Đề tài Các màn "phù phép" trong tài chính - Thủ thuật trong kế toán

Có nhiều lý do khiến các bản báo cáo tài chính không minh bạch và một trong số đó là cổ phiếu bị đánh giá quá cao (overvaluation). Giá cổ phiếu cao đồng nghĩa với kỳ vọng cao của nhà đầu tư về khả năng sinh lợi của công ty, từ đó gây sức ép lên các nhà lãnh đạo buộc phải tạo ra mức lợi nhuận tương ứng nếu không muốn nhận phản ứng tiêu cực từ thị trường. Mặt khác, các nhà lãnh đạo cũng nắm giữ một số lượng lớn cổ phiếu, nên bản thân họ không muốn giá cổ phiếu bị sụt giảm. Những lý do này khiến các nhà quản lý khó có lựa chọn nào khác hơn là tìm những thủ thuật phù phép báo cáo tài chính. Tuy nhiên, những thủ thuật này chỉ là biện pháp đối phó nhằm tạo ra ảo tưởng công ty đang làm ăn phát đạt. Vì thế, một khi nhà đầu tư phát hiện doanh nghiệp thiếu minh bạch trong cung cấp thông tin, hậu quả sẽ khó lường. Lấy Enron làm ví dụ, chính kỳ vọng quá lớn của thị trường đã đẩy các nhà lãnh đạo Enron tới hành vi gian lận tài chính. Sau khi bị phanh phui, giá trị của Enron nhanh chóng bị tụt xuống dưới mức 1 tỷ USD so với giá trị thực khoản 30 tỷ và kết cục sau cùng là phá sản. Trong bài viết này, tác giả chỉ đề cập đến những thủ thuật hợp pháp, tuân thủ theo chuẩn mực kế toán, mà các doanh nghiệp Mỹ thường sủ dụng, song cũng không mấy xa lạ với doanh nghiệp Việt Nam

doc140 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3171 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Các màn "phù phép" trong tài chính - Thủ thuật trong kế toán, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng nghiệp của bộ phận doanh nghiệp tư nhân tăng 19.5%, bộ phận doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng 14% và bộ phận doanh nghiệp nhà nước tăng 12%3.  Phương pháp định giá giá trị tài sản thuần có thể áp dụng cho doanh nghiệp “có vấn đề” đang trong giai đoạn thua lỗ có dòng tiền tương lai âm vì đối với các doanh nghiệp này việc dự đoán dòng tiền tương lai sẽ rất khó khăn vì doanh nghiệp có khả năng bị phá sản. Đối với doanh nghiệp dự kiến sẽ bị phá sản, phương pháp phân tích chiết khấu dòng tiền thường không áp dụng vì phương pháp này xem doanh nghiệp là một sự đầu tư luôn tiếp diễn và tạo ra dòng tiền dương cho nhà đầu tư. Ngay cả đối với các doanh nghiệp đang thua lỗ nhưng còn có thể tồn tại được, sẽ rất khó khăn khi áp dụng phương pháp chiết khấu dòng tiền vì dòng tiền sẽ phải được dự báo cho đến khi đạt được dòng tiền dương bởi việc chiết khấu về hiện tại một dòng tiền âm sẽ cho ra kết quả giá trị doanh nghiệp âm.  Phương pháp này cũng có thể được sử dụng khi phương pháp chiết khấu dòng tiền cho ra kết quả giá trị doanh nghiệp thấp hơn giá trị của tài sản hữu hình của doanh nghiệp vì trong trường hợp này giá trị của doanh nghiệp (chẳng hạn như công ty đầu tư kinh doanh bất động sản) có thể phần lớn phụ thuộc vào giá trị tài sản mà nó nắm giữ. Ví dụ một doanh nghiệp có số liệu như sau:  Giá thị trường hiện tại của tổng tài sản hữu hình: 20.400 triệu đồng  Giá thị trường hiện tại của tổng tài sản vô hình: 1.000 triệu đồng  Giá thị trường hiện tại của tổng các khoản nợ: 6.625 triệu đồng  Doanh nghiệp có dự báo dòng tiền tương lai như sau:  Năm  Dự báo dòng tiền trên vốn (triệu đồng)  1  1.500  2  1.830  3  2.233  4  2.724  5  3.323  Giả sử doanh nghiệp có tỷ suất sinh lợi trên vốn mong muốn là 20% và giá trị dòng tiền năm thứ năm là giá trị kết thúc với tốc độ tăng trưởng là 3% đến mãi mãi.  Giá trị của vốn doanh nghiệp theo phương pháp phân tích chiết khấu dòng tiền sẽ là 12 982 triệu đồng. Trong khi đó, phương pháp định giá giá trị tài sản thuần cho ra kết quả giá trị vốn doanh nghiệp là14.775 (20.400 + 1.000 – 6.625) triệu đồng.  Phương pháp định giá theo bội số (Multiple Based Valuation Method)  Phương pháp định giá theo bội số là phương pháp xác định giá trị của một doanh nghiệp trên cơ sở giá cổ phiếu của những công ty tương tự được niêm yết thông qua một bội số thích hợp. Các bội số thường sử dụng có thể là bội số giá trên thu nhập (P/E), bội số giá trên dòng tiền, bội số doanh thu và bội số thu nhập trước lãi vay và thuế (EBIT).  Đặc tính của phương pháp định giá theo bội số là rất đơn giản và có thể dùng để ước đoán giá trị của doanh nghiệp một cách nhanh chóng. Ví dụ như nếu ta chọn thu nhập làm tiêu chí để định giá thì bội số giá trên thu nhập có thể được sử dụng bằng cách tính tỷ số giá trên thu nhập của các công ty được chọn làm công ty so sánh để sau đó tính một tỷ số giá trên thu nhập bình quân đại diện cho cả ngành. Để xác định giá trị của một doanh nghiệp, ta nhân lợi nhuận dự kiến của doanh nhiệp với bội số giá trên thu nhập bình quân này.  Có thể có rất nhiều những công ty tương tự được niêm yết nên việc chọn lựa một số trong số các công ty này để làm công ty so sánh chủ yếu dựa trên chủ quan của người định giá. Việc thêm vào hay bớt ra số lượng công ty so sánh có thể làm thay đổi đáng kể giá trị của bội số và do đó ảnh hưởng đến giá trị của doanh nghiệp. Ví dụ ta đang muốn định giá một doanh nghiệp sản xuất phần mềm theo bội số giá trên thu nhập. Tỷ số giá trên thu nhập của ngành sẽ được tính như sau 4:  Công ty so sánh  Tỷ số P/E  Adobe System  Autodesk  Broderbund  Computer Associates  Lotus Development  Microsoft  Novell  Oracle  Software Publishing  System Software  23,2  20,4  32,8  18,0  24,1  27,4  30,0  37,8  10,6  15,7  P/E trung bình của ngành  24,0  Nếu 3 công ty có chỉ số cao nhất trong nhóm công ty so sánh ở trên không được chọn thì tỷ số giá trên thu nhập bình quân của ngành sẽ thay đổi đáng kể như sau:  Công ty so sánh  Tỷ số P/E  Adobe System  Autodesk  Computer Associates  Lotus Development  Microsoft  Software Publishing  System Software  23,2  20,4  18,0  24,1  27,4  10,6  15,7  P/E trung bình của ngành  19,9  Mặt khác, nếu thị trường đang đánh giá quá cao tất cả các doanh nghiệp sản xuất phần mềm trong ví dụ này sẽ dẫn đến tỷ số giá trên thu nhập trung bình của ngành được đánh giá quá cao và do đó việc định giá theo bội số giá trên thu nhập sẽ đánh giá quá cao giá trị của doanh nghiệp.  Hiện tại, trên thị trường chứng khoán Việt Nam chỉ có 22 doanh nghiệp thuộc hơn 10 ngành công nghiệp khác nhau được niêm yết. Do đó việc định giá theo phương pháp định giá theo bội số hiện nay cần phải sử dụng công ty so sánh ở nước ngoài. Vì công ty hoạt động ở thị trường khác nhau và trong những môi trường khác nhau thì không thực sự so sánh được, các nhà định giá trong nước thường chỉ sử dụng phương pháp định giá theo bội số để tham chiếu hay để hỗ trợ cho phương pháp định giá khác.  Nhìn chung, nếu sử dụng phương pháp định giákhông phù hợp, giá trị doanh nghiệp có thể được đánh giá quá cao hay quá thấp. Để có thể tránh được những bất cập của các phương pháp định giá nhằm xác định được giá trị hợp lý của doanh nghiệp, cần phải thận trọng trong việc áp dụng các phương pháp định giá và nếu cần thiết phải có những điều chỉnh cho phù hợp từng ngành, từng loại hình doanh nghiệp và từng giai đoạn phát triển của doanh nghiệp.  Do đó cần thiết có những nghiên cứu sâu hơn về phương pháp định giá cũng như nghiên cứu về các điều chỉnh thích hợp cho từng ngành hay từng loại hình doanh nghiệp trong từng giai đoạn cụ thể đặc biệt là nghiên cứu về phương pháp định giá và những điều chỉnh cho phù hợp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ vì những bất cập đã nêu trên của phương pháp định giá phân tích chiết khấu dòng tiền sử dụng Mô hình định giá tài sản vốn cho việc xác định giá trị của bộ phận doanh nghiệp này. ………………………. Một số vấn đề về báo cáo tài chính hợp nhất trong mô hình công ty mẹ - con Nhằm tập trung đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước, đồng thời hình thành một số tập đoàn kinh tế mạnh, làm nòng cốt cho khu vực kinh tế nhà nước, ngày 8.5.2002 Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản số 2387/VPCP-ĐMDN cho phép chuyển đổi thêm 09 doanh nghiệp từ doanh nghiệp nhà nước sang mô hình công ty mẹ – con (Tập đoàn).   Như vậy, hiện nay đã có 21 doanh nghiệp nhà nước được thực hiện thí điểm hoạt động theo mô hình công ty mẹ – con và một số doanh nghiệp đã đi vào hoạt động theo mô hình này, tuy nhiên việc lập báo cáo tài chính hợp nhất cho mô hình này chưa được Nhà nước hướng dẫn một cách cụ thể, điều này chắc chắn sẽ gây không ít khó khăn trong công tác tài chính - kế toán của doanh nghiệp .   Trong khuôn khổ bài báo này, chúng tôi xin đề cập đến vấn đề về phạm vi và phương pháp lập báo cáo tài chính hợp nhất.   Báo cáo tài chính hợp nhất là báo cáo tài chính của một tập đoàn (công ty mẹ và tất cả các công ty con), nhằm cung cấp những thông tin về tình hình tài chính, kết quả kinh doanh và những biến động về tài chính của toàn tập đoàn, giúp cho người sử dụng ra các quyết định kinh tế một cách kịp thời.  1. Phạm vi của báo cáo tài chính hợp nhất    Báo cáo tài chính hợp nhất bao gồm tất cả các công ty con do công ty mẹ kiểm soát. Ở đây, kiểm soát được hiểu là quyền chi phối các chính sách tài chính và hoạt động của một doanh nghiệp nhằm đạt được lợi ích từ các hoạt động đó. Quyền kiểm soát được cho là tồn tại nếu công ty mẹ sở hữu hơn 50% quyền biểu quyết của một công ty con. Tuy nhiên, quyền kiểm soát còn tồn tại ngay cả khi công ty mẹ sở hữu 50% hoặc ít hơn quyền biểu quyết của một công ty con, nếu như công ty mẹ: có quyền chi phối chính sách tài chính và hoạt động theo một quy chế hoặc thỏa thuận nào đó; có quyền bổ nhiệm hoặc bãi nhiệm đa số các thành viên ban giám đốc; có quyền bỏ đa số phiếu tại cuộc họp của ban giám đốc.  Công ty mẹ khi lập báo cáo tài chính hợp nhất cần hợp nhất tất cả các công ty con, kể cả các công ty con ở nước ngoài.    Trong quá trình hợp nhất cần loại trừ những công ty con nếu công ty mẹ chỉ có quyền kiểm soát tạm thời. Công ty mẹ hạch toán vốn góp ở các công ty con này tương tự như hạch toán các khoản đầu tư .  2. Phương pháp lập báo cáo tài chính hợp nhất    Báo cáo tài chính hợp nhất được lập từ báo cáo tài chính của công ty mẹ và các công ty con, nó được lập trên cơ sở kết hợp theo từng chỉ tiêu, cộng các chỉ tiêu lại với nhau theo từng loại tài sản, nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu, thu nhập, chi phí. Tuy nhiên, để báo cáo tài chính hợp nhất thể hiện những thông tin tài chính một cách đầy đủ và đáng tin cậy, khi lập báo cáo tài chính hợp nhất chúng ta cần tiến hành loại trừ các khoản sau đây:  (1) Trên bảng cân đối kế toán hợp nhất, loại trừ phần vốn kinh doanh của công ty mẹ cấp cho công ty con (Tài khoản 136 – công ty mẹ) và phần nguồn vốn của công ty con nhận vốn cấp của công ty mẹ (Tài khoản 411- công ty con ).  (2) Loại trừ phần các khoản đầu tư, cho vay, góp vốn liên doanh liên kết của công ty mẹ (Tài khoản 128,228,222 – công ty mẹ) và phần nguồn vốn của các công ty con do nhận các khoản đầu tư, cho vay, góp vốn liên doanh liên kết của công ty mẹ (Tài khoản 341,311,411- công ty con ) trên bảng cân đối kế toán hợp nhất .Nếu các công ty con có phát sinh các khoản đầu tư, cho vay, góp vốn liên doanh liên kết với một đơn vị khác trong cùng tập đoàn, thì cũng tiến hành loại trừ tương tự.  (3) Loại trừ phần số dư các tài khoản phải thu nội bộ (Tài khoản 136 8) và các khoản phải trả nội bộ (338 8) trong cùng tập đoàn trên bảng cân đối kế toán hợp nhất . (4) Loại trừ phần doanh thu bán hàng nội bộ và các khoản thu nhập khác phát sinh từ các hoạt động giao dịch trong nội bộ tập đoàn trên báo cáo kết quả kinh doanh hợp nhất. Doanh thu được ghi nhận trong báo cáo kết quả kinh doanh hợp nhất phải là doanh thu từ bán hàng, thực hiện dịch vụ cho các cá nhân hoặc tổ chức khác ngoài tập đoàn . Nếu doanh thu bán trong nội bộ của tập đoàn không được loại trừ thì báo cáo trên báo cáo kết quả kinh doanh hợp nhất sẽ phản ánh không trung thực tình hình kinh doanh của tập đoàn, hơn nữa sẽ dễ xảy ra tình trạng báo cáo tài chính được trình bày theo ý muốn chủ quan . ° Khi loại trừ doanh thu bán hàng và giá vốn hàng bán nội bộ: - Nếu vào thời điểm lập báo cáo, hàng hóa đã bán hết ra ngoài tập đoàn, thì loại bỏ doanh thu bán hàng và giá vốn hàng bán nội bộ khi lập báo cáo kết quả kinh doanh. Trong trường hợp này lợi nhuận thu được từ việc bán hàng là thực sự và chắc chắn. - Nếu vào thời điểm lập báo cáo, hàng vẫn còn một số tồn kho,chưa bán hết ra ngoài tập đoàn, thì ngoài việc loại bỏ doanh thu bán hàng và giá vốn hàng bán nội bộ khi lập báo cáo kết quả kinh doanh hợp nhất, còn phải loại bỏ phần lợi nhuận chưa thực hiện liên quan đến hàng tồn kho nói trên Lợi nhuận loại trừ = Giá trị hàng tồn kho x Tỉ lệ lãi gộp do mua nội bộ của bên bán Lợi nhuận loại trừ sẽ được cộng vào chỉ tiêu giá vốn trên báo cáo kết quả kinh doanh hợp nhất, đồng thời trừ giá trị hàng tồn kho trên bảng cân đối kế toán hợp nhất. ° Loại trừ các khoản thu nhập và chi phí phát sinh từ các giao dịch (cung cấp dịch vụ, cho vay…) Khi loại trừ những khoản này, tập đoàn cần công khai trên báo cáo tài chính hợp nhất các khoản như : Doanh thu nội bộ, giá trị hàng tồn kho từ hoạt động mua bán hàng nội bộ và tỉ lệ lãi gộp của bên bán . Ngoài ra, để có được sự trung thực và đáng tin cậy trong báo cáo tài chính hợp nhất, công ty mẹ và các công ty con cần sử dụng một chính sách kế toán thống nhất trong các giao dịch cùng loại và những sự kiện trong những hoàn cảnh tương tự. Tuy nhiên, nếu không thể sử dụng các chính sách kế toán thống nhất, thì phải giải trình và chỉ ra tỉ lệ của các khoản mục được hạch toán theo các chính sách kế toán khác trên báo cáo tài chính hợp nhất. Đồng thời các báo cáo tài chính của các công ty con phải được kiểm tra trước khi tiến hành lập báo cáo tài chính hợp nhất. ……………… Để báo cáo tài chính hợp nhất đi vào cuộc sống Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 25 “Báo cáo tài chính hợp nhất và kế toán khoản đầu tư vào công ty con “ (VAS 25) thì tất cả các công ty mẹ đều phải lập và trình bày báo cáo hợp nhất. Báo cáo tài chính của một tập đoàn, bao gồm nhiều công ty chịu sự kiểm soát của một công ty mẹ – như là báo cáo tài chính của một doanh nghiệp. Báo cáo này được lập trên cơ sở hợp nhất báo cáo của công ty mẹ và các công ty con. Để báo cáo tài chính hợp nhất cung cấp đầy đủ các thông tin tài chính về toàn bộ tập đoàn thì phải tiến hành các bước sau:  - Loại trừ giá trị ghi sổ đầu tư của công ty mẹ trong từng công ty con và phần vốn chủ sở hữu của công ty mẹ trong vốn chủ sở hữu của công ty con (Quy định tại chuẩn mực kế toán “hợp nhất kinh doanh”)  - Xác định lợi ích của các cổ đông thiểu số trong thu nhập thuần của công ty con bị hợp nhất trong kỳ báo cáo và loại trừ khỏi thu nhập của tập đoàn để tính lãi, hoặc lỗ thuần có thể xác định được cho những đối tượng sở hữu công ty mẹ.  - Xác định lợi ích của cổ đông thiểu số trong tài sản thuần của công ty con bị hợp nhất và trình bày trên bảng cân đối kế toán hợp nhất thành một chỉ tiêu riêng biệt tách khỏi phần nợ phải trả và phần vốn chủ sở hữu của công ty mẹ. Lợi ích của cổ đông thiểu số trong tài sản thuần bao gồm:   + Giá trị các lợi ích của cổ đông thiểu số tại ngày hợp nhất kinh doanh ban đầu được xác định phù hợp với chuẩn mực kế toán “Hợp nhất kinh doanh”, và   + Phần lợi ích của cổ đông thiểu số trong sự biến động của tổng vốn chủ sở hữu kể từ ngày hợp nhất kinh doanh.   - Số dư và các giao dịch trong nội bộ tập đoàn, các khoản lãi nội bộ chưa thực hiện phát sinh từ các giao dịch này phải được loại trừ hoàn toàn. Các khoản lỗ chưa thực hiện phát sinh từ các giao dịch nội bộ cũng được loại bỏ trừ khi chi phí tạo nên khoản lỗ đó không thể thu hồi được. Trong đó, các khoản thuế thu nhập doanh nghiệp do công ty mẹ hoặc công ty con phải trả khi phân phối lợi nhuận của công ty con cho công ty mẹ được kế toán theo chuẩn mực kế toán “Thuế thu nhập doanh nghiệp”.   Nhìn chung những quy định của VAS 25 có nhiều điểm phù hợp với chuẩn mực kế toán quốc tế về “Báo cáo tài chính hợp nhất và kế toán các khoản đầu tư vào các công ty con” – IAS 27. Tuy nhiên trong vấn đề trình bày khoản đầu tư vào công ty con trong báo cáo tài chính riêng của công ty mẹ thì VAS 25 quy định là chỉ trình bày theo một phương pháp là phương pháp giá gốc. IAS 27 thì quy định có thể trình bày theo các phương pháp: Phương pháp vốn chủ sở hữu theo IAS 28 – kế toán các khoản đầu tư trong các đơn vị liên kết, phương pháp giá gốc hoặc giá đã được đánh giá lại theo IAS 25 – kế toán các khoản đầu tư.   Mặt khác, ở đoạn 21, 22, VAS 25 quy định, khoản đầu tư vào một doanh nghiệp phải hạch toán theo chuẩn mực kế toán “Công cụ tài chính”, kể từ khi doanh nghiệp đó không còn là công ty con nữa và cũng không trở thành một công ty liên kết như định nghĩa của chuẩn mực kế toán số 07 “Kế toán các khoản đầu tư vào công ty liên kết”, giá trị ghi sổ của khoản đầu tư tại ngày doanh nghiệp không còn là một công ty con được hạch toán theo phương pháp giá gốc. Đoạn 27, VAS 25 quy định, các khoản đầu tư vào các công ty con mà bị loại khỏi quá trình hợp nhất phải trình bày trong báo cáo tài chính riêng của công ty mẹ theo phương pháp giá gốc. Những quy định này đảm bảo tính nhất quán trong việc trình bày các khoản đầu tư vào công ty con trong báo cáo tài chính riêng của công ty mẹ là theo phương pháp giá gốc, dù công ty con đó có được hợp nhất hay không.   Đến đây có thể nhận thấy rằng việc lập báo cáo tài chính hợp nhất cho một tập đoàn là một công việc cực kỳ phức tạp, liên quan tới những giá trị khổng lồ, với nhiều công ty khác nhau, cùng với vô số những giao dịch trong nội bộ tập đoàn, với những ảnh hưởng khác nhau đến những khoản lãi, lỗ đã thực hiện và chưa thực hiện của các công ty trong tập đoàn. Mặt khác, nhiều nội dung của VAS 25 bị chi phối bởi các chuẩn mực kế toán khác mà một số chuẩn mực này hiện nay lại chưa được ban hành như: Chuẩn mực kế toán về công cụ tài chính, hợp nhất kinh doanh… Cho nên, dù hiện nay VAS 25 đã được ban hành chính thức nhưng việc lập báo cáo tài chính hợp nhất vẫn còn là một việc rất khó khăn. Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu và lập các báo cáo tài chính hợp nhất, để báo cáo tài chính đi vào cuộc sống thì Bộ tài chính cần phải thực hiện những việc sau:  ° Ban hành chính thức các chuẩn mực kế toán :  - Hợp nhất kinh doanh, VAS 22.  - Thuế thu nhập doanh nghiệp, VAS 27.  - Công cụ tài chính.  - Thay đổi trong các chính sách kế toán, các ước tính kế toán và các sai sót VAS 29.  ° Ban hành các thông tư hướng dẫn thực hiện các chuẩn mực kế toán một cách cụ thể và kịp thời, mà trước hết là các chuẩn mực kế toán đã ban hành ở đợt 3 theo Quyết định số 234/2003/QĐ-BTC, ngày 30.12.2003 và những chuẩn mực kế toán có liên quan. …………………………. Hoàn thiện và xây dựng cơ chế ban hành chuẩn mực kế toán Việt Nam TCKT cập nhật: 12/06/2006 Việc hoàn thiện và xây dựng cơ chế ban hành chuẩn mực kế toán Việt Nam cần dựa trên kinh nghiệm của quốc tế và tình hình cụ thể của Việt Nam.  Tổ chức ban hành chuẩn mực báo cáo tài chính tại Anh  Tại Anh, các chuẩn mực kế toán, là trách nhiệm của các kiểm toán viên, người lập và người sử dụng các báo cáo và không được đưa vào luật. Việc tuân thủ các chuẩn mực kế toán được coi là tuân thủ các yêu cầu về kế toán của các luật tại Anh. Cơ cấu thiết lập chuẩn mực của Anh gồm Hội đồng báo cáo tài chính (FRC), Hội đồng chuẩn mực kế toán (ASB), và Ban soát xét báo cáo tài chính (FRRP). Chính phủ sẽ có vai trò là người giám sát.  FRC có chủ tịch được bổ nhiệm bởi Bộ trưởng thương mại và công nghiệp và Thống đốc Ngân hàng Anh. Các thành viên của Hội đồng đến từ các khu vực quyền lợi khác nhau. FRC có trách nhiệm hướng dẫn ASB.  ASB có nhiệm vụ soạn thảo và có thẩm quyền ban hành các chuẩn mực kế toán. ASB có quyền công bố các hướng dẫn, dù không bắt buộc, đối với các vấn đề phát sinh trong thực tiễn. Các chuẩn mực kế toán do ASB ban hành được gọi là chuẩn mực báo cáo tài chính (FRS); các dự thảo được gọi là dự thảo báo cáo tài chính (FREDs). Tổng số thành viên của ASB không quá 10 người gồm một chủ tịch và một giám đốc kỹ thuật làm việc trọn thời gian, và các thành viên còn lại đại diện cho các quyền lợi của các bên khác nhau làm việc bán thời gian.  FRRP, dưới sự quản lý của FRC, được thành lập để soát xét các nguyên tắc và phương pháp kế toán mà các công ty lớn cố ý sử dụng không tuân thủ  các chuẩn mực kế toán, vi phạm yêu cầu trung thực và hợp lý theo Luật công ty.  Ban xử lý các vấn đề khẩn cấp (UITF), dưới sự quản lý của ASB, được thành lập nhằm đưa ra hướng dẫn xử lý khi một chuẩn mực kế toán hoặc một điều khoản của luật công ty tồn tại nhưng có những cách hiểu không xác đáng hoặc mâu thuẫn với nhau, đã hoặc có thể xảy ra.  Tổ chức ban hành các nguyên tắc kế toán được thừa nhận chung (GAAP) của Mỹ  Các tổ chức ban hành GAAP của Mỹ gồm Hội đồng thủ tục kế toán (CAP), Hội đồng nguyên tắc kế toán (APB), Hội đồng chuẩn mực kế toán tài chính (FASB), Viện kế toán công chứng Mỹ (AICPA), Ban xử lý các vấn đề phát sinh (EITF),và các nguồn khác.  Hội đồng chuẩn mực kế toán tài chính (FASB) được thành lập vào năm 1972 bao gồm 7 thành viên đến từ khu vực kế toán công, ngành nghề tư nhân, khu vực hàn lâm và cơ quan giám sát. FASB ban hành các chuẩn mực kế toán tài chính và các hướng dẫn (thuộc mục A của GAAP). Từ năm 1973, FASB là cơ quan được chỉ định trong khu vực tư nhân có thẩm quyền thiết lập các chuẩn mực kế toán và báo cáo tài chính chi phối việc lập các báo cáo tài chính. SEC và AICPA công nhận các chuẩn mực kế toán do FASB ban hành. SEC có thẩm quyền thiết lập các chuẩn mực báo cáo và kế toán tài chính cho các công ty cổ phần theo Luật giao dịch chứng khoán 1934. Tuy nhiên, từ đó đến nay chính sách của SEC là dựa vào các chuẩn mực của FASB trong phạm vi các chuẩn mực này đáp ứng các yêu cầu phục vụ quyền lợi của các cổ đông. Trước khi FASB được thành lập, các chuẩn mực báo cáo và kế toán tài chính được ban hành đầu tiên bởi Hội đồng thủ tục kế toán (CPA) của AICPA (1936 - 1959), và sau đó bởi Ủy ban nguyên tắc kế toán (APB) (1959 - 1973). Các tuyên bố của những tổ chức tiền thân này vẫn còn hiệu lực trừ khi được sửa đổi hoặc thay thế bởi FASB.  FASB có hai tổ chức hỗ trợ là (i) Hội đồng tư vấn chuẩn mực kế toán tài chính (FASAC) có nhiệm vụ tư vấn về các vấn đề kỹ thuật cần được FASB quan tâm và các vấn đề khác; (ii) Ban xử lý các vấn đề phát sinh (EITF) có nhiệm vụ ban hành các trích yếu EITF (thuộc mục C của GAAP) về các vấn đề hiện có hay vừa phát sinh và những vướng mắc trong thi hành và các vấn đề thảo luận (DI) nhằm hướng dẫn việc áp dụng các tuyên bố kế toán có liên quan.  Tổ chức ban hành chuẩn mực kế toán quốc tế  Tổ chức thiết lập chuẩn mực kế toán quốc tế gồm Tổ chức ủy ban chuẩn mực kế toán quốc tế (IASCF), Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB), Hội đồng cố vấn chuẩn mực (SAC), Hội đồng hướng dẫn báo cáo tài chính quốc tế (IFRIC).  IASCF có trách nhiệm giám sát IASB, là tổ chức ban hành chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS). SAC có trách nhiệm tư vấn các vấn đề kỹ thuật và lịch làm việc cho IASB. IFRIC, dưới sự quản lý của IASB, có trách nhiệm ban hành các hướng dẫn báo cáo tài chính quốc tế.  IASCF gồm mười chín (19) ủy thác viên gồm sáu (6) từ Bắc Mỹ, sáu (6) từ châu Âu, bốn (4) từ châu Á - Thái Bình Dương, và ba (3) từ bất kỳ khu vực nào khác miễn là sự cân bằng về khu vực địa lý được giữ vững.  IASB có 14 thành viên đến từ 9 quốc gia có trách nhiệm thiết lập các chuẩn mực kế toán. Các thành viên của IASB được lựa chọn theo tiêu chuẩn trình độ chuyên môn chứ không phải theo khu vực bầu cử hay quyền lợi khu vực. Các thành viên của IASB có nguồn gốc là các kiểm toán viên thực hành, người lập các báo cáo tài chính, người sử dụng các báo cáo tài chính, và từ hàn lâm. Bảy trong 14 thành viên có trách nhiệm trực tiếp liên hệ với một hay nhiều hơn các nhà thiết lập chuẩn mực quốc gia. Việc công bố một chuẩn mực, dự thảo, hay hướng dẫn cần được sự tán thành của 8 trên 14 thành viên.  Hội đồng cố vấn chuẩn mực (SAC) bao gồm các nhóm cá nhân có các nguồn gốc chức năng và khu vực địa lý khác nhau nhằm cố vấn cho IASB và đôi khi, cho các ủy thác viên.  Các thành viên của IFRIC đến từ các khu vực địa lý rộng rãi, có trình độ giao dịch cao, đại diện của các kế toán viên trong các ngành nghề và người sử dụng các báo cáo tài chính.  Thêm vào đó, tất cả các thành viên của IASB có trách nhiệm liên hệ với các nhà thiết lập chuẩn mực quốc gia không có thành viên của IASB trong tổ chức lập quy của họ. Ngoài ra, nhiều quốc gia này cũng có mặt trong Hội đồng cố vấn chuẩn mực.  Cơ quan ban hành các chuẩn mực kế toán Việt Nam  Tại Việt Nam, Quốc hội có thẩm quyền ban hành Luật kế toán, Bộ tài chính có thẩm quyền ban hành các chuẩn mực kế toán.  Các chuẩn mực kế toán được nghiên cứu và soạn thảo bởi Ban chỉ đạo nghiên cứu, soạn thảo chuẩn mực kế toán Việt Nam. Ban chỉ đạo gồm 13 thành viên, ngoài các thành viên từ các cơ quan thuộc Bộ tài chính còn bổ sung thêm các thành viên từ các trường đại học và Hội kế toán Việt Nam. Vụ chế độ kế toán là đơn vị thường trực của các ban chỉ đạo và các tổ soạn thảo chuẩn mực, có nhiệm vụ tổ chức triển khai việc soạn thảo, tiếp thu ý kiến và hoàn chỉnh trình Bộ ký ban hành.  Hội đồng quốc gia về kế toán thuộc Bộ tài chính có chức năng tư vấn cho Bộ trưởng Bộ tài chính về chiến lược, chính sách phát triển và các vấn đề khác liên quan đến kế toán, kiểm toán. Hội đồng bao gồm 1 chủ tịch, 2 phó chủ tịch và 14 ủy viên đến từ Bộ tài chính, các trường đại học và các bộ ngành. Bộ phận thường trực của Hội đồng đặt tại Vụ chế độ kế toán – Bộ tài chính.  Cơ cấu tổ chức ban hành chuẩn mực kế toán Việt Nam cho thấy sự phù hợp của cơ chế hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam đối với môi trường chính trị và pháp lý của Việt Nam hiện nay. Để đảm bảo tiến độ xây dựng và nội dung phù hợp với những yêu cầu của nền kinh tế, trước mắt cần xây dựng Ủy ban chuẩn mực kế toán Việt Nam nhằm chuyên trách soạn thảo các chuẩn mực kế toán để trình Bộ tài chính ban hành. Tuy nhiên khi Hội kế toán Việt Nam phát triển mạnh hơn, Hội nên có vai trò là tổ chức lập quy, ban hành các chuẩn mực kế toán Việt Nam.  Ủy ban chuẩn mực kế toán nên bao gồm các thành viên có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm cao từ các khu vực kiểm toán, người lập, người sử dụng, các trường đại học, Hội kế toán Việt Nam, và Bộ tài chính. Qua nghiên cứu cơ cấu tổ chức ban hành của quốc tế, Anh và Mỹ, Ủy ban chuẩn mực kế toán Việt Nam nên thành lập thêm bốn tổ chức gồm:  - Ban tư vấn chuẩn mực kế toán có trách nhiệm lập các chiến lược, kế hoạch, biện pháp hoàn thiện hệ thống kế toán và kiểm toán. Ban tư vấn nên bao gồm các thành viên từ các lĩnh vực chuyên môn khác nhau và là một diễn đàn cho các tổ chức và cá nhân có quan tâm tham gia vào quá trình thiết lập chuẩn mực. Ban tư vấn nên họp định kỳ hàng năm và các cuộc họp mở cho công chúng quan sát.     - Ban soạn thảo chuẩn mực kế toán có nhiệm vụ nghiên cứu, xây dựng và soạn thảo các chuẩn mực kế toán để đệ trình lên Ủy ban chuẩn mực kế toán.  - Ban hướng dẫn chuẩn mực kế toán có trách nhiệm ban hành các hướng dẫn đối với các chuẩn mực kế toán.  - Ban kiểm tra có trách nhiệm tham gia giám định và xử lý các tranh chấp về kế toán, kiểm toán.  Việc áp dụng những kinh nghiệm của quốc tế, Anh, Mỹ và tình hình cụ thể của Việt Nam trong xây dựng cơ cấu tổ chức ban hành chuẩn mực kế toán Việt Nam là rất quan trọng để đảm bảo về nội dung, tiến độ hoàn thiện và xây dựng hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam. ……………………. Hệ thống kế toán và vấn đề kiểm soát quản lý tại các tổ chức kinh doanh Xu hướng toàn cầu hoá đang phát triển mạnh mẽ trên thế giới, Việt Nam chúng ta cũng không nằm ngoài xu thế đó. Trước bối cảnh này, các nhà quản lý rất quan tâm đến hiệu quả hoạt động của tổ chức mình, họ thật sự lo lắng khi tình hình hoạt động đi xuống và muốn biết rõ nguyên nhân là do bộ phận nào, công đoạn nào cụ thể còn yếu kém. Trong các tổ chức ở Việt Nam chúng ta hiện nay, việc có thể xác định rõ nguyên nhân cụ thể, xác định rõ trách nhiệm của từng cá nhân trong từng khâu của hệ thống quản lý vẫn còn nhiều khó khăn và chưa rõ ràng cụ thể. Một hệ thống kiểm soát quản lý hữu hiệu là rất cần thiết trong các tổ chức, và đặc biệt là vô cùng cấp thiết đối với các tổ chức ở Việt Nam chúng ta hiện nay. Theo thông tin trên báo chí về sự thua lỗ của các tổ chức, khi phân tích các nguyên nhân thì hầu hết đều có nguyên nhân là do quản lý yếu kém (như Dệt Long An trong bài “Gia công và ngoại nhập”, Công ty quốc doanh đánh cá Kiên Giang trong bài “Lại thêm một anh hùng thấm mệt”, Tuổi trẻ Thứ 7 14.8.2004, Công ty giày Hiệp Hưng- bài “Bị cách chức vì để công ty thua lỗ” báo SGGP thứ năm 2.5.2002, bài “Hội nhập nâng sức cạnh tranh của doanh nghiệp” Phỏng vấn ông Lê Quang Bình, quyền Vụ truởng Vụ báo hiểm, Bộ tài chính - VNECONOMY cập nhật: 18.8.2003…). Chúng ta muốn đứng vững và tồn tại trong môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt này thì một trong những vấn đề sống còn là phải có hệ thống quản lý thật hiệu quả.  Một trong những công cụ đắc lực và quan trọng nhất trong hệ thống kiểm soát quản lý là hệ thống kế toán. Vậy trong bối cảnh ở Việt Nam chúng ta hiện nay thì hệ thống kế toán đã hỗ trợ được gì? và còn cần phải xây dựng, phát triển như thế nào để phát huy hơn nữa vai trò của nó?  Trong phạm vi bài báo này, chúng tôi sẽ trình bày một cách sơ lược về hệ thống kiểm soát quản lý, trong đó nêu rõ vai trò của hệ thống kế toán trong việc kiểm soát quản lý. Sau đó sẽ mô tả tình hình vận dụng công cụ kế toán để kiểm soát quản lý hiện nay ở các tổ chức qua một cuộc khảo sát trong các lớp bồi dưỡng kế toán trưởng và lớp bồi dưỡng chức danh giám đốc.  Từ quá trình tìm hiểu và phân tích hai nội dung trên, chúng tôi sẽ đưa ra một số ý kiến về việc xây dựng hệ thống kế toán sao cho có thể hỗ trợ tốt cho việc kiểm soát quản lý trong các tổ chức.  Hệ thống kiểm soát quản lý (Management Control System)  Một hệ thống kiểm soát quản lý là sự hợp thành một cách logic các phương pháp nhằm thu thập và sử dụng thông tin để ra các quyết định về hoạch định và kiểm soát, thúc đẩy hành vi của người lao động, và đánh giá việc thực hiện. Hệ thống kiểm soát quản lý có các mục tiêu là:  - Thông đạt rõ ràng các mục tiêu (Goals) của tổ chức;  - Đảm bảo chắc chắn rằng nhà quản lý và nhân viên hiểu rõ các công việc cần thiết (Specific actions) mà họ phải thực hiện để đạt được các mục tiêu đó;  - Thông báo kết quả công việc (Result of actions) đến từng bộ phận trong tổ chức; và  - Đảm bảo rằng hệ thống kiểm soát quản lý thích nghi nhanh chóng (Adjust to changes) với những thay đổi môi trường hoạt động.  Những thành phần của Hệ thống kiểm soát quản lý Hệ thống kiểm soát quản lý chú trọng vào việc ra quyết định quản trị nội bộ và xúc tiến (sau đó đánh giá) việc thực hiện theo sát với mục tiêu của tổ chức.  Đầu tiên, nhà quản lý xác định mục tiêu lớn của tổ chức, đo lường việc thực hiện, và chỉ tiêu phấn đấu. Định kỳ, họ thường xem xét lại mục tiêu nhưng thường là không thay đổi chúng. Những mục tiêu này cung cấp một khuôn khổ dài hạn mà theo đó tổ chức sẽ xây dựng kế hoạch xác định vị thế của họ trên thị trường. Mục tiêu của tổ chức là trả lời câu hỏi “Chúng ta muốn đạt được cái gì?” Tuy nhiên, chỉ có mục tiêu thôi thì không đủ để thúc đẩy nhà quản lý.  Đo lường việc thực hiện là đưa ra định hướng và thúc đẩy nhà quản lý. Chỉ tiêu và mục tiêu là các mức độ lượng hóa một cánh cụ thể của việc đo lường.  Chúng ta có thể thấy rằng mục tiêu và các tiêu chí đo lường việc thực hiện là rất rộng, trong thực tế, chúng rất không rõ rằng để định hướng cho nhà quản lý và nhân viên. Vì vậy, ban lãnh đạo thường xác định các bước then chốt (critical process) và các nhân tố quyết định thành công (key success factors). Các bước then chốt là một hệ thống các hoạt động có liên quan ảnh hưởng trực tiếp đến việc đạt được mục tiêu của tổ chức. Các nhân tố thành công là các hành động phải được thực hiện thật tốt nhằm hướng đơn vị theo mục tiêu đã định.  Vai trò của hệ thống kế toán trong hệ thống kiểm soát quản lý  Để xây dựng một hệ thống kiểm soát quản lý nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức, việc thiết kế cần phải nhận biết có những tồn tại gì, xác định các trung tâm trách nhiệm, cân nhắc giữa chi phí và lợi ích, và đưa ra động lực để đạt được mục tiêu và những nỗ lực quản lý.  Để đạt được mục tiêu của tổ chúc, hệ thống kiểm soát quản lý phải phù hợp với cơ cấu tổ chức của đơn vị. Vài công ty tổ chức theo chức năng như  sản xuất, bán hàng, và dịch vụ. Các công ty khác thì tổ chức theo khu vực có trách nhiệm tạo ra lợi nhuận theo từng sảm phẩm hoặc theo từng vùng.  Xác định các trung tâm trách nhiệm:  Một trung tâm trách nhiệm là một hệ thống các hoạt động được phân cho một nhà quản lý, một nhóm quản lý, hay những nhân viên khác. Ví dụ, một hệ thống máy móc và các công đoạn gia công có thể là một trung tâm trách nhiệm cho một quản đốc sản phẩm. Toàn bộ phân xưởng có thể là một trung tâm trách nhiệm của quản đốc phân xưởng. Cuối cùng, toàn bộ xí nghiệp là trung tâm trách nhiệm của giám đốc.  Như vậy, người ta áp dụng hệ thống kế toán trách nhiệm để nhận rõ bộ phận nào trong tổ chức có trách nhiệm với từng mục tiêu, phát triển các đo lường việc thực hiện và các chỉ tiêu cần đạt được, và thiết kế các báo cáo về các đo lường này ở từng bộ phận trong tổ chức hoăc từng trung tâm trách nhiệm. Các trung tâm trách nhiệm thường có đa mục tiêu mà hệ thống kiểm soát quản lý giám sát. Các trung tâm trách nhiệm thường được phân loại theo trách nhiệm tài chính của chúng như các trung tâm chi phí, trung tâm lợi nhuận, hay trung tâm đầu tư.  Trung tâm chi phí là một trung tâm trách nhiệm  mà trong đó người quản lý chỉ chịu trách nhiệm về chi phí. Trách nhiệm tài chính của nó là kiểm soát và báo cáo chi phí.  Trung tâm lợi nhuận có trách nhiệm về cả doanh thu và chi phí – đó là lợi nhuận. Dù tên là trung tâm lợi nhuận nhưng nó tồn tại cả ở những tổ chức phi lợi nhuận khi một trung tâm trách nhiệm có thu phí về dịch vụ mà nó cung cấp.  Trung tâm đầu tư có nội dung lớn hơn một trung tâm lợi nhuận. Sự thành công của nó được đo lường không chỉ bởi thu nhập mà còn liên hệ thu nhập với vốn đầu tư. Trong thực tế thì thuật ngữ trung tâm đầu tư ít được sử dụng, thay vào đó người ta vẫn dùng thuật ngữ trung tâm lợi nhuận để nói đến các trung tâm có trách nhiệm về doanh thu và chi phí, nhưng có thể hoặc không có trách nhiệm về vốn đầu tư.  Hầu hết các trung tâm trách nhiệm có đa mục tiêu, nhưng chỉ có vài mục tiêu là thể hiện nội dung tài chính, như dự toán hoạt động, mục tiêu lợi nhuận, hoặc doanh lợi đầu tư, phụ thuộc vào việc phân loại tài chính của trung tâm.   Giám sát và báo cáo kết quả các hoạt động kinh doanh là một bộ phận quan trọng trong hệ thống kiểm soát quản lý. Các nhà quản lý xác định các công việc và các đo lường việc thực hiện chúng có liên quan đến mục tiêu của tổ chức. Điều này được làm thông qua hệ thống báo cáo thực hiện. Báo cáo thực hiện phải theo đúng với mục tiêu của các nhà quản lý, cung cấp các hướng dẫn cho nhà quản lý, thông đạt mục tiêu và mức độ đạt được của họ trong toàn bộ tổ chức và cho phép tổ chức có thể tiên liệu và đáp ứng được sự thay đổi theo thời gian. Phiếu đánh giá là một hệ thống báo cáo để cân đối giữa đo lường tài chính và đo lường hoạt động, là cầu nối giữa việc thực hiện và khen thưởng, và đưa ra sự nhận biết rõ ràng tính đa dạng về mục tiêu của tổ chức. Và hệ thống kế toán đóng vai trò quan trọng trong việc ghi chép phản ánh và báo cáo các đo lường về tài chính ở các trung tâm trách nhiệm nói trên. Ví dụ như ta có bảng báo cáo cho từng trung tâm trách nhiệm như sau:  (ĐVT Triệu đồng)  Doanh thu  Chi phí  Lợi nhuận  Toàn công ty  4000  3260  740  81%  19%  Công ty chia ra hai vùng  A  1500  1200  300  80%  20%  B  2500  2060  440  82%  18%  Vùng B chia ra ba loại sản phẩm  X  1300  1100  200  85%  15%  Y  300  240  60  80%  20%  Z  900  720  180  80%  20%  Sản phẩm Z chia ra 2 cửa hàng  1  600  485  115  81%  19%  2  300  235  65  78%  22%  Trong đó, mỗi nội dung doanh thu, chi phí được chi tiết ra từng mục theo kế hoạch mục tiêu và thực hiện để đánh giá từng trung tâm trách nhiệm và người quản lý trung tâm đó.  Tình hình sử dụng công cụ kế toán để kiểm soát quản lý ở Việt Nam hiện nay  Theo hệ thống kiểm soát quản lý được tóm tắt ở Hình 1, thì ở Việt Nam chúng ta rải rác đôi chỗ khái niệm về kiểm soát cũng đã có trong các tổ chức kinh doanh của Việt Nam nhưng còn phân tán và không có hệ thống rõ ràng, không có các trung tâm trách nhiệm cụ thể, tự phát tự thân vận động, chưa có tính khoa học và hệ thống.  Trong những tổ chức có yếu tố nước ngoài: có, nhưng chỉ là một bộ phận trong toàn hệ thống chung của công ty mẹ ở nước ngoài (Shell Saigon, Unilever Vietnam, Pepsi. Co. Vietnam, Proter & Gamble Vietnam, Sony Vietnam…)  Việc kiểm soát và đo lường việc thực hiện được triển khai chủ yếu là dựa vào các qui định của kế toán tài chính. Các báo cáo liên quan đến những sự việc đã qua và chủ yếu là cho đối tượng sử dụng ở bên ngoài doanh nghiệp. Trong khi đó những thông tin phục vụ cho việc ra quyết định quản lý hoặc khen thưởng cho những cá nhân làm tốt, xử phạt những người gây thiệt hại cho đơn vị lại không được ghi nhận đầy đủ, cụ thể và có hệ thống.  Theo một cuộc điều tra của Sở công nghiệp TP.HCM trong khoảng 1.000 đơn vị thì những nhà quản lý rất thiếu các kiến thức cơ bản về quản lý. Cụ thể như, có 50% thiếu các kỹ năng, tính kỷ luật, và kiến thức quản lý, 15% trong số họ cần phải được thay thế ở những vị trí quan trọng trong hệ thống quản lý, chỉ có khoảng 35% là có thể điều hành hoạt động của doanh nghiệp có hiệu quả. Nhiều nhà quản lý không được đào tạo căn bản về quản lý (Nguyễn Bay 1998). Điều này làm ảnh hưởng đến cung cách điều hành các hoạt động trong doanh nghiệp, gây tổn thất đến nền kinh tế.  Qua phỏng vấn một số nhà quản lý, chúng tôi thấy rằng những ý kiến của họ về vấn đề này có nhiều khác biệt và mang tính chủ quan cảm tính. Đơn vị nơi họ làm việc cũng có nội dung kiểm soát như kiểm soát thời gian lao động, sản lượng, hoặc các hoạt động quản lý,… nhưng những nội dung này không thể hiện rõ thành một hệ thống kiểm soát quản lý. Vì vậy họ mong muốn có một hệ thống kiểm soát hữu hiệu và sẵn sàng áp dụng nó nếu có người thiết kế xây dựng cho đơn vị họ.  Xây dựng hệ thống kế toán hỗ trợ việc kiểm soát quản lý trong các tổ chức kinh doanh  Chiến lược, mục đích, và các mục tiêu cụ thể:  Trước tiên các nhà quản lý phải xây dựng chiến lược lâu dài cho đơn vị. Dựa trên chiến lược của đơn vị và của từng bộ phận kinh doanh, công ty đề ra mục đích của đơn vị và các mục tiêu cụ thể, và các mục tiêu này phải có mối liên quan chặt chẽ với nhau cùng hỗ trợ nhau hướng dên mục đích chung của đơn vị.  Xây dựng các trung tâm trách nhiệm:  Nhà quản lý phả phân tích các hoạt động của đơn vị để từ đó xác định các bộ phận nào có nhiệm vụ cụ thể gì, chịu trách nhiệm chính về công việc gì, công việc đó có các khoản doanh thu, chi phí cụ thể nào, bộ phận nà là trung tâm chi phí, trung tâm doanh thu hay trung tâm lợi nhuận…. Từ việc phân tích rõ ràng như vậy, theo đó hệ thống kế toán cũng sẽ được thiết kế sao cho có thể đảm bảo việc ghi chép phản ánh một cách đầy đủ, rõ ràng, riêng biệt các chỉ tiêu của từng trung tâm.  Mỗi nhà quản lý ở từng bộ phận cần xác định chiến lược và mục đích cụ thể của bộ phận mình và quan hệ của chúng đến mục đích chung của toàn đơn vị, sau đó phát triển các chiến lược theo sát những mục tiêu đó. Bộ phận kế toán có trách nhiệm trong quá trình lập dự toán, , giải thích mục tiêu của việc lập dự toán là để xác định và phân bổ nguồn lực cho mỗi chiến lược theo mục đích chung của toàn đơn vị. Như vậy người quản lý từng bộ phận sẽ tập trung vào mục tiêu và chiến lược của bộ phận mình và gắn với mục tiêu chung. Nhà quản lý chỉ tập trung vào việc xác định mục đích và phát triển chiến lược, còn người kế toán thì chưyển các chiến lược thành các bản dự toán (Romney, Steinbart, Cushing, 1997).  Xây dựng hệ thống đánh giá việc thực hiện (Balanced scorecard – phiếu cân đối):  Phiếu cân đối là một hệ thống báo cáo để cân đối giữa đo lường tài chính và đo lường hoạt động, là cầu nối giữa việc thực hiện và khen thưởng, và đưa ra sự nhận biết rõ ràng tính đa dạng về mục tiêu của tổ chức.  Ưu điểm của phiếu đánh giá là:  - giúp nhà quản lý có thể thấy mối quan hệ giữa các đo lường phi tài chính với những đo lường tài chính gắn với mục tiêu của tổ chức  - chúng tập trung vào các đo lường từ mỗi bộ phận trong bốn thành phần giúp tổ chức thành công là: sức mạnh tài chính; sự hài lòng của khách hàng; tiến trình cải thiện kinh doanh; và kiến thức của tổ chức.  Điều này giúp nâng cao quá trình tiếp thu vì nhà quản lý tiếp thu được từ kết quả các hoạt động của họ và mối liên quan của các hoạt động này như thế nào đến mục tiêu của tổ chức.  Kết luận  Hội nhập toàn cầu là một xu thế tất yếu, các doanh nghiệp Việt Nam muốn đứng vững trong chính nền kinh tế đang chuyển đổi mạnh mẽ của đất nước mình thì phải làm sao để có thể vận hành các hoạt động một cách hữu hiệu và hiệu quả. Các doanh nghiệp cần công nghệ, nhân lực và quản lý tiên tiến trên con đường phát triển của mình.  Xây dựng và duy trì một hệ thống quản lý khoa học tiên tiến là một trong những vấn đề quan trọng mà các nhà quản lý cần phải quan tâm. Kiểm soát quản lý là một công cụ giúp cho các doanh nghiệp trong quá trình triển khai các chiến lược và đạt được mục đích của đơn vị. ……………………. Việc định giá tài sản trên báo cáo tài chính và nhu cầu thông tin trong nền kinh tế thị trường Thông tin về giá trị tài sản của doanh nghiệp trình bày trên báo cáo tài chính hiện nay trên thế giới đang có nhiều thay đổi cơ bản. Sự thay đổi này xuất phát từ nhu cầu thông tin thích hợp và đầy đủ của các đối tượng sử dụng thông tin. Trong nền kinh tế thị trường, thông tin trên báo cáo tài chính là cơ sở nền tảng để đưa ra các quyết định về quản lý, đầu tư và vay nợ. Để có thể cung cấp thông tin thích hợp với các quyết định kinh doanh, việc xác định giá trị tài sản trên báo cáo tài chính cần hướng đến nhu cầu thông tin các đối tượng sử dụng. 1. Định giá tài sản trên báo cáo tài chính Định giá tài sản trên báo cáo tài chính là một tiến trình xác định giá trị tiền tệ của tài sản được ghi nhận và trình bày trên báo cáo tài chính. Cơ sở định giá tài sản là phương pháp xác định giá trị tài sản được lựa chọn ghi nhận trên các báo cáo tài chính. Cơ sở định giá tài sản được xác định căn cứ vào giá trị đo lường tài sản và đơn vị đo lường là đơn vị tiền tệ không đổi hay mức giá chung. - Theo khuôn mẫu lý thuyết của Ủy ban chuẩn mực kế toán quốc tế, các giá trị có thể sử dụng để đo lường tài sản là: + Giá gốc: Tài sản được ghi nhận theo số tiền hoặc các khoản tương đương tiền đã trả hoặc ghi theo giá trị thực tế của tài sản đó vào thời điểm có được tài sản. + Giá trị thuần có thể thực hiện được (giá đầu ra hiện tại): Tài sản được ghi nhận theo số tiền hoặc các khoản tương đương tiền hiện tại có thể thu được nếu bán các tài sản đó. + Giá hiện hành (Giá thay thế hay giá đầu vào hiện tại): Tài sản được ghi nhận theo số tiền hoặc các khoản tương đương tiền sẽ phải trả nếu như tài sản đó có được tại thời điểm hiện tại. + Giá hiện tại chiết khấu (Hiện giá): Tài sản được ghi nhận theo giá trị hiện tại của các luồng tiền dự định thu vào trong tương lai từ việc sử dụng tài sản. Thông tin cung cấp thông qua giá trị tài sản có thể tóm lược theo bảng 1. Bảng 1: Giá trị tài sản và thông tin cung cấp Giá gốc Giá trị thuần có thể thực hiện được Giá trị hiện hành Hiện giá Thông tin cung cấp Quá khứ Hiện tại Hiện tại Tương lai Nghiệp vụ Mua tài sản Bán tài sản Mua tài sản Bán tài sản Bản chất sự kiện Thực tế phát sinh Giả định Giả định Dự tính Qua đối chiếu các chuẩn mực kế toán VN và hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế đang được áp dụng cho thấy các loại tài sản khác nhau được áp dụng các cơ sở định giá khác biệt. Bảng 2 cung cấp thông tin tổng quát về sự khác biệt về cơ sở định giá áp dụng đối với các tài sản trình bày trên báo cáo tài chính. Bảng 2: Cơ sở định giá các loại tài sản trên báo cáo tài chính Loại tài sản Chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS) Chuẩn mực kế toán VN (VAS) Tiền Giá trị danh nghĩa Giá trị danh nghĩa Chứng khoán đầu tư (có sẵn để bán) Giá thị trường (giá trị hợp lý) Mức thấp hơn giữa giá gốc và giá trị thuần có thể thực hiện. Các khoản phải thu Giá trị thuần có thể thực hiện Giá trị thuần có thể thực hiện Hàng tồn kho Mức thấp hơn giữa giá gốc và giá trị thuần có thể thực hiện. Mức thấp hơn giữa giá gốc và giá trị thuần có thể thực hiện. Tài sản cố định hữu hình Giá gốc trừ (-) Khấu hao lũy kế, hay đánh giá lại theo giá thị trường Giá gốc trừ (–) Khấu hao lũy kế Tài sản cố định vô hình (thời gian hữu dụng xác định) Giá gốc trừ (-) khấu hao lũy kế, hay đánh giá lại theo giá thị trường Giá gốc trừ (–) Khấu hao lũy kế Tài sản cố định vô hình (thời gian hữu dụng không xác định) Giá gốc (không khấu hao), hay đánh giá lại theo giá thị trường Giá gốc trừ (–) Khấu hao lũy kế Tài sản thuê tài chính Mức thấp hơn giữa giá trị hợp lý và hiện giá của khoản tiền thuê tối thiểu. Mức thấp hơn giữa giá trị hợp lý và hiện giá của khoản tiền thuê tối thiểu. Mục tiêu chủ yếu của báo cáo tài chính là nhằm cung cấp thông tin hữu ích cho các đối tượng sử dụng. Nhìn từ góc độ này, báo cáo tài chính cần cung cấp các thông tin về quá khứ, hiện tại và tương lai. Vì vậy, sự kết hợp giữa các loại giá sử dụng trên báo cáo tài chính như quy định trong các chuẩn mực kế toán quốc tế cũng như chuẩn mực kế toán VN là nhằm mục tiêu cung cấp thông tin đầy đủ, và đa dạng đáp ứng yêu cầu thông tin của người sử dụng. Tuy nhiên, sự kết hợp các cơ sở định giá khác nhau để xác định giá trị tài sản trình bày trên báo cáo tài chính lại tạo nên thông tin khó hiểu và đôi khi không thích hợp đối với người sử dụng báo cáo tài chính. Sự khác biệt về giá trị của các loại tài sản trình bày trên báo cáo tài chính dẫn đến kết quả là giá trị của tổng tài sản trên báo cáo tài chính không phản ánh tổng giá trị tài sản theo giá gốc, cũng không phản ánh tổng giá trị tài sản theo giá thị trường. 2. Nhu cầu thông tin Các nhóm đối tượng sử dụng thông tin kế toán với các nhu cầu thông tin khác nhau làm nảy sinh tính đa dạng và phức tạp đối với nhu cầu thông tin cần cung cấp. Trong nền kinh tế thị trường, các thông tin trình bày trên các báo cáo tài chính chịu ảnh hưởng của 2 nhóm đối tượng chính là nội bộ doanh nghiệp (những nhà quản lý của doanh nghiệp theo từng cấp độ), và những người sử dụng bên ngoài doanh nghiệp (chủ yếu là các nhà nhà đầu tư và những người cho vay). Phần lớn các báo cáo tài chính hiện nay tại các quốc gia chủ yếu hướng đến mục tiêu cung cấp thông tin cho người sử dụng bên ngoài doanh nghiệp. Các báo cáo tài chính này thường gọi là các báo cáo tài chính theo mục đích chung, và không nhằm ý định đáp ứng nhu cầu của những người sử dụng đòi hỏi những thông tin cụ thể. Mục tiêu của những báo cáo tài chính theo mục đích chung là nhằm thể hiện những tác động về mặt kinh tế của các nghiệp vụ cũng như các sự kiện đã xảy ra đối với tình trạng tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh của đơn vị. Mặc dù có nhiều cách khác nhau trong việc thể hiện thông tin tài chính, tuy nhiên những báo cáo tài chính cho mục đích chung thường trình bày những thông tin tài chính phù hợp với những quyết định về đầu tư (đối với nhà đầu tư), và tín dụng (đối với những người cho vay). Đối với các nhà đầu tư, họ cần biết các thông tin tài chính về khả năng sinh lợi và rủi ro tiềm tàng liên quan đến vốn đầu tư. Họ cần những thông tin để xác định xem khi nào thì nên mua, giữ lại hay nên bán các khoản đầu tư cũng như các thông tin về khả năng thanh toán các khoản cổ tức của doanh nghiệp. Đối với những người cho vay, họ cần những thông tin tài chính về giá trị của tài sản thế chấp nợ vay, nguồn trả nợ vay và khả năng thanh toán của doanh nghiệp khi các khoản nợ gốc và lãi vay đến hạn. Trong thời đại khoa học kỹ thuật phát triển vượt bậc, môi trường kinh doanh luôn thay đổi và vấn đề lạm phát là tất yếu như hiện nay, thông tin về giá trị tài sản trên báo cáo tài chính nếu chỉ trình bày theo giá gốc thì sẽ không thích hợp với các đối tượng sử dụng thông tin để đưa ra quyết định kinh tế. 3. Định giá tài sản theo nhu cầu thông tin Tính thích hợp của thông tin kế toán trong tiến trình ra quyết định được đánh giá thông qua sự tác động của các thông tin trình bày trên báo cáo tài chính đến quyết định kinh tế của các đối tượng sử dụng thông tin. Một trong những thông tin quan trọng nhất để đánh giá hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường là khả năng thích ứng của doanh nghiệp với sự thay đổi của môi trường kinh doanh và khả năng tồn tại của doanh nghiệp. Sự tồn tại của doanh nghiệp phụ thuộc vào khả năng cung cấp hàng hoá hay dịch vụ liên quan đến các tài sản hiện hữu. Khi so sánh các giá trị sử dụng để đo lường tài sản, thì giá gốc và giá hiện hành đều thể hiện giá trị đầu vào của tài sản, riêng giá trị thuần có thể thực hiện thể hiện giá trị đầu ra của tài sản. Xét dưới góc độ này, giá trị thuần có thể thực hiện của các tài sản là thông tin quan trọng về giá trị hiện tại của các nguồn lực sẵn có tại doanh nghiệp, thông tin này sẽ hổ trợ cho các nhà đầu tư, những người cho vay cũng như bản thân nhà quản lý trong việc đánh giá khả năng tồn tại của doanh nghiệp. Đối với những người cho vay, giá trị thuần có thể thực hiện phản ánh giá trị thị trường của các tài sản thế chấp bảo đảm nợ vay còn là thông tin thích hợp cho các quyết định vay nợ. Bên cạnh đó, giá trị thuần có thể thực hiện được còn phản ánh khoản lợi ích kinh tế tăng lên hay giảm đi trong quá trình sử dụng tài sản, thông tin này phù hợp với khái niệm lợi nhuận kinh tế liên quan đến việc xác định lợi nhuận có lưu ý đến sự bảo toàn vốn. Lợi nhuận trong kỳ của doanh nghiệp có tính đến bảo toàn vốn sẽ bao gồm cả các khoản thu nhập hay lỗ phát sinh từ sự thay đổi giá trị của tài sản như: - Thu nhập (lỗ) đã thực hiện phát sinh từ các giao dịch bán tài sản trong kỳ kế toán (chênh lệch giữa giá bán tài sản và giá trị thuần có thể thực hiện của tài sản ước tính vào đầu kỳ). - Thu nhập (lỗ) chưa thực hiện phát sinh từ sự thay đổi giá trị tài sản (chênh lệch giữa giá trị thuần có thể thực hiện của tài sản ước tính cuối kỳ và đầu kỳ). Nhìn từ góc độ lý thuyết kế toán, khi tất cả các tài sản được đo lường với cùng một cơ sở định giá, giá gốc hay giá thị trường, thì điều này sẽ đáp ứng nhu cầu thông tin dễ hiểu hơn cho các đối tượng sử dụng báo cáo tài chính. Bên cạnh đó, việc áp dụng các cơ sở định giá tài sản theo giá thị trường thay thế dần nguyên tắc giá gốc tại nhiều quốc gia trong những năm gần đây cho thấy xu thế định giá tài sản trên báo cáo tài chính đang hướng đến giá thị trường nhằm đáp ứng đầy đủ hơn yêu cầu thông tin của người sử dụng. Vì vậy, việc chọn lựa cơ sở định giá cho tất cả các tài sản là giá trị thuần có thể thực hiện kết hợp với việc trình bày giá gốc trong thuyết minh báo cáo tài chính sẽ nâng cao tính dễ hiểu của thông tin kế toán trên báo cáo tài chính đối với người sử dụng, đồng thời thông tin kế toán cung cấp sẽ thích hợp và đầy đủ hơn nhằm hổ trợ cho các quyết định kinh tế của các đối tượng sử dụng thông tin, chủ yếu là các nhà đầu tư và những người cho vay, trong nền kinh tế thị trường. Chức năng quan trọng nhất của kế toán là cung cấp thông tin, các cơ sở định giá chỉ là công cụ để xác định giá trị tài sản-loại thông tin cần cung cấp. Vì vậy, yếu tố quyết định để chọn lựa cơ sở đo lường nào để định giá tài sản giữa các cơ sở đo lường khác nhau cần phải dựa trên nhu cầu thông tin của các đối tượng sử dụng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCác màn phù phép trong Báo cáo tài chính-thủ thuật trong kế toán.doc
Luận văn liên quan