Đề tài Các giải pháp thu hút FDI ở tỉnh Hải Dương

Phần mở đầu 1. Mục tiêu của đề tài Trong nhiều năm qua, với những chính sách, biện pháp sáng tạo, linh hoạt, tỉnh Hải Dương đã đạt được những thành tựu quan trọng trong thu hút FDI. Hải Dương luôn là một trong những tỉnh thu hút được nhiều đầu tư trực tiếp nước ngoài về số lượng dự án, vốn đầu tư đăng ký và vốn đầu tư thực hiện. Các doanh nghiệp FDI ở Tỉnh Hải Dương đã có những đóng góp đáng kể vào tăng trưởng phát triển kinh tế của Tỉnh, tạo việc làm cho người lao động và có tác động đáng kể tới phát triển khu vực kinh tế địa phương. Tuy vậy, thu hút và duy trì sự tăng trưởng của các doanh nghiệp FDI của Tỉnh Hải Dương còn thiếu bền vững. Cơ cấu các doanh nghiệp FDI còn chưa hợp lý: thiếu các dự án đầu tư lớn, công nghệ cao; tỷ trọng các dự án đầu tư từ các nước phát triển như Hoa Kỳ, Nhật Bản và Châu Âu còn thấp, tác động của khu vực đầu tư nước ngoài đối với khu vực kinh tế địa phương còn hạn chế. Các hoạt động xúc tiến đầu tư, chăm sóc hoạt động của các doanh nghiệp FDI cũng bộc lộ những tồn tại, vướng mắc cần xem xét giải quyết. Để tiếp tục phát huy vai trò của FDI trong việc thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế xã hội theo chủ trương của tỉnh, việc nghiên cứu đánh giá nhằm đưa ra những biện pháp cụ thể trong thu hút FDI giai đoạn 2007-2010 là hết sức cần thiết. Luận văn này tập trung vào phân tích đánh giá thực trạng thu hút FDI ở tỉnh Hải Dương xây dựng quan điểm và đề xuất các giải pháp nhằm tiếp tục thu hút FDI ở tỉnh Đồng Nai trong giai đoạn 2007-2010 và tầm nhìn đến năm 2020. Các mục tiêu cụ thể của luận văn này là: a) Làm rõ vai trò của FDI đối với sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Hải Dương giai đoạn 2001 - 2006. b) Nghiên cứu, đánh giá thực trạng thu hút FDI của tỉnh Hải Dương giai đoạn 2001-2006. c) Đề xuất các quan điểm, kiến nghị những giải pháp nhằm tăng cường thu hút FDI vào Hải Dương trong giai đoạn 2007-2010 và tầm nhìn đến năm 2020. 2. Phạm vi nghiên cứu: - Nghiên cứu, đánh giá thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Hải Dương giai đoạn 2001-2006. - Nghiên cứu, đánh giá các chủ trương, chính sách, biện pháp của Tỉnh trong thu hút FDI. - Các kiến nghị, giải pháp tập trung giai đoạn 2007-2010 và tầm nhìn đến năm 2020. 3. Hướng tiếp cận, phương pháp nghiên cứu Trên cơ sở xem xét, phân tích các mối quan hệ như: (i) Vai trò, chính sách, biện pháp của chính quyền địa phương trong thu hút FDI; (ii) Vai trò của FDI đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động của tỉnh, đề tài này đi vào nghiên cứu, đánh giá, đề xuất các giải pháp thu hút FDI ở Tỉnh Hải Dương giai đoạn tiếp theo. Thực hiện luận văn này, tác giả đã áp dụng các phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp nghiên cứu tại bàn (desk study). - Phương pháp nghiên cứu hiện trường (field study). Trong đó các phương pháp cụ thể như: quan sát, phỏng vấn. Tác giả luận văn này đã tiến hành phỏng vấn 15 người bao gồm một số giám đốc doanh nghiệp FDI, cán bộ quản lý của tỉnh Hải Dương và một số chuyên gia trong nước và quốc tế về thu hút FDI (danh sác và câu hỏi ở phần phụ lục). Một số phương pháp khác cũng được sử dụng trong nghiên cứu như phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp nghiên cứu so sánh vv. 4. Nguồn dữ liệu. Luận văn sử dụng nguồn dữ liệu thứ cấp và sơ cấp. - Nguồn dữ liệu thứ cấp gồm: + Các báo cáo của Uỷ ban nhân dân tỉnh, các ngành của tỉnh Hải Dương về tình hình thu hút FDI tại địa phương. + Số liệu điều tra, đánh giá của Dự án Nâng cao năng lực cạnh tranh Việt Nam (VNCI) của Phòng Thương Mại và Công nghiệp Việt nam, chủ yếu phần đánh giá năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI). + Ngoài ra luận văn còn sử dụng các số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. - Nguồn thông tin sơ cấp bao gồm các thông tin liên quan đến FDI thu được qua phỏng vấn và quan sát của tác giả trong thời gian từ tháng 6/2006 đến tháng 7/2007. 5. Kết cấu của luận văn. Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, kết cấu luận văn gồm 3 chương, cụ thể như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của thu hút FDI. Chương 2: Thực trạng nghiên cứu, đánh giá thu hút FDI vào tỉnh Hải Dương giai đoạn 2001-2006. Chương 3: Những giải pháp nhằm tăng cường thu hút FDI vào Hải Dương giai đoạn 2007 -2010. MỤC LỤC Lời cảm ơn. Tóm tắt Mục lục Danh mục bảng. Danh mục biểu đồ. Chú thích các thuật ngữ Phần mở đầu. 4 Chương I. Cơ sở lý luận và thực tiễn của thu hút FDI vào địa phương.7 I.1 FDI và thu hút FDI.7 I.1.1 FDI và vai trò của FDI.7 I.1.2 Thu hút FDI.8 I.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút FDI.10 I.2 Vai trò chính quyền địa phương trong việc thu hút FDI.13 I.3 Một số mô hình lý thuyết sử dụng trong nghiên cứu.16 I.3.1 Mô hình SWOT. 16 I.3.2 Hệ thống chỉ số đánh giá hấp dẫn của thị trường.17 I.3.3 Marketing Mix.19 I.4 Kinh nghiệm trong nước và quốc tế trong thu hút FDI19 I.4.1 Kinh nghiệm quốc tế.19 I.4.1 Kinh nghiệm trong nước.30 Chương II Nghiên cứu thực trạng thu hút FDI ở tỉnh Hải Dương giai đoạn 2001-2006.35 II.1 Những lợi thế so sánh của Hải Dương trong thu hút FDI.35 II.1.1Khái quát về tình hình kinh tế xã hội của tỉnh Hải Dương.35 II.1.2 Những lợi thế so sánh của Hải Dương trong thu hút FDI.41 II.2 Thực trạng FDI ở Hải Dương giai đoạn 2001-2006.46 II.2.1 Thực trạng FDI ở Hải Dương.46 II.2.2 Đóng góp khu vực FDI đến sự phát triển kinh tế xã hội của Hải Dương.51 II.3 Nghiên cứu đánh giá về thu hút FDI ở Hải Dương.54 II.3.1 Sự hấp dẫn của Hải Dương trong thu hút FDI.54 II.3.2 Các chính sách, biện pháp của tỉnh trong thu hút FDI.58 II.3.3 Tổ chức thực hiện thu hút FDI.63 II.4 Đánh giá chung về FDI và thu hút FDI ở Hải Dương. 65 II.4.1 Những thành quả. 65 II.4.2 Những hạn chế và nguyên nhân.65 Chương III. Một số kiến nghị, giải pháp. 68 III.1 Khái quát sự vận động FDI trên thế giới và vào Việt nam.68 III.2 Bối cảnh chung về thu hút FDI ở Hải Dương giai đoạn 2006- 2010.75 III.3 Quan điểm thu hút FDI vào Hải Dương. 77 III.4. Một số giải pháp 56 Kết luận. 78 Tài liệu tham khảo. 92 Phụ lục. 92

docx93 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3614 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Các giải pháp thu hút FDI ở tỉnh Hải Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ư dưới nhiều hình thức. Hoạt động xúc tiến đầu tư luôn được chính quyền tỉnh quan tâm chỉ đạo đã góp phần quan trọng trong thu hút đầu tư nước ngoài vào Hải Dương trong những năm qua. Hầu hết đều tham gia triển lãm giới thiệu cơ hội đầu tư tại các nước do Cục đầu tư tổ chức. Bên cạnh đó không ngừng quảng bá hình ảnh, những lợi thế của Hải Dương trên các phương tiện thông tin, báo chí trong nước. Tuy nhiên việc xúc tiến, vận động đầu tư không được thường xuyên mà phụ thuộc vào chương trình xúc tiến của Bộ Kế hoạch Đầu tư. Việc tổ chức thực hiện chưa được chuyên nghiệp và chưa hiệu quả. II.3.1.7 Thực hiện đối thoại với doanh nghiệp FDI. Với khẩu hiệu luôn đồng hành cùng doanh nghiệp chính quyền tỉnh Hải Dương hàng năm đều tổ chức đối thoại với toàn thể các doanh nghiệp vào dịp cuối năm để có những thông tin phản hồi, từ đó nhằm cải cách, sửa đổi những thủ tục gây phiền hà cho doanh nghiệp hoặc tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. II.3.3 Tổ chức thực hiện thu hút FDI. Hoạt động xúc tiến đầu tư luôn được lãnh đạo chính quyền tỉnh Hải Dương quan tâm. Hiện nay chính quyền tỉnh mới tổ chức xúc tiến đầu tư dưới các hình thức như: - Qua trang Wed của tỉnh: Trang Wed của tỉnh Hải Dương được thiết kế tương đối khoa học, cung cấp đầy đủ các thông tin chung về tình hình kinh tế xã hội của tỉnh, tình hình phát triển kinh tế nói chung. Trên đó tỉnh còn tổ chức một trang riêng quảng bá môi trường đầu tư Hải Dương thể hiện sự hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nói chung và FDI nói riêng. Tuy nhiên nội dung trang Wed mới chỉ cung cấp được thông tin chung chứ chưa cung cấp được cụ thể về việc thực thi chính sách pháp luật hay trình tự thủ tục khi thực hiện đầu tư. Một hạn chế là thông tin không được cập nhật thường xuyên, còn xa với thực tế. Vì vậy chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu thông tin của các nhà đầu tư và các nhà đầu tư không thể hiểu rõ hết được mọi sự ưu ái, hỗ trợ của chính quyền tỉnh cũng như những thuận lợi khi thực hiện đầu tư tại địa phương. Một điều cần phải xem xét là có rất ít các nhà đầu tư truy cập để lấy thông tin do họ không biết gì về trang Wed này. Kết quả khảo sát cho thấy chỉ có một ít các dự án FDI biết đến Hải Dương thông qua kênh này, một số FDI hiện đang hoạt động tại Hải Dương cũng không thường xuyên truy cập. - Tham gia các triển lãm do Cục đầu tư- Bộ kế hoạch Đầu tư, Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam tổ chức trong và ngoài nước. Đây là một hoạt động xúc tiến đầu tư tương đối hiệu quả đối với Hải Dương. Bởi khi Bộ Kế hoạch và Đầu tư kết hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp tổ chức quảng bá thường có trọng tâm trọng điểm, cách thức tổ chức tốt đã thu hút được sự quan tâm của các nhà đầu tư đến Việt Nam. Với hình thức này có lợi thế là chính quyền có thể trực tiếp trả lời các thắc mắc của nhà đầu tư. Bên cạnh đó còn tiếp xúc, thiết lập được mối liên hệ với các Hiệp hội ngành nghề, văn phòng tư vấn đầu tư các nước. Kết quả của hoạt động đã thu hút được số lượng lớn FDI của một số nước có nền kinh tế phát triển như Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản. Theo như kết quả khảo sát cho thấy có đến 70% số lượng các dự án FDI tại Hải Dương hiện nay đều biết qua kênh này. - Lãnh đạo tỉnh trực tiếp gặp gỡ giới thiệu các tập đoàn kinh tế lớn nước ngoài khi có cơ hội. Hoạt động này thường diễn ra khi lãnh đạo tỉnh đi cùng với Thủ tướng hoặc các lãnh đạo Trung ương khác trong chương trình quảng bá hình ảnh của đất nước Việt Nam, giới thiệu môi trường đầu tư Việt Nam nói chung. Nội dung chương trình này thường có các cuộc gặp gỡ, giao lưu với các tổ chức kinh tế, các tập đoàn kinh tế lớn trên thế giới, trả lời các câu hỏi làm rõ những băn khoăn của các nhà đầu tư trên thế giới có ý tưởng đầu tư vào Việt Nam. - Quảng bá hình ảnh trên các thông tin đại chúng trong nước và quốc tế. Việc thực hiện xúc tiến đầu tư tại các triển lãm chủ yếu do UBND tỉnh thực hiện. Khi đó UBND tỉnh thành lập một Ban xúc tiến đầu tư gồm các cán bộ lấy từ các Sở ban ngành của tỉnh để thực hiện nhiệm vụ quảng bá, giới thiệu về môi trường đầu tư Hải Dương. Ban xúc tiến đầu tư tự giải thể khi chương trình xúc tiến đầu tư chấm dứt. Hiện nay việc tổ chức quảng bá, giới thiệu hình ảnh nhằm tạo sự hấp dẫn thu hút FDI của Hải Dương chưa được tổ chức thường xuyên, chuyên nghiệp. Nguyên nhân chính ở đây là chưa có có quan chuyên trách nào có nhiệm vụ xúc tiến đầu tư. Một nguyên nhân khác là do nguồn vốn để tổ chức hoạt động đầu tư còn gặp nhiều khó khăn. II.4 Đánh giá chung về FDI và thu hút FDI ở Hải Dương II.4.1 Những thành quả Với sự năng động, sáng tạo trong thu hút FDI, Hải Dương đã đạt được những thành tựu quan trọng trong thu hút và duy trì sự phát triển trong thời gian qua. Những thành tựu đó là: Số lượng các dự án FDI tăng nhanh và ổn định cả về số lượng và vốn đầu tư; Các doanh nghiệp FDI đã đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh Hải Dương, đồng thời đã tạo được nhiều việc làm cho lao động trong tỉnh. II.4.2 Những hạn chế. 1) Về quản lý quy hoạch các khu công nghiệp và tạo mặt bằng cho dự án - Việc quy hoạch và xây dựng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp còn chậm, việc quy hoạch ngay từ đầu không dự báo chính xác nhu cầu dẫn đến nhiều dự án phải đầu tư ngoài KCN. Bên cạnh đó một số KCN cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được yêu cầu như chưa có các đường gom xung quanh KCN. Các dự án đầu tư vào các cụm công nghiệp địa phương gặp nhiều khó khăn như cơ sở hạ tầng dẫn tới một số dự án FDI đã đăng ký nhiều năm nhưng không thể đi vào hoạt động đuợc. Các cụm công nghiệp mới chỉ khai thác được quỹ đất ở mặt tiền, phía bên trong đất còn nhiều do không có đường vào thuận tiện lên tỷ lệ lấp đầy chưa cao. - Việc giải phóng mặt bằng còn chậm so với tiến độ dẫn đến nhiều doanh nghiệp đã có giấy phép đầu tư, được chấp thuận về mặt bằng được thuê để triển khai dự án nhiều năm nhưng chưa thể có mặt bằng để xây dựng. 2) Vấn đề thu hút và duy trì sự phát triển các doanh nghiệp FDI. Thứ nhất chưa có sự lựa chọn dự án đầu tư theo hướng có chọn lọc. Quá trình thu hút dầu tư thời gian qua mới chủ yếu nhằm thu hút về số lượng và lấp đầy diện tích đất cho thuê, đã đi đến nguy cơ đón nhận ngày càng nhiều các dự án vốn đầu tư thấp, hoặc các dự án chiếm đất lớn nhưng mục tiêu đầu tư chưa được khuyến khích. Thứ hai, vấn đề bảo vệ môi trường chưa được chú trọng dẫn tới nguy cơ ô nhiễm môi trường ngày càng lan rộng ra nhiều khu vực trong địa bàn tỉnh. Thứ ba, các dịch vụ phục vụ cho các doanh nghiệp FDI chưa tương xứng như: dịch vụ thuê nhà ở, ăn uống đi lại; dịch vụ tư vấn tài chính, khoa học công nghệ; các dich vụ vui chơi giải trí khác. Thứ tư, thiếu nguồn nhân lực đáp ứng cho các doanh nghiệp FDI. Hiện nay các doanh nghiệp FDI tại Hải Dương thu hút một lượng lớn lao động có chuyên môn và tay nghề. Tuy nhiên Hải Dương mới chỉ cung ứng được một phần nhu cầu về lao động có tay nghề còn về lao động có chuyên môn cao thì hầu như không cung cấp được. Thứ năm, việc tổ chức xúc tiến đầu tư chưa chuyên nghiệp dẫn tới hiệu quả đạt được chưa cao. 3) Hạn chế của chính quyền trong việc quản lý dự án sau khi đã chấp thuận và việc thực hiện cơ chế chính sách. - Chưa có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các sở, ngành của tỉnh và chính quyền các cấp tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư thực hiện các thủ tục hành chính được nhanh chóng. - Ở một vài nơi chưa thực sự nghiêm túc trong việc thực hiện các chủ trương chính sách thu hút đầu tư của tỉnh, thậm chí còn gây khó khăn cho các nhà đầu tư, nhất là trong công tác GPMB, làm cho các dự án chậm triển khai. - Việc thẩm định công nghệ của dự án còn dựa trên các tiêu thức, chỉ số đã lỗi thời dẫn đến một số dự án khi đi vào hoạt động đã có tác động tiêu cực như làm ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến các dự án khác. Tóm lại trong thời gian qua, với sự năng động của chính quyền tỉnh, các chính sách, cơ chế tương đối hợp lý Hải Dương bước đầu đã có những thành công nhất định trong việc thu hút các doanh nghiệp FDI vào đầu tư. Nhưng để tiếp tục thu hút và duy trì sự phát triển các doanh nghiệp FDI, chính quyền tỉnh phải có chiến lược dài hạn, có tầm nhìn, và phải có các giải pháp đồng bộ để Hải Dương là địa phương có sự hấp dẫn đối với các nhà đầu tư trong nước cũng như nước ngoài. Chương III. Một số kiến nghị, giải pháp III.1 Khái quát sự vận động FDI trên thế giới và vai trò của các công ty xuyên quốc gia trong việc thực hiện FDI. Từ đầu những năm 80 đến nay, nguồn vốn FDI chảy vào các nền kinh tế đang phát triển có xu hướng tăng mạnh, đặc biệt là sự bùng nổ đầu tư tại các nước ASEAN và Trung Quốc trong những năm gần đây. Các nước Đông á và Đông Nam á trở thành khu vực hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài do các điều kiện thuận lợi như: khả năng tiếp thu vốn và kỹ thuật mới; ổn định về kinh tế chính trị; khu vực Châu á - Thái Bình Dương đã trở thành trung tâm tăng trưởng của thế giới; đặc biệt là môi trường đầu tư ngày càng được cải thiện nhằm thu hút FDI. Đạt đến đỉnh điểm năm 2000, dòng FDI trên thế giới sụt giảm nhanh chóng vào những năm sau đó (2001 giảm 41%, năm 2002 giảm 13% và năm 2003 giảm 12%). Tính đến hết năm 2004, FDI có xu hướng phục hồi nhẹ với giá trị dòng FDI tăng khoảng 2% so với năm 2003. Sự phục hồi này chủ yếu do tăng dòng FDI vào các nước đang phát triển (Biểu đồ 1.1)1 TÝnh ®Õn thêi ®iÓm hiÖn nay (th¸ng 6/2006), sè liÖu míi nhÊt vÒ FDI do UNCTAD ­íc tÝnh cã ®Õn n¨m 2005. Tuy nhiªn, sè liÖu n¨m 2005 míi chØ ®­îc cung cÊp ®èi víi mét sè chØ sè c¬ b¶n. §Ó ®¶m b¶o ph©n tÝch toµn diÖn, nghiªn cøu nµy chØ dõng l¹i ë sè liÖu vÒ FDI trong giai ®o¹n 1980 (hoÆc 1990) ®Õn thêi ®iÓm míi nhÊt lµ n¨m 2004. . Trong khi FDI vào các nước công nghiệp tiếp tục giảm sút, dòng FDI đổ vào các nước đang phát triển trong năm 2004 đạt mức 233 tỷ đô la, tăng 405 so với năm 2003. Vì vậy, tỷ trọng FDI vào các nước đang phát triển đạt con số 36%, là mức cao nhất kể từ khủng hoảng châu á giai đoạn 1997-1998. Tuy nhiên, cần nhấn mạnh rằng dòng vốn FDI đổ vào các nước đang phát triển vẫn tập trung chủ yếu ở năm quốc gia và vùn lãnh thổ dẫn đầu về thu hút FDI trong hơn một thập kỷ gần đây là: Trung Quốc (không kể Hồng Kông), đặc khu Hồng Kông, Bra-xin, Mê-xi-cô, và Sing-ga-po. Trong năm 2004, năm quốc gia và vùng lãnh thổ này thu hút khoảng 60% dòng FDI vào các nước đang phát triển2 Dï §Æc khu Hång K«ng, vµ Sing-ga-po kh«ng xÕp vµo danh s¸ch c¸c n­íc ®ang ph¸t triÓn cña UN nh­ng theo thèng kª vÒ FDI cña UNCTAD, vèn FDI vµo hai quèc gia/l·nh thæ nµy vÉn ®­îc xÕp vµo FDI vµo c¸c n­íc ®ang ph¸t triÓn. . Biểu đồ 2: Dòng FDI thế giới, theo nhóm nước, 1980-2004 (tỷ USD) Nguồn: Cơ sở dữ liệu của UNCTAD (www.unctad.ord/fdistatistics) Trong tổng nguồn vốn có nguồn gốc nước ngoài đổ vào các nước đang phát triển, FDI tiếp tục chứng tỏ vị trí của nó như là một nguồn vốn nước ngoài quan trọng nhất trong bài toán tăng trưởng kinh tế của các nước này. Mặc dù có sụt giảm đôi chút về tỷ trọng trong giai đoạn suy thoái của FDI năm 2001-2003, tỷ trọng FDI trong tổng nguồn vốn nước ngòi vào các nước đang phát triển vẫn có xu hướng tăng và chiếm trung bình 51% trong tổng nguồn vốn vào những nước này (Biểu đồ 1.2). Biểu đồ 3. Vốn nước ngoài vào các nước đang phát triển, (tỷ USD) Nguồn: ước tính của UNCTAD (2005) Xu hướng biến động của FDI trên thế giới phụ thuộc chặt chẽ vào tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Sau năm 2001 tăng trưởng chậm và chiều hướng suy thoái, kinh tế thế giới phục hồi nhẹ trong năm 2002 và 2003. Trong năm 2004, tăng trưởng GDP toàn cầu đạt mức 5,1% là mức tăng trưởng cao nhất tính từ giữa thập niên 1980 (Biểu đồ 1.3). Tăng trưởng kinh tế nhanh đi liền với sự phục hồi của dòng vốn GDI. Dù quan hệ nguyên nhân - kết quả giữa tăng trưởng GDP và FDI là vấn đề còn gây nhiều tranh cãi nhưng Biểu đồ 1.3 cho thấy rõ xu hướng vận động cùng chiều của hai biến số này. Biểu đồ 4: Tốc độ tăng trưởng GDP thực tế và GDI thế giới 1980-2004 (%) Nguồn: UNCTAD (cho FDI), và Triển vọng Kinh tế Thế giới 2005 của IMF (cho số liệu GDP) Xét về hình thức đầu tư, trong khi các nước đang phát triển mong đợi nhiều hơn ở đầu tư mới thì xu hướng sáp nhập xuyên quốc gia (M&A) ngày càng trở thành hình thức đầu tư trực tiếp chủ yếu.3 XÐt vÒ h×nh thøc ®Çu t­, cã sù ph©n biÖt gi÷a ®Çu t­ theo kiÓu s¸p nhËp xuyªn quèc gia (M&A), vµ ®Çu t­ míi. VÒ c¬ b¶n FDI th«ng qua s¸p nhËp xuyªn quèc gia chØ lµ sù chuyÓn ®æi së h÷u c¸c tµi s¶n s½n tõ së h­u cña c¸c h·ng trong n­íc sang së h÷u n­íc ngoµi, v× vËy cã thÓ coi lµ sù chuyÓn nh­îng tµi s¶n, quyÒn kiÓm so¸t tµi s¶n gi÷a c¸c h·ng. Trong khi ®ã, ®Çu t­ míi t¹o ra nhµ x­ëng, c¬ së s¶n xuÊt kinh doanh míi ë n­íc ngoµi, t¹o thªm c¬ së vËt chÊt míi cho nÒn kinh tÕ. V× vËy, h×nh thøc ®Çu t­ míi lµ lo¹i h×nh ®Çu t­ mµ c¸c n­íc muèn thu hót trong chÝnh s¸ch thu hót vµ sö dông FDI. Trong năm 2004, FDI thông qua M&A tăng trưởng 28%, đạt mức $381 tỷ; số lượng các vụ sáp nhập xuyên quốc gia đạt 5.100 vụ, tăng 12% so với năm 2003 (Bảng 1.1). Sự tăng trưởng của FDI thông qua sáp nhập xuyên quốc gia chủ yếu diễn ra giữa các nước giàu (giá trị các vụ sáp nhập giữa các nước giàu tăng 29%), trong khi đó số lượng và giá trị các vụ sáp nhập xuyên quốc gia giữa các nước đang phát triển ở mức độ hạn chế hơn rất nhiều. Bảng 12. Sáp nhập xuyên quốc gia trị giá trên 1 tỷ đô la, 1995-2004 Năm Số vụ sát nhập % tổng số vụ Giá trị (tỷ $) % tổng giá trị 1995 36 0.8 80.4 42.1 1996 43 0.9 94.0 41.4 1997 64 1.3 129.7 42.4 1998 86 1.5 329.7 62.0 1999 114 1.6 522.0 68.1 2000 175 2.2 866.2 75.7 2001 113 1.9 378.1 63.7 2002 81 1.8 213.9 57.8 2003 56 1.2 141.1 47.5 2004 75 1.5 199.8 52.5 Nguồn: Cơ sở Dự liệu M&A của UNCTAC, theo UNCTAD (2005) Theo thống kê của UNCTAD, đầu tư mới trong năm 2004 cũng có chiều hướng tăng trưởng tích cực, với tổng số dự án đạt 9.800 (so với 9.300 dự án trong năm 2003). Số lượng dự án mà các nước đang phát triển nhận được trong hai năm gần đây cao hơn số dự án FDI mới vào các nước phát triển. Về tương quan, đầu tư mới là hình thức FDI chủ yếu vào các đang phát triển. Tuy nhiên, như đã phân tích ở trên, dòng FDI mới vào các nước đang phát triển chủ yếu tập trung ở một số quốc gia và vùng lãnh thổ dẫn đầu trong thu hút FDI suốt hơn một thập kỷ gần đây. Xét về cách thức tài trợ đầu tư, FDI được tài trợ bởi các tập đoàn xuyên quốc gia (TNC) thông qua một trong ba cách thức (i) đầu tư bằng vốn sở hữu; (ii) đầu tư bằng lợi nhuận giữ lại (tái đầu tư); và (iii) đầu tư thông qua các khoản vay trong nội bộ TNC (giữa các công ty/chi nhánh thành viên). Theo thống kê chưa đầy đủ của UNCTAD từ khoảng 66 đến 110 quốc gia vùng lãnh thổ (trong tổng số 212) giai đoạn 1995-2004, FDI được tài trợ chủ yếu thông qua nguồn vốn sở hữu của các TNC (giao động trong khoảng 58% đến 71%). Trong khi đó, tái đầu tư và đầu tư thông qua các khoản vay nội bộ chiếm trung bình là 23% và 12% trong tổng nguồn vốn FDI. Vai trò của các tập đoàn xuyên quốc gia (TNC) trong thu hút FDI Quy mô, phạm vi, và tầm ảnh hưởng của các TNC lớn, đa dạng, và đang có chiều hướng ngày càng gia tăng. Vào đầu thập kỷ 70, số lượng TNC vào khoảng 37.000 công ty, với 170.000 chi nhánh trên toàn thế giới, trong đó gần 33.500 TNC đặt trụ sở chính tại các nước phát triển. Tính đến cuối năm 2004, số lượng TNC ước tính là khoảng 70.000 công ty với gần 690.000 chi nhánh hoạt động trên toàn cầu, trong đó gần một nửa là tại các nước đang phát triển. Mặt dù số lượng các TNC đặt trụ sở ở các nước phát triển đang có xu hướng gia tăng nhưng về cơ bản, các TNC có quy mô lớn, có tầm ảnh hưởng đáng kể đối với lĩnh vực hoạt động kinh doanh của họ vẫn tập trung chủ yếu tại các nước giàu. Bảng 1.2 đưa ra số liệu minh họa tầm quan trọng của TNC trong vận động của FDI và nền kinh tế thế giới. Trong thời gian tới, vai trò của các TNC trong nền kinh tế thế giới nói chung và đối với sự vận động của FDI nói riêng tiếp tục có ý nghĩa quan trọng, quyết định. Bảng 13: Quy mô của các TNC so với FDI và kinh tế thế giới, 1982-2004 (tỷ $) 1982 1990 2004 FDI vào 59 208 648 FDI ra 27 239 730 Tổng FDI vào 628 1.769 8.902 Tổng FDI ra 601 1.785 9.732 Sát nhập xuyên quốc gia (trên 1 tỷ $) … 151 381 Doanh thu từ các chi nhánh của TNC 2.765 5.727 18.677 Tổng tài sản tại nước ngoài của TNC 2.113 5.927 36.008 Việc làm tại nước ngoài (nghìn người) 19.579 24.471 57.008 GDP thế giới 11.758 22.610 40.671 Tổng lượng vốn quốc tế 2.398 4.905 8.869 Nguồn: Cơ sở dữ liệu của UNCTAD (www.unctad.org/fdistatistics) Theo thống kê của UNCTAD, 100 TNC lớn nhất thế giới (tập trung chủ yếu vào ba lĩnh vực sản xuất động cơ, phương tiện vận chuyển; dầu khí; điện tử, thiết bị điện) kiểm soát tương ứng 12%, 18% và 14% tài sản nước ngoài, doanh thu, và số lượng việc làm của toàn bộ các TNC trên thế giới. Bảng 1.3 cung cấp số liệu về một chỉ số căn bản liên quan đến 50 TNC lớn nhất từ các nước đang phát triển. Mặc dù quy mô của 50 TNC hàng đầu này còn khiêm tốn so với 100 TNC lớn nhất thế giới, TNC tăng trưởng rất nhanh ở các nước đang phát triển trong thời gian gần đây và là nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng của FDI ra nước ngoài của những nước này. Bảng 14: 100 TNC lớn nhất thế giới, và 50 TNC lớn nhất của các nước đang phát triển Về 100 TNC lớn nhất thế giới 100 TNC lớn nhất từ các nước đang phát triển 2002 2003 2002 2003 Tài sản (tỷ$) Tại nước ngoài 3.317 3.993 195,2 248,6 Tổng tài sản 6.891 8.023 464,3 710,9 Tỷ trọng 48.1% 49.8% 42,0% 35,0% Doanh thu (tỷ $) Tại nước ngoài 2.446 3.003 140,2 202,2 Tổng tài sản 4.749 5.551 308,4 512,5 Tỷ trọng 51.5% 54.1% 45,5 39,5% Việc làm (nghìn lao động) Tại nước ngoài 7.036 7.242 713,6 1.007,2% Tổng tài sản 14.332 14.626 1.503,3 3.096,6 Tỷ trọng 49,1% 49.5% 47.5% 34,8% Nguồn: Tính toán thống kê củ UNCTAD Những phân tích ở trên chứng tỏ vai trò quyết định của các TNC trong dòng vận động FDI trên thế giới nói chung và vào các nước đang phát triển nói riêng. Vai trò củ TNC đối với vận động FDI lớn đến mức có thể coi thu hút FDI vào một quốc gia chính là thu hút các TNC tham gia vào thị trường nước sở tại. Trong rất nhiều trường hợp, lãnh đạo các tập đoàn xuyên quốc gia là những nhà kinh doanh có ảnh hưởng đến "sân khấu" chính trị, vì vậy quan hệ cấp nhà nước giữa quốc gia sở tại với nước ngoài cũng là một trong những yếu tố có khả năng ảnh hưởng đến khả năng thu hút FDI từ các TNC. Ngoài ra, lãnh đạo cao cấp của các TNC cũng là một đối tượng mục tiêu tiếp cận của các cơ quan xúc tiến đầu tư. III.2 Bối cảnh chung về thu hút FDI ở Hải Dương giai đoạn 2006- 2010. Giai đoạn 2005-2010 là giai đoạn tiếp tục thực hiện bước hội nhập sâu rộng với thế giới. Việt nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới, tiếp tục cam kết AFTA nhất là trong việc thực hiện lộ trình cắt giảm thuế, hoàn thiện hệ thống pháp luật, thực hiện cải cách hành chính làm cho môi trường đầu tư của Việt nam ngày càng hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Việc tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài của tỉnh Hải Dương sẽ có những cơ hội và thách thức mới. 1) Với việc trở thành thành viên WTO, Việt nam có lợi thế hơn trong cạnh tranh thu hút FDI, dòng FDI vào Việt nam sẽ tăng nhanh trong giai đoạn tới. Thứ nhất, Việt nam là nước được đánh giá là nước co môi trường đầu tư ổn định, tốc độ tăng trưởng cao, chính trị ổn định, an ninh được đảm bảo và là thị trường đầu tư có nhiều tiềm năng trong khu vực Đông Nam Á. Nhiều chuyên gia quốc tế dự báo rằng Việt nam là nước phát triển nhất Đông Nam Á trong những năm tới. Nhiều nhà đầu tư từ Châu Âu, Mỹ, Nhật bản đang xem Việt nam đầu tư hứa hẹn. Thứ hai, với việc quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng như hệ thống giao thông, đường sắt, hệ thống cảng, sân bay kết hợp nối liền với các nước ASEAN càng làm tăng sức hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoài. Ba là, bên cạnh đầu tư trực tiếp nước ngoài, đầu tư gián tiếp đang ngày càng phát triển, thị trường chứng khoán Việt nam có bước phát triển nhanh chóng tạo cơ hội cho các nhà đầu tư có thể chuyển từ hình thức đầu tư này sang hình thức đầu tư khác được dễ dàng thuận lợi. Môi trường đầu tư đang được cải thiện, việc phân cấp mạnh cho các địa phương để cấp giấy phép đầu tư sẽ tạo ra sự thông thoáng hơn. 2) Cạnh tranh giữa các địa phương nhất là giữa Hải Dương với các tỉnh như Hưng Yên, Bắc Ninh, Bắc Giang, Vĩnh Phúc trong việc thu hút FDI ngày càng tăng. Tỉnh Hưng Yên đang có chiến lược xây dựng các KCN mới bám trục Quốc lộ 5, xây dựng các khu công nghiệp phụ trợ và một số khu đô thị mới nhằm phục vụ cho các khu công nghiệp. Hiện nay Bắc Ninh đã có các KCN ở huyện Quế Võ, Từ Sơn bám theo trục Quốc lộ 18, và 1B rất thuận lợi cho các nhà đầu tư. Chính quyền tỉnh còn quy hoạch, xây dựng các khu đô thị mới tại từ Sơn nhằm tạo ra việc cung cấp các dịch vụ cho các KCN. Như vậy với vị trí thuận lợi cùng với các chính sách hợp lý của chính quyền tỉnh Bắc Ninh, Hưng Yên tạo ra sự cạnh tranh trực tiếp với Hải Dương hiện nay và trong thời gian tới. Điều này đòi hỏi phải có những định hướng đúng, có những giải pháp tích cực trên cơ sở khai thác các lợi thế của tỉnh để thu hút các nhà đầu tư. 3) Cạnh tranh giữa các địa phương trong việc thu hút lao động bao gồm cả lao động phổ thông và lao động có chuyên môn kỹ thuật cao. Là tỉnh nằm trong tam giác phát triển kinh tế trọng điểm của phía Bắc, cung lao động tại chỗ cũng đần dần không đáp ứng được nhu cầu, đặc biệt người có trình độ chuyên môn cao thường bị các trung tâm kinh tế lớn thu hút, nguồn lao động nhập cư cũng trở lên ít đi do các địa phương cũng đang thực hiện công nghiệp hoá. 4) Do những ảnh hưởng ngày càng lớn hơn của trung tâm kinh tế lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh (theo lý thuyết phát triển vùng) nên Hải Dương chỉ có lợi thế trong thu hút đầu tư phát triển nhà máy sản xuất công nghiệp mà không có lợi thế phát triển thương mại và dịch vụ. III.3 Quan điểm thu hút FDI vào Hải Dương. Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng thu hút và duy trì sự phát triển FDI cảu Hải Dương trong giai đoạn vừa qua; phân tích các cơ hội và thách thức; xu hướng chung của dòng FDI quốc tế và cạnh tranh trong nước, các quan điểm để định hướng việc thu hút và duy trì sự phát triển FDI giai đoạn 2007-2020 như sau: - Quan điểm chung: tăng cường thu hút FDI nhằm góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh. - Quan điểm phát triển bền vững: Thu hút FDI góp phần phát triển kinh tế cao đồng thời phải đảm bảo bền vững. Thu hút vào lĩnh vực sản xuất nhưng không được huỷ hoại môi trường. - Phát huy các tiềm năng thế mạnh của tỉnh, kết hợp phát triển kinh tế công nghiệp truyền thống với phát triển công nghiệp có trình độ khoa học kỹ thuật, ưu tiên các dự án áp dụng công nghệ mới, tiên tiến. - Duy trì sự tăng trưởng của các doanh nghiệp FDI để tiếp tục thu hút đầu tư bằng cách đầu tư thêm của các doanh nghiệp hiện tại và các doanh nghiệp mới. III.4 Một số giải pháp. Từ những phân tích môi trường bên ngoài cũng như môi trường nội tại cho thấy tỉnh Hải Dương có những điểm mạnh, điểm yếu và đứng trước nhiều cơ hội, thách thức. Tổng hợp cơ hội, thách thức, điểm mạnh điểm yếu (mô hình SWOT)  Mô hình SWOT Cơ hội - Dòng FDI nhiều. - Xu hướng đầu tư vào Việt nam tăng lên. - Nằm trong khu vực tam giác kinh tế phát triển. Thách thức - Cạnh tranh thu hút lao động. - Cạnh tranh trong thu hút FDI. - Tác động của cực trung tâm. Điểm mạnh - Lãnh đạo chính quyền năng động. - Hệ thống giao thông thuận lợi , - Ổn định về sử dụng đất. - Thiết chế pháp lý tốt. Thực hiện nắm cơ hội: + Xây dựng các KCN để đón các nhà đầu tư. + Chính sách rõ ràng minh bạch. Tăng cường quảng bá hình ảnh Hải Dương. Điểm yếu - Số lượng trường dạy nghề còn thiếu. - Lao động có tay nghề và có chuyên môn kỹ thuật cao còn thiếu. - Thời gian giải quyết các thủ tục hành chính còn chậm. - Một số cán bộ chưa đáp ứng được yêu cầu công việc quản lý Nhà nước. Khắc phục yếu điểm: + Tăng cường cơ sở vật chất và con người cho các trường dạy nghề, kết hợp doanh nghiệp cùng nhà trường đào tạo công nhân. + Cải cách các thủ tục hành chính, công khai quy trình giải quyết. Để khắc phục điểm yếu, khai thác lợi thế nắm bắt cơ hội và hạn chế những tác động tiêu cực do môi trường đem lại cần có chiến lược dài hạn và các giải pháp cụ thể để đạt được những mục tiêu kinh tế xã hội của tỉnh Hải Dương giai đoạn 2007-2010 và làm nền tảng cho sự phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2011-2020. III.4.1 Các giải pháp liên quan đến xúc tiến đầu tư và thương mại khi tăng cường thu hút FDI. Đẩy mạnh xúc tiến đầu tư và thương mại là một trong những nhóm giải pháp quan trọng nhằm tăng cường thu hút, duy trì sự tăng trưởng của các doanh nghiệp FDI vào tỉnh Hải Dương giai đoạn tới. Việc xúc tiến cần gắn liền với khẩu hiệu “không quá nửa ngày bạn có thể đến được Hải Dương” để tạo sự gần gũi với các nhà đầu tư hơn nữa. Bỏi vì Hải Dương gần Hà Nội chỉ cần hơn 1 giờ ô tô bạn đã đến được Hải Dương, cộng thêm khoảng 03 giờ bay đến Hà Nội, nếu bạn ở khu vực Đông Nam Á thì bạn đã có mặt ở Hải Dương. Các giải pháp cụ thể bao gồm: III.4.1.1. Thành lập Trung tâm xúc tiến đầu tư và thương mại thuộc UBND tỉnh. Việc thành lập Trung tâm xúc tiến đầu tư và thương mại cho phép chuyên môn hoá, chuyên nghiệp hoá các hoạt động xúc tiến đầu tư và thương mại của tỉnh Hải Dương hiện nay. Việc thành lập Trung tâm Xúc tiến đầu tư và thương mại cho phép tập trung được các nguồn lực nhằm đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư và thương mại. Theo kinh nghiệm quốc tế, thông thường các tổ chức xúc tiến đầu tư được thành lập ở cấp quốc gia hay vùng/ lãnh thổ và thực hiện bốn mục tiêu gồm (i) tạo cơ hội đầu tư; (ii) tư vấn về chính sách; (iii) cung cấp các dịch vụ hỗ trợ cho nhà đầu tư; và (iv) xây dựng hình ảnh quốc gia. Để đạt được những mục tiêu này, các tổ chức xúc tiến đầu tư trên thế giới thường lựa chọn thực hiện các hoạt động sau đây: - Quảng cáo hình ảnh, thông tin đầu tư trên các phương tiện thích hợp; - Tham gia vào các triển lãm, hội thảo đầu tư ở các cấp độ khác nhau; - Tổ chức các đoàn làm việc xúc tiến đầu tư, tìm hiểu cơ hội đầu tư, tìm hiểu đối tác; - Cung cấp thông tin theo yêu cầu của các nhà đầu tư tiềm năng; - Thực hiện các cuộc vận động, quảng bá cơ hội đầu tư trong nước; - Cung cấp các dịch vụ tư vấn, hỗ trợ "sau đầu tư". Tuỳ vào đặc điểm của từng giai đoạn phát triển cụ thể mà một tổ chức xúc tiến đầu tư có thể ưu tiên các nguồn lực cho một trong bốn mục tiêu kể trên. Theo kinh nghiệm của nhiều cơ quan xúc tiến đầu tư, trong giai đoạn hoạt động ban đầu những tổ chức này thường tập trung vào marketing hình ảnh quốc gia/ vùng. Từ đầu thập niên 1990 đến nay, trọng tâm hoạt động của những cơ quan này chuyển sang tạo cơ hội đầu tư. Về thể chế hoạt động, các cơ quan xúc tiến đầu tư có nhiều hình thức thể chế hoạt động khác nhau. Hình ảnh phổ biến nhất là một cơ quan xúc tiến đầu tư trực thuộc Chính phủ/ chính quyền vùng. Về kinh phí hoạt động, dù có được tổ chức dưới hình thức nào đi chăng nữa thì trung bình 70% kinh phí hoạt động của các tổ chức xúc tiến đầu tư là ngân sách. Trên cơ sở kinh nghiệm quốc tế và thực tế tại tỉnh Hải Dương, việc thành lập "Trung tâm xúc tiến đầu tư và thương mại" là đơn vị trực thuộc UBND tỉnh Hải Dương. Trung tâm là có chức năng và nhiệm vụ chính như sau: - Chức năng: là đầu mối tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu tư và thương mại của tỉnh Hải Dương có chức năng cụ thể: (i) quảng bá giới thiệu hình ảnh Hải Dương, (ii) tư vấn về chính sách đầu tư và thương mại, (iii) tạo cơ hội đầu tư; (iv) cung cấp các dịch vụ tư vấn đầu tư và thương mại. - Nhiệm vụ: (1) Phối hợp các ban/ ngành và các doanh nghiệp chuẩn bị các dự án gọi đầu tư, (2) Tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại trong nước và ở nước ngoài; (3) Đầu mối liên kết với các tổ chức, các doanh nghiệp trong nước, quốc tế để nghiên cứu, giới thiệu các cơ hội đầu tư tại tỉnh Đồng Nai; (4) Quản lý trang web về xúc tiến đầu tư và thương mại của tỉnh Đồng Nai; (5) Nghiên cứu đề xuất cho UBND tỉnh về chuẩn bị và xây dựng và dự án gọi đầu tư; (6) Cung cấp các dịch vụ tư vấn cho các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân về đầu tư, thương mại. - Kinh phí hoạt động của Trung tâm: Kinh phí hoạt động của trung tâm sẽ bao gồm: (1) Ngân sách của địa phương; (2) Phí và lệ phí tổ chức hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại; (3) Hợp đồng nghiên cứu và tư vấn đầu tư và thương mại. III..4.1.2. Tăng cường tiếp cận và liên kết với nhà đầu tư chuyên nghiệp, các hiệp hội, đại diện phòng thương mại và công nghiệp của các quốc gia và vùng lãnh thổ tại Việt Nam. Nhìn chung các địa phương ở Việt Nam ít sử dụng các công ty tư vấn chuyên nghiệp trong tư vấn xây dựng các dự án đầu tư, thực hiện các giải pháp thu hút đầu tư nước ngoài. Việc sử dụng các nhà tư vấn chuyên nghiệp không chỉ giúp cho nâng cao chất lượng của các dự án gọi đầu tư, gây được lòng tin của các nhà đầu tư mà còn là cơ hội tốt để đào tạo nguồn nhân lực. Thông qua tiếp xúc, cùng làm việc với các nhà tư vấn chuyên nghiệp của CBCC của tỉnh Đồng Nai sẽ tích luỹ được kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm quý báu để nâng cao năng lực. Tỉnh Hải Dương có thể thông qua Trung tâm xúc tiến đầu tư và thương mại để tiếp cận với các công ty tư vấn uy tín trên thế giới đã có mặt tại Việt Nam như KPMG, Price Water House Coopers... để chuẩn bị các dự án gọi đầu tư, giới thiệu các cơ hội đầu tư nhằm thu hút các dự án đầu tư lớn, công nghệ cao. Các nhà đầu tư nước ngoài thường thông qua đại diện các hiệp hội, phòng thương mại và công nghệ để tìm hiểu cơ hội đầu tư ở Việt Nam. Do đó tăng cường tiếp cận và liên kết với đại diện các hiệp hội, phòng thương mại và công nghiệp của các quốc gia và vùng lãnh thổ tại Việt Nam (tại thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội) để giới thiệu cơ hội đầu tư, tìm hiểu nguyện vọng các nhà đầu tư và thu hút các nhà đầu tư từ các nước châu Âu, Mỹ... ví dụ như đại diện thương mại và công nghiệp Đức tại Việt Nam, Phòng thương mại và công nghiệp Bắc Âu tại Việt Nam, Phòng thương mại công nghiệp Châu Âu (Eurocham), Phòng thương mại và công nghiệp Hoa Kỳ (Amcham)... III.4.1.3. Xúc tiến đầu tư từ nhiều phía, đẩy mạnh quan hệ hợp tác với các cơ quan trung ương, chủ động tiếp cận với lãnh đạo tập đoàn xuyên quốc gia (TNCs) trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Xúc tiến đầu tư cần được thực hiện từ nhiều phía, đa dạng hoá các phương thức, cách tiếp cận với các nhà đầu tư, đặc biệt quan tâm tiếp cận các tập đoàn công ty xuyên quốc gia - TNCs, chú ý nắm bắt chiến lược kinh doanh và chiến lược mở rộng hoạt động kinh doanh của các tập đoàn công ty xuyên quốc gia này để xây dựng các kế hoạch xúc tiến đầu tư phù hợp, hiệu quả. Hiện nay, Chính phủ thực hiện chủ trương "phân cấp mạnh" cho các địa phương trong việc thu hút, xét duyệt các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài, Cục đầu tư nước ngoài (Bộ KH-ĐT) chủ yếu thực hiện chức năng xúc tiến đầu tư. Tuy nhiên, đối với nhiều nhà đầu tư lớn, nhất là các tập đoàn xuyên quốc gia - TNCs khi có ý định đầu tư vào Việt Nam họ thường bắt đầu từ tiếp cận với các cơ quan của Chính phủ (trong Hội nghị thường niên của Diễn đàn kinh tế thế giới - World Economic Forum tại Davos vừa qua Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã có nhiều cuộc gặp gỡ với lãnh đạo của các tập đoàn công ty xuyên quốc gia). Thông qua các cơ quan của Chính phủ (Văn phòng Chính phủ, Bộ KH-ĐT, Bộ Ngoại giao...) để nắm bắt được yêu cầu, nguyện vọng của các nhà đầu tư trên cơ sở đó giúp cho tỉnh có sự chuẩn bị tích cực thu hút được các nhà đầu tư lớn làm "chim mồi" thu hút các nhà đầu tư khác. Bên cạnh đó, để xúc tiến đầu tư, thu hút các nhà đầu tư là các tập đoàn xuyên quốc gia, trên cơ sở các quan hệ với các cơ quan trung ương và vị thế sẵn có của địa phương, tỉnh Đồng Nai cần tăng cường tiếp xúc với lãnh đạo các tập đoàn công ty xuyên quốc gia (TNCs). III..4.1.4. Hoàn thiện và nâng cao hiệu quả sử dụng trang web trong xúc tiến đầu tư và thương mại. Hải Dương được đánh giá là một trong những tỉnh tiên phong về Chính phủ điện tử, sử dụng hiệu quả các kênh thông tin nội bộ cũng như công cộng. Trong thời gia qua tỉnh Hải Dương đã sử dụng hiệu quả trang web trong việc quảng bá hình ảnh cũng như giới thiệu các cơ hội đầu tư, giới thiệu điều kiện, môi trường đầu tư tại các khu công nghiệp. Nhìn chung, trang web đã cung cấp thông tin cho các nhà đầu tư tương đối tốt. Cấu trúc website bao gồm các phần: giới thiệu chung, bộ máy chính quyền, thông tin kinh tế xã hội, thủ tục hành chính, dịch vụ trực tuyến, văn bản pháp luật, báo điện tử. Trang web đã giúp các nhà đầu tư có được bức tranh toàn cảnh về tình hình kinh tế - chính trị - xã hội, về môi trường đầu tư của tỉnh. Thông tin trong trang web được cập nhật một cách thường xuyên, phản ánh nhanh chóng, kịp thời, chính xác những tin tức, tình hình, diễn biến nổi bật của Hải Dương. Truy cập vào trang web, các nhà đầu tư có thể tìm thấy những thông tin mình quan tâm một cách nhanh chóng, đảm bảo độ tin cậy cao. Chẳng hạn như, thông về các khu công nghiệp trọng điểm, các mức giá có thể thuê được đối với từng khu công nghiệp, các quy định ưu đãi đối với nhà đầu tư khi đầu tư vào Hải Dương. Với việc hiển thị ngôn ngữ bằng tiếng Việt và tiếng Anh, các công cụ tìm kiếm nhanh và đặc biệt với dịch vụ RSS (Really Simple Syndication - dịch vụ cung cấp thông tin đơn giản), trang web đã tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài trong việc tìm kiếm, tiếp cận thông tin. Vì vậy, Hải Dương cần chú ý tới nâng cấp hoàn thiện và cập nhật thông tin hàng ngày trên trang web, quan tâm tới cung cấp đầy đủ thông tin về môi trường đầu tư, nên giới thiệu thông tin về pháp luật dưới dạng hỏi đáp, giới thiệu về từng khu công nghiệp, giới thiệu về các dự án gọi đầu tư. Ngoài tiếng Việt và tiếng Anh nên sử dụng một số ngôn ngữ khác như tiếng Nhật, Pháp và Trung Quốc. Điều quan trọng hơn là đào tạo và hỗ trợ cho các CBCC làm việc trong lĩnh vực liên quan đến FDI để có thể sử dụng hiệu quả trang web trong công việc cũng như sử dụng trang web là công cụ hiện đại, hiệu quả trong thu hút và nuôi dưỡng sự tăng trưởng của các doanh nghiệp FDI. III..4.1.5. Tăng cường các hoạt động xúc tiến đầu tư và thương mại tại chỗ. Tăng cường tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu tư và thương mại tại chỗ là bước tiếp theo trong quá trình xúc tiến đầu tư và thương mại của tỉnh Hải Dương. Các hoạt động xúc tiến đầu tư và thương mại cần được gắn kết và lồng ghép với nhau. Quan tâm tới các hoạt động xúc tiến thương mại cũng là biện pháp tích cực nuôi dưỡng sự phát triển của các doanh nghiệp FDI. Một số hoạt động cần được quan tâm tổ chức nhiều hơn như các hội thảo, triển lãm, giới thiệu cơ hội đầu tư. UBND tỉnh cần có sự quan tâm đầu tư, mở rộng quy mô của trung tâm triển lãm giới thiệu sản phẩm (hiện thuộc Ban quản lý KCN) cho ngang tầm với quy mô của các doanh nghiệp FDI trên địa bàn. III.4.2. Các giải pháp liên quan đến quy hoạch xây dựng các KCN và thu hút, thẩm định các dự án đầu tư. Để khai thác các lợi thế về vị trí, giao thông trong tương lai khi việc xây dựng mới Quốc lộ 5b Hải Dương cần có các giải pháp cụ thể liên quan đến quy hoạch xây dựng các KCN và thu hút, thẩm định các dự án FDI bao gồm: III.4.2.1. Quy hoạch và phát triển các KCN chuyên môn hoá do UBND tỉnh trực tiếp làm chủ đầu tư. Để thực hiện mục tiêu phát triển bền vững, tác động tích cực tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thu hút các dự án đầu tư quy mô lớn với công nghệ cao, phát triển công nghiệp phụ trợ... việc quy hoạch và phát triển các KCN chuyên môn hoá là hết sức cần thiết. Tuy nhiên, việc xây dựng các KCN chuyên môn hoá sẽ không được sự hưởng ứng tích cực của các nhà đầu tư kinh doanh cơ sở hạ tầng. Việc phát triển các khu công nghiệp theo hướng tổng hợp hay chuyên môn hoá là vấn đề liên quan đến lợi ích chung của tỉnh cũng như lợi ích của các công ty kinh doanh cơ sở hạ tầng (nhà đầu tư sơ cấp) trước mắt cũng như lâu dài. Trước mắt có thể có những mâu thuẫn về lợi ích trong phát triển các khu công nghiệp. Phát triển các khu công nghiệp tổng hợp có thể đảm bảo lợi ích cho các công ty kinh doanh cơ sở hạ tầng trước mắt, nhưng việc phát triển các khu công nghiệp chuyên môn hoá sẽ đảm bảo lợi ích ổn định và bền vững lâu dài cho các bên liên quan. Phát triển các khu công nghiệp theo hướng chuyên môn hoá theo ngành nghề, lĩnh vực hoá sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn đầu tư và chuẩn bị các nguồn lực cho khu công nghiệp đồng thời thuận lợi cho thu hút các dự án đầu tư lớn với công nghệ cao. Việc quy hoạch và phát triển các khu công nghiệp theo hướng chuyên môn hoá sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho thu hút các dự án đầu tư phát triển công nghiệp phụ trợ tạo thêm giá trị gia tăng. III.4.2.2. Xây dựng các tiêu chí cụ thể thu hút, lựa chọn, xét duyệt các dự án đầu tư nước ngoài theo hướng tăng hàm lượng công nghệ và giảm lao động phổ thông. Trong thời gian vừa qua tỉnh Hải Dương đã quan tâm tới lựa chọn dự án trong thu hút, xét duyệt các dự án đầu tư. Các dự án đầu tư sử dụng nhiều lao động đã bị hạn chế và được chuyển tới những vùng xa hơn. Các dự án vốn lớn, hàm lượng công nghệ cao được khuyến khích đầu tư vào các khu vực trung tâm. Mặc dù vậy, việc thu hút, xét duyệt các dự án đầu tư cũng gặp không ít khó khăn, do có sự khác biệt về lợi ích, về quan điểm trong thu hút các dự án đầu tư nước ngoài giữa chính quyền và các công ty KDCSHT. Theo kinh nghiệm của một số địa phương và vùng lãnh thổ, chính quyền địa phương thường xây dựng các chỉ tiêu cụ thể để làm cơ sở cho việc thu hút, lựa chọn và xét duyệt các dự án đầu tư. Các chỉ tiêu này được xây dựng cho từng khu vực, vùng, thậm chí từng KCN khác nhau. Việc xây dựng các tiêu chí cụ thể làm cơ sở cho thu hút, lựa chọn và xét duyệt các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài được xem như là biện pháp mạnh buộc các nhà đầu tư, các công ty KDCSHT phải tuân thủ đáp ứng mục tiêu phát triển chung của tỉnh. Việc xây dựng các tiêu chí xét duyệt các dự án đầu tư nước ngoài có thể không được sự ủng hộ của một số công ty kinh doanh cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên, đây là biện pháp cần thiết để định hướng thu hút, lựa chọn, xét duyệt các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài, đồng thời cũng là biện pháp cần thiết để điều chỉnh cơ cấu các doanh nghiệp FDI đảm bảo sự phát triển bền vững. Một số tiêu chí xét duyệt các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài có thể cân nhắc đó là: vốn đầu tư/ chỗ làm việc (hoặc lao động), vốn đầu tư/ ha, tỷ lệ vốn đầu tư công nghệ/ tổng vốn đầu tư. III.4.2.3. Kêu gọi các nhà đầu tư thực hiện đầu tư xây dựng các KCN theo quy hoạch của tỉnh và tự xúc tiến đầu tư. Hiện nay Hải Dương cũng như các địa phương khác đang gặp khó khăn về vốn khi thực hiện các chương trình phát triển kinh tế nói chung của tỉnh vì vậy việc kêu gọi các nhà đầu tư là tư nhân hay tổ chức trong nước, ngoài nước góp vốn tự xây dựng cơ sở hạ tầng các KCN và xúc tiến đầu tư gảim bớt khó khăn cho tỉnh. Trên thực tế có nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư tương đối lớn, có khả năng quảng bá chuyên nghiệp, có văn phòng đại diện ở nhiều nước trên thế giới do vậy họ có khả năng tổ chức xúc tiến đầu tư tốt, hiệu quả. Để thực hiện việc này tỉnh cần có chính sách rõ ràng hơn nữa về tài chính, hành lang pháp lý cho các doanh nghiệp tự xây dựng KCN và xúc tiến đầu tư. Chính quyền tỉnh phải cam kết thực hiện các chính sách do mình đặt ra bởi vì việc thu hồi vốn của các doanh nghiệp này qua thời gian dài. Chính quyền tỉnh chỉ quản lý về trình tự, thủ tục và một số chỉ tiêu để cấp giấy phép đầu tư, không can thiệp quá sâu vào hoạt động của các nhà đầu tư xây dựng KCN. III.4.3. Các giải pháp nhằm phát triển các doanh nghiệp địa phương thông qua phát triển công nghiệp phụ trợ. Một trong những mục tiêu của thu hút và duy trì sự tăng trưởng của các doanh nghiệp FDI là tác động tích cực đến phát triển các doanh nghiệp địa phương thông qua phát triển công nghiệp phụ trợ. UBND Tỉnh xây dựng chiến lược phát triển công nghiệp phụ trợ, tương thích với chiến lược đầu tư và kinh doanh của các doanh nghiệp FDI. Sự phát triển của công nghiệp phụ trợ phù hợp sẽ giúp cho các doanh nghiệp FDI giảm chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận. Chiến lược phát triển công nghiệp phụ trợ cần được nghiên cứu xây dựng tương thích với chiến lược thu hút đầu tư và chu kỳ phát triển kinh doanh của các doanh nghiệp FDI. Để thực hiện Tỉnh cho rà soát lại các cơ sở sản xuất các ngành phụ trợ tại các công ty Nhà nước, có cơ chế chính sách thích hợp để tạo điều kiện thuận lợi cho đổi mới thiết bị, thay đổi công nghệ tại những cơ sở đã có quy mô tương đối lớn. Lập chế độ tư vấn kỹ thuật và quản lý để mời các chuyên gia nước ngoài vào igúp thay đổi công nghệ và cơ chế quản lý tại từng doanh nghiệp Nhà nước. Hiện nay, Nhật Bản và một số nước khác đang có chế độ gửi những người đã đến tuổi nghỉ hưu nhưng còn sức khoẻ và ý chí muốn đem kinh nghiệm của mình đến giúp các nước đang phát triển. Họ được gọi là những người tình nguyện viên cao cấp (senior volunteers). Tỉnh có thể thông qua các tổ chức quốc tế để tận dụng nguồn lực quốc tế này để nhanh chóng tăng sức cạnh tranh của các ngành công nghiệp phụ trợ. Bên cạnh đó Tỉnh Hải Dương thực hiện các biện pháp khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực sản xuất các ngành công nghiệp phụ trợ, với sự hỗ trợ đặc biệt về vốn, và những ưu đĩa đặc biệt về thuế (miễn thuế nhập khẩu thiết bị và công nghệ, miễn thuế doanh thu, v.v....). Đưa ra chính sách ưu đãi đặc biệt và chỉ áp dụng có thời hạn (chẳng hạn trong 3-5 năm). Xây dựng chế độ thưởng đặc biệt cho những công ty (kể cả Nhà nước, tư nhân và công ty có vốn nước ngoài) có thành tích cao về xuất khẩu. Một số nước đã phát triển, đặc biệt là Nhật, có chương trình xúc tiến chuyển giao công nghệ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại các nước đang phát triển. Tỉnh nên đặc biệt tiếp nhận nhanh sự hỗ trợ này để nhanh chóng tăng khả năng cung cấp các mặt hàng công nghiệp phụ trợ hiện có, nhất là các mặt hàng đang sản xuất tại các doanh nghiệp Nhà nước. III.4.4. Các giải pháp nhằm thu hút lao động, đảm bảo nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp FDI. Việc thu hút lao động, đảm bảo nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp FDI là một trong những giải pháp quan trọng của thu hút và nuôi dưỡng sự tăng trưởng của các doanh nghiệp FDI tại Tỉnh Hải Dương. Nhằm thu hút lao động từ các địa phương khác, đảm bảo nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp FDI, Nhóm nghiên cứu kiến nghị một số giải pháp cụ thể như sau: III.4.4.1 Đẩy nhanh quy hoạch và triển khai xây dựng khu nhà ở cho người lao động. Tỉnh nên tiếp tục thực hiện quy hoạch và thực hiện đầu tư xây dựng các khu nhà ở để cho người lao động thuê với nhiều loại phòng, căn hộ khác nhau. Hướng lâu dài nên quy hoạch, gọi đầu tư xây dựng khu dân cư mới theo hướng đảm bảo đầy đủ các dịch vụ nhất là văn hoá, giáo dục đảm bảo cho người lao động gắn bó lâu dài với Hải dương. Công nhân làm việc trong các doanh nghiệp được thuê với giá ưu đãi. Các doanh nghiệp FDI sẽ hỗ trợ một phần tiền thuê nhà cho người lao động. Nguồn tài chính cho xây dựng nhà ở, khu dân cư sẽ bao gồm đầu tư của Tỉnh, vốn đầu tư của các doanh nghiệp FDI, công ty kinh doanh cơ sở hạ tầng. III.4.4. 2 Vận động doanh nghiệp tham gia giải quyết vấn đề nhà ở cho người lao động. Theo quan điểm của nhóm nghiên cứu về lâu dài biện pháp có sức hấp dẫn nhất để thu hút lao động nhập cư là phải nâng cao tiền lương cho người lao động. Tiền lương phải thực sự có sức cạnh tranh trong thu hút lao động nhập cư. Để đảm bảo thu hút lao động, nhóm nghiên cứu cho rằng cần có cuộc vận động "Doanh nghiệp đồng hành cùng chính quyền" để giải quyết vấn đề lao động, đảm bảo nguồn nhân lực lâu dài, ổn định cho các doanh nghiệp FDI. Chính quyền cùng với Liên đoàn lao động Tỉnh Hải Dương chủ động vận động doanh nghiệp FDI, các hiệp hội các nhà đầu tư tham gia giải quyết vấn đề này, theo hướng sau: (i) Doanh nghiệp hỗ trợ một phần tiền nhà ở cho người lao động (việc hỗ trợ tiền nhà ở không phải là tăng lương, không tăng đóng bảo hiểm xã hội của doanh nghiệp), (ii) Doanh nghiệp tham gia đầu tư xây dựng nhà ở cho người lao động. III.4.5 Giải pháp hỗ trợ nhà đầu tư về quảng bá giới thiệu hình ảnh, sản phẩm. Hiện nay chính quyền tỉnh đang áp dụng linh hoạt các biện pháp hỗ trợ cho các doanh nghiệp FDI như bồi thường giải phóng mặt bằng, hỗ trợ đào tạo nghề cho công nhân như đã nói ở trên đã tạo ra sự hấp dẫn thu hút FDI. Ngoài ra còn biện pháp hỗ trợ khác như hỗ trợ nhà đầu tư quảng cáo khuyếch trương sản phẩm. Quảng cáo khuyếch chương sản phẩm là một hoạt động thực sự cần thiết đối với bất cứ nhà kinh doanh sản xuất nào. Tuy nhiên chi phí cho hoạt động này rất tốn kém ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Vì vậy tỉnh có thể có các biện pháp để giúp các doanh nghiệp giảm chi phí quảng bá hình ảnh, thương hiệu, quảng cáo sản phẩm bằng cách kết hợp chương trình khuyếch trương hình ảnh của tỉnh gắn liền với các sản phẩm được sản xuất bởi các doanh nghiệp trong tỉnh trên trang Wed của tỉnh miễn phí. Thiết kế một “siêu thị sản phẩm Hải Dương” trên trang Wed của tỉnh, có sự liên kết với các trang Wed của các doanh nghiệp để khi người tiêu dùng hay các nhà đầu tư truy cập có thể có nhiều thông tin hơn nữa phục vụ ý tưởng đầu tư, sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó kết hợp các chương trình xúc tiến thương mại và đầu tư của tỉnh gắn liền với các doanh nghiệp trong tỉnh. V.5. Một số kiến nghị Để đảm bảo tăng cường thu hút và duy trì sự tăng trưởng của các doanh nghiệp FDI, góp phần tích cực vào phát triển kinh tế Tỉnh Hải Dương một cách bền vững, một số kiến nghị với UBND Tỉnh Hải Dương cụ thể như sau: Thứ nhất, cần nhận thức rằng đã đến thời điểm Tỉnh Hải Dương chuyển từ giai đoạn thu hút các dự án FDI đại trà sang giai đoạn thu hút các dự án FDI chọn lọc. Việc chuyển đổi này là sự tất yếu khách quan của sự phát triển đi từ phát triển về số lượng sang phát triển về chất, đảm bảo yêu cầu phát triển bền vững. Việc chuyển đổi này có thể dẫn tới giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế trong một số năm. Nhóm nghiên cứu dự báo nếu thực hiện chuyển đổi này trong một vài năm tới tốc độ tăng trưởng sẽ giảm xuống còn khoảng 5-7% thay vì cho tốc độ tăng trưởng 10-13% như hiện nay. Thứ hai, cần có những hành động hàng ngày quan tâm hơn nữa đối với các doanh nghiệp. Bên cạnh việc quản lý, đồng thời là sự giúp đỡ những khó khăn vướng mắc mà doanh nghiệp gặp phải. Tóm lại, để tăng cường thu hút và nuôi dưỡng sự tăng trưởng các doanh nghiệp FDI nhằm thực hiện các mục tiêu phát triển của Tỉnh Hải Dương giai đoạn 2006 - 2010, cần xác định rõ quan điểm trong thu hút và nuôi dưỡng sự tăng trưởng của các doanh nghiệp FDI đó là gắn liền với đảm bảo mục tiêu tăng trưởng và phát triển kinh tế xã hội Hải Dương trong từng giai đoạn cụ thể, chú ý tới đảm bảo phát triển bền vững. Các giải pháp đề xuất và các kiến nghị được dựa trên điều kiện thực tế của Tỉnh Hải Dương nhưng đồng thời chú ý tới những giải pháp có tính đột phá. Bên cạnh những giải pháp, kiến nghị để đảm bảo tăng cường thu hút các dự án FDI đảm bảo tốc độ tăng trưởng kinh tế cao của Tỉnh Hải Dương giai đoạn 2006 - 2010, cần thực hiện các giải pháp có tính đột phá, lựa chọn dự án đầu tư lớn với hàm lượng công nghệ cao, những dự án đầu tư trong lĩnh vực mới góp phần vào chuyển dịch cơ cấu doanh nghiệp FDI nói riêng và cơ cấu kinh tế của Tỉnh nói chung, đảm bảo phát triển kinh tế bền vững. Kết luận Luận văn này đã được hoàn thành đúng tiến độ yêu cầu. Tất cả các vấn đề đưa ra đều được phân tích cụ thể, chi tiết. Từ đó đã trả lời được những câu hỏi nghiên cứu. Mục đích của luận văn là tìm ra những hạn chế trong việc thu hút FDI vào Hải Dương trong những năm qua nhìn từ góc độ các nhà đầu tư, từ đó để có sự nhìn nhận tổng thể đưa ra các giải pháp nhằm tăng cường hơn nữa sự hấp dẫn của môi trường đầu tư tại Hải Dương. Trên cơ sở đánh giá, phân tích, những kết quả luận văn đạt được là: đã hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn của thu hút FDI, trong đó nhấn mạnh vai trò của chính quyền địa phương; vẽ lên bức tranh tổng thể về thực trạng FDI tại Hải Dương; xây dựng các quan điểm và giải pháp nhằm tăng cường thu hút và duy trì tăng trưởng FDI vào Hải Dương giai doạn 2007-2010. Luận văn đã chỉ ra được các điểm yếu, hạn chế trong việc quản lý của chính quyền địa phương cần khắc phục. Tất cả các giải pháp đưa ra trong luận văn này dựa trên kết quả việc phân tích đánh giá những số liệu thu được từ quan sát, phỏng vấn và các lý thuyết về đầu tư cũng như các lý thuyết khác. Những giải pháp luận văn đưa ra có tính thực tế cao có thể áp dụng thực tế đối với Hải Dương trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên do thời gian có hạn, và trong phạm vi nghiên cứu đã không cho phép tác giả đánh giá sâu sắc hơn nữa một số mặt có ảnh hưởng làm giảm sự hấp dẫn trong việc thu hút FDI vào Hải Dương. Hy vọng đây cũng là một vấn đề gợi mở việc nghiên cứu cho các luận văn tiếp theo. Tài liệu tham khảo 1. Bùi Anh Tuấn, 2007, Thu hút và nuôi dưỡng sự tăng trưởng doanh nghiệp FDI ở tỉnh Đồng Nai. (Đề tài cấp tỉnh). 1.Bui Anh Tuan. 1991. "Tao Viec Lam cho Nguoi Lao Dong Thong Qua Dau Tu Truc Tiep Nuoc Ngoai tai Viet nam," (FDI and Employment Creation for Working People in Vietnam) Vietnam Economic Review 1(55):43-7. 2.Dang Duc Quy. 1999. "Dau Tu Truc Tiep cua Nuoc Ngoai: Nhung Gam Mau Sang Toi," (Foreign Direct Investment: Positive and Negative Aspects) Tap Chi Cong San 560:29-33. 3.Do Thi Thuy. 1998. "Dau Tu Truc Tiep Nuoc Ngoai: Tinh Hai Mac cua Mot Van De," (Foreign Direct Investment: Two Sides of an Issue) Nghien Cuu Kinh Te 1(236):3-9. 4.Do Thi Thuy. 1998. "Dau Tu Truc Tiep Nuoc Ngoai: Tinh Hai Mac cua Mot Van De," (Foreign Direct Investment: Two Sides of an Issue) Nghien Cuu Kinh Te 1(236):3-9. 5.Nguyen Trong Xuan. 2000. "Foreign Direct Investment (FDI) in Vietnam during 1998-1999," Vietnam Social Sciences 3(77):32-43. 6.Vo Thanh Thu. 1999. "Tac Dong cua Cuoc Khung Hoang Tai Chinh Tien Te Chau A den Hoat Dong Dau Tu Truc Tiep Nuoc Ngoai O Viet Nam," (Impact of Asian Finanical Monetary Crisis on FDI in Vietnam) Vietnam Economic Review 1(55):38-43. 7.Vo Thanh Thu. 1999. "Tinh Hinh Dau Tu Truc Tiep Nuoc Ngoai tai Viet Nam trong Nam 1998 va Giai Phap Tang Cuong Thu Hut Von FDI," (Foreign Direct Investment in Vietnam in 1998 and Measures to Induce Foreign Investors) Vietnam Economic Review 5(59):25-0. 8. Michael Porter ,1996, Competitive Strategy, 9. Michael Porter , 1998, Competitive Advantage,

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxCác giải pháp thu hút FDI ở tỉnh Hải Dương.docx
Luận văn liên quan