CẤU TRÚC MẠNG VIỄN THÔNG TÂY NINH
CẤU TRÚC MẠNG CÁP NGOẠI VI
TÌM HIỂU PHẦN MỀM QUẢN LÝ MẠNG
MỤC LỤC
CHƯƠNG I CẤU TRÚC MẠNG VIỄN THÔNG TÂY NINH
.I. GIỚI THIỆU
II.SƠ ĐỒ TỔ CHỨC
CHƯƠNG II CẤU TRÚC MẠNG CÁP NGOẠI VI
.I. GIỚI THIỆU
II. Mạng ngoại vi
2.1 Khái niệm mạng ngoại vi
2.2 Các vấn đề cần lưu ý đối với mạng ngoại vi ngày nay
2.2.1 Mạng cáp đồng
2.2.2 Hệ thống cống, bể cáp
2.3 Một số qui định mới về mạng ngoại vi
2.3.1 Cấu trúc mạng cáp đồng nội hạt
2.3.2 Cấu trúc mạng truy nhập có cáp quang
2.3.3 Hệ thống cống, bể cáp
III. Qui hoạch mạng ADSL
3.1 Các bước qui hoạch ADSL
3.2 Dự báo nhu cầu ADSL
3.3 Dự báo kỹ thuật ADSL
3.5 Quy hoạch chất lượng ADSL
3.6 Qui hoạch cấu hình mạng ADSL
3.7 Qui hoạch thiết bị ADSL
3.8 Đo thử trước khi triển khai ADSL
IV.Yêu cầu kỹ thuật cho đường dây thuê bao cung cấp ADSL
4.1 Các giai đoạn đo thử đường dây thuê bao số
4.2 Các phép đo thử đánh giá chất lượng đường dây thuê bao số
V. Giải pháp kỹ thuật thiết kế mạng ADSL
5.1 Yêu cầu thiết kế kỹ thuật
5.2 Nguyên tắc lựa chọn giải pháp kỹ thuật
5.3 Mô hình chung của hệ thống cung cấp dịch vụ ADSL
5.3.1 Mô hình kết nối của hệ thống cung cấp dịch vụ ADSL
5.3.2 Chức năng của hệ thống cung cấp dịch vụ ADSL
5.3.3 Yêu cầu kỹ thuật của hệ thống cung cấp dịch vụ ADSL
VI- MẠNG NGOẠI VI TẠI HUYỆN HOÀ THÀNH
6.1- Qui tắc tổ chức mạng:
6.2-Các thành phần mạng ngoại vi
6.3- Mạng cáp đồng Trung tâm Viễn thông Hòa Thành
6.4- Mạng cáp quang Trung tâm Viễn thông Hòa Thành
6.5- Hệ thống cống bể cáp:
6.6- Hệ thống đường cột treo cáp
CHƯƠNG III TÌM HIỂU PHẦN MỀM QUẢN LÝ MẠNG
3.1CẤU TRÚC HỆ THỐNG – MÔ HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH
3.2ĐĂNG NHẬP VÀO HỆ THỐNG
3.3. SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH
3.3.1. Nhập liệu :
3.3.2 Tiện ích:
3.3.3 Phần tử cáp:
48 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2981 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Cấu trúc mạng viễn thông Tây Ninh cấu trúc mạng cáp ngoại vi tìm hiểu phần mềm quản lý mạng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TCN đã được ban hành.
· Vấn đề thiết kế cống bể chưa sát với thực tế phát triển của mạng viễn
thông, gây nên việc thường xuyên đào bới lòng đường và vỉa hè để tăng
dung lượng cống cáp làm mất mỹ quan đô thị, ảnh hưởng đến giao thông.
· Công tác giám sát thi công còn buông lỏng dẫn đến chất lượng công trình
không cao, nhiều lắp bể cáp bằng bê tông bị dạn, vỡ hoặc bảo dưỡng rất
khó khăn do thi công không đúng theo thiết kế.
· Sắt chữ T đỡ nắp đan bê tông và chắn rác rất nhiều nơi không có, nên trong
bể cáp có rất nhiều rác và đất. Khoảng cách giữa các khoảng bể có nhiều
nơi chỉ 50m ÷ 70m, trong khi đó TCN 68 - 153:1995 đưa ra chỉ tiêu này là
100m ÷ 270m.
· Cột đỡ cáp trên mạng sử dụng nhiều chủng loại (cột bê tông, cột sắt..), các
loại cột này sản xuất theo tiêu chuẩn ngành TCN 18-73; TCN 86-78 (cột bê
tông cho dây trần thông tin và cáp treo nội thị) đã cũ và lạc hậu, không phù
hợp với sự phát triển của mạng ngoại vi, với sự phát triển của các đô thị
hiện đại.
2.3 Một số qui định mới về mạng ngoại vi
2.3.1 Cấu trúc mạng cáp đồng nội hạt
Cấu trúc của mạng cáp đồng nội hạt như hình vẽ ,1. Các điểm đấu nối bao
gồm: măng xông, tủ cáp và hộp cáp.
- Các đơn vị cần thiết kế vùng phục vụ của các tổng đài tại các trung tâm
tỉnh, thành phố sao cho bán kính vùng phục vụ ≤ 3Km đối với cáp có đường kính
0,4mm; ≤ 4Km đối với cáp có đường kính 0,5mm; Chỉ tiêu này để đảm bảo chất
lượng thoại cho các thuê bao thông thường (suy hao truyền dẫn ở tần số 800Hz từ
thuê bao đến tổng đài là 7dB)
Hình .1 Cấu trúc mạng cáp đồng nội hạt
- Thực hiện việc phối cáp một cấp (đôi dây thuê bao chỉ qua một tủ cáp và
một hộp cáp) tại các trung tâm tỉnh, thành phố, huyện, thị xã; Chưa áp dụng chỉ
tiêu này đối với các vùng sâu, vùng xa.
- Những nơi đã sử dụng cáp gốc 0,4mm thì cáp nhánh có thể sử dụng cỡ
dây: 0,5 ÷ 0,9mm tùy theo bán kính phục vụ đáp ứng yêu cầu về tốc độ dịch vụ
băng rộng, cần lưu ý trên một đôi dây thuê bao không được quá 2 lần thay đổi cỡ
dây.
- Tủ cáp phải đặt ở vị trí hợp lý, tiện cho việc sử dụng và không ảnh hưởng
tới mỹ quan đô thị; Tủ cáp phải đặt trên giá đỡ bằng sắt và được cố định vào cột,
ở những nơi không có cột thì phải xây bệ chắc chắn, dùng bù loong để cố định tủ
cáp vào bệ.
- Tại các tủ, hộp cáp phải thực hiện việc tiếp đất chống sét cho cáp và tiếp
đất cho các màn che tĩnh điện của các cáp, việc tiếp đất chống sét cho cáp phải
tránh xa điểm tiếp đất của các trạm biến thế điện và các nhà cao tầng từ 20m trở
nên. Phiến đấu dây trang bị tại các giá MDF, các tủ cáp phải rõ nguồn gốc, có đầy
đủ thuyết minh các chỉ tiêu kỹ thuật, tránh hàng giả ảnh hưởng đến chất lượng
truyền dẫn của các dịch vụ viễn thông.
- Đối với những nơi có có tiềm năng phát triển dịch xDSL mà cáp đồng
không đáp ứng được các chỉ tiêu về suy hao thì có thể dùng cáp quang + thiết bị
truy nhập + cáp đồng.
2.3.2 Cấu trúc mạng truy nhập có cáp quang
Hình 2 Cấu trúc mạng truy nhập có cáp quang
Các điểm kết nối bao gồm:
- OLT: Bộ kết cuối đường dây quang.
- ONU: Đơn vị mạng quang.
- SDP: Điểm phân phối thuê bao (hộp cáp).
2.3.3 Hệ thống cống, bể cáp
- Các BĐT,TP lên kế hoạch sửa chữa, nâng cấp các bể cáp dưới lòng đường,
thay dần nắp bể cáp bê tông bằng lắp bể cáp gang cầu.
- Tăng cường công tác kiểm tra, phát hiện và sửa chữa kịp thời các bể cáp bị
sụt nở, lắp bể bị dạn, vỡ để đảm bảo an toàn cho cáp, người và phương tiện giao
thông qua lại.
III. Qui hoạch mạng ADSL
3.1 Các bước qui hoạch ADSL
Các bước qui hoạch mạng ADSL bao gồm:
- Dự báo nhu cầu ADSL.
- Dự báo kỹ thuật ADSL.
- Khảo sát hiện trạng mạng thuê bao điện thoại và giải pháp.
- Con đường tiến triển của DSL.
- Dự báo lưu lượng ADSL.
- Qui hoạch chất lượng ADSL.
- Qui hoạch cấu hình mạng ADSL.
- Qui hoạch thiết bị ADSL.
- Đo thử, lắp đặt và triển khai ADSL.
3.2 Dự báo nhu cầu ADSL
Dự báo nhu cầu ADSL bao gồm các bước:
- Xác định mục tiêu dự báo.
- Sắp xếp các điều kiện ban đầu.
- Nghiên cứu dữ liệu.
- Phân tích khuynh hướng nhu cầu.
- Xác định kỹ thuật dự báo.
3.3 Dự báo kỹ thuật ADSL
Dự báo sự tiến triển của kỹ thuật ADSL: ADSL, RADSL, Reach DSL,
ADSL2, ADSL2+ và dự báo sự tiến triển của công nghệ, thiết bị ADSL cũng như
giá thành.
3.4 Con đường tiến triển của DSL
Hình . 3 Con đường tiến triển của DSL
- Từ modem analog sang ADSL: mục đích của người sử dụng là tăng tốc độ
truy xuất Internet, trong khi mục đích của các nhà điều hành và khai thác mạng là
chuyển lưu lượng truy xuất Internet ra khỏi mạng chuyển mạch PSTN. Với ADSL
công ty khai thác điện thoại không phải đầu tư nâng cấp tổng đài, tạo điều kiện
cho việc cạnh tranh với cable modem của mạng điện thoại và cũng hình thành một
môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa ILEC và các CLEC.
- Từ các DLC chuyển sang ADSL: theo thống kê thì 15% số thuê bao điện
thoại được kết nối với tổng đài điện thoại nội hạt qua các bộ DLC. Các bộ DLC
không truyền tải tín hiệu dải tần 1,104 MHz của ADSL. Giải pháp tốt nhất cho các
bộ DLC là triển khai các remote DSLAM tại các RT của DLC.
- Từ ISDN sang ADSL: ISDN nằm trong dải tần upstream của ADSL nên
phải thật chú ý tới các xuyên kênh ISDN và ADSL.
- Từ ADSL tới DLC thế hệ mới (NGDLC): phân bố hóa việc chuyển mạch,
áp dụng các đường truyền Ethernet 10Base-T, 100Base-T hay cáp quang. Các
DLC đáp ứng nhu cầu của dân chúng các nước phát triển sống ngày càng xa trung
tâm thành phố, ở các vùng ngoại ô. DLC thế hệ mới hỗ trợ dịch vụ thoại gói các
dịch vụ thông tin số qua ATM.
- Từ ADSL tới VDSL: Trong vài năm nữa cáp quang sẽ trở nên phổ biến.
Bên cạnh đó nhu cầu về các dịch vụ đòi hỏi tốc độ cao cũng tăng vọt. Trong khi
đó thì VDSL triển khai nhanh hơn Ethernet và VDSL cũng có tốc độ gần bằng cáp
quang.
3.5 Quy hoạch chất lượng ADSL
Quy hoạch chất lượng ADSL dựa trên 3 tiêu chuẩn:
- Tắc nghẽn kết nối (overbooking).
- Độ cách ly giữa các thuê bao.
- Thực hiện chất lượng có bảo đảm.
Tỷ lệ tắc nghẽn kết nối phụ thuộc vào 4 yếu tố. Đó là: số thuê bao tổng cộng
khi quy hoạch, số thuê bao của từng dịch vụ cùng tốc độ dữ liệu tối đa, dung
lượng tổng cộng vào giờ cao điểm khi tất cả đều on-line và hệ số ghép thống kê
dựa vào quan điểm cho phép của khách hàng.
Khi kích thước của bộ đệm dữ liệu trên các bộ DSLAM, tập trung DSLAM
tăng thì khả năng mất cell càng giảm, chất lượng dịch vụ càng cao. Có thể giảm
tốc độ cần thiết của các dịch vụ tối đa để tăng hiệu quả của bộ đệm dữ liệu. Giải
quyết xếp hàng các VC theo từng loại dịch vụ. Cơ chế CAC (Connection
Admission Control) có thể thông báo tắc nghẽn kết nối cho thuê bao. Khi quản lý
lưu lượng càng tốt thì số thuê bao đạt được càng cao. Khi đó bộ tập trung
DSLAM là giải pháp quản lý lưu lượng tiên tiến giúp tăng mật độ thuê bao.
Cách ly thuê bao: các loại dữ liệu bao gồm: UBR, GFR, CBR, VBR. Càng
nhiều thuê bao vào mạng thì chất lượng của UBR (thường là dân dụng) càng
giảm. Cơ chế quản lý của ATM không phân biệt các loại VC trong một VP. Để
cách ly thuê bao được tốt thì phải hình thành các virtual tunnel trong các VP. Hình
thành mức ưu tiên cho các virtual tunnel sẽ giúp mạng ATM không bỏ đi các cell
một cách lãng phí.
Thực hiện có bảo đảm chất lượng: bảo đảm cho các thuê bao nhận được lưu
lượng cao nhất, không bị chiếm dụng tài nguyên, không lấn chiếm các thuê bao
khác. Trong chuyển mạch VC người ta sử dụng cơ chế EPD/PPD: vì các gói IP bị
hỏng phải được truyền lại làm trễ dữ liệu của khách hàng. Các bộ tập trung
DSLAM dùng VP switching phải có cơ chế bảo vệ lưu lượng IP riêng “VP access
layer”. GFR là dùng cho các thuê bao cần tốc độ thấp nhất và cần chính xác nhất
bằng cơ chế EPD/PPD. Hình thành mức ưu tiên cho từng virtual tunnel sẽ bảo
đảm tốc độ.
3.6 Qui hoạch cấu hình mạng ADSL
Dựa vào các số liệu khảo sát và dự báo ở các bước trước để xây dựng nên
cấu hình một mạng ADSL với vị trí chính xác nơi đặt thực tế của các thiết bị và sơ
đồ kết nối giữa các thiết bị, dung lượng của từng tuyến kết nối….
3.7 Qui hoạch thiết bị ADSL
Khảo sát đặc tính, chức năng và giá cả của các thiết bị hiện có trên thị
trường, sau đó so sánh và đối chiếu với cấu hình mạng để chọn ra thiết bị phù hợp
nhất, đảm bảo cho các dự báo ở các bước trước.
Một số thiết bị thông dụng trên thị trường hiện nay như:
- DSLAM IP4800 của hãng Paradyne: dựa trên giao tiếp IP, mỗi tầng
modem IP4800 có tối đa 48 port ADSL. IP4800 có khả năng xếp chồng 8 tầng tạo
tạo thành tối đa 384 port ADSL. Với mỗi port ADSL chiều upstream tối đa
1024Kb/s, chiều downstream đạt tối đa 8Mb/s.
- Bộ tập trung DSLAM XP 144 của hãng Siemens: cung cấp các giao tiếp
E3/T3/STM-1...tới các DSLAM.
- CO-Splitter của hãng Paradyne: một khung CO-Splitter này thường có
nhiều bộ khe cắm card CO-Splitter, một bộ có 6 khe cắm.
- Một số IAD thông dụng như: Carrier Access Corp. ABII, GVN D'Lite 440,
Premisys IMACS, Premisys StreamLine, VINA Multiservice Xchange.
3.8 Đo thử trước khi triển khai ADSL
Sự phát triển của công nghệ đường dây thuê bao số phụ thuộc vào chất
lượng và thiết kế mạng cáp nội hạt. Việc đánh giá ban đầu vòng thuê bao cần thiết
để xác định xem vòng thuê bao có khả năng đáp ứng tốc độ truyền dẫn thuê bao
số hay không. Trong nhiều trường hợp mạng cáp được thiết kế từ hàng chục năm
trước cho dịch vụ điện thoại đơn thuần. Môi trường truyền dẫn này tạo ra một số
bất lợi có thể cản trở hay thậm chí không thực hiện được DSL. Chẳng hạn, công
nghệ DSL sẽ không thực hiện được với đường dây thuê bao có cuộn tải hay bị ảnh
hưởng bởi các nhánh rẽ và độ dài đường dây. Trước khi cố gắng cung cấp dịch vụ
DSL cần phải đo thử để xác định đường dây có thể dung nạp công nghệ DSL
được không. Khả năng đánh giá đường dây thuê bao mà không cần phái các kỹ
thuật viên đến tổng đài nội hạt cũng như tận nơi thuê bao sẽ tiết kiệm chi phí đáng
kể cho nhà cung cấp dịch vụ.
IV.Yêu cầu kỹ thuật cho đường dây thuê bao cung cấp ADSL
Mục này sẽ đưa ra các yêu cầu kiểm tra và đo kiểm đường dây thuê bao
cung cấp các dịch vụ băng rộng xDSL.
a. Các yêu cầu kiểm tra đường dây thuê bao cung cấp xDSL:
- Không có cuộn cảm.
- Không có dây hở mạch.
- Không có các dây ngắn mạch.
- Không có các đôi dây bị chẻ. Một đôi dây được gọi là bị chẻ nếu tại điểm
nối một dây của đôi dây bị nối với một dây của đôi dây khác. Khi đó nhiễu xuyên
âm giữa hai đôi dây sẽ tăng đáng kể và chất lượng truyền dẫn của dịch vụ xDSL
sẽ suy giảm mạnh.
- Số lượng các nhánh cầu rẽ phải được giảm đi.Khi có các nhánh cầu, đường
dây thuê bao sẽ có thêm suy hao tín hiệu. Sự suy hao này xảy ra vì năng lượng tín
hiệu của bộ phận phát bị phản xạ tại kết cuối hở mạch của nhánh cầu, gây ra suy
hao phản xạ. Suy hao tín hiệu này phụ thuộc vào tần số tín hiệu, tốc độ truyền lan
tín hiệu và độ dài của các nhánh cầu. Nếu chất lượng truyền dẫn bị suy giảm
nghiêm trọng thì phải tháo bỏ các nhánh cầu. Khi có nhiều nhánh cầu, số lượng
nhánh cầu còn phụ thuộc vào độ dài của các nhánh cầu.
b.Các yêu cầu đo kiểm đường dây thuê bao cung cấp xDSL
- Suy hao truyền dẫn của đường dây thuê bao:
Các giá trị suy hao truyền dẫn của đường dây thuê bao không được lớn hơn
các giá trị được qui định trong bảng .4.1
Loại DSL
Tần số đo, KHz Giá trị suy hao truyền dẫn cực đại, dB
HDSL
SHDSL
ADSL G.Lite 1,5Mb/s
ADSL Fullrate 6Mb/s
150
200
300
300
30
25
60
40
Hình 4 .1Các giá trị suy hao truyền dẫn cực đại của đường dây thuê bao số
- Hệ số suy hao truyền dẫn của đường dây thuê bao:
Các hệ số suy hao truyền dẫn của đường dây thuê bao không được lớn hơn
các giá trị được qui định trong bảng 4.2.
Đường kính
dây dẫn, mm
40
Hệ số suy hao truyền dẫn, dB
Tần số đo, KHz
150 200
300
0,4
0,5
9,0
6,2
12,0
8,5
13,0
9,5
14,6
11,0
Hình 4.2 Các hệ số suy hao truyền dẫn của đường dây thuê bao
- Điện trở mạch vòng một chiều cực đại của đường dây thuê bao:
Các giá trị điện trở mạch vòng một chiều của đường dây thuê bao không
được lớn hơn các giá trị được qui định trong bảng 4.3
Điện trở mạch vòng một chiều cực đại của đường
Loại xDSL
dây thuê bao, Ω
Đường kính 0,4mm Đường kính 0,5mm
HDSL
SHDSL
ADSL G.Lite 1,5Mb/s
620
460
956
700
532
1148
ADSL Fullrate 6Mb/s
637
756
Hình 4.3 Các giá trị điện trở mạch vòng một chiều cực đại
- Hệ số điện trở mạch vòng một chiều cực đại của đường dây thuê bao:
Hệ số điện trở mạch vòng một chiều cực đại của đường dây thuê bao đối với
dây dẫn đường kính 0,4mm là 280 Ω/Km, đối với dây dẫn đường kính 0,5mm là
177 Ω/Km.
- Xuyên âm:
Xuyên âm xuất hiện do suy hao ghép giữa các đôi trong cuộn cáp có giá trị
hữu hạn, đặc biệt là các đôi gần kề nhau. Xuyên âm bao gồm xuyên âm đầu gần
(NEXT) và xuyên âm đầu xa (FEXT). Các giá trị tổng suy hao xuyên âm (PSL)
cực tiểu của đường dây thuê bao phải thỏa mãn các giá trị được qui định trong
bảng 4.4.
Tần số đo, kHz Tổng suy hao xuyên âm đầu
Tổng suy hao xuyên âm xa
150
(NEXT PSL) gần cực tiểu, dB (FEXT PSL) gần cực tiểu, dB
56 54
300
1000
52
44
48
38
Hình 4.4 Các giá trị tổng suy hao xuyên âm cực tiểu của đường dây thuê bao
- Mất cân bằng so với đất:
Mất cân bằng so với đất của đường dây thuê bao được đánh giá qua thông số
suy hao biến đổi dọc.
Suy hao biến đổi dọc của đường dây thuê bao chọn triển khai ADSL phải
thỏa mãn các giá trị sau:
+ Tần số đo: 25÷1104 KHz.
+ Suy hao biến đổi dọc cực tiểu: 40 dB.
+ Trở kháng: 40 Ω.
- Nhiễu xung từ các hệ thống khác:
Nhiễu xung từ các hệ thống khác cùng hoạt động trên một cuộn cáp phải
nằm dưới đường bao như hình 4.5
Hình 4.5Nhiễu xung
4.1 Các giai đoạn đo thử đường dây thuê bao số
Để tối ưu hoá dịch vụ và lợi ích của nhà cung cấp dịch vụ, việc đánh giá
chất lượng đường dây thuê bao phải được tiến hành ở nhiều giai đoạn của việc
cung cấp dịch vụ DSL. Việc đánh giá chất lượng đường dây thuê bao cho việc
cung cấp dịch vụ DSL phải qua nhiều giai đoạn gồm giai đoạn trước khi hợp đồng
cung cấp dịch vụ, giai đoạn trước khi lắp đặt, giai đoạn lắp đặt và giai đoạn xác
nhận lắp đặt, cần thiết phải bổ sung thêm việc đo thử nhân công ngoài việc đo thử
tự động.
a. Đo thử trước hợp đồng:
Đo thử trước hợp đồng (pre-sales testing) có thể được các tổng đài nhà nước
thực hiện trước khi đưa dịch vụ DSL đến khách hàng. Để tăng tối đa thu nhập của
mình, đội ngũ tiếp thị dịch vụ có thể định hướng khách hàng qua chất lượng
đường dây thuê bao được đo kiểm trước. Việc đo thử trước hợp đồng thường bao
gồm: nghiên cứu vị trí địa lý, nghiên cứu hồ sơ cáp và kiểm tra cáp kim loại.
- Nghiên cứu vị trí địa lý:
Nghiên cứu vị trí địa lý bao gồm một bản đồ và một cây thước. Công việc
này bao gồm việc tìm kiếm các khách hàng nằm trong tầm 5,5Km kể từ tổng đài.
Chỉ riêng việc nghiên cứu vị trí địa lý không đem lại hiệu quả nhiều, vì thường 70
đến 80 phần trăm số trường hợp cần phải được đo thử thêm.
- Nghiên cứu hồ sơ cáp:
Nghiên cứu hồ sơ cáp bao gồm việc xem xét hồ sơ cáp với các vòng thuê
bao có độ dài dưới 5,5Km mà không có cuộn tải hay các nhân tố bất lợi khác cho
truyền dẫn tín hiệu DSL. Nếu hồ sơ cáp cho thấy đường dây thuê bao là tốt thì tỷ
lệ 80 đến 90 phần trăm các trường hợp cung cấp dịch vụ DSL thành công. Nhưng
thật không may là các tổng đài tư nhân thì không quản lý hồ sơ cáp trong khi các
tổng đài nhà nước do lịch sử lên đến hơn trăm năm nên thất lạc hồ sơ cáp rất
nhiều.
- Đo thử cáp kim loại:
Việc đo thử cáp kim loại trước hợp đồng bao gồm việc sử dụng các thiết bị đo để
xác định các đặc tính của vòng thuê bao cụ thể. Có hai phương pháp thực hiện là
đo một đầu tại tổng đài và đo hai đầu tại tổng đài và tại vị trí thuê bao. Đo thử cáp
kim loại chỉ nhằm mục đích xem thử vòng thuê bao có thể truyền dẫn được tín
hiệu DSL hay không chứ không thực hiện bất cứ một sửa chữa nào trên vòng thuê
bao. Việc đo thử đường dây bao gồm việc sử dụng các thiết bị đo thử để đánh giá
chất lượng đường dây.
b. Đo thử trước lắp đặt:
Sau khi khách hàng đã được quảng cáo dịch vụ các CLEC cần phải thực
hiện đo thử trước lắp đặt (pre-installation testing). Các CLEC thường không có
đường dây thuê bao tới khách hàng cho tới khi được các ILEC cung cấp. Việc đo
thử trước lắp đặt có thể được thực hiện sau khi ILEC chuyển đường dây thuê bao
cho CLEC. Nếu vòng thuê bao không đáp ứng yêu cầu tối thiểu cho tín hiệu DSL
thì CLEC phải loại bỏ đường dây bằng cách xin thêm một đường dây khác hay
thông báo cho khách hàng là không thể thực hiện cung cấp dịch vụ được. Việc đo
thử trước lắp đặt cũng có thể thực hiện ở một đầu hay hai đầu.
c. Đo thử khi lắp đặt:
Một vài kiểu dịch vụ DSL cho phép khách hàng tự lắp đặt modem và các bộ
lọc tín hiệu trên đường dây. Khi khách hàng muốn tự lắp các thiết bị như vậy thì
có thể thành công hay thất bại. Khi không tự lắp đặt được thì khách hàng gọi để
được khắc phục và như vậy đường dây thuê bao phải được đo thử khi lắp đặt
(installation testing).
d. Đo thử xác nhận sau khi lắp đặt:
Sau khi khách hàng đã có được dịch vụ DSL như mong muốn thì có nhiều
yếu tố ảnh hưởng tới dịch vụ và sự chấp nhận của khách hàng, ví dụ như:
- Thời tiết mưa làm giảm tốc độ số liệu hay thậm chí ngăn cản dịch vụ.
- Sự cố trên đường dây cáp kim loại ảnh hưởng tới dịch vụ.
- Trong môi trường tồn tại cả ILEC và CLEC thì có khả năng ILEC đổi
đường dây thuê bao mà không thông báo trước.
- Nhiễu cảm ứng làm cho tốc độ truyền số liệu trên đường dây thuê bao
giảm xuống.
- Người hàng xóm của thuê bao có được dịch vụ với tốc độ tín hiệu nhanh
hơn làm khách hàng có ý nghĩ đường dây của mình đang ngày càng chậm đi.
Hồ sơ của đường dây thuê bao đang đo thử rất cần thiết để cung cấp các
phép đo đúng đắn cho đường dây thuê bao. Việc ghi lại hồ sơ lúc tiến hành lắp đặt
là cần thiết để sau này người thực hiện đo kiểm có thể so sánh. Do vậy ngay sau
khi lắp đặt thành công phải thực hiện bước đo thử xác nhận sau khi lắp đặt (post-
installation support testing). Việc đo thử có thể thực hiện bằng ba phương pháp:
đo thử hai đầu, đo thử một đầu và đo thử qua thiết bị cung cấp dịch vụ như
DSLAM chẳng hạn.
4.2 Các phép đo thử đánh giá chất lượng đường dây thuê bao số
Có hai phương pháp đo thử đường dây thuê bao số là đo thử một đầu và đo
thử hai đầu. Đo thử một đầu là đo từ tổng đài và cung cấp các thông tin về bất lợi
trên đường dây như cuộn tải, ngắn mạch, nối đất… Đo thử một đầu cho kết quả
tin cậy về khả năng dung nạp dịch vụ DSL của đường dây thuê bao. Phương pháp
đo thử hai đầu cần phải cử nhân viên kỹ thuật tới tận nhà thuê bao sử dụng các
dụng cụ đo thử cầm tay để liên lạc với các thiết bị đo thử ở tổng đài. Đo thử hai
đầu có thể đo được tốc độ khả năng truyền dữ liệu theo từng chiều upstream và
downstream cũng như đánh giá được mức nhiễu từ phía khách hàng và năng
lượng tín hiệu. Tuy nhiên vì phải gửi nhân viên kỹ thuật đến tận nhà thuê bao vốn
rất tốn kém so với phương pháp đo thử một đầu.
a. Điện trở (Phép đo OHM):
Giá trị điện trở giữa các dây tip - ring; tip - đất và ring - đất phải lớn hơn
5MΩ. Nếu điện trở giữa các dây tip - ring nhỏ hơn 5MΩ thì đôi dây bị ngắn
mạch. Để xác định vị trí ngắn mạch, có thể thực hiện phép đo điện trở mạch vòng
của đôi dây hoặc thực hiện phép đo phản xạ miền thời gian TDR.
b. Điện dung (Phép đo CAP):
Phép đo tiếp theo cần thực hiện là phép đo điện dung đôi dây. Phép đo này
đảm bảo rằng đôi dây bị hở mạch hay ngắn mạch. Nếu giá trị điện dung đôi dây
lớn hơn 2 mF thì đôi dây bị ngắn mạch. Sử dụng phép đo điện trở (OHM) để kiểm
tra lại. Sau đó, thực hiện phép đo TDR để xác định vị trí ngắn mạch của đôi dây.
Phép đo điện dung (CAP) có thể cung cấp độ dài của đôi dây (tính từ đầu đo
đến đầu hở mạch) khi chúng ta sử dụng công thức qui đổi là 51 nF =1 km. Nếu giá
trị độ dài thu được là ngắn hoặc dài hơn độ dài danh định thì đôi dây bị đứt dây.
Khi độ dài của đôi dây chỉ 3 km và có một nhánh cầu dài 1 km thì giá trị
điện dung sẽ tương đương điện dung của đôi dây 4 km vì giá trị điện dung đo
được bằng tổng điện dung của đôi dây và nhánh cầu. Do đó, phép đo điện dung
cho phép phát hiện các nhánh cầu.
c. Điện áp một chiều (Phép đo DCV):
Phép đo tiếp theo là đo điện áp một chiều. Khi đo điện áp một chiều tại một
đầu của một đôi dây và để hở mạch đầu kia của đôi dây mà thu được các giá trị
điện áp giữa các dây tip-ring là -48 VDC, ring-đất là +48 VDC và tip-đất là 0
VDC thì có thể kết luận là dây ring bị tiếp xúc với một dây nào đó. Tiếp theo thực
hiện phép đo TDR để xác định vị trí tiếp xúc này.
d. Điện áp xoay chiều (Phép đo ACV):
Phép đo tiếp theo là đo điện áp xoay chiều. Phép đo này kiểm tra xem đôi
dây có chịu ảnh hưởng của nguồn điện áp nào không. Các giá trị điện áp xoay
chiều phải nhỏ hơn 5VAC.
e. Điện trở mạch vòng (Loop Resistance):
Phép đo điện trở mạch vòng kiểm tra điện trở mạch vòng của đôi dây ( nối
dây tip và ring tại đầu xa). Điện trở mạch vòng cung cấp dịch vụ ADSL không
được lớn hơn 1300 Ω. Phép đo điện trở mạch vòng cũng được sử dụng để xác
định độ dài đôi dây (ví dụ xem hình 4.1).
Hình 4.1 Phép đo điện trở mạch vòng
f. Phát hiện cuộn cảm (COIL DETECTION):
Bước tiếp theo là phát hiện các cuộn cảm mắc trên đôi dây. Bản chất các
cuộn cảm là các bộ lọc thông thấp. Chúng làm tăng phạm vi phục vụ dịch vụ thoại
nhưng lại hạn chế nghiêm trọng dịch vụ DSL. Do đó, phải phát hiện và loại bỏ các
cuộn cảm trước khi thực hiện triển khai dịch vụ DSL hay các dịch vụ sử dụng tần
số cao.
Công cụ phát hiện cuộn cảm (COIL DETECTION) cho phép phát hiện có
cuộn cảm được mắc trên đôi dây hay không và nếu có thì số lượng các cuộn cảm
là bao nhiêu. Khi đã phát hiện có cuộn cảm được mắc trên đôi dây thì thực hiện
phép đo TDR để xác định vị trí cuộn cảm. Khi có nhiều cuộn cảm được mắc trên
đôi dây thì thực hiện phép đo TDR để xác định vị trí và tháo bỏ cuộn cảm đầu
tiên. Tiếp theo, thực hiện lại phép đo TDR để xác định vị trí và tháo bỏ cuộn cảm
tiếp theo được mắc trên đôi dây. Tiếp tục thực hiện thủ tục này cho tới khi tất cả
các cuộn cảm đều được tháo bỏ khỏi đôi dây.
g. Phát hiện nhánh cầu rẽ (Bridge Tap):
Nhánh cầu rẽ là một đoạn cáp bất kỳ không nằm trên tuyến kết nối trực tiếp
giữa tổng đài và thuê bao. Các nhánh cầu thường được lắp đặt để cung cấp dịch
vụ thoại tương tự cho các thuê bao bổ sung thêm nhưng chúng lại gây ra phản xạ
tín hiệu và làm giảm chất lượng dịch vụ DSL. Nhánh cầu càng gần modem DSL
bao nhiêu thì nó gây tác hại càng nhiều. Phép đo TDR là công cụ tốt nhất để phát
hiện nhánh cầu.
h. Phép đo phản xạ miền thời gian (Phép đo TDR - Time Domain
Reflectometer):
Phép đo TDR hoạt động theo phương pháp phát một xung lên trên đôi dây
và sau đó đo các tín hiệu phản xạ trở lại. Các tín hiệu phản xạ xuất hiện do những
thay đổi trở kháng của đôi dây mà trở kháng của đôi dây bị thay đổi lại do đôi dây
có nhánh cầu, cuộn cảm, bị hở mạch,ngắn mạch hay bị chẻ đôi. Ưu điểm chính
của phép đo TDR là khả năng phát hiện vị trí lỗi chính xác. Trong khi công cụ
phát hiện cuộn cảm (COIL DETECTION) chỉ phát hiện có cuộn cảm mắc trên đôi
dây thì phép đo TDR lại cho phép xác định vị trí cuộn cảm một cách chính xác.
Hình 4. 2 Phép đo TDR
Lỗi
Nhánh
cầu
Cuộn
cảm
Tín hiệu xuất hiện
trên màn hình
phép đo TDR
Hình 4.2a
Hình 4.2b
Ảnh hưởng lên dịch vụ
DSL
Suy giảm chất lượng
Ngăn cản hoàn toàn việc
cung cấp dịch vụ DSL
Các công cụ khác
Suy hao xen, điện dung
Phát hiện cuộn cảm
Hở
mạch
Ngắn
mạch
Hình 4.2c
Hình 4.2d
Ngăn cản hoàn toàn việc Đo điện trở một chiều hay
cung cấp dịch vụ DSL điện dung
Ngăn cản hoàn toàn việc Đo điện trở một chiều hay
cung cấp dịch vụ DSL điện trở mạch vòng
Chẻ đôi
dây
Hình 4.2e
Suy giảm chất lượng
Điện áp một chiều
Hình 4.3 Các lỗi đường dây và công cụ phát hiện
V. Giải pháp kỹ thuật thiết kế mạng ADSL
5.1 Yêu cầu thiết kế kỹ thuật
- Mạng ADSL phải được thiết kế bảo đảm kế hoạch, chiến lược phát triển và
quản lý mạng thích hợp.
- Việc truy nhập từ xa phải bảo đảm khả năng xác thực (nhận dạng) và an
ninh mạng.
- Bảo đảm cung cấp các dịch vụ quản lý mạng đối với nhà cung cấp, khách
hàng và những người truy nhập từ xa.
5.2 Nguyên tắc lựa chọn giải pháp kỹ thuật
Việc lựa chọn giải pháp kỹ thuật dựa trên cơ sở các yếu tố chính sau :
- Phù hợp với cấu trúc mạng hiện có và với điều kiện thực tế của cơ sở hạ
tầng kỹ thuật về: Kiến trúc nhà trạm, mặt bằng phòng máy, vị trí lắp đặt của các
thiết bị hiện có, nguồn điện, tiếp đất, môi trường, bảo an, báo cháy…v.v.
- Tận dụng triệt để cơ sở hạ tầng kỹ thuật sẵn có của mạng viễn thông hiện
tại; nhằm bảo đảm an toàn kỹ thuật, tiết kiệm nhất về chi phí đầu tư, bao gồm: cơ
sở hạ tầng kiến trúc nhà trạm, mạng truyền dẫn, mạng ngoại vi, hệ thống chống
sét, điều hòa không khí …v.v.
- Không làm phá vỡ hoặc thay đổi cấu trúc, cấu hình của hệ thống cung cấp
dịch vụ ADSL đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt đồng thời phải có khả năng
nâng cấp, mở rộng, tương thích với mạng thế hệ sau.
- Đáp ứng được các yêu cầu về dịch vụ theo nhu cầu thị trường, tốc độ truy
nhập phù hợp với nhu cầu, yêu cầu sử dụng của khách hàng và phải có độ dự
phòng (dự trữ) lưu lượng thích hợp đáp ứng với những đột biến gia tăng nhu cầu,
phát triển thêm …v.v.
- Thời gian triển khai dịch vụ nhanh, tránh phức tạp và phụ thuộc quá nhiều
vào các điều kiện khách quan hoặc chủ quan; Chi phí đầu tư ban đầu, chi phí khai
thác, vận hành, bảo dưỡng thấp; Phù hợp với yêu cầu về khả năng quản lý, vận
hành, bảo dưỡng hệ thống thiết bị của các đơn vị.
- Phương án kỹ thuật – công nghệ được lựa chọn đồng thời với phương án
kinh tế, sao cho công tác đầu tư có hiệu quả nhất, không lãng phí vốn, đảm bảo
giá thành dịch vụ cung cấp phù hợp với sức thanh toán của đại đa số tầng lớp dân
cư có thu nhập trên trung bình trở xuống.
- Các giải pháp kỹ thuật được thiết kế bảo đảm yêu cầu kỹ thuật của thiết bị,
an toàn và bảo mật thông tin dữ liệu, đơn giản và hiệu quả.
- Bảo đảm tính tổng thể, tính thống nhất, tính mở rộng, tính kinh tế và kế
hoạch phát triển hợp lý:
+ Tính tổng thể của hệ thống: Cấu hình linh hoạt, đầy đủ cho các tính năng
kỹ thuật cần thiết; Đảm bảo tính hiện đại của toàn hệ thống (không bị lạc hậu);
Phù hợp với quy mô đầu tư của dự án; Đảm bảo độ an toàn thông tin; Đảm bảo về
tốc độ xử lý, truy nhập ...v.v.
+ Tính thống nhất của hệ thống bao gồm: Thống nhất về cơ sở hạ tầng
mạng; Thống nhất về dữ liệu gốc, nguồn tài nguyên; Thống nhất vận hành, khai
thác và quản lý; Thống nhất về các chương trình phần mềm, xử lý, điều khiển.
+ Tính mở rộng của hệ thống: Hệ thống có thể tiếp tục phát triển, nâng cấp
về mặt cấu trúc cũng như kỹ thuật khi có nhu cầu tăng cao; Có khả năng mở rộng
về quy mô, thích ứng khi kết nối với các mạng khác trong nước và quốc tế.
+ Tính kinh tế của hệ thống: Đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật, hiện đại,
nhưng không lãng phí khi sử dụng các thiết bị trong khi nhu cầu, trình độ chưa
cho phép sử dụng hết các tính năng; Đảm bảo lượng vốn đầu tư không lớn, nhưng
vẫn xây dựng được một mạng hoàn chỉnh đáp ứng đầy đủ các yêu cầu, nhu cầu.
+ Kế hoạch phát triển hợp lý: Để hoàn thiện toàn bộ mạng là một quá trình
phát triển dần dần, không thể triển khai đầu tư ồ ạt, mà cần phải tập trung hoàn
thiện ở những khâu trọng điểm, những nơi thực sự có nhu cầu ,phải
đầu tư
các kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, hiện đại; Có kế hoạch nâng cấp, mở rộng hệ
thống phù hợp với các giai đoạn phát triển trong từng khu vực; Có kế hoạch đào
tạo nguồn nhân lực có đủ năng lực, trình độ để quản lý, khai thác, bảo dưỡng hệ
thống.
5.3 Mô hình chung của hệ thống cung cấp dịch vụ ADSL
5.3.1 Mô hình kết nối của hệ thống cung cấp dịch vụ ADSL
Hình 5.1 Mô hình kết nối hệ thống cung cấp dịch vụ ADSL
Kết nối giữa B-RAS với hệ thống quản lý và cung cấp dịch vụ (Data Center)
theo dạng hình sao. Giao diện kết nối là Fast Ethernet/Giga Ethernet (quang) theo
cấu hình 2+0. Các FE/GE được phân bổ trên hai tuyến sợi khác nhau (phân tập)
để đảm bảo an toàn mạng.
Kết nối giữa B-RAS với mạng Internet: Sử dụng giao diện FE/GE và cũng
có phương án kết nối dự phòng để đảm bảo an toàn mạng.
Kết nối giữa các DSLAM-Hub lên MSS, lên B-RAS và lên mạng trục: Các
DSLAM- Hub được kết nối lên MSS thực hiện phương thức kết nối theo kiểu
hình sao. Giao diện kết nối được sử dụng là n x E1 hoặc n x STM-1 (điện hoặc
quang) tùy thuộc vào mật độ thuê bao ADSL, dung lượng truyền dẫn SDH và sợi
quang hiện có của mỗi khu vực; kết nối giữa MSS và BRAS là STM -1.
Kết nối giữa các DSLAM : Tùy thuộc vào dung lượng DSLAM và hạ tầng mạng
truyền dẫn hiện có, có thể sử dụng phương pháp kết nối sau:
- Kết nối DSLAM dạng chuỗi : Sử dụng cho những vùng có truyền dẫn cáp
quang dạng sao/Ring.
Hình 5.2 Kết nối DSLAM theo dạng chuỗi
- Kết nối tập trung các DSLAM cùng địa điểm hay cùng khu vực: Sử dụng
các DSLAM-Hub tích hợp các tính năng tập trung trong trường hợp khu vực có
lưu lượng sử dụng lớn, đồng thời để tiết kiệm đường truyền dẫn.
Hình 5.3 Kết nối DSLAM dạng tập trung
- Tùy thuộc vào từng khu vực cụ thể mà có phương thức kết nối phù hợp,
hoặc sử dụng kết hợp cả 2 phương pháp. Kết nối giữa các DSLAM/DSLAM-Hub
sử dụng giao diện E1 hoặc STM-1. Ngoài ra có thể sử dụng trực tiếp sợi quang ở
một số khu vực cụ thể. Đối với với các khu vực có nhu cầu thuê bao ADSL nhỏ
hoặc phục vụ cho các nhu cầu phát triển thuê bao đột xuất, cần có các bộ Mini-
DSLAM, kết nối sử dụng giao diện n x E1.
5.3.2 Chức năng của hệ thống cung cấp dịch vụ ADSL
Mạng ADSL được thiết kế thuộc “lớp truy nhập dịch vụ”, có chức năng tập
trung lưu luợng kết nối truy nhập của khách hàng để truyền tải lên mạng đường
trục, đồng thời có khả năng cung cấp các dịch vụ đặc thù của công nghệ ADSL.
Cấu trúc tổng thể hệ thống cung cấp dịch vụ ADSL gồm hai lớp: Lớp truy
nhập và truyền tải dịch vụ ADSL; lớp quản lý và cung cấp dịch vụ ADSL.
a. Lớp quản lý và cung cấp dịch vụ ADSL:
Lớp này bao gồm các chức năng sau:
- Hệ thống máy chủ cung cấp nội dung như web server, game server, video
server, VoD server…Đây là hệ thống các máy chủ cấu hình mạnh có khả năng
đáp ứng đầy đủ các dịch vụ mạng.
- Hệ thống quản lý DSLAM (EMS): hệ thống này được tổ chức nhằm đảm
bảo tính thống nhất và tập trung trên toàn mạng, cung cấp các ứng dụng để thực
hiện tốt việc cung cấp dịch vụ end-to-end. Các chức năng cơ bản bao gồm:
+ Quản lý các phần tử mạng: kiểm kê các phần tử mạng, cấu trúc mạng và
các thư mục, hiển thị phần tử mạng và từng thiết bị.
+ Quản lý lỗi: quản lý các cảnh báo lỗi hiện tại, các lỗi đã xuất hiện và đưa
ra được các thông tin chi tiết cảnh báo.
+ Quản lý bảo mật: quản lý các thông tin truy nhập, điều khiển giao tiếp
người sử dụng.
- Máy chủ quản lý mạng NMS: là một dạng clustering server; có khả năng
phân cấp quản lý mạng theo nhiều cấp an ninh khác nhau; có phần mềm quản lý
lỗi, cài đặt cấu hình, hỗ trợ tính cước, kiểm soát chất lượng và anh ninh mạng; có
khả năng thực hiện các thao tác quản trị qua giao diện web, hỗ trợ quản lý từ xa
qua dial-up.
- Máy chủ bức tường lửa Firewall Server: hỗ trợ VPN, NAT, độ an toàn phải
được chứng thực bởi các tổ chức an ninh quốc tế, có khả năng lọc bảo vệ theo địa
chỉ, theo dịch vụ, theo người dùng…v.v.
b. Lớp truyền tải và truy nhập dịch vụ ADSL:
Lớp này bao gồm các chức năng sau:
- Thiết bị chuyển mạch đa dịch vụ MSS: bổ sung khả năng chuyển mạch
giữa các thuê bao trong cùng DSLAM HUB; thiết lập mạng DDN để hỗ trợ nhu
cầu kết nối kênh riêng; tập trung lưu lượng từ các DSLAM trước khi đưa lên
BRAS.
- Thiết bị truy nhập từ xa băng rộng BRAS: Thiết bị tập trung này có khả
năng hỗ trợ đa dạng các giao tiếp để kết nối, có khả năng xử lý rất cao nhằm giảm
thiểu các kết nối logic (PVC), tập trung các PVC đến từ DSLAM Hub vào một
hoặc vài PVC, do đó cho phép kết cuối được hàng ngàn kết nối PPP cùng lúc từ
phía khách hàng.
- Thiết bị tập trung lưu lượng truy nhập DSLAM Hub: Là một thiết bị có
chức năng tập trung lượng truy nhập từ các thiết bị ghép kênh DSLAM để truyền
tải lên lớp trên (B-RAS) và ngược lại. Ngoài ra, DSLAM-Hub còn có chức năng
ghép kênh truy nhập (giống như DSLAM) và trực tiếp cung cấp cổng kết nối tới
các khách hàng trong khu vực phục vụ.
- Thiết bị ghép kênh truy nhập (DSLAM) : Là một thiết bị ghép kênh có
chức năng trực tiếp cung cấp cổng kết nối tới khách hàng. Đây là thiết bị tập trung
các đường thuê bao riêng lẻ để truyền tải lên lớp trên (DSLAM-Hub/MSS/B-
RAS) và ngược lại.
Do kỹ thuật ADSL sử dụng kết nối trực tiếp đến vòng lặp và vì khoảng cách
giới hạn của các vòng lặp trong công nghệ DSL, nên các DSLAM thường được
đặt tại các CO (các nút chuyển mạch). Dung lượng của DSLAM phụ thuộc vào
nhu cầu thực tế.
5.3.3 Yêu cầu kỹ thuật của hệ thống cung cấp dịch vụ ADSL
- Các thiết bị phải có cấu trúc module nhiều khe cắm cho phép mở rộng
thêm nhiều cổng, card một cách thuận tiện, đồng thời tùy thuộc vào tiềm năng nhu
cầu sử dụng dịch vụ mà lựa chọn năng lực cực đại của thiết bị tương ứng.
- B-RAS phải có khả năng kết nối với nhiều DSLAM/DSLAM-Hub ( thông
qua giao diện STM-1/ STM-4 quang hoặc điện ), đồng thời phải có khả năng kết
nối mạng diện rộng để có thể triển khai các dịch vụ kết nối mạng (VPN, …v.v).
- Các thiết bị DSLAM/DSLAM-Hub và B-RAS phải có khả năng kết nối
được với các MSS, sử dụng thủ tục truyền thông MPLS trên mạng Backbone,
đồng thời phải có khả năng hỗ trợ các công nghệ DSL khác ( VDSL, RADSL,
G.SHDSL, v.v…) để chuẩn bị cho khả năng cung cấp các dịch vụ này.
- MSS có khả năng chuyển mạch do vậy nếu lưu lượng được truyền giữa hai
thuê bao trong cùng một vòng của MSS thì lưu lượng này sẽ được chuyển ngay tại
MSS mà không cần phải lên B-RAS xử lý nhằm giảm tải cho B-RAS.
VI- MẠNG NGOẠI VI TẠI HUYỆN HOÀ THÀNH
1- Qui tắc tổ chức mạng:
Trung tâm Viễn thông Hòa Thành tổ chức và quản lý mạng theo “Quy phạm xây dựng mạng ngoại vi” (68QP-01-VNPT) của Bưu chính Viễn thông Việt Nam ban hành kèm theo quyết định số 499/QĐ-KHCN/HĐQT ngày 24/11/2004 nay là Tập đoàn Bưu Chính Viễn thông Việt Nam.
Tại các trạm mạng cáp được phối và đấu nối 1 cấp, 2 cấp theo qui định
MDF
T1A1
T1B1
Hình 6.1 Sơ đồ phối cáp tổng thể
1MS
2MS
TCCC
Ghi chú:
TCCC: Tủ cáp chống cháy
MS: Măng sông
MDF: Giá phối tuyến chính
: Tủ cáp
: Hộp cáp
Tuyến 1 phối cáp 1 cấp
Tuyến 2 phối cáp 2 cấp
Cáp chính
Cáp phối cấp 1
Cáp phối cấp 2
H1A1A1
H1B2A1
H1B2B1
T1B2
2-Các thành phần mạng ngoại vi:
Mạng cáp đồng thuê bao gồm hệ thống cáp đồng kết nối từ trạm đến nhà thuê bao gồm các thành phần MDF, Măng sông cáp, phiến nối dây, tủ cáp, hộp cáp, cáp vào nhà thuê bao, hệ thống cống bể và hệ thống cột treo cáp.
MDF: Giá phối tuyến chính tại mỗi trạm lắp đặt các bloc inside và bloc outside đấu cáp và đi dây nhảy.
TCCC: Tủ cáp chống cháy tại mỗi trạm đấu cáp nhập đài và cáp ngoài mạng.
MS: Măng song cáp đấu nối cáp rẽ và nối thẳng
Tủ cáp: Dung lượng từ 100x2-800x2 dùng để đấu cáp phối.
Hộp cáp: Dung lượng 20x2-50x2 đấu dây cáp thuê bao.
Cột beton: Dùng để treo cáp và dây sub thuê bao.
Cống bể cáp: Để thi công cáp ngầm cho các tuyến cáp chính và khu vực đông dân cư.
MDF
BLOC
IN
128x2
BLOC
OUT
200x2
MS
TCCC
TCCC
Cáp nhập đài chống cháy
Cáp nội đài
Dây nhảy
Cáp chính ngầm/ treo
Hình6..2 Sơ đồ đấu nối tại MDF Trung tâm VT Hòa Thành
3- Mạng cáp đồng Trung tâm Viễn thông Hòa Thành.
Căn cứ theo tình hình thực tế tại địa phương mạng ngoại vi tổ chức theo từng khu vực các trạm thường đặt tại khu vực đông dân cư, từ đó cáp đồng được kéo rộng khắp để phát triển thuê bao cố định và ADSL.
Mạng ngoại vi tổ chức theo qui phạm của ngành:
Sử dụng 3 nguyên tắc phối cáp: Phối cáp trực tiếp, phối cáp một cấp và phối cáp 2 cấp; mạng cáp chính là cáp từ trạm đến tủ cáp đầu tiên, mạng cáp phối là cáp đấu từ tủ cáp cấp 1.
STT
Tên trạm / lọai cáp x đôi
1200
(m)
600
(m)
400
(m)
300
(m)
200
(m)
100
(m)
50
(m)
30
(m)
20
(m)
10
(m)
Cáp chống cháy
1
Trạm thị trấn
38438
19285
35495
32613
72342
57451
10274
730
2
Trường Đông
2822
1630
2822
7587
14397
22973
23019
1013
3200
3
Giang Tân
250
4401
3710
7573
12062
13779
31671
18145
2835
680
4
Long Hải
1495
840
11592
9946
14610
13739
4708
3137
5
Bùi Thị Xuân
350
916
2016
2272
2568
230
150
Tổng cộng
250
8718
44432
30520
69902
75573
144418
115372
19310
7897
Bảng6..1 Đặc điểm cáp đồng đang sử dụng tại Trung tâm VT Hòa Thành
- Cáp ngầm sử dụng loại cáp đường kính 0,4mm, 0,5mm
- Cáp treo sử dụng cáp đường kính 0,5mm.
- Số lượng cáp chính tại TT VT Hòa Thành là 18,550m và cáp phối là 248,078m cáp các loại.
- Các loại cáp đang sử dụng đều là cáp có dầu chống thấm.
4- Mạng cáp quang Trung tâm Viễn thông Hòa Thành.
Hiện nay tại các trạm Viễn thông Hòa Thành đều sử dụng cáp quang, do địa bàn huyện Hòa Thành có diện tích nhỏ hơn các huyện khác nhưng mật độ dân cư cao, đường giao thông rất nhiều ( trung bình khoảng 100m có một ngã tư), rất thuận tiện cho việc lắp đặt các trạm viễn Thông, trung bình các trạm Viễn thông cách nhau khoảng 6 đến 7 km. Chính vì vậy mạng cáp quang Hòa Thành có vòng ring như sau:
+ Host Tây Ninh – trạm VT Hòa Thành- các trạm VT Giang Tân- Cẩm Giang – Thạnh Đức – Hiệp Thạnh – Host Gò Dầu – Trạm VT Bến Cầu – Host Tây Ninh.
+ Host Tây Ninh – trạm VT Hòa Thành- Giang Tân - Cẩm Giang – Trường Đông – Long Hải – Trạm VT Hòa Thành.
Chính vì các trạm đã sử dụng mạng vòng ring nên đảm bảo an toàn khi xảy ra đứt cáp quang.
Mạng cáp quang đi qua địa phận Hòa Thành do Trung tâm Viễn thông Hòa Thành quản lý và phân công cho công nhân dây máy thực hiện tuần tra hàng ngày 02 lần vào lúc 8h00 và 13h30.
- Trạm VT Hòa Thành kéo cáp quang trong cống bể đến ngã 3 Long Hải là 5km, từ ngã 3 Long Hải cáp quang chôn trực tiếp đến trạm VT Long Hải 1km. Sử dụng loại cáp 12FO tổng chiều dài tuyến là 06km.
- Còn lại các trạm VT Giang Tân, Trường đông kéo cáp quang trong cống bể và cáp quang treo sử dụng lọai cáp quang 24FO.
Hình 6.3 Sơ đồ tổng thể mạng cáp trạm Thị trấn VT Hòa Thành
Mạng cáp đồng tại Trung tâm Viễn thông Hòa Thành hiện nay được quản lý bằng phần mềm Quản lý mạng cáp chạy trên máy tính nối mạng.
Hình 6.4 Tổng thể 1 tuyến cáp trạm Giang Tân trên CT QLMC
5- Hệ thống cống bể cáp:
Tại khu vực thị trấn và khu đông dân cư các tuyến cáp chính đã được ngầm hoá: Thị trấn, Trường Đông, Giang Tân, Long Hải và các điểm cống bể ngầm vượt đường.
Tổng số bể/Chiều dài tuyến cống bể cáp: 346 bể/27.680m
STT
Tên Trạm
Tuyến ống/m
Bể cáp
1
Trạm Thị Trấn
16.080
201
2
Trường Đông
5.120
64
3
Giang Tân
4.400
55
4
Long Hải
2.080
26
Tổng cộng
27.680
346
Bảng 6.2 Cống bể tại các trạm Trung tâm VT Hòa Thành
Hệ thống tuyến cống bể hiện nay tại trung tâm quản lý bằng thủ công.
Hình 6.5 Sơ đồ tuyến cống bể trạm thị trấn Hòa Thành
6- Hệ thống đường cột treo cáp
Toàn bộ hệ thống cáp viễn thông đã được đầu tư cột treo cáp riêng biệt đảm bảo an toàn và thuận lợi kéo dây phát triển thuê bao.
Các loại cột sử dụng cột bê tông theo tiêu chuẩn ngành: 2 loại cột đang được sử dụng cột tròn và cột vuông (lọai cột 6,5m; 7,3m; cột 7m và 8m dùng vượt đường). TC 05-04-2008-KT
Tổng số cột bê tông/ độ dài tuyến cột: 6859 cột/ 274.280m
Hệ thống tuyến cột bê tông hiện nay tại trung tâm quản lý bằng thủ công.
Hình 6.6 Sơ đồ tổng thể các tuyến cột trạm Thị trấn TTVT Hòa Thành
CHƯƠNG III TÌM HIỂU PHẦN MỀM QUẢN LÝ MẠNG
Nguyên tắc tổ chức quản lý mạng ngoại vi tại Trung tâm Viễn thông Hoà Thành như sau:
Tại Trung tâm viễn thông Hoà Thành tổ chức quản lý mạng ngoại vi theo quy phạm của ngành và của Viễn thông Tây Ninh ban hành.
Hiện tại mạng ngoại vi TTVT Hoà Thành sử dụng 3 nguyên tắc phối cáp: Phối cáp trực tiếp, phối cáp một cấp và phối cáp 2 cấp; mạng cáp chính là cáp từ trạm đến tủ cáp đầu tiên, mạng cáp phối là từ tủ cáp của mạng cáp chính đến các hộp cáp kết cuối thuê bao và được quản lý bằng chương trình với phần mềm (Visualbasic) trên máy tính, quản lý theo sơ đồ và mã của đường dây cáp.
Với việc quản lý mạng ngoại vi bằng chương trình phần mềm trên máy tính giúp cho việc quản lý mạng ngoại vi tại đơn vị rất thuận tiện và dễ dàng trong việc điều chỉnh và truy xuất, nhập thông tin, thống kê dữ liệu cáp.
3.1 CẤU TRÚC HỆ THỐNG – MÔ HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH
Chương trình Quản lý mạng cáp được viết bằng ngôn ngữ Visual Basic quản lý các đối tượng: tổng đài, sợi cáp, kết cuối: tủ cáp, hộp cáp, măng song cáp, các đối tượng này được quản lý trên cơ sở dữ liệu SQL.
Mạng cáp đồng tại Trung tâm Viễn thông Hoà Thành hiện nay được quản lý bằng phần mềm Quản lý mạng cáp chạy trên máy tính nối mạng. chỉ quản lý được Cáp, tủ hợp cáp, cáp; tủ hộp cáp được mã hoá theo qui định ngành giúp cho công nhân xác định chính xác giữa thực tế và trên chương trình
Máy trạm
chứa chương trình cài win 9x, 2000, Xp,…
MÁY CHỦ CHỨA DỮ LIỆU WIN NT, SQL
Máy trạm
chứa chương trình cài win 9x, 2000, Xp,…
Máy trạm
chứa chương trình cài win 9x, 2000, Xp,
Máy chủ
trung gian
(Proxy DataBase)
Máy trạm
chứa chương trình cài win 9x, 2000, Xp,…
Cáp mạng
Điện thoại
64 MB,…
MẠNG LAN
Chương trình được xây dựng sao cho mọi người biết sử máy tính đều có thể khai thác, sử dụng.
Mô hình hoạt động :
Cài đặt máy chủ : MS_SQL 6.5
Cài đặt máy trạm : ODBC, chương trình khoảng 5MB.
Máy chủ trạm : Cài proxy server .
Chương trình được thiết kế dạng phân cấp người sử dụng, tuỳ theo chức năng người dùng mà cấp cho quyền riêng.
3.2 ĐĂNG NHẬP VÀO HỆ THỐNG:
Để sử dụng chương trình, người sử dụng phải có quyền truy cập vào hệ thống.
Sau khi khởi động chương trình ta nhấp vào nút chức năng mật khẩu trên thanh toolbar, chương hiện ra hộp thoại:
Hình 3.1. Cửa sổ đăng nhập
Người sử dụng nhập tên truy cập (ID), mật khẩu và nhấp chuột trái váo nút có biểu tượng chìa khóa hoặc nhấn phím Enter, chương trình sẽ kiểm tra nếu đúng tên truy cập và mật khẩu cửa sổ đăng nhập sẽ tự động mất đi và hiển thị màn hình chính của chương trình.
Trong trường hợp tên truy cập và mật khẩu không chích xác, chương trình sẽ hiện ra thông báo :
Người sử dụng đăng nhập lại.
3.3. SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH:
3.3.1. Nhập liệu :
Hình 3.2 . các chức năng của menu
Nhập một kết cuối mới:
Cách chọn: Nhập liệu | nhập tủ-hộp
Hình 3.3. Thêm tủ -hộp cáp
Chức năng: Giúp nhập thông tin đặc tính kết cuối cáp, lưu những thay đổi thông tin về kết cuối cũ hoặc xoá một kết cuối.
- Nhập mới một kết cuối: ta chọn một trong năm loại hình nhập (tủ, hộp, MDF, M.s …), nhập các thông tin (tên tủ-hộp cáp, vị trí đặt tủ-hộp ở đâu, năm sử dụng tủ-hộp, loại võ tủ-hộp, chất lượng, dung lượng, phiến…). Sau khi nhập các thông tin hợp lý ta nhấp vào nút Lưu dữ liệu, chương trình sẽ lưu kết cuối mới.
- Sửa đổi thông tin kết cuối đã có: ở đây có hai cách để chọn một kết cấu đã có là nhấp vào nút tìm hoặc nút liệt kê.
- Nếu chọn nút tìm ta phải nhập tên tủ-hộp vào ô tên tủ-hộp sau đó nhấp nút tìm.
- Nếu chọn nút liệt kê - chương trình sẽ liệt kê những tủ -hộp cáp đã có và lúc này ta nhấp vào các nút trước sau hoặc đầu cuối để chọn tủ-hộp mà mình muốn sửa đổi.
- Sau khi sửa đổi các thông tin ta nhấp vào nút lưu sửa đổi để lưu lại những sửa đổi của kết cuối tương ứng.
- Xóa một kết cuối :các bước để chọn một kết cuối cần xóa giống các bước ở phần sửa đổi thông tin kết cuối và sau đó ta nhấp vào nút xóa.
- Cuối cùng Nhấp vào menu kết thúc để đóng form đang làm việc.
Thêm sợi cáp :
Cách chọn : Nhập liệu | thêm sợi cáp
Hình 3.4 . Thêm sợi cáp
- Chức năng: giúp nhập mới một sợi cáp, lưu những thay đổi thông tin về sợi cáp đã có hoặc xóa một sơi cáp.
- Nhập mới một sợi cáp: Nhập các thông tin (tên sợi cáp, chiều dài, nguồn vốn, nơi sản xuất, dung lượng, loại cáp(chọn loại cáp treo, ngầm…), năm sử dụng…). Sau khi nhập các thông tin hợp lý ta nhấp vào nút Lưu dữ liệu chương trình sẽ lưu sợi cáp mới.
- Sửa đổi thông tin sợi cáp đã có: ở đây có hai cách để chọn một sợi cáp đã có là nhấp vào nút tìm hoặc nút liệt kê.
- Nếu chọn nút tìm ta phải nhập tên sợi cáp vào ô tên sợi cáp (ví dụ:T1A3 – H1A3A1) sau đó nhấp nút tìm.
Hình 3.5 . Tìm sợi cáp
- Nếu chọn nút liệt kê - sẽ liệt kê những sợi cáp đã có và lúc nầy ta nhấp vào các nút trước sau hoặc đầu cuối để chọn sợi cáp mà mình muốn sửa đổi. Sau khi sửa đổi các thông tin ta nhấp vào nút lưu sửa đổi để lưu lại những sửa đổi.
- Xóa một sợi cáp: các bước để chọn một sợi cáp đã tồn tại giống các bước ở phần sửa đổi thông tin về sợi cáp và sau đó ta nhấp vào nút xóa.
- Cuối cùng Nhấp vào kết thúc để đóng form đang làm việc.
Thêm đấu nối cáp:
Cách chọn : Nhập liệu | đấu nối cáp
Hình 3.6. Đấu nối cáp
- Chức năng: khi ta chọn tổng đài, chọn tuyến lúc đó mở chức năng này ở ô kết cuối sẽ hiện thị danh sách các kết cuối.
- Chọn sợi cáp vào: sẽ liệt kê tất cả các sợi cáp vào kết cuối.
- Sợi cáp ra: sẽ liệt kê tất cả sợi cáp ra kết cuối.
- Đôi cáp vào: liệt kê tất cả đôi cáp chưa đấu nối còn tốt của sợi cáp vào tương ứng.
- Đôi cáp ra: liệt kê tất cả đôi cáp chưa đấu nối còn tốt chưa đấu nối của sợi cáp ra tương ứng.
- Đấu nối: chọn một hoặc nhiều đôi cáp vào, chọn một hoặc nhiều đôi cáp ra - nhấn nút đấu cáp.
- Xóa cáp: nhập chỉ số đấu cáp vào ô 'đôi cáp từ ' và 'đến' (nếu chỉ xóa một cặp đấu nối thì chỉ số 2 ô là như nhau)
- Đôi cáp vào hư: liệt kê tất cả cáp hư của cáp vào tương ứng.
- Đôi cáp ra hư: liệt kê tất cả cáp hư của cáp ra tương ứng.
- Chuyển đổi đôi cáp tốt và hư: chọn một hoặc nhiều đôi cáp tốt - click chuột phải - di chuyển chuột đến cửa sổ hiện đôi cáp hư và click chuột trái. Thực hiện thao tác tương tự khi chuyển từ hư sang tốt
- Nút liệt kê: chọn nút liệt kê lúc đó sẽ liệt kê danh sách thuê bao kéo ra từ kết cuối hiện tại. Còn nếu ta chọn nút liệt kê sẽ liệt kê lưới gồm sợi cáp vào, sợi cáp ra và thứ tự đấu nối hiện có.
- Trong hộp thoại ta chọn tiện ích | xem-sửa thay đổi hộp cáp chuương trình sẽ hiện ra hộp thoại.
Hình 3.7 . Sửa đổi thông tin kết cuối
- Chức năng: giúp xem thay đổi các thông tin về kết cuối bằng cách nhấp vào các ô và đánh lại dữ liệu mới.
- Sau khi thay đổi thông tin chọn nút lưu sửa đổi để cập nhật mới kết cuối này.
Thêm tuyến cáp:
Cách chọn: Nhập liệu | tuyến cáp
Hình 3.8. Thêm tuyến cáp.
- Chức năng: giúp nhập mới một tuyến cáp, lưu những thay đổi thông tin về tuyến cáp đã có hoặc xóa một tuyến cáp.
- Nhập mới một tuyến cáp: Chọn tổng đài, lúc nầy ở ô mã tuyến sẽ hiện mã tuyến tự động trong mỗi lần tạo tuyến cáp mới, nhập tên tuyến cáp vào ô tên tuyến (ví dụ tuyến thị xã). Sau khi chọn và nhập các thông tin hợp lý ta nhấp vào nút Lưu dữ liệu chương trình sẽ lưu tuyến cáp mới.
- Sửa đổi thông tin tuyến cáp đã có: ở đây ta nhấp vào nút trước sau đầu cuối để chọn tuyến cáp cần sử đổi.
- Sau khi sửa đổi các thông tin ta nhấp vào nút lưu sửa đổi để lưu lại những sửa đổi.
- Xóa một tuyến cáp: Ta cũng nhấp vào các nút trước,sau, đầu, cuối để chọn một tuyến cáp ta muốn xóa và sau đó ta nhấp vào nút xóa. Cuối cùng Nhấp vào kết thúc để đóng form đang làm việc.
Chèn điểm uốn :
- Cách chọn: Nhập liệu | chèn điểm uốn
- Chức năng: sau khi chọn chức năng này biểu tượng chuột trở thành dấu cộng. Lúc đó trên sơ đồ ta chọn hai điểm uốn kề nhau và click chuột trái vào nơi ta muốn chèn điểm uốn .
Di chuyển điểm uốn :
- Cách chọn: Nhập liệu | di chuyển điểm uốn
- Chức năng: cho phép dịch chuyển điểm uốn trên sơ đồ bằng cách click chuột trái vào điểm uốn và rê chuột đến nơi ta muốn di chuyển đến trên sơ đồ.
Xóa điểm uốn :
- Cách chọn: Nhập liệu | xóa điểm uốn
- Chức năng: cho phép xóa điểm uốn trên sơ đồ bằng cách click chuột trái vào điểm uốn ta cần xóa trên sơ đồ.
Di chuyển kết cuối à hình sao :
- Cách chọn: Nhập liệu | di chuyển kết cuối à hình sao
- Chức năng: Cho phép di chuyển kết cuối bằng cách click chuột trái vào kết cuối và rê chuột đến nơi ta muốn di chuyển kết cuối đến.
Di chuyển sợi cáp :
- Cách chọn: Nhập liệu | di chuyển sợi cáp.
- Chức năng: Cho phép di chuyển sợi cáp bằng cách click chuột trái vào sợi cáp và rê chuột đến nơi ta muốn di chuyển sợi cáp.
3.3.2 Tiện ích:
Chọn đường thẳng:
- Cách chọn: tiện ích | chọn đường thẳng
- Chức năng: trong trường hợp đường thẳng, đường tròn, kí tự nằm gần nhau. Chức năng này cho phép chỉ chọn đường thẳng.
Chọn đường tròn:
- Cách chọn: tiện ích | chọn đường thẳng
- Chức năng: trong trường hợp đường thẳng, đường tròn, kí tự nằm gần nhau. Chức năng này cho phép chỉ chọn đường tròn.
Chọn ký tự:
- Cách chọn: tiện ích | chọn đường thẳng
- Chức năng: trong trường hợp đường thẳng, đường tròn, kí tự nằm gần nhau. Chức năng này cho phép chỉ chọn đánh ký tự.
Bật hiển thị thước vẻ:
- Cách chọn: tiện ích | bật hiển thị thước vẻ.
- Chức năng: cho hiện thước vẻ và ta dựa vào kích thước của thước vẻ đề canh và vẻ sơ đồ nhanh, chính xác hơn.
Tắt hiển thị thước vẻ:
- Cách chọn: tiện ích | tắt hiển thị thước vẻ.
- Chức năng: cho phép tắt hiển thị thước vẻ khi ta không cần dùng thước vẻ.
Bật chế độ mouse tự động:
- Cách chọn: tiện ích | bật chế độ mouse tự động.
- Chức năng: cho phép tự động di chuyển sơ đồ khi di chuyển chuột hoặc rê chuột đến thanh ngang hay thanh dọc.
Tắt chế độ mouse tự động:
- Cách chọn: tiện ích | tắt chế độ mouse tự động .
- Chức năng: cho phép tắt chế độ mouse tự động khi ta không muốn sơ đồ dịch chuyển khi di chuyển chuột hoặc re chuột đến thanh ngang hay thanh dọc.
3.3.3 Phần tử cáp:
Chọn tủ-hôp cáp:
Cách chọn: phần tử cáp | chọn tủ-hôp cáp.
- Chức năng: trong trường hợp các tủ cáp, sợi cáp và điểm uốn gần sát nhau chức năng này cho phép chọn tủ cáp khi nhấp vào.
Hình 3.9. Chọn tủ hộp cáp
Chọn sợi cáp theo tủ-hộp cáp:
- Cách chọn: phần tử cáp | chọn sợi cáp theo tủ-hộp cáp.
- Chức năng: Tương tự như trong trường hợp trên chức này cho phép chọn sợi cáp theo tủ hộp cáp.
Chọn sợi cáp:
- Cách chọn: phần tử cáp | chọn sợi cáp.
- Chức năng: Tương tự như trong trường hợp trên chức này cho phép chọn sợi cáp.
Hiển thị số sợi cáp:
- Cách chọn: phần tử cáp | Hiển thị số sợi cáp.
- Chức năng: Trong hình 4.8. Ta thấy chỉ số 1,2.. là chỉ số hiển thị số sợi cáp đi qua. Chức năng này cho phép hiển thị hoặc không hiển thị chỉ số này.
Bật hiển thị sợi cáp:
- Cách chọn: phần tử cáp | bật hiển thị sợi cáp.
- Chức năng: khi chọn chức năng này sẽ hiện thị sợi cáp chọn.
Tắt hiển thị sợi cáp:
- Cách chọn: phần tử cáp | tắt hiển thị sợi cáp.
- Chức năng: tắt hiện thị sợi cáp chọn.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 73635268-bia-bao-cao.doc