Khi thực tập tại công ty cổ phần Vinatex Đà Nẵng tôi đã học hỏi được rất nhiều về
kiến thức thực tế, và có cơ hội đối chiếu những kiến thức học ở giảng đường đại học
với thực tế trong kinh doanh tại công ty. Ngoài ra tôi đã tìm hiểu nghiên cứu nhiều
thông tin về công ty cổ phần Vinatex, tình hình kinh doanh hiện tại và về thực trạng
quy trình hoạch định ngân sách của Vinatex. Quan trọng nhất là sau thời gian thực
tập tôi đã hoàn thiện được đề tài mang tên: “Cải thiện phương pháp hoạch định
ngân sách tại công ty cổ phần Vinatex Đà Nẵng”. Để hoàn thiện đề tài này tôi
phải cảm ơn đến sự giúp đỡ của:
Ban lãnh đạo công ty cổ phần Vinatex đã cho phép và tạo nhiều điều kiện thuận lợi
để tôi hoàn thành tốt khóa thực tập tại công ty.
Các anh chị phòng kinh doanh và phòng tài chính kế toán đã cung cấp những thông
tin, số liệu về công ty và nhiều chỉ dẫn cụ thể khác cần thiết cho để tài của tôi
Giáo viên hướng dẫn - TS.Nguyễn Thanh Liêm về góp ý lựa chọn đề tài, cung cấp
tài liệu tham khảo, hướng dẫn hoàn thiện đề tài. Và tôi cũng rất cảm ơn toàn thể
giáo viên khoa Quản Trị Kinh Doanh đã giảng dạy tôi 4 năm với nhiều kiến thức
nền tảng giúp tôi đủ tự tin và hiểu biết để viết chuyên đề này.
Cuối cùng tôi cảm ơn tất cả các bạn trong nhóm thực tập, gia đình tôi đã có nhiều
trợ giúp về vật chất và tinh thần trong suốt thời gian thực tập.
Tôi xin chân thành cảm ơn tất cả!
Đà Nẵng, ngày tháng năm 2009
Tác giả
Thái Thi Hồng Linh - Sinh viên 31k2.3
MỤC LỤC
GVHD: TS Nguyễn Thanh Liêm
LỜI CẢM ƠN 1
MỤC LỤC 2
MỤC LỤC BẢNG BIỂU 7
MỤC LỤC HÌNH VẼ .8
MỞ ĐẦU 9
Phần A: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠCH ĐỊNH NGÂN SÁCH .11
I. Kiến thức chung về hoạch định ngân sách 11
I.1. Một số định nghĩa cơ bản .11
I.1.1. Ngân sách là gì? .11
I.1.2. Hoạch định ngân sách là gì? 11
I.2. Vai trò và tầm quan trọng của hoạch định ngân sách trong kinh doanh. 12
I.2.1. Tầm quan trọng của ngân sách 12
I.2.2. Mục đích của ngân sách .12
I.3. Hoạch định ngân sách với chiến lược và chiến thuật kinh doanh. 13
I.4. Ngân sách tổng thể 14
I.5. Các phương pháp hoạch định ngân sách. 16
I.5.1. Phương pháp hoạch định ngân sách từ trên xuống 16
I.5.1.1. Phân tích các thông số quá khứ 16
I.5.1.2. Lập dự toán báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh .17
I.5.1.3. Lập dự toán bảng cân đối kế toán .18
I.5.2. Phương pháp hoạch định ngân sách từ dưới lên 19
I.5.2.1. Quản lý và phối hợp trong quy trình lập kế hoạch .20
I.5.2.2. Thu thập thông tin lập ngân sách 20
I.5.2.3. Xây dựng các ngân sách hoạt động 20
I.5.2.3.1. Ngân sách bán hàng .20
I.5.2.3.2. Ngân sách sản xuất 22
I.5.2.3.3. Các ngân sách hoạt động khác .24
I.5.2.4. Xây dựng các ngân sách tài chính 25
I.5.2.4.1. Ngân sách ngân quỹ .25
I.5.2.4.2 Dự toán báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 30
I.5.2.4.3. Dự toán báo cáo nguồn và sử dụng 31
I.5.2.4.4. Lập dự toán bảng cân đối kế toán 32
I.6. Đánh giá phương pháp hoạch định ngân sách .33
I.7. Quy trình hoạch định ngân sách. 35
II. Chuẩn bị cho hoạch định ngân sách .36
II.1 Tìm hiểu về mục tiêu của tổ chức .36
II.1.1. Đánh giá kinh doanh .36
II.1.2. Lập kế hoạch cho tương lai 37
II.1.3. Quyết định mục tiêu doanh nghiệp .37
II.1.4. Xác định mục tiêu tài chính 37
II.2 Chuẩn hoá hoạch định ngân sách .37
II.2.1. Tạo ra biểu mẫu 37
II.2.2. Biên soạn sổ tay 38
II.2.3. Thành lập uỷ ban 38
II.3. Các loại ngân sách cần lập .39
III. Soạn thảo ngân sách .39
III.1. Thu thập thông tin để hoạch định ngân sách 39
III.1.1. Dự đoán doanh thu 39
III.1.2. Dự đoán các biến số khác .40
III.2. Lập các ngân sách 41
III.3. Hoàn thiện ngân sách 41
IV. Giám sát ngân sách .41
IV.1. Phân tích những khác biệt giữa kết quả thực tế và kế hoạch ngân sách 41
IV.2. Giám sát những sai lệch, phân tích các lỗi, kiểm soát các biến cố .42
IV.3. Thực hiện các điều chỉnh và rút ra kinh nghiệm 43
KẾT LUẬN PHẦN A 45
PHẦN B: THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TY VÀ TÌNH HÌNH HOẠCH ĐỊNH
NGÂN SÁCH TẠI VINATEX ĐÀ NẴNG 46
I. Giới thiệu về công ty cổ phần Vinatex Đà Nẵng 46
I.1. Quá trình hình thành và phát triển 46
I.2. Hệ thống tổ chức của công ty Vinatex Đà Nẵng 48
I.2.1. Quy mô tổ chức 48
I.2.1.1. Nhân sự .48
I.2.1.2. Cơ cấu các bộ phận: .48
I.2.2. Công nghệ tổ chức .49
I.2.3. Thiết kế tổ chức .51
I.2.3.1. Sơ đồ tổ chức 51
I.2.3.2. Chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban: .51
I.2.3.3. Phân tích cơ cấu tổ chức .54
I.2.4. Mối quan hệ với khách hàng và nhà cung cấp .54
I.2.4.1. Mối quan hệ với khách hàng 54
I.2.4.2 Mối quan hệ với nhà cung cấp .55
I.2.5. Mục tiêu và chiến lược kinh doanh của tổ chức 55
I.3. Khái quát về tình hình kinh doanh của công ty .58
I.3.1. Thị trường xuất nhập khẩu .58
I.3.1.1. Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu .58
I.3.1.2. Cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu của công ty .59
I.3.1.3 Cơ cấu thị trường xuất khẩu của công ty .59
I.3.2. Tình hình sản xuât và kinh doanh 60
I.3.3. Phân tích tình hình tài chính năm 2008 .62
I.3.3.1. Thông số khả năng thanh toán 63
I.3.3.2. Các thông số nợ 65
I.3.3.3. Các thông số khả năng sinh lợi .65
I.3.3.4. Phân tich báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh điều chỉnh .67
II. Thực trạng về tình hình hoạch định ngân sách .68
II.1. Tầm quan trọng của hoạch định ngân sách đối với Vinatex Đà Nẵng 68
II.2. Trách nhiệm hoạch định ngân sách 69
II.3. Quy trình hoạch định ngân sách 69
II.3.1. Thu thập thông tin: .70
II.3.1.1. Dự báo doanh số: .70
II.3.1.3. Thông tin chi phí: 72
II.3.2. Lập kế hoạch ngân sách 72
II.4. Phương pháp hoạch định ngân sách hiện tại 75
II.5. Hiệu quả hạch định ngân sách trong những năm trước .75
II.6. Những vấn đề trong hoạch định ngân sách của Vinatex cần phải loại bỏ.76
KẾT LUẬN PHẦN B 78
PHẦN C: ĐỀ XUẤT QUY TRÌNH HOẠCH ĐỊNH NGÂN SÁCH MỚI .80
I. Phương hướng giải quyết các vấn đề .80
II. Giải pháp xây dựng quy trình hoạch định ngân sách bằng phương pháp từ
dưới lên .81
II.1. Lý do và tầm quan trọng của giải pháp 81
II.1.1. Lý do .81
II.1.2. Tầm quan trọng của giải pháp 82
II.2. Mô tả giải pháp 82
II.3. Nội dung giải pháp 82
II.3.1. Bước I: Chuẩn bị cho hoạch định ngân sách 83
II.3.1.1. Làm rõ mục tiêu của tổ chức .83
II.3.1.1.1 Đánh giá tình hình kinh doanh hiện tại .83
II.3.1.1.2. Xác định chiến lược kinh doanh .87
II.3.1.1.3. Xác định mục tiêu kinh doanh 89
II.3.1.1.4. Xác định mục tiêu tài chính 89
II.3.1.2. Chuẩn hoá hoạch định ngân sách 90
II.3.1.2.1. Thành lập uỷ ban hoạch định ngân sách .90
II.3.1.2.2. Lập sổ tay hoạch định ngân sách 90
II.3.1.2.3. Chuẩn hóa các biểu mẫu thu thập thông tin .91
II.3.1.2.4. Chuẩn hóa quy trình hoạch định ngân sách 92
II.3.1.3. Đánh giá hệ thống 94
II.3.2. Bước II:Soạn thảo ngân sách 94
II.3.2.1. Thu thập thông tin để hoạch định ngân sách .94
II.3.2.1.1. Xác định các hoạt động lập ngân sách .94
II.3.2.1.2. Xác định chi phí các hoạt động 95
II.3.2.1.3. Dự đoán doanh thu .96
II.3.2.2. Lập các ngân sách hoạt động .98
II.3.2.2.1. Lập ngân sách doanh thu 100
II.3.2.2.2. Ngân sách sản xuất 100
II.3.2.2.3. Ngân sách chi phí bán hàng .104
II.3.2.2.4. Lập ngân sách quản lý 104
II.3.2.2.4. Lập các ngân sách hoạt động khác .105
II.3.2.3. Lập ngân sách tài chính .105
II.3.2.3.1. Lập ngân sách ngân quỹ .105
II.3.2.3.2. Dự toán báo cáo kếtquả hoạt động kinh doanh 107
II.3.2.3.3. Lập dự toán bảng cân đối kế toán .108
II.3.2.4 Hoàn thiện ngân sách 110
II.3.3. Bước III: Giám sát ngân sách .110
II.3.3.1. Phân tích những khác biệt giữa kết quả thực tế và kế hoạch ngân sách .110
II.3.3.2. Thực hiện các điều chỉnh và rút ra kinh nghiệm .110
II.4. Lưu ý khi thực hiện giải pháp 111
KẾT LUẬN PHẦN C 113
Tài liệu tham khảo 115
PHỤ LỤC .116
CHÚ THÍCH : TÀI LIỆU GỒM FILE PDF + FILE WORD
136 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2812 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Cải thiện phương pháp hoạch định ngân sách tại công ty cổ phần Vinatex Đà Nẵng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vào chức năng sản xuất với nhiều chính sách nâng
cao năng xuất, công xuất, chất lượng, tiết kiệm chi phí cho bộ phận sản xuất. Điển hình
công ty hiện tại có 4 cơ sở sản xuất: 2 cơ sở ở Đà Nẵng, 2 cơ sở ở Dung Quất – Quảng
Ngãi và Phù Mỹ - Bình Định, nhằm đạt được hiệu quả kịnh tế theo địa điểm. Ngoài ra
công ty có bộ phận QA kiểm tra chất lượng sản phẩm toàn diện từ đầu vào, sản xuất
đến đầu ra, hiệu quả và khoa học hơn hệ thống kiểm tra lỗi đầu ra KCS mà nhiều công
ty hiệ tại đang sử dụng.
Chiến lược kinh doanh (theo giáo trình quản trị chiến lược của đại học kinh tế Đà Nẵng)
SVTH: Thái Thị Hồng Linh
Trang 87
Lớp : 31K02.3
GVHD: TS Nguyễn Thanh Liêm
Chiến lược kinh doanh có 4 loại chiến lược chủ yếu đó là: chiến lược tạo sự khác biệt,
chiến dẫn đạo chi phí, chiến lược tập trung, và chiến lược kết hợp giữa chi phí thấp và
tạo sự khác biệt. Hiện tại công ty đang theo đuổi chiến lược nào
Chiến lược tạo sự khác biệt là để đạt được lợi thế cạnh tranh của công ty bằng cách
tạo ra các sản phẩm (hàng hoá hay dịch vụ) mà được khách hàng nhận thấy là độc đáo
về một vài đặc tính quan trọng. Sự khác biệt hóa về sản phẩm có thể đạt được bằng ba
cách: chất lượng, sự cải tiến và đáp ứng khách hàng.
Chiến lược dẫn đạo chi phí là tổng thể các hành động nhằm cung cấp các sản phẩm
hay dịch vụ có các đặc tính được khách hàng chấp nhận với chi phí thấp nhất trong mối
quan hệ với tất cả các đối thủ cạnh tranh.1 Nói cách khác, chiến lược dẫn đạo chi phí
dựa trên khả năng của doanh nghiệp cung cấp sản phẩm hay dịch vụ với mức chi phí
thấp hơn đối thủ cạnh tranh.
Chiến lược tập trung là chiến lược cạnh tranh chung thứ ba. Sự khác biệt chủ yếu với
hai chiến lược trên là nó hướng trực tiếp vào phục vụ nhu cầu của nhóm hay phân đoạn
khách hàng hạn chế. Một chiến lược tập trung sẽ hướng vào khe hở thị trường cụ thể
mà có thể xác định về phương diện địa lý, loại khách hàng, hay bởi phân đoạn của
tuyến sản phẩm.
Hiện tại công ty đang theo đuổi chiến lược chi phí thấp kết hợp với chiến lược tạo sự
khác biệt dựa trên chất lượng sản phẩm. Thị trường chính của công ty là Mỹ, một thị
trường khó tính đòi hỏi cao về các tiêu chuẩn chất lượng. Thêm vào đó sản phẩm dệt
may Việt Nam có lợi thế cạnh tranh trên thị trường thế giới chủ yếu nhờ giá rẽ. Để đáp
ứng hai yêu cầu của thị trường này thì việc công ty theo đuổi chiến lược chi phí thấp
kêt hợp với chiến lược tạo sự khác biệt là tất yếu.
Chiến lược công ty
Hiện tại Vinatex đang có chiến lược tập trung vào một lĩnh vực kinh doanh đơn lẻ đó là
sản xuất và gia công xuât khẩu hàng dệt may.
Công ty đang có các chính sách duy trì các mối quan hệ lâu dài với nhà cung cấp và
khách hàng nhăm tạo ra tính ổn định trong kinh doanh của công ty.
SVTH: Thái Thị Hồng Linh
Trang 88
Lớp : 31K02.3
GVHD: TS Nguyễn Thanh Liêm
II.3.1.1.3. Xác định mục tiêu kinh doanh
Xác định mục tiêu kinh doanh là xác định các mục tiêu trung hạn trong giai đoạn kinh
doanh hiện tại của công ty, đây là các mục tiêu nhất thiết phải đạt được để tiến đến mục
tiêu chung của tổ chức.
Các mục tiêu cần xác định gồm có:
- Mục tiêu vê thị trường: mục tiêu về thị phần kinh doanh, mục tiêu mở rộng thị phần,
mục tiêu thâm nhập thị trường mới, …
- Mục tiêu sản suất: mục tiêu về công xuất, mục tiêu về chi phí NVL và chi phí nhân
công..
- Mục tiêu bán hàng: mục tiêu về doanh thu, mục tiêu về chi phí bán hàng…
II.3.1.1.4. Xác định mục tiêu tài chính
Hoạch định tài chính là công tác lập và giám sát các kế hoạch ngân sách nhằm hỗ trợ
hướng dẫn việc đạt được các mục tiêu ngắn hạn của tổ chức. Các mục tiêu ngắn hạn
này chính là các mục tiêu tài chính. Đây là cấp độ nhỏ nhất của các loại mục tiêu của tổ
chức, thường là mục tiêu hàng năm.
Mỗi công ty đều có một chiến lựợc để đạt được các mục tiêu của tổ chức. Mục tiêu cao
nhất của công ty là viễn cảnh, thấp hơn là sứ mệnh, kế đến là các mục tiêu kinh doanh
trung hạn, và thấp nhất là các mục tiêu tài chính hàng năm. Tất cả các mục tiêu đều
thống nhất với nhau, các mục tiêu nhỏ hơn là các bước nhỏ để tiến đến mục tiêu lớn
hơn.
Do vậy, dùng mục tiêu tài chính hàng năm để lập kế hoạch ngân sách đảm bảo được
gắn kết giữa ngân sách và chiến lược kinh doanh của công ty. Và mục tiêu tài chính
mỗi năm có sự khác nhau, sự khác nhau đó do tác động bởi các yếu tố bên trong và môi
trường bên ngoài của tổ chức. Vì vậy hằng năm ta phải tiến hành thu thập thông tin để
thiết lập mục tiêu tài chính trong năm. Đây là một phần trong tiến trình thu thập thông
tin hoạch định ngân sách.
SVTH: Thái Thị Hồng Linh
Trang 89
Lớp : 31K02.3
GVHD: TS Nguyễn Thanh Liêm
II.3.1.2. Chuẩn hoá hoạch định ngân sách
II.3.1.2.1. Thành lập uỷ ban hoạch định ngân sách
Mỗi tổ chức phải có một người chịu trách nhiệm trong việc định hướng và kết hợp toàn
bộ hoạt động lập ngân sách. Nhà quản lý ngân sách này thường là kế toán trưởng hoặc
là người chuyên báo cáo cho kế toán trưởng. Nhà quản lý ngân sách, làm việc dưới sự
quản lý của ủy ban ngân sách. Ủy ban ngân sách có trách nhiệm xem lại ngân sách, đưa
ra các định hướng về chính sách, các mục tiêu ngân sách và giám sát hiệu quả thực tế
của tổ chức. Ủy ban ngân sách cũng có trách nhiệm đảm bảo cho ngân sách được kết
nối với kế hoạch chiến lược của tổ chức. Giám đốc sẽ lựa chọn các thành viên của ủy
ban và họ thường là giám đốc, phó giám đốc tài chính, kế toán trưởng.
Nhằm tạo sự thống nhất trong quá trình hoạch định ngân sách, trước tiên công ty phải
Thành lập uỷ ban hoạch định ngân sách. Mỗi thành viên trong ủy ban đóng một vai trò
nhất đinh trong công tác hoạch định, tất cả họ ngôi gần nhau họp bàn tạo ra sự thống
nhất trong quá trình hoạch định ngân sách. Uỷ ban này bao gồm:
Những thành viên của uỷ ban hoạch định ngân sách gồm có:
- Giám đốc làm chủ tịch ủy ban.
- Hai phó giám đốc phụ trách sản xuất.
- Kế toán trưởng, và lãnh đạo của tất cả các phòng ban tại trụ sở chính.
Kế toán là cố vấn kỹ thuật của uỷ ban là người chịu trách nhiệm trong việc định hướng
và kết hợp toàn bộ hoạt động lập ngân sách, chủ tịch điều khiển và dự đoán, trưởng
phòng thay mặt cho bộ phận của mình.
II.3.1.2.2. Lập sổ tay hoạch định ngân sách
Sổ tay là một cuốn sổ lưu trữ toàn bộ các tài liệu được sử dụng và các hướng dẫn cụ thể
trong quá trình lập ngân sách. Sổ tay này được lập ra khi việc hoạch định ngân sách bắt
đầu và các tài liệu và hướng dẫn được cập nhật thường xuyên trong xuốt quá trình.
Tác dụng của sổ tay này là tạo sự chuẩn hoá thống nhất trong hoạt động hoạch định
ngân sách, bởi trong toàn bộ quá trình chỉ có môt sổ tay duy nhất và có thể được cất
giữ bởi người trực tiếp chịu trách nhiệm lập các ngân sách.
SVTH: Thái Thị Hồng Linh
Trang 90
Lớp : 31K02.3
GVHD: TS Nguyễn Thanh Liêm
Một sổ tay ngân sách hiệu quả cần bao gồm những thứ sau:
+ Lời giới thiệu về tầm quan trọng của dự thảo ngân sách.
+ Khung thời gian cho thấy thời gian ngân sách chính sẽ được chuẩn bị từ tất cả những
ngân sách khác.
+ Những hướng dẫn về những giả định chủ yếu để nhà quản lý đưa ra trong ngân sách.
Với những vấn đề bên ngoài:
Thể hiện những giả định tiêu chuẩn về những vấn đề bên ngoài ảnh hưởng đến
sự chuẩn bị ngân sách như dự đoán tỷ lệ tăng trưởng thị phần, doanh số.
Đưa ra ước tính của tổ chức về giá cả thị trường có khả năng diễn ra.
Chỉ ra những mục phi thương mại như : thuế, tỷ giá, lãi suất và tỷ lệ lạm phát.
Với những vấn đề nội bộ
Cung cấp những chi tiết dự đoán về những vấn đề nội bộ ảnh hưởng đến ngân
sách.
Trình bày những vấn đề cơ cấu, như những thay đổi về số nhân viên và thanh
toán lương.
Đưa ra những tiêu chuẩn thống nhất để làm việc với khách hàng và những nhà
cung cấp.
+ Các biểu mẫu cần điền, kể cả những giải thích về quá trình biên doạn chúng.
+ Một sơ đồ tổ chức với tên của những người chịu trách nhiệm về từng ngân sách.
+ Mã số tài khoản của bộ phận và những người liên hệ khi cần giúp sỡ về những vấn để
hoạch định ngân sách.
Một sổ tay ngân sách chỉ cần vài trang giấy, liệt kê những dữ kiện quan trọng để đảm
bảo rằng những người thực hiện thống nhất được những con số cơ bản.
II.3.1.2.3. Chuẩn hóa các biểu mẫu thu thập thông tin
Để thu thập thông tin ta cần có các biểu mẫu để ghi lại các số liệu thu thập được, thông
tin trên biểu mẫu là kết quả của toàn bộ quá trình thu thập thông tin và những thông tin
này sẽ phục vụ cho việc hoạch định. Để thuận tiện cho thu thập thông tin và sử dụng
SVTH: Thái Thị Hồng Linh
Trang 91
Lớp : 31K02.3
GVHD: TS Nguyễn Thanh Liêm
thông tin ta cần thiết kế các mẫu thu thập thông tin chuẩn hóa để tránh tính trạng các
thông tin thu thập được không ăn khớp, thiếu thông tin và mỗi nguời sẽ thu thập thông
tin theo những kiểu khác nhau.
II.3.1.2.4. Chuẩn hóa quy trình hoạch định ngân sách
Để tạo sự chuẩn hóa cần lập ra một quy trình để tất cả cùng tuân thủ.
Lưu ý tất cả các tài liệu liên quan đến quá trình lập ngân sách đều phải lưu vào sổ tay
hạch định ngân sách. Việc lưu này nhằm: tạo sự thống nhất các tài liệu và làm cơ sở
đối chiếu trong quá trình lập ngân sách, và sổ tay này sẽ là tài liệu quan trọng cho lần
lập ngân sách tiếp theo trong năm tới.
Quy trình hoạch định ngân sách chuẩn hóa được thực hiện qua ba bước: chuẩn bị hoạch
định, soạn thảo ngân sách và giám sát ngân sách. Thể hiện theo sơ đồ sau:
SVTH: Thái Thị Hồng Linh
Trang 92
Lớp : 31K02.3
GVHD: TS Nguyễn Thanh Liêm
HìnhC.3 :Quy trình hoạch định ngân sách chi tiêt
Lập ủy ban hoạch định
ngân sách
Họp ủy ban HĐNS lần I
- Bao gồm những ai?
- Quyền hạn và trách nhiệm của mỗi người.
- Lập sổ tay hoạch định ngân sách
- Nêu lý do hoạch định ngân sách
- Phổ biến kiến thức cơ bản về hoạch định ngân sách
- Phân chia QHạn&TNhiệm mỗi thành viên
- Phổ biến công việc tiếp theo & nội dung họp lần II
- Đánh giá thực trạng kinh doanh
- Xác định chiến lươc & mục tiêu năm tới
- Nộp tất cả kết quả đánh giá cho nhân viên kế toán
- Lập báo cáo tổng hợp (đánh giá chênh lệch thực
trạng&mục tiêu) gởi đến các thành viên trong ủy ban
- Trình bày báo cáo tổng hợp&đánh giá chênh lệch
- Đánh giá tính khả thi & điều chỉnh mục tiêu
- Cách thức thực hiện mục tiêu
- NV kế toán đề xuất ngân sách tổng thể và mẫu Nsách
- Phổ biến công việc tiếp theo & nội dung họp lần III
- Dự báo doanh thu
- Xác định các hoạt động cần lập ngân sách
- Thu thập thông tin chi phí cho tất cả các hoạt động
- Nộp tất cả thông tin cho nhân viên kế toán
- Đối chiếu thông tin với ghi chép kế toán & mục tiêu
- NV kế toán phản hồi thiếu xót
- Lập báo cáo tổng hợp gởi đến các thành viên
- Trình bày báo cáo tổng hợp
- Đánh giá các thông tin đã thu thập
- Điều chỉnh thông tin lần cuối
- Điều chỉnh ngân sách tổng thể và mẫu ngân sách
- Phổ biến công việc tiếp theo & nội dung họp lần IV
- NV kế toán lập ngân sách hoạt động theo thông tin đã có
- Các thành viên ủy ban hổ trợ NV kế toán
- NV kế toán gởi ngân sách đã lập đến các thành viên
- Thảo luận về ngân sách hoạt động đã lập
- Điều chỉnh ngân sách hoạt động
- Phổ biến công việc tiếp theo & nội dung họp lần V
- NV kế toán lập ngân sách tài chính
- Các thành viên ủy ban hổ trợ NV kế toán
- NV kế toán gởi ngân sách đã lập đến các thành viên
- Thảo luận về ngân sách tài chính đã lập
- Tiến hành điều chỉnh ngân sách tài chính
- Hoàn thiện toàn bộ ngân sách tổng thể
- Lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh sau mỗi quý
- Đánh giá chênh lệch so với kế hoạch
- Tiến hành điều chỉnh và rút kinh nghiệm
CHUẨN
BỊ
Làm rõ mục tiêu
Họp ủy ban HĐNS lần
II
Thu thập thông tin lập
ngân sách
Họp ủy ban HĐNS lần
III
VIẾT
Lập ngân sách hoạt
động
Họp ủy ban HĐNS lần
IV
Lập ngân sách tài chính
Họp ủy ban HĐNS lần
V
GIÁM SÁT
Giám sát ngân sách
SVTH: Thái Thị Hồng Linh
Trang 93
Lớp : 31K02.3
GVHD: TS Nguyễn Thanh Liêm
II.3.1.3. Đánh giá hệ thống
Khi thực hiện xong tất cả mọi sự chuẩn bị cho ngân sách, bạn đã sẵn sàng bắt đầu lập
ngân sách và phác thảo số liệu. Trước khi làm như vậy, hãy đánh giá lại hệ thống một
lần nữa để đảm bảo rằng ngân sách của bạn sẽ cung cấp thông tin chính xác và phù
hợp.
II.3.2. Bước II:Soạn thảo ngân sách
Thu thập
thông tin
Lập ngân sách
hoạt động
Lập ngân sách
tài chính
Hoàn thiện
ngân sách
Hình C.4 Viết ngân sách
II.3.2.1. Thu thập thông tin để hoạch định ngân sách
II.3.2.1.1. Xác định các hoạt động lập ngân sách
Để có thể tạo nên một ngân sách tổng thể thực tế và chính xác ta cần lập đầy đủ mọi
ngân sách hoạt động của công ty, và các ngân sách hoạt động này phải phản ánh toàn
bộ các chi phí trong công ty. Mỗi công ty có một hệ thống hoạt động và có cấu chi phí
không giống nhau. Do vậy ta phải xác định đầy đủ các hoạt động hiện tại và dự kiến
trong tương lai tại Vinatex và tất cả chi phí cần thiết cho các hoạt động này.
Mỗi bộ phận tại Vinatex thực hiện một hay nhiều hoạt động của công ty, để xác định
đầy đủ các hoạt động thì chủ tịch ủy ban hoạch định ngân sách giao cho các trưởng bộ
phận xác định các hoạt động của bộ phận mình. Để xác định đúng các hoạt động ta cần
hiểu rõ hoạt động là gì?:
Định nghĩa hoạt động: Một hoạt động là một tổ hợp nhiều công việc liên quan với
nhau nhằm đạt đến mục tiêu nhất định.
Hoạt đông có các đặc điểm sau:
- Phải có mục đích nhất định.
- Phải độc lập về chi phí
Theo tìm hiểu tại Vinatex hiện tại Vinatex có các hoạt động sau:
-
Hoạt động thu mua
SVTH: Thái Thị Hồng Linh
Trang 94
Lớp : 31K02.3
GVHD: TS Nguyễn Thanh Liêm
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
Hoạt động bán hàng
Hoạt động sản xuất
Hoạt động tồn kho
Hoạt động Maketing
Hoạt động hành chính
Hoạt động quản lý chất lượng
Hoạt động quản lý doanh nghiệp
Hoạt động tài chính
Hoạt động R&D
Hoạt động thương mại
Sau khi nhân báo cáo các bộ phận về hoạt động hiện có của bộ phận mình, ủy ban
hoạch định ngân sách tiên hành so sánh với thông tin ghi chép trong sổ kế toán, và tiến
hành họp bàn và đưa ra quyết định cuối cùng về hệ thống các hoạt động của công ty.
II.3.2.1.2. Xác định chi phí các hoạt động
Sau khi đã có hệ thống các hoạt động của công ty thì ta tiếp tục đi xác định các chi phí
của các hoạt động này. Để chính xác, hoạt động của bộ phận nào thì chính bộ phận đó
xác định chi phí cho hoạt động. Các bộ phận cần kiểm tra nhiều lần xem đã tổng hợp
đủ các loại chi phí chưa, trong mỗi loại chi phí phải đảm bảo xác định chi tiết các chi
phí cấu thành, và mối liên quan của các loại chi phí với nhau.
Việc xác định các loại chi phí nên lưu ý, ta sẽ lập dự toán báo cáo kết quả hoạt động
kinh doanh điều chỉnh, nghĩa là chi phí khấu hao được tách ra khỏi giá vốn. Do đó chi
phí các hoạt động không tính đên chi phí khấu hao.
Việc xác định chi phí cho các hoạt động cần xác định các vấn đề sau:
-
-
-
-
Tên các loại chi phí
Giá trị của mỗi loại chi phí trong quá khứ
Các yếu tổ làm thay đổi chi phí
Chi phí phát sinh vào thời điểm nào trong năm
Trang 95
Lớp : 31K02.3
SVTH: Thái Thị Hồng Linh
GVHD: TS Nguyễn Thanh Liêm
-
-
-
-
Chi phí này có định mức không, nếu có thì định mức ra sao?
Giá trị chi phí phụ thuộc vào yếu tố nào.
Dự đoán sự biến đổi của chi phí trong năm tới.
Cần có lưu ý gì khác với loại chi phí này.
Cần lưu ý một loại chi phí vô cùng phức tạp đó là chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân
công và chi phí sản xuât chung phục vụ cho hoạt động sản xuất. Nguyên nhân là do
tính phức tạp và không đồng nhất giữa các loại sản phẩm. Để thuận lợi cho việc lập
ngân sách sau này cần định mức các loại chi phí sản xuất cho các sản phẩm của công
ty. Chi phí mỗi sản phẩm trong một dòng sản phẩm ta quy về một tỷ lệ so với sản
chuẩn trong dòng, việc quy đổi này tạo thuận lợi cho việc tính chi phí sản xuất theo
doanh thu dự báo.
II.3.2.1.3. Dự đoán doanh thu
Để dự đoán doanh thu trong năm tới thì trước tiên ta phải phân loại doanh thu. Vinatex
là doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu là chủ yếu. Với chương trình hoạch định ngân
sách hện tại thì Vintex đang phân loại doanh thu theo loại hình doanh thu bao gồm:
thương mại dịch vụ, doanh thu xuất khẩu, doanh thu khác. Cách phân loại này dễ dự
đoán do đó là những con số dự đoán chung tổng quát dự trên số lượng cũ, tuy nhiên
cách phân loại này có yếu điểm là tạo ra những con số dự đoán thiếu tính củ thể, không
cung cấp đủ thông tin để hổ trợ cho việc lập các ngân sách khác. Để khác phục điểm
yếu này tôi sẽ phân loại lại doanh thu của Vinatex theo sản phẩm kết hợp với theo
loại hình doanh thu.
Phân loại doanh thu
+ Doanh thu hàng xuất khẩu trực tiếp (FOB): Đươc tiếp tục phân ra theo các sản phẩm
như: áo sơ mi, Jacket, quần, bộ đồ thể thao, váy, vest…
+ Doanh thu gia công hàng xuất khẩu: Đươc tiếp tục phân ra theo các sản phẩm như:
áo sơ mi, Jacket, quần, bộ đồ thể thao, váy, vest…
+ Doanh thu thương mại và khác
Về phương pháp dự đoán doanh thu, ta sẽ dự đoán doanh số theo cả cách tiếp cận
bên trong và cách tiếp cận bên ngoài:
SVTH: Thái Thị Hồng Linh
Trang 96
Lớp : 31K02.3
GVHD: TS Nguyễn Thanh Liêm
+ Cách tiếp cận bên trong: bộ phận phụ trách bán hàng sẽ chịu trách nhiệm dự đoán
doanh số theo cách tiếp cận này, đó chính là Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu. Phòng
kinh doanh tiến hành dự đoán xem trong năm tới sẽ dự đoán trong mỗi loại hình doanh
thu sẽ có những loại sản phẩm nào được tiêu thụ. Hiện tại Vinatex sản xuất trên 10 loại
sản phẩm và các sản phẩm chủ đạo mang lại doanh thu cao gồm: quần, áo sơ mi,
Jacket.
Sau khi dự đoán các loại sản phẩm được tiêu thu trong năm, ta tiến hành dự đoán về số
lượng, giá bán, doanh thu theo tường quý trong năm.
Để giảm bớt sự chủ quan trong dự đoán, mẫu kế hoạch doanh thu sẽ được phát cho tất
cả các nhân viên phụ trách bán hàng của phòng kinh doanh, nhằm lấy ý kiến riêng theo
kinh nghiệm cá nhân của mỗi người. Họ dự đoán về các loại sản phẩm sẽ được tiêu thụ
trong năm, số lượng, doanh thu, giá của từng loại sản phẩm qua các quý trong măm tới.
Con số dự đoán cuối cùng là tổng hợp trung bình tất cả các con số dự đoán.
Riêng doanh thu thương mai dịch vụ sẽ do quản lý các cửa hàng dự đoán, đây là khoản
doanh thu chiếm tỷ trọng nhỏ, nên ta chỉ cần con số dự đoán chung để cho đơn giản.
Với cách tiếp cận bên trong thiên về yếu tố chủ quan, bỏ qua các yếu tố môi trương bên
ngoài. Để tăng thêm độ chính xác trong dự báo doanh số ta kết hợp them dự báo theo
cách tiếp cận bên ngoài.
Người phụ trách dự báo theo cách tiếp cận bên ngoài là ủy bạn hoạch định ngân sách.
Dựa trên cơ sở thông tin sẽ được thu thập bởi phòng kế hoạch thị trường như:
- Tác động của điều kiện cạnh tranh lên giá bán, chi phí và sản lượng trong quá khứ và
trong suốt thời kỳ lập kế hoạch.
- Các nhân tố kinh tế bên ngoài có thể ảnh hưởng đến doanh thu của sản phẩm hay của
ngành, chẳng hạn như lạm phát, sự thay đổi về tình hình nhân khẩu học, tình hình
chính trị quốc gia, khu vực hay địa phương và tỷ lệ thất nghiệp.
- Các nhân tố bên trong như chiến lược tăng trưởng trên các thị trường, chu kỳ sống
của sản phẩm, các chính sách định giá và phân phối của ban giám đốc.
- Các chi phí dự kiến cho quảng cáo, xúc tiến bán và tác động của dự đoán lên doanh
thu. Người lập kế hoạch nên hợp tác với phòng marketing để tiến hành dự đoán.
SVTH: Thái Thị Hồng Linh
Trang 97
Lớp : 31K02.3
GVHD: TS Nguyễn Thanh Liêm
Các thông tin này được đưa ra ủy bạn hoạch định để cùng họp bàn, thảo luận, và cuối
cùng là đưa ra con số doanh thu dự báo cho năm tơi.
Kết quả dự báo theo cách tiếp cận bên ngoài dung để điều chỉnh kết quả dự báo theo
cách tiếp cận bên trong. VIệc điều chỉnh này sẽ được thực hiệ bởi các thàmh viên trong
ủy ban hoạch định ngân sách. Nếu hai kết quả dự báo chênh lệch nhau quá lớn thì ta
cần phải xem xết lại quá trình dự đoán doanh số.
II.3.2.2. Lập các ngân sách hoạt động
Sau khi thu thập đầy đủ thông tin, có mẫu ngân sách tổng thể thì việc lập ngân sách
hoạt động trở nên dễ dàng đối với nhân viên kế toán. Dưới đây là ví dụ ngân sách tổng
thể bao gồm các hoạt động phổ biến tại các doanh nghiệp được lấy từ cuốn sách
Finance For Managers của đại học Harvard.
Mẫu các ngân sách tổng thể được tham khảo trong giáo trình quản trị tài chính của đại
học kinh tế Đà Nẵng.
Việc lập ngân sách dưới đây chỉ là một ví dụ để tham khảo, do thời gian thực tập có
hạn nên tôi chưa có thể tìm hiểu đầy đủ các hoạt động tại Vinatex nên không thể lập
ngân sách chính xác cho Vinatex.
Lập ngân sách hoạt động là việc lên kế hoạch chi phí cho tất cả các hoạt động của tổ
chức cho năm tới. Dựa trên doanh thu dự báo và thông tin về chi phí thu thập được ta
tiến hành tính toán chi cho năm tới (đa số các loại chi phí phụ thuộc vào doanh số
nhưng một số còn lại phụ thuộc vào các yếu tố khác, nên mỗi chi phí có cách tính toán
khác nhau).
SVTH: Thái Thị Hồng Linh
Trang 98
Lớp : 31K02.3
GVHD: TS Nguyễn Thanh Liêm
Ngân sách
doanh thu
Ngân sách
sản xuất
Ngân sách chi phí
nguyên vật liệu
trực tiếp
Ngân sách chi phí
lao động sản xuất
trực tiếp
Ngân sách chi phí
bán hàng
Ngân sách chi
phí sản xuất
chung
Ngân sách
hoạt động
Ngân sách chi phí
R&D/thiết kế
Ngân sách chi phí
tiếp thị
Ngân sách chi phí
phân phối
Ngân sách chi phí
dịch vụ khách hàng
Ngân sách chi phí
hành chính
Báo cáo thu nhập
hoạt động đã lập
ngân sách
Ngân sách
tài chính
Ngân
sách vốn
Ngân sách
ngân quỹ
Dự toán bảng
cân đối kế toán
Dự toán bảng
báo cáo lưu
chuyển tiền tệ
HÌNH C.5: SƠ ĐỒ NGÂN SÁCH TỔNG THỂ
SVTH: Thái Thị Hồng Linh
Trang 99
Lớp : 31K02.3
GVHD: TS Nguyễn Thanh Liêm
II.3.2.2.1. Lập ngân sách doanh thu
Dựa trên số liệu doanh thu dự báo ta tiến hàng lập ngân sách sản lượng, doanh thu
được dự báo theo ba loại doanh thu đó là doanh thu hàng xuất khẩu trực tiếp (FOB),
doanh thu hàng gia công xuất khẩu , và doanh thu thương mại. Doanh thu FOB và
doanh thu gia công được dự báo theo từng loại sản phẩm, riêng doanh thu thương mại
chiếm tỷ trọng nhỏ dược dự báo theo một số tổng chung. Tất cả doanh thu được dự báo
theo các quý, có tính đến sự tác động của yếu tố thời vụ.
Doanh thu sau dự báo được tổng hợp vào mẫu ngân sách doanh thu dưới đây, đây là
mẫu ngân sách dự kiến
Bảng C.1 NGÂN SÁCH DOANH THU
Tên sản phẩm
Tên sản phẩm
Tổng doanh thu
Tên sản phẩm
Tên sản phẩm
KẾ HOẠCH SẢN LƯỢNG
Quý I Quý II Quý III Quý IV
Doanh thu FOB
Sản lượng
Giá bán
Doanh thu
Sản lượng
Giá bán
Doanh thu
Doanh thu hàng gia công
Sản lượng
Giá bán
Doanh thu
Sản lượng
Giá bán
Doanh thu
Tổng doanh thu
Doanh thu thương mai và dịch vụ
Tổng doanh thu trong năm
II.3.2.2.2. Ngân sách sản xuất
Theo kết quả dự báo doanh số trong năm, ta có được thông tin dự đoán về các sản phẩm
được tiêu thụ trong năm, bây giờ ta tiến hành xác định định mức về chi phí chi phí sản
xuất trực tiếp.
SVTH: Thái Thị Hồng Linh
Trang 100
Lớp : 31K02.3
GVHD: TS Nguyễn Thanh Liêm
Định mức nguyên vật liệu sẽ không thay đổi nếu giá nhân công và nguyên vật liệu không
đổi, để xây dựng định mức nguyên vật liệu trong năm tới ta dựa trên bảng định mức chi
phí sản xuất trực tiếp trong năm trước. Sau đó phòng kế hoạch thị trường tiến hành xem
xét trong năm tới giá NVL và giá nhân công có thay đổi không, và thay đổi bao nhiêu, và
xây dựng định mức chi phí sản xuất trực tiếp với giá mới theo mẫu. Lưu ý, do công ty có
quan hệ lâu dài với nhà cung cấp nên giá NVL trong năm là ổn định, Và giá NVL có thể
không thay đổi trong vài năm.
Lưu ý về chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, là chi phí vô cùng phức tạp với nhiều loại
nguyên vật liệu khác nhau trên một loại sản phẩm. Việc tính chi tiết chi phí theo từng
loại nguyên vật liệu là vô cùng phức tạp nhưng không làm tăng nhiều hiệu quả cho
hoạch định ngấn sách. Để đơn giản, chi phí nguyên vật liệu được định mức theo tổng chi
phí nguyên vật liệu trực tiêp sản xuất một sản phẩm, định mức chi phí NVL của các sản
phẩm trong dòng được quy đổi theo một tỷ lệ với sản phẩm chuẩn trong dòng.
Tương tự đối với chi phí nhân công trực tiếp, ta cũng tính chi phí nhân công định mức
cho một sản phẩm chuẩn trong dòng, và các sản phẩm khác cũng quy đổi về sản phẩm
chuẩn.
Cột NVL trực tiếp phản ánh giá trị nguyên vật liệu cần thiết để sản xuất 1 đơn vị sản
phẩm, chi phí nhân công = giá mỗi giờ lao động*giờ lao động định mức.
Bảng C.2: Định mức chi phí sản xuất trực tiếp
Tên sản
phẩm
Định mức chi phí sản xuất trực tiếp/1 sản phẩm
HÀNG FOB
NVL trựcNhân công trực tiếp
tiếpChi phí nhân công
Giờ LĐ định mức (giờ)
(VNĐ)(VNĐ)
HÀNG GIA CÔNG
Nhân công trực tiếp
Giờ LĐ định mức
(giờ)
Tên sản
phẩm
Chi phí nhân công
(VNĐ)
SVTH: Thái Thị Hồng Linh
Trang 101
Lớp : 31K02.3
GVHD: TS Nguyễn Thanh Liêm
Ngoài chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp, tất cả các chi phí
còn lại phục vụ cho toàn bộ quá trình sản xuất được gọi là chi phí sản xuất chung. Với
tất cả thông tin về chi phí sản xuất đã thu thập được thi sau khi đã trừ ra chi phí NVL
và chi phí nhân công trực tiếp thì các chi phí còn lại là chi phí sản xuất chung. Tất cả
các chi phí sản xuất chung đuơc tổng hợp theo mẫu ngân sách chi phí sản xuất chung
dưới đây:
Bảng C.3: Kế hoạch chi phí sản xuất chung
CHI PHÍ SẢN XUẤT CHUNG
Quý I
Lương quản lý sản xuất
Công cụ, nguyên vật liệu phụ sản xuất
chung.
Chi phí sửa chữa bảo trì trong sản xuất
Chi phí sản xuất chung khác
Tổng chi phí
Quý II
Quý III
Quý IV
Dựa trên kết quả dự báo doanh thu và số liệu hàng tồn kho cuối kỳ trước ta tính toán
được sản lượng sản xuất trong kỳ
Sản lượng sản xuât= sản lượng+ tồn kho cuối kỳ - tồn đầu kỳ
Với sản lượng sản xuất đã tính toán được ta tiếp tục tính chi phí sản xuất theo định mức
chi phí sản xuất trực tiếp và chi phí sản xuất chung.
Chi phí NVL trực tiếp=sản lượng sản xuất*định mức NVL trực tiếp
Giờ lao động trực tiếp= giờ lao động định mức*sản lượng sản xuất,
Chi phí nhân công trực tiếp= Định mức chi phí NC trực tiếp*sản lượng sản xuất
SVTH: Thái Thị Hồng Linh
Trang 102
Lớp : 31K02.3
GVHD: TS Nguyễn Thanh Liêm
Bảng C.4: NGÂN SÁCH SẢN XUẤT HÀNG FOB
NGÂN SÁCH SẢN XUẤT HÀNG FOB
Mặt hàng
Chỉ tiêu
Hàng tồn kho cuối kỳ
Sản lượng sản xuất
Định mức chi phí NVL trực tiếp
Tên mặt hàng Chi phí NVL trực tiếp
Giờ lao động trực tiếp
Định mức chi phí NC trực tiếp
Chi phí nhân công trực tiếp
Tổng sản lượng sản xuất
Tổng chi phí NVL trực tiếp
Tổng số giờ lao động trực tiếp
Tổng chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí sản xuất chung
Tổng chi phí sản xuất
Quý I Quý II Quý III Quý IV
Bảng C.5: Ngân sách sản xuất hàng gia công
NGÂN SÁCH SẢN XUẤT HÀNG GIA CÔNG
Mặt hàng
Chỉ tiêu
Sản lượng sản xuất
Tên mặt hàng
Giờ lao động trực tiếp
Định mức chi phí NC trực tiếp
Chi phí nhân công trực tiếp
Sản lượng sản xuất
Tên mặt hàng
Giờ lao động trực tiếp
Định mức chi phí NC trực tiếp
Chi phí nhân công trực tiếp
Tổng sản lượng sản xuất
Tổng số giờ lao động trực tiếp
Tổng chi phí nhân công trực tiếp
Quý I Quý II Quý III Quý IV
SVTH: Thái Thị Hồng Linh
Trang 103
Lớp : 31K02.3
GVHD: TS Nguyễn Thanh Liêm
II.3.2.2.3. Ngân sách chi phí bán hàng
Ngân sách chi phí bán hàng là ngân sách tổng hợp toàn bộ chi phí bán hàng trong năm
đên theo doanh thu dự báo của công ty.
Bảng C.6: Ngân sách chi phí bán hàng
CHI PHÍ BÁN HÀNG
Quý I Quý II Quý III Quý IV
Lương cố định
Luơng theo doanh số
Tổng lương bán hàng
Chi phí vận chuyển
Chi phí bảo hiểm
Tổng chi phí bán hàng
II.3.2.2.4. Lập ngân sách quản lý
Ngân sách quản lý là kế hoạch toàn bộ chi phí quản lý doanh nghiệp trong năm đến.
Bảng C.7: NGÂN SÁCH QUẢN LÝ
NGÂN SÁCH QUẢN LÝ
Quý I Quý II Quý III Quý IV
Thuê văn phòng
Lượng quản lý doanh nghiệp
Chi phí luật pháp
Chi phí kiểm toán
Tổng cộng
SVTH: Thái Thị Hồng Linh
Trang 104
Lớp : 31K02.3
GVHD: TS Nguyễn Thanh Liêm
II.3.2.2.4. Lập các ngân sách hoạt động khác
Tương tự như các ngân sách ở trên, ta tiến hành lập kế hoạch ngân sách cho tất cả các
hoạt động còn lại. Các ngân sách phải đảm bảo tổng hợp đầy đủ tất cả các chi phí dự
kiến trong năm tới.
II.3.2.3. Lập ngân sách tài chính
II.3.2.3.1. Lập ngân sách ngân quỹ
Ngân sách ngân quỹ có hai phần, phần thu và phần chi. Phần thu phẩn ánh toàn bộ các
khoản tiền mặt thu vào trong năm của công ty theo các quý và phần chi phản ánh toàn
bộ các khoản tiền chi ra. Ngân sách ngân quỹ chỉ phản ảnh các khoản thu chi bằng tiền
mặt, không bao gồm các khoản không phải tiền.
Khoản thu
Doanh số là tổng doanh số dự đoán trong năm, bao gồm cả 3 loại hình doanh thu, thời
hạn tín dung hiện tại là 15 ngày, tức là sau khi bán hàng 15 thì công ty thu được tiền. Do
kỳ hoạch định ngân sách là theo quý, để đơn giản ta cho 2/3 doanh thu được thu ngay
trong quý phát sinh doanh thu, và 1/3 còn lại thu trong quý sau.
Tiền ngay(quýn)= 2/3doanh số(quýn)
Doanh thu bán tín dụng=doanh số-tiền ngay
Thu sau 1 quý(quý I)=phải thu khách hàng
Thu sau 1 quý =bán tín dụng quý trước
Ngoài doanh thu là khoản thu chính của công ty, theo thông tin thu thập và dự báo cho
năm tiếp theo, nếu công ty có các khoản thu tiền mặt từ thanh lý tài sản, vay vốn, doanh
thu tài chính… bao nhiêu vào tời điểm nào sẽ được ghi nhận hết vào phần thu này.
Phần chi
Về thanh toán cho nhà cung cấp, công ty thanh toán cho nhà cung cấp sau 15 ngày nhận
được hàng, cũng giống như doanh thu thì trong tổng số nợ phải trả cho nhà cung cấp thì
2/3 trả ngay trong quý phát sinh, 1/3 còn lại trả vào quý sau.
Về tiền lương, lương nhân viên trong tháng này nhận vào 15 tháng sau. Do vậy về việc
thanh toán lương cho nhân viên thì 2/3 thanh toná trong quý phát sinh, còn 1/3 thanh
toán sau 1 quý.
Ngoài các khoản chi thanh toán cho nhà cung cấp và trả lương cho nhân viên, các khoản
chi tiền mặt khác được dự báo trong năm sẽ phản ảnh tất cả vào phần chi của ngân sách
ngân quỹ.
SVTH: Thái Thị Hồng Linh
Trang 105
Lớp : 31K02.3
GVHD: TS Nguyễn Thanh Liêm
Cân đối thu chi bằng tổng thu trừ cho tổng chi.
Số dư chưa tài trợ:
Số dư chưa tài trợ quý I=sô dư tiền mặt cuối năm trước+cân đối thu chi quý I
Số dư chưa tài trợ quý II=cân đối thu chi quý I+cân đối thu chi quý II
Số dư chưa tài trợ quý III=cân đối thu chi quý II+cân đối thu chi quý III
Số dư chưa tài trợ quý IV=cân đối thu chi quý III+cân đối thu chi quý IV
Bảng C.8: NGÂN SÁCH NGÂN QUỸ
NGÂN SÁCH NGÂN QUỸ
Quý I Quý II Quý III Quý IV
Doanh số
Tiền ngay
Doanh thu bán tín dụng
Thu sau 1 quý (doanh thu tín dụng)
Thu ròng từ kinh doanh
Doanh thu tài chính
Thanh lý tài sản
Vay dài hạn
Tổng thu
Chi
Mua sắm
Thanh toán ngay
Thanh toán sau 1 quý
Tổng thanh toán cho nhà CC
Tiền lương
Thanh toán trong quý
Thanh toán sau 1 quý
Tổng thanh toán lương
Thanh toan thuê VP
Chi phí đầu tư tài chính
Đầu tư
Trả nợ ngân hàng
Thanh toán lãi
Thanh toán cổ tức
Thanh toán thuế
Thuế trả trước
Tổng chi
Cân đối thu chi
Số dư chưa tài trợ
SVTH: Thái Thị Hồng Linh
Trang 106
Lớp : 31K02.3
GVHD: TS Nguyễn Thanh Liêm
Về kế hoạch tài trợ
Nhu cầu tài trợ=lề an toàn- số dư chưa tài trợ
Vay vào thời điểm nhu cầu tài trợ lớn hơn 0, và số tiền vay là nhu cầu tài trợ lớn nhât
trong năm.
Số dư cuối kỳ= vay trong kỳ+số dư chưa tài trợ
Nếu số dư cuối kỳ > lề an toàn + vay trong kỳ thi ta tiên hành trả vốn vay.
Bảng C.9: KẾ HOẠCH TÀI TRỢ
KẾ HOẠCH TÀI TRỢ
Quý I Quý II Quý III Quý IV
Số dư chưa tài trợ
Lề an toàn
Nhu cầu tài trợ
Vay
Trả gốc và lãi
Số dư cuối kỳ
II.3.2.3.2. Dự toán báo cáo kếtquả hoạt động kinh doanh
Các khoản giảm trừ doanh thu bao gồm: chiết khấu thương mai, giảm giá hàng bán,
hàng bán bị trả lại, thuế VAT (10% doanh thu thương mại, hàng xuất khẩu không đánh
thuế VAT)
Giá vốn hàng bán= chi phí NVL trực tiếp sản xuất hàng FOB+chi phí nhân công
trực tiếp sx hàng FOB+chi phí nhân công gia công trực tiếp+Chi phí trực tiếp tạo
doanh thu TMDV
Các khoản mục còn lại đã có sẵn ở các ngân sách, các thông tin được thu thập ở trên.
Ta chỉ cần điền vào mẫu dự báo kết quả hoạt động kinh doanh ở dưới.
SVTH: Thái Thị Hồng Linh
Trang 107
Lớp : 31K02.3
GVHD: TS Nguyễn Thanh Liêm
Bảng C.10: Dự toán báo cáo kếtquả hoạt động kinh doanh
Dự toán báo cáo kếtquả hoạt động kinh doanh
Chỉ tiêu
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Các khoản giảm trừ doanh thu
Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ
Giá vốn hàng bán
Lợi nhuận gộp
Chi phí bán hàng
Chi phí quản lý doanh nghiệp
Khấu hao
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
Thu nhập khác
Chi phí khác
Lợi nhuận khác
Lợi nhuận kế toán trước thuế và lãi
Doanh thu từ hoạt động tài chính
Chi phí tiền lãi
Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế
Thuế TNDN
Lợi nhuận sau thuê thu nhập doanh nghiệp
Thanh toán cố tức
Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
200X
II.3.2.3.3. Lập dự toán bảng cân đối kế toán
Xác định các thay đổi tài chính để lập báo cáo nguồn sử dụn và dự toán bảng cân đối
kế toán
SVTH: Thái Thị Hồng Linh
Trang 108
Lớp : 31K02.3
GVHD: TS Nguyễn Thanh Liêm
Bảng C.11: Xác định các thay đổi tài chính
Khoản mục
Phải thu khách hàng
Tài sản ngắn hạn khác
Tài sản cố định
Đầu tư dài hạn khác
Các khoản phải trả
Nợ ngắn hạn
Nợ dài hạn
Vốn chủ
Khấu hao
Lợi nhuận sau thuế
Trả cổ tức
Chênh lệch
Doanh thu tín dụng-thu từ bán tín dung
Chi trả trước-nhận lại
Đầu tư-thanh lý
Đầu tư-bán lại
Tổng chi phí phải trả trong kỳ-thanh toán trong kỳ
Vay trong kỳ-trả nợ trong kỳ
Vay trong kỳ-trả nợ trong kỳ
Phát hành-mua lại
Từ kết quả hoạt động kinh doanh
Từ kết quả hoạt động kinh doanh
Nguồn
-
-
-
-
+
+
+
+
+
Sử dụng
+
+
+
+
-
-
-
-
+
Dựa trên các giá trị chênh lệch trong dự toán báo cáo nguồn sử dụng ở trên ta dễ dàng
xây dựng dựng dự toán bảng cân đối kế toán cuối năm. Số dư tiền mặt trên dự toán cân
đối kế toán bằng số dư cuối kỳ trên kế hoạch tài trợ.
Bảng C.12: dự toán bảng cân đối kế toán
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
31/12/năm cũ
Tiền mặt
Phải thu khách hàng
Hàng tồn kho
Thuế và các khoản phải thu Nhà Nước
Tổng tài sản ngắn hạn
Nguyên giá tài sản cố định
Giá trị hao mòn lũy kế
TSCĐ ròng
Đầu tư tài sản dài hạn khác
Tổng tài sản
Phải trả người bán
Phải trả người lao động
Phải trả phải nộp nhà nước
Vay và nợ ngăn hạn
Tổng nợ ngắn hạn
Vay dài hạn
Vốn đầu tư của chủ sở hữu
Thặng dư vốn cố phần
Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
Tổng cộng nguồn vốn
31/12/năm kế hoạch
SVTH: Thái Thị Hồng Linh
Trang 109
Lớp : 31K02.3
GVHD: TS Nguyễn Thanh Liêm
II.3.2.4.. Hoàn thiện ngân sách
Sau khi lập tất cả các ngân sách, các ngân sách và các thông tin đã dự doán thu thập
được đưa ra ủy ban hoạch định để họp bàn đánh giá lại một lần nữa về độ chính xác
của các số liệu.
Lấy ý kiến mỗi bộ phận về các ngân sách đã lập, vì các ngân sách này giám sát hoạt
động của các bộ phận, ảnh hưởng trực tiếp đến các bộ phận trong công ty. Do vậy việc
lấy ý kiến này là rất quan trọng góp phần giảm thiểu sai sót và hoàn thiện ngân sách.
Chuyên gia kế toán của ủy ban sẽ thu thập tất cả các kết quả thảo luận trong cuộc họp
hoàn thiện ngân sách này và tiến hành điều chỉnh lại các ngân sách đã lập.
II.3.3. Bước III: Giám sát ngân sách
Sau khi viết xong ngân sách, bạn cần phải hoàn thành doanh thu và giám sát để chi tiêu
không vượt quá ngân sách. Để kiểm tra vấn đề này, bạn nên đánh giá ngân sách của
bạn liên tục và điều chỉnh khi cần thiết.
II.3.3.1. Phân tích những khác biệt giữa kết quả thực tế và kế hoạch ngân sách
Kết quả hoạt động kinh doanh sẽ được tổng hợp sau mỗi quý, sẽ luôn có những khoản
chênh lệch giữa ngân sách và kết quả hoạt động thực thế.Điều vô cùng quan trọng là
phải hiểu rõ tại sao lại có sự chênh lệch giữa ngân sách và hoạt động thực tế, dù cho sự
chênh lệch đó không đáng kể. Những chênh lệch dường như không quan trọng đối với
bạn và bộ phận của bạn nhưng có thể rất quan trọng đối với toàn bộ tổ chức, đặc biệt
nếu những phòng ban khác cũng không đáp ứng được ngân sách của họ. Bằng cách
đánh giá tại sao lại xảy ra sự chênh lệch bạn có khả năng giảm thiểu những cơ hội dẫn
đến sự chênh lệch, và dự kiến hiệu quả hơn những chênh lệch trong tương lai.
II.3.3.2. Thực hiện các điều chỉnh và rút ra kinh nghiệm
Sau khi đã đánh giá những khác biệt về ngân sách, bạn đã có thể thay đổi ngân sách để
đầy đủ thông tin hơn. Quá trình so sánh số liêu thực tế với ngân sách là một quá trình
không ngừng. Bạn nên liên tục điều chỉnh ngân sách.
Dự báo lại ngân sách
Khi những thay đổi diễn ra đối với các yếu tố nội bộ hay bên ngoài, kết quả thực tế bắt
đầu khác biệt với ngân sách. Nó có thể làm thất vọng những nhà quản lý các bộ phận,
SVTH: Thái Thị Hồng Linh
Trang 110
Lớp : 31K02.3
GVHD: TS Nguyễn Thanh Liêm
khi hoạt động được báo cáo so sánh với ngân sách trở nên ngày càng xa rời, ít phù hợp
với việc quản lý kinh doanh hàng ngày trên thực tế. Bởi vậy bạn cần dự báo lại ngan
sách theo định kỳ (thường là hàng quý, hoặc ít nhất sáu tháng một lần) để phản ánh bất
cứ hoàn cảnh thay đổi thực tế nào.
Điều chỉnh ngân sách
Hãy thật cẩn thận khi bạn sửa đổi một ngân sách bằng cách sử dụng phương pháp dự
thảo ngân sách linh hoạt; nó cũng cần được kiểm soát và cơ cấu tôt như ngân sách ban
đầu. Thông thường, chính việc định thời gian cho một số nhân tố chính trong ngân sách
của bạn bạn đã gây nên việc điều chỉnh ngân sách. Ví dụ như thay đổi thời gian của
doanh thu bán hàng, trì hoãn việc giới tiệu sản phẩm mới, biến đổi lớn về tỷ giá tiền tệ,
đầu tư vốn mới tăng lương ngoài dự kiến. Cố gắng dự đoán trước và ghi nhận những
thay đổi về thời gian và để bạn có thể đánh giá ảnh hưởng của chúng đối với ngân sách,
và bạn có thể xem xét đến chúng trong các ngân sách tương lai.
Ngân sách liên tục
Trong ngân sách hàng năm thông thường, sẽ có lúc ngân sách chỉ dành cho một hoặc
hai tháng sắp tới. Bởi vậy một số nơi sử dụng ngân sach liên tục, liên tục cập nhật ngân
sách mỗi lần kết quả thực sự được thông báo, bằng cách cộng thêm một khoảng thời
gian xa hơn cho hoạt động hoạch định ngân sách. Thực tế, việc này có thể là cộng thêm
một tháng hay một quý vào cuối ngân sách hiện tại, trong khi bỏ ra một quý vừa hoàn
thành. Tuy nhiên, hãy lưu ý rằng chất lượng của loại hình dự thảo ngân sách này
thường không giống như một ngân sách hàng năm truyền thống, bởi vì thiếu nguồn lực
và thời gian.
Cải thiện quá trình hoạch định ngân sách
Thỉnh thoảng sau khi bạn đã thiết lập và giám sât ngân sâch, bạn nên nhìn lại toàn bộ
hoạt động hoạch định ngân sách để hoạc hỏi kinh nghiệm. Bạn nên làm việc này sau ba
tháng đầu trong thời kỳ ngân sách và đều đặn liên tục sau đó.
II.4. Lưu ý khi thực hiện giải pháp
Giải pháp áp dụng quy trình hoạch định ngân sách mới sử dụng phương pháp hoạch
định từ dưới lên khi áp dụng vào thực tế tại công ty cổ phần Vinatex gặp các khó khăn
như:
SVTH: Thái Thị Hồng Linh
Trang 111
Lớp : 31K02.3
GVHD: TS Nguyễn Thanh Liêm
- Giải pháp bị bác bỏ bởi các nhà quản trị của công ty.
- Công ty không đủ nhân lực có kiến thức chuyên sâu về hoạch định tài chính.
- Lần đầu tiên áp dụng quy trình do chưa có kinh nghiệm dẫn đến nhiều gặp nhiều vấn
đề khó khăn trong hoạch định. Chính những khó khăn này gây nãn chí các nhà quản trị.
Những khó khăn dự kiến như trên có thể khắc phục được. Do thời gian nghiên cứu và
thực hiện luận văn chưa đủ để lập ra một quy trình chi tiết và bài bản có thể áp dụng
ngay vào công ty. Muốn áp dụng được thì cần một thơi gian đủ để tìm hiểu mọi hoạt
động của công ty, tìm hiểu rõ về các loại chi phí, nghiên cứu kỹ hơn về lý thuyết. Quan
trọng hơn là tiến hành một đợt hoạch định thử nghiệm để xem sự tương tác của quy
trình với các điều kiện thực tế. Việc nghiên cứu kỹ lưỡng này làm tăng tính thuyết phục
của giải pháp, giảm thiểu được các sai xót trong quá trình thực hiện thực tế.
SVTH: Thái Thị Hồng Linh
Trang 112
Lớp : 31K02.3
GVHD: TS Nguyễn Thanh Liêm
KẾT LUẬN PHẦN C
Với mô hình hoạch định ngân sách đề xuất ở trên đã giải quyết được 6 vấn đề mà
Vinatex đang gặp phải trong hoạch định ngân sách:
Vấn đề 1: Hoạch định ngân sách không được chú trọng
Với quy trình hoạch định ngân sách mới cho ra sản phẩm một hệ thống các ngân sách
tài chính và ngân sách hoạt động với đủ khả năng hướng dẫn các hoạt động kinh doanh
của công ty, có khả năng giám sát hiệu quả tài chính của công ty.
Vấn đề 2: Không có sự phối hợp giữa các bộ phận trong hoạch định
Quy trình hoạch định ngân sách mới với sự tham gia của đại diện tất cả các bộ phận
trong tổ chức, và các kế hoạch ngân sách hiện tại xuất phát từ nhu cầu thực tế mà các
bộ phận của công ty góp ý
Vấn đề 3: Thiếu tính thực tế
Quy trình hoạch định ngân sách mới xuất phát từ nhu cầu thực tế của các bộ phận, quá
trình thu thập thông tin hoạch định có thu thập những thông tin từ môi trường thực tế.
Và với phương pháp hoạch định từ dưới lên nang tính thực tế cao do nó quy nạp những
nhu cầu thực tế vào trong kế hoạch
Vấn đề 4 : Không định hướng tương lai
Quy trình hoạch định ngân sách mới định hướng tương lai do nó dựa trên chiến lược
kinh doanh của công ty, là kế hoạch đạt được các mục tiêu ngắn hạn để đạt dược cac
mục tiêu chiến lược trong tương lai.
Vấn đề 5: Ngân sách không phát huy hết vai trò trong công ty
Ngân sách là thể hiện các mục tiêu cần đạt được của tổ chức và cách thức để đạt được
các mục tiêu này.
Các kế hoạch ngân sách mới có khả hướng dẫn, theo dõi các hoạt động sản xuất, thu
chi tài chính, sử dụng lao động….
SVTH: Thái Thị Hồng Linh
Trang 113
Lớp : 31K02.3
GVHD: TS Nguyễn Thanh Liêm
Vấn đề 6: Ngân sách của công ty không xuất phát từ mục tiêu chiến lược kinh
doanh của công ty
Ngân sách mới của công ty xuất phát từ mục tiêu chiến lược kinh doanh của công ty
Tóm lại quy trình hoạch định ngân sách hiên tại của công ty đang gặp nhiều vấn đề, để
giải quyết các vấn đề này ta cần có một quy trình hoạch định mới, trên cơ sở lý thuyết
quy trình hoạch định ngân sách mới mà tôi đề xuất giải quyết được các vấn đề đang tồn
tại.
Do khả năng có hạn nên trong quá trình thực hiện đề tài không tránh khỏi sai xót, rất
mong nhận được nhiều sự góp ý để hoàn thiện thêm đề tài.
SVTH: Thái Thị Hồng Linh
Trang 114
Lớp : 31K02.3
GVHD: TS Nguyễn Thanh Liêm
Tài liệu tham khảo
1.
2.
3.
4.
5.
6.
Giáo trình quản trị tài chính đại học kinh tế Đà Nẵng
Sách Managing Budgets của Stephen Brookson
Budgeting for Better Performance (xuất bản năm 2003)
Giáo trình lý thuyết thiết kế va tổ chức của đại học kinh tế Đà Nẵng
Giáo trình quản trị chiến lược của đại học kinh tế Đà Nẵng
Sách Finance For Managerment của đại học Harvard
SVTH: Thái Thị Hồng Linh
Trang 115
Lớp : 31K02.3
GVHD: TS Nguyễn Thanh Liêm
PHỤ LỤC
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh điều chỉnh năm 2008 của Vinatex
Chỉ tiêu
Doanh thu thuần về bán hàng và CC dịch vụ
Giá vốn hàng bán
Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp
Khấu hao
Chi phí bán hàng
Chi phí quản lý doanh nghiệp
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
Thu nhập khác
Chi phí khác
Lợi nhuân khác
Lợi nhuận kế toán trước thuế và lãi
Doanh thu hoạt động tài chính
Chi phí hoạt động tài chính
Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế
Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành
Lợi nhuận sau thuế
20072008
537.825.202.989 532.849.158.740
479.807.641.097 451.877.036.712
58.017.561.892 80.972.122.028
12.153.809.650 12.153.809.650
10.146.034.576 20.269.924.915
18.756.418.922 26.964.833.001
16.961.298.744 21.583.554.462
320.288.1332.166.873.103
5.019.7382.532.676
315.268.3952.166.250.427
17.276.567.139 23.749.804.889
1.678.532.5695.970.739.080
14.404.243.783 26.511.612.241
4.550.855.9253.208.931.728
1.241.787.9321.208.692.169
3.309.067.9932.000.239.559
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh điều chỉnh năm 2008 của Hoà Thọ
Chỉ tiêu Kỳ báo cáo
Doanh thu thuần về bán hàng và CC dịch vụ
Giá vốn hàng bán
Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ
Chi phí bán hàng
Chi phí quản lý doanh nghiệp
Khấu hao
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
Thu nhập khác
Chi phí khác
Lợi nhuận khác
Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế và lãi
Doanh thu hoạt động tài chính
Chi phí hoạt động tài chính
Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế
Chi phí thuế TNDN hiện hành
Lợi nhuận sau thuế TNDN
SVTH: Thái Thị Hồng Linh
Trang 116
Năm 2008
929.193.145.316
804.962.557.019
124.230.588.297
25.352.540.580
39.818.514.504
29.150.859.185
29.908.674.028
1.522.332.355
2.810.884.442
(1.288.552.087)
28.620.121.941
15.529.126.323
36.646.050.376
7.503.197.888
Được miễn
7.503.197.888
Lớp : 31K02.3
GVHD: TS Nguyễn Thanh Liêm
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh điều chỉnh năm 2008 của Việt Thắng
CHỈ TIÊU2008
Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 515,697,895,855
Giá vốn hàng bán421,917,201,031
Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ
Khấu hao
Chi phí bán hàng
Chi phí quản lý doanh nghiệp
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
Thu nhập khác
Chi phí khác
Lợi nhuận khác (40 = 31 - 32)
Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế và lãi
Doanh thu hoạt động tài chính
Chi phí tài chính
Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế
Chi phí thuế TNDN hiện hành
Chi phí thuế TNDN hoãn lại
Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp
93,780,694,824
26,655,897,446
2,147,253,738
16,799,051,153
48,178,492,487
5,640,860,431
2,090,505,556
3,550,354,875
51,728,847,362
8,934,945,067
17,282,956,225
43,380,836,204
43,380,836,204
Bảng cân đối kế toán của Vinatex
Tại ngày 31 tháng 12 năm 2007 và 2008
Đơn vị tính : VNĐ
TT Tài sản
2007
3.481.549.521
3.481.549.521
0
0
0
0
7.128.387.577
60.805.997.807
10.590.921.590
2008
4.524.418.865
4.524.418.865
0
0
0
0
53.534.937.647
51.055.214.471
2.714.327.926
A
I
1
2
II
1
2
III
1
2
Tài sản ngắn hạn
Tiền và các khoản tương đương tiền
Tiền
Các khoản tương đương tiền
Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
Đầu tư ngắn hạn
Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn
Các khoản phải thu ngắn hạn
Phải thu của khách hàng
Trả trước cho người bán
155.441.488.239 155.742.566.561
SVTH: Thái Thị Hồng Linh
Trang 117
Lớp : 31K02.3
GVHD: TS Nguyễn Thanh Liêm
3
4
5
6
IV
1
2
V
1
2
3
4
Phải thu nội vộ ngắn hạn
Phải thu theo tiến độ kế hoạch hợp đồng
xây dựng
Các khoản phải thu khác
Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi(*)
Hàng tồn kho
Hàng tồn kho
Dự phòng giảm giá hàng tồn kho(*)
Tài sản ngắn hạn khác
Chi phí trả trước ngắn hạn
Thuế GTGT được khẩu trừ
Thuế và các khoản phải thu Nhà Nước
Tài sản ngắn hạn khác
0
0
5.975.622.373
(712.154.553)
74.800.033.981
75.219.076.339
(419.042.358)
5.877.517.160
362.478.470
2.353.835.335
88.935.274
3.072.568.081
0
0
476.046.803
(710.654.553)
53.871.579.984
54.340.445.561
(468.865.577)
3.811.630.065
445.806.293
2.029.330.443
118.694.564
1.217.798.765
B
I
1
2
3
4
5
II
1
Tài sản dài hạn
74.911.929.941
0
0
0
0
0
0
69.212.497.414
64.870.086.954
116.827.226.774
(51.957.139.820)
517.268.617
969.883.857
(452.615.240)
0
0
0
3.825.141.843
0
0
0
603.000.000
0
0
603.000.000
0
78.390.578.435
0
0
0
0
0
0
75.851.455.284
63.161.442.538
127.078.414.048
(63.916.971.510)
323.290.657
969.883.857
(646.593.200)
2.254.737.283
2.254.737.283
0
10.111.984.806
0
0
0
603.000.000
0
0
603.000.000
0
Các khoản phải thu dài hạn
Phải thu dài hạn của khách hàng
Vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc
Phải thu dài hạn nội bộ
Phải thu dài hạn khác
Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi(*)
Tài sản cố định
Tài sản cố định hữu hình
Nguyên giá
Giá trị hao mòn luỹ kế(*)
2Tài sản cố định thuê tài chính
Nguyên giá
Giá trị hao mòn luỹ kế(*)
3Tài sản cố định vô hình
Nguyên giá
Giá trị hao mòn luỹ kế(*)
4Chi phí xây dựng cơ bản dở dang
III Bât động sản đầu tư
Nguyên giá
Giá trị hao mòn luỹ kế(*)
IV Các tài sản đầu tư tài chính dài hạn
1Đầu tư vào các công ty con
2Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh
3Đầu tư dài hạn khác
4Dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư
SVTH: Thái Thị Hồng Linh
Trang 118
Lớp : 31K02.3
GVHD: TS Nguyễn Thanh Liêm
V
1
2
3
dài hạn(*)
Tài sản dài hạn khác
Chi phí trả trước dài hạn
Tài sản thuế thu nhập hoãn lại
Tài sản dài hạn khác
5.096.432.517
4.096.432.517
0
1.000.000.000
1.936.123.151
1.936.123.151
0
0
Tổng tài sản
TT
Nguồn vốn
230.353.418.180 194.133.144.996
2007
153.589.472.548
133.222.428.825
12.138.916.610
223.194.027
408.110.362
101.464.832
2.353.410.259
0
0
5.141.947.633
0
49.087.990.087
15.324.104.764
0
10.000.000
33.744.300.290
0
9.585.033
0
2008
115.753.742.242
96.668.406.700
10.870.584.075
276.599.058
1.152.434.494
167.488.442
134.552.997
0
0
6.483.736.476
0
52.899.580.426
28.675.986.456
0
10.000.000
24.213.593.970
0
0
0
A
I
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
II
1
2
3
4
5
6
7
Nợ phải trả
Nợ ngắn hạn
Vay và nợ ngắn hạn
Phải trả cho người bán
Người mua trả tiền trước
Thuế và các khoản phải nôp Nhà Nước
Phải trả người lao động
Chi phí phải trả
Phải trả nội bộ
Phải trả theo tiến độ kế hoạch hợp động XD
Các khoản phải trả, phả nộp ngắn hạn khác
Dự phòng phải trả ngắn hạn
Nợ dài hạn
Phải trả dài hạn người bán
Phải trả dài hạn nội bộ
Phải trả dài hạn khác
Vay và nợ dài hạn
Thuế thu nhập hoãn lại phải trả
Dự phòng trợ cấp mất việc làm
Dự phòng phải trả dài hạn
202.677.462.635 168.653.322.668
B
I
1
2
3
4
5
Vốn chủ sở hữu
Vốn chủ sở hữu
Vốn đầu tư của chủ sở hữu
Thặng dư vốn cổ phần
Vốn khác của chủ sở hữu
Cổ phiếu ngân quỹ(*)
Chênh lệch đánh giá lại tài sản
27.675.955.545
27.373.262.411
20.000.000.000
1.600.000.000
0
(182.700.000)
0
25.479.822.328
25.313.982.802
20.000.000.000
1.600.000.000
0
(182.700.000)
0
SVTH: Thái Thị Hồng Linh
Trang 119
Lớp : 31K02.3
GVHD: TS Nguyễn Thanh Liêm
6
7
8
9
10
11
II
1
2
3
Chênh lệch tỷ giá hối đoái
Quỹ đầu tư phát triển
Quỹ dự phòng tài chính
Quỹ khác thuộc nguồn vốn chủ sở hữu
Lợi nhuận chưa phân phối
Nguồn vốn đầu tư ban đầu tư xây dựng cơ bản
Nguồn kinh phí và quỹ khác
Quỹ khen thưởng, phúc lợi
Nguồn kinh phí
Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ
0
2.602.850.393
44.044.025
0
3.309.047.993
0
302.693.134
281.451.885
21.241.249
0
0
3.739.429.383
144.834.860
0
12.419.559
0
165.839.526
144.598.277
21.241.249
0
Tổng nguồn vốn
230.353.418.180 194.133.144.996
SVTH: Thái Thị Hồng Linh
Trang 120
Lớp : 31K02.3
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Cai thien phuong phap hoach dinh ngan sach vinatex da nang.doc
- Cai thien phuong phap hoach dinh ngan sach vinatex da nang.pdf