LỜIMỞĐẦU
Phần lớn lợi nhuận mà Doanh nghiệp thu được chủ yếu là từ hoạt động kinh doanh. Muốn tăng lợi nhuận một mặt Doanh nghiệp phải giảm chi phí kinh doanh, mặt khác phải tìm cách mở rộng Thị trường tiêu thụ sản phẩm và dịch vụ. Đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm tăng doanh thu tiêu thụ sản phẩm và dịch vụ là nhân tố quan trọng nhằm tăng lợi nhuận của Công ty trong nền kinh tế thị trường.
Đối với loại hình doanh nghiệp thương mại thì chủ yếu là khâu phân phối sản phẩm nhằm tiêu thụ ra thị trường sản phẩm đó. Như vậy tiêu thụ sản phẩm là khâu cuối cùng trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp, nóảnh hưởng trực tiếp tới kết quả hoạt động của doanh nghiệp.
Trong điều kiện nền kinh tế thi trường hiện nay, công tác tiêu thụ sản phẩm , tăng doanh thu tiêu thụ sản phẩm trở thành một vấn đề hết sức quan trọng đối với các nhà Quản trị doanh nghiệp. Để công tác này trở thành thế mạnh của mình đòi hỏi doanh nghiệp phải trải qua hàng loạt quá trình nghiên cứu, tìm tòi phân tích đành giá tình hình mọi mặt của doanh nghiệp mình, tình hình biến động của thị trường, tình hình Kinh tế - Xã hội Kết hợp với sự Quản lý nhạy bén sáng tạo của các nhà Quản trịđể vạch ra những hướng đi đúng đắn.
Thực hiện tốt công tác tiêu thụ sẽ tăng Doanh thu tiêu thụ sản phẩm góp phần trực tiếp làm tăng lợi nhuận sẽ góp phần giúp Doanh nghiệp khẳng định được sự tồn tại và phát triển của mình. Ngược lại thìđiều đó sẽ tự loại Doanh nghiệp ra khỏi sự khắc nghiệt của thị trường.
Thấy rõđược tầm quan trọng của vấn đề này, tuy bối cảnh của thị trường hiện nay đưa đến không ít khó khăn song Công Ty Thương Mại Nghệ An đã tổ chức khá tốt công tác tiêu thụ , mở rộng thị trường tăng dần mức doanh thu ngày càng cao. Bằng sự kết hợp giữa Lý thuyết đãđược học trên ghế nhà trường vàđược tiếp thu với thực tếđã tiếp cận trong thời gian thực tập tại Công Ty tôi đã nghiên cứu, tìm hiểu công tác tiêu thụ của doanh nghiệp trên góc nhìn Tài chính thông qua Đề tài “Các giảipháp Tài chính chủ yếu đểđẩy mạnh công tác tiêu thụ và tăng Doanh thu tại Công Ty Thương mại Nghệ An" với thời gian ngắn, kiến thức còn có hạn do vậy Chuyên đề không tránh khỏi những thiếu sót tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các Thầy, cô Chuyên đềđược kết cấu gồm có ba chương:
Chương I : Lý Luận chung về tiêu thụ sản phẩm và doanh thu tiêu thụ sản phẩm. Tầm quan trọng của việc đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, tăng doanh thu tiêu thụ sản phẩm của Doanh nghiệp trong nền Kinh tế Thị trường.
Chương II: Thực trạng về hoạt động Kinh doanh , tình hình tiêu thụ Sản phẩm và Doanh thu tiêu thụ Sản phẩm ở công ty thương mại nghệ an trong những năm vừa qua.
Chương III: Những giải pháp tài chính chủ yếu góp phần đẩy mạnh công tác tiêu thụ Sản phẩm , tăng Doanh thu tiêu thụ Sản phẩm tại công ty thương mại Nghệ An
82 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2674 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Các giải pháp tài chính chủ yếu để đẩy mạnh công tác tiêu thụ và tăng doanh thu tại công ty thương mại Nghệ An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chi phí và phải coi đó là một thứ vũ khí sắc bén để có thể thắng được đối thủ trong cạnh tranh và giành được thị phần trên thị trường bằng việc giá bán thấp hơn đối thủ cạnh tranh. Nhưng chất lượng sản phẩm phải tốt thì đó là một thuận lợi đối với Doanh nghiệp.
1.2.6 Lựa chon hình thức thanh toán hợp lý
Trong mua bán Hàng hoá thì thanh toán là một khâu quan trọng , lựa chọn hình thức thanh toán thế nào cho tiện lợi và hiệu quả là việc mà Doanh nghiệp phải bàn. Song song với việc áp dụng nhiều phương thức thanh toán nhằm tạo điều kiện thuận cho khách hàng, Doanh nghiệp cũng cần thắt chặt kỷ luật thanh toán vì hầu hết khách hàng đều muốn chiếm dụng vốn của Doanh nghiệp. Doanh nghiệp lựa chọn hình thức thanh toán như thếa nào để khách hàng không bị vướng mắc trong khâu này. Khi khách hàng thiếu tiền thì Doanh nghiệp có thể cho thanh toán theo hình thức trả chậm , trả góp nhằm giữ được lượng khách hàng ổn định của Doanh nghiệp, giữ vững và tăng Doanh thu tiêu thụ Sản phẩm.
1.2.7 Chú ý xem xét kết cấu Sản phẩm Hàng hoá tiêu thụ
Mỗi Doanh nghiệp có thể sản xuất , Kinh doanh nhiều loại Sản phẩm lhac nhau, giá cả cũng khác nhau, Doanh nghiệp căn cứ vào tình hình cung cầu trên thị trường mà xây dựng giá bán Sản phẩm. Vì việc thay đổi kết cấu Sản phẩm , Hàng hoá tiêu thụ cũng ảnh hưởng trực tiếp tới Doanh thu, nên việc Doanh nghiệp có sự thay đổi kết cấu mặt hàng tiêu thụ hợp lý với giá bán Sản phẩm thì sẽ làm tăng Doanh thu. Còn ngược lại việc thay đổi kết cấu mặt hàng tiêu thụ không hợp lý, không phù hợp với giá bán Sản phẩm thì sẽ làm giảm Doanh thu.
Vì vậy trong quá trình sản xuất Kinh doanh và bán Sản phẩm , Hàng hoá , Dịch vụ của mình Doanh nghiệp cần xem xét kết cấu mặt hàng của mình đã phù hợp chưa ? Xem xét giá bán tưng loại Sản phẩm đã phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng hay chưa ? Để nhằm thay đổi kết cấu mặt hàng phù hợp, thoả mạn nhu cầu của thị trường.
1.2.8 Thiết lập mạng lưới các cửa hàng giới thiệu Sản phẩm trên diện rộng, đẩy nhanh công tác tiêu thụ Sản phẩm.
Kinh doanh trong nền kinh tế thị trường thì không gian và mội trường kinh doanh là một yếu tố hết sức quan trọng . Đặc biệt là việc chào bán các loại Sản phẩm , Hàng hoá , Dịch vụ thì phải có không gian Kinh doanh thuận lợi cho việc đi lại mua bán . Cho nên việc Doanh nghiệp thiết lập mạng lưới các cửa hàng giới thiệu Sản phẩm trên diện rộng là một điều cần thiết, nhằm toạ ra cho Doanh nghiệp có một không gian Kinh doanh thuận lợi, nhờ không gian Kinh doanh này mà khối lượng Hàng hoá bán ra ngày càng nhiều mưc Doanh thu của Doanh nghiệp sẽ được nâng cao.
Bên cạnh các giải pháp đã nêu trên thì việc đẩy nhanh công tác tiêu thụ Sản phẩm là giải pháp cuối cùng để tăng Doanh thu.
Như đã nêu trên ta có mức Doanh thu tiêu thụ Sản phẩm được xác định như sau:
Doanh thu = Trong đó:
KL: Số lượng Sản phẩm tiêu thụ
G: Giá bán đơn vị Sản phẩm
Cho nên với các giải pháp đã nêu trên nếu các Doanh nghiệp kết hợp được các giải pháp đó mà đẩy nhanh được quá trình tiêu thụ Sản phẩm thì chắc chắn rằng mức Doanh thu tiêu thụ Sản phẩm sẽ đạt được ở mức cao.
Nói tóm lại có rất nhiều giải pháp để đẩy nhanh quá trình tiêu thj Sản phẩm, tăng Doanh thu, tiêu thụ Sản phẩm trong nền kinh tế thị trường. Nhưng ở đây vì thời gian hạn hẹp nên tội chỉ đề cập tới nhưng giải pháp chung nhất.
Nhìn chung trong bối cảnh nền kinh tế thị trường hiện nay việc Doanh nghiệp áp dụng giải pháp nào để áp dụng vào Kinh doanh của mình thì phải bỏ công sức ra để xem xét Doanh nghiệp mình thuộc loại hình Doanh nghiệp nào ? sản xuất ,Kinh doanh mặt hàng nào ? Vị trí Doanh nghiệp mình đứng ở đâu ? ... để lựa chọn những phương án tối ưu nhất, nhằm đẩy nhanh quá trình tiêu thụ Sản phẩm tăng khả năng về Doanh thu của Doanh nghiệp mình để hướng tới mục tiêu lợi nhuận.
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH , TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM VÀ DOANH THU TIÊU THỤ SẢN PHẨM Ở CÔNG TY THƯƠNG MẠI NGHỆ AN TRONG NHỮNG NĂM VỪA QUA
2.1 Tổng quan về Công Ty Thương mại Nghệ An
2.1.1 Quá trình hình thành của Công Ty Thương mại Nghệ An
Công Ty Thương mại Nghệ An tiền thân là Công Ty Dịch vụ ngoại thương được tách ra từ UNIMEXCO sau đó đổi tên là: Công Ty Dịch vụ - Thương mại - Đầu tư chế biến Xuất nhập khẩu. Hiện nay là Công Ty Thương mại Nghệ An được thành lập theo Quyết định số 2699/QĐ.UB ngày 19/10/1995 của UBND tỉnh Nghệ An. có trụ sở chính tại số 19 Quang Trung - Thành phố Vinh - Tỉnh Nghệ An
2.1.2 Đặc điểm sản xuất Kinh doanh của Công Ty.
Công Ty Thương mại Nghệ An là một Doanh nghiệp Nghà nước, là đơn vị kinh doanh Xuất nhập khẩu tổng hợp như: Khách sạn, du lịch, lữ hành taxi, dịch vụ sửa chữa xe máy, sản xuất lắp ráp xe gắn máy 2 bánh. Công Ty thuộc sự quản lý của Sở Thương mại Nghệ An, hạch toán theo chế độ hạch toán độc lập, có tư cách pháp nhân , có tài khoản tại Ngân hàng ngoại thương Việt Nam có chi nhánh tại Thành Phố Vinh và được sử dụng con dấu riêng theo quy định của nhà nước.
Công tác tổ chức hoạt động sản xuất Kinh doanh được bố trí theo các phòng ban và các đơn vị trực thuộc: Công Ty gồm có 4 đơn vị trực thuộc, hạch toán độc lập , Văn phòng Công Ty là nơi trực tiếp điều hành hoạt động sản xuất Kinh doanh , Xuất nhập khẩu, mua bán hàng nông sản, Nhập khẩu phụ tùng xe gắn máy để lắp ráp.
Công Ty Thương mại Nghệ An trực thuộc sự quản lý của Sở Thương mại Nghệ An, Công Ty có cơ cấu tổ chức như sau:
Giám đốc
p.Giám đốc
p.Giám đốc
P.Kinh doanh
P.Hành chính
P.Kế toán tài vụ
xương lăp ráp xe máy
XN sửa chữa ôtô
Xí nghiệp
Taxi
K. sạn thương mại mại
Theo sơ đồ trên ta thấy:
- Giám đốc Công ty là người điều hành chính của Công Ty, là người ra Quyết định và là người có quyền lực cao nhất của Công Ty. Tiếp đó là các Phó Giám đốc:
- Phó giám đốc phụ trách tổ chức thừa lệnh giám đốc phụ trách công việc quản lý nhân sự của Công Ty.
- Phó giám đốc phụ trách sản xuất phụ trách công việc sản xuất chung của các Xí nghiệp chịu trách nhiệm trước giám đốc về tình hình sản xuất của Công Ty.
- Phòng Kế toán - tài vụ: Bao gồm 5 người, 1 Kế toán trưởng, 4 kế toán viên và một thủ quỹ có nhiệm vụ ghi chép, tính toán dưới hình thức giá trị và hiện vật các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, đảm bảo ghi chép kịp thời ,chính xác quá trình và kết quả hoạt động kinh doanh của Công Ty. Ngoài ra kế toán còn kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất Kinh doanh, kế hoạch thu chi tài chính, nộp ngân sách và ngăn ngừa kịp thời những hành vi tham ô, lãng phí, vi phạm chế độ chính sách Nhà nước quy định. Cung cấp số liệu kịp thới số liệu cho các nhà Quản trị như: doanh số bán hàng, hàng tồn kho, các khoản chi phí, thuế...
-Phòng kinh doanh - XNK: Thực hiện các nhiệm vụ về trao đổi Hàng hoá ra nước ngoài, tìm đối tác Kinh doanh, chuẩn bị nguồn hàng, lập kế hoạch Kinh doanh và trình phươn án cụ thể cho từng dịch vụ. Ngoài ra phòng Kinh doanh Xuất nhập khẩu là nơi tổ chức các hoạt động khuyến mại , quảng cáo bán hàng và Dịch vụ sau bán hàng.
-Phòng tổ chức hành chính: có nhiệm vụ lập kế hoạch về tuyển dụng, bố trí nhân sự cần thiết của sự hoạt động sản xuất Kinh doanh. Lập ra kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo cán bộ theo yêu cầu của công việc. Theo dõi kiểm tra và thực hiện các chế độ như: BHXH, BHYT, KPCĐ
2.1.3. Chức năng và nhiệm vụ của Công Ty
*) Chức năng:
- Là trung gian giữa sản xuất và thị trường tiêu thụ: Công Ty với nghiệp vụ thu mua nông sản như hạt điều, cao su, lạc nhân, tinh bột, sắn Xuất khẩu. Về mặt này Công ty là cầu nối giữa sản xuất trong nước với nhà tiêu thụ nước ngoài. Mặt kinh doanh chủ yếu của Công ty là nhập khẩu linh kiện, phụ tùng xe gắn máy....... Về mặt này Công ty có chức năng làm cầu nối giữa nhà sản xuất nước ngoài và người tiêu dùng trong nước.
- Chức năng về tiêu thụ Sản phẩm Hàng hoá, dịch vụ: Mặt Kinh doanh chủ yếu của Công ty là bán hàng hoá và cung cấp dịch vụ ra thị trường ( bán xe gắn máy, dịch vụ khách sạn du lịch ) về mặt Kinh doanh này Công ty đã thực hiện chức năng tiêu thụ ra thị trường một lượng Hàng hoá lớn ở địa bàn tỉnh nhà và trong nước, cung cấp ra thị trường chủ yếu các Dịch vụ khách sạn ở địa bàn tỉnh Nghệ An.
*) Nhiệm vụ của Công Ty
Công Ty có nhiệm vụ Kinh doanh trong những lĩnh vực mà Sở Thương mại và UBND tỉnh Nghệ An đã giao. Kinh doanh có nhiệm vụ phải bảo toàn vốn đạt mức tăng trưởng ngày càng cao, lợi nhuận làm ra ngày một nhiều. Ngày càng mở rộng quy mô Kinh doanh , nộp thuế đầy đủ cho ngân sách Nhà nước, ngày càng nâng cao hơn nữa đời sống của cán bộ công nhân viên trong Công Ty.
2.2. Kết quả hoạt động Kinh doanh của Công Ty Thương mại Nghệ An trong những năm vừa qua.
2.2.1. Các chỉ tiêu Tài chính liên quan
Bảng 01: Kết quả Kinh doanh của Công Ty năm 2002, 2003
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2002
Năm 2003
Tăng(+),
giảm(-)
Tỷ lệ (%)
Tổng Doanh thu
236.661
365.000
+128.339
+54%
Các khoản giảm trừ
48
60
12
25%
Doanh thu thuần
236.613
364.640
128.327
54,23%
Giá vốn hàng bán
229.838
357.690
Thu nhập hoạt động Tài chính
84
1120
Chi phí hoạt động Tài chính
34
1040
Thu nhập hoạt động khác
45
864
Chi phí hoạt động khác
15
324
Chi phí bán hàng
1463
1930
Chi phí Quản Lí Doanh nghiệp
3392
3640
Lợi nhuận trước thu nhập DN
2000
2300
+300
15%
Thuế TNDN phải nộp
640
736
Lợi nhuận sau thuế TNDN
1360
1564
+204
15%
Nguồn số liêu: Báo cáo tổng kết năm 2002, 2003( phòng Tài chính kế toán )
Dựa vào kết quả báo cảo của 2 năm có thể thấy Tổng Doanh thu của Công ty Thương mại Nghệ An năm 2003 tăng 128.339 triệu đồng tương ứng với tỉ lệ tăng 54% so với năm 2002, tổng Doanh thu tăng là biểu hiện tốt của Công ty trong công tác tổ chức tiêu thụ Sản phẩm, Hàng hoá , dịch vụ , Chie tiêu này phản ánh rằng Công ty đã mở rộng quy mô kinh doanh nói chung, quy mô bán hàng nói riêng và đã từng bước mở rộng được thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước. Trỏng lợi nhuận trươc thuế thu nhập Doanh nghiệp (TNDN) của Công ty đã tăng 300 triệu đồng với tỷ lệ tăng tương ứng 15%.
Dựa vào chỉ tiêu Doanh thu và lợi nhuận đã đạt được là: Tổng Doanh thu vói mức tăng trưởng 54% và lợi nhuận voíư mức tăng trưởng là 15% thì có thể nói rằng Công ty Thương mại Nghệ an hoạt động sản xuất Kinh doanh tương đối hiệu quả trong năm 2003 để đạt được kết quả đó trong năm Công tu đã nỗ lực phấn đấu trong công tác bán hàng , mở rộng quy mô Kinh doanh và mở rộng thị trường tiêu thụ.
Nhìn chung Công ty Thương mại Nghệ An trong năm qua đã hoàn thành tốt công tác bán hàng và cung cấp Dịch vụ. Trong nền kinh tế thị trường thường thi các Công ty sử dụng vốn ngân sách Nhà nước hoạt động không hiệu quả nhưng voí những gì mà Công ty đã đạt được về chỉ tiêu lợi nhuận có thể nói rằng Cán bọ công nhân viên trong Công ty đã rất nhạy bén và sáng tạo trong cơ chế hiện nay.
2.2.2. Các chỉ tiêu về nguồn vốn chủ sở hữu.
2.2.2.1 năm 2002
Bảng 02: Tình hình tăng giảm nguồn vốn chủ sở hữu quý 4 năm 2002
đơn vi tính: VND
Chỉ tiêu
Số dư đầu ký
Tăng trong kỳ
Giảm trong kỳ
Số dư cuối ký
I. Nguồn vốn Kinh doanh
Trong đó vốn NSNN cấp:
46.644.329.471
360.347.957
47.004.677.421
46.368.284.162
46.368.284.162
II. Các quỹ
1. Quỹ ĐTPT
2. Quỹ DP tài chính
812.223.674
731.225.368
80.998.306
812.223.674
80.998.306
III. Nguồn vốn đầu tư XDCB
1. Ngân sách cấp
2. Nguồn khác
24.372.478.521
24.302.478.521
70.000.000
24.372.478.521
24.302.478.521
70.000.000
IV. Quỹ khác
1. Quỹ khen thưởng
2. Quỹ phuc lợi
109.545.329
5.736.886
115.282.215
201.918.560
201.918.560
294.291.791
207.655.441
86.636.345
Tổng cộng
71.719.486.337
764.185.077
72.483.671.418
Nguồn số liệu: phòng tổng hợp hành chính
2.2.2.2 Năm 2003
Bảng 03: Tình hình tăng giảm nguồn vốn chủ sở hữu quý 4 năm 2003
Chỉ tiêu
Số dư đầu ký
Tăng trong kỳ
Giảm trong kỳ
Số dư cuối ký
I. Nguồn vốn Kinh doanh
Trong đó vốn NSNN cấp:
65.659.967.267
11.585.414.050
77.245.381.317
65.023.574.001
46.368.284.162
II. Các quỹ
1. Quỹ ĐTPT
2. Quỹ DP tài chính
1.213.223.072
1.132.225.368
80.998.306
1.160.347.957
1.160.347.957
1.192.573.325
1.192.573.325
1.180.998.306
1.100.000.000
80.998.306
III. Nguồn vốn đầu tư XDCB
1. Ngân sách cấp
2. Nguồn khác
10.753.188.682
10.683.188.682
70.000.000
10.753.188.682
10.683.188.682
70.000.000
IV. Quỹ khác
1. Quỹ khen thưởng
2. Quỹ phuc lợi
330.863.791
244.227.446
86.636.345
40.000.000
40.000.000
370.863.791
284.227.446
86.636.345
Tổng cộng
77.957.243.414
12.785.762.007
11.945.762.007
78.797.243.412
Nguồn số liệu: phòng tổng hợp hành chính
Dựa vào bảng 2 và bảng 3 ta thấy nguồn vốn chủ sở hữu của Công ty Thương mại Nghệ an đã tăng từ 72.483.671.418 đồng năm ở năm 2002 cho đến mức 78.797.243.412 đồng năm 2003 tương ứng với tỷ lệ tăng 9%. Như vậy nguồn vốn chủ sở hữu của Công ty đã được cải thiện đáng kể giúp hệ số nợ của Công ty giảm bớt.
Mặt khác quý Đầu tư phát triển (ĐTPT) đã tăng từ 731.225.368 đồng đến mức 1.132.225.368 đồng với tỷ lệ tăng 55% chứng tỏ Công ty đã đầu tư cho quy mô Kinh doanh một cách đáng kể, quý khen thưởng phúc lợi đã tăng từ 5.736.886 đồng lên đến mức 244.227.446 đồng voái tỷ lệ tăng 477% chừng tỏ Công ty đã chú ý quan tâm đên vấn đề khích lệ động viên cán bộ công nhân viên trong Công ty để giúp họ hăng say vơi công việc hơn.
2.2.3 Tình hình thu nhập của Cán bộ Công nhân viên.
Bảng 04: Tình hình thu nhập của CBCNV.
Chỉ tiêu
Năm 2002
Năm 2003
Tổng Quỹ lương
1.256.248.432
2.349.338.740
Thu nhập bình quân
800.000 đồng/người/tháng
1.200.000 đồng/người/tháng
Nguồn số liệu: phòng tổng hợp hành chính
Từ bảng trên có thể thấy thu nhập bình quân tháng của CBCNV Công ty thưưng mại Nghệ An năm 2003 đã tăng 400.000 đồng/ người/ tháng tương ứng với tỷ lệ tăng là 50%. có được kết quả trên là do CBCNV trong Công ty đã trên dưới một lòng đưa Công ty vượt những khó khăn và ngày càng hoạt động có hiệu quả tạo được lòng tin đối với người tiêu dùng, đặc biệt là lòng tin của cấp lãnh đạo Sở Thương mại.
2.3. Tình hình tiêu thụ Sản phẩm và Doanh thu tiêu thụ Sản phẩm của Công ty Thương mại Nghệ An trong những năm vừa qua.
2.3.1 Kế hoạch tiêu thụ Sản phẩm, tăng Doanh thu tiêu thụ Sản phẩm và tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ Sản phẩm, tăng Doanh thu tiêu thụ Sản phẩm của Công Ty Thương Mại Nghê An năm 2002.
*) Kế hoạch về tiêu thụ Sản phẩm và Doanh thu tiêu thụ Sản phẩm của Công Ty năm 2002
Trong quá trình Kinh doanh hiện nay các Doanh nghiệp phải lập kế hoạch tiêu thụ Sản phẩm ,Hàng hoá , dịch vụ của mình. Bên cạnh đó chỉ tiêu kế hoạch Doanh thu tiêu thụ Sản phẩm Hàng hoá Dịch vụ quãng là một chỉ tiêu Tài chính quan trọng , cho biết khả năng tiếp tục quá trình tái sản xuất Kinh doanh của một Doanh nghiệp. Thực chất của kế hoạch tiêu thụ là việc dự đoán số lượng Sản phẩm, Hàng hoá , Dịch vụ sẽ được được tiêu thụ trong kỳ kế hoạch, Doanh thu tiêu thụ sẽ đạt được trong kỳ kế hoạch để có thể chủ động trong qua trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Nếu công tác tiêu thụ không được kế hoạch hoá chặt chẽ thì quá trình tiêu thụ sẽ bị động , tiêu thụ không phù hợp với lượng Hàng hoá mua vào. Do đó hiệu qua Kinh doanh mang lại sẽ thấp.
Như vậy kế hoạch tiêu thụ Sản phẩm là điều cần thiết cho mỗi Công ty trước khi bước vào hoạt động Kinh doanh .Tuy nhiên việc lập kế hoạch thế nào để đạt được hiệu quả cao còn tuỳ thuộc vào trình độ phân tích tình hình và dự đoán kết quả đạt được ở mỗi Công ty
Căn cứ để lập kế hoạch: Để đảm bảo cho việc lập kế hoạch được tương đối chính xác thì việc lập ké hoạch tiêu thụ và Doanh thu tiêu thụ Sản phẩm cả năm của Công ty được lập căn cứ vào các hợp đồng đã được ký kết, các đơn đặt hàng sẽ được thực hiện trong năm đã được ký kết trước thời điểm lập kế hoạch.
Thời điểm lập kế hoạch: Thời điểm Công ty lập kế hoạch tiêu thụ Sản phẩm là vào tháng 12 năm báo cáo, đây chính là thời điểm Công ty thường lập các báo cáo như: Kế hoạch Tài chính, Kế hoạch lợi nhuận...
*)Tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ Sản phẩm , Doanh thu tiêu thụ Sản phẩm của Công Ty Thương mại Nghệ An năm 2002
Bảng 05: Tình hình thực hiện chỉ tiêu kế hoạch năm 2002.
Chỉ tiêu
ĐVT
Năm KH
thực hiện Năm 2002
I. Tổng Doanh thu
-Doanh thu hàng xuất khẩu
-Doanh thu hàng nhập khẩu
-Doanh thu Kinh doanh hàng nội địa
-Doanh thu sản xuất bán nội địa
-Doanh thu khách sạn, nhà hàng dịch vụ
-Doanh thu khác ( Taxi )
*) Mặt hàng bán ra chủ yếu
-Tinh bột sắn
-Lạc nhân xuất khẩu
-Mủ cao su
-Xe máy Trung Quốc
-Xe máy Spacy 125 CKD
-Xe máy Honda @ 150ES
-Xe Honda 150 và các loại xe khác
Triệu
""""""
Lượng
tấn
"
chiếc
233.855
67.000
160.215
2.348
3.550
742
12.369,7
510,5
880
389
126
236.661
72.090
155.073
3.344
2.324
3.357
473
13.926
1.170
551
1.500
495
136
1.800
II. Tổng kim nghạch xuất khẩu
*)Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu.
-Lạc nhận xuất khẩu
-Tinh bột sắn
-Mủ cao su
Tấn
"""
510,5
12.369,7
1.170
13.926
551
III. Tổng kim ngạch nhập khẩu
*) Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu.
- Xe Spacy 125 CKD.
- Xe Honda @ 150 ES.
- Xe Honda @ 150
- Xe PANTHEON
- Xe trung Quốc các loại
Chiếc
"
"
“
389
126
190
20
880
495
136
195
15
1.500
Nguồn số liệu: Phòng kinh doanh
Qua bảng 05 ta thấy Doanh thu thu dự kiến đạt 233.855 triệu đồng, nhưng thực tế Doanh thu đạt vượt chỉ tiêu đề ra 2806 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ 1,2%. các nguyên nhân chính đã giúp Công ty vượt mức chỉ tiêu:
-Doanh thu hàng Xuất khẩu Tăng từ 67.000 triệu đồng đến 72.090 triệu đồng
-Trong năm Công ty có thêm khoản Doanh thu Kinh doanh hàng nội địa là 3.344 triệu đồng
Cụ thể: Doanh thu hàng xuấ khẩu tăng là do các mặt hàng bán ra chủ yếu tăng:
+ Tinh bột sắn tăng tư 12.369,7 tấn đến 13.926 tấn
+Lạc nhân xuất khẩu tăng từ 510,5 tấn đến 1.170 tấn
+Trong năm Công ty xuất khẩu thêm được mủ cao su 551 tấn
+Đã bán thêm xe honda 150 và một số lọai xe khác 1.860 chiếc
2.3.2 Kế hoạch tiêu thụ Sản phẩm, tăng Doanh thu tiêu thụ Sản phẩm và tình hình thực hiện kế hoạch đó của Công ty Thương mại Nghê An năm 2003.
Năm 2002 Công ty đã vượt mức kế hoạch về mức Doanh thu, do đó trước tình hình nàyđã đặt ra nhiệm vụ cho Công ty nhăm giữ vững và phát huy những thế mạnh vừa đạt được, khắc phục những hạn chế còn tồn tại trong việc thực hiện các chỉ tiêu về việc tiêu thụ Sản phẩm và tăng Doanh thu tiêu thụ Sản phẩm .
Bảng 06: Tình hình thực hiện chỉ tiêu về kế hoạch tiêu thụ sản phẩm và tăng doanh thu năm 2003
Chỉ tiêu
ĐVT
Kế hoạch năm 2003
Thực hiện năm 2003
I. Tổng Doanh thu
-Doanh thu hàng xuất khẩu
-Doanh thu hàng nhập khẩu
-Doanh thu Kinh doanh hàng nội địa
-Doanh thu sản xuất bán nội địa
-Doanh thu khách sạn, nhà hàng dịch vụ
-Doanh thu khác ( Taxi )
*) Mặt hàng bán ra chủ yếu
-Tinh bột sắn
-Mủ cao su
-Lạc nhân xuất khẩu
-Xe máy @ 150
-Xe máy Spacy 125 CKD
-Xe máy Dylan 125, 150
-Xe máy SH125, 150
-Xe máy FLAME 125
-Phôi thép cán nóng
-Bộ linh kiện động cơ
-Xe máy sản xuất (Hanmun)
Triệu
""""""Lượng
tấn
"
"
chiếc
"
"Tấn
Bộ
Chiếc
230.500
52.500
168.000
1.500
5.500
2.000
1.000
10.000
2.000
365.000
56.000
296.195
9.306
2.895
604
15.294
1.240
596
100
1.224
1.300
10.899,8
5.000
935
II. Tổng kim nghạch xuất khẩu
Trong đó: Xuất khẩu trực tiếp
( phân theo nước)
-Trung Quốc
-Singapore
-Malaysia
-Indonesia
-Lào
*)Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu.
-Lạc nhận xuất khẩu
-Mủ cao su
-Tinh bột sắn
-Gạo (ủy thác)
Nghìn USD
"""
“
“Lượng
Tấn
“”
3.408
2.828
164
90
322
1.170
551
13.926
4.224
4.078
3.612
105
258
103
569
1.240
15.294
1.000
III. Tổng kim ngạch nhập khẩu
Trong đó: Nhập khẩu trực tiếp
( phân theo nước)
-Nhật bản
-Italya
-Đài loan
-Nga
-Hàn Quốc
-Trung quốc
*) Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu.
- Xe Spacy 125 CKD.
-Xe máy Dylan 125, 150
-Xe máy Pantheon
-Xe máy @ 150
-Xe máy Suzuki Avenis
-Xe máy Flame 125
-Xe máy Cygus
-Phôi thép cán nóng
-Bộ linh kiện động cơ
-Day chuyền sản xuất xe máy
-Phôi nhôm
Nghìn USD
“””””””
Chiếc
“”””””
“
Tấn
500
900
11.496
10.399
288
3.382
3.022
3.585
781
438
100
1.224
1.300
100
10.899,8
5.000
572.400
19
IV. Thu mua nông sản địa phương
1.Tổng thu mua nông sản trên toàn tỉnh
-Lạc nhân
Tấn
“
1.170
596
V. Mặt hàng sản xuất
-Han mun II
-Han mun Speed
Chiếc
“
“
450
485
VI. Tổng số nộp ngân sách (số thực nộp vào kho bạc)
1.Nộp ngân sách địa phương
-Thuế VAT
-Thuế tiêu thụ đặc biệt
-Thuế môn bài
-Thuế đất
-Thú TN
-Thuế khác
2.Nộp ngân sách TW
Triệu đồng
“
“”
“
“
“”
2.259
156.030
2.404
2.313
6,9
9,0
75,2
152.626
VII. Lợi nhuận trước thuế (Lãi +)
1.Năm 2003
2.Lũy kế đến thán 12/2003
“
“
“
2000
2300
VIII. Thu nhập bình quân 1 lao động
1.200
Nguồn số liệu: Phòng Kinh doanh
Qua bảng 06 thấy. Trong năm 2003 doanh thu mà kế hoạch đề ra là 230.500 triệu đồng nhưng thực tế doanh thu đã chỉ tiêu đề ra. Dt thực tế năm 2003 Công ty đạt được 365.000 triệu đồng, vượt mức chỉ tiêu đề ra 134.500 triệu đồng, trương ứng với tỷ lệ tăng tẳng về dt là 58,3%.
Các nguyên nhân chính giúp Công ty đã vượt mức chỉ tiêu kế hoạch đề ra:
-Doanh thu hàng xuất khẩu tăng từ 52.500 triệu đồng đến 56.000 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 6,7%
-Doanh thu hàng nhập khẩu đã tăng từ 168.000 triệu đồng lên đến 296.195 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng trưởng 76%
-Doanh thu sản xuất bán hàng nội địa tăng từ 5.580 triệu đồng lên đến 9.306 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 69%
-Doanh thu khách sạn, nhà hàng, dịch vụ đã tăng từ 2.000 triệu đồng lên đến 2.895 triệu đồng tương ứng vơí tỷ lệ tăng 45,75%
-Có thêm mặt hàng sản xuất: 4.50 chiếc xe máy Hanmun II và 485 chiếc hanmun speed
*) Doanh thu hàng Xuất khẩu tăng là do mặt hàng xuất khẩu chủ yếu tăng, cụ thể:
+Mủ cao su tăng từ 1.000 tấn đến 1240 tấn
+Tinh bột sắn tăng từ 10.000tấn đến 15.294 tấn
+Trong năm do Công ty xuất khẩu thêm được 1 khối lượng gạo là 1.000 tấn
*) Doanh thu bán hàng nhập khẩu tăng là do trong năm Công ty đã nhập khẩu thêm nhiều loại xe và một số sản phẩm khác như:
-Xe máy FLEME 125: 1.300 chiếc
-Xe máy Cysnus: 100 chiếc
-Phôi thép cán nóng: 10.899
-Bộ linh kiện động cơ: 5.000 bộ
-Dây chuyền sản xuất xe máy: 572.400 USD
2.3.3 Tình hình nhập khẩu của Công ty Thương mại Nghệ An năm 2003
Tình hình xuất khẩu của Công ty Thương mại Nghệ An được minh họa qua bảng 07 dưới đây:
Bảng 07: Tình hình xuất nhập khẩu năm 2003
Khoản mục
ĐVT
Số lượng
Trị giá USD
Nước nhập, xuất khẩu
A. Xuất khẩu
USD
4.244.889
1.Kim nghạch xuất khẩu trực tiếp
4.078.639
+Tinh bột sắn
Tấn
15.294,85
2.632.385
Trung Quốc
+Lạc nhân
“
432
258.048
Indonesia
+Lạc nhân
“
164
104.380
Malaysia
+Sắt thép
“
267,494
102.838
Lào
+Cao su
“
1.240
980.538
Trung Quốc
B.Nhập khẩu
11.496.624
1.Kim ngạch nhập khẩu trực tiếp
10.399.141
+Xe máy H. Spaycy
Chiếc
100
230.000
Nhật bản
+Xe máy SH 150
“
77
192.500
Italya
+Bộ linh kiện động cơ
“
5.000
390.000
Trung Quốc
+Xe máy Pantheon
“
45
114.750
Italy
+Xe máy Flame 125
“
1.300
102.000
Đài loan
+Xe máy Dylan 125,150
“
1.224
1.521.000
Italya
+Thép tấm cán nóng
“
1.878,041
2.972.705
Italya
+Giấy tráng
“
252,45
130.283
Nga
+Hợp kim nhôm
Tấn
24
32.300
Hàn quốc
+Dây chuyền sản xuất xe
USD
572.400
Hàn quốc
+Phôi thép cán nóng
Tấn
10.899,8
2.880.372
Hàn quốc
+ốp vỏ nhựa
Cái
94
940
Nga
+Bạc của phanh máy ơ
Chiếc
15.000
1.245
Trung quốc
+Bộ linh kiện động cơ không đồng bộ
Bộ
500
38.500
Hàn quốc
+Phôi nhôm
Tấn
19
35.093
Trung quốc
-Linh kiện thay thế lò đúc nhôm
7.661,19
Hàn quốc
-Bộ phun của máy đúc nhôm
Bộ
5
2.265
Hàn quốc
-Linh kiện động cơ xe gắn máy cho xe FOTSE125
Bộ
617
470.862
Đài loan
2.Nhập khẩu cho DN khác
1.097.483
+Mảng vi mạch
Cái
4.500
5.278
Trung quốc
+Máy xây dựng đã qua sử dụng
“
9
58.160
Nhật bản
+Phụ tùng, động cơ dùng để lắp xe máy Dylan
Bộ
2.000
1.030.000
Đài loan
+Linh kiện động cơ
“
20
4.045
Trungquốc
Nguồn số liệu: Phòngkinh doanh
Qua bảng 07 có thể thấy: về kim ngạch xuất khẩu trực tiếp thì thu mua các loại nông sản để xuất khẩu trực tiếp như: -Tinh bột sắn: 15.294 tấn
- Lạc nhân: 596 tấn
- Mủ cao su: 1.240 tấn
Về kim ngạch nhập khẩu trực tiếp, trong năm Công ty đã nhập khẩu thêm một số sản phẩm như: -Thép tấm cán nóng: 1.878 chiếc
- Giấy trắng: 252 chiếc
- Hộp kim nhôm: 24 tấn
- Linh kiện động cơ xe gắn máy cho xe FOTSE : 617 bộ
Nói tóm lại mô hình kinh doanh của Công ty là xuất nhập khẩu sản phẩm, hàng hóa, nhưng nhìn chung sản phẩm chủ yếu của Công ty chủ yếu là nhập khẩu từ nươc ngoài vê sản xuất, lắp ráp và bán trong nước. Còn với xuất khẩu thì Công ty chỉ mới kinh doanh với số lượng, chủng laọi rất ít. Cho nên để kinh doanh có hiệu quả ngày càng cao thì phải đẩy mạnh xuất khẩu với số lượng và chủng loại hàng hóa nhiều hơn.
2.3.4. Những khó khăn và thuận lợi đã ảnh hưởng đến công tác tiêu thụ sản phẩm tại Công ty Thương mại Nghệ An.
2.3.4.1 Những thuận lợi
- Công ty đã chủ động xuất khẩu ngay từ đầu năm nên đã hoàn thành kế họach tỉnh giao.
- Công ty đã có dây chuyền sản xuất xe gắn máy ổn định.
- Tỉnh Nghệ an đã có chủ trương, cơ chế hỗ trỡ Xuất nhập khẩu kịp thời.
2.3.4.2 Những mặt khó khăn
- Tuy đã có dây chuyền sản xuất xe gắn máy ổn định, nhưng có sự cạnh tranh gay gắt của các đối thủ sản xuất lắp ráp trong nước cả về chất lượng và giá cả.
- Thị phần trong nước ngày càng bị thu hẹp.
- Thị trường Xuất khẩu bị canh tranh gay gắt.
- Thị trường sản phẩm xe gắn máy đã bão hòa
2.3.5 các biện pháp mà Công ty Thương Mại Nghệ An đã áp dụng nhằm đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm, tăng doanh thu tiêu thụ sản phẩm trong những năm vừa qua.
- Công ty đã đưa ra chính sách về giá cả sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ một cách tương đối hợp lý
- Tăng cường công tác tuyên truyền Quảng cáo, việc mở rộng thị trường của Công ty đã được chú trọng. Công ty đã tăng cường các biện pháp về cải tiến chất lượng mẫu mã mới.
CHƯƠNG III
NHỮNG GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH CHỦ YẾU GÓP PHẦN ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC TIÊU THỤ SẢN PHẨM , TĂNG DOANH THU TIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY THƯƠNG MẠI NGHỆ AN
3.1. Kết quả đạt được về công tác tiêu thụ Sản phẩm và tăng Doanh thu tiêu thụ Sản phẩm tại Công ty Thương mại Nghệ An năm 2003
3.1.1. Kết quả đạt được về công tác tiêu thụ Sản phẩm và tăng Doanh thu tiêu thụ Sản phẩm tại Công ty Thương mại Nghệ An năm 2003
Bảng: 8 Kết qủa đạt được về việc thực hiện các chỉ tiêu năm 2003
Chỉ tiêu
ĐVT
Kế hoạch năm 2003
Thực hiện năm 2003
I. Tổng Doanh thu
-Doanh thu hàng xuất khẩu
-Doanh thu hàng nhập khẩu
-Doanh thu sản xuất bán nội địa
-Doanh thu khách sạn, nhà hàng Dịch vụ
triệu
"
"""
230.500
52.500
168.000
5.500
2000
365.000
56.000
296.195
9.306
2.895
II. Xuất khẩu trực tiếp
-Mủ cao su
-Tinh bột sắn
-Gạo
Tấn
"
"
1000
10.000
1.240
15.294
1000
III. Nhập khẩu trực tiếp
-Xe máy Dylan 125, 150
-Xe máy Flame 125
-Xe máy Cygnus
chiếc
"
"
"
900
1.224
1.300
100
IV. Mặt hàng sản xuất
-Hanmun II
-Hanmunspeed
chiếc
"
"
450
485
Nguồn số liệu: Báo cáo kết quả Kinh doanh năm 2003
Nhìn vào bảng kết quả thực hiện chỉ tiêu năm 2003 của Công ty có thể thấy Công ty dã hoàn thành và vượt chỉ tiêu về Doanh thu tiêu thụ Sản phẩm, điều đó được thể hiện mưc Doanh thu tăng từ 230.500 triệu đồng lên 365.000 triệu đồng so với kế hoạch với tỷ lệ tăng tương ứng là 58%
3.1.2. Những mặt còn hạn chế đến quá trình tiêu thụ Sản phẩm của Công ty Thương mại Nghệ An.
- Đội ngụ nhân bán hàng của Công ty chưa được đào tạo một cách có hệ thống nên nghệ thuật bán hàng của họ chưa được chú ý.
- Phương châm Kinh doanh của Công ty chưa thật sự chú ý tới lợi ích của người tiêu dùng.
- Công ty với việc nghiên cứu thị trường chưa thật sự tốt nên chưa đát giá đúng tình hình của thị trường trong và ngoài nước.
- Công ty chưa thiết lập được mạng lưới các cửa hàng giới thiệu Sản phẩm trên diện rộng
- Chưa thay đổi kết cấu mặt hàng tiêu thụ một cách hợp lý.
Vì vậy việc Công ty tìm ra các biện pháp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả trong công tác tiêu thụ Sản phẩm nhằm hạn chế những mặt hạn chế trên. Là một sinh viên thực tập với thời gian 2 tháng, tôi thấy nên thực hiện cácgiải pháp sau nhằm đẩy mạnh công tác tiêu thụ Sản phẩm , tăng Doanh thu tiêu thụ Sản phẩm để đạt được mục tiêu là nâng cao lợi nhuận mà Công ty đã đặt ra.
Vì thời gian và kiến thức có hạn nên tối chỉ có thể liệt kê một số giải pháp chủ yếu mà tôi thấy phù hợp với tình hình thực tế của Công ty Thương mại Nghệ an .
3.2. Những giải pháp tài chính chủ yếu mà Công ty Thương mại Nghệ an nên áp dụng nhằm đẩy mạnh số lượng Sản phẩm tiêu thụ và tăng Doanh thu tiêu thị Sản phẩm.
3.2.1 Công ty nên tăng cường công tác điều tra nghiên cứu thị trường, xây dựng chiến lược Marketing tiết kiệm, hiệu quả và hướng tới lợi ích của người tiêu dùng.
3.2.1.1. Tăng cường công tác điều tra nghiên cứu thị trường.
*) Đánh giá tình hình về thị trường
Đánh giá đúng đắn tình hình thị trường mà Sản phẩm, Hàng hoá của Công ty đang hướng vào là cơ sở quan trọng đảm bảo cho việc chiếm lĩnh thị trường. Vì mặt hàng Kinh doanh chủ yếu của Công ty là thu mua nông sản xuất khẩu và nhập khẩu các loại linh kiện phụ tùng xe gắn máy và lắp ráp bán ra trong nước. nên ta chưa hình thành được thị trường trong nước và nươc ngoài.
- Vì thị trường trong nước chủ yếu là Công ty lắp ráp xe gắn máy của Công ty có đang phát triển hay không ? Các Công ty lớn có chiếm lĩnh được thị trường hay không ? Để Công ty có được chiến lược Kinh doanh một cách hiệu quả , đề ra hpương án Kinh doanh hợp lý và Kinh doanh nhữngc mặt hàng trọng điểm.
- Với thị truờng nươc ngoài: Chủ yếu Công ty thu mua nông sản để xuât khẩu ra thị trường nước ngoài, cho nên trước khi xuất khẩu vào thị trường nước nào thì Công ty phải xem xét nghiên cưú tiềm năng của thi trường đó. Xem thị trường nước đó nhu cầu về laọi Sản phẩm như thế nào ? Có những Công ty nào đã cung ứng loại Sản phẩm đó ?
*) Đánh giá về khả năng Sản phẩm:
Việc đánh giá khả năng về Sản phẩm, phân tích đúng đắn bối cảnh thị trường để "nhảy vào và rút ra" khỏi thị trường đúng lúc là bí quyết giúp Công ty thành công trong Kinh doanh và đúng vững trong Kinh doanh. Cho nên việc đánh giá khả năng về Sản phẩm để giữ vững những Sản phẩm , Hàng hoá ,chất lượng cao nhằm giữ vững uy tín của Công ty trên thị trường.
- Về Sản phẩm xuất khẩu mặt hàng chủ yếu của Công ty là hàng nông sản nên Công ty cần chú ý tới chất lượng Sản phẩm xuất khẩu và mẫu mã đóng gói Sản phẩm xuất khẩu.
+ Chú ý tói chất lượng mặt hàng xuất khẩu : phải kiểm tra chất lượng Sản phẩm nông sản xuất khẩu trước khi xuất hàng
+ Về đóng gói Sản phẩm hàng nông sản: việc đóng gói hàng nông sản một Sản phẩm hàng nông sản một mặt nhằm bảo vệ Sản phẩm đảm bảo trong bốc xếp và vận chuyển mặt khác nhằm thông báo cho khách hàng về thành phần của Sản phẩm và qua đó nhằm kích thích khách hàng mua hàng.
- Về Sản phẩm nhập khẩu bán trong nước Công ty nên chú ý tới kiểu dáng của Sản phẩm, chất lượng Sản phẩm và tiêu chuẩn hoá Sản phẩm
+ Về kiểu dáng Sản phẩm: Thị trường xe gắn máy đặc biệt thị trường ở thành thị người tiêu dùng thường rất chú ý tới chú ý tới kiểu dáng cho nên Công ty nên chọn những loại xe có kiểu dáng, mẫu mã để phù hợp với thị trường tiêu thị là thành thị.
+ Về chất lượng Sản phẩm: Thi trường xe gắn máy cũng phụ thuộc váo tính chất và đặc điểm của từng khu vực. ở khu vực thành thị nơi mà đa số dân cư có thu nhập cao và khu vực nông thôn đa số dân cư có thu nhập thấp thì Công ty nên đưa ra những loại xe có chất lượng phù hợp với những mức thu nhập đó.
+ Về tiêu chuẩn hoá Sản phẩm: Cần thiết lập một hệ thống quy cách thống nhấtcho những Sản phẩm có mối liên hệ mật thiết với kế hoạch kiểm tra chất lượng.
3.2.1.2. Công ty nên xây dựng chiến lược Marketing tiết kiệm và hiệu quả
*) Quảng cáo và giới thiệu Sản phẩm:
- Đối với Thi trường trong nước: Công ty nên mở chiến dịch quảng cáo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng như: Báo chí, đài phát thanh, truyền hình... và xây dựng hàng loạt những loại băng rôn quảng cáo , biển quảng cáo để nhằm giới thiệu các loại xe gắn máy ngoài ra Công ty cần phải tha,m gia các hội chợ triển lãm để giới thiệu Sản phẩm tới tay người tiêu dung.
- Đối với thị trường nươc ngoài: Công ty nên quảng cáo trên bao bì Sản phẩm hàng nông sản và tham gia tích các các hội chỡ triển lãm trong và ngoài nước như hội chợ hàng nông nghiệp Việt Nam và các nước... Qua đó Công ty có thể thực hiện được nhiều mục đích như: Quảng cáo giới thiệu Sản phẩm nắm bắt thông tin từ người tiêu dưng, chào hàng với khách hàng. Ngoài ra Công ty có thể Quảng cáo trên ITERNET , lập trang Wedside
*)Công ty nên chú ý đến việc bán hàng và Nghệ thuật bán hàng:
Việc bán hàng chủ yếu của Công ty là việc bán xe gắn máy và cung cấp các Dịch vụ như: Dịch vụ taxi, dịch vụ nhà hàng khách sạn thì việc Công ty chú ý tới Nghệ thuật bán hàng là việc cần làm. Có người nói nghệ thuật bán hàng là là tài sản vô hình của Doanh nghiệp , Vậy nghệ thuật bán hàng là gì ? Nghệ thuật bán hàng là phong cách ứng xử, và thái độ phục vụ khách hàng của nhân viên bán hàng... Vì vậy mà Công ty nên tổ chức tốt công tác đầo tạo ,bồi dưỡng lại đội ngũ nhân viên bán hàng một cách bài bản ,nhằm để nâng cao trình độ nghiệp vụ của nhân viên bán hàng.
*) Phân đoạn và lựa chọn Thi trường:
-Phân đoạn thị trường: công ty nên phân đoạn thị trường theo tiêu thức khu vực và mức thu nhập của dân cư. Bởi vì khu vực và thu nhập có quan hệ qua lại với nhau:
+ở địa bàn thành phố : cơ sở hạ tầng và giao thông tốt , mức thu nhập của dân lại khá cao Công ty nên phân là Thi trường loại một.
+ở địa bàn nông thôn: cơ sở hạ tầng giao thông kém mức thu nhập của dân cư ở mức thấp, Công ty nên phân là Thi trường laọi hai.
-Lựa chọn Thi trường thích hợp: Đối với khu vực thành phố Công ty nên Kinh doanh những mặt hàngcó chất lượng cao như: Xây những khách sạn hạng sang, bán nhưng loại xe với những kiểu dáng và mẫu mã hợp thời trang và định giá ở mức cao. Còn ở địa bàn nông thôn Công ty nên Kinh doanh các mặt hàng có giá cả phù hợp với túi tiền của người tiêu dùng có chất lượng tốt phù hợp với địa bàn khu vực nông thôn.
3.2.1.3 Công ty nên gắn liền việc bán hàng và hướng tới lợi ích người tiêu dùng:
Trong Kinh doanh thì phương châm " khách hàng luôn luôn đúng" ; "Khách hàng là thượng đế" luôn phù hợp và đúng đắn trong nền Kinh tế Thi trường. Vì khách hàng tiêu dùng và thừa nhận giá trị sử dụng của Sản phẩm , Hàng hoá và Dịch vụ.
Là thị trường nước ngoài phải tìm hiểu các nhu cầu bức thiết của người tiêu dùng trước các mặt hàng nông sảnvà cần nghiên cứu xem, những mặt hàng này đem tới lợi ích gì cho họ.
Đối với thị trường trong nước nhất là vào thời điểm hiện nay khi đời sông của đại đa số đời sống của dân cư ngày càng được nâng cao nhu cầu về phương tiện đi lại càng đòi hỏi chất lượng tôt, kiểu dáng đẹp. Bên cạnh đó nhu cầu về đời sống tinh thần mặt tinh thần ngày càng được họ quan tâm. vì lý do đó đòi hỏi Công ty nên cứu các nhu cầu đó để đáp ứng một cách tốt nhất và đảm bảo lợi ích của người tiêu dùng.
3.2.2 Công ty nên thực hiện chính sách giá cả hợp lý
Như phần trên đã nói Công ty nên thực hiện việc phân đoạn Thi trường và lựa chọn Thi trường để Kinh doanh cho hợp lý. Từ các đoạn Thi trường được chọn mà định giá ở các mức khác nhau để phù hợp với mức thu nhập của ngươi tiêu dùng trong đoạn Thi trường đã phân đoạn.
3.2.2.1. Việc định giá ở địa bàn là thành phố, huyện thi : ở địa bàn này với đa số dân cư có mức thu nhập cao nhu cầu đòi hỏi nhứng Sản phẩm, Hàng hoá và Dịch vụ có chất lượng tốt, kiểu dáng mẫu mã đẹp, sự phục vụ tận tình... Trong trường hợp này Công ty nên định giá ở mức cao hơn so với địa bàn ở nông thôn, miền núi.
3.2.2.2. Việc định giá ở địa bàn nông thôn miền núi:
Trên địa bàn này đời sống của dân cư còn thấp do vậy Công ty cần phải chú ý điều chỉnh mức giá sao cho phù hợp với mức thu nhập của người tiêu dung , mặt khác họ lại là khách hàng dễ tính về kiểu dáng mẫu mã Sản phẩm. tuy nhiên Công ty cân phải quan tâm tới chất lượng tốt phù hợp với địa bàn. Còn kiểu dáng mẫu mã bề ngoài của Sản phẩm , Hàng hoá chỉ là mặt thứ yếu.
3.2.3. Công ty cần thiết lập mạng lưới các đại lý, cửa hàng giới thiệu Sản phẩm trên diện rộng
Thị trường chủ yếu của Công ty là trong tỉnh Nghệ An và các tỉnh miền trung. Nhưng hiện nay Công ty chỉ có các cửa hàng bán xe gắn may, nhà hàng khách sạn ở thành phố Vinh và một số huyện phụ cận mặt khác các cửa hàng giới thiệu Sản phẩm đồng thời cũng là bộ mặt của Công ty , đại diện cho Công ty tại các thị trường mà Công ty đặt địa điểm.
Vì những lý do như vậy Công ty cần thiết lập các đại lý, cữa hàng ở các tỉnh miền trung, trong tỉnh nên xay dựng thêm các kiốt bàn hàng trên toàn tỉnh để đưa Hàng hoá đến giới thiêu tận tay người tiêu dùng
3.2.4. Công ty nên đa dạng hoá các hình thức thanh toán
Trong bối cảnh hiện nay việc các Doanh nghiệp cạnh tranh nhau dưới nhiều hìh thức là điều hiển nhiên. Công ty đưa ra hình thức thanh toán như thế nào cũng có thể là một lợi thế cạnh tranh. Nếu như hình thức thanh toán hợp lý sẽ đẩy mạnh được số lượng hàng hóa bán ra tăng mức doanh thu tiêu thụ.
3.2.4.1. Đối với việc thu mua nông sản: Khi mua với khối lượng lớn Công ty có thể lựa chọn hình thức thanh toán hàng đổi hàng, Công ty đem xe gắn máy đổi lấy hàng nồng sản. Khi mua với khối lượng nhỏ Công ty nên thanh toán bằng tiền mặt.
3.2.4.2. Đối với các mặt hàng bán trong nước: Công ty có thể áp dụng nhiều hình thức thanh toán đối với dân cư ở khu vực thành thị thì công ty có thể bán và thu tiền ngay.Nhưng đối với dân cư ở khu vực nông thôn thì phần đa có mức thu nhập thấp và thu nhập theo thời vụ Công ty nên áp dụng hình thức bán trả góp, bán chịu cho đến mùa vụ thanh toán
3.2.5. Thay đổi kết cấu mặt hàng tiêu thụ một cách hợp lý.
Ta biết rằng kết cấu mặt hàng tiêu thụ cũng ảnh hưởng đến mức doanh thu vì vậy Công ty phải nghiên cứu được nhu cầu thị trường và mức giá bán khac nhau của các loại hàng hóa dịch vụ. Điều này giúp công ty biết được laọi hàng hóa dịch vụ nào được người tiêu dùng ưa chuọng và có mức giá bán phù hợp để đưa ra kết cấu về chủng loịa hàng hóa thích hợp.
3.2.5.1. Đối với các loại hàng nông sản xuất khẩu:
Công ty nên cử cán bộ sang nghiên cứ thị trường các nước mà Công ty có mặt hàng xuất khẩu tại nước đó. Nếu như tại các nước đó mặt hàng nào được ưa chuộng với giá cả chấp nhận được thì Công ty nên tăng cường thu mua trong nước về mặt hàng đó nhiều hơn. Còn ngược lại tại các nước đó nhu cầu về mặt hàng nào đó giảm sút giá cả thấp, thì công ty nên hạn chế thu mua mặt hàng này ở trong nước.
3.2.5.2 Đối với mặt hàng nhập khẩu và mặt hàng sản xuất bán trong nước Công ty cũng phải nghiên cứu kỹ thị trường trước khi nhập khẩu hay sản xuất mặt hàng đó nên tăng nhập khẩu và sản xuất chủng loại xe gắn máy đang thịnh hành trên thị trường với mức giá bán hợp lý., kiểu dáng mẫu mã đẹp hợp thời trang. Nên giảm tỷ trọng nhập khẩu và sản xuất chủng loại xe gắn máy tỏ ra không hợp thời hợp mốt nữa.
3.2.6. Kết hợp các giải pháp nhamừ đảy mạnh khối lượng hàng hóa tiêu thụ và lập kế hoạch doanh thu tiêu thụ một cách phù hợp
3.2.6.1 Đẩy mạnh số lượng hàng hóa tiêu thụ
Số lượng hàng hóa tiêu thụ luôn tỷ lệ thuận với doanh thu tiêu thụ sản phẩm, khối lượng hàng hóa tiêu thụ càng nhiều thì doanh thu càng lớn. Khối lượng hàng hóa tiêu thụ còn phụ thuộc vào tình hình tổ chức công tác tiêu thụ sản phẩm, việc ký kết hợp đồng tiêu thụ đối với khách hàng, việc giao hàng vận chuyển và thanh toán tiền hang.
Vì vậy muốn tăng khả năng về doanh thu Công ty nên đẩy mạnh khối lượng hàng hóa tiêu thụ. Muốn thế thì Công ty phải tổ chức tốt công tác tiêu thụ, tham gia ký kết nhiều hợp đồng tiêu thụ hàng hóa đối với khách hàng, thực hiện tốt công tác giao hàng, có giá cả và hình thức thanh toán hợp lý. Hàng hóa có chất lượng đảm bảo. Mới đáp ứng được yêu cầu tăng khả năng về doanh thu của Công ty.
3.2.6.2 Lập kế hoạch doanh thu tiêu thụ hàng hóa một cách hợp lý.
Hàng năm, Công ty đều phải lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm, trên cơ sở đó xác định số doanh thu về tiêu thụ sản phẩm hàng hóa dịch vụ trong năm. Doanh thu tiêu thụ sản phẩm hàng hóa dịch vụ là một chỉ tiêu tài chính quan trọng nó cho biết khả năng về quá trình tái sản xuất kinh doanh, quay vòng vốn. Kế hoạch này lập có chính xác hay không, có ảnh hưởng tới chỉ tiêu doanh thu, kế hoạch lợi nhuận và các kế hoạch khác của Công ty. Chính vì vậy cần phải quan tâm và không ngừng cải tiến việc lập chỉ tiêu kế hoạch này. Ngày nay, căn cứ phổ biến để lập kế hoạch doanh thu bán hàng là dựa vào các đơn đặt hàng và các hợp đồng kinh tế đã được ký kết.
Vì vậy việc lập kế hoạch về doanh thu tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ là cần thiết. Nó giúp Công ty có kế hoạch để nhằm thực hiện các chỉ tiêu mà kế hoạch đã đặt ra.
Nói tóm lại các giải pháp nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, tăng doanh thu tiêu thụ sản phẩm hàng hóa và dịch vụ trong bối cảnh của nền kinh tế hiện nay thì rất nhiều, nhưng mỗi Công ty có mỗi lọai hình kinh doanh riêng biệt nên có thể lựa chọn cho mình những giải pháp phù hợp nhất. Là loại hình Doanh nghiệp Thương mại, Công ty Thương mại Nghệ An nên áp dựng những giải pháp nêu trên.
3.3. Định hướng phát triển của Công ty trong thời gian tới.
Như đã nêu trên, năm 2003 Công ty đã thực hiện được kế hoạch về chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận. Mặc dù vậy Công ty phải có gắng cải thiện tình hình khó khăn để đưa ra định hướng phát triển của Công ty trong thời gian tới
Và định hướng của Công ty đã đưa ra như sau:
*) Mở rộng địa bản kinh doanh toàn khu vực miền trung và một số tỉnh lân cận để nhằm mở rộng thị trường.
*) Đa dạng hóa hình thức kinh doanh đẩy mạnh xuất khẩu và kinh doanh khách sạn du lịch
*) Cố gắng đạt mức doanh thu trên 400 tỷ đồng.
*) Giải quyết công ăn việc làm cho hơn 300 công nhân.
Để làm được điều nay, Công ty cần phải biết phát huy những thành tích đã đạt được, khắc phục dần những hạn chế cố hữu và hạn chế mới phát sinh trong quá trình kinh doanh. Nhất là trong công tác tiêu thụ sản phẩm hàng hóa và dịch vụ./.
KẾT LUẬN
Doanh nghiệp Kinh doanh vì mục tiêu lợi nhuận, để đạt được mục tiêu đó Doanh nghiệp có thể bằng cánh giảm mức chi phí, hạ gia thành sản phẩm hay bằng cách đẩy mạnh qua trình bán hàng, tăng Khối lượng sản phẩm hàng hóa bán ra nhằm tăng doanh thu tiêu thu của Doanh nghiệp...Làm được những điều này Doanh nghiệp sẽ nâng được mức lợi nhuận lên một mức cao, để đạt được mục tiêu Kinh doanh như mong muốn.
Trong bôi cảnh của thi trường hiện nay, việc tăng Doanh thu bằng cách tăng gia bán tỏ ra không hợp thời nữa vì trong nền kinh tế thị truờng ngoài mặt hàng của Doanh nghiệp còn có mặt hàng của các đối thủ cạnh tranh với mức giá như nhau. Vì vậy việc tăng doanh thu lại trở về với việc tăng doanh số hàng hóa bán ra. Cho nên công tác tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ là công tác được xếp lên hàng đầu.
Cho nên, làm thế nào để đảy mạnh được công tác tiêu trhụ sản phẩm, tăng doanh thu tiêu thụ sản phẩm ? để trả lời câu hỏi này thì việc tìm ra các giải pháp nhằm đảy mạnh qú trình tiêu thụ sản phẩm, tăng doanh thu tiêu thụ sản phẩm hàng hóa và dịch vụ sẽ trả lời cho câu hỏi đó.
Với việc vận dụng những kiến thức đã học ở trường, và thời gian thực tập thực tế tại Công ty Thương mại Nghệ An, tôi đã viết xong cuón chuyên đề với đề tài: “Các giải pháp Tài chính chủ yếu để đẩy mạnh công tác tiêu thụ và tăng Doanh thu tại Công Ty Thương mậi Nghệ An" .
Vì thời gian và kiến thức có hạn nên chuyên đề còn nhiều sai sót, rât mong được sự góp ý của các thây , cô giáo. Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, các cô trong bộ môn. Đặc biệt là thầy giáo Khoa, cung các Cô chu trong Công ty Thương mại Nghệ An đã giúp tôi hoàn thành cuốn chuyên đề này./.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Giáo trình Quản Trị Tài Chính Doanh nghiệp - Nhà xuất bản Tài chính năm 2001.
- Giáo Trình Kế tóan Tài chính-Nhà xuất bản Tài chính năm 2003.
- Giáo trình Phân tích hoat động Kinh tế-nhà xuất bản Tài chính năm 2001.
- Giáo trình Kế toán quản trị-nhà xuất bảnTài chính năm 2001.
- Báo cáo kết quả Kinh doanh -Phòng kế toán -tài chính Công ty thương mại Nghệ an.
- Báo cao tổng hợp kim ngạch xuất nhập khẩu-Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu, Công ty thương mại Nghệ an
- Báo cáo tổng hợp Thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch, phòng kinh doanh xuất nhập khẩu
Và các tại liệu khác
NHẬN XÉT CỦA NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
Họ và tên người hướng dẫn khoa học:
Nhận xét chuyên đề tốt nghiệp.
Sinh viên : Dương Đình Tuyên
Lớp : 11.07 Khoá 37
Tên đề tài: Các Giải pháp Tài chính chủ yếu để đẩy mạnh công tác tiêu thụ và tăng doanh thu tiêu thụ tại Công Ty Thương mại Nghệ An.
....................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................................
Điểm: - Bằng số: Người nhận xét
- Bằng chữ: (Ký và ghi rõ họ tên)
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN CHẤM
Họ và tên giáo viên chấm:
Nhận xét chuyên đề tốt nghiệp.
Sinh viên : Dương Đình Tuyên
Lớp : 11.07 Khoá 37
Tên đề tài: Các Giải pháp Tài chính chủ yếu để đẩy mạnh công tác tiêu thụ và tăng doanh thu tiêu thụ tại Công Ty Thương mại Nghệ An.
....................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................................
Điểm: - Bằng số: Người nhận xét
- Bằng chữ: (Ký và ghi rõ họ tên)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Các giảipháp Tài chính chủ yếu để đẩy mạnh công tác tiêu thụ và tăng Doanh thu tại Công Ty Thương mại Nghệ An.docx