Với điều kiện này, đối tượng được tham gia khuyến mại chỉ là các khách hàng đang giao
dịch, đang sử dụng hàng hóa của đối thủ cạnh tranh. Nói cách khác, Masan đã trực diện lôi
kéo khách hàng đang tiêu thụ sản phẩm cùng loại của doanh nghiệp khác bằng cách tặng sản
phẩm bột canh của mình cho khách hàng dùng thử với mong muốn khách hàng thay đổi thói
quen tiêu dùng. Hành vi này bị coi là một dạng không lành mạnh bởi nó được thực hiện
nhằm xoá bỏ một cách không chính đáng thói quen tiêu dùng của khách hàng đối với sản
phẩm của doanh nghiệp khác. Khi tham gia thị trường các doanh nghiệp được quyền tác
động đến nhu cầu của khách hàng bằng cách dành lợi ích vật chất, cung cấp các thông tin về
sản phẩm của mình để khách hàng có thể lựa chọn chúng trong vô số các sản phẩm cùng
loại khác. Trước rất nhiều sản phẩm cùng loại có khả năng đáp ứng cho cùng một nhu cầu,
doanh nghiệp chỉ có thể làm nổi bật sản phẩm của mình trước khách hàng để cạnh tranh.
Trong khuyến mại không lành mạnh việc tặng hàng hoá cho khách hàng dùng thử nhưng lại
yêu cầu khách hàng đổi hàng hoá cùng loại do doanh nghiệp khác sản xuất mà khách hàng
đó đang sử dụng để dùng hàng hoá của mình là toan tính nhằm xoá bỏ hình ảnh của doanh
nghiệp khác trong thói quen tiêu dùng đã có của khách hàng để tạo thói quen tiêu dùng mới
đối với sản phẩm của mình.
13 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4451 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Các hoạt động xúc tiến thương mại (Khuyến mại và Quảng cáo) - Các vi phạm pháp luật phổ biến trong lĩnh vực khuyến mại và quảng cáo ở Việt Nam hiện nay - Tình huống và đề xuất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP.HCM
NGÀNH LUẬT KINH TẾ
BÀI THUYẾT TRÌNH
LUẬT THƯƠNG MẠI 2
GVHD: TS. LÊ VĂN HƯNG
Đề tài:
Các hoạt động xúc tiến thương mại (Khuyến mại và Quảng cáo) - Các vi
phạm pháp luật phổ biến trong lĩnh vực khuyến mại và quảng cáo ở Việt
Nam hiện nay - Tình huống và đề xuất.
TP.HCM, ngày 16 tháng 12 năm 2011
Nhóm 3:
1. Nguyễn Quốc Cường
2. Trịnh Tấn Lực
3. Nguyễn Võ Phương Quỳnh
4. Huỳnh Thị Phương Thảo
5. Trần Anh Tuấn
6. Võ Thị Thanh Tuyền
7. Châu Văn Phú
8. Võ Hùng Nhân
9. Huỳnh Thành Đạt
MỤC LỤC
1 KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM ................................................................................. 1
1.1 Khái niệm ........................................................................................................... 1
1.2 Đặc điểm ............................................................................................................ 1
2 CÁC HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI .................................................. 1
2.1 Khuyến mại ........................................................................................................ 1
2.1.1 Khái niệm ..................................................................................................... 1
2.1.2 Các hình thức khuyến mại ............................................................................ 1
2.1.3 Các hành vi bị cấm trong hoạt động khuyến mại .......................................... 2
2.2 Quảng cáo thương mại ........................................................................................ 2
2.2.1 Chủ thể ......................................................................................................... 3
2.2.2 Sản phẩm quảng cáo thương mại .................................................................. 3
2.2.3 Phương tiện quảng cáo ................................................................................. 4
2.2.4 Hàng hóa, dịch vụ quảng cáo ........................................................................ 4
2.2.5 Các quảng cáo thương mại bị cấm ................................................................ 5
2.3 Trưng bày giới thiệu hàng hoá, dịch vụ ............................................................... 5
2.3.1 Khái niệm ..................................................................................................... 5
2.3.2 Chủ thể ......................................................................................................... 5
2.4 Hội chợ, triển lãm thương mại ............................................................................ 6
2.4.1 Khái niệm ..................................................................................................... 6
2.4.2 Chủ thể ......................................................................................................... 6
3 CÁC VI PHẠM PHÁP LUẬT TRONG HOẠT ĐỘNG QUẢNG CÁO,
KHUYẾN MÃI ........................................................................................................ 6
3.1 Tình trạng vi phạm khuyến mại........................................................................... 6
3.2 Tình trạng vi phạm quảng cáo ............................................................................. 7
4 TÌNH HUỐNG VÀ MỘT SỐ NHẬN XÉT ............................................................ 8
4.1 Tình huống về khuyến mại .................................................................................. 8
Tình huống: Tặng hàng hoá cho khách hàng dùng thử, nhưng lại yêu cầu khách hàng
đổi hàng hoá cùng loại đang sử dụng do doanh nghiệp khác sản xuất. ....................... 8
4.2 Tình huống về quảng cáo .................................................................................... 9
4.2.1 Tình huống 1: Quảng cáo bằng việc sử dụng phương pháp so sánh trực tiếp
hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ của mình với hoạt động sản xuất,
kinh doanh hàng hoá, dịch vụ cùng loại của thương nhân khác. ................................. 9
4.2.2 Tình huống 2: Quảng cáo Comfort sáng tạo cổ vũ người Việt sinh thêm con
thứ 3 ................................................................................................................... 10
Trang | 1
1 KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM
1.1 Khái niệm
Xúc tiến thương mại (trade promotion): Là hoạt động thúc đẩy, tìm kiếm cơ hội mua bán
hàng hoá và cung ứng dịch vụ, bao gồm hoạt động khuyến mãi, quảng cáo thương mại,
trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ, hội chợ và triển lãm thương mại.
1.2 Đặc điểm
- Là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, hỗ trợ cho hoạt động mua bán hàng hóa, cung
ứng dịch vụ hay các hoạt động có mục đích sinh lợi khác, tạo cơ hội khuyến khích
thúc đẩy các hoạt động này thực hiện có hiệu quả nhất.
- Chủ thể thực hiện là thương nhân, tổ chức cá nhân khác có liên quan đến hoạt động
thương mại của thương nhân. Chủ thể có tư cách pháp lý độc lập, là thương nhân VN
hay nước ngoài
- Mục đích: tìm kiếm thị trường, thúc đẩy cơ hội mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ
nhằm đạt được lợi nhuận
- Cách thức thực hiện: quảng cáo, khuyến mại, tổ chức triển lãm, hội chợ…do thương
nhân tự thực hiện.
2 CÁC HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI
2.1 Khuyến mại
2.1.1 Khái niệm
- Là hoạt động xúc tiến thương mại của thương nhân nhằm xúc tiến việc mua bán hàng
hoá, cung ứng dịch vụ bằng cách dành cho khách hàng những lợi ích nhất định (Ví dụ:
giảm giá, tặng hàng hoá cho khách hàng mà không thu tiền, …).
Hành vi khuyến mại có tác động trực tiếp tới khách hàng, thể hiện ở việc khách hàng
sẽ sử dụng những lợi ích mà thương nhân mang lại (có thể là bằng một hàng hoá hoặc
một dịch vụ nhất định) và ở việc khách hàng được thúc đẩy để mua loại hàng hoá, dịch
vụ là đối tượng khuyến mại.
- Thương nhân Việt Nam, Chi nhánh của thương nhân Việt Nam, Chi nhánh của thương
nhân nước ngoài tại Việt Nam có quyền tự tổ chức khuyến mại hoặc thuê thương nhân
kinh doanh kinh doanh dịch vụ khuyến mại thực hiện việc khuyến mại cho mình.
- Văn phòng đại diện của thương nhân không được khuyến mại hoặc thuê thương nhân
khác thực hiện khuyến mại tại Việt Nam cho thương nhân mà mình đại diện.
- Mục đích của khuyến mại là xúc tiến việc bán hàng và cung ứng dịch vụ, kích cầu tiêu
dùng, thúc đẩy người tiêu dùng mua và mua nhiều hơn các hàng hoá, dịch vụ mà
doanh nghiệp cung cấp hoặc phân phối.
- Cách thức xúc tiến thương mại: dành cho khách hàng những lợi ích nhất định.
2.1.2 Các hình thức khuyến mại
Căn cứ theo Quy định tại điều 92 Luật thương mại 2005, gồm có cách hình thức khuyến mại
sau đây:
Trang | 2
- Đưa hàng hoá mẫu, cung ứng dịch vụ mẫu để khách hàng dùng thử không phải trả tiền.
- Tặng hàng hoá cho khách hàng, cung ứng dịch vụ không thu tiền.
- Bán hàng, cung ứng dịch vụ với giá thấp hơn giá bán hàng, giá cung ứng dịch vụ trước
đó, được áp dụng trong thời gian khuyến mại đã đăng ký hoặc thông báo. Trường hợp
hàng hóa, dịch vụ thuộc diện Nhà nước quản lý giá thì việc khuyến mại theo hình thức
này được thực hiện theo quy định của Chính phủ.
- Bán hàng, cung ứng dịch vụ có kèm theo phiếu mua hàng, phiếu sử dụng dịch vụ để
khách hàng được hưởng một hay một số lợi ích nhất định.
- Bán hàng, cung ứng dịch vụ có kèm phiếu dự thi cho khách hàng để chọn người trao
thưởng theo thể lệ và giải thưởng đã công bố.
- Bán hàng, cung ứng dịch vụ kèm theo việc tham dự các chương trình mang tính may
rủi mà việc tham gia chương trình gắn liền với việc mua hàng hóa, dịch vụ và việc
trúng thưởng dựa trên sự may mắn của người tham gia theo thể lệ và giải thưởng đã
công bố.
- Tổ chức chương trình khách hàng thường xuyên, theo đó việc tặng thưởng cho khách
hàng căn cứ trên số lượng hoặc trị giá mua hàng hóa, dịch vụ mà khách hàng thực hiện
được thể hiện dưới hình thức thẻ khách hàng, phiếu ghi nhận sự mua hàng hoá, dịch vụ
hoặc các hình thức khác.
- Tổ chức cho khách hàng tham gia các chương trình văn hóa, nghệ thuật, giải trí và các
sự kiện khác vì mục đích khuyến mại.
- Các hình thức khuyến mại khác nếu được cơ quan quản lý nhà nước về thương mại
chấp thuận.
2.1.3 Các hành vi bị cấm trong hoạt động khuyến mại
- Khuyến mại hoặc sử dụng rượu, bia để khuyến mại cho người dưới 18 tuổi.
- Khuyến mại hoặc sử dụng thuốc lá, rượu có độ cồn từ 30 độ trở lên để khuyến mại
dưới mọi hình thức.
- Khuyến mại thiếu trung thực hoặc gây hiểu lầm về hàng hoá, dịch vụ để lừa dối khách
hàng
- Khuyến mại tại trường học, bệnh viện, trụ sở của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị,
tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân.
- Hứa tặng, thưởng nhưng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng.
- Khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh.
- Thực hiện khuyến mại mà giá trị hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại vượt quá hạn
mức tối đa 50% hoặc giảm giá hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại quá mức tối đa
50%.
2.2 Quảng cáo thương mại
- Là hoạt động xúc tiến thương mại của thương nhân để giới thiệu hoạt động kinh doanh
hàng hoá, dịch vụ của mình (Điều 102 LTM 2005).
- Quảng cáo là hoạt động xúc tiến thương mại nhằm tuyên truyền giới thiệu hàng hóa,
dịch vụ, hay hoạt động của hãng kinh doanh về hàng hóa dịch vụ đó, nhằm tạo sự
Trang | 3
hứng thú của khách hàng đối với sản phẩm. Từ đó kích thích sức mua của người tiêu
dùng, đẩy mạnh hoạt động sản xuất, bán hàng và dịch vụ. Mục đích của hoạt động
quảng cáo là nhằm tăng cường sự nhận thức của người tiêu dùng về sản phẩm, giúp
người tiêu dùng có thể lựa chọn được sản phẩm thích hợp, và đó cũng là cách mà nhà
sản xuất quảng bá sản phẩm. Với tác động của thông tin quảng cáo tâm lí khách hàng
dễ bị thay đổi và dễ trở thành nô lệ của hàng hóa vì sự tiêu dùng được quảng cáo kích
thích.
- Trong hoạt động quảng cáo thương mại các nhà sản xuất thường sử dụng ngôn từ
phóng đại để kích thích thị hiếu của người tiêu dùng như: đệ nhất, tuyệt vời, tuyệt hảo
... cho các sản phẩm của mình. Nó tạo nên sự thay đổi nhanh chóng các nhu cầu tiêu
dùng, dẫn đến hình thành lối sống tiêu dùng.
2.2.1 Chủ thể
Chủ thể thực hiện quyền quảng cáo thương mại gồm:
- Thương nhân tự quảng cáo hàng hoá, dịch vụ của mình.
- Thương nhân kinh doanh dịch vụ quảng cáo hàng hoá cho thương nhân khác.
2.2.2 Sản phẩm quảng cáo thương mại
- Sản phẩm quảng cáo thương mại gồm những thông tin bằng hình ảnh, hành động, âm
thanh, tiếng nói, chữ viết, biểu tượng, màu sắc, ánh sáng chứa đựng nội dung quảng
cáo thương mại (Điều 105 LTM 2005).
Sản phẩm quảng cáo là những thông tin bằng hình ảnh, âm thanh, màu sắc...nhằm
truyền tải đến khách hàng và người tiêu dùng thông tin về hàng hóa, hoạt động kinh
doanh của họ. Thông tin này phải bảo đảm tính chính xác, trung thực, rõ ràng không
gây thiệt hại cho người sản xuất kinh doanh và người tiêu dùng.
- Tùy thuộc vào đặc tính của hàng hóa, đối tượng khách hàng mà sản phẩm phải phù
hợp với nếp sống của người Việt Nam. Hình thức thể hiện của sản phẩm quảng cáo
phải có tính thẩm mỹ không trái với truyền thống đạo đức, thuần phong mỹ tục, phải
rõ ràng dễ hiểu và phải có dấu hiệu phân biệt những thông tin quảng cáo với những
thông tin không phải là quảng cáo để không gây nhầm lẫn cho nhà sản xuất kinh doanh
và người tiêu dùng.
- Sản phẩm quảng cáo phải sử dụng tiếng việt trừ những từ ngữ đã được quốc tế hóa,
thương hiệu hoặc từ ngữ không thay thế được bằng tiếng việt; Quảng cáo thông qua
sách, báo, ấn phẩm được phép xuất bản bằng tiếng dân tộc thiểu số ở Việt Nam, tiếng
nước ngoài; chương trình phát thanh, truyền hình bằng tiếng dân tộc thiểu số ở Việt
Nam, tiếng nước ngoài (Điều 8 Pháp lệnh quảng cáo 39/2001/PL-UBTVQH10).
- Nghiêm cấm việc sử dụng Quốc kỳ, Đảng kỳ, Quốc huy, Quốc ca hoặc giai điệu Quốc
ca, hình ảnh lãnh tụ, hình ảnh đồng tiền Việt Nam, hình ảnh biển báo giao thông để
quảng cáo (Khoản 2 Điều 5 Pháp lệnh quảng cáo 39/2001/PL-UBTVQH10).
- Về nguyên tắc thương nhân không so sánh hàng hóa của mình với hàng hóa của
thương nhân khác trừ trường hợp so sánh hàng hóa của mình với hàng giả, hàng vi
phạm quyền sở hữu trí tuệ trong sản phẩm quảng cáo thương mại sau khi có xác nhận
của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về việc sử dụng hàng giả, hàng vi phạm
quyền sở hữu trí tuệ để so sánh.
Trang | 4
- Thương nhân có quyền đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với sản phẩm quảng
cáo thương mại theo quy định của pháp luật (Điều 108 LTM 2005).
2.2.3 Phương tiện quảng cáo
Theo điều 106 LTM 2005, phương tiện quảng cáo thương mại là công cụ được sử dụng để
giới thiệu các sản phẩm quảng cáo thương mại.
Phương tiện quảng cáo thương mại bao gồm:
- Các phương tiện thông tin đại chúng;
- Các phương tiện truyền tin;
- Các loại xuất bản phẩm;
- Các loại bảng, biển, băng, pa-nô, áp-phích, vật thể cố định, các phương tiện giao thông
hoặc các vật thể di động khác;
- Các phương tiện quảng cáo thương mại khác.
2.2.4 Hàng hóa, dịch vụ quảng cáo
- Hàng hóa, dịch vụ là những đối tượng của quảng cáo thương mại là hàng hóa, dịch vụ
đang hoặc sẽ được thương nhân cung ứng trên thị trường. Đối tượng của quảng cáo
thương mại là hàng hóa, dịch vụ thuộc lĩnh vực kinh doanh của thương nhân, về
nguyên tắc thương nhân được quyền quảng cáo đối với mọi hàng hóa, dịch vụ được
quyền kinh doanh. Tuy nhiên nhằm thực hiện chính sách xã hội, pháp luật có quy định
cấm hoặc hạn chế đối với một số hàng hóa, dịch vụ, do đó hàng hóa, dịch vụ quảng
cáo thương mại phải không thuộc hàng hóa, dịch vụ cấm hoặc hạn chế kinh doanh.
- Hàng hóa, dịch vụ quảng cáo phải thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ được phép lưu
thông và phải thuộc phạm vi đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp. Đối với hàng hóa
chưa nhập khẩu hay chưa lưu thông trên thị trường cũng như đối với hàng hóa, dịch vụ
chưa được thực hiện trong kinh doanh thương mại ở Việt Nam mà muốn quảng cáo thì
phải là hàng hóa, dịch vụ không thuộc danh mục hàng hóa cấm kinh doanh theo pháp
luật Việt Nam.
- Thương nhân quảng cáo hàng hóa, dịch vụ liên quan đến thuốc thú y, thuốc bảo vệ
thực vật, phân bón, thức ăn chăn nuôi, giống vật nuôi cây trồng phải tuân thủ theo quy
định của pháp luật có liên quan và không được khẳng định về tính an toàn, tính không
độc hại nhưng không có cơ sở khoa học, sử dụng tiếng nói, chữ viết hoặc hành vi vi
phạm quy trình và phương pháp sử dụng thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật. Các sản
phẩm dinh dưỡng dành cho trẻ nhỏ trước khi đưa ra thị trường đều phải được công bố
tiêu chuẩn sản phẩm tại Bộ Y Tế (Cục an toàn vệ sinh thực phẩm).
- Việc quảng cáo các loại sữa dùng cho trẻ từ trên 12 tháng tuổi đến 24 tháng tuổi phải
tuân thủ các điều kiện quy định, quảng cáo trên báo hình mà chỉ có hình ảnh không có
lời nói thì nội dung "Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho sức khoẻ và sự phát triển toàn diện
của trẻ nhỏ"phải được thể hiện rõ ràng bằng chữ với thời lượng đủ để người xem có
thể đọc được. Nếu quảng cáo dùng cả hình ảnh và lời nói thì nội dung "Sữa mẹ là thức
ăn tốt nhất cho sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ" phải được thể hiện
bằng chữ và được nói rõ ràng, mạch lạc để người xem có thể đọc và nghe được. Quảng
cáo trên báo nói thì phải nói rõ, mạch lạc: "Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho sức khoẻ và
sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ" để người nghe có thể nghe được. Quảng cáo trên
báo in, báo điện tử, xuất bản phẩm, bảng, biển hoặc trên các phương tiện quảng cáo
Trang | 5
khác phải thể hiện rõ nội dung "Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho sức khoẻ và sự phát
triển toàn diện của trẻ nhỏ" để người xem có thể đọc được.
2.2.5 Các quảng cáo thương mại bị cấm
Thương nhân không được thực hiện hoạt động quảng cáo thương mại mà pháp luật cấm
(Điều 109 LTM 2005)
- Quảng cáo làm tiết lộ bí mật nhà nước, phương hại đến độc lập, chủ quyền, an ninh
quốc gia và trật tự, an toàn xã hội.
- Quảng cáo có sử dụng sản phẩm quảng cáo, phương tiện quảng cáo trái với truyền
thống lịch sử, văn hoá, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam và trái với quy định
của pháp luật.
- Quảng cáo hàng hoá, dịch vụ mà Nhà nước cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh hoặc
cấm quảng cáo.
- Quảng cáo thuốc lá, rượu có độ cồn từ 30 độ trở lên và các sản phẩm, hàng hoá chưa
được phép lưu thông, dịch vụ chưa được phép cung ứng trên thị trường Việt Nam tại
thời điểm quảng cáo.
- Lợi dụng quảng cáo thương mại gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, tổ chức, cá
nhân.
- Quảng cáo bằng việc sử dụng phương pháp so sánh trực tiếp hoạt động sản xuất, kinh
doanh hàng hoá, dịch vụ của mình với hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch
vụ cùng loại của thương nhân khác.
- Quảng cáo sai sự thật về một trong các nội dung số lượng, chất lượng, giá, công dụng,
kiểu dáng, xuất xứ hàng hóa, chủng loại, bao bì, phương thức phục vụ, thời hạn bảo
hành của hàng hoá, dịch vụ.
- Quảng cáo cho hoạt động kinh doanh của mình bằng cách sử dụng sản phẩm quảng
cáo vi phạm quyền sở hữu trí tuệ; sử dụng hình ảnh của tổ chức, cá nhân khác để
quảng cáo khi chưa được tổ chức, cá nhân đó đồng ý.
- Quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh theo quy định của pháp luật..
2.3 Trưng bày giới thiệu hàng hoá, dịch vụ
2.3.1 Khái niệm
Là hoạt động xúc tiến thương mại của thương nhân bằng cách dùng hàng hoá, dịch vụ
và tài liệu về hàng hoá, dịch vụ để giới thiệu với khách hàng về hàng hóa, dịch vụ đó
(Điều 117 LTM 2005).
2.3.2 Chủ thể
Các chủ thể có quyền trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ của mình hoặc thương nhân
kinh doanh dịch vụ trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ (Điều 118 LTM 2005).
- Thương nhân Việt Nam, Chi nhánh của thương nhân Việt Nam, Chi nhánh của
thương nhân nước ngoài tại Việt Nam có quyền trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch
vụ; lựa chọn các hình thức trưng bày, giới thiệu phù hợp; tự mình tổ chức hoặc thuê
thương nhân kinh doanh dịch vụ trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ để trưng
bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ của mình.
Trang | 6
- Văn phòng đại diện của thương nhân không được trực tiếp trưng bày, giới thiệu
hàng hoá, dịch vụ của thương nhân do mình đại diện, trừ việc trưng bày, giới thiệu
tại trụ sở của Văn phòng đại diện đó. Trong trường hợp được thương nhân ủy
quyền, Văn phòng đại diện có quyền ký hợp đồng với thương nhân kinh doanh dịch
vụ trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ để thực hiện trưng bày, giới thiệu hàng
hóa, dịch vụ cho thương nhân mà mình đại diện.
- Thương nhân nước ngoài chưa được phép hoạt động thương mại tại Việt nam muốn
trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ của mình tại Việt Nam phải thuê thương
nhân kinh doanh dịch vụ trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ Việt Nam thực
hiện.
2.4 Hội chợ, triển lãm thương mại
2.4.1 Khái niệm
Là hoạt động xúc tiến thương mại được thực hiện trong một thời gian và tại một địa
điểm nhất định để thương nhân trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ nhằm mục đích
thúc đẩy, tìm kiếm cơ hội giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá, hợp đồng dịch vụ
(Điều 129 LTM 2005).
2.4.2 Chủ thể
Các chủ thể có quyền tham gia hội chợ triển lãm (Điều 131 LTM 2005):
- Thương nhân Việt Nam, Chi nhánh của thương nhân Việt Nam, Chi nhánh của thương
nhân nước ngoài tại Việt Nam có quyền trực tiếp tổ chức, tham gia hội chợ, triển lãm
thương mại về hàng hóa, dịch vụ mà mình kinh doanh hoặc thuê thương nhân kinh
doanh dịch vụ hội chợ, triển lãm thương mại thực hiện.
- Thương nhân kinh doanh dịch vụ hội chợ triển lãm thương mại có quyền cung ứng
dịch vụ tổ chức hoặc tham gia hội chợ triển lãm thương mại cho thương nhân khác để
hưởng thù lao.
- Văn phòng đại diện của thương nhân không được trực tiếp tổ chức, tham gia hội chợ,
triển lãm thương mại. Trong trường hợp được thương nhân ủy quyền, Văn phòng đại
diện có quyền ký hợp đồng với thương nhân kinh doanh dịch vụ hội chợ, triển lãm
thương mại để tổ chức, tham gia hội chợ, triển lãm thương mại cho thương nhân mà
mình đại diện.
- Thương nhân nước ngoài có quyền trực tiếp tham gia hoặc thuê thương nhân kinh
doanh dịch vụ hội chợ, triển lãm thương mại Việt Nam thay mặt mình tham gia hội
chợ, triển lãm thương mại tại Việt Nam. Trong trường hợp muốn tổ chức hội chợ, triển
lãm thương mại tại Việt Nam thì thương nhân nước ngoài phải thuê thương nhân kinh
doanh dịch vụ hội chợ, triển lãm thương mại Việt Nam thực hiện.
3 CÁC VI PHẠM PHÁP LUẬT TRONG HOẠT ĐỘNG QUẢNG CÁO, KHUYẾN
MÃI
3.1 Tình trạng vi phạm khuyến mại
Khuyến mại là hoạt động xúc tiến thương mại của thương nhân nhằm xúc tiến việc mua bán
hàng hóa, cung ứng dịch vụ bằng cách dành cho khách hàng những lợi ích nhất định.
Trang | 7
Thông qua hoạt động khuyến mại, các doanh nghiệp sẽ có điều kiện thăm dò thị trường cho
sản phẩm, dịch vụ mới; giải quyết được vấn đề hàng tồn kho, củng cố quan hệ với khách
hàng và xây dựng danh sách khách hàng tiềm năng. Doanh nghiệp thực hiện nhiều hình thức
khuyến mại khác nhau nhưng chủ yếu là giảm giá thẳng trên sản phẩm, mua 2 hoặc 3 sản
phẩm được tặng 1 hay tặng kèm các sản phẩm khác, bốc thăm trúng thưởng. Những chương
trình khuyến mại này thực sự thu hút sức mua mạnh từ phía người tiêu dùng. Tuy nhiên,
không ít lo ngại được đặt ra khi mà chất lượng, giá thành của sản phẩm chưa thực sự bảo
đảm quyền lợi của người tiêu dùng.
Hoạt động khuyến mại diễn ra rộng khắp, bên cạnh đó là việc phát sinh những vi phạm
trong lĩnh vực này cũng không ít, cụ thể tập trung ở các vi phạm sau:
- Khuyến mại thiếu trung thực hoặc gây hiểu lầm về hàng hoá, dịch vụ để lừa dối khách
hàng.
- Hứa tặng, thưởng nhưng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng.
- Khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh.
- Thực hiện khuyến mại mà giá trị hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại vượt quá hạn
mức tối đa 50% hoặc giảm giá hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại quá mức tối đa
50%.
Một trong những nguyên nhân khiến nhiều doanh nghiệp có hành vi vi phạm là do pháp luật
chưa thực sự đủ cứng rắn. Theo đó, mức xử phạt cao nhất nếu thương nhân vi phạm trong
lĩnh vực này là 60 triệu đồng (áp dụng đối với chương trình tổ chức có phạm vi từ 2 tỉnh
thành trở lên). Đối chiếu với quy mô chương trình khuyến mại của một số doanh nghiệp
hiện nay có lúc lên đến 10 tỷ đồng thì có thể thấy số tiền xử phạt này còn quá nhỏ, chưa đủ
sức răn đe và chưa bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật. Do vậy, cần phải sửa đổi quy
định của pháp luật theo hướng nâng mức xử phạt vi phạm để hoạt động khuyến mại thực sự
bảo đảm quyền lợi của người tiêu dùng.
Ngoài ra, theo các văn bản pháp luật quy định về hoạt động khuyến mại như trong Luật
Thương mại 2005, Nghị định số 37/2006/NĐ-CP, Thông tư Liên tịch hướng dẫn thực hiện
số 07/2007/TTLT-BTM-BTC ... hoạt động khuyến mại thì duy nhất khuyến mại bán hàng,
dịch vụ kèm theo việc tham dự các chương trình có tính may rủi là phải đăng ký và được sự
chấp thuận của các cơ quan có thẩm quyền.
Còn lại, các hình thức khác, trong đó có việc giảm giá, xả hàng ... rất phổ biến hiện nay,
doanh nghiệp chỉ cần gửi thông báo trước bảy ngày bằng văn bản đến Sở Công Thương nếu
làm trên địa bàn một tỉnh hoặc Cục Xúc tiến thương mại khi tổ chức từ hai tỉnh trở lên.
Như vậy, hoạt động khuyến mại có thực chất hay không phụ thuộc nhiều vào tính tự giác
của doanh nghiệp và việc kiểm soát hoạt động khuyến mại không hề dễ dàng. Thị trường có
hàng triệu hàng ngàn mã hàng, mỗi ngày có hàng ngàn mã khuyến mại, giảm giá..., nên việc
các doanh nghiệp, cửa hàng dùng chiêu tăng giá rồi hô lên là khuyến mại để hạ là khó tránh
khỏi, nhất là khi họ đánh trúng tâm lý ham khuyến mại của người tiêu dùng.
3.2 Tình trạng vi phạm quảng cáo
Hoạt động quảng cáo trên các phương tiện quảng cáo ở ngoài trời tại nhiều nơi còn rất lộn
xộn, không phù hợp với sự phát triển của đô thị. Tình trạng dựng biển quảng cáo không
phép, quảng cáo kèm biển hiệu diễn ra khá phổ biến, đặc biệt tại các đô thị lớn như Hà Nội,
TP HCM, Đà Nẵng. Mặc dù theo quy định của pháp luật, việc thực hiện quảng cáo trên các
Trang | 8
phương tiện này phải tuân thủ các điều kiện về quảng cáo và phải được cơ quan có thẩm
quyền cấp phép.
- Quảng cáo vi phạm về an toàn mạng lưới điện;
- Quảng cáo không có giấy phép, quảng cáo quá diện tích cho phép, nội dung không
đúng như giấy phép;
- Quảng cáo quá thời hạn nhưng không tháo dở;
- Quảng cáo kèm biển hiệu, nội dung của biển hiệu không đúng quy định của pháp luật
(chữ cửa hàng, đại lý thì viết rất nhỏ, trong khi tên, nhãn hiệu của sản phẩm thì viết rất
to).
- Bên cạnh đó, ở những thành phố, thị trấn, thị tứ, các vi phạm về quảng cáo thông qua
tờ rơi, tờ gấp, quảng cáo vặt trên tường, cột điện còn rất phổ biến nhưng chưa được cơ
quan chức năng xử lý;
- Quảng cáo trên các phương tiện khác như dù che, xe đẩy, thùng hàng, mái hiên, dây cờ
và các vật dụng khác ... để xảy ra vi phạm nhiều nhất. Theo quy định, việc thực hiện
quảng cáo trên các phương tiện này không phải xin giấy phép về quảng cáo nhưng
phải tuân thủ các quy định của pháp luật về quảng cáo và pháp luật khác có liên quan
(Điều 14 Nghị định 24/2003/NĐ-CP HD thi hành Pháp lệnh quang cáo). Lỗi vi phạm
trong hoạt động quảng cáo trên các phương tiện này chủ yếu gây mất mỹ quan đô thị
và cảnh quan môi trường. Vi phạm pháp luật của hoạt động quảng cáo trên các phương
tiện này rất khó quản lý, trên thực tế, hầu như không được xử lý;
- Một loại hình quảng cáo phát triển mạnh trong mấy năm gần đây là quảng cáo trên
Internet, đa số các trang Website đều có quảng cáo, đặc biệt là một số hình thức quảng
cáo mới xuất hiện trong trò chơi điện tử, Blog. Tuy nhiên, do là loại hình mới nên các
quy định của pháp luật chưa cụ thể, rõ ràng, vi phạm khá phổ biến: quảng cáo trên cả
trang chủ của báo điện tử, không đăng ký sản phẩm quảng cáo trước khi thực hiện.
4 TÌNH HUỐNG VÀ MỘT SỐ NHẬN XÉT
4.1 Tình huống về khuyến mại
Tình huống: Tặng hàng hoá cho khách hàng dùng thử, nhưng lại yêu cầu khách hàng
đổi hàng hoá cùng loại đang sử dụng do doanh nghiệp khác sản xuất.
Công ty Massan đưa ra chương trình khuyến mại bột canh, người tiêu dùng có thể đem gói
bột canh dùng dở đến đổi lấy sản phẩm Massan. Hành vi này được quy định là một trong
các hành vi khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh: “Tặng hàng hoá cho khách hàng
dùng thử, nhưng lại yêu cầu khách hàng đổi hàng hoá cùng loại đang sử dụng do doanh
nghiệp khác sản xuất”.
Ngay sau đó, Công ty Unilever Bestfood đã khiếu nại về chương trình khuyến mại này tới
Sở Thương mại TP.Hồ Chí Minh.
Nhận xét:
Tặng hàng hoá cho khách hàng dùng thử nhưng lại yêu cầu khách hàng đổi hàng hoá cùng
loại do doanh nghiệp khác sản xuất mà khách hàng đó đang sử dụng để dùng hàng hoá của
mình. Hành vi vi phạm này có thể phân tích như sau:
- Hình thức khuyến mại là tặng hàng hóa cho khách hàng dùng thử.
Trang | 9
- Để được tặng hànng hóa, khách hàng phải chấp nhận đổi hàng hóa cùng loại do doanh
nghiệp khác sản xuất mà họ đang sử dụng.
Với điều kiện này, đối tượng được tham gia khuyến mại chỉ là các khách hàng đang giao
dịch, đang sử dụng hàng hóa của đối thủ cạnh tranh. Nói cách khác, Masan đã trực diện lôi
kéo khách hàng đang tiêu thụ sản phẩm cùng loại của doanh nghiệp khác bằng cách tặng sản
phẩm bột canh của mình cho khách hàng dùng thử với mong muốn khách hàng thay đổi thói
quen tiêu dùng. Hành vi này bị coi là một dạng không lành mạnh bởi nó được thực hiện
nhằm xoá bỏ một cách không chính đáng thói quen tiêu dùng của khách hàng đối với sản
phẩm của doanh nghiệp khác. Khi tham gia thị trường các doanh nghiệp được quyền tác
động đến nhu cầu của khách hàng bằng cách dành lợi ích vật chất, cung cấp các thông tin về
sản phẩm của mình để khách hàng có thể lựa chọn chúng trong vô số các sản phẩm cùng
loại khác. Trước rất nhiều sản phẩm cùng loại có khả năng đáp ứng cho cùng một nhu cầu,
doanh nghiệp chỉ có thể làm nổi bật sản phẩm của mình trước khách hàng để cạnh tranh.
Trong khuyến mại không lành mạnh việc tặng hàng hoá cho khách hàng dùng thử nhưng lại
yêu cầu khách hàng đổi hàng hoá cùng loại do doanh nghiệp khác sản xuất mà khách hàng
đó đang sử dụng để dùng hàng hoá của mình là toan tính nhằm xoá bỏ hình ảnh của doanh
nghiệp khác trong thói quen tiêu dùng đã có của khách hàng để tạo thói quen tiêu dùng mới
đối với sản phẩm của mình.
Rõ ràng với hành vi trên, Masan đã vi phạm pháp luật cạnh tranh. Theo khoản 4 điều 46
Luật cạnh tranh việc tặng hàng hoá cho khách hàng dùng thử nhưng lại yêu cầu khách hàng
đổi hàng hoá cùng loại do doanh nghiệp khác sản xuất mà khách hàng đó đang sử dụng để
dùng hàng hóa của mình thì đây là hành vi khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh.
Với hành vi này thì Thanh tra Sở Thương mại TP.Hồ Chí Minh đã lập biên bản và yêu cầu
đình chỉ chương trình khuyến mại của Masan.
4.2 Tình huống về quảng cáo
4.2.1 Tình huống 1: Quảng cáo bằng việc sử dụng phương pháp so sánh trực tiếp hoạt
động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ của mình với hoạt động sản xuất,
kinh doanh hàng hoá, dịch vụ cùng loại của thương nhân khác.
Doanh nghiệp Kym Đan đăng quảng cáo trên 5 tờ báo lớn với nội dung như sau: “Đối với
nệm lò xo, do tính chất không ưu việt của nguyên liệu sản xuất nên chất lượng nệm sẽ giảm
dần theo thời gian. Nếu độ đàn hồi của lò xo cao, lò xo dễ bị gãy, gây nguy hiểm cho người
sử dụng. Đối với nệm nhựa tổng hợp poly-urethane (nệm mút xốp nhẹ) tính dẻo ưu việt nên
không có độ đàn hồi, mau bị xẹp. Chính vì những lý do đó mà Kim đan hoàn toàn không
sản xuất nệm lò xo cũng như nệm nhựa poly-urethane. Tất cả các sản phẩm của Kym đan
đều được làm từ 100% cao su thiên nhiên, có độ bền cao và không xẹp lún theo thời gian...”.
Nhận xét:
Quảng cáo là việc cung cấp những thông tin bằng hình ảnh, âm thanh, màu sắc ... nhằm
truyền tải đến khách hàng và người tiêu dùng thông tin về hàng hóa, hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp. Thông tin này phải bảo đảm tính chính xác, trung thực, rõ ràng không
gây thiệt hại cho người sản xuất kinh doanh và người tiêu dung. Như vậy, việc quảng cáo
chỉ được đề cập đến những khía cạnh để giới thiệu với khách hàng về hoạt động kinh doanh
hàng hoá, dịch vụ của chính doanh nghiệp quảng cáo mà thôi.
Trang | 10
Trong trường hợp này, trong mẫu quảng cáo trên của Công ty Kym Đan có sự sánh rằng
nệm nhựa tổng hợp poly-urethane (nệm mút xốp nhẹ) của Kym Đan ưu việt hơn, tốt hơn
nệm lò xo. Tuy không nói nệm của doanh nghiệp nào nhưng đã trực tiếp xác định được sản
phẩm nệm mút xốp và nệm lò xo, thì có thể xác định đây là có so sánh trực tiếp. Do vậy, căn
cứ khoản 6 đều 109 Luật thương mại 2005 thì có thể xác định mẫu quảng cáo trên là vi
phạm pháp luật về quảng cáo.
4.2.2 Tình huống 2: Quảng cáo Comfort sáng tạo cổ vũ người Việt sinh thêm con thứ 3
Công ty P&G co thực hiện clip quảng cáo với nội dung hình ảnh như sau: một người cha
mang hộp quà được người mẹ mua về tặng cho các con mình. Cả gia đình hết sức phấn khởi
với 3 món quà có 3 mùi hương khác nhau. Cả ba món quà đều tỏa sáng trước ngạc nhiên
của các thành viên trong gia đình có lẽ chính vì muốn quảng cáo cho cả 3 loại sản phẩm với
3 mùi hương khác nhau. Các mẫu sản phẩm đều kết hợp từ các hương liệu Tây - Ta.
Kết thúc đoạn quảng cáo là cả gia đình gồm 5 thành viên trong gia đình đều hạnh phúc vì có
một hương thơm mới gắn kết họ với nhau nhiều hơn.
Hình ảnh một gia đình hạnh phúc trong clip quảng cáo của Comfort
Lời của đoạn quảng cáo rất rõ ràng: “Mấy con xem hương thơm mới mẹ mang về này, tuyệt
lắm hãy tận hưởng hương thơm sáng tạo mới nào, một thế giới hương thơm tinh tế cho cả
gia đình cùng khám phá. Oa, thích quá, nhìn quả Việt Quất và hoa Nhài Tây, thật thơm mát,
cả nhà có thấy hoa Lạc Tiên và Cam Tây không? còn đây là hương thơm từ Ngọc Lan và
Dâu Tây nè.Tận hưởng hương thơm tinh tế hòa quyện từ hoa và trái cây trong comfort sáng
tạo mới".
Nhận xét:
Dựa vào các hành vi bị cấm quảng cáo, thì rõ ràng rất khó xác định được quảng cáo của
P&G có vi phạm pháp luật hay không. Tuy vậy, trong khi Nhà nước đang ra sức vận động
tuyên truyền cho chương trình kế hoạch hóa gia đình “mỗi gia đình chỉ nên đẻ từ 1 đến 2
con” thì trong clip quảng cáo này có đến 3 người con trong 1 gia đình.
Trang | 11
Hiện nay ở nước ta chưa có luật cụ thể áp dụng cho trường hợp này và dưới sự bức xúc của
dư luận thì các cơ quan chức năng cũng tiến hành kiểm tra để xử lý clip quảng cáo. Nhưng
quả thật, các cơ quan chức năng cũng băn khoăn trong việc xử lý mặc dù cho rằng nó có vẻ
như “trái với pháp luật”. Có chăng thì cũng chỉ dừng lại ở việc xử lý có thể dựa trên tinh
thần trao đổi giữa hai bên để Công ty P&G thay đổi lại đoạn quảng cáo cho phù hợp hơn.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_trinh_bay_nhom_3_khuyen_mai_quang_cao_v1_576.pdf