LỜI NÓI ĐẦU
Thời gian qua,lĩnh vực internet trên toàn thế giới đã có những bước đột phá mạnh mẽ.Góp phần không nhỏ trong quá trình phát triển này là công nghệ ADSL.Với khả năng truyền tải dữ liệu gấp nhiều lần so với công nghệ quay số.ADSL đã mang internet đến gần với chúng ta hơn.Tuy nhiên công nghệ ADSL sắp phải nhường vị trí độc tôn của mình cho một công nghệ mới hơn,hiệu quả hơn,đó là công nghệ truyền dẫn cáp quang FTTx(Fiber to the x).Với công nghệ này người sử dụng sẽ được cung cấp một đường truyền với băng thông lớn hơn.
Cuốn báo cáo thực tập tốt nghiệp do em soạn với sự hướng dẫn của thầy Nguyễn Văn Lành, cùng các anh Nguyễn Duy Hải, Lê Quang Trí, Phạm Hải Bằng, Trương Văn Tiệp, Phạm Hoài Nam, Nguyễn Hồng Quang ở phòng quản lý Mạng Ngoại Vi. Mặc dù có nhiều cố gắng trong quá trình biên soạn cuốn báo cáo nhưng không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế em rất mong sự thông cảm và góp ý của thầy và các anh hướng dẫn.
Qua đây em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầyNguyễn Văn Lành đã hướng dẫn em hoàn thành đợt thực tập tốt nghiệp. Và ban lãnh đạo Công Ty, ban lãnh đạo Trung Tâm Điện Thoại SPT (STC) và các anh tại phòng quản lý Mạng Ngoại Vi đã tạo điều kiện giúp đỡ và nhiệt tình hướng dẫn em trong thời gian thực tập.
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
PHẦN I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CƠ SỞ THỰC TẬP 2
PHẦN II: NỘI DUNG BÁO CÁO THỰC TẬP 8
CHƯƠNG 1:TÌM HIỂU MẠNG TRUYỀN DẪN QUANG CỦA SPT
1.1 Mạng quang tích cực AON 8
1.2 Mạng quang thụ động PON 9
1.2.1 Các chuẩn trong mạng PON 9
1.2.1.1 Nhóm truy nhập TDMA-PON 10
1.2.1.2 WDM-PON 11
1.2.1.3 CDMA-PON 13
CHƯƠNG 2: TÌM HIỂU TỔNG QUAN VỀ MẠNG TRUY NHẬP QUANG FTTx
II.TỔNG QUAN VỀ FTTx 14
2.1 Giới thiệu chung 14
2.2 So sánh mạng ADSL và FTTx 16
2.2.1 Cáp quang và cáp đồng 16
2.2.2 Một số tiêu chí về chất lượng dịch vụ giữa ADSL và FTTx 17
CHƯƠNG 3: CÁC DỊCH VỤ TRIỂN KHAI TRÊN FTTH VÀ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ CỦA SPT
III.CÁC DỊCH VỤ TRIỂN KHAI TRÊN FTTH VÀ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN 19
3.1Các dịch vụ triển khai trên FTTH 19
3.1.1 Dịch vụ DATA/INTERNET 19
3.1.2 Kết nối nhiều nhà cung cấp dịch vụ thoại VOIP 21
3.1.3 Kết nối cho nhiều nhà cung cấp video (RF và IPTV) 21
3.1.3.1 Đối với RF video(truyền hình cáp) 22
3.1.3.2 Đối với IPTV 22
3.1.4 Dịch vụ kênh thuê riêng của SPT 23
3.2 Xu hướng phát triển FTTH của SPT 24
CHƯƠNG 4: QUÁ TRÌNH LẮP ĐẶT VÀ BẢO DƯỠNG MẠNG FTTH CỦA SPT
II. QUÁ TRÌNH LẮP ĐẶT VÀ BẢO DƯỠNG 24
4.1 Qúa trình lắp đặt 24
4.1.1 Những quy định chung 24
4.1.2 Quy trình lắp đặt cáp treo 26
4.1.3 Quy trình lắp đặt cáp chôn trực tiếp 28
4.1.4 Quy trình lắp đặt cáp ống cáp 28
4.1.5 Quy trình lắp đặt cáp trong hầm cáp 33
4.1.6 Quy trình lắp đặt cáp trong nhà 33
4.2 hoạt đông quản lý bảo dưỡng FTTH 34
PHẦN IV: TỔNG KẾT 37
37 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 5093 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Các dịch vụ triển khai trên FTTH và xu hướng phát triển công nghệ của SQT, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ảm và góp ý của thầy và các anh hướng dẫn.
Qua đây em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầyNguyễn Văn Lành đã hướng dẫn em hoàn thành đợt thực tập tốt nghiệp. Và ban lãnh đạo Công Ty, ban lãnh đạo Trung Tâm Điện Thoại SPT (STC) và các anh tại phòng quản lý Mạng Ngoại Vi đã tạo điều kiện giúp đỡ và nhiệt tình hướng dẫn em trong thời gian thực tập.
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
PHẦN I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CƠ SỞ THỰC TẬP 2
PHẦN II: NỘI DUNG BÁO CÁO THỰC TẬP 8
CHƯƠNG 1:TÌM HIỂU MẠNG TRUYỀN DẪN QUANG CỦA SPT
1.1 Mạng quang tích cực AON 8
1.2 Mạng quang thụ động PON 9
1.2.1 Các chuẩn trong mạng PON 9
1.2.1.1 Nhóm truy nhập TDMA-PON 10
1.2.1.2 WDM-PON 11
1.2.1.3 CDMA-PON 13
CHƯƠNG 2: TÌM HIỂU TỔNG QUAN VỀ MẠNG TRUY NHẬP QUANG FTTx
II.TỔNG QUAN VỀ FTTx 14
2.1 Giới thiệu chung 14
2.2 So sánh mạng ADSL và FTTx 16
2.2.1 Cáp quang và cáp đồng 16
2.2.2 Một số tiêu chí về chất lượng dịch vụ giữa ADSL và FTTx 17
CHƯƠNG 3: CÁC DỊCH VỤ TRIỂN KHAI TRÊN FTTH VÀ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ CỦA SPT
III.CÁC DỊCH VỤ TRIỂN KHAI TRÊN FTTH VÀ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN 19
3.1Các dịch vụ triển khai trên FTTH 19
3.1.1 Dịch vụ DATA/INTERNET 19
3.1.2 Kết nối nhiều nhà cung cấp dịch vụ thoại VOIP 21
3.1.3 Kết nối cho nhiều nhà cung cấp video (RF và IPTV) 21
3.1.3.1 Đối với RF video(truyền hình cáp) 22
3.1.3.2 Đối với IPTV 22
3.1.4 Dịch vụ kênh thuê riêng của SPT 23
3.2 Xu hướng phát triển FTTH của SPT 24
CHƯƠNG 4: QUÁ TRÌNH LẮP ĐẶT VÀ BẢO DƯỠNG MẠNG FTTH CỦA SPT
II. QUÁ TRÌNH LẮP ĐẶT VÀ BẢO DƯỠNG 24
4.1 Qúa trình lắp đặt 24
4.1.1 Những quy định chung 24
4.1.2 Quy trình lắp đặt cáp treo 26
4.1.3 Quy trình lắp đặt cáp chôn trực tiếp 28
4.1.4 Quy trình lắp đặt cáp ống cáp 28
4.1.5 Quy trình lắp đặt cáp trong hầm cáp 33
4.1.6 Quy trình lắp đặt cáp trong nhà 33
4.2 hoạt đông quản lý bảo dưỡng FTTH 34
PHẦN IV: TỔNG KẾT 37
PHẦN I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CƠ SỞ THỰC TẬP
I.LỊCH SỬ HÌNH THÀNH
Công ty Cổ phần Dịch vụ Bưu chính Viễn thông Sài Gòn (SPT) thành lập theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công văn số 7093/ĐMDN ngày 8/12/1995 với số vốn điều lệ 50 tỷ đồng. Công ty chính thức được UBND TP.Hồ Chí Minh cấp giấy phép thành lập số 2914/GP.UB ngày 27/12/1995. SPT gồm 6 thành viên sáng lập là các công ty có kinh nghiệm hoạt động kinh doanh ở nhiều lĩnh vực khác nhau.
Vượt qua nhiều khó khăn, thử thách với quyết tâm cao, năm 1997 SPT chính thức cung cấp dịch vụ Internet (ISP) với thương hiệu SaigonNet, trở thành một trong bốn nhà cung cấp dịch vụ Internet đầu tiên tại Việt Nam. Từ năm 1999, SPT vươn sang lĩnh vực sản xuất, liên doanh với Công ty Spacebel (Vương quốc Bỉ), Phân viện CNTT tại TP.HCM thành lập Công ty TNHH Phát triển Phần mềm Sài Gòn (SDC) để sản xuất, gia công phần mềm và cung cấp các giải pháp công nghệ thông tin.
Năm 2001, Công ty bắt đầu triển khai các dự án đầu tư cung cấp dịch vụ viễn thông như điện thoại cố định tại khu đô thị mới Nam Sài Gòn, đặc biệt dịch vụ VoIP đường dài trong nước và quốc tế với thương hiệu 177 đã nhanh chóng chiếm được thị trường và tạo được nguồn vốn đáng kể cho SPT. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho Công ty tiếp tục đầu tư, phát triển mạng lưới và làm tiền đề cho các dịch vụ khác phát triển đúng định hướng chiến lược.
Cuối năm 2002, SPT tiếp tục đưa mạng điện thoại cố định đầu số 4 vào khai thác tại TP.Hồ Chí Minh. Đây là mạng điện thoại cố định thứ 2 của Việt Nam vào thời điểm đó.
Giai đoạn 2002-2003, SPT liên tiếp đưa ra những dịch vụ mới tham gia thị trường bưu chính viễn thông Việt Nam từ điện thoại Internet giá rẻ SnetFone, dịch vụ truy nhập băng rộng ADSL, kênh thuê riêng…đến các dịch vụ giá trị gia tăng.
Đầu tháng 7 năm 2003, sau nhiều năm chuẩn bị, vượt qua khó khăn từ nhiều phía, SPT chính thức khai thác mạng điện thoại di động sử dụng công nghệ CDMA 2000-1x lần đầu tiên ở VN với thương hiệu S-Fone. Đây là dự án hợp tác kinh doanh với SLD một đối tác Hàn Quốc có nhiều tiềm năng và uy tín. S-Fone là bước đột phá trong lãnh vực điện thoại di động của thị trường viễn thông Việt Nam và được bình chọn là một trong bốn sự kiện đặc biệt nổi bật trong năm 2003 của Ngành. Mạng di động S-Fone ngày càng được củng cố hoàn thiện để cung cấp cho khách hàng nhiều loại hình dịch vụ đa dạng, chất lượng tốt với giá cả cạnh tranh.
Thành công bước đầu của SPT càng được khích lệ thêm bởi sự ghi nhận từ lãnh đạo cấp trên. Từ năm 2001 đến năm 2004, Công ty được Chính phủ và Thành phố tặng nhiều Bằng khen, Cờ Đơn vị xuất sắc và đặc biệt năm 2005 được Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động Hạng 3…
Năm 2006, SPT đoạt giải “Thương Hiệu mạnh 2006” trong Chương trình Thương hiệu mạnh Việt Nam do Thời báo Kinh tế Việt Nam phối hợp Cục Xúc tiến Thương mại (Bộ Thương mại) tổ chức tại Nhà hát lớn (Hà Nội) được truyền hình trực tiếp trên VTV1.
Đầu năm 2007, SPT hợp tác với tập đoàn Ericsson cung cấp giải pháp và thiết bị nâng cấp mạng lưới NGN và thiết lập mạng truyền dẫn Viba. Đây là một trong những dự án trọng điểm của SPT để mở rộng và nâng cấp hạ tầng mạng trục viễn thông quốc gia với tổng giá trị hợp đồng 14 triệu USD.
Tháng 4/2007 SPT ký kết hợp đồng xây dựng và bảo dưỡng hệ thống cáp quang biển băng thông rộng tốc độ cao đầu tiên nối trực tiếp Đông Nam Á - Mỹ Asia – America Gateway (AAG). Đây là hệ thống cáp quang biển xuyên Thái Bình Dương đầu tiên có dung lượng lên đến 1.92 Tbps (gấp 6 lần dung lượng cáp quang biển quốc tế của Việt Nam hiện nay). Ước tính chi phí dự án lên đến 560 triệu USD và sẽ đưa vào hoạt động cuối năm 2008
Với tổng doanh thu bình quận khoảng 1000 tỉ /năm, SPT đã và đang đóng góp khá tốt cho ngân sách thành phố. SPT đang từng bước mở rộng mạng lưới cung cấp các loại hình dịch vụ tại 64 tỉnh thành trong cả nước kể cả chuẩn bị đầu tư ra nước ngoài. Hiện SPT đang cung cấp nhiều loại hình dịch vụ cho hàng trăm ngàn thuê bao; thị phần ngày càng mở rộng; thương hiệu SPT được thị trường nhận diện; vốn Điều lệ Công ty tăng nhiều lần so với 50 tỷ ban đầu. Những năm gần đây, chia cổ tức đạt từ 12% - 20% trên vốn góp. SPT đã xây dựng được đội ngũ lao động có chuyên môn kỹ thuật lành nghề, thu nhập bình quân được nâng lên đồng thời đảm bảo thực hiện các chế độ chính sách.
Với sự góp mặt của SPT, thị trường bưu chính - viễn thông Việt Nam đã trở nên đa dạng và phong phú hơn, tạo ra bước đột phá trong chủ trương xóa bỏ cơ chế độc quyền công ty, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng, góp phần thúc đẩy Ngành và nền kinh tế cả nước nói chung. Hiện SPT đã được cấp gần như đầy đủ các giấy phép chủ chốt của Ngành Bưu chính Viễn thông Việt Nam.
Những thành quả và kinh nghiệm tích lũy trên của chặng đường hơn 10 năm qua cũng chỉ là hành trang để SPT bước vào những năm thứ 10 + n…chắc chắn sẽ gian khó, đầy sóng gió, đòi hỏi SPT nhiều nỗ lực, phấn đấu mới để đạt những thành tựu mới
II.CƠ CẤU TỔ CHỨC :Bộ máy tổ chức của công ty được minh họa bằng sơ đồ sau
PHẦN II: NỘI DUNG BÁO CÁO THỰC TẬP
CHƯƠNG I: TÌM HIỂU MẠNG TRUYỀN DẪN QUANG CỦA SPT
I.MẠNG TRUYỀN DẪN QUANG CỦA SPT
1.1 Mạng quang tích cực AON :
Hình 1: mạng quang tích cực AON
Mạng AON là mô hình mạng point-to-point, mỗi khách hàng chiếm dụng 1 đường quang xuyên suốt không chia sẻ từ phòng máy của nhà cung cấp dịch vụ tới tận gia đình hoặc thiết bị trập trung của khách hàng.
Mạng quang tích cực sử dụng một số thiết bị quang tích cực để phân chia tín hiệu là : switch, router và multiplexer… tùy khoảng cách từ CO(center office) mà nhà cung cấp sử dụng cáp quang một core hoặc 2 core, đối với khách hàng ở xa thì ta dùng switch 2 core , một core truyền và một core nhận dữ liệu , đối với khách hàng ở gần thì dùng switch 1 core, tín hiệu truyền và nhận trên 1 đường quang, tuy nhiên tốc độ sẽ thấp hơn truyền 2 core .
AON có nhiều ưu điểm như tầm kéo dây xa (lên đến 70km mà không cần bộ lặp (repeater) , tính bảo mật cao (do việc can thiệp nghe lén trên đường truyền gần như là không thể ), dễ dàng nâng cấp băng thông thuê bao khi cần , dễ xác định lỗi ... Tuy nhiên , công nghệ AON cũng có khuyết điểm là chi phí cao do việc vận hành các thiết bị trên đường truyền đều cần nguồn cung cấp , mỗi thuê bao là một sợi quang riêng , cần nhiều không gian chứa cáp . Ngoài mô hình trên , trong thực tế tùy vào nhu cầu băng thông thuê bao , các nhà cung cấp cũng kết hợp cáp quang với cáp đồng để giảm chi phí , cụ thể như cáp quang chạy từ Access Node tới tổng đài DSLAM và từ DSLAM cung cấp các dịch vụ truy cập băng thông phổ biến như ADSL2+ , VDSL2..
1.2 Mạng quang thụ động PON :
Hình 2: mạng quang thụ động PON
PON (Passive Optical Network ) là kiến trúc mạng điểm - nhiều điểm . Để giảm chi phítrên mỗi thuê bao, đường truyền chính sẻ đi từ thiết trung tâm OLT (Optical Line Termination ) qua một thiết bị chia tín hiệu (Splitter) và từ thiết bị này mới kéo đến nhiều người dùng (có thể chia từ 32- 64 thuê bao). Splitter không cần nguồn cung cấp, có thể đặt bất kỳ đâu nên nếu triển khai cho nhiều thuê bao thì chi phí giảm đáng kể so với AON. Do Splitter không cần nguồn nên hệ thống cũng tiết kiệm điện hơn và không gian chứa cáp cũng ít hơn so với AON. Kiểu mạng PON thường gặp hiện nay là: Ethernet-PON(EPON), Giga-Ethernet-PON(GEPON), Gigabit-PON(GPON)…Các công nghệ này đều dựa trên chuẩn IEEE 802.3 Ethernet.Chuẩn GPON hiện tại đạt tới tốc độ download 2.5Gbps và upload 1.25Gbps lên mạng core.Tuy nhiên PON cũng có nhiều khuyết điểm như khó nâng cấp băng thông khi thuê bao yêu cầu (do kiến trúc điểm đến nhiều điểm sẻ ảnh hưởng đến những thuê bao khác trong trường hợp đã dùng hết băng thông ) , khó xác định lỗi hơn do 1 sợi quang chung cho nhiều người dùng , tính bảo mật cũng không cao bằng AON
1.2.1 Các chuẩn trong mạng PON:
1.2.1.1 Nhóm truy nhập TDMA-PON: Các chuẩn mạng PON có thể chia thành 2 nhóm: nhóm 1 bao gồm các chuẩn theo phương thức truy nhập TDMA-PON như là B-PON (Broadband PON), E-PON (Ethernet PON), G-PON (Gigabit PON) (đặc tính các của chuẩn TDMA-PON được so sánh trong Bảng 1.1); nhóm 2 bao gồm chuẩn theo các phương thức truy nhập khác như WDM-PON (Wavelength Division Multiplexing PON) và CDMA-PON (Code Division Multiple Access PON).
Mạng quang thụ động băng rộng B-PON được chuẩn hóa trong chuỗi các khuyến nghị G.938 của ITU-T. Các khuyến nghị này đưa ra các tiêu chuẩn về các khối chức năng ONT và OLT, khuôn dạng và tốc độ khung của luồng dữ liệu hướng lên và hướng xuống, giao thức truy nhập hướng lên TDMA, các giao tiếp vật lý, các giao tiếp quản lý và điều khiển ONT và DBA.
E-PON là giao thức mạng truy nhập đầy đủ dịch vụ FSAN (Full Service Access Network) TDMA PON thứ nhất được phát triển dựa trên khai thác các ưu điểm của công nghệ Ethernet ứng dụng trong thông tin quang. E-PON được chuẩn
hóa bởi IEEE 802.3.
G-PON là giao thức FSAN TDMA PON thứ 2 được định nghĩa trong chuỗi khuyến nghị G.984 của ITU-T. G-PON được xây dựng trên trải nghiệm của B-PON và E-PON. Mặc dù G-PON hỗ trợ truyền tải tin ATM, nhưng nó cũng đưa vào một cơ chế thích nghi tải tin mới mà được tối ưu hóa cho truyền tải các khung Ethernet được gọi là phương thức đóng gói G-PON (GEM – GPON Encapsulation Method).
GEM là phương thức dựa trên thủ tục đóng khung chung trong khuyến nghị G.701 ngoại trừ việc GEM tối ưu hóa từ mào đầu để phục vụ cho ứng dụng của PON, cho phép sắp xếp các dữ liệu Ethernet vào tải tin GEM và hỗ trợ sắp xếp TDM.
Bảng -So sánh các chuẩn công nghệ TDMA PON
1.2.1.2 WDM-PON :
WDM-PON là mạng quang thụ động sử dụng phương thức đa ghép kênh phân chia theo bước sóng. OLT sử dụng một bước sóng riêng rẽ để thông tin với mỗi ONT theo dạng điểm-điểm. Mỗi một ONU có một bộ lọc quang để lựa chọn bước sóng tương thích với nó, OLT cũng có một bộ lọc cho mỗi ONU.
Nhiều phương thức khác đã được tìm hiểu để tạo ra các bước sóng ONU như là:
- Sử dụng các khối quang có thể lắp đặt tại chỗ lựa chọn các bước sóng ONU
- Dùng các laser điều chỉnh được.
- Cắt phổ tín hiệu.
- Các phương thức thụ động mà theo đó OLT cung cấp tín hiệu sóng mang tới các ONU.
- Sử dụng tín hiệu hướng xuống để điều chỉnh bước sóng đầu ra của laser ONU.
Cấu trúc của WDM-PON được mô tả như trong Hình 3.2.1.2. Trong đó WDM-PON có thể được sử dụng cho nhiều ứng dụng khác nhau như là FTTH, các ứng dụng VDSL và các điểm truy nhập vô tuyến từ xa. Các bộ thu WDM-PON sử dụng kỹ thuật lọc quang mảng ống dẫn sóng AWG (Array Waveguide Grating). Một AWG có thể được đặt ở môi trường trong nhà hoặc ngoài trời.
Hình3: Cấu trúc của WDM-PON
Ưu điểm chính của WDM-PON là nó khả năng cung cấp các dịch vụ dữ liệu theo các cấu trúc khác nhau (DS1/E1/DS3, 10/100/1000 Base Ethernet…) tùy theo
yêu cầu về băng thông của khách hàng. Tuy nhiên, nhược điểm chính của WDM-PON là chi phí khá lớn cho các linh kiện quang để sản xuất bộ lọc ở những bước sóng khác nhau. WDM-PON cũng được triển khai kết hợp với các giao thức TDMA PON để cải thiện băng thông truyền tin.
1.2.1.3 CDMA-PON:
Công nghệ đa truy nhập phân chia theo mã CDMA cũng có thể triển khai trong các ứng dụng PON. Cũng giống như WDM-PON, CMDA-PON cho phép mỗi ONU sử dụng khuôn dạng và tốc độ dữ liệu khác nhau tương ứng với các nhu cầu của khách hàng. CDMA-PON cũng có thể kết hợp với WDM để tăng dung lượng băng thông.
CDMA-PON truyền tải các tín hiệu khách hàng với nhiều phổ tần truyền dẫn trải trên cùng một kênh thông tin. Các ký hiệu từ các tín hiệu khác nhau được mã hóa và nhận dạng thông qua bộ giải mã. Phần lớn công nghệ ứng dụng trong CDMA-PON tuân theo phương thức trải phổ chuỗi trực tiếp. Trong phương thức này mỗi ký hiệu 0, 1 (tương ứng với mỗi tín hiệu) được mã hóa thành chuỗi ký tự dài hơn và có tốc độ cao hơn. Mỗi ONU sử dụng trị số chuỗi khác nhau cho kí tự của nó. Để khôi phục lại dữ
liệu, OLT chia nhỏ tín hiệu quang thu được sau đó gửi tới các bộ lọc nhiễu xạ để
tách lấy tín hiệu của mỗi OUN.
Ưu điểm chính của CDMA-PON là cho phép truyền tải lưu lượng cao và có tínhnăng bảo mật nổi trội so các chuẩn PON khác. Tuy nhiên, một trở ngại lớn trong CDMA-PON là các bộ khuếch đại quang đòi hỏi phải được thiết kế sao cho đảm bảo tương ứng với tỷ số tín hiệu/tạp âm. Với hệ thống CDMA-PON không có bộ khuếch đại quang thì tùy thuộc vào tổn hao bổ sung trong các bộ chia, bộ xoay vòng, các bộ lọc mà hệ số tỷ chia ONU/OLT chỉ là 1:2 hoặc 1:8. Trong khi đó với bộ khuyếch đại quang hệ số này có thể đạt 1:32 hoặc cao hơn. Bên cạnh đó các bộ thu tín hiệu trong CDMA-PON là khá phức tạp và giá thành tương đối cao. Chính vì những nhược điểm này nên hiện tại CDMA-PON chưa được phát triển rộng rãi.
CHƯƠNG 2:TÌM HIỂU TỔNG QUAN VỀ MẠNG TRUY NHẬP QUANG FTTX
II.TỔNG QUAN VỀ FTTx
2.1Giới thiệu chung
FTTx (Fiber to the x) là một thuật ngữ chung cho bất kỳ kiến trúc mạng băng rộng sử dụng cáp quang thay thế tất cả hay một phần cáp kim loại thông thường dùng trong mạch vòng ở chặng cuối của mạng viễn thông.Thuật ngữ chung này bắt nguồn như một sự tổng quát hóa một vài mô hình mạng triển khai sợi quang (FTTN, FTTC, FTTB, FTTH, FTTP…),tất cả bắt đầu bằng FTT nhưng kết thúc bởi các ký tự khác nhau, được thay thế bằng x mang tính chất tổng quát hóa.
Ngành công nghiệp viễn thông đã phân biệt một vài mô hình riêng biệt, rõ ràng. Trong đó được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay là:
Fiber To The Home (FTTH): sợi quang được dẫn tới ranh giới không gian sống, như một hộp cáp quang được đặt trên tường bên ngoài của một ngôi nhà.
Fiber To The Building (FTTB): sợi quang được dẫn tới chân của một tòa nhà cao tầng, từ đó thông qua phương tiện chuyển đổi (quang-điện) đấu nối tới từng người sử dụng riêng biệt.
Fiber To The Curb (FTTC): sợi quang được dẫn tới tủ cáp đặt trên lề đường cách khu vực khách hàng gần hơn 300m,từ đó sử dụng cáp đồng đấu nối tới người dùng.
Fiber To The Node (FTTN): sợi quang được dẫn tới node, nó cũng tương tự như FTTC, nhưng khoảng cách từ node tới khu vực khách hàng thì xa hơn, có thể tới vài kilomet.
Hình 4: các mô hình FTTx
Nhu cầu sử dụng hạ tầng cáp quang tới hộ gia đình FTTH (Fiber to the Home) đã xuất hiện từ những năm 1980 khi mà các công ty điện thoại thấy lợi ích mang lại trong việc cung cấp các dịch vụ băng rộng tới các thuê bao. Những tiến bộ nhanh chóng trong lĩnh vực thu phát và cáp sợi quang đã mở ra một tiềm năng lớn trong việc phát triển hạ tầng FTTH. FTTH được xem như một giải pháp hoàn hảo trong việc thay thế mạng cáp đồng hiện tại nhằm cung cấp các dịch vụ “triple play” (bao gồm thoại, hình ảnh, truy cập dữ liệu tốc độ cao) và các ứng dụng đòi hỏi nhiều băng thông.
Hiện nay, ở Việt Nam có một số nhà cung cấp dịch vụ FTTH sau :
Tháng 8/2006 FPT Telecom chính thức trở thành đơn vị đầu tiên cung cấp loại hình dịch vụ tiên tiến này.
Ngày 1/5/2009, VNPT cung cấp dịch vụ Internet FTTH trên cáp quang với tốc độ cao đến 20Mbps/20Mbps.
Ngày 15/05/2009, Viettel chính thức triển khai cung cấp dịch vụ truy nhập Internet FTTH (Fiber To The Home) – Cáp quang siêu tốc độ nhằm phục vụ khách hàng doanh nghiệp mà dịch vụ truy cập Internet hiện tại (ADSL và Leased Line) chưa đáp ứng được về tốc độ và chi phí sử dụng.
Hình 5: Mạng FTTx khi triển khai
2.2 So sánh mạng ADSL và FTTx
2.2.1Cáp quang và cáp đồng
Trên thực tế, để khắc phục nhược điểm trong truyền dẫn thông tin của cáp đồng, đã từ lâu người ta đã cho ra đời cáp quang cùng với những tính năng ưu việt hơn. Không giống như cáp đồng truyền tín hiệu bằng điện, cáp quang dùng ánh sáng để truyền tín hiệu đi. Chính vì sự khác biệt đó mà cáp quang ít bị nhiễu, tốc độ cao và có khả năng truyền xa hơn. Tuy vậy phải đến giai đoạn hiện nay thì cáp quang mới được phát triển bùng nổ, nhất là trong lĩnh vực kết nối liên lục địa, kết nối xuyên quốc gia. Và việc sử dụng công nghệ truyền dẫn hiện đại này cũng đang bắt đầu thay thế dần mạng cáp đồng ADSL phục vụ trực tiếp đến người sử dụng.
Cáp quang dài, mỏng với thành phần của thủy tinh trong suốt bằng đường kính của một sợi tóc. Chúng được sắp xếp trong bó được gọi là cáp quang và được sử dụng để truyền tín hiệu trong khoảng cách rất xa. Cáp quang có cấu tạo gồm dây dẫn trung tâm là sợi thủy tinh hoặc plastic đã được tinh chế nhằm cho phép truyền đi tối đa các tín hiệu ánh sáng. Sợi quang được tráng một lớp lót nhằm phản chiếu tốt các tín hiệu.
Cáp quang gồm các phần sau:
Core : Trung tâm phản chiếu của sợi quang nơi ánh sáng đi
Cladding : Vật chất quang bên ngoài bao bọc lõi mà phản xạ ánh sáng trở lại vào lõi.
Buffer coating : Lớp phủ dẻo bên ngoài bảo vệ sợi không bị hỏng và ẩm ướt
Jacket: Hàng trăm hay hàng ngàn sợi quang được đặt trong bó gọi là cáp quang. Những bó này được bảo vệ bởi lớp phủ bên ngoài của cáp được gọi là jacket.
Khi phát tín hiệu thì một điốt phát sáng (LED) hoặc laser sẽ truyền dữ liệu xung ánh sáng vào cáp quang. Còn khi nhận thì sẽ sử dụng cảm ứng quang chuyển xung ánh sáng ngược thành dữ liệu. So với cáp đồng, cáp quang chỉ truyền sóng ánh sáng (không truyền tín hiệu điện) nên nhanh, không bị nhiễu và bị nghe trộm (tín hiệu ánh sáng từ sợi quang không bị nhiễu với những sợi khác trong cùng cáp, điều này làm cho chất lượng tín hiệu tốt hơn). Độ suy dần thấp hơn các loại cáp đồng (tín hiệu bị mất trong cáp quang ít hơn trong cáp đồng) nên có thể tải các tín hiệu đi xa hàng ngàn km. Dung lượng tải của cáp quang cao hơn, vì sợi quang mỏng hơn cáp đồng, nhiều sợi quang có thể được bó vào với đường kính đã cho hơn cáp đồng. Điều này cho phép nhiều kênh đi qua một sợi cáp.
Cáp quang cũng sử dụng điện nguồn ít hơn, bởi vì tín hiệu trong cáp quang giảm ít, máy phát có thể sử dụng nguồn thấp hơn thay vì máy phát với điện thế cao được dùng trong cáp đồng.
Còn tín hiệu số thì cáp quang rất lý tưởng thích hợp để tải thông tin dạng số mà đặc biệt hữu dụng trong mạng máy tính. Cáp quang cũng không cháy, vì không có điện xuyên qua cáp quang, do đó không có nguy cơ hỏa hạn xảy ra. Tuy vậy, cáp quang và các thiết bị đi kèm lại rất đắt tiền so với các loại cáp đồng.
Một số tiêu chí về chất lượng dịch vụ giữa ADSL và FTTx
Hiện nay, công nghệ FTTH (Fiber-To-The-Home là mạng viễn thông băng thông rộng bằng cáp quang được nối đến tận nhà để cung cấp các dịch vụ tốc độ cao như điện thoại, Internet tốc độ cao và TV) đang được triển khai khá mạnh mẽ trên thế giới. Khi dùng công nghệ FTTH, đường truyền dẫn hoàn toàn bằng cáp quang tới tận phòng máy của người sử dụng. Chất lượng truyền dẫn tín hiệu bền bỉ ổn định không bị suy hao tín hiệu bởi nhiễu điện từ, thời tiết hay chiều dài cáp như đối với ADSL. Độ bảo mật rất cao. Với ADSL, khả năng bảo mật thấp hơn vì có thể bị đánh cắp tín hiệu trên đường dây, còn với FTTH thì hầu như không thể bị đánh cắp tín hiệu trên đường dây. Với công nghệ FTTH, nhà cung cấp dịch vụ có thể cung cấp tốc độ download lên đến 10 Gigabit/giây, nhanh gấp 200 lần so với ADSL 2+ (hiện chỉ có thể đáp ứng 20 Megabit/giây). Tốc độ truyền dẫn với ADSL là không cân bằng, có tốc độ tải lên luôn nhỏ hơn tốc độ tải xuống (Bất đối xứng, Download > Upload) và tối đa 20 Mbps. Còn FTTH cho phép cân bằng, tốc độ tải lên và tải xuống như nhau (Đối xứng, Download = Upload) và cho phép tối đa là 10 Gbps, có thể phục vụ cùng một lúc cho hàng trăm máy tính. FTTH đặc biệt hiệu quả với các dịch vụ: Hosting Server riêng, VPN (mạng riêng ảo), Truyền dữ liệu, Game Online, IPTV (truyền hình tương tác), VoD (xem phim theo yêu cầu), Video Conferrence (hội nghị truyền hình), IP Camera…với ưu thế băng thông truyền tải dữ liệu cao, có thể nâng cấp lên băng thông lên tới 1Gbps, An toàn dữ liệu, Độ ổn định cao, không bị ảnh hưởng bởi nhiễu điện, từ trường...
Bảng : So sánh ADSL và FTTx dựa trên một số tiêu chí
Yếu tố so sánh
ADSL
FTTx
Môi trường truyền tín hiệu
Cáp đồng
Cáp quang
Độ ổn định
Dễ bị suy hao do tín hiệu điện từ, thời tiết, chiều dài cáp…
Không bị ảnh hưởng
Bảo mật
Độ bảo mật thấp, dễ bị đánh cắp tín hiệu đường dây
Độ bảo mật cao, không thể đánh cắp tín hiệu trên đường truyền
Tốc độ truyền dẫn (Upload và download )
Bất đối xứng :
Download > Upload
Tốc độ tối đa là 20 Mbps
Cho phép cân bằng :
Upload = download
Tốc độ cho phép là 10Gbps
Chiều dài cáp
Tối đa là 2,5 km để đạt được sự ổn định
Tối đa 10 km
Khả năng đáp ứng các dịch vụ băng rộng: Hosting server riêng, VPN, hội nghị truyền hình
Không phù hợp vì tốc độ thấp
Rất phù hợp vì tốc độ rất cao và có thể tùy biến tốc độ.
CHƯƠNG 3: CÁC DỊCH VỤ TRIỂN KHAI TRÊN FTTH VÀ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ FTTH CỦA SPT
III . CÁC DỊCH VỤ TRIỂN KHAI TRÊN FTTH VÀ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN
3.1 các dịch vụ triển khai trên FTTH
Hình 6: sơ đồ triển khai trên FTTH
3.1.1Dịch vụ DATA/INTERNET
Edge200 có:
2 port 1Gigabit/s
2 port 100BT
Edge2000 có 8 port Gigabit (2 port trên card SCM và 6 port trên Network cards)
Có thể gắn trực tiếp các luồng tốc độ cao từ nhà cung cấp dịch vụ đến mỗi card trên bộ trung tâm. Hoặc có thể gắn thông qua một router để chia sẻ cho nhiều nhà khai thác hơn nữa
Hình 7: Một hạ tầng kết nối nhiều nhà cung cấp dịch vụ DATA/INTERNET
IP Unicast data được kết nối đến bộ trung tâm từ nhà khai thác đã được phân chia theo VLAN.
QoS (Quality of Service) được Alloptic hổ trợ bằng cách cấu hình bởi VLAN ID hoặc Ethernet Type of Service (TOS) và Differential Service Code Points (Diffserv/DSCP) được thực hiện tại phía người dùng và thực hiện bởi bộ trung tâm. QoS được duy trì bởi người dùng theo từng ứng dụng mong muốn theo từng VLAN và mỗi VLAN đó sẽ được bộ trung tâm xử lý theo yêu cầu.
Ngoài việc quản lý thiết bị ONU dể dàng thông qua trình quản lý GigaVU, báo hiệu trạng thái thiết bị đầu cuối, Alloptic còn cho phép ISP quản lý băng thông trên từng port của ONU, quản lý và cung cấp cũng như hạn chế dịch vụ trên từng port:
Khi ISP có nhu cầu sử dụng 1 ONU để cung cấp dịch vụ cho nhiều khách hàng nhỏ khác nhau trong cùng một khu vực, việc này sẽ chỉ làm vấn đề cấu hình hệ thống.
Phần mềm quản lý cho phép gán băng thông theo từng cấp nx64Kbps đến một port bất kỳ của một ONU bất kỳ. Điều này giúp ISP có nhiều tùy chọn cho các gói dịch vụ của mình. Tận dụng được tối đa băng thông dư thừa khi như cầu dịch vụ của khách hàng không cần đáp ứng với băng thông cao.
Khi cần thiết thì việc thay đổi tốc độ hoặc thay đổi nhà cung cấp dịch vụ trên mỗi cổng được thực hiện thông qua phần mềm tại bộ trung tâm mà không cần xuống đến khách hàng.
Khi khách hàng không còn sử dụng dịch vụ nữa thì thực hiện việc đóng/mở cổng chỉ cần vài thao tác nhỏ từ bộ trung tâm.
Việc quản lý dịch vụ trên từng cổng cũng mang lại sự tiện lợi cho các ISP khi nhu cầu về dịch vụ của khách hàng ngày càng khó khăn, những mong muốn đôi khi khó đáp ứng được, khi trên cùng một khu vực, nhu cầu về dịch vụ của mỗi khách hàng lại khác nhau.
Giao diện GigaVU cho phép gán mức băng thông trên từng Port của ONU.
Hình 8: Giao diện cấu hình quản lý băng thông
3.1.2 Kết nối nhiều nhà cung cấp dịch vụ thoại VoIP
Alloptic có thể hoạt động cùng lúc đồng thời cho thoại TDM và thoại VoIP.
Thoại VoIP được gán một VLAN mà thiết bị Alloptic chỉ đóng vai trò truyền dẫn và không có bất kỳ sự can thiệp nào vào gói data.
Có nhiều nhà cung cấp dịch vụ được kết nối đến và khách hàng được tùy ý lựa chọn hoặc thay đổi.
3.1.3Kết nối cho nhiều nhà cung cấp Video (RF và IPTV):
3.1.3.1 - Đối với RF video (truyền hình cáp):
Tín hiệu truyền hình cáp (hoặc vệ tinh) sau khi đã được ghép kênh sẽ được khuyếch đại trước khi đấu nối vào bộ trung tâm qua cổng video quang.
Tín hiệu video RF sẽ sử dụng bước sóng 1550nm riêng biệt khi truyền dẫn trên PON không gây nhiễu qua hai bước sóng của data 1490nm và 1310nm
Đến đầu cuối khách hàng sẽ trích tín hiệu RF video qua cổng coax kết nối đến TV truyền thống (hoặc qua bộ chia/khuyếch đại RF để nối đến nhiều tầng/nhiều TV).
3.1.3.2 - Đối với IPTV:
Bộ trung tâm họat động như một proxy có tính năng Multicast IGMP (Internet Group Management Protocol). Mỗi tín hiệu video sẽ được gán một địa chỉ Multicast IP và TCP port number.
Trong công nghệ IPTV hiện nay khách hàng phải sử dụng Set-Top-Box để yêu cầu kênh. Lúc đó Alloptic sẽ truyền dẫn tín hiệu video theo yêu cầu về đến ONU tương ứng.
Mỗi ONU data port được gán một VLAN cho IPTV và liên kết với bộ lọc MAC ID của STB.
Alloptic sử dụng phương thức Multicast do đó ít tốn băng thông truyền dẫn đến nhà khai thác. Mỗi Multicast IPTV từ nhà khai thác đều được phát trên các kênh riêng cho STB để chọn kênh và tính cước, tất cả các tín hiệu này đều được truyền dẫn thông qua mạng Alloptic.
QoS được thực hiện bởi VLAN ID hoặc TOS và DSCP
Dịch vụ truyền hình tương tác IPTV của SPT cung cấp trên 86 kênh truyền hình trong nước và quốc tế, trong đó có 09 kênh HD có độ phân giải cực nét như: VTV1…VTV9, HBO, ESPN-HD, FASHION-HD, CCTV-HD, LUXE-TV-HD, STARMOVIE, MTV, VTC-HD1, VTC-HD2,….
Bên cạnh đó có 02 chương trình đặc biệt là xem phim theo yêu cầu (VoD) và âm nhạc theo yêu cầu (MoD)/Karaoke với hàng trăm phim lẽ/bộ/tài liệu và clip nhạc hấp dẫn được sắp xếp theo danh mục dễ tra cứu sử dụng mà không cần ra cửa hàng CD thuê mướn. Các kênh truyền hình và chương trình xem theo yêu cầu luôn được cập nhật tạo sự phong phú và hấp dẫn của dịch vụ IPTV của SPT
Để sử dụng được dịch vụ truyền hình tương tác IPTV của SPT cần những thiết bị sau:
- Đường truyền Internet của SPT cung cấp (ADSL hoặc FTTx) - Bộ giải mã (Set-top-box) - Tivi/LCD (tốt nhất có hỗ trợ Full HD)
Hình 9: kết nối được minh hoạ
3.1.4 Dịch vụ kênh thuê riêng của SPT:
Giới thiệu dịch vụ:
- Kênh Thuê Riêng (Leased-Line) là dịch vụ cho thuê kênh truyền dẫn vật lý dùng riêng để kết nối và truyền thông tin giữa các thiết bị đầu cuối, mạng nội bộ, mạng viễn thông dùng riêng của khách hàng tại hai địa điểm cố định khác nhau. - Kênh thuê riêng mang tính độc quyền sử dụng để liên lạc điểm nối điểm (point-to-point), có khả năng thông mạch 100%, tránh được tình trạng nghẽn mạch có thể xảy ra nếu đi qua tổng đài. - Kênh thuê riêng phục vụ các yêu cầu liên lạc truyền thoại, hội nghị truyền hình, điện báo, fax, truyền số liệu...
Đặc tính dịch vụ:
- Tối đa hóa tốc độ kết nối: Là kênh kết nối đối xứng, kênh thuê riêng có tốc độ tải xuống và tải lên ngang bằng nhau tại mọi thời điểm.
- Tiết kiệm chi phí: Cước phí hàng tháng được quản lý chặt chẽ, không cước phụ trội. Việc nâng cấp lên tốc độ cao hay thay đổi cấu hình hệ thống sẽ trở nên dễ dàng hơn bởi khách hàng không cần phải đầu tư vào thiết bị mới hay lắp đặt một hệ thống cáp quang mới.
- Kết nối cổng quốc tế: Có thể đáp ứng được nhu cầu đa dạng của các khách hàng như hội thảo từ xa (Video Conference), Mạng riêng ảo (VPN), dịch vụ hỗ trợ từ xa (Call Center) …
- Hỗ trợ kỹ thuật: Không ngừng nâng cao lòng tận tụy với khách hàng, chúng tôi cam kết đảm bảo mang đến quý khách hàng dịch vụ tốt nhất:
Truyền dẫn theo thời gian thực, không bị trễ.
Tốc độ đáp ứng các yêu cầu của khách hàng.
Cung cấp các kết nối theo tiêu chuẩn điểm- điểm, điểm - đa điểm.
Cung cấp giải pháp kết nối giữa các mạng LAN-WAN.
Hỗ trợ kỹ thuật 24/24.
3.2 Xu hướng phát triển FTTH của SPT:
Dự kiến FTTH sẽ dần thay thế ADSL trong tương lai gần một khi băng thông ADSL không đủ sức cung cấp đồng thời các dịch vụ trực tuyến trong cùng một thời điểm. FTTH cung cấp 1 IP tĩnh thích hợp với các doanh nghiệp, tổ chức triển khai dễ dàng các dịch vụ trực tuyến như IP Camera, lưu trữ mail, truyền dữ liệu tốc độ cao... Theo một báo cáo mới nhất của Heavy Reading, số hộ gia đình sử dụng kết nối băng rộng FTTH trên toàn thế giới sẽ tăng trưởng hàng năm trên 30% cho đến năm 2012 và đạt 89 triệu hộ khi đó. Hiện Nhật Bản, Trung Quốc và Mỹ là các quốc gia đi đầu trong lĩnh vực băng thông rộng sử dụng công nghệ cáp quang này. Công nghệ FTTH đã có khoảng 20 triệu kết nối toàn cầu, chỉ tính riêng ở 3 nước Nhật Bản, Trung Quốc và Mỹ đã có thêm khoảng 6 triệu thuê bao, trong đó châu Á được đánh giá là thị trường có tiềm năng phát triển lớn. Theo dự đoán, vào cuối năm 2012, riêng châu Á sẽ có 54 triệu kết nối FTTH, tiếp theo là châu Âu/ khu vực Trung Đông/ châu Phi với 16 triệu, rồi đến Bắc Mỹ và Nam Mỹ với 15 triệu. Hiện nay, quá trình chuyển đổi sang FTTH đang được thực hiện ở nhiều nước, gồm Đan Mạch, Pháp, Hồng Kông, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thụy Điển, Đài Loan và Mỹ.
Hiện nay thì SPT vẫn đang chủ yếu dùng công nghệ ftth aon cho các hộ gia đình, FTTH dùng công nghệ pon vẫn triển khai một số nơi như khu phú mĩ hưng quận 7,và khu kim cương quận 2. Khi adsl đã bão hòa thì FTTh sẽ phát triển mạnh, tương lai công ty SPT sẽ triển khai FTTH dùng mạng quang thụ động PON
CHƯƠNG 4:QUÁ TRÌNH LẮP ĐẶT VÀ BẢO DƯỠNG MẠNG FTTH CỦA SPT
IV.QUÁ TRÌNH LẮP ĐẶT VÀ BẢO DƯỠNG
4.1 Quá trình lắp đặt
4.1.1 Những quy định chung :
1) Thi công xây dựng tuyến thong tin cáp quang phải tuân theo đúng đồ án thiết kế đã được phê chuẩn và những tiêu chuẩn kỹ thuật, quy phạm, quy chuẩn xây dựng, quy trình thi công.
2) Khi chưa có đồ án thiết kế chính thức được cấp có thẩm quyền phê duyệt, nhất thiết không được khởi công xây dựng công trình. Chủ đầu tư cần tổ chức bàn giao mặt bằng thi công và tuyến thi công giữa các bên: Chủ đầu tư, đơn vị thi công, và các đơn vị khác có lien quan.
3) Trước khi thi công phải có đầy đủ các giấy phép xây dựng.
4) Đơn vị thi công phải lập kế hoạch thi công ( phương án thi công, thiết kế tổ chức thi công) để đảm bảo thi công đúng theo thiết kế và tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm, đảm bảo thi công đúng khối lượng, thời hạn và giá thành xây dựng.
5) Đơn vị thi công không được tự ý sửa đổi thiết kế.
6) Các vật liệu sử dụng trong công trình phải tuân thủ theo từng quy định trong thiết kế. Trường hợp cần thay đổi vật liệu khác với đồ án thiết kế phải được sự đồng ý của cấp có thẩm quyền.
7) Tất cả các loại vật liệu trước khi đem dùng vào công trình phải được nghiệm thu về chất lượng và số lượng.
8) Vật liệu, thiết bị, dụng cụ đưa ra hiện trường thi công phải có kho bảo quản và phân công người quản lý theo đúng quy trình quy phạm về bảo quản vật tư.
9) Phải đo kiểm tra cáp trước và sau khi thi công. Kiểm tra các hạn mục cần thiết khác của tuyến cáp.
10) Lực kéo cáp không được lớn hơn khối lượng của 1 Km cáp.
11) Bán kính cong phải nhỏ hơn bán kính congcho phép của cáp (lớn hơn 20 lần đường kính cáp).
12) Phải để dư cáp tối thiểu là 12m tại các điểm nối măng song và 30m ở cáp nhập trạm cho mỗi đầu cáp. Cáp dư phải được quấn gọn gang với bán kính lớn hơn bán kính cong cho phép của cáp.
13) Khi thi công cần phải có phương án đảm bảo an toàn công trình, an toàn lao động, chú ý bảo vệ tài sản của nhân dân và của Nhà Nước tại những nơi đường cáp đi qua.
14) Khi xây dựng tuyến mới gần tuyến củ đang sử dụng,hoặc sửa chữa, lắp đặt thêm cáp trên tuyến đang sử dụng phải liên hệ chặt chẽ với các cơ sở Bưu Điện ở địa phương, chính quyền địa phương và các cơ sở hữu quan.
15) Việc thi công phải nhanh, gọn, đảm bảo an toàn giao thong và đảm bảo vệ sinh môi trường, sinh thái.
16) Phải đánh dấu tuyến cáp, số cáp, đơn vị sử dụng bằng các cộc mốc, biển báo. Cứ ba bể cáp cần có một biển báo. Ngoài ra cần báo hiệu ở những nơi cáp đổi hướng, qua đường, qua cầu và qua các công trình khác.
4.1.2 Quy trình lắp đặt cáp treo:
4.1.2.1 Đào hố:
Trước khi đào hố phải đo lại vị trí cọc mốc.
Hố cột phải đúng quy cách đã thiết kế.
Đào hố phải để lại cọc mốc để dể kiểm tra theo dõi.
Khi đào hố, đất được đem lên cần để ở phía ngược với phía dựng cột. Đất phải để cách xa miệng hố khoảng 20 cm. Hố đào trong ngày cần dựng cột ngay.
Hố dây co ( hố chân chống ) phải được đào dịch ra ngoài cột mốc, theo hướng của dây co( hướng của chân chống) một khoảng tùy theo độ sâu của móng dây co ( móng chân chống )và tùy theo tỷ số L/H của cột. Đào thêm một mương xiên để căng dây co cho thật thẳng, lắp dây co ( lắp chân chống ) đúng hướng chịu lực.
Trong đó : L là khoảng cách chân dây co, chân chống đến chân cột. H là độ cao cột.
Khi đào hố cho cột và dây co ở phía đường cái thường có người qua lại, trong trường hợp đào xong chưa kịp dựng cột, chon dây co hoặc chân chống thì phải đậy ván, làm báo hiệu để chỉ dẫn ngăn ngừa tai nạn.
4.1.2.2 Lắp đặt dây co:
Căng dây co cần đảm bảo đúng tỷ số L/H trong thiết kế.
Căng dây co ở cột góc và cột đầu cuối phải đảm bảo độ ngả ở ngọn cột. Dây co phải nằm trên đường phân giác của góc hợp thành bởi hai phía của cáp theo chiều ngược với lực căng của cáp. Các mối quấn buộc phải chắc chắn, gọn và đẹp. Dây co từ ngọn đến gốc thẳng, không để gãy gấp.
Bộ phận dây co quấn vào cột, bộ phận quấn buộc bằng dây dây sắt, bộ phận dây co tự quấn, bộ phận lắp thêm vào đệm dây co đều phải sơn chống rỉ. Bộ phận dây co chôn dưới đất và bộ phận trồi lên khỏi mặt đất 30 cm trở xuống phải có biện pháp chống rỉ.
Khi quấn buộc dây co nên dùng dây sắt mềm để quấn buộc hoặc có thể dùng cách tự quấn. Phải đảm bảo kỹ thuật mối quấn buộc.
Trường hợp trên cột có hai dây co cùng hướng thì chỗ nối liền giữa thân của hai dây co và chân dây co phải dùng vòng đệm dây co riêng biệt.
Khi chon dây co phải đào một rãnh xiên từ đáy hố lên đến chỗ cộc mốc dây co làm cho chân dây co nối với than dây co nằm trên một đường thẳng, chiều dài trồi lên khỏi mặt đất nên lấy là 20-30 cm.
4.1.2.3 Lắp đặt cáp:
Việc đảm bảo an toàn trong khi lắp đặt phải được tính đến trước khi lắp đặt cáp.
Phải tuân thủ đầy đủ công tác chuẩn bị lắp đặt cáp quang treo:
Dọn quang mặt bằng thi công.
- Lắp ròng rọc trên cột.
Lắp đặt tời kéo có trang bị cầu chì ngắt.
Treo dây kéo.
Làm đầu kéo.
Kéo cáp: Tốc độ kéo phải nhỏ hơn 20m/phut.
Căng cáp:
-Kiểm tra xử lý xoắn cáp.
-Dùng tời điều chỉnh độ căng của dây treo.
- Điều chỉnh độ võng của cáp theo thiết kế.
-Khi kẹp dây treo dùng dụng cụ điều chỉnh tăng dây để trợ giúp kẹp dây treo.
Măng sông cáp, cáp dự trữ được treo trực tiếp vào cột.
Phải lắp biển báo hiệu tại những chỗ cần thiết, ngoài ra đặc biệt chú ý nơi qua đường, qua cầu, qua các công trình khác v.v…
Trong trường hợp lắp đặt cáp qua song, đầm lầy, địa hình phức tạp…cáp quang được treo trên dây gia cường chịu lực. Điều này đòi hỏi phải có hệ thống ròng rọc được đặt trên mỗi đầu cột và dọc theo đường dây gia cường treo cáp. Tời kéo cáp được xâu qua hệ thống này và nối với cáp. Dùng tời có cầu chì kéo cáp để kéo cáp từ cuộn cáp qua khoảng cách giữa các cột.
4.1.2.4 Các trường hợp treo cáp đặc biệt:
Cáp quang treo chung với đường dây điện lực. Vì khoảng cột của điện lực dài hơn khoảng cột của bưu điện, khi thi công cáp quang trong trường hợp phải áp dụng theo khoảng cột dài và cột vượt. Khi thi công cáp quang cùng đường dây diện lực phải chú ý tính toán độ dài cuộn cáp phù hợp với khoảng cột, tránh trường hợp phải nối cáp ở khoảng giửa hai cột, chọn cáp thi công theo thiết kế. Trước khi thi công phải liên hệ chặt chẽ với cơ quan quản lý đường dây điện lực, phải cắt điện và có báo hiệu thi công tuyến cáp quang, đăng ký thời gian làm việc hàng ngày và khoảng thời gian thi công.
Đối với cáp quang lắp đặp qua cầu, cáp phải được đặt trên máng cáp hoặc trong ống sắt bảo vệ. Phải tính toán sao cho không có mối nối trên cầu. Sauk hi lắp đặt xong phải viết ký hiệu đánh dấu “CAP QUANG”.
4.1.3 Quy trình lắp đặt cáp chôn trực tiếp:
Việc đào rãnh cần được thực hiện theo quy định về rãnh chôn cáp và phù hợp với thiết kế.
Trước khi đặt cáp phải lót ở đáy rãnh một lớp cáp hoặc đất vụn dầy 10 cm.
Cần phải làm sạch rãnh cáp trước khi lấp đất, đặc biệt chú ý không để rác rưởi, gỗ và các thành phần là thức ăn của mối.
Trước khi lấp rãnh cáp rải tiếp lên trên một lớp cát hoặc đất vụn dầy 10 cm.
Băng báo hiệu phải được đặt ở vị trí ngay phía trên của cáp, phía trên cáp 30 cm trong các trường hợp bình thường. Trên băng báo hiệu phải in chữ “ BƯU ĐIỆN VIỆT NAM-CÁP QUANG Ở BÊN DƯỚI”.
Phải đặt mốc báo hiệu tại những điểm theo thiết kế trên tuyến cáp, ngoài ra chú ý đặt thêm biển báo hiệu tại nơi có nhiều phương tiện đi lại, qua sông, qua đê, qua đường.v.v…
4.1.4 Quy trình lắp đặt cáp trong cống cáp:
Chủng bị dụng cụ kéo cáp:
Dây tời kéo cáp:dây tời dung để kéo cáp hoặc ống cáp phụ đặt trong đường ống đã chon sẵn phải là dây tời kéo cáp thích hợp để tránh làm đứt vỡ ống cáp. Ngoài ra dây tời phải đảm bảo các yêu cầu sau:
-Mỗi một mét phải được đánh dấu để xác định chiều dài.
-Phải có độ bền lớn hơn lực căng ước tính lớn nhất.
-Các điểm nối dây tời kéo cáp và cáp phải được khâu lại để tăng khả năng liên kết.
-Phải có khới xoay giữa dây tời kéo cáp và cáp.
Ròng rọc: Ròng rọc sử dụng để giảm ma sát phải có đường kính lớn hơn bán kính cong cho phép của cáp.
Tời kéo cáp: Tời kéo cáp chính phải được trang bị cầu chì kéo cáp. Tời kéo cáp phụ được đặt tại bể cáp để trợ giúp kéo cho tời kéo cáp chính. Tời kéo cáp phụ phải có kích thước phù hợp với bể cáp. Rọ kéo cáp được đang bằng kim loại tạo thành rọ lưới. Rọ kéo cáp được gắn với một khớp xoay.
Các dụng cụ cần thiết khác như: Kích cáp, bao tải, phễu đỡ.v.v…
Lắp đặt hệ thống cống cáp: Kết cấu cống cáp khi thi công phải có độ rộng và độ sâu đúng với thiết kế, đất đá đào lên để trên gần miệng rãnh phải đảm bảo không xô xuống rãnh, khi đào xong phải đặt ngay ống để tránh bị lỡ đất. Khoảng cách giữa các ống, khoảng cách lớp ống gần đáy rãnh nhất phải tuân theo thiết kế.
a. Khi vận chuyển phải chú ý:
-Sàn xe không ngắn hơn chiều dài ống.
-Không dùng xe ben tự đổ ống.
-Khi bốc xếp phải có hai người, mỗi người một đầu ống.
b. Khi lưu kho phải chú ý:
-xếp ống theo chiều cao không quá 1,75m.
-Gá để ống phải thẳng.
3) Lắp ráp ống nhựa:
a. Phải chủng bị đầy đủ các dụng cụ để lắp ống bao gồm:
-Cưa tay hoặc kéo cắt ống.
-Giũa.
-Bút khắc kim loại.
-Xăng công nghiệp.
-Nhựa dán.
-Giẻ lau khô.
b.Cắt ống bằng cưa tay hoặc kéo cắt ống.
c. Gọt sạch ba via, giũa sát mép ngoài.
d. Làm sạch bụi dầu mỡ bằng giẻ khô sạch ( với xăng công nghiệp ).
e.Đánh dấu phần ống sẽ lắp vào phụ tùng.
4) Xây dựng bể cáp, hố nối:
Trước khi thi công bể cáp,hố nối tại nơi có người qua lại phải căng dây và lắp các biển báo.
Thi công xây dựng bể cáp, hố nối trên các địa hình khác nhau phải theo thiết kế và quy hoạch sau:
a. Đào hố theo độ sâu xác định tùy thuộc vào độ sâu của bể cáp, hố nối cần xây dựng.Đất đá đào lên phải vận chuyển đi ngay, nếu kết cấu đất đá ở đó cần đóng cọc thì phải đóng cọc với độ sâu so với đáy bể là 1,2m. Phải đổ một lớp mỏng gạch vỡ, cát trước khi đỗ bê tong.
b. Các tấm bê tong phải được đúc đúng kích cỡ vừa khít với các chi tiết lắp đặt.
c. Bể cáp, hố nối phải được xây dựng đúng quy cách, đủ kích thước theo quy định về cống bể do ngành quy định. Hố nối cáp phải đủ rộng để chứa cáp hư, phải có chổ để gá, đặt bảo vệ măng sông cáp.
5) Lắp đặt cáp:
a. Chất bôi trơn phải có ở các điểm đầu của ống, tất cả các vị trí để đưa cáp vào, những vị trí kéo cáp trung gian.
b. Các đặt tính của chất bôi trơn cáp quang phải đảm bảo là:
-Thích ứng với nhiệt độ ngoài trời.
-Chống cháy.
-Hệ số ma sát thấp ( < 0,25).
-Chất lượng không đổi trong quá trình lắp đặt.
-Không ảnh hưởng đến vỏ cáp.
-Được kiểm tra trước khi sử dụng.
6) Trước khi lắp đặt, tất cả các bể cáp phải được kiểm tra đảm bảo rằng chúng hoàn toàn an toàn và sạch sẽ.
7) Chủng bị cáp, dây tời kéo cáp, rọ kéo cáp,cầu chì kéo cáp, tời ( máy kéo cáp ).
8) Xác định các ống cáp được sử dụng cho lắp đặt.
9) Phải đảm bảo các ống cáp đều sạch sẽ. Nếu cần thiết phải làm sạch ống cáp.
10) Nếu trong ống cáp đã có sẵn cáp cũ, khi đó cần xác định chủng loại cáp và chủ sở hữu của tuyến cáp này, phải báo cho chủ sở hữu biết về hoạt động lắp đặt cáp đang diễn ra và phải xác định các yêu cầu an toàn cần thiết.
11) Phải giám sát không để cáp bị uốn cong quá mức khi kéo cáp qua những khúc cong.
12) Phải đặt tất cả các thiết bị cần thiết ở vị trí thích hợp.
13) Nếu cáp được đặt vào trong ống cáp phụ thì phải lắp đặt ống cáp phụ trước, cụ thể là:
a.Định vị tời cho ống cáp phụ.
b.Gắn một rọ kéo cáp có khớp xoay vào bên trong và gắn dây tời kéo cáp vào rọ kéo cáp.
c.Phải đảm bảo tất cả các tời và ròng rọc sử dụng tốt.
d.Trong quá trình thao tác phải chú ý không để cho quần áo, tay chân hay một vật nào khác vướng vào bộ phận chuyển động của tời ( máy kéo ).Tất cả mọi người trong nhóm thực hiện công việc phải được liên lạc liên tục với nhau bằng các thiết bị thông tin.
e. Đặt ống phụ bên trong ống cáp chính trước khi kéo cáp.
f. Khi kéo ống cáp phụ phải sử dụng cáp bôi trơn trong trường hợp cần thiết. Sử dụng các đoạn ống có độ dài phù hợp trong trường hợp cần thiết và sau đó nối những đoạn này với nhau bằng các bộ nối ống cáp. Các dây tời kéo cáp cũng có thể được nối tương tự.
g.Ở những nơi không có khả năng khám bằng tay thì ta có thể dùng tời để kéo các ống cáp phụ, nhưng phải đảm bảo an toàn.
h)Toàn bộ chiều dài của ống cáp phụ và dây tời kéo cáp được nối với nhau để tạo ra một chiều dài liên tục phục vụ cho việc kéo cáp.
k) Phải cho ống cáp phụ dôi ra một đoạn để đảm bảo sự co dãn của ống.
14) Phải gắn rọ kéo cáp và khớp xoay một cách thích hợp vào với cáp. Phải đảm bảo rọ kéo cáp và khớp xoay có thể lắp đặt dễ dàng vào tất cả các loại ống chính và phụ.
15) Không sử dụng vải dệt thay cho rọ kéo cáp.
16) Nối dây tời kéo cáp vào khớp xoay phải đảm bảo chắc chắn.
17) Hiệu chỉnh ròng rọc và trục tời cho phù hợp.
18) Cho chất bôi trơn vào đầu ống dẫn cáp và vào tất cả các vị trí yêu cầu phải có chất bôi trơn.
19) Nếu quá khó khăn khi kéo cáp bằng tay có thể chuyển sang kéo cáp bằng tời nhưng với tốc độ chậm. Phải tránh giật cục khi kéo cáp. Phải luôn luôn giữ lực căng của cáp dưới lực căng tối đa cho phép. Khi tải cáp ra khỏi tời phải đảm bảo cáp không bị xoắn.
20) Quay trục tời bằng tay để duy trùy độ chùng giữa cuộn tời và ống dẫn cáp.
21) Phải tránh kéo giật cục, dừng đột ngột.
22) Trong quá trình kéo cáp nếu cầu chì đức phải kiểm tra tắt nghẽn trên tuyến cáp và có biện pháp xử lý kịp thời, cụ thể là:
a. Kiểm tra các đoạn cong để đảm bảo là không bị tắt nghẽn, gấp khúc quá lớn, các ròng rọc hoạt động trơn đều.
b .Phải đảm bảo tời cáp đã trơn.
c. Phải đưa chất bôi trơn vào trước mỗi chỗ uốn.
d. Làm ngắn tuyến cáp cần kéo. Chuyển vị trí kéo tới vị trí điểm giữa của tuyến và bắt đầu kéo lại. Kéo cáp ra khỏi bể cáp. Sử dụng cách cuộn cáp hình số tám nằm ngang để giảm độ xoắn của cáp.
e. Chọn vị trí bắt đầu kéo cáp thích hợp và kéo cáp qua phần còn lại của tuyến cáp.
f. Có thể sử dụng một tời kéo thứ hai ở vị trí trung gian để hỗ trợ cho việc kéo cáp.
g. Cần phải kéo đủ cáp để có thể cuốn khoảng từ một đến ba vòng xung quanh tời.
h. Lắp thêm các ròng rọc ở bể cáp trung gian nếu cần thiết.
i. Phải đảm bảo liên lạc giữa các nhóm kéo tời.
j. Phải đảm bảo cáp dư trên trục tời khi kéo cáp vào trong bể cáp ít nhất là 3m.
k. Cuộn tời trung gian cần phải kéo cáp đồng thời với cuộn tời chính trong khi vẫn duy trì được độ võng cần thiết.
l. Khi cáp chuyển hướng thì thực hiện xếp cút cáp hình số tám nằm ngang.
23) Phần cáp qua bể phải luồn ống nhựa PVC hoặc ống cao su để bảo vệ cáp. Cáp qua bể không có mối nối thì không cần để dư.
24) Sau khi lắp đặt cáp xong phải dùng máy đo kiểm tra sợi để đảm bảo rằng cáp không bị hư hại trong quá trình kéo.
4.1.5 Quy trình lắp đặt cáp trong hầm cáp:
1) Trong hầm cáp đã có sẵn cáp cũ thì phải xác định chủng loại và chủ sở hữu của tuyến cáp này, phải báo cho chủ sở hữu biết về hoạt động lắp đặt cáp đang diễn ra và phải xác định yêu cầu an toàn cần thiết. Tại những hầm lớn khi thi công lắp đặt cáp phải có biện pháp cảnh giới và đăng ký giờ làm việc để đảm bảo an toàn cần thiết.
2) Phải đặt tất cả các thiết bị phục vụ lắp đặt ở vị trí phù hợp.
3) Giám sát chặt chẽ việc kéo cáp tại các đoạn cong, phải đảm bảo là cáp không bị nghẽn, không bị uốn cong quá bán kính cong nhỏ nhất cho phép của cáp, cáp không bị xoắn, các ròng rọc hoạt động trơn đều. Nếu bị tắt nghẽn thì thực hiện: Làm ngắn tuyến cáp cần kéo, chuyển vị trí kéo tới điểm giữa của tuyến và bắt đầu kéo lại.
4.1.6 Quy trình lắp đặt cáp trong nhà:
4.1.6.1 yêu cầu kỹ thuật:
a. Cáp quang lắp đặt trong nhà phải được đặt trong ống, các hệ thống cầu cáp.v.v…
b. Trước khi lắp đặt, tất cả các điểm uốn phải đảm bảo nhẵn trơn.
c. Nếu cáp khác đặt chồng lên cáp quang thì phải dùng thêm ống bảo vệ cáp.
d. Khi lắp cáp dựng thẳng đứng phải đảm bảo trọng lượng của cáp không được vượt quá tải căng lớn nhất của cáp khi lắp đặt.
e. Cáp đi thẳng đứng được kẹp phụ trợ tại các điểm trung gian để giảm tải kéo căng của cáp. Lực căng của cáp phải đảm bảo nhỏ hơn trọng lượng 1 km cáp.
f. Không được để cáp biến dạng, bẹp trong bất cứ đoạn nào. Kẹp giữ cáp phải thẳng, nhẵn để tránh ảnh hưởng đến cáp. Dây nhảy cáp cần được luồn trong ống nhựa mềm tại những vị trí cần thiết.
g. Nếu không dùng kẹp cáp thì có thể sử dụng bộ treo cáp tại cuối cáp và đoạn trung gian dọc theo phương đi lên để treo cáp. Bộ treo cáp phải không được làm biến dạng cáp. Tại chỗ treo cáp có thể thít chặt cáp để tránh trường hợp cáp bị trượt ra ngoài. Trường hợp có bộ treo cáp được gắn lên xà, tường thì phải đảm bảo chắc chắn rằng độ uống cong của cáp không vượt quá quy định.
H. Tuyến cáp nằm ngang được treo lên trần nhà, ống dẫn cáp, cầu cáp.v.v… đều phải có dán nhãn “CAP QUANG”.
4.1.6.2 Lắp đặt cáp:
a. Cáp đi trong nhà luôn được lắp bằng tay. Khi cáp quang đi cùng với loại cáp khác hoặc khó kéo thì cần phải được bôi trơn.
b. Kiểm tra tất cả các hộp xử lý cáp, các ống chứa cáp, các cầu cáp .v.v…Đảm bảo và thỏa mãn yêu cầu kỹ thuật đối với cáp và không có yêu cầu trở ngại trong quá trình thi công.
c. Phải đảm bảo bán kính cong của cáp lớn hơn bán kính cong cho phép tại tất cả các điểm.
d. Phải cuộn cáp trên sàn để tránh xoắn cáp.
e. Phải có dự trữ cáp tại hộp xử lý cáp.
4.2 Hoạt động quản lý bảo dưỡng trong hệ thống FTTH
Để thõa mãn nhu cầu của khách hàng và đáp ứng dịch vụ chất lượng cao, mạng FTTH phải triển khai thủ tục hoạt động quản lí và bảo dưỡng đáng tin cậy. Thủ tục này hỗ trợ việc tính cước, bảo mật, bảo dưỡng, cung cấp và giám sát hiệu suất mạng. Nó có thể thực hiện việc sử dụng các chuẩn hay dụng cụ phần mềm hệ thống hỗ trợ hoạt động mở rộng trong hệ thống quản lí mạng. Có nhiều chương trình hỗ trợ hoạt động có thể cấp quyền thông qua trình duyệt web và việc chọn lựa các ứng dụng rộng rãi, nó cho phép quản lí mạng cấu hình và điều khiển hàng trăm phần tử trong đó. Việc cung cấp phân phối các mức dịch vụ cung cấp và cấu hình khác nhau cho các loại dịch vụ thoại, dữ liệu và video cho khách hàng. Nhà điều hành mạng cũng như cơ chế tự động cần xác định nếu thiết bị tại đầu cuối khách hàng có thể cung cấp các dịch vụ được yêu cầu. Ví dụ như việc cung cấp phải xác định nếu ONU có khả năng điều khiển tốc độ dữ liệu của mình dù có khả năng kết hợp với kiểm tra hay không thì nó cũng hỗ trợ hoạt động từ xa. Điều này thì quan trọng đối với nhà cung cấp dịch vụ, việc quản lí và xác định các vấn đề từ xa có thể ngăn ngừa việc yêu cầu các dịch vụ chi phí đắt đỏ. Chức năng bảo dưỡng hay quản lí lỗi để tránh các lỗi tiềm ẩn và sự giảm sút trong mạng FTTH. Nếu lỗi xảy ra, tiến trình bảo dưỡng cần xác định và làm rõ càng nhanh càng tốt để thõa mãn nhu cầu khách hàng. Khả năng kết hợp với kiểm tra để thay đổi thông tin trạng thái giữa ONU và OLT bao gồm chức năng loop-back điều khiển từ xa phát hiện lỗi trên mạch hay cáp, thống kê lỗi ở ONU và thoát khỏi nguồn trong trường hợp có sự cố tại ONU. Hình 3.34 mô tả tín hiệu điều khiển trạng thái mạch vòng, nó được khởi tạo ở OLT và truyền đến ONU sau đó ONU báo cáo trạng thái và truyền ngược về OLT. Việc báo cáo này chỉ thị mọi thứ đã hoạt động tốt hay chúng có thể được dùng để xác định nguyên nhân tốc độ lỗi bit cao.
Nguồn: Gerd Keiser, FTTX Concepts and Applications,2006
Hình 10 : OLT khởi tạo loop-back điều khiển từ xa
PHẦN IV : TỔNG KẾT
Qua 8 tuần thực tập tại trung tâm điện thoại SPT ( STC), kết quả của đợt thực tập này chính là những kỹ năng làm việc thực tế cho em sau này, những kinh nghiệm mà em đã học hỏi được từ sự hướng dẫn chỉ bảo của các anh làm việc tại đây.Và những gì đã làm được, học được em đã ghi lại, soạn lại thành cuốn báo cáo thực tập này .Vì thời gian thực tập quá ngắn nên không tránh khỏi những thiếu sót cho quyển báo cáo thực tập.Em rất mong được sự thông cảm và góp ý của quý thầy cô cũng như ban lãnh đạo trung tâm điện thoại SPT .
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1.Tài liệu hướng dẫn FTTx của SPT
2. Broadband Optical Access Networks and Fiber-to-the-Home: Systems Technologies and Deployment Strategies 2006-09
3. FTTx concept & Applications
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- CD267.doc