Lời mở đầu
1. Tính tất yếu của đề án:
Trong những năm gần đây, quan hệ hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và Nhật Bản ngày càng trở nên tốt đẹp, đánh dấu bằng những chuyến thăm chính thức lẫn nhau của lãnh đạo cấp cao hai nước như chuyến thăm chính thức Nhật Bản của thủ tướng Việt Nam vào tháng 4 và tháng 12 năm 2003 đã nâng quan hệ giữa Việt Nam và Nhật Bản lên một tầm cao mới theo phương châm “đối tác tin cậy, ổn định, lâu dài”. Chuyến thăm này cũng là cơ sở để hình thành Sáng kiến chung Việt - Nhật, trong đó có Kế hoạch hành động gầm 44 hạng mục với những cam kết cụ thể của hai Chính Phủ về những biện pháp nhằm cải thiện môi trường kinh doanh của Việt Nam. Được thực hiện thông qua việc rà soát, hoàn thiện các quy định về đầu tư, cải thiện các thể chế liên quan đến đầu tư và cải thiện cơ sở hạ tầng. Đến tháng 10 năm 2006, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã sang thăm chính thức Nhật Bản. Thủ tưóng hai nước đã ký Tuyên bố chung Việt - Nhật, nâng tầm quan hệ hai nước hướng tới quan hệ đối tác chiến lược vì hoà bình và phồn vinh ở Châu Á, cả hai thủ tướng đều nhất trí phấn đấu kim ngạch thương mại hai chiều sẽ đạt 15 tỷ USD vào năm 2015.
Nhật Bản là nền kinh tế lớn thứ 2 trên thế giới và cũng là một thị trường lớn với dân số vào khoảng 128 triệu, có sức tiêu thụ rất lớn. Trong những năm gần đây, kim ngạch nhập khẩu của Nhật Bản ngày càng tăng: năm 2001 đạt 351 tỷ USD, năm 2004 đạt 454 tỷ USD và năm 2007 là 621 tỷ USD trong đó nông thuỷ sản, thực phẩm chiếm 51 tỷ USD ( 8,3% tổng kim ngạch xuất khẩu ). Vào năm 2007, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản đạt 6,608 tỷ USD và Nhật Bản tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam sau Hoa Kỳ. Từ số liệu nêu trên có thể thấy Việt Nam mới chỉ chiếm một thị phần rất nhỏ tại thị trường Nhật Bản ( 1% tổng kim ngạch nhập khẩu của Nhật Bản ). Trong khi đó, thị phần của Trung Quốc là 20,5%, Thái Lan 2,94%, Malaixia 2,8%. Từ thực tiễn đó đòi hỏi chúng ta cần phải nghiên cứu thị trường Nhật Bản một cách sâu sắc hơn và đưa ra được những giải pháp nhằm thúc đẩy hơn nữa giá trị xuất khẩu của hàng hoá Việt Nam sang thị trường Nhật Bản.
Các mặt hàng có thế mạnh của Việt Nam khi xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản đó là nông thuỷ sản, đồ gỗ, hàng dệt may, đồ thủ công mỹ nghệ. Trong đó thì nông sản đóng một vai trò rất quan trọng. Các mặt hàng nông sản của Việt Nam cũng đang tạo đựơc uy tín và vị trí tại thị trường Nhật Bản. Tuy nhiên kim ngạch xuất khẩu còn thấp và còn nhiều vấn đề cần giải quyết. Chính vì vậy, em đã chọn đề tài “ các biện pháp hạn chế nhập khẩu của Nhật Bản và giải pháp thích ứng của hàng nông sản Việt Nam” với mong muốn tìm hiểu về vấn đề này rõ ràng hơn.
2. Mục đích:
- Làm rõ xu hướng và đặc điểm nhập khẩu nông sản của Nhật Bản trên các phương diện: nhu cầu, thị hiếu của thị trường, những rào cản nhằm hạn chế nhập khẩu của Nhật Bản.
- Đánh giá thực trạng xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản.
- Đề xuất những giải pháp nhằm giúp hàng nông sản của Việt Nam có thể thích nghi với các rào cản của thị trường Nhật Bản và đẩy mạnh xuất khẩu.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng: Nghiên cứu về các biện pháp hạn chế xuất khẩu để bảo hộ nền sản xuất trong nước và bảo vệ người tiêu dùng của Nhật Bản cùng với những giải pháp nhằm giúp cho hàng nông sản Việt Nam có thể thích ứng với những rào cản đó.
Phạm vi: Giới hạn về mặt nội dung nghiên cứu là mặt hàng nông sản xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản với các sản phẩm chính là cà phê, cao su và rau quả.
4. Phương pháp nghiên cứu:
So sánh, phân tích, tổng hợp số liệu thống kê, báo cáo thực tiễn.
5. Kết cấu đề án:
Ngoài phần mở đầu, mục lục và danh sách tài liệu tham khảo, đề án gồm 3 chương :
Chương 1: Những vấn đề chung về các biện pháp hạn chế nhập khẩu và đặc điểm thị trường Nhật Bản.
Chương 2: Thực trạng xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam sang thị trường Nhật Bản và khả năng thích ứng.
Chương 3: Dự báo và giải pháp tăng khả năng thích ứng của hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản.
58 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3110 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Các biện pháp hạn chế nhập khẩu của Nhật Bản và giải pháp thích ứng của hàng nông sản Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
khẩu chủ yếu là những người nông dân với trình độ học vẫn thấp và hầu như không được đào tạo cũng như hướng dẫn về các kỹ thuật trồng trọt khoa học. Đội ngũ cán bộ quản lý về hoạt động sản xuất và xuất khẩu nông sản còn ít về số lượng và yếu về chuyên môn, hiểu biết về thị trường cùng với những quy định và tiêu chuẩn của thị trưòng Nhật Bản nói riêng và thị trưòng thế giới nói chung còn hạn chế. Công tác đào tạo đội ngũ cán bộ trong ngành này cũng chưa được quan tâm đúng mức.
- Năng lực tiếp cận thị trường còn thấp: Các doanh nghiệp Việt Nam còn chưa nhanh nhạy trong việc nắm bắt các yêu cầu và biến động của thị trường Nhật Bản. Chính sự thụ động này khiến cho chúng ta không có sự thay đổi kịp thời để nắm bắt các cơ hội. Cũng chính vì chưa đủ năng lực tiếp cận thị trường nên các doanh nghiệp Việt Nam phải xuất khẩu gián tiếp thông qua nước thứ ba. Bản thân các doanh ngiệp cũng phần lớn chỉ ở quy mô vừa và nhỏ có trình độ công nghệ lạc hậu, trình độ quản lý và chuyên môn hạn chế, năng lực kém, chưa có chiến lược phát triển kinh doanh lâu dài và ổn định. Chúng ta cũng chưa xây dựng được những thương hiệu nông sản vững mạnh và có uy tín trên thị trường thế giới nói chung và thị trường Nhật Bản nói riêng. Vì vậy, làm giảm khả năng xâm nhập của hàng nông sản xuất khẩu Việt Nam vào thị trường này.
Chương 3: Dự báo và giải pháp tăng khả năng thích ứng của hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản
3.1 Dự báo nhập khẩu nông sản của Nhật Bản tới 2010
Để dự đoán xu hướng nhập khẩu nông sản của Nhật Bản trong thời gian tới chúng ta cần xét tới những yếu tố sau : tăng trưỏng kinh tế, dân số, tập quán tiêu dùng trong đó thì những yếu tố như thu nhập, giá cả và thói quen tiêu thụ là quan trọng nhất.
Dân số : đây là yếu tố không thuận lợi đối với việc tăng tiêu thụ hàng hoá tại Nhật Bản, bởi hiện nay dân số Nhật vào khoảng 128 triệu người nhưng tỷ lệ tăng dân số lại ở mức rất thấp. Theo dự báo thì tỷ lệ tăng dân ở nước này trong một vài năm tới vào khoảng 0,10% - 0,15%/năm.
Kinh tế : sau cuộc suy thoái kinh tế vào năm 2001 do ảnh hưởng của khủng bố tại nước Mỹ, đến năm 2003 nền kinh tế Nhật Bản đã bắt đầu hồi phục. Trong vài năm gần đây kinh tế Nhật Bản có sự phát triển khá ổn định và có khá nhiều dự báo lạc quan. Tuy nhiên, trong tình hình hiện nay, khi mà cuộc khủng hoảng tài chính tại Mỹ nổ ra thì nó đã ảnh hưỏng rất lớn tới nhiều nền kinh tế khác trên thế giới. Do đó, kinh tế Nhật Bản trong thời gian qua có sự biến đổi rất phức tạp. Điều này sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến nhu cầu tiêu dùng hàng hóa do thu nhập có xu hướng giảm, không ổn định trong thời gian tới.
3.1.1 Cà phê
Nhập khẩu cà phê của Nhật bản được dự báo là sẽ tăng với tốc độ tăng truởng dương theo hai phương án đó là 2,5%/năm, và 4%/năm trong thời gian tới cho đến 2010. Dự báo này được lập căn cứ vào tình hình tiêu thụ thực tế cà phê của thị trưòng Nhật Bản trong những năm qua và có triển vọng tăng trong những năm tới do tiêu thụ chưa tới mức bão hoà và tác động ảnh hưởng của các chiến dịch xúc tiến xuất khẩu. Dự báo cụ thể về nhập khẩu cà phê hạt Nhật Bản theo hai phương án như sau:
Bảng 3.1: Dự báo nhập khẩu cà phê của Nhật Bản
Đơn vị : tấn
TT2000
TT2002
TT2005
DB2010
Phương án thấp 2,5%/năm
382.230
427.685
495.926
557.916
Phương án cao 4%/năm
382.230
427.685
495.926
595.111
3.1.2 Cao su
Nhập khẩu cao su thiên nhiên dự báo sẽ tăng chậm hơn tốc độ nhập khẩu nông sản chung ở quy mô thế giới. FAQ dự báo nhập khẩu cao su thiên nhiên thế giới đạt 5,5 triệu tấn vào năm 2007 với nhịp độ bình quân 1,7%/năm và năm 2010 mức nhập khẩu sẽ là 5,8 triệu tấn với nhịp độ tăng bình quân 1,8%/năm. Trong đó, nhập khẩu cao su thiên nhiên của các nước phát triển chỉ tăng khoảng 1%/năm. Về nhập khẩu cao su Nhật Bản được nhóm nghiên cứu cao su quốc tế (IRSG) dự đoán như sau :
Bảng 3.2 : Dự báo nhập khẩu cao su của Nhật Bản
Đơn vị sản lượng : 1000 tấn
2000
2001
2007
2010
Tính theo sản lượng
Thế giới
5.300
4.880
5.502
5.804
Nhật Bản
802
740
825
890
Tính theo %
Thế giới
100
100
100
100
Nhật Bản
15,1
15,2
15
15,3
3.1.3 Rau quả
Cùng với những đặc điểm của thị trưòng rau quả Nhật Bản và xu hướng phát triển thị trường thời gian tới cùng với sụ tác động của các yếu tố : mở cửa thị trường nông sản theo các cam kết trong khuôn khổ WTO và các hiệp định khu vực thương mại tự do song phương và đa phương khác; trong nước không có khả năng sản xuất các rau quả nhiệt đới; sự phát triển của khoa học kỹ thuật … nhập khẩu rau quả các loại của Nhật Bản dự báo là sẽ tăng với tốc độ tương đương với tốc độ tăng của nhập khẩu nông sản nói chung vào Nhật. Dự báo cụ thể như sau :
Bảng 3.3 : Dự báo nhập khẩu rau, hoa quả của Nhật Bản
TH2000
TH2001
TH2005
DB2010
Nhập khẩu rau tươi
Phương án thấp 2,5%/năm
881.116
929.214
753.082
847.217
Phương án cao 4%/năm
881.116
929.214
753.082
903.698
Nhập khẩu quả các loại
Phương án thấp 2,5%/năm
1.592.150
1.526.644
1.667.589
1.887.288
Phương án cao 4%/năm
1.529.150
1.526.644
1.667.589
2.013.107
Đơn vị : tấn
3.2 Những lợi thế và ưu đãi trong quan hệ thương mại với Nhật Bản
Trong thời gian tới, các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản của Việt Nam cần phải tận dụng tối đa các ưu đãi mà Nhật Bản dành cho Việt Nam trong quan hệ thương mại giữa hai nước thông qua các cam kết, hiệp định ưu đãi thuế quan đã kí kết. Đó là các ưu đãi sau :
Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập GSP : đây là hệ thống thuế ưu đãi mà Nhật Bản dành cho các nước đang phát triển và kém phát triển, trong đó có Việt Nam khi xuất khẩu hàng hoá sang thị trưòng Nhật Bản. Ưu điểm của GSP là có mức thuế thấp hơn mức thuế xuất nhập khẩu tối huệ quốc MFN và có tính cạnh tranh hơn. Hằng năm, vào tháng 4 thì Bộ tài chính Nhật Bản sẽ công bố danh mục các loại hàng hoá được hưởng GSP. Các doanh nghiệp của Việt Nam nên tận dụng các ưu đãi này bằng cách tham khảo trên trang web của Bộ tài chính Nhật Bản (www.mof.go.jp) để nắm bắt được thông tin và có kế hoặch xuất khẩu hàng hoá sang thị trường Nhật Bản.
Thuế quan ưu đãi trong khuôn khổ Hiệp định đối tác toàn diện ASEAN - Nhật Bản (AJCEP): Ngày 01/04/2008, Việt Nam chính thức kí hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN - Nhật Bản. Các nước ASEAN khác cũng đã hoàn thành xong việc kí kết hiệp định này. Trong khuôn khổ của Hiệp định AJCEP, Việt Nam cam kết loại bỏ thuế quan đối với 82% giá trị thương mại hai chiều Việt - Nhật trong vòng 16 năm. Đổi lại, Việt Nam được hưởng lợi từ ưu đãi của Nhật Bản cam kết dành chung cho ASEAN. Theo cam kết AJCEP, NHật Bản đã loại bỏ thuế quan đối với gần 94% giá trị thương mại Việt - Nhật trong vờng 10 năm. Những cam kết này sẽ mở ra nhiều cơ hội cho hàng hoá Việt Nam nói chung và hàng nông sản nói riêng thâm nhập vào thị truờng Nhật Bản.
Những ưu đãi trong cam kết gia nhập WTO của Việt Nam : Việt Nam trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới WTO từ ngày 11/01/2007 với cam kết giảm thuế nhập khẩu hàng hoá từ mức bình quân hiện hành 17,4% xuống còn 13,4% trong vòng 5-7 năm và mở cửa 11/12 ngành dịch vụ gồm 110 phân ngành theo quy định của WTO, trong đó một số ngành quan trọng như dịch vụ kinh doanh, viễn thông, phân phối, bảo hiểm, ngân hàng, chứng khoán …Các doanh nghiệp có thể tận dụng những ưu đãi này để nhập khẩu nguồn nguyên vật liệu và công nghệ của Nhật Bản để sản xuất các sản phẩm có giá trị gia tăng cao, hàm lượng công nghệ cao xuất khẩu ngược trở lại Nhật Bản.
Ưu đãi thuế suất trong Hiệp định đối tác Kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (EPA): EPA là hiệp định hợp tác mang tầm chiến lược trên nhiều lĩnh vực gồm thương mại hoá, thương mại dịch vụ, thủ tục hải quan, di chuyển thể nhân, sở hữu trí tuệ, chính sách cạnh tranh, cải thiện môi trường kinh doanh, hợp tác kiểm dịch động thực vật và các nội dung hợp tác kinh tế khác. Nhật Bản yêu cầu phía Việt Nam mở cửa hơn nữa cho sản phẩm công nghiệp của Nhật. Ngược lại, Nhật Bản cũng sẽ mở cửa nhiều hơn cho hàng dệt may, thuỷ sản, nông sản xuất khẩu vào thị trường này. Theo đó, 90% kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Nhật Bản sẽ được cắt giảm thuế suất xuống 0% trong quá trình thực hiện Hiệp định. Các doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ các quy định của Hiệp định cùng với các bảng biểu kèm theo để có phương án tốt nhất trong việc xuất khẩu hàng hoá sang thị trường Nhật Bản.
3.3 Những giải pháp nhằm tăng khả năng thích ứng của hàng nông sản xuất khẩu Việt Nam sang Nhật Bản
3.2.1 Giải pháp từ phía nhà nước
- Định hướng phát triển mặt hàng xuất khẩu, quy hoạch vùng sản xuất, nguyên vật liệu : hiện nay, chúng ta còn thiếu các chiến lược xuất khẩu các mặt hàng cụ thể đối với một thị truờng cụ thể, ví dụ : chiến lược xuất khẩu hàng nông sản sang thị trường Nhật Bản. Chính việc thiếu vắng các chiến lược xuất khẩu ngành, sản phẩm cụ thể sang các thị trưòng nhất định là một trong những nguyên nhân quan trọng khiến kết quả xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản thời gian qua còn yếu kém. Vì vậy, để đạt được mục tiêu phát triển xuất khẩu sang Nhật Bản thời gian tới, Nhà nước cần chỉ đạo và điều phối việc xây dựng các kế hoạch chiến lược xuất khẩu. Bên cạnh đó, cần rà soát lại công tác quy hoạch, các định chính xác diện tích đất sử dụng không có hiệu quả, nhanh chóng khắc phục được tình trạng quản lý và sử dụng đất đai ở các nông, lâm trường quốc doanh. Khuyến khích nông dân chuyển đổi ruộng đất cho nhau để thành những thửa ruộng lớn thuận tiện cho việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng và áp dụng cơ giới hoá nông nghiệp tập trung đầu tư một cách đồng bộ cho các vùng sản xuất nông sản hàng hoá tập trung nhằm tạo vùng nguyên liệu lớn, ổn định cả về khối lượng và chất lượng, gắn chặt với các cơ sở chế biến và xuất khẩu.
- Thực hiện chuyển đổi mô hình sản xuất trong nông nghiệp : để cho sản phẩm nông sản của Việt Nam có chất lượng đồng đều và ổn định, đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của thị trưòng thì sản xuất nhỏ lẻ, mô hình hộ gia đình không còn phù hợp. Do đó, việc chuyển đổi sang mô hình tập thể hay kinh tế trang trại là nhu cầu khách quan. Chính phủ cần công khai quy hoạch đất đai, có chính sách đền bù giải phóng mặt bằng rõ ràng và cụ thể, giảm thiểu các chi phi giao dịch và các chi phí không chính thức khác khi doanh ngiệp xin cấp đất sản xuất, kinh doanh. Cho phép chuyển nhượng và chuyển đổi mục đích sử dụng đất hợp lý. Tuy nhiên cần lường trước các khó khăn phát sinh khi các hộ gia đình không thể thích nghi và bị đào thải. Cần có chương trình đào tạo việc làm, hỗ trợ việc làm cho những hộ nông dân này.
- Nhà nước thực hiện các chính sách đầu tư và tài chính nhằm khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp nhằm nâng cao sức cạnh tranh, phát triển xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Nhật Bản : nhà nước cần thực hiện nhiều dự án đầu tư vào khu vực sản xuất nông sản phục vụ cho xuất khẩu. Thực hiện các biện pháp hỗ trợ cho doanh nghiệp tham gia sản xuất nông sản xuất khẩu như ưu đãi về thuế, cho vay tín dụng, hoặc thông qua việc đầu tư cho hệ thống thuỷ lợi phục vụ cho sản xuất.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp đựoc tiếp cận dễ dàng với các nhân tố sản xuất đầu vào : hiện nay, các nhân tố đầu vào của sản xuất nông nghiệp Việt Nam yếu cả về chi phí và chất lượng. Điều này dẫn đến kết quả tất yếu là sản phẩm nông sản xuất khẩu của Việt Nam có chất lượng thấp và giá thành cao, giảm tính cạnh tranh với các mặt hàng của các nước khác. Do các ngành công nghiệp phụ trợ nông nghiệp ở Việt Nam chưa phát triển để đáp ứng đủ nhu cầu và có chi phí cao so với thế giới, nên để năng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu nông sản, có thể coi việc nhập khẩu các sản phẩm phụ trợ là cần thiết. Bên cạnh việc phát triển các ngành phụ trợ trong nước thì thông qua các chính sách thương mại hỗ trợ các doanh nghiệp nông sản có được các tư liệu sản xuất cần thiết với giá thành thấp, chất lượng phù hợp. Nhà nước cần phải hỗ trợ tìm kiếm các nguồn máy móc chế biến, máy móc đóng gói phù hợp với quy mô và có chất lượng sản phẩm tốt, danh mục hoá các loại sản phẩm này và khuyến nghị các doanh nghiệp nông sản nhập khẩu để đưa vào quá trình sản xuất và chế biến. Bên cạnh đó, nhà nước hỗ trợ thông qua đào tạo ngắn và trung hạn về các vấn đề then chốt cho phát triển năng lực doanh nhân nông nghiệp. Các doanh nghiệp xuất khẩu có thể tận dụng thời có từ việc cắt giảm thuế quan để bán sản phẩm sau đó nhập khẩu các công nghệ và thiết bị chế biến nông sản từ các nước ASEAN và Trung Quốc.
- Thực hiện liên kết giữa Nhà nước – nông dân – nhà khoa học – doanh nghiệp – ngân hàng và truyền thông : Nhà nước có thể hỗ trợ cho sản xuất nông nghiệp hộ gia đình thông qua Hội nông dân Việt Nam trong các hoạt động tư vấn, chuyển giao công nghệ. Nhà nước cũng đảm bảo chất lượng nông sản thông qua các cơ quan quản lý để có thưởng phạt nghiêm minh. Bên cạnh đó, Nhà nước tiến hành liên kết giữa nhà khoa học và nông dân để tạo điều kiện thuận lợi cho áp dụng công nghệ khoa học vào sản xuất, trồng trọt. Đảm bảo tiêu thụ cho người dân thông qua hệ thống các doanh nghiệp và điều chỉnh thích hợp để ngăn ngừa tình trạng doanh nghiệp ép giá nông dân . Ngoài ra, Nhà nước tạo ra mối liên kết giữa ngân hàng và nông dân, doanh nghiệp để giúp cho các đối tượng này thuận lợi hơn trong quá trình vay vốn phục vụ cho sản xuất và xuất khẩu, cũng như để có thể thay đổi công nghệ, mở rộng sản xuất cho phù hợp với yêu cầu của thị trường. Mặt khác, Nhà nước thông qua hệ thống truyền thông cung cấp thông tin về thị trường, kỹ thuật trồng trọt nhanh chóng, kịp thời cho bà con nông dân và các doanh nghiệp tham gia sản xuất, xuất khẩu hàng nông sản.
- Nâng cao năng lực hoạt động của hiệp hội ngành hàng nông sản xuất khẩu : Khi Việt Nam đã gia nhập WTO thì có những việc mà Nhà nước không nên làm hoặc làm không hiệu quả, do đó những công việc này sẽ do hiệp hội ngành hàng nông sản thực hiện. Trước đây, để thu hút khách hàng thì nhiều doanh nghiệp đã hạ giá nông sản, nhưng cách làm này không phải là cách làm hiệu quả. Tương lai, hiệp hội ngành hàng sẽ đóng vai trò liên kết các doanh nghiệp để gia tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Để nâng cao hiệu quả hoạt động của hiệp hội ngành hàng nông sản nói chung và nông sản xuất khẩu nói riêng thì nhà nước cần thực hiện các biện pháp sau :
+ Nhà nước cần sớm nghiên cứu và ban hành luật về hiệp hội, nhằm tạo khung và môt trưòng pháp lý thuận lợi cho việc đổi mới tổ chức, nâng cao hiệu quả hoạt động và quản lý của hiệp hội ngành hàng. Trong khi chờ đợi Luật về hiệp hội, các cấp chính quyền cần có các văn bản quy định riêng về công tác hiệp hội và các hoạt động phối hợp giữa hiệp hội và cơ quan tương ứng để tạo thuận lợi cho hoạt động của các Hiệp hội.
+ Đổi mới cơ chế quản lý của Nhà nước đối với Hiệp hội nhằm bảo đảm quyền tự chủ của các Hiệp hội, tạo điều kiện cho các Hiệp hội hoạt động đúng luật pháp, theo hướng hoạt động “dịch vụ - kinh doanh” nhằm phát huy tính chủ động, sáng tạo của các Hiệp hội trong việc thúc đẩy xuất khẩu và nâng cao hiệu quả hoạt động.
+ Hoàn thiện về tổ chức và nâng cao năng lực chuyên môn của bộ máy điều hành hiệp hội
- Đầu tư xây dựng, cải thiện hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho sản xuất hàng nông sản; công tác xuất khẩu nói chung và sang Nhật Bản nói riêng : việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng ở nông thôn đem lại hiệu quả rất lớn, theo nghiên cứu của World Bank cho thấy, cứ chi 1 tỷ đồng đầu tư cho giao thông nông thôn giúp 270 người thoát nghèo. Tác động này là khác nhau giữa các vùng, khu vực. Những nơi có hệ thống giao thông kém phát triển thì tác động này lớn hơn. Đầu tư vào kết cấu hạ tầng ở nông thôn giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí trung gian, các chi phí đầu vào và chi phí giao dịch khác; do đó doanh nghiệp xuât khẩu nông sản sẽ tiết kiệm được chi phí, nâng cao hiệu quả sản xuất. Cần phải đầu tư có trọng điểm, tập trung vào những công trình cơ sở hạ tầng mang lại hiệu quả kinh tế xã hội cao như : hệ thống giao thông, hệ thống thuỷ lợi, các sở giao dịch hàng hoá ở các vùng trọng điểm … Tuy nhiên, đầu tư vào cơ sở hạ tầng cần nguồn vốn rất lớn, vì vậy vừa tăng đầu tư từ ngân sách thì Nhà nước vừa phải đa dạng hoá các nguồn vốn như thông qua nguồn vốn ODA, nguồn vốn của tư nhân trong và ngoài nước.
- Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến xuất khẩu của Nhà nước đối với thị trường Nhật Bản : Cục xúc tiến thương mại ( VIETTRADE ) cần phối hợp chặt chẽ với JETRO của Nhật Bản để hỗ trợ cho các doanh nghiệp Việt Nam tìm kiếm và thu thập các thông tin cần thiết về thị trường Nhật Bản, các nhà nhập khẩu Nhật Bản, các sản phẩm tiềm năng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản. Bộ thương mại thông qua Website và các ấn phẩm, tạp chí của bộ giới thiệu và cung cấp thông tin về thị trưòng Nhật Bản, các nhà nhập khẩu của họ cùng với những biến động của thị trường, đặc biệt là đối với các mặt hàng có thế mạnh của Việt Nam. Bên cạnh đó, cần tổ chức các hội chợ, triển lãm tại Nhật Bản để quảng bá sản phẩm, tạo điều kiện cho sản phẩm của Việt Nam xâm nhập thị trường. Ngoài ra, Nhà nước cần nghiên cứu triển khai xây dựng một số trung tâm thương mại Việt Nam tại Nhật Bản để phục vụ cho việc trưng bày, giới thiệu và bán sản phẩm của Việt Nam cho người Nhật Bản.
- Đào tạo nguồn nhân lực cho sản xuất nông sản và cho hoạt động ngoại thương, xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản : Chính phủ cần có những chương trình đào tạo miễn phí hoặc với học phí thấp để nhiều người dân nghèo ở nông thôn có cơ hội học tập. Một phần đào tạo những kỹ thuật, phương pháp khoa học để họ áp dụng vào trồng trọt. Mặt khác, đào tạo tay nghề cho lượng lao động dư thừa để họ có thể vào làm tại các doanh nghiệp. Nhà nước cũng cần hỗ trợ người nông dân trong việc liên hệ việc làm với các doanh nghiệp chế biến nông sản để xuất khẩu; vừa giải quyết công ăn việc làm cho người lao động vừa góp phần giúp doanh nghiệp có được những lao động có tay nghề, đảm bảo cho chất lượng của sản phẩm sản xuất ra. Đối với nguồn lao động tham gia vào hoạt động ngoại thương, Nhà nước cũng cần có biện pháp hỗ trợ đào tạo phù hợp. Như nâng cao chất lượng của các chuyên ngành về kinh tế đối ngoại, kinh tế quốc tế, kinh doanh quốc tế tại các trường đại học. Tạo điều kiện để các em sinh viên có thể tiếp xúc với các thông tin về thị trưòng Nhật Bản. Bên cạnh đó cần hỗ trợ đào tạo tiếng Nhật trên cả nước. Tạo điều kiện hỗ trợ để sinh viên ra trưòng có thể vào làm tại các công ty xuất khẩu nông sản. Các cơ quan Nhà nước cũng cần tổ chức các lớp đào tạo ngăn hay dài hạn, tổ chức các hội nghị,hội thảo khoa học về xuất khẩu nông sản sang Nhật Bản cho các doanh nghiệp, mời các chuyên gia của Việt Nam và Nhật Bản giảng dạy về vấn đề này.
3.2.2 Giải pháp từ phía doanh nghiệp
- Xây dựng chiến lược kinh doanh xuất khẩu lâu dài sang Nhật Bản : điều này xuất phát từ chính đặc điểm của thị trưòng Nhật Bản, người tiêu dùng khá là khó tính và có tâm lý chuộng hàng nội, thich sử dụng những sản phẩm đã được chứng nhận là an toàn hơn. Đối với các nhà nhập khẩu Nhật Bản thì họ thường xem xét rất kỹ đến nhiều chi tiết và đỏi hỏi công ty đối tác phải có uy tín cao. Chính vì vậy, các công ty xuất khẩu nông sản của Việt Nam cần phải xây dựng được một chiến lược phát triển kinh doanh cho phù hợp với thị trường này. Trước đây, các công ty của chúng ta thường làm ăn mang tính thời vụ, do đó không có được sự ổn định. Để khắc phục điều này thì cần phải có chiến lược lâu dài, có tầm nhìn xa. Các công ty nếu cỏ đủ năng lực có thể tự mình xây dựng ra chiến lược riêng, hoặc có thể nhờ đến sự giúp đỡ của các công ty tư vấn trong và ngoài nước.
- Huy động và sử dụng vốn có hiệu quả : các doanh nghiệp của chúng ta hiện nay thường có quy mô vừa và nhỏ, với nguồn vốn ít ỏi. Vì vậy, khó có thể mở rộng hoạt động kinh doanh của mình cũng như tiến hành thay đổi công nghệ, máy móc cho phù hợp với yêu cầu của thị trường. Trong tương lai, các doanh nghiệp cần phải huy động được nguồn vốn lớn để đổi mới sản xuất, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới nói chung và thị trường Nhật Bản nói riêng. Doanh nghiệp có thể thực hiện huy động vốn thông qua các phuơng pháp như :
+ Tiến hành cổ phần hoá doanh nghiệp để phát hành rộng rãi cổ phiếu thông qua thị trường chứng khoán. Qua đó thu hút được lượng vốn nhàn rỗi trên thị trường.
+ Huy động vốn từ cán bộ, công nhân viên trong nội bộ doanh nghiệp dưới hình thức vay ngắn hạn hoặc dài hạn với lãi suất khuyến khích. Đồng thời, có thể áp dụng một mức thế chấp nhất định đối với lao động vào làm tại doanh nghiệp, biện pháp này cũng gắn trách nhiệm của nguời lao động với kết quả hoạt động của công ty.
+ Khuyến khích cá nhân, tổ chức, kể cả các ngân hàng trong và ngoài nước bỏ vốn đầu tư dưới hình thức liên doanh liên kết, đóng góp cổ phần hoặc đầu tư trực tiếp.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp có thể sử dụng chính lợi nhuận của mình. Việc phân bổ lợi nhuận của doanh nghiệp có thẻ dành một phần để tái đầu tư, mở rộng sản xuất.
Nguồn vốn có thể huy động cần phải được sử dụng một cách có hiệu quả, tránh gây lãng phí, thất thoát vốn. Cần sử dụng ưu tiên cho đầu tư đổi mới công nghệ, cải tiến kỹ thuật, trang thiết bị phục vụ cho làm việc và sản xuất, chế biến xuất khẩu. Đầu tư cho các khâu tiêu thụ và tiếp thị một cách hiệu quả. Bên cạnh đó cần phải dành ra một lượng vốn đảm bảo cho thu mua nguyên liệu phục vụ cho sản xuất, cần có hệ thống kho chứa lượng nguyên liệu dự trữ đảm bảo cho một thời gian sản xuất nhất định, để không bị lúng túng trước sự thay đổi đột ngột của thị trường.
- Liên kết và hợp tác mở rộng quy mô kinh doanh của doanh nghiệp xuất khẩu sang Nhật Bản : Các công ty đa quốc gia, các tập đoàn kinh tế lớn có thế lực rất lớn trên thương trường quốc tế, đặc biệt trong cạnh tranh, khống chế thị trường xuất khẩu. xuất phát từ thực tế đó, các doanh nghiệp cần phải có sự liên kết để nâng cao khả năng cạnh tranh của mình. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp của Nhật Bản rất cần có nguồn cung nguyên liệu đảm bảo từ quốc gia khác, như những nhà máy chế biến cà phê thành phẩm, nhà máy chế biến vầ phân phối rau quả. Điều này mở ra một cơ hội cho các nhà xuất khẩu Việt Nam có thể giai nhập các mạng lưới này và đẩy mạnh xuất khẩu thông qua các hợp đồng liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp Nhật Bản. Các doanh nghiệp Việt Nam có thể trở thành công ty con của các tập đoàn, công ty đa quốc gia của Nhật Bản, tuy nhiên vẫn được quyền kinh doanh quốc tế và sử dụng nhân lực tại chỗ. Từ đó tiến hành liên kết thêm với các doanh nghiệp trong nước, hình thành mạng lưới kinh doanh kinh tế lớn ở Việt Nam. Nhà nước cũng hỗ trợ cho việc sát nhập, liên kết của các doanh nghiệp trong nước. Cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước để mở rộng sản xuất, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường.
- Phát triển nguồn nhân lực : Yếu tố con người là yếu tố quyết định tất cả, vì vậy đầu tư cho đào tạo, phát triển nguồn nhân lực và sử dụng hiệu quả lao động chính là đảm bảo cho phát triển bền vững cũng như nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Đây là một nhiệm vụ trọng tâm và phải xây dựng chiến lược lâu dài của doanh nghiệp. Có thể nói, hiện nay đội ngũ cán bộ, nhân viên của các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu nông sản còn nhiều hạn chế về trình độ chuyên môn. Do đó, doanh nghiệp cần thực hiện một số biện pháp để phát triển nguồn nhân lực của mình như :
+ Xác định nhu cầu về nhân lực trong tương lai : căn cứ vào sự phát triển của quy mô sản xuất, vào chiến lược phát triển thị trường, vào sự biến đổi của nên kinh tế mà mối công ty cần phải xác định rõ nhu cầu về nguồn nhân lực của công ty mình trong tương lai. Từ đó đề ra kế hoạch tuyển dụng hoặc đào tạo nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ nhân viên.
+ Lựa chọn đối tượng để đào tạo : cần chọn ra những nhân sự có năng lực, có trình độ chuyên môn cao và những đức tính thích hợp để đảm nhiệm các vị trí quan trọng trong công ty. Tiến hành đào tạo, hoặc cử các đối tượng này đi học bồi dưỡng nghiệp vụ để có thể hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao.
+ Phương pháp và hình thức đào tạo : cần kết hợp nhiều hình thức đào tạo khác nhau như : đào tạo tại chỗ, đào tạo dài hạn, đào tạo ngắn hạn, đào tạo từ xa, đào tạo tập trung, không tập trung … để đạt được hiệu quả cao hơn và không ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của công ty.
+ Sử dụng lao động đúng vị trí, đúng nghành nghề, đúng năng lực chuyên môn. Có chế độ đãi ngộ xứng đáng để khích lệ người lao động. Nên chọn mức lương hoặc thưởng theo doanh thu để tạo áp lực phấn đấu cho nhân viên, và là sụ khen thưởng xứng đáng cho những cá nhân cố gắng hoàn thành tốt công việc; nâng cao tính cạnh tranh trong công việc. Bên cạnh đó thì cần phải thường xuyên tổ chức các hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao, các chương trình giao lưu để nâng cao tính đoàn kết trong công ty.
- Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm nông sản xuất khẩu : Thương hiệu của sản phẩm đóng một vai trò rất quan trọng đối với sản phẩm. Bởi vì thương hiệu chính là một “điểm nhớ” để người tiêu dùng nhớ về một sản phẩm. Thực tế là bản thân người tiêu dùng họ chỉ quan tâm đến thương hiệu của sản phẩm mà không mấy khi để ý đến doanh nghiệp. Và một thương hiệu nổi tiếng chính là một sự khẳng định về chất lượng, uy tín của sản phẩm. Đây cũng chính là một điểm yếu của sản phẩm xuất khẩu Việt Nam nói chung và sản phẩm nông sản xuất khẩu nói riêng. Chúng ta chưa xây dựng được những thương hiệu thực sự lớn, có uy tín trên thế giới. Người tiêu dùng tại nhiều thị trường khác nhau sử dụng sản phẩm xuất xứ từ Việt Nam nhưng không có thương hiệu họ cũng không biết đấy là hàng Việt Nam. Chính vì vậy, bản thân các doanh nghiệp phải ý thức được tầm quan trọng của thương hiệu và xây dựng thương hiệu. Các doanh nghiệp nên tiến hành các công việc sau :
+ Đăng ký, hoàn tất thủ tục về sở hữu công nghiệp và bản quyền nhãn mác hàng hoá tại cơ quan có thẩm quyền ở Việt Nam.
+ Yêu cầu Cục sở hữu công nghiệp Việt Nam hướng dẫn, giúp đỡ và hỗ trợ để đăng ký bảo hộ thương hiệu doanh nghiệp tại thị trường Nhật Bản.
+ Nghiên cứu luật quảng bá sản phẩm của Nhật Bản, từ đó áp dụng các phương thức thích hợp đẻ quảng bá, phát triển thương hiệu của sản phẩm theo đúng các quy định của luật pháp nước này.
- Tận dụng các kênh hỗ trợ của Việt Nam và Nhật Bản : Nhiều doanh nghiệp Việt Nam còn thiếu thông tin về thị trường Nhật Bản, về các nhà nhập khẩu, nhà phân phối tiêu thụ tại thị trường Nhật Bản cũng như các tập quán kinh doanh của người Nhật thì có thể liên hệ với các cơ quan chuyên trách để nhận được sự hỗ trợ. Vụ Châu Á-Thái Bình Dương, Thương vụ Việt Nam tại Tokyo, Chi nhánh Thương vụ Việt Nam tại Osaka là một trong những cơ quan, kênh hỗ trợ trực tiếp và thuận tiện cho các doanh nghiệp trong tìm kiếm và tiếp xúc với nhà nhập khẩu Nhật Bản. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã được thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản hỗ trợ giao dịch thành công và ký nhiều hợp đồng xuất khẩu sang Nhật Bản. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần tranh thủ các cơ quan xúc tiến thương mại trong nước như Cục xúc tiến Thương mại (VIETRADE), Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), các Hiệp hội ngành hàng, Tổ chức xúc tiến thương mại và Đầu tư Nhật Bản (JETRO), va tham dự các chương trình xúc tiến thương mại để có nhiều cơ hội giao thương, tìm hiểu thị trường.
Kết luận
Thị trường Nhật Bản là một thị trưòng có sức tiêu thụ rất lớn và có rất có tiềm năng đối với hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam nói chung và hàng hóa nông sản nói riêng. Đây lại là một thị trưòng Châu Á, do đó có những nét tương đồng với Việt Nam. Đây là một điểm thuận lợi cho hàng xuất khẩu của chúng ta. Bên cạnh đó, trong nhiều năm qua quan hệ thương mại và chính trị giữa Việt Nam và Nhật Bản luôn phát triển theo xu hướng tốt đẹp và ngày càng cởi mở hơn nữa. Vì vậy, nếu biết cách khai thác phù hợp thì thị trưòng này sẽ đem lại nguồn lợi rất lớn cho hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian tới.
Bên cạnh những tiềm năng có thể thấy rõ từ thị trường Nhật Bản thì không thể không lưu ý tới sự khắt khe và khó xâm nhập của thị trường này. Tư tưởng bảo hộ ngành nông nghiệp của chính phủ Nhật Bản đã thể hiện rất rõ qua chính sách nhập khẩu hàng hoá, cụ thể biểu hiện qua các công cụ và biện pháp mà Nhật Bản áp dụng. Tạo ra một rào cản cho hàng hoá nhập khẩu nước ngoài khi muốn xâm nhập vào thị trường Nhật Bản. Ngoài ra tâm lý ưa chuộng sử dụng hàng nội địa của người dân Nhật Bản vô hình chung đã góp phần tạo nên sự khó khăn cho các nhà sản xuất nước ngoài khi muốn đưa sản phẩm của mình vào thị trường Nhật Bản.
Trong giai đoạn từ 1997 đến nay, hàng nông sản của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản đã trải qua nhiều thăng trầm, biến động; có nhiều năm suy giảm cả về khối lượng và giá trị hàng hoá. Nhưng trong vài năm gần đây, hàng nông sản của Việt Nam xuất sang Nhật Bản đã có sự gia tăng trở lại. Đây thật sự là một dấu hiệu đáng mừng cho hàng nông sản Việt Nam. Hiện nay, hàng nông sản Việt Nam mặc dù chưa chiếm được thị phần lớn tại thị trường Nhật nhưng cũng đã từng bước tạo lập được uy tín và duy trì vị trí tại thị trường này. Bên cạnh những thành công mà hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam đã đạt được, bài viết cũng đã đề cập đến những mặt hạn chế, yếu kém còn tồn tại và những nguyên nhân của nó. Để khắc phục những hạn ché này và thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam sang thị trường Nhật Bản trong tương lai thì cần phải có sự cố gắng của cả nhà nước và doanh nghiệp. Về phía nhà nước cần phải tạo được những điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu nông sản và cần có nhứng biện pháp hỗ trợ thích hợp để giúp đỡ các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản. Bản thân các doanh nghiệp cũng phải tự mình tiến hành các giải pháp thích ứng phù hợp, nâng cao chất lượng sản phẩm. Tạo dựng được thương hiệu và uy tín của hàng nông sản tại thị trường Nhật Bản để nâng cao năng lực cạnh tranh với các nước khác. Quá trình này đòi hỏi cần phải có thời gian, sự tham gia nhiệt tình và tâm huyết của cả nhà nước và doanh nghiệp để thúc đẩy xuất khẩu nông sản Việt Nam không chỉ sang thị trường Nhật Bản mà còn vươn cao hơn nữa trên thị trường thế giới.
Do hạn chế và khả năng thu thập tin tức, hạn chế về kiến thức và năng lực phân tích nên đề án sẽ còn nhiều thiếu sót. Do đó em rất mong nhận được sự góp ý, đánh giá bổ sung từ phía thầy cô. Em cũng xin chân thành cám ơn PGS.TS Nguyễn Thường Lạng, người thầy đã tận tình giúp đõ em hoàn thành đề án này.
Danh mục tài liệu tham khảo
Sách :
- Đỗ Đức Bình, Nguyễn Thường Lạng (đồng chủ biên), Giáo trình Kinh tế quốc tê, NXB Lao động-xã hội, 2005.
- Trịnh Thị Ái Hoa, “Chính sách xuất khẩu nông sản Việt Nam, lý luận và thực tiễn”. NXB Chính trị quốc gia 2007. trang 274-330.
- Nguyễn Hữu Khải, “Hàng rào phi thuế quan trong chính sách thương mại quốc tế”, NXB Lao động và Xã hội, 2/2005, trang 137 – 165.
- Bộ Thương mại, Viện nghiên cứu thương mại, “Thị trường xuất nhập khẩu rau quả”, NXB Thống kê
Báo và tập chí
Tạp chí Kinh tế đối ngoại, các số 28/08 trang 69-76, 27/07 trang 3-10, 29/08 trang 11-21.
Tạp chí Kinh tế và phát triển 125/07 trang 12-15.
Tạp chí Kinh tế và dự báo số 10/07 trang 61-63.
Tạp chí Ngoại Thương 4+5, trang 8-9.
Tạp chí Thị trường Việt Nam số 7/08, trang 23-26.
Tạp chí Thương mại số 47/07 trang 22-23, 12/08 trang 23-25, 29/08 trang 5-6.
Các trang thông tin mạng :
- www.customs.gov.vn ( Tổng cục hải quan Việt Nam )
- www.dddn.com.vn ( Diễn đàn doanh nghiệp )
www.gso.gov.vn ( Tổng cục thống kê Việt Nam )
- www.kinhtenongthon.com.vn
- www.moit.gov.vn ( Bộ công thương Việt Nam )
www.thitruongnuocngoai.vn
www.vietnamnet.vn
www.vneconomy.vn
- www.vietnamshipper.com (website chủ hàng Việt Nam )
www.vjcc.org.vn ( Trung tâm hợp tác nguồn nhân lực Việt Nam- Nhật Bản)
- ( Trang xúc tiến thương mại nông nghiệp)
Mục lục
Trang
Lời mở đầu …………………………………………………………… 1
Chương 1: Những vấn đề chung về các biện pháp hạn chế nhập khẩu và đặc điểm thị trường Nhật Bản……………………………………………… 3
1.1 Những vấn đề chung về các biện pháp hạn chế nhập khẩu……....... 3
1.1.1 Các công cụ biện pháp điều tiết nhập khẩu……………………......3
1.1.1.1 Thuế quan …………………………………………………...3
1.1.1.2 Các biện pháp hạn chế định lượng…………………………. .3
1.1.1.3 Các biện pháp hành chính kỹ thuật…………………………. 5
1.1.1.4 Các biện pháp quản lý khác………………………………… 7
1.1.2.Chính sách nhập khẩu hàng hoá của Nhật Bản……………………11
1.2 Đặc điểm của thị trường Nhật Bản…………………………………..12
1.2.1 Đặc điểm hệ thống phân phối……………………………………...12
1.2.2 Các tập đoàn kinh tế “Keiretsu”…………………………………...13
1.2.3 Đặc điểm hệ thống bán lẻ …………………………………..13
1.2.4 Đặc điểm của tập quán kinh doanh……………………………......14
1.2.5 Thị hiếu tiêu dùng của người Nhật Bản…………………………..14
1.3 Quan hệ thương mại Việt Nam - Nhật Bản……………………........15
Chương 2: Thực trạng xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam sang thị trường Nhật Bản và khả năng thích ứng…………………………………....19
2.1 Thực trạng xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam sang thị trường
Nhật Bản…………………………………………………………………….19
2.1..1 Khối lượng và kim ngạch xuất khẩu……………………………...19
2.1.2 Một số mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam…………………. 21
2.1.2.1 Cà phê………………………………………………………. 21
2.1.2.2 Cao su………………………………………………………. 23
2.1.2.3 Rau quả…………………………………………………….. 24
2.2 Khả năng thích ứng của hàng nông sản Việt Nam…………………. 26
2.3 Đánh giá……………………………………………………………….. 28
2.3.1 Thành công………………………………………………………... 28
2.3.2 Hạn chế……………………………………………………………. 28
2.3.3 Nguyên nhân………………………………………………………. 29
2.3.3.1 Nguyên nhân khách quan……………………………………. 29
2.3.3.2 Nguyên nhân chủ quan……………………………………… 30
Chương 3: Dự báo và giải pháp tăng khả năng thích ứng của hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản……………33
3.1 Dự báo nhập khẩu nông sản của Nhật Bản tới 2010……………….33
3.1.1 Cà phê……………………………………………………………….33
3.1.2 Cao su…………………………………………………………….....34
3.1.3 Rau quả……………………………………………………………...34
3.2 Những lợi thế và ưu đãi trong quan hệ thương mại với
Nhật Bản…………………………………………………………………… 35
3.3 Những giải pháp nhằm phát triển xuất khẩu hàng nông sản sang
Nhật Bản……………………………………………………………………..36
3.2.1 Giải pháp từ phía nhà nước……………………………………….....36
3.2.2 Giải pháp từ phía doanh nghiệp……………………………………..40
Kết luận……………………………………………………………………...44
Danh mục tài liệu tham khảo…………………………………………46
Danh mục bảng biểu
Trang
Bảng 1.1 Một số dấu chất lượng của Nhật Bản ……………………………….7
Bảng 1.2 Công cụ và biện pháp hạn chế nhập khẩu của Nhật Bản …………...9
Bảng 1.1 Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Nhật Bản (2003-2007)……16
Bảng 2.1 Kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng chính sang Nhật Bản ……..20
Bảng 2.2 Kim ngạch xuất khẩu cà phê sang thị trường Nhật Bản……………22
Bảng 2.3 Tiêu thụ và nhập khẩu cao su thiên nhiên từ Việt Nam của
Nhật Bản………………………………………………………………………23
Bảng 2.4 Xuất khẩu cà phê sang một số thị trưòng 9 tháng đầu năm 2008…..24
Bảng 2.5 Thị phần xuất khẩu rau quả 9 tháng đầu năm 2008………………...26
Bảng 3.1 Dự báo nhập khẩu cà phê của Nhật Bản …………………………...33
Bảng 3.2 Dự báo nhập khẩu cao su của Nhật Bản……………………………34
Bảng 3.3 Dự báo nhập khẩu rau quả của Nhật Bản…………………………..34
Danh mục chữ viết tắt
Ký hiệu
Tiếng Anh
Tiếng Việt
USD
United States Dollar
Đồng đô la Mỹ
GSP
Generalized System of Preferences
Hệ thống thuế quan ưu đãi phổ cập
WTO
World Trade Organization
Tổ chức Thương mại Thế giới
UNCTAD
United Nation Conference on Trade and Development
Hội nghị của Liên Hiệp Quốc về Thương mại và Phát triển
MITI
Ministry of International Trade and Industry
Bộ công thương
GATT
General Agreement on Tariffs and Trade
Hiệp ước chung về thuế quan và mậu dịch
JIS
Japanese Industrial Standards
Tiêu chuẩn công nghiệp Nhật Bản
JAS
Japanese Agricultural Standards
Tiêu chuẩn nông nghiệp Nhật Bản
ASEAN
Association of Southeast Asian Nations
Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á
AJCEP
ASEAN-Japan Closer Economic Partnership
Hiệp định đối tác toàn diện ASEAN - Nhật Bản
PHỤ LỤC
QUY ĐỊNH CỦA NHẬT BẢN VỀ QUY TRÌNH XEM XÉT CẤM KINH DOANH HOẶC NHẬP KHẨU ĐỐI VỚI HÀNG HÓA VI PHẠM LUẬT VSATTP - BIỆN PHÁP THÁO GỠ
(Căn cứ Mục 1, khoản 3, Điều 4 và Mục 1, khoản 2, Điều 9 của
Luật An toàn Vệ sinh thực phẩm - VSATTP)
I. MỤC ĐÍCH:
Theo Luật VSATTP, Bộ trưởng Y tế Lao động qui định các biện pháp xử lý đối với thực phẩm bị phát hiện có thể gây nguy hại đến sức khỏe con người do quá trình thu nguyên liệu, sản xuất, chế biến, đóng gói bao bì, hay đối với đồ chơi trẻ em…. Trước khi áp dụng các biện pháp xử lý, Bộ trưởng Y tế và Lao động sẽ tiến hành hội đàm với Trưởng cơ quan hành chính liên quan, tham khảo ý kiến Hội đồng thẩm định. Trên có sở đó có thể quyết định cấm mua bán, thu hoạch, sản xuất, nhập khẩu hàng hóa vi phạm đó.
II. BỘ YTẾ XEM XÉT ÁP DỤNG BIỆN PHÁP XỬ LÝ
Bắt đầu tiến hành xem xét:
Bộ Y tế sẽ bắt đầu xem xét xử lý đối với những thực phẩm đặc định thuộc bất cứ điểm nào từ (1) đến (3) dưới đây:
(1) Trường hợp phát hiện vi phạm Luật vệ sinh thực phẩm (dưới đây gọi là Luật:
a. Đối với thực phẩm nhập khẩu:
- Tiêu chuẩn đánh giá mức độ vi phạm: Tỷ lệ vi phạm trong tổng số các lô hàng kiểm tra sau khi áp dụng Lệnh Kiểm tra 100% đã ở mức từ 5% trở lên.
- Phạm vi xác nhận kết quả kiểm tra: Để xác nhận được tỷ lệ tin cậy là trên 95% hay vi phạm là dưới 5% phải tiến hành kiểm tra ít nhất 60 mẫu và đó phải là kết quả kiểm tra xác thực kể từ sau khi có Lệnh kiểm tra 100%. Khi tiến hành kiểm tra 60 mẫu đầu tiên, cho dù tỷ lệ vi phạm dưới 5%, để xác nhận chiều hướng vi phạm thì cứ mỗi lần vi phạm lại phải xác nhận lại kết quả kiểm tra 60 mẫu gần nhất xem tỷ lệ vi phạm có từ 5% trở lên hay không.
b. Đối với thực phẩm sản xuất nội địa:
Khác với thực phẩm nhập khẩu, khi phát hiện vi phạm Luật, thực phẩm được sản xuất nội địa đạt tỷ lệ vi phạm là nhiều hay ít thì các cơ quan chức năng tại địa phương sẽ tiến hành kiểm tra qui trình sản xuất, trang thiết bị, địa điểm giao dịch…theo qui định. Tuy nhiên, trong trường hợp không thể phát hiện nguyên nhân vi phạm và do đó không thể có biện pháp khắc phục ngay, Bộ Y tế Lao động Nhật Bản kết hợp với Chính quyền địa phương bắt đầu xem xét áp dụng biện pháp xử lý đối với mặt hàng thực phẩm này. Để làm được việc này, khi phát hiện vi phạm, Chính quyền địa phương phải báo cáo với Bộ Y tế Lao động.
(2) Khi đã xác định được hay nghi ngờ nơi phát sinh nguyên nhân vi phạm tại nơi cung cấp, nơi sản xuất…của hàng hóa đó
- Trường hợp thực phẩm nhập khẩu: Là những trường hợp phát hiện thực phẩm đó đã và đang gây nguy hại đến sức khỏe người tiêu dùng tại Nhật Bản hay tại một nước thứ 3 đã và đang nhập khẩu thực phẩm đó.
- Trường hợp thực phẩm sản xuất nội địa: Là những trường hợp phát hiện thực phẩm đó gây nguy hại đến sức khỏe người tiêu dùng tại Nhật Bản hay tại nước nhập khẩu. Trường hợp này sẽ áp dụng biện pháp xử lý mục (1).
(3) Trường hợp có thông tin hay có hiện tượng ô nhiễm tại nơi sản xuất, chế biến: Chẳng hạn như có thông tin sản phẩm có thể bị nhiễm chất phóng xạ do được chế biến tại nơi có nhiễm chất phóng xạ nguyên tử.
2. Kiểm tra, xem xét tình hình quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm tại nơi sản xuất:
- Nội dung các quy định và biện pháp được qui định tại Pháp lệnh…
- Thể chế kiểm tra do Chính phủ quy định
- Tình hình tuân thủ qui định liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm
Tiến hành kiểm tra thực tế tình hình tuân thủ qui định vệ sinh an toàn thực phẩm. Trong trường hợp kết quả kiểm tra không đạt tiêu chuẩn, thì sẽ tiến hành xem xét mục 3. Tuy nhiên, nếu phát hiện theo mục (1), (2) của phần 1, và thấy cần có biện pháp đối phó khẩn cấp thì sẽ bỏ qua bước tiến hành kiểm tra thực tế mà áp dụng ngay mục 3 dưới đây.
(1) Các mục cần xác nhận:
Các mục cần xác nhận cụ thể phân loại tương ứng dưới đây:
a. Các biện pháp được áp dụng trong các giai đoạn sản xuất, chế biến:
- Những nguyên nhân gây nguy hại: Nông dược tồn động, phụ gia tồn đọng…
-Tình trạng quản lý: Qui chế sử dụng, thể chế kiểm tra, kết quả kiểm tra và những thể chế quản lý khác.
b. Ô nhiễm từ môi trường:
- Những nguyên nhân gây nguy hại: Chất phóng xạ và các vật chất có hại khác
- Đối tượng xem xét: Biện pháp phòng chống ô nhiễm, thể chế kiểm tra, kết quả kiểm tra và các thể chế quản lý khác.
c. Khi thành phần nguyên liệu ban đầu có chứa chất độc hại:
- Những nguyên nhân gây nguy hại: Động thực vật có chất độc hại
- Đối tượng xem xét: Qui chế thu nguyên liệu, thể chế kiểm tra, kết quả kiểm tra và các thể chế quản lý khác.
(2) Cách tiến hành điều tra, xem xét:
a. Trước hết, nếu phạm vi điều tra là 1 quốc gia hay 1 khu vực thì sẽ tiến hành điều tra dựa theo tài liệu thông qua Chính phủ của quốc gia hay khu vực đó về các công đoạn liên quan như thu nguyên liệu, sản xuất, chế biến…. Trong trường hợp đối tượng kiểm tra là của 1 cơ sở hay cá nhân nhất định thì sẽ điều tra theo tài liệu của cơ sở hay cá nhân đó.
b. Trường hợp thấy cần thiết phải kiểm nghiệm kết quả kiểm tra theo tài liệu thì sẽ có văn bản thông báo tới Chính phủ của quốc gia hay khu vực đó để bố trí tiến hành kiểm tra thực tế về vấn đề thu nguyên liệu, sản xuất, chế biến…
c. Trong trường hợp Chính phủ của quốc gia hay khu vực không hợp tác, không cung cấp thông tin... phục vụ cho công tác điều tra thì coi nhu việc quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm tại quốc gia hay khu vực đó không đảm bảo.
3. Xem xét để quyết định có tiến hành xử lý hay không:
Trong trường hợp kết quả điều tra và xem xét ở mục 2 được xác nhận là không đầy đủ hoặc trường hợp bị coi là không đảm bảo cần cân nhắc kỹ những điều dưới đây:
- Mức độ có thể gây hại đối với sức khỏe con người theo mục (1)
- Tỷ lệ vi phạm theo mục 1
- Tình trạng quản lý vệ sinh thực phẩm theo mục 2
- Khả năng nhập khẩu trong tương lai theo mục (2)
Sau đó:
- Dựa theo kết quả khắc phục theo mục (3), để đánh giá mức độ nguy hại tiềm ẩn, Bộ Y Lao động sẽ quyết định biện pháp xử lý phòng chống.
(1) Mức độ có thể gây hại đối với sức khỏe con người:
Căn cứ vào thực trạng và các chỉ tiêu để đánh giá mức độ có thể gây hại đến sức khỏe con người. Mức độ gây hại càng cao thì tính cần thiết phải áp dụng biện pháp xử lý càng cao.
Khi đánh giá lượng tiêu thụ chủ yếu dựa trên cơ sở lượng tiêu thụ trung bình của dân, căn cứ theo các loại thống kê như Điều tra dinh dưỡng quốc dân…, đồng thời khi cần thiết phải tính đến lượng tiêu thụ tối đa thông thường dựa trên các hình thái ăn uống và phương pháp chế biến thực phẩm đó ở trong nước, ở những lứa tuổi khác nhau, giới tính khác nhau và khu vực địa lý khác nhau.
a. Những trường hợp được coi là có nguy cơ gây hại đặc biệt cao: Là những trường hợp trên thực tế đang phát sinh tình trạng gây hại đến sức khỏe con người.
b. Những trường hợp được coi là có nguy cơ gây hại cao:
+ Trường hợp trong thực phẩm có chứa chất gây ung thư
+ Trường hợp phát hiện lượng chất gây hại vượt quá mức cho phép của lượng tiêu thụ, dư lượng nông dược…
+ Trường hợp phát hiện lượng chất gây hại vượt quá giá trị tham chiếu cấp tính của lượng tiêu thụ, dư lượng nông dược…
c. Trường hợp được cho là có nguy cơ gây hại đến sức khỏe con người
+ Xem xét lượng tiêu thụ thực phẩm đó và lượng chất độc hại kiểm tra được, kết hợp với lượng hấp thụ từ những loại thực phẩm khác thấy có thể vượt quá ADI (Acceptable Daily Intake)
+ Xem xét lượng tiêu thụ thực phẩm đó và lượng chất độc hại kiểm tra được, kết hợp với lượng hấp thụ từ những loại thực phẩm khác thấy có thể vượt quá TDI (Tolerable Daily Intakes)
(2)-Khả năng thu mua, sản xuất, nhập khẩu…từ nay về sau.
Căn cứ vào kết quả kiểm tra ở mục 2, Bộ Y tế Lao động sẽ xem xét đánh giá tình hình quản lý VSTF từ nay về sau đã được cải thiện hay chưa, đồng thời, xem xét tình hình tồn kho và buôn bán các thực phẩm vi phạm đó sau này để đánh giá khả năng thu mua, sản xuất, chế biến, nhập khẩu mặt hàng đó có lặp lại tình trạng vi phạm hay không. Nếu khả năng càng cao thì tính cần thiết phải áp dụng biện pháp xử lý càng cao.
(3)Hiệu quả mong đợi về việc phòng chống phát sinh nguy hại dựa theo các biện pháp không phải Cấm NK như biện pháp kiểm tra 100%.
Trong trường hợp chất độc hại trong thực phẩm không phân bố đồng đều, đồng thời, trong trường hợp không thiết lập được Phương pháp kiểm tra hiệu quả dẫn đến kết quả kiểm tra không chính xác… hoặc hiệu quả của biện pháp cấm kinh doanh, nhập khẩu mỗi lần phát hiện vi phạm theo cách kiểm tra riêng biệt mà thấp thì hiệu quả mong đợi coi như không có và cần nghĩ đến biện pháp cấm nhập khẩu, kinh doanh.
III. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG HÀNG HÓA ÁP DỤNG BIỆN PHÁP XỬ LÝ:
Việc áp dụng biện pháp xử lý phải hợp lý nhằm phòng chống nguy hại phát sinh đến sức khỏe con người do thực phẩm gây ra.
1. Phạm vi nước, khu vực hay đơn vị sản xuất kinh doanh:
- Nếu nguyên nhân vi phạm được phát hiện từ khâu thu mua nguyên liệu, sản xuất, chế biến sản phẩm diễn ra trong phạm vi rộng cả nước hay khu vực, đối tượng bị áp dụng sẽ là cả nước hay khu vực đó.
- Nếu nguyên nhân vi phạm được phát hiện từ khâu thu mua nguyên liệu, sản xuất, chế biến sản phẩm là nguyên nhân của 1 cá nhân thì đối tượng bị áp dụng sẽ là cá nhân đó.
- Nếu nguyên nhân là do sự cố nào đó mà kết quả phân tích khoa học cho thấy có ảnh hưởng đến vệ sinh an toàn thực phẩm thì đối tượng bị áp dụng sẽ giới hạn trong phạm vi liên quan.
2. Phạm vi thực phẩm:
(1) Cách chia loại thực phẩm (thực phẩm, phụ gia…) dựa theo qui định chi tiết tại Thông tư 370 Bộ Y tế Lao động năm 1959.
(2) Trong trường hợp có thể xác định được nguyên nhân gây hại thì phạm vi xử lý được xác định hợp lý dựa theo nguyên nhân đó.
(3) Nếu nguyên nhân là do sự cố nào đó mà kết quả phân tích khoa học cho thấy có ảnh hưởng đến vệ sinh an toàn thực phẩm thì đối tượng bị áp dụng là tất cả các thực phẩm thuộc phạm vi bị ảnh hưởng đó.
IV. QUÁ TRÌNH THAM VẤN:
1. Tham vấn với Trưởng các Cơ quan hành chính liên quan:
(1) Mục đích:
Phạm vi ảnh hưởng của biện pháp xử lý này khác với qui định cấm mua bán hàng hóa theo Luật định, và có thể không nằm trong phạm vi quản lý hành chính của Bộ Y tế Lao động. Vì vậy, Bộ Y tế Lao động sẽ tiến hành gặp gỡ để nghe ý kiến của Trưởng các Cơ quan hành chính liên quan.
(2) Phạm vi của Trưởng các cơ quan hành chính liên quan:
Với mục đích nói trên, với tư cách là người đứng đầu các cơ quan hành chính liên quan sẽ tham gia quá trình tham vấn này. Quá trình tham vấn chính thức sẽ được tiến hành sau khi có trả lời của Hội đồng thẩm định vệ sinh an toàn thực phẩm. Các cơ quan hành chính sẽ nhanh chóng tiến hành tham vấn trên quan điểm ưu tiên tối đa việc bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng, tìm ra biện pháp phòng chống.
Trưởng cơ quan hành chính liên quan gồm:
- Bộ trưởng Ngoại giao: Để đảm bảo quan hệ ngoại giao và việc thực hiện các Hiệp định Quốc tế WTO/SPS
- Bộ trưởng Kinh tế Thương mại Công nghiệp: Để đảm bảo quan hệ ngoại thương
- Bộ Trưởng Nông Lâm Ngư nghiệp: Để tránh ảnh hưởng đến sản xuất, chế biến thực phẩm, chính sách an toàn lương thực…
- Bộ trưởng Tài chính: Để tránh ảnh hưởng đến sản xuất muối, rượu
Bộ Y tế Lao động có trách nhiệm làm đầu mối liên kết các cơ quan liên quan kể cả những cơ quan không nêu trên.
2. Nghe ý kiến của hội đồng thẩm định vệ sinh an toàn thực phẩm:
Bộ Y tế Lao động tham khảo ý kiến của Hội đồng thẩm định và tổ chức buổi giải thích nguyên nhân cùng với các tài liệu liên quan… Hội đồng thẩm định nghiên cứu tính thỏa đáng nhận định của Bộ Y tế Lao động và cho ý kiến.
3. Thông báo với WTO:
Khi có vi phạm, sẽ thông báo xử lý cấm nhập khẩu, thông báo tới nước hoặc khu vực xuất khẩu, đồng thời thông báo theo qui định của WTO/SPS.
V. DỠ BỎ LỆNH CẤM KINH DOANH, NHẬP KHẨU:
1. Người đề nghi dỡ bỏ lệnh cấm nhập khẩu:
Có thể là quốc gia, khu vực hay đơn vị thu mua, sản xuất hoặc nhập khẩu thực phẩm đó. Bộ trưởng Y tế Lao động xem xét tính cần thiết sau khi tham vấn với chính phủ quốc gia/khu vực… sẽ xem xét tiến hành dỡ bỏ lệnh cấm này đối với 1 phần hay toàn bộ nhà cung cấp….
2. Các tài liệu cần thiết khi xin dỡ bỏ lệnh cấm:
Qui định tại mục 4 dưới đây
3. Phạm vi xem xét dỡ bỏ lệnh cấm:
Việc bắt đầu xem xét dỡ bỏ lệnh cấm cho 1 loại sản phẩm phải được tiến hành dựa theo đơn xin dỡ bỏ lệnh cấm. Chẳng hạn như đối với sản phẩm B của nước A: Nếu trong các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm B tại nước A chỉ có doanh nghiệp C nộp đơn xin dỡ bỏ lệnh cấm thì chỉ tiến hành xem xét xóa bỏ lệnh cấm đối với sản phẩm B do doanh nghiệp C sản xuất. Tuy nhiên, cũng có thể xem xét để dỡ bỏ lệnh cấm với phạm vi rộng hơn phạm vi có đơn xin.
4. Những điều cần xác nhận khi dỡ bỏ lệnh cấm:
Khi dỡ bỏ lệnh cấm phải xác nhận không có nguy cơ gây hại từ 1 phần hay toàn bộ sản phẩm đó. Việc xác nhận này được tiến hành theo mục 3 phần II. Đặc biệt đối với tình trạng quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm, về nguyên tắc phải tiến hành kiểm tra thực tế, kiểm tra xác nhận các mục dưới đây.
a. Các biện pháp sử dụng trong quá trình sản xuất, chế biến
- Tuân thủ đúng qui chế sử dụng không ?
- Quy định kiểm tra đã được thiết lập và thực hiện đúng không ?
- Xác nhận qui chế sử dụng, tuân thủ thể chế kiểm tra thông qua kết quả kiểm tra.
- Các thể chế quản lý khác có đầy đủ không ?
b. Ô nhiễm do môi trường
- Có biện pháp và tuân thủ qui định chống ô nhiễm môi trường không ?
- Có thiết lập thể chế kiểm tra và thực hiện kiểm tra không ?
- Xác nhận qui chế sử dụng, tuân thủ thể chế kiểm tra thông qua kết quả kiểm tra.
- Các thể chế quản lý khác có đầy đủ không ?
c. Phòng chống sự cố
- Có biện pháp và tuân thủ qui định phòng chống sự cố không ?
- Có thiết lập thể chế kiểm tra và thực hiện kiểm tra không ?
- Xác nhận qui chế sử dụng, tuân thủ thể chế kiểm tra thông qua kết quả kiểm tra.
- Các thể chế quản lý khác có đầy đủ không ?
d. Thành phần nguyên liệu thực phẩm có chất độc hại
- Có biện pháp và tuân thủ qui định thu nguyên liệu không ?
- Có thiết lập thể chế kiểm tra và thực hiện kiểm tra không ?
- Xác nhận qui chế sử dụng, tuân thủ thể chế kiểm tra thông qua kết quả kiểm tra.
- Các thể chế quản lý khác có đầy đủ không ?
5. Trình tự dỡ bỏ lệnh cấm:
(1) Tham khảo ý kiến Hội đồng thẩm định và nhận được trả lời thích đáng từ Hội đồng này.
(2) Luật VSATTP không qui định phải tham vấn với Trưởng các cơ quan hành chính liên quan, nhưng tùy vào tình hình thực tế, sẽ gửi thông báo tới các Bộ, ngành liên quan.
(3) Sau khi dỡ bỏ lệnh cấm sẽ tăng cường kiểm tra thông qua các biện pháp kiểm tra chặt chẽ hơn.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Các biện pháp hạn chế nhập khẩu của Nhật Bản và giải pháp thích ứng của hàng nông sản Việt Nam.DOC