Đề tài Các vấn đề về vệ sinh lao động trong sản xuất

AN TOÀN LAO ĐỘNG CHUYÊN ĐỀ: CÁC VẤN ĐỀ VỀ VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG SẢN XUẤT. I.TỔNG QUAN: Ngành Xây dựng hoạt động trên 3 lĩnh vực chính là: Xây dựng các công trình công nghiệp và dân dụng; sản xuất vật liệu xây dựng (kể cả sản xuất xi măng, vật liệu chịu lửa); quản lý nhà và công trình đô thị. Hiện nay, lực lượng lao động trong ngành khoảng 1,3 triệu người. Hầu hết các chức danh ngành nghề trong nền kinh tế quốc dân đều có trong ngành xây dựng. Điều kiện lao động của công nhân trong ngành này có tính đặc thù cao. Người lao động phải thường xuyên lưu động trên phạm vi rộng, trong quá trình làm việc cũng luôn phải di chuyển theo chu vi và chiều cao của công trình dẫn đến điều kiện lao động luôn thay đổi. Trong cơ chế thị trường, các đơn vị phải thực hiện cơ chế đấu thầu, tự khai thác nguồn công việc; địa bàn thi công trải rộng trên toàn quốc nên điều kiện lao động càng phức tạp hơn. Với tính đa dạng của ngành nghề, nhiều công việc có mức cơ giới hoá thấp (làm đất, đổ bê tông, vận chuyển .), tốn nhiều công sức mà năng suất lao động thấp. Nhiều công việc công nhân phải thao tác trong tư thế gò bó như khom lưng, ngửa mặt, quỳ gối, nằm ngửa, làm việc ở trên cao, làm việc ở những vị trí cheo leo hoặc ở sâu trong lòng đất (thăm dò địa chất, thi công giếng chìm, công trình ngầm, nạo vét bùn cống ngầm .). Tác động của các vùng khí hậu khác nhau cũng ảnh hưởng lớn đến tâm lý và sức khoẻ của người lao động nhiều người phải làm việc ở ngoài trời, trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt (trời nắng gắt, mưa dầm, gió bấc, lốc bão .), môi trường làm việc độc hại, nhiều bụi, tiếng ồn vượt quá tiêu chuẩn . Trong bối cảnh hiện nay, việc bảo đảm mội trường làm việc an toàn với sức khỏe của người lao động không chỉ đảm bảo cho sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp mà còn bảo đảm cho sự phát triển kinh tế Việt Nam bền vững.

doc45 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3100 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Các vấn đề về vệ sinh lao động trong sản xuất, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cùng với đó là hàng chục đứa trẻ (con của các hộ công nhân) đang ngày ngày phải tiếp xúc với môi trường nhiều khói bụi này. Chị N., một công nhân cùng chồng và hai con sống nội trú mấy năm nay, thở dài: “Năm nào đo đạc thì người ta cũng bảo là môi trường trong mức cho phép. Nhưng cứ hít mãi khói bụi độc hại này vào trong người lâu ngày cũng thành bệnh. Có điều chẳng biết làm sao?”. Tình trạng gây tiếng ồn, khói, bụi làm ô nhiễm môi trường của Cty HH Xi măng Luks Việt Nam tại thị trấn Tứ Hạ (huyện Hương Trà, TT-Huế) xảy ra đã nhiều năm. Báo chí đã lên tiếng  nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết, làm cho người dân rất bức xúc. Được biết, từ nhiều năm nay người dân hai thôn nói trên đã nhiều lần gửi đơn đến Cty Luks và các cơ quan chức năng ở TT - Huế mong sớm giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường và đền bù thoả đáng những thiệt hại do Cty Luks gây ra, nhưng rồi “bặt vô âm tín”. Trước đó, ngày 20/4 quá bức xúc gần 40 hộ dân sống xung quanh nhà máy đã kéo đến cổng Cty để đòi quyền lợi chính đáng của mình. Ngày 24/4, UBND huyện Hương Trà tổ chức cuộc họp “giải quyết kiến nghị của nhân dân về ô nhiễm môi trường” do ông Nguyễn Xuân Ty - Phó chủ tịch UBND huyện Hương Trà chủ trì. Theo đó, yêu cầu Cty HH Xi măng Luks Việt Nam sớm đưa hệ thống lọc tĩnh điện vào hoạt động thường xuyên nhằm chấm dứt tình trạng khói bụi thải ra bên ngoài làm ảnh hưởng đến cuộc sống, sản xuất của người dân. Có mặt tại thôn Giáp Thượng dưới cái nắng như thiêu đốt cuối tháng 6, chúng tôi càng thấy ngột ngạt hơn bởi bụi khói của xi măng phủ kín cả đường đi. Theo quan sát của chúng tôi, cây cối ven đường, vườn nhà dân đều phủ một màu trắng bạc, nhà nào cũng cửa đóng then cài. Bức xúc trước những lời hứa xuông của lãnh đạo Cty, bà Huỳnh Thị Thỉ (74 tuổi), ở thôn Giáp Thượng cho biết: “Từ khi Cty đi vào hoạt động người dân chúng tôi phải sống trong bụi, khói và tiếng ồn, sức khỏe ngày càng yếu đi, người thì lở loét toàn thân. Tội nhất là mấy đứa trẻ ngày nào cũng sống chung với bụi xi măng sớm muộn gì cũng mắc bệnh gan, phổi hết. Trước đó, Cty từng hứa với dân sẽ sớm khắc phục đến nay đã hơn hai tháng nhưng vẫn chưa thực hiện”. Theo nhiều người dân ở đây cho biết, hiện hàng chục hecta đất trồng lạc của người dân trong thôn giờ phải bỏ hoang do bụi xi măng bám vào cây lạc không thể phát triển được và không cho quả và nhiều loại cây cối khác cũng lâm vào tình cảnh như vậy. Quận Hà Đông: Những tuyến đường ngập chìm trong bụi Tham gia thực tế trên tuyến quốc lộ 21 vào những ngày qua, chúng tôi mới chứng kiến cảnh ngay từ đầu quốc lộ 21, bụi bay mù mịt, bụi khiến người đi đường phải trang bị khăn bịt mặt thật kín. Tuy là đội mũ bảo hiểm có kính song cánh phóng viên chúng tôi cũng cảm nhận được bụi đã len lỏi vào trong làm mắt cay xè. Vòng xe quay lại quốc lộ 6 hướng đi Xuân Mai thì bụi ở đây cũng… bay mù mịt. Khu vực ngã 3 Ba La đi quốc lộ 21, quốc lộ 6 đang là nỗi ám ảnh của người dân vì bụi quá nhiều. Nguyên nhân. Qua tìm hiểu được biết, bụi trên nhiều tuyến đường ở quận Hà Đông là bởi nơi đây đã được ví là đại công trường xây dựng. Trên khắp các tuyến đường đang có nhiều dự án triển khai. Bụi từ các công trường bốc lên, bụi từ các xe chở nguyên vật liệu rơi xuống, cuốn theo gió… Một điều cũng cần quan tâm đó là trong 6 tháng đầu năm 2009, quận Hà Đông đã có 32 công trình được duyệt quyết toán, 108 công trình đang thi công, 39 công trình đã được phê duyệt đầu tư, 161 công trình đang thực hiện thủ tục chuẩn bị đầu tư để trình duyệt. Ngoài ra, quận cũng đang chỉ đạo khẩn trương hoàn thiện thủ tục để chuẩn bị đầu tư hạ tầng khu công viên cây xanh phần san nền, đào kè hồ; khu tái định cư Kiến Hưng; cải tạo đường Lê Lợi; cải tạo đường Ao Đình Đa Sỹ đến chùa Trắng Mậu Lương, các tuyến đường từ sở Nông nghiệp đến xã Kiến Hưng; đường vành đai Vạn Phúc 1; đường qua khu đất dịch vụ La Khê… Do vậy, trong tương lai xa khi các dự án trên tiếp tục được xây dựng thì vấn đề bụi vẫn còn nan giải... Biện pháp khắc phục. Để hạn chế tới mức thấp nhất ô nhiễm bụi, trên cơ sở quy hoạch điều chỉnh đã được duyệt, Hà Đông cần thực hiện đầu tư xây dựng theo hướng đồng bộ, hiện đại, bảo đảm cảnh quan, kiến trúc và môi trường sinh thái. Tiếp tục đẩy mạnh công tác vệ sinh môi trường, vận chuyển rác thải kịp thời. Thường xuyên kiểm tra công tác bảo vệ môi trường trong các đơn vị sản xuất kinh doanh trên địa bàn. Kiểm tra duy tu bảo dưỡng các tuyến đường; đầu tư hệ thống đèn chiếu sáng, trang trítrục đường,các xã ngoại thành và cải tạo hệ thống tiêu thoát nước, đảm bảo vệ sinh môi trường đô thị, nâng cao chất lượng dịch vụ công ích… Có như vậy, mới hạn chế tới mức thấp nhất của ô nhiễm bụi. Bụi phủ mờ đường phố Hà Nội Theo kết quả quan trắc của TP Hà Nội và các tuyến vành đai của Sở Tài nguyên - Môi trường (TN-MT): Từ tháng 2 đến giờ đã qua các đợt khảo sát, nồng độ bụi trong môi trường vượt ngưỡng cho phép tăng từ 2,5 đến 4,5 lần. Vào mùa thu thì nồng độ vượt ngưỡng là 5 đến 7 lần. Nhất là những khu vực có công trình xây dựng, các xí nghiệp nhà máy... thì nồng độ bụi ngày càng tăng lên. Nguyên nhân. Do vật liệu xây dựng, đất đá đổ ngổn ngang, các đoạn đường trong giai đoạn thi công. Bụi xây dựng mang tính tạm thời, khi nào các công trình xây dựng hoàn thành thì nồng độ bụi sẽ giảm. Nhưng chính nó là tác nhân của nhiều căn bệnh hiểm nghèo về đường hô hấp. Do một số người chưa ý thức rõ việc mình làm, phế thải, các chất độc hại họ đổ ra đường một cách ngang nhiên. Nhất là các khu vực đang xây dựng, không đổ đất được các cấp, ban, ngành thắt chặt quản lý, các công ty chủ thầu bạ đâu đổ đó. Có công ty vì muốn giảm cước xử lý chất thải, giảm lệ phí vận chuyển nên đổ trộm đất đá, gạch ra đường đang tăng lên đáng báo động. Dù đã có một lực lượng thường xuyên kiểm tra, xử lý nhưng không triệt để. 4.3. Biên pháp đề phòng: Bên cạnh đó, các biện pháp khác để phòng chống ô nhiễm bụi và bệnh bụi phổi cho công nhân phải được chú trọng hơn như: Thực hiện giám sát môi trường lao động định kỳ, phát hiện các vị trí ô nhiễm để xử lý kịp thời. - Một số nơi lắp đặt hệ thống phun sương dập bụi trong dây chuyền nghiền sàng đá, bộ phận ra lò của nhà máy gạch ngói... Một số cơ sở sản xuất gạch ngói có điều kiện đã thay đổi công nghệ đốt than bằng lò đốt bằng dầu hoặc đốt bằng gas. - Trang bị đầy đủ dụng cụ lọc bụi (chủ yếu là mặt nạ và khẩu trang lọc bụi) cho công nhân . - Thực hiện khám tuyển dụng công nhân, không tuyển các trường hợp sức khoẻ yếu hoặc có bệnh phổi mãn tính vào làm công việc có tiếp xúc với bụi. - Khám phát hiện bệnh nghề nghiệp định kỳ cho công nhân tiếp xúc với bụi đưa các trường hợp bị bệnh ra khỏi nơi ô nhiễm bụi. - Giáo dục vệ sinh phòng bệnh cho công nhân định kỳ qua các lớp huấn luyện an toàn, vệ sinh hàng năm. Bệnh bụi phổi silic là bệnh phổ biến nhất trong các loại bệnh nghề nghiệp trên cả nước nói chung và trong ngành Xây dựng nói riêng. Những năm gần đây, các biện pháp phòng chống bệnh bụi phổi silic đã được đẩy mạnh và quan tâm đáng kể. Tuy nhiên, việc phát hiện và phòng chống còn nhiều khó khăn, bởi lẽ: - Việc ứng dụng công nghệ sạch hiện nay ở nước ta nói chung chỉ đang ở giai đoạn đầu vì trình độ khoa học công nghệ và kinh tế của nước ta chưa cao. - Tuy đã tăng cường tuyên truyền, giáo dục phòng chống bệnh bụi phổi silic trên nhiều phương tiện truyền thông nhưng nhận thức của doanh nghiệp vẫn chưa có sự chuyển biến rõ nét. - Thủ tục hành chính trong việc khám, kết luận và giải quyết chính sách còn nhiều phức tạp nên chưa động viên người lao động đi khám. Bên cạnh đó, chế tài xử phạt các doanh nghiệp không thực hiện đúng quy định về chế độ khám phát hiện bệnh nghề nghiệp chưa nghiêm. *Các biện pháp kỹ thuật làm giảm ô nhiễm bụi: -Biện pháp thay thế: thay thế những nguyên liệu độc hại bằng những nguyên liệu ít hoặc không độc hại.Có thể thay thế cát silíc bằng olivine (Mg, Fe)2SiO4 ít độc hại hơn. -Thay đổi quy trình sản xuất để hạn chế phát sinh bụi. Cơ giới hoá, tự động hoá để tránh tiếp xúc với bụi. -Biện pháp thông khí: bao gồm thông khí chung (đưa không khí sạch vào để hoà loãng không khí bị ô nhiễm rồi sau đó hút không khí bị pha loãng đó ra bằng quạt hút) và thông khí hút cục bộ (hút bụi bằng một chụp hút rồi đẩy không khí có chứa bụi ra ngoài qua các ống dẫn bằng quạt đẩy). -Biện pháp cách ly: những nguồn phát sinh nhiều bụi được che chắn, cách ly để hạn chế bụi phát tán ra các công đoạn, bộ phận khác. -Biện pháp làm ẩm: những nơi bụi nhiều (bộ phận xay, nghiền, khoan, ...) nếu điều kiện kỹ thuật cho phép có thể phun nước, tưới ẩm nguyên, vật liệu; dùng quạt phun sương làm ẩm không khí nhằm làm giảm nồng độ bụi môi trường. *Biện pháp hành chính -Tổ chức dây chuyền sản xuất hợp lý. Bố trí nơi làm việc gọn gàng, ngăn nắp. Làm vệ sinh mặt bằng sản xuất thường xuyên. -Tổ chức các lớp về vệ sinh an toàn lao động cho người sử dụng lao động và người lao động, khuyến cáo các tác hại do bụi silíc gây ra và các biện pháp bảo vệ. -Thường xuyên kiểm tra môi trường lao động. .Đo nồng độ bụi, đặc biệt là nồng độ bụi hô hấp. Phân tích hàm lượng silíc tự do trong bụi. Biện pháp cá nhân -Đeo khẩu trang ngăn bụi (loại có hiệu suất lọc bụi hô hấp cao ). Nơi làm việc có nồng độ bụi và hàm lượng silíc tự do trong bụi cao thì phải sử dụng bán mặt nạ hoặc mặt nạ lọc bụi . Biện pháp y tế -Tổ chức khám tuyển công nhân vào lao động trong những ngành nghề tiếp xúc với bụi nhiều theo đúng những tiêu chuẩn khám tuyển đã qui định. -Tổ chức khám sức khoẻ định kỳ hàng năm. Những bộ phận sản xuất mà công nhân phải tiếp xúc với bụi nhiều và hàm lượng silíc trong bụi cao thì phải khám sức khoẻ định kỳ 6 tháng một lần, khám phát hiện sớm bệnh bụi phổi silíc nghề nghiệp. 4.4.Kiến nghị: Để giải quyết những khó khăn trên cũng như tăng hiệu quả công tác phòng chống bệnh bụi phổi silic, chúng tôi đưa ra một vài kiến nghị sau: 1. Trước hết, về biện pháp hành chính, Bộ LĐ-TB&XH và Bộ Y tế cần phối hợp với các cơ quan liên quan như cơ sở khám bệnh nghề nghiệp, cơ quan Bảo hiểm xã hội, cơ quan giám định y khoa để thảo luận, nghiên cứu nhằm đơn giản hoá thủ tục hành chính trong quy trình khám, kết luận và giải quyết chính sách liên quan đến bệnh bụi phổi silic. 2. Tăng cường thanh kiểm tra và yêu cầu người sử dụng lao động nghiêm túc chấp hành pháp luật lao động trong việc thực hiện khám, phát hiện, kết luận bệnh cũng như biện pháp phòng chống bệnh nghề nghiệp nói chung và bệnh bụi phổi silic nói riêng. 3. Các bộ ngành chủ quản cần nâng cao năng lực cán bộ y tế, tăng cường đầu tư trang thiết bị, chuyên môn cho các cơ sở khám phát hiện bệnh bụi phổi silic cũng như đẩy mạnh phát triển khoa học, công nghệ nhằm cải thiện điều kiện lao động và hạn chế nguy cơ mắc bệnh bụi phổi silic cho người lao động./. V/ VẤN ĐỀ THỨ TƯ: TIẾNG ỒN VÀ RUNG ĐỘNG TRONG SẢN XUẤT 5.1.Những khái niệm chung và tiếng ồn và độ rung Tiếng ồn - Tiếng ồn là những âm thanh gây khó chịu quấy rối sự làm việc và nghỉ ngơi của con người. Về mặt vật lý âm thanh là dao động sóng trong môi trường đàn hồi gây ra bởi sự dao động của các vật thể, không gian trong đó có sóng âm lan truyền gọi là trường âm. Các loại tiếng ồn - Người ta phân ra nhiều loại tiếng ồn: + Tiếng ồn thống kê: do tổ hợp hỗn loạn các âm khác nhau về cường độ và tần số trong phạm vi từ 16 đến 20.000 Hz + Tiếng ồn có âm sắc: Tiếng ồn có đặc trưng. - Theo môi trường truyền âm có tiềng ốn kết cấu là khi vật thể dao động tiếp xúc trực tiếp với kết cấu như máy, đường ống, nền nhà¼Còn tiếng ồn lan truyền hay tiếng ồn không khí là nguồn âm không có liên hệ với một kết cấu nào cả. - Theo đặc tính: + Tiếng ồn cơ khí: trường hợp trục bị rơ mòn, độ cứng vững của thiết bị + Tiếng ồn va chạm: rèn, dập. + Tiếng ồn không khí: khí chuyển động với tốc độ va như động cơ phản lực + Tiếng nổ hoặc xung động cơ điêzen hoạt động - Theo dãi tần số: + Tiếng ồn tần số cao khi f >1000 Hz + Tiếng ồn tần số trung bình khi f = 300 ÷10000 Hz + Tiềng ồn tần số thấp f < 300 Hz Dưới đây là các giá trị số gần đúng về mức ổn một số nguồn. Dùng phương pháp so sánh có thể tìm được mức ổn của các nguồn khác. Trong các phân xưởng có nhiều nguồn ổn thì mức ổn không phải là tổng số mức ổn từng nguồn lại. Mức ổn tổng cộng ở một điểm cách đều nhiều nguồn có thể xác định theo công thức sau: Nếu có n nguồn ổn có cường độ như nhau thì mức ổn tổng cộng sẽ là: L2 = L 1 +101 lg n (dB) Rung động Rung động là dao động cơ học của vật thể đàn hồi sinh ra khi trọng tâm hoặc trục đối xứng của chúng xê xích trong không gian hoặc do sự thay đổi có tính chu kỳ hình dạng mà chúng có ở trạng thái tĩnh. Các bề mặt dao động bao giờ cũng tiếp xúc với không khí xung quanh nó làm lớp không khí khi đó bị dao động tạo thành sóng âm và gây ra một áp suất âm Ảnh hưởng của tiếng ồn và rung động đối với sinh lý của con người Tiếng ồn Tiếng ồn tác động trước hết đến hệ thần kinh trung ương. Sau đó đến hệ thống tim mạch và nhiều cơ quan khác, cuối cùng đến cơ quan thính giác. Tác hại của tiếng ồn chủ yếu phụ thuộc vào mức ồn.Tuy nhiên tần số lặp lại của tiếng ồn, đặc điểm của nó cũng ảnh hưởng lớn. Tiếng ồn phổ liên tục gây tác dụng khó chịu ít hơn tiếng ồn gián đoạn. Tiếng ồn có các thành phần tần số cao khó chịu hơn tiếng ồn có tần số thấp. Khó chịu nhất là tiếng ồn thay đổi cả về tần số và cường độ. Ảnh hưởng của tiếng ồn đối với cơ thể còn phụ thuộc vào hướng của năng lượng âm tới, thời gian tác dụng của nó trong một ngày làm việc, vào quá trình lâu dài người công nhân làm việc trong phân xưởng ồn, vào độ nhạy cảm riêng của từng người cũng như vào lứa tuổi, nam hay nữ và trạng thái cơ thể của người công nhân. *Ảnh hưởng của tiếng ồn tới cơ quan thính giác Khi chịu tác động của tiếng ồn, độ nhạy cảm thính giác giảm xuống ngưỡng nghe tăng lên. Làm việc lâu trong môi trường ồn ào như: công nhân dệt, công nhân luyện kim ở các xưởng luyện, xưởng tuyển khoáng¼ sau giờ làm việc phải mất một thời gian phục hồi thính giác, tiếp xúc với tiếng ồn càng to thì thời gian phục hồi thính giác càng lâu. Để bảo vệ thính giác, người ta đã qui định thời gian chịu tối đa tác động của tiếng ồn trong mỗi ngày phụ thuộc vào mức ổn khác nhau. - Tiếng ồn còn ảnh hưởng tới các cơ quan khác. Dưới tác dụng của tiếng ồn trong cơ thể con người xảy ra một loạt thay đổi, biểu hiện qua sự rối loạn trạng thái bình thường của hệ thần kinh. - Tiếng ồn, ngay cả khi không đáng kể mức (50 - 70)dB cũng tạo ra một tải trọng đáng kể lên hệ thống thần kinh đặc biệt đối với những người lao động trí óc. - Tiếng ồn cũng gây ra những thay đổi trong hệ thống tim mạch kèm theo sự rối loạn trương lực bình thường của mạch máu và rối loạn nhịp tim. Những người làm việc lâu trong môi trường ổn thường bị bệnh đau dạ dày và cao huyết áp. Tác hại của độ rung - Tần số những độ rung động ta cảm nhận được nằm trong khoảng 12 - 8000Hz, rung động cũng giống như tiếng ồn ảnh hưởng trước hết thần kinh trung ương và sau đó là các bộ phận. - Có rung động cục bộ và rung động chung - Rung động chung gây ra dao động của cả cơ thể, còn rung động cục bộ chỉ làm cho từng bộ phận của cơ thể dao động. Tuy nhiên ảnh hưởng của rung động cục bộ không chỉ giới hạn trong phạm vi chịu tác động của nó, mà ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh trung ương và có thể thay đổi chức năng của các cơ quan và bộ phận khác, gây ra các bệnh lý tương ứng. Đặc biệt ảnh hưởng đến cơ thể là khi tần số rung động xấp xỉ tần số rung động xấp xỉ tần số dao động riêng của cơ thể và các cơ quan bên trong . - Rung động ảnh hưởng đến hệ thống tim mạch. Ảnh hưởng của rung động tới con người cho thấy là rung động gây rối loạn chức năng tuyến giáp trạng, tuyến sinh dục nam, nữ. Rung động gây viêm khớp, vôi hóa các khớp¼ Ô nhiễm tiếng ồn ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe con người Để tìm hiểu thêm về sự tác động của tình trạng ô nhiễm tiếng ồn với sức khỏe con người, chúng tôi đã gặp gỡ và trao đổi với bác sĩ Huỳnh Thanh Hà, Giám đốc Trung tâm Sức khỏe Lao động - Môi trường Bình Dương. - Thưa ông, hiện nay tình trạng ô nhiễm tiếng ồn như: tiếng còi xe cộ, tiếng nhạc tại các trung tâm điện máy, cửa hàng thời trang... đang gây nhiều bức xúc cho người dân. Ông có ý kiến gì về vấn đề này? - Theo tôi, ô nhiễm tiếng ồn “chung” trong cộng đồng hiện nay đang diễn ra hàng ngày mà mọi người đang phải tiếp xúc là tình trạng chung của các nước đang phát triển cũng như trên cả nước và tại Bình Dương. Ở các tỉnh có ngành công nghiệp phát triển và các thành phố lớn, khi phát triển kinh tế sẽ kéo theo nhiều các dịch vụ như phương tiện giao thông, các dịch vụ quảng cáo, quán cà phê, quán bar... mọc lên như nấm. Họ thi nhau mở nhạc sao cho thật lớn, bấm còi xe cho thật to để thể hiện sự “hoành tráng” hay sang trọng... Những tiếng ồn trên, tôi nghĩ tất cả đều do ý thức của con người khi sử dụng nó mà thôi. Thí dụ, khi bác tài xế nhấn còi xe trong khu vực dân cư thì nhấn còi vào thời điểm nào và khoảng cách ra sao để không ảnh hưởng đến người dân, đặc biệt là những người cùng tham gia giao thông. Những đối tượng này khi bị tác động bởi tiếng ồn rất dễ dẫn đến tai nạn giao thông do giật mình, do thiếu bình tĩnh. Thậm chí với những tiếng ồn như vậy khiến nhiều người dân rất sợ phải ra đường vì cảm thấy bất an. - Vậy xin ông cho biết, ô nhiễm tiếng ồn gây ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe con người? - Ô nhiễm do tiếng ồn có ảnh hưởng rất lớn về mặt sức khỏe của con người. Tùy theo mức độ tiếng ồn và thời gian tiếp xúc (thường xuyên hay không thường xuyên) mà có các biểu hiện khác nhau như: mệt mỏi thính giác, ù tai, cảm giác tức ở tai, nghe kém, tâm thần suy nhược, mệt mỏi, nhức đầu, mất ngủ... Tiếng ồn còn có tác hại về tâm lý, gây khó chịu, lo lắng, bực bội, dễ cáu gắt, sợ hãi, ám ảnh, làm mất tập trung chú ý, dễ nhầm lẫn, ăn mất ngon... Nếu tiếp xúc với tiếng ồn cao từ 85 decibel trở lên trong 6 giờ/ngày trong thời gian 3 tháng có thể dẫn đến điếc. - Hiện nay, luật pháp đã có quy định gì liên quan đến vấn đề ô nhiễm tiếng ồn trong cộng đồng chưa thưa ông? - Về luật thì chúng ta cũng đã có, ví dụ bảng cấm sử dụng còi khi đi qua các bệnh viện, trường học nhưng tài xế vẫn bấm còi vô tư vì chẳng khi nào bị phạt. Còn Luật Bảo vệ môi trường số 52/2005/QH11 ngày 29-11-2005 của Quốc hội có hiệu lực từ ngày 1-7-2006, tại mục Quản lý và kiểm soát bụi, chất thải, tiếng ồn, độ rung, ánh sáng, bức xạ. Điều 85, mục 2 và 3 có ghi: Tuyến đường có mật độ tham gia giao thông cao hay cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ trong khu dân cư gây tiếng ồn vượt quá tiêu chuẩn cho phép phải thực hiện biện pháp hạn chế, giảm thiểu, không làm ảnh hưởng đến sinh hoạt, sức khỏe của cộng đồng. Nhưng trên thực tế tiếng ồn phát ra hàng ngày trên đường phố cao hơn rất nhiều so với tiêu chuẩn cho phép. - Để cải thiện tình trạng ô nhiễm tiếng ồn như hiện nay, cá nhân ông có ý kiến gì không ? - Tôi nghĩ ở Việt Nam nên xây dựng luật chống ô nhiễm tiếng ồn và thực thi nghiêm túc. Tăng cường giáo dục mọi tầng lớp nhân dân đặc biệt là đối với những người tham gia giao thông, các cửa hàng dịch vụ... nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường. Ngoài ra, các cơ quan chức năng cũng cần phải tăng cường kiểm tra đối với các chủ phương tiện, các dịch vụ kinh doanh để họ chấp hành đúng quy định, nhắc nhở và xử lý nghiêm khi có vi phạm. Với những người thường xuyên chịu tác động bởi tiếng ồn thì cần bố trí thời gian nghỉ ngơi hợp lý và nên kiểm tra theo dõi sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm, kịp thời chữa trị khi có dấu hiệu suy giảm thính lực và các bệnh khác. 5.2. Các tai nạn liên quan: Các ảnh hưởng có thể xảy ra âm thầm, từ từ hoặc tức thì, tùy theo cường độ lớn nhỏ của tiếng ồn và thời gian tiếp xúc lâu hay mau.  Ảnh hưởng tới tai  Ảnh hưởng của tiếng ồn lên thính giác đã được biết tới từ thuở xa xưa, khi người thợ rèn, thợ hầm mỏ hoặc người giật chuông nhà thờ làm việc lâu năm với nghề của mình. Thính giác của họ giảm dần, rồi đưa tới điếc hoàn toàn.   Theo nhà nghiên cứu A.J. Hudspeth, ĐH Y khoa California, sự tiếp xúc lâu ngày với tiếng ồn mạnh sẽ "đẵn, cắt, gọt" tan hoang những tế bào lông ở tai trong. Các tế bào này sẽ bị bứng gốc, hủy hoại. Đây là những tế bào có nhiệm vụ thu nhận các đợt sóng âm thanh, chuyển lên não bộ để được nhận rõ đó là âm thanh gì và từ đâu phát ra.   Tiếng động mạnh cũng gây tổn thương cho dây thần kinh thính giác, đưa tới điếc tức thì và vĩnh viễn với cảm giác ù tai.  Tiếp xúc với tiếng động đột ngột và liên tục có thể gây ra mất thính lực tạm thời, nhưng thường thì thính lực trở lại bình thường sau 16 - 18 giờ khi không còn tiếng động.  Ảnh hưởng của tiếng động lên tai tùy thuộc ở cường độ của tiếng động và số lượng thời gian tiếp cận với chúng. Hậu quả có thể tạm thời hoặc vĩnh viễn.  Rối loạn giấc ngủ  Nhiều nghiên cứu chứng minh tiếng ồn từ 35dB trở lên đã đủ để gây ra rối loạn cho giấc ngủ bình thường.  Tiếng động ban đêm tạo ra những cơn thức giấc bất thường, làm thay đổi chu kỳ các giai đoạn của giấc ngủ và gây khó khăn đi vào giấc ngủ. Nhiều thức giấc bất thường sẽ đưa tới thiếu ngủ và hậu quả là sự mệt mỏi, bải hoải, buồn chán vào ngày hôm sau. Tiếng động trong khi ngủ cũng làm tăng huyết áp, nhịp tim, co mạch máu ngoại vi và các cử động của cơ thể như  trằn trọc, trở mình, co chân duỗi tay.   Một điểm đáng lưu ý là trẻ em dường như có một cơ chế bảo vệ với tiếng động khi ngủ ban đêm, nên các cháu vẫn ngủ ngon, ít bị thức giấc như người lớn. Tuy nhiên hệ thần kinh của trẻ vẫn dễ bị ảnh hưởng và phản ứng.  Với bệnh tim mạch  Tiếp xúc lâu ngày với tiếng ồn đưa tới thay đổi chức năng của hệ thần kinh tự chủ, làm tăng nhịp tim, huyết áp, sức cản mạch máu ngoại vi. Nhà khoa học Ying Ming Zhao và đồng nghiệp tại ĐH Bắc Kinh đã nghiên cứu hậu quả của tiếng ồn đối với hơn 1.000 công nhân dệt vải và thấy rằng sau 5 năm làm việc trong tiếng ồn, huyết áp của họ lên cao đáng kể.  Nghiên cứu của TS. Wolfgang Babisch, Đức cho thấy liên tục nghe tiếng ồn giao thông ở mức độ 70dB có thể tăng rủi ro bệnh nhồi máu cơ tim.  Với cơ quan nội tiết  Tiếng ồn xí nghiệp làm tăng sản xuất noradrenaline và adrenaline ở công nhân nhưng khi họ mang vật bảo vệ tai thì adrenaline trở lại bình thường. Một nghiên cứu tại Việt Nam do các tác giả Nguyễn An Lương, Ayako Sudo, Hoàng Minh Hiển thực hiện cũng tìm thấy kết quả tương tự ở công nhân xưởng dệt.   Ảnh hưởng trên sự học hỏi của trẻ em  Mặc dù chưa có bằng chứng xác đáng nhưng nhiều nhận xét, nghiên cứu cho thấy tiếng ồn ảnh hưởng tới sự học hỏi của con em. Theo Sheldom Cohen, Đại học Oregon, trẻ em sống trong các căn phòng ở tầng thấp trong một cao ốc gần trục lộ giao thông có khó khăn tập đọc, làm toán, phân biệt chữ có âm tương tự, so với các em sống ở tầng trên cao, xa tiếng ồn. Nhiều nghiên cứu cho hay, tiếng ồn có thể ảnh hưởng tới bào thai còn trong bụng mẹ và thai nhi đáp ứng bằng tăng nhịp tim và chuyển động thân mình. Một nghiên cứu khác cho hay bà mẹ sống gần phi trường có tỷ lệ sinh non cao hơn.  Trên sự tiêu hóa  Donald Eric Broadbend, Anh, nhận thấy tiếng ồn cũng ảnh hưởng tới sự tiêu hóa như làm giảm co bóp của dạ dày, giảm dịch vị dạ dày và nước miếng.  Ảnh hưởng lên sự thực hiện công việc  Tại nơi làm việc, tiếng ồn là rủi ro lớn cho sức khỏe, gây khó khăn cho sự đối thoại, giảm tập trung vào công việc và giảm sản xuất, tăng tai nạn thương tích.  Theo Viện Quốc gia Sức khỏe và An toàn nghề nghiệp Hoa Kỳ, công nhân tiếp xúc với âm thanh cường độ 75dB trong 3 năm sẽ làm tăng nhịp tim và nhịp thở và trong tương lai có thể gây ù tai, tăng huyết áp, loét dạ dày, tâm trạng bất ổn vì căng thẳng. Họ trở nên bẳn tính, khó chịu, hay gây gổ hơn là người làm việc nơi yên tĩnh. Họ cũng hay vắng mặt tại sở làm và tai nạn lao động cũng thường xảy ra.  Tuy nhiên cũng có nghiên cứu cho hay, âm thanh vừa phải kích thích sự hứng khởi khi đang làm một công việc có tính cách đơn điệu, đều đều.  Ảnh hưởng lên hành vi con người trong cộng đồng  Sống trong khu xóm ồn ào, nhiều tiếng động, con người trở nên bực bội, giận giữ, khó chịu, hay gây gổ, ít giao thiệp với lối xóm.   David Glas và Jerome Singer cho biết tiếng ồn có ảnh hưởng rất nhiều lên con người kể cả sau khi không còn tiếng ồn. Tiếng ồn bất ngờ có tác hại nhiều hơn biết trước. Tiếng ồn dường như cũng khiến con người giảm đặc tính giúp đỡ và tăng sự hung hổ, gây hấn. Một quan sát cho thấy, khi đang định giúp nhặt một vật rơi cho người khác mà có tiếng ồn dội tới, thì động tác giúp đỡ này ngưng lại. Đánh giá bước đầu ảnh hưởng của tiếng ồn và rung động đến thính lực và xương khớp của công nhân mỏ than Mạo Khê và Hà Lầm Nhóm nghiên cứu: Nguyễn Sĩ, Hoàng Minh Hiền, Triệu Quốc Lộc (Viện nghiên cứu KHKT bảo hộ lao động); Nguyễn Thị Toán (Viện YHLĐ và VSMT) Nguyễn Thế Huệ và ctv (Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Quảng Ninh) Đề tài nghiên cứu nhằm đánh giá sự ô nhiễm môi trường do tiếng ồn, rung, đồng thời sơ bộ đánh giá độ giảm thính lực và tổn thương xương khớp của công nhân khoan, sàng và lái xe tải lớn. Nghiên cứu được tiến hành trên: gần 300 đối tượng trong đó có 175 công nhân khoan đá và than bằng máy khí nén và khoan điện phải tiếp xúc với tiếng ồn cao và rung cục bộ lớn, số còn lại là sàng tuyển than và lái xe. Bằng phương pháp dùng phiếu câu hỏi, điều tra hồi cứu hồ sơ sức khoẻ, đo thính lực sơ bộ, làm các kiểm tra nhiệt độ của ngón tay, cảm nhận rung, chụp phim X quang để đánh giá tác động của môi trường đến sức khoẻ của công nhân. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Công nhân khoan bị giảm thính lực: 16.6% (trong đó 25,3% là công nhân khoan đá), lái xe: 8,8%, công nhân sàng tuyển than chưa phát hiện thấy bị giảm thính lực. 15/100 công nhân được chụp X quang bị tổn thương xương khớp cổ tay và khuỷu tay (trong đó 20,5% là công nhân khoan đá ở mỏ Mạo Khê). Từ kết quả nghiên cứu trên ta thấy tiếng ồn cao và rung cục bộ lớn đã trực tiếp ảnh hưởng tới sức khoẻ của công nhân khoan và lái xe gây giảm thính lực và tổn thương xương khớp. Đề tài cũng đã đề ra một số giải pháp để giảm tác động của môi trường đến sức khoẻ người lao động. Nhiệt độ, khí độc, tiếng ồn… quá cao Theo báo cáo từ các đơn vị gửi đến Bộ Xây dựng, năm 2008 đã xảy ra 167 vụ TNLĐ, trong đó có 15 vụ làm 21 người chết. Vụ TNLĐ chết người nghiêm trọng nhất xảy ra ngày 15/7/2008 tại Cảng Cái Lân (Quảng Ninh) làm 7 người Cty CP Lilama 69.2 bị chết và 1 người bị thương nặng. Nguyên nhân là do máy móc, công cụ lao động không đảm bảo an toàn vẫn đưa vào sử dụng và người lao động không được trang bị đầy đủ các phương tiện bảo vệ khi lao động.Cũng trong năm 2008, Bệnh viện Xây dựng đã tiến hành đo kiểm 13.828 mẫu về môi trường lao động, nhiệt độ, bụi, tiếng ồn, khí độc, phóng xạ... tại 41 cơ sở đã phát hiện 9,84% số mẫu về môi trường không đạt tiêu chuẩn cho phép. Một số điều kiện làm việc như nhiệt độ, bụi, tiếng ồn không đạt tiêu chuẩn vẫn chiếm tỷ lệ cao. Bệnh viện cũng đã khám, phát hiện bệnh nghề nghiệp cho 1.690 lượt người, trong đó phát hiện 11 trường hợp mắc bệnh điếc nghề nghiệp do... tiếng ồn. Vừa qua, Tòa soạn báo điện tử TS liên tục nhận được rất nhiều đơn thư khiếu nại của tập thể các hộ dân sống tại hẻm 48, đường Bến Phú Định, phường 16, quận 8, thành phố Hồ Chí Minh, phản ánh về việc cơ sở "Inox Thanh Chi" thường xuyên sử dụng các thiết bị máy móc gây tiếng ồn lớn trong quá trình sản xuất, đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi hoạt động sinh hoạt của rất nhiều người dân sống tại địa chỉ nói trên. Lên xe nhanh đi con, ở đây mẹ thấy khó chịu quá. Điều đầu tiên mà chúng tôi cảm nhận được khi vừa đặt chân đến "bên ngoài" cơ sở Inox Thanh Chi là những tiếng ồn rất lớn phát ra từ thiết bị máy móc đang được sử dụng để sản xuất và gia công Inox. Cùng đó là mùi hôi, khét và bụi bặm. Tất cả cùng quyện vào nhau tạo ra một "loại" mùi không thể gọi thành tên. Sau khi trình bày lí do, tôi được phép vào "tham quan" cơ sở sản xuất inox với sự hướng dẫn của chị gái ông Nguyễn Hữu Lộc - chủ cơ sở sản xuất. Trong khi dẫn tôi tới xưởng, chị ông Lộc luôn tỏ thái độ không hợp tác và còn luôn miệng nói rằng: "Chị cho tôi biết đứa nào kiện gia đình tôi, tôi mà biết đứa nào viết đơn kiện thì...". Trao đổi với chúng tôi, những người có trách nhiệm ở Trường Mầm non HoaTigon cho biết: "Tôi cảm thấy rất lo cho sức khoẻ của các cháu nhỏ, các nhà báo thử nghĩ mà xem, với tình trạng ô nhiễm môi trường như thế này thì đến người lớn còn chịu không nổi chứ nói gì đến con nít. Trước mắt, có thể chúng ta chưa thấy rõ được ảnh hưởng nghiêm trọng nhưng ai dám đảo bảo về lâu về dài thì không bị làm sao? Hàng ngày, không riêng gì Nhà trẻ Hoa Tigon của chúng tôi mà những người dân ở xung quanh đây đều phải chịu đựng và sống chung với tiếng ồn và khói bụi hôi hám". Công nhân vẫn làm việc trong khi bên cạnh là nhà trẻ Cư dân chung cư Nguyễn Ngọc Phương ở quận Bình Thạnh, TP HCM, đang hoang mang vì mấy ngày qua nhà liên tục rung rinh, mỗi lần kéo dài 5-10 giây hoặc hơn. Nguyên nhân được xác định là công trình thi công bờ kè gần đó Chủ một hộ dân ngụ tầng 17 chung cư này kể, tình trạng rung lắc bắt đầu từ chiều ngày 1/4 đến sáng 2/4, ngồi trong căn hộ thỉnh thoảng lại cảm nhận được những đợt rung rinh trong 5-10 giây, có khi hơn nửa phút, đứt quãng nhưng tái diễn nhiều lần. "Tôi hoang mang không biết tại sao lại có hiện tượng như vậy", ông nói và diễn tả thêm, cơn rung không gây xáo trộn đồ đạc nặng nhưng đủ làm những vật thể nhẹ như cốc nước, ly tách trên bàn nhúc nhích, giống như có động đất. . Chung cư Nguyễn Ngọc Phương, quận Bình Thạnh nằm gần bờ kênh công trình bờ kè kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè. (Ảnh: Vũ Lê) Theo giải thích của ông Phương, công trình cải tạo môi trường nước kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè là dự án lớn, vốn đầu tư lên đến 194 triệu USD, do Sở Giao thông vận tải TP HCM làm chủ đầu tư, Công ty xây dựng Trung Quốc làm nhà thầu chính. Các bước khảo sát, thẩm định địa chất và tư vấn giám sát đều được thực hiện nghiêm ngặt, đảm bảo an toàn. Những chấn động trong quá trình đóng cọc giữ bờ kè đã được khảo sát kỹ trước khi tiến hành. Ông Phương phân tích thêm, hiện nay các công trình cao tầng đều sử dụng kỹ thuật khoan cọc nhồi, ăn sâu xuống lòng đất trung bình 40-50 m, chịu được những chấn động mạnh và có đủ sức vượt qua những cơn địa chấn thông thường. Vì vậy, đối với công trình 17-18 tầng như chung cư Miếu Nổi và Nguyễn Ngọc Phương đều có nền móng vững chắc nên đảm bảo an toàn. Còn nguyên cục trưởng Giám định nhà nước về chất lượng công trình xây dựng Trần Chủng giải thích: "Công nghệ đóng cọc và cừ thường gây chấn động, chắc chắn sẽ tạo ra sóng xung kích lan tỏa ra khu vực lân cận khiến người dân trong chung cư cảm nhận được nền nhà rung nhẹ". Tuy nhiên, ông Chủng cho rằng những chấn động nhẹ này chỉ là nhất thời và sẽ nhanh chóng qua đi khi việc thi công dừng lại, thông thường không gây ảnh hưởng xấu đến tòa nhà kiên cố gần đó. Song ông khuyến cáo rằng, nếu nhà cửa có kết cấu yếu thì đơn vị thi công phải đào rãnh ngăn cách để hạn chế xung động gây ảnh hưởng xấu đến công trình chung quanh. Ông Chủng cũng khẳng định rằng, thông thường trong khu trung tâm chỉ nên ép cọc cừ chứ không đóng để hạn chế luồng sóng xung kích gây ảnh hưởng tới các tòa nhà lân cận, đặc biệt là công trình cao tầng. 5.3 Các biện pháp khắc phục tiếng ồn: Tuy đã có quy chế về tiếng ồn trong sản xuất, song Việt Nam chưa có quy định cụ thể về xử lý cơ sở có tiếng ồn vượt ngưỡng cho phép. Công tác quy hoạch đô thị có tính đến tiếng ồn nhưng do thực hiện kém nghiêm túc nên nhiều bệnh viện, trường học, nhà ở... còn quá gần đường giao thông. Công viên, hồ nước, cây xanh, các yếu tố giảm tiếng ồn lại liên tục bị thu hẹp. Nhiều nhà máy xí nghiệp gây ồn vẫn nằm ngay giữa khu dân cư. Tốc độ đô thị hoá tăng nhanh, các phương tiện giao thông cơ giới tràn ngập, khiến tiếng ồn ngày càng vuợt ngưỡng cho phép nhiều hơn. Tiếng ồn đi vào nhà chủ yếu từ mái và các cửa. Có phần thâm nhập qua vách nhà, tiếng động từ nhà bên cạnh. Còn ngay trong căn hộ, cần hạn chế tiếng động vang từ trên sàn (trần nhà, phòng) do đi lại hay việc sinh hoạt ở tầng trên. Biện pháp chung - Từ lúc lập tổng mặt bằng nhà máy đã cần nghiên cứu các biện pháp quy hoạch xây dựng chống tiềng ồn và rung động cần hạn chế sự lan truyền tiếng ồn ngay trong phạm vi của xí nghiệp và ngăn chặn tiếng ồn la ra các vùng xung quanh, giữa các khu nhà ở và khu SX có tiếng phải trồng các dải cây xanh bảo vệ để chống ồn và làm sạch môi trường, giữa xí nghiệp và các khu nhà ở phải có khoảng cách tối thiểu để tiếng ồn không vượt mức cho phép. Khi xây dựng, có thể dùng vật liệu mái có độ kháng âm khác nhau. Ví dụ mái ngói giảm ồn hiệu quả hơn mái tôn và thuờng đóng trần để làm giảm tiếng động từ trên nóc nhà phát xuống. Kết hợp trong dàn trần, có thể sử dụng tấm móp để cách âm/nhiệt. Tấm móp đuợc trải kín trên trần hay duới mái nhà, các mối nối phải đuợc xử lý bằng keo dán và chèn bít tất cả các khoảng hở nếu có để ngăn âm thanh lan ra. Bằng cách đó, thay vì móp, có thể sử dụng tấm polynum - tấm có chứa túi khí và trên bề mặt đuợc tráng lớp nhôm. Một loại tôn đặc dụng PU đuợc chế tạo 3 trong 1 tấm tôn màu hay tôn mạ kẽm. Sát mặt duới tấm tôn đuợc dán lớp PU gần nhu mốp, dày 18mm và duới cùng là lớp nhựa PVC. Nó có tác dụng cách âm/nhiệt và nhờ có những lớp nhu trên mà có thể thiết kế không phải đóng trần. Đó cũng là một giải pháp Với sàn, trên sân thuợng thì thiết kế sàn kép - trên sàn đúc chính, kê cao bằng các đuờng gạch một khoảng hở chừng 30 - 40cm, rồi lắp ghép trên đó thêm một lớp đan có lỗ rỗng để thoát và tiêu âm. Luu ý, khi làm sàn kép thì mặt sàn duới phải tạo độ dốc cao để thoát nuớc nhanh và xử lý chống thấm tốt. Lớp đan lỗ trên cùng có thể gỡ lên từng tấm đuợc, để làm vệ sinh và gia cố sàn chínhtheo định kỳ 2 - 3 năm một lần. Cũng có thể dùng gạch hourdis (gạch bọng) trải trên mặt sàn đúc rồi đổ vữa lên trên cũng có tác dụng cách âm/nhiệt. Một giải pháp khác là làm đà lật (xem minh họa). Để ngăn tiếng động từ các tầng lầu trên dội xuống tầng duới, có thể đóng trần để giảm thiểu tiếng ồn. Tựu trung, tạo khoảng rỗng trên các tầng, sàn để tiêu âm, làm giảm tiếng ồn tác động trực tiếp hay gián tiếp vào nhà ở hay phòng. Cách khác, đóng ván sàn gỗ thay vì lát gạch ceramic, đá... sẽ giảm thiểu tốt tiếng động lan xuống tầng bên duới. Vì khi đóng ván sàn gỗ tự nhiên, thuờng có khoảng hở từ khung xuơng nền; hoặc ván sàn gỗ nhân tạo, sẽ có lớp mút mỏng lót duới nền, tạo đuợc sự êm nhẹ trong các chấn động bên trên. Xử lý phần cửa Với cửa nẻo, kính và gỗ thiết kế bít kín là chất liệu cản âm khá hiệu quả. Tuy nhiên, kính cần lắp đặt thật khít khao bằng ron (joint) cao su và không còn độ lung lay; hạn chế tối đa các khoảng hở. Cửa gỗ bằng ván nhân tạo (HDF) đang đuợc sử dụng nhiều cũng tạo đuợc sự cách âm khá tốt và thuờng sử dụng cho cửa phía trong nhu cửa buồng ngủ. Ngoài ra, thị truờng còn có loại cửa kính đặc biệt cách âm và cách nhiệt cao cấp của Mỹ; có đủ loại cửa và nhiều kích cỡ đóng ráp sẵn; khuôn đa dạng từ vuông, chữ nhật, lục giác, tam giác, rẻ quạt... Kết cấu chủ yếu loại cửa này gồm khung nhôm, kính một lớp hay hai lớp; có song chia ô hay không có. Đặc tính chủ yếu cách âm, cách nhiệt-hàn và an toàn, nếu lỡ bị vỡ, kính sẽ bể ra dạng hạt lựu nhu kính xe hơi. Mùa hè, kính cuờng suất cao này sẽ làm cho buớc sóng dài của năng luợng mặt trời tán xạ tạo cho căn nhà mát mẻ. Độ cách âm với loại cửa kính này trên 95% do có một lớp kim loại trong đặc biệt nằm giữa tấm kính. Giữa hai lớp kính (kính hai lớp) đã đuợc hút chân không nên không bị bụi và hơi nuớc ngấm vào gây ố. Các phương pháp giảm tiếng ồn - Giảm tiếng ồn tại nơi nguồn có thể thực hiện theo các biện pháp sau: - Hiện đại hoá thiết bị, hoàn thiện quá trình công nghệ: + Thay đổi tính đàn hồi và khối lượng của các bộ phận máy móc để thay đổi tần số dao động riêng của chúng tránh hiện tượng cộng hưởng. + Thay thép bằng chất dẻo, tecxtolit,¼mạ crôm hoặc quét mặt các chi tiết bằng sơn hoặc dùng các hợp kim ít vang hơn khi bị va đập. + Bộ các mặt thiết bị chịu rung động bằng các vật liệu hút hoặc giảm rung động có ma sát lớn như bitum, cao su, tôn, vòng phớt, amiăng, chất dẻo, matit đặc biệt. + Biện pháp chống tiếng ồn sản xuất có hiệu quả nhất là tự động hoá toàn bộ quá trình công nghệ và áp dụng hệ thống điều khiển từ xa. + Quy hoạch thời gian làm việc của các xưởng ồn. - Bố trí các xưởng ồn làm việc vào những buổi ít người làm việc. - Lập đồ thị làm việc cho công nhân để họ có khả năng nghỉ ngơi hợp lý, làm giảm thời gian có mặt của công nhân ở những xưởng có mức ồn cao. - Vấn đề cách âm dựa trên nguyên lý là khi sóng âm truyền tới bề mặt một kết cấu nào đó thì kết cấu đó sẽ trở thành một nguồn âm mới. Công suất nguồn âm mới yếu đi bao nhiêu so với nguồn âm ban đầu thì khả năng cách âm của kết cấu càng tốt bấy nhiêu. - Khả năng cách âm của kết cấu phụ thuộc vào nội ma sát của vật liệu, độ cứng và trọng lượng của kết cấu, điều kiện liên kết cũng như thành phần tần số của tiếng ồn. - Trong thực tế sản xuất người ta ứng dụng phối hợp cả cách âm và hút âm. Đối với các thiết bị máy móc gây ồn người ta cố gắng bọc thật kín bằng vỏ cách âm những cơ cấu điều khiển dụng cụ kiểm tra cho ra ngoài vỏ. - Vật liệu làm vỏ cách âm thường là gỗ, chất dẻo, kim loại, kính ở mặt trong thường ốp lớp vật liệu hút ẩm ở mặt trong có lúc dùng vật liệu hút rung động dán ở mặt ngoài. - Liên kết giữa vỏ cách âm và máy không làm cứng để hạn chế dao động từ máy chuyền qua vỏ, có lúc dùng lớp vỏ ở giữa là không khí - Trường hợp không thể bọc kín được người ta dung buồng hở hoặc tấm phản xạ để chống lại tác dụng trực tiếp của năng lượng âm bức xạ từ nguồn. Loại phòng chống này đặt giữa nguồn ồn và người làm việc. Chống tiếng ồn khí độc - Như dòng hơi xả vào không khí theo chu kỳ của tuốcbin, máy quạt¼Biện pháp phòng chống loại ồn này rất phức tạp, thường phải dùng các ống hoặc tấm tiêu âm để giảm tiếng ồn trên đường lan truyền. - Hộp tiêu âm làm việc theo nguyên tắc của bộ lọc âm thanh, nghĩa là cho một số sóng âm với tần số nào đó đi qua trong khi cản trở một số âm ở một tần số khác. - Hộp cộng hưởng tiêu âm làm việc theo nguyên tắc khi âm thanh truyền qua một hệ thống có khả năng dao động, tác dụng của sóng âm hệ thống này dao động, đặc biệt khi tần số này xấp xỉ tần số dao động riêng của hệ sẽ xảy ra sự cộng hưởng gây ra mất năng lượng âm. Như vậy hợp cộng hưởng giảm mức ồn theo từng tần số riêng. Biện pháp phòng chống ồn cá nhân: - Nút bịt tai: Làm bằng chất dẻo, có hình dáng cố định dùng để cho vào lỗ tai, có tác dụng hạ thấp mức âm ở tần số (125 ÷500)Hz, mức hạ âm là 10dB, ở tần số 200Hz là 24dB và tần số 4000Hz là 29dB. Với âm có tần số cao hơn nữa tác dụng hạ âm sẽ giảm. - Cái che tai: Có tác dụng tốt hơn nút bịt mai, hường dùng cho công nhân tán, gò, mài và công nhân hàng không - Bao ốp tai : Dùng trong trường hợp tiếng ồn lớn hơn 120dB. Bao có thể che kín cả tai và phần xương sọ quanh tai. Ngoài ra để chống rung động, người ta cần trang bị giầy (ủng) có đế chống rung, bao tay có đệm đàn hồi. 5.4 Kiến nghị: Tiếng ồn và chất lượng không khí là một vấn đề rất quan trọng trong cuộc sống. Liệu chúng ta quản lý như thế nào các tác động trực tiếp của mối quan tâm này đến cộng đồng? Trong xã hội, chúng ta quan tâm đến chất lượng không khí mà chúng ta hít thở và tìm kiếm các môi trường mà tại đó chúng ta không bị tổn hại bởi các loại âm thanh xung quanh chúng ta. Rất nhiều nhân tố góp phần vào quá trình quản lý chất lượng không khí và tiếng ồn. Các hệ thống giao thông có ảnh hưởng trực tiếp đến tiếng ồn và chất lượng không khí, kể ở phạm vi khu vực và vùng. Sự lựa chọn cá nhân liên quan đến loại và số lượng phương tiện giao thông, như ôtô hoạt động gây ra các ảnh hưởng tích luỹ đến môi trường khu vực, trong thành phố và khu đô thị. Chất lượng không khí thường là vấn đề toàn cầu, còn ô nhiễm tiếng ồn lại là vấn đề khu vực. Nhằm giải quyết cả 2 vấn đề này, chúng ta phải giảm thiểu và hạn chế các nguồn ô nhiễm không khí và tiếng ồn liên quan đến giao thông. Ngoài các biện pháp quản lý khác nhau ở các cấp chính quyền, việc giảm thiểu ô nhiễm tiếng ồn và không khí đòi hỏi sự tham gia của mỗi cá nhân, có thể là sự thay đổi hành vi của người dân. Chúng ta có thể tác động trực tiếp tới một số nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng không khí và tiếng ồn, song cũng có những nhân tố nằm ngoài tầm kiểm soát của con người. Ví dụ, mỗi người có thể kiểm soát lượng ô nhiễm do mình gây ra, thông qua sử dụng các phương tiện giao thông, nhưng lại không thể tác động đến lượng ô nhiễm và tiếng ồn phát sinh từ các nhà máy điện... cũng như cả các yếu tố địa hình và thời tiết đã làm trầm trọng hơn tình trạng ô nhiễm. Hiện nay, các thành phố ở Việt Nam quá ồn. Người dân không biết được họ đang gây ô nhiễm. Cả chính quyền cũng thế. Hằng ngày, ngoài tiếng còi thì người dân còn phải hứng chịu đủ thứ tiếng ồn khác như tiếng rao bán hàng rong, tiếng nhạc của các quán cà phê, tiếng "zô zô" của dân nhậu về khuya, tiếng thử xe máy của tiệm sửa xe, tiếng karaoke của hàng xóm, tiếng nhạc đám tang, tiếng tụng kinh và cả tiếng loa của đài phát thanh huyện, xã... Về luật thì chúng ta cũng đã có, ví dụ bảng cấm sử dụng còi khi đi qua các bệnh viện, trường học nhưng tài xế vẫn bấm còi vô tư vì chẳng khi nào bị phạt. Ở nước ngoài thì ngược lại, bạn sẽ không thấy bảng hiệu cấm sử dụng còi (vì mấy khi tài xế sử dụng) nhưng tại một số nơi thì lại có bảng hiệu buộc phải bấm còi, chẳng hạng tại cua quẹo hẹp ở nơi đèo dốc, nơi rừng vắng. Có lẽ, họ muốn nhắc nhở tài xế đừng lười bấm còi chăng? Một lần tôi chứng kiến xe cảnh sát Nhật đuổi theo một xe gắn máy chạy len lỏi trong khu dân cư vào lúc nửa đêm, tôi thấy xe cảnh sát chỉ nháy đèn báo động chứ họ không hụ còi. Tôi nghĩ ở Việt Nam nên xây dựng luật chống ô nhiễm tiếng ồn và thực thi nghiêm túc. Nếu chỉ dạy trong nhà trường thôi thì trẻ con một lần nữa phải học những điều xa thực tế. Nếu có chăng thì nên dạy phụ huynh, sinh viên và tài xế, những người đang bấm còi inh ỏi hằng ngày. Cần phải đưa quy định này vào luật giao thông. Mọi người trước khi thi bằng lái đều phải đọc nó, chỉ cần qui định trong điều luật là không nên bấm còi xe khi không cần thiết, không được gắn còi hơi... thì có lẽ mọi người cũng hiểu được chút ít. VI/ VẤN ĐỀ THỨ NĂM: CHIẾU SÁNG TRONG SẢN XUẤT. Từ năm 1995- 2003, Viện Nghiên cứu Khoa học kỹ thuật Bảo hộ Lao động đã tiến hành điều tra, khảo sát điều kiện chiếu sáng tại các cơ sở sản xuất công nghiệp cho thấy thực trạng đáng báo động về môi trường ánh sáng. Gần 60% số liệu đo tại khu vực làm việc của công nhân không đảm bảo ánh sáng về mặt số lượng và gần 90% số liệu đo chưa đảm bảo về chất lượng ánh sáng. Ngành Bưu chính Viễn thông là ngành có tốc độ tăng trưởng cao, được đầu tư công nghệ hiện đại ngang tầm quốc tế nhưng điều kiện ánh sáng để làm việc ở đây vẫn chưa đảm bảo. Hầu hết các phòng làm việc tại các tổng đài 108, 1080, 119, 116, 107, 135, Phonelink, đài Duyên hải, Trung tâm Internet, Trung tâm nhắn tin MCC, Công ty Bưu chính đều không đảm bảo điều kiện ánh sáng. Hệ thống đèn chiếu sáng lắp đặt không hợp lý, bố trí chỗ làm việc không phù hợp nên nhiều nơi thiếu ánh sáng hoặc bị che khuất, chiếu sáng ngược, ảnh hưởng đến việc quan sát trên màn hình và đọc dữ liệu từ tài liệu gây mỏi mắt, giảm thị lực. Ngành dệt may cũng trong tình trạng tương tự. Một số xưởng sản xuất cũ của các công ty May Hữu Nghị, May Vịêt Tiến, May Sài Gòn, Nhà Bè, Bình Minh, Minh Phụng và nhiều cơ sở khác, ánh sáng đều có độ rọi thấp, chỉ đạt 200 đến 280 lx (tiêu chuẩn là 300 lx), thậm chí nhiều nơi đèn hỏng nhưng không được thay mới như phân xưởng may cũ của công ty May Bình Minh độ rọi chỉ đạt 80lx, các bộ phận là ủi độ rọi thường rất thấp chỉ đạt khỏang 70 đến 150lx. Hệ thống đèn lắp đặt không hợp lý gây sấp bóng, khu vực mũi kim thường tối hơn mặt bàn để vải ảnh hưởng đến thị lực của công nhân... Qua khảo sát thực tế, một số ngành sản xuất công nghiệp đều trong tình trạng thiếu ánh sáng do không được các doanh nghiệp quan tâm đầy đủ, việc sử dụng nguồn sáng và thiết bị chiếu sáng tại nhiều nơi sản xuất chưa phù hợp nên không hạn chế được mức độ chói lóa và màu sắc gây tổn hao điện năng cho chiếu sáng, sự phân bố ánh sáng không đều trong môi trường nhìn của người công nhân buộc mắt người lao động phải điều tiết nhiều chóng gây mệt mỏi trong quá trình làm việc. Các bề mặt tường, trần nhà, sàn nhà phân xưởng cũng như các bề mặt thiết bị máy móc có hệ số phản xạ thấp do đó không tận dụng được ánh sáng phản xạ, lãng phí năng lượng do nguồn sáng phát ra ,đồng thời tạo nên cảm giác không gian chật hẹp, gây ức chế về mặt tâm lý cho người lao động. Các đèn hùynh quang sử dụng để chiếu sáng trong cùng một phân xưởng nhiều nơi không được lắp vào các pha khác nhau của mạng điện chiếu sáng gây hiện tượng dao động quang thông, ảnh hưởng trực tiếp đến họat động thị giác của công nhân. Thực trạng môi trường ánh sáng hiện nay tại các xí nghiệp công nghiệp đã ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất lao động, chất lượng sản phẩm cũng như sức khỏe, tuổi nghề của người lao động, đặt biệt là những khâu công nghệ đòi hỏi độ chính xác cao. Kết quả khảo sát, đánh giá và khám sức khỏe công nhân trực tiếp sản xuất tại các ngành công nghiệp của Viện Bảo hộ Lao động cho thấy, trong số 54% công nhân bị mắc bệnh mãn tính thì có 36,1% bị các bệnh thần kinh và 27,4% mắc các bệnh về mắt. Đặc biệt, tỷ lệ người lao động phàn nàn về triệu chứng mỏi mắt, căng mắt rất cao ở những công đọan sản xuất yêu cầu tập trung quan sát và phân biệt các chi tiết nhỏ. Kết quả này cũng đã phản ánh đúng thực trạng ô nhiễm môi trường ánh sáng tại các xí nghiệp công nghiệp gây nên. Tác hại của việc chiếu sáng không hợp lý: Trong đời sống và lao động, con mắt người đòi hỏi điều kiện ánh sáng thích hợp. Chiếu sáng thích hợp sẽ bảo vệ thị lực, chống mệt mỏi, tránh tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, đồng thời tăng năng suất lao động. Các đơn vị đo lường ánh sáng thường được dùng: cường độ ánh sáng, độ rọi; máy đo ánh sáng chủ yếu hiện nay được dùng là Luxmet. Nhu cầu ánh sáng đòi hỏi tùy thuộc vào công việc, ví dụ như: - Phòng đọc sách cần có độ rọi 200 lux. - Xưởng dệt cần có độ rọi 300 lux. - Sửa chữa đồng hồ cần có độ rọi 400 lux. Khi chiếu sáng không cần đảm bảo tiêu chuẩn quy định, (thường là quá thấp) ngoài tác hại làm tăng phế phẩm, giảm năng suất lao động… Về mặt kỹ thuật an toàn còn thấy rõ: khả năng gây tai nạn lao động tăng lên do không nhìn rõ hoặc chưa đủ thời gian để mắt nhận biết sự vật (thiếu ánh sáng); do lóa mắt (ánh sáng chói quá). Nếu phải ngồi lỳ trong phòng làm việc cả ngày, hẳn là bạn sẽ rất mệt mỏi. Nhưng chỉ cần biết cách bố trí ánh sáng hợp lý, bạn sẽ cảm thấy thoải mái và dễ chịu hơn rất nhiều. Khi sắp đặt hệ thống ánh sáng cho căn phòng, bạn nhớ kết hợp các cấp độ sáng khác nhau. Trước hết là ánh sáng tổng thể. Ánh sáng này không nên quá chói. Bạn có thể sử dụng một bóng đèn trần với ánh sáng dịu. Nếu có cửa sổ ở nơi làm việc, bạn nên dùng một cái mành để điều chỉnh mức độ ánh sáng tự nhiên. Nếu bạn làm việc gần đèn, thì nên dùng bóng đèn huỳnh quang, vì nó tỏa ra ít hơi nóng. Thử nghiệm với các bóng đèn khác nhau, bạn sẽ biết được bóng bao nhiêu watt thì hợp với mắt của bạn nhất. Bạn cũng cần đèn bàn để tập trung ánh sáng vào nơi làm việc. Đèn bàn lý tưởng là loại dễ điều chỉnh và ánh sáng phủ rộng. Mắt bạn sẽ không bị chóng mỏi nếu bức tường sau máy tính được thắp sáng. Nguyên nhân xảy ra tai nạn trong chiếu sáng: - Độ chiếu sáng không đầy đủ: + Nếu làm việc trong điều kiện chiếu sáng không đạt tiêu chuẩn, mắt phải điều tiết quá nhiều trở nên mệt mỏi. Tình trạng mắt bị mệt mỏi kéo dài sẻ gây ra căng thẳng làm chậm phản xạ thần kinh khả năng phân biệt đối với sự vật dần dần bị sút kém. + Công nhân trẻ tuổi hoặc công nhân trong lứa tuổi học nghề nếu làm việc trong điề kiện thiếu ánh sáng quá dài sẻ sinh ra tật cận thị. + Nếu ánh sáng quá nhiều, sự phân biệt các vật bị nhầm lẫn dẫn đến làm sai các động tác và so đó sẻ xảy ra tai nạn trong lao động, đồng thời giảm năng suất lao động và chất lượng sản phẩm. - Độ chiếu sáng quá chói: + Nếu cường độ chiếu sáng quá lớn hoặc bố trí chiếu sáng không hợp lý sẻ dẫn đến tình trạng lóa mắt làm cho nhức mắt do dó giảm thị lực của công nhân. + Hiện tượng chiếu sáng quá lóa buộc công nhân phải mất thời gian để cho mắt thích nghi khi nhìn từ trường ánh sáng thường sang trường ánh sáng chói và ngược lại do đó làm giảm sự thụ cảm của mắt, làm giảm năng suất lao động tăng phế phẩm và xảy ra tai nạn lao động. Biện pháp khắc phục: - Cần có nhưng biện pháp chiếu sáng phù hợp với từng nơi, từng khu hợp lý. * Trên công trình khi thi công về ban đêm, để chiếu sáng khu vực xây dựng, diện tích kho bãi lớn không thể bố trí các đèn chiếu thường lên trên bề mặt cần chiếu. Khi đó dùng đèn pha để chiếu. * Để chiếu sáng người chỉ huy cần phải làm theo kinh nghiệm hoặc tính toán. Còn ở các công trường lớn và phức tạp cần phải tính toán chi tiết để đảm bảo phục vụ cho thi công. - Sử dụng các nguồn chiếu sáng hợp lý. Thiết bị chiếu sáng phải đáp ứng các yêu cầu sau: * Phân bố ánh sáng phù hợp với mục đích chiếu sáng * Bảo vệ mắt trong khi làm việc không bị chói, lóa... * Bảo vệ nguồn sáng, tránh va chạm, bị gió, mưa, nắng, bụi... * Để cố định và đưa điện vào nguồn sáng. Kiến nghị của bản thân: - Các công trình nên triển khai. tiến hành thi công và ban ngày đê tận dụng được ánh sáng tự nhiên và tiết kiệm chi phí thắp sáng. Ngoài ra, con tránh được nguy hiểm tìm ẩn xảy ra cho công nhân, người tham gia xây dựng, của chính công trình đang thi công cũng như các khu vực xung quanh. - Nếu cần thiết phải tiến hành thi công ban đêm thì cần phải có nhưng biện pháp bố trí chiếu sáng, biện pháp thi công hợp lý, trang thiết bị bảo hộ lao động đúng quy địnhvà dự đoán được khả năng xảy ra tai nạn để tìm cách tránh.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCác vấn đề về vệ sinh lao động trong sản xuất.doc
Luận văn liên quan