Đề tài Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nhân cách của con người

LỜI MỞ ĐẦU Di truyền và môi trường đều có ảnh hưởng tới sự hình thành và phát triển nhân cách, tạo ra các mức độ tác động khác nhau cho sự phát triển. Ngay từ khi ra đời con người đã mang yếu tố di truyền và cùng chịu sự tác động của môi trường khác nhau dẫn đến sự nhân cách của mỗi con người khác nhau. Mỗi cá nhân là hệ thống tích cực trong một môi trường nhất định. Việc lựa chọn là hoạt động tích cực trong một môi trường của chủ thể thường tương hợp với kiểu gen của chủ thể đó. Sự phát triển của cá nhân diễn ra trong mối quan hệ có sự hiệu chỉnh giữa hoạt động của chủ thể với yếu tố bẩm sinh, di truyền –môi trường đã giải thích vì sao mỗi trẻ em mang một nhân cách khác nhau. Qua đề tài ta hiểu được vai trò của yếu tố di truyền và yếu tố môi trường đối với sự phát triển nhân cách. Mỗi yếu tố đều mang một vai trò, tác động khác nhau tới sự hình thành và phát triển nhân cách. Nội dung đề tài gồm: I. Bẩm sinh – Di truyền 1. Khái niệm 2. Vai trò 3. Vai trò của giáo dục đối với bẩm sinh 4. Nghiệp vụ sư phạm II. Môi trường 1. Khái niệm 2. Vai trò của môi trường đối với sự phát triển nhân cách 3. Tác động của yếu tố môi trường đến cá nhân 4. Sự tác động của môi trường đến giáo dục 5. Nghiệp vụ sư phạm Tài liệu tham khảo 1. TS ĐINH THỊ TỨ- PGS.TS PHAN TRỌNG NGỌ, tâm lý học tre em lứa tuổi mầm non, nhà xuất bản giáo dục, 2008. 2. TS Trần Thị Hương,TS Nguyễn Thị Bích Hạnh- TS Hồ Văn Liên-TS Ngô Đình Quang, Giáo dục học đại cương, Đại Học Sư Phạm TPHCM, 2009

docx24 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 15811 | Lượt tải: 7download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nhân cách của con người, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường ĐHSP TP Hồ Chí Minh Lớp: Sp mầm non B1 Môn: giáo dục học Đề tài: GVHD: Ân Thị Hảo Tên nhóm: Candies Danh sách nhóm: Phạm Thị Mai SBD: K36.902.042 Phạm Thị Nhẫn SBD: k36.902.060 Nguyễn Thị Thanh Nhã SBD: K36.902.061 Trần Thị Thanh Nga SBD: K36.902.053 Vũ Thị Tú My SBD:K36.902.046 Thành phố Hồ Chí Minh ngày 20 tháng 3 năm 2011 LỜI MỞ ĐẦU Di truyền và môi trường đều có ảnh hưởng tới sự hình thành và phát triển nhân cách, tạo ra các mức độ tác động khác nhau cho sự phát triển.Ngay từ khi ra đời con người đã mang yếu tố di truyền và cùng chịu sự tác động của môi trường khác nhau dẫn đến sự nhân cách của mỗi con người khác nhau. Mỗi cá nhân là hệ thống tích cực trong một môi trường nhất định. Việc lựa chọn là hoạt động tích cực trong một môi trường của chủ thể thường tương hợp với kiểu gen của chủ thể đó. Sự phát triển của cá nhân diễn ra trong mối quan hệ có sự hiệu chỉnh giữa hoạt động của chủ thể với yếu tố bẩm sinh, di truyền –môi trường đã giải thích vì sao mỗi trẻ em mang một nhân cách khác nhau. Qua đề tài ta hiểu được vai trò của yếu tố di truyền và yếu tố môi trường đối với sự phát triển nhân cách. Mỗi yếu tố đều mang một vai trò, tác động khác nhau tới sự hình thành và phát triển nhân cách. Nội dung đề tài gồm: Bẩm sinh – Di truyền Khái niệm Vai trò Vai trò của giáo dục đối với bẩm sinh Nghiệp vụ sư phạm Môi trường Khái niệm Vai trò của môi trường đối với sự phát triển nhân cách Tác động của yếu tố môi trường đến cá nhân Sự tác động của môi trường đến giáo dục Nghiệp vụ sư phạm CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH CỦA CON NGƯỜI. Nhân cách được hình thành và phát triển dưới ảnh hưởng phối hợp của những nhân tố bẩm sinh-di truyền, môi trường, giáo dục và hoạt động cá nhân, song trong đó mỗi nhân tố có vai trò riêng của nó. I. Bẩm sinh-di truyền. 1. Khái niệm. Di truyền là sự tái tạo ở đời sau những thuộc tính sinh học có ở đời trước, là sự truyền lại từ cha mẹ đến con cái những đặc điểm những phẩm chất nhất định đã được ghi lại trong hệ thống gen gi truyền. Một số thuộc tính sinh học có ngay từ khi đứa trẻ mới sinh thì gọi là những thuộc tính bẩm sinh. Tuy nhiên, bẩm sinh khác di truyền. Di truyền học ngày nay đã chứng minh rằng những thuộc tính trên của cơ thể người đã được ghi lại trong hệ thống mã di truyền độc đáo và các mã di truyền này giữ lại và truyền lại những thông tin về các thuộc tính đó của cơ thể. Vào những năm 70 của thế kỷ XX, trước sự phát triển của khoa học, đặc biệt là sinh vật học và khoa học xã hội nhân văn, chủ nghĩa sinh học xã hội đã ra đời như một trào lưu khoa học liên ngành mới ở Tây Âu. Nhìn một cách tổng thể, chủ nghĩa này cũng không khác gì chủ nghĩa tự nhiên khi cho rằng, "tất cả những gì của con người do bẩm sinh mà có, thì không thể bị thay đổi do các điều kiện xã hội". Theo họ, "sự phát triển của bộ não, sự chuyên trách của bộ não, tốc độ và tính khuynh hướng của quá trình giáo dục con người được hình thành trên trái đất, chủ yếu bằng con đường di truyền" hay "lý tính của con người có thể được hiểu đúng đắn, rõ ràng nhất từ quan điểm về quá trình phát triển do các đến di truyền quy định Khái niệm di truyền y học : Là 1 bộ phận của di truyền người, chuyên nghiên cứu phát hiện các cơ chế gây bệnh dt và đề xuất các biện pháp phòng ngừa, cách chữa trị các bệnh di truyền ở người. Theo Menđen Trong sinh học – theo Menđen:Di truyền là hiện tượng truyền đạt lại các tính trạng của tổ tiên cho các thế hệ con cháu. Quan niệm của Bateson Theo quan niệm của Bateson (1906):di truyền học là khoa học nghiên cứu các đặc tính di truyền và biến dị vốn có của mọi sinh vật cùng với các nguyên tắc và phương pháp điều khiển các đặc tính đó. ở đây tính di truyền được biểu hiện ở sự giống nhau giữa con cái với cha mẹ, và tính biến dị biểu hiện ở sự sai khác giữa cha mẹ và con cái,cũng như giữa con cái với nhau. Theo quan điểm của CacMac: Bẩm sinh-di truyền là sự tái tạo ở trẻ những nét sinh học giống với cha mẹ. Một số thuộc tính sinh học mà trẻ có được khi mới sinh do di truyền được ở cha mẹ, được gọi là những thuộc tính bẩm sinh di truyền. Các thế hệ con người có thể truyền cho nhau những đặc điểm về cấu tạo cơ thể, màu da,màu tóc, nét mặt, về các loại hình thần kinh, về chức năng hoạt động của chúng...tạo thành sức sống tự nhiên của con người. Vd: Cha mẹ tóc màu đen, mắt nâu thì con cái họ tóc cũng màu đen, mắt nâu. Gen là một đơn vị của di truyền. Gen, hay di tố là một đoạn DNA mang một chức năng nhất định trong quá trình truyền thông tin di truyền. Trên nhiễm sắc thể, một gen thường có một vị trí xác định và liên kết với các vùng điều hòa, phiên mã và các vùng chức năng khác để bảo đảm và điều khiển hoạt động của gen. 2. Vai trò. Theo Menđen: Di truyền có vai trò quan trọng trong chọn giống, trong y học và đặc biệt là công nghệ sinh học hiện đại. Vd: Cừu Đôli bản nhân giống đầu tiên. Vd: Thanh long ruột đỏ. Trong di truyền y học: thì di truyền giúp phát hiện ra các căn bệnh di truyền từ cha mẹ sang con cái, xác định huyết thống,... Vd: bệnh tiểu đường, bệnh tim, bệnh ung thư,... Theo L.X Vưgôtxki Theo L.X Vưgôtxki: nhờ di truyền, con người sinh ra được mang đặc điểm của loài, đặc biệt là hệ thống thần kinh, não người, đảm bảo hoạt động tâm lí có thể đạt được ổ mức độ cao mà không loài nào có được. Nên thể chất không bẩm sinh không ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển nhân cách của trẻ, mà nó chỉ ảnh hưởng tới sự phát triển đó thông qua mối quan hệ của đúa trẻ với người lớn. Vd: khi trẻ bị tàn tật,cha mẹ và mọi người xung quanh có thái độ đúng mực, không thương hại, để ý nhiều đến tật đó và không làm cho trẻ tuủi thhân về việc đó thì đứa trẻ vẫn lớn lên với nhân cách lành mạnh, tự tin. Quan điểm phi Mác xít Quan điểm phi Mác xít cho rằng: yếu tố di truyền quyết định hoàn toàn sự phát triển nhân cách. Họ cho rằng: con người bẩm sinh đã thiện hoặc ác, vị tha hoặc ích kỷ...thực chất quan điểm này đưa ra nhằm che dấu nguồn gốc xã hội khách quan và sự xấu xa của những tội ác trong xã hội, gieo rắc sự hoài nghi và phủ nhận khả năng xây dựng và cải tạo,giáo dục con người. Quan điểm Mác xít cho rằng: di truyền không quyết định đối với sự phát triển nhân cách song cũng không phủ nhận vai trò của di truyền. Nếu phủ nhận vai trò của di truyền thì dễ dẫn đến mê tín dị đoan. Ngược lại, quá coi trọng yếu tố di truyền lại phủ lại phủ định yếu tố xã hội. Hiện tượng kế thừa tài năng trong một số gia đình nghĩa là sự xuất hiện liên tục nhiều người  có tài qua nhiều thế hệ. Trường hợp một số gia đình có nghề truyền thống qua nhiều thế hệ: nghệ thuật, y học... Phần lớn không chỉ do di truyền, tư chất nhất định mà còn do trong gia đình đó trẻ em được giáo dục trong bầu không khí hào hứng say mê đối với một loại hình hoạt động nhất định và được lôi cuốn tham gia rất sớm vào những hoạt động đó. Quan điểm Mác xít không phủ nhận, không tuyệt đối hoá. Di truyền là tiền đề, là cơ sở vật chất cho sự cho sự phát triển, tác động đến độ mạnh yếu của nhân cách. Di truyền tạo ra sức sống tự nhiên. Di truyền là tiềm năng tiềm tàng mà từ đó tư chất con người phát triển. Vai trò của di truyền được CacMac nói trong thuyết tiền đình, một trong ba thuyết học của Mac nói về vai trò của các nhân tố ảnh hưởng đến nhân cách con người. Thuyết này coi sự phát triển nhân cách, tâm lí con người là do những tố chất di truyền đã được định sẵn trong phôi, trong thai, nghĩa là được định sẵn nhờ di truyền. Phát triển là bộc lộ dần dần các thuộc tính ấy. Thuyết tiền đình là cơ sở lí luận của chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, tuyên truyền sự ưu việt do di truyền đã định sẵn. Vd: người chủng tộc Mônggôlôit vẫn mãi là người mang chủng tộc Mônggôlôit da vàng, tóc đen, mắt nâu. Di truyền đóng vai trò quan trọng là tiền đề vật chất tạo điều kiện cho sự hình thành và phát triển nhân cách. Di truyền có liên quan đến việc hình thành các năng lực hoạt động trong các lĩnh vực nhất định như kinh tế, khoa học, nghệ thuật, thể dục thể thao… Di truyền không quy định xu hướng phát triển nhân cách của các cá nhân, cũng như không giới hạn trình độ phát triển của nhân cách. Nhưng trong mỗi cá nhân con người đều có những năng lực tiềm ẩn. Làm thế nào để phát hiện, khơi dậy và phát huy những năng lực ấy? Đó là một trong những mục đích cao cả của giáo dục, của các nhà trường, các nhà giáo, vì con người và cho con người. Chương trình mang tính di truyền về sự phát triển con người đảm bảo cho loài người tiếp tục tồn tại, đồng thời giúp cho con người thích ứng với những điều kiện biến đổi của các điều kiện tồn tại của nó. Nhờ di truyền, không những các thuộc tính sinh học của con người được kéo dài, mà những đặc điểm bẩm sinh của hệ thần kinh cũng đã tạo nên sự khác nhau về cơ sơ giải phẫu sinh lí của cái gọi là “sức sống” tự nhiên của mỗi người biểu hiện dưới dạng những tư chất, những năng khiếu, và về sau dưới dạng năng lực của mỗi người. Mỗi người đều có những khả năng nhất định để hoạt động thành công hơn trong một hoặc một vài loại hình hoạt động xã hội. C.Mac cho rằng: con người với tư cách là một thực thể tự nhiên trực tiếp, hơn nữa là thực thêt tự nhiên sống, con người được phú cho những sức mạnh tự nhiên, những sức sống đã trở thành thực thể tự nhiên hoạt động. (C.Mac va Ăngghen. Trích tác phẩm thời kì đầu). Những tư chất có sẵn trong cấu tạo của nó, trong các cơ quan cảm giác, các cơ quan vận động, ngôn ngữ... trở thành một trong nhữn diều kiện để thực hiện có kết quả một hoạt động cụ thể nào đó, mà bản thân con người đã lựa chọn dưới ảnh hưởng của những điều kiện, hoàn cảnh sống. Chính những tư chất này giúp cho con người phát triển mạnh mẽ trong những dạng hoạt động tương ứng về nghệ thuật khoa học và lao động, từ đó ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nhân cách của họ. Như vậy, di truyền tạo ra sức sống trong bản chất tự nhiên của con người, tao ra khả năng cho người đó hoạt động có kết quả trong một số lĩnh vực nhất định với phạm vi khá rộng của mỗi lĩnh vực. Di truyền là tiền đề vật chất, là khả năng tiềm tàng, là điều kiện cần thiết cho sự phát triển nhân cách. Ví dụ: Nhiều người tự nhiên đã có thính giác cảm nhận được sự tinh tế của âm thanh, giọng nói và giọng hát tốt, trí nhớ lạ thường, thể chất đặc biệt được thể hiện ở chiều cao, sức học... Nếu một đứa trẻ có một số dị tật bẩm sinh về một số bộ phận như tai, mắt...thì điều hiển nhiên rằng đứa trẻ đó sẽ gặp khó khắn hơn những đứa trẻ bình thường khác trong quá trình học tập tiếp thu những vấn đề mà giáo dục mang lại. Nếu một đứa trẻ được sinh ra trong một gia đình có truyền thống giỏi toán thì nó sẽ giỏi toán. Tuy nhiên bẩm sinh, di truyền không quy định trước hình thái cụ thể trong tương lai của cá nhân. Không quyết định sự phát triển về mặt xã hội, về mặt tâm lí của cá nhân. Những đặc điểm sinh học mặc dù có ảnh hưởng lớn đến tài năng xúc cảm, sức khỏe thể chất... của con người nhưng nó chỉ tạo tiền đề, khả năng cho người đó hoạt động có kết quả trong một số lĩnh vực nhất định, với phạm vi khá rộng của mỗi lĩnh vực. Song khả năng này có trở thành hiện thực hay không còn phụ thuộc vào những điều kiện sống, điều kiện giáo dục, lao động, học tập, rèn luyện, cũng như vào việc hoạt động tích luỹ kinh nghiệm của cá nhân. Vd: có thể thấy ở một số gia đình liên tục xuất hiện nhiều người có tài qua nhiều thế hệ. Điều đó không chỉ do sự di truyền những tư chất nhất định mà còn do ở các gia đình này trẻ em được giáo dục, được sống trong môi trường thuận lợi và nhất là được rèn luyện, được tham gia từ rất sớm vào các hoạt động để tạo nên tài năng đó. Không có một chương trình di truyền về hành vi xã hội - quá trình hình thành và phát triển nhân cách của mỗi con người khi mới sinh ra là bắt đầu từ con số “0” và được diễn ra trong các điều kiện độc đáo...do đó mỗi người đều được phát triển theo một sắc thái và kiểu riêng của mình. 3. Vai trò của giáo dục đối với bẩm sinh. Do di truyền không những tạo ra những tiến bộ sinh học thuận lợi, mà đôi khi còn mang lại những yếu tố không thuận lợi. Vd: trẻ có năng khiếu về âm nhạc, hội họa, hoặc có dị tật bẩm sinh về thị giác hoặc thính giác,... Do đó, giáo dục cần và có thể: Giáo dục tạo điều kiện thuận lợi để những mầm mống của con người có trong chương trình gène được phát triển. Chẳng hạn, trẻ được di truyền cấu tạo cột sống, bàn tay và thanh quản … nhưng nếu không được giáo dục thì trẻ khó có thể đi thẳng đứng bằng hai chân, biết sử dụng công cụ hay phát triển ngôn ngữ… Phát hiện kịp thời và đầy đủ những tiền đề sinh học thuận lợi, không để cho chúng bị phai mờ Vd: Bé hát hay, mua dẻo. Phát hiện những mầm mống năng khiếu của cá nhân để bồi dưỡng và phát triển thành năng lực. Vd: Bé hát hay, múa dẻo ta cho bé tập hát, tập múa theo đúng chuyên môn để trở thành sở trường của bé. Vd: Bé sở hữu tính nóng nảy từ cha, ta dạy cho trẻ biết cach kiểm soát tinh mình bằng Hạn chế hoặc cải tạo những yếu tố không thuận lợi do di truyền, bẩm sinh đem lại. các hoạt đông như: vẽ, tô màu,.. Giáo dục có ảnh hưởng quan trọng đặc biệt đối với những người bị khuyết tật. Giáo dục giúp cá nhân tập luyện, khắc phục các nhược điểm sinh học. Giáo dục có những cơ sở đặc biệt để chăm sóc, giúp họ hồi phục những chức năng khiếm khuyết, có được sự phát triển về trí tuệ. Vd: Khả năng nhận biết bằng tai của bé kém, ta tập cho bé nghe các loại âm thanh khác nhau để bé dần dần biết phân biệt. Giáo dục phát hiện, khai thác và tận dụng những yếu tố thuận lợi, đồng thời phát hiện, hạn chế và khắc phục những yếu tố không thuận lợi của di truyền, tác động tích cực tới sự hình thành và phát triển nhân cách của người được giáo dục. 4. Nghiệp vụ sư phạm. Trong công tác giáo dục, giáo viên cần đánh giá đúng mức vai trò của bẩm sinh- di truyền, phải hết sức chú ý đến cái bản chất tự nhiên của con người, phải chăm sóc phát hiện và vun xới những năng khiếu và năng lực của con người, phải tính đến những khuynh hướng, những hứng thú của mỗi người. Nếu xem nhẹ ảnh hưởng của nhân tố này thì đã bỏ qua yếu tố tư chất, tiền đề của sự phát triển. Ngược lại nếu tuyệt đối hóa hoặc đánh giá quá cao ảnh hưởng của nhân tố di truyền là sai lầm về mặt nhận thức luận của thuyết “ định mệnh do di truyền”, thuyết “ sinh học hóa giáo dục “ từ đó sẽ dẫn đến quan niệm sai lầm , phản động về giáo dục. Mỗi người có những đặc điểm riêng về bẩm sinh, di truyền nên cần có phương pháp giáo dục thích hợp nhằm thực hiện cá biệt hóa trong giáo dục. Không nên có định kiến với trẻ. Cần phát hiện kịp thời những khả năng (năng khiếu) của trẻ nhằm tạo điều kiện cho trẻ phát triển. MÔI TRƯỜNG Khái niệm Môi trường là hệ thống phức hợp các hoàn cảnh bên ngoài,các điều kiện tự nhiên và xã hội xung quanh cần thiết cho sự hoạt động sống và phát triển của nhân cách con người. Môi trường gồm hai loại: Môi trường tự nhiên Môi trường văn hóa- xã hội Môi trường tự nhiên Môi trường tự nhiên bao gồm toàn bộ những gì không phải là con người và do con người tạo ra cũng như cộng đồng xã hội người nhưng nó có liên quan đến con người như một chủ thể và tác động đến cược sống, đến tâm-sinh lí của con người Môi trường tự nhiên gồm tất cả những gì có trong thiên nhiên và những quyền năng của nó có thể tác động đến con người. Đó la những gì trực tiếp gần gũi với con người, những gì dễ cảm nhận, dễ thấy, như đất đai, sông núi, nắng mưa, hạn hán, lũ lụt, thời tiết nơi ta ở.... và cả những gì khó nhận biết như hiệ tượng bão từ, hiệu ứng nhà kính hay các hành tinh xa xôitrong vũ trụ v.v ... tự nhiên hoạt động theo các quy luật của nó. Mọi sự tồn tại của tự nhiên và các quy luật vận động của nó đến tác động nhất định đến con người và sự phát triển nhân cách của con người. Môi trường văn hóa - xã hội Môi trường văn hóa Văn hóa được hiểu theo thuật ngữ gốc là giáo hóa, là giáo dục và cảm hóa con người theo cái đẹp Văn hóa theo Phương Tây là rất quý giá, thiêng liêng, vừa có nghĩa là chăm sóc, vun trồng Văn hóa theo Phương Đông coi văn hóa không phải là một vật, là một cái gì đó quan sát và cầm nắm được, là một trạng thái, tính chất và tác động đến đời sống mỗi cá nhân và của cả cộng đồng Theo nhà văn hóa Đào Duy Anh: văn hóa là văn vật và giáo hóa, văn hóa là giáp hóa con người trở lên đẹp đẽ Fedico Mayer định nghĩa: văn hóa là tổng thể sóng động của sự sồng động trong quá khứ và hiện tại, qua các thế kỉ, hoạt động sáng tạo ấy đã hình thành lên hệ thống và thị yếu, những yếu tố xác định lên đặc tính riêng của mỗi dân tộc Mỗi sự vật đều có hai mặt: một mặt, có đặc tính cụ thể, hướng tới thỏa mãn nhu cầu của con người. Mặt khác, nó mang giá trị văn hóa và là khuôn mẫu quy định nhận thức, thái độ hành vi ứng xử của con người Tác động văn hóa âm hay dương tùy thuộc vào tính chât tác động của nó đối với người tiếp nhận, dù không nhìn thấy nhưng nó vẫn tồn tại và nó tạo ra môi trường thứ hai, nuôi dưỡng yếu tố tinh thần con người. Cuộc sống của mỗi cá nhân, cộng đồng có hai môi trường: môi trường sinh học(sinh quyển) và môi trường văn hóa(văn quyển). Hai môi trường tác động lẫn nhau, môi trường văn hóa ngày càng có vai trò quyết định trong sự phát triển của mỗi cá nhân và cộng đồng Như vậy, văn hóa được hiểu là cái do con người tạo ra và tích lũy qua mỗi thế hệ. Đồng thời cái đó trở thành tác nhân chủ yếu quy định nhận thức, thái dộ và hành vi ứng xử của mỗi cá nhân, cộng đồng tức là quy định sự phát triển của mỗi cá nhân 1.2.2. Môi trường xã hội Môi trường xã hội là một hệ thống các quan hệ hiện hữu giữa con người với con người và giữa con người với thế giới đồ vật do con người chế tạo ra. Môi trường xã hội không phải là không gian tĩnh, trong đó bao gồm các cá nhân và dồ vật tồn tại độc lập, mà là hệ thống bao gồm hai mối quan hệ có tính phổ biến: quan hệ giữa các chủ thể trong cộng đồng và quan hệ giựa các chủ thể với thế giới đồ vật do con người sáng tạo. Môi trường xã hội có phổ rất rộng, bao gồm từ môi trường rất cụ thể, ổn định và gần gũi với trẻ em như gia đình, nhóm bạn v.v..đến những môi trường linh hoạt và rộng lớn như các phuong tiên thông tin, các tổ chức xã hội trực tiếp vá gián tiếp tác động tới sự phát triển cá nhân. Môi trường xã hội được phân thành môi trường lớn và môi trường nhỏ: + môi trường nhỏ gồm:khu phố, khu phố, gia đình, nhà trường + môi trường lớn gồm: kinh tế, văn hóa, chinh trị, kh-cn 1.2.3 Quan hệ giữa môi trường xã hội với môi trường văn hóa Giữa môi trường xã và môi trường văn hóa có quan hệ hữu cơ, chi phối nhau, tạo thành môi trường văn hóa – xã hội Môi trường xã hội là hệ thống quan hệ diễn ra hằng ngày, trong khoảng thời gian, không gian cụ thể với nhau và giữa chủ thể với thế giớ đồ vật. Các quan hệ này chịu sự chi phối bởi các khuôn mẫu nhất định, mỗi cá nhân chịu sự chi phối bởi khuôn mẫu của chinh gia đình, được hình thành và tích lũy qua các thế hệ và chịu sự tác động khuôn mẫu cộng đồng lớn hơn. Điều này cho thấy để hình thành và phát triển nhân cách con người chịu tác động của rất nhiều khuôn mẫu Bất kì môi trường xã hội nào cũng bao hàm 2 yếu tố: + Các qua hệ xã hội hiện thực, hiện hữu, công khai + Các yếu tố văn hóa ngầm ẩn Như vậy, sự đan xen và chi phối lẫn nhau giữa quan hệ xã hội hiện tại của các thành viên trong cộng đồngvới cac2 khuôn mẫu văn hóa cộng đồng đã tạo ra môi trường văn hóa-xã hội của cộng đồng đó, chi phối hành vi và sự phát triển các thành viên Môi trường văn hóa-xã hội có tác động kép đến sự phát triển cá nhân, có sự tác động trực tiếp của các quan hệ xã hội và sự tác động của các khuôn mẫu văn hóa. Trong suốt quá triển của cá nhân từ bào thai đến khi chết đều thực hiện trong các môi trường văn hóa-xã hội Quan điểm của K.Lôrenxơ: , Quan điểm của chủ nghĩa tự nhiên dựa trên những thành tựu sinh vật học cũng như những thành tựu về dân tộc học của K.Lôrenxơ. Ông cho rằng, hành vi xã hội của con người bao gồm trong nó những tính quy luật mà chúng ta có thể biết rõ từ hành vi động vật: "người ta thừa nhận rằng hành vi xã hội của con người... bao gồm trong nó tất cả những tính quy luật… mà chúng ta được biết rõ ràng nhờ vào nghiên cứu những hành vi của động vật" Trên cơ sở phân tích mối quan hệ biện chứng giữa nhân tố sinh học và nhân tố xã hội trong con người, để lý giải sự hình thành nhân cách dưới tác động của môi trường xã hội và tính tích cực của mỗi cá nhân. Theo đó, nhân tố xã hội cơ bản có ảnh hướng lớn đến sự hình thành nhân cách là tồn tại xã hội, hoàn cảnh sống mang tính lịch sử - cụ thể mà cá nhân đó sống . Còn tính tích cực xã hội của mỗi cá nhân, một mặt, phụ thuộc nào nhu cầu và lợi ích của họ, mặt khác, phụ thuộc vào môi trường xã hội và khuynh hướng tiên bộ xã hội, như nền dân chủ. các quan hệ xã hội…. Chủ nghĩa thực chứng - E.Durkheim: Những người theo chủ nghĩa xã hội học đã xây dựng học thuyết của mình về con người dựa trên quan điểm lý luận của trường phái E.Durkheim (1858 - 1917, nhà Triết học xã hội, nhà Xã hội học Pháp, người theo chủ nghĩa thực chứng). Theo họ, các hành vi của con người đều là do tư tưởng, ý thức xã hội tạo nên đồng thời, trường phái này đã phủ nhận mối liên hệ khách quan giữa hành vi con người với những điều kiện vật chất của sản xuất và tái sản xuất con người, với tự nhiên. Quan điểm Mácxít Đối lập với hai quan điểm cực đoan trên, triết học mácxít cho rằng, trong con người, mối quan hệ giữa cái sinh học và cái xã hội không phải là đối lập nhau mà thống nhất với nhau. Có thể thấy rằng, con người là một cơ thể hữu sinh có trình độ tổ chức sinh học cao nhất và do vậy, quan hệ giữa các yếu tố sinh học - xã hội là rất phức tạp, sâu sắc Tổ chức cơ thể của con người, như các giác quan, hệ thần kinh trung ương... là những tiền đề sinh học, sinh lý học, tâm sinh học được xem như cơ sở vật chất và có ảnh hưởng tới sự phát triển con người. Thực tế đã chứng minh rằng, những khiếm khuyết về mặt cơ thể, về gen… đã có ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển con người, tới thế giới quan, định hướng giá trị... của họ, hay những năng khiếu bẩm sinh, những tài năng... chính là do các yếu tố sinh học chi phối. Những sự thực đó đã khẳng định tính đúng đắn trong nhận xét của C.Mác: Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hoà các mối quan hệ xã hội. Như vậy, có thể thấy rằng, đứa trẻ ra đời mới chỉ như một con người "dự bị". Nó không thể trở thành con người nếu bị cô lập, tách khỏi đời sống xã hội, nó cần phải học để trở thành người. Trong Bản thảo kinh tế triết học năm 1844, C.Mác đã viết: "Cá nhân là thực thể xã hội”, cho nên mọi biểu hiện sinh hoạt của nó - ngay cả nếu nó không biểu hiện dưới hình thức trực tiếp của biểu hiện sinh hoạt tập thể, được thực hiện cùng với những người khác là biểu hiên và sự khẳng định của sinh hoạt xã hội”. Chính sự gia nhập xã hội và được xã hội điều chỉnh hành vi của mình mà đứa trẻ và hành vi của nó mang nội dung xã hội. Nghiên cứu sự tác động qua lại giữa yếu tố sinh học và yếu tố xã hội trong con người là để thấy được những hạn chế trong các quan niệm cực đoan về cái sinh học, cái xã hội trong con người của một số trường phái triết học. Thực tế cho thấy rằng, những quy luật sinh học chi phối mặt sinh học, còn quá trình con người gia nhập xã hội sẽ quyết định mặt xã hội trong con người. Điều này thể hiện rõ nhất ở những đứa trẻ sinh ra từ cùng một trứng. Những đứa trẻ này giống nhau về mặt di truyền. Điều đó có nghĩa là, trong quá trình phát triển, chúng có thể mắc một số bệnh giống nhau, như bệnh về mắt hay nội tiết, tức là ở đây, mặt sinh học đóng vai trò không nhỏ. Song, nếu được nuôi dưỡng trong những môi trường xã hội khác nhau thì những đứa trẻ này cũng có sự phát triển khác nhau. Điều này có nghĩa là, con người vừa chịu sự tác động của quy luật sinh học, vừa chịu sự tác động của xã hội (nhưng cũng cần phải thấy được rằng, sự tác động của yếu tố sinh học và yếu tố xã hội không phải là ngang nhau, như nhau trong mỗi cuộc đời con người). Dĩ nhiên, cũng cần phải thấy rằng với những mục đích nghiên cứu khác nhau, có thể các nhà nghiên cứu nhấn mạnh tới mặt sinh học hoặc mặt xã hội của con người (và chỉ nhấn mạnh, chứ không phải tuyệt đối hoá như chủ nghĩa tự nhiên, thuyết sinh học xã hội hay trường phái xã hội đã làm). Việc tuyệt đối hoá vai trò của yếu tố sinh học, di truyền trong con người sẽ dẫn đến tình trạng, các tệ nạn xã hội được giải thích bằng những nguyên nhân tự nhiên và do đó người ta cho rằng, không thể khắc phục được những tệ nạn xã hội. Điều đó còn đưa đến một quan niệm về "giống thượng lưu”, về sự phân biệt chủng tộc. Quan điểm này cho rằng, lịch sử loài người được tạo ra bởi một số người tiêu biểu, được chọn lọc và do đó dù muốn hay không, con người phải chủ động kiểm soát việc tái sản xuất ra giống người, thực hiện sự "tuyển chọn" vì "lợi ích" loài người. Ngược lại, việc quá đề cao yếu tố xã hội trong con người lại đưa đến một quan niệm khác -. quan niệm cho rằng, mọi tệ nạn xã hội đều bắt nguồn từ khuyết điểm chính trị.Trên cơ sở đó, triết học mácxít cho rằng, sự hình thành và phát triển nhân cách là do hai nhân tố quyết định: nhân tố bên ngoài - những yếu tố xã hội, tính quyết định xã hội và nhân tố bên trong - tính tích cực của chính cá nhân. Những yếu tố xã hội là tất cả những quan hệ, những biến đổi xuất hiện do ảnh hưởng của các điều kiện xã hội khác nhau, những sự quy định về mặt xã hội tạo nên cá nhân con người. 2. Vai trò của môi trường đối với sự phát triển nhân cách Vai trò của môi trường tự nhiên Những đặc điểm về địa hình, thời tiết, khí hậu tạo điều kiện rèn luyện hình thành những phẩm chất nhân cách của cá nhân. Thông thường tính cách của con người liên quan đến đặc điểm địa lí của từng khu vực sinh sống. Tuy nhiên môi trường tự nhiên không ảnh hưởng trực tiếp hay có ý nghĩa quyết định mà chỉ có ảnh hưởng gián tiếp đến sự hình thành và phát triển nhân cách, môi trường tự nhiên ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách nhưng không mạnh mẽ và quan trọng bằng ảnh hưởng của môi trường xã hội" 2.1 Vai trò của môi trường xã hộifxãfssi edgmmjuhviyiy Môi trường xã hội có ảnh hưởng quan trọng đối với sự hình thành và phát triển nhân cách. Trước hết sự hình thành và phát triển nhân cách chỉ có thể thực hiện trong một môi trường xã hội, cá nhân không sống trong môi trường xã hội không hình thành phát triển nhân cách người. Điều đó được chứng minh qua những trường hợp trẻ em bị lưu lạc trong rừng tuy được thú rừng nuôi dưỡng nhưng chỉ có thể sống theo kiểu động vật không thể phát triển nhân cách cho dù đã được con người đưa về nuôi trong môi trường xã hội. Nếu con người ít tiếp xúc, trao đổi với người xung quanh hoặc sống trong môi trường xã hội quá đơn điệu thì sẽ nghèo nàn về tâm lý, kém sự linh động. Chẳng hạn, bác sỹ Sing, người Ấn Độ, có kể về trường hợp cô Kamala được chó sói nuôi từ nhỏ. Khi được đưa ra khỏi rừng, cô đã 12 tuổi. Bình thường, cô ngủ trong xó nhà, đêm đến thì tỉnh táo và đôi khi sủa lên như chó rừng. Cô đi lại bằng hai chân, nhưng khi bị đuổi thì chạy bằng bốn chi khá nhanh. Người ta dạy nói cho Kamala trong bốn năm, nhưng cô chỉ nói được hai từ. Cô không thể thành người và chết ở tuổi 18. Đến nay, người ta đã biết được trên 30 trường hợp tương tự. Môi trường xã hội là điều kiện cần thiết để những tư chất có tính người ở đứa trẻ được phát triển, giúp cho đứa trẻ được phát triển nhân cách. Môi trường góp phần tạo nên động cơ, mục đích, cung cấp phương tiện, điều kiện cho hoạt động giao lưu của cá nhân, nhờ đó cá nhân chiếm lĩnh các sức mạnh bản chất của loài người(các kinh nghiệm xã hội, các giá trị văn hóa...) để hình thành, phát triển và hoàn thiện nhân cách. Tính chất và mức độ ảnh hưởng của môi trường đối với sự phát triển nhân cách tùy thuộc vào lập trường, quan điểm, thái độ của cá nhân của cá nhân đối với các ảnh hưởng đó. 3. Tác động của môi trường đến cá nhân 3.1 Tác động môi trường tự nhiên đối với sự phát triển cá nhân Môi trường tự nhiên tác động dến thể chất và tâm lí con người. Con người sinh ra và lớn lên trong môi trường tự nhiên có đặc thù riêng và chịu ảnh hưởng của môi trường đó Môi trường tự nhiên lá điều kiện khách quan, tác động tới việc sản xuất và tổ chức đời sonh61 cộng động, bản sắc văn hóa quy định sư phát triển của mỗi cá nhân Môi trường tự nhiên trực tiếp tác động đếncác hành động nhận thức và sinh hoạt của các cá nhân sống trong đó. Người sinh sống ở những nơi khắc nghiệt, chiu cuộc sống khó khăn và sống trong khuôn phép của gia đình sẽ hình thành nhân cách khác so với người sống trong sự nuông chiều và thiếu sự dạy dỗ, khuôn khép của gia đình 3.2 Tác động môi trường văn hóa đối với sự phát triển nhân cách Tác động văn hóa âm hay dương tùy thuộc vào tính chât tác động của nó đối với người tiếp nhận, dù không nhìn thấy nhưng nó vẫn tồn tại và nó tạo ra môi trường thứ hai, nuôi dưỡng yếu tố tinh thần con người. Cuộc sống của mỗi cá nhân, cộng đồng có hai môi trường: môi trường sinh học(sinh quyển) và môi trường văn hóa(văn quyển). Hai môi trường tác động lẫn nhau, môi trường văn hóa ngày càng có vai trò quyết định trong sự phát triển của mỗi cá nhân và cộng đồng 3.3 Tác động của môi trường xã hội dối với sự phát triển đến cá nhân: Nhân tố xã hội cơ bản có ảnh hưởng lớn đến sự hình thành và phát triển nhân cách con người là tồn tại xã hội, hoàn cảnh sống mang tính lịch sử - cụ thể mà cá nhân đó sống. Đó có thể là các tập đoàn xã hội, kiểu loại cộng đồng dân tộc, tập thể... C.Mác đã nói: "Nếu như con người bẩm sinh đã là sinh vật có tính xã hội thì do đó con người chỉ có thể phát triển bản tính của mình trong xã hội và cần phải phán đoán lực lượng bản tính của anh ta, không phải căn cứ vào lực lượng của cá nhân riêng lẻ mà căn cứ vào lực lượng của toàn xã hội". Do vậy, ở mỗi thời đại khác nhau, như thời Cổ đại, Trung cổ, Cận đại, Hiện đại… có những kiểu loại nhân cách khác nhau. Thời Cổ đại, khi nền kinh tế chưa phát triển, của cải còn ít, con người phải sống phụ thuộc vào tập thể, nhân cách mỗi người hoà vào nhân cách tập thể. Thời Trung cổ, với sự ra đời Kitô giáo, nhân cách chủ yếu hướng về đời sống tinh thần, về những giá trị đạo đức thuần túy, con người sống nhưng luôn chuẩn bị cho đời sống của mình sau khi chết. Thời Cận đại, với sự khẳng định giá trị con người, nhân cách đã mang tính độc lập sáng tạo Môi trường xã hội lớn không tác động trực tiếp đến cá nhân mà tác động gián tiếp thông qua môi trường xã hội nhỏ. Môi trường xã hội lớn thường khó thay đổi nhưng nếu nó thay đổi sẽ kéo theo sự thay đổi tính chất và các mối quan hệ của môi trường xã hội nhỏ Môi trường xã hội nhỏ ảnh hưởng trục tiếp và tác động thường xuyên, mạnh mẽ đến sự hình thành và phát triển nhân cách. Mỗi cá nhân tham gia cùng lúc vào nhiều môi trường nhỏ. Tính chất của các môi trường nhỏ này chi phối rõ rệt tới cá nhân. Tuy nhiên môi trường xã hội nhỏ có thể bị biến đổi dễ dàng bởi sự thay đổi của môi trường xã hội lớn và bởi hoạt động của các cá nhân. Tác động của môi trường không hoàn toàn trực tiếp chi phối đến cá nhân mà phải thông qua “bộ lọc caa1 nhân” (những kinh ngiệm, vốn sống, và những định hướng giá trị đã hình thành trong mỗi cá nhân). Điều này óp phần lí giải hiện tượng những người sống trong cùng một khu vực, một cộng đồng xã hội nhưng có nhiều sự khác biệt về nhân cách. Đối với trẻ em, sống trong môi trường không lành mạnh, bị bạo hành hoặc chứng kiến sự bạo hành, trẻ sẽ có quan niệm sống lệch lạc, không biết tôn trọng người khác và cũng không biết tôn trọng chính bản thân mình. vì chưa tham gia vào các hoạt động xã hội, nghề nghiệp nên môi trường xã hội nhỏ có ảnh hưởng quan trọng đặc biệt là gia đình; còn đối với người trưởng thành, hoạt động nghề nghiệp tác động đến cá nhân thông qua bộ lọc cá nhân mạnh hơn tác động của môi trường nhỏ. Ngoài ra cá nhân không chỉ là đối tượng nhận sự tác động của môi trường mà còn là chủ thể tham gia biến cải môi trường như câu nói của Marx: “hoàn cảnh sáng tạo ra con người trong chừng mực con người sáng tạo hoàn cảnh Như vậy, môi trường không đóng vai trò quyết định đói với sự phát triển nhân cách, mức độ ảnh hưởng của môi trường tùy thuộc vào lập trường, an điểm, thái độ xu hướng, năng lực của cá nhân. Trong công tác giáo dục, điều quan trọng là giúp cá nhân hình thành khả năng tự giáo dục theo hệ thống định hướng giá trị phù hơp với các chuẩn mực xã hội, để họ biết chọn lựa học hỏi những điều tích cực lành mạnh và biết loại bỏ tránh xa những điều xấu xa tiêu cực trong môi trường sống 4. sự tác động của yếu tố môi trường đến giáo dục Giáo dục tác động đến môi trường tự nhiên qua việc trang bị kiến thức và ý thức bảo vệ môi trường của con người, khắc phục được sự mất cân bằng sinh thái, làm cho môi trường tự nhiên trở lên trong lành, đẹp đẽ hơn. Vd: tuyên truyền cho mọi người biết tác hại của việc vứt rác bừa bãi, thải khí độc của các nhà, khuyến khích trồng nhiều cây xanh, không được chặt phá rừng Giáo dục tác động đến môi trường xã hội lớn thông qua các chức năng kinh tế-xã hội, chức năng chính trị-xã hội, chức năng tư tưởng-văn hóa của giáo dục. Vd: Sự khác biệt của người Miền Nam và người Miền Bắc Sự khác biệt của người Nam và Bắc, không nằm ở con người. Cũng không nằm ở truyền thống, nơi ưu thế rõ ràng là nghiêng hẳn về phía miền Bắc. Sự khác biệt chủ yếu nằm ở chế độ. Liên quan đến chế độ, yếu tố quan trọng nhất là văn hoá, trong đó nổi bật nhất là văn hóa chính trị, tức những cách diễn dịch cũng như những quy phạm và quy ước mà mọi người cùng chia sẻ về quyền lực và trách nhiệm. Những quy ước và những quy phạm ấy không phải tự nhiên mà có. Chúng là những gì người ta thụ đắc trong môi trường giáo dục, từ gia đình đến học đường và xã hội. Trong việc thụ đắc ấy, vai trò của chế độ đóng vai chủ đạo: Chính chế độ, cụ thể là nhà nước, quyết định về chương trình giáo dục cũng như nội dung của truyền thông đại chúng, qua đó, hình thành những mẫu người mà họ cần và muốn. Trong suốt hơn nửa thế kỷ, lúc nào nhà cầm quyền cũng tuyên dương hình tượng con người mới xã hội chủ nghĩa. Nhưng nhìn lại, chúng ta chỉ thấy có một điểm trong mẫu hình con người mới ấy thành hiện thực và được phổ biến: tính thiếu thật thà . Giáo dục làm thay đổi tính chất của môi trường xã hội nhỏ như gia đình, nhà trường và các nhóm bạn bè, khu phố. . . , để các môi trường nhỏ tạo nên những tác động lành mạnh, tích cực đến sự phát triển nhân cách con người. Hiện nay công tác giáo dục xã hội đang chú tâm xây dựng gia đình là một mái ấm dân chủ, bình đẳng, ấm no, hạnh phúc; nhà trường là một môi trường thân thiện đối với học sinh, cộng đồng dân cư là khu vực văn hóa của một xã hội văn minh tiến bộ. Vd: Có thể thấy, hiện tượng bất bình đẳng giới và bạo lực gia đình là một thực tế xã hội, nó đã có từ lâu đời, được xem là một trong những giá trị trong gia đình truyền thống. Bạo hành sẽ làm trẻ bị ảnh hưởng lớn đến việc hình thành và phát triển nhân cách. Sống. Vì vậy, không thể trong một lúc mà có giải quyết dứt điểm được, mà đòi hỏi phải có sự nỗ lực, tham gia của rất nhiều cấp, nhiều ngành, và cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các tổ chức đoàn thể và cộng đồng xã hội. Ngoài việc ban hành Luật phòng chống bạo lực gia đình, còn phải tiến hành đồng thời nhiều hoạt động, trong đó đặc biệt nhấn mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm mục đích nâng cao nhận thức của lãnh đạo các cấp về tầm quan trọng của cuộc đấu tranh, ngăn chặn bạo lực gia đình. 5. Liên hệ sư phạm - Cần tổ chức các hoạt động phong phú đa dạng - Các hoạt động tổ chức cho học sinh phải có giá trị xã hội, mang ý nghĩa cá nhân đối với người tham gia hoạt động. - Cần coi trọng việc xây dựng nhu cầu, động cơ hoạt động và mục đích hành động cho các em. Tạo ra không khí thi đua sôi nổi,phấn khởi để đạt những mục đích đề ra trong hoạt động. - Phát huy cao độ tính tự lập,tính tự giác, tích cực... của các em, biết đề ra kế hoạch, phân công, kiểm tra, đôn đốc thường xuyên, đồng thời phải có sự điều chỉnh, uốn nắn sửa chữa về các mối quan hệ và giao lưu trong quá trình hoạt động của học sinh. Hoạt động cá nhân có liên quan mật thiết với các nhân tố di truyền,môi trường, giáo dục. Toàn bộ các nhân tố này hợp lại thành mọt chỉnh thể và có tác đồng bộ đến sự hình thành và phát triển nhân cách. Trong đó: Nhân tố di truyền đóng vai trò tiền đề. Nhân tố môi trường đóng vai trò điều kiện. Nhân tố giáo dục đóng vai trò chủ đạo. Tài liệu tham khảo TS ĐINH THỊ TỨ- PGS.TS PHAN TRỌNG NGỌ, tâm lý học tre em lứa tuổi mầm non, nhà xuất bản giáo dục, 2008. TS Trần Thị Hương,TS Nguyễn Thị Bích Hạnh- TS Hồ Văn Liên-TS Ngô Đình Quang, Giáo dục học đại cương, Đại Học Sư Phạm TPHCM, 2009

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxCác yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nhân cách của con người.docx
Luận văn liên quan