Đề tài Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định tiếp tục sử dụng sản phẩm khí hóa lỏng (gas) Petrolimex của người tiêu dùng trên địa bàn thành phố Huế

Tăng cường các biện pháp tiết kiệm, chống lăng phí, trên cơ sở đó tiết kiệm được chi phí, hạ giá bán sản phẩm, nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm. - Phối hợp với Công ty gas Đà Nẵng và chính quyền địa phương để tìm ra những biện pháp hữu hiệu giải quyết vấn đề gas giả, gas nhái. 3.3. Hạn chế của đề tài Bởi vì sự thiếu hụt về kinh nghiệm cũng như thời gian, nguồn lực, khả năng nghiên cứu và sự hạn chế trong việc tìm tòi số liệu, chọn mẫu nghiên cứu, thông tin khách hàng, số liệu bí mật của công ty, cho nên đề tài của tôi còn gặp phải một số các hạn chế sau: - Phạm vi mẫu nghiên cứu của đề tài còn nhỏ hẹp, số mẫu điều tra chưa cao, chỉ dừng lại ở con số 160 và chủ yếu tập trung ở các khách hàng cá nhân ở thành phố. Ngoài ra, công ty còn có khá nhiều khách hàng lớn là các hộ kinh doanh, nhà hàng, khách sạn, trường học có sự đãi ngộ cũng như sự chăm sóc đặc biệt, dẫn đến hành vi tiêu dùng cũng khác đi so với những khách hàng cá nhân nhỏ lẻ. Chính vì vậy mà đề tài còn chưa phản ánh đầy đủ và chính xác chi tiết các ý kiến, kiến nghị của khách hàng. - Các giải pháp đề xuất chỉ có ý nghĩa áp dụng trong một số trường hợp nhất định, cũng như còn tùy thuộc vào các điều kiện về chính sách cũng như chiến lược chung của công ty. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ H

pdf94 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 1971 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định tiếp tục sử dụng sản phẩm khí hóa lỏng (gas) Petrolimex của người tiêu dùng trên địa bàn thành phố Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
khác 0,868 H1- Tôi sẽ tiếp tục sử dụng gas Petrolimex trong tương lai 0,838 Eigenvalues= 2,250 Tổng phương sai trích: 74,999% (Nguồn: xử lý số liệu SPSS) TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. HOÀNG TRỌNG HÙNG Sinh viên: HOÀNG THỊ KHÁNH NHI 60 Kết quả phân tích nhân tố biến phụ thuộc cho thấy chỉ có một nhân tố được rút ra, Eigvenvalues bằng 2,250 thỏa mãn điều kiện lớn hơn 1 và tổng phương sai trích là 74,999% lớn hơn 50% đã cho thấy các điều kiện của phân tích nhân tố là phù hợp đối với biến quan sát đồng thời các biến trong thang đo Ý định tiếp tục sử dụng giải thích tốt cho đại lượng đo lường. 2.2.2.3. Kiểm định mức độ phù hợp Sau khi tiến hành xoay nhân tố để gộp các nhóm biến phù hợp lại với nhau, các thang đo đã được khẳng định lại thêm một lần nữa khi xoay nhân tố EFA. Tiếp theo, tôi tiến hành phân tích nhân tố khẳng định CFA. Phân tích nhân tố khẳng định được sử dụng để đo lường mức độ phù hợp của mô hình với thông tin thị trường, để kiểm định người ta thường sử dụng Chi-square (CMIN); Chi-square điều chỉnh theo bậc tự do (CMIN/df); Chỉ số thích hợp so sánh (CFI – Comparative Fit Index); Chỉ số Tucker & Lewis (TLI - Tucker & Lewis index); Chỉ số RMSEA (Root Mean Square Error Approximation). Các quy tắc đã được tổng hợp ở bảng 1.2 Kết quả phân tích các chỉ tiêu qua phân tích nhân tố khẳng định CFA thể hiện qua bảng dưới đây: Bảng 2.13. Kết quả phân tích các chỉ tiêu trong CFA CMIN/df RMSEA GFI TLI CFI 1.586 0,061 0,841 0,899 0,915 (Nguồn: Xử lý số liệu) Dựa vào kết quả phân tích, các chỉ số đều thỏa mãn yêu cầu của mô hình cấu trúc nên ta có thể kết luận rằng mô hình đo lường phù hợp với dữ liệu thị trường. 2.2.2.4. Kiểm định tính phân phối chuẩn của số liệu Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích đa biến thông qua công cụ one sample T-test để xác định đánh giá của khách hàng đối với các chỉ tiêu về ý định tiếp tục sử dụng sản phẩm. Do vậy, kiểm định phân phối chuẩn là điều kiện đảm bảo độ thỏa mãn cho các biến phân tích. Theo Thạc sỹ Đào Hoài Nam thì hệ số đối xứng Skewness và hệ số tập trung Kurtosis được sử dụng để kiểm định phân phối chuẩn của các nhân tố. Một phân phối Sknewness không được xem là phân phối chuẩn khi TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. HOÀNG TRỌNG HÙNG Sinh viên: HOÀNG THỊ KHÁNH NHI 61 Standard error của nó nhỏ hơn -2 hoặc lớn hơn 2. Tương tự, một phân phối Kurtosis không được xem là phân phối chuẩn khi Standard error của nó nhỏ hơn -2 hoặc lớn hơn 2. Kết quả kiểm định thể hiện ở bảng dưới cho thấy giá trị sai số chuẩn của Skewness và sai số chuẩn của Kutosis của các nhân tố đều nằm trong khoảng -2 đến 2. Như vậy, các biến đưa vào phân tích thỏa mãn điều kiện phân phối chuẩn. Bảng 2.21: Hệ số Skewness và Hệ số Kurstosis của các biến nghiên cứu Skewness Kurtosis Statistic Std. Error Statistic Std. Error Các yếu tố quan tâm đến môi trường -0,464 0,192 -0,841 0,381 Niềm tin đối với sản phẩm 0,139 0,192 -0,052 0,381 Cảm nhận chủ quan đối với thuộc tính sản phẩm 0,436 0,192 -0,646 0,381 Thái độ đối với việc sử dụng sản phẩm 0,025 0,192 -0,225 0,381 Chuẩn chủ quan 0,192 0,192 0,030 0,381 Kiểm soát hành vi -0,043 0,192 -0,669 0,381 Ý định tiếp tục sử dụng 0,223 0,192 -0,573 0,381 (Nguồn: xử lý số liệu SPSS) 2.2.3. Đánh giá của các khách hàng cá nhân tại thành phố Huế đối với Ý định hành vi tiêu dùng gas Petrolimex và các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng. Qua các kiểm định tính phân phối chuẩn ở trên cho thấy các tiêu chí có phân phối xấp xỉ chuẩn, mẫu được chọn ngẫu nhiên, cỡ mẫu đủ lớn để đảm bảo điều kiện kiểm định One – Sample T – test. Kiểm định One – Sample T – test được dùng để kiểm định giá trị trung bình của khách hàng đối với các yếu tố thuộc thang đo ý định hành vi. Giá trị kiểm định được chọn trong nghiên cứu này là 4 vì đây là mức độ công ty kì vọng rằng khách hàng sẽ đồng ý với các tiêu chí đánh giá tốt về ý định hành vi. Kết quả kiểm định sẽ cho thấy khách hàng đã đồng ý và chưa đồng ý với những tiêu chí nào từ đó có thể phát hiện những mặt còn hạn chế của công ty để có biện pháp khắc phục nhằm nâng cao hành vi tiêu dùnggas Petrolimex hơn nữa. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. HOÀNG TRỌNG HÙNG Sinh viên: HOÀNG THỊ KHÁNH NHI 62 2.2.3.1. Đánh giá của khách hàng đối với yếu tố Niềm tin đối với sản phẩm Nhìn vào bảng dưới ta thấy được hầu hết các câu hỏi đều được trả lời từ không đồng ý đến rất không đồng ý, giá trị trung bình của các biến quan sát nằm ở khoảng xấp xỉ 3,5 và hơn 3,5 trên thang đo Likert 5 điểm. Các giá trị Sig. đều nhỏ hơn 0,05 nên với độ tin cậy 95%, đủ bằng chứng thống kê để bác bỏ giả thuyết H0 nghĩa là mức đánh giá trung bình của khách hàng đối với 3 tiêu chí của nhân tố Niềm tin đối với thuộc tính sản phẩm đều khác 4. Dựa vào kết qủa kiểm định t đều nhỏ hơn 0 và giá trị trung bình có thể khẳng định mức đánh giá trung bình của khách hàng thấp hơn 4. Bảng 2.14: Kiểm định One Sample T-test đối với các tiêu chí thuộc về Niềm tin đối với sản phẩm Biến quan sát Giá trị trung bình Sig. (2- tailed) trong One Sample T-test (test value=4) B1- Tôi nghĩ sản phẩm gas Petrolimex là sản phẩm thân thiện với môi trường 3,64 0,000 B2- Tôi nghĩ sản phẩm gas Petrolimex không tạo nên các chất độc hại gây ô nhiễm môi trường 3,53 0,000 B3- Tôi nghĩ gas Petrolimex sử dụng nhiên liệu sạch 3,46 0,000 (Nguồn: xử lý số liệu SPSS) Hình 2.4: Đánh giá của khách hàng đối với các tiêu chí thuộc về Niềm tin đối với thuộc tính của sản phẩm (Nguồn: Kết quả xử lý số liệu SPSS) TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. HOÀNG TRỌNG HÙNG Sinh viên: HOÀNG THỊ KHÁNH NHI 63 Nhìn vào hình trên ta thấy được ý kiến của khách hàng đối với các tiêu chí thuộc về Niềm tin đối với thuộc tính sản phẩm đại đa số vẫn còn ở mức trung lập. Điều này cũng dễ hiểu, bởi đại đa số khách hàng khi sử dụng sản phẩm gas Petrolimex thì chỉ quan tâm đến chất lượng gas, giá cả hay thời gian sử dụng. Các khách hàng ít khi quan tâm hay tìm hiểu về nguyên liệu để tạo ra gas cũng như tìm hiểu xem nó là sản phẩm như thế nào. 2.2.3.2 Đánh giá của khách hàng đối với yếu tố Cảm nhận chủ quan đối với thuộc tính của sản phẩm Thực hiện thống kê mô tả các biến thuộc nhóm Cảm nhận chủ quan đối với thuộc tính sản phẩm cho ta thấy rằng hầu như các câu hỏi đều được trả lời từ không đồng ý đến hoàn toàn đồng ý, giá trị trung bình của các biến quan sát thể hiện bởi các câu hỏi này đều lớn hơn 3,5 trên thang đo Likert 5 điểm. Chỉ có câu hỏi của biến C7 có câu trả lời từ hoàn toàn không đồng ý đến hoàn toàn đồng ý, biến này có giá trị trung bình 2,96 nhỏ hơn 3,5 và nhỏ hơn giá trị trung bình của thang đo. Kết quả kiểm định giá trị trung bình (One Sample T-test) với giá trị kiểm định là 4 và mức ý nghĩa 5% thể hiện trong bảng 2.15 cho thấy giá trị Sig.(2-tailed) của các biến nhỏ hơn 0,05 nên chưa đủ điều kiện để chấp nhận giả thiết rằng giá trị trung bình của các biến này bằng 4. Bảng 2.15: Kiểm định One Sample T-test đối với các tiêu chí thuộc về Cảm nhận chủ quan đối với thuộc tính của sản phẩm Biến quan sát Giá trị trung bình Sig. (2-tailed) trong One Sample T-test (test value=4) C1- Tôi cảm thấy gas Petrolimex có giá cả hợp lý 3,51 0,000 C2- Tôi cảm thấy gas Petrolimex đảm bảo chất lượng tốt 3,81 0,002 C3- Tôi cảm thấy bình gas Petrolimex có màu sắc đẹp, logo dễ nhận biết. 3,53 0,000 C4- Tôi cảm thấy gas Petrolimex có độ an toàn cao 3,83 0,001 C5- Tôi cảm thấy gas Petrolimex có các phụ kiện đi kèm dễ sử dụng, dễ thao tác 3,48 0,000 C6- Tôi cảm thấy gas Petrolimex có thời gian sử dụng lâu dài 3,66 0,000 C7- Tôi cảm thấy gas Petrolimex có chương trình khuyến mãi hấp dẫn 2,96 0,000 (Nguồn: xử lý số liệu SPSS) TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. HOÀNG TRỌNG HÙNG Sinh viên: HOÀNG THỊ KHÁNH NHI 64 Một trong những thành phần đóng góp vào việc nhận định ý định tiêu dùng của khách hàng là tìm hiểu được cảm nhận của khách hàng đối với những thuộc tính cơ bản của sản phẩm. Đây là bước để giúp cho các doanh nghiệp hiểu rõ được khách hàng muốn gì từ sản phẩm của mình, đặc điểm nào của sản phẩm có tác động mạnh đến thái độ và ý định của người tiêu dùng. Hình 2.5: Đánh giá của khách hàng đối với các tiêu chí thuộc về Cảm nhận chủ quan đối với thuộc tính sản phẩm 2.2.3.3 Đánh giá của khách hàng đối với yếu tố Thái độ đối với việc sử dụng sản phẩm Bảng 2.16: Kiểm định One Sample T-test đối với các tiêu chí thuộc về Thái độ đối với việc sử dụng sản phẩm Biến quan sát Giá trị trung bình Sig. (2- tailed) trong One Sample T-test (test value=4) D1- Tôi cảm thấy thoải mái và phấn khởi khi sử dụng sản phẩm thân thiện môi trường như gas Petrolimex 3,78 0,000 D2- Tôi hoàn toàn tin tưởng vào thương hiệu Gas thân thiện môi trường của Petrolimex 3,98 0,639 D3- Tôi rất thích thương hiệu gas thân thiện môi trường của Petrolimex 3,84 0,000 (Nguồn: xử lý số liệu SPSS) TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. HOÀNG TRỌNG HÙNG Sinh viên: HOÀNG THỊ KHÁNH NHI 65 Thực hiện thống kê mô tả các biến thuộc nhóm nhân tố ”Thái độ” cho thấy rằng tất cả các câu hỏi được trả lời từ không đồng ý đến hoàn toàn đồng ý. Giá trị trung bình của các biến quan sát đều lớn hơn 3,5 theo thang đo Likert 5 điểm. Kết quả kiểm định giá trị trung bình (One Sample T-test) với giá trị kiểm định là 4 và mức ý nghĩa 5% thể hiện trong bảng 2.16 cho ta thấy biến D2 có giá trị Sig.(2- tailed) lớn hơn 0,05 nên ta chấp nhận giả thuyết H0 rằng biến này có giá trị trung bình bằng 4, nghĩa là khách hàng trả lời đồng ý với câu hỏi này. Các biến còn lại có giá trị Sig.(2-tailed) nhỏ hơn 0,05 nên chưa đủ điều kiện để chấp nhận giả thuyết rằng giá trị trung bình của biến này bằng 4. Hình 2.6: Đánh giá của khách hàng đối với các tiêu chí thuộc về Thái độ đối với việc sử dụng sản phẩm Nhìn vào hình 2.6, ta thấy được đa số khách hàng đều có thái độ tích cực đối với thương hiệu gas Petrolimex. Việc tin tưởng và thích thương hiệu gas Petrolimex chiếm trên 50% chứng tỏ khách hàng có quan tâm đến thương hiệu gas Petrolimex, tỉ lệ khách hàng không đồng ý chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ trong tổng mẫu điều tra. Do đó, công ty cần gìn giữ và tiếp tục phát huy những thế mạnh của mình để khách hàng luôn có thái độ tốt đẹp với sản phẩm gas Petrolimex. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. HOÀNG TRỌNG HÙNG Sinh viên: HOÀNG THỊ KHÁNH NHI 66 2.2.3.4. Đánh giá của khách hàng đối với yếu tố Quan tâm đến môi trường Bảng 2.17: Kiểm định One Sample T-test đối với các tiêu chí thuộc về Yếu tố quan tâm đến môi trường Biến quan sát Giá trị trung bình Sig. (2- tailed) trong One Sample T-test (test value=4) A1- Con người đang lạm dụng nghiêm trọng đến môi trường 3,99 0,921 A2- Con người phải chung sống hài hòa với thiên nhiên để có thể tồn tại 4,10 0,099 A3- Tôi nghĩ vấn đề về môi trường là rất quan trọng 4,20 0,001 A4- Tôi nghĩ chúng ta nên quan tâm đến các vấn đề về môi trường 4,31 0,000 (Nguồn: xử lý số liệu SPSS) Thực hiện thống kê mô tả các biến thuộc nhân tố “Yếu tố quan tâm đến môi trường” cho thấy rằng tất cả các câu hỏi được trả lời từ không đồng ý đến hoàn toàn đồng ý. Giá trị trung bình của các biến quan sát đều lớn hơn 3,9 trên thang đo Likert 5 điểm. Kết quả kiểm định giá trị trung bình (One Sample T-test) với giá trị kiểm định là 4 và mức ý nghĩa 5% thể hiện trong bảng 2.17 cho thấy hai biến A1, A2 có giá trị Sig.(2-tailed) lớn hơn 0,05 nên ta chấp nhận giả thiết H0 rằng hai biến này có giá trị trung bình bằng 4, nghĩa là khách hàng đồng ý với các câu hỏi này. Các biến còn lại có giá trị Sig.(2-tailed) nhỏ hơn 0,05 nên chưa đủ điều kiện để chấp nhận giả thuyết rằng giá trị trung bình của các biến này bằng 4. Tuy nhiên, nhìn vào giá trị trung bình của tất cả các biến này trong thống kê mô tả, có thể nói rằng khách hàng tương đối đồng ý với yếu tố môi trường tác giả đưa ra. Hình 2.7: Đánh giá của khách hàng đối với các tiêu chí thuộc về Yếu tố quan tâm đến môi trường TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. HOÀNG TRỌNG HÙNG Sinh viên: HOÀNG THỊ KHÁNH NHI 67 Môi trường luôn là một vấn đề cấp thiết trong cuộc sống hàng ngày của mỗi chúng ta. Từ khi chúng ta còn nhỏ, chúng ta đã được giáo dục phải bảo vệ môi trường. Do đó, khi khảo sát về vấn đề môi trường thì nhận được nhiều câu trả lời với mức độ quan tâm đến môi trường cực kì cao. Điều đó được thể hiện ở trong hình 2.7. 2.2.3.5. Đánh giá của khách hàng đối với yếu tố Chuẩn chủ quan Thực hiện thống kê mô tả các biến thuộc nhân tố “Chuẩn chủ quan” cho thấy rằng tất cả các câu hỏi được trả lời từ không đồng ý đến hoàn toàn đồng ý. Giá trị trung bình của các biến quan sát đều lớn hơn 3,3 trên thang đo Likert 5 điểm. Kết quả kiểm định giá trị trung bình (One Sample T-test) với giá trị kiểm định là 4 và mức ý nghĩa 5% thể hiện trong bảng 2.18 cho thấy hai biến E1, E2 có giá trị Sig.(2-tailed) lớn hơn 0,05 nên ta chấp nhận giả thiết H0 rằng hai biến này có giá trị trung bình bằng 4, nghĩa là khách hàng đồng ý với các câu hỏi này. Các biến còn lại có giá trị Sig.(2-tailed) nhỏ hơn 0,05 nên chưa đủ điều kiện để chấp nhận giả thuyết rằng giá trị trung bình của các biến này bằng 4. Bảng 2.18: Kiểm định One Sample T-test đối với các tiêu chí thuộc về yếu tố Chuẩn chủ quan Biến quan sát Giá trị trung bình Sig. (2- tailed) trong One Sample T-test (test value=4) E1- Bạn bè khuyên tôi nên sử dụng sản phẩm gas Petrolimex 4,11 0,083 E2- Người thân khuyên tôi nên sử dụng sản phẩm gas Petrolimex 3,89 0,052 E3- Báo chí, tờ rơi và các quảng cáo khuyên tôi nên sử dụng sản phẩm gas của Petrolimex 3,73 0,000 E4- Các chương trình khuyến mãi, ưu đãi từ đại lý khuyến khích tôi sử dụng gas Petrolimex 3,32 0,000 E5- Người bán hàng giới thiệu tôi sử dụng gas Petrolimex 3,32 0,000 (Nguồn: xử lý số liệu SPSS) Nhìn vào hình dưới ta thấy được sự tác động mạnh mẽ của bạn bè và người thân có ảnh hưởng lớn đến ý định tiêu dùng sản phẩm. Bên cạnh đó, các nhân tố khác như các chương trình khuyến mãi, các phương tiện thông tin đại chúng cũng có tác động TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. HOÀNG TRỌNG HÙNG Sinh viên: HOÀNG THỊ KHÁNH NHI 68 đến hành vi người tiêu dùng. Nhưng chúng vẫn còn chiếm một tỉ lệ nhỏ, do đó, công ty cần đưa ra các biện pháp để đẩy mạnh hoạt động marketing nhằm thúc đẩy hành vi người tiêu dùng. Hình 2.8: Đánh giá của khách hàng đối với các tiêu chí thuộc về Yếu tố chuẩn chủ quan 2.2.3.6. Đánh giá của khách hàng đối với yếu tố Nhận thức kiểm soát hành vi Thực hiện thống kê mô tả các biến thuộc nhân tố “Nhận thức kiểm soát hành vi” cho thấy rằng tất cả các câu hỏi được trả lời từ không đồng ý đến hoàn toàn đồng ý. Giá trị trung bình của các biến quan sát đều lớn hơn 3,5 trên thang đo Likert 5 điểm. Kết quả kiểm định giá trị trung bình (One Sample T-test) với giá trị kiểm định là 4 và mức ý nghĩa 5% thể hiện trong bảng 2.19 cho thấy biến F1 có giá trị Sig.(2- tailed) lớn hơn 0,05 nên ta chấp nhận giả thiết H0 rằng hai biến này có giá trị trung bình bằng 4, nghĩa là khách hàng đồng ý với các câu hỏi này. Các biến còn lại có giá trị Sig.(2-tailed) nhỏ hơn 0,05 nên chưa đủ điều kiện để chấp nhận giả thuyết rằng giá trị trung bình của các biến này bằng 4. Bảng 2.19: Kiểm định One Sample T-test đối với các tiêu chí thuộc về Nhận thức kiểm soát hành vi Biến quan sát Giá trị trung bình Sig. (2-tailed) trong One Sample T-test (test value=4) F1- Việc mua sản phẩm gas Petrolimex hoàn toàn do tôi quyết định 3,96 0,529 F2- Đối với tôi, việc mua sản phẩm gas Petrolimex là điều dễ dàng 3,79 0,001 F3- Tôi sẽ mua sản phẩm gas Petrolimex bất cứ khi nào cần 3,83 0,003 (Nguồn: xử lý số liệu SPSS) TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. HOÀNG TRỌNG HÙNG Sinh viên: HOÀNG THỊ KHÁNH NHI 69 Hình 2.9 cho ta thấy được các khách hàng được khảo sát là những người quyết định đến việc mua sắm và tiêu dùng chủ yếu trong gia đình. Họ là những người trực tiếp tiêu dùng và hiểu rõ nhất về sản phẩm nên chúng ta cần phải hiểu rõ được khách hàng của mình để có thể cung cấp được sản phẩm tốt nhất có thể. Hình 2.9: Đánh giá của khách hàng đối với các tiêu chí thuộc về Nhận thức kiểm soát hành vi 2.2.3.7. Đánh giá của khách hàng đối với yếu tố Ý định tiếp tục sử dụng Thực hiện thống kê mô tả các biến thuộc nhân tố “Ý định tiếp tục sử dụng” cho thấy rằng tất cả các câu hỏi được trả lời từ không đồng ý đến hoàn toàn đồng ý. Giá trị trung bình của các biến quan sát đều lớn hơn 3,5 trên thang đo Likert 5 điểm. Kết quả kiểm định giá trị trung bình (One Sample T-test) với giá trị kiểm định là 4 và mức ý nghĩa 5% thể hiện trong bảng 2.20 cho thấy biến H1 có giá trị Sig.(2- tailed) lớn hơn 0,05 nên ta chấp nhận giả thiết H0 rằng hai biến này có giá trị trung bình bằng 4, nghĩa là khách hàng đồng ý với các câu hỏi này. Các biến còn lại có giá trị Sig.(2-tailed) nhỏ hơn 0,05 nên chưa đủ điều kiện để chấp nhận giả thuyết rằng giá trị trung bình của các biến này bằng 4. Kết quả hình 2.10 cho ta thấy được, phần đông vẫn đang ở mức trung lập khi quyết định có nên tiếp tục sử dụng gas Petrolimex hay không? Số lượng khách hàng đồng ý tiếp tục sử dụng vẫn chưa cao, tỉ lệ không vượt quá 50%. Do đó, công ty cần có nhiều biện pháp cũng như các chính sách marketing phù hợp để nâng cao hành vi tiêu dùng gas Petrolimex. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. HOÀNG TRỌNG HÙNG Sinh viên: HOÀNG THỊ KHÁNH NHI 70 Bảng 2.20: Kiểm định One Sample T-test đối với các tiêu chí thuộc về Ý định tiếp tục sử dụng Biến quan sát Giá trị trung bình Sig. (2- tailed) trong One Sample T-test (test value=4) H1- Tôi sẽ tiếp tục sử dụng gas Petrolimex trong tương lai 3,94 0,280 H2- Tôi sẽ tìm mua được gas Petrolimex chứ không mua các loại gas khác 3,39 0,000 H3- Tôi sẽ khuyên gia đình/ bạn bè sử dụng gas Petrolimex 3,64 0,000 (Nguồn: xử lý số liệu SPSS) Hình 2.10: Đánh giá của khách hàng đối với các tiêu chí thuộc về Ý định tiếp tục sử dụng 2.2.4. Đánh giá sự phù hợp của mô hình hành vi tiêu dùng sản phẩm gas Petrolimex bằng mô hình cấu trúc tuyến tính SEM Nhằm kiểm định mối quan hệ của các nhân tố, các giả thuyết nghiên cứu đã đề xuất, nghiên cứu tiến hành xây dựng mô hình cấu trúc tuyến tính (Structural Equation Modeling - SEM). Kết quả khá tương thích với dữ liệu thị trường với các chỉ tiêu thể hiện trong bảng 2.22. Bảng 2.22. Kết quả phân tích các chỉ tiêu đánh giá độ phù hợp của mô hình SEM CMIN/df RMSEA GFI TLI CFI 1,825 0,072 0,808 0,858 0,875 (Nguồn: Xử lý số liệu SPSS) TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. HOÀNG TRỌNG HÙNG Sinh viên: HOÀNG THỊ KHÁNH NHI 71 Sau khi xem xét độ phù hợp của mô hình, vấn đề tiếp theo nghiên cứu sẽ đánh giá kết quả phân tích mô hình SEM dựa trên bảng kết quả các trọng số chưa chuẩn hóa -Regression Weights: (Group number 1 - Default model) và bảng kết quả các trọng số đã được chuẩn hóa - Standardized Regression Weights: (Group number 1 - Default model) ở phụ lục để tổng hợp thành bảng kết quả phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính SEM (Bảng 2.23). Bảng 2.23. Kết quả phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính SEM Estimate S.E. C.R. P-value Hệ số chuẩn hóa Niềm tin--- Môi trường 0,073 0,071 1,029 0,304 0,098 Thái độ--- Niềm tin 0,374 0,104 3,585 *** 0,416 Thái độ--- Cảm nhận chủ quan 0,438 0,139 3,164 0,002 0,372 Ý định--- Thái độ 0,797 0,141 5,642 *** 0,660 Ý định--- Chuẩn chủ quan 0,175 0,056 3,155 0,002 0,214 Ý định---Nhận thức 0,472 0,110 4,293 *** 0,410 (Nguồn: Xử lý số liệu) Dựa vào bảng kết quả 2.23 ta có thể đưa ra các kết luận: Các nhóm nhân tố đều có giá trị P-value < 0,05 nên có thể kết luận rằng các nhóm nhân tố này đều có tác động đến ý định hành vi của người tiêu dùng sản phẩm gas Petrolimex. Trọng số chưa chuẩn hóa và chuẩn hóa của các nhóm nhân tố về niềm tin, cảm nhận chủ quan đều mang dấu dương nên các nhân tố này có ảnh hưởng tỉ lệ thuận đến nhân tố thái độ. Còn các nhân tố thái độ, chuẩn chủ quan và nhận thức đều mang dấu dương cho thấy các nhóm nhân tố này có ảnh hưởng tỷ lệ thuận đến ý định hành vi. Còn lại nhóm nhân tố quan tâm đến môi trường có P-value >0,05 nên không có ý nghĩa thống kê (N.S). TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. HOÀNG TRỌNG HÙNG Sinh viên: HOÀNG THỊ KHÁNH NHI 72 Sơ đồ 10: Kết quả phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính SEM Như vậy, kết quả kiểm định các giả thuyết được thể hiện ở bảng 2.24. Bảng 2.24. Kết quả kiểm định giả thuyết nghiên cứu H1 Có tương quan thuận giữa vấn đề quan tâm đến môi trường và niềm tin đối với sản phẩm Không chấp nhận H2 Có tương quan thuận giữa niềm tin đối với sản phẩm và thái độ đối với việc sử dụng sản phẩm Chấp nhận H3 Có tương quan thuận giữa cảm nhận chủ quan đối với thuộc tính sản phẩm và thái độ đối với việc sử dụng sản phẩm Chấp nhận H4 Có tương quan thuận giữa thái độ và ý định tiếp tục sử dụng sản phẩm Chấp nhận H5 Có tương quan thuận giữa chuẩn chủ quan và ý định tiếp tục sử dụng sản phẩm Chấp nhận H6 Có tương quan thuận giữa nhận thức kiểm soát hành vi và ý định tiếp tục sử dụng sản phẩm Chấp nhận (Nguồn: Xử lý số liệu) TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. HOÀNG TRỌNG HÙNG Sinh viên: HOÀNG THỊ KHÁNH NHI 73 Chỉ số mà chúng ta cần quan tâm trong bảng 2.23 là hệ số chuẩn hóa. Nhìn vào kết quả phân tích có thể thấy được rằng các nhân tố quan tâm đến môi trường chưa tác động nhiều đến niềm tin đối với sản phẩm trong tâm trí của khách hàng. Người tiêu dùng có quan tâm đến môi trường nhưng sự quan tâm vẫn còn ở mức độ thấp và chưa hình dung ra được sản phẩm gas Petrolimex là một sản phẩm thân thiện đối với môi trường. Người tiêu dùng đơn thuần chỉ đánh giá sản phẩm theo cách nghĩ chủ quan của bản thân. Điều đó chứng tỏ nhà sản xuất cần thúc đẩy thêm khía cạnh đảm bảo an toàn với môi trường đến với người tiêu dùng để thúc đẩy một cách gián tiếp suy nghĩ cũng như hành vi của người tiêu dùng đối với sản phẩm gas Petrolimex. Còn đối với các nhân tố có ảnh hưởng tỷ lệ thuận đến kết quả ý định hành vi tiêu dùng sản phẩm gas Petrolimex thì nhóm nhân tố thái độ có ảnh hưởng nhiều nhất đến ý định hành vi. Nhân tố thái độ được tác động bởi nhân tố niềm tin đối với sản phẩm và nhân tố cảm nhận chủ quan đối với thuộc tính sản phẩm. Nhân tố niềm tin đối với sản phẩm thể hiện sự tin tưởng của người tiêu dùng khi sử dụng sản phẩm. Còn nhân tố cảm nhận chủ quan đối với thuộc tính sản phẩm bao gồm chất lượng, giá cả, độ an toàn, mẫu mã,Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng khi các thuộc tính của sản phẩm tốt thì sẽ thúc đẩy tới thái độ của người tiêu dùng. Thật vậy, bởi khi khách hàng đã có thái độ không tốt, tỏ vẻ không yêu thích, không hài lòng khi sử dụng sản phẩm thì việc hình thành ý định tiếp tục sử dụng trong tâm trí của khách hàng sẽ trở nên khó khăn hơn. Do đó, chúng ta cần phải nắm rõ được thái độ của người tiêu dùng bằng cách tạo dựng được niềm tin của họ đối với sản phẩm. Đồng thời chúng ta cần nâng cao chất lượng, mẫu mã để khuyến khích người tiêu dùng tiếp tục sử dụng sản phẩm gas Petrolimex. Ngoài nhân tố thái độ đối với việc sử dụng sản phẩm thì nhân tố nhận thức kiểm soát hành vi cũng có tác động mạnh đến ý định hành vi của người tiêu dùng. Theo kết quả nghiên cứu cho thấy, người trực tiếp sử dụng sản phẩm sẽ là người hoàn toàn định đoạt hành vi mua tiếp theo. Do đó, người bán hàng khi tiếp xúc trực tiếp với khách hàng cần phải nâng cao các biện pháp marketing để thúc đẩy ý định tiếp tục tiêu dùng sản phẩm. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. HOÀNG TRỌNG HÙNG Sinh viên: HOÀNG THỊ KHÁNH NHI 74 Bên cạnh các nhân tố về thái độ đối với việc sử dụng sản phẩm, nhận thức kiểm soát hành vi thì nhân tố chuẩn chủ quan cũng có phần tác động đến ý định hành vi. Điều này thật dễ hiểu, bởi đa số các hành vi mua của người tiêu dùng, dù nhiều hay ít cũng có sự tác động của người thân, bạn bè, quảng cáo, Điều này vừa phù hợp với tục lệ Á Đông của chúng ta, trong một phạm vi gia đình, khi muốn mua một thứ gì đó thường hay tham khảo ý kiến của người thân trong gia đình trước, sau đó sẽ chịu sự tác động của các chương trình khuyến mãi, của người bán hàng Đây là một yếu tố mang tính chất khách quan nhưng chúng ta có thể cải thiện bằng cách đưa ra các chương trình khuyến mãi hấp dẫn, truyền đạt những thông tin cần thiết đến người tiêu dùng thông qua báo đài Có thể kết luận rằng khi “niềm tin đối với sản phẩm” tăng lên 1 đơn vị thì “thái độ đối với việc sử dụng sản phẩm” tăng lên 0,416 đơn vị (trong điều kiện các nhân tố khác không đổi), khi “cảm nhận chủ quan đối với thuộc tính sản phẩm” tăng lên 1 đơn vị thì “thái độ đối với việc sử dụng sản phẩm” tăng lên 0,372 đơn vị (trong điều kiện các nhân tố khác không đổi). Khi “thái độ” tăng lên 1 đơn vị thì “ý định tiếp tục” sử dụng tăng lên 0,660 đơn vị (trong điều kiện các nhân tố khác không đổi), khi “nhận thức kiểm soát hành vi” tăng lên 1 đơn vị thì “ý định tiếp tục sử dụng: tăng lên 0,410 đơn vị (trong điều kiện các nhân tố khác không đổi), khi “chuẩn chủ quan” tăng lên 1 đơn vị thì “ý định tiếp tục sử dụng” tăng lên 0,214 đơn vị (trong điều kiện các nhân tố khác không đổi). 2.3. Nhận xét đánh giá của khách hàng cá nhân tại Thành phố Huế về ý định tiếp tục sử dụng gas Petrolimex. Dựa trên mẫu khảo sát với 160 khách hàng trên địa bàn TP Huế và mô hình hành vi dự định TPB của Ajzen (1991) nghiên cứu đã đưa ra thang đo ý định hành vi và 6 nhân tố tác động và xem xét mối quan hệ, tác động lẫn nhau giữa các nhân tố này. Đồng thời, nghiên cứu cũng đo lường ý định sử dụng gas Petrolimex dựa vào việc đo lường các yếu tố cấu thành nên ý định và đánh giá của khách hàng cá nhân đang sử dụng gas Petrolimex tại địa bàn TP Huế từ đó đưa ra những giải pháp cụ thể nhằm nâng cao ý định tiếp tục sử dụng gas Petrolimex. Kết quả cụ thể như sau: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. HOÀNG TRỌNG HÙNG Sinh viên: HOÀNG THỊ KHÁNH NHI 75 Thang đo ý định hành vi đề xuất ban đầu gồm 28 biến quan sát, sau khi kiểm định độ tin cậy thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha chỉ còn lại 26 biến được tiếp tục đưa vào phân tích nhân tố khám phá EFA loại thêm một biến nữa còn 25 biến. Kết quả phân tích cho thấy có 6 nhân tố được hình thành, đó là: Niềm tin đối với sản phẩm, Cảm nhận chủ quan đối với thuộc tính sản phẩm, Thái độ đối với việc sử dụng sản phẩm, Các yếu tố về môi trường, Chuẩn chủ quan, Nhận thức kiểm soát hành vi. Trong đó, yếu tố Niềm tin đối với sản phẩm và Cảm nhận chủ quan đối với thuộc tính sản phẩm tác động đến yếu tố Thái độ đối với việc sử dụng sản phẩm. Yếu tố Thái độ đối với việc sử dụng sản phẩm, Chuẩn chủ quan, Nhận thức kiểm soát hành vi tác động đến Ý định tiếp tục sử dụng. Kết quả phân tích SEM cho thấy có mối quan hệ giữa Thái độ đối với việc sử dụng sản phẩm và các yếu tố: Niềm tin đối với sản phẩm và Cảm nhận chủ quan đối với thuộc tính sản phẩm. Có mối quan hệ giữa Ý định hành vi và các yếu tố: Thái độ, Chuẩn chủ quan, Nhận thức kiểm soát hành vi, 3 yếu tố này có tác động trực tiếp, tích cực đến Ý định hành vi. Trong đó, Thái độ đối với việc sử dụng sản phẩm có tác động lớn nhất đến Ý định hành vi (0,660). Do đó, muốn nâng cao ý định tiếp tục sử dụng sản phẩm gas Petrolimex theo quan điểm khách hàng cá nhân tại TP Huế thì cần phải nâng cao Thái độ, Chuẩn chủ quan, Nhận thức kiểm soát hành vi. Phương pháp phân tích thống kê mô tả kết hợp với kiểm định One – Sample T – test được sử dụng để đo lường mức độ đánh giá của khách hàng đối với 6 yếu tố thuộc thang đo ý định hành vi. Kết quả cho thấy hầu hết các tiêu chí đo lường thuộc 6 yếu tố trên có mức đánh giá trung bình của khách hàng đều thấp hơn 4 (mức “đồng ý”). Như vậy, khách hàng vẫn chưa thực sự đánh giá cao thương hiệu gas Petrolimex, điều này đáng để công ty quan tâm và nỗ lực hơn nữa. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. HOÀNG TRỌNG HÙNG Sinh viên: HOÀNG THỊ KHÁNH NHI 76 CHƯƠNG 3 – ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO Ý ĐỊNH SỬ DỤNG SẢN PHẨM KHÍ HÓA LỎNG (GAS) PETROLIMEX TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HUẾ 3.1. Định hướng  Tầm nhìn, sứ mệnh và mục tiêu phát triển thương hiệu gas Petrolimex do công ty gas Petrolimex Đà Nẵng đề ra: - Tầm nhìn thương hiệu Gas Petrolimex: “Là một đơn vị kinh doanh gas có uy tín tại Miền Trung, cung cấp những sản phẩm có chất lượng cao. Thi công lắp đặt và cung cấp các dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật tạo giá trị gia tăng cao nhất có thể có cho khách hàng”. - Sứ mệnh thương hiệu Gas Petrolimex: “Không ngừng cải tiến liên tục chất lượng sản phẩm, áp dụng những công nghệ tiên tiến vào quá trình quản lý, nâng cao chất lượng cán bộ để cung cấp sản phẩm, dịch vụ kỹ thuật tốt nhất thoả mãn khách hàng" - Mục tiêu của việc phát triển thương hiệu: Tăng cường sự nhận biết về hình ảnh sản phẩm và các dấu hiệu nhận biết về thương hiệu Gas Petrolimex. Tạo nhận thức cho khách hàng, sản phẩm Gas Petrolimex có chất lượng cao và dịch vụ kỹ thuật tốt nhất.  Định hướng và mục tiêu của kinh doanh gas Petrolimex do công ty xăng dầu Thừa Thiên Huế đề ra: - Gas Petrolimex là thương hiệu gas hàng đầu tại thị trường Thừa Thiên Huế, Được khách hàng lựa chọn bởi sự tin tưởng vào chất lượng, độ an toàn và dịch vụ; Tạo ra giá trị cao nhất cho khách hàng; Được nhân viên tin tưởng cống hiến và tự hào; Được nhà cung ứng tin tưởng vào sự hợp tác. - Tăng cường sự nhận biết về hình ảnh và các dấu hiệu nhận biết về thương hiệu Gas Petrolimex. Tạo nhận thức cho khách hàng rằng sản phẩm Gas Petrolimex có chất lượng cao và dịch vụ kỹ thuật tốt nhất. - Mục tiêu và định hướng chiến lược kinh doanh gas của Công ty trong vòng 5 năm đến: Trở thành đơn vị kinh doanh gas có thị phần lớn nhất tại tỉnh Thừa Thiên TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. HOÀNG TRỌNG HÙNG Sinh viên: HOÀNG THỊ KHÁNH NHI 77 Huế. Tốc độ tăng trưởng sản lượng gas tối thiểu 5% năm, trong đó sản lượng gas bình tăng trưởng tối thiểu 8% năm. 3.2. Các giải pháp nâng cao ý định sử dụng gas Petrolimex tại Thành phố Huế 3.2.1. Các giải pháp nâng cao Thái độ của người tiêu dùng Theo kết quả nghiên cứu thì đây là nhóm nhân tố có tác động lớn nhất đến ý định sử dụng sản phẩm gas Petrolimex. Thái độ của người tiêu dùng tốt hay xấu được thể hiện thông qua sự đánh giá cao hay thấp các yếu tố chất lượng dịch vụ. Chính vì vậy, cải thiện thái độ của người tiêu dùng đồng nghĩa với việc nâng cao chất lượng dịch vụ. Qua kết quả phân tích ở phần 2 có thể đưa ra một số biện pháp nhằm cải thiện thái độ của khách hàng đối với thương hiệu gas Petrolimex như sau: - Vỏ bình gas sạch đẹp là yếu tố bên ngoài đầu tiên mà khách hàng đánh giá và cảm nhận về thương hiệu, vỏ bình sạch đẹp sẽ làm tăng giá trị cảm nhận của khách hàng và xây dựng được thái độ tốt trong lòng khách hàng. Do vậy cần thường xuyên vệ sinh, lau chùi vỏ bình trước khi chuyển đến cho khách hàng, đảm bảo không bám bụi trên thành bình, tại vị trí van, tay cầm, chân đế... và thu hồi những bình gas có vỏ sơn đã tróc, xước quá nhiều, gây mất mỹ quan để đổi cho Công ty Gas Đà Nẵng. - Mặc dù gas Petrolimex được định vị là thương hiệu có chất lượng cao và đáng tin cậy nhưng thực tế điều tra cho thấy chưa được người tiêu dùng đánh giá cao, nguyên nhân xuất phát từ việc có quá nhiều hãng gas trôi nổi làm giả gas Petrolimex, gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng, gây cảm giác lo sợ dùng phải gas giả, từ đó ảnh hưởng đến chất lượng cảm nhận và đánh giá thấp những tiêu chí về chất lượng của gas Petrolimex, những khách hàng như vậy thường rơi vào nhóm mua gas ở các đại lý tư nhân vì vậy cần có biện pháp nâng cao sự nhận biết thương hiệu, tuyên truyền, phổ biến đến đối tượng này việc phân biệt gas thật, gas giả và khuyến khích họ mua gas ở các cửa hàng thuộc công ty. Từ đó, nâng cao được niềm tin của khách hàng về gas Petrolimex. - Thực tế điều tra cho thấy thông tin về tiêu dùng gas an toàn vẫn chưa đến được với khách hàng, nhiều người còn mơ hồ về việc đánh giá như thế nào là gas tốt và chất lượng nên cần nâng cao chất lượng phục vụ của nhân viên công ty, đặc biệt là TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. HOÀNG TRỌNG HÙNG Sinh viên: HOÀNG THỊ KHÁNH NHI 78 nhân viên giao gas và nhân viên thị trường vì đây là đối tượng thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với khách hàng. Cần bồi dưỡng đầy đủ kiến thức cho nhân viên, đảm bảo tư vấn rõ ràng, chính xác và đầy đủ cách sử dụng gas an toàn. Ngoài ra cần thông tin kịp thời, chính xác, rõ ràng giá gas mỗi khi có thay đổi hay điều chỉnh để khách hàng có thể theo dõi. - Tạo ra sự khác biệt cho hình ảnh thương hiệu bằng yếu tố chất lượng dịch vụ. Sự khác biệt về thương hiệu sẽ kích thích đến ý định người tiêu dùng hơn. Công ty có thể nâng cấp hệ thống các trang thiết bị bán hàng để có thể tạo ra sự vượt trội về chất lượng gas, tăng khả năng cạnh tranh. - Có thể đặt hòm thư góp ý hoặc lập địa chỉ email để đảm bảo mọi khách hàng đều có thể đóng góp ý kiến cũng như phản ánh vấn đề. Điều này đòi hỏi công ty cần phải thường xuyên cập nhật mail cũng như thư góp ý và xử lý thông tin khiếu nại, thắc mắc một cách nhanh chóng, ghi nhận sự đóng góp của khách hàng để nâng cao giá trị thương hiệu gas Petrolimex hơn nữa trong tâm trí khách hàng. 3.2.2. Các giải pháp nâng cao Nhận thức kiểm soát hành vi Nhận thức kiểm soát hành vi là nhóm nhân tố có tác động lớn thứ hai đến ý định sử dụng gas Petrolimex. Để nâng cao hành vi sử dụng của khách hàng là một điều không dễ dàng, đòi hỏi sự nỗ lực của tất cả các bộ phận, các nhân viên trong công ty, làm sao để mọi khách hàng đều cảm thấy thực sự hài lòng và muốn cam kết gắn bó lâu dài với thương hiệu. Trên thực tế cho thấy chất lượng dịch vụ là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc hình thành những liên tưởng tốt đẹp về gas Petrolimex cũng như quyết định tiếp tục sử dụng gas Petrolimex. Do đó, muốn nâng cao Nhận thức kiểm soát hành vi thì trước hết cần phải nâng cao chất lượng dịch vụ và sự cảm nhận của khách hàng hơn nữa bằng các biện pháp cụ thể đã nêu ở trên. Đồng thời công ty cũng nên tổ chức các chương trình “Tri ân khách hàng”, “Hội nghị khách hàng thường niên” để tăng cường mối quan hệ thân thiết, gắn bó giữa khách hàng và công ty. Đối với một số khách hàng thường xuyên, gắn bó và có giá trị lâu dài với gas Petrolimex cần có những chế độ ưu đãi đặc biệt như gửi tin nhắn hay thiệp chúc mừng sinh nhật, thường xuyên liên lạc hỏi thăm tình hình sử dụng dịch vụ của họ để họ cảm thấy được quan tâm từ đó sẽ có thái độ tốt và sẵn sàng giới thiệu cho người khác. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. HOÀNG TRỌNG HÙNG Sinh viên: HOÀNG THỊ KHÁNH NHI 79 3.2.3. Các giải pháp nâng cao Chuẩn chủ quan Qua khảo sát trực tiếp có thể thấy một số lượng rất lớn người được phỏng vấn không biết nhãn hiệu gas mà họ sử dụng trong nhà mình, những trường hợp này không được đưa vào nghiên cứu nhưng qua đó có thể thấy người tiêu dùng rất ít quan tâm xem loại gas họ đang sử dụng của hãng nào và cũng chẳng ai nói cho họ biết sự khác biệt giữa các thương hiệu. Thương hiệu Petrolimex Gas được kế thừa từ thương hiệu Petrolimex của tổng công ty xăng dầu Việt Nam nên đây là một lợi thế của gas Petrolimex nhưng có thể thấy lợi thế này chưa được phát huy tốt nhất. Có một thói quen tiêu dùng của khách hàng sử dụng gas bình đó là trong cách gọi gas thường gây nhầm lẫn. Người tiêu dùng quen với cách gọi phân biệt màu sắc: gas xanh, gas đỏ, gas hồng Thực tế này xuất phát từ ban đầu chỉ có một số ít hãng gas với màu sắc khác nhau, khi đó việc phân biệt màu sắc rất đơn giản và chính xác, màu sắc vỏ bình gắn liền với thương hiệu. Thế nhưng sau này các hãng mới xuất hiện lợi dụng sự thiếu hiểu biết và ít quan tâm đến thương hiệu của người tiêu dùng đã sơn màu vỏ bình tương tự gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng. Gas Petrolimex cũng rơi vào tình trạng bị mất thị phần nhanh chóng cũng từ nguyên nhân này. Qua kết quả điều tra, Chuẩn chủ quan là nhóm nhân tố có tác động lớn thứ ba đến giá trị thương hiệu gas petrolimex. Để tăng hành vi sử dụng gas, giới thiệu người khác sử dụng gas Petrolimex và khắc phục tình trạng gas giả, gas nhái, đề tài đề xuất một số giải pháp như sau: - Tăng cường quảng bá hình ảnh công ty thông qua triển khai hệ thống nhận diện thương hiệu, công ty cần có quy định thống nhất trong thiết kế logo, khẩu hiệu, các biểu tượng, thiết kế bảng hiệu, pano quảng cáo, trang bị hộp đèn, bảng hiệu quảng cáo cho toàn bộ hệ thống đại lý tư nhân và cửa hàng. - Trang trí lại các cửa hàng gas theo thiết kế thống nhất về cách bày trí, nội thất, mỗi cửa hàng có thể trang bị các loại xe gắn máy có thiết kế chung thống nhất về màu sắc, kiểu dáng và có trang trí logo gas Petrolimex để giao gas. - Gia công các vật phẩm quảng cáo như áo mưa, áo thun, ly, chén có in các biểu trưng của công ty để đại lý và cửa hàng tặng cho người tiêu dùng TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. HOÀNG TRỌNG HÙNG Sinh viên: HOÀNG THỊ KHÁNH NHI 80 - Tăng cường quảng cáo qua các phương tiện truyền hình vì hiện nay số lượng người xem TV khá cao, nếu tận dụng được phương tiện truyền thông này sẽ rất tốt vì mức độ lan truyền thông tin của kênh này cao, có thể đăng kí quảng cáo ở các kênh truyền hình địa phương như VTV Huế, TRT để nhắm đến khách hàng mục tiêu là người dân TP Huế và các vùng lân cận. Có như thế mới tăng mức độ nhận biết từ đó thu hút khách hàng mới sử dụng gas. - Đặt pano, áp phích, băng rôn giới thiệu về gas Petrolimex cũng như các chương trình khuyến mãi ở những nơi có đông người qua lại và dễ nhìn thấy như ở tuyến đường Hùng Vương, Lê Lợi, Trần Hưng Đạo, Lê Duẩn, Đinh Tiên Hoàng, quốc lộ 49, các trung tâm mua bán, siêu thị, sân vận động, các khu giải trí để thu hút sự chú ý của khách hàng. Liên hệ để quảng cáo và trang trí trên các phương tiện vận chuyển và địa điểm công cộng như xe buýt, sân bay, nhà ga, trạm xe buýt - Tăng cường hoạt động quan hệ công chúng vì đây là công tác cần thiết để tạo dựng và gìn giữ hình ảnh tích cực của gas Petrolimex trong lòng người tiêu dùng. Một số hoạt động có thể thực hiện để hướng vào đối tượng khách hàng mục tiêu và phù hợp với hình ảnh của Chi nhánh như: tổ chức hội nghị khách hàng, tư vấn sử dụng gas an toàn - Nhân viên văn phòng và kinh doanh cá thể là đối tượng khách hàng chiếm phần lớn và cũng đầy tiềm năng nên Chi nhánh có thể liên hệ quảng cáo, khuếch trương hình ảnh, giới thiệu chương trình khuyến mãi tại các bảng tin hay trong khu vực căn tin của các công ty hoặc nhà hàng để thu hút đối tượng này dễ hơn. Đầu tư thích đáng cho công tác quảng bá hình ảnh, thương hiệu của gas Petrolimex bắt đầu từ việc lập kế hoạch hợp lý để triển khai các hoạt động nhằm tăng cường khả năng nhận biết thương hiệu không chỉ đối với khách hàng của gas Petrolimex mà còn cả đối với người dân TP Huế và những khu vực tiềm năng khác. Cần ấn định kế hoạch ngân sách nhất định hằng năm để thực hiện các hoạt động này, có thể ấn định một tỷ lệ lợi nhuận để phục vụ cho các hoạt động này. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. HOÀNG TRỌNG HÙNG Sinh viên: HOÀNG THỊ KHÁNH NHI 81 3.2.4. Các giải pháp khác Ngoài các giải pháp xoay quanh mô hình thì theo thực tế điều tra, hoạt động khuyến mãi vẫn đang còn nhiều hạn chế. Do đó, đề tài đề xuất thêm một số giải pháp sau: - Đa dạng hoá các sản phẩm khuyến mại, các hình thức khuyến mại: với một khoản chi phí nhất định cho một sản phẩm khuyến mại, công ty có thể đa dạng các sản phẩm như: nước rửa chén, bột giặt, xà phòng... Những sản phẩm này có thể mua với thể tích, khối lượng nhỏ nhưng phải là những sản phẩm có chất lượng như nước rửa chén Sunlight, xà phòng Lifebouy, bột giặt OMO... Điều quan trọng là trong suy nghĩ của khách hàng, hàng khuyến mại có chất lượng thì sản phẩm đó có chất lượng, không nên vì hình thức quà tặng to hay nhỏ mà mua những sản phẩm kém chất lượng hay có nhãn hiệu không nổi tiếng. Bên cạnh đó, vì là hàng tặng cho các hộ gia đình nên có thể thay nước rửa chén hay xà phòng bằng bộ muỗng 4 cái, hoặc bộ đũa... Những vật dụng trong nhà bếp sẽ tạo hứng thú cho khách hàng khi mua sản phẩm của công ty. - Công ty cũng có thể áp dụng hình thức “cộng dồn” bằng cách qua 1 số lần mua nhất định, khách hàng sẽ được đổi lấy chảo chống dính hoặc đèn bão... thay vì mỗi lần mua là được tặng nước rửa chén. Tâm lý của các bà nội trợ luôn muốn được tặng những thứ có giá trị lớn, khi được đánh trúng vào sở thích họ sẽ thấy hứng thú, không những thế còn có thể giữ chân khách hàng trong một thời gian dài. - Ngoài ra, công ty có thể tổ chức các buổi hướng dẫn cho các đại lý cách bảo quản, vệ sinh bình gas, bếp gas từ đó họ sẽ tư vấn lại cho khách hàng của mình. - Công ty cũng có thể tận dụng các hội chợ triển lãm để trở thành ngày hội của những người quan tâm đến sản phẩm gas Petrolimex: bên cạnh việc tổ chức trưng bày các sản phẩm của công ty, phụ kiện... công ty sẽ tổ chức các buổi tư vấn cho khách hàng về việc sử dụng bếp gas an toàn, cách nhận biết gas thật-giả, những nguy hại khi thiếu hiểu biết về gas, giải đáp những thắc mắc của người tham gia về những vấn đề liên quan đến gas... TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. HOÀNG TRỌNG HÙNG Sinh viên: HOÀNG THỊ KHÁNH NHI 82 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Tuy tham gia thị trường Thừa Thiên Huế đã lâu và có thể coi là người mở đường cho một ngành nghề kinh doanh mới – kinh doanh khí đốt; thế nhưng cho đến nay, các chương trình quảng bá thương hiệu dành cho sản phẩm Gas Petrolimex chưa được đầu tư thích đáng, các hoạt động về thị trường vẫn còn mang tính thụ động và thiếu một chiến lược mang tính dài hạn, chuyên nghiệp. Công ty cũng chưa có đội ngũ cán bộ Marketing chuyên trách, do vậy hoạt động marketing mang tính chất bao quát, chưa khai thác sâu hiệu quả của thương hiệu gas Petrolimex nên chưa tác động sâu rộng đến hành vi sử dụng sản phẩm gas Petrolimex. Trong thời gian tới, để có thể nâng cao hiệu quả kinh doanh, tăng doanh số bán và tăng thị phần của sản phẩm gas Petrolimex, công ty cần chú trọng hơn nữa đến việc phát triển thương hiệu, tìm kiếm và đào tạo nhân tài để có thể giúp công ty phát triển ngày càng vững mạnh. Trong tình hình thị trường kinh doanh gas ngày càng khó khăn hơn, mức độ cạnh tranh trở nên rất khốc liệt, gas Petrolimex đã có được nhiều lợi thế như thị phần lớn, hệ thống phân phối rộng khắp, cơ sở vật chất và tiềm lực tài chính mạnh, uy tín thương hiệu cao Nhưng không nên vì thế chủ quan, mà nên chọn cho mình một hướng đi riêng để đối phó áp lực cạnh tranh, từng bước mở rộng thị phần một cách bền vững. Trên cơ sở lý luận về hành vi tiêu dùng của người tiêu dùng đối với sản phẩm gas Petrolimex, đề tài đã đưa ra một số giải pháp giúp cải thiện hành vi người tiêu dùng và thu hút người tiêu dùng mới sử dụng gas Petrolimex. Đồng thời công ty có thể xây dựng một chương trình hành động cụ thể, thích hợp và hiệu quả hơn. Với những nỗ lực nghiên cứu của mình, tôi hy vọng rằng qua đề tài này, công ty có thể phần nào thấy được vai trò của việc nghiên cứu hành vi người tiêu dùng giúp vươn tới những mục tiêu doanh số bán và hy vọng những biện pháp đưa ra sẽ có ích cho công ty ở một khía cạnh nào đó. Do thời gian và kiến thức còn hạn chế, đề tài không tránh khỏi những sai sót. Kính mong sự chỉ dẫn của thầy cô để đề tài được hoàn thiện và có thể ứng dụng vào thực tiễn Công ty. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. HOÀNG TRỌNG HÙNG Sinh viên: HOÀNG THỊ KHÁNH NHI 83 2. Kiến nghị 2.1. Đối với chính quyền Thành phố Huế và các cơ quan chức năng có liên quan - Thực hiện nghiêm khắc công tác thanh tra, kiểm tra các điểm kinh doanh gas nhằm phát hiện những điểm san chiết gas trái phép và kiên quyết dẹp bỏ. - Thường xuyên kiểm tra các đại lý kinh doanh gas về chất lượng, giá cả, các chương trình khuyến mãi, để đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng và tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh cho các doanh nghiệp. - Kiên quyết đấu tranh với nạn gas giả, gas không rõ nguồn gốc nhằm tạo ra môi trường sống an toàn cho người dân. - Chỉ cho phép các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế tham gia kinh doanh sản phẩm khí đốt được xây dựng các kho chứa gas với quy mô vừa và nhỏ nếu họ có đủ điều kiện và cam đoan thực hiện các biện pháp phòng cháy chữa cháy nghiêm ngặt. - Thường xuyên tổ chức huấn luyện cho các cửa hàng, các doanh nghiệp kinh doanh gas về kỹ năng phòng cháy chữa cháy và sơ cứu các vết thương do cháy, bỏng nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại về người và của có thể xảy ra. 2.2. Đối với Công ty xăng dầu Thừa Thiên Huế Đa số các hoạt động của Công ty xăng dầu Thừa Thiên Huế về kinh doanh gas Petrolimex không cần thông qua công ty cung cấp là Công ty Gas Petrolimex Đà Nẵng. Do đó, công ty có thể linh hoạt trong việc điều hành hoạt động của việc kinh doanh gas, có sự chủ động trong việc đề ra các chính sách, chủ trương, kế hoạch, giải quyết các tình huống một cách kịp thời. Đối với Công ty xăng dầu Thừa Thiên Huế, đề tài có một số kiến nghị được đề xuất như sau: - Đầu tiên, công ty cần đầu tư về nhân lực trong mảng kinh doanh gas, có chính sách tìm kiếm và đãi ngộ nhân tài nhằm tạo ra một lực lượng lao động chất lượng và hiệu quả, xem những người trẻ là nguồn động lực chính, là nhân tố góp phần cho sự phát triển thịnh vượng của công ty. - Cần nhận thức đầy đủ và đầu tư đúng mức đến lĩnh vực xây dựng và phát triển thương hiệu Gas Petrolimex. - Xây dựng và thực hiện các chương trình quảng bá thương hiệu, có chiến lược, biện pháp marketing cụ thể phù hợp theo mục tiêu dài hạn và ngắn hạn của công ty. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. HOÀNG TRỌNG HÙNG Sinh viên: HOÀNG THỊ KHÁNH NHI 84 - Luôn quan tâm đến thông tin thị trường để có những điều chỉnh kịp thời về giá cả và dịch vụ. - Tăng cường các biện pháp tiết kiệm, chống lăng phí, trên cơ sở đó tiết kiệm được chi phí, hạ giá bán sản phẩm, nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm. - Phối hợp với Công ty gas Đà Nẵng và chính quyền địa phương để tìm ra những biện pháp hữu hiệu giải quyết vấn đề gas giả, gas nhái. 3.3. Hạn chế của đề tài Bởi vì sự thiếu hụt về kinh nghiệm cũng như thời gian, nguồn lực, khả năng nghiên cứu và sự hạn chế trong việc tìm tòi số liệu, chọn mẫu nghiên cứu, thông tin khách hàng, số liệu bí mật của công ty, cho nên đề tài của tôi còn gặp phải một số các hạn chế sau: - Phạm vi mẫu nghiên cứu của đề tài còn nhỏ hẹp, số mẫu điều tra chưa cao, chỉ dừng lại ở con số 160 và chủ yếu tập trung ở các khách hàng cá nhân ở thành phố. Ngoài ra, công ty còn có khá nhiều khách hàng lớn là các hộ kinh doanh, nhà hàng, khách sạn, trường học có sự đãi ngộ cũng như sự chăm sóc đặc biệt, dẫn đến hành vi tiêu dùng cũng khác đi so với những khách hàng cá nhân nhỏ lẻ. Chính vì vậy mà đề tài còn chưa phản ánh đầy đủ và chính xác chi tiết các ý kiến, kiến nghị của khách hàng. - Các giải pháp đề xuất chỉ có ý nghĩa áp dụng trong một số trường hợp nhất định, cũng như còn tùy thuộc vào các điều kiện về chính sách cũng như chiến lược chung của công ty. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. HOÀNG TRỌNG HÙNG Sinh viên: HOÀNG THỊ KHÁNH NHI 85 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Danh mục tài liệu Tiếng Việt [1]Nguyễn Xuân Lãn, Phạm Thị Lan Hương, Đường Thị Thiên Hà (2011), Hành vi người tiêu dùng, NXB Chính trị, Hà Nội. [2]Trần Minh Đạo, (2009), Giáo trình Marketing căn bản, Nhà xuất bản Giáo dục. [3]Tống Bảo Hoàng (2014), Giáo trình Hành vi người tiêu dùng, Đại học Kinh tế Huế, Thành phố Huế. [4]Vũ Thế Dũng, Trương Tôn Huyền Đức (2004,) Hành vi người tiêu dùng: Quản trị tiếp thị lý thuyết và tình huống, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Tp Hồ Chí Minh. [5]Nguyễn Thị Minh Hòa, Lê Quang Trực, Phan Thị Thanh Thủy (2015), Quản trị marketing, Trường Đại học Kinh tế Huế, TP Huế. [6]Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS (Tập 1), Nhà xuất bản Thống kê, Thành phố Hồ Chí Minh. [7]Nguyễn Khánh Duy (2009), Bài giảng thực hành mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) với phần mềm Amos, Trường ĐH Kinh tế TPHCM. [8]Nguyễn Thị Diệu Quỳnh (2013), Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng sản phẩm túi thân thiện môi trường của siêu thị BigC Huế, Trường Đại học Kinh tế Huế. [9]Trần Thúy Kiều Ngân (2013), Nghiên cứu hành vi tiêu dùng sản phẩm nhãn hàng riêng của siêu thị Coop Mart Huế, Trường Đại học Kinh tế Huế. [10] Trần Thị Kim Thoa (2015), Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng sản phẩm túi thân thiện môi trường tại Big C Huế, Trường Đại học Kinh tế Huế. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. HOÀNG TRỌNG HÙNG Sinh viên: HOÀNG THỊ KHÁNH NHI 86 Danh mục tài liệu Tiếng Anh [1] International Journal of Hospitality Management (2010), An invest igation of green hotel customers’ decision form ation: Developing an extended model of the theory of planned behavior. [2] International Journal of Hospitality Management (2014), Developing an extended Theory of Planned Behavior model to predict consumers’ intention to visit green hotels. [3]Ajzen, I. (1991), The Theory of Planned Behavior, Organization Behaviour and Human Decision Processes, No. 50, pp. 179 – 211. [4]Perner, L. (2010), “Consumer behavior: the psychology of marketing”, Customer behaviors: Attitudes. [5]Electronic Journal of Business Ethics and Organization Studies (2010), A Demographic Analysis of Consumer Environmental Attitudes about Liquefied Petroleum Gas in Brazil. [6]The SIJ Transactions on Industrial, Financial & Business Management (IFBM) (2014), A Study on Customers Attitude and Satisfaction towards HP LPG in House Hold, Coimbatore. Các trang web [1] petrolimex-tieu-luan-cao-hoc.htm [2] petrolimex-61331/ [3] [4] TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfcac_yeu_to_anh_huong_den_y_dinh_tiep_tuc_su_dung_san_pham_khi_hoa_long_gas_petrolimex_cua_nguoi_tieu.pdf
Luận văn liên quan