Đề tài Cài đặt chương trình quản lý điểm trường quốc học Huế

A.PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Cơ sở dữ liệu là một lĩnh vực phát triển rất mạnh trong giai đoạn hiện nay, các cơ sở dữ liệu ra đời giúp con người trong việc quản lý một lượng thông tin khổng lồ như Quản lý Bệnh Viện, Quản lý thư viện, Quản lý học sinh, Quản lý các cửa hàng Để từ đó con người có thể thống kê, tìm kiếm, truy xuất dữ liệu một cách nhanh chóng và chính xác. Một CSDL mạnh thì CSDL đó phải có đầy đủ các tính năng cần thiết, mặt khác CSDL đó phải tồn tại các ràng buộc toàn vẹn và xử lý để các truy xuất tác động lên Dữ Liệu không bị vi phạm. Đề tài “CÀI ĐẶT CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ ĐIỂM TRƯỜNG QUỐC HỌC HUẾ” Sẽ phản ảnh một phần của lĩnh vực này. 2. Mục đích nghiên cứu Xây dựng một chương trình để xử lý các truy vấn cần thiết trong một CSDL nhất định, đặc biệt chương trình còn có các ràng buộc toàn vẹn, các Trigger thực hiện các lệnh xử lý ràng buộc khi truy vấn dữ liệu. 3. Đối tượng nghiên cứu - Các phép xử lý ràng buộc toàn vẹn trong CSDL. - Các phép toán tối ưu khi truy vấn dữ liệu. - Chương trình cụ thể. 4. Phạm vi nghiên cứu - Nghiên cứu lý thuyết và cài đặt chương trình. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu - Đưa ra một chương trình hoàn chỉnh, chương trình chứa đầy đủ các ràng buộc toàn vẹn cơ sở dữ liệu. - Các câu lệnh truy vấn SQL trong chương trình phải tối ưu.

doc21 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2594 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Cài đặt chương trình quản lý điểm trường quốc học Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIỂU LUẬN MÔN CƠ SỞ DỮ LIỆU II Đề Tài: CÀI ĐẶT CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ ĐIỂM TRƯỜNG QUỐC HỌC HUẾ A.PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Cơ sở dữ liệu là một lĩnh vực phát triển rất mạnh trong giai đoạn hiện nay, các cơ sở dữ liệu ra đời giúp con người trong việc quản lý một lượng thông tin khổng lồ như Quản lý Bệnh Viện, Quản lý thư viện, Quản lý học sinh, Quản lý các cửa hàng… Để từ đó con người có thể thống kê, tìm kiếm, truy xuất dữ liệu một cách nhanh chóng và chính xác. Một CSDL mạnh thì CSDL đó phải có đầy đủ các tính năng cần thiết, mặt khác CSDL đó phải tồn tại các ràng buộc toàn vẹn và xử lý để các truy xuất tác động lên Dữ Liệu không bị vi phạm. Đề tài “CÀI ĐẶT CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ ĐIỂM TRƯỜNG QUỐC HỌC HUẾ” Sẽ phản ảnh một phần của lĩnh vực này. 2. Mục đích nghiên cứu Xây dựng một chương trình để xử lý các truy vấn cần thiết trong một CSDL nhất định, đặc biệt chương trình còn có các ràng buộc toàn vẹn, các Trigger thực hiện các lệnh xử lý ràng buộc khi truy vấn dữ liệu. 3. Đối tượng nghiên cứu - Các phép xử lý ràng buộc toàn vẹn trong CSDL. - Các phép toán tối ưu khi truy vấn dữ liệu. - Chương trình cụ thể. 4. Phạm vi nghiên cứu - Nghiên cứu lý thuyết và cài đặt chương trình. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu - Đưa ra một chương trình hoàn chỉnh, chương trình chứa đầy đủ các ràng buộc toàn vẹn cơ sở dữ liệu. - Các câu lệnh truy vấn SQL trong chương trình phải tối ưu. B. NỘI DUNG 1. Giới thiệu chương trình Chương trình “Quản Lý Điểm Học Sinh Trường Quốc Học Huế” được viết bằng ngôn ngữ Visual Basic.NET kết hợp với SQL Server 2000. Chương trình có các chức năng chính như sau: + Đăng nhập hệ thống + Kết nối dữ liệu với Server + Các phép toán Cập Nhật dữ liệu + Các phép toán Thống Kê + Các phép toán Tìm Kiếm thông tin + Các phép toán In Ấn dữ liệu 2. Cơ sở dữ liệu * Với chương trình quản lý điểm trường Quốc Học Huế, ta có cơ sở dữ liệu sau: HocSinh(MaHs, Hoten, Phai, Ngaysinh, Quequan, XepLoai, Malop); MonHoc(MaMh, TenMh, SoTrinh); Lop(Malop, TenLop, GVChuNhiem, SoHs, MaHs); GVBoMon(MaGV, TenGV, Diachi, SDT, MaMh); Diem(MaHs, MaMh, DiemThi, Lanthi,HOCKY); Tương ứng với chương trình ta có các tác nhân tác động tới hệ thống như: “Học Sinh”, “Giáo Vụ” , “Hiệu Trưởng”. Ta có sơ đồ mô tả Use Case sau: * Tương ứng với mỗi tác nhân ta có các trường hợp sử dụng như: Với gói “giáo vụ” ta có: Với gói “Giáo Vụ - Hiệu Trưởng” Ta có: * Tương ứng với cơ sở dữ liệu, ta có mô tả sơ đồ lớp sau: * Ta có biểu đồ tuần tự mô tả tra cứu điểm của học sinh: * Ta có biểu đồ mô tả việc cập nhật thông tin học sinh như sau: 3. Hướng dẫn sử dụng chương trình Trước khi sử dụng chương trình phải “Add” đầy đủ hai file dữ liệu có tên: “QLDQHH_Data.MDF” và “QLDQHH_Log.LDF” vào cơ sở dữ liệu SQL Server, Mở SQL Server Enterprise\Microsoft sql server\Sql server Group\Local\Right click mose\All tasks\ Attach Databases\Tìm tới 2file trên. * Truy cập cơ sở dữ liệu với: Usename: HAINHAT Password: 200687 4. Chương Trình Chính Khi bắt đầu khởi động chương trình, ta có giao diện như sau: Chương trình yêu cầu đăng nhập vào hệ thống, nếu đăng nhập không thành công thì chương trình sẽ phân quyền cho người sử dụng chỉ thực hiện được chức năng “Tìm Kiếm Thông Tin” của chương trình. Người sử dụng có thể đăng nhập lại vào hệ thống qua “Botton” “Đăng Nhập” của hệ thống. Nếu người sử dụng đăng nhập thành công với “Username” và “password” thì chương trình có giao diện như sau: Khi đó người sử dụng sẽ sử dụng được hết các chức năng như “Thống Kê”, “Cập Nhật”, “Tìm Kiếm” …của chương trình. Khi người dùng đăng nhập thành công thì có thể kết nối với server qua botton “Kết Nối Server” để lấy dữ liệu từ máy chủ. Với chức năng kết nối Server, người sử dụng có thể kết nối với Server thông qua 3 hình thức kết nối. + Kết nối Server cài trên máy người sử dụng. Với Phần “Cập Nhật Dữ Liệu”, khi người dùng “checked” vào “RadioButton” Cập Nhật Dữ Liệu và nhấn Botton “Thực Hiện” thì ta có giao diện của phần Cập Nhật như sau: Với phần cập nhật, chương trình có năm chức năng cập nhật chính, tương ứng cập nhật dữ liệu cho 5 Table : “HocSinh, Lop, MonHoc, GiaoVien, Diem”. Tương ứng cập nhật cho mỗi bảng ta có giao diện sau: Với phần cập nhật, chương trình có các tác nhân như, “Thêm”, “Sửa”, “Xóa”, “Lưu Vào Server”… Với tác nhân “Thêm” Ta có giao diện mới: Khi đó chương trình sẽ yêu cầu người sử dụng nhập các thông tin cần thiết để bổ sung dữ liệu như “Mã Hs”, “Họ Tên”, “Ngày Sinh”… Với ví dụ “Thêm” ta có ràng buộc của học sinh là, mỗi học sinh phải học ở một lớp nhất định, tức “Malop” của học sinh đó phải thuộc vào danh sách “Lớp”. Do vậy mã lớp ở chương trình chỉ có thể chọn ở mục “ComboBox” mã lớp tương ứng với lớp nhất định. Khi nhập đầy đủ thông tin cho học sinh, với “MaHs” không được rỗng, người sử dụng “Thêm” học sinh đó vào một DataGridView để chờ Lưu vào Server, khi nhấn nút “Lưu” Thì toàn bộ cơ sở dữ liệu trên DataGridView sẽ được đưa vào lưu ở Server. Khi Cơ sở dữ liệu được cập nhật vào Server thì có một Trigger sẽ tự động thực hiện việc Cập nhật “Số Học Sinh” ở bảng “Lớp” tương ứng với “MaLop” của Lớp đó. Code: Tương tự các tác nhân khác, tác nhân “Sửa” thì chương trình chỉ cho phép sửa trên những trường không bị vi phạm. khi đó giao diện sẽ như sau: Sử dụng chức năng sửa ta được: Khi người sử dụng chỉnh sửa xong dữ liệu, nhấn nút “Lưu vào Server” thì chương trình sẽ cập nhật dữ liệu trở lại Server và sử dụng chức năng “Readonly” trên “DataGridView”. Code: Với chức năng Thống Kê của chương trình ta có giao diện sau: Với chức năng thống kê số lượng học sinh giỏi, ta có giao diện: Chức năng này sẽ thống kê danh sách và số lượng học sinh giỏi theo từng khối học, người sử dụng chọn “Khối” ở Combobox và “Thực Hiện”. Với chức năng Thống kê điểm học sinh ta có giao diện sau: Với mỗi chức năng thống kê, người sử dụng checked ở phần Radiobotton, chọn đối tựng thống kê với Combobox và “Thực Hiện”. Mặt khác chương trình có thể “Xuất” kết quả thống kê sang Excel thông qua Combobox “Print” để người dùng tính toán một cách thuận tiện hơn. Ví dụ thống kê điểm theo lớp học, với lớp học là 12TI, ta có kết quả: Thống kê điểm học sinh theo môn học, ví dụ môn học DL10 ta có kết quả: Thống kê điểm theo lần thi, ví dụ thống kê điểm những học sinh thi lần 2 ta có kết quả: Thống kê điểm tất cả học sinh ở học kỳ I ta có: Với chức năng Tìm Kiếm Thông tin, ta có giao diện: Với chức năng này người sử dụng có thể tìm kiếm thông tin qua các chức năng như: + Tra cứu điểm thi theo mã học sinh + Tìm kiếm thông tin học sinh thông qua tên có dấu. Ví dụ tra cứu điểm thi với mã học sinh “TI001” ta có kết quả: Với chức năng Tìm kiếm thông tin học sinh qua tên, ta có giao diện: Với chức năng in ấn dữ liệu, ta có một số chức năng sau: Ngoài ra, chương trình còn có phần “Hướng dẫn sử dụng” bằng phím nóng, người sử dụng nhấn “F1” để thực hiện. Và các chức năng khác như cập nhật ngày, giờ hệ thống… C. Kết Luận * Những phần đã làm được - Đã xây dựng hoàn chỉnh chương trình. - Chương trình có khá đầy đủ các chức năng. - Ngoài ra chương trình đã xử lý tốt các phần về ràng buộc cơ sở dữ liệu, có các “Trigger” tự động xử lý. - Chương trình có điểm mới và hay là đã xuất được kết quả thống kê sang Excel để người sử dụng in ấn và tính toán một cách thuận tiện hơn. * Hạn chế - Chương trình hiện chưa có phần bảo trì hệ thống. - Chưa mã hóa được cơ sở dữ liệu. * Hướng nghiên cứu - Chương trình có thể được phát triển thành một phần mềm hoàn chỉnh để đưa vào thực tế quản lý điểm ở trường Quốc Học Huế. * Tài liệu tham khảo

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCài đặt chương trình quản lý điểm trường quốc học Huế.doc