Đề tài Các tổ chức tài chính – WTO, WB, IMF

Về lĩnh vực đào tạo, H ọc viện của Q uỹ đã đào tạo một số lượng lớn các quan chức cao cấp và trung cấp của N gân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Thương mại và Tổng cục Thống kê . thông qua một loạt các khoá đào tạo và hội thảo về nhiều chủ đề khác nhau tại Washington, Viên và Singapore. Ngoài ra, gần đây hàng năm IMF còn phối hợp với chính phủ Nhật Bản tổ chức hội thảo cho các cán bộ cao cấp của các nước đang trong quá trình chuyển đổi, trong đó có Việt Nam, về quản lý kinh tế vĩ mô và kinh nghiệm của N hật Bản. Điều này đã góp phần cải thiện và mở rộng kiến thức của các cán bộ quản lý kinh tế của Việt Nam.

pdf28 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3727 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Các tổ chức tài chính – WTO, WB, IMF, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
y và trách nhiệm của WTO, đóng góp tích cực vào việc xây dựng một hệ thống thương mại đa phương công bằng, bình đẳng và cùng có lợi.(Báo Điện tử ĐCSVN) *** Một số nhận định về việc gia nhập WTO của Việt Nam*** Ông Thomas Tobin - Chủ tịch và CEO HSBC Việt Nam: “Xứng đáng là “con hổ mới” của châu Á” Việt Nam đang có được niềm tin tốt nhất từ các nhà đầu tư nước ngoài với triển vọng đầu tư rất cao. Thời gian qua, chúng ta đã nhìn thấy nhiều thay đổi lớn trong chính sách của Chính phủ, kết quả của quá trình tự do hóa thị trường ở Việt Nam. Chúng tôi trông đợi năm 2008 và những năm kế tiếp sẽ là một năm bùng nổ cho ngành tài chính ngân hàng với những cải cách không ngừng của Chính phủ. Song song với những triển vọng tốt đẹp đối với Việt Nam nói chung và khu vực ngân hàng tài chính nói riêng, vẫn còn không ít những thách thức mà một trong số đó là sự khan hiếm nguồn nhân lực có chuyên môn cao. Cơ sở hạ tầng vẫn còn là một trở ngại không nhỏ khi hệ thống đường sá, cảng biển, cơ sở vật chất và các dự án xây dựng… đang chịu một áp lực không nhỏ để theo kịp đà phát triển nhanh chóng cũng như tăng trưởng kinh tế cao trong giai đoạn sắp tới. Ông Henry Birr - Phó Chủ tịch Tập đoàn Metro: “Nhấn mạnh vai trò của một quốc gia thương mại” Việc gia nhập WTO đã nhấn mạnh vai trò quan trọng của Việt Nam như một quốc gia thương mại. Trong thời gian qua, Chính phủ Việt Nam đã chứng minh được chính sách kinh tế vững mạnh và đáng tin cậy. Metro hoàn toàn tin tưởng đường lối này sẽ được tiếp tục và sẽ tạo nền tảng vững chắc cho đầu tư và cho thành công trong tương lai. (Thương mại) B. NGÂN HÀNG THẾ GIỚI (WORLD BANK) I. Giới thiệu: 1. Tổng quan: World Bank Group, thường được gọi tắt là Ngân hàng Thế giới và được viết tắt là WB là một tổ chức tài chính đa phương có mục đích trung tâm là thúc đẩy phát triển kinh tế và xã hội ở các nước đang phát triển bằng cách nâng cao năng suất lao động ở các nước này. Nhóm Ngân hàng Thế giới bao gồm năm tổ chức tài chính thành viên, đó là Ngân hàng Quốc tế Tái thiết và Phát triển, Hội Phát triển Quốc tế, Công ty Tài chính Quốc tế, Trung tâm Quốc tế Giải quyết Mâu thuẫn Đầu tư, và Cơ quan Đảm bảo Đa phương.  Ngân hàng Quốc tế Tái thiết và Phát triển (IBRD: International Bank for Reconstruction and Development): được chính thức thành lập ngày 27/12/1945 với trách nhiệm chính là cấp tài chính cho các nước Tây Âu để họ tái thiết kinh tế sau Chiến tranh thế giới II và sau này là cho phát triển kinh tế ở các nước nghèo. Sau khi các nước này khôi phục được nền kinh tế, IBRD cấp tài chính cho các nước đang phát triển không nghèo.  Hội Phát triển Quốc tế (IDA: International Development Association): được thành lập năm 1960 chuyên cấp tài chính cho các nước nghèo.  Công ty Tài chính Quốc tế (IFC : International Financial Corporation): thành lập năm 1956 chuyên thúc đẩy đầu tư tư nhân ở các nước nghèo.  Trung tâm Quốc tế Giải quyết Mâu thuẫn Đầu tư (ICSID: International Centre for Settlement of Investment Disputes): thành lập năm 1966 như một diễn đàn phân xử hoặc trung gian hòa giải các mâu thuẫn giữa nhà đầu tư nước ngoài với nước nhận đầu tư.  Cơ quan Bảo lãnh Đầu tư Đa phương (MIGA: Multilateral Investment Guarantee Agency): thành lập năm 1988 nhằm thúc đẩy FDI vào các nước đang phát triển. 2. Mục tiêu hoạt động của WB - Tăng trưởng kinh tế và X óa đói giảm nghèo của quốc gia thành viên - Hỗ trợ sự phát triển và nâng cao mức sống của người dân tại các quốc gia thành viên. II. Chức năng của WB: Chức năng của WB được phân công cho các tổ chức thành viên thực hiện. 1. IBRD và IDA: IBRD và IDA đi vay (phát hành trái phiếu) và cho các nước thành viên vay lại (hiện WB có 184 nước thành viên). Không phải nước thành viên nào cũng được vay WB. Cá nhân và công ty không được WB cho vay. Chính phủ của những nước đang phát triển nhưng có thu nhập quốc dân trên đầu người trên 1305 USD/năm được vay của IBRD. Các khoản vay này có lãi suất chỉ cao hơn lãi suất mà WB đã đi vay một chút. Chính phủ của các nước nghèo, có thu nhập quốc dân trên đầu người dưới 1305 USD/năm (trong thực tế là dưới 805USD/năm) được vay của IDA. Các khoản vay sẽ không đòi lãi suất và có thời hạn lên tới 35-40 năm. Trong hai thập kỳ đầu kể từ khi được thành lập, IBRD đã dành hơn 2/3 tổng giá trị các khoản cho vay của mình cho các dự án phát triển năng lượng và giao thông vận tải. Trong hai thập niên 1960 và 1970, các dự án phát triển cơ sở hạ tầng vẫn quan trọng nhất, song hoạt động của IBRD và IDA đã rất đa dạng, từ hỗ trợ giáo dục, y tế, dinh dưỡng, kế hoạch hóa gia đình, đến hỗ trợ phát triển nông thôn và hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ. Các hoạt động của IBRD và IDA đều trực tiếp liên quan đến giúp đỡ người nghèo và mang hình thức hỗ trợ tài chính lẫn kỹ thuật. Từ thập niên 1980, ngoài đầu tư vào vốn vật chất và vốn con người, IBRD và IDA bắt đầu cho vay để cải cách cơ cấu kinh tế và điều chỉnh chính sách ở các nước đang phát triển. Phản ứng nhạy bén và chú trọng xóa nghèo là các mục tiêu hiện nay của IBRD và IDA. 2. IFC: IFC cho các dự án tư nhân ở các nước đang phát triển vay theo giá thị trường nhưng là vay dài hạn hoặc cấp vốn cho họ. Sự tham gia của IFC như một sự bảo đảm đối với các nhà đầu tư khác quan tâm tới dự án và khuyến khích họ đầu tư vào dự án. Nhiệm vụ của IFC là thúc đẩy đầu tư vào khu vực tư nhân tại các nước đang phát triển nhằm xoá đói giảm nghèo và cải thiện đời sống nhân dân. IFC cấp vốn cho các dự án đầu tư bằng tiền của mình và qua huy động vốn trên thị trường tài chính quốc tế. IFC cũng cung cấp trợ giúp kỹ thuật và tư vấn cho chính phủ và doanh nghiệp.  IFC là tổ chức đa phương cung cấp vốn cổ phần và vốn vay lớn nhất cho các doanh nghiệp tư nhân tại các nước đang phát triển. Nguồn vốn của IFC là dài hạn và theo điều kiện thị trường.  Vốn điều lệ của IFC do 175 nước thành viên cung cấp, và họ cùng quyết định chính sách và phê duyệt các khoản đầu tư của IFC.  Trong năm 2001 IFC phê duyệt 240 dự án, cung cấp 3.7 tỷ USD vốn của IFC và 1.6 t ỷ USD từ các ngân hàng tư nhân qua các chương trình cho vay hợp vốn.  IFC chia sẻ rủi ro dự án cùng với chủ đầu tư và các đối tác tài chính khác nhưng không tham gia vào việc quản lý dự án.  IFC chỉ cấp vốn cho một phần tổng chi phí dự án. Cứ 1 USD vốn của IFC, các nhà đầu tư và cho vay khác cung cấp 5 USD.  Điều lệ của IFC yêu cầu công ty hoạt động có lãi và công ty luôn có lãi kể từ khi ra đời.  IFC không chấp nhận bảo lãnh của chính phủ.  IFC có khoảng 2000 nhân viên làm việc tại Washington D.C. và trên 70 văn phòng đại diện. Sự tham gia của IFC và các dự án giúp đảm bảo và cân bằng như cầu của các bên trong một giao dịch: Nhà đầu tư nước ngoài, đối tác trong nước, các tổ chức tín dụng khác và chính quyền. 3.MIGA: MIGA cung cấp những bảo đảm trước các rủi ro chính trị (rủi ro phi thương mại) để các nhà đầu tư nước ngoài yên tâm đầu tư trực tiếp vào các nước đang phát triển. Cùng vói các liên minh thành lập giữa các năm 1956 và 1988, IBRD là một phần của nhóm Ngân hàng thế giới. Trụ sở đặt tại Washington, D.C. Nó là một tổ chức quốc tế do các chính phủ thành viên nắm giữ. Mặc dù nó đem lại lợi nhuận nhưng lợi nhuận của nó được tái sử dụng để góp phần vào nỗ lực xóa đói giảm nghèo. Về mặt kỹ thuật mà nói thì WB là một phần của hệ thống Liên Hợp Quốc, nhưng cơ cấu về nước thành viên thì lại khác, mỗi chi nhánh của Nhóm ngân hàng thế giới nằm dưới sự quản lý của chính phủ đó được đại diện bởi phần góp vốn và tỷ lệ phiếu bầu tương ứng. Thành viên có quyền bỏ phiếu như các quốc gia khác nhưng có thể có thêm số phiếu tùy thuộc vào đóng góp tài chính vào tổ chức Kết quả là, Ngân hàng thế giới được hoạt động chủ yếu bởi các quốc gia phát triển, trong khi khách hàng hầu hết là các quốc gia đang phát triển. Một vài ý kiến ghi nhận rằng cơ cấu chính phủ ấy đã làm lợi phần lớn cho các quốc gia phát triển. Ví dụ vào 1/11/2006 M ỹ giữ 16,4% tổng số phiếu; Nhật:7,9%; Đức:4,5% và Anh, Pháp mỗi bên giữ 4,3%. Và kết quả chỉ được thông qua khi đạt được 85% trên tổng số phiếu. Như thế chứng tỏ M ỹ có thể khống chế được hầu hết chính sách hay thay đổi của WB. III. Vị thế của Việt nam tại WB 1. Vị thế: - Gia nhập WB: Ngày 18/8/1956, chính quyền Sài gòn Nam Việt Nam gia nhập WB. Ngày 21/9/1976, nước CHXHCN Việt Nam tiếp quản tư cách hội viên tại WB của Chính quyền Sài gòn cũ. - Cổ phần của Việt nam tại + IBRD là 968 cổ phần. Tổng số phiếu bầu là 1218, chiếm 0,08% + IDA là 14.778 cổ phần. Tổng số phiếu bầu là 19.203, chiếm 0,14% + IFC là 446 cổ phần. Tổng số phiếu bầu là 696, chiếm 0,03% + M IGA là 388 cổ phần. Tổng số phiếu bầu là 565, chiếm 0,29% 2. Các hoạt động của WB tại Việt Nam 2.1. Quan hệ VN - WB giai đoạn 1978-1993 - Năm 1978, WB đã cho Việt Nam vay một khoản tín dụng trị giá 60 triệu USD để thực hiện dự án Thuỷ lợi Dầu tiếng. Tháng 1/1985, IMF và WB đình chỉ quyền vay vốn của Việt nam do Việt nam mắc nợ quá hạn. 2.2. Quan hệ VN-WB giai đoạn 93 đến nay Sau một thời gian bị gián đoạn, đến tháng 10/1993, với nỗ lực to lớn và quyết tâm thực hiện cải cách của Chính phủ Việt Nam cùng với sự vận động dàn xếp tài chính thiện chí của các nhà tài trợ thuộc Câu lạc bộ Paris, quan hệ tín dụng giữa WB và Việt Nam đã chính thức được nối lại. Văn phòng Đại diện của WB tại Việt Nam: Ngày 14/09/1994, WB chính thức mở Văn phòng tại Hà nội. Từ năm 1993 đến nay, WB đã bổ nhiệm 03 cán bộ giữ chức vụ Giám đốc Văn phòng WB tại Việt nam: ông Bradley Babson (1993-1997), ông Andrew Steer (1997-2002) và hiện này Ajay Chhibber.. Trong số các tổ chức cho vay thuộc nhóm WB, hỗ trợ tài chính dưới hình thức cho vay ưu đãi và hỗ trợ kỹ thuật của IDA cho Việt nam chiếm vai trò chủ đạo trong mối quan hệ giữa Việt nam với nhóm WB (thời hạn vay 40 năm, phí dịch vụ 0,75%/năm, phí cam kết 0- 0,5%/năm, không lãi suất, 10 năm ân hạn). Ngoài ra, IFC cũng cho vay các dự án thuộc khu vực tư nhân của Việt Nam với lãi suất thị trường. M IGA đã ký kết một số hiệp định bảo lãnh cho các dự án đầu tư vào Việt nam. 2.3. Tài trợ của WB dối với Việt nam Tính đến tháng 31/12/2003, WB đã cam kết tài trợ 41 dự án và chương trình cho Việt Nam với tổng số vốn cam kết đạt hơn 4,38 tỷ USD (kể cả dự án Thuỷ lợi Dầu tiếng vay vốn WB tháng 8/1978 và khoản bảo lãnh dự án điện BOT Phú Mỹ 2-2). Tổng số vốn giải ngân tính đến tháng 31/12/2003 đạt hơn 2,18 tỷ USD, chiếm khoảng 50% tổng số vốn cam kết. Các dự án mà WB tài trợ cho Việt Nam tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực ưu tiên cao của Nhà nước như: nông nghiệp, thuỷ lợi, năng lượng, cơ sở hạ tầng đô thị và nông thôn, giao thông, y tế, giáo dục, tài chính ngân hàng. Các dự án này đã đóng góp tích cực và có hiệu quả vào việc nâng cấp cơ sở hạ tầng kinh tế, phát triển các dịch vụ xã hội, tăng cường thể chế và phát triển nguồn nhân lực, quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên và xoá đói giảm nghèo. Hiện nay, Việt nam là nước vay IDA lớn nhất Ngoài việc cho vay các dự án và chương trình, WB cũng cung cấp các khoản Hỗ trợ Kỹ thuật (HTKT) cho Việt Nam, kể cả các khoản HTKT uỷ thác của các nước. Tổng số HTKT của WB tính đến tháng 31/12/2003 là hơn 135 khoản với trị giá khoảng 322 triệu USD; trong đó bao gồm 19 khoản đồng tài trợ trị giá 210,6 triệu USD. 2.4. Các hoạt động khác của WB tại Việt nam Được sự chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ, Trung tâm Thông tin Phát triển Việt nam (VDIC) trực thuộc Văn phòng WB tại Hà nội đã chính thức đi vào hoạt động từ ngày 4/1/2001. Mục tiêu của Trung tâm này là mở rộng quan hệ hợp tác, tăng cường chất lượng hoạt động, nâng cao hiệu quả hỗ trợ của Nhóm WB cho Việt nam cũng như tăng cường sự hợp tác với các cơ quan hỗ trợ phát triển đang hoạt động tại Việt nam. Trung tâm này hỗ trợ Việt nam tiếp cận tri thức và thông tin phát triển mới nhất cũng như chia sẻ kinh nghiệm với các nước khác trên thế giới; đồng thời góp phần giúp cho thế giới bên ngoài hiểu rõ hơn về Việt nam. Trong thời gian hoạt động vừa qua, Trung tâm đã tổ chức một số khoá học liên quan tới các lĩnh vực ưu tiên phát triển. Hiện nay, WB đang dự kiến việc mở thêm một Trung tâm Đào tạo Từ xa tại TP. Hồ Chí Minh và mở rộng mạng kết nối đào tạo phát triển toàn cầu (GDLN) . 3. Chiến lược hỗ trợ của WB tại Việt Nam Chiến lược hỗ trợ quốc gia của Ngân hàng Thế giới là “kế hoạch kinh doanh” được trực tiếp thông tin cũng như hướng dẫn của Chiến lược tăng trưởng và giảm nghèo toàn diện của Chính phủ Việt Nam (CPRGS), chiến lược này đặt mục tiêu giảm nghèo và tăng trưởng ở trung tâm của các chiến lược phát triển của Chính phủ. Chiến lược tăng trưởng và giảm nghèo toàn diện được Thủ tướng chính phủ thông qua tháng 5 năm 2002, được xây dựng trên cơ sở tham vấn rộng rãi với các bộ, ngành, các nhà tài trợ và các cộng đồng trong xã hội, đóng vai trò là một kế hoạch hành động cho Chính phủ và thông qua Chiến lược hỗ trợ quốc gia mới cho Việt Nam, là khuôn khổ cho chương trình hỗ trợ của Ngân hàng Thế giới cho Việt Nam trong tương lai. Chiến lược tăng trưởng và giảm nghèo toàn diện đặt ra ba mục tiêu lớn và ba mục tiêu này lại được coi là các nguyên tắc tổ chức chính của Chiến lược hỗ trợ quốc gia của Ngân hàng Thế giới cho Việt Nam. Mục tiêu thứ nhất là hỗ trợ Việt Nam chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, sẽ vẫn tiếp tục là mục tiêu trung tâm của các hoạt động của Ngân hàng Thế giới, với sự chuyển hướng từ “thiết kế” sang hỗ trợ Chính phủ “thực hiện” chương trình cải cách chính sách. Các chương trình kế hoạch được thiết kế trong Chiến lược hỗ trợ quốc gia tập trung vào phát triển ngành tài chính; cải cách các doanh nghiệp nhà nước; hỗ trợ cho khu vực kinh tế tư nhân đang nổi lên; quản trị doanh nghiệp và sự tham gia của khu vực tư nhân vào cơ sở hạ tầng. Công ty tài chính quốc tế IFC, Chương trình Phát triển Dự án Mê kông MPDF và Tổ chức bảo lãnh đầu tư đa phương M IGA sẽ mở rộng chương trình hoạt động để cải thiện môi trường đầu tư trong nước cũng như nước ngoài. Chiến lược tăng trưởng và giảm nghèo toàn diện đưa ra một chương trình 6 bước nêu bật các thách thức trong tương lai để đạt được mục tiêu lớn thứ hai của chiến lược này là củng cố phát triển công bằng, hội nhập và bền vững. Mục tiêu này được Ngân hàng Thế giới hỗ trợ tích cực thông qua toàn bộ giai đoạn thực hiện của Chiến lược hỗ trợ quốc gia CAS. Các ưu tiên chính được đưa ra ở mục tiêu này gồm phối hợp với Chính phủ thu hẹp các khoảng cách phát triển của các vùng khó khăn và tụt hậu; nâng cao mức sống của các cộng đồng dân tộc thiểu số; nhận thức rõ công bằng giới và tiến bộ của phụ nữ; người nghèo có thể tiếp cận và trả tiền được các dịch vụ xã hội cơ bản; giảm nhẹ ảnh hưởng của thiên tai và các chấn động khác; và củng cố phát triển môi trường bền vũng. Những vấn đề này được nhấn mạnh trong toàn bộ chương trình hỗ trợ của Ngân hàng Thế giới. Nằm trong khuôn khổ mục tiêu lớn thứ ba thúc đẩy quản trị tốt, Ngân hàng Thế giới sẽ tập trung hỗ trợ giúp Chính phủ cải thiện quản lý tài chính công, thông tin và tính minh bạch và cũng củng cố phát triển luật pháp. Các hỗ trợ kỹ thuật chủ yếu sẽ được cung cấp cho từng lĩnh vực và các dự án sẽ được xây dựng là Quản lý tài chính công, Chính phủ điện tử và có thể cả phát triển luật pháp. Chiến lược hỗ trợ quốc gia cũng nêu rõ quan hệ đối tác là chìa khoá để đạt được tiến bộ trong lĩnh vực quản trị. Nhóm Ngân hàng Thế giới sẽ tiếp tục cố gắng hỗ trợ Việt Nam giải quyết nạn tham nhũng, trực tiếp qua chương trình hỗ trợ của Ngân hàng và thông qua việc hỗ trợ Chính phủ giải quyết vấn đề này một cách có hệ thống. Để hỗ trợ ba mục tiêu chính yếu này, Chiến lược hỗ trợ quốc gia đưa ra một chương trình hỗ trợ theo kế hoạch trong ba năm tới bao gồm các hoạt động nghiên cứu và tư vấn, dự án hỗ trợ thông qua chương trình cho vay của Ngân hàng Thế giới và các hoạt động hỗ trợ của Công ty tài chính quốc tế IFC, Chương trình Phát triển Dự án Mê kông M PDF và Tổ chức bảo lãnh đầu tư đa phương MIGA để hỗ trợ khu vực tư nhân và đầu tư, và một loạt các tín dụng giảm nghèo hàng năm (PRSCs) hỗ trợ giai đoạn chuyển đổi của Việt Nam, quan hệ đối tác và điều phối chương trình ODA. Trong từng lĩnh vực mà Ngân hàng Thế giới đặt kế hoạch hỗ trợ đều đã được Chính phủ và các nhà tài trợ nhất trí nhằm đảm bảo việc sử dụng vốn ODA được hiệu quả cao nhất. Chiến lược hỗ trợ quốc gia đưa ra các chương trình cho vay dự kiến từ 300 đến 760 triệu đô la M ỹ mỗi năm, trực tiếp hỗ trợ các mục tiêu giảm nghèo của Việt Nam được đặt ra trong Chiến lược tăng trưởng và giảm nghèo toàn diện (CPRGS), tập trung cho bốn ngành chính: phát triển nông thôn; phát triển đô thị; cơ sở hạ tầng và phát triển con người. 4. Đánh giá chung Về quan hệ VN - WB: Kể từ khi nối lại quan hệ với tín dụng với Việt Nam đến nay, WB đã có những đóng góp và hỗ trợ tích cực vào công cuộc đổi mới và cải cách kinh tế, đặc biệt là công cuộc xoá đói giảm nghèo ở Việt nam. Quan hệ giữa Việt Nam và WB ngày càng được củng cố và phát triển. Điều này được thể hiện thông qua các chuyến thăm và làm việc chính thức tại Việt Nam của Chủ tịch WB - Ngài James D. Wolfensohn năm 1996 và 2000 và các chuyến thăm của các Tổng Giám đốc, các Phó Chủ tịch. Phía WB đã đánh giá cao những kết quả đạt được và nỗ lực to lớn của Chính phủ Việt Nam trong công cuộc cải cách kinh tế, xoá đói giảm nghèo và thực hiện công bằng xã hội Quan hệ với IFC: Kể từ năm 1993, IFC đã thông qua 30 dự án với tổng số vốn đầu tư là 605 triệu USD dưới hình thức tài trợ trực tiếp và hợp vốn, hỗ trợ cho các dự án có tổng số vốn đầu tư khoảng 1,6 tỷ USD. Hoạt động của IFC chủ yếu đầu tư vào khu vực ngoài quốc doanh của nền kinh tế như sản xuất xi măng, thép, khách sạn, may mặc, chế biến nông sản... Ngoài ra, IFC còn thành lập Chương trình Phát triển Dự án Mê kông (MPDF). Trong thời gian vừa qua, MPDF đã hỗ trợ tiếp cận tài chính cho 72 dự án của các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SM E) trị giá 50 triệu USD và thực hiện 15 khoản HTKT. M PDF đã tích cực giúp đánh giá môi trường kinh doanh cho các doanh nghiệp tư nhân ở Việt nam, trong lĩnh vực đào tạo cho các ngân hàng và các nhà quản lý trong nước, và xây dựng năng lực cho tư vấn trong nước Quan hệ với MIGA: với mục tiêu hoạt động của mình, MIGA đã phát hành 7 Hiệp định bảo lãnh ở Việt nam với tổng trị giá 451 triệu USD trong lĩnh vực xây dựng khách sạn, chế biến xuất khẩu cà phê, xây dựng nhà máy sản xuất kính và dự án điện BOT Phú M ỹ 3. IV. Vai trò của WB đối với sự phát triển kinh tế của Việt Nam và xu hướng ODA của WB cho Việt Nam. Kể từ khi nối lại quan hệ tín dụng với WB vào 10/1993, WB cung cấp 3 loại dịch vụ chủ yếu là: (1) thiết kế và tài trợ cho các dự án phát triển; (2) hỗ trợ kỹ thuật (TA), tư vấn về chính sách và các báo cáo phân tích; và (3) điều phối viện trợ (1) Tài trợ của WB cho Việt nam thường tập trung vào các dự án trong các lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng, phát triển thể chế và nguồn nhân lực ... nay hướng trọng tâm vào xoá đói giảm nghèo, các khoản vay chương trình điều chỉnh cơ cấu kinh tế và các khoản vay chương trình theo ngành trong thời gian tới. Điều này cho thấy Việt nam đã dần dần nâng cao năng lực tiếp nhận và sử dụng nguồn vốn ODA trong thời gian qua Chương trình Tín dụng Điều chỉnh Cơ cấu (SAC I) và Chương trình Tín dụng Hỗ trợ Giảm nghèo (PRSC) I và II tập trung vào 5 lĩnh vực cải cách trọng tâm của nền kinh tế bao gồm : (i) cải cách ngân hàng; (ii) cải cách khu vực doanh nghiệp nhà nước; (iii) cải cách chi tiêu công; (iv) tự do hoá thương mại; và (v) phát triển khu vực tư nhân. Ngoài ra, chương trình PRSC II còn được mở rộng sang một số lĩnh vực khác như giáo dục, y tế, bảo vệ môi trường. Việt nam sẽ chuẩn bị tiếp nhận các PRSC trong những năm tiếp theo. (2) HTKT và tư vấn về chính sách và các báo cáo phân tích Các HTKT của WB tập trung vào các lĩnh vực như: hỗ trợ chuẩn bị các dự án do WB tài trợ tín dụng, phát triển thể chế nhằm xây dựng và nâng cao năng lực quản lý điều hành của một số ngành và cơ quan liên quan đến dự án, xây dựng và phát triển chính sách nhằm nâng cao khuôn khổ chính sách, pháp lý cho các dự án hạ tầng cơ sở thuộc ngành điện, vệ sinh môi trường, cấp thoát nước, tài chính, ngân hàng v.v. và đã phát huy được hiệu quả trong quá trình thực hiện Ngoài ra, hàng năm WB còn cử các đoàn vào Việt nam phối hợp với các bộ ngành soạn thảo và phát hành các báo cáo kinh tế, báo cáo ngành, xây dựng Chiến lược Hỗ trợ Quốc gia (CAS) cho Việt Nam (3) Điều phối viện trợ: hàng năm Hội nghị tư vấn giữa các nhà tài cho Việt nam (CG) - do WB làm đồng chủ tọa - được tổ chức nhằm vận động các nhà tài trợ cung cấp hỗ trợ tài chính, kỹ thuật và điều phối viện trợ giữa các nhà tài trợ . Nhờ đó, vốn viện trợ được sử dụng hiệu quả hơn phục vụ cho công cuộc cải cách kinh tế của Việt Nam. WB đã tái khẳng định cam kết tiếp tục hỗ trợ Việt nam theo Chiến lược Hỗ trợ Quốc gia (CAS) cho Việt nam trong thời kỳ 2 năm tới, từ 2004 - 2006. Tóm lại, các hỗ trợ dưới hình thức cho vay ưu đãi, hỗ trợ kỹ thuật và tư vấn của IDA cho Việt nam chiếm vai trò chủ đạo trong mối quan hệ giữa Việt nam với nhóm WB. Đặc biệt, bên cạnh hỗ trợ về tài chính, Chính phủ Việt nam đánh giá cao vai trò tư vấn về chính sách để thực hiện thành công Chương trình Tín dụng Điều chỉnh Cơ cấu (SAC I) và các Chương trình Tín dụng Hỗ trợ Giảm nghèo (PRSC ) I và II. Với vai trò đồng chủ tọa Hội nghị CG hàng năm, WB đã làm tốt vai trò điều phối và kêu gọi tài trợ trực tiếp để hỗ trợ Việt nam phát triển kinh tế, qua đó tăng uy tín của Việt nam trong cộng đồng tài chính quốc tế, góp phần thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt nam. Điều này thể hiện qua việc đồng tổ chức thành công Hội nghị CG năm 2003 với mức cam kết 2,8 tỷ USD cho Việt nam trong năm 2004. V. Các Tổ chức thành viên của WB tại Việt Nam 1. IFC tại Việt Nam Từ năm 1994, cho đến tháng 10 năm 2001, IFC đã cam kết cấp vốn cho 15 dự án tại Việt Nam. Đối với các dự án này IFC đã cung cấp 383 triệu USD trong đó 180 triệu USD do bản thân IFC và 203 triệu USD cho các ngân hàng tham gia.  IFC hỗ trợ sự phát triển của khu vực tư nhân tại Việt Nam qua đầu tư và tư vấn. Ưu tiên chiến lược của IFC tại Viêt Nam là tiếp tục tập trung vào:  Xây dựng tổ chức và thị trường tài chính trong nước.  Phát triển cơ sở hạ tầng qua tư nhân hoá và đầu tư.  Cải cách Doanh nghiệp nhà nước.  Hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs).  Cải thiện môi trường đầu tư. Ngoài ra, IFC quản lý Chưong Trình Phát Triển Dự Án Mekong (MPDF), một hoạt động do nhiều tổ chức tài trợ nhằm đẩy mạnh việc thành lập và phát triển của các SMEs tại Việt Nam, Lào, Cambodia. Từ khi thành lập vào năm 1997, MPDF đã cung cấp hỗ trợ cho 80 công ty và thu xếp tài chính trị giá khoảng 40 triệu USD. IFC, cùng với Ngân Hàng Thế Giới, hiện đang tích cực đẩy mạnh Diễn Đàn Doanh Nghiệp. Mục tiêu của diễn đàn nhằm cải thiện môi trường kinh doanh tại Việt Nam và tổ chức 2 lần một năm hội nghị giữa các nhà hoạch định chính sách, đại diện doanh nghiệp và các nhà tài trợ. Các Dự án IFC tại Việt Nam Tài Chính: vào năm tài chính 1997 IFC giúp thành lập Công ty Cho Thuê Quốc Tế Việt Nam (Vietnam International Leasing Company Limited (VILC), công ty thuê tài chính đầu tiên tại Việt Nam). VILC đóng vai trò là quan trọng trong, cung cấp nguồn tài chính trung hạn cho các SM Es tại Việt Nam. Từ khi thành lập, VILC đã cung cấp 35 triệu USD vốn thuê mua tài chính cho gần 250 công ty. Nguồn vốn của công ty đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước mua sắm nhiều tài sản cố định bao gồm máy móc, thiết bị văn phòng và cho nhà máy. VILC phát triển từ chương trình hỗ trợ của IFC vào năm 1991: IFC tư vấn cho chính phủ Việt Nam về thuê mua và xây dựng khuôn khổ pháp lý phù hợp cho việc cấp phép, quản lý và thực hiện hoạt động cho thuê tài chính. Doanh nghiệp vừa và nhỏ: IFC cung cấp khoản vay trị giá 300,000 USD cho công ty Vinh Phat (Vinh Phat), một cơ sở sản xuất và xuất khẩu sản phẩm may mặc trong nước. Khoản đầu tư này tạo điều kiện cho Vĩnh Phát mở rộng sản xuất và trang thiết bị và mua dây chuyền thiết bị mới. Dự án giúp công ty tăng kim ngạch xuất khẩu và tạo công ăn việc làm. Giáo dục: Vào năm tài chính 2001 IFC phê duyệt khoản vay trị giá 7.25 triệu USD để thành lập Trường Đại Học Tổng Hợp RMIT (RM IT). Đóng tại Thành Phố Hồ Chính Minh, RMIT là trường đại học nước ngoài đầu tiên tại Việt Nam. Do thiếu trường đại học và trung cấp, chỉ có 1 trong 6 sinh viên có thể vào học tại các trường đại học tại Việt Nam. Dự án sẽ tạo điều kiện hàng nghìn học sinh có thể có được giáo dục đại học hiện đại chất lượng cao mà không phải đi ra nước ngoài. Trường đại học sẽ cung cấp các chương trình đào tạo có bằng, dạy ngoại ngữ và đào tạo chuyên môn xây dựng theo nhu cầu thị trường. 2. Tổ chức bảo lãnh đầu tư đa phương (MIGA) tại Việt Nam Tổ chức bảo lãnh đầu tư đa phương (M IGA) hỗ trợ Việt Nam trong các lĩnh vực có sự tham gia và có vai trò lớn của khu vực tư nhân trong ngành điện và các lĩnh vực truyền tải, và hỗ trợ phát triển cho khả năng thúc đẩy đầu tư. Tổ chức bảo lãnh đầu tư đa phương (MIGA) cũng đã tiến hành nghiên cứu tổng quan về các kinh nghiệm tốt nhất của thúc đẩy đầu tư cho Chính phủ. Tổ chức cũng thiết kế và tiến hành các chương trình hỗ trợ kỹ thuật cho thúc đẩy đầu tư của Việt Nam, bao gồm cả xây dựng và cho ra đời trang thông tin để thúc đẩy đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Tổ chức bảo lãnh đầu tư đa phương (MIGA) hiện đang tìm kiếm khả năng hợp tác với khối ASEAN để hỗ trợ cho các chương trình xây dựng năng lực thúc đẩy đầu tư được chỉnh sửa cho các nước thành viên mới nhất của ASEAN( trong đó có Việt Nam) nhằm làm giảm bớt khoảng cách phát triển giữa những nước này và các thành viên khác của ASEAN. Tính đến ngày 28 tháng 02 năm 2003, tổng hỗ trợ của M IGA cho Việt Nam là 10 triệu đô la M ỹ. Số tiền này bao gồm cả một dự án viễn thông được bảo lãnh vào năm 2001. MIGA hiện cũng đang xem xét hỗ trợ cho một dự án năng lượng ( lên đến khoảng 100 triệu đô la M ỹ). Chương trình Việt Nam - MIGA, năm tài chính 1999-2002 1999 2000 2001 2002 ước tính Công cụ đầu tư (%) Khoản cho vay 0 100 100 30 Góp vốn 14 Những khoản đóng góp tương đương với vốn 56 Các công cụ khác Tổng cộng 0 100 100 100 Các tín dụng bảo lãnh MIGA (US$m) 36.00 36.00 20.00 20.00 3. Chương trình Phát triển Dự án Mê Kông (MPDF) Chương trình Phát triển Dự án Mê Kông (MPDF) là chương trình do nhiều bên tài trợ được điều hành bởi Công ty Tài chính Quốc tế (IFC), bộ phận kinh tế tư nhân thuộc Tập đoàn Ngân hàng Thế giới. Các nhà tài trợ khác của MPDF bao gồm: Ngân hàng Phát triển Châu A, Canada, Australia, IFC, Na Uy, Nhật Bản, Phần Lan, Thuỵ Sỹ, Thuỵ Điển, và Vương quốc Anh. Sứ mện của MPDF là thúc đẩy sự hình thành và phát triển của các doanh nghiệp tư nhân nhỏ và vừa (DNNVV) sở tại ở Việt nam, Căm pu chia và Lào. Với văn phòng tại Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Phnôm Pênh, và Viên Chăn, MPDF thưc hiện ba hoạt động chính sau: Dịch vụ Hỗ trợ Tư vấn Doanh nghiệp: MPDF cung cấp hỗ trợ tư vấn doanh nghiệp cho các DNNVV có mong muốn cải tiến hoạc mở rộng hoạt động hiện có, hoặc cần giúp đỡ thiết lập hoạt động mới. Với mức độ phát triển và nhu cầu của doanh nghiệp thay đổi, MPDF có thể cung cấp các dịch vụ khác nhau như: - Đánh giá hoạt động doanh nghiệp: dịch vụ này được tiến hành nhằm xác định vấn đề và khuyến cáo các biện pháp giải quyết - Kết nối doanh nghiệp với các nhà tư vấn và các nhà cung cấp dịch vụ doanh nghiệp sở tại - Phát triển các dự án đầu tư và thu xếp nguồn tài chính Chương trình Phát triển Doanh nghiệp: M PDF cung cấp trợ giúp để tăng cường năng lực của các cơ quan sở tại có cung cấp dịch vụ thiết yếu cho doanh nghiệp nhỏ và vừa - Đào tạo quản lý và học tập linh hoạt - Trung tâm Đào tạo Ngân hàng - Phát triển các hiệp hội doanh nghiệp - Xúc tiến xuất khẩu Môi trường Hỗ trợ Doanh nghiệp: MPDF hợp tác với các đối tác tiến hành nghiên cứu và đối thoại về chính sách nhằm cải thiện môi trường kinh doanh cho doanh nghiệp nhỏ và vừa Các nghiên cứu, điều tra về khu vực tư nhân - Cinema, hội thảo về các vấn đề phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa - Đem đến Việt Nam các kinh nghiệm quốc tế VI. WB nhận định những thách thức của kinh tế Việt Nam Báo cáo được ông bố ngày 7/12 đã dành một phần khá lớn để nói về những mặt được của kinh tế Việt Nam trong năm qua như mức tăng GDP, xuất khẩu, vốn đầu tư nước ngoài, đầu tư trong nước hay thành công trong xoá đói giảm nghèo... Tuy nhiên, điều mà nhiều người muốn biết là những nhận định của WB về các thách thức của nền kinh tế vì chúng có thể giúp chúng ta có một cái nhìn khách quan hơn, nhằm xác định hướng phát triển cho những năm tới. Những quan ngại về tỷ lệ lạm phát Một trong những vấn đề nóng hiện nay là t ình hình lạm phát gia tăng. Tính đến tháng 11, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 10% so với cùng kỳ năm ngoái, tức là đã tăng 9,5% kể từ đầu năm, vượt xa mục tiêu của Chính phủ giữ tỉ lệ này thấp hơn tỷ lệ tăng trưởng GDP. Nguyên nhân chính, theo WB, là do chính sách tỷ giá của Việt Nam gắn chặt với đồng USD nên việc tăng giá một số mặt hàng trao đổi được trên thị trường thế giới đã có ảnh hưởng rất lớn đến một nền kinh tế mở như Việt Nam. Thêm vào đó, những biến động do cung đẩy lạm phát tăng nhanh vẫn chưa lắng xuống. Trong đó phải kể đến những cú sốc như các đợt dịch bệnh gia súc gia cầm, lũ lụt ở miền Trung, và giá các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu như sắt thép, xi măng và các sản phẩm xăng dầu... Báo cáo của WB cho biết: Chính phủ Việt Nam đã dành một khoản ngân sách khoảng 500 triệu USD để trợ giá xăng dầu, trong đó khoảng 140 triệu USD được chi tính đến cuối tháng 10/2007. Tuy nhiên, giá bán lẻ xăng dầu đã tăng 15% (từ 11.300 đồng lên 13.000 đồng/lít) vào ngày 22/11, khi giá dầu thế giới đạt ngưỡng gần 100 USD/thùng. Giá bán lẻ dầu diesel cũng tăng từ 8.600 đồng lên 14.500 đồng/lít. Về mặt tín dụng, báo cáo cho rằng quan ngại chủ yếu là mức tăng trưởng tín dụng quá nhanh sẽ không đảm bảo chất lượng tín dụng. M ặc dù mức tăng trưởng tín dụng đã được kiềm chế và giảm xuống còn 25% trong năm 2006 nhưng đã lại tăng quá nhanh lên đến 40% tính tới tháng 8/2007. Những tháng gần đây, Ngân hàng Nhà nước đã tỏ ra lo ngại về những rủi ro liên quan tới kế hoạch tăng vốn của các ngân hàng thương mại. Với sự sôi động của thị trường chứng khoán, nhiều ngân hàng đã lợi dụng cơ hội này để tăng vốn mà thiếu những kế hoạch kinh doanh thích hợp. Do vậy, một quy định mới ra gần đây đã yêu cầu các ngân hàng muốn tăng vốn thì phải cung cấp kế hoạch kinh doanh chi tiết, trong đó nêu rõ mức lợi nhuận trên vốn cổ phần và tỷ lệ cổ tức dự kiến sau khi tăng vốn. Thất vọng về cổ phần hóa các ngân hàng thương mại Nhà nước WB cũng nhắc đến sự thất vọng của các nhà đầu tư nước ngoài muốn tham gia vào quá trình cổ phần hoá một số ngân hàng thương mại Nhà nước. Các nhà đầu tư chiến lược nước ngoài mong đợi mức trần quy định sẽ tăng từ 10% lên 20%, song cuối cùng lại được chốt lại ở mức 15%. Trong một số trường hợp cụ thể, Thủ tướng có thể cho phép áp dụng mức 20%. C. QUỸ TIỀN TỆ QUỐC TẾ- IMF I. Giới thiệu chung về Q uỹ Tiền Tệ Quốc Tế (IMF) 1.1. Mục tiêu hoạt động: ­ Tăng cường hợp tác tiền tệ quốc tế thông qua một tổ chức thường trực, tổ chức này thiết lập cơ chế cho công tác tư vấn và hợp tác về các vấn đề tiền tệ quốc tế. ­ Tạo điều kiện thực hiện những mục tiêu cơ bản của chính sách kinh tế như mở rộng và tăng trưởng cân bằng thương mại quốc tế, và từ đó góp phần củng cố và duy trì tỉ lệ công ăn việc làm và thu nhập thực tế cao và góp phần vào sự phát triển của các nguồn lực hữu ích của tất cả các nước hội viên. ­ Tăng cường ổn định ngoại hối, duy trì các giao dịch ngoại hối có trật tự giữa các nước hội viên, và tránh việc giảm giá hối đoái có tính cạnh tranh. ­ Hỗ trợ xây dựng hệ thống thanh toán đa biên đối với các giao dịch vãng lai giữa các nước hội viên và hỗ trợ cho việc loại bỏ các hạn chế ngoại hối làm cản trở tăng trưởng thương mại thế giới. ­ Tạo lòng tin cho các nước hội viên bằng cách cho các nước hội viên được sử dụng tạm thời Nguồn Vốn chung của Quỹ với những đảm bảo thích hợp, từ đó tạo cho họ những cơ hội điều chỉnh những sai lệch trong cán cân thanh toán mà không phải sử dụng những biện pháp có phương hại đến tiềm năng của quốc gia cũng như quốc tế. ­ Rút ngắn thời gian và giảm nhẹ mức độ mất cân đối trong cán cân thanh toán quốc tế của các nước hội viên. 1.2. Vai trò chủ yếu: ­ Cung cấp hỗ trợ tài chính ­ Hỗ trợ kỹ thuật ­ Đào tạo 1.3. Ngân sách hoạt động Dựa vào Nguồn vốn chung của Quỹ. chủ yếu là vốn cổ phần của các nước thành viên và tích luỹ của IMF. Ban đầu, mức cổ phần đóng góp phụ thuộc vào tỷ trọng kim ngạch xuất nhập khẩu của nước đó so với kim ngạch xuất nhập khẩu của thế giới. Ngoài ra, trong trường hợp cần thiết, IMF cũng có thể vay vốn trên thị trường tài chính quốc tế để phục vụ cho các hoạt động của mình. Đến ngày 31/8/2004, tổng vốn cổ phần của IMF là 311 tỷ USD, trong đó cổ phần các nước thành viên là: Mỹ (17,46%) – chiếm vị trí lớn nhất, Đức (6,11%), Nhật bản (6,26%), Anh (5,05%) và Pháp (5,05%). 1.4. Các hình thức hỗ trợ: ­ IMF không cam kết cho vay vốn theo tài khoá. ­ IMF xem xét cho các nước thành viên vay tín dụng khi thâm hụt cán cân thanh toán quốc tế (do nhập siêu hoặc trả nợ), đồng thời các nước này không có nợ quá hạn đối với các tổ chức tài chính quốc tế (IMF, WB, ADB...) ­ Để được vay IMF, nước xin vay phải lập và thực hiện chương trình cải cách cơ cấu trung hạn (3-5 năm) với sự thoả thuận và giám sát thực hiện của IM F (gồm khung khổ chính sách về cải cách kinh tế vĩ mô và các biện pháp thực hiện các cải cách). ­ Tín dụng IMF được cung cấp và hoàn trả dưới dạng tiền mặt (quy đổi về SDR tại thời điểm rút vốn hoặc trả nợ). Tiền rút về cho Ngân sách chủ yếu để hỗ trợ cán cân thanh toán quốc tế hoặc đưa vào dự trữ ngoại lệ, trả nợ. Ngân sách có điều kiện bù đắp cho các khoản chi khác của Chính phủ. ­ Trong thời gian thực hiện khoản vay, nếu nước vay nợ không thực hiện đầy đủ các cam kết (khung chính sách và các biện pháp) sẽ bị ngừng cấp tín dụng. Khi đã bị IMF tuyên bố ngừng cấp tín dụng thì các tổ chức tài chính quốc tế khác cũng ngừng cấp tín dụng đối với các khoản vay đang thực hiện. Do vậy, khi đã vay IMF, các quốc gia vay nợ phải thực hiện đầy đủ các cam kết và không được cam kết những gì ngoài khả năng II. Cơ cấu tổ chức: Cơ cấu hiện hành của IM F gồm có Hội đồng Thống đốc, Ban Giám đốc Điều hành, Tổng Giám đốc, các Phó Tổng Giám đốc và các cán bộ Quỹ. ­ Hội đồng Thống đốc: Bộ phận ra quyết định cao nhất tại IMF. Hội đồng Thống đốc bao gồm các Thống đốc (thường là Thống đốc Ngân hàng Trung ương hoặc Bộ trưởng Tài chính) và một Thống đốc phụ khuyết do từng nước hội viên IM F bổ nhiệm. Hội đồng thống đốc có một số các quyền hạn cụ thể, chẳng hạn như kết nạp hội viên mới, quyết định cổ phần, và phân bổ đồng SDR cũng như các quyền hạn khác không phân cấp cho Ban Giám đốc Điều hành hoặc Tổng Giám đốc. Hội đồng Thống đốc IMF họp Hội nghị thường niên kết hợp với Hội nghị thường niên của Hội đồng Thống đốc Ngân hàng Thế giới. ­ Ủy ban Tài chính Tiền tệ Q uốc tế: Trước đây gọi là Ủy ban Lâm thời, do Hội đồng Thống đốc IMF thành lập vào tháng 10/1974 với chức năng là để tư vấn cho các Thống đốc về các vấn đề tiền tệ quốc tế. M ỗi thành viên trong số 24 thành viên của Ủy ban Tài chính Tiền tệ Q uốc tế cũng là Thống đốc tại IM F, một Bộ trưởng hay một quan chức có chức vụ tương đương. ­ Ban Giám đốc Điều hành: gồm 1 Tổng Giám đốc điều hành và 24 Giám đốc điều hành, trong đó 5 Giám đốc điều hành đại diện cho 5 nước có cổ phần lớn nhất tại Quỹ (Mỹ, Nhật, Đức, Anh, Pháp) và 19 Giám đốc điều hành đại diện cho các nhóm nước có đặc điểm giống nhau về kinh tế địa lý, văn hóa, trừ Nga và Trung quốc có Giám đốc điều hành riêng. ­ Tổng Giám đốc: do Ban Giám đốc Điều hành lựa chọn, với nhiệm kỳ đầu tiên là 5 năm. Tổng Giám đốc tham gia vào các buổi họp của Hội đồng Thống đốc, Ủy ban Tài chính Tiền tệ Quốc tế và Ủy ban Phát triển. Ngoài ra, Tổng Giám đốc còn phụ trách các cán bộ IMF. Mỗi Phó Tổng Giám đốc, phụ trách một bộ phận dưới sự chỉ đạo của Tổng Giám đốc, có nhiệm vụ chủ trì các buổi họp của Ban Giám đốc Điều hành và duy trì các mối liên hệ với các quan chức chính phủ của nước hội viên, với các Giám đốc Điều hành, với các cơ quan thông tin và các tổ chức khác. ­ Cán bộ Quỹ: có khoảng 2700 cán bộ từ hơn 191 nước, được tổ chức thành 5 Vụ khu vực (Vụ Châu Phi, Vụ Châu Âu, Vụ Trung đông và Trung Á, Vụ Châu Á Thái Bình Dương và Vụ Tây Bán cầu); 9 Vụ chức năng và nghiệp vụ đặc biệt (Vụ Tài chính, Vụ Các vấn đề ngân sách, Học viện IMF (bao gồm các học viện tại Washington D.C, học viện Viên, học viện Châu Phi và học viện Singapore), Vụ Các Thị trường vốn quốc tế, Vụ Pháp luật, Vụ các Hệ thống Tài chính Tiền tệ, Vụ Xây dựng và Kiểm điểm Chính sách, Vụ Nghiên cứu, Vụ Thống kê); 3 Vụ về thông tin liên lạc (Vụ Đối ngoại, Văn phòng thông tin liên lạc khu vực Châu Á Thái Bình Dương, Văn phòng Quỹ tại Liên Hợp Quốc); 3 Bộ phận giúp việc (Vụ thư ký, Vụ Nguồn nhân lực, và Vụ Dịch vụ Tổng hợp và Công nghệ). Ngoài ra, IMF có hơn 60 Văn phòng đại diện tại nhiều nước thế giới có trách nhiệm báo cáo cho các Vụ khu vực tương ứng. Tổng số nước hội viên của IMF cho tới nay là 184 nước, Cộng hòa Đông Timor là nước mới được chấp nhận là thành viên của IMF. Việt Nam là thành viên của IMF từ 21/9/1956. III.Các thể thức cho vay của IMF: 1.Các thể thức cho vay thông thường: ­ Cho vay dự phòng (SBA): Được khởi xướng từ năm 1952 nhằm hỗ trợ cho các quốc gia gặp khó khăn tạm thời về cán cân thanh toán và là thể thức được sử dụng nhiều nhất. Thông thường thì thời hạn của thể thức này là 12-18 tháng. Việc trả nợ được thực hiện từ 21/4 – 4 năm tính từ sau đợt rút vốn, trừ khi được gia hạn và trả nợ theo quý. ­ Cho vay mở rộng (EFF): Được khởi xướng từ năm 1974 nhằm hỗ trợ các quốc gia xử lý những khó khăn dài hạn trong cán cân thanh toán bắt nguồn từ cơ cấu nền kinh tế. Thời hạn trả nợ của khoản vay này khá dài, từ 4,5 - 7 năm, đủ để các hành động cải cách được thực thi và phát huy hiệu quả. Các quốc gia vay EFF cần áp dụng một chương trình 3 năm có lịch trình điều chỉnh cơ cấu và dự kiến các chính sách chi tiết hàng năm cho năm tiếp theo. Việc trả nợ được thực hiện theo bán niên. ­ Cho vay bổ sung dự trữ (SRF): Được khởi xướng từ năm 1997 nhằm hỗ trợ tài chính cho những khó khăn đặc biệt về cán cân thanh toán bắt nguồn từ sự khủng hoảng và đổ vỡ lòng tin của thị trường dẫn đến những nhu cầu vốn ngắn hạn quy mô lớn. Để được vay theo thể thức này đòi hỏi quốc gia đi vay phải có các chính sách điều chỉnh mạnh mẽ. Thể thức này không có hạn mức mà dựa trên nhu cầu tài trợ, khả năng trả nợ và mức độ mạnh mẽ của chương trình điều chỉnh của nước đi vay. Thời hạn hoàn trả là 2-2,5 năm và việc trả nợ được thực hiện theo bán niên. ­ Cho vay bù đắp thất thu xuất khẩu (CFF): Được khởi xướng vào những năm 1960 để hỗ trợ các nước hội viên bị thất thu xuất khẩu tạm thời hoặc phải tăng chi phí nhập khẩu lương thực quá mức do biến động giá hàng hoá trên thế giới. Trả nợ được thực hiện từ 31/4 đến 5 năm theo quý. 2.Các thể thức cho vay ưu đãi và các thể thức đặc biệt: ­ Thể thức tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo (PRGF): Đây là thể thức được xây dựng năm 1999 thay thế cho thể thức ESAF trước đây. Thể thức cho vay ưu đãi này dành cho các nước nghèo và hướng nhiều hơn tới người nghèo và tăng trưởng. Các chương trình được hỗ trợ bởi thể thức PRGF phải xuất phát từ Văn bản Chiến lược giảm nghèo (PRSP) của bản thân quốc gia đó. Do các chỉ tiêu và điều kiện chính sách của chương trình này đều xuất phát từ PRSP nên so với các thể thức khác, PRGF có sự tham gia rộng rãi hơn của người dân và tăng cường quyền làm chủ của nước hội viên và chương trình được hỗ trợ bởi PRGF phản ánh những ưu tiên về tăng trưởng và giảm nghèo của quốc gia, đồng thời quan tâm nhiều hơn đến các tác động của chính sách kinh tế vĩ mô chủ chốt đối với xã hội và đối với nghèo đói. Hạn mức cho vay là 140% so với cổ phần của nước hội viên tại Quỹ, một số trường hợp ngoại lệ là 185%. Lãi suất là 0,5%/năm. Thời hạn hoàn trả là 5,5 – 10 năm và trả nợ theo bán niên. ­ Trợ giúp khẩn cấp (EA): IMF thực hiện trợ giúp khẩn cấp cho các nước hội viên gặp khó khăn về cán cân thanh toán phát sinh do thiên tai bất ngờ hoặc do xung đột vũ trang. Hình thức trợ giúp này được thực hiện dưới hình thức giải ngân nhanh và thường không quá 25% cổ phần và với một mức phí nhất định. Trợ giúp như vậy không đòi hỏi các chỉ tiêu thực hiện hoặc phân chia giai đoạn giải ngân, nhưng đòi hỏi nước hội viên phải phối hợp với IMF để tìm giải pháp xử lý các khó khăn về cán cân thanh toán. Riêng đối với các nước được nhận trợ giúp khẩn cấp để tài trợ khó khăn về cán cân thanh toán do xung đột vũ trang, chính phủ cần nêu rõ dự định sớm chuyển sang một trong những thể thức khác của IMF như cho vay dự phòng, cho vay mở rộng hoặc tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo. Thời hạn hoàn trả là 3 1/4 - 5 năm và trả theo quý. ­ Thể thức giảm nợ theo Sáng kiến dành cho các nước nghèo mắc nợ nặng nề (Sáng kiến HIPC): Là một phương pháp tổng hợp được IMF và WB khởi xướng vào năm 1996 nhằm giảm nợ cho các nước nghèo mắc nợ nặng nề đang theo đuổi các chương trình cải cách và điều chỉnh do IMF và WB hỗ trợ. Mục đích của sáng kiến này là đảm bảo không một nước nghèo nào phải chịu gánh nặng nợ nần không thể gánh nổi. Sáng kiến này được phối hợp thực hiện bởi cộng đồng tài chính quốc tế, kể cả các chính phủ và tổ chức đa phương, để giảm nợ nước ngoài cho các nước nghèo mắc nợ nặng nề nhất xuống một mức có thể chịu đựng được, đồng thời nhằm mục đích tăng cường mối liên kết giữa giảm nợ, xoá đói giảm nghèo và chính sách xã hội. Để được nhận trợ giúp theo Sáng kiến HIPC, một nước cần đáp ứng 3 điều kiện sau: (i) Có gánh nặng nợ nần không thể chịu đựng được; (ii) Có quá trình cải cách và các chính sách lành mạnh theo các chương trình được IMF và WB hỗ trợ; và (iii) Đã xây dựng Văn bản Chiến lược Xoá đói Giảm nghèo (PRSP) với sự tham gia rộng rãi của người dân. IV.Quan hệ giữa IMF và Việt Nam: 1.Nhóm nước tham gia tại IMF: Tại IMF, Việt Nam thuộc nhóm Đông Nam Á gồm các nước sau đây: Brunây, Campuchia, Fiji, Indonesia, Lào, M alaysia, M yanmar, Nepal, Singapore, Thái Lan, Tonga, và Việt Nam. 2.Hoạt động của IMF tại Việt nam: 2.1Hoạt động cho vay của IMF đối với Việt nam:  Chính quyền Sài gòn gia nhập IMF ngày 18/8/1956. Từ đó đến trước ngày Miền Nam hoàn toàn giải phóng, IM F chưa cho Chính quyền Sài gòn vay một khoản nào.  Ngày 21/9/1976, Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt nam chính thức kế tục chân hội viên của Việt nam tại IMF và được quyền hưởng các khoản vay từ IMF. Trong giai đoạn 1976-1981, IMF đã cho Việt nam vay khoảng 200 triệu USD nhằm giải quyết những khó khăn trong cán cân thanh toán. Từ tháng 2/1984 Việt nam bắt đầu phát sinh nợ quá hạn với IMF.  Ngày 15/1/1985, IMF quyết định đình chỉ quyền vay vốn của Việt nam với lý do không trả được nợ quá hạn. Trong suốt giai đoạn từ 1/85 đến 10/93, quan hệ giữa Việt nam và IMF được duy trì thông qua đối thoại thường xuyên trên lĩnh vực chính sách chủ yếu dưới hình thức tham khảo thường niên trên lĩnh vực kinh tế vĩ mô.  Tính đến ngày 03/10/1993, tổng số nợ quá hạn của Việt Nam với IMF lên tới 100.179.340 SDR. Việt Nam đã huy động vốn dưới hình thức vay bắc cầu để trả nợ quá hạn IM F. Tháng 10/1993, một khoản vay bắc cầu đã được ký kết với các ngân hàng nước ngoài (16 ngân hàng) do ngân hàng BFCE (Pháp) và JEXIM (Nhật) đứng ra huy động với tổng số 85 triệu USD, cộng thêm với viện trợ không hoàn lại của 9 nước bao gồm Nhật, Pháp, Thuỵ điển, Thuỵ sỹ, úc, Bỉ, Canada, Phần Lan, Áo để trả hết nợ quá hạn cho IMF.  Tháng 10/1993, sau khi thanh toán nợ quá hạn, Việt nam đã nối lại quan hệ tài chính với IM F. Ngay trong tháng 10/1993, IMF đã cho Việt nam vay hai khoản theo lãi suất thị trường: (i) theo thể thức dự phòng (SBA) với số tiền tương đương 157 triệu USD và (ii) theo thể thức chuyển đổi hệ thống (STF) trị giá khoảng 34 triệu USD để trả nợ cho khoản vay bắc cầu.  Tháng 11/1994, IM F đã thông qua chương trình cho vay điều chỉnh cơ cấu mở rộng (ESAF) 3 năm (1994-1997) với lãi suất ưu đãi hơn với tổng trị giá khoảng 535 triệu USD. Sau khi hoàn thành các điều kiện của chương trình ESAF năm thứ nhất và thứ hai, Việt nam đã rút được tổng số tiền là 360 triệu USD. Đến tháng 10/1997, chương trình ESAF 3 năm 1994-1997 kết thúc.  Ngày 13/4/2001 IM F thông qua chương trình PRGF cho Việt nam với tổng số vốn cam kết là 368 triệu USD chia làm 7 đợt rút vốn bằng nhau trong 3 năm (2001-2004). Tính đến tháng 8/2002,Việt nam đã thực hiện được 3 đợt rút vốn theo chương trình này với tổng số tiền là 158,8 triệu USD. Sau 3 đợt rút vốn, do chính sách an toàn mà IM F đưa ra làm điều kiện cho các khoản giải ngân tiếp theo không phù hợp với khuôn khổ luật pháp hiện hành của Việt nam nên chương trình PRGF của IMF với Việt nam đã kết thúc vào ngày đến hạn, ngày 12/4/2004 vừa qua. BẢNG SỐ LIỆU TÓM TẮT VỀ CÁC KHOẢN CHO VAY CỦA IMF GIAI ĐO ẠN 1993 - 2003 (Đơn vị: Triệu USD) TÊN KHOẢN VAY NGÀY KÝ KẾT SỐ CAM KẾT SỐ GIẢI NGÂN 1. Chuyển đổi hệ thống (STF) 06/10/1993 34 34 2 Dự phòng (SBA) 06/10/1993 157 118 3. Điều chỉnh cơ cấu mở rộng (ESAF) 11/11/1994 535 360 4. Tăng trưởng và Xóa đói Giảm nghèo (PRGF) 13/04/2001 368 158.8 Tổng cộng 1.094 670,8 2.2Hỗ trợ kỹ thuật của IMF cho Việt nam:  Trước khi nối lại quan hệ tín dụng, IM F đã cử nhiều đoàn chuyên gia kinh tế vào giúp Việt nam xây dựng các chương trình kinh tế, trong đó có các biện pháp chống lạm phát. IMF cũng đã nhận đào tạo một số cán bộ của các ngành kinh tế tổng hợp về kiến thức kinh tế thị trường và cùng với UNDP thực hiện trợ giúp kỹ thuật cho NHNN và Bộ tài chính trị giá 1,9 triệu Đôla Mỹ dưới hình thức cử các chuyên gia tư vấn ngắn, trung và dài hạn về nghiệp vụ chính sách đồng thời tổ chức các khoá tập huấn, hội thảo trong nước cũng như các khảo sát tại các nước có những kinh nghiệm về phát triển kinh tế trong thời kỳ quá độ tương tự như Việt nam.  Dự án VIE/93/007 về “Tăng cường thể chế và chính sách tài chính” được hỗ trợ của IMF/UNDP đã đem lại những kết quả đáng khích lệ trong các lĩnh vực điều hành và quản lý tiền tệ, xây dựng các thị trường vốn, quản lý ngoại hối, hệ thống thanh toán, thanh tra ngân hàng trung ương, chế độ báo cáo, thống kê tiền tệ....  Các chuyên gia của IMF đã giúp tư vấn về cách thức, phương pháp hoạch định và điều hành chính sách tiền tệ. Các thị trường nội tệ và ngoại tệ liên ngân hàng đã được thành lập. Thị trường đấu thầu tín phiếu kho bạc cũng đã được hình thành. Các quy chế quản lý dự trữ bắt buộc, lãi suất, trần tín dụng, quản lý ngoại hối đã được soạn thảo và sửa đổi với những ý kiến tư vấn và sự giúp đỡ của các chuyên gia IMF thường trú tại Việt nam. Hoạt động thanh tra ngân hàng đã được cải tiến và nâng cao theo mô hình các nước tiên tiến dưới hình thức đào tạo tại chỗ do các chuyên gia ngắn hạn và dài hạn thực hiện. Cố vấn dài hạn đã giúp tư vấn về các quy chế thanh tra, kiểm tra, các bước tiến hành giám sát từ xa và thanh tra tại chỗ, tư vấn cho các nghiệp vụ thanh tra và tổng kiểm soát, kiểm toán nội bộ, phòng ngừa rủi ro trong thanh toán liên ngân hàng, quản lý và kinh doanh ngoại hối. Hệ thống kế toán ngân hàng đã được sửa đổi và hệ thống thanh toán liên ngân hàng đã được củng cố giúp cho các hoạt động kinh doanh ngoại hối, tín dụng liên ngân hàng. Hàng năm, Vụ Tiền tệ và Ngoại hối (nay là Vụ Các hệ thống Tài chính Tiền tệ) và Vụ Thống kê của IMF đã cử các đoàn chuyên gia vào tìm hiểu nhu cầu và cung cấp những trợ giúp kỹ thuật cần thiết cho Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan hữu quan. Gần đây, IMF tập trung hỗ trợ kỹ thuật vào các lĩnh vực cải cách thuế, thanh tra ngân hàng và sẵn sàng hỗ trợ cho lĩnh vực hoạt động tiền tệ và phòng chống rửa tiền và tài trợ cho khủng bố  Về lĩnh vực đào tạo, Học viện của Q uỹ đã đào tạo một số lượng lớn các quan chức cao cấp và trung cấp của Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Thương mại và Tổng cục Thống kê ... thông qua một loạt các khoá đào tạo và hội thảo về nhiều chủ đề khác nhau tại Washington, Viên và Singapore. Ngoài ra, gần đây hàng năm IMF còn phối hợp với chính phủ Nhật Bản tổ chức hội thảo cho các cán bộ cao cấp của các nước đang trong quá trình chuyển đổi, trong đó có Việt Nam, về quản lý kinh tế vĩ mô và kinh nghiệm của Nhật Bản. Điều này đã góp phần cải thiện và mở rộng kiến thức của các cán bộ quản lý kinh tế của Việt Nam.  Vai trò của Việt Nam trong quỹ tiền tệ quốc tế IMF: ­ Mở rộng phạm vi hoạt động ­ Đa dạng hóa mối quan hệ các thành viên trong IMF ­ Thu lợi từ các hoạt động tín dụng ­ Giúp IMF thực hiện được mục tiêu hoạt động của mình: (tham khảo phần mục tiêu hoạt động IMF) Tóm lại qua việc tìm hiểu về các tổ chức tài chính, chúng em thấy được sự khác biệt giữa 2 tổ chức IM F và WB về vấn đề cho vay như sau: IMF: - Mục tiêu hoạt động là ổn định việc mất cân đối trên thị trường. - Chỉ cho vay nợ nhà nước. - Độc lập trong chính sách tiền tệ chính vì thế mà phải trả giá rất nhiều WB: - Mục tiêu hoạt động: đầu tư phát triển xoá đói giảm nghèo - Cho nhà nước, tư nhân vay. - Thông qua nhà nước cho các công ty vay. WTO đã giúp cho các quốc gia tự do hoá tài khoản vãng lai, mở rộng quan hệ quốc tế giao lưu với thế giới, tiếp thu được các cơ hội kinh doanh v.v

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbia__1471.pdf
Luận văn liên quan