viên. Rất nhiều ứng viên muốn
được đầu quân cho các doanh nghiệp tên tuổi, cho dù mức lương ở đó không hấp
dẫn bằng nơi khác, thậm chí đôi khi còn thấp hơn mức thị trường. Một thống kê của
RosExpert cho thấy rằng, nhiều doanh nghiệp ít tên tuổi thường chiêu dụ nhân tài
bằng cách đưa ra mức lương thưởng hấp dẫn, nhiều khi cao hơn 20-50% so với mức
mà các doanh nghiệp tên tuổi đưa ra.
Tuy nhiên, việc tạo ra thương hiệu tốt nhằm thu hút nhân tài không phải là
chuyện ngày một ngày hai mà là nhiệm vụ dài hạn, đòi hỏi doanh nghiệp phải bỏ
nhiều công sức cũng như nguồn lực tài chính. Giá trị của một thương hiệu tốt không
dễ dàng đánh giá được.
Chúng ta cũng biết rằng, các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu là các doanh
nghiệp vừa và nhỏ nên việc xây dựng thương hiệu là một vấn đề lâu dài. Các doanh
nghiệp cần chú trọng thực hiện các biện pháp giảm chi phí nhân sự đã nêu trên vì
nguồn nhân lực là yếu tố rất quan trọng đối với bất kỳ doanh nghiệp nào. Bên cạnh
đó, rất nhiều yếu tố khác cũng vô cùng quan trọng.
*Sản xuất hàng hoá có chất lượng cao
Khủng hoảng tài chính làm cho sản lượng xuất khẩu của nước ta có xu
hưóng giảm, do vậy các doanh nghiệp Việt Nam cần nỗ lực hơn nữa để sản xuất
hàng hoá có chất lượng cao đáp ứng yêu cầu của nước nhập khẩu, có thể cạnh tranh
với các nước xuất khẩu cùng mặt hàng khác, tránh để tình trạng hàng hoá sản xuất
8484
ra không tiêu thụ được trong nước cũng chẳng xuất ra được nước ngoài làm tăng chi
phí lưu kho, bảo quản và ứ đọng vốn. Chủ doanh nghiệp cũng nên có đưa ra những
kế hoạch sản xuất kinh doanh một cách rõ ràng, có tính khả thi cao để tăng hiệu
quả sử dụng vốn, như vậy mới bù đắp được khoản chi phí lãy vay từ nguồn vốn vay.
*Chú ý đến năng suất lao động
Ngoài vấn đề chất lượng còn phải chú ý đến năng suất, nếu ai đó cho rằng
hầu hết các doanh nghiệp đang bị thiếu đơn hàng thì tăng năng suất làm gì, thậm chí
nhiều doanh nghiệp nghĩ ra cách kéo dài thời gian sản xuất và hạ năng suất để công
nhân không bỏ việc. Tuy nhiên, suy nghĩ này là khá bi quan và thụ động, nó làm
cho chi phí tăng lên và công nhân của bạn dễ mất đi khí thế cũng như tinh thần làm
việc. Bài toán về năng suất phải là một trong các bài toán chủ lực hiện nay. Trước
hết, nó giúp bạn giao hàng nhanh hơn, tránh tình trạng trễ hàng có thể dẫn đến việc
hủy đơn hàng. Năng suất cao còn giúp bạn có thêm điều kiện để tăng tích lũy cho
những lúc ngưng việc và còn giúp cho doanh nghiệp bạn có điều kiện giảm một
phần giá bán nhằm tăng thêm đơn hàng.
*Chăm sóc tốt thị trường hiện tại
Có lẽ do khủng hoảng tài chính nên việc tìm kiếm thị trường mới sẽ gặp
nhiều khó khăn, vì vậy doanh nghiệp cũng nên chăm sóc thị trường cũ cho thật tốt
để họ vẫn nhập khẩu hàng hoá của chúng ta, tránh trường hợp không chăm sóc tốt
khách hàng cũ mà phải mất nhiều chi phí tìm kiếm khách hàng mới mà vẫn không
thu được kết quả khả quan.
*Luôn nâng cao ý thức cắt giảm chi phí
Thêm vào đó, tất cả cán bộ công nhân viên của doanh nghiệp cần có ý thức
tiết kiệm chi phí từ những thứ nhỏ nhất như: các cuộc gọi đi động, điện thoại liên
tỉnh hay việc tải các file mp3 từ Internet… có thể sẽ “ngốn” khá nhiều ngân sách
của doanh nghiệp, nên giảm chi phí bằng cách liên lạc qua email, thay vì dùng điều
hòa nhiệt độ, có thể dùng quạt để làm mát, thay các bóng đèn truyền thống bằng đèn
tiết kiệm năng lượng .Hãy thực hiện chính sách tiết kiệm điện ,năng lượng,nhiên
liệu trong công ty…đặc biệt trong giờ cao điểm điện. Nếu cảm thấy những khoản
chi này không hợp lý, cần triệt để cắt giảm hoặc hạn chế sử dụng.
8585
Tóm lại chương III đã nêu lên những ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài
chính tới nền kinh tế Việt Nam và hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh
nghiệp đồng thời đưa ra những kiến nghị, giải pháp cho chính phủ cũng như các
doanh nghiệp Việt Nam để giúp cho các doanh nghiệp có thể cắt giảm chi phí trong
giai đoạn khó khăn này, đồng thời duy trì ổn định sản xuất để doanh nghiệp vững
bước phát triển trên con đường hội nhập, đưa nền kinh tế nước ta sớm thoát khỏi
khó khăn của khủng hoảng tài chính và ngày một tăng trưởng hơn nữa.
8686
KẾT LUẬN
Có thể nói rằng bất kỳ thời kỳ nào cắt giảm chi phí luôn là việc làm quan
trọng và vô cùng cần thiết đối với các doanh nghiệp nhưng trong thời kỳ khó khăn
này, việc làm ấy còn cần thiết hơn nữa. Khủng hoảng tài chính toàn cầu tác động rất
lớn tới nền kinh tế thế giới và Việt Nam cũng bị ảnh hưởng không nhỏ. Tăng trưởng
kinh tế, sản lượng xuất khẩu của Việt Nam đã giảm trong năm 2008…Chúng ta
đang phải đối mặt với khủng hoảng tài chính, các doanh nghiệp Việt Nam lại chủ
yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ, cạnh tranh trong thời kỳ hội nhập này càng trở nên
khó khăn hơn nữa. Do vậy, các doanh nghiệp Việt Nam phải mau chóng thực hiện
các biện pháp cắt giảm chi phí một cách hợp lý để sớm đưa doanh nghiệp thoát khỏi
những ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng này, sớm ổn định và tăng trưởng. Việc
xem xét lại cơ cấu nhân sự một cách hợp lý, điều chỉnh lại chế độ lương thưởng, cân
nhắc kỹ lưỡng các khoản chi phí trong doanh nghiệp, tập trung vào sản xuất những
mặt hàng chủ lực, dễ tiêu thụ …là những việc cần làm của tất cả các doanh nghiệp.
Các nhà quản lý nên học hỏi kinh nghiệm cắt giảm chi phí một cách hợp lý của các
doanh nghiệp trên thế giới để áp dụng cho doanh nghiệp mình vì hầu hết các doanh
nghiệp có biện pháp cắt giảm cụ thể, rõ ràng lại là những doanh nghiệp có quy mô,
tầm cỡ lớn trên toàn cầu còn các doanh nghiệp Việt Nam lại chủ yếu là doanh
nghiệp vừa và nhỏ.
11
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1
CHƢƠNG I ................................................................................................... 3
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHI PHÍ VÀ QUẢN LÝ CHI PHÍ TRONG
DOANH NGHIỆP ........................................................................................ 3
I.Tổng quan về chi phí trong doanh nghiệp............................................. 3
1. Khái niệm chi phí ................................................................................ 3
2. Phân loại chi phí .................................................................................. 3
2.1 Phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí .............................. 4
2.2 Phân loại chi phí theo chức năng hoạt động ................................... 6
2.2.1 Chi phí sản xuất và tiêu thụ sản phẩm ...................................... 6
2.2.2 Chi phí hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp..................... 9
2.2.3 Chi phí hoạt động tài chính và chi phí hoạt động bất thường . 11
2.3 Phân loại chi phí theo mối quan hệ với kỳ tính kết quả kinh doanh
........................................................................................................... 11
2.4 Phân loại chi phí dựa vào mối quan hệ của chi phí và đối tượng
chịu chi phí ......................................................................................... 11
2.5 Một số loại chi phí khác ............................................................... 12
II. Quản lý chi phí và các biện pháp quản lý chi phí trong doanh nghiệp
.................................................................................................................. 13
1. Khái niệm quản lý và quản lý chi phí ................................................. 13
2. Nội dung và vai trò của quản lý chi phí .............................................. 14
3. Các biện pháp quản lý chi phí ............................................................ 15
3.1 Xây dựng định mức chi phí và lập dự toán ngân sách ................... 15
3.1.1 Xây dựng định mức chi phí ..................................................... 15
3.1.2 Lập dự toán sản xuất kinh doanh ........................................... 19
3.2. Xây dựng trung tâm quản lý chi phí ............................................. 21
3.2.1. Trung tâm quản lý chi phí ..................................................... 21
3.2.2. Mã chi phí ............................................................................. 22
3.3. Phương pháp chi phí mục tiêu (Target Cost) ............................... 23
3.4 Phương pháp kế toán chi phí dựa trên hoạt động – ABC (Activity
based costing) .................................................................................... 27
CHƢƠNG II ............................................................................................... 33
KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CÁC BIỆN PHÁP CẮT
GIẢM CHI PHÍ CỦA MỘT SỐ DOANH NGHIỆP TRÊN THẾ GIỚI . 33
I.Khủng hoảng tài chính, ảnh hƣởng của nó tới nền kinh tế thế giới và
các doanh nghiệp trên thế giới: .............................................................. 33
1.Sơ lược về cuộc khủng hoảng tài chính và nguyên nhân dẫn đến khủng
hoảng tài chính ...................................................................................... 33
2.Những ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tới nền kinh tế thế
giới và các doanh nghiệp trên thế giới ................................................... 35
22
Khủng hoảng tài chính đã ảnh hưởng sâu sắc tới nền kinh tế thế giới trên
nhiều phương diện ................................................................................. 36
II Cắt giảm chi phí - biện pháp cần thiết của các doanh nghiệp trong
cuộc khủng hoảng tài chính .................................................................... 44
1.Cắt giảm chi phí và tầm quan trọng của việc cắt giảm chi phí ............. 44
2.Phương pháp chung của việc cắt giảm chi phí trong doanh nghiệp ..... 46
2.1 Cần có một cái nhìn tổng thể ........................................................ 46
2.2 Tăng chi phí tốt, giảm chi phí xấu. ............................................... 47
2.3 Cắt giảm đúng trọng tâm .............................................................. 48
2.4 Có tầm nhìn hướng về tương lai ................................................... 49
III.Các biện pháp cắt giảm chi phí của một số doanh nghiệp trên thế
giới ........................................................................................................... 50
1. Biện pháp cắt giảm chi phí của hãng điện thoại di động Nokia .......... 50
1.1 Nokia và những ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính ............... 50
1.2 Biện pháp cắt giảm chi phí của Nokia ......................................... 52
2.Biện pháp cắt giảm chi phí của đại gia Ford ....................................... 54
2.1 Ford và những ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính.................. 54
2.2 Biện pháp cắt giảm chi phí của Ford ............................................ 55
3 Biện pháp cắt giảm chi phí của Dell.................................................... 58
3.1 Dell đối mặt với khủng hoảng tài chính: ....................................... 58
3.2 Biện pháp cắt giảm chi phí của Dell ............................................ 59
CHƢƠNG III .............................................................................................. 62
GIẢI PHÁP VÀ ĐỊNH HƢỚNG CHO CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT
NAM TRONG VIỆC CẮT GIẢM CHI PHÍ ............................................ 62
I. Tác động của cuộc khủng hoảng tài chính tới nền kinh tế và các
doanh nghiệp Việt Nam .......................................................................... 62
1. Tác động tới nền kinh tế Việt Nam .................................................... 62
2. Tác động tới các doanh nghiệp Việt Nam .......................................... 70
II. Một số đề xuất cho doanh nghiệp Việt Nam trong việc cắt giảm chi
phí ............................................................................................................ 78
1.Đề xuất cho chính phủ ........................................................................ 78
2. Đề xuất cho các doanh nghiệp ........................................................... 81
KẾT LUẬN ................................................................................................. 86
33
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CP : Chi phí
TSCĐ : Tài sản cố định
KHTSCĐ : Khấu hao tài sản cố định
NCTT : Nhân công trực tiếp
SX : Sản xuất
NVL : Nguyên vật liệu
ABC : Activity based costing
NHTM : Ngân hàng thương mại
DN : Doanh nghiệp
PC : Personal computer
NNPTNT : Nông nghiệp phát triển nông thôn
HN : Hà Nội
VN : Việt Nam
LĐ : Lao động
HĐQT : Hội đồng quản trị
CPBH : Chi phí bán hàng
CPQLDN : Chi phí quản lý doanh nghiệp
SX & CN : Sản xuất và công nghệ
NC : Nghiên cứu
1
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chuẩn mực kế toán Việt Nam, chuẩn mực số 01.
2. Cost management, Edward J.Blocker, KungHchen, Thomas Wlin, 2002.
3. Kế toán quản trị doanh nghiệp, Nguyễn Năng Phúc, 2007, NXB Tài chính.
4. Kế toán quản trị kinh doanh thương mại, Trần Thế Dũng, Nguyễn Quang
Hùng, 2004, NXB Thống kê.
5. Quản lý chi phí và thực trạng quản lý chi phí tại các công ty cổ phần Việt
Nam, LV01926,Đại học Ngoại Thương.
6. Quản trị chiến lược, Đại học kinh tế Quốc dân, PGS.TS. Lê Văn Tâm, 2000,
NXB Thống kê.
7. Tài chính doanh nghiệp, Đại học kinh tế Quốc dân, PGS.TS.Lưu Thị Hương,
2005, NXB Thống kê.
8. Thời báo kinh tế Sài Gòn, 25-12-2008, trang 14
9. Tạp chí Tài chính doanh nghiệp, 11/2008, trang 50 – 52
10. Thời báo kinh tế Sài Gòn, 8-1-2009, trang 25,26.
11. Các website:
-
chinh-my/193293/index.htm
-
-
n=2&m_itemid=15400&m_magaid=1514&m_category=266
-
truong-boc-hoi-hang-chuc-nghin-ty-dong.htm
-
thitruong/2009/1/16823.html
-
tut-doc.htm
-
-
-
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 4362_2974.pdf