Thị trường chứng khoán là một thực thể phức tạp, ở đó có sự tham gia của
rất nhiều đối tượng khác nhau, với các mục đích khác nhau. Hoạt động của các
định chế tài chính trên thị trường chứng khoán có thể được chia thành ba nhóm
tương ứng với vai trò c ủa các tổ chức này.
Thứ nhất, các định chế tài chính phát hành các chứng khoán nhằ m huy
động vốn cho chính mình. Các chứng khoán được phát hành bởi các định chế tài
chính không chỉ làm tăng số lượng và chất lượng hàng hóa cho thị trường chứng
khoán mà còn có vai trò quan trọng trong việc lành mạnh hóa, nâng cao năng lực
cạnh tranh của các tổ chức này trên thị trường trong nước và quốc tế.
Thứ hai, các định chế tài chính thực hiện mua bán chứng khoán với tư
cách là nhà đầu tư chứng khoán. Với tư cách là các nhà kinh doanh chứng khoán
có tổ chức, có chuyên môn cao, các định chế này có thể làm tăng tính chuyên
môn hóa, san sẻ và kiểm soát rủi ro trong hoạt động đầu tư, từ đó giảm chi phí
luân chuyển vốn của thị trường.
104 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2747 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Các định chế tài chính và vai trò đối với thị trường chứng khoán Việt Nam - Thực trạng và đề xuất, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
2010
1.1. Phát triển các định chế tài chính trung gian cho thị trường chứng khoán
Việt Nam
a. Tăng quy mô và phạm vi hoạt động nghiệp vụ kinh doanh, dịch vụ của
các công ty chứng khoán. Phát triển các công ty chứng khoán theo hai loại hình:
Công ty chứng khoán đa nghiệp vụ và Công ty chứng khoán chuyên doanh,
nhằm tăng chất lƣợng cung cấp dịch vụ và khả năng chuyên môn hoá hoạt động
nghiệp vụ.
b. Khuyến khích và tạo điều kiện để các tổ chức thuộc mọi thành phần
kinh tế có đủ điều kiện thành lập các công ty chứng khoán, khuyến khích các
công ty chứng khoán thành lập các chi nhánh, phòng giao dịch, đại lý nhận lệnh
ở các tỉnh, thành phố lớn, các khu vực đông dân cƣ trong cả nƣớc.
c. Phát triển các công ty quản lý quỹ đầu tƣ chứng khoán cả về quy mô và
chất lƣợng hoạt động. Đa dạng hoá các loại hình sở hữu đối với công ty quản lý
quỹ đầu tƣ. Khuyến khích các công ty chứng khoán thực hiện nghiệp vụ quản lý
danh mục đầu tƣ.
d. Thành lập một số công ty định mức tín nhiệm để đánh giá, xếp loại rủi
ro các loại chứng khoán niêm yết và định mức tín nhiệm của các doanh nghiệp
Việt Nam.
1.2. Phát triển các nhà đầu tư có tổ chức
a. Thiết lập hệ thống các nhà đầu tƣ có tổ chức bao gồm các ngân hàng
thƣơng mại, các công ty chứng khoán, các công ty tài chính, các công ty bảo
hiểm, các quỹ bảo hiểm, quỹ đầu tƣ..., tạo điều kiện cho các tổ chức này tham
gia thị trƣờng với vai trò là các nhà đầu tƣ chứng khoán chuyên nghiệp và thực
hiện chức năng của các nhà tạo lập thị trƣờng.
Nguyễn Mai Anh – Anh 4 – K45B – Tài chính quốc tế 72
b. Mở rộng và phát triển các loại hình quỹ đầu tƣ chứng khoán; tạo điều
kiện cho các nhà đầu tƣ nhỏ, các nhà đầu tƣ cá nhân tham gia vào thị trƣờng
chứng khoán thông qua góp vốn vào các quỹ đầu tƣ.
2. Giai đoạn năm 2010 – 2020
Tăng quy mô, chất lƣợng công ty chứng khoán theo hƣớng tái cấu trúc
(phá sản, thâu tóm, sáp nhập); giảm số lƣợng công ty chứng khoán từ trên 100
nhƣ hiện nay xuống khoảng 50 công ty (bình quân thị phần mỗi công ty chứng
khoán là 4 tỷ USD).
II. Một số đề xuất nâng cao vai trò của các định chế tài chính ở Việt Nam
1. Đối với Nhà nƣớc
1.1. Tạo môi trường kinh tế vĩ mô ổn định
Kinh nghiệm các nƣớc cho thấy môi trƣờng kinh tế vĩ mô có tác động vô
cùng quan trọng tới sự hình thành và phát triển của TTCK. Sự ổn định về chính
trị và tăng trƣởng kinh tế là yếu tố rất quan trọng cho sự hình thành và phát triển
TTCK. Bên cạnh đó cũng phải chú ý đến vấn đề tập quán, thói làm ăn nhỏ manh
mún của phần lớn công chúng qua đó mà có những tác động định hƣớng, tạo sự
hiểu biết mới, hình thức đầu tƣ mới để công chúng quen dần và coi đó là là một
hình thức để có thể thực hiện đƣợc đối với bất cứ ai có vốn, có ý muốn đầu tƣ.
Không những thế còn phải duy trì tốc độ tăng trƣởng GDP ở mức hợp lý (7-9%),
lạm phát đƣợc kiểm soát, giá trị đồng nội tệ và mức lãi suất đƣợc bình ổn mới
tạo đƣợc sự tin tƣởng của các NĐT và của ngƣời dân khi đầu tƣ vào CK. Ngƣợc
lại khi nền kinh tế có những biểu hiện sa sút, mất ổn định sẽ ảnh hƣởng mạnh
đến khả năng sinh lời của việc đầu tƣ CK, các NĐT sẽ dừng hoạt động đầu tƣ
vào CK và nhƣ vậy số lƣợng đầu tƣ giảm làm cho TTCK hoạt động kém hiệu
quả và có thể đi đến đổ vỡ. Thực tế đã chứng minh rằng nhân tố đóng góp vào
sự phát triển mạnh mẽ của các thị trƣờng mới nổi trong những thập kỷ qua ở
phần lớn là các nƣớc đang phát triển có sự kết hợp linh hoạt giữa định hƣớng
phát triển nền kinh tế thị trƣờng với vai trò quản lý vĩ mô của Nhà nƣớc trong
hoạt động của TTCK. Ngoài ra vấn đề này còn cần đƣợc sự hỗ trợ mạnh mẽ bởi
Nguyễn Mai Anh – Anh 4 – K45B – Tài chính quốc tế 73
việc gia tăng các ĐCTC trung gian tham gia vào các hoạt động trên thị trƣờng
vốn nhƣ công ty chứng khoán, quỹ đầu tƣ, công ty bảo hiểm…
Trở lại hoàn cảnh nƣớc ta hiện nay, năm 2009, kinh tế Việt Nam đã đạt
mức tăng trƣởng 5,32%, vƣợt mục tiêu đề ra và đứng vào hàng các nền kinh tế
có tốc độ tăng trƣởng cao của khu vực và trên thế giới. Theo Báo cáo Triển vọng
phát triển châu Á 2010 do Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) công bố ngày
13/4/2010 tại Hà Nội, nhờ các giải pháp chính sách kịp thời và mạnh mẽ, Việt
Nam đã vƣợt qua suy thoái kinh tế toàn cầu năm 2009, dự kiến sẽ tăng trƣởng
cao hơn vào năm 2010 và 2011. Cũng theo dự báo này, Việt Nam đứng thứ hai
trong khu vực Đông Nam Á với mức tăng trƣởng GDP 6,5% năm nay và 6,8%
năm 2011. Vì vậy, có thể thấy Việt Nam hoàn toàn có đủ cơ hội và điều kiện
phát triển TTCK nếu biết tận dụng các nguồn lực sẵn có và trên cơ sở một nền
kinh tế vĩ mô bền vững.
Tuy nhiên, làm đƣợc điều này không hề dễ dàng trong khi các biện pháp
kích thích kinh tế cũng tạo nên sức ép lạm phát và phá giá tiền tệ. Do vậy, Việt
Nam cần có giải pháp tập trung ổn định kinh tế vĩ mô hơn là tăng trƣởng nhanh,
đồng thời, cải thiện hiệu quả nền kinh tế nhằm bảo đảm tăng trƣởng bền vững
với tƣ cách là một nƣớc có thu nhập trung bình. Ổn định kinh tế vĩ mô sẽ tạo ra
niềm tin cho các NĐT và đây sẽ là yếu tố chính giúp Việt Nam thu hút lƣợng
đầu tƣ nƣớc ngoài lớn vào TTCK trong thời gian sắp tới.
1.2. Tạo lập thị trường tiền tệ vững mạnh
Ở nƣớc ta hiện nay, thị trƣờng tiền tệ do NHNN quản lý và điều hành, là
một phƣơng tiện để thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia. Thị trƣờng tiền tệ luôn
tồn tại song song với thị trƣờng vốn mà cụ thể là TTCK. Hai thị trƣờng này có
mối quan hệ chặt chẽ và bổ sung cho nhau, tạo ra một cơ chế tài chính hoàn
thiện hơn đáp ứng nhu cầu huy động vốn cho các tổ chức phát hành, các tổ chức
kinh doanh và tạo ra một thị trƣờng tài chính ổn định cho quốc gia. Thị trƣờng
tiền tệ cung cấp cơ hội huy động vốn ngắn hạn trong khi TTCK lại tạo cơ hội
huy động vốn dài hạn cho các tổ chức phát hành, mở ra một cơ chế hoàn chỉnh
Nguyễn Mai Anh – Anh 4 – K45B – Tài chính quốc tế 74
cho mọi tổ chức khi tham gia vào thị trƣờng. Chính vì mối quan hệ chặt chẽ giữa
hai thị trƣờng nên sự phát triển vững chắc của thị trƣờng tiền tệ cũng có ý nghĩa
hoàn thiện TTCK.
Trên phƣơng diện quản lý, NHNN phối hợp với Bộ Tài chính xây dựng
chƣơng trình tăng cƣờng năng lực và tính cạnh tranh cho các thành viên của thị
trƣờng cũng nhƣ những khuyến khích về tài chính cho các thành viên trong thời
gian tới. Hiện nay, các NHTM Việt Nam đóng vai trò là thành viên chính của thị
trƣờng tiền tệ, mọi giao dịch trên thị trƣờng tiền tệ hầu nhƣ đều diễn ra giữa các
ngân hàng với nhau. Do đó, nên thúc đẩy phát triển và lành mạnh hóa thị trƣờng
tiền tệ cũng đồng nghĩa với việc hiện đại hóa và cải tổ hệ thống ngân hàng.
1.3. Hoàn thiện khung pháp lý cho thị trường chứng khoán Việt Nam và công
tác pháp chế của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước
Sau 3 năm thực hiện Luật Chứng khoán 2006, TTCK đã đạt đƣợc nhiều
kết quả đáng ghi nhận mà đặc biệt là thông qua TTCK, tổng khối lƣợng vốn huy
động phục vụ cho đầu tƣ phát triển lên tới 200.000 tỷ đồng, luồng vốn đầu tƣ
gián tiếp nƣớc ngoài vào Việt Nam tăng từ mức 4,5 tỷ USD lên trên 10 tỷ USD.
Tuy nhiên, trƣớc sự phát triển mạnh mẽ của TTCK, nhiều quy định trong
Luật Chứng khoán 2006 liên quan tới phát hành cổ phiếu riêng lẻ, phát hành cổ
phiếu ra công chúng, cổ phần hoá gắn với TTCK... đã bộc lộ nhiều hạn chế, cần
phải đƣợc điều chỉnh bằng các văn bản pháp luật chặt chẽ hơn, ví dụ:
- Do Luật Chứng khoán 2006 không có quy định bắt buộc các DNNN khi
tiến hành cổ phần hoá phải gắn với việc niêm yết hoặc giao dịch cổ phiếu trên
TTCK có tổ chức, nên hầu hết DN sau khi cổ phần hoá không thực hiện yêu cầu
này. Điều này đã góp phần thúc đẩy giao dịch trên thị trƣờng tự do, vốn tiềm ẩn
nhiều rủi ro, chứa đựng nhiều nguy cơ lừa đảo do nhà đầu tƣ không có thông tin
đầy đủ, thông tin không chính thống, thiếu minh bạch... và đặc biệt không chịu
sự quản lý của cơ quan quản lý Nhà nƣớc.
- Luật Chứng khoán 2006 không có quy định nào về việc phát hành cổ
phiếu riêng lẻ (phát hành cho dƣới 100 NĐT), dẫn đến việc nhiều DN thay vì
Nguyễn Mai Anh – Anh 4 – K45B – Tài chính quốc tế 75
phát hành cổ phiếu ra công chúng, đã tiến hành nhiều đợt phát hành cổ phiếu
riêng lẻ và phân phối cổ phiếu ra đại chúng thông qua việc mua đi, bán lại quyền
mua, không bảo đảm lợi ích của các cổ đông hiện hữu.
- Luật Chứng khoán 2006 chƣa quy định chặt chẽ về việc giám sát
phƣơng án sử dụng vốn của DN. Một thực tế hiện nay là một số DN phát hành
cổ phiếu huy động vốn, nhƣng hai tháng sau lại công bố mua cổ phiếu quỹ nên
khó xác định đƣợc DN thực sự cần vốn cho phát triển kinh doanh hay vì mục
đích khác.
Bên cạnh Luật Chứng khoán 2006, có quá nhiều các văn bản dƣới luật
đƣợc ban hành, cũng có nhiều điểm thiếu chặt chẽ, ví dụ:
- Điều 29 Nghị định số 36/2007/NĐ-CP ngày 8/3/2007 về xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực CK và TTCK quy định mức xử phạt bằng tiền
đối với hành vi vi phạm quy định về chào mua công khai chỉ từ 20 – 70 triệu
đồng; ngoài ra, cơ quan có thẩm quyền có thể áp dụng hình thức xử phạt bổ sung
là đình chỉ, hủy bỏ đợt chào mua hoặc buộc tổ chức, cá nhân vi phạm phải thực
hiện các biện pháp khắc phục hậu quả là thực hiện đúng quy định. Quy định xử
phạt nhƣ vậy không tƣơng xứng nên hành vi vi phạm này diễn ra rất nhiều.
- Bộ Tài chính đã ban hành Thông tƣ số 194/2009/TT-BTC hƣớng dẫn
chào mua công khai, thay thế Thông tƣ số 18, có hiệu lực từ ngày 15/11/2009.
Tuy nhiên Thông tƣ số 194 không có quy định nào nhằm bảo đảm khả năng
thanh toán của bên chào mua. Trong khi đó, Thông tƣ số 18 quy định về vấn đề
này nhƣ sau: "Bên chào mua phải chỉ định CTCK làm đại lý thực hiện việc chào
mua. Trƣớc khi thực hiện chào mua, bên chào mua phải ký quỹ số tiền tƣơng
ứng 100% giá trị số cổ phiếu đăng ký chào mua tính theo giá chào mua". Đây là
một rủi ro đối với các bên tham gia giao dịch chào mua công khai khi mà tổng
giá trị giao dịch thƣờng là một khoản lớn.
Vì vậy, cần thiết phải sửa đổi, bổ sung Luật Chứng khoán 2006, đồng thời
đồng bộ hóa Luật Chứng khoán mới với các văn bản dƣới luật để hƣớng tới thu
hẹp thị trƣờng tự do, lành mạnh hoá và nâng cao năng lực hoạt động của các tổ
Nguyễn Mai Anh – Anh 4 – K45B – Tài chính quốc tế 76
chức, cá nhân tham gia thị trƣờng, góp phần thúc đẩy thị trƣờng vận hành công khai,
minh bạch.
1.4. Đổi mới quản lý Nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán
- Xác định lại địa vị pháp lý của UBCKNN
Cần tách UBCKNN ra khỏi Bộ Tài chính, xác định đây là cơ quan độc lập
trực thuộc Chính phủ, có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật
liên quan tới hoạt động của TTCK. Từ khi thành lập tới nay, UBCKNN hoạt
động dƣới sự chỉ đạo của Bộ Tài chính nên giảm đi tính tự chủ, tự chịu trách
nhiệm của cơ quan chuyên ngành quản lý Nhà nƣớc về CK và TTCK. Việc các
giải pháp đƣa ra đều phải chờ thời gian trình duyệt nên không phát huy kịp thời
tác dụng đối với TTCK trong khi đây là một hệ thống nhạy bén cao trƣớc bất kỳ
một sự thay đổi nào trong nền kinh tế quốc gia và thế giới, từ đó sự biến động
của TTCK lại ảnh hƣởng đến tâm lý của các NĐT.
- Thành lập một cơ quan giám sát độc lập để trực tiếp giám sát các hoạt
động trên TTCK
Đây là cơ quan trực thuộc Chính phủ, phụ trợ đắc lực cho UBCKNN. Cơ
quan giám sát này sẽ thƣờng xuyên giám sát việc chấp hành quy định do
UBCKNN ban hành của các chủ thể trên thị trƣờng để kịp thời có các biện pháp
ngăn ngừa khi có các biểu hiện vi phạm.
- Hình thành các tổ chức xếp hạng tín nhiệm
Việc hình thành các tổ chức xếp hạng tín nhiệm sẽ tạo ra sự hoàn thiện về
thể chế của TTCK Việt Nam. Sự có mặt của tổ chức này sẽ giúp cho cả NĐT,
nhà phát hành có cơ sở trong việc đánh giá, phân tích, lựa chọn công cụ đầu tƣ,
xác định chi phí vốn… Chính phủ nên cho phép tổ chức hình thức xếp hạng tín
dụng này dƣới dạng công ty 100% vốn đầu tƣ nƣớc ngoài hoặc liên doanh với
các tổ chức tài chính trong nƣớc để tiếp cận và học hỏi kinh nghiệm, đồng thời
đƣa ra các báo cáo có chất lƣợng. Bên cạnh việc giám sát, cần có những quy
định ràng buộc trách nhiệm đối với kết quả xếp hạng của các tổ chức này, tránh
lặp lại việc Công ty Thông tin tín nhiệm và xếp hạng doanh nghiệp (Vietnam
Nguyễn Mai Anh – Anh 4 – K45B – Tài chính quốc tế 77
Credit) công bố một Báo cáo xếp hạng ngân hàng Việt Nam năm 2009 không
hợp lý với chất lƣợng thực tế của các NHTM.
- Có các chế tài đủ mạnh để xử lý nghiêm khắc các vi phạm quy định về
hoạt động trên TTCK
Khi TTCK phát triển, đối tƣợng vi phạm và hình thức vi phạm của các
CTCK và các tổ chức phát hành ngày càng phổ biến và phức tạp. Cụ thể, các tổ
chức phát hành thƣờng vi phạm về việc công bố thông tin trong Báo cáo tài
chính, phát hành cổ phiếu để tăng vốn điều lệ nhƣng không đăng ký với
UBCKNN, thực hiện chào bán chứng khoán ra công chúng khi chƣa đáp ứng đủ
điều kiện theo quy định của Luật Chứng khoán… Một số CTCK không thiết lập
hệ thống kiểm soát nội bộ, quản trị rủi ro và giám sát trong các giao dịch của cổ
phiếu hay tổ chức lƣu giữ không đầy đủ chứng từ, không phản ánh chi tiết, chính
xác các giao dịch của khách hàng, cho khách hàng thực hiện giao dịch bán CK
khi không sở hữu CK… Vì vậy cần có các chế tài xử phạt mạnh hơn để buộc các
DN ý thức rõ ràng và đầy đủ nghĩa vụ của mình trong việc công bố thông tin và
thực hiện chế độ hạch toán, buộc các CTCK nâng cao ý thức về đạo đức nghề
nghiệp đảm bảo các các nghiệp vụ không ảnh hƣởng đến lợi ích của NĐT.
1.5. Lập quỹ bình ổn thị trường chứng khoán
TTCK vốn đƣợc xem là “phong vũ biểu” của nền kinh tế một quốc gia
nên chỉ một biến động trên thị trƣờng có thể gây ảnh hƣởng đến mọi thành viên
tham gia, trong đó có các ĐCTC. Vì vậy, rất cần thiết có một biện pháp có tính
ổn định và áp dụng lâu dài để vực dậy thị trƣờng sau những “cơn sóng” là lập
quỹ bình ổn thị trƣờng với sự tham gia góp vốn của Nhà nƣớc, các tổ chức tài
chính. Về nguyên tắc hoạt động, quỹ này sẽ mua vào khi thị trƣờng rất thấp và
giá trị cổ phiếu đã hấp dẫn, kết hợp với việc mua vào của các tổ chức lớn nhằm
chặn đà suy giảm của cổ phiếu. Khi thị trƣờng hồi phục, quỹ sẽ bán ra thanh lý
quỹ hoặc Nhà nƣớc chuyển nhƣợng lãi cổ phần cho khu vực tƣ nhân.
Kinh nghiệm ở một số nƣớc, vào thời kỳ đầu của TTCK nhƣ Hàn Quốc,
Đài Loan, Hồng Kông đã hình thành quỹ bình ổn TTCK và đạt đƣợc một số kết
Nguyễn Mai Anh – Anh 4 – K45B – Tài chính quốc tế 78
quả nhất định trong việc hỗ trợ thị trƣờng tại những thời điểm khó khăn. Các ví
dụ này chứng tỏ đây là ý tƣởng tốt bởi khi thị trƣờng xuống quá, quỹ có thể can
thiệp, góp phần bình ổn thị trƣờng, giúp tâm lý các NĐT ổn định hơn. Trong
trƣờng hợp có sự hỗ trợ của Chính phủ và các tổ chức thì quỹ sẽ góp phần can
thiệp tốt tới thị trƣờng.
Với tình hình ở Việt Nam hiện nay, nguồn đóng góp có thể lấy từ các
ĐCTC thành viên thị trƣờng (hơn 400 DN niêm yết, hơn 100 CTCK và 46 công
ty quản lý quỹ). Ngoài ra, Chính phủ có thể tính đến việc trích một phần thặng
dƣ trong quá trình cổ phần hoá để tham gia quỹ. Hay cũng có thể tính đến việc,
NĐT chứng khoán phải nộp thuế và trích một phần trong số thuế thu đƣợc để
tham gia Quỹ.
2. Đối với các định chế tài chính
2.1. Kết hợp các định chế tài chính tổ chức thành mô hình tập đoàn tài chính –
ngân hàng
Khi phát triển đến mức độ nhất định và do nhu cầu của nền kinh tế, các
định chế tài chính nhƣ ngân hàng, công ty bảo hiểm hay công ty chứng khoán
luôn muốn mở rộng theo hƣớng hoạt động đa năng và quy mô toàn cầu thông
qua những hình thức khác nhau nhƣ liên kết, hợp nhất, sáp nhập, thành lập các
công ty trực thuộc. Mục tiêu của việc hình thành tập đoàn tài chính – ngân hàng
là mở rộng quy mô hoạt động và đổi mới công nghệ, giảm chi phí để có thể tồn
tại trong cạnh tranh, từ đó đem lại lợi nhuận tối đa cho tập đoàn. Bên cạnh đó,
việc hình thành các tập đoàn tài chính – ngân hàng lớn mạnh không chỉ nâng cao
đƣợc năng lực cạnh tranh cho các định chế tài chính, thúc đẩy sự phát triển của
thị trƣờng tài chính mà còn tạo thuận lợi cho công tác quản lý của Nhà nƣớc.
Hiện nay, việc hình thành và phát triển các tập đoàn tài chính – ngân hàng
đã và đang là một xu hƣớng tất yếu tại nhiều quốc gia, khu vực trên thế giới. Vì
thế, để hội nhập sâu, rộng vào kinh tế toàn cầu, các ĐCTC của Việt Nam nên
học tập bƣớc đi này.
Nguyễn Mai Anh – Anh 4 – K45B – Tài chính quốc tế 79
Tập đoàn tài chính – ngân hàng là một thực thể kinh tế gồm một nhóm
doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng (tài chính, bảo
hiểm, ngân hàng, chứng khoán… hoặc các ngành khác liên quan đến hoạt động
đầu tư). Mỗi thành viên tập đoàn là những pháp nhân độc lập, có mối liên kết
nhất định về vốn, quản trị, thương hiệu, trong đó có một doanh nghiệp hoặc một
ngân hàng đóng vai trò là công ty mẹ làm nòng cốt.
Cơ sở cho mô hình tập đoàn tài chính – ngân hàng nhƣ sau:
- Điều 26, Nghị định số 139/2007/NĐ-CP đã có hƣớng dẫn bổ sung về tập
đoàn kinh tế, theo đó khẳng định: “Tập đoàn kinh tế bao gồm nhóm các công ty
có tƣ cách pháp nhân độc lập, đƣợc hình thành trên cơ sở tập hợp, liên kết thông
qua đầu tƣ, góp vốn, sáp nhập, mua lại, tổ chức lại hoặc các hình thức liên kết
khác; gắn bó lâu dài với nhau về lợi ích kinh tế, công nghệ, thị trƣờng và các
dịch vụ kinh doanh khác tạo thành tổ hợp kinh doanh có từ hai cấp doanh nghiệp
trở lên dƣới hình thức công ty mẹ – công ty con. Tập đoàn kinh tế không có tƣ
cách pháp nhân, không phải đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật Doanh
nghiệp. Việc tổ chức hoạt động của tập đoàn do các công ty lập thành tập đoàn tự
thỏa thuận quyết định”.
- Theo Bản thuyết minh chi tiết Dự thảo Luật các Tổ chức tín dụng sửa
đổi (Dự thảo 8), tại Mục III.2 đã đƣa ra hai loại ý kiến về việc đƣa mô hình Tập
đoàn Tài chính – ngân hàng vào trong Dự thảo Luật TCTD, theo đó:
Loại ý kiến thứ nhất cho rằng Luật TCTD cần có quy định về tập đoàn
ngân hàng là mô hình nhóm công ty đƣợc tổ chức dƣới hình thức công ty mẹ –
công ty con (phù hợp với quy định tại Chƣơng VII Luật Doanh nghiệp). Theo
đó, tập đoàn ngân hàng bắt buộc phải có công ty mẹ hoặc công ty con là ngân
hàng với phạm vi hoạt động của tập đoàn chỉ giới hạn trong lĩnh vực tài chính
(ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, đầu tƣ).
Loại ý kiến thứ hai cho rằng, Luật TCTD không nên điều chỉnh mô
hình tập đoàn ngân hàng vì thực tế mô hình tập đoàn đang đƣợc thí điểm thực
hiện, chƣa có tính ổn định không nên đƣa vào Luật TCTD mới.
Nguyễn Mai Anh – Anh 4 – K45B – Tài chính quốc tế 80
- Hiện nay ở Việt Nam, việc hình thành mô hình tập đoàn tài chính – ngân
hàng đã không còn mới mẻ, có thể kể đến Tập đoàn Tài chính – Bảo hiểm Bảo
Việt hay Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, trong khi đó thực tế có rất nhiều ngân
hàng đã có hàng loạt công ty kinh doanh trực thuộc trong lĩnh vực tài chính (góp
vốn, thành lập các ngân hàng, công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính, công
ty chứng khoán, công ty bảo hiểm, công ty quản lý quỹ, công ty quản lý nợ và
khai thác tài sản bảo đảm…); phi tài chính (công ty bất động sản ngân hàng,
công ty đầu tƣ xây dựng hạ tầng công trình, hạ tầng giao thông, công ty kinh
doanh vàng bạc…).
- Một số NHTMCP đã có đủ điều kiện, có đủ các nhân tố cần thiết nhƣ
quy mô, quản trị, thƣơng hiệu, nguồn nhân lực… để đáp ứng kinh doanh nhiều
mảng khác nhau của hoạt động tài chính và phi tài chính. Ngân hàng Đầu tƣ và
Phát triển Việt Nam (BIDV) hoạt động trong nhiều lĩnh vực: ngân hàng, bảo
hiểm, chứng khoán, đầu tƣ tài chính là một điển hình cho mô hình tập đoàn tài
chính – ngân hàng dù chƣa cổ phần hóa và lấy tên gọi tập đoàn.
- Sự kết hợp giữa các định chế dƣới dạng công ty con hoạt động hiệu quả:
các CTCK, công ty tài chính, công ty quản lý quỹ trực thuộc các NHTM
(NHTMCP Ngoại thƣơng, NHTMCP Á Châu, NHTMCP Công thƣơng…) và
các CTBH lớn (Bảo Việt, Prudential…).
Xuất phát từ tình hình thực tế hiện nay, nên lựa chọn mô hình tập đoàn tài
chính – ngân hàng tại Việt Nam theo mô hình công ty mẹ – công ty con, lấy các
NHTM làm gốc. Tuy nhiên, để đảm bảo các tập đoàn sau khi thành lập hoạt
động có hiệu quả, cần chú ý một số nguyên tắc sau đây:
- Kế thừa và phát huy những ƣu điểm của mô hình tổ chức hiện hành.
- Không dập khuôn máy móc mô hình của các tập đoàn tài chính – ngân
hàng của nƣớc ngoài.
- Không gây xáo trộn lớn đến hoạt động của các định chế cũ.
- Tập trung các chức năng quản lý cần thiết và chủ yếu tại ngân hàng gốc
của tập đoàn.
Nguyễn Mai Anh – Anh 4 – K45B – Tài chính quốc tế 81
- Xây dựng bộ máy gọn nhẹ, không trùng lắp hay chồng chéo về chức
năng, nhiệm vụ.
- Phù hợp với pháp luật Việt Nam và các thông lệ quốc tế.
2.2. Nâng cao năng lực cạnh tranh, năng lực hoạt động của các định chế tài
chính trên thị trường chứng khoán
- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Trong bất kỳ lĩnh vực nào, yếu tố con ngƣời luôn là vấn đề trọng tâm
quyết định sự thành bại. Điều này càng cần thiết đối với lĩnh vực CK và TTCK,
đòi hỏi một đội ngũ có trình độ chuyên môn nghiệp vụ rất cao. Để nâng cao chất
lƣợng nguồn nhân lực, các ĐCTC cần chú trọng tới công tác tuyển dụng, đào tạo
và có chế độ đãi ngộ, lƣơng bổng hợp lý.
Thứ nhất, có kế hoạch và tuyển dụng cán bộ có trình độ năng lực, đạo
đức nghề nghiệp. Các ĐCTC cần phải xây dựng đƣợc kế hoạch phát triển nguồn
nhân lực của mình trong một khoảng thời gian từ 5 – 10 năm, có những tiêu chí
rõ ràng, cụ thể cho mỗi vị trí công việc để xác định đƣợc nhu cầu về số lƣợng
nhân viên cho mỗi hoạt động nghiệp vụ, từ đó có kế hoạch tuyển dụng đủ và đáp
ứng đƣợc yêu cầu của công việc.
Thứ hai, tạo điều kiện cho đội ngũ nhân viên nâng cao trình độ chuyên
môn dƣới nhiều hình thức:
Tổ chức các chƣơng trình tự đào tạo, bồi dƣỡng cho nhân viên bằng
cách theo học các khóa học ngắn hạn ở các trƣờng đại học, cơ sở đào tạo, tu
nghiệp ở nƣớc ngoài hoặc mời chuyên gia về giảng. Đối với đội ngũ cán bộ,
nhân viên tác nghiệp tại các CTCK, cần trợ giúp cho họ đƣợc theo các khóa học
để thi lấy các chứng chỉ hành nghề chuyên môn: môi giới, phân tích tài chính,
quản lý quỹ.
Tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn để những ngƣời làm việc lâu
năm, có kinh nghiệm, đặc biệt là những ngƣời đã theo học các khóa học nghiệp
vụ trong và ngoài nƣớc sẽ truyền đạt, hƣớng dẫn lại cho những ngƣời mới. Hình
Nguyễn Mai Anh – Anh 4 – K45B – Tài chính quốc tế 82
thức này vừa tiết kiệm đƣợc chi phí vừa nâng cao ý thức tự tích lũy kiến thức và
chuyên môn cho đội ngũ nhân lực.
Thứ ba, xây dựng chế độ đãi ngộ phù hợp để “giữ chân” những ngƣời có
năng lực, tránh hiện tƣợng “chảy máu chất xám”. Các ĐCTC không nên trả
lƣơng theo mặt bằng mà nên trả lƣơng theo kết quả công việc của từng nhân
viên theo tháng. Với chính sách thƣởng, ngoài chế độ thƣởng chung cần có thêm
những phần thƣởng động viên kịp thời cho các cá nhân có thành tích tốt để tạo
động lực cho nhân viên.
- Nâng cao năng lực quản lý điều hành của các ĐCTC
Hệ thống quản lý điều hành phải đảm bảo tăng tính chủ động, sáng tạo
của mỗi cán bộ, nhân viên, mỗi bộ phận chức năng, đồng thời, tạo đƣợc một cơ
chế giám sát chặt chẽ cũng nhƣ phối kết hợp giữa các đơn vị chức năng của các
ĐCTC, từ đó nâng cao hiệu quả của các hoạt động.
- Hiện đại hóa và quốc tế hóa công nghệ của các ĐCTC như công nghệ
thanh toán, công nghệ thông tin và xử lý thông tin
Các ĐCTC nên chú trọng trang bị các thiết bị hiện đại phục vụ cho giao
dịch, công bố thông tin, thanh toán và các hoạt động thống kê, phân tích, quản lý
thị trƣờng. Một nền tảng công nghệ hiện đại sẽ giúp các định chế giảm chi phí
giao dịch, tiết kiệm thời gian xử lý dữ liệu phục vụ cho việc lập báo cáo, minh
bạch hóa thông tin với các thành viên khác của thị trƣờng.
2.3. Hoàn thành cổ phần hoá các ngân hàng thương mại Nhà nước nhằm
nâng cao tiềm lực về vốn
Hoạt động cổ phần hóa có vai trò nâng cao tiềm lực tài chính và quy mô
hoạt động của các NHTM Nhà nƣớc. Ngoài việc đảm bảo an toàn cho hoạt động
cho cả hệ thống ngân hàng, cơ sở vốn bền vững còn là điều kiện cần thiết và là
cơ hội để hiện đại hoá công nghệ và quản lý, nâng cao năng lực cạnh tranh, cải
thiện vai trò, vị thế và uy tín quốc tế của hệ thống tài chính – ngân hàng Việt
Nam, đồng thời có thể hỗ trợ đắc lực cho sự phát triển TTCK của nƣớc ta.
Nguyễn Mai Anh – Anh 4 – K45B – Tài chính quốc tế 83
Hiện nay, còn 02 NHTM tại Việt Nam vẫn hoạt động dƣới hình thức
NHTM Nhà nƣớc là Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển (BIDV) và Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank). Sau khi 02 NHTM Nhà
nƣớc cũ là Ngân hàng Ngoại thƣơng (Vietcombank) và Ngân hàng Công thƣơng
(Vietinbank) đƣợc cổ phần hóa và niêm yết trên TTCK tập trung, có thể thấy, cổ
phần hoá NHTMNN là một nhu cầu cần thiết và thực tế, một xu hƣớng tất yếu khi
định hƣớng chung của kinh tế nƣớc ta là hội nhập với kinh tế thế giới.
Trong những năm gần đây, Chính phủ đã và đang đẩy mạnh việc cổ phần
hóa các tập đoàn, tổng công ty, các công ty con của các tập đoàn lớn Nhà nƣớc
nên dù đã đặt lộ trình cho BIDV và Agribank thì kết quả là hai ngân hàng này
vẫn phải xin lùi thời hạn. Nguyên nhân là do vấn đề tài chính, xác định giá trị
DN vốn đã rất phức tạp, lại thêm việc chọn nhà đầu tƣ chiến lƣợc gặp nhiều khó
khăn. Bên cạnh đó, TTCK trƣớc khủng hoảng tài chính toàn cầu thì chƣa đủ lớn
mạnh, sau khủng hoảng thì chƣa phục hồi bền vững nên cũng ảnh hƣởng không
nhỏ đến việc cổ phần hóa.
Vì vậy để cổ phần hóa thành công các NHTM Nhà nƣớc, cần phải quan
tâm đến những yêu cầu sau đây:
- Cổ phần hóa các NHTM Nhà nƣớc phải nằm trong kế hoạch tổng thể cơ
cấu lại và phát triển hệ thống ngân hàng Việt Nam. Một trong những trọng tâm
của nó là việc nâng vốn của các NHTM Nhà nƣớc lên càng sớm càng tốt, để khi
tiến hành cổ phần hóa xong thì tỷ lệ an toàn vốn phải đạt chuẩn mực quốc tế.
- Cổ phần hóa các NHTM Nhà nƣớc cần phải tiến hành từng bƣớc thận
trọng. Mang tính chất tƣơng đối đặc thù, ngân hàng vốn đƣợc coi là một ngành
nhạy cảm, hoạt động ngân hàng có ảnh hƣởng rất to lớn đến hầu hết các ngành
khác trong nền kinh tế. Do đó, cổ phần hóa các NHTM Nhà nƣớc cần hết sức
thận trọng để đảm bảo độ an toàn và bền vững của không những hệ thống ngân
hàng mà còn của toàn bộ nền kinh tế.
Nguyễn Mai Anh – Anh 4 – K45B – Tài chính quốc tế 84
- Cổ phần hóa các NHTM Nhà nƣớc phải gắn liền với việc nâng cao điều
hành, quản trị, ứng dụng các công nghệ ngân hàng hiện đại, tạo ra các sản phẩm
ngân hàng mới, có sức cạnh tranh cao.
- Cổ phần hóa các NHTM Nhà nƣớc phải gắn liền với trình xử lý các yếu
kém tồn tại, lành mạnh hoá tài chính, giảm thiểu tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn.
- Cổ phần hóa các NHTM Nhà nƣớc phải đƣợc tiến hành theo hƣớng công
khai, minh bạch theo hƣớng đa sở hữu trong đó Nhà nƣớc nắm giữ cổ phần chi
phối, tránh hiện tƣợng cổ phần hóa khép kín.
2.4. Mở rộng hình thức quỹ đầu tư chứng khoán
- Lựa chọn mô hình QĐTCK phù hợp
Hiện nay trên thế giới đang có hai mô hình QĐT tồn tại song song là QĐT
theo mô hình tín thác và QĐT theo mô hình công ty.
Theo mô hình tín thác, vốn của quỹ sau khi đƣợc huy động, đƣợc ủy thác
cho CTQLQ quản lý, dƣới sự giám sát và bảo quản tài sản của ngân hàng giám
sát. Ngƣời đầu tƣ góp vốn vào quỹ bẳng việc mua chứng chỉ quỹ đầu tƣ và mặc
dù họ là chủ sở hữu hợp pháp của các tài sản của quỹ, nhƣng lại không có quyền
sở hữu đầy đủ của một cổ đông đối với công ty. Đại hội những ngƣời đầu tƣ có
thể can thiệp, ra những quyết định quan trọng đối với quỹ, nhƣng đại hội không
có bộ phận thƣờng xuyên nhƣ hội đồng quản trị.
Theo mô hình công ty, QĐT đƣợc tổ chức nhƣ một công ty. Ngƣời đầu tƣ
sẽ góp vốn vào công ty bằng việc mua chứng chỉ quỹ và có đầy đủ quyền đối với
quỹ nhƣ cổ đông của các công ty khác đối với công ty họ góp vốn. Đại hội cổ
đông bầu ra hội đồng quản trị quỹ và hội đồng quản trị quỹ tham gia vào quản
lý, giám sát các hoạt động của QĐT, còn ngân hàng thứ ba thực hiện chức năng
quản lý danh mục hay bảo quản tài sản của quỹ.
Hiện nay ở Việt Nam mới chỉ có hình thức QĐT theo mô hình tín thác do
kiến thức của phần lớn công chúng đầu tƣ còn hạn chế nên cần đến sự quản lý
chuyên nghiệp của CTQLQ.
Nguyễn Mai Anh – Anh 4 – K45B – Tài chính quốc tế 85
Tuy nhiên, để định chế QĐT hoạt động hiệu quả và phát huy đƣợc vai trò
trên TTCK, cần công nhận mô hình QĐT dạng công ty. Với hình thức này, QĐT
đƣợc hình thành và quản lý nhƣ một công ty cổ phần, do đó các NĐT nắm giữ
cổ phiếu của quỹ có đầy đủ các quyền và lợi ích nhƣ các công ty cổ phần. Ngoài
ra, trong điều kiện nhiều NĐT còn chƣa tin tƣởng tuyệt đối vào các ĐCTC thì
mô hình QĐT dạng công ty sẽ có lợi thế cao hơn so với mô hình tín thác, do các
NĐT đƣợc hƣởng những quyền can thiệp nhất định vào hoạt động của quỹ.
- Thành lập QĐT thông qua “chứng khoán hóa” cổ phiếu của Chính phủ
Đây là một giải pháp để phát triển các QĐTCK khi hiện nay, Chính phủ
vẫn sở hữu một số lƣợng không nhỏ các cổ phiếu của các DN cổ phần hóa. Để
tăng hàng hóa cho thị trƣờng, đồng thời tránh hiện tƣợng “Nhà nƣớc hóa các
công ty cổ phần”, cần thiết phải bán số CK này ra công chúng.
Để thực hiện công việc này, có thể tập trung số CK này thành một danh
mục đầu tƣ và giao cho các ĐCTC Nhà nƣớc quản lý. Sau đó “chứng khoán
hóa” bằng cách phát hành chứng chỉ quỹ cho công chúng đầu tƣ.
2.5. Chuyên môn hóa hoạt động đầu tư của các công ty bảo hiểm
Là một định chế có khả năng huy động vốn từ nhiều chủ thể trong nền
kinh tế, các CTBH cần phải sử dụng nguồn vốn đó thật sự hiệu quả thông qua
hoạt động đầu tƣ. Việc đầu tƣ quỹ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm không chỉ
mang lại lợi nhuận chủ yếu cho bản thân doanh nghiệp mà còn ảnh hƣởng đến
một nhánh dẫn vốn cho thị trƣờng chứng khoán.
Do vậy, các CTBH Việt Nam cần phải xây dựng chiến lƣợc đầu tƣ phù
hợp và nâng cao tính chuyên nghiệp trong đầu tƣ hay nói cách khác là chuyên
môn hóa hoạt động đầu tƣ thông qua việc thành lập QĐT độc lập hoặc cùng góp
vốn để thành lập QĐT chung. QĐT của CTBH sẽ là nơi tập hợp tiền để đầu tƣ
vào các tài sản nhằm thu lại những giá trị lớn hơn chi phí bỏ ra. Các tài sản này
bao gồm tài sản thực nhƣ máy móc, thiết bị, phƣơng tiện đi lại… và tài sản tài
chính hay CK mang lại quyền sở hữu về tài chính đối với các tổ chức phát hành.
Nguyễn Mai Anh – Anh 4 – K45B – Tài chính quốc tế 86
QĐT của CTBH có thể đƣợc phân chia thành nhiều loại theo nhiều tiêu
thức khác nhau. Tuy nhiên, những QĐT do các CTBH quản lý thƣờng là những
QĐTCK chuyên nghiệp. QĐTCK này sẽ quản lý theo danh mục đầu tƣ những
CK phù hợp với mục tiêu đã quy định trong các văn bản thành lập quỹ.
Tại Việt Nam, hoạt động của các QĐTCK cũng đạt đƣợc một số hiệu quả
nhất định cùng với hệ thống văn bản pháp luật sẵn có điều chỉnh QĐTCK và
CTQLQ sẽ tạo tiền đề cho các QĐT của CTBH. Các CTBH lớn nhƣ Bảo Việt,
Bảo Minh có thể thành lập trung tâm đầu tƣ hoặc QĐTCK. Các công ty khác có
quy mô nhỏ hơn có thể cùng góp vốn thành lập QĐT chung, cùng cử đại diện
tham gia điều hành quỹ, thông qua sự điều phối hoạt động của Hiệp hội Bảo
hiểm Việt Nam. Các CTBH sẽ góp phần vốn của mình vào danh mục đầu tƣ CK
của quỹ này. Sau đó, tùy theo tình hình phát triển của quỹ và nhu cầu thực tại
mỗi thời điểm đầu tƣ và với mỗi danh mục đầu tƣ nhất định, các CTBH tham gia
góp vốn thành lập quỹ sẽ góp thêm những khoản vốn khác nhau và có chính
sách tƣơng hỗ giữa các CTBH trong việc điều phối vốn luân chuyển của QĐT.
Trong quá trình điều hành quỹ cần thuê các CTCK chuyên nghiệp để quản lý
QĐT và thông qua ngân hàng uy tín làm ngân hàng giám sát mọi hoạt động luân
chuyển tiền tệ của quỹ.
Trên thực tế, việc hai CTQLQ nhƣ Prudential và Manulife hoạt động khá
hiệu quả khiến nhiều CTBH nhân thọ ở Việt Nam muốn có CTQLQ, vốn là mô
hình chung của bảo hiểm nhân thọ trên toàn thế giới. Để hiện thực hóa việc
thành lập các CTQLQ, các công ty này bên cạnh việc chuẩn bị cơ sở hạ tầng đầy
đủ, còn hƣớng tới dòng sản phẩm bảo hiểm liên kết đầu tƣ – một tiền đề tiến tới
thành lập CTQLQ. Đây chính là nhóm sản phẩm bảo hiểm đầu tƣ (bao gồm Bảo
hiểm liên kết chung và Bảo hiểm liên kết đơn vị) có tốc độ tăng trƣởng cao nhất
với mức 78%22.
Tuy nhiên, giải pháp này nên đƣợc các CTBH áp dụng trong tƣơng lai vì
thị trƣờng tài chính Việt Nam, nhất là TTCK hiện nay vẫn còn khá non trẻ và
22 Theo thống kê của Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam trong 9 tháng đầu năm 2009.
Nguyễn Mai Anh – Anh 4 – K45B – Tài chính quốc tế 87
ngƣời dân vẫn còn xu thế đầu tƣ theo tâm lý đám đông. Ngoài ra, các QĐT đang
hoạt động ở Việt Nam mới chủ yếu dƣới dạng quỹ đóng, vì vậy hạn chế các
CTBH trong việc thành lập CTQLQ khi quy chế về quỹ mở vẫn chƣa có.
2.6. Tổ chức lại hoạt động của các công ty chứng khoán
Trong giai đoạn đầu, các quy định về thành lập CTCK rất đơn giản. Bên
cạnh Luật Chứng khoán 2006 quy định vốn điều lệ cho các CTCK chỉ là 44 tỷ
đồng, Nhà nƣớc còn áp dụng miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 02 năm
đầu, giảm 50% thuế trong 03 năm tiếp theo, ƣu đãi thuế 20% (thay vì 28% với
các DN khác) để khuyến khích thành lập CTCK. Sau đó, do số lƣợng CTCK xin
cấp phép hoạt động quá nhiều, yêu cầu về vốn đã tăng lên 300 tỷ đồng, phải có
vốn thực góp…, đồng thời các ƣu đãi về thuế cho CTCK mới thành lập đã đƣợc
bãi bỏ. Tuy nhiên, do kinh doanh CK là ngành kinh doanh có điều kiện nên nếu
hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, đáp ứng đƣợc mọi yêu cầu của pháp luật, UBCKNN vẫn
phải cấp phép nên đến nay số lƣợng đã lên đến 105 CTCK.
Trên thực tế, một mặt các CTCK Việt Nam không ngừng nộp đơn xin
thành lập thì mặt khác một số buộc phải rút bớt nghiệp vụ kinh doanh, thậm chí
chỉ còn hoạt động với một nghiệp vụ do không thể tăng vốn để đáp ứng yêu cầu
mới về vốn điều lệ. Điều này chỉ là giải pháp tình thế bởi nếu duy trì duy nhất
một nghiệp vụ thì CTCK đó khó mà trang trải nổi chi phí hoạt động. Ngoài ra,
một số CTCK trong diện co cụm hoạt động lại chọn giải pháp sáp nhập vì khả
năng nội tại đang ở mức thấp, trong khi đối tác nƣớc ngoài do thấy hết đƣợc
những khó khăn của CTCK trong nƣớc đang rất cần tiền để tăng vốn, duy trì
nghiệp vụ kinh doanh nên trả giá tƣơng đối rẻ. Việc làm này cũng không phù
hợp bởi sau khi thực hiện sáp nhập, các CTCK mới này có thể vẫn không có đủ
vốn để thực hiện các nghiệp vụ chính, đồng thời lại dễ gặp tranh chấp trong việc
giải quyết những vấn đề liên quan đến lợi ích giữa hai bên, nhất là khi một bên
nhiều giá trị với một bên ít giá trị hơn.
Vì vậy, để ồn định số lƣợng ở mức độ vừa đủ và chất lƣợng hoạt động tốt
hơn, cần xem xét vấn đề tổ chức lại các CTCK với hai hƣớng sau:
Nguyễn Mai Anh – Anh 4 – K45B – Tài chính quốc tế 88
- Tập trung vào việc nâng tiêu chí thành lập CTCK dƣới góc độ nâng cao
chất lƣợng, nhƣ thành lập CTCK mới có sự tham gia của các ĐCTC lớn nhƣ ngân
hàng, bảo hiểm… nhƣ mô hình tập đoàn tài chính – ngân hàng đã đề cập ở trên.
- Kết hợp một số CTCK nhỏ lại và nâng cấp lên hoạt động của một ngân
hàng đầu tƣ.
Trên thế giới đã có các ngân hàng đầu tƣ (NHĐT) danh tiếng nhƣ:
Citibank, HSBC, Deutsche Bank, J.P Morgan Chase, Mitsubishi UFJ Capital...,
song, tại Việt Nam, khái niệm này vẫn còn mới mẻ nhƣng thực tế đã có một số
CTCK, CTQLQ đã và đang triển khai các dịch vụ của một NHĐT. Các CTCK
trong nƣớc hiện phần lớn tập trung chủ yếu vào những nghiệp vụ: môi giới, tự
doanh, ít chú trọng đến mảng tƣ vấn doanh nghiệp, bảo lãnh phát hành, nghiên
cứu những sản phẩm mới đi liền với nhu cầu vốn của doanh nghiệp, vì vậy hoạt
động theo mô hình NHĐT chính là sự chuyên môn hóa sâu vào các nghiệp vụ
này. Khi thực hiện hoạt động theo mô hình mới, NHĐT mới sẽ đƣợc chia thành
các khối lớn và chuyên môn hóa theo nghiệp vụ: môi giới, ngân hàng đầu tƣ, tƣ
vấn, nghiên cứu thị trƣờng, giám sát.
3. Đối với các chủ thể khác trên thị trƣờng chứng khoán
3.1. Các tổ chức phát hành
- Các tổ chức phát hành cần chấp hành nghiêm túc các chế độ công bố
thông tin
Hệ thống công bố thông tin có ý nghĩa quan trọng đối với sự tham gia của
các thành viên của thị trƣờng, trong đó có các ĐCTC. Đây là hệ thống các tài
liệu liên quan đến thời điểm phát hành CK và báo cáo định kỳ với mục đích cơ
bản là cung cấp cho các NĐT các thông tin đầy đủ và chính xác liên quan đến
CK và để ngăn chặn các gian lận trong giao dịch. Hệ thống này cũng rất cần
phải đƣợc công bố công khai góp phần làm tăng độ tin cậy của TTCK và giải
quyết vấn đề về các thông tin bất cân xứng, sự lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo
đức. Nó tạo điều kiện công bằng về thông tin giữa các nhà phát hành và các
NĐT trên thị trƣờng.
Nguyễn Mai Anh – Anh 4 – K45B – Tài chính quốc tế 89
- Các tổ chức phát hành cần thực hiện tốt và đầy đủ chế độ hạch toán kế
toán do Bộ Tài chính ban hành
Việc các DN, đặc biệt là các DN chƣa niêm yết nghiêm chỉnh chấp hành
chế độ hạch toán kế toán chung và chuẩn đã đƣợc ban hành sẽ tạo thuận lợi cho
các CTCK trong khâu phân tích phục vụ cho nghiệp vụ bảo lãnh phát hành, tự
doanh, tƣ vấn, các QĐT chọn lựa đƣợc danh mục đầu tƣ đúng đắn và các NĐT
có lòng tin vào cổ phiếu mà mình nắm giữ.
3.2. Các cơ quan kế toán, kiểm toán
Hệ thống kế toán và kiểm toán là hệ thống cung cấp các thông tin cần
thiết và tin cậy cho việc xác định giá trị kinh tế cơ bản của công ty hay các thông
tin về ĐCTC, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, khả năng tăng trƣởng của
công ty trong tƣơng lai. Đây là các thông tin cơ bản giúp cho việc định giá CK.
Các cơ quan kế toán, kiểm toán cần không ngừng trau dồi nghiệp vụ, đề
cao đạo đức hành nghề, tuyển dụng đội ngũ kế toán viên, kiểm toán viên lành
nghề (đặc biệt đối với kiểm toán độc lập) để cung cấp đƣợc các thông tin chính
xác cho các NĐT và tăng uy tín của các báo cáo tài chính của DN, từ đó tạo điều
kiện chuẩn hóa thông tin và giảm rủi ro cho các thành viên tham gia thị trƣờng.
3.3. Các nhà đầu tư cá nhân
Công chúng đầu tƣ cần thấy đƣợc bản chất của việc đầu tƣ vào CK. Họ
phải nhận thức đƣợc rằng CK có giá trị, song nó cũng chứa đựng rủi ro, nghĩa là,
các NĐT có thể tăng tài sản của họ nhờ kinh doanh CK nhƣng cũng có thể bị thua
lỗ, thậm chí “phá sản”. Các NĐT cá nhân nên chủ động nâng cao kiến thức về
TTCK và CK thông qua các chƣơng trình đào tạo và tƣ vấn đầu tƣ để thấy đƣợc
lợi thế, tiềm năng của các ĐCTC, từ đó giúp họ tiếp cận các dịch vụ của các tổ
chức này trong hoạt động đầu tƣ và thúc đẩy các ĐCTC ngày càng phát triển các
nghiệp vụ của mình, cung cấp các dịch vụ mới có chất lƣợng cho thị trƣờng.
Nguyễn Mai Anh – Anh 4 – K45B – Tài chính quốc tế 90
KẾT LUẬN
Thị trƣờng chứng khoán là một thực thể phức tạp, ở đó có sự tham gia của
rất nhiều đối tƣợng khác nhau, với các mục đích khác nhau. Hoạt động của các
định chế tài chính trên thị trƣờng chứng khoán có thể đƣợc chia thành ba nhóm
tƣơng ứng với vai trò của các tổ chức này.
Thứ nhất, các định chế tài chính phát hành các chứng khoán nhằm huy
động vốn cho chính mình. Các chứng khoán đƣợc phát hành bởi các định chế tài
chính không chỉ làm tăng số lƣợng và chất lƣợng hàng hóa cho thị trƣờng chứng
khoán mà còn có vai trò quan trọng trong việc lành mạnh hóa, nâng cao năng lực
cạnh tranh của các tổ chức này trên thị trƣờng trong nƣớc và quốc tế.
Thứ hai, các định chế tài chính thực hiện mua bán chứng khoán với tƣ
cách là nhà đầu tƣ chứng khoán. Với tƣ cách là các nhà kinh doanh chứng khoán
có tổ chức, có chuyên môn cao, các định chế này có thể làm tăng tính chuyên
môn hóa, san sẻ và kiểm soát rủi ro trong hoạt động đầu tƣ, từ đó giảm chi phí
luân chuyển vốn của thị trƣờng.
Thứ ba, các định chế tài chính cung cấp các dịch vụ hỗ trợ thị trƣờng
thông qua các nghiệp vụ nhƣ: đại lý, bảo lãnh phát hành, tƣ vấn, môi giới, quản
lý danh mục đầu tƣ và quản lý quỹ đầu tƣ, thanh toán bù trừ và lƣu ký chứng
khoán, cho vay. Kinh nghiệm ở các thị trƣờng chứng khoán phát triển cho thấy,
sự tham gia tích cực của các định chế nhóm này sẽ làm tăng đáng kể tính hiệu
quả của thị trƣờng.
Trong khuôn khổ có hạn của một khóa luận tốt nghiệp, em hy vọng thông
qua việc trình bày đƣợc tổng quan hoạt động và vai trò của các định chế tài
chính trên thị trƣờng chứng khoán; đánh giá đƣợc ảnh hƣởng của một số định
chế đối với thị trƣờng chứng khoán Việt Nam đã đƣa ra đƣợc một số đề xuất
hợp lý nhằm hoàn thiện hóa các vai trò đó.
Nguyễn Mai Anh – Anh 4 – K45B – Tài chính quốc tế 91
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Tài liệu giáo trình
1. PGS. TS. Mai Văn Bạn chủ biên (2009), Giáo trình nghiệp vụ ngân
hàng thương mại, NXB Tài chính.
2. Nguyễn Đăng Dờn chủ biên (2009), Lý thuyết tài chính tiền tệ, NXB
Đại học Quốc gia TP. HCM.
3. Mạc Quang Huy (2009), Cẩm nang ngân hàng đầu tư, NXB Thống kê.
4. TS. Nguyễn Minh Kiều (2009), Nghiệp vụ đầu tư và kinh doanh chứng
khoán: Dành cho sinh viên chuyên ngành: Tài chính, ngân hàng, chứng khoán,
NXB Thống kê.
5. TS. Đào Lê Minh chủ biên (2009), Giáo trình những vấn đề cơ bản về
chứng khoán và thị trường chứng khoán, NXB Văn hóa Thông tin.
6. Lê Hoàng Nga chủ biên (2008), Thị trường chứng khoán, NXB Tài
chính.
7. Nguyễn Văn Ngọc (2008), Lý thuyết chung về thị trường tài chính,
ngân hàng và chính sách tiền tệ, NXB ĐH Kinh tế quốc dân.
8. PGS. TS. Nguyễn Thị Quy, PGS. TS. Nguyễn Đình Thọ đồng chủ biên
(2009), Phát triển thị trường tài chính ở Việt Nam theo các mô hình hiện đại,
NXB Khoa học và Kỹ thuật.
9. TS. Hoàng Văn Quỳnh chủ biên (2009), Giáo trình thị trường chứng
khoán và đầu tư chứng khoán, NXB Tài chính.
10. Jeff Madura (2005), Financial Markets and Institutions, xuất bản lần
thứ 7, NXB Thomson South-Western.
11. Frederic S. Mishkin, Stanley G. Eakins (2006), Financial Markets and
Institutions, xuất bản lần thứ 5, NXB Pearson International Edition.
12. Stuart I. Greenbaum, Anjan V. Thakor (2007), Contemporary
Financial Intermediation, xuất bản lần thứ 2, NXB Academic Press.
II. Tài liệu văn bản, báo cáo
1. Luật Chứng khoán 2006.
Nguyễn Mai Anh – Anh 4 – K45B – Tài chính quốc tế 92
2. Luật số 20/2004/QH11 về sửa đổi, bổ sung một số điều của luật các Tổ
chức tín dụng năm 1997.
3. Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000.
4. Bản thuyết minh chi tiết Dự thảo 8 Luật các Tổ chúc tín dụng sửa đổi.
5. Một số văn bản dƣới luật về chứng khoán và thị trƣờng chứng khoán.
6. Báo cáo thƣờng niên của Ngân hàng Nhà nƣớc.
7. Báo cáo thƣờng niên, báo cáo tài chính của các Ngân hàng thƣơng mại,
các Quỹ đầu tƣ, các Công ty bảo hiểm, các Công ty chứng khoán.
8. TS. Vũ Viết Ngoạn, Vai trò của ngân hàng thương mại trong việc tham
gia phát triển thị trường chứng khoán.
III. Tài liệu báo, tạp chí
1. Tạp chí Đầu tƣ Chứng khoán các số:
- Năm 2009: 35, 44, 60, 77, 94, 102, 114, 137.
- Năm 2010: 4, 5, 24.
2. Hoàng Trần Hậu và Nguyễn Thị Hoài Lê, Vai trò của các doanh nghiệp
bảo hiểm nhân thọ đối với sự phát triển thị trường trái phiếu Việt Nam, Tạp chí
Nghiên cứu Kinh tế số 295 – Tháng 12/2002.
IV. Website
1. Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam:
2. Bộ Tài chính:
3. Ủy ban Chứng khoán Nhà nƣớc:
4. Sở Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh:
5. Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội:
6. Đầu tƣ Chứng khoán Online:
7. Báo điện tử - Thời báo Kinh tế Việt Nam:
8. Cổng thông tin bảo hiểm Việt Nam:
9. Website của các Ngân hàng thƣơng mại, các Quỹ đầu tƣ, các Công ty
bảo hiểm, các Công ty chứng khoán.
Nguyễn Mai Anh – Anh 4 – K45B – Tài chính quốc tế 93
Phụ lục Danh sách nghiệp vụ của các Công ty chứng khoán
(Tính đến tháng 3/2010)
STT Tên viết tắt Tên công ty Vốn điều lệ (VNĐ) MG TD BLPH TV LK
1 AAS CTCP CK Á ÂU 35.000.000.000 x
x x
2 ABS CTCP CK AN BÌNH 397.000.000.000 x x x x x
3 ACBS CÔNG TY TNHH CK ACB 1.500.000.000.000 x x x x x
4 AGRISECO
CTCP CK NGÂN HÀNG NN &
PTNT VN
1.200.000.000.000 x x x x x
5
APEC
SECURITIES
CTCP CK CHÂU Á - THÁI
BÌNH DƢƠNG
260.000.000.000 x x
x x
6 APSC CTCP CK ALPHA 58.619.400.000 x
x x
7 APSI CTCP CK AN PHÁT 135.000.000.000 x x
x x
8 ART CTCP CK ARTEX 135.000.000.000 x x
x
9 ASC CTCP CK CHÂU Á 36.000.000.000 x
x x
10 ATSC CTCP CK AN THÀNH 41.000.000.000 x
x x
11 AVSC CTCP CK ÂU VIỆT 360.000.000.000 x x x x x
12 BMSC CTCP CK Bảo Minh 300.000.000.000 x x x x x
13 BSC
CÔNG TY TNHH CK NH ĐT
& PT VN
700.000.000.000 x x x x x
14 BSI CTCP CK BETA 300.000.000.000 x x x x x
15 BVSC CTCP CK BẢO VIỆT 722.339.370.000 x x x x x
16 CLIFONE CTCP CK NHẤP & GỌI 135.000.000.000 x x
x x
17 CLSC CTCP CK CHỢ LỚN 90.000.000.000 x
x x
18 CSC CTCP CK THỦ ĐÔ 75.736.670.000 x
x x
19 DAS
CÔNG TY TNHH MTV CK NH
ĐÔNG Á
500.000.000.000 x x x x x
20 DDS CTCP CK ĐÔNG DƢƠNG 125.000.000.000 x x
x x
21 DNSC CTCP CK ĐÀ NẴNG 50.000.000.000 x
x x
22 DNSE CTCP CK ĐẠI NAM 50.000.000.000 x
x x
23 DVSC CTCP CK ĐẠI VIỆT 250.000.000.000 x x
x
24 ECC CTCP CK EUROCAPITAL 150.000.000.000 x x
x x
25 EPS CTCP CK GIA QUYỀN 135.000.000.000 x x
x x
26 EVS CTCP CK E-VIỆT 42.000.000.000 x
x x
27 FPTS CTCP CK FPT 440.000.000.000 x x
x x
28 FSC CTCP CK ĐỆ NHẤT 100.000.000.000 x x
x
29 GASC CTCP CK GIA ANH 22.000.000.000
x
30 GLS CTCP CK SEN VÀNG 135.000.000.000 x x
x x
31 HASC CTCP CK HÀ THÀNH 150.000.000.000 x x
x x
32 HASECO CTCP CK HẢI PHÕNG 309.789.530.000 x x
x x
33 HBBS
CÔNG TY TNHH CK
NHTMCP NHÀ HN
150.000.000.000 x x
x
34 HBS CTCP CK HÒA BÌNH 160.000.000.000 x x
x x
35 HBSC CTCP CK HỒNG BÀNG 35.000.000.000 x
x x
36 HRS CTCP CK TẦM NHÌN 45.000.000.000 x
x
37 HSC CTCP CK TP. HỒ CHÍ MINH 394.634.000.000 x x x x x
38 HSSC
CTCP CHỨNG KHÓAN HÀ
NỘI
50.000.000.000 x
x x
39 HVS CTCP CK HÙNG VƢƠNG 50.200.000.000 x
x x
40 IRS
CTCP CK QUỐC TẾ HOÀNG
GIA
135.000.000.000 x x
x x
41 ISC
CTCP CK CÔNG NGHIỆP
VIỆT NAM
135.000.000.000 x
x
42 JSI CTCP CK NHẬT BẢN 41.000.000.000 x
x
Nguyễn Mai Anh – Anh 4 – K45B – Tài chính quốc tế 94
STT Tên viết tắt Tên công ty Vốn điều lệ (VNĐ) MG TD BLPH TV LK
43 KEVS
CTCP CK KIM ENG VIỆT
NAM
300.000.000.000 x x
x x
44 KLS CTCP CK KIM LONG. 1.000.000.000.000 x x x x x
45 KVS
CTCP CK KENANGA VIỆT
NAM
135.000.000.000 x
x x
46 MHBS
CTCP CK NGÂN HÀNG PT
NHÀ ĐB SCL
140.000.000.000 x x
x x
47
MIRAE
ASSET
CTCP CK MIRAE ASSET
(VIỆT NAM)
300.000.000.000 x x x x x
48 MNSC CTCP CK MIỀN NAM 40.000.000.000 x
x x
49 MSC CTCP CK MÊ KÔNG 100.000.000.000 x x
x x
50 MSG
CTCP CK MORGAN
STANLEY HƢỚNG VIỆT
300.000.000.000 x x x x
51 NASC CTCP CK NAM AN 140.000.000.000 x x
x x
52 NAVS CTCP CK NAM VIỆT 46.000.000.000 x
x
53 NSI CTCP CK QUỐC GIA 50.000.000.000 x
x x
54 OCS CTCP CK ĐẠI DƢƠNG 150.000.000.000 x x
x x
55 ORS CTCP CK PHƢƠNG ĐÔNG 240.000.000.000 x x x x x
56 OSC CTCP CK ĐẠI TÂY DƢƠNG 300.000.000.000 x
x x
57 PCS CTCP CK PHƢỢNG HOÀNG 35.000.000.000 x
x x
58 PGSC CTCP CK PHÚ GIA 43.000.000.000 x
x x
59 PHS CTCP CK PHÖ HƢNG 300.000.000.000 x x
x x
60 PSC
CTCP CK THÁI BÌNH
DƢƠNG
28.000.000.000 x
61 PSI CTCP CK DẦU KHÍ 397.250.000.000 x x B x
62 ROSE CTCP CK HOÀNG GIA 20.000.000.000 x x
x x
63 RUBSE CTCP CK CAO SU 40.000.000.000 x x
x x
64
SACOMBAN
K - SBS
CTCP CK NH SÀI GÒN
THƢƠNG TÍN
1.100.000.000.000 x x x x x
65 SASC CTCP CK ĐÔNG NAM Á 200.000.000.000 x x
x x
66 SBBS
CTCP CK SAIGONBANK
BERJAYA
300.000.000.000 x x x x
67 SHS CTCP CK SÀI GÕN HÀ NỘI 410.629.960.000 x x x x x
68 SJCS CTCP CK SJC 53.000.000.000 x
x
69 SMES CTCP CK SME 150.000.000.000 x x
x x
70 SSE CTCP CK HOA ANH ĐÀO 41.000.000.000 x
x
71 SSI CTCP CK SÀI GÒN 1.367.000.000.000 x x x x x
72 SSJ CTCP CK STANDARD 35.000.000.000 x
x
73 STSC CTCP CK SÀI GÒN TOURIST 290.000.000.000 x x
x x
74 TAS CTCP CK TRÀNG AN 139.000.000.000 x x
x x
75 TCBS
CÔNG TY TNHH CK KỸ
THƢƠNG
300.000.000.000 x x x x
76 TCSC CTCP CK THÀNH CÔNG 360.000.000.000 x x x x x
77 TCVN
CÔNG TY TNHH TVĐT CK
TC CAPITAL VN
10.823.458.000
x
78 TSC CTCP CK THĂNG LONG. 800.000.000.000 x x x x x
79 TSS CTCP CK TRƢỜNG SƠN 41.000.000.000 x
x
80 TVSC., JSC CTCP CK THIÊN VIỆT 430.000.000.000 x x x x x
81 TVSI CTCP CK TÂN VIỆT 350.000.000.000 x x x x
82 VCBS
Công ty TNHH CK NHTMCP
NGOẠI THƢƠNG VN
700.000.000.000 x x x x x
83 VCS CTCP CK BẢN VIỆT 360.000.000.000 x x x x x
84 VDSC CTCP CK RỒNG VIỆT 330.000.000.000 x x x x x
85 VDSE CTCP CK VIỄN ĐÔNG 135.000.000.000 x x
x
86 VFS CTCP CK NHẤT VIỆT 135.000.000.000 x x
x x
Nguyễn Mai Anh – Anh 4 – K45B – Tài chính quốc tế 95
STT Tên viết tắt Tên công ty Vốn điều lệ (VNĐ) MG TD BLPH TV LK
87 VICS
CTCP CK THƢƠNG MẠI VÀ
CÔNG NGHIỆP VN
150.000.000.000 x x
x x
88
VINAGLOB
AL
CTCP CK TOÀN CẦU 35.000.000.000 x
x
89 VINCOMSC CTCP CK VINCOM 300.000.000.000 x x x x x
90 VISecurities
CTCP CK QUỐC TẾ VIỆT
NAM
200.000.000.000 x x
x x
91
VN STOCK
MART JSC
CTCP CK STOCK MART
VIỆT NAM
135.000.000.000 x x
x
92 VNDS CTCP CK VNDIRECT 450.000.000.000 x x x x x
93 VNS CTCP CK VNS 161.000.000.000 x x
x x
94 VNSC CTCP CK VINA 100.000.000.000 x
x x
95 VPBS
CÔNG TY TNHH CK
NHTMCP CÁC DN NQD VN
500.000.000.000 x x x x
96 VQSC CTCP CK VIỆT QUỐC 45.000.000.000 x
x x
97 VSC CTCP CK VIỆT 37.800.000.000 x
x
98 VSEC CTCP CK VIỆT NAM 135.000.000.000 x
x x
99 VSI CTCP CK VIETTRANIMEX 125.000.000.000 x x
x
100 VSSC CTCP CK SAO VIỆT 135.000.000.000 x x
x x
101 VTS CTCP CK VIỆT THÀNH 35.000.000.000 x
x
102 VTSS CTCP CK VIỆT TÍN 71.000.000.000 x
x x
103 Vietinbanksc.
CTCP CK NGÂN HÀNG
CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM
789.934.000.000 x x x x x
104
WOORI
CBV
CTCP CK WOORI CBV 100.000.000.000 x x
x x
105 WSS CTCP CK PHỐ WALL 168.000.000.000 x x
x x
Chú thích các nghiệp vụ:
MG: Môi giới chứng khoán
TD: Tự doanh chứng khoán
BLPH: Bảo lãnh phát hành chứng khoán
TV: Tƣ vấn chứng khoán
LK: Lƣu ký chứng khoán
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 5004_2746.pdf