Nhiều người đã phê phán Google và cho rằng thành công của họ đến từ những thứ họ
mua về chứ không phải những điều mà họ tạo ra. Niềm tự hào Android OS của Google
thực ra là do Andy Rubin phát triển khi tạo dựng công ty khởi nghiệp của mình, và
Google đã mua nó về từ năm 2005.
Nhưng ngay cả điều đó cũng xứng đáng được coi là một sự đột phá. Vì vào thời điểm
đó, đã có ai nhận ra tương lai thành công của Android ngoài Google? Và sau khi mua ý
tưởng đó về, Google đã đưa nó trở thành một trong những hệ điều hành trên di động
được ưa thích nhất trên thế giới. Tương tự với Gmail, Google không phải là người sáng
tạo ra email, nhưng họ đã tạo ra sự đột phá khi mang tới một dịch vụ email tốt, đơn giản
nhưng đầy tiện ích như thế.
14 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2443 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Các phương pháp sáng tạo trong google, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH HOÀNG KIẾM
Học viên: Nguyễn Xuân Thái (MS: 12 11 066) Trang 0
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
ĐỒ ÁN: MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
KHOA HỌC
CÁC PHƯƠNG PHÁP SÁNG
TẠO TRONG GOOGLE
Giảng viên hướng dẫn: GS.TSKH. HOÀNG KIẾM
Học viên thực hiện: NGUYỄN XUÂN THÁI (MS: 12 11 066)
Khoa: Công nghệ thông tin
Khóa: 22
Lớp: Khoa học máy tính
Tp. Hồ Chí Minh tháng 12 năm 2012
Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH HOÀNG KIẾM
Học viên: Nguyễn Xuân Thái (MS: 12 11 066) Trang 1
Lời nói đầu
Khi nhắc đến cụm từ “sáng tạo”, người ta thường nghĩ đến một thứ gì đó mang tính đột phá,
những thương hiệu mới hay một công nghệ đi trước thời đại. Khi nói tới bất kỳ một công ty
nào có liên quan tới công nghệ, hẳn ai cũng cho rằng những công ty đó và những nhân
viên trong công ty đó đều coi những sáng kiến và những sự đổi mới là cuộc sống của
mình.
Thế nhưng, lại có một sự thật là rất nhiều những tập đoàn công nghệ lớn đang đi chệch hướng
khỏi cái lý tưởng ban đầu của mình. Họ quan tâm nhiều hơn tới lợi nhuận hơn là những sáng
kiến. Họ lo lắng làm các cổ đông phật ý hơn là sợ khách hàng bỏ rơi mình. Và theo đó, sự đổi
mới không còn là ưu tiên số một của họ nữa.
Tuy nhiên, không phải công ty hay tập đoàn nào cũng bước theo con đường đó. Vẫn có những
"người nổi tiếng" chăm chỉ và không ngừng nỗ lực để mang tới những cái mới, những cái thật
sự có thể "thay đổi cả thế giới". Google là một ví dụ điển hình cho những trường hợp như thế.
Rõ ràng, ngày nay người không còn chỉ nghĩ đến Google như một công cụ tìm kiếm số một
trên thế giới mạng nữa. Danh sách những sản phẩm mới của Google ngày một nhiều thêm:
Gmail, Google Chrome, Google Map, Google Translate, Google Adwords, Google Drive,
Google Android, Google Play, Google Wallet, v.v...
Nhưng cũng vì thế, nên người ta cũng đặt ra một câu hỏi phản biện rằng: Google có quá nhiều
những ý tưởng và sản phẩm độc đáo, thế còn những thất bại thì có nhiều không? Và rằng có
phải Google đang là công ty công nghệ dẫn đầu trên thế giới?
Trong báo cáo này em sẽ phân tích sự ra đời và các phương pháp sáng tạo dẫn đến thành công
của Google mà em sưu tầm được qua các trang web. Qua báo cáo này cũng là bước đường dẫn
em tập sự nghiên cứu và cách trình bày từ những vấn đề mà thầy đã truyền đạt tận tình qua
môn nghiên cứu khoa học này.
Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH HOÀNG KIẾM
Học viên: Nguyễn Xuân Thái (MS: 12 11 066) Trang 2
MỤC LỤC
1. Các công ty dẫn đầu về sáng tạo ..................................................................... 3
1.1 Apple “Đáp ứng tối đa nhu cầu người dùng” ............................................................. 3
1.2 Samsung “Đọc thị trường theo trào lưu” ................................................................... 3
1.3 Google “Sáng tạo theo hướng truyền thống”. ............................................................. 4
2. Lịch sử hình thành và các dịch vụ của Google. .............................................. 4
2.1 Giai đoạn 1996-1997: BackRub.................................................................................. 5
2.2 Năm 1998: trang chủ đầu tiên của Google ra đời ....................................................... 5
2.3 Năm 1999: Chuyển đến văn phòng mới ..................................................................... 5
2.4 Năm 2000: Google trở thành công cụ tìm kiếm mặc định của Yahoo ........................ 6
2.5 Năm 2001: Ra mắt công cụ tìm kiếm hình ảnh .......................................................... 6
2.6 Năm 2002: Thiết bị Google Search Applicance.......................................................... 6
2.7 Năm 2003: Ra mắt Adsense - “Con gà đẻ trứng vàng” .............................................. 7
2.8 Năm 2004: Dịch vụ email Gmail ................................................................................ 7
2.9 Năm 2005: Bản đồ trực tuyến Google Maps .............................................................. 7
2.10 Năm 2006: Thâu tóm Youtube .................................................................................... 8
2.11 Năm 2007: Thâu tóm Android .................................................................................... 8
2.12 Năm 2008: Trình duyệt web Chrome ra đời ............................................................... 8
2.13 Năm 2009: Google Wave - Thất bại của Google ........................................................ 9
2.14 Năm 2010: Ra mắt “chợ ứng dụng” Google Apps Marketplace ................................. 9
2.15 Năm 2011: Tiếp tục “giấc mơ” mạng xã hội với Google+ ......................................... 9
3. Các phương pháp “sáng tạo” trong Google. ................................................. 10
3.1 Thành công rất nhiều, thất bại cũng không phải là ít ................................................ 10
3.2 Tinh thần của một công ty trẻ ................................................................................... 10
3.3 Nhận ra những hạt giống của sự vĩ đại ..................................................................... 11
3.4 Sự đột phá chưa chắc đã là thành công. .................................................................... 11
3.5 Hãy đặt một chân vào thế giới viễn tưởng, như Google ........................................... 12
3.6 Hệ điều hành của Google. ......................................................................................... 12
3.7 Apple học tập ý tưởng “20% thời gian” của Google ................................................ 13
4. Kết luận ......................................................................................................... 13
5. Tài liệu tham khảo ........................................................................................ 13
Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH HOÀNG KIẾM
Học viên: Nguyễn Xuân Thái (MS: 12 11 066) Trang 3
1. Các công ty dẫn đầu về sáng tạo
1.1 Apple “Đáp ứng tối đa nhu cầu người dùng”
Đây là mẫu công ty mà chiến lược sáng tạo của họ gắn bó cực kỳ mật thiết với người
dùng. Nói cách khác, nhiệm vụ của họ là phải hiểu người dùng hơn chính bản thân mình,
xác định nhu cầu tối quan trọng từ phía người dùng, sau đó trở thành người đầu tiên tạo
ra một sản phẩm đáp ứng tốt các nhu cầu đó.
Hình 1: iPhone là một trong những biểu tượng thành công của Apple.
Chiến lược này đòi hỏi sự nhạy cảm đối với người dùng, hơn cả những nghiên cứu thị
trường thông thường. “Táo khuyết” dựa trên cách thức người dùng sử dụng sản phẩm
trước đó, đặc biệt là từ các đối thủ để nhận ra mình cần làm gì, sau đó tìm ra cơ hội mới
trên chính những sản phẩm không mới.
Có thể thấy, hãng này không phải là người đầu tiên tạo ra smartphone, cũng không đề
xuất ra ý tưởng sản xuất máy tính bảng trước tiên. Tuy nhiên, iPhone, iPad đang thống
trị trên thị trường.
Apple cũng không sáng tạo ra màn hình cảm ứng, nhưng họ kiếm được tiền nhiều hơn
bất cứ ai nhờ biết cách tập trung vào cách người dùng sử dụng chúng.
1.2 Samsung “Đọc thị trường theo trào lưu”
“Đọc” thị trường theo sau trào lưu một cách nhanh nhất là cách Samsung đang làm.
Hãng điện tử Hàn Quốc tất nhiên không bỏ mặc người dùng, nhưng họ tập trung nghiên
cứu xem các đối thủ đang làm gì, các hãng khác đang có gì trên thị trường, từ đó xác
định yếu tố “hot” nhất và nhanh chóng cho ra mắt một phiên bản của riêng mình.
Hình 2: Samsung biết cách "đọc trận đấu", sau đó đón đầu các đối thủ. Những sản phẩm
như Galaxy S III hay Galaxy Note II là ví dụ tiêu biểu.
Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH HOÀNG KIẾM
Học viên: Nguyễn Xuân Thái (MS: 12 11 066) Trang 4
Nhiều người cho rằng, Samsung là một nhà sao chép. Bằng chứng là việc, họ phải đền
bù số tiền hơn 1 tỉ USD cho Apple, từ việc vi phạm bản quyền thiết kế của iPhone, iPad,
nhưng đó chính là điểm “lợi hại” của Samsung. Người ta ví hãng này như một chiếc “lò
xo” khổng lồ. Chiếc lò xo đó có thể bật lên rất cao nếu có một thứ gì đó tác động vào
nó.
Samsung đã tìm ra công thức thành công của các đối thủ trên thị trường smartphone và
lập tức “bật” lên vị trí dẫn đầu. Họ tiến 5 bậc, trở thành nhà sản xuất smartphone hàng
đầu thế giới với thị phần hơn 30% chỉ trong 3 năm. Với những sản phẩm như Galaxy S
III hay Galaxy Note, không thể nói Samsung bắt chước các đối thủ. Họ chỉ dựa vào đối
thủ để làm ra những sản phẩm tiên tiến.
1.3 Google “Sáng tạo theo hướng truyền thống”.
Hình 3: Google luôn tạo ra những sản phẩm mới lạ như xe hơi tự lái.
Google được xem là một “tech driver”, giống như một người tài xế, lái ngành công nghệ
đến những đỉnh cao mới. Họ được xem là một công ty sáng tạo theo hướng truyền thống.
Đối với Google, yếu tố thị trường và người dùng sẽ được đặt ở thế yếu hơn. Thay vào
đó, họ tập trung vào việc tạo ra những sản phẩm “khác người”, thử nghiệm và mạnh tay
loại bỏ nếu sản phẩm đó không thành công. Do đó, không ngạc nhiên khi
thấy Google mỗi năm lại loại bỏ vài dịch vụ của mình.
Chiến lược nói trên luôn đảm bảo cho Google trở thành người đi đầu trong những công
nghệ mới, nhưng cũng tiềm ẩn không ít rủi ro bởi nếu thất bại, họ sẽ lãng phí những
khoản đầu tư tương đối lớn.
2. Lịch sử hình thành và các dịch vụ của Google.
Ngày 04/09/1998, Larry Page và Sergey Brin, khi đó là 2 nghiên cứu sinh tại trường đại
học Stanford đã cùng nhau lập ra công ty Google Inc, công ty công nghệ mà sự ra đời
của nó đã làm thay đổi cả lịch sử Internet.
Mặc dù được thành lập vào ngày 04/09, còn tên miền Google.com được đăng ký vào
ngày 15/09/1998, tuy nhiên, Google thường chọn ngày 07/09 làm ngày kỷ niệm sinh
nhật của mình.
Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH HOÀNG KIẾM
Học viên: Nguyễn Xuân Thái (MS: 12 11 066) Trang 5
2.1 Giai đoạn 1996-1997: BackRub
Page và Brin tại đại học Stanford năm 1995 đã cùng nhau quyết định tạo ra một công cụ
tìm kiếm với tên gọi BackRub vào tháng 01/1996.
Sau đó, cả 2 quyết định biến đổi tên gọi công cụ tìm kiếm của mình thành Google, 1
cách chơi chữ cho từ “gooogol”, với ý nghĩa của số 1 kèm theo 100 số 0 đằng sau, với
hàm ý nhiệm vụ của họ để tạo nên 1 số lượng vô hạn các nguồn tài nguyên trên website.
Và thực sự họ đã làm được.
2.2 Năm 1998: trang chủ đầu tiên của Google ra đời
Ngày 16/09, tên miền Google.com chính thức được đăng ký, tuy nhiên đến tận tháng
11, trang chủ của Google mới được xuất hiện. Vào đầu năm này, 2 nhà đồng sáng lập
đã nhận được khoảng tài trợ đầu tiên giá trị 100.000 USD từ nhà đầu tư Andy
Bechtolsheim.
Tháng 09/1998, Larry Page và Sergey Brin từ khoảng đầu tư này đã quyết định thành
lập công ty Google Inc trong gara căn hộ tại Menlo Park, California (Mỹ) và quyết định
thuê nhân viên đầu tiên, Craig Silverstein.
Hình 4: Giao diện đầu tiên trang chủ Google
Một điều khá thú vị là cả Page lẫn Brin không giỏi trong việc sử dụng ngôn ngữ lập
trình web HTML, do vậy, trang chủ của đầu tiên của Google khá sơ sài. Kèm với đó, cả
2 đã phải chèn thêm 1 thông điệp phía cuối trang để thông báo cho người dùng được
biết nội dung trang đã được tải hết.
2.3 Năm 1999: Chuyển đến văn phòng mới
Sau 1 năm ra đời, Google chuyển đến trụ sở mới tại Mountain View (bang California),
chính là trụ sở chính ngày nay của Google. Hãng cũng đã nhận thêm khoảng tiền đầu tư
lên đến 25 triệu USD từ các nhà đầu tư.
Hình 5: Tính năng tìm kiếm “Uncle Sam”
Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH HOÀNG KIẾM
Học viên: Nguyễn Xuân Thái (MS: 12 11 066) Trang 6
Cũng trong năm nay, “Uncle Sam” (Chú Sam) là thuật ngữ quen thuộc của người Mỹ
và Google đã đưa thêm thuật ngữ này lên trang chủ của mình vào năm 1999, cho phép
người dùng tìm kiếm các tài liệu liên quan đến chính phủ Mỹ.
2.4 Năm 2000: Google trở thành công cụ tìm kiếm mặc định của Yahoo
Google đã dần khẳng định tên tuổi của mình khi hợp tác và trở thành công cụ tìm kiếm
mặc định của Yahoo, là “thế lực hàng đầu” vào thời điểm đó trong làng công nghệ.
Hình 6: Bắt tay với Yahoo là 1 động thái khẳng định “tên tuổi” của Google
Ngoài sự hợp tác này, Google tuyên bố rằng mình đã đánh dấu được hơn 1 tỷ trang web
và trở thành công cụ tìm kiếm lớn nhất thế giới. Trong năm này, Google cũng lần đầu
tiên ra mắt dịch vụ quảng cáo Adword, dịch vụ cho phép các doanh nghiệp mua quảng
cáo theo từ khóa để xuất hiện nội dung quảng cáo cạnh kết quả tìm kiếm.
2.5 Năm 2001: Ra mắt công cụ tìm kiếm hình ảnh
Tính năng tìm kiếm hình ảnh (Image search) được Google công bố vào tháng 07/2001.
Ngay khi ra mắt, Google cho biết đã ghi dấu được hơn 250 triệu hình ảnh. Cũng trong
năm nay
Hình 7: Tính năng tìm kiếm hình ảnh vẫn là tính năng hữu ích ngày nay
2.6 Năm 2002: Thiết bị Google Search Applicance
Đầu năm 2002, Google giới thiệu thiết bị phần cứng đầu tiên của mình, Google Search
Appliance, thiết bị cho phép kết nối với máy tính và cung cấp các tính năng tìm kiếm
nâng cao cho dữ liệu bên trong.
Hình 8: Đây là thiết bị phần cứng đầu tiên của Google
Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH HOÀNG KIẾM
Học viên: Nguyễn Xuân Thái (MS: 12 11 066) Trang 7
2.7 Năm 2003: Ra mắt Adsense - “Con gà đẻ trứng vàng”
Google giới thiệu công cụ quảng cáo trực tuyến lớn nhất thế giới, Adsense. Đây là hình
thức quảng cáo kết hợp cùng Google Adword, cho phép đặt quảng cáo từ các nhà quảng
cáo lên các trang web từ bên thứ 3 để thu hút thêm khách ghé thăm cho các nhà quảng
cáo.
Hình 9: Adsense là “con gà đẻ trứng vàng” thực sự của Google
2.8 Năm 2004: Dịch vụ email Gmail
Google ra mắt Gmail vào đúng ngày “cá tháng tư” 01/04/2004, tuy nhiên phiên bản thử
nghiệm yêu cầu người dùng phải có thư mời mới được phép tham gia. Tuy còn nhiều
hạn chế, tuy nhiên Gmail đã nhanh chóng thu hút được đông đảo người sử dụng nhờ
những ưu điểm vượt trội của nó.
Hình 10: Gmail hiện là dịch vụ email hàng đầu hiện nay
Ngày nay, Google đã mở cửa để người dùng tham gia Gmail miễn phí và Gmail nhanh
chóng trở thành dịch vụ email hàng đầu thế giới về lượng người dùng.
2.9 Năm 2005: Bản đồ trực tuyến Google Maps
Bản đồ trực tuyến được Google giới thiệu vào tháng 02/2005 và được tích hợp lên
iPhone vào năm 2007. Cùng với sự ra mắt của Google Maps, tháng 06/2005, ứng dụng
Google Earth, phiên bản vệ tinh bản đồ trái đất cũng được Google trình làng.
Hình 11: Google Earth là dịch vụ tra cứu bản đồ hàng đầu hiện nay
Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH HOÀNG KIẾM
Học viên: Nguyễn Xuân Thái (MS: 12 11 066) Trang 8
Cũng trong năm nay, Google ra mắt công cụ tìm kiếm code.google.com, cho phép các
lập trình viên tìm kiếm mã nguồn lập trình ứng dụng khi cần thiết. Ngoài ra, Google
cũng đã thâu tóm Urchin, dịch vụ tối ưu dữ liệu mà sau này được Google phát triển
thành dịch vụ Google Analytics.
2.10 Năm 2006: Thâu tóm Youtube
Với mức giá 1,65 tỷ USD, thương vụ thâu tóm Youtube vào tháng 10/2006 là một trong
những thương vụ lớn nhất trong lịch sử Google và cao nhất vào thời điểm bấy giờ. Ngày
nay, Youtube đã trở thành dịch vụ xem và chia sẻ video trực tuyến lớn nhất thế giới, với
hàng triệu đoạn video được chia sẻ mỗi ngày.
Hình 12: Youtube đã nhanh chóng trở thành dịch vụ chia sẻ video hàng đầu thế giới
Cũng trong năm nay, Google cho ra mắt dịch vụ Gchat, dịch vụ chat được tích hợp ngay
bên trong hộp thư Gmail.
2.11 Năm 2007: Thâu tóm Android
Tháng 11/2007, Google mua lại công ty Android, mà Google gọi đây là “nền tảng di
động mở đầu tiên trên thế giới”. Mặc dù thương vụ mua lại Android không phải là
thương vụ “bom tấn” thực sự gây chú ý, tuy nhiên đây lại là một trong những thương vụ
thành công nhất của Google.
Hình 13: Android là một trong các thương vụ thành công nhất của Google
2.12 Năm 2008: Trình duyệt web Chrome ra đời
Tháng 09/2008, Google giới thiệu Chrome, trình duyệt web mã nguồn mở của mình và
nhanh chóng chiếm được thị phần trên thị trường trình duyệt web. Tốc độ phát triển của
Chrome là rất nhanh chóng. Tính đến thời điểm hiện tại, Chrome đã trải qua 23 phiên
bản chính thức và phiên bản thử nghiệm thứ 25 cũng vừa được công bố.
Hình 14: Trình duyệt Google Chrome ra mắt và có bước phát triển nhanh chóng
Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH HOÀNG KIẾM
Học viên: Nguyễn Xuân Thái (MS: 12 11 066) Trang 9
Cũng trong năm nay, hãng viễn thông T-Mobile giới thiệu G1, chiếc điện thoại đầu tiên
sử dụng nền tảng Androdi của Google.
2.13 Năm 2009: Google Wave - Thất bại của Google
Quá nhiều trông đợi, quá nhiều tính năng được giới thiệu trên nền tảng Wave, Google
hy vọng sẽ mạng đến cho người dùng một “phòng làm việc” và 1 mạng xã hội đúng
nghĩa. Tuy nhiên, tính năng quá phức tạp và rườm rà, chỉ hơn 1 năm sau, Google đã
phải thừa nhận Wave là sự thất bại của mình.
Hình 15: Đặt quá nhiều kỳ vọng khiến Google Wave nhanh chóng thất bại
2.14 Năm 2010: Ra mắt “chợ ứng dụng” Google Apps Marketplace
Google Apps Marketplace là kho ứng dụng được Google mở ra, cho phép các nhà phát
triển đăng tải và bán các ứng dụng do mình tạo nên.
Hình 16: Google muốn mở rộng kho ứng dụng của mình với Google Apps Marketplace
Cũng trong năm này, Google tiếp tục “tham vọng” mạng xã hội của mình với Google
Buzz, mạng xã hội tích hợp bên trong hộp thư Gmail, nhưng một lần nữa thất bại.
2.15 Năm 2011: Tiếp tục “giấc mơ” mạng xã hội với Google+
Sau thất bại của Wave và Buzz, dường như Google chưa bao giờ muốn từ bỏ giấc mở
xây dựng 1 mạng xã hội của mình. Tháng 6/2011, mạng xã hội Google+, mạng xã hội
được Google đầu tư 1 cách mạnh mẽ được chính thức ra đời. Mặc dù chỉ ở giai đoạn thử
nghiệm và phải có thư mời mới được phép tham gia, Google+ đã nhanh chóng thu hút
được hàng chục triệu người dùng.
Hình 17: Google+ được đặt nhiều kỳ vọng để trở thành đối thủ của Facebook
Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH HOÀNG KIẾM
Học viên: Nguyễn Xuân Thái (MS: 12 11 066) Trang 10
Cũng trong năm này, Google đã tạo nên một “bom tấn” khác với thương vụ thâu tóm bộ
phận di động của Motorola với giá 12,5 tỉ USD, thương vụ đắt giá nhất trong lịch sử của
Google.
3. Các phương pháp “sáng tạo” trong Google.
3.1 Thành công rất nhiều, thất bại cũng không phải là ít
Trong danh sách những phát kiến mới của Google, một số đã thành công và được ra
mắt, nhưng rất nhiều những phát kiến khác đã thất bại hoàn toàn. Điều đó cũng rất dễ
hiểu. Cũng như Edison đã phải làm tới hơn 2000 thí nghiệm mới tìm ra chất liệu tốt nhất
để làm dây tóc bóng đèn vậy.
Hiện tại, đang có hai dự án lớn của Google có khả năng tác động rất lớn tới cuộc sống
của chúng ta, đó chính là dự án "Ôtô không người lái" (hiện đã vận hành thử nghiệm
trên 300.000 dặm) và dự án "Kính thực tế ảo Google Glass". Nếu thành công, hai dự án
này hứa hẹn sẽ mang con người bước tới một giai đoạn mới, giống như những câu truyện
khoa học viễn tưởng mà chúng ta từng biết đến.
Trước đây, quảng cáo thường chỉ đóng vai trò giới thiệu về một sản phẩm đã hoàn thiện
để nhiều người cùng biết đến và bắt đầu sử dụng. Tuy nhiên, ngày nay, quảng cáo còn
là chiêu giới thiệu cho những sản phẩm chưa hoàn thành nhưng sẽ có mặt trong tương
lai.
Có thể những người đó sẽ đúng hoặc sai. Ngay cả Google cũng chưa thể chắc chắn về
tỷ lệ giữa thành công và thất bại của dự án này. Tuy nhiên, sự đột phá trong công nghệ
là điều mà các kỹ sư của Google đang hướng đến và đó mới là điều quan trọng nhất. Sự
đột phá ấy - tự nó sẽ không bao giờ đến mà không có sự nỗ lực của con người. Nói cách
khác, con người nói chung và Google nói riêng sẽ không phó mặc cho tương lai, mà là
làm cho tương lai phải xảy đến theo hướng đã định.
3.2 Tinh thần của một công ty trẻ
Khi Google công bố sự trở lại của nhà đồng sáng lập Larry Page ở vị trí CEO thay thế
cho Eric Schmidt, câu nói của ông cũng đồng thời được trích dẫn lại trên tờ NY Times,
rằng: "Một trong những mục tiêu chính của tôi, đó là khiến Google trở thành một công
Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH HOÀNG KIẾM
Học viên: Nguyễn Xuân Thái (MS: 12 11 066) Trang 11
ty lớn, nhưng mang trong mình sự nhanh nhạy, sự khát khao, cũng như tâm hồn và tốc
độ của một công ty khởi nghiệp trẻ."
Khi Chuck Salter của FastCompany tới thăm Googleplex vào năm 2008, ông đã phải
thừa nhận rằng "Kể cả khi họ đang thiết kế công cụ tìm kiếm cho người mù hay khi họ
chuẩn bị bữa ăn cho đồng nghiệp của mình, họ đều có suy nghĩ rằng công việc họ đang
làm có thể thay đổi cả thế giới."
Chuck Salter cũng nhắc tới "sự không ngại sáng tạo" của Google, điều đã được chứng
minh một cách rất rõ ràng trong những dự án mà Google đã thực hiện suốt 4 năm sau
đó, và nay là những dự án mới như Google Glass và "xe ôtô không người lái".
3.3 Nhận ra những hạt giống của sự vĩ đại
Nhiều người đã phê phán Google và cho rằng thành công của họ đến từ những thứ họ
mua về chứ không phải những điều mà họ tạo ra. Niềm tự hào Android OS của Google
thực ra là do Andy Rubin phát triển khi tạo dựng công ty khởi nghiệp của mình, và
Google đã mua nó về từ năm 2005.
Nhưng ngay cả điều đó cũng xứng đáng được coi là một sự đột phá. Vì vào thời điểm
đó, đã có ai nhận ra tương lai thành công của Android ngoài Google? Và sau khi mua ý
tưởng đó về, Google đã đưa nó trở thành một trong những hệ điều hành trên di động
được ưa thích nhất trên thế giới. Tương tự với Gmail, Google không phải là người sáng
tạo ra email, nhưng họ đã tạo ra sự đột phá khi mang tới một dịch vụ email tốt, đơn giản
nhưng đầy tiện ích như thế.
3.4 Sự đột phá chưa chắc đã là thành công.
Người ta nói rằng các lỗi lầm cũng là những điều tốt. Có nghĩa là khi chúng ta thử những
cái mới, quan trọng không phải là ta có mắc lỗi hay không, mà là những gì ta học được
từ quá trình thử nghiệm và những lỗi lầm đó. Nhìn thẳng vào cái sai của mình và rút
kinh nghiệm, đó cũng là phong cách của Google. CEO Larry Page luôn nhìn nhận rằng:
"Không phải sự đột phá nào cũng mang lại tiển tỉ, và không phải công ty lớn nào cũng
dám đặt cược rằng mình sẽ không một lần nào thất bại."
Google của Larry Page cũng có quan điểm chung như vậy. Họ thừa nhận những sai lầm.
Họ thừa nhận những lần thất bại. Nhưng quan trọng là họ không ngừng cố gắng, sửa đổi
để mang tới những thành công và những sự đột phá trong những lần thử nghiệm tiếp
theo. Sai thì sửa, đơn giản thế thôi nhưng đâu phải ai cũng làm được.
Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH HOÀNG KIẾM
Học viên: Nguyễn Xuân Thái (MS: 12 11 066) Trang 12
3.5 Hãy đặt một chân vào thế giới viễn tưởng, như Google
Theo định nghĩa, ngành khoa học công nghệ là một ngành khoa học của tương lai. Nó
phát triển những cách thức mới để tạo ra những điều mới và thay đổi cuộc sống con
người.
Để làm được điều đó, con người nhất thiết cần có trí tưởng tượng để một phần "sống"
trong một thế giới viễn tưởng và dần dần biến cái thế giới đó trở thành thực tế. Khi có
một ý tưởng mới, họ cần nỗ lực để biến nó trở thành hiện thực. Đó cũng là cách mà
Google đang làm nên những sự đột phá. Họ đang là kẻ đi tiên phong và dẫn đầu trong
thế giới công nghệ, bất chấp những thất bại.
3.6 Hệ điều hành của Google.
Hệ điều hành di động Android bước sang tuổi thứ 5 (05/11/2011). Trong sự kiện diễn ra
giữa tháng 09/2011, đại diện của Google cho biết đã có khoảng 500 triệu thiết
bị Android được kích hoạt, trong khi lượng thiết bị kích hoạt mới mỗi ngày là 1,3 triệu.
Hình 18: Android bước sang tuổi thứ 5 với những bước phát triển thần tốc.
Nếu làm một phép tính, con số này gấp đôi dân số của toàn nước Mỹ và bằng gần 1/10
dân số thế giới. Nếu đúng như những gì Google công bố, Android sẽ cán mốc 1 tỉ người
dùng trước khi bước sang tuổi thứ 6.
Trong khi đó, số lượng giao diện tùy biến của Android hiện tại cũng lên đến 4.000, nổi
bật trong đó có những giao diện như TouchWiz của Samsung, Sense của HTC hay
Timescape của Sony. Qua rất nhiều phiên bản như 1.5 Cupcake, 2.1 Eclair, 2.2 Froyo...,
phiên bản 2.3 Gingerbread hiện đang là nền tảng phổ biến nhất, chiếm 54% lượng thiết
bị Android đang có mặt trên thị trường. Trong khi đó, phiên bản mới nhất của hệ điều
hành này - Android Jelly Bean, mặc dù ra mắt từ mùa hè, mới chỉ chiếm 2.7%.
Đối với các thiết bị Android, dòng Galaxy của Samsung được xem là người thống trị,
dẫn đầu là các model như S II, S III và S. Trên thực tế, 8/10 smartphone
chạyAndroid hiện tại là một chiếc Galaxy.
Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH HOÀNG KIẾM
Học viên: Nguyễn Xuân Thái (MS: 12 11 066) Trang 13
3.7 Apple học tập ý tưởng “20% thời gian” của Google
Với Google, họ áp dụng phương pháp "20% thời gian", chính điều này đã giúp hãng trở
thành một trong những công ty sáng tạo nhất thế giới. Và giờ đây Apple cũng đang
muốn học theo cách làm đó của Google.
Hình 19: Apple xây dựng dự án "Blue Sky" nhằm kích thích sự sáng tạo của nhân viên
"20% thời gian" của Google là ngoài thời gian nhân viên thực hiện các dự án mà họ
tham gia, công ty sẽ trả thêm tiền cho nhân viên của mình trong thời gian họ truy cập
vào các nguồn tài nguyên của công ty, để tham gia vào bất cứ lĩnh nào mà họ quan tâm.
Những dịch vụ nổi tiếng của Google như Gmail, Google News, Orkut, AdSense đều ra
đời từ những dự án "20% thời gian" này.
Apple đã bắt đầu dự án này với tên "Blue Sky", cho phép nhân viên của hãng dành 2
tuần/năm để làm việc với các dự án nằm ngoài trách nhiệm hàng ngày của mình.
4. Kết luận
Trải qua 14 năm, Google đã trở thành 1 điều gì đó không thể thiếu với người dùng
Internet. Cùng với sự phát triển và sáng tạo của mình, chắc hẳn Google sẽ còn tiếp tục
vươn lên những tầm cao mới trong tương lai để tiếp tục là “gã khổng lồ” hàng đầu trong
làng công nghệ thế giới.
5. Tài liệu tham khảo
sangtao-nhat-the-gioi
nghe/2011/11/1229137/google-bi-mat-sang-tao-nhieu-cong-nghe-moi/
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 1211066_nguyen_xuan_thai_2701.pdf