Đề tài Các công ước quốc tể dưới quyền quản lý của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) và sự tham gia của các nước châu Á
I. Giới thiệu chung các công ước quốc tế trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ thuộc quyền quản lý của tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới.
Trên lĩnh vực sở hữu trí tuệ hiện nay ngoài luật quốc gia của các nước được ban hành áp dụng còn có các công ước, hiệp định quốc tế xuất hiện rất nhiều nhằm bảo hộ sở hữu trí tuệ. Sự giống nhau của các công ước quốc tế này là được ban hành để bảo vệ quyền lợi cho chủ sở hữu trí tuệ, có thể là một quốc gia, một tổ chức hoặc một cá nhân. Bên cạnh đó cũng tồn tại sự khác nhau giữa chúng đó là đối tượng bảo hộ của từng công ước được quy định cụ thể và rõ ràng như về sáng chế, quyền tác giả, nhãn hiệu và các đối tượng khác.
Thực tế, hầu như các công ước quốc tế được áp dụng nhằm bảo hộ trong lĩnh vực Sở hữu trí tuệ là do tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới quản lý, cho đến nay có hơn hai mươi công ước được chia thành 3 nhóm lớn và liệt kê dưới đây:
𝖋. Nhóm bảo hộ sở hữu trí tuệ:
1. Công ước Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp (Paris Convention for the Protection of Industrial Property) năm 1883, hiện này có 173 thành viên gia nhập.
2. Công ước Berne về bảo hộ tác phẩm văn học và nghệ thuật (Berne Convention for the Protection of Literary and Artistic Works) năm 1886, hiên có 161 thành viên gia nhập.
3. Hiệp định Madrid về sự chỉ dẫn giả hoặc lừa dối về nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa ( Marid Agreement for the Repression of False or Deceptive Indications of Source on Goods) năm 1891, hiện có 35 thành viên tham gia hiệp định này.
8 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2769 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Các công ước quốc tể dưới quyền quản lý của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) và sự tham gia của các nước châu Á, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề tài 1: Các công ước quốc tể dưới quyền quản lý của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) và sự tham gia của các nước châu Á.
Giới thiệu chung các công ước quốc tế trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ thuộc quyền quản lý của tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới.
Trên lĩnh vực sở hữu trí tuệ hiện nay ngoài luật quốc gia của các nước được ban hành áp dụng còn có các công ước, hiệp định quốc tế xuất hiện rất nhiều nhằm bảo hộ sở hữu trí tuệ. Sự giống nhau của các công ước quốc tế này là được ban hành để bảo vệ quyền lợi cho chủ sở hữu trí tuệ, có thể là một quốc gia, một tổ chức hoặc một cá nhân. Bên cạnh đó cũng tồn tại sự khác nhau giữa chúng đó là đối tượng bảo hộ của từng công ước được quy định cụ thể và rõ ràng như về sáng chế, quyền tác giả, nhãn hiệu … và các đối tượng khác.
Thực tế, hầu như các công ước quốc tế được áp dụng nhằm bảo hộ trong lĩnh vực Sở hữu trí tuệ là do tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới quản lý, cho đến nay có hơn hai mươi công ước được chia thành 3 nhóm lớn và liệt kê dưới đây:
𝖋. Nhóm bảo hộ sở hữu trí tuệ:
Công ước Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp (Paris Convention for the Protection of Industrial Property) năm 1883, hiện này có 173 thành viên gia nhập.
Công ước Berne về bảo hộ tác phẩm văn học và nghệ thuật (Berne Convention for the Protection of Literary and Artistic Works) năm 1886, hiên có 161 thành viên gia nhập.
Hiệp định Madrid về sự chỉ dẫn giả hoặc lừa dối về nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa ( Marid Agreement for the Repression of False or Deceptive Indications of Source on Goods) năm 1891, hiện có 35 thành viên tham gia hiệp định này.
Công ước Rome về bảo hộ người biểu diễn, người sản xuất và tổ chức phát sóng ( Rome Convention for the Protection of Performers, Producers of Phonograms and Broadcasting Organization), được ban hành từ năm 1961. Đến năm 2011, có tất cả 91 quốc gia tham gia.
Công ước Brussels liên quan đến việc phân phối tín hiệu mang chương trình truyền qua vệ tinh (Brussels Convention Relating to the Distribution of Program-Carrying Signals Transmitted by Satellite), được ban hành từ 1974. Đến nay, Công ước đã có 35 thành viên gia nhập.
Hiệp ước Nairobi về Bảo hộ Biểu tượng Olympic (Nairobi Treaty on the protection of the Olympic Symbol) năm 1981, hiện có 49 thành viên.
Hiệp ước về Luật sáng chế (Patent Law Treaty) năm 2000, hiện có 27 thành viên.
Công ước Phonograms về bảo vệ nhà sản xuất bản ghi âm chống sao chép trái phép bản ghi âm của nhà sản xuất ( Phonograms Convention for Protection of Producers of Phonograms Against Unauthorized Duplication of Their Phonograms) năm 1971, đến nay có 77 thành viên gia nhập công ước này.
Hiệp ước về Luật nhãn hiệu (Trademark Law Treaty_TLT) năm 1994, hiện có 48 thành viên gia nhập.
Hiệp ước bản quyền (WIPO Copyright Treaty_WCT) năm 1996, đến nay đã có tới 89 thành viên tham gia.
Hiệp ước về biểu diễn và ghi âm ( WIPO Performances and Phonograms Treaty) năm 1996 và có 88 thành viên.
Hiệp ước Singapore về luật nhãn hiệu (Singapore Treaty on the law of trademarks) năm 2006, hiện có 24 thành viên.
𝖋. Nhóm hệ thống bảo hộ toàn cầu:
Hiệp định Madrid về Đăng ký quốc tế nhãn hiệu (Marid Agreement Concerning the International Registration of Marks) năm 1891, đến nay đã có 56 thành viên.
Hiệp định Hague về Đăng ký quốc tế kiểu dáng công nghiệp (Hague Agreement Concerning the International Registration of Industrial Designs) năm 1925, đến nay đã có 58 thành viên gia nhập.
Hiệp định Lisbon về Bảo hộ tên goi xuất xứ và quốc tế của họ đăng ký (Lisbon Agreement for the protection of Appellations of Origin and their International Registration) năm 1958, hiện có 27 quốc gia tham gia.
Hiệp ước Budapest về Công nhận quốc tế của tiền gửi của vi sinh vật để phục vụ về thủ tục sáng chế (Budapest Treaty on the International Recognition of the Deposit of Microorganisms for the Purposes of Patent Procedure) năm 1977, hiên có 75 thành viên tham gia.
Nghị định thư về Hiệp định Marid (Protocol relating to the Marid Agreement Concerning the International Registration of Marks) năm 1989 và có 84 thành viên gia nhập.
Hiệp ước Hợp tác Sáng chế (Patent Cooperation Treaty_PCT) năm 1970, đến nay đã có 143 quốc gia thành viên.
𝖋. Sự phân loại:
Hiệp định Locarno thành lập một Phân loại quốc tế về kiểu dáng công nghiệp (Locarno Agreement Establishing an Internation Classification for Industrial Designs) năm 1968, đã có 52 thành viên tham gia.
Hiệp định Nice về Phân loại quốc tế hàng hóa và dịch vụ cho các mục đích đăng ký nhãn hiệu ( Nice Agreement Concerning the International Classification of Goods and Services for the Purposes of the Registration of Marks) năm 1957, có 83 thành viên gia nhập.
Hiệp định Strasbourg Liên quan đến sáng chế quốc tế (Strasbourg Agreement Concerning the International Patent Classification) năm 1971, hiên nay có 61 thành viên.
Hiệp định Vienna thiết lập một phân loại quốc tế của các yếu tố tượng trưng của nhãn hiệu (Vienna Agreement Establishing an International Classification of the Figurative Element od Marks) năm 1973, hiện có 29 thành viên đã gia nhập.
Trên đây là các công ước, hiệp định do tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới tạo nên. Ngoài ra còn có các công ước khác không phải là do tổ chức quốc tế khác thành lập như liên minh quốc tế về bảo hộ giống cây trồng mới (The International Union for the Protection of New Varieties of Plants).
Sự tham gia vào công ước của tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới của các nước Châu Á.
Nếu nhắc đến tổ chức quốc tế trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ thì sẽ phải biết đến hai tổ chức lớn như: Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới( WIPO) và Liên minh quốc tế về bảo hộ giống cây trồng mới (International Union for the Protection of New Varieties of Plants_UPOV).
Hình 1: Số thành viên của UPOV và WIPO từ năm 1970 đến 2011.
Nguồn: Thống kê của Tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế giới.
Theo hình trên nhận thấy rằng Hai tổ chức này đều có xu hường tăng lên về số thành viên quốc gia tham gia, các quốc gia trên thế giới đều dần dần tham gia vào hai tổ chức kể trên. Ngay từ khi được thành lập cho đến nay, xu hường tham gia theo hướng tăng lên, trong đó sự tham gia của các nước vào Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới tăng mạnh hơn so với Liên minh quốc tế về bảo hộ giống cây trồng mới.
Trong đó, Nước CHXHCN Việt Nam đã tham gia cả hai tổ chức trên, cụ thể là nước Việt Nam tham gia vào Tổ chức sở hữu trí tuệ Thể giới năm 1976. Và đến 2006 tham gia vào Liên minh quốc tế về bảo hộ giống cây trồng mới và có hiệu lực kể từ ngày 24 tháng 12 năm 2006. Còn Nước CHDCND Lào mới chỉ gia nhập Tổ chức sở hữu trí tuệ Thế giới ngày 17 tháng 10 năm 1994 và là thành viên chính thức kể từ ngày 17 tháng 01 năm 2005.
𝖋. Tình hình tham gia các công ước của tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới của các nước Đông Nam Á.
Như đã trình bày ở phần trên về các công ước, hiệp định dưới quyền quản lý của Tổ chức sở hữu trí tuệ Thế giới là có rất nhiều. Dưới đây là bảng thể hiện sự tham gia các công ước đó của các nước trong khu vực Đông Nam Á. Các nước khu vực Đông Nam Á được chia thành hai nhóm như Đông Nam Á Đại Lục và Đông Nam Á Đại Dương.
Bảng 1: Sự tham gia các công ước của các nước Đông Nam Á Đại Lục.
Myanmar
Thailand
Laos
Cambodia
Vietnam
Paris Union
√
√
√
√
Berne Union
√
√
Madrid Union
√
PCT Union
√
√
√
Nguồn: Thống kê của Tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế giới.
Theo Bảng 1, các nước Đông Nam Á Đại Lục chỉ tham gia 4 công ước của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới. Trong đó, chỉ có nước Myanmar chưa tham gia vào công ước nào. Ngược lại, nước Việt Nam đã tham gia vào đủ 4 công ước Paris, Berne, Madrid và PCT. Riêng nước Lào cũng mới được tham gia vào công ước Paris và PCT.
Bảng 2: Sự tham gia các công ước của các nước Đông Nam Á Đại Dương.
Malaysia
Brunei
Philippines
Singapore
Indonesia
Timor Leste
Paris Union
√
√
√
√
Berne Union
√
√
√
√
√
Madrid Union
√
Hague Union
√
Nice Union
√
√
PCT Union
√
√
√
√
Vienna Union
√
Budapest Union
√
√
WIPO Copyright Treaty
√
√
√
WPPT
√
√
√
Patent Law Treaty
√
Nguồn: Thống kê của Tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế giới.
Trên Bảng 2 cho thấy, nước Singagore đã tham gia đến 11 công ước. Đồng thời nước Đông Timor giống với nước Myanmar chưa tham gia vào công ước nào. Tiếp theo là nước Brunei mới tham gia được một công ước, đó là công ước Berne.
Nhìn chung, tại khu vực Đông Nam Á, nước Singapore đã tham gia nhiều nhất vào các công ước và tiếp sau đó là nước Philipines. Trong đó, có hai quốc gia chưa tham gia vào công ước nào, đó là nước Myanmar và Đông Timor. Nước Việt Nam thì tham gia vào 4 công ước và nước Lào là 2 công ước. Còn công ước có thành viên là nước Đông Nam Á đứng đầu về số thành viên là Công ước Paris, tiếp theo là Công ước Berne và PCT. Công ước chưa có thành viên nào của khu vực này tham gia là Công ước Lisbon, Locarno, Rome và Hiệp ước Singapor.
Kiến nghị.
Sau khi nghiên cứu về tình hình cũng như xu thế gia nhập các công ước quốc tế của các nước thành viên khu vực Đông Nam Á, đặc biệt là gia nhập các công ước của Tổ chức sở hữu trí tuệ Thế giới. Có thể thấy rõ rằng tại khu vực này, các nước đang từng bước cải thiện nội bộ, tự do hóa thương mại, cố gắng chuyển dịch nền kinh tế quốc gia thành một nền kinh tế thì trường. Một điều đáng quan tâm là việc tạo sân chơi bình đẳng cho các chủ thể đến từ nhiều đất nước khác nhau, trong đó sự gia nhập thành viên của Tổ chức sở hữu trí tuệ Thế giới và các công ước quốc tế cũng giúp giảm bớt đáng kể sự cạnh tranh không lành mạnh trên trường quốc tế và bảo hộ lợi ích cho cá nhân, tổ chức trong nước. Do các nước nhận thấy sự quan trọng của việc tham gia này, khiến cho số quốc gia tham gia vào các công ước quốc tế nhằm bảo hộ đối tượng khác nhau cũng ngày càng tăng lên và không đồng đều.
Nguyên nhân do khiến số thành viên tham gia vào các công ước không bằng nhau chính là do điều kiện riêng biệt của mỗi quốc gia không phải hoàn toàn giống nhau, đối với quốc gia đã đủ điều kiện tham gia thì có thể thuận lợi hơn trong việc tham gia còn các quốc gia chưa phát triển thì cần một khoảng thời để cải thiện và phát triển mình để đạt được yêu cầu của tổ chức đề ra. Ngoài ra, mặc dù các công ước này đều xuất hiện để bảo hộ trong linh vực sở hữu trí tuệ, song chúng lại có quy định bảo hộ đối tượng khác biệt nhau. Cho nên các quốc gia sẽ phải cân nhắc nên gia nhập công ước nào đang cần nhất thì cố gắng tạo điều kiện cho mình để có thể gia nhập càng sớm càng tốt, và chưa phải gia nhập công ước chưa có lợi ích cho mình.
Đối với nước CHDCND Lào, hiện nay mới chỉ tham gia được vài công ước quốc tế. Đó là vì nước Lào vẫn đang là một quốc gia nghòe, nền kinh tế chưa phát triển, chưa thể hoàn toàn mở cửa hòa nhập với thế giới bên ngoài. Cho nên cần phải có nhiều thời gian để chuẩn bị và tạo điều kiên cho mình đủ mạnh để có thể hòa nhập với thế giới và tham gia cam kết các công ước quốc tế.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Các công ước quốc tể dưới quyền quản lý của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) và sự tham gia của các nước châu Á.doc