Đề tài Cảm hứng nhân văn trong ba vở hài kịch Giấc mộng đêm hè, Đêm thứ mười hai, Người lái buôn thành Vơnidơ của Sêcxpia

Đoạn độc thoại trên được nói lên trong lòng Sailôc khi ông ta nhìn thấy Antôniô cùng với Baxaniô đến vay tiền của lão. Ở lời độc thoại trên, ta thấy qua ngôn ngữ Sêcxpia đã dựng lên trước mắt người xem chân dung một tên tư sản độc ác hay thù hằn. Chính vì thế ngôn ngữ được sử dụng trong lời độc thoại là ngôn ngữ giàu tính biểu cảm. Đây cũng chính là một trong ngôn ngữ giúp ông xây dựng thành công những hình tượng nhân vật điển hình. Còn trong vở hài kịch Đêm thứ mười hai cũng xây dựng thành công đoạn độc thoại của Malvôliô sau khi anh ta đọc xong bức thư của Maria giả vờ đánh rơi để đưa anh ta vào trò đùa của nàng. Malvôliô đọc xong bức thư, hắn tin là Ôlivia gửi bức thư đó và nàng đã yêu hắn. ta thấy trong lời độc thoại của Malvôliô tác giả đã sử dụng ngôn ngữ sâu cay, lạnh lùng để lột tả chân dung một tên quản gia ưa quyền thế và đầy tham vọng: “Thật rõ rang như cánh đồng giữa thanh thiên bạch nhật.

doc65 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3485 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Cảm hứng nhân văn trong ba vở hài kịch Giấc mộng đêm hè, Đêm thứ mười hai, Người lái buôn thành Vơnidơ của Sêcxpia, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lựa chọn. Niềm hạnh phúc đó được nàng Jexica trong vở hài kịch: Người lái buôn thành Vơnidơ so sánh như là niềm lạc thú trên thiên đường, nàng nói “Mong rằng ngài Baxaniô sẽ sống một cuộc đời gương mẫu, vì có được diễm phúc được một người vợ như thế kia, ngài được hưởng ở cõi trần những lạc thú của thiên đường. Và, nếu ở cõi trần, ngài không xứng đáng những lạc thú đó, thì lẽ đương nhiên là sẽ không bao giờ ngài được lên thiên đường cả” [9; tr.154-155]. Qua lời nói của nàng Jexica ta thấy nàng có một nhận định rất sáng suốt về cuộc sống nơi trần thế và trên thiên đường. Đó là con người phải sống thật tốt và phải biết trân trọng những gì mình có trong hiện tại thì mới có hy vọng được sống hạnh phúc nơi thiên đường. Kế đến, tác giả ca ngợi niềm hạnh phúc của con người khi tìm thấy tình bạn chân thành. Tiêu biểu là tình bạn của Baxaniô và Antôniô trong vở hài kịch Người lái buôn thành Vơnidơ. Đó là một tình bạn sâu sắc và chân thành không hề có sự toán tính vụ lợi, họ sẵn sàng giúp đỡ lẫn nhau khi gặp khó khăn, hoạn nạn thậm chí cả đến việc hy sinh tính mạng của mình vì bạn. Điều đó được thể hiện ở việc Antôniô sẵn sàng để cho Sailôc lóc thịt của mình vì số tiền mà Antôniô mượn cho Baxaniô để đến cầu hôn nàng Porxya trả không đúng hạng. Tình bạn trên thật cao đẹp đáng ca ngợi và nó chỉ có trong cuộc sống trần thế này. Sêcxpia không chỉ ngợi ca tình bạn mà ông còn ca ngợi tình anh em của nàng Ôlivia dành cho người anh quá cố của mình trong vở hài kịch Đêm thứ mười mười hai. Vì để tưởng nhớ anh trai của mình mà Ôlivia đã từ chối tất cả những niềm vui trong cuộc sống để tìm đến cuộc sống khổ hạnh đầy nước mắt, nàng không muốn sống cuộc sống vui vẻ khi anh mình đã qua đời. Điều đó chứng tỏ nàng rất thương anh của mình và cái chết của người anh đã để lại nỗi buồn vô hạn cho nàng. Cũng trong tác phẩm này ta còn thấy tác giả ca ngợi tình anh em của Viôla và Xêbaxchiên, họ luôn yêu thương và lo lắng cho nhau khi hai người gặp hoạn nạn. Có thể nói thông qua việc ca ngợi những tình cảm thiêng liêng của con người ta giả muốn khẳng định những tình cảm đó chỉ có trong cuộc sống nơi trần thế và những tình cảm đó không tìm thấy nơi thiên đường. Đồng thời tác giả muốn nhấn mạnh nếu con người có được những tình cảm đó và biết trân trọng nó thì nó sẽ mang lại niềm vui, niềm hạnh phúc như con người mong đợi ở thiên đường. Tóm lại, qua tất cả những điều nói trên tác giả muốn gửi đến con người thời đại của ông nói riêng và con người của mọi thời đại nói chung một thông điệp. Đó là con người chỉ có thể tìm được niềm vui và niềm hạnh phúc ngay chính thực tại mà con người đang sống chứ không phải ở một thiên đường xa xôi nào cả. Đồng thời tác giả còn kêu gọi con người hãy cùng nhau chung tay xây dựng cuộc sống để nó trở thành thiên đương nơi mặt đất. Ở thiên đường đó mọi người sống chan hòa trong tình yêu thương, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ và không có hiện tượng người bóc lột người. Chính quan niệm tiến bộ về cuộc sống và thông điệp được tác giả gửi gắm trong tác phẩm đã làm nên giá trị và sức sống lâu bền cho tác phẩm của ông. 2.2. Cảm hứng phê phán 2.21. Phê phán chế độ phong kiến lạc hậu. Sêchxpia là nhà văn có tấm lòng nhân đạo sâu sắc. Ông luôn bên vựng và kiên quyết đấu tranh với những thế lực ấp chế và kìm hãm sự phát triển của con người. Thái độ đó được thể hiện qua việc phê phán những luân lý đạo đức, những thành kiến cũ và sự cấu kết của thế quần và thần quyền trong xã hội phong kiến. Trước hết là sự lên án những luân lý đạo đức trong xã hội phong kiến, đó là quyền “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy” được phản ánh trong vở Giấc mộng đêm hè. Con cái hiếu thảo, vâng lời cha mẹ đó là đạo làm con thế nhưng không phải mọi chuyện đều theo ý bố mẹ là tốt đẹp, đặc biệt là trong tình yêu và trong hôn nhân. Bởi vì tình yêu chỉ nảy nở và đơm hoa khi giữa hai người yêu nhau có được sự hòa hợp về tâm hồn và tính cách. Chính vì thế tình yêu chỉ bền vững khi hai người yêu nhau tự nguyện đến với nhau. Điều đó chứng tỏ trong tình yêu không thể có sự ép buộc vì như thế tình yêu sẽ không thể tồn tại. Và hôn nhân thì càng không thể gượng ép vì hôn nhân được xây dựng trên nền tảng của tình yêu. Vì vậy quyền được tự do yêu đương, tự do lựa chọn người yêu, người bạn đời là quyền cơ bản của con người mà xã hội và luật pháp cần phải thừa nhận. Thế nhưng trong tác phẩm cha của nàng Hecmiơ vì muốn khẳng định quyền “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy” để ép nàng Hecmiơ lấy người mà ông ta vừa ý là Đimitriơx. Ông tỏ thái độ rất cương quyết với điều đó, ông nói với ngày Quận công: “Thưa ngày Quận công cao quý, nêu như ngay đây, trước mặt đức ngàì, nó vẫn khăng khăng không chịu kết hôn cùng Đimitriơx thì tôi cầu xin cái đặt quyền xưa cũ của thành Aten: vì nó là con tôi, tôi được quyền định đoạt cuộc đời của nó, hoặc phải là chàng công tử này hoặc phải chết, theo đúng luật lệ mà chúng ta đã định trước cho trường hợp này.” [9; tr.18]. Hành động của ông ta không chỉ ta cho thấy ông là một người cha uy quyền và bảo thủ mà còn cho thấy ông chính là đại diện cho thế lực phong kiến kìm hãm quyền tự do cá nhân của con người. Hành động của ông ta được luật pháp Aten bảo vệ và ủng hộ. Luật pháp chính là công cụ để giúp cho các thế lực phong kiến cai trị và đàn áp con người. Còn Hecmiơ thì kiên quyết không chấp nhận việc làm của cha mình, nàng muốn được tự mình lựa chọn người mình yêu thương và đấu tranh đến cùng để bảo vệ tình yêu của mình với Laixanđơ. Nàng hiểu rằng nếu lựa chọn theo mắt của cha mình thì cuộc đời của nàng sẽ đau khổ khi phải sống suốt đời với người mà mình không yêu. Chính vì thế mà hành động của nàng Hecmiơ là đúng cần được bên vựng và cảm thông. Bởi vì đã là con người thì ai cũng có quyền mưu cầu hạnh phúc cho riêng mình. Thế nhưng trong xã hội phong kiến hành động đó được xem là tội lỗi và phải chịu hình phạt rất nặng của luật pháp là cái chết hoặc phải sống suốt đời trong tu viện chịu nỗi cô đơn và khổ hạnh. Điều đó được thể hiện qua lời nói của Quận công Thidiơx với Hecmiơ khi nàng cải lại lời cha không chấp nhận lấy Đimitriơx: “Hoặc là chết, hoặc là khước từ vĩnh viễn xã hội loài người.” [9; tr.19] và “ cháu có khoác nổi chăng một tấm áo tu hành, vĩnh viễn gửi mình nơi tu viện âm u, trọn đời làm một bà mụ héo hắt, hát những bài thánh ca sầu thảm cho mặt trăng khô héo lạnh lùng. Cực lạc thay những kẻ làm chủ được máu huyết của mình để cam chịu cuộc hành hương ấy của cô gái đồng trinh. Nhưng đóa hồng cất hương thơm giữa trần thế còn hạnh phúc hơn bông hoa héo mòn trên cành gai trinh bạch, nảy nở, sinh sôi và tàn lụi trong cực lạc cô đơn” [9; tr.19]. Lời nói trên cho ta thấy trong xã hội phong kiến thế quyền và thần quyền là hai thế lực đã đàn áp và kìm hãm sự phát triển của con người. Ẩn sau lời nói đó là thái độ phê phán và không đồng tình của Sêcxpia đối với những luân lý đạo đức cổ hủ, áp chế con người của chế độ phong kiến. Ông đứng về phía những con người đại diện cho chủ nghĩa nhân văn mà tiêu biểu là nàng Hecmiơ kiên quyết đấu tranh đến cùng để bảo vệ hạnh phúc và quyền lợi chính đáng của con người. Kế đến, tác giả còn phê phán tư tưởng của chế độ phong kiến cho rằng con người cao quý hay thấp hèn là do đẳng cấp và dòng máu quyết định. Chính vì thế mà trong tác phẩm của ông chúng ta nhận thấy có cả những con người quý tộc cao quý và thấp hèn. Ông hết lời ca ngợi những con người có vẻ đẹp tâm hồn cao quý. Bên cạnh đó Sêcxpia cũng phơi bày sự buồn cười và lố lăng của những tên quý tộc bên ngoài được che đậy bởi địa vị và thân phận cao sang thế nhưng bên trong tâm hồn lại trống rỗng. Điển hình cho những nhân vật đó là ngài quý tộc Anđru trong vở hài kịch Đêm thứ mười hai là một kẻ ngây ngô, hèn nhát đầy mộng tưởng. Chính vì thế ông ta bị ngày Tôby lợi dụng đến mất tiền, mất ngựa mà cuối chỉ là đối tượng giễu cợt cho thiên hạ. Anđru dưới mắt của cô hầu gái Maria “Không những rồ dại, ông ta còn chúa hay gây gổ nữa. Và nếu ông ta không có thiên bẩm của kẻ nhát gan để làm nhục bớt nhuệ khí gây gổ thì, theo ý những người khôn ngoan, ông ta sẽ có thêm cái thiên bẩm đi vào nhà mõ đấy ạ” [9; tr.117]. Còn anh chàng hầu Fibiơn nhận xét về Anđru: “Đó là tên bù nhìn đắt giá đối với ngài Tôby ạ.” [9; tr.165]. Qua lời hai lời đánh giá trên ta thấy Anđru hiện lên là một con người rồ dại, hèn nhát nhưng thích đi gây chuyện với người khác. Chính vì thế ông không được mọi người tôn trọng kể cả người có địa vị thấp nhất trong xã hội là cô hầu gái Maria và chàng hầu Fibiơn. Bên cạnh đó, tác giả còn vạch trần bản chất gian xảo của những tên quý tộc như Tôby. Tôby đã lợi dụng sự ngờ nghệch của Anđru để lấy tiền của anh ta mà ăn chơi. Điều này được thể hiện qua câu nói của Tôby với Fibiơn: “hắn đã phải tiêu tốn cho ta khoảng hai nghìn gì đó” [10; tr.165]. Còn trong vở Người lái buôn thành Vơnidơ ta bắt gặp những anh chàng quý tộc tự cao, tự đại xem mình là người tài giỏi. Thế nhưng họ thực chất cũng chỉ là những con người tầm thường với đầu óc trống rỗng, thiếu sự suy xét, dễ bị vẻ bề ngoài đánh lừa. Điển hình là ông hoàng Marôc và ông hoàng xứ Aragông hai vị khách đến cầu hôn nàng Porxya. Con người và tính cách của hai ông hoàng này hiện lên thật đầy đủ qua hai bức hình đựng trong hai chiếc hộp vàng và bạc mà hai ông đã chọn. Ông hoàng xứ Aragông nhận được bức chân dung của một thằng ngốc, còn ông hoàng Marôc thì nhận được bức hình một cái đầu lâu người chết và hố mắt rỗng. Qua hai bức hình đó ta thấy Sêcxpia đã khắc họa thật sinh động chân dung của nhà đại quý tộc, họ đều là những con người ngu ngốc, thiếu suy nghĩ và có cái nhìn hạn hẹp. Có thể nói, qua hình ảnh điển hình của những tên quý tộc trên ta thấy Sêchxpia đã chứng minh rằng không phải tất cả nhưng ai thuộc tầng lớp quý tộc đều cao quý và tài giỏi. Chính vì thế mà ông đã bài tỏ thái độ không đồng tình và phê phán tư tưởng của chế độ phong kiến là khinh rẻ đối với những con người xuất thân từ tầng lớp bình dân trong xã hội. Cuối cùng, tác giả còn vạch trần bộ mặt giả dối của các thế lực tôn giáo tồn tại trong xã hội phong kiến. Các thế lực tôn giáo muốn dễ dàng thống trị con người nên đã đưa ra “chủ nghĩa khổ hạnh”, “chủ nghĩa diệt dục”, “chủ nghĩa ...” và họ đã làm cho con người tin rằng cuộc sống nơi trần thế là đầy đau khổ, tội lỗi. Và họ đã vẽ ra một thế giới thiên đường đầy hạnh phúc ở đó con người sống thật thanh thản và không còn tội lỗi, đó mới là nơi đáng sống. Chính vì thế mà các thế lực này tỏ ra rất thù ghét với những con người chống lại giáo lý của họ. Malvôliô trong vở Đêm thứ mười hai là nhân vật tiêu biểu cho thái độ giả dối của phái Thanh giáo tồn tại thịnh hành ở Anh thời Phục hưng. Hắn luôn tỏ ra khô khan, đối lập với niềm vui trần thế của con người. Chính vì thế hắn rất ghét ngài Tôby mỗi khi thấy ông uống rượu và đùa vui thỏa thích với Anđru. Hắn chửi và nói với Tôby rất gay gắt: “các ông nội, các ông điên chăng? Hay các ông bị ma ám? Đầu óc các ông, phong độ và tư cách các ông để đâu mà đêm hôm khuya khoắt này còn khua mồm lên như một lũ hàn nồi, hàn xoong ấy?” hay “Nếu ngày từ bỏ những thói luông tuồng, thì ngày sẽ được oan nghênh trong nhà này” [10; tr.141]. Không những thế, hắn còn là một con người ưa quyền thế và đầy tham vọng. Chính vì thế mà hắn đã bị cả bọn Maria, Tôby, Anđru đưa vào một trò đùa hiếm có khiến hắn tưởng được Ôlivia yêu. Hắn nhận được là thư của Maria viết với nội dung là Ôlivia thích hắn và kêu hắn làm theo những dặn trong bức thư. Hắn tin vào lá thư và làm đúng như lời dặn trong lá thư đó.Hắn mơ đến một ngày hắn sẽ trở thành chồng của Ôlivia và là chủ nhân ngôi nhà của nàng. Hắn mơ: “Mình mặc áo dài nhung, ta gọi các cận thần đến quanh ta. Ta vừa ngủ ngày trở dậy, rời chiếc giường, nơi ta để lại Ôlivia đang thiêm thiếp giấc nồng...; Rồi với vẻ đường bệ, sau khi nghiêm trang đưa mắt nhìn, ra ý bảo họ là ta biết địa vị của ta, cũng như ta muốn họ biết địa vị của họ, ta cho gọi người bà con Tôby của ta đến; Bảy tên trong bộ hạ của ta răm rắp tuân theo, đi tìm lão ta. Trong khi đó ta cau mày và có thể là lên dây đồng hồ hoặc vân vê cái...cái... một đồ châu ngọc sang trọng nào đó. Tôby lại gần nghiêng mình thi lễ trước mặt ta.” [10; tr.150 -151]. Kết quả là hắn trở thành một tên hề lố bịch, kệch cỡm khác thường và Ôlivia tưởng hắn bị bệnh nên kêu ngài Tôby chăm sóc hắn. Tôby lại có mối thù với hắn nên Tôby đã đẩy hắn vào ngục tối. Có thể nói, hình ảnh của Malvôliô đã vạch trần bộ mặt giả tạo của các thế lực tôn giáo bên ngoài thì giả vờ nghiêm khắc, khổ hạnh nhưng bên trong lại đầy tham vọng. Sêcxpia đã nhìn thấy rõ điều đó nên thông qua tác phẩm của mình ông đã chỉ ra cho con người thời đại thấy bộ mặt thật của các thế lực tôn giáo. Họ đã lợi dụng lòng tin của con người để khống chế và kìm hãm sự phát triển của con người. Phê phán những mặt trái của xã hội thời tích lũy nguyên thủy tư bản chủ nghĩa. Thời đại Phục hưng được xem là thời kì quá độ từ chế độ phong kiến lên chủ nghĩa tư bản. Chủ nghĩa tư bản bước đầu hình thành đã mang lại luồng gió mới thật tươi mát cho con người thời đại. Bởi vì nó đã giải phóng con người thời đại thoát khỏi những ràng buộc của tôn giáo và hệ tư tưởng phong kiến, đặc biệt là chủ nghĩa tư sản còn mang đến cho con người món quà vô giá đó là ý thức cá nhân. Tuy nhiên thời đại Phục hưng cũng là thời đại tích lũy nguyên thủy của tư bản, thời đại nông dân bị phá sản, bị bóc lột cùng cực, thời đại mở đầu sự thống trị nghiệt ngã của đồng tiền. Nước Anh quê hương của Sêchxpia là một trong những nước tư bản chủ nghĩa điển hình ở Châu Âu thế kỉ XVI. Tiến lên theo con đường tư bản chủ nghĩa đã đưa nước Anh trở thành một trong những cường quốc số Châu Âu. Để có được vị thế đó, giai cấp tư sản mới hình thành đã phối hợp với quyền lực của vương triều phong kiến đàn áp một cách dã man quảng đại quần chúng nông dân, thợ thủ công Anh cũng như sự áp bức, bóc lột trắng trợn nhân dân các nước thuộc địa vừa mới chinh phục được. Chính vì thế mà nước Anh thời Sêchxpia tua tủa những thớt chặt đầu và những giá treo cổ. Từ thực tế trên đã giúp Sêcxpia nhận ra những mặt trái của xã hội tư bản, đó là một xã hội người bóc lột người, một xã hội mà đồng tiền được đặt lên trên cả tình người. Và Sêchpia đã dùng văn học làm vũ khí sắt bén để đấu tranh chống lại cái xã hội đầy bất công đó. Qua tác phẩm của mình ông đã phơi bày những mặt tiêu cực của xã hội tư bản. Trước hết, ông phê phán sự thống trị của đồng tiền trong xã hội đó. Đồng tiền có sức mạnh chi phối xã hội, thậm chí nó còn biến con người trở thành nô lệ của nó. Cuộc sống của Sailôc trong vở hài kịch Người lái buôn thành Vơnidơ là điển hình cho điều nói trên. Nếu như con người cố gắng làm ra thật nhiều tiền để nâng cao đời sống vật chất và tinh thần thì Sailôc khi có nhiều tiền ông lại càng keo kiệt, sống tằn tiện, kham khổ, khước từ mọi lạc thú ở đời. Lão chấp nhận cuộc sống đọa đày không dám ăn, không dám xài số tiền mà lão làm ra, không dám sử dụng đồng tiền để hưởng những thú vui ở đời. Hơn thế nữa, lão cũng không cho đứa con gái duy nhất của mình hưởng bất kì thú vui nào và để người hầu phải sống trong cảnh chết đói. Con gái lão nhận xét cuộc sống trong chính gia đình cô như sau: “Nhà chúng tôi như là một cái địa ngục” [9; tr.118]. Qua lời nói của cô cho chúng ta thấy cha cô Sailôc mặc dù rất giàu có nhưng với lối sống tằn tiện, thương tiền, ông ta đã biến cái gia đình ấm áp của mình thành địa ngục nơi trần gian. Tất cả những điều đó cho thấy Sailôc vì thoái hám tiền mà ông ta đã trở thành nô lệ của đồng tiền ông thà chấp nhận cuộc sống kham khổ để gìn giữ những đồng tiền quý giá của mình không bị tiêu hao. Bên cạnh đồng tiền còn làm tha hóa con người và làm biến chất những tình cảm cao quý của con người. Trước tiên, ta thấy trong tác phẩm đồng tiền đã biến Sailôc thành một con người keo kiệt, tàn nhẫn, nham hiểm và hám tiền. Con người tàn nhẫn của Sailôc thể hiện qua hành động kiên quyết đòi róc thịt của Antôniô vì anh ta không hoàn lại số tiền đã vay của Sailôc đúng thời hạn. Đó là một hành động mất hết tính người vì để thỏa lòng căm thù mà lão sẵn sàng lấy đi sinh mạng của một con người. Điều này được thể hiện qua chi tiết khi Xalêriô hỏi Sailôc về số phận của Antôniô khi anh ta không trả tiền đúng thời hạn quy định: “Nhưng tôi chắc rằng nếu nhở ông ta không giữ đúng được lời giao kèo, anh cũng chẳng lấy thịt của ông ta: anh lấy để làm cái trò gì?” [9; tr.135] thì Sailôc trả lời rất lạnh lùng tàn nhẫn: “Để làm mồi cho cá; nếu nó chẳng nuôi sống được cái gì khác, thì ít ra nó cũng làm no được sự trả thù của tôi.” [9; tr.135]. Không chỉ như thế đồng tiền còn biến Sailôc một con người nham hiểm và hám tiền. Vì để kiếm tiền lão đã bất chấp mọi thủ đoạn không kể đến tình người như cho vay tiền lấy lãi cao và việc tìm mọi cách để hạ ngục đối thủ của mình là Antôniô.Vì Sailôc cho rằng việc Antôniô cho vay tiền mà không lấy lãi đã làm thiệt hại công việc làm ăn của lão, lão nói:“Ta ghét hắn vì hắn theo đạo cơ-đốc, nhưng ta còn ghét hắn nhiều hơn nữa vì hắn ngu dại đê hèn, cho vay tiền không lấy lãi, làm cho lợi sức của tiền bạc ở Vơnidơ này sụt xuống. Một ngày nào đó, ta mà tóm được hắn hở cơ phải biết là ta sẽ trả mối hận thù lâu đời của ta đối với hắn cho thỏa thuê!”[9; tr.105]. Chính vì thế mà hắn nhân lúc Antôniô không trả tiền đúng thời hạn lão đã kiên quyết đưa anh vào đường cùng, lão nói: “Tôi sẽ lấy trái tim của nó, nếu nó sai hẹn, và một khi đã loại được nó ra khỏi Vơnidơ, tôi sẽ có thể tha hồ kinh doanh mua bán tùy sở thích” [9; tr.138]. Mặt khác, ta thấy đối với Sailôc đồng tiền là cao quý nhất nó trên cả tình thân. Chính vì vậy mà khi Jexica bỏ trốn, mang theo tài sản của lão thì lão đau đớn đến điên dại, đi lang thang giữa phố phường Vơnidơ để tìm kiếm đứa con thì ít hơn mà tìm vàng châu báu mắt đi thì nhiều hơn. Sailôc không hề có một chút đau xót nào khi con gái của lão đã bỏ lão ra đi mà lão chỉ đau xót vì tài sản của mình đã bị lấy cấp. Thậm chí lão còn nguyền rũa và muốn Jexica chết ngai dưới chân lão, lão gào thét: “Thôi thế là xong, thế là đi đời! Mất biến một viên ngọc kim cương: tôi đã mua mất hai nghìn đuy-ca ở Francfor. Chưa bao giờ tai họa đè nặng nề lên dân tộc ta, chưa bao giờ tôi bị đau xót như ngày hôm nay. Hai nghìn đuy-ca trong viên ngọc đó, và còn những đồ châu báu khác đắt tiền nữa, rất đắt tiền! Ôi! Tôi chỉ mong muốn được trong thấy con gái tôi chết nằm dưới chân tôi, hai tay đeongọc kim cương, con gái tôi nằm trong quan tài ở dưới chân tôi và có tất cả những đồng đuy-ca trong mình nó! Không có tin tức gì về chúng nó? Và cũng không biết rồi tôi còn phải tốn phí bao nhiêu để tìm chúng nó nữa. Ôi chao ôi! Mất đơn mất kép, đứa ăn trộm đi với bao nhiêu tiền của, và bao nhiêu tiền để bắt nó lại, mà không được thỏa nguyện, không được trả thù! Và không có nỗi bất hạnh nào không đè lên lưng tôi, không có tiếng thở dài thở ngắn nào không ở miệng tôi ra, không có nước mắt nào không ở mắt tôi tuôn xuống [9; tr.137]. Có thể nói đồng tiền có sức mạnh to lớn trong xã hội tư bản nó có khả năng làm biến đổi bản chất con người nó đã biến Sailôc thành một người cha vô cảm Kế đến, ở tác phẩm này tác giả còn vạch trần bản chất xảo quyệt của giai cấp tư sản. Họ thường dùng những lời lẽ tốt đẹp để che đậy bản chất bóc lột của giai cấp mình. Như trong Người lái buôn thành Vơnidơ nhân vật Sailôc đã mượn câu chuyện trong kinh thánh để biện minh rằng việc cho vay lấy lãi cao là hợp lí. Lão nói: “Không, không lấy lãi như các ngài thường nói, không lấy lãi trực tiếp. Ngài hãy xem chàng Jacôp đã làm thế nào khi Labăng và chàng ta ước định với nhau rằng tất cả những con cừu non mới mới đẻ có vằn có đốm sẽ thuộc về Jacôp, gọi là công sá? Về cuối mùa thu, bọn cừu cái động đực, chàng ta dắt chúng đến với cừu đực và trong khi công việc lấy đương được tiến hành trong loài vật mang len, chàng chăn cừu láu lỉnh đem bóc vỏ những cành cây, và trong khi chúng đương giao hợp chàng đặt những cành cây đó trước mắt những cừu cái, những con này bị kích thích thần kinh và thụ thay lúc đó, đến thời sinh nở đẻ ra những con cừu con có vằn; và những con cừu con đó thuộc về Jacôp... Ấy đó! Đó là một cách làm giàu, và Jacôp được trời ban phước; và sự giàu có là một phước trời, miễn không phải là của ăn cắp”[9;tr.106]. Lời nói đó của Sailôc cho thấy lão là một con người rất giỏi ngụy biện. Bởi vì, Lão đã biết dùng kinh thánh để che đậy cho việc làm thiếu lương tâm của mình. Lão biện giải cho hành động của mình như sau: nếu như trong kinh thánh chàng Jacôp đã biết sử dụng những thủ thuật để sinh lợi cho chàng ta thì việc làm cho tiền đẻ ra tiền của lão là không có gì phải đáng lên án. Sự xảo Nhưng dù cho lão có khôn ngoan, giỏi che đậy thế nào thì cuối cùng bản chất gian ác của lão cũng bị phơi bày. Hình ảnh lão dùng con dao để róc thịt Antôniô ở cuối tác phẩm đã nói lên tất cả tâm địa độc ác của lão ta. Hành động đó không chỉ vạch trần bản chất của Sailôc mà nó còn vạch trần bản chất độc ác, tàn nhẫn của cả một tầng lớp tư sản. Qua chi tiết trên Sêcxpia muốn cho nhân loại thấy một thế lực mới đang hình thành, nó còn đen tối, tàn ác hơn cả thế lực phong kiến. Đó là thế lực tư bản chủ nghĩa mà đại diện là tên Sailôc. Lão là hiện thân của chủ nghĩa cá nhân đến cực thời tích lũy nguyên thủy tư bản chủ nghĩa. Đối với Sailôc, tình người, tình cha con, tình bạn bè, thậm chí cả lương tâm… cũng đều vô nghĩa. Sailôc chỉ thừa nhận có tiền, vàng và lợi ích cá nhân của lão. Sailôc vì tiền, vì để thỏa mãn lòng thù hận cá nhân mà Sailôc sẵn sàng dùng dao để lấy đi tính mạng của một con người thì giai cấp tư sản cũng vậy, họ cũng dùng mọi thủ đoạn để vơ vét và bóc lột đến tận cùng sức lao động và tài sản của những người nông dân, thợ thủ công. Gia Cuối cùng, trong tác phẩm trên, Sêcxpia còn phê phán sự kì thị chủng tộc, tôn giáo trong xã hội tư bản. Giai cấp tư sản vì muốn che đậy bản chất bóc lột của mình nên họ đã ra sức bảo vệ và nuôi dưỡng những thành kiến về dân tộc, tôn giáo. Với cái nhìn nhân đạo đối với con người, Sêcxpia đã bày tỏ thái độ không đồng tình và ông kiên quyết tố cáo việc làm thiếu nhân đạo trên của giai cấp tư sản. Trong tác phẩm của mình ông đã lên án sự bóc lột và coi rẻ những người da màu bị bán làm nô lệ. Điều này được thể hiện qua lời tố cáo của Sailôc: “Các ngài có ở nhà các ngài rất nhiều nô lệ, mà các ngài dùng vào những công việc nặng nề hết sức ti tiện và bỉ ổi, cũng như những con lừa, con chó và con la của các ngài, lấy lẽ rằng các ngày đã mua chúng về. Lẽ nào tôi lại đến nói với các ngài: “hãy phóng thích chúng đi, hãy gã cho chúng những cô thừa kế của các ngài! Tại sao họ phải khó nhọc dưới gánh nặng nề? Hãy cho họ được nằm những giường êm ấm cũng bằng giường của các ngài, và cho họ được ăn ngon miệng những món ăn cũng như của các ngài”. Các ngài sẽ trả lời tôi: “những tên nô lệ đó là của ta” [9; tr.159]. Qua lời tố cáo đó chúng ta thấy căm phẫn vô cùng đối với việc làm không một chút tình người của giai cấp tư sản. Đồng thời qua chi tiết trên chúng ta cũng cảm nhận được tấm lòng yêu thương trân trọng con người của tác giả. Bên cạnh đó tác giả cũng thể hiện thái độ không đồng tình với những thành kiến đối với người Do Thái và sự phân biệt tôn giáo trong xã hội tư bản. Điều này được thể hiện qua câu nói của Sailôc: “Ngài đã gọi tôi là kẻ không tín ngưỡng, là đồ chó, là quân cắt cổ; ngài đã nhổ vào chiếc áo dài Do Thái của tôi” [9; tr. 107]. Chính vì sự bất công đó mà tác giả muốn đấu tranh cho quyền bình đẳng của các dân tộc và quyền tự do tín ngưỡng của con người. Có thể nói, Sêchxpia luôn nhận Sêchxpia được Emecxơn đánh giá là “nhân vật vĩ đại nhất của lịch sử cận đại” [7; tr.26]. Bởi vì ông được xem là người đầu tiên trong văn học có cái nhìn sâu sắc về quần chúng lao động, đồng thời là người đầu tiên lên án, phê phán xã hội tư bản. CHƯƠNG 3: ĐẶC SẮC NGHỆ THUẬT QUA BA VỞ HÀI KỊCH, GIẤC MỘNG ĐÊM HÈ, ĐÊM THỨ 12, NGƯỜI LÁI BUÔN THÀNH VƠNIDƠ 3.1. Nghệ thuật xây dựng nhân vật Nghệ thuật phân miêu tả tính cách nhân vật Nghệ thuật xây dựng nhân vật điển hình 3.2. Nghệ thuật kết hợp tính hiện thực và tính lãng mạn trong ba vở hài kịch thể hiện qua: 3.2.1 Giọng điệu trữ tình 3.2.2 Nghệ thuật dựng truyện 3.2.3 Nghệ thuật dựng cảnh Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ Một tác phẩm kịch hoàn chỉnh bao gồm nhiều yếu tố như: nhân vật, hành động, cốt truyện, xung đột… Nhưng để tạo nên diễn biến xung đột đến mức gọi là cao trào, để biểu lộ tính cách nhân vật, đặc biệt là việc truyền tải tư tưởng của nhà văn đến đọc giả thì chúng ta không thể bỏ qua chất liệu cơ bản nhất đó là ngôn ngữ kịch. Trong thể loại kịch có ba loại ngôn ngữ cơ bản là: đối thoại, độc thoại, bàng thoại. Ở bài viết này người viết sẽ tập trung nghiên cứu những nét đặc sắc của Sêcxpia khi sử dụng ngôn ngữ đối thoại và độc thoại trong ba vở hài kịch trên. Ngôn ngữ đối thoại Đối thoại là sự đối đáp qua lại giữa các nhân vật, nhưng không phải nói với nhau là có đối thoại trong kịch. Bêlinxki nói: “tính kịch không phải là do có nói qua lại mà mà tạo nên được, nó phải do hành động giao lưu sinh động giữa hai người mà tạo thành. Nếu cả hai bên tranh luận đều muốn đè bẹp đối phương, đều muốn cải biến một phương diện nào đó trong hành động của đối phương, hoặc tấn công vào nhược điểm nào đó trong tâm tư của đối phương, nêu thông qua cuộc tranh luận đó đưa hai người tới một quan hệ mới, thì đó mới là kịch” [llvh; tr.409]. Vì thế mà đối thoại trong kịch phải mang nội dung tấn công – phản công; thăm dò – lẫn tránh; chất vấn – chối cãi; thuyết phục – từ chối phủ nhận; đe dọa – coi thường; cầu xin – từ chối;...Đây chính là những nội dung không thể thiếu khi xây dựng lời đối thoại cho các nhân vật trong tác phẩm kịch nói chung và trong hài kịch của Sêcxpia nói riêng. Ta thấy ngôn ngữ đối thoại của các nhân vật trong ba vở hài kịch Giấc mộng đêm hè, Đêm thứ mười hai, người lái buôn thành Vơnidơ không chỉ chứa đựng những nội dung trên mà nó còn sinh động, giàu sức gợi tả. Trước hết, là qua lời đối thoại của Ôbêrơn và Titania trong vở hài kịch Giấc mộng đêm hè: Ôbêrơn – Này Titania kêu hãnh, đêm trăng ta lại xúi quẩy gặp nhau. Titania – Sao, Ôbêrơn đố kỵ! Này, các tiên đồng, hãy cùng nhau bay khỏi nơi đây, ta đã thề từ bỏ cuộc đời chung chạ với chàng. Ôbêrơn – Đứng lại đồ phóng dãng hỗn hào: ta không là chúa tễ của nàng sau? Titania – Thế thì ta phải là nữ chúa của người. Nhưng ta biết rằng ngươi đã trốn khỏi xứ tiên và dưới hình dạng một gã Corin suốt ngày ngồi thổi sáo cuộng rạ và làm thơ tình yêu dâng nàng Philiđa say đắm. Vì sau ngươi lại trở về đây từ những bờ biển xa xôi nhất của Ấn Độ? Thực ra, phải chăng là vì nàng Amadôn hợm hĩnh, nữ chúa đi dày cao đế và mối tình thượng võ của ngươi, sắp kết duyên cùng Thidiơx? Và người đến để mang niềm hoan lạc và sự phồn vinh cho chăn gối của họ? Ôbêrơn – Thật xấu hỗ cho nàng, Titania, sao lại có thể nghĩ như thế về lòng tin cậy của ta đối với Hipôlita, khi biết rằng ta biết chính mối tình của nàng đối với Thidiơx? Nàng đã chăng nhân đêm mờ chập choạng mà dẫn hắn đi xa khỏi nàng Pêrigiênia mà hắn cướp được đó sao? Và làm phản bội lời thề với nàng Igơn xinh đẹp, với Ariat và Anitiôpa? Titania – những thứ đó điều là chuyện bịa đặt của lòng ghen tuông. Và không bao giờ, khởi đầu từ buổi giữa hè, dù cho chúng ta có gặp nhau ở trên đồi, dưới thung lũng, trong rừng, ngoài bãi cỏ, cạnh một nguồn nước lát sỏi hay một con suối đầy lao sậy, hoặc trên dải đất sóng vỗ bên bờ biển để nhảy múa theo tiếng gió vi vu mà người lại không quấy phá cuộc vui của bọn ta bằng những lời cãi cọ ồn ào…” [9; tr.30]. Qua đoạn đối thoại này, ta không chỉ thấy hai nhân vật đang có sự ghen tuông kịch liệt mà còn thấy được thiên nhiên của nước Anh hiện lên thật thật tươi đẹp, nên thơ. Đó là những khu rừng bạc ngàn, đồng cỏ xanh tốt, nguồn nước lát sỏi, bờ biển thật thơ mộng nơi hai nhân vật gặp nhau. Những khung cảnh trên gợi cho người xem một bức tranh thiên nhiên nước Anh tràn đầy sức sống và tươi mát vào những ngày hè. Kế đến, là cuộc đối thoại của Hecmiơ với Thidiơx: Thidiơx – Nào, Hecmiơ, cháu nói gì? Hãy suy nghĩ đi, cô gái xinh tươi ạ. Đối với cháu, cha cháu phải là một vị thần linh. Người đã tạo ra vẻ đẹp của cháu. Phải, và đối với người thì cháu chỉ là một hình hài bằng sáp do tay người nặn ra mà người có quyền giữ lại hay bóp méo đi. Đimitriơx là một anh chàng công tử xứng danh đấy chứ. Hecmiơ – Laixanđơ cũng là một chàng công tử y như vậy. Thidiơx – tự mình chàng thì như thế. Nhưng trong trường hợp này vì thiếu sự đồng tình của cha cháu, người kia phải được xem là xứng danh hơn. Hecmiơ – Cháu ao ước rằng cha cháu chỉ nhìn bằng cặp mắt của cháu. Thidiơx – lẽ ra thì mắt cháu phải nhìn theo cách suy xét của cha cháu. Hecmiơ – Cháu xin Đức ngài tha tội. Cháu không hiểu sức mạnh nào đã khiến cho cháu trở nên bạo dạn, hay cháu đã mất hết tính e thẹn của giới mình, nếu như ở đây, trước một cử tọa như thế này, cháu giãi bày hết những ý nghĩ của mình. Nhưng cháu cầu xin đức ngài cho biết điều tai họa nhất mà cháu phải chịu sẽ là gì, nếu như cháu từ chối không kết duyên cùng Đimitriơx? Thidiơx – Hoặc là chết, hoặc là khước từ vĩnh viễn xã hội loài người. Vì vậy cho nên, Hecmiơ xinh đẹp ơi, hãy dò hỏi ham muốn của chính mình. Hãy hiểu biết về tuổi thanh xuân của mình, hãy xem xét kỹ máu huyết của mình mà xem thử, nếu như cháu không thuận tình theo ý cha lựa chọn, cháu có khoác nổi chăng một tấm áo tu hành, vĩnh viễn gửi mình nơi tu viện âm u, trọn đời là một bà mụ héo hắt, hát những bản thánh ca sầu thảm chio mặt trăng khô héo lạnh lùng. Cực lạc thay những kẻ làm chủ được máu huyết của mình để cam chịu cuộc hành hương ấy của cô gái đồng trinh. Nhưng đóa hồng cất hương thơm giữa trần thế còn hạn phúc hơn bong hoa hoa héo mòn trên cành gai trinh bạch, nảy nở, sinh sôi và tàn lụi trong cực lạc cô đơn. Hecmiơ – Thưa chúa công, tôi quyết sẽ lớn lên, sống và chết như thế này đây, còn hơn là đem chữ trinh thuần phục vị công tử này, chịu đựng một cái ách không hề ham muốn mà lòng tôi không khuất phục. [9; tr.18-19]. Trong đoạn đối thoại trên, lời nói của Thidiơx hướng tới Hecmiơ mà khuyên nhủ, thuyết phục; lời nói của Hecmiơ lại hướng tới Thidiơx mà cự tuyệt, phản đối. Thidiơx khuyên Hecmiơ hãy nghe theo lời cha lấy Đimitriơx làm chồng, nếu không nàng sẽ phải chịu hình phạt rất nặng của luật pháp Aten. Hecmiơ thì kiên quyết từ chối vì nàng đã yêu Laixanđơ và chỉ muốn kết nghĩa vợ chồng với chàng. Hơn thế nữa cuộc đối thoại trên còn cho chúng ta thấy mâu thuẫn gay gắt trong xã hội. Đó là mâu thuẫn giữa hai thế hệ già cỗi lỗi thời đại diện là cha Hecmiơ và thế hệ trẻ khao khát tự do đại diện là nàng Hecmiơ. Bên cạnh đó cuộc đối thoại còn cho người xem thấy được sự cấu kết của thần quyền và thế quyền trong xã hội phong kiến đã đàn áp, khống chế quyền tự do của con người. Tóm lại, qua đoạn đối thoại trên tác giả không chỉ tạo được tính kịch mà còn vẽ lên một bức tranh xã hội đang diễn ra cuộc đấu tranh quyết liệt giữa cái cũ và cái mới. Tiếp đến là đoạn đối thoại của Đimitriơx và Hêlen: Đimitriơx - Tôi không yêu cô, vậy đừng có theo tôi. Laixanđơ và nàng Hecmiơ xinh đẹp ở nơi đâu? Ta muốn giết một người, người kia lại giết ta. Cô nói với tôi họ chạy trốn vào khu rùng này, và đây, tôi đến rồi, nhưng ta là thằng điên giữa rừng vì đâu có thấy Hecmiơ của ta! Từ nay, cô hãy đi thôi, và đừng theo tôi nữa! Hêlen – Anh cuốn hút em, anh là một thứ đá kim cương có trái tim cứng rắn. Nhưng anh cuốn hút không phải sắt đâu, vì tim em thật là thứ thép. Hãy mất đi sức mạnh cuốn hút thì em sẽ không còn sức mạnh theo anh. Đimitriơx – Tôi đã lôi kéo cô chăng? Tôi đã nói vơpis cô những lời êm đẹp chăng? Hay là đúng hơn, tôi đã không nói một cách rất chân thật với cô rằng tôi không yêu cô mà cũng không thể yêu cô? Hêlen – Chính vì thế mà em càng yêu anh. Em là con chó của anh. Anh Đimitriơx ạ, anh càng đánh em, em càng quấn quýt bên chân anh. Hãy đối xử với em như một con chó của anh, cứ đuổi em, cứ đánh đập em, cứ ruồng rẫy em, cứ bỏ rơi em, em chỉ xin được đi theo anh, dẫu cho là em vẫn không xứng đáng như thế này đây. Còn có vị trí nào tồi tệ hơn mà em có thể cầu xin trong tình yêu của anh là được anh đối xử như một con chó của anh, tuy rằng đó là một vị trí cao quý đối với em? Đimitriơx – Đừng gây cho tâm trí tôi quá nhiều phẫn khích, vì tôi đau lòng mỗi lúc tôi nhìn thấy cô. Hêlen – Còn em đau lòng mỗi lúc không nhìn thấy anh. Đimitriơx – Cô đã xúc phạm đức hạnh của mình quá lắm khi rời bỏ thành phố và hạ mình vào tay một kẻ không yêu cô, đem phó thác cái kho tàng phong phú đức trinh bạch của mình cho sự may rủi đêm khuya và sự bất trắc của một nơi hoang vắng. Hêlen – Đức tính của anh là lợi ích của em. Bởi vậy không phải là đêm khi em nhìn thấy anh, cho nên em cho rằng giờ đây em không sống trong đêm, mà cánh rùng này cũng không vắng người vì anh là cả thế giới đối với em. Vậy làm sau lại có thể nói rằng em đang ở một mình khi mà cả thế đang ở đây nhìn em? Đimitriơx – Tôi sẽ chạy trốn khỏi cô, nấp mình sau bụi rậm và để mặc cô cho thú dữ. Hêlen – Con thú dữ nhất cũng không có một trái tim như anh. Chạy đi đâu là tùy anh, lịch sử sẽ đổi thay: Apôlô bỏ chạy còn Đapnê thì đuổi theo; chim bồ câu đuổi bắt chim ưng; con nai hiền lành nhanh chân lên để bắt con hổ. Đó là đọ nhanh vô ích, vì chạy trốn là sự dũng cảm và đuổi theo là nhát gan! Đimitriơx – Tôi quyết không ngừng lại ở những câu chuyện của cô. Hãy để cho tôi đi. Hoặc nếu cô theo tôi thì chớ tin rằng tôi sẽ không làm hại cô ở trong rừng. Hêlen - Than ôi, trong đền thờ, trong thành phố, ngoài cánh đồng anh đèu làm hại tôi. Ôi, Đimitriơx, những sai trái của anh đã gây tai tiếng cho phái yếu chúng tôi. Chúng tôi không thể giành giật lấy tình yêu như bọn đàn ông thường làm, chúng tôi sinh ra là để được ve vãn chứ không phải để đi ve vãn. Tôi sẽ theo anh và biến địa ngục này thành thiên đường bằng cái chết trong tay người mình yêu tha thiết. [9; tr.33-34] Ta thấy nội dung của cuộc đối thoại trên là Hêlen đang tha thiết cầu xin tình yêu của Đimitriơx nhưng anh ta nhất quyết từ chối nàng. Bên cạnh nội dung trên Sêcxpia còn cho chúng ta cảm nhận thật rõ nét về con người thời đại Phục hưng, đăc biệt là người phụ nữ. Họ là những con người tràn đầy nhựa sống, họ khao khát được yêu và được tận hưởng hạnh phúc trong tình yêu đến cháy bỏng. Ở đoạn đối thoại trên ta còn thấy tác giả sử dụng ngôn ngữ giàu chất triết lí và đưa chất liệu văn học dân gian vào lời thoại của nhân vật để truyền tải một tư tưởng tiến bộ. Nếu như trong xã hội phong kiến luôn nhìn người phụ nữ với ánh mắt đầy khắc khe, không cho họ cái quyền được chủ động bày tỏ tình yêu thì trong tác phẩm Sêcxpia đã có một cái nhìn trân trọng và cảm thông đối với khát vọng tình yêu của người phụ nữ. Ông đấu tranh cho quyền bình đẳng của người phụ nữ, ông cho rằng người phụ nữ cũng có quyền được chủ động bày tỏ và nắm giữ tình yêu của mình. Vì thế để có được hạnh phúc trong tình yêu đôi khi người phụ nữ phải là người chủ động. Nàng Hêlen trong tác phẩm chính là đại diện tiêu biểu cho người phụ nữ thời đại Phục hưng mạnh mẽ, quyết liệt nhưng cũng không kém phần dịu dàng. Còn trong vở hài kịch “Đêm thứ mười hai” qua cuộc đối thoại của Ôlivia với anh Hề của nàng, ta sẽ thấy Sêcxpia cũng sử dụng thành công ngôn ngữ giản dị đậm chất đời thường nhưng giàu chất triết lí. Thông qua cuộc đối thoại đó tác giả còn cho người xem thấy được sự thông minh, sắc xảo của những con người thuộc tầng lớp bình dân trong xã hội. Điển hình đó là anh Hề trong cuộc đối thoại sau: Ôlivia – Đuổi tên ngốc đi khỏi đây. Hề – Này các người, không nghe thấy gì ư? Đuổi tiểu thư đi khỏi đây. Ôlivia – Đi đi, ngươi là một tên hề nhạt. Ta không cần đến ngươi nữa. Ngoài ra, ngươi lại tỏ ra bất lương. Hề – Đó là hai khuyết điểm có thể sửa chữa bằng cách cho thêm muối và khuyên bảo tử tế. Bởi vì thêm muối mắm cho gả hề nhạt, y sẽ khỏi nhạt. Bảo kẻ bất lương phải sửa chữa, nếu y sửa chữa, y sẽ không bất lương nữa; nếu y không tu tỉnh được thì hãy để kẻ chuyên nghề vá víu sửa cho y. Bất cứ cái gì đã sửa đi là chỉ thành vá víu: đức hạnh một khi sa sẩy sẽ thành vá chằng với tội lỗi; và tội lỗi cải hồi thì vá víu bằng đức hạnh. Nếu cái tạm đoạn này dùng được thì cứ thế mà xong. Nếu không thì kiếm phương thuốc nào? Không làm cho kẻ mọc sừng thực thụ, ngoại trừ đại họa, và sắc đẹp là một bông hoa. Tiểu thư ra lệnh đuổi tên ngốc đi. Do đó, ta nhắc lại đuổi tiểu thư đi. Ôlivia – Ta lệnh cho họ đuổi cổ ngươi đi. Hề – Sai lầm đến cực đọ tiểu thư ạ, nói cách khác ốc ta đâu phỉa toàn bả đậu. Mađonna thân mến cho phép ta chứng minh tiểu thư là một tên ngốc. Ôlivia – Liệu ngươi có làm được không? Hề – Làm rất khéo ấy chứ ly, mađonna thân mến ạ. Ôlivia – Thế thì chứng minh đi. Hề – Muốn vậy ta phải khảo vấn tiểu thư về giáo lý đã: nào con chuột nhắc của đức hạnh, hãy trả lời ta. Ôlivia – Được vì không có điều gì khác ta cho phép ngươi. Hề - Mađonna thân mến tại sao nàng lại âu sầu? Ôlivia vì anh trai ta qua đời, hề ạ. Hề – Chắc hẳn linh hồn lệnh huynh ở dưới địa ngục, mađonna nhỉ. Ôlivia – Ta biết linh hồn anh ta ở thiên đàng, đồ điên ạ Hề – Mặt ủ mày vì nổi linh hồn ông anh ở trên thiên đường, thế mới càng ngốc chứ. Chư ông, hãy điệu cổ tên ngốc này khởi đây. [9; tr.124-125] Cuối cùng là đoạn đối thoại của Sailôc và Xalêriô trong vở hài kịch Người lái buôn thành Vơnidơ: Xalêriô – cái đó thì chắc chắn rồi, về phần tôi, tôi còn biết gã thợ may đã may cho cô ấy đôi cánh đẻ cô ấy bay đi. Xalêriô – VÀ Sailôc, về phần ông ta, ông ta vẫn biết rõ rằng con chim đã mọc đủ lông; và khi đó chim rời tổ là lẽ tự nhiên thôi. Sailôc – Tôi nguyền cho nó sa địa ngục muôn đời. Xalêriô – cái đó thì chắc, nếu để cho anh xét xử nó, anh là con quỷ mà. Sailôc – thịt của tôi và máu của tôi nổi dậy chống tôi! Xalêriô – Thôi di đồ kinh tỏm! Đến cái tuổi của anh mà còn dựng lên à? Sailôc - Tôi bảo rằng con gái tôi là thịt và máu của tôi. Xalêriô – Thịt của anh khác với thịt của cô ấy hơn là hạt huyền khác với ngà; máu của anh khác với máu của cô ấy hơn là rượu vang đỏ khác với rượu vang sông Ranh. Nhưng này, cái tin Antôniô đã mất mát ích nhiều ngoài biển, thực hư thế nào anh có biết không? Sailôc – Tôi lại bị thêm một vố với lão đó nữa: một kẻ vỡ nợ, một kẻ phá tán gia tài, không dám vác cái mặt ra đến cầu Rialrô nữa, một tên ăn mày vẫn quen cái thói đến thị trường làm ra mặt hào hiệp: lão cứ rờ hồn về cái văn tự của lão; lão vẫn cho vai tiền vì lòng nhan ái của đạo Cơ đốc: cứ rờ hồn về cái văn tự! Xalêriô – Nhưng tôi chắc rằng nếu nhỡ ông ta không giữ đúng được lời giao kèo, anh cũng chẳng lấy thịt của ông ta: anh lấy để làm cái trò gì? Sailôc – Để làm mồi cho cá; nếu nó chẳng nuôi sống được cái gì khác, thì ít ra nó cũng làm no được sự trả thù của tôi. Lão ta đã làm tôi mất thể diện, làm tôi thiệt ít nhất hơn nửa triệu; lão đã cười những vụ mất mát của tôi, đã chế giễu những lời lãi của tôi, đã khinh bỉ dân tộc tôi, làm ngang trái các việc mua bán của tôi, làm nguội lạnh các bạn bè của tôi, làm sôi máu các kẻ thù của tôi. Và tất cả cái đó, vì lẽ gì? Vì tôi là một người Do Thái. Một người Do Thái không có mắt hay sao? Một người Do Thái không có hai tay, không có phủ tạng, không có giác quan, không có cảm giác, không có tình cảm hay sao? Hắn không được nuôi dưỡng bằng cùng một thức ăn, không bị thương bởi cùng những thứ võ khí, không bị mắc cùng những thứ bệnh, không được chữa khỏi bằng cùng những thứ thuốc men, lhoong được nóng ấm bởi cùng một thứ mùa hè, giá lạnh bởi cùng một thứ mùa đông như một người theo đạo cơ-đốc hay sao? Nếu các ông châm chích chúng tôi, có dễ chúng tôi không chảy máu chăng? Các ông cù chúng tôi, dễ chúng tôi không cười hay sao? Các ông đánh thuốc độc chúng tôi, dễ chúng tôi không chết ư? Và nếu các ông làm thiệt hại cho chúng tôi, chúng tôi lại không trả thù hay sao? Giống các ông về tất cả mọi điểm khác, chúng tôi cũng sẽ giống các ông cả về điểm đó nữa. Nếu một người Do Thái làm hại cho một người cơ-đốc, thì người cơ-đốc đó bộc lộ sự nép mình bằng cách nào? Bằng cách trả thù. Nếu một người cơ-đốc làm thiệt hại cho một người Do thái, thì theo gương người cơ-đốc, người Do Thái sẽ nhẫn nại bằng cách nào? Bằng cách trả thù. Điều ác mà các ông đã dạy cho tôi, tôi sẽ đem thực hành, và nếu học trò không vượt thầy, tôi cứ xin chịu muôn vàng tai họa!”[tâp1,136] Ở đoạn đối thoại trên ta thấy Sêchxpia đã khai thác thành công sức mạnh của ngôn từ, qua những lời đối thoại của hai nhân vật trên mà ông đã vẽ lên một bức tranh toàn cảnh xã hội Anh trong thời kì tích lũy tư bản chủ nghĩa. Trong bức tranh xã hội đó con người và những mâu thuẫn xã hội hiện lên thật sinh động. Trước hết là con người, tác giả đã khắc họa thật sắc nét hình ảnh một người cha hám tiền, đặt tiền lên trên tình cảm cha con; một tên tư sản keo kiệt, độc ác, cho vay nặng lãi và hay thù hằn. Đối lập với con người đó là là con người đại diện cho chính nghĩa biết trân trọng tình bạn, yêu lẽ phải căm ghét cái ác. Kế đến là mâu thuẫn gay gắt trong hội xã hội, đó là mâu thuẫn giữa các dân tộc và mâu thuẫn tôn giáo. Tiêu biểu trong tác phẩm này là sự kì thị giữa những người theo đạo Cơ đốc với những người Do Thái. Bên cạnh đó là mâu thuẫn giữa những con người đại diện cho chính nghĩa, điều thiện với con người những con người đại diện cho cái ác, cái xấu trong xã hội. Có thể nói, trong ba vở hài kịch trên, ta thấy Sêcxpia đã sử dụng ngôn ngữ đối thoại thật sinh động tạo nên tính kịch cho tác phẩm. Đồng thời ngôn ngữ đó cũng giàu sức gợi tả giúp cho người xem có thể hình dung thật rõ nét về cảnh vật, xã hội và con người ở nước Anh vào thời đại Phục hưng. 3.3.2 Ngôn ngữ độc thoại Độc thoại là nói với chính mình, trong cuộc sống có những nổi xúc động mãnh liệt trong long mà chưa thể hoặc không nói với ai được, người ta thường trò chuyện với chính mình, trong kịch dùng biện pháp này để bộc lộ nội tâm của nhân vật. Trong những trường hợp nội tâm phức tạp, dằn vặt thì độc thoại giữa con tim và khối óc của bản thân. [llvh; tr.] Chính vì thế mà Ngôn ngữ độc thoại cũng là một trong những ngôn ngữ không thể thiếu trong một tác phẩm kịch. Tìm hiểu hài kịch của Sêcxpia ta không chỉ thấy ông xây dựng rất thành công những cuộc đối thoại giữa các nhân vật mà còn thấy tài hoa của ông trong việc sử dụng ngôn ngữ độc thoại. Qua những lời độc thoại của nhân vật ta thấy ngôn ngữ được ông sử dụng thật tinh tế và sinh động nhưng cũng giàu tính, nó lộ tả rõ nét nội tâm của nhân vật Trước hết là đoạn độc thoại của nàng Hêlen trong vở hài kịch Giấc mộng đêm hè: Hêlen - “Sao lại có những người hạnh phúc hơn những người khác! Khắp cả thành Aten, ta cũng được mọi người cho là xinh đẹp như nàng, nhưng để làm gì? Đimitriơx không cho là như thế. Chàng không muốn biết điều mà mọi người đều biết, trừ có mỗi mình chàng. Và chàng lầm lạc, đắm đuối theo cặp mắt của Hecmiơ, cũng như ta lầm lạc khi mê say những đức tính của chàng. Đối với những vật tầm thường và thấp kém hoàn toàn không đáng giá, tình yêu có thể truyền cho nó hình hài và phẩm cách. Tình yêu không nhìn bằng mắt, mà nhìn bằng tưởng tượng. Vì vậy mà người ta vẽ thần Kiupit có cánh bay là một kẻ mù lòa, và trí tưởng tượng của tình yêu lại không ưa sự phán xét. Những cánh bay chứ không phải những mắt nhìn, đó là sự vội vàng không căn cứ: người ta bảo Thần tình ái là một đứa trẻ, vì nó thường lầm lạc khi chọn lựa. Giống như bọn trẻ con ngỗ nghịch không giữ lời cam kết khi nô đùa, Thần tình ái là một đứa bé bội ước khắp nơi. Vì trước khi Đimitriơ nhìn thấy cặp mắt của Hecmiơ, chàng tuôn ra bao lời thề thốt nói rằng chàng chỉ thuộc về ta, thế nhưng chỉ vừa cảm thấy hơi nóng của Hecmiơ thì tất cả những lời thề thốt ấy đã tan ra và biến đi như hạt mưa đá. Ta sẽ đến báo cho chàng về cuộc trốn chạy của nàng Hecmiơ xinh đẹp vào đêm mai, chàng sẽ đuổi theo nàng đến khu rừng, và nếu vì đưa tin ấy mà ta được chàng cám ơn thì đó đã là một điều quý hóa” [9; tr.24] Đoạn độc thoại trên của Hêlen, ta thấy Sêcxpia đã sử dụng ngôn ngữ giàu chất triết lý, so sánh, gợi tả đầy tinh tế để bộc lộ thật rõ nét tâm trạng của nàng Hêlen. Ngôn ngữ giàu chất triết lí được thể hiện qua việc lý giải về tình yêu của Hêlen, nàng cho rằng khi con người yêu một cách say đắm và cuồng nhiệt thì tình yêu đó lấn áp cả lý trí và sự xét đoán của con người. Chính vì thế mà mặc dù Hêlen nhận ra Đimitriơx không xứng đáng vì anh ta đã bội ước lời thề trong tình yêu với nàng để yêu Hecmiơ. Thế nhưng nàng lại yêu anh ta rất mãnh liệt và chính tình yêu đó mà Hêlen không thể rời bỏ Đimitriơx. Và Hêlen đã lý giải điều đó như sau: “Đối với những vật tầm thường và thấp kém hoàn toàn không đáng giá, tình yêu có thể truyền cho nó hình hài và phẩm cách” [9; tr.24]. Sự lý giải đó cho thấy khi con người bị những dục vọng của tình yêu chi phối thường sẽ dẫn đến sự mù quáng, lầm lẫn và nàng đã dùng biểu tưởng của thần tình yêu để lý giải điều đó. Và biểu tượng của thần tình yêu làm cho lời lý giải của Hêlen thật sinh động và thuyết phục. Tóm lại qua đoạn độc trên Sêcxpia không chỉ cho người xem thấy được tâm trạng u buồn của nàng Hêlen vì nàng không được hạnh phúc trong tình yêu mà nó còn chứa đựng một thông điệp quý giá trong tình yêu, đó là chúng ta hãy yêu bằng cả lý trí và trái tim. Kế đến là đoạn độc thoại của nhân vật Lanxơlô trong vở hài kịch Người lái buôn thành Vơnidơ: Lanxơlô – Chắc là lương tâm của tôi rồi sẽ giúp tôi để cho tôi được rời bỏ nhà lão Do Thái, chủ tôi. Con quỷ bám lấy gót tôi và cám dỗ tôi, bảo tôi rằng: “Gôbbô ơi, Lanxơlô Gôbbô ơi, Lanxơlô hiền hậu ơi, Lanxơlô Gôbbô hiền hậu ơi, mày hãy sử dụng đôi cẳng chân của mày, chạy đi, bỏ trốn đi”. Lương tâm của tôi bảo tôi: “Đừng, hãy coi chừng, Lanxơlô lương thiện ơi, hãy coi chừng, Gôbbô lương thiện ơi, và như tên đã gọi trên kia, Lanxơlô Gôbbô lương thiện ơi; đừng bỏ trốn; chạy trốn là bị khinh bỉ đấy”. Thế rồi, con quỷ gan dạ súi tôi cuốn gói, con quỷ bảo: “Nào đi đi”, con quỷ bảo “chạy đi”; con quỷ bảo: “Vì tình yêu chúa, hãy tỏ ra một chút dũng cảm đi, hãy chạy trốn đi”. Thế là lương tâm của tôi chạy nấp vào trong trái tim của tôi, nhủ tôi một cách rất đạo đức: “Anh bạn Lanxơlô lương thiện ơi, anh vốn là một người đàn ông lương thiện, hay nói đúng hơn, con một người đàn bà lương thiện”, vì quả bố tôi có điều khí không phải, cũng hơi quá… nói tóm lại, lương tâm của tôi bảo: “Lanxơlô, đừng đi đâu cả”. “Cứ đi”, con quỷ nói. “Đừng đi” lương tâm bảo. Tôi nói: “lương tâm ơi, những lời khuyên của anh rất tốt. Con quỷ ơi, những lời khuyên của mày rất tốt; muốn để cho lương tâm của tao hướng dẫn tao, tao sẽ ở lại với tên Do Thái, chủ tao, tên đó, lạy chúa tha tội, là một thứ quỷ dữ; thé rồi, tôi sẽ vân lời con quỷ, để trốn tên Do Thái, nó, nói khí vô phép, chính là quỷ dữ vậy. Phải tên Do Thái là quỷ dữ hiện thân; và, nói đúng lương tâm, cái lương tâm của tôi phải đúng là một thứ lương tâm gỗ đá mới đi khuyên bảo tôi ở lại với tên Do Thái. Chính con quỷ lại cho tôi lời khuyên chân tình nhất. Quỷ ơi, tao chạy trốn đây; hai gót chân của ta vân theo lệnh của mày đây; phải tao chuồn đây.” [9; tr.112] Trong đoạn đoạn độc thoại của Lanxơlô ta thấy Sêcxpia đã sử dụng ngôn ngữ đời thường giản dị, nhưng không kém phần sinh động để gợi tả tâm trạng của một anh chàng xuất thân từ tầng lớp bình dân. Qua ngôn ngữ người xem nhận thấy anh chàng này đang có sự đấu tranh nội tâm dữ dội giữa việc ở lại với một ông chủ độc ác hay sẽ rời bỏ ông ta để tìm một ông chủ mới tốt hơn. Và tác giả đã sử dụng ngôn ngữ giàu hình ảnh đó là “lương tâm” và “con quỷ ” để thể hiện sự đấu tranh nội tâm của anh chàng này. Chính vì vậy mà đoạn độc trở nên thật sinh động và đầy kịch tính, nó biểu lộ được trong tâm trạng của nhân vật đang có sự giằng xé dữ dội. Đó chính là thành công của Sêcxpia trong việc đưa ngôn ngữ đời thường vào trong văn học. Tiếp đến là đoạn độc thoại của nhân vật Sailôc: Sailôc - “Trông có vẻ một tên tài phú xảo quyệt! Ta ghét hắn vì hắn theo đạo Cơ đốc, nhưng ta còn ghét hắn nhiều hơn nữa vì hắn ngu dại đê hèn, cho vai tiền không lấy lãi, làm cho lợi suất tiền bạc ở Vơnidơ giảm xuống. Một ngày nào đó, ta mà tóm được hắn hở cơ, phải biết là ta sẽ trả mối hận thù lâu đời của ta đối với hắn cho thỏa thuê! Hắn thù ghét dân tộc thần thánh của bọn ta, và ngay ở những nơi tụ tập đông nhất, hắn thóa mạ ta, thóa mạ các công việc giao dịch của ta, những lời lãi chính đáng của ta, mà hắn gọi là lãi nặng. Ta mà tha cho hắn, thì cứ xin cho nòi giống của ta bị nguyền rủa! [9; tr.105] Đoạn độc thoại trên được nói lên trong lòng Sailôc khi ông ta nhìn thấy Antôniô cùng với Baxaniô đến vay tiền của lão. Ở lời độc thoại trên, ta thấy qua ngôn ngữ Sêcxpia đã dựng lên trước mắt người xem chân dung một tên tư sản độc ác hay thù hằn. Chính vì thế ngôn ngữ được sử dụng trong lời độc thoại là ngôn ngữ giàu tính biểu cảm. Đây cũng chính là một trong ngôn ngữ giúp ông xây dựng thành công những hình tượng nhân vật điển hình. Còn trong vở hài kịch Đêm thứ mười hai cũng xây dựng thành công đoạn độc thoại của Malvôliô sau khi anh ta đọc xong bức thư của Maria giả vờ đánh rơi để đưa anh ta vào trò đùa của nàng. Malvôliô đọc xong bức thư, hắn tin là Ôlivia gửi bức thư đó và nàng đã yêu hắn. ta thấy trong lời độc thoại của Malvôliô tác giả đã sử dụng ngôn ngữ sâu cay, lạnh lùng để lột tả chân dung một tên quản gia ưa quyền thế và đầy tham vọng: “Thật rõ rang như cánh đồng giữa thanh thiên bạch nhật. Được ta sẽ kiêu kì, ta sẽ đọc các tác giả chính trị, ta sẽ trấn áp lão Tôbi. Ta sẽ gạt bỏ những kẻ quen biết thô lỗ, ta sẽ đúng là con người kiểu cách. Giờ đây, ta không hề tự lừa dối mình, không để trí tưởng tượng phỉnh phờ, vì mọi bằng chứng đều chỉ rõ rằng tiểu thư yêu ta, nàng có ca ngợi bộ dò ta thắt nịt chéo. Và trong thư này, nàng bộc bạc tình yêu đối với ta, và gần như ra lệnh, đốc thúc ta đi vào thói quen mà nàng ưa thích. Cám ơn các chính tinh chiếu mệnh ta đã ban cho ta hạnh phúc. Ta sẽ cao ngạo, bệ vệ đi tất vàng và thắt nịt chéo, không chút chậm trễ. Đội ơn chúa và các ngôi sao chiếu mệnh.” [9; tr.154] Có thể nói qua các đoạn độc thoại tiêu biểu trên, chúng ta nhận thấy ngôn ngữ trong tác phẩm của Sêcxpia thật phong phú như: ngôn ngữ giàu chất triết lí, ngôn ngữ đời thường, ngôn ngữ sắc lạnh, sâu cay, ngôn ngữ giàu hình ảnh…Đây được xem là đóng góp to lớn của Sêcxpia trong việc làm phong phú thêm kho tàng ngôn ngữ của văn học. Bên cạnh đó, chúng ta còn thấy tài năng của ông khi vận dụng thật hiệu quả các ngôn ngữ trên để giúp người xem hình dung thật rõ nét về tâm trạng và tính cách của các nhân vật.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docde_cuong_tong_quat_7585.doc