M agento thì thường xuyên phải tương t ác với người dùng. K hi người dùng phát
sinh ra một yêu cầu nào đó th ông qua giao diện trang w eb, . . . thì website phải căn
cứ vào đó mà có phản hồi tương ứng cho người dùng. Các giao diện tư ơng tác người
dùng được nâng cấp quá các phiên bản để tạo điều kiện thuận lợi cho người dùng dễ
sử dụng.
25 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4109 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Các nguyên tắc sáng tạo cơ bản và vận dụng vào quá trình phát triển website magento, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
____________
BÀI TIỂU LUẬN
MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
ĐỀ TÀI:
CÁC NGUYÊN TẮC SÁNG TẠO CƠ BẢN
& VẬN DỤNG VÀO QUÁ TRÌNH PHÁT
TRIỂN WEBSITE MAGENTO
GVHD: GS.TSKH. Hoàng Kiếm
Người thực hiện: Nguyễn Thạch Cương
Mã số: 1212004
Lớp: Khóa 22
TP.HCM – 12/2012
1212004 - Nguyễn Thạch Cương Trang 1
MỤC LỤC
LỜ I NÓI ĐẦU ................................................................................................................. 3
TỔNG QUAN .................................................................................................................. 4
PHẦN I: KHÁI QUÁT 40 NGUYÊN LÝ SÁNG TẠO................................................ 5
1) Nguyên lý phân nhỏ: ...................................................................................... 5
2) Nguyên lý “tách khỏi”: .................................................................................. 5
3) Nguyên lý phẩm chất cục bộ:........................................................................ 5
4) Nguyên lý phản đối xứng: ............................................................................. 5
5) Nguyên lý kết hợp: .......................................................................................... 5
6) Nguyên lý vạn năng:....................................................................................... 5
7) Nguyên lý “chứa trong”: ............................................................................... 6
8) Nguyên lý phản trọng lượng:........................................................................ 6
9) Nguyên lý gây ứng suất sơ bộ:...................................................................... 6
10) Nguyên lý thực hiện sơ bộ:............................................................................ 6
11) Nguyên tắc dự phòng: .................................................................................... 6
12) Nguyên tắc đẳng thế:...................................................................................... 6
13) Nguyên tắc đảo ngược: .................................................................................. 7
14) Nguyên tắc cầu (tròn) hoá: ........................................................................... 7
15) Nguyên tắc linh động: .................................................................................... 7
16) Nguyên tắc giải “thiếu” hoặc “thừa”: ........................................................ 7
17) Nguyên tắc chuyển sang chiều khác: .......................................................... 7
18) Nguyên tắc sử dụng các dao động cơ học: ................................................. 8
19) Nguyên tắc tác động theo chu kỳ: ................................................................ 8
20) Nguyên tắc liên tục tác động có ích ............................................................. 8
21) Nguyên lý “vượt nhanh”: .............................................................................. 8
22) Nguyên lý biến hại thành lợi: ....................................................................... 9
23) Nguyên lý quan hệ phản hồi:........................................................................ 9
24) Nguyên lý sử dụng trung gian: ..................................................................... 9
25) Nguyên lý tự phục vụ: .................................................................................... 9
1212004 - Nguyễn Thạch Cương Trang 2
26) Nguyên lý sao chép (copy):............................................................................ 9
27) Nguyên lý “rẻ” thay cho “đắt”: .................................................................... 9
28) Thay thế sơ đồ cơ học: ................................................................................. 10
29) Sử dụng các kết cấu khí và lỏng: ............................................................... 10
30) Sử dụng vỏ dẻo và màng mỏng: ................................................................. 10
31) Sử dụng các vật liệu nhi ều lỗ: .................................................................... 10
32) Nguyên lý thay đổi màu sắc: ....................................................................... 10
33) Nguyên lý đồng nhất: ................................................................................... 11
34) Nguyên lý phân hủy hoặc tái sinh các phần: ........................................... 11
35) Thay đổi các thông số hóa l ý của đối tượng: ........................................... 11
36) Sử dụng chuyển pha: ................................................................................... 11
37) Sử dụng sự nở nhiệt: .................................................................................... 11
38) Sử dụng các chất oxy hoá mạnh: ............................................................... 11
39) Thay đổi độ trơ: ............................................................................................. 12
40) Sử dụng các vật liệu hợp thành (composite):........................................... 12
PHẦN II: TỔNG QUAN VỀ MAGENTO .................................................................. 13
I. Magento là gì ? ............................................................................................. 13
II. Lịch sử của Magento? ................................................................................. 13
III. Tại sao lại sử dụng Magento ? .................................................................. 13
IV. Magento hoạt động như thế nào?............................................................. 14
V. Cấu trúc thư mục magento, cấu trúc extension:................................... 15
VI. Mô hình MVC trong magento và extension magento : ....................... 17
PHẦN III: CÁC NGUYÊN LÝ ĐÃ ĐƯỢC ÁP DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT
TRIỂN MAGENTO ...................................................................................................... 20
KẾT LUẬN .................................................................................................................... 23
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................ 24
1212004 - Nguyễn Thạch Cương Trang 3
L I NÓI Đ U
Con người - với khả năng tư duy sáng tạo không ngừng nghỉ, không giới
hạn ngày càng chinh phục nhiều thách thức, vấn đề t rong cuộc sống. Sự thay
đổi các chế độ xã hội chung quy lại cũng từ sự thay đổi về công cụ và phương
thức sản xuất, từ đó đưa xã hội con người phát triển từng bướcl ên một bậc cao
hơn.
Ngành Tin học ra đời là một sự tất yếu phục vụ nhu cầu trao đổi lượng
thông tin khổng lồ giữa người và người, giải quyết các bài toán mang tính đột
phá và sáng tạo. Những thành quả lĩnh vực CNTT mang lại có vai trò to lớn
trong việc thúc đầy các ngành khoa học khác phát t riển. Hầu hết các lĩnh vực
hiện nay đều ứng dụng CNTT, có thể nói CNTT đã là công cụ không thể thiếu
để mang lại hiệu quả tố i ưu, tiết kiệm thời gian và công sức, t ạo ra g iá trị lao
động vượt bậc đối với công cuộc phục vụ nhu cầu đời sống con người.
Vì vậy, việc nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực Tin học cần có phương
pháp cụ thể để giải quyết các bài toán đặt ra có hiệu quả nhất . Trong phạm vi
bài thu hoạch này tô i xin t rình bày các phương pháp giải quyết vấn đề theo
khoa học về phát minh, sáng chế và việcvận dụng nó trong quá trình phát triển
website thương mại điện tử trên nền tảng magento.
Chân thành cảm ơn GS – TSKH Hoàng Kiếm, người Thầy đã tận tâm
truyền đạt những kiến thức nền tảng và chia sẻ những kinh nghiệm quý báu,
những bài học từ thực tế một cách sâu sắc. Giúp chúng tôi nhìn nhận được vấn
đề và tiếp cận khoa học công nghệ thông tin một cách có phương pháp, có tư
duy. Đồng thời, tô i xin chân thành cảm ơn các Thầy Cô thuộc Phòng Sau đại
học - Trường Đại học Khoa Học Tự Nhiên đã tạo điều kiện giúp đỡ cho các
học viên có điều kiện học tập, nghiên cứu thuận lợi nhất .
1212004 - Nguyễn Thạch Cương Trang 4
T NG QUAN
Từ ngàn xưa đến nay, xã hội loài người không ngừng phát triển, do nhu cầu
của cá nhân, của cộng đồng cùng với tinh thần cầu tiến con người đã tạo ra được một
xã hội phát triển như ngày nay. Trong quá trình phát triển xã hội, con người đã
không ngừng sáng t ạo một cách vô thức hoặc có ý thức. Sáng t ạo là một quá trình
phát triển không ngừng và ta thấy trong mọi hoạt động xã hội đều có bóng dáng của
sự sáng t ạo. Trước đây, hoạt động sáng tạo được cho là thiên phú, huyền bí, may
mắn hoặc ngẫu hứng, . . ., thì ngày nay lĩnh vực sáng t ạo đã được nhà khoa học, nhà
giáo Genrikh Saulovich Altshuller khái quát hóa thành một môn khoa học và một bộ
phận quan trọng nhất trong bộ môn khoa học này là hệ thống 40 thủ thuật, và một sự
sáng tạo nào khi phân tích ta cũng thấy nó nằm trong hệ thống 40 thủ thuật này.
Trong sự phát triển của xã hội ngày nay, đặc biệt là sự phát triển rất nhanh
của ngành công nghệ thông tin thì công việc sáng tạo lại càng to lớn hơn, rõ nét hơn.
Để đáp ứng nhu cầu mua bán trao đổi nhanh chóng hiện nay và tạo điều kiện cho
người mua hàng, các trang web thương mại điện tử được t ạo ra để giúp người mua
hàng có thể xem và mua sản phẩm online ngay trên internet mà không cần phải đến
các cửa hàng. Và Magento là một framework cho phép tạo một cách nhanh chóng
với đầy đủ các chức năng một trang web thương mại điện tử.
Phần trình bày dưới đây sẽ khái quát lịch sử phát triển của Magento và giải
thích các các nguyên lý (trong số 40 nguy ên lý được trình bày bởi Genrikh
Saulovich Altshuller) đã được con người áp dụng trong quá trình Magento.
1212004 - Nguyễn Thạch Cương Trang 5
PHẦN I: KHÁI QUÁT 40 NGUYÊN LÝ SÁNG TẠO
1) Nguyên l ý phân nhỏ:
a. Chia đối tượng thành các phần độc lập.
b. Làm đối tượng trở nên tháo lắp được.
c. Tăng mức độ phân nhỏ đối tượng.
2) Nguyên l ý “tách khỏi”:
- Tách phần gây “phiền phức” (t ính chất “phiền phức”) hay ngược lại tách
phần duy nhất “cần thiết ” (t ính chất “cần thiết”) ra khỏi đối tượng.
3) Nguyên l ý phẩm chất cục bộ:
a. Chuyển đối tượng (hay môi trường bên ngoài, tác động bên ngoài) có cấu
trúc đồng nhất thành không đồng nhất.
b. Các phần khác nhau của đối tượng phải có các chức năng khác nhau.
c. Mỗi phần của đối tượng phải ở trong những điều kiện thích hợp nhất đối
với công việc.
4) Nguyên l ý phản đối xứng:
- Chuyển đối tượng có hình dạng đối xứng thành không đối xứng (nói chung
giảm bậc đối xứng).
5) Nguyên l ý kết hợp:
- Kết hợp các đối tượng đồng nhất hoặc các đối tượng dùng cho các hoạt
động kế cận.
- Kết hợp về mặt thời gian các hoạt động đồng nhất hoặc kế cận.
6) Nguyên l ý vạn năng:
- Đối tượng thực hiện một số chức năng khác nhau, do đó không cần sự tham
gia của các đối tượng khác.
1212004 - Nguyễn Thạch Cương Trang 6
7) Nguyên l ý “chứa trong”:
- Một đối tượng được đặt bên trong đối tượng khác và bản thân nó lại chứa
đối tượng thứ ba ...
- Một đối tượng chuyển động xuyên suốt bên trong đối tượng khác.
8) Nguyên l ý phản trọng lượng:
- Bù trừ trọng lượng của đối tượng bằng cách gắn nó với các đối tượng khác
có lực nâng.
- Bù trừ trọng lượng của đối tượng bằng tương tác với môi trường như sử
dụng các lực thủy động, khí động...
9) Nguyên l ý gây ứng suất sơ bộ:
- Gây ứng suất trước với đối tượng để chống lại ứng suất không cho phép
hoặc không mong muốn khi đối tượng làm việc (hoặc gây ứng suất trước để
khi làm việc sẽ dùng ứng suất ngược lại).
10) Nguyên l ý thực hiện sơ bộ:
- Thực hiện trước sự thay đổi cần có, hoàn toàn hoặc từng phần, đối với đối
tượng.
- Cần sắp xếp đối tượng trước, sao cho chúng có thể hoạt động từ vị trí thuận
lợi nhất, không mất thời gian dịch chuyển.
11) Nguyên tắc dự phòng:
- Bù đắp độ tin cậy không lớn của đối tượng bằng cách chuẩn bị trước các
phương tiện báo động, ứng cứu, an toàn.
12) Nguyên tắc đẳng thế:
- Thay đổi điều kiện l àm việc để không phải nâng lên hay hạ xuống các đối
tượng.
1212004 - Nguyễn Thạch Cương Trang 7
13) Nguyên tắc đảo ngược:
- Thay vì hành động như yêu cầu bài toán, hành động ngược lại (ví dụ: không
làm n óng mà làm lạnh đối tượng).
- Làm phần chuyển đ ộng của đối tượng (hay môi trường bên ngoài) thành
đứng yên và ngược lại, phần đứng yên thành chuyển động.
14) Nguyên tắc cầu (tròn) hoá:
a. Chuy ển những phần thẳng của đối tượng thành cong, mặt phẳng thành
mặt cầu, kết cấu hình hộp thành kết cấu hình cầu.
b. Sử dụng các con lăn, vi ên bi, vòng xoắn.
c. Chuy ển sang chuyển động quay, sử dụng lực ly tâm.
15) Nguyên tắc linh động:
a. Cần thay đổi các đặc trưng của đối tượng hay môi trường bên ngoài sao
cho chúng tối ưu trong từng giai đoạn làm việc.
b. Phân chia đối tượng thành từng phần, có khả năng dịch chuyển với nhau.
16) Nguyên tắc giải “thiếu” hoặc “thừa”:
- Nếu như khó nhận được 100% hiệu quả cần t hiết, nên nhận ít hơn hoặc
nhiều hơn “một chút”. Lúc đ ó bài to án có thể trở nên đơn giản hơn và dễ giải
hơn.
17) Nguyên tắc chuyển sang chi ều khác:
a. Những khó khăn do chuy ển động (hay sắp xếp) đối tượng theo đường
(một chiều) sẽ được khắc phục nếu cho đối tượng khả năng di chuyển trên
mặt phẳng (hai chiều). Tươn g tự, những bài toán liên quan đến chuyển
động (hay sắp xếp) các đối tượng trên mặt phẳng sẽ được đơn giản hoá khi
chuyển sang không gian (ba chiều).
b. Chuy ển các đối tượng có kết cấu một tầng thành nhiều tầng.
1212004 - Nguyễn Thạch Cương Trang 8
c. Đặt đối tượn g nằm nghiêng.
d. Sử dụng mặt sau của diện tích cho trước.
e. Sử dụng các luồng ánh sáng tới diện tích bên cạnh hoặc tới mặt sau của
di ện t ích cho trước.
18) Nguyên tắc sử dụng các dao động cơ học:
a. Làm đối tượng dao động. Nếu đã có dao động, tăng t ầng số dao động (đến
tần số siêu âm).
b. Sử dụng tần số cộng hưởng.
c. Thay vì dùng các bộ rung cơ học, dùng các bộ r ung áp điện.
d. Sử dụng siêu âm kết hợp với trường điện từ.
19) Nguyên tắc tác động theo chu kỳ:
a. Chuy ển tác động liên tục thành t ác động theo chu kỳ (xung).
b. Nếu đã có tác động theo chu kỳ, hãy thay đổi chu kỳ.
c. Sử dụng các khoảng thời gian giữa các xung để thực hiện tác động khác.
20) Nguyên tắc liên tục tác động có ích
a. Thực hiện cô ng việc một cách liên tục (tất cả các phần của đối tượng cần
lu ôn l uôn làm việc ở chế độ đủ t ải).
b. Khắc phục vận hành không tải và trung gian.
c. Chuy ển chuy ển động tịnh tiến qua l ại thành chuyển động quay.
21) Nguyên l ý “vượt nhanh”:
a. Vượt qua các giai đoạn có hại hoặc nguy hiểm với vận tốc lớn.
b. Vượt nhanh để có được hiệu ứng cần thiết.
1212004 - Nguyễn Thạch Cương Trang 9
22) Nguyên l ý biến hại thành lợi:
a. Sử dụng những t ác nhân có hại (thí dụ tác động có hại của môi trường) để
thu được hiệu ứng có lợi.
b. Khắc phục t ác nhân có hại bằng cách kết hợp nó với tác nhân có hại khác.
c. Tăng cường tác nhân có hại đến mức nó không còn có hại nữa.
23) Nguyên l ý quan hệ phản hồi:
a. Thiết lập quan hệ phản hồi
b. Nếu đã có quan hệ phản hồi, hãy thay đổi nó.
24) Nguyên l ý sử dụng trung gian:
- Sử dụng đối tượng trung gian, chuy ển t iếp.
25) Nguyên l ý tự phục vụ:
a. Đối tượng phải tự phục vụ bằng cách thực hiện các thao tác phụ trợ, sửa
chữa.
b. Sử dụng phế liệu, chất thải, năng lượng dư.
26) Nguyên l ý sao chép (copy):
a. Thay vì sử dụng những cái không được phép, phức tạp, đắt tiền, không
tiện lợi hoặc dễ vỡ, sử dụng bản sao.
b. Thay thế đối tượng hoặc hệ các đối tượng bằng bản sao quang học (ảnh,
hình vẽ) với các tỷ lệ cần thiết.
c. Nếu không thể sử dụng bản sao quang học ở vùng biẻu kiến (vùng ánh
sáng nhìn thấy được bằng mắt thường), chuyển sang sử dụng các bản sao
hồng ngoại hoặc tử ngoại.
27) Nguyên l ý “rẻ” thay cho “đắt”:
- Thay thế đối tượng đắt tiền bằng bộ các đối tượng rẻ có chất lượng kém hơn
(thí dụ như về tuổi thọ).
1212004 - Nguyễn Thạch Cương Trang 10
28) Thay thế sơ đồ cơ học:
a. Thay thế sơ đồ cơ học bằng điện, quang, nhiệt, âm hoặc mùi vị.
b. Sử dụng điện trường, từ trường và điện từ trường trong tương tác với đối
tượng.
c. Chuyển các trường đứng yên sang chuy ển động, các trường cố định sang
thay đổi theo thời gian, các trường đồng nhất sang có cấu trúc nhất định.
d. Sử dụng các trường kết hợp với các hạt sắt từ.
29) Sử dụng các kết cấu khí và lỏng:
- Thay cho các phần của đối tượng ở thể rắn, sử dụng các chất khí và lỏng:
nạp khí, nạp chất lỏng, đệm không khí, thủy tĩnh, thủy phản lực.
30) Sử dụng vỏ dẻo và màng mỏng:
a. Sử dụng các vỏ dẻo và màng mỏng thay cho các kết cấu khối.
b. Cách ly đối tượng với môi trường bên ngoài bằng các vỏ dẻo và màng
mỏng.
31) Sử dụng các vật liệu nhiều l ỗ:
a. Làm đối tượng có nhiều lỗ hoặc sử dụng thêm những chi t iết có nhiều lỗ
(miếng đệm, tấm phủ…)
b. Nếu đối tượng đã có nhiều lỗ, sơ bộ tẩm nó bằng chất nào đó.
32) Nguyên l ý thay đổi màu sắc:
a. Thay đổi màu sắc của đối tượng hay môi trường bên ngoài
b. Thay đổi độ trong suốt của của đối tượng hay môi trường bên ngoài.
c. Để có thể quan sát được những đối tượng hoặc những quá trình, sử dụng
các chất phụ gia màu, huỳnh quang.
d. Nếu các chất phụ gia đó đã được sử dụng, dùng các nguyên tử đánh dấu.
e. Sử dụng các hình vẽ, ký hiệu thích hợp.
1212004 - Nguyễn Thạch Cương Trang 11
33) Nguyên l ý đồng nhất:
- Những đối tượng, tương tác với đối tượng cho trước, phải được làm từ cùng
một vật liệu (hoặc từ vật liệu gần về các tính chất) với vật liệu chế tạo đối
tượng cho trước.
34) Nguyên l ý phân hủy hoặc tái sinh các phần:
- Phần đối tượng đã hoàn thành nhiệm vụ hoặc trở nên không càn thiết phải tự
phân hủy (hoà tan, bay hơi...) hoặc phải biến dạng.
- Các phần mất mát của đối tượng phải được phục hồi trực tiếp trong quá
trình làm việc.
35) Thay đổi các thông số hóa lý của đối tượng:
a. Thay đổi trạng thái đối tượng.
b. Thay đổi nồng độ hay độ đậm đặc.
c. Thay đổi độ dẻo.
d. Thay đổi nhiệt độ, thể tích.
36) Sử dụng chuyển pha:
Sử dụng các hiện tượng nảy sinh trong quá trình chuy ển pha như: thay đổi thể
tích, toả hay hấp thu nhiệt lượng...
37) Sử dụng sự nở nhiệt:
a. Sử dụng sự nở (hay co) nhiệt của các vật liệu.
b. Nếu đã dùng sự nở nhiệt, sử dụng với vật liệu có các hệ số nở nhiệt khác
nhau.
38) Sử dụng các chất oxy hoá mạnh:
a. Thay không khí thường bằng không khí giàu oxy.
b. Thay không khí giàu oxy bằng chính oxy.
1212004 - Nguyễn Thạch Cương Trang 12
c. Dùng các bức xạ ion hoá tác động lên không khí hoặc oxy .
d. Thay oxy giàu ozon (hoặc oxy bị ion hoá) bằng chính ozon.
39) Thay đổi độ trơ:
a. Thay môi trường thông thường bằng môi trường trung hoà.
b. Đưa thêm vào đối tượng các phần, các chất phụ gia, trung hoà.
c. Thực hiện quá trình trong chân không.
40) Sử dụng các vật liệu hợp thành (composite):
- Chuyển từ các vật liệu đồng nhất sang sử dụng những vật liệu hợp thành
(composite). Hay nói chung sử dụng các vật liệu mới.
1212004 - Nguyễn Thạch Cương Trang 13
PH N II: T NG QUAN V MAGENTO
I. Magento là gì ?
- Magento là một mã nguồn mở giúp tạo các trang web thương mại điện tử. Magento
được triển khai vào ngày 31 tháng 3 năm 2008, được sáng lập bởi Varien, xây dựng
trên nền tảng các thành phần của Zend Framework. - M agento hiện xuất bản dưới
giấy phép Phần mềm mở 3.0(Open Software License version 3.0). Kể từ phiên bản
1.1.7 một số phần được cấp giấy phép theo Academic Free License version 3.0
II. Lịch sử của Magento?
- Magento chính thức bắt đầu phát triển vào tháng 7 năm 2007.
- Ngày 31/8/2007 phát hành bản Beta
- Trong tháng 3/2008, Magento được lựa chọn để có mặt tại Under the Radar: các
trang web kinh doanh của hội nghị Apps, và tại đây Magento đã đoạt giải thưởng
dành cho mã nguồn mở thương mại điện tử được người dùng yêu thích.
- Bản magento 1.0 được phát hành vào ngày 31/3/2008.
- Bản magento 1.1 được phát hành vào ngày 25/7/2008. Phiển bản này cung cấp sửa
chữa cho rất nhiều lỗi và cũng có thể làm cho magento nhanh hơn với nhiều đáp ứng
về nhiều giao diện người sử dụng.
- Hiện tại đã ra bản 1.7.0.2 - phát hành ngày 5/7/2012
III. Tại sao lại sử dụng Magento ?
- Magento là một nền tảng thương mại điện tử cực kỳ mạnh mẽ và nhiều tính năng.
Nó cung cấp tất cả các tính năng và công cụ để xây dựng, cài đặt một website
thương mại điện tử nhanh chóng.
- Các tính năng tổng quát mà magento cung cấp:
+ Phân tích và báo cáo: tích hợp với dịch vụ Google Analytics và cung cấp
nhiều báo cáo.
1212004 - Nguyễn Thạch Cương Trang 14
+ Duyệt sản phẩm: với nhiều hình ảnh, tùy chọn nhận xét đánh giá sản phẩm,
danh mục sản phẩm ưu thích.
+ Duyệt danh mục: dễ dàng t ìm kiếm và chọn lọc sản phẩm
+ Quản lý danh mục: quản lý hàng tồn, nhập, xuất …
+ Tài khoản khách hàng: tình trạng tài khoản, lịch sử giao dịch, danh mục ưu
thích, địa chỉ, giỏ hàng…
+ Dịch vụ khách hàng: t ăng cường các tính năng, hình thức liên hệ khách
hàng; theo dõi toàn diện, dịch vụ email.
+ Quản lý đơn hàng
+ Thanh toán: nhiều phương thức thanh toán như thẻ tín dụng, PayPal,
Authoriz e.net, Google Checkout, hỗ trợ các mô-đun thanh toán bên ngoài như
CyberSource, ePay, eWAY và nhiều hơn thế.
+ Công nghệ tìm kiếm: nhanh chóng, thân thiện, hỗ trợ tìm kiếm trên Google
SiteM ap
+ Hỗ trợ quốc t ế: với đa ngôn ngữ và tiền tệ
+ Công cụ khuyến mãi và tiếp thị: phiếu giảm giá, khuyến mãi và nhiều tùy
chọn.
+ Quản lý trang web:
- Ngoài ra bạn hoàn toàn có thể xây dựng thêm các modul riêng để đáp ứng các yêu
cầu cụ thể của từng trang web.
IV. Magento hoạt động như thế nào?
- Magento sử dụng PHP làm ngôn ngữ kịch bản cho Web Server và cơ sở dữ liệu
MySQL
- Các modul dữ liệu dựa trên mô hình thực thể - thuộc t ính - giá trị mà lưu trữ dữ liệu
về đối tượng theo cấu trúc cây.
- Modules là phần quan trong của Magento
+ Magento hỗ trợ cài đặt các modul thông qua một giao diện web của trang quản
lý(administration) trong bộ cài đặt magento.
1212004 - Nguyễn Thạch Cương Trang 15
+ Các Modul được lưu trữ trên web t hương mại điện tử của Magento. Bất kỳ thành
viên của cộng đồng đều có thể tải lên 1 modul thông qua trang web này và được phê
duyệt bởi một thành viên của nhóm Magento
+ Modul có thể được cài đặt bằng cách nhập vào 1 khóa modul có sẵn trên trang
modul của website Magento.
+ Có 3 loại modul được lưu trữ trên Magento Connect:
· Core Modules
· Community Modules
· Commercial M odules(cung cấp thông tin giá cả và liên kết bên ngoài)
V. Cấu trúc thư mục magento, cấu trúc extension:
1. Cấu trúc thư mục magento:
app: Tất cả code, modules, design themes, configurat ion, translate được chứa
trong thư mục này.
o app/code:
Community: inst alled extension từ nhà phát triển thứ 3. Hoặc từ cộng đồng.
Core: core code của magento. Không chỉnh sửa trong này.
Local: Code ext ension của mình.
o app/design:
app/design/frontend/{package}/{t hemes}/layout
app/design/frontend/{package}/{t hemes}/template
o app/etc:
downloader: những gì download từ web cho upgrade hoặc inst all chứa trong thư
mục này.
js: tất cả những file js mặc định (lúc install) được chứa trong thư mục này.
lib: chứa t ất cả những thư viện liên quan đến magento.Có thư viện Zend
framework (The Zend Framework).
media: Tất cả những gì liên quan đến media được chứa tại thư mục này. Cơ bản
là những hình ảnh thumbnail, uploaded product images.
pkginfo: một form ngắn khai báo thông tin khi upgrade hay những thông tin fix
lỗi.
skin: chứa những file images, js, css, flash liên quan t ới t heme.
app/design/frontend/{package}/{t hemes}/
var: chứa cache, session, dat a export + backup và báo cáo cache bị lỗi.
1212004 - Nguyễn Thạch Cương Trang 16
2. Cấu trúc extension:
Magento sử dụng mô hình MVC để thực thi các workflow của chúng. Do đó cấu
trúc extension cũng được thiết kế dựa trên mô hình này. Tức một ext ension với
cấu trúc đầy đủ sẽ phải có model(M), controllers(C) và t emplate(V).
app/etc/modules: Khai báo đăng ký module (M yCompany_MyModule.xml)
app/code
o local: (local/MyCompany/MyModule/)
etc: chức các file xml dùng để config cho module. Có 3 file quan trọng là:
config.xml
system.xml
adminhtml.xml
o controllers(C) : định nghĩa controller cho module dùng để khai báo các xử lý
để thực thi những request của người dùng. Controller đóng vai trò như một
người điều hướng.
o Block(V): chứa các khai báo block dùng khai báo để hiển thị template, load
hay chỉnh sửa hiển thị.
o Helper: Dùng để add các hàm tiện ích dùng chng cho toàn module của bạn.
Để gọi helper thì dùng code sau: Mage::helper("yourmodule/yourhelper").
Đặc biệt mỗi module đều phải có một help er là Data. Do đó khi tạo mới một
module, bạn phải t ạo helper này. Cách gọi
helperdata::Mage::helper("yourmodule").
o Model(M ): chức các xử lý của việc truy cập cơ sở dữ liệu. Viết các functions
để truy vấn trực tiếp cơ sở dữ liệu.
o sql:chứa các file setup dat abase cho module.
app/design: /app/design/{area}/{package}/{theme}/
o Cụ thể:
{area}: frontend hoặc là adminhtml
{package} base, default hoặc yourpackage
{theme}: default,…
o Trong thư mục này có 2 thư mục con là :
1212004 - Nguyễn Thạch Cương Trang 17
o layout: khai báo layout của extension. (.xml)
o template: khai báo các file t emplate(.phtml ) của extension.
/skin/frontend/{area}/{package}/{theme}/
o Chú thích: tương tự như templat e.
o css : chức các file css.
o js: chức các file js.
o images: chức images.
Ngoài ra còn có layout và t emplate cho admin: app/design/adminhtml/default/default
VI. Mô hình MVC trong magento và extension magento :
1. Tổng quan về MVC trong Magento :
Magento là một hệ thống configuration-based MVC .Thiết nghĩ nên có sự thay thế
thành một hệ thống convention-based MVC.
Vậy nền tảng Configuration-based MVC và Convention-based MVC ra sao?Khác
nhau thế nào?
Trong một hệ thống dùng Convention-based MVC, nếu bạn muốn thêm một
Controller hoặc Model, bạn chỉ phải tạo ra các file/class , và hệ thống sẽ tự động tích
hợp nó.
Trong một hệ thống dùng Configuration-based MVC, giống như Magento, ngoài
việc bổ sung thêm file/class, bạn thường cần phải cho hệ thống biết về class mới,
hoặc một nhóm class một cách rõ ràng . Trong Magento, mỗi module có một file có
tên config.xml. File này có chứa tất cả các cấu hình có liên quan cho một Module
Magento. Khi chạy, tất cả những file này được nạp vào mạng lưới file cấu hình.
Ví dụ, muốn sử dụng Model trong M odule tùy chỉnh của bạn? Bạn sẽ cần phải t hêm
một số mã vào config.xml để nói với Magento bạn muốn sử dụng Model này cũng
như những class cơ sở để cho tất cả Model của bạn thực thi.
Packagename_Modulename_Model
1212004 - Nguyễn Thạch Cương Trang 18
Tương tự cho Helper, Block, Route cho Controller, Even Handler, v.v. Hầu như
bất cứ lúc nào bạn muốn khai thác sức mạnh của hệ thống M agento, bạn sẽ cần phải
thực hiện một số thay đổi hoặc bổ sung vào tập tin cấu hình của bạn.
Mô hình chuẩn của MVC trong M agento:
2. Mô hình MVC trong extension :
Controller: Mỗi extension với những Controller có một thư mục riêng có tên là
"controller", trong đó có chứa tất cả các Controller cho ext ension đó. Các
Controller của Module chứa trong 2 t hư mục Controller và controllers:
o Controller: chứa file Router.php có t ác dụng re-write url làm cho url thân
thiện với người dùng.
o controllers: chứa các file controller xử ký điều khiển của module.
Model: Thành phần Model trong ext esion là thư mục Model hỗ trợ truy vấn dữ
liệu.
1212004 - Nguyễn Thạch Cương Trang 19
View :Thành phần View của ext ension Magento chủ yếu là các file trong thư
mục Block (*.php)- xử lý hiện thị và các file layout (*.xml) và template (*.phtml)
hỗ trợ hiện thị.
o Xét các thư mục Block bao gồm:
Back-end (Adminhtml): chứa các file hiện thị giao diện bên trong Back-
end...
front-end: chứa các file hiện thị giao diện bên ngoài front-end,...
o Xét các file layout:
layout cho back-end:
app\design\adminhtml\default \default\layout\name-module.xml
layout cho front-end: app\design\frontend\base\default\layout\name-
module.xml
o Xét các file t emplate:
Admin: lưu trữ tại app\design\adminhtml\default\default \template\name-
module : gồm nhiều file phtml hỗ trợ hiện thị thông tin bên trong giao điện
back-end.
front-end: lưu trữ t ại app\design\frontend\base\default \template\name-
module : gồm nhiều file phtml hỗ trợ hiện t hị thông tin bên ngoài giao
điện frontend-end.
1212004 - Nguyễn Thạch Cương Trang 20
PH N III: CÁC NGUYÊN LÝ ĐÃ Đ C ÁP D NG
TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRI N MAGENTO
1. Nguyên tắc phân nhỏ:
Như ta thấy, website magento được cấu thành từ những thành phần khác nhau
như : module, template, skin vv… Những thành phần này có thể tồn t ại độc lập và
có thể tương tác với nhau, người quản trị website có thể thêm hoặc gỡ bỏ những
thành phần này khỏi website magento một cách dễ dàng.
2. Nguyên tắc tách khỏi:
Theo sự phát triển của magento cho đến thời điểm này(Tháng 12/2012) là version
1.7.0.2 đã có nhiều cải tiến đáng kể so với các phiên bản trước đó. Cụ thể là các
thành phần(Back-end) giao diện quản trị website như: Category, product, report,
Quản trị người dùng đã được đơn giản hoá rất nhiều: loại bỏ các thành phần gây
nhập nhằng, phiền phức. Do đó công tác quản trị trở nên dễ dàng hơn nhiều so với
các version trước đó.
3. Nguyên tắc phẩm chất cục bộ:
Tính chặt chẽ trong website magento thể hiện rất rõ. Mọi thành phần trong
website magento được chuyên môn hoá các chức năng một cách rõ ràng và có thể
tồn tại độc lập với nhau. Do đó, thuận lợi cho việc mở rộng, nâng cấp cũng như
công tác bảo trì websit e. Các thành phần có xu hướng đa dạng hơn để có thể đáp ứng
được nhiều yêu cầu hơn cho người xây dựng website.
4. Nguyên tắc vạn năng:
Trong phần back-end. Khi tạo một thành phần cho websit e magento có rất nhiều
tuỳ chọn(option) cho thành phần này. Tương ứng với mỗi tuỳ chọn thì thành phần sẽ
thể hiện những chức năng khác nhau(biến hoá chức năng của một thành phần).
5. Nguyên tắc chứa trong:
Một số thành phần trong magento có thể chứa những t hành phần khác. Ví dụ:
Trong catalog có chứa cat egory , product ...
1212004 - Nguyễn Thạch Cương Trang 21
6. Nguyên tắc linh động:
Trong website magento, các thành phần rất linh hoạt, uyển chuyển trong việc
xác lập vị trí thể hiện nội dung của nó. Chẳng hạn có thể xác lập vị trí thể hiện
tương đối tuỳ ý : left, top, right, bottom, center hoặc tại một vị trí bất kì mà người
xây dựng website tự định nghĩa trong các file XML layout của magento.
7. Nguyên tắc thay đổi màu sắc:
Xây dựng website magento. Người xây dựng có rất nhiều sự lưa chọn trong việc
thay đổi màu sắc của các thành phần như có thể áp đặt các template khác nhau để tạo
sự đa dạng về giao diện(Front-end)cho website. N goài ra, magento còn hỗ trợ xây
dựng website đa ngôn ngữ(multi language) và tiền tệ ( multi currency).
8. Nguyên tắc kết hợp:
Các module trong magento có thể sử dụng các hàm có sẵn trong các module core
magento . Đây là một cơ chế mở để cho phép các lập trình viên magento mở rộng
thêm các chức năng mới cho website. Có thể nói đây là một ưu điểm vượt trội của
công nghệ magento.
9. Nguyên tắc dự phòng:
Trong magento có chức năng backup database , exp ort list products, customers
để sao lưu nhằm chuẩn bị trước các trường hợp rủi ro bị mất dữ liệu.
10. Nguyên tắc linh động :
Các module trong magento là các thành phần riêng lẻ, do đó ta có thể tạo một
module hoặc mang module từ site này sang một site khác để làm thêm chức năng
hay nâng cấp chỉnh sửa, Sau đó cài lại vào site hiện tại.
11. Nguyên lý sao chép (copy):
Tất cả phiên bản sau này của magento cũng xuất phát từ lõi của phiên bản đầu
tiên mà phát triển thêm. N gay cả bản magento đầu tiên cũng được phát triển trên nền
tảng có sẵn Zend Framework.
12. Nguyên lý “rẻ” thay cho “đắt”:
Magento Community là phiên bản mã nguồn mở được cung cấp miễn phí giúp
các khách hàng giảm được chi phí khi xây dựng website thương mại điện tử.
1212004 - Nguyễn Thạch Cương Trang 22
13. Nguyên lý quan hệ phản hồi:
Magento thì thường xuyên phải tương t ác với người dùng. Khi người dùng phát
sinh ra một yêu cầu nào đó thông qua giao diện trang web, . . . thì website phải căn
cứ vào đó mà có phản hồi tương ứng cho người dùng. Các giao diện tương tác người
dùng được nâng cấp quá các phiên bản để tạo điều kiện thuận lợi cho người dùng dễ
sử dụng.
14. Nguyên tắc tác động hữu hiệu :
Các website magento có thể chạy liên tục 24/24 để các khách hàng có thể truy
cập mọi lúc mọi.
15. Nguyên tắc tự phục vụ :
Magento có hỗ trợ cron job để người quản trị có thể lên lịch . sau đó magento có
thể tự động chạy như việc gửi mail cho khách hàng hoặc chạy các chức năng khác
như t ạo các bản report.
16. Nguyên tắc đồng nhất :
Các module được xây dựng theo cấu trúc folder chuẩn và các tên class , hàm theo
chuẩn đồng nhất của magento để đảm bảo có thể cài đặt module trên các s ite
magento khác nhau.
1212004 - Nguyễn Thạch Cương Trang 23
K T LU N
Qua bài tiểu luận đã trình bày, ta thấy được mức độ ảnh hưởng của 40 phương pháp
sáng tạo trong quá trình giải quyết các vấn đề trong tin học là rất lớn. Do đó, việc
nắm vững 40 phương pháp sáng tạo có thể coi như là chìa khoá để mở cánh cửa
thành công cho công tác nghiên cứu khoa học trong tin học. Chỉ cần đưa ra được ý
tưởng để giải quyết được một vấn đề nào đó thôi cũng có thể làm nên cuộc cách
mạng công nghệ mới.
Chính vì vậy, người làm công tác nghiên cứu khoa học cần có những tố chất: đam
mê, kiên trì, cẩn thận, chính xác và vận dụng một cách linh hoạt các nguyên tắc sáng
tạo để tạo ra các công trình nghiên cứu khoa học có chất lượng.
1212004 - Nguyễn Thạch Cương Trang 24
TÀI LI U THAM KH O
[1] G S.TSKH Hoàng K iếm, Bài giảng m ôn Phương pháp nghiên cứu khoa học
trong tin học, T rường Đ ại học Công nghệ thông tin.
[2] G S.TS Phan D ũng, 40 thủ thuật (nguyên tắc) sáng tạo cơ bản, Trung t âm
sáng t ạo khoa học kỹ thuật, Đại học khoa học t ự nhiên
[3]
[4]
[5]
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 1212004_nguyenthachcuong_2751.pdf