Đề tài Các nhân tố tác động đến tăng trưởng của doanh nghiệp khu vực tư nhân ở một số tỉnh phía Bắc và phía Nam

Thành phố cũng đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao năng lực điều hành quản lý nhà nước ở tất cả các cấp chính quyền thành phố; chủ động nghiên cứu đề xuất, điều chỉnh, bổ sung những vấn đề thuộc cơ chế, chính sách và luật pháp để cải thiện môi trường đầu tư.

pdf90 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2640 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Các nhân tố tác động đến tăng trưởng của doanh nghiệp khu vực tư nhân ở một số tỉnh phía Bắc và phía Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tư kết cấu hạ tầng, đổi mới công nghệ; các dự án sản xuất, chế biến hàng xuất khẩu; các dự án đầu tư thực hiện chủ trương của Chính phủ về xã hội hóa giáo dục, y tế; và các dự án tạo nhiều việc 56 làm, làm sạch môi trường và các dự án có ảnh hưởng lớn đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp. - Hỗ trợ lãi suất sau đầu tư: Hình thức này rất phù hợp với doanh nghiệp vừa và nhỏ. Giá trị khoản hỗ trợ không lớn nên doanh nghiệp dễ vay được hơn. Hy vọng rằng các cơ quan quản lý nhà nước cấp tỉnh sẽ cấp chứng nhận đăng ký đầu tư để doanh nghiệp được hưởng ưu đãi này theo Luật Đầu tư mới. - Bảo lãnh tín dụng đầu tư: Đối tượng là các nhà đầu tư có dự án đầu tư thuộc diện được hưởng ưu đãi đầu tư theo Luật Khuyến khích đầu tư trong nước nhưng không được hỗ trợ lãi suất sau đầu tư, không được vay hoặc mới được vay một phần vốn đầu tư của nhà nước. Hy vọng rằng các cơ quan quản lý nhà nước cấp tỉnh sẽ tiếp tục cấp bảo lãnh cho doanh nghiệp theo Luật Đầu tư mới. Để có thể hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận được những nguồn vốn vay ưu đãi này, các cơ quan quản lý nhà nước nên chú ý một số vấn đề sau: - Giảm bớt các thủ tục phiền hà đối với doanh nghiệp xin vay vốn - Đẩy nhanh thời gian xử lý hồ sơ vay để doanh nghiệp không bị mất cơ hội kinh doanh - Thực hiện những điều chỉnh cần thiết về văn bản quy phạm pháp luật để doanh nghiệp có thể vay vốn phù hợp với nội dung của Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp mới. Ngoài ra, trên lý thuyết, doanh nghiệp có thể được bảo lãnh vay vốn của Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ. Ngày 23/11/2001, Chính phủ đã ban hành Nghị định 90/2001/NĐ-CP về trợ giúp phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, trong đó có quy định việc thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ. Quỹ bảo lãnh tín dụng được thành lập để bảo lãnh cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ khi họ không đủ tài sản thế chấp, cầm cố, vay vốn của các tổ chức tín dụng. Đây là phương 57 thức bảo lãnh chủ yếu dựa vào tình hình sản xuất, kinh doanh, tài chính của các doanh nghiệp mà không lệ thuộc vào hình thức giấy tờ, tài sản thế chấp. Như vậy, thiết chế bảo lãnh tín dụng là một trong những công cụ tài chính giúp cho việc tiếp cận tín dụng của những doanh nghiệp có uy tín hoặc những doanh nghiệp có dự án khả thi nhưng lại không đủ tài sản thế chấp, cầm cố. Nhờ hoạt động của Quỹ, các ngân hàng sẽ mạnh dạn hơn khi cho các doanh nghiệp vay vốn, hạn chế được nhiều thủ tục phiền hà đồng thời được chia sẻ rủi ro khi doanh nghiệp mất khả năng trả nợ. Tuy nhiên, cho đến nay, Quỹ này mới được thành lập ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh nhưng chưa thực sự đi vào hoạt động do các quy định về tỷ lệ đóng góp cho quỹ chưa hợp lý, thiếu động lực, nhất là về phía các ngân hàng thương mại. Ngân hàng thương mại phải góp vào Quỹ 30% và cho vay theo bảo lãnh của Quỹ. Như vậy, ngân hàng sẽ phải chi nhiều hơn mức cho vay. Do đó, nhiều ngân hàng không muốn góp vào Quỹ. Vì vậy, đề xuất đưa ra là các địa phương tăng thêm mức đóng góp vào quỹ để có thể thành lập được quỹ này. Ngoài ra, các địa phương có thể hợp tác với nhau để đóng góp thành lập một quỹ chung. Các doanh nghiệp tư nhân sẽ phải cạnh tranh bằng các đề án kinh doanh của mình để được quỹ bảo lãnh. c - Hỗ trợ lao động Hỗ trợ đào tạo lao động là một hỗ trợ quan trọng đối với doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp tư nhân vốn thiếu vốn và năng lực đào tạo cho người lao động. Mặc dù hiện nay các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ đào tạo đã bắt đầu đảm đương được việc này, nhưng vẫn cần có sự điều chỉnh bằng chính sách nhà nước để đảm bảo chất lượng đào tạo. Các hoạt động hỗ trợ đào tạo cần thực hiện là: - Đặt ra tiêu chuẩn và kiểm tra chất lượng đào tạo của các trung tâm dạy nghề. - Công khai các nguồn tài trợ để hỗ trợ tổ chức đào tạo cho nhiều lao động hơn. Ví dụ như có thể lấy kinh phí đào tạo từ nguồn quỹ hỗ trợ 58 giải quyết việc làm hoặc các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ khác. - Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ đào tạo thành lập và hoạt động. - Đối với những tỉnh nghèo mà doanh nghiệp chưa có khả năng tổ chức đào tạo nghề cho người lao động, chính quyền địa phương cần đứng ra tổ chức đào tạo cho những ngành nghề phổ biến hoặc nằm trong định hướng phát triển ở địa phương. d - Hỗ trợ tiếp cận cơ sở hạ tầng Cơ sở hạ tầng ở đây bao gồm điện, nước, phương tiện thông tin liên lạc, đường sá, cầu cống, cơ sở hạ tầng trong và ngoài hàng rào khu/cụm công nghiệp. Chúng có đóng góp đáng kể đến hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả của doanh nghiệp và do đó ảnh hưởng lớn đến sự tăng trưởng của doanh nghiệp. Thời gian qua, các tỉnh đã có nhiều hỗ trợ giải phóng mặt bằng cho doanh nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng khu công nghiệp và cho doanh nghiệp thuê với mức giá ưu đãi. Đây là những biện pháp thiết thực nhất đối với doanh nghiệp. Do đó, chúng cần được phát huy. Cụ thể là các tỉnh cần tiếp tục thực hiện những ưu đãi này, đồng thời xóa bỏ những trở ngại khác có liên quan cho doanh nghiệp. e - Hỗ trợ tiếp cận khoa học công nghệ Bốn tỉnh nghiên cứu có điều kiện thuận lợi về tiếp cận khoa học công nghệ. Nhiều cơ sở nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ nằm ở hai thành phố lớn. Hai tỉnh Hà Tây và Long An là hai tỉnh giáp ranh hai thành phố này nên cũng có điều kiện tiếp cận với những cơ sở nghiên cứu nói trên. Vấn đề đặt ra là làm sao cho các nghiên cứu đó phù hợp với nhu cầu thực tiễn doanh nghiệp và được giới thiệu cho doanh nghiệp. Bên cạnh việc các cơ sở nghiên cứu này phải tự quảng cáo, giới thiệu sản phẩm công nghệ của mình, các tỉnh cũng cần có biện pháp kích thích doanh nghiệp tìm tòi và ứng dụng công nghệ mới. Nhiều doanh nghiệp ngần ngại trong việc ký kết hợp đồng nghiên cứu và ứng dụng công nghệ mới với các tổ chức 59 nghiên cứu với lý do thiếu vốn. Tuy nhiên, nếu có thể tổ chức ứng dụng trên một quy mô rộng cho nhiều doanh nghiệp, thì chi phí mà từng doanh nghiệp phải chi trả cho công nghệ đó có thể giảm đi một cách đáng kể. Như vậy, doanh nghiệp sẽ có khả năng ứng dụng công nghệ mới với chi phí hợp lý. Điều này sẽ góp phần nâng cao chất lượng công nghệ của doanh nghiệp. Vì thế, các tỉnh nên chú trọng đến việc tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận công nghệ mới và nhân rộng việc áp dụng công nghệ. Biện pháp thực hiện có thể là - Công bố danh sách các tổ chức, đơn vị nghiên cứu khoa học công nghệ trên trang web của tỉnh để nhiều doanh nghiệp biết và trực tiếp liên hệ ký hợp đồng nghiên cứu công nghệ. - Hỗ trợ việc nghiên cứu một số công nghệ có khả năng nhân rộng. Kinh phí có thể lấy từ Quỹ khuyến công của tỉnh. - Tổ chức việc ứng dụng công nghệ trên quy mô toàn tỉnh. Tứnh có thể khuyến khích doanh nghiệp ứng dụng công nghệ mới bằng cách hỗ trợ một phần chi phí chuyển đổi sang công nghệ mới. 3.1.2. Hỗ trợ quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp a- Cải cách hành chính Một trong những hoạt động có thể hỗ trợ cho doanh nghiệp là cải cách thủ tục hành chính. Việc này bao gồm thủ tục hành chính từ khi đăng ký kinh doanh cho đến suốt thời gian hoạt động của doanh nghiệp. Cho đến nay việc đăng ký kinh doanh được coi là thuận lợi nhất cho doanh nghiệp. Tuy nhiên nhiều doanh nghiệp cho rằng vấn đề nằm ở các thủ tục ở các cơ quan khác như thuế, địa chính, công an. Do đó, ủy ban nhân dân các tỉnh cần triệt để thực hiện cơ chế “một cửa” ở tất cả các khâu để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp. b- Hoàn thiện khung khổ pháp lý của địa phương Mặc dù khung pháp lý chung đã được hình thành với nhiều quy định thuận lợi cho doanh nghiệp, tuy nhiên, chính quyền địa phương còn phải tiếp tục đưa ra nhiều quy định cụ thể hơn để tạo thuận lợi cho doanh 60 nghiệp. Điều này xuất phát từ thực tế là nhiều vấn đề đã được phân cấp xuống địa phương như cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy phép xây dựng, quy định giao thông, v.v... Trong thực tế đã có nhiều trường hợp quy định chung rất thông thoáng, nhưng mỗi địa phương lại áp dụng những quy định mà được giải thích là “do đặc thù của địa phương” nên lại gây trở ngại cho doanh nghiệp. Ví dụ như TP. Hồ Chí Minh đã ra quyết định “tạm dừng” cấp đăng ký kinh doanh cho hoạt động karaoke, nhà hàng, discotheque. Quy định này là trái với tinh thần của Luật Doanh nghiệp. Hoặc những chênh lệch về giá đền bù đất dùng cho sản xuất công nghiệp ở Hà Tây trong thời gian gần đây cũng gây nên nhiều thắc mắc, tranh chấp cho người dân. Hậu quả là người dân đã có những hành vi cản trở hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, lãnh đạo các tỉnh được nghiên cứu cần phải cân nhắc khi đưa ra các quy định thuộc thẩm quyền của mình. Những quy định đó không được vượt thẩm quyền cũng như sai với tinh thần của các văn bản luật có liên quan. 3.1.3. Hỗ trợ về đầu ra cho doanh nghiệp Mặc dù trong khoảng 15 năm qua, tính từ năm 1990 trở lại đây, hàng hóa Việt Nam đã lan tỏa đi khắp thế giới. Việt Nam đã có quan hệ bạn hàng với 200 nước và vùng lãnh thổ, song khả năng chiếm lĩnh thị trường trong và ngoài nước của các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa thực sự vững chắc. Theo điều tra của VCCI, chỉ có 26,9% số doanh nghiệp giành ưu thế chiếm lĩnh thị trường trong nước (số doanh nghiệp này chủ yếu nằm ở TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội), 58,8% chiếm được thị trường song chưa thật vững chắc và có đến 14,3% số doanh nghiệp hoàn toàn không có khả năng cạnh tranh ở trong nước. Vì vậy, Nhà nước cần có những hỗ trợ mạnh mẽ cho doanh nghiệp về đầu ra của sản phẩm. Các hỗ trợ này có thể trực tiếp bằng các ưu đãi tài chính hoặc gián tiếp bằng việc cung cấp thông tin thị trường cho doanh nghiệp. Do Việt Nam vừa mới gia nhập WTO và phải tuân thủ yêu cầu không thực hiện trợ cấp trực tiếp cho doanh nghiệp, nên 61 chủ yếu Nhà nước nên hỗ trợ cho doanh nghiệp về mặt thông tin và tư vấn kinh doanh. a- Hỗ trợ tư vấn phát triển kinh doanh cho doanh nghiệp Đối với khu vực tư nhân, dịch vụ phát triển kinh doanh có vai trò đặc biệt quan trọng. Điều tra gần đây cho thấy các nhà hoạch định chính sách cũng như doanh nghiệp chưa nhận thức hết tầm quan trọng của các dịch vụ này. Các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan chưa được ban hành một cách đầy đủ và/hoặc có chất lượng cao. Bản thân các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ này cũng chưa chú trọng đến việc định hướng khách hàng, hoạt động marketing còn yếu kém. Do vậy, Nhà nước cần có những biện pháp tích cực để hỗ trợ phát triển các dịch vụ này cho doanh nghiệp. Cụ thể là: - Thành lập trung tâm tư vấn cho doanh nghiệp. Hiện thời một số tỉnh đã áp dụng thành công hình thức này. Chẳng hạn như Bình Định. - Cung cấp thông tin về các tổ chức/công ty tư vấn để doanh nghiệp tự liên hệ, tìm hiểu thông tin. - Xây dựng các trang web riêng của tỉnh có các thông tin tư vấn kinh doanh cơ bản. b- Hỗ trợ xúc tiến thương mại Để các nhà đầu tư có thể tìm kiếm bạn hàng và cơ hội đầu tư, chính quyền địa phương có thể hỗ trợ xúc tiến thương mại cho doanh nghiệp. Hoạt động này có thể được thực hiện dưới hình thức sau: - Kết nối với trang thông tin của Bộ Thương mại. Doanh nghiệp có thể xem trang thông tin của tỉnh để tìm hiểu thông tin thị trường. - Tổ chức quảng bá về cơ hội đầu tư để các doanh nghiệp trong tỉnh có cơ hội tiếp xúc với các doanh nghiệp ngoài tỉnh và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. - Khuyến khích các câu lạc bộ/hiệp hội doanh nghiệp thực hiện hoạt động này. 62 - Tổ chức các đoàn công tác của tỉnh đi xúc tiến thương mại cho doanh nghiệp ở nước ngoài. 3.2. Đề xuất các giải pháp chung đối với doanh nghiệp 3.2.1. Đổi mới công nghệ Trong công ty có sự phụ thuộc lẫn nhau rất chặt chẽ giữa công nghệ, cải tiến (innovation) và các hoạt động khác. Chiến lược công nghệ là một phần vô cùng quan trọng trong chiến lược phát triển của doanh nghiệp. Cải tiến là một quá trình rộng hơn mà không chỉ có nghĩa là việc thay đổi công nghệ theo nghĩa thông thường. Nghĩa là doanh nghiệp không chỉ thay đổi máy móc và/hoặc phần mềm vận hành. Theo Schumpeter, “cải tiến bao hàm các hình thức kết hợp mới các nhân tố sản xuất”. Do vậy, nó có thể bao gồm việc ứng dụng các nghiên cứu khoa học công nghệ mới, cũng như những điều chỉnh rất thông thường như thay đổi vị trí đặt máy trong xưởng sản xuất cho hợp lý hơn, thay đổi thiết kế dây chuyền đóng gói sản phẩm hoặc sao chép ý tưởng của một nhà sản xuất nào đó ở thị trường khác để tạo lợi thế cạnh tranh địa phương. Mansfield và các cộng sự (1977) đã chứng tỏ những đơn vị áp dụng thậm chí những cải tiến rất nhỏ có thể làm cho tỷ suất lợi nhuận tăng thêm 55%. Tuy nhiên, để xác định được công ty sẽ phải cải tiến cái gì và như thế nào thì công ty phải có “năng lực công nghệ”. Có thể định nghĩa năng lực công nghệ là khả năng xác định những tiềm năng áp dụng công nghệ và khả năng điều chỉnh, ứng dụng công nghệ. Khả năng này liên quan đến năng lực nghiên cứu khoa học công nghệ và tiềm lực tài chính của doanh nghiệp để thực hiện các nghiên cứu và/hoặc ứng dụng công nghệ. Các doanh nghiệp phải xác định được năng lực công nghệ của mình để từ đó có những sách lược phát triển công nghệ cho phù hợp. Do tiềm lực tài chính của các doanh nghiệp rất hạn chế, nên doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ lưỡng để đưa ra lựa chọn công nghệ phù hợp 63 nhất. Các bước nghiên cứu, ứng dụng công nghệ mà doanh nghiệp nên thực hiện như sau: - Nghiên cứu thực trạng công nghệ của doanh nghiệp - Xác định và thực hiện những điều chỉnh đơn giản nhưng có tác dụng nâng cao hiệu quả sản xuất. Ví dụ: điều chỉnh vị trí đặt máy để rút ngắn quãng đường di chuyển cho công nhân nhằm làm tăng năng suất lao động. - Xác định nhu cầu ứng dụng công nghệ mới của doanh nghiệp. Để thực hiện việc này, doanh nghiệp có thể sử dụng đội ngũ cán bộ kỹ thuật sẵn có của doanh nghiệp. Họ sẽ cung cấp những sáng kiến có giá trị, phù hợp với thực trạng công nghệ của doanh nghiệp. Ngoài ra, doanh nghiệp có thể tham khảo các công ty sản xuất cùng loại sản phẩm để học tập kinh nghiệm, kể cả các công ty nước ngoài. Bên cạnh đó, doanh nghiệp có thể sử dụng dịch vụ tư vấn công nghệ. Hiện nay, các trung tâm nghiên cứu và công ty tư vấn công nghệ ở Việt Nam đã bắt đầu hình thành và phát triển tương đối mạnh. - Tùy thuộc vào tiềm lực tài chính của mình, doanh nghiệp sẽ thực hiện các điều chỉnh, ứng dụng công nghệ phù hợp. - Tiến tới tự nghiên cứu, phát triển công nghệ. - Thực hiện hợp tác nghiên cứu, ứng dụng công nghệ. Để giải quyết vấn đề năng lực công nghệ thấp, các doanh nghiệp có thể liên kết với nhau về nghiên cứu, ứng dụng công nghệ. Hình thức liên kết tương tự như một consortium công nghệ. Mỗi doanh nghiệp thành viên có thể góp một phần tài chính để đầu tư cho việc nghiên cứu công nghệ mới. Công nghệ nghiên cứu được sẽ được ứng dụng ở những doanh nghiệp thành viên này. Việc này sẽ góp phần giảm bớt sự chồng chéo trong nghiên cứu nếu mỗi doanh nghiệp tự nghiên cứu phát triển công nghệ của riêng mình. Ngoài ra, nó sẽ tiết kiệm một khoản ngân sách cho doanh nghiệp. Đồng thời, do việc nghiên cứu được thực hiện ở một đầu mối, nên các doanh nghiệp có thể kết hợp cung cấp 64 những cán bộ nghiên cứu giỏi nhất của mình để đạt được kết quả nghiên cứu nhanh chóng hơn. 3.2.2. Đa dạng hoá sản phẩm a- Gắn lợi ích của doanh nghiệp với người tiêu dùng Nguyên tắc hoạt động của doanh nghiệp trong kinh tế thị trường là sản xuất những gì mà thị trường cần. Mục tiêu cao nhất của doanh nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận. Nhưng để duy trì lợi nhuận trong dài hạn, doanh nghiệp cần giữ được và mở rộng lượng khách hàng. Do đó, doanh nghiệp phải gắn lợi ích của mình với lợi ích của khách hàng. “Khách hàng là thượng đế” phải thực sự là triết lý kinh doanh của doanh nghiệp. Những kiểu kinh doanh chụp giựt, lừa đảo làm tổn hại lợi ích của người tiêu dùng, có thể vẫn tồn tại ở các nền kinh tế đang chuyển từ kinh tế bao cấp sang kinh tế thị trường. Song đó không phải là nét đặc trưng cho phẩm chất của những doanh nhân trong nền kinh tế thị trường. Khi doanh nghiệp biết gắn lợi ích của doanh nghiệp với người tiêu dùng, doanh nghiệp sẽ xác định được những sản phẩm phù hợp nhất với nhu cầu của người tiêu dùng. Thậm chí doanh nghiệp có thể dự đoán được nhu cầu trong tương lai của người tiêu dùng để nghiên cứu phát triển sản phẩm mới. b- Đa dạng hóa những sản phẩm hiện thời của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể phát triển những sản phẩm hiện đang là thế mạnh của mình để mở rộng thị phần hoặc phát triển sang những phân đoạn thị trường mới. Chẳng hạn, doanh nghiệp bút bi Thiên Long có sản phẩm chính là bút bi với giá bình dân. Nhưng doanh nghiệp đã mở rộng sang sản xuất bút bi cao cấp, bút kỹ thuật, bút dạ, bút mực v.v... Đây là hình thức đa dạng hóa sản phẩm rất có hiệu quả đối với doanh nghiệp. Vì doanh nghiệp dựa trên cơ sở kinh nghiệm về một dòng sản phẩm nhất định để phát triển các dòng sản phẩm tương tự. Như vậy, chi phí nghiên cứu sản phẩm mới sẽ thấp hơn. Đồng thời, doanh nghiệp có thể tận dụng được các kênh phân phối sản phẩm sẵn có. Doanh nghiệp cũng có thể giảm bớt được chi phí quảng cáo sản phẩm mới do khách hàng đã quen một loại sản phẩm của 65 doanh nghiệp thì cũng có thể sẵn lòng mua các sản phẩm khác của doanh nghiệp. c- Đa dạng hóa sang các sản phẩm mới. Hiện nay nhiều doanh nghiệp Việt Nam đăng ký rất nhiều ngành nghề kinh doanh khác nhau. Nguyên nhân là các doanh nghiệp này chưa thực sự mạnh ở bất kỳ một lĩnh vực nào, nên họ đăng ký nhiều ngành để có thể tận dụng được mọi cơ hội kinh doanh có thể tìm được. Tuy nhiên, đây không phải là con đường phát triển lâu dài của doanh nghiệp. Doanh nghiệp nên chú trọng phát triển một ngành nghề chủ đạo của mình. Sau đó tùy theo tiềm lực tài chính, doanh nghiệp sẽ mở rộng sang các ngành nghề khác. Doanh nghiệp cần lưu ý rằng việc mở sang các ngành nghề mới chứa đựng nhiều rủi ro do doanh nghiệp thường thiếu kinh nghiệm trong lĩnh vực mới đó. Do vậy, doanh nghiệp cần cân nhắc khi đưa ra các quyết định đầu tư vào những ngành nghề mới. 3.2.3. Phát triển nguồn nhân lực Việc phát triển nguồn nhân lực không chỉ dừng ở việc sử dụng và tạo điều kiện phát triển cho những lao động của doanh nghiệp. Nó còn bao gồm việc tự phát triển của chính bản thân người chủ doanh nghiệp. a- Hình thành tác phong công nghiệp Để tổ chức hoạt động kinh doanh tối ưu, có thể đạt được hiệu quả kinh doanh cao, người chủ doanh nghiệp phải là người lao động gương mẫu và có tác phong làm việc công nghiệp. Ngoài ra, tác phong công nghiệp còn phải được thấm nhuần tới từng thành viên trong công ty. Tác phong công nghiệp được biểu hiện trên các mặt sau: - Có kỷ luật lao động tốt - Năng động, nhạy cảm, sáng tạo và độc lập, tự chủ trong công việc - Dám chịu trách nhiệm vật chất, chấp nhận rủi ro - Am hiểu pháp luật và có ý thức chấp hành pháp luật - Biết tổ chức và quan hệ nội bộ tốt 66 - Biết sử dụng người lao động theo đúng năng lực của họ. b- Thường xuyên đào tạo nâng cao trình độ cho người lao động Nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, doanh nghiệp phải tính đến việc đào tạo nâng cao trình độ cho người lao động. Do đặc thù sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, những người mới được tuyển vào làm việc có thể chưa có những kỹ năng phù hợp với công việc. Vì vậy, đào tạo và đào tạo lại là hoạt động rất cần thiết. Ngoài ra, việc đào tạo còn làm cho người lao động thấy được sự quan tâm của doanh nghiệp đối với mình và sẽ gắn bó lâu dài hơn đối với doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể trực tiếp tổ chức đào tạo hoặc thuê các tổ chức bên ngoài đào tạo lao động cho mình. c- Thực hiện các chính sách khuyến khích người lao động Mỗi người lao động đều có những động cơ riêng khi vào làm việc ở một công ty nào đó. Do vậy, công ty đó phải xác định được những động cơ này và đưa ra các chính sách khuyến khích phù hợp để kích thích người lao động làm việc với hiệu quả cao nhất. Những chính sách khuyến khích người lao động có thể dưới dạng vật chất như tăng lương, thưởng, các phúc lợi khác, và dưới dạng tinh thần như tuyên dương trước toàn công ty, thăng chức, đào tạo, v.v... 3.3. Một số kiến nghị cụ thể cho bốn tỉnh được nghiên cứu Bốn tỉnh/thành phố được nghiên cứu là những địa phương có điều kiện kinh doanh tương đối thuận lợi hơn so với những địa phương khác trong cả nước. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh là hai thành phố phát triển nhất trong nước. Hà Tây và Long An là hai tỉnh nằm cận kề hai thành phố này nên cũng có những thuận lợi nhất định về môi trường kinh doanh. Do vậy, các doanh nghiệp tại bốn địa phương này có nhiều yếu tố thuận lợi để tăng trưởng. Trên cơ sở tình hình thực tế của bốn địa phương và kết quả kiểm định, Đề tài đưa ra một số khuyến nghị cụ thể cho các địa phương này như sau. 67 3.3.1. Đối với chính quyền địa phương a – Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh Do Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh có số lượng doanh nghiệp thuộc khu vực tư nhân lớn và nhiều doanh nghiệp có tiềm năng tăng trưởng tốt, nên chính quyền thành phố sẽ không thể và không cần thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ riêng của địa phương. Khuyến nghị đưa ra với chính quyền hai thành phố là:  Tiếp tục thực hiện các chính sách hỗ trợ chung của Nhà nước  Về hỗ trợ đất đai: Thu hồi diện tích đất của các cơ quan, doanh nghiệp nhà nước không sử dụng hoặc sử dụng sai mục đích để cho doanh nghiệp thiếu mặt bằng kinh doanh thuê. Hiện nay Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh có nhiều diện tích đất đã giao cho cơ quan, doanh nghiệp nhà nước nhưng không được sử dụng hoặc sử dụng không đúng mục đích. Chỉ riêng ở Hà Nội, diện tích bị sử dụng sai mục đích đã lên tới 2 triệu m2 nhà đất (Vneconomy, 2006). Nếu những diện tích đất này được giao cho các doanh nghiệp thiếu đất thì sẽ góp phần giải quyết một phần khó khăn cho doanh nghiệp.  Về hỗ trợ đào tạo: (i) Tạo điều kiện cho các đơn vị cung cấp dịch vụ đào tạo nghề hoạt động; (ii) Tổ chức hoạt động đào tạo theo các chương trình lớn của nhà nước  Về hỗ trợ công nghệ: (i) Công bố danh sách các tổ chức, đơn vị nghiên cứu khoa học công nghệ trên trang web của thành phố để nhiều doanh nghiệp biết và trực tiếp liên hệ ký kết hợp đồng hợp tác; (ii) Hỗ trợ việc nghiên cứu một số công nghệ có khả năng nhân rộng; (iii) Tổ chức việc ứng dụng công nghệ trên quy mô toàn thành phố.  Về hỗ trợ quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp: (i) Đẩy mạnh cải cách hành chính, đặc biệt là về thủ tục địa chính, xây dựng, xuất nhập khẩu nhằm hỗ trợ quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; (ii) không ban hành những văn bản quản lý trái với luật tương tự như việc TP. Hồ Chí Minh từng tạm ngừng cấp đăng ký 68 kinh doanh đối với lĩnh vực nhà hàng, karaoke, hay Hà Nội từng ngừng cấp đăng ký xe máy thứ hai.  Về hỗ trợ đầu ra cho doanh nghiệp: (i) Đẩy mạnh hoạt động của các trung tâm tư vấn doanh nghiệp ; (ii) Khuyến khích các câu lạc bộ/hiệp hội doanh nghiệp thực hiện hoạt động xúc tiến thương mại. b – Hà Tây và Long An Trong khi đó, Hà Tây và Long An có ít điều kiện thuận lợi hơn Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Hơn thế nữa, lực lượng lao động có tay nghề lại bị hút về hai thành phố lớn này, dẫn đến tình trạng thiếu lao động tại địa phương. Do vậy, chính quyền địa phương của hai tỉnh sẽ phải thực hiện nhiều biện pháp hơn để tạo điều kiện cho doanh nghiệp địa phương tăng trưởng. Cụ thể là:  Tiếp tục thực hiện các chính sách hỗ trợ chung của Nhà nước  Về hỗ trợ đất đai: (i) Công khai quy hoạch đất đai. Việc này chưa được thực hiện ở Hà Tây. (ii) Hỗ trợ doanh nghiệp trong việc giải phóng mặt bằng và đền bù cho người dân. Việc này chưa được làm tốt ở Hà Tây dẫn đến những tranh chấp giữa doanh nghiệp và người dân địa phương trong thời gian qua. Điều này đã cản trở hoạt động sản xuất kinh doanh của một số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.  Về hỗ trợ đào tạo: (i) Khuyến khích thành lập các doanh nghiệp đào tạo có chất lượng; (ii) Hỗ trợ kinh phí đào tạo một số nghề mà nhiều doanh nghiệp tại địa phương có nhu cầu. Kinh phí hỗ trợ này sẽ lấy từ Quỹ khuyến công của tỉnh. Việc đào tạo tập trung như vậy sẽ giúp cho doanh nghiệp có được đội ngũ lao động lành nghề và tích cực sử dụng lao động tại địa phương hơn; (iii) Tìm kiếm các nguồn tài trợ khác để tổ chức đào tạo cho nhiều lao động hơn. Ví dụ như tỉnh có thể lấy kinh phí đào tạo từ nguồn quỹ hỗ trợ giải quyết việc làm hoặc các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ khác; (iv) Tổ chức đào tạo doanh nhân. Kết hợp với các tổ chức như Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam để tổ chức đào tạo các kỹ năng quản lý, 69 kiến thức luật, đầu tư, đấu thầu... cho cán bộ quản lý doanh nghiệp địa phương để nâng cao trình độ cho họ; (v) Hỗ trợ lao động đến làm việc tại địa phương. Do các doanh nghiệp ở các tỉnh này cần một lực lượng lớn lao động có kỹ năng mà người dân địa phương chưa đáp ứng được, nên nhiều lao động ở các địa phương khác đã đến các tỉnh này để làm việc. Tình trạng này làm nảy sinh nhu cầu về nhà ở, cơ sở hạ tầng điện, nước, sinh hoạt, giải trí cho người lao động nhập cư. Vì vậy, để hỗ trợ doanh nghiệp, các tỉnh cần tạo điều kiện về nhà đất, cơ sở vật chất để doanh nghiệp xây dựng nhà ở tạm cho đối tượng này. Ngoài ra, các tỉnh có thể có những chính sách ưu đãi như giảm giá thuê đất dùng để xây nhà ở cho công nhân; (vi) Hỗ trợ giới thiệu việc làm. Do hai tỉnh này không có những doanh nghiệp chuyên về giới thiệu việc làm, nên chính quyền địa phương có thể đứng ra tổ chức hoạt động này cho doanh nghiệp.  Về hỗ trợ công nghệ: (i) Hỗ trợ việc nghiên cứu một số công nghệ có khả năng nhân rộng. Kinh phí có thể lấy từ Quỹ khuyến công của tỉnh; (iii) Tổ chức việc nghiên cứu và đổi mới công nghệ đối với những mặt hàng định hướng phát triển của tỉnh.  Về hỗ trợ quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp: Đẩy mạnh cải cách hành chính, đặc biệt là về thủ tục địa chính, xây dựng, xuất nhập khẩu nhằm hỗ trợ quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.  Về hỗ trợ đầu ra cho doanh nghiệp: (i) Thành lập trung tâm tư vấn doanh nghiệp. (ii) Xây dựng website của tỉnh để cung cấp thông tin cho doanh nghiệp.; (iii) Tổ chức quảng bá về cơ hội kinh doanh và các hội chợ thương mại để các doanh nghiệp có cơ hội tiếp xúc với bạn hàng và ký kết hợp đồng. (iv) Khuyến khích các câu lạc bộ/hiệp hội doanh nghiệp thực hiện hoạt động xúc tiến thương mại. 70 3.2.2. Đối với doanh nghiệp Khuyến nghị chung đối với các doanh nghiệp ở những địa phương là thực hiện (i) đổi mới công nghệ; (ii) đa dạng hoá sản phẩm; và (iii) phát triển nguồn nhân lực như đã nêu ở trên. Tuy nhiên, việc đầu tư thực hiện biện pháp nào và ở mức độ nào còn tuỳ thuộc vào điều kiện riêng của từng doanh nghiệp. Điểm cần lưu ý là doanh nghiệp ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt hơn nhưng lại có những thuận lợi nhất định trong kinh doanh như khả năng tiếp cận vốn, tiếp cận công nghệ mới cao hơn, và lực lượng lao động có tay nghề nhiều hơn. Do vậy, khuyến nghị chủ yếu đối với doanh nghiệp ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh là thực hiện đầu tư đổi mới công nghệ và đa dạng hoá sản phẩm. Trong khi đó, các doanh nghiệp ở Hà Tây và Long An cần tập trung vào việc phát triển lực lượng lao động thông qua việc đào tạo nghề và tạo điều kiện làm việc tốt cho người lao động nhằm “giữ chân” người lao động. 71 Tóm lại, chương III đã đưa ra một số khuyến nghị chính sách đối với Nhà nước và doanh nghiệp trên cơ sở các kết quả kiểm định và tình hình thực tế của các địa phương. Các khuyến nghị bao gồm khuyến nghị chung cho chính quyền địa phương và doanh nghiệp trên toàn quốc và một số khuyến nghị cụ thể cho các tỉnh/thành phố được nghiên cứu. Do Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh có điều kiện thuận lợi hơn Hà Tây và Long An cũng như so với các tỉnh/thành khác trong cả nước, nên chính quyền hai thành phố không phải thực hiện quá nhiều ưu đãi, hỗ trợ cho doanh nghiệp. Trong khi đó, chính quyền hai tỉnh Hà Tây và Long An sẽ phải quan tâm nhiều hơn đến tăng trưởng của doanh nghiệp địa phương và đưa ra những hỗ trợ nhiều hơn cho doanh nghiệp. Các hỗ trợ chủ yếu là hỗ trợ về đất đai, công nghệ và đào tạo. Đối với doanh nghiệp, Đề tài đưa ra các khuyến nghị về đổi mới công nghệ, đa dạng hoá sản phẩm và phát triển nguồn nhân lực. Đề tài cho rằng các doanh nghiệp ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh nên tập trung đổi mới công nghệ và đa dạng hoá sản phẩm, còn doanh nghiệp ở Hà Tây và Long An nên tập trung vào các biện pháp phát triển nguồn nhân lực. 72 KẾT LUẬN Sau hai mươi năm đổi mới, nền kinh tế Việt Nam đã có những bước phát triển đáng khích lệ. Đóng góp vào những thành tựu kinh tế chung của đất nước có thành phần kinh tế tư nhân. Do vậy, sự tăng trưởng của khu vực kinh tế tư nhân đã và đang được Đảng và Nhà nước quan tâm. Nhiều chính sách đã được ban hành nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân. Bản thân các doanh nghiệp cũng có những nỗ lực nhất định để tăng trưởng và phát triển. Tuy nhiên, sự chênh lệch về mức độ tăng trưởng giữa các doanh nghiệp và các vùng làm nảy sinh nhu cầu phải xác định các nhân tố tác động đến tăng trưởng doanh nghiệp thuộc khu vực tư nhân ở nước ta. Câu trả lời cho câu hỏi này sẽ là những gợi ý cho việc điều chỉnh chính sách phát triển kinh tế tư nhân ở nước ta. Mặc dù có khá nhiều nghiên cứu, tổng kết về kinh tế tư nhân và nhân tố tác động đến tăng trưởng của kinh tế tư nhân tại Việt Nam, nhưng đa phần các nghiên cứu này là nghiên cứu định tính. Do vậy, Đề tài đã thực hiện một nghiên cứu định lượng về các nhân tố tác động đến tăng trưởng doanh nghiệp thuộc khu vực tư nhân ở Việt Nam trên cơ sở mô hình tăng trưởng doanh nghiệp của Geroski (1999) với mục đích góp thêm một phân tích khoa học nhằm hỗ trợ quá trình lập chính sách. Để thực hiện mục tiêu này, trước hết, Đề tài đã tổng kết các lý thuyết cơ bản về tăng trưởng doanh nghiệp. Theo đó, lý thuyết cơ bản là lý thuyết của Penrose (1959) đề cập đến vấn đề thúc đẩy nguồn lực và những giới hạn quản lý đối với tăng trưởng doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, các nhà kinh tế đã phát triển thành các mô hình phân tích định lượng về tăng trưởng doanh nghiệp. Trong số đó, nhóm tác giả đã sử dụng mô hình quy mô doanh nghiệp tối ưu cho đề tài nghiên cứu này. 73 Tiếp theo, để thực hiện việc phân tích định lượng, đề tài đã đánh giá tổng quan về bốn tỉnh/thành phố được lựa chọn nghiên cứu là Hà Nội, Hà Tây, TP. Hồ Chí Minh và Long An. Đề tài đã xác định những nhân tố tác động đến tăng trưởng doanh nghiệp ở bốn địa phương này và tiến hành phân tích hồi quy. Mặc dù có những hạn chế về số liệu, nhưng kết quả hồi quy vẫn có một số điểm đáng lưu ý. Một là tuổi đời của doanh nghiệp dường như không có tác động đến tăng trưởng của doanh nghiệp, mặc dù nghiên cứu ở các nước khác cho thấy điều ngược lại. Điều này có thể là do sự hạn chế về số liệu hoặc do các doanh nghiệp ở Việt Nam chưa có tuổi đời đủ dài để đánh giá được nhân tố này. Hai là, việc đổi mới công nghệ có ý nghĩa quan trọng đối với các doanh nghiệp ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Điều này có thể được lý giải là doanh nghiệp ở hai thành phố này phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt nên phải đầu tư đổi mới công nghệ nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh. Ba là, việc đa dạng hoá sản phẩm là cần thiết đối với doanh nghiệp trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt hiện nay. Bốn là chính sách hỗ trợ đào tạo đóng vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp. Điều này có thể lý giải là vì nó góp phần tạo nên một lực lượng lao động có tay nghề – một đầu vào quan trọng đối với quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Năm là nội lực của doanh nghiệp quan trọng hơn địa điểm của doanh nghiệp. Kết quả phân tích không thấy có sự khác biệt rõ ràng về nhân tố tạo nên sự khác biệt trong tăng trưởng của doanh nghiệp miền bắc và miền nam. Trên cơ sở kết quả kiểm định và tình hình thực tế, Đề tài đã đưa ra các khuyến nghị đối với doanh nghiệp và cơ quan quản lý Nhà nước. Các khuyến nghị bao gồm khuyến nghị chung cho chính quyền địa phương và doanh nghiệp trên toàn quốc và một số khuyến nghị cụ thể cho các tỉnh/thành phố được nghiên cứu. Do Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh có điều kiện thuận lợi hơn Hà Tây và Long An cũng như so với các tỉnh/thành khác trong cả nước, nên chính quyền hai thành phố không phải thực hiện quá nhiều ưu đãi, hỗ trợ cho doanh nghiệp. Trong khi đó, chính quyền hai tỉnh 74 Hà Tây và Long An sẽ phải quan tâm nhiều hơn đến tăng trưởng của doanh nghiệp địa phương và đưa ra những hỗ trợ nhiều hơn cho doanh nghiệp. Các hỗ trợ chủ yếu là hỗ trợ về đất đai, công nghệ và đào tạo. Đối với doanh nghiệp, Đề tài đưa ra các khuyến nghị về đổi mới công nghệ, đa dạng hoá sản phẩm và phát triển nguồn nhân lực. Đề tài cho rằng các doanh nghiệp ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh nên tập trung đổi mới công nghệ và đa dạng hoá sản phẩm, còn doanh nghiệp ở Hà Tây và Long An nên tập trung vào các biện pháp phát triển nguồn nhân lực. 75 PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1 – KẾT QUẢ ƯỚC LƯỢNG CỦA BỐN TỈNH/THÀNH 1. Sử dụng phương pháp ước lượng Least Squares cho phương trình hồi quy cho Hà Nội Dependent Variable: LOG(CHISOTT96_01) Method: Least Squares Date: 10/24/06 Time: 16:14 Sample (adjusted): 2 83 Included observations: 81 after adjustments Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. C 0.536711 0.231411 2.319296 0.0233 LOG(QM95) -0.055975 0.017379 -3.220888 0.0020 SNHD 0.000654 0.001915 0.341500 0.7338 DMCN 0.114459 0.057161 2.002391 0.0492 DDSP 0.073017 0.054783 1.332859 0.1870 TCV -0.044424 0.085470 -0.519754 0.6049 TCNL -0.070128 0.155081 -0.452206 0.6525 KNCT 0.064138 0.104921 0.611300 0.5430 NCTT 0.132230 0.073662 1.795094 0.0770 HTDT -0.034558 0.129239 -0.267398 0.7900 HTTD 0.114941 0.073840 1.556607 0.1241 HTCS 0.010472 0.054293 0.192876 0.8476 R-squared 0.299897 Mean dependent var 0.054564 Adjusted R-squared 0.188287 S.D. dependent var 0.227095 S.E. of regression 0.204602 Akaike info criterion -0.199551 Sum squared resid 2.888464 Schwarz criterion 0.155182 Log likelihood 20.08182 F-statistic 2.686997 Durbin-Watson stat 1.692290 Prob(F-statistic) 0.006199 76 Đồ thị phân phối của biến phụ thuộc log(chisott96_01) 0 2 4 6 8 10 -0.4 -0.2 -0.0 0.2 0.4 0.6 0.8 Series: LOG_CHISOTT96_01 Sample 1 83 Observations 83 Mean 0.051388 Median 0.033657 Maximum 0.858377 Minimum -0.389392 Std. Dev. 0.225424 Skewness 0.535950 Kurtosis 3.739444 Jarque-Bera 5.864464 Probability 0.053278 Đồ thị phần dư của biến phụ thuộc -.4 -.2 .0 .2 .4 .6 .8 10 21 30 40 50 60 70 80 LOG(CHISOTT96_01) Residuals 77 2. Sử dụng phương pháp ước lượng Least Squares cho phương trình hồi quy cho Hà Tây Dependent Variable: LOG(CHISOTT96_01) Method: Least Squares Date: 10/23/06 Time: 10:18 Sample: 1 104 Included observations: 99 Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. C 0.539083 0.191959 2.808324 0.0061 LOG(QM95) -0.042146 0.015338 -2.747856 0.0073 SNHD -0.003393 0.003600 -0.942447 0.3486 DMCN 0.067318 0.050216 1.340562 0.1836 DDSP 0.056307 0.044208 1.273677 0.2062 TCV -0.128146 0.153454 -0.835078 0.4060 TCNL 0.098272 0.060400 1.627038 0.1073 KNCT -0.198238 0.080823 -2.452748 0.0162 NCTT 0.061598 0.045542 1.352546 0.1797 HTDT 0.287214 0.154010 1.864900 0.0656 HTTD 0.060411 0.051336 1.176791 0.2425 HTCS 0.001804 0.099064 0.018213 0.9855 R-squared 0.285285 Mean dependent var 0.143230 Adjusted R-squared 0.194918 S.D. dependent var 0.231021 S.E. of regression 0.207287 Akaike info criterion -0.196214 Sum squared resid 3.738202 Schwarz criterion 0.118346 Log likelihood 21.71258 F-statistic 3.156981 Durbin-Watson stat 1.803527 Prob(F-statistic) 0.001242 Đồ thị phân phối của biến phụ thuộc log(chisott96_01) 78 02 4 6 8 10 12 -0.2 -0.0 0.2 0.4 0.6 Series: LOG_CHISOTT96_01 Sample 1 104 Observations 104 Mean 0.141282 Median 0.130295 Maximum 0.741908 Minimum -0.329764 Std. Dev. 0.228749 Skewness 0.255108 Kurtosis 2.536251 Jarque-Bera 2.059997 Probability 0.357007 Đồ thị phần dư của biến phụ thuộc -.4 -.2 .0 .2 .4 .6 .8 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 LOG(CHISOTT96_01) Residuals 79 3. Sử dụng phương pháp ước lượng Least Squares cho phương trình hồi quy cho TP. Hồ Chí Minh Dependent Variable: LOG(CHISOTT96_01) Method: Least Squares Date: 10/23/06 Time: 10:31 Sample: 1 86 Included observations: 85 Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. C 0.825722 0.390509 2.114475 0.0379 LOG(QM95) -0.071963 0.027854 -2.583606 0.0118 SNHD 0.000702 0.004650 0.151040 0.8804 DMCN 0.162302 0.062643 2.590906 0.0116 DDSP 0.026169 0.066290 0.394772 0.6942 TCV 0.146999 0.140993 1.042601 0.3006 TCNL 0.195264 0.206168 0.947112 0.3467 KNCT -0.332579 0.197429 -1.684545 0.0963 NCTT 0.127657 0.098952 1.290090 0.2011 HTDT -0.269420 0.311909 -0.863775 0.3905 HTTD 0.163886 0.117911 1.389911 0.1688 HTCS 0.112385 0.100694 1.116100 0.2680 R-squared 0.219192 Mean dependent var 0.093706 Adjusted R-squared 0.101536 S.D. dependent var 0.276952 S.E. of regression 0.262515 Akaike info criterion 0.293146 Sum squared resid 5.030741 Schwarz criterion 0.637991 Log likelihood -0.458707 F-statistic 1.862994 Durbin-Watson stat 2.288366 Prob(F-statistic) 0.058678 Đồ thị phân phối của biến phụ thuộc log(chisott96_01) 80 02 4 6 8 10 12 -0.50 -0.25 -0.00 0.25 0.50 0.75 Series: LOG_CHISOTT96_01 Sample 1 86 Observations 86 Mean 0.086795 Median 0.108310 Maximum 0.911246 Minimum -0.603060 Std. Dev. 0.282678 Skewness -0.110254 Kurtosis 3.324580 Jarque-Bera 0.551750 Probability 0.758908 Đồ thị phần dư của biến phụ thuộc -.8 -.6 -.4 -.2 .0 .2 .4 .6 .8 10 20 30 40 51 60 70 80 LOG(CHISOTT96_01) Residuals 81 4. Sử dụng phương pháp ước lượng Least Squares cho phương trình hồi quy cho Long An Dependent Variable: LOG(CHISOTT96_01) Method: Least Squares Date: 10/23/06 Time: 10:43 Sample: 1 88 Included observations: 87 Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. C 0.276752 0.221723 1.248187 0.2158 LOG(QM95) -0.019828 0.018079 -1.096753 0.2763 SNHD -0.000842 0.002502 -0.336508 0.7374 DMCN 0.028944 0.053441 0.541603 0.5897 DDSP 0.145144 0.085333 1.700915 0.0931 TCV 0.059912 0.079824 0.750556 0.4553 TCNL 0.152612 0.113744 1.341723 0.1837 KNCT 0.097420 0.091143 1.068866 0.2886 NCTT -0.001872 0.048308 -0.038750 0.9692 HTDT -0.425388 0.156538 -2.717479 0.0082 HTTD -0.047630 0.060960 -0.781329 0.4371 HTCS -0.062734 0.070067 -0.895338 0.3735 R-squared 0.193452 Mean dependent var 0.036611 Adjusted R-squared 0.075158 S.D. dependent var 0.202121 S.E. of regression 0.194377 Akaike info criterion -0.310590 Sum squared resid 2.833688 Schwarz criterion 0.029535 Log likelihood 25.51067 F-statistic 1.635353 Durbin-Watson stat 1.861825 Prob(F-statistic) 0.106074 Đồ thị phân phối của biến phụ thuộc log(chisott96_01) 82 02 4 6 8 10 12 14 -0.4 -0.2 -0.0 0.2 0.4 Series: LOG_CHISOTT96_01 Sample 1 88 Observations 88 Mean 0.036266 Median 0.037250 Maximum 0.540242 Minimum -0.536630 Std. Dev. 0.200982 Skewness -0.209915 Kurtosis 3.369978 Jarque-Bera 1.148183 Probability 0.563216 Đồ thị phần dư của biến phụ thuộc -.6 -.4 -.2 .0 .2 .4 .6 10 20 31 40 50 60 70 80 LOG(CHISOTT96_01) Residuals 83 PHỤ LỤC 2 - ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA BỐN TỈNH/THÀNH TP. Hồ Chí Minh: Là trung tâm kinh tế lớn với lượng đầu tư trong nước và đầu tư trực tiếp nước ngoài luôn dẫn đầu cả nước. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân trong những năm gần đây đều đạt trên 10% với GDP đầu người tăng từ 1.350 USD (năm 2000) lên 1.980 USD (năm 2005)11. Cơ cấu kinh tế ngành dịch vụ chiếm 53% (năm 2000), 50% (năm 2005), khu vực công nghiệp và xây dựng 44% (năm 2000), 48% (năm 2005), và khu vực nông lâm ngư nghiệp chiếm 2,2% (năm 2000), 1,4% (năm 2005). TP. Hồ Chí Minh giữ vai trò trung tâm không chỉ ở vùng kinh tế trọng điểm phía nam mà toàn vùng Nam Bộ, có tác động tăng trưởng có sức lan tỏa lớn ra các tỉnh xung quanh như Bình Dương, Long An, Đồng Nai, Tây Ninh. Với quy mô kinh tế lớn và cơ cấu kinh tế chuyển dịch có hiệu quả, TP. Hồ Chí Minh đã và đang đóng góp quan trọng vào nền kinh tế cả nước. Hiện nay, kinh tế TP. Hồ Chí Minh chiếm khoảng 20% tổng sản phẩm quốc nội, gần 30% tổng thu ngân sách nhà nước, 35% khối lượng tiền tệ lưu thông toàn quốc, 30% giá trị sản xuất công nghiệp, 40% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, trên 1/3 tổng mức hàng hóa bán ra và 35% số dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài12. Thành phố có chủ trương tập trung đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng ngành công nghiệp hiện có; phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn ; xây dựng và hoàn thiện các khu công nghiệp tập trung; phát triển các ngành, lĩnh vực then chốt như thương mại, tài chính-ngân hàng, bảo hiểm, du lịch, vận tải, thông tin viễn thông, khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo. 11 Định hướng phát triển kinh tế xã hội TP. Hồ Chí Minh đến năm 2010 12 Lê Thanh Hải, Thành phố Hồ Chí Minh trong thời kỳ đổi mới, tại 84 Thành phố cũng đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao năng lực điều hành quản lý nhà nước ở tất cả các cấp chính quyền thành phố; chủ động nghiên cứu đề xuất, điều chỉnh, bổ sung những vấn đề thuộc cơ chế, chính sách và luật pháp để cải thiện môi trường đầu tư. Hà Nội: là trung tâm kinh tế lớn thứ hai trong cả nước và là trung tâm kinh tế lớn nhất miền Bắc, có vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Sự phát triển kinh tế xã hội của Hà Nội có tác động đến sự phát triển của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và của cả Bắc Bộ. Trong những năm qua với lượng đầu tư trong nước và nước ngoài tương đối lớn. GDP đầu người đạt khoảng 1000USD. Cũng như thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội đang tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tập trung thúc đẩy sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân. Hà Nội quyết tâm giảm tỷ trọng nông nghiệp và nâng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ. Trong thời gian từ 2000 đến 2004 tỷ trọng nông nghiệp đã giảm từ 3.2% xuống 2%, tỷ trọng công nghiệp tăng từ 39% lên 44%, tỷ trọng dịch vụ giảm từ 57% xuống 54%13. Với một thị trường tiêu thụ rộng, tập trung nguồn nhân lực có chất lượng rất cao, Hà Nội đang tập trung phát triển các ngành có công nghệ cao, giá trị gia tăng lớn như điện, điện tử, công nghệ thông tin, chế biến thực phẩm, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng. Bên cạnh đó, Hà Nội đã xác định cải cách hành chính phải là ưu tiên, phải xây dựng cơ chế chính sách kịp thời, rõ ràng, minh bạch để tạo một môi trường hấp dẫn thu hút đầu tư. Hà Tây: là tỉnh có vị trí rất thuận lợi về mặt địa lý, có nhiều đường quốc lộ chạy qua, gần thị trường lớn, là vùng đất nối liền giữa vùng Tây Bắc và Trung du Bắc bộ với các tỉnh đồng bằng sông Hồng, có địa hình đa dạng: miền núi, trung du và đồng bằng rất thuận lợi để phát triển nông nghiệp, công nghiệp, du lịch và dịch vụ. Hà Tây bao bọc thành phố Hà Nội từ phía tây xuống phía nam, nằm kề với vùng tam giác kinh tế trọng điểm Hà Nội-Hải Phòng-Quảng Ninh, có mạng lưới giao thông, viễn thông, cung 13 Niên giám Thống kê năm 2004 85 cấp nước, năng lượng phát triển so với các tỉnh khác. Ngoài ra, so với các tỉnh miền Bắc thì Hà Tây có nhiều làng nghề thủ công, giúp thúc đẩy chuyển cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp. Cơ cấu kinh tế đã có chuyển dịch tích cực theo hướng công nghiệp hóa. Đến năm 2004, thương mại, dịch vụ chiếm 43% GDP, công nghiệp và xây dựng chiếm 31%, nông, lâm, ngư nghiệp chiếm 26%14. Long An: Có lợi thế về vị trí địa lý. Long An thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, nằm gần trung tâm công nghiệp phát triển như TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương. Lợi thế này sẽ là những thuận lợi sẽ tạo điều kiện cho Long An tận dụng để tạo liên kết kinh tế nội vùng và liên vùng trong phát triển kinh tế. Cũng giống như các địa phương khác, cơ cấu kinh tế có chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa. Đến năm 2004, thương mại, dịch vụ chiếm 38% GDP, công nghiệp và xây dựng chiếm 28%, nông, lâm, ngư nghiệp chiếm 34%15. Long An rất chú trọng đến việc hình thành các khu công nghiệp để thu hút đầu tư trong và ngoài nước. Cho đến nay, địa phương đã xây dựng được 6 khu công nghiệp với diện tích 1.309 ha. Các khu công nghiệp đã có đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế địa phương nhất là sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng nâng dần tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ và giảm dẫn tỷ trọng nông nghiệp trong GDP của tỉnh. 14 Niên giám Thống kê năm 2004 15 Niên giám Thống kê năm 2004 86 TÀI LIỆU THAM KHẢO TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT 1. Chương trình phát triển dự án Mê Kông, “Doanh nghiệp tư nhân ở Việt Nam: Điều tra về thái độ của công chúng”, 1999 2. Định hướng phát triển kinh tế xã hội TP. Hồ Chí Minh đến năm 2010 3. Henrik Hansen, John Rand và Finn Tarp, “Tăng trưởng và tồn tại của các doanh nghiệp: Vai trò hỗ trợ của nhà nước”, 2005 4. Hạnh Nguyên, Thực hiện cải cách hành chính ở Hà Nội: Chủ trương và thực tế còn khoảng cách lớn, Báo Quân đội nhân dân ngày 10/10/2005 5. Nguyễn Đình Cung, Phạm Anh Tuấn, Bùi Văn và David Dapice, Lịch sử hày chính sách: Tại sao các tỉnh phía Bắc không tăng trưởng nhanh hơn, 5/2004 6. Lê Thanh Hải, Thành phố Hồ Chí Minh trong thời kỳ đổi mới, tại 7. MPDF, Doanh nghiệp vùng ngoại vi: Một nghiên cứu về phát triển khu vực kinh tế tư nhân ở địa bàn ngoài các tỉnh và thành phố phát triển của Việt Nam, 2004 8. QLKT (2005) Báo cáo Kết quả thực hiện Luật Doanh nghiệp- Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế TW 9. QLKT (2000) Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương, “Điều tra về tinh thần kinh doanh và vốn tư nhân”, 2000 10. TCTK (2006) Thống kê Kinh tế – Xã hội 671 huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh Việt Nam 11. TCTK (2004) Niên giám thống kê 2004 12. VCCI (2005) Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Báo cáo “Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2005 của Việt Nam” 13. VNEconomy (2006) Hàng triệu m2 nhà, đất công bị sử dụng sai mục đích. Ngày 5/10/2006. Truy cập tại param=article&catid=17&i d=1b22f9d7754590 ngày 13/11/2006 87 TÀI LIỆU TIẾNG ANH 14. Adizes, “Corporate lifecycles: How and why corporations grow and die and what to do about it”, 1989 15. Andrew, P.W.S, “A reconsideration of the theory of the individual business ”, Oxford Economic Papers 1949. 16. Ansoff, I., “Strategic for Diversification”, Harvard Business Review, 1957 17. Barie, “The theory of the corporation life cycle”, 1974 18. Barkham, R., Hanvey, E. and Hart, M., The role of the entrepreneur in small firm growth, Entrepreneurship research network of Ireland conference, 1995 19. Burn, P. and Myers, A., Growth in the 1990’s: Winners and losers, European Enterprise Centre, 1994 20. Chandler, “Strategy and structure”, 1962 21. Churchill and Lewis, “The five stages of small business growth”, 1983 22. Cohen, W.M., “Empirical studies of innivative activity”, in Handbook of the economics of innovation and technological change, 1995 23. Cooper, “Strategic management: New ventures and small business”, 1979 24. Flamholtz, “Managing the transition from an entrepreneurship to a professionally managed firm”, 1986 25. Geroski, P.A., The Growth of Firm in Theory and in Practice, London Business School, 1999 26. Grant, A.J., The Developmet of an entrepreneurial leadership paradigm for enhancing new venture success, 1992 27. Greiner, “Evolution and revolution as orgnizations grow”, 1972 28. Hanks et al, “The organisational life cycle: Integrating content and process”, 1993 29. Hoy, F., and Dsouza, D.E., Strategies and environment of high growth firm,from The state of the art of entrepreneurship, 1992 30. J.E. Stiglitz and A. Weiss, “Credit Rationing in markets with imperfect information”, The American Economic Review, Vol.71, pp.393-410, 1981; Harhoff, D. et al. “Legal form, growth and exit of west German firms-empirical 88 result for manufacturing sector, construction, trade and service industries”, Journal of Industrial Economics 31. Jianwen Liao, Harold P. Welsch and David Pistrui, “Internal and external predictors of entrepreneurial growth: an empirical investigation of the moderating effects of infrastructure elements”, 2000 32. Jovanovic, “Selection and the evolution of industry”, 1982; R. Ericson and A. Pakes, “Markov-perfect industry dynamics: a framework for empirical work”, 1995; Farinas, J.C., “Firm’s growth, size and age: a nonparametric approach”, 2000 33. Kazanian, “Relation of dominant problems to stages of grow in technology based new ventures”, 1988 34. Kazanjian and Drazin, “A stage-contingent model of design and growth for technology based new venture”, 1990 35. Macrae, D.J.R., Characteristics of high and low growth small and medium sized businesses, 21st European small business semina, 1991 36. Mansfield, E. Et al, “Social and Private Rates of Return from Industrial Innovation.” Quarterly Journal of Econometrics, Vol 91, No 2, May 1977 37. Mark Hart &Seamus McGuinness, “Exploring Small firm growth in UK Regions 1994-1997”, 2000 38. Najib Harabi, “Determinants of firm growth: an empirical ananlysis from Morocco”, 2003 39. Penrose, E., 1959, The Theory of the Growth of the Firm, (Oxford, England: Basil Blackwell) 40. Peter N Kiriri, “Small and Medium Enterprise (SMEs): Validating Life Cycle Stage Determinants”, 2000 41. Storey, D., Understanding the small business sector, 1994 42. Timmons, “New venture Creation: Entrepreneurship for 21st Century”, 1994 43. Turok, I., Which small firm grow?, Research in Entrepreneurship, 1991 44. Yasemin Y.Kor and Joseph T.Mahoney, “Edith Penrose’s contributions to the resource-based view of strategic Managemnent”, 2004 89 90

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfBáo cáo đề tài- Các nhân tố tác động đến tăng trưởng của doanh nghiệp khui vực tư nhân ở một số tỉnh phía bắc và phía nam.pdf
Luận văn liên quan