Nhưng với những người có nhận thức sai lệch, hoặc có những mưu đồ
chính trị xấu, họ sẽ sử dụng nhân quyền nh ư một chiêu bài để chống phá, phản
động. Cần phải hiểu rằng mâu thuẫn về nhân quyền giữa các quốc gia và hệ tư
tưởng là tất yếu và không thể tránh khỏi, chỉ có thể tìm một biện pháp dung
hòa tương đối (các đạo luật về Nhân quyền của LHQ), chứ không thể xóa bỏ
hoàn toàn. Nhưng nhân quyền cũng là một thực thể dễ bị tác động, cũng như
gây ảnh hưởng lớn, bởi nó liên quan trực tiếp tới quyền con người. Do đó, nếu
biết lợi dụng, Nhân quyền sẽ trở thành một chiêu bài chính trị quan trọng của
các tổ chức phản động. Tuy nhiên, những người bị lợi dụng sẽ không được
hưởng một tí lợi ích nào về nhân quyền, bởi họ mất sự bảo trợ của quốc gia họ
đang sống, ngược lại còn phá hoại lợi ích của đa số nhân dân.
9 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3418 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Các yếu tố tác động đến việc hiểu –thực thi quyền con người, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài thuyết trình môn Nhân quyền
Đề tài: Các yếu tố tác động
đến việc hiểu – thực thi quyền con người
Nhóm thuyết trình
- Đoàn Duy – B33
- Kiều Kim Liên – B33
- Lenglee Leelianou. – G33
I. Lời nói đầu:
Quyền con người là kết quả vĩ đại của quá trình đấu tranh lâu dài của con người để
đòi những quyền tự do cơ bản nhất của chính mình. Trong quá trình lịch sử đó,
không phải ở đâu, lúc nào, quyền con người cũng được hiểu và thực thi giống
nhau. Kể cả khi LHQ có Tuyên bố về quyền con người phổ quát như một tiêu
chuẩn chung cho quyền con người thì quyền con người vẫn có sự khác biệt trong
cách hiểu và thực hiện. Những biến số chủ yếu ảnh hưởng đến việc nhân thức và
áp dụng quyền con người là yếu tố lịch sử- văn hóa, yếu tố chế độ chính trị xã hội,
yếu tố chính phủ-nhà nước, các tổ chức nhân quyền và ý thức của chính cá nhân.
Sự đa dạng của các biến số khiến nội hàm của khái niệm “quyền con người” trở
nên rất rộng, đồng thời khiến cho quyền con người rất phức tạp, gây ra nhiều cách
hiểu, thực hiện mâu thuẫn nhau. Thậm chí, sự khác biệt này có lúc còn được các
quốc gia, tổ chức sử dụng như là con bài chính trị. Do vậy , việc hiểu sự khác biệt
các yếu tố tác động đến quyền con người để nhận thức và thực hiện đúng quyền
con người là hết sức quan trọng.
II. Nội dung bài
Nhân quyền là một khái niệm rất rộng, là một thể tổng hòa của rất nhiều yếu
tố. Do đó, việc hiểu cũng như thực thi nhân quyền ở mỗi quốc gia, lãnh thổ lại
có sự khác nhau và chịu sự tác động của nhiều yếu tố khác nhau. Trong khuôn
khổ hạn hẹp của bài thuyết trình này, chúng tôi chỉ trình bày 5 yếu tố chính tác
động đến nhân quyền
- Chế độ chính trị (ở mỗi quốc gia)
- Nền tảng lịch sử - văn hóa – tôn giáo
- Chính phủ - Nhà nước (giai cấp cầm quyền)
- Các tổ chức phi chính phủ - Tổ chức quốc tế về nhân quyền
- Ý thức mỗi cá nhân.
Đây là 5 nhân tố ảnh hưởng rất lớn tới sự phổ biến, cũng như thực hiện nhân
quyền. Đặc biệt, trong một chừng mực nào đó, những nhân tố này có ảnh
hưởng, tác động lên nhau, và gây ra sự thay đổi về nhận thức nhân quyền ở
mỗi quốc gia
1. Nền tảng Lịch sử - Văn hóa – Tôn giáo
Lịch sử - Văn hóa – Tôn giáo là nền tảng cơ bản nhất của nhân quyền của
nhân loại, cũng là nhân tố quyết định lớn tới nhận thức nhân quyền ở mỗi quốc
gia.
Nhân quyền – quyền con người, suy cho cùng là những quyền lợi cơ bản
con người mong muốn được bảo đảm khi sống trong xã hội – các giá trị cá
nhân bẩm sinh. Những quyền lợi – giá trị này được đúc rút từ các nhu cầu cá
nhân từ khi con người xuất hiện, và phát triển lên một tầm cao mới thông qua
văn hóa – tôn giáo.
Có thể nhận thấy rõ ràng rằng, các nguồn gốc học thuyết về Quyền con
người đều bắt nguồn hoặc chịu ảnh hưởng của các Tôn giáo lớn: đối với
phương Tây là đạo Thiên Chúa, đối với phương Đông là Nho giáo, Phật giáo
và Hồi giáo. Điều này có thể đựoc giải thích hết sức rõ ràng: các tôn giáo được
hình thành để thỏa mãn các nhu cầu tinh thần của con người; thông qua các tổ
chức tôn giáo đó, con người có thể thực hiện được các mong muốn được đảm
bảo những nhu cầu cá nhân của mình. Con người về cơ bản là một động vật xã
hội, luôn muốn tham gia vào những tổ chức xã hội để có thể đảm bảo quyền lợi
cá nhân. Những nhà khởi xướng, lãnh đạo tôn giáo đã nắm bắt tâm lý này và
đưa ra các giáo lý về đức hạnh con người để tập hợp tín đồ. Các giáo lý đó là
các “quyền” cũng như “nghĩa vụ” mà tín đồ khi tham gia tôn giáo sẽ đạt được
Nhân
Quyền
Lịch sử
Văn hóa
Tôn giáo
Chế độ chính trị
TBCN và XHCN
Các tổ chức phi CP –
tổ chức Quốc tế
Chính phủ
- Nhà nước
Ý thức cá nhân
hoặc phải làm theo. Không chỉ có vậy, tôn giáo ra đời còn nhằm thỏa mãn một
trong những nhu cầu (quyền) tinh thần cơ bản nhất của con người: được bình
đẳng. Khi tham gia tôn giáo, tín đồ trở nên bình đẳng với nhau trên một khía
cạnh nào đó, dù họ là nhà vua, dân thường, địa chủ hay nông dân.. Đối với
người dân sống trong xã hội phong kiến, đây là một lý do lớn để họ tham gia
tôn giáo. Sau này, quyền bình đẳng trở thành một trong những quyền cơ bản
trong Nhân quyền.
Tôn giáo cũng tạo ra những đặc trưng văn hóa cho mỗi quốc gia. Những
yếu tố này, qua quá trình chọn lọc của lịch sử, đã đóng vai trò lớn trong nhận
thức và định hướng của cộng đồng về quyền con người. Có thể thấy rõ điều
này qua sự so sánh về nhận thức nhân quyền ở phương Đông và phương Tây
nói chung, ở từng quốc gia nói riêng.
Ví dụ:
- Việt Nam là một nước phương Đông, bị ảnh hưởng lớn bởi Phật giáo, Nho
giáo (tôn giáo), có nền văn minh nông nghiệp lúa nước (văn hóa) và có lịch
sử hơn 2000 năm sống dưới chế độ phong kiến. Do đó, tư tưởng về quyền
con người của Việt Nam thường gắn với tư tưởng địa phương, những nhận
thức thường nghiêng về các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa. Việc phân chia
thứ bậc trong xã hội phong kiến, cùng với tưởng tam tòng tứ đức của Phật
giáo đã khiến những quyền chính trị, dân chủ xuống hàng thứ yếu trong
nhận thức con người, chỉ vừa mới bung ra trong vài thập kỷ gần đây.
- Anh là một đất nước phương Tây, bị ảnh hưởng bởi đạo Thiên Chúa, cùng
với sự ảnh hưởng của các triết gia Hy Lạp, chế độ dân chủ-nô lệ của La Mã.
Do đó, ở Anh nói riêng và các nước phương Tây nói chung, những quyền
chính trị và dân sự được đặt lên hàng đầu trong các vấn đề Nhân quyền.
2. Chế độ chính trị
Qua quá trình phát triển hàng chục ngàn năm lịch sử, loài người đã phát
minh ra rất nhiều chế độ chính trị khác nhau: phong kiến, nông nô, xã hội chủ
nghĩa, tư bản chủ nghĩa, đế quốc chủ nghĩa... Mỗi chế độ chính trị này lại áp
đặt lên xã hội một hệ tưởng riêng, nhân quyền – trong mỗi xã hội đó – lại có sự
nhận thức và thực thi khác nhau. Trong bài này chúng tôi chỉ đề cập tới hai chế
độ chính trị chính và có ảnh hưởng lớn nhất tới nhân loại ngày nay: đó là Xã
hội chủ nghĩa và Tư bản chủ nghĩa.
Điểm giống nhau trong sự ảnh hưởng của nhân tố này lên nhân quyền là Bản
chất mỗi chế độ khác nhau, dẫn tới quan niệm về Nhân quyền khác nhau, và
không thể tránh khỏi việc nhận thức thực hiện quyền con người có sự bất đồng.
Đối với chủ nghĩa tư bản, gốc rễ của chủ nghĩa này là chế độ tư hữu tư liệu
sản xuất. Trong xã hội đó, nhà tư bản làm chủ về kinh tế và thuê nhân công lao
động, chiếm đoạt những tư liệu sản xuất. Con người - về cơ bản – phải tự lo
liệu cuộc sống kinh tế cho bản thân. Nhà nước, Chính phủ có trách nhiệm điều
tiết nền kinh tế chứ không thể bảo đảm cho đời sống kinh tế của nhân dân.
Ngoài ra, do chủ nghĩa tư bản cũng thường gắn liền với tư tưởng cá nhân chủ
nghĩa, mà bản chất mỗi con người tự lo liệu cho bản thân, tham gia xã hội một
cách bình đẳng, tự do lựa chọn cuộc sống, nhận thức cho mình.
Do đó, các nước này thường nhấn mạnh đến quyền chính trị, dân sự như
các quyền: bình đẳng bỏ phiếu, tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tôn
giáo..
Đối với chủ nghĩa xã hội, bản chất chủ nghĩa là chế độ Công hữu tư liệu sản
xuất, bình đẳng kinh tế và bao cấp. Trong đó, tư liệu sản xuất thuộc về tập thể,
về Nhà nước, chính Nhà nước sẽ phân chia lại cho mỗi cá nhân, đảm bảo về
đời sống kinh tế (việc làm, sản xuất) và các dịch vụ xã hội (giáo dục, y tế..) cho
mỗi người dân.
Ở những xã hội này, những quyền về kinh tế - xã hội được ưu tiên hơn và
đặt lên hàng đầu.
Cần lưu ý rằng, chính các quốc gia xã hội chủ nghĩa, tư bản chủ nghĩa cũng
tự định hướng về việc phổ cập cũng như thực thi nhân quyền của mình để bảo
vệ đường lối phát triển của mình. Ví dụ, ở nước XHCN, giai cấp thống trị chú
trọng tới việc tuyên truyền về các quyền kinh tế xã hội, để bảo vệ ngược lại
đường lối XHCN của mình.
Ảnh hưởng của nhân tố chính trị lên việc hiểu và thực thi nhân quyền có thể
được biểu hiện qua sơ đồ sau:
3. Chính phủ - Nhà nước (giai cấp thống trị)
Đây là nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng tới việc thực thi nhân quyền. Bởi
bộ máy tuyên truyền, lập pháp, hành pháp, tư pháp của Chính phủ - Nhà
TBCN XHCN
Bản chất
khác nhau
Quan niệm về
nhân quyền
khác nhau
Nhận thức và
cách thực thi
khác nhau
nước chính là người trực tiếp tác động và xây dựng đường lối phát triển về
nhân quyền.
a. Mỗi quốc gia có chính sách riêng về Nhân quyền và quản lý Nhân quyền.
Việc hiểu và thực thi nhân quyền, xét cho cùng là công việc của mỗi quốc
gia, chứ không phải toàn nhân loại. Những giá trị nhân loại chỉ có tính chất cơ
bản, là khung, nền móng cho nền tảng Nhân quyền. Ở mỗi quốc gia khác nhau,
Quyền con người lại có cách hiểu và thể hiện riêng. Điều này được thể hiện
qua chính sách về Nhân quyền của quốc gia đó. Chính sách này là tổng hòa của
chế độ xã hội, tôn giáo, nền văn hóa và ý chí của giai cấp thống trị, và được
thực thi bằng hành động.
Chính vì chính sách quốc gia về nhân quyền được tổng hợp từ nhiều yếu tố
như vậy, nên không phải các quốc gia phương Tây hay TBCN đều thống nhất
quan điểm về nhân quyền, tương tự với những quốc gia phương Đông hay
XHCN. Ví dụ: Mỹ từ chối phê chuẩn ICESCR – Bộ luật Nhân quyền của LHQ,
trong khi Pháp vẫn phê chuẩn.
Điều này cần lưu ý để tránh nhầm lẫn, đánh đồng giữa các gốc rễ căn bản
của nền nhận thức với việc thực thi cụ thể ở mỗi quốc gia.
b. Chính phủ mỗi quốc gia là Người đại diện, cũng như Người bảo đảm cho
việc thực thi nhân quyền
Như đã nói ở trên, bộ máy tuyên truyền, lập pháp, hành pháp, tư pháp của
Chính phủ - Nhà nước chính là người trực tiếp tác động và xây dựng đường lối
phát triển về nhân quyền. Việc thực thi này, cho dù bị ảnh hưởng bởi sức ép
của một vài quốc gia khác, nhưng về bản chất là sự tự định đoạt của mỗi quốc
gia, nhất là trong bố cục đa phương trên chính trường quốc tế hiện nay. Sự tự
chủ này ngày càng được củng cố, phát triển từ khi chế độ nô lệ - thực dân được
xóa bỏ, các dân tộc được giải phóng.
Nhân quyền của từng người dân ở mỗi quốc gia đều được các quốc gia đảm
bảo thực thi, tất nhiên là trong khuôn khổ chính sách. Sự thực thi này sẽ được
giám sát bởi các quốc gia khác, thông qua các báo cáo nhân quyền hàng năm
tại Liên Hợp Quốc.
Người dân, về một phương diện nào đó, có người đại diện và bảo đảm cho
quyền lợi của mình về nhân quyền.
4. Các tổ chức phi chính phủ - Tổ chức quốc tế về nhân quyền
Đây là nhân tố đóng vai trò ngày càng lớn trong việc phổ biến Nhân quyền,
cũng như gây sức ép lên các chính sách Nhân quyền ở mỗi quốc gia, nhất là từ
sau khi Chiến tranh lạnh kết thục, cục diện 2 cực tan rã và mỗi quốc gia trở nên
tự chủ độc lập hơn.
Các tổ chức nổi bật trong lĩnh vực này là Liên Hợp quốc, Tòa án Nhân
quyền Châu Âu, Tòa án Nhân quyền Châu Phi, Tổ chức Human Rights Watch.
Mỗi tổ chức này lại hoạt động và đóng vai trò nổi bật ở những lĩnh vực riêng,
tạo thành làn sóng nhân quyền quốc tế.
Các vai trò chính của các tổ chức này là:
- Giáo dục nhân quyền cho các quốc gia và người dân. (vai trò chính của
Liên Hợp Quốc)
- Giám sát, điều tra, tường thuật việc thực hiện nhân quyền trên thế giới (tổ
chức Human Rights Watch)
- Xử lý các vụ kiện liên quan đến nhân quyền (Các tòa án nhân quyền).
Tuy nhiên, các tổ chức này chịu ảnh hưởng bởi tư tưởng và sức ép chính trị
của một vài quốc gia lớn nên nhiều lúc trở thành con bài chính trị của các quốc
gia. Ví dụ: Tổ chức Human Rights Watch chịu ảnh hưởng lớn bởi chính quyền
Mỹ, nên thường xuyên tuyên truyền cho các quyền tự do dân chủ, cũng như chỉ
trích báo cáo nhân quyền của các quốc gia theo đường lối XHCN như Việt
Nam, Trung Quốc. Chính việc chịu ảnh hưởng bởi chính trị này đã khiến sức
thuyết phục của các tổ chức quốc tế giảm đi phần nào.
Một rào cản nữa cho quyền lực của các tổ chức nhân quyền quốc tế là chính
tính chất ‘quốc tế’ của nó. Cần phải nhấn mạnh lại: Nhân quyền là công việc
riêng của mỗi quốc gia, được đặt nền móng và giám sát bởi các giá trị quốc tế.
Do đó, không thể mong muốn một sự thống nhất hòan toàn về nhận thức cũng
như thực thi nhân quyền ở một tổ chức quốc tế. Ngòai ra, tính chất ‘quốc tế’
cũng đồng nghĩa với sự phức tạp trong hệ thống, cũng như không đảm bảo cho
quyền lực thực sự của tổ chức. Lấy ví dụ như Tòa án nhân quyền Châu Âu,
sau rất nhiều lần thay đổi hệ thống, cơ chế mới được như hiện nay. Tòa án
Nhân quyền Châu Phi tuy sao chép y nguyên hệ thống của Châu Âu, nhưng lại
không có quyền lực và tiếng nói thực sự.
5. Ý thức con người
Bản chất của nhân quyền là quyền cá nhân nên ý thức công dân, cá nhân
đóng một vai trò quan trọng trong việc hiểu biết cũng như thực thi nhân quyền.
Ý thức cá nhân bị ảnh hưởng lớn bởi các yếu tố nêu trên, cũng như trình độ
nhận thức của mình. Việc tôn trọng hay vi phạm nhân quyền cũng xuất phát từ
cá nhân. Các cá nhân này có thể gây ảnh hưởng lên cá nhân khác, hoặc ở mức
độ cao hơn là gây ảnh hưởng lên các nhóm cá nhân khác (các lãnh tụ tôn giáo,
chính trị). Xung đột về nhân quyền ở các quốc gia cũng xuất phát từ các nhóm
cá nhân này
Xét đến vấn đề này, ta cần chú ý đến bản chất về hành động của con người,
trong đó gồm có nhân thức và động cơ, mục đích. Các hành động của con
người đều được thực hiện vì mục đích nào đó, và xuất phát từ nền tảng nhận
thức.
Đối với những người có nhận thức tốt và muốn đóng góp cho xã hội, làm
xã hội phát triển tốt đẹp hơn, họ sẽ thực thi đầy đủ quyền của mình và tôn
trọng nhân quyền của người khác. Những người này chính là hạt nhân đảm bảo
về nhân quyền quan trọng trong mỗi xã hội. Nếu những người như vậy trở
thành lãnh đạo hoặc lãnh tụ, họ sẽ góp phần khiến người xung quanh nhận thức
rõ hơn và tôn trọng nhân quyền của chính mình.
Nhưng với những người có nhận thức sai lệch, hoặc có những mưu đồ
chính trị xấu, họ sẽ sử dụng nhân quyền như một chiêu bài để chống phá, phản
động. Cần phải hiểu rằng mâu thuẫn về nhân quyền giữa các quốc gia và hệ tư
tưởng là tất yếu và không thể tránh khỏi, chỉ có thể tìm một biện pháp dung
hòa tương đối (các đạo luật về Nhân quyền của LHQ), chứ không thể xóa bỏ
hoàn toàn. Nhưng nhân quyền cũng là một thực thể dễ bị tác động, cũng như
gây ảnh hưởng lớn, bởi nó liên quan trực tiếp tới quyền con người. Do đó, nếu
biết lợi dụng, Nhân quyền sẽ trở thành một chiêu bài chính trị quan trọng của
các tổ chức phản động. Tuy nhiên, những người bị lợi dụng sẽ không được
hưởng một tí lợi ích nào về nhân quyền, bởi họ mất sự bảo trợ của quốc gia họ
đang sống, ngược lại còn phá hoại lợi ích của đa số nhân dân.
Ví dụ ở Việt Nam, là một nước nổi cộm về vấn đề Nhân quyền, thường bị
Mỹ chỉ trích, bị các thế lực phản động dùng chiêu bài này để lôi kéo và lợi
dụng nhân dân. Có vụ việc như đất của Nhà thờ Thái Hà, mặc dù chính quyền
đã có bằng cớ chính xác cho vụ việc, cũng như có các phán quyết đền bù cho
nhà thờ, nhưng có thể nhận thấy ở rất nhiều trang web, cũng như tổ chức phản
động những bài viết rằng Việt Nam đang đàn áp tôn giáo, đàn áp Nhân quyền.
Ngay tại Hà Nội, rất nhiều lãnh tụ phản động dưới mác tôn giáo đã lôi kéo tín
đồ của mình đi biểu tình ở Hà Nội, và đã bị bắt. Điểm đặc biệt ở vụ việc này là
chính Đại sứ quán Mỹ và Vantican đã không có ý kiến, bình luận gì, vì những
tổ chức phản dộng đã sai lầm và đi quá xa trong vụ này.
Một điều khác đáng lưu ý là: không phải ai cũng nhận thức hết quyền của
mình, cũng không phải ai cũng sử dụng hết quyền của mình. Có những quyền
như tự do lập hội, chỉ có giai cấp trí thức biết sử dụng và vận dụng nó, những
người thuộc tầng lớp lao động hay nhân dân nhận thức kém hơn sẽ ít sử dụng
hơn. Hay quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận: tuy có một tên gọi giống nhau
nhưng từng quốc gia lại có cách hiểu khác nhau về quyền này, không thể áp đặt
nhận thức về tự do ngôn luận của Mỹ lên tự do ngôn luận của Việt Nam. Đặc
Nhận thức đúng + Động cơ tốt Thực thi đầy đủ quyền của mình
Tôn trọng nhân quyền ngýời khác
Nhận thức sai + Động cơ xấu Không tôn trọng nhân quyền ngýời khác
Sử dụng chiêu bài nhân quyền
để phá họai và phản động
biệt, cái gọi là tự do báo chí hay tự do ngôn luận đều chịu sự ảnh hưởng của
các cơ quan tuyên truyền, nằm trong tay giai cấp thống trị.
Mỗi con người, mỗi cá nhân có trách nhiệm hiểu và nhận thức rõ Nhân
quyền của chính mình, để có thể đóng góp tốt cho xã hội phát triển.
III. Kết luận
Ngày nay, hầu hết các quốc gia ở mọi khu vực trên thế giới, ở mọi trình độ
phát triển, đều khẳng định cam kết về nhân quyền.
Nhưng không phải lúc nào cũng đơn giản như vậy. Tiến bộ hay thiếu tiến bộ về
nhân quyền của một quốc gia mới trở thành một chủ đề quan hệ quốc tế trong
khoảng một nửa thế kỷ nay. Trước Chiến tranh Thế giới Thứ hai, phản ứng
trước những vụ tàn sát các nhóm thiểu số trong phạm vi một quốc gia chỉ được
thể hiện dưới hình thức các tuyên bố lịch sự là không ủng hộ. Thậm chí những
vụ vi phạm bớt trắng trợn hơn không được coi là chủ đề thích hợp để có thể đối
thoại ngoại giao.
Việc một chính phủ đối xử như thế nào với công dân trong phạm vi lãnh thổ
của họ được coi là vấn đề thuộc chủ quyền - nghĩa là quyền lực tối cao của
chính phủ đó đối với các vấn đề nội bộ. Trên thực tế, các nước khác và cộng
đồng quốc tế được cho là có nghĩa vụ pháp lý quốc tế không can thiệp vào các
vấn đề đó.
Nhân quyền là một vấn đề đã và đang gây tranh cãi, và dễ bị tác động bởi
nhiều yếu tố khác nhau. Bất kỳ sự thay đổi nào trong chính sách quốc gia, hay
nền văn hóa cũng ảnh hưởng tới nhận thức về nhân quyền. Nhân quyền là
quyền của mỗi cá nhân, do đó để bảo vệ cho quyền lợi của mình, trách nhiệm
của họ là hiểu cho đúng, và cho phù hợp với tình thế quốc gia của mình, không
để bị tác động và lợi dụng bởi các tổ chức tôn giáo chính trị khác.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- cac_yeu_to_anh_huong_nhan_quyen_9268.pdf