Đề tài Các phương pháp đánh giá và lựa chọn dự án đầu tư
Lời mở đầu
Đối với một doanh nghiệp, khi tiến hành một hoạt động đầu tư, điều quan trọng là phải đánh giá được hiệu quả của đầu tư. Hiệu quả của đầu tư được biểu hiện trong mối quan hệ giữa lợi ích thu được do đầu tư mang lại và chi phí bỏ ra để thực hiện dự án đầu tư đó. Khi xem xét dự án đầu tư phải xem xét vấn đề cơ bản là lợi ích thu được trong tương lai có tương xứng với vốn đầu tư đã bỏ ra hay không, dự án đó có mang lại mức thu nhập lớn hơn hoặc bằng mức đòi hỏi của các nhà đầu tư hay không?
Đối với một doanh nghiệp kinh doanh thì mục đích hàng đầu là lợi nhuận. Doanh nghiệp không thể tồn tại nếu trong quá trình kinh doanh luôn gặp thua lỗ. Vì thế, việc đầu tư của doanh nghiệp nhằm khai thác tốt nhất mọi tiềm năng và lợi thế của doanh nghiệp hướng tới mục tiêu cuối cùng là lợi nhuận. Mỗi khoản đầu tư của doanh nghiệp có thể có nhiều dự án khác nhau. Để lựa chọn dự án cần xem xét nhiều mặt, trong đó về tài chính, chủ yếu là xem xét hiệu quả kinh tế của dự án đầu tư. Có nhiều tiêu chuẩn khác nhau để đánh giá và lựa chọn dự án. Những tiêu chuẩn thường được sử dụng là:
Phương pháp thời gian hoàn vốn (PBP)
Phương pháp giá trị hiện tại thuần (NPV)
Phương pháp tỷ suất sinh lợi nội bộ (IRR)
Phương pháp chỉ số lợi nhuận (PI)
Phương pháp tỷ suất lợi nhuận bình quân vốn đầu tư.
Chương 1: Các phương pháp đánh giá và lựa chọn dự án đầu tư.
1.1. Phương pháp thời gian hoàn vốn (PBP)
1.2. Phương pháp giá trị hiện tại thuần (NPV)
1.3. Phương pháp tỷ suất sinh lợi nội bộ (IRR)
1.4. Phương pháp chỉ số lợi nhuận (PI)
1.5. Phương pháp tỷ suất lợi nhuận bình quân vốn đầu tư.
Chương 2: Ví dụ để triển khai quá trình đánh giá và lựa chọn dự án đầu tư.
2.1. Tên nhà máy
Dự án đầu tư thiết bị công nghệ mới của nhà máy gạch đất sét nung lò tuynel công suất 15 triệu viên/năm
2.2. Dự án đầu tư:
Phương pháp thời gian hoàn vốn (PBP)
2. Phương pháp giá trị hiện tại thuần (NPV)
Phương pháp tỷ suất sinh lợi nội bộ (IRR)Phương pháp chỉ số lợi nhuận (PI)Phương pháp tỷ suất lợi nhuận bình quân vốn đầu tư.
Chương 3: Những vấn đề đặt ra trong quá trình đánh giá và lựa chọn dự án đầu tư.
3.1. Các dự án phụ thuộc và loại trừ nhau
3.2. Vấn đề xếp hạng.
Khác biệt về quy môKhác biệt về luồng tiền dự án.Khác biệt về tuổi thọ của dự án
18 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 12362 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Các phương pháp đánh giá và lựa chọn dự án đầu tư, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề tài: Các phương pháp đánh giá và lựa chọn dự án đầu tư. Lấy ví dụ để triển khai quá trình đánh giá và lựa chọn dự án đó.
Lời mở đầu
Đối với một doanh nghiệp, khi tiến hành một hoạt động đầu tư, điều quan trọng là phải đánh giá được hiệu quả của đầu tư. Hiệu quả của đầu tư được biểu hiện trong mối quan hệ giữa lợi ích thu được do đầu tư mang lại và chi phí bỏ ra để thực hiện dự án đầu tư đó. Khi xem xét dự án đầu tư phải xem xét vấn đề cơ bản là lợi ích thu được trong tương lai có tương xứng với vốn đầu tư đã bỏ ra hay không, dự án đó có mang lại mức thu nhập lớn hơn hoặc bằng mức đòi hỏi của các nhà đầu tư hay không?
Đối với một doanh nghiệp kinh doanh thì mục đích hàng đầu là lợi nhuận. Doanh nghiệp không thể tồn tại nếu trong quá trình kinh doanh luôn gặp thua lỗ. Vì thế, việc đầu tư của doanh nghiệp nhằm khai thác tốt nhất mọi tiềm năng và lợi thế của doanh nghiệp hướng tới mục tiêu cuối cùng là lợi nhuận. Mỗi khoản đầu tư của doanh nghiệp có thể có nhiều dự án khác nhau. Để lựa chọn dự án cần xem xét nhiều mặt, trong đó về tài chính, chủ yếu là xem xét hiệu quả kinh tế của dự án đầu tư. Có nhiều tiêu chuẩn khác nhau để đánh giá và lựa chọn dự án. Những tiêu chuẩn thường được sử dụng là:
Phương pháp thời gian hoàn vốn (PBP)
Phương pháp giá trị hiện tại thuần (NPV)
Phương pháp tỷ suất sinh lợi nội bộ (IRR)
Phương pháp chỉ số lợi nhuận (PI)
Phương pháp tỷ suất lợi nhuận bình quân vốn đầu tư.
Chương 1: Các phương pháp đánh giá và lựa chọn dự án đầu tư.
1.1. Phương pháp thời gian hoàn vốn (PBP)
Phương pháp này chủ yếu dựa vào chỉ tiêu thời gian thu hồi vốn đầu tư để lựa chọn dự án
Thời gian hoàn vốn đầu tư (thời gian thu hồi vốn đầu tư) là khoảng thời gian cần thiết mà dự án tạo ra dòng tiền thuần bằng chính số vốn đầu tư ban đầu để thực hiện dự án. Nó cho chúng ta biết số năm đòi hỏi để bù đắp số tiền đầu tu ban đầu trên cơ sở luồng tiền dự tính của dự án. Theo phương pháp này, kỳ thu hồi vốn càng ngắn thì dự án đầu tư càng hấp dẫn.
Để xác định thời gian thu hồi vốn đầu tư, ta có thể chia ra trường hợp:
Trường hợp 1: Nếu dự án đầu tư tạo ra dòng tiền thuần đều thì thời gian thu hồi vốn đầu tư được xác định theo công thức:
Thời gian hoàn vốn = vốn đầu tư/thu nhập hàng năm
Trường hợp 2: Nếu dự án tạo ra thu nhập không đều. Thời gian thu hồi vốn được xác định theo cách sau:
B1: Xác định số vốn đầu tư còn phải thu hồi ở cuối mỗi năm.
Vốn đầu tư còn phải thu hồi ở cuối năm t = số vốn đầu tư chưa thu hồi ở cuối năm (t-1) - dòng tiền thuần của đầu tư năm t
B2. Khi số vốn đầu tư ở cuối năm nào đó nhỏ hơn số thu nhập của năm kế tiếp thì cần xác định thời gian(số tháng) còn phải thu hồi vốn đầu tư trong năm kế tiếp
12 *số VDT chưa thu hồi cuối năm (t-1)
Số tháng thu hồi VDT trong năm t = ----------------------------------------------
dòng tiền thuần của năm t
Tổng hợp số năm và số tháng thu hồi vốn đầu tư chính là thời gian thu hồi vốn đầu tư của dự án.
Nếu kết quả tính toán kỳ thu hồi vốn đầu tư nhỏ hơn kỳ thu hồi vốn tối đa có thể chấp nhận được thì dự án được chấp nhận
Ví dụ, dự án A có vốn đầu tư là 100tr cho thu nhập dự kiến ở các năm như sau:
Năm
1
2
3
4
Thu nhập dự kiến
40
50
50
40
Thời gian thu hồi vốn được tính như sau:
Năm
Dòng tiền của dự án
Số vốn đầu tư còn phải thu
0
100
(100)
1
40
(60)
2
50
(10)
3
50
4
40
Thời gian thu hồi vốn = 2 + 12*10/50 = 2 năm và 2.4 tháng.
Nếu kỳ thu hồi vốn đòi hỏi của dự án A là 3 năm, dự án sẽ được chấp nhận.
Nếu các dự án thuộc loại dự án loại trừ nhau thì thông thường người ta sẽ chọn dự án có thời gian thu hồi vồn ngắn nhất.
Ưu nhược điểm của phương pháp thời gian hoàn vốn
Ưu điểm
Đơn giản, dễ tính toán. Phương pháp này phù hợp với dự án đầu tư quy mô vừa và nhỏ với chiến lược thu hồi vốn nhanh, tăng vòng quay vốn.
Nhược điểm
Phương pháp này chú trọng xem xét lợi ích ngắn hạn hơn là dài hạn, nó ít chú trọng đến việc xem xét các khoản thu sau thời gian hoàn vốn, bỏ qua các khoản thu nhập ngoài vốn đầu tư. Do đó nó không phải là thước đo khả năng sinh lợi. Hai dự án có cùng vốn đầu tư, cùng thời gian hoàn vốn là 2 năm, nhưng một dự án có thể không tạo nên luồng tiền nào trong các năm tiếp theo, trong khi dự án kia có thể tạo ra luồng tiền đều đặn hàng năm trong 3 năm tiếp theo. Do vậy, phương pháp này có thể gây nhầm lẫn khi lựa chọn dự án.
Mặt khác, phương pháp này bỏ qua khái niệm của tiền theo thời gian. Nói cách khác, nó không chú ý tới thời điểm phát sinh các khoản thu, các đồng tiền thu ở các thời điểm khác nhau được đánh giá như nhau.
Do có những hạn chế như trên, phương pháp này ít được ứng dụng trong thực tế. Nhiều nhà quản lý sử dụng phương pháp này như là một phép đo thô về rủi ro của dự án, hoặc sử dụng xem xét bổ sung cho dự án khác.
Để khắc phục nhược điểm trên, người ta có thể áp dụng phương pháp thời gian thu hồi vốn có chiết khấu bằng cách đưa tất cả các khoản thu và chi của một dự án về giá trị hiện tại để tính thời gian hoàn vốn.
Phương pháp thời gian hoàn vốn có chiết khấu.
Thời gian hoàn vốn có chiết khấu là khoảng thời gian cần thiết để tổng giá trị hiện tại tất cả các khoản tiền thuần hàng năm của dự án vừa đủ bù đắp số vốn bỏ ra ban đầu.
Ví dụ về dự án A như trên, giả định chi phí sử dụng vốn là 10%
Thời gian thu hồi vốn có chiết khấu của dự án A như sau:
Năm
Dòng tiền của dự án
Dòng tiền chiết khấu
Vốn đầu tư còn phải thu hồi cuối năm
0
(100)
(100)
(100)
1
40
36.364
63.636
2
50
41.32
22.316
3
50
37.57
4
40
27.32
Thời gian thu hồi vốn = 2 + 12*22.316/37.57 = 2 năm và 7.1 tháng
Phương pháp này đã khắc phục được nhược điểm của phương pháp thời gian thu hồi vốn đơn giản là đã tính đến giá trị thời gian của tiền tệ. Tuy nhiên, các nhược điểm còn lại vẫn chưa khắc phục được.
1.2. Phương pháp giá trị hiện tại thuần (NPV)
Tiêu chuẩn đánh giá và lựa chọn dự án đầu tư chủ yếu là giá trị hiện tại thuần của dự án. Giá trị hiện tại thuần của dự án (NPV) là giá trị hiện tại của luồng tiền thuần của dự án trừ đi luồng tiền ra ban đầu của dự án.
Theo phương pháp này, tất cả các khoản thu nhập đạt được trong tương lai và vốn đầu tư bỏ ra để thực hiện dự án đầu tư đều phải quy về giá trị hiện tại theo một tỷ lệ chiết khấu nhất định. Trên cơ sở đó so sánh giá trị hiện tại của thu nhập và giá trị hiện tại của vốn đầu tư để xác định giá trị hiện tại thuần của dự án. NPV được tính như sau:
NPV=
Trong đó:
NPV :Giá trị hiện tại thuần của dự án đầu tư
Ti : Khoản tiền thu được năm thứ i
Ci :Khoản chi vốn đầu tư năm thứ i
n :Vòng đời của dự án đầu tư
r :Tỷ lệ chiết khấu hay tỉ lệ hiện tại hóa
Tỷ lệ chiết khấu được sử dụng ở trên thường là chi phí sử dụng vốn, đó chính là tỷ suất sinh lời mà nhà đầu tư đòi hỏi.
Như vậy, giá trị hiện tại thuần thể hiện giá trị tăng thêm do đầu tư đưa lại có tính đến giá trị thời gian của tiền.
Nếu giá trị hiện tại thuần của một dự án đầu tư (NPV) < 0: dự án bị loại bỏ
Nếu giá trị hiện tại thuần của một dự án đầu tư bằng 0: tùy thuộc và tình hình cụ thể và sự cần thiết của dự án mà doanh nghiệp có thể chấp nhận hoặc lại bỏ dự án.
Nếu NPV > 0: dự án sẽ được chấp nhận nếu là dự án độc lập. Hay nói cách khác, dự án được chấp nhận nếu giá trị hiện tại của dòng tiền vào vượt quá giá trị hiện tại của dòng tiền ra. Nếu các dự án loại trừ nhau và vòng đời dự án bằng nhau thì chọn dự án có giá trị hiện tại thuần dương cao nhất(trong điều kiện không bị giới hạn về khả năng huy động vồn đầu tư)
Việc tính toán NPV rất hữu ích khi chuẩn bị ngân sách cho một dự án,bằng phép tính này nhà đầu tư có thể đánh giá liệu tổng giá trị hiện tại dòng thu dự kiến trong tương lai có bù đắp nổi chi phí ban đầu hay không.
Ưu nhược điểm của phương pháp giá trị hiện tại thuần
Ưu điểm
Phương pháp này đánh giá hiệu quả kinh tế có tính đến giá trị thời gian của tiền.
Phương pháp này cho phép đo lường trực tiếp giá trị tăng thêm do vốn đầu tư tạo ra, từ đó giúp cho việc đánh giá và lựa chọn dự án phù hợp với mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp.
Có thể tính giá trị hiện tại thuần của dự án đầu tư kết hợp bằng cách cộng giá trị hiện tại thuần của các dự án với nhau, nghĩa là:
NPVA + NPVB = NPV(A+B)
Trong khi các phương pháp khác không có tính chất này.
Hạn chế.
Phương pháp NPV không phản ánh mức sinh lời của đồng vốn đầu tư.
Phương pháp này cũng không cho thấy mối liên hệ giữa mức sinh lời của vốn đầu tư và chi phí sử dụng vốn.
Ngoài ra, phương pháp này không thể đưa ra kết quả lựa chọn khi các dự án không đồng nhất về mặt thời gian cũng như xếp hạng ưu tiên trong việc lựa chọn các dự án đầu tư khi nguồn vốn của doanh nghiệp bị giới hạn.
1.3. Phương pháp tỷ suất sinh lợi nội bộ (IRR)
Tỷ suất doanh lợi nội bộ hay còn gọi là lãi suất hoàn vốn nội bộ là lãi suất mà chiết khấu với mức lãi suất đó làm cân bằng giá trị hiện tại của luồng tiền thuần kỳ vọng(CF) với luồng tiền ra ban đầu (ICO). Hay nói cách khác, tỷ suất doanh lợi nội bộ là mức lãi suất mà chiết khấu với mức lãi suất đó làm cho giá trị hiện tại thuần (NPV) của khoản đầu tư bằng 0.
Ta có:
Hoặc
NPV = = 0
Trong đó:
CFt : khoản tiền thu được ở năm thứ t
IRR : tỷ suât doanh lợi nội bộ
NPV : giá trị hiện tại thuần của dự án
IRR là một trong những đại lượng phản ánh mức sinh lời của dự án đầu tư. Đó chính là lãi suất dùng chiết khấu luồng tiền thuần tương lai, từ CFo đến CFn cho bằng với giá trị hiện tại của luồng tiền ban đầu (ICO)
Để xác định được tỷ suất sinh lợi nội bộ IRR, người ta thường sử dụng 2 phương pháp: phương pháp thử và sai với phương pháp nội suy.
Phương pháp thử và sai:
Theo phương pháp này, trước tiên người ta tự chọn một lãi suất và sử dụng lãi suất đó làm tỷ lể chiết khấu để tìm ra giá trị hiện tại của các khoản thu, giá trị hiện tại của vốn đầu tư và so sánh chúng với nhau để xác định giá trị hiện tại thuần của dự án.
Nếu giá trị hiện tại thuần của dự án khác 0 tương đối lớn thì tiếp tục thử lại bằng cách nâng lãi suất lên (nếu NPV > 0) hoặc hạ mức lãi suất xuống (nếu NPV < 0). Cứ làm như vậy cho đến khi tìm được 1 mức lãi suất làm cho gí trị hiện tại thuần của dự án đầu tư bằng 0 hoặc xấp xỉ bằng 0 thì lãi suất đó chính là tỷ suất doanh lợi nội bộ của dự án.
Phương pháp nội suy:
Theo phương pháp này, việc xác định tỷ suất doanh lợi nội bộ của dự án được thực hiện theo các bước sau;
B1: chọn 1 mức lãi suất tùy ý r1 sau đó tính NPV1 theo lãi suất r1
B2: chọn tiếp mức lãi suất r2 thỏa mãn điều kiện:
Nếu giá trị hiện tại thuần NPV1 là một số dương thì chọn r2 > r1 sao cho NPV2 < 0 và ngược lại.
Để đảm bảo độ chính xác cao hơn thì chênh lệch giữa r1 và r2 trong khoảng 5%.
B3: Tìm tỷ suất doanh lợi nội bộ của dự án, IRR nằm trong khoảng r1 và r2 được xác định theo công thức:
Việc đánh giá và lựa chọn dự án đầu tư bằng phương pháp tỷ suất doanh lợi nội bộ được thực hiện theo trình tự sau:
+ Xác định tỷ suất doanh lợi nội bộ của dự án đầu tư
+ Đánh giá và lựa chọn dự án: Khi sử dụng tỷ suất doanh lợi nội bộ làm tiêu chuẩn xem xét chấp nhận hay loại bỏ dự án, thông thường người ta dựa trên cơ sở so sánh tỷ suất doanh lợi nội bộ với chi phí sử dụng vốn cho dự án (r) và cần phân biệt 3 trường hợp sau:
IRR nhỏ hơn chi phí sử dụng vốn: loại bỏ dự án
IRR = r: tùy theo điều kiện cụ thể và sự cần thiết của dự án mà doanh nghiệp có thể chấp nhận hay loại bỏ dự án.
IRR > r: nếu đây là dự án độc lập thì chấp nhận. Còn nếu là dự án loại trừ nhau thì chọn dự án có tỷ suất doanh lợi nội bộ cao nhất.
Ưu nhược điểm của phương pháp tỷ suất doanh lợi nội bộ
Ưu điểm
Phương pháp này cho phép đánh giá được mức sinh lời dự án có tính đến yếu tố giá trị thời gian của tiền
Cho phép dễ dàng so sánh mức sinh lời dự án với chi phí sử dụng vốn trong việc thực hiện dự án đầu tư.
Cho phép đánh giá khả năng bù đắp chi phí sử dụng vốn của dự án đầu tư so với tính rủi ro của nó. Chẳng hạn, nếu dự án có IRR > r, nghĩa là thu nhập sau khi đã trừ chi phí đầu tư còn lại một khoản lãi, nó được tích lũy lại làm tăng tài sản của doanh nghiệp. Do vậy việc chọn các dự án có IRR lớn hơn chi phí sử dụng vốn sẽ làm tăng tài sản của doanh nghiệp. Mặt khác, nếu chọn các dự án có IRR nhỏ hơn chi phí sử dụng vốn sẽ dẫn tới tình trạng thâm hụt vốn, giảm tài sản của doanh nghiệp.
Hạn chế:
Trong phương pháp này tỷ suất doanh lợi nội bộ thu nhập của dự án được giả định tái đầu tư với lãi suất bằng với tỷ suất doanh lợi nội bộ của dự án. Điều đó không thật phù hợp với thực tế nhất là đối với dự án có tỷ suất doanh lợi nội bộ ở mức cao.
Phương pháp này không chú trọng đến quy mô vốn đầu tư nên có thể dẫn tới trường hợp kết luận chưa thỏa đáng khi đánh giá dự án, vì tỷ suất doanh lợi nội bộ luôn luôn cao đối với những dự án có quy mô nhỏ.
Áp dụng phương pháp tỷ suất doanh lợi nội bộ sẽ rất khó khăn trong đánh giá lựa chọn dự án có nhiều tỷ suất doanh lợi nội bộ và có thể dẫn tới sai lầm trong lựa chọn dự án.
Một dự án sẽ có nhiều tỷ suất doanh lợi nội bộ khác nhau khi dòng tiền dự án đổi dấu nhiều lần (trường hợp dự án có đầu tư bổ sung và dự án có tái đầu tư)
1.4. Phương pháp chỉ số lợi nhuận (PI)
Chỉ số lợi nhuận (chỉ số sinh lợi) là thước đo khả năng sinh lời của một dự án đầu tư có tính đến giá trị thời gian của tiền. Nó là tỷ số giữa giá trị hiện tại của luồng tiền trong tương lai với luồng tiền ra ban đầu, có thể diễn đạt như sau:
PI = PV/ICO hay PI = 1+NPV/ICO
CFt : giá trị hiện tại của dòng thu nhập năm thứ t
CF0 : Giá trị vốn đầu tư
PI : Chỉ số sinh lời của dự án.
r : tỷ lệ chiết khấu, thường dùng là chi phí sử dụng vốn để thực hiện dự án.
Việc sử dụng chỉ số sinh lời làm tiêu chuẩn để đánh giá và lựa chọn dự án đầu tư được thực hiện như sau:
+ Xác định chỉ số sinh lời của mỗi dự án đầu tư
+ Đánh giá và lựa chọn dự án. Căn cứ vào chỉ số sinh lời có thể xem xét 3 trường hợp sau:
Chỉ số sinh lời nhỏ hơn 1 (PI < 1): loại bỏ dự án
Chỉ số sinh lời bằng 1 (PI = 1): tùy điều kiện có thể chấp nhận hay loại bỏ dự án
Chỉ số sinh lời lớn hơn 1 (PI > 1): nếu là dự án độc lập thì được chấp nhận. Còn nếu là dự án loại trừ nhau thì dự án có PI cao nhất sẽ được chọn.
Ưu nhược điểm của phương pháp
Ưu điểm
Phương pháp này cho phép đánh giá khả năng sinh lơi của dự án đầu tư có tính đến giá trị thời gian của tiền.
Cho thấy mối liên hệ giữa các khoản thu nhập do dự án đưa lại với số vốn đầu tư bỏ ra để thực hiện dự án.
Có thể sử dụng chỉ số sinh lời trong việc so sánh các dự án có số vốn đầu tư khác nhau để thấy được mức sinh lời giữa các dự án.
Trong trường hợp nguồn vốn bị giới hạn, nếu phải ưu tiên lựa chọn một số dự án trong nhiều dự án khác nhau thì phương pháp này tỏ ra hiệu quả hơn các phương pháp khác.
Phương pháp này cũng thường giả định tỷ lệ tái đầu tư bằng với mức chi phí sử dụng vốn, điều này cũng tương tự như trong phương pháp giá trị hiện tại thuần, nó phù hợp hơn so với phương pháp tỷ suất doanh lợi nội bộ.
Nhược điểm
Giống như phương pháp tỷ suất doanh lợi nội bộ, phương pháp này không phản ánh giá trị tăng thêm của dự án đầu tư, vì thế nếu sử dụng phương pháp này có thể dẫn tới quyết định sai lầm.
1.5. Phương pháp tỷ suất lợi nhuận bình quân vốn đầu tư.
Đây là phương pháp lựa chọn dự án đầu tư trên cơ sở so sánh giữa kết quả thu được do dự án đầu tư mang lại và tiền vốn bỏ ra đầu tư.
Các bước tiến hành để xác định chỉ tiêu
Bước 1: Tìm lợi nhuận bình quân
Tổng LN của dự án
LNbq = -------------------------------
Số năm bỏ vốn đầu tư
Bước 2: Tìm vốn đầu tư bình quân ( VĐTbq)
Tổng VĐT của dự án
VĐTbq = ---------------------------
Số năm bỏ vốn đầu tư
Bước 3: Xác định chỉ tiêu tỉ suất lợi nhuận bình quân vốn đầu tư
LNbq hàng năm
Tỉ suất LNbq vốn đầu tư = -------------------------- x 100%
VĐT bq hàng năm
Bước 4: Đánh giá và lựa chọn DAĐT
Nếu là dự án độc lập thì dự án được chấp nhận khi tỷ suất LNbq vốn đầu tư lớn hơn 0.
Nếu là dự án loại trừ nhau thì lựa chọn dự án đầu tư có tỉ suất lợi nhuận bình quân vốn đầu tư lớn nhất.
Ưu nhược điểm của phương pháp
Ưu điểm
Tỉ suất lợi nhuận bình quân vốn đầu tư thể hiện được mục tiêu cơ bản của chủ đầu tư là chọn dự án mà mỗi đồng vốn bỏ ra để đem lại số lợi nhuận cao nhất.
Hạn chế: Phương pháp này không tính tới giá trị thời gian của tiền.
Khi áp dụng chỉ tiêu này để đánh giá dự án đầu tư ta còn phải chú ý một số điểm sau:
- Số lợi nhuận thuần bình quân hàng năm do đầu tư mang lại trong suốt thời gian đầu tư phải được tính từ lúc bắt đầu bỏ vốn cho đến lúc kết thúc dự án.
- Những năm bỏ vốn đầu tư để thi công thì lợi nhuận sẽ được tính bằng 0.
Chương 2: Ví dụ để triển khai quá trình đánh giá và lựa chọn dự án đầu tư.
Dự án đầu tư thiết bị công nghệ mới của nhà máy gạch đất sét nung lò tuynel công suất 15 triệu viên/năm
2.1. Tên nhà máy
Nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng – cty CP xây dựng số 3 Nghệ An
Địa chỉ: Diễn Thọ - Diễn Châu – Nghệ An
Chủ đầu tư:
Công ty cổ phần xây dựng số 3 Nghệ An
Địa chỉ: Khối 1, phường Trường Thi, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An
Giám đốc công ty: Ông Nguyễn Minh Huệ
2.2. Dự án đầu tư:
§Çu t míi ®ång bé d©y chuyÒn c¸c thiÕt bÞ gia c«ng chÕ biÕn nguyªn liÖu, t¹o h×nh s¶n phÈm, sÊy, nung liªn hîp.
§Çu t 1 hÖ lß nung, sÊy liªn hîp c«ng suÊt 15 triÖu viªn QTC/n¨m
2) §Çu t míi 1 m¸y cÊp liÖu thïng,1 m¸y c¸n th«, 1 m¸y c¸n mÞn, 1 m¸y nhµo cã líi läc, 1 m¸y nhµo Ðp liªn hîp cã hót ch©n kh«ng. Lùa chän m¸y cña ViÖt Nam s¶n xuÊt do thÞnh hµnh vµ cã chÊt lîng tèt, kÌm theo dÞch vô b¶o hµnh b¶o tr× cã uy tÝn.
3) §Çu t tr¹m biÕn ¸p míi víi c«ng suÊt 400 KVA.
4) §Çu t x©y dùng míi mét sè h¹ng môc c«ng tr×nh:
+ Nhµ bao che lß nung, hÇm sÊy
+ Nhµ b¸n m¸i
+ Nhµ chøa ®Êt
+ Nhµ ph¬i g¹ch m¸i nhùa
+ Nhµ CBTH, kho than, c¬ ®iÖn
+ Nhµ v¨n phßng, söa ch÷a
+ HÖ thèng cÊp tho¸t níc, tr¹m ®iÖn, ...
Nguån vèn ®Çu t:
Vèn cè ®Þnh: 7.439.773.000 ®ång
- Vèn vay Ng©n hµng th¬ng m¹i: 7.208.648.000 ®ång
Thêi h¹n vay 8 n¨m, l·i suÊt 0,80%/th¸ng (9,6 %/n¨m).
Vèn lu ®éng vay phôc vô s¶n xuÊt lµ 1.240.728.000 ®ång
Thêi gian ®¸nh gi¸ dù ¸n: 10 n¨m
Chi phí và doanh thu dự kiến trong 10 năm hoạt động như sau:
(Đơn vị: 1000đ)
Năm
Doanh thu
Dòng tiền chi
Dòng tiền thuần (hiệu số thu chi)
0
8680501
(8680501)
1
5018600
3669214
1349386
2
6273250
4658643
1614607
3
6273250
4683641
1589609
4
6273250
4708638
1564612
5
6273250
4733636
1539614
6
6273250
4758634
1514616
7
6273250
4783631
1489619
8
6273250
4808629
1464621
9
6273250
4907480
1365770
10
6273250
4907480
1365770
Đánh giá và lựa chọn dự án, giả sử mức tỷ suất lợi nhuận mong đợi của nhà đầu tư là lớn hơn mức lãi suất ngân hàng(9.8%)
Phương pháp thời gian hoàn vốn (PBP)
Ta có thời gian thu hồi vốn của dự án trên được tính như sau:
Đơn vị :1000đ
Năm
Dòng tiền của dự án
Vốn đầu tư còn phải thu hồi cuối năm
0
(8680501)
(8680501)
1
1349386
(7331115)
2
1614607
(5716508)
3
1589609
(4126899)
4
1564612
(2562287)
5
1539614
(1022673)
6
1514616
7
1489619
8
1464621
9
1365770
10
1365770
Thời gian thu hồi vốn đầu tư của dự án:
T = 5+12*1022673/1514616 = 5 năm và 8.1 tháng
Như vậy, nếu doanh nghiệp yêu cầu thời gian thu hồi vốn ngắn hơn 5 năm 8,1 tháng thì sẽ loại bỏ dự án. Ngược lại sẽ lựa chọn
Phương pháp thời gian hoàn vốn có chiết khấu, r = 9.8%
Năm
Dòng tiền của dự án
Dòng tiền chiết khấu
Vốn đầu tư còn phải thu hồi cuối năm
0
(8680501)
(8680501)
(8680501)
1
1349386
1228949
(7451552)
2
1614607
1339252
(6112300)
3
1589609
1200835
(4911465)
4
1564612
1076458
(3835007)
5
1539614
964718
(2870289)
6
1514616
864348
(2005941)
7
1489619
774210
(1231731)
8
1464621
693277
(538454)
9
1365770
588785
10
1365770
536234
Thời gian hoàn vốn:
T = 8 +12*538454/588785 = 8 năm 11 tháng.
Như vậy, nếu doanh nghiệp yêu cầu thời gian hoàn vốn ngắn hơn 8 năm 11 tháng thì loại bỏ dự án này.
2. Phương pháp giá trị hiện tại thuần (NPV)
Giá trị hiện tại thuần của dự án:
=- 8680501
= 9,267,064.85 - 8,680,501 = 586,563.74 (đơn vị: 1000 đ)
Hay NPV = 586.563.740 đồng
NPV > 0. Dự án được chấp nhận
Phương pháp tỷ suất sinh lợi nội bộ (IRR)
Ta tìm IRR gần đúng bằng phương pháp nội suy như sau:
NPV = = 0
Hay NPV =
- 8680501
= 0
Chọn r1 = 11% có NPV1 = 129,984
Chọn r2 = 12% có NPV2 = -224203.41
IRR = r1+( r2- r1)x(NPV1/(NPV1-NPV2)) = 11.058%
IRR > 9.8%. Do vậy, dự án được chấp nhận
Phương pháp chỉ số lợi nhuận (PI)
NPV(9.8%) = 586,563.74
PI = 9,267,064.85/(-8,680,501) = 1.06757>1. Chấp nhận dự án
Phương pháp tỷ suất lợi nhuận bình quân vốn đầu tư.
Vốn đầu tư bình quân của dự án = tổng vốn đầu tư/số năm bỏ vốn đầu tư
= 55,300,126/10 = 553001.26 (đơn vị:1000đ)
Lợi nhuận bq hàng năm = tổng lợi nhuận/số năm bỏ vốn
= 6,177,724/10 = 61777.24
Tỷ suất lợi nhuận bq = lợi nhuận bq/vốn đầu tư bq = 61777.24/553001.26
= 11%, dự án được chấp nhận
Chương 3: Những vấn đề đặt ra trong quá trình đánh giá và lựa chọn dự án đầu tư.
3.1. Các dự án phụ thuộc và loại trừ nhau
Dự án phụ thuộc: là dự án mà việc chấp nhận nó tùy thuộc vào việc chấp nhận một hoặc nhiều dự án khác, đòi hỏi được lưu ý đặc biệt.
Ví dụ: Dự án xây dựng một bệnh viện tư và xây dựng nhà thuốc cho bệnh viện đó. Đây là hai dự án hoàn toàn phụ thuộc lẫn nhau và việc chấp nhận hay bác bỏ một trong hai thì nó phụ thuộc vào dự án còn lại.
Dự án loại trừ lẫn nhau: Là dự án mà việc chấp nhận nó sẽ ngăn cản việc chấp nhận một hay nhiều dự án thay thế khác.
Ví dụ: Công ty đang xem xét đầu tư một phân xưởng chế biến và dự án đầu tư một nhà kho trên cùng một mảnh đất. Rõ ràng hai dự án này là hai dự án loại trừ nhau, vì đã xây xưởng thì không còn đất để xây kho và ngược lại.
Khi đối mặt với 2 dự án loại trừ nhau, việc xác định mỗi dự án tốt hay xấu là chưa đủ mà chúng ta cần phải xác định được dự án nào là tốt nhất.
3.2. Vấn đề xếp hạng.
Khi các dự án là loại trừ nhau, việc xếp hạng dựa trên các phương pháp trên có thể mang lại nhiều kết quả khác nhau. Sự mâu thuẫn này có thể xuất phát từ sự khác biệt sau:
Quy mô của đầu tư: chi phí của các dự án là khác nhau
Dạng luồng tiền: tính thời gian của luồng tiền khác nhau, có thể luồng tiền dự án này tăng theo thời gian, luồng tiền dự án kia lại giảm.
Tuổi thọ của dự án: thời gian hữu ích giữa các dự án là không giống nhau.
Ví dụ : So sánh ba dự án A, B, C sau đây : (Đơn vị triệu đồng)
Dự
Năm
Thời gian
NPV
PI
Án
0
1
2
hoàn vốn
(10%)
(10%)
A
- 500
600
100
10 tháng
128,099
1,256
B
- 1.000
200
1.200
1 năm 8 tháng
173,558
1,173
C
- 500
530
180
11 tháng 10 ngày
130,5787
1,26
Nếu xét theo thời gian hoàn vốn : dự án A có thời gian hoàn vốn ngắn nhất. Nếu xét theo NPV : dự án B có NPV cao nhất.
Nếu xét theo PI : dự án C có PI cao nhất.
Chúng ta thấy rằng 3 phương pháp đều cho 3 kết quả khác nhau. Nếu đây là các dự án độc lập lẫn nhau, việc lựa chọn hoặc từ bỏ dự án khá đơn giản. Tuy nhiên nếu đây là các dự án loại trừ lẫn nhau, trong những trường hợp như thế này tốt nhất vẫn sử dụng phương pháp NPV.
Thực vậy nếu xét theo NPV, tuy rằng dự án B có chỉ số sinh lời thấp hơn dự án C nhưng nó lại sinh lợi trong một quy mô vốn đầu tư khá lớn. Điều này làm cho thu nhập đạt được từ dự án B là khá lớn so với dự án C. Như vậy phương pháp NPV nói lên được qui mô thực của dự án, và nếu như mục đích cuối cùng của dự án là tối đa hóa lợi nhuận thì dự án B sẽ được lựa chọn.
Khác biệt về quy mô
Phương pháp NPV có tính đến quy mô vốn đầu tư của dự án, trong khi đó phương pháp tỷ suất doanh lợi nội bộ không đề cập đến quy mô vốn đầu tư. Quy mô vốn đầu tư lớn hơn sẽ dẫn tới giá trị hiện tại thuần cao hơn.Mặt khác, IRR được tính theo tỷ lệ phần trăm, do đó nó không thể phản ánh trực tiếp giá trị tăng thêm do vốn đầu tư tạo ra. Nghĩa là nó không thể giải thích trực tiếp vấn đề nếu xét theo ý nghĩa của sự gia tăng giá trị doanh nghiệp.
Khác biệt về luồng tiền dự án.
Các dự án khác nhau thường có sự khác nhau về kiểu mẫu dòng tiền. Chẳng hạn một dự án có thể tạo ra dòng tiền đều đặn, hoặc một kiểu dòng tiền tăng dần trong tương lai hoặc một kiểu dòng tiền giảm vào những năm cuối. Sự khác nhau về kiểu mẫu dòng tiền giữa các dự án làm gia tăng khả năng mâu thuẫn về kết quả giá trị hiện tại thuần và tỷ suất doanh lợi nội bộ giữa các loại dự án.
Khác biệt về tuổi thọ của dự án
Các dự án có tuổi thọ khác nhau thì chỉ tiêu đưa ra theo các phương pháp trên sẽ mang lại kết quả khác nhau.
Ví dụ:
Dự án A và B là 2 dự án loại trừ nhau với các dạng luồng tiền như sau:
Cuối năm
Luồng tiền thuần (1000đ)
Dự án A
Dự án B
0
(1000)
(1000)
1
0
2000
2
0
0
3
3375
0
Nếu lợi nhuận đòi hỏi là 10% ta có:
IRR
NPV tại 10%
PI tại 10%
Dự án A
50%
1536000
2.54
Dự án B
100%
818000
1.82
Như vậy, cùng một chi phí bỏ ra, dự án B có IRR gấp đôi dự án A, tuy nhiên NPV của dự án A lại cao hơn. Dự án B tạo ra luồng tiền ngay trong năm đầu tiên hoạt động, trong khi dự án A phải đợi tới 3 năm. Việc xem xét ngay dựa vào NPV có thể dẫn tới sai lầm. để giải quyết vấn đề này, trước hết ta cần đưa cả 2 dự án về cùng số năm hoạt động, giả sử dự án B tái đầu tư từ năm thứ 2 với mọi điều kiện được lặp lại như ban đầu.
Cuối năm
Luồng tiền thuần (1000đ)
Dự án B gốc
Dự án B sau khi tái đầu tư
0
(1000)
(1000)
1
2000
0
2
0
0
3
0
2420
Xét như trên, dự án A sẽ được chọn vì cùng số năm đầu tư, dự án A mang lại dòng tiền thuần lớn hơn dự án B.
Tóm lại : Mỗi phương pháp đã trình bày trên đều cung cấp chỉ ra những thông tin khác nhau mà nhà đầu tư cần biết. Do đó khi thẩm định dự án người ta sử dụng đồng thời các phương pháp. Tuy nhiên, để ra một quyết định cuối cùng thì NPV phải là phương pháp chuẩn nhất, nếu như mục tiêu của công ty là tối đa hóa lợi nhuận.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Các phương pháp đánh giá và lựa chọn dự án đầu tư. Lấy ví dụ để triển khai quá trình đánh giá và lựa chọn dự án đó.doc