Đề tài Các nước phát triển có nên đầu tư vào các thị trường mới nổi không

Tóm lại, muốn đầu tư và phát triển thành công tại các thị trường mới nổi, nhà đầu tư phải có sự trợ giúp về kiến thức cũng như chuyên môn từ các đơn vị, thấu hiểu sâu sắc các thị trường này. Những thay đổi liên tục về xu hướng thị trường và tăng trưởng kinh tế luôn yêu cầu nhà đầu tư phải có chiến lược kinh doanh thích hợp cũng như cách thức xử lý thỏa đáng trước khi đạt được thành công tại các thị trường này. Hơn nữa việc lựa chọn thị trường nào để đầu tư cũng là một trong số những yếu tố quyết định. Nhà đầu tư cần dựa vào việc phân tích các yếu tố của môi trường kinh doanh, và đưa ra các dự báo về thị trường trong tương lai để đầu tư có hiệu quả.Đối với mỗi thị trường, không có con đường chung dẫn đến thành công. Tất cả các quốc gia đều xuất phát ở những vị trí khác nhau. Vì vậy, nếu muốn thành công thì thực sự nhà đầu tư cũng nên tiến hành theo những cách khác nhau.

pdf8 trang | Chia sẻ: aquilety | Lượt xem: 2208 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Các nước phát triển có nên đầu tư vào các thị trường mới nổi không, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH Bộ Môn: Quản trị kinh doanh ---------- BÀI TIỂU LUẬN Đề tài: “Các nước phát triển có nên đầu tư vào các thị trường mới nổi không?” Họ và tên: Vũ Thảo Nguyên. Lớp: CQ 51/ 21.10 Một số năm trước đây,với tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng thị trường mới nổi là mảnh đất hứa cho các quốc gia phát triển đầu tư nguồn vốn vào.Tuy nhiên trong năm 2014, tình hình chính trị và tài chính bất ổn của một số quốc gia thuộc thị trường mới nổi khiến các quốc gia này trở nên kém hấp dẫn hơn tron mắt các nhà đầu tư. Trong bối cảnh đó, nhiều nhà đầu tư đang tự hỏi bây giờ là liệu họ có nên cân nhắc đầu tư vào các thị trường này hay không? I.Khái quát về thị trường mới nổi: Thị trường mới nổi (Emerging market) là thuật ngữ dùng để chỉ các quốc gia đang trong quá trình chuyển mình về kinh tế và xã hội để có trình độ phát triển hơn. Thị trường mới nối có thị trường tài chính, luật lệ và quy định, các hình thức trao đổi trên thị trường, cơ sở hạ tầng gồm ngân hàng, sàn giao dịch chứng khoán Thị trường mới nổi là một nề kinh tế có thu nhập bình quân đầu người từ thấp đến trung bình. Thị trường mới nổi chiếm 80% dân số thế giới và đại diện chỉ khoảng 20% nề kinh tế thế giới. Hiện nay, 7 nền kinh tế mới nổi có GDP lớn nhất bao gồm Trung Quốc, Brazil, Nga, Ấn Độ, Mexico, Indonesia và Thổ Nhĩ Kỳ. II. Phân loại thị trường mới nổi: Yếu tố quyết định đến sự khác nhau giữa các thị trường mới nổi là cấu trúc hạ tầng cơ sở, nguồn tài nguyên, nguồn nhân lực có kĩ năng. Với những yếu tố nói trên, thị trường mới nổi được chia thành 3 nhóm: - Nhóm thứ nhất: là những thị trường mới nổi đã phát triển như Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore, nơi có GDP bình quân đầu người cao và dự kiến sẽ tăng 1- 3% trong những năm tới. - Nhóm thứ hai: gồm những thị trường mới nổi nhưng chưa hoàn toàn phát triển như Nga, Malaysia, Thái Lan. - Nhóm thứ ba: là những thị trường mới nổi như Ấn Độ, Trung Quốc, Mexico, Việt Nam, nơi có GDP bình quân đầu người thấp nhưng tăng trưởng GDP được dự báo tăng cao từ 6 đén 11% vào những năm tới III.Cơ hội khi đầu tư vào thị trường mới nổi 1)Tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh: Thị trường mới nổi có tốc độ tăng trưởng nhanh, trong ít nhất một thập kỷ qua, nó đã trải qua một sự tăng trưởng kinh tế nhanh đã thu hẹp khoảng cách thu nhập với các nền kinh tế tiên tiến.Thậm chí, trong một vài năm trước đây, thị trường mới nổi còn được coi là động lực chính của nền kinh tế toàn cầu Dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc hai năm tới là 7% và 6,8%. Nền kinh tế Ấn Độ sẽ tăng tốc từ 5,6% trong năm 2014 lên đến 8% trong trung hạn, vào khoảng năm 2017. Trung Quốc, Philippines, Kenya, Ấn Độ và Indonesia sẽ đóng góp khoảng 16% GDP toàn cầu. 5 nước này cũng đều được dự đoán tăng trưởng trên 5% năm nay. Trong khi đó, GDP Mỹ và Anh (hai nước hiện đóng góp gần một phần tư tăng trưởng toàn cầu) được dự đoán chỉ tăng 3,1% và 2,6% năm nay. Khu vực đồng euro có thể chỉ tăng 1,2% khi vấn đề nợ tại Hy Lạp còn chưa được giải quyết 2) Thay đổi thể chế và mở cửa kinh tế: Thị trường mới nổi hấp dẫn nhà đầu tư do kinh tế tăng trưởng nhanh, chính phủ áp dụng các biện pháp nhằm kích thích kinh doanh và đầu tư, thu hồi kỳ vọng cao hơn. Bên cạnh việc thực hiện cải cách, một thị trường mới nổing rất có thể nhận được hỗ trợ và hướng dẫn từ các nước tài trợ lớn hoặc các tổ chức thế giới như Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ Quốc tế. 3) Có lợi cho nhà đầu tư trong việc mở rộng tầm ảnh hưởng: Có nhiều cơ hội cho nhà đầu tư trong việc mở rộng thị trường, tuyển chọn lao động, khai thác các yếu tố đầu vào của nước sở tại, mở rộng thêm quy mô hoạt động, kinh doanh ví dụ như là một địa điểm mới cho một nhà máy mới hoặc các nguồn doanh thu mới. Nhiều chủ sở hữu thương hiệu nhượng quyền đã bị ấn tượng và nghĩ răng phát triển kinh doanh ở các thị trường mới mở thu lợi nhuận cao hơn. Thực tế, nhiều chuỗi nhà hàng nhượng quyền thực hiện sau KFC và McDonald đều sử dụng một chiến lược kinh doanh “khác thường”, dành riêng cho các thị trường mới nổi ở châu Á để phát triển đầu tư. Chiến lược này chủ yếu dựa trên lượng dân số lớn, có thu nhập ngày càng tăng, giá nhân công rẻ, chi phí thuê cơ sở hạ tầng và chi phí thực phẩm phải chăng cùng nhiều tiện ích giá rẻ khác. Đối với các quốc gia tiếp nhận, mức tăng việc làm, lao động và kỹ năng quản lý phát triển hơn và được nhân chuyển giao công nghệ từ các thị trường mới nổi. Trong dài hạn, mức sản xuất chung của thị trường đó tăng, làm tăng tổng sản phẩm trong nước của mình và cuối cùng làm giảm khoảng cách với các nước phát triển trên thế giới. IV.Một số rủi ro khi đầu tư tại các thị trường mới nổi 1) Bất ổn chính trị: Đầu tư vào thị trường mới nổi phải phải cân nhắc các yếu tố chính trị và xã hội của địa phương trong nỗ lực mở cửa nền kinh tế với thế giới. Trong những năm gần đây chính trị của nhiều quốc gia nằm trong thị trường mới nổi lâm vào bất ổn. Trong năm vừa qua, việc phiến quân Hồi giáo tự xưng IS bành trướng trên vùng Trung Đông không chỉ ảnh hưởng đến an ninh toàn thế giới mà còn khiến các quốc gia Trung Đông đứng trước nguy cơ bị rút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Tuy IS đang đối diện với khó khăn quân sự ở Iraq và Syria, nhưng sự bành trướng ý thức hệ của nó sẽ lan rộng trên khắp Trung Đông và Bắc Phi, nguy cơ cho các quốc gia Sunni như Ảrập Saudi, Các tiểu Vương quốc Ảrập Thống nhất và Ai Cập sẽ tăng lên. Căng thẳng chính trị, mất an toàn diễn ra. Căng thẳng Nga-Ukraine ngày càng leo thang sau thảm kịch MH17 của Malaysia bị bắn rơi tại khu vực xảy ra nội chiến của Ukraine. Chiến sự khiến nền kinh tế Nga,Ukraine lâm vào khủng hoảng. Tất cả những ảnh hưởng về chính trị và an ninh đều dẫn đến hệ lụy là cuộc sống người dân lâm vào khó khăn, kinh tế kém phát triển và có thể đi xuống, 2) Bất ổn trong tăng trưởng: Bởi vì thị trường mới nổi đang trong quá trình chuyển đổi và vì thế không ổn định. Mức độ hiệu quả của thị trường thấp hơn rất nhiều so với các thị trường đã phát triển (như Mỹ hay Tây Âu). Các quy định về giao dịch và phương pháp kế toán ở các thị trường mới nổi cũng ít nghiêm ngặt hơn. N ăm 2014 chứng kiến nhiều biến động của các nền kinh tế mới nổi.Trong đó, số liệu của 4 nền kinh tế mới nổi lớn nhất, gồm Trung Quốc, Ấn Độ, Nga và Brazil, lại cho thấy những xu hướng tăng trưởng trái ngược. Trong khi Trung Quốc ghi nhận tháng 11 là tháng tăng trưởng chậm nhất kể từ tháng 5 thì kinh tế Ấn Độ lại tăng trưởng nhanh nhất 6 tháng qua. Kinh tế Nga và Brazil lại đồng loạt suy yếu mạnh trong tháng 11. Trong năm 2014, mức tăng trưởng của Nga âm 3% và dự đoán chỉ đạt 0.1% trong năm 2015. Tất cả bốn thị trường mới nổi lớn nhất đều có mức kỳ vọng thấp hơn so với tháng trước, chủ yếu là thị trường Nga và Brazil. Trung Quốc có mức kỳ vọng sản lượng thấp nhất kể từ khi các chỉ số sản xuất và dịch vụ tổng hợp bắt đầu được khảo sát vào tháng 4/2012. Trong khi đó, Ả Rập Saudi và Các tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất đều có mức kỳ vọng vừa phải về sản lượng sản phẩm không phải dầu mỏ thấp trong tháng 11 trong khi Nam Phi lại có mức kỳ vọng mạnh nhất trong vòng hai năm qua. 3) Cơ sở hạ tầng chưa hoàn thiện: Thực tế cho thấy, quốc gia nào có hệ thống cơ sở hạ tầng yếu kém, lạc hậu và không đồng bộ đều rất khó thu hút đầu tư nước ngoài, cũng như gặp nhiều khó khăn trong quá trình phát triển kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội. Do điều kiện kinh tế nên cơ sở hạ tầng của một số thị trường mới nổi mới chỉ được đầu tư vào một số hạng mục nhất định. Ngoài ra, sự đầu tư dàn trải và không hiệu quả khiến nhiều quốc gia không thu tập trung được nguồn lực phát triển hiệu quả. Một trong số những nước thuộc nhóm BRICS, tuy đạt được những kết quả khá khả quan trong việc phát triển kinh tế nhưng phải công nhận là 4 năm qua cơ sở hạ tầng Brazil không được cải thiện nhiều. Để so sánh, trong lúc Trung Quốc dành ra đến 40 % GDP để đầu tư thì tỷ lệ đó của Brazil chỉ là 18 %. Một trong những hệ quả trực tiếp là sự yếu kém nghiêm trọng về cơ sở hạ tầng, các dịch vụ công cộng - từ y tế đến giáo dục, an ninh bị xuống cấp thê thảm. 4) Hệ thống thông tin yếu kém, hệ thống kế toán chưa hoàn thiện Hệ thống thông tin ở một số thị trường mới nổi còn nhiều bất cập. Điều này dẫn đến hạn chế về chuỗi số liệu lịch sử và thống kê số liệu. Gây khó khăn cho nhà đầu tư khi nghiên cứu thị trường, đặt ra chiến lược đầu tư và kinh doanh. 5) Nội tệ yếu, tỷ lệ lạm phát cao và khó dự đoán. Hầu hết các thị trường mới nổi đều có tỷ lệ lạm phát cao trên 2 con số. Các thị trường mới nổi đang tăng trưởng chậm hơn, giá cả hàng hóa giảm và xuất khẩu yếu. Dự báo tiền tệ của các thị trường mới nổi sẽ tiếp tục giảm. Trong năm 2014, những biện pháp trừng phạt Nga của Mĩ và Châu Âu khiến giá dầu thô giảm mạnh, đồng tiền Nga mất giá tới 64% làm nền kinh tế Nga bị suy yếu. Các nhà đầu cơ tiền Rúp lâm vào khó khăn. 6) Cơ hội đầu tư vào doanh nghiệp lớn bị hạn chế : do nhiều công ty vẫn chưa cổ phần hóa do là doanh nghiệp nhà nước. VI.Chú ý khi đầu tư vào thị trường mới nổi Tuy nhiên, nguy cơ càng cao, phần thưởng càng lớn, đầu tư thị trường mới nổi như vậy giúp các nhà đầu tư nhằm đa dạng hóa, tăng lợi nhuận trong khi thêm rủi ro. Vì vậy phải chú ý. 1. Chỉ nhìn vào tăng trưởng mà lờ đi tính biến động. Các thị trường mới nổi có vẻ rất tiềm năng khi ta nhìn trên một biểu đồ dài hạn, tuy nhiên ở bất kì một tháng nào cũng sẽ nhìn thấy các đường zig zag tăng giảm đột ngột, chứ không phải là một đường tăng trưởng ổn định. Độ biến động này đồng nghĩa với việc khi đầu tư vào thị trường mới nổi không thể làm giàu nhanh chóng hay bạn có thể nhảy vào để kiếm lợi rồi dễ dàng rút ra. Sự biến động tại các thị trường mới nổi là kết quả của nhiều yếu tố, bao gồm dòng thông tin trong các thị trường này. Khi thông tin co cụm hoặc các sự kiện bắt đầu tác động nối tiếp nhau trên một khu vực, phản ứng trên thị trường có thể trở nên cực đoan và khó dự đoán trước. Để có thể thành công trong việc đầu tư vào thị trường mới nổi, nhà đầu tư nên đầu tư dựa trên các phân tích dài hạn hơn là bất kỳ một triển vọng ngắn hạn nào. 2. Tình hình chính trị và luật pháp bất ổn. Như đã nói thị trường mới nổi có xu hướng đi kèm với những bất ổn. Bất ổn ở việc cầm quyền của các đảng kéo theo bất ổn về các điều kiện kinh tế. Các ddieuf kiện này có thể thay đổi bất ngờ, có khi là vài lần 1 năm. Bất ổn chính trị kèm theo sự không ổn định về pháp lý Đây là một trong những nguyên nhân khiến các cuộc bầu cử (hoặc lật đổ) của một đảng chính trị nào đó có thể dẫn đến việc rút vốn đầu tư ồ ạt khỏi một quốc gia. Nếu một đảng phái được nhận định là luôn ủng hộ chính sách quốc hữu hóa tài sản, nhà đầu tư nên cẩn thận và suy nghĩ đến việc rút vốn. Tuy nhiên, để có thể phản ứng kịp thời với những chính sách như vậy, nhà đầu tư vào thị trường mới nổi cần chú ý tới các sự kiện tin tức quốc tế. 3. Đầu tư vào thị trường nước ngoài đã đủ đa dạng. Nếu đầu tư vào thị trường mới nổi nhằm mục đích đa dạng hóa danh mục đầu tư thì chủ đầu tư cần phải tham gia vào những lĩnh vực kinh tế khác nhau. Thế giới được chia ra theo nhiều cách khác nhau, nhưng các khối kinh tế thường được liệt kê như châu Á, châu Âu, Bắc Mỹ, Nam Mỹ và châu Phi. Phân biệt xem liệu một nước thuộc khối nào rất khó khăn bởi đôi khi Nga được phân vào khối châu Âu, đôi khi lại là châu Á. Bên cạnh khó khăn trong phân loại này, các nước trong cùng một khối có tương quan chặt chẽ với nhau, vì vậy đầu tư trong năm quốc gia châu Á cũng chẳng giúp bạn đa dạng hóa hơn so với việc đầu tư vào năm bang khác nhau ở Hoa Kỳ. Nếu đa dạng hóa đầu tư là mục tiêu chính thì điều quan trọng là hãy mở rộng ra không chỉ một khu vực duy nhất trên thế giới. Các quỹ đầu tư hoán đổi danh mục (ETF) là một công cụ hiệu quả giúp nhà đầu tư tìm kiếm sự đa dạng ở nước ngoài. Các quỹ này đưa ra một số dự đoán tăng trưởng chứng khoán có thể đi kèm với việc đầu tư trực tiếp, tuy nhiên chúng cũng giảm thiểu rủi ro bằng cách mở rộng đầu tư vào một vài loại cổ phiếu hàng đầu của khu vực. Luôn nhớ lấy lời khuyên “Không nên để trứng vào cùng một giỏ” 4. Bỏ lỡ cơ hội đầu tư trong nước. Do các quy định đều khác nhau, biến động nhiều hơn và các yếu tố kinh tế vĩ mô không minh bạch, sẽ là sai lầm nếu coi thường cổ phiếu trong nước chỉ vì chúng thuộc nội địa. Nhiều công ty có trụ sở tại Bắc Mỹ thu về doanh thu từ thị trường mới nổi đồng thời vẫn giữ lại một nguồn thu nội địa đáng kể. Có rất nhiều công ty có hơn 50% tổng doanh thu đến từ nước ngoài. Ví dụ, doanh số bán hàng trong nước có thể là nguồn doanh thu lớn cho các công ty như Coca-Cola và McDonald’s, nhưng phần lớn doanh thu đến từ các nguồn quốc tế. Giống như Coca Cola và McDonald’s, các công ty này thường có thương hiệu rất mạnh và điều đó khiến chúng trở nên hấp dẫn bên cạnh cơ hội đầu tư vào cổ phiếu nước ngoài. Tóm lại, các cổ phiếu trong nước có đòn bẩy từ nước ngoài này sẽ đem lại sự ổn định của nền kinh tế đã phát triển và tiềm năng tăng trưởng của thị trường mới nổi chỉ với một nguồn duy nhất để thúc đẩy (thường là bằng cổ tức). IV. Tổng kết Đầu tư vào thị trường mới nổi đang là một hướng đi mới của các nhà đầu tư khi thị trường phát triển đang ngày càng đi xuống.Tuy nhiên, thị trường các nước mới nổi thuộc nhóm BRIC dường như đang trở nên kém hấp dẫn khi nền kinh tế của Trung Quốc giảm sút, các biện pháp kích thích kinh tế của Ấn Độ thiếu tính mềm dẻo, chính trị tại Nga thiếu ổn định hay vấn đề lạm phát tại Brazil Tình hình chính trị căng thẳng ở mộ số quốc gia là yếu tố mà các nhà đầu tư nên tính tới khi rút vốn hay ngừng đầu tư. Mặc dù vẫn còn những hạn chế nhất định, các nước mới nổi yếu hơn trong đó có Việt Nam, được đánh giá là thị trường tiềm năng cho các nhà đầu tư mạo hiểm trong những năm tới. Thêm vào đó, với các nhà đầu tư có nguồn vốn ít hoặc trung bình; hoặc các nhà đầu tư mới đầu tư vào thị trường mới nổi nên đầu tư các thị trường mới nổi thuộc nhóm thứ hai và thứ ba như phân loại ở trên hơn là các thị trường đã có đủ sự đầu tư mạnh mẽ từ các quốc gia phát triển trong cùng lĩnh vực đầu tư. STT Quốc gia Tăng trưởng GDP dài hạn GDP đầu người Ưu điểm Nhược điểm 1 Argentina 4.1 10675 Cơ sở vật chất tốt. Có lợi thế về sản xuất nông nghiệp Rủi ro lạm phát cao, đồng pê-sô có nguy cơ mất giá mạnh, rủi ro chính sách 2 Bangladesh 7.5 764 Tăng trưởng nhanh, lao động rẻ, thị trường chứng khoán lớn và linh hoạt Cơ sở vật chất chưa phát triển, điều hành và giám sát hạn chế 3 Ả rập 6.3 2801 Ngành năng lượng, thương mại, giao thông vạn tải hoạt động tương đối tốt Tình hình chính trị không ổn định, thất nghiệp cao 4 Ghana 1546 Có lợi thế về tài nguyên: vàng,kim Chưa tận dụng được tài nguyên, thường xuyên bị cương, mangan, dầu mỏ khủng hoảng tài chính 5 Iraq 7.6 3325 Tài nguyên dầu mỏ lớn An ninh bất ổn 15 Việt Nam 7.4 1370 Việt Nam có lợi thế về các ngành sản xuất nhiều nhân công và nông nghiệp. tỷ lệ lạm phát tăng quá cao (22,4%) do nôn nóng trong phát triển kinh tế. Hệ thống ngân hàng của Việt Nam còn tương đối yếu kém. Tóm lại, muốn đầu tư và phát triển thành công tại các thị trường mới nổi, nhà đầu tư phải có sự trợ giúp về kiến thức cũng như chuyên môn từ các đơn vị, thấu hiểu sâu sắc các thị trường này. Những thay đổi liên tục về xu hướng thị trường và tăng trưởng kinh tế luôn yêu cầu nhà đầu tư phải có chiến lược kinh doanh thích hợp cũng như cách thức xử lý thỏa đáng trước khi đạt được thành công tại các thị trường này. Hơn nữa việc lựa chọn thị trường nào để đầu tư cũng là một trong số những yếu tố quyết định. Nhà đầu tư cần dựa vào việc phân tích các yếu tố của môi trường kinh doanh, và đưa ra các dự báo về thị trường trong tương lai để đầu tư có hiệu quả.Đối với mỗi thị trường, không có con đường chung dẫn đến thành công. Tất cả các quốc gia đều xuất phát ở những vị trí khác nhau. Vì vậy, nếu muốn thành công thì thực sự nhà đầu tư cũng nên tiến hành theo những cách khác nhau.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbai_tieu_luan_9012.pdf
Luận văn liên quan