Đề tài Các tổ chức đánh giá rủi ro quốc gia trên thế giới

Sự s uy sụp trong kinh tế toàn cầu dễ nhận thấy đã ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái toàn cầu. Sức chịu đựng rủi ro đang hình thành, sự thay đổi trong thương mại từ đồng USD s ang đồng yên Nhật. Trên thực t ế là sự thay đổi tỷ giá giữa đồng đôla Mỹ/euro là một trường hợp. Tron g tháng 9 đồng đôla đã tăng rất nhanh, đến mức 1,32US D/1Euro, khi khủng hoảng khu vực đồng euro đang ở mức nghiêm trọng. Rồi nó rơi xuống 1,38US D/1euro vào giữa tháng 10 khi các quan chức cho ra chính sách bảo đảm mạnh mẽ t ái cấp vốn cho các ngân hàng châu Âu. Hiện nay, ngân hàng trung ương châu Âu dường như xe m xét đẩy lãi suất lên gần đây; điều này ám chỉ vị trí đồng euro đang tình trạng yếu. EIU hy vọng đồng đôla mạnh lên đến mức trung bình 1,33USD/ 1 eu ro năm 2012. Nhưng nó sẽ yếu, so với mức trung bình đồng yên là 77 yên/ 1USD.

pdf42 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2665 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Các tổ chức đánh giá rủi ro quốc gia trên thế giới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1, cái tên S&P mới chính thức được ra đời và cho đến năm 1966, S&P bị tập đoàn The McGraw - Hill thâu tóm. S&P hiện là một trong 3 cơ quan xếp hạng t ín dụng lớn và uy tín nhất thế giới, cùng với Fitch và Moodys. Tính đến hết năm 2009, doanh thu của S&P vào khoảng 2,61 tỷ USD cùng đội ngũ nhân viên lên tới 10.000 người. Tháng 2/1936, cơ quan kiểm soát các ngân hàng địa phương của Mỹ đã yêu cầu tất cả các ngân hàng ở nước này chỉ được phép nhận trái phiếu hay cổ phần hoặc phiếu ghi nợ của những công ty và đối tác đã được đánh giá và xếp hạng là “xứng đáng được đầu tư”. Quy định này mở đường cho S&P trở thành gần như độc quyền trong lĩnh vực xếp hạng. Tháng 7/1975, Cơ quan Kiểm soát chứng khoán Mỹ (SEC) yêu cầu tất cả các công ty muốn tham gia thị trường tài chính Mỹ đều phải được ít nhất 2 công ty xếp hạng tín nhiệm được Chính phủ công nhận đánh giá và khi đó Chính phủ Mỹ chỉ công nhận có 3 công ty Standard and Poor’s, Fitch và Moody's. Giới chuyên môn cho biết, khi đưa ra các đánh giá tín dụng dài hạn và ngắn hạn đối với các tổ chức công và tư về lĩnh vực quốc gia, S&P được xếp đứng trên 2 hãng Fitch và Moody's. Phương pháp xếp hạng tín dụng của S&P được chính thức công bố từ năm 1916 với mục đích cung cấp cho các nhà đầu tư và những người tham gia thị trường trên thế giới các phân tích, nhận định, đánh giá độc lập về rủi ro tín dụng. Theo đó, chỉ số xếp hạng tín dụng (credit ratings) thể hiện quan điểm của S&P về khả năng và sự sẵn sàng đáp ứng các điều kiện t ài chính một 11 cách đầy đủ và đúng lúc của một doanh nghiệp hay một quốc gia. Những xếp hạng (từ AAA tới D - từ tích cực đến tiêu cực) được đưa ra đều dựa trên những phân tích của các chuyên gia có kinh nghiệm, dựa trên thông tin thu thập từ các tổ chức phát hành và từ các nguồn khác. Với gần 100 năm đưa ra những công bố xếp hạng tín dụng nên các thông t in của S&P đều được coi là chỉ báo quan trọng, có độ tin cậy cao và được nhiều chính phủ, tổ chức phát hành và giới đầu tư sử dụng. S&P hạ xếp hạng t ín nhiệm tuyệt đối của Mỹ - thông báo chấn động t hế giới Năm 2011, lần đầu tiên trong lịch sử, S&P hạ bậc tín nhiệm đối với Mỹ từ AAA xuống AA+ trong khi 2 hãng Fitch và Moody's giữ nguyên mức xếp hạng AAA. Việc Chủ tịch S&P - ông Deven Sharma phải ra đi chỉ vài tuần sau khi hãng này hạ t ín nhiệm của Mỹ khiến dư luận và giới chuyên môn đặc biệt quan tâm. Điều đáng nói là việc từ chức của ông Deven Sharma đã được lên kế hoạch 6 tháng trước khi S&P hạ tín nhiệm nợ của Mỹ hôm 5/8/2011. Việc hạ xếp hạng t ín nhiệm này đã tạo nên những đợt bán t háo lớn nhất trên thị trường cổ phiếu kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Timothy Geithner từng bị một số nhân vật hàng đầu của Đảng Cộng hòa kêu gọi từ chức sau sự kiện trên và ông từng chỉ trích đây là "một đánh giá tệ hại". Mặc dù Bộ Tư pháp Mỹ đã mở cuộc điều tra chính thức, nhưng cho tới nay vẫn chưa có thông báo nào thay đổi được những thông báo trước đó của S&P. Tiếp sau đó, cách đây hơn 4 tháng, công ty mẹ McGraw-Hill chính thức thông báo tách thành 2 đơn vị nhỏ - một t ập trung vào thị trường toàn cầu như cũ và một tập trung vào vấn đề giáo dục. Theo đó, M cGraw-Hill sẽ trở thành McGraw-Hill Markets, công ty hoạt động trên thị trường, bao gồm cả hãng xếp hạng t ín nhiệm S&P's, và McGraw-Hill Education đảm nhiệm việc xuất bản sách giáo khoa và các thiết bị dành cho giáo dục. T iến trình này dự kiến hoàn tất trong năm 2012. 12 1.2 Phương pháp xếp hạng tín nhiệm của standard and poor: Xếp hạng tín dụng (credit rat ings) của S&P được công bố bắt đầu từ năm 1916 nhằm cung cấp cho các nhà đầu tư và những người tham gia thị trường trên toàn thế giới những phân tích độc lập về rủi ro tín dụng. Chỉ số xếp hạng t ín dụng (credit ratings) thể hiện quan điểm của tổ chức này về khả năng và sự sẵn sàng đáp ứng các điều kiện t ài chính một cách đầy đủ và đúng lúc của một doanh nghiệp hay một quốc gia. Thường chỉ số được quy thành các xếp hạng bằng chữ, cao nhất là AAA và thấp nhất là D và được đánh giá trong nhiều lĩnh vực, ví dụ như xếp hạng tín dụng đối với đồng nội tệ và đồng ngoại tệ, trong ngắn hạn hay dài hạn. Tại S&P, xếp hạng tín dụng là chỉ số thể hiện quan điểm về rủi ro tín dụng. Xếp hạng này dựa trên những phân tích của các chuyên gia có kinh nghiệm, dựa trên thông tin thu thập từ các tổ chức phát hành và từ các nguồn khác. N goài phương pháp chuyên gia, S&P cũng như các tổ chức xếp hạng khác còn kết hợp sử dụng mô hình toán học trong việc xây dựng và phân tích chỉ số xếp hạng của mình. Phương pháp xếp hạng đặc trưng của S&P là xếp hạng dựa trên phân tích. Một quy trình xếp hạng chuẩn được S&P áp dụng cho xếp hạng tín dụng của doanh nghiệp gồm các bước: (1) Nhận đề nghị xếp hạng từ các tổ chức phát hành/khách hàng (2) Đánh giá ban đầu. (3) Họp với ban quản trị của tổ chức phát hành/khách hàng (4) Phân tích (5) Đánh giá và bỏ phiếu của hội đồng đánh giá (của S&P) (6) Thông báo tới tổ chức phát hành/khách hàng (7) Công bố kết quả xếp hạng ra công chúng Về cơ bản, việc đánh giá và xếp hạng tín dụng đối với quốc gia cũng tương tự như vậy. Tuy nhiên, có một số đặc điểm chính của xếp hạng tín dụng mà người sử dụng cần lưu ý. Đó là: 13 - Xếp hạng tín dụng là ý kiến được thu thập về rủi ro tín dụng tương đối; - Đây không phải là hướng dẫn đầu tư, mua, trữ, hay bán mà chỉ là một nhân tố mà các nhà đầu tư nên cân nhắc khi quyết định đầu tư; - Xếp hạng tín dụng cũng không phải là chỉ t iêu về tính thanh khoản trên thị trường của một dạng chứng khoán nợ hay giá của nó ở thị trường thứ cấp. Tóm lại, xếp hạng tín dụng của S&P về cơ bản là những đánh giá mang tính chuyên gia của một nhóm các nhà phân tích trong hội đồng xếp hạng của tổ chức này. Với lịch sử gần 100 năm từ khi tiến hành công bố (từ năm 1916), xếp hạng tín dụng của S&P vẫn được xem là một chỉ báo quan trọng, có độ tin cậy cao và được nhiều chính phủ, các tổ chức phát hành và các nhà đầu tư sử dụng. Với quyết định hạ mức tín nhiệm của Mỹ từ AAA xuống còn AA+ của S&P gần đây trong khi xếp hạng do Moody’s và Fitch đưa ra vẫn là AAA, một số chuyên gia cho rằng đó là hành động dũng cảm của t ổ chức này nhằm đưa ra những cảnh báo cần thiết đối với chính phủ và nền kinh tế M ỹ. Trong khi đó, một số khác cho rằng, cần xem xét cả các yếu tố khác khi sử dụng chỉ số xếp hạng của S&P như việc tính sai 2.000 tỷ USD nợ công của Mỹ và lý do chính trị trong bối cảnh cuộc chạy đua vào Nhà trắng năm 2012 đang được khởi động. 1.3 Tình hình xếp hạng tín nhiệm của Standard and Poor: a. Hạ xếp hạng tín dụng của 9 nước Eurozone: Đức thuộc khu vực đồng euro giữ được xếp hạng tín nhiệm AAA với triển vọng ổn định. Trong khi đó, ba nền kinh tế hàng đầu khu vực Châu Âu là Pháp, Tây Ban Nha và Italia đều nằm trong số bị hạ bậc. Theo hãng xếp hạng tín dụng quốc tế S&P thì Pháp và Áo bị hạ 1 bậc xếp hạng từ AAA xuống AA+, đồng thời đối mặt với nguy cơ tiếp tục suy giảm xếp hạng tín nhiệm. Cùng với Pháp và Áo còn có Malta, Slovakia và Slovenia. Bên cạnh đó, S&P hạ tới 2 bậc xếp hạng tín dụng của Italia, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Cyprus. Điều này đẩy xếp hạng của Italia xuống 14 ngang với Kazakhstan, ở mức BBB+ và xếp hạng Bồ Đào Nha xuống dưới ngưỡng đầu tư. Theo S&P thì quan điểm của hãng là các sáng kiến của Châu Âu thực hiện trong những tuần gần đây có thể không đủ để giải quyết tình trạng căng thẳng liên tục có hệ thống trong khu vực đồng euro. Vì thế mà khu vực đồng euro tiếp tục đối mặt với những áp lực gồm các điều kiện tín dụng thắt chặt, tăng phí bảo hiểm rủi ro cho ngày càng nhiều nợ công, cùng với việc giảm nợ của chính phủ và chi tiêu hộ gia đình và triển vọng tăng trưởng kinh tế yếu. Hãng xếp hạng S&P cũng chỉ ra những trở ngại chính trị về giải pháp cho khủng hoảng khi các nhà lập pháp Châu Âu vẫn bất đồng trong cách tiếp cận phù hợp để giải quyết những thách thức. Cũng giống như Mỹ trước đây, Eurozone đã có phản ứng trước việc bị S&P hạ mức tín nhiệm. Uỷ viên các vấn đề kinh tế Châu Âu đã chỉ trích quyết định của S&P là không nhất quán. Đại diện cơ quan này nói trong một tuyên bố: "Tôi lấy làm tiếc về quyết định không nhất quán này của &P liên quan việc xếp hạng tín nhiệm một số quốc gia thành viên khu vực đồng euro vào thời điểm mà Eurozone đang hành động quyết đoán trên mọi mặt trận trong việc đối phó với cuộc khủng hoảng của tổ chức này”. Bên cạnh đó, Thủ tướng Luxembourg Jean-Claude Juncker - người đứng đầu Eurozone nói rằng khối này quyết tâm bảo vệ mức xếp hạng tín nhiệm của gói cứu trợ của Eurozone. Ủng hộ quan điểm trên, Bộ Tài chính Đức nêu rõ: "Bằng việc giữ vững các quy định tài chính cụ thể trong một thỏa thuận mang tính ràng buộc, chúng ta sẽ bình ổn tài chính công của các thành viên Eurozone, giúp khôi phục và duy trì lòng tin của thị trường một cách bền vững”. Đức cũng khẳng định quan điểm lạc quan sau công bố của S&P. Thủ tướng Đức Angela Merkel cho biết: Quyết định này cho thấy Châu Âu còn một chặng đường dài phía trước để có thể lấy lại niềm tin của nhà đầu tư. Bà Merkel tuyên bố: “Quỹ ổn định tài chính Châu Âu (EFSF) vẫn đảm bảo nguồn lực tài chính, kể cả khi xếp hạng tín dụng dưới mức AAA”; đồng 15 thời cho biết bà chưa bao giờ đưa ra quan điểm là EFSF bắt buộc phải có xếp hạng tín dụng cao nhất vì “AA+ không phải là một đánh giá xấu”. Có thể nói công bố của S&P một lần nữa đẩy Châu Âu vào những khó khăn và thách thức mới, đi kèm với nó là khả năng phản ứng dây chuyền toàn cầu. Đồng euro giảm xuống thấp nhất 16 tháng so với USD, giao dịch ở 1,2665USD/euro. Lợi suất trái phiếu Đức kỳ hạn 10 năm giảm 7 điểm cơ bản xuống 1,759% và chạm mức thấp kỷ lục. So với yen, đồng euro giảm 0,8% xuống 97,57 yen/euro và chạm 97,2 yen/euro - thấp nhất kể từ tháng 12.2000. Chứng khoán Mỹ cũng giảm điểm sau tin hàng loạt nước Châu Âu bị hạ bậc tín dụng. Cụ thể, CK nước này chấm dứt 4 phiên tăng điểm liên tiếp. Kết thúc phiên giao dịch 13.1, các chỉ số cơ bản của TTCK Mỹ giảm khoảng 0,5%. Khối lượng giao dịch trên cả 3 sàn New York, Amex, Nasdaq đạt 6,39 tỉ CP, thấp hơn khối lượng trung bình 6,68 tỉ CP/ngày. b. Nâng hạn mức tín nhiệm của Hy Lạp lên 6 bậc: S&P nâng xếp hạng tín nhiệm của Hy Lạp từ mức "vỡ nợ từng phần" lên B- và đưa ra triển vọng ổn định với quốc gia này. Quyết định trên được đưa ra sau khi châu Âu đảm bảo sẽ g iải ngân 34,3 tỷ euro từ gói cứu trợ của IMF và Liên minh châu Âu (EU) để mua lại nợ của Athens. Hy Lạp được S&P nâng xếp hạng tín nhiệm nhưng quốc g ia này vẫn ở mức "không nên đầu tư". "Việc nâng bậc xếp hạng phản ánh cái nhìn của chúng tôi về một quyết định mạnh mẽ trong việc giải cứu Hy Lạp của các nước thành viên trong eurozone", S&P cho biết. "Triển vọng ổn định có được là nhờ cam kết của chính phủ để điều chỉnh và tái cấu trúc hệ tài chính, giải quyết những khó khăn về kinh tế, chính trị". Gần đây, Hy Lạp bế tắc trong thỏa hiệp với eurozone về việc s ẽ g iảm mức nợ công của mình xuống còn 124% GDP vào năm 2020 và 110% vào năm 2022. Eurozone đồng ý cắt giảm lã i suất đối với các khoản cứu trợ 16 dành cho Hy Lạp, hoãn 10 năm đối với một số khoản lãi đến hạn và tăng kỳ hạn thanh toán nợ. Hy Lạp từng gặp khó khăn trong thỏa thuận xin hỗ trợ với các nước trong eurozone. Ảnh Telegraph Xếp hạng tín nhiệm của Hy Lạp liên tục biến động suốt 3 năm qua, bị hạ tín nhiệm xuống mức "rác" rồi lên BB vào tháng 4/2010, sau đó xuống CC và càng tồi tệ hơn kể từ 7/2011. Athens lần đầu tiên "vỡ nợ từng phần" vào tháng 2/2012 sau khi khu vực tư nhân mất khả năng trả nợ. Mức xếp hạng tăng lên CCC hồi tháng 5/2012 rồi lạ i quay trở lại "vỡ nợ từng phần" cách đây 2 tuần. Đây là lần xếp hạng vượt mong đợi của Hy Lạp với mức B- theo đánh giá của S&P. S&P cho biết, hãng sẽ tăng bậc xếp hạng tín nhiệm lên mức cao hơn nếu Chính phủ Hy Lạp hoàn thành đúng các cam kết trong gói cứu trợ, khôi phục lại khả năng dự đoán tác động tới nền kinh tế trong việc xây dựng chính sách và ổn định trả nợ. Một khoản tiền 16 tỷ euro từ gói cứu trợ sẽ được sử dụng để tái cơ cấu vốn cho các ngân hàng của Hy Lạp. S&P cho biết: "Một hệ thống ngân hàng với nguồn vốn tốt hơn và dấu hiệu phục hồi khả năng cạnh tranh của khu vực tư nhân, đặc biệt là du lịch, có thể cải thiện triển vọng của Hy Lạp 17 trong năm 2013". Tuy nhiên, S&P cũng cảnh báo khả năng hạ bậc tín nhiệm nếu Hy Lạp tiếp tục cắt giảm giá mua lại nợ của khu vực tư nhân. 2. Fitch 2.1. Quá trình thành lập: Fitch Ratings được thành lập vào 24/12/1913 bởi John Knowles Fitch với tên gọi ban đầu là Fitch Publishing Company. Tọa lạc tại khu trung tâm tài chính New York, Fitch bắt đầu với vai trò là một công ty phân t ích tài chính. Vào năm 1924, Fitch Publishing Company lần đầu giới thiệu hệ thống xếp hạng quen thuộc từ “AAA” đến “D” xếp hạng tín dụng nhằm thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng về phân tích độc lập trên thị trường chứng khoán. Đến năm 1975, Fitch Ratings trở thành một trong ba tổ chức được “Các Tổ chức Đánh giá Tín dụng được công nhận toàn quốc (NRSRO: Nationally Recognized Statisti cal Rating Organization) tại Hoa Kỳ. Tháng 12/1997, Công ty sát nhập với trụ sở của IBCA Limited tại London; đây được xem như là một bước ngoặt đặc biệt của công ty mà như lời của CEO lúc bấy giờ của Fitch là St ephen Joynt đã phát biểu: “Đây là một cuộc thay đổi mang tính toàn cầu, tạo ra những dịch vụ đánh giá hoàn thiện đủ khả năng cạnh tranh với M oody’s và S&P trên tất cả các sản phẩm cũng như phân khúc thị trường”. (“an alternative global, full-service rating agency capable of successfully competing with Moody’s and S&P across all products and market segments” - > em nào giỏi anh văn thì dịch hộ chị câu này cho nó hay hơn tí nhe). Tiếp sau đó 3 năm, vào năm 2000, Fitch cũng đã lần lượt mua lại hai tổ chức đánh giá tín nhiệm là Duff&Phelps vào tháng 04 và Thomson Financial vào tháng 12 tại Chicago, Mỹ. Bằng cách sát nhập với các tổ chức đánh giá tín nhiệm thuộc nhóm giữa trong lĩnh vực này, Fitch đã duy trì ổn định một mức tăng trưởng đạt vào khoảng 300% trong suốt năm năm. Ngày nay, Fitch Ratings có chi nhánh tại hơn 50 quốc gia, trải dài từ Châu M ỹ Latinh, đến Châu Âu và cả khu vực Châu À với hơn 2,000 chuyên gia phân tích. Theo thống kê thì thị phần của 3 tổ chức đánh giá rủi ro là 18 S&P, Moody’s và Fitch chiếm khoảng 90% thị trường toàn cầu; tuy nhiên trên thực tế phần trăm của Fitch chỉ chiếm khoảng từ 10%~15%. Do đó có thể nhận thấy trong bộ ba quyền lực trong thì trường đánh giá tín nhiệm thì Fitch Ratings vẫn có phần “lếp vế” hơn hai đại gia kia. 19 2.2 Phương pháp đánh giá rủi ro của Fitch Ratings: Một số đánh giá của Fitch Ratings tại thị trường Việt Nam: Tổ chức đánh giá tín nhiệm Fitch Rat ings vừa công bố báo cáo mới nhất về đánh giá tín nhiệm nợ quốc gia của Việt Nam. Theo đó, đánh giá tín nhiệm của Việt Nam được tổ chức này giữ ở mức ‘B+’, triển vọng duy trì ở mức ‘ổn định’. 20 Báo cáo của Fitch cho biết, đánh giá tín nhiệm nhà phát hành nợ ngoại tệ dài hạn (IDR) của Việt Nam cũng ở mức ‘B+’. Mức trần đánh giá tín nhiệm quốc gia (Country Ceiling) đối với Việt Nam cũng giữ ở mức ‘B+’. Đánh giá tín nhiệm nhà phát hành nợ ngắn hạn bằng ngoại tệ của Việt Nam được Fitch xếp ở mức ‘B’. Tất cả các đánh giá này đều không thay đổi so với lần đánh giá trước. Theo các chuyên gia của Fitch, mức đánh giá tín nhiệm mà tổ chức này dành cho Việt Nam được hỗ trợ bởi quá trình tăng trưởng kinh tế mạnh mà Việt Nam đã có, cũng như môi trường đầu tư nước ngoài hấp dẫn đã giúp Việt Nam ít chịu tổn thương hơn trước những cú sốc từ bên ngoài và gia tăng tốc độ tăng trưởng tiềm năng. Đánh giá tín nhiệm của Việt Nam cũng được hỗ trợ bởi mức nợ nước ngoài và tiền lãi thuận lợi trong tương quan so sánh với các quốc gia có cùng mức đánh giá tín nhiệm. Việt Nam cũng được đánh giá tích cực ở tỷ lệ tiết kiệm và đầu tư trong nước cao. Fitch ước tính rằng, tỷ lệ tiết kiệm và tỷ lệ đầu tư trong nước của Việt Nam đạt mức bình quân tương ứng 28% và 36% trong vòng 5 năm qua. Tuy nhiên, Fitch cho biết, định hạng tín nhiệm của Việt Nam chịu tác động bất lợi bởi lạm phát giá tiêu dùng cao hơn và có mức độ biến động lớn hơn so với các nước khác có cùng ngưỡng đánh giá tín nhiệm. Những yếu tố này khiến nền kinh tế và tỷ giá hối đoái của Việt Nam dễ chịu tổn thương trước những cú sốc về kinh tế và tài chính. Nhưng vấn đề cần suy xét tiếp theo lại có thể được khởi nguồn từ chính một hệ quả của nó. Vào năm trước, cũng chính Fitch đã nêu ra mức xếp hạng “ổn định” cho nền kinh tế Việt Nam. Chỉ có điều, các chuyên gia của Fitch đã không mấy sát thực khi họ không tận mắt chứng kiến liên tiếp hai cái tết chìm sâu trong suy thoái của nền kinh tế và nỗi hoang mang thu nhập của đại bộ phận dân chúng tại đất nước này.Lạm phát thấp nhưng với việc tỷ lệ tăng trưởng GDP cũng bị sụt giảm gần như tương ứng, thay cho “quyết tâm” đến 8-9% trước đó, hiển nhiên điều này không phát đi dấu chỉ “điềm lành”. Trong thực tế, chỉ tiêu tổng sản phẩm nội địa của Việt Nam đã giảm ít nhất một phần ba, xét về số báo cáo. Còn nếu để ý đến tính thực chất của 21 loại số liệu này và nếu tham khảo những phản biện của giới chuyên gia kinh tế Hồng Kông đối với tỷ lệ tăng trưởng GDP gần 8% hiện nay ở Trung Quốc, giới phân tích kinh tế Việt Nam vẫn có thể rút ra một kết luận: “tốc độ tăng trưởng 5-5,5%” của Việt Nam vẫn còn cao gấp đôi mức tăng trưởng bình quân của những quốc gia đầu tàu kinh tế thế giới, đây là một mâu thuẫn lớn phải đặt dấu chấm hỏi. Ngoài ra, bất chấp tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng trong 2 thập kỷ qua, giá trị gia tăng tính trên đầu người của Việt Nam còn ở mức thấp so với các nước có cùng ngưỡng điểm tín nhiệm ‘B’ và ‘BB’. Theo đánh giá của Fitch, chất lượng và độ kịp thời của các dữ liệu kinh tế và tài chính của Việt Nam cũng là những điểm yếu trong vấn đề đánh giá tín nhiệm, đặc biệt là các dữ liệu về dự trữ ngoại hối quốc gia của Việt Nam thường được công bố chậm. Báo cáo của Fitch nhận định, trở ngại chính đối với định hạng tín nhiệm của Việt Nam là rủi ro tiềm tàng đối với ổn định tài chính vĩ mô và nền tài chính công từ hệ thống ngân hàng lớn và có độ minh bạch thấp. Đặc b iệt, mức chi phí mà Chính phủ có thể phải gánh vác trong việc tái cơ cấu hệ thống ngân hàng còn rất khó đoán biết. Kịch bản căn bản của Fitch ước tính rằng, chi phí tái cấp vốn hệ thống ngân hàng của Việt Nam sẽ ở mức 10% GDP năm 2012. Tuy nhiên, có nhiều khả năng xung quanh ước tính này, tùy thuộc vào mức độ phát triển của nền kinh tế, các cải cách cơ cấu và vai trò của vốn ngoại. Báo cáo của tổ chức này nói rằng, triển vọng ‘ổn đinh’ dành cho mức đánh giá tín nhiệm của Việt Nam phản ánh kỳ vọng của Fitch rằng, các nhà hoạch định chính sách Việt Nam sẽ duy trì cam kết ổn định kinh tế vĩ mô, bao gồm tỷ lệ lạm phát thấp hơn, đồng tiền ổn định, và tránh mức thâm hụt cán cân vãng lai lớn. Fitch cho rằng, Việt Nam đã tái cân bằng cán cân vãng lai trong khi tránh được một cuộc suy thoái sâu, trái với những gì diễn ra ở một số nền kinh tế mới nổi và phát triển. Fitch ước tính, thặng dư tài khoản vãng lai của Việt Nam đã tăng lên mức 7,2% GDP trong năm 2012, từ mức 22 0,2% GDP trong năm 2011. Fitch dự báo, GDP thực tế của Việt Nam tăng trưởng 5,5% trong năm 2013 so với mức tăng 5% trong năm 2012. Fitch cũng nhắc tới việc lạm phát của Việt Nam đã giảm nhanh, trung bình ở mức 9,1% trong năm 2012 so với mức 18,7% trong năm 2011. Lạm phát giảm cho phép Ngân hàng Nhà nước cắt giảm lãi suất 6 điểm phần trăm trong 2012. Tuy nhiên, Fitch cho rằng, chính sách tiền tệ của Việt Nam khó có thể được nới lỏng thêm vì làm vậy có thể làm giảm sự hỗ trợ cho tỷ giá hối đoái. Áp lực lạm phát lõi của Việt Nam được Fitch cho là còn ở mức cao. Chi tiết xếp hạng t ín nhiệm Việt Nam của Moody’s, S&P 500 và Fitch: Nguồn: vietstock.vn 3. Euromoney 3.1. Quá trình hình thành: Euromoney vốn là một tạp chí tiếng Anh với các bài viết chủ y ếu về doanh nghiệp và t ài chính, được phát hành lần đầu tiên vào năm 1969 bởi ngài Patrick Sergeant. Nó được xem như là tạp chí dẫn đầu của nhà xuất bản Euromoney Inst itutional Investor. Các đề tài của tạp chí này bao quát khắp các mặt của hoạt động kinh tế - tài chính trong mọi lĩnh vực, từ vi mô đến vĩ mô, từ công ty chưa niêm yết đến các công ty đại chúng. Đến năm 1993, Euromoney giới thiệu đến độc giả Euromoney Country Risk như một công cụ hữu hiệu để đánh giá rủi ro rừng quốc gia. Euromoney hàng năm đánh giá nguy cơ của từng quốc gia qua “Country 23 Risk Survey”, bằng việc theo dõi sự ổn định chính trị và kinh tế của 186 quốc gia có chủ quyền. Nó là một bảng tổng kết khảo sát sự đồng thuận ý kiến của các chuyên gia đánh giá về sự ổn định của nền kinh tế, hệ thống chính trị, các chính sách quốc gia. Phương thức đánh giá của Euromoney: Thang điểm được đánh giá là từ 100 điểm (Tốt nhất) và 0 (có nguy cơ cao). Euromoney thiết lập một công thức tính chung cho các quốc gia với 2 nhóm chỉ t iêu cụ thể được tính t heo công thức sau: 70% rủi ro quốc gia và kết hợp nó với 3 nhóm chỉ t iêu cơ bản (chiếm tỉ trọng 30%) Rủi ro quốc gia (chiếm tỉ trọng 70%) bao gồm 3 nhóm chính là:  Rủi ro chính trị: được đánh giá thông qua các 5 biến số cụ t hể là tham nhũng, xác suất không thanh toán của chính phủ, tính ổn định của chính phủ, sự minh bạch thong tin, các chính sách về môi trường.  Rủi ro hệ thống: được đánh giá thông qua 4 biến số là dân số (tỉ lệ giới tính), cơ s ở hạ tầng cứng, mối liên hệ giữa trình độ lao động và công nghiệp, cơ sở hạ t ầng mềm.  Rủi ro kinh tế: được đánh giá thông qua 5 biến số là giá trị GNP, tỉ lệ thất nghiệp, tình hình tài chính của chính phủ, chính sách t iền tệ hiện hành và chỉ số ổn định của N gân hàng. Ba nhóm chỉ t iêu cơ bản chiếm tỉ trong 30% còn lại sẽ được tính theo thang điểm từ 0 đến 10 (những quốc gia nào chưa có số liệu sẽ được tính là 0); các chỉ t iêu này được định lượng dựa trên các biến số:  Chỉ số nợ (chiếm tỉ trọng 10%): thang điểm được tính dựa trên hệ thống qui định của World Bank về các chỉ số phát triển tài chính toàn cầu.  Khả năng t iếp cận thị trường vốn (chiếm tỉ trọng 10%)  Xếp hạng t ín dụng (chiếm tỉ trọng 10%): điểm được tính dựa trên các đánh giá của ba tổ chức Moody’s, S&P và Fitch rồi được qui đổi thông qua một bảng qui đổi cụ thể 24 Source: Euromoney country risk Country risk rankings (January 2013) Least risky countries , Score out of 100 Rank Previous Country Overall score 1 1 Norway 89.87 2 3 Luxembourg 87.29 3 4 Singapore 86.81 4 5 Sweden 86.81 5 2 Switzerland 86.78 6 6 Finland 84.54 7 7 Denmark 82.64 8 9 Hong Kong 82.43 9 8 Netherlands 81.82 10 8 Canada 81.82 4. Economist Intelligence Unit (EIU) 4.1 Sơ lược Economist Intelligence Unit (EIU) Economist Intelligence Unit (EIU)- cơ quan nghiên cứu kinh tế toàn cầu thuộc tạp chí The Economist - Thành lập 10.1946 , The Economist Intelligence Unit là một nhà xuất bản chuyên nghiệp phục vụ cho các công ty thiết lập và quản lý các hoạt động xuyên quốc gia. Trong hơn 60 năm qua, nó là một nguồn thông tin về những hoạt động phát triển kinh doanh, các xu hướng kinh t ế và chính trị, các qui định của chính phủ và t hông lệ công ty trên toàn cầu. The Economist Intelligence Unit phát hành các thông tin của nó theo 4 cách: thông qua các danh mục kỹ thuật số của nó, nơi mà các phân tích mới nhất được cập nhật hàng ngày; thông qua hàng loạt các sản phẩm thuê bao in ấn từ thư từ cho đến các s ản phẩm t ham khảo hàng năm. T hông qua các báo cáo nghiên cứu; và bằng cách tổ chức các hội thảo và diễn thuyết. Công ty là một thành viên của The Economist Group. 4.2 Phương pháp xếp hạng rủi ro Economist Intelligence Unit (EIU) xuất bản các báo cáo rủi ro quốc gia từng quý với dữ liệu cập nhật từng tháng. Những báo cáo này tóm tắt hạng mức rủi ro cho 100 quốc gia đang phát triển và mắc nợ cao được quan sát 25 bởi Country Risk Service (CRS). Phương pháp xếp hạng rủi ro của CRS xem xét 2 loại rủi ro: (1) rủi ro quốc gia, được xác định bởi nhân tố chính trị (22%), chính sách kinh tế (28%), cơ cấu kinh tế (27%), và thanh khoản (23%); thứ hai là (2) rủi ro đầu tư xác định. Có 3 loại rủi ro đầu tư xác định là rủi ro tiền tệ (gắn liền với việc chấp nhận mức nhạy cảm đối với USD), rủi ro vỡ nợ quốc gia (gắn liền với các khoản đi vay của quốc gia), và rủi ro khu vực ngân hàng (gắn liền với các khoản cho vay ngoại tệ đối với ngân hàng). Hạng mức rủi ro đầu tư xác định cũng được xác định bởi 4 nhân tố như trên nhưng với quyền số khác. Đối với rủi ro tiền tệ, chính sách kinh tế có quyền số cao nhất là 65%, các nhân tố cơ cấu kinh tế, chính trị, thanh khoản lần lượt có quy ền số là 17%, 14%, và 4%. Trong trường hợp của rủi ro vỡ nợ quốc gia, thanh khoản có quyền số cao nhất là 31%, chính sách kinh tế và cơ cấu kinh tế có quyền số là 27%, và nhân tố chính trị là 15%. Cuối cùng, đối với rủi ro khu vực ngân hàng, cơ cấu kinh tế là nhân tố có quyền số cao nhất 44%, các nhân tố chính sách kinh tế, thanh khoản và chính trị có quyền số lần lượt là 35%, 15%, và 6%. 4.3 Một số đánh giá xếp hạng rủi ro từ Economist Intelligence Unit (EIU) Gần đây, Economist Intelligence Unit (EIU) - một nhánh nghiên cứu của tạp chí uy tín The Economist cùng thực hiện với Cis co một dự báo nhìn về triển vọng của thế giới, trong đó có Việt Nam từ nay đến năm 2020. (Anh) Báo cáo, có tựa đề Foresight 2020, đã hỏi ý kiến của hơn 1.600 doanh nhân, nhà p hân tích, hoạch định chính sách. Dự báo toàn cầu Nghiên cứu này dự đoán ở giai đoạn 2006- 2020, GDP toàn cầu sẽ tăng trung bình 3,5%, tương tự như một phần tư t hế kỷ vừa qua. Trong khối các nước phát triển, Hoa Kỳ vẫn dẫn đầu với mức tăng trưởng dự đoán 3% mỗi năm, hơn mức 2,1% của 25 nước trong EU v à chưa đầy 1% của Nhật Bản. Nhờ tăng trưởng nhanh ở Trung Quốc và Ấn Độ, châu Á sẽ chiếm 43% GDP toàn cầu, so với 35% năm 2005. Dự báo từ này cho đến năm 2010, kinh tế Việt Nam phát triển với tốc độ cao 26 Tuy nhiên, theo dự báo của EIU và Cisco, còn quá sớm để nói đến một thế kỷ châu Á. Nếu tính theo đầu người, Trung Quốc và Ấn Độ vẫn còn nghèo hơn các nước phư ơng Tây, và châu Á sẽ chỉ thu hẹp khoảng cách về tài sản, quyền lực và ảnh hưởng. Dự báo Việt Nam Việt Nam sẽ nằm ở đâu trong kịch bản này? Nghiên cứu Fore sight 2020 dự đoán tăng trưởng kinh t ế của Việt Nam sẽ chậm lại từ năm 2011 trở đi, với tỉ lệ t ăng trưởng trung bình hàng năm là 4,6%, thấp hơn Philippines và Thái Lan (4,7%), Malaysia (4,8%) và Indonesia (5%). Nếu tính từ 2006-2020, tăng t rưởng trung bình mỗi năm của Việt Nam có thể là 5,4% Sự giảm sút t ăng trưởng GDP mỗi năm này có lẽ cần đặt tron g bối cảnh chung của thế giới trong 15 năm tới. Theo báo cáo, tăng trưởng mỗi năm ở châu Á từ 2006-2020 sẽ là 4.,9%. Và nếu tính cả giai đoạn 2006-2020, thì tăng trưởng trung bình mỗi năm của Việt Nam sẽ là 5,4%, cao hơn mức trung bình khu vực, nhưng thấp hơn Trung Quốc (6%), Ấn Độ (5,9%) và Pakistan (5,5%), Nếu căn cứ vào dự báo này, 2006-2010 sẽ là giai đoạn ""vàng son"" nhất của Việt Nam trước kh i mức tăng trưởng trở nên chậm lại. Từ 2006-2010, Việt Nam được dự báo đạt tăng trưởng mỗi năm 7%, cao thứ hai sau Trung Quốc và trên Ấn Độ (6,6%), Indonesia (5,6%), Malaysia (5,3%) và Thái Lan (4,5%). Dự báo cho 5 năm tới Ngoài dự báo Foresight 2020 đã kể ở trên, Economist Intelligence Unit (EIU) còn có bảng dự báo 5 năm (2006-2010), bao quát nhiều nước trên thế giới. 27 Theo dự báo này, GDP của Việt Nam, tính theo USD dựa vào tỷ giá hối 28 đoái trên thị trường, sẽ là 85,3 tỉ đôla vào năm 2010; GDP đầu người là 970 đôla. Nếu tính GDP dựa vào chuyển đổi sức mua tương đương (PPP), Việt Nam sẽ đạt 415 t ỉ đôla vào năm 2010; GDP đầu người là 4.550 đôla. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào năm 2010 được dự đoán là 3,4 tỉ đôla; nợ nước ngoài là 28,1 tỉ đôla, chiếm 32,5% GDP. Một số thống kê dự đoán về Việt Nam, Thái Lan, Malaysia và Philippines, theo dự báo 5 năm của EIU:. Việt Nam năm 2010 Tăng trưởng GDP: 7.5% FDI: 3.4 tỉ đôla GDP đầu người: 970 đôla GDP đầu người chuyển đổi sức mua tương đương (PPP): 4.550 đôla Mức thu ngân sách: 23,8 tỉ đôla Mức chi ngân sách: 26,6 tỉ đôla Tổng nợ nước ngoài: 28,1 tỉ đôla, chiếm 32,5% GDP Thái Lan năm 2010 Tăng trưởng GDP: 4.8% FDI: 3,5 tỉ đôla GDP đầu người: 4.270 đôla GDP đầu người chuy ển đổi sức mua tương đương (PPP): 11.750 đôla Mức thu ngân sách: 20,9 tỉ đôla Mức chi ngân sách: 21,4 tỉ đôla Tổng nợ nước ngoài: 55,5 tỉ đôla, chiếm 19.5% GDP Malaysia năm 2010 Tăng trưởng GDP: 5.3% FDI: 4 tỉ đôla GDP đầu người: 5.810 đôla GDP đầu người (PPP) : 14.410 đôla 29 Mức thu ngân sách: 24,37 tỉ đôla Mức chi ngân sách: 29,65 tỉ đôla Tổng nợ nước ngoài: 60,6 tỉ đôla, chiếm 30% GDP Philippines năm 2010 Tăng trưởng GDP: 5.1% FDI: 1 tỉ đôla GDP đầu người: 1.710 đôla GDP đầu người (PPP): 5.428 đôla Mức thu ngân sách: 18,1 tỉ đôla Mức chi ngân sách: 18 tỉ đôla Nợ nước ngoài: 53,9 tỉ đôla, chiếm 39% GDP Theo BBC - Theo Tổ chức Economist Intelligence Unit (EIU), trong thời gian tới, sự tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ chịu những tác động tiêu cực. ( từ năm 2010) Theo EIU, một số nguyên nhân dẫn đến những tác động tiêu cực này như sau: chính sách tiền tệ nới lỏng đã làm tăng sự đầu cơ vào các tài sản rủi ro, gây nguy cơ bất ổn định, đặc biệt khi chính phủ các nước dừng chính sách hỗ trợ; nợ công ngày càng tăng và rủi ro trái phiếu chính phủ ngày càng cao như đã từng xảy ra ở Đu-bai và Hy lạp; các hộ gia đình, đặc biệt là ở các nước phát triển như Mỹ, Anh, Tây Ban Nha, Ai Len vẫn trong tình trạng nợ cao. EIU cho rằng, sự mất cân bằng trong bảng cân đối kế toán khu vực hộ gia đình có khả năng xảy ra vào cuối năm 2010. Do đó, ở rất nhiều nước, đặc b iệt là các nước phát triển, kinh tế sẽ phục hồi theo mô hình chữ “W” (tăng trưởng GDP sẽ giảm mạnh trong năm 2011). Điều này sẽ ảnh hưởng không những đến các nước có liên quan trực tiếp, mà còn ảnh hưởng đến các nước có khả năng chống đỡ rủi ro yếu. Về chính sách tiền tệ và lạm phát, EIU cho rằng do kinh tế toàn cầu không còn dấu hiệu sụp đổ, nên trong thời gian tới các nước sẽ bắt đầu thắt chặt chính sách tiền tệ. Mỹ và các nước phát triển khác có thể sẽ dừng các b iện pháp hỗ trợ không chính thống để ổn định các điều kiện tài chính và chỉ tăng lãi suất vào quý 3.2010. Anh và 30 Nhật Bản sẽ vẫn giữ lãi suất ổn định thêm một thời gian nữa. Các nước mới nổi sẽ sớm tăng lãi suất và thực hiện các biện pháp thắt chặt khác do điều kiện tài chính ở đây quá lỏng và nguy cơ lạm phát cao. EIU cũng đưa ra một số kịch bản rủi ro ảnh hưởng đến tăng trưởng GDP toàn cầu, cụ thể: 1) Kinh tế toàn cầu trải qua cuộc suy thoái kép nếu tác động của các gói kích thích mất đi vào nửa cuối năm 2010. 2) Các nước phát triển rơi vào vòng xoáy giảm phát, dẫn đến kinh tế toàn cầu sẽ rơi vào tình trạng trì trệ kéo dài. 3) Rủi ro trái phiếu chính phủ do nợ vượt ngoài tầm kiểm soát. 4) Sự biến động kinh tế dẫn đến bất ổn định chính trị và xã hội trên diện rộng. 5) Đợt vỡ bong bóng tài sản mới, làm tái diễn cuộc biến động tài chính. 6) Chủ nghĩa bảo hộ trỗi dậy, gây cản trở cho quá trình toàn cầu hóa. 7) Đồng USD sụp đổ do thâm hụt ngân sách lớn của Mỹ và các chính sách tiền tệ không chính thống của FED có thể khiến các nhà đầu tư từ bỏ USD. 8) Sự thắt chặt điều tiết hậu khủng hoảng quá chặt chẽ. 9) Các cú sốc đ ịa chính trị có thể làm gián đoạn các hoạt động kinh tế, khuyến khích việc siết chặt các chính sách kinh tế và làm bất ổn thị trường hàng hóa. Ngoài ra, EIU tăng mức dự báo tăng trưởng thương mại toàn cầu năm 2010 từ 5,2% lên 5,6% do các nhà sản xuất và bán lẻ thuộc Tổ chức Hợp tác phát triển Kinh tế (OECD), đặc b iệt là Mỹ cần thúc đẩy hoạt động nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu ngày càng phục hồi. Giai đoạn 2011-2014, tăng trưởng thương mại toàn cầu đạt bình quân 5,8%, chủ yếu nhờ tăng trưởng nhanh của các nước đang phát triển và những khó khăn của các cuộc đàm phán thương mại thế giới không tác động đến thương mại toàn cầu trong thời kỳ này. Tuy nhiên, EIU cho rằng ngày càng có nhiều nước sử dụng các biện pháp lách các thỏa thuận WTO, vi phạm các quy định của WTO ở mức độ nhẹ hoặc áp dụng mức thuế quan thấp hơn quy định của WTO để có điều kiện áp dụng các hàng rào thương mại. - Economist Intelligence Unit (EIU) - dự báo trong năm 2013 các nền k inh tế thành viên Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) có thể tăng trưởng nhẹ lên 5,3%, so với mức tăng 5,2% năm 2012. 31 Trong báo cáo Dự báo toàn cầu mới đây, EIU cho rằng các nền kinh tế mở và các nước thành viên ASEAN đang phải chịu nhiều tác động bất lợi, do nhu cầu yếu tại Trung Quốc và phương Tây. Song tác động đó là không lớn với minh chứng là Indonesia, nền kinh tế lớn nhất khu vực, đang dần phục hồi. EIU dự báo ASEAN có thể tăng trưởng bền vững vào năm 2013 và sẽ tiếp tục phát triển tốt trong giai đoạn 2014-2017 với nhịp độ trung bình mỗi năm là 5,8%. EIU cho rằng ASEAN, được hưởng lợi nhờ sự xuất hiện của cường quốc kinh tế Trung Quốc, tiếp tục thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, EIU cũng cảnh báo rằng giống như Trung Quốc khi phải đối mặt với nhu cầu giảm sút từ các thị trường phương Tây, các nền kinh tế ASEAN sẽ cần trải qua một sự thay đổi đáng kể trong cơ cấu nhằm giảm bớt sự phụ thuộc vào xuất khẩu và đạt được nhiều tăng trưởng hơn từ nhu cầu trong nước. Dự kiến, lạm phát của ASEAN trong năm 2013 có thể tăng lên 4,4%, so với 4% năm 2012. - Dự báo của EIU về kinh tế thế giới  Các nước đang phát triển EIU dự báo tăng trưởng GDP của Mỹ năm 2012 giảm xuống còn 1,3%. Dự báo trước của EIU là 2%, điều này phản ánh tình trạng kinh tế không tốt của khu vực đồng euro. Kinh tế Mỹ đã g iảm đột ngột 12 tháng qua. Trong khi Mỹ vẫn đang phải chống lại tình trạng suy thoái – qua điều tra về sức mua, chi tiêu vốn, tạo việc làm và bán lẻ, đã cho thấy lòng tin của doanh nghiệp và người tiêu dùng đã g iảm sút. Các thị trường 32 vốn giảm giá. Sự hạ thấp dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ cũng phản ánh trong một chừng mực nào đó sự thay đổi trong đánh giá của EIU đến thành công của Tổng thống Barack Obama trong việc thực thi các biện pháp kích thích kinh tế đã được thông báo tháng 9, mà đảng cộng hòa chống lại. Trong khi đó Nhật bản vẫn đang cố gắng khôi phục lại kinh tế từ động đất và sóng thần ở bờ biển đông bắc vào tháng 3. Tình trạng thiếu năng lượng và sự đổ vỡ chuỗi cung ứng là các vấn đề chính của Nhật bản. Hiện nay viễn cảnh kinh tế là phức tạp vì sự thật là các thị trường bên ngoài đã chùn bước. Các nhà xuất khẩu Nhật cũng đang phải đấu tranh với đồng yên mạnh, đang làm tổn thương sức cạnh tranh của họ. Bên cạnh điều này, EIU mong đợi sự tái cấu trúc dựa trên khôi phục kinh tế để góp phần vào nửa cuối năm nay và tiếp tục năm 2012, khi GDP thực sẽ tăng 2,3%. Đối với châu Âu, khủng hoảng nợ không giới hạn ở khu vực đồng euro đã che đi tất cả các vấn đề khác. Sự lan truyền khủng hoảng nợ đe dọa sự sống sót của các đồng tiền riêng khác, và sự bất đồng giữa 17 thành viên khu vực đồng euro về hành động tốt nhất đã và đang làm xói mòn lòng tin. Sức ép thị trường đã thúc ép các nước thực thi các phương pháp khắc khổ gây đau đớn, làm tổn thương viễn cảnh tăng trưởng và quay trở lại điều chỉnh chính sách tài khóa là rất khó khăn. Năm 2012, EIU đã hạ bớt dự báo tăng trưởng GDP thực đối với toàn bộ vùng euro zone. EIU dự báo tăng trưởng giảm 0,3% so với dự báo tăng trưởng tích cực trước kia là 0,8% . Với giả thiết rằng khủng hoảng được chặn lại, tăng trưởng sẽ hồi phục lại vào năm 2013, nhưng khôi phục sẽ là yếu. Các thị trường đang nổi Tăng trưởng kinh tế đang mất đà ở hấu hết các thì trường đang nổi khi hoạt động kinh tế ở các nước phương tây chậm lại. Xét theo vùng, châu Á nhìn chung vẫn còn ở hình thái tốt. Các số liệu gần đây cho thấy tăng trưởng kinh tế chậm lại là một phần do chính sách chống lạm phát, nhưng sự ảnh hưởng của sóng thần ở Nhật bản càng làm 33 ảnh hưởng đến sự tăng trưởng kém toàn cầu. Không giống như phương tây, hầu hết các nước châu Á có thể đối phó lại nền kinh tế yếu kém bằng cách kích thích tiền tệ và tài chính hơn nữa. Tăng trưởng GDP Trung Quốc sẽ chậm lại nhưng vẫn gây ấn tượng với con số dự kiến 8,2% năm 2012, với giả thiết rằng các nhà chức trách ngăn chặn được lạm phát đang tăng liên tục. Các nước Mỹ la tinh có được sự hồi phục mạnh mẽ vào năm 2010, nhưng tăng trưởng năm 2011 sẽ chậm lại ở mức 3,7% vì những nỗ lực để tránh lạm phát cao. Tăng trưởng sẽ giảm nhẹ những năm tiếp theo, ở mức khoảng 3,5% mặc dù một vài nước có thể làm nhẹ đi ảnh hưởng của bên ngoài bằng mức độ nới lỏng chính sách. Kinh tế sẽ hồi phục năm 2013-2016, do sự tăng trong tiêu dùng nội địa, các chính sách kinh tế vĩ mô và nhu cầu hàng hóa của châu Á. Tuy nhiên, giá cả hàng hóa cao sẽ tiếp tục làm tăng trưởng với 2 tốc độ: các nước Mỹ la tinh truyền thống, và các nền kinh tế nam Mỹ tốt hơn bất cứ khu vực nào. Sự khôi phục kinh tế ở đông Âu chậm lại. Mặc dù sản lượng xuất khẩu và công nghiệp là vẫn tăng trưởng, các đồng tiền trong vùng và thị trường vốn đã giảm mạnh. Điều lo ngại là ảnh hưởng xấu từ khủng hoảng nợ của vùng euro zone, nơi là thị trường xuất khẩu chính của đông Âu, tiếp tục hiện ra to lớn. Tăng trưởng vùng dự kiến là 3,3% vào năm 2012. Viễn cảnh tăng trưởng ở Nga sẽ tiếp tục phụ thuộc vào giá cả hàng hóa thế giới. Sự thay đổi chính trị và sự lo âu của dân chúng đã hủy hoại tăng trưởng kinh tế ở các nước trung đông và Bắc Phi. Tuy nhiên, khu vực này có thể sẽ khôi phục lại vào năm tới. Dù cho triển vọng không sáng sủa của các nước đang phát triển và giá dầu toàn cầu đi xuống, tăng trưởng khu vực này nhanh hơn là do khối lượng đầu tư công ở Saudi Arabia, tăng trưởng mạnh ở I rắc và giả thiết rằng tình trạng lộn xộn giảm đi – và có sự khôi phục kinh tế ở các nước bị ảnh hưởng bởi mùa xuân A rập. Ở các nơi khác, tăng trưởng kinh tế ở Sub-Saharan Africa sẽ khoảng 5% năm 2012. Sự thúc ép cải cách cơ cấu kinh tế vẫn còn nghiêm trọng, nhưng các nền kinh tế khu vực này sẽ 34 tốt hơn do giá hàng hóa cao, các dòng vào từ bên ngoài tăng, cải cách chi tiêu tài khóa và kinh tế thường xuyên. Tỷ giá hối đoái Sự suy sụp trong kinh tế toàn cầu dễ nhận thấy đã ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái toàn cầu. Sức chịu đựng rủi ro đang hình thành, sự thay đổi trong thương mại từ đồng USD sang đồng yên Nhật. Trên thực tế là sự thay đổi tỷ giá giữa đồng đôla Mỹ/euro là một trường hợp. Trong tháng 9 đồng đôla đã tăng rất nhanh, đến mức 1,32USD/1Euro, khi khủng hoảng khu vực đồng euro đang ở mức nghiêm trọng. Rồi nó rơi xuống 1,38USD/1euro vào giữa tháng 10 khi các quan chức cho ra chính sách bảo đảm mạnh mẽ tái cấp vốn cho các ngân hàng châu Âu. Hiện nay, ngân hàng trung ương châu Âu dường như xem xét đẩy lãi suất lên gần đây; điều này ám chỉ vị trí đồng euro đang tình trạng yếu. EIU hy vọng đồng đôla mạnh lên đến mức trung bình 1,33USD/1 euro năm 2012. Nhưng nó sẽ yếu, so với mức trung bình đồng yên là 77 yên/ 1USD. Hàng hóa Giá của hầu hết các hàng hóa, đặc biệt nguyên liệu thô đã giảm tháng trước trong tình hình rối loạn thị trường tài chính toàn cầu. Giá cả đã ổn định giữa tháng 10, nhưng chúng vẫn là mối lo ngại cho các nhà đầu tư về tăng trưởng toàn cầu và khủng hoảng nợ ở vùng euro zone. Tính về trung bình, giá hàng hóa sẽ giảm đi vào năm 2012 khi tăng trưởng tiêu dùng chậm lại và nguồn cung tăng lên. Tuy nhiên, lãi suất toàn cầu giảm và sự mất lòng tin vào giá trị tín dụng sẽ trợ giúp cho hàng hóa như là một loại tài sản, làm chỗ dựa cho giá. Giá dầu sẽ vẫn không ổn định trong các quí tới, phản ánh sự không chắc chắn ở cả phía cung và cầu. Hiện nay, EIU hy vọng sự trở lại của thị trường, xây dựng lại vốn và một cái gì đó mạnh hơn đô la Mỹ sẽ gây sức ép lên giá dầu giảm xuống năm tới, kết quả giá dầu trung bình hàng năm là 90USD/barel dầu thô Barel. Sau đó, viễn cảnh 35 kinh tế đã được cải thiện sẽ khôi phục giá dầu vào năm 2013, với sự tăng thêm từng bước một trong một vài năm tới khi tăng trưởng tiêu dùng tăng nhanh hơn. Tuy nhiên, đến tận năm 2016 giá của dầu thô Brent sẽ quay lại mức trung bình năm nay là khoảng 110USD/b. a PPP = purchasing power parity Trí ch nguồn: Economist Intelligence Unit (EIU) - EIU nâng mức dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu 36 Bộ phận dự báo, phân tích và tư vấn rủi ro (EIU) thuộc Tập đoàn The Economist (Anh) trong báo cáo cập nhật tháng 3/2012 cho rằng triển vọng kinh tế toàn cầu năm 2012 đã sáng sủa hơn nhờ sự lắng dịu của cuộc khủng hoảng tài chính tại châu Âu và đà phục hồi tích cực từ nền kinh tế Mỹ. EIU đã nâng mức dự báo tăng trưởng GDP toàn cầu lên 3,2% (tính theo sức mua tương đương), tăng nhẹ so với mức dự báo trước đó là 3,1%. Bộ phận dự báo, phân tích này cho rằng nền kinh tế Mỹ tiếp tục có động lực tăng trưởng đáng ngạc nhiên và nâng dự báo mức tăng trưởng GDP của nền kinh tế đầu tàu thế giới này lên 1,9% trong năm 2012. Tuy nhiên, EIU vẫn quan ngại về sự tăng trưởng chậm lại của nền kinh tế Mỹ vào khoảng giữa năm 2012, đặc biệt là trong bối cảnh giá dầu vẫn có chiều hướng tăng cao. Còn tại Khu vực đồng tiền chung euro (Eurozone), việc Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) hai lần bơm t iền vào hệ thống ngân hàng, mỗi lần khoảng 500 tỷ euro kể từ tháng 12/2011, là một nhân tố chính giúp giảm căng thẳng. Tuy vậy, sự ổn định hiện tại của Eurozone không có nghĩa là khu vực này đã trở lại trạng thái sức khỏe kinh tế tốt. EIU dự báo Eurozone sẽ có mức tăng trưởng âm 0,7% trong năm 2012 và có mức tăng trưởng dương trở lại vào năm sau, nhưng sự hồi phục sẽ vẫn còn yếu. Đối với khu vực châu Á, EIU cho rằng tới nay xuất khẩu đã giảm đáng kể tại các nền kinh tế chủ chốt của châu Á do nhu cầu nhập khẩu giảm từ các khách hàng phương Tây. Về tổng thể, tăng trưởng GDP của châu Á (không tính Nhật Bản) sẽ giảm từ 6,5% của năm 2011 xuống còn 6,1% trong năm 2012. EIU dự báo tăng trưởng kinh tế của Nhật Bản sẽ chỉ đạt 1,5% trong năm nay. Trong khi đó, Trung Quốc cũng đang phải chịu ảnh hưởng của sự yếu kém kinh tế tại châu Âu và Mỹ, nhưng EIU cho rằng nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này sẽ tránh 37 được nguy cơ "hạ cánh cứng" và vẫn là động lực tăng trưởng của khu vực trong năm 2012. Theo EIU, những khó khăn tại Eurozone cũng làm lu mờ triển vọng kinh tế các nước Tây Âu. Sự hồi phục đã bị mất đà trong những tháng gần đây, và động lực tăng trưởng cũng yếu đi bởi nguồn đầu tư và thị trường quan trọng nhất của khu vực bị rơi vào suy thoái. Tăng trưởng tại các nền kinh tế quá độ của Tây Âu sẽ giảm từ 3,8% của 2011 xuống 2,3% trong năm 2012. Một loạt các quốc gia, trong đó có Hungary, Slovenia, Croatia, nhiều khả năng sẽ lâm vào suy thoái. Tăng trưởng kinh tế của Mỹ Latinh đã chậm lại đáng kể trong năm 2011 và sẽ tiếp tục suy yếu trong năm 2012, dự kiến sẽ đạt 3,6%. Khu vực Trung Đông và Bắc Phi cũng sẽ tiếp tục hồi phục trong năm 2012 sau những bất ổn vừa qua, dự kiến sẽ có thể đạt mức tăng trưởng 4%. Khu vực Sahara châu Phi sẽ có mức tăng trưởng chậm lại từ 4,4% của năm 2011 xuống còn 3,8% trong năm 2012. EIU nhận định rằng tới thời điểm này, khủng hoảng tại Eurozone không còn là mố i đe dọa chính đối với tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, khi "mối đe dọa Eurozone" giảm thì một mối đe dọa khác lại nổi lên, đó là việc giá dầu thô tăng cao gần đây. Nếu giá dầu thô tăng ở mức 30-50% sẽ khiến sự hồi phục kinh tế toàn cầu aiậm chân tại chỗ và làm nổi lên nguy cơ về một cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu mới./. IV. Ý NGHĨA, VAI TRÒ CỦA CÁC TỔ CHỨC ĐÁNH GIÁ RỦI RO QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI. 1. Ý nghĩa của các tổ chức đánh giá Rủi ro Quốc Gia Trên Thế Giới: Trong nền kinh tế thị trường mang tính toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, các quan hệ kinh tế cũng ngày càng phát triển, đi cùng với sự phát triển đó là sự gia t ăng rủi ro. Mặt khác, trong xu thế vận động của 38 nền kinh tế thị trường, các chủ t hể luôn có nhu cầu đánh giá một cách khách quan về tình hình hoạt động, triển vọng phát triển trong tương lai, vị thế tín dụng để ra các quyết định đầu tư, mua bán và sáp nhập, tài trợ tín dụng, hợp tác hay cung ứng hàng hóa. Vì vậy, xếp hạng tín nhiệm được thành lập để thu thập những chỉ tiêu của các lĩnh vực, quốc gia và từ đó đánh giá những rủi ro có thể xảy ra khi quan hệ theo một khung ban đầu đã được nghiên cứu. 2. Vai trò của các tổ chức đánh giá Rủi ro Quốc Gia Trên Thế Giới: Hiện nay các Tổ Chức đánh giá rủi ro trên t hế giới có vai trò ngàu càng quan trọng, được nhiều tổ chức, quốc gia quan tâm đến kết quả của họ khi công bố. Vì vậy các tổ chức này có vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển kinh t ế hiện nay. 2.1. Đối với Quốc Gia, các Doanh nghiệp được xếp hạn: Doanh nghiệp được xếp hạng sẽ biết rõ tình trạng hoạt động kinh doanh thực tế của mình, triển vọng phát triển trong tương lai, cũng như những rủi ro có thể gặp phải. H ơn nữa, các chỉ số này cũng góp phần quan trọng để doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc lấy các quyết định cấp tín dụng, xác định hạn mức tín dụng, thời hạn, mức lãi suất, biện pháp bảo đảm tiền vay… của ngân hàng trong quá trình kinh doanh. Có được sự đánh giá và xếp hạng đạt tiêu chuẩn có nghĩa là doanh nghiệp có được “tấm hộ chiếu” để quốc tế hoá thương hiệu và cạnh tranh. Đối với một Quốc gia thì qua đó chính phủ có thể nhận biết được thực trạng nền kinh tế, những yếu kém và triển vọng của quốc gia. Từ đó, các nhà lãnh đạo có thể đề ra các chính sách, biện pháp mang tính vĩ mô nhằm khắc phục để dần nâng cao mức tín nhiệm trên trường quốc tế, thu hút nhiều hơn vốn đầu tư quốc t ế để đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế. Thêm vào đó với việc cải thiện mức độ rủi ro quốc gia của mình thì chính phủ một quốc gia sẽ giảm thiểu được chi phí vay mượn trên thị trường quốc tế vì nguyên tắc tài chính cơ bản chỉ ra rằng rủi ro càng cao th ì phần bù rủi ro càng cao. 39 Xếp hạng rủi ro quốc gia ảnh hưởng đến mức lãi suất mà quốc gia phải gánh chịu để có thể đạt được một khoản tín dụng trên thị trường quốc tế: xếp hạng cao (tức là mức độ rủi ro thấp) thì lãi suất sẽ thấp và ngược lại 2.2. Đối với Quốc Gia, các Doanh nghiệp sử dụng kết quả xếp hạn: Dựa trên kết quả xếp hạn, các doanh nghiệp giảm thiểu được chi phí khi tìm hiểu thông tin về đối tác.Các chỉ số đánh giá tín nhiệm cho thấy doanh nghiệp đó có nên hợp tác hay không và hợp tác ở mức độ nào. Đối với các nhà đầu tư và thị trường chứng khoán là cung cấp những thông tin cần thiết cho người đầu tư về tình trạng của nhà phát hành, công cụ quản lý danh mục đầu tư… Đối với một Quốc Gia, dựa vào kết quả đó thì có thể quyết định đầu tư vốn vào Quốc Gia khác, dự đón được những rủi ro sẽ gặp phải và có những phương án dự phòng. Rút vốn ra khỏi những thị trường đang gia tăng rủi ro…. Quốc G ia đầu tư thường giới hạn mức rủi ro mà họ có thể chấp nhận, nghĩa là họ không thể đầu tư vào các khoản nợ hoặc đầu tư cổ phần bị xếp hạng thấp hơn một mức đã định. 40 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Báo cáo Foresight 2020- Economist Intelligence Unit (EIU) 2. nam_forecast.shtml 3. Báo điện tử đảng cộng sản Việt Nam : chuc-Economist-Intelligence-Unit-ve-trien-vong-kinh-t e-toan-cau/4097045.epi 4. 2013/20131/179685.vnplus 5. LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................................. 1 I. TỔNG Q UAN VỀ RỦI RO QUỐC GIA .......................................................................... 2 1. Khái niệm về rủi ro quốc gia ........................................................................................ 2 2. Phân l oại ...................................................................................................................... 2 II. PHÂN TÍCH RỦI RO QUỐC GIA............................................................................... 3 1. RỦI RO CHÍNH TRỊ ................................................................................................... 3 2. RỦI RO KINH TẾ ....................................................................................................... 5 3. RỦI RO TÀI CHÍNH ................................................................................................... 6 III. CÁC TỔ CHỨC ĐÁNH GIÁ RỦI RO QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI ........................ 7 1. Standard & Poor’s (S&P)........................................................................................... 10 2. Fitch ........................................................................................................................... 17 3. Euromoney................................................................................................................. 22 4. Economist Intelligence Uni t (EIU).............................................................................. 24 IV. Ý NGHĨA, VAI TRÒ CỦA CÁC TỔ CHỨC ĐÁNH GIÁ RỦI RO QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI. ............................................................................................................................ 37 1. Ý nghĩa của các tổ chức đ ánh giá Rủi ro Quốc Gia Trên Thế Giới:............................ 37 2. Vai trò của các tổ chức đánh giá Rủi ro Q uốc Gia Trên Thế Giới: ............................. 38 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 40

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbai_tong_hop_rui_ro_quoc_gia_7664.pdf
Luận văn liên quan