Đề tài Cấu trúc vốn và chi phí vốn tại công ty cổ phần kết cấu thép và cơ khí HT - Steel: Thực trạng và giải pháp

Hiện nay, trong thời kì tăng trưởng hội nhập, các doanh nghiệp luôn có nhu cầu mở rộng sản xuất, liên kết với các doanh nghiệp nước ngoài, đầu tư phát triển về mọi mặt, và hầu hết đều đang cần một lượng vốn lớn cho đầu tư phát triển cũng như việc đưa ra một cấu trúc vốn mục tiêu. Tuy nhiên, chính các doanh nghiệp vẫn còn đang tồn tại những thiết sót, những hạn chế trong việc huy động vốn, quản trị cấu trúc vốn và chi phí vốn, mất cân đối trong cấu trúc vốn, chưa tối ưu hóa được hết các ưu thế. Bên cạnh đó, chúng ta không thể phủ nhận những hạn chế trong các chính sách của nhà nước và thị trường góp phần hạn chế các doanh nghiệp trong việc huy động vốn và xây dựng cấu trúc vốn tối ưu cho phát triển dài hạn. Qua thực trạng phân tích cấu trúc vốn của các công ty cổ phần kết cấu thép HT-Steel, luận văn đã chỉ ra những thiếu sót, những hạn chế đang tồn tại trong doanh nghiệp, trong các chính sách và thị trường. Đồng thời, luận văn đưa ra các giải pháp nhằm tăng hoàn thiện cấu trúc vốn một cách tối ưu nhất. Hướng tới mục tiêu phát triển toàn diện doanh nghiệp, tạo được một lợi nhuận cao nhất có thể đạt được

pdf97 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 1518 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Cấu trúc vốn và chi phí vốn tại công ty cổ phần kết cấu thép và cơ khí HT - Steel: Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nợ tích lũy Nợ tích lũy là khoản chiếm dụng vốn phát sinh thường xuyên của công ty trong hoạt động sản xuất kinh doanh.Khoản này không khiến công ty mất bất kỳ một loại chi phí nào nên chi phí nợ tích lũy bằng 0. d) Chi phí vốn bình quân của nợ ngắn hạn Bảng 2.7. Chi phí vốn bình quân của nợ ngắn hạn giai đoạn 2010 – 2013 Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Tín dụng thương mại 4195.74 12669.57 12745.27 7930.53 Vay ngắn hạn 7610.90 8697.59 9928.89 29849.19 Nợ tích lũy 20222.18 29318.57 21844.52 25704.30 Tổng nguồn nợ ngắn hạn 32028.83 50685.74 44518.68 63484.02 Tỷ trọng TDTM 0.1310 0.2500 0.2863 0.1249 Tỷ trọng vay ngắn hạn 0.2376 0.1716 0.2230 0.4702 Tỷ trọng nợ tích lũy 0.63137 0.57844 0.49068 0.40489 Chi phí TDTM 7.92% 12.14% 8.77% 8.66% Chi phí vay ngắn hạn 5.51% 10.69% 11.28% 9.8% Chi phí nợ tích lũy 0 0 0 0 WACC của nợ ngắn hạn 2.35% 4.87% 5.03% 5.69% (Nguồn: Tính toán từ báo cáo tài chính của công ty) Chi phí vốn bình quân của nợ ngắn hạn được thể hiện qua các nguồn tín dụng thương mại, vay ngắn hạn và nợ tích lũy. Ta xét qua những giai đoạn sau: Giai đoạn 2010-2011: Năm 2010 chiếm tỉ trọng cao nhất trong nợ ngắn hạn là nợ tích lũy, tuy nhiên chi phí lại bằng 0. Tín dụng thương mại chỉ chiếm 12.46% và vay ngắn hạn chiếm 27.47%. Nhưng sang đến năm 2011 đã có sự thay đổi về cơ cấu tỉ trọng cũng như cả về nguồn nợ ngắn hạn như sau. Nợ tích lũy tăng từ 20222.18 triệu lên 29318.57 triệu, tương đương với xấp xỉ 45%. Vay ngắn hạn không có thay đổi nhiều chỉ từ 7,610.90 triệu lên đến 8,697.59 triệu. Thay đổi lớn nhất là về tín dụng thương mại tăng từ 4195.74 triệu lên đến 12669.57 triệu dẫn đến sự thay đổi về WACC của năm 2011, cụ thể là tăng từ2.35% lên đến 4.87%. Giai đoạn 2011-2012 : Giai đoạn này Vay ngắn hạn lại tăng từ 8,697.59 triệu lên đến 9,928.89 triệu. Nợ tích lũy lại có phần giảm đi từ 29318.57 triệu còn 21844.52 triệu. Tín dụng thương mại không có thay đổi nhiều, Sự thay đổi cơ cấu tỉ trọng trên dẫn đến WACC của năm 2012 có chút tăng lên so với 2011, cụ thể là tăng từ 4.87% lên 5.03%. Giai đoạn 2012-2013: WACC tiếp tục tăng nhẹ từ 5.03% lên đến 5.69%. Nguyên nhân chính là sự tăng mạnh của nguồn vay ngắn hạn từ 9928.89 triệu lên đến Thang Long University Library 62 29849.19 triệu. Chiếm tỉ trọng lớn trong nguồn nợ ngắn hạn, dẫn đến chi phí WACC của năm 2013 có sự tăng như vậy. Tóm lại, có thể thấy công ty tập trung chủ yếu vào các khoản vay ngắn hạn để bổ sung nguồn vốn chủ sở hữu. Việc này có thể có tác dụng trong thời gian ngắn nhưng lại mang tính rủi ro cao nếu như công ty không thể thanh toán những khoản vay này sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến công ty. WACC qua các giai đoạn có thể thấy có sự tăng dần, tuy vậy WACC này vẫn ở trong mức độ kiểm soát và cho phép được, mặt khác còn tạo điều kiện giúp công ty phát triển hơn nữa trong các năm tiếp theo. 2.3.1.2. Chi phí nợ dài hạn kd a) Chi phí vay dài hạn Bảng 2.8. Chi phí vay dài hạn giai đoạn 2010 – 2013 Đơn vị tính: triệu đồng Năm Bên cho vay Số tiền vay Lãi suất Lãi phải trả WACC năm WACC sau thuế 2010 Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Agribank 1743.991 16.5% 287.759 17,01% 12,75% 1837.623 17% 312.396 2840.901 17.5% 497.157 1021.854 16.50% 168.606 2011 1743.991 16.50% 287.758 16,90% 12,67% 1837.624 17% 312.396 1523.55 17.5% 266.621 1021.854 16.50% 168.606 2012 1743.992 16.50% 287.758 17,19% 12,89% 1837.623 17.00% 312.396 1523.550 17.50% 266.621 5574.338 17.50% 975.509 1021.854 16.50% 168.605 2013 1743.991 16.5% 287.758 17,25% 12,94% 63 Năm Bên cho vay Số tiền vay Lãi suất Lãi phải trả WACC năm WACC sau thuế 1837.623 17% 312.396 1523.550 17.5% 266.621 5574.338 18% 975.509 (Nguồn: Tính toán từ báo cáo tài chính của công ty) Các khoản vay dài hạn của công ty đều là vay của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Agribank. Các khoản vay được vay theo lãi suất thỏa thuận hợp lí giữa ngân hàng và công ty. Có thể thấy được các khoản vay theo từng thời kì của công ty theo số liệu trên, lãi suất được giữ ở mức độ ổn định từ 16.5% đến 17.5%. Bởi vậy mà WACC của nợ dài hạn qua các năm không có nhiều biến động, chỉ dao động 0.5% từ 12.67% đến 13.03%. Điều này cho thấy công ty đang hạn chế sử dụng nợ vay dài hạn, thay vào đó là nợ vay ngắn hạn để tiết kiệm chi phí sử dụng vốn cũng như linh hoạt hơn trong việc huy động vốn. b) Chi phí vốn bình quân của nợ dài hạn Chi phí trái phiếu Công ty không phát hành trái phiếu nên chi phí trái phiếu bằng 0. Đồng thời, dự phòng trợ cấp mất việc làm là khoản nợ dài hạn không mất chi phí. Do đó WACC của nguồn vốn vay dài hạn được tính như sau: Bảng 2.9. Chi phí vốn bình quân của nợ dài hạn giai đoạn 2010 – 2013 Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Vay dài hạn 7,444.37 6,127.02 11,701.36 10,679.50 Dự phòng trợ cấp mất việc làm 72.51 94.83 94.83 0.00 Tổng nguồn nợ dài hạn 7,516.88 6,221.85 11,796.19 10,679.50 Tỷ trọng vay dài hạn (%) 99.04 98.48 99.20 100.00 Tỷ trọng nợ vay dài hạn không mất chi phí (%) 0.96 1.52 0.80 0.00 Chi phí vay dài hạn (%) 12.75 12.67 12.89 12.94 Chi phí nợ vay không mất chi phí (%) 0.00 0.00 0.00 0.00 WACC của nợ dài hạn (%) 12.63 12.48 12.79 12.94 (Nguồn: Tính toán từ báo cáo tài chính của công ty) WACC của nợ dài hạn chỉ phụ thuộc vào số tiền lãi và số tiền vay của các khoản vay dài hạn, còn dự phòng trợ cấp mất việc làm thì không mất chi phí. Thang Long University Library 64 Giai đoạn 2010-2011: công ty cũng thanh toán một phần nợ vay dài hạn trị giá 1.317,35 triệu đồng tương ứng với 17,7%. Năm 2012, công ty đã huy động một lượng vốn lớn từ vay nợ dài hạn để phục vụ cho hoạt động của nhà xưởng số 2 của công ty. Để quản lý vốn lưu động tốt và tránh rủi ro, công ty đã huy động nguồn vốn dài hạn để đầu tư cho tài sản dài hạn với mức tăng của vay nợ dài hạn là 90,98% tương đương 5.574,34 triệu đồng. Đến năm 2013, khoản vay nợ dài hạn có sự giảm nhẹ là 8,73% ứng với 1.021,85 triệu đồng do công ty trả nợ dần. Đồng thời công ty không trích khoản dự phòng trợ cấp mất việc làm. Nên có thể thấy WACC của nợ dài hạn không có sự biến động lớn do hình thức của công ty quay vòng vốn nhanh không thích hợp với các khoản vay dài hạn có chi phí lớn. 2.3.1.3. Chi phí vốn cổ phần thường ke Dựa vào phương pháp chiết khấu cổ tức để xác định chi phí vốn cổ phần thường. Ta bỏ qua sự tác động của chi phí phát hành nên chi phí vốn cổ phần thường bằng chi phí lợi nhuận để lại. TH1: Sử dụng mô hình chiết khấu cổ tức Có thể thấy được lợi nhuận của công ty tăng trưởng đều qua các năm từ 2010- 2013, bởi vậy đối với chi phí vốn cổ phần thường ta xem xét theo trường hợp mô hình chiết khẩu dòng cổ tức tăng trưởng đều Bảng 2.10. Chi phí vốn cổ phần thƣờng giai đoạn 2010 – 2013 theo mô hình chiết khấu cổ tức Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Vốn cổ phần 6319.6 6319.6 10000 10000 P 0.01 0.01 0.01 0.01 Số cổ phần 631960 631960 1000000 1000000 Cổ tức 836.94 440.31 442.37 665.00 EAT 866.80 484.71 842.96 1177.81 Pcs 0.97 0.91 0.52 0.56 Vốn CSH 7633.24 7406.67 11445.32 11658.98 ROE (%) 11.36% 6.54% 7.37% 10.10% EPS 0.00137 0.00077 0.00084 0.00118 G 0.00391 0.00599 0.03500 0.04398 Do 0.00132 0.00070 0.00044 0.00067 Chi phí vốn cổ phần thƣờng (%) 13.63% 7.57% 7.92% 11.05% (Nguồn: Phụ lục báo cáo tài chính của công ty) 65 Qua bảng phân tích trên ta thấy chi phí sự dụng vốn cổ phần thường của công ty có xu hướng tăng từ năm 2010-2013. Cụ thể như sau: Giai đoạn 2010-2011: Năm 2010 chi phí vốn cổ phần thường là 13.63% nhưng đến năm 2011 thì lại chỉ còn là 7.57%. Nguyễn nhân dẫn đến là do EAT giảm mạnh gần một nửa từ 866.8 còn có 484.71, tức là giảm 44%, tác động này khiến cho ROE cũng giảm theo từ 11.36% còn có 6.54%. Bên cạnh đó, PCS giảm nên giúp cho G tăng lên cụ thể là G tăng thêm 0 so với năm 2010. Từ đó đã dẫn tới sự giảm của chi phí vốn cổ phần. Giai đoạn 2011-2012 : Năm 2012 chi phí vốn cổ phần thường tăng nhẹ lên 7.92%. Nguyên nhân đầu tiên dẫn đến sự tăng này là do lượng vốn chủ sở hữu tăng mạnh từ 7406.67 triệu lên 11445.32 triệu tương đương với tăng 54.53% lượng vốn chủ sở hữu. Lượng vốn cổ phần từ đó cũng tăng lên là 10000. EAT của năm 2012 tăng xấp xỉ 45% đạt khoảng 842.96. Lợi nhuận sau thuế tăng nhưng cổ tức lại giảm dẫn tới Pcs giảm mạnh từ 0.91 còn 0.52. Pcs giảm thì sẽ tác động vào G tăng cao dẫn tới chi phí vốn cổ phần cũng tăng lên. Có thể thấy giai đoạn này tỷ suất sinh lời trên mỗi cổ phiếu đã được tăng mạnh. Giai đoạn 2012-2013: Năm 2013 là năm nền kinh tế thị trường có dấu hiệu hồi phục sau những giai đoạn khủng hoảng, vốn chủ sở hữu của công ty tăng không đáng kể, cổ tức chi trả tăng lên từ 442.37 lên 665. Pcs tăng không nhiều chỉ khoảng 0.04. EAT của công ty tăng mạnh 39.7% từ 842.96 lên 1177.81 khiến cho ROE cũng tăng cao và G cũng tăng theo từ 0.035 lên đến 0.044. G tăng dẫn đến chi phí vốn cổ phần cũng tăng theo lên đến 11.05% khá cao trong giai đoạn từ 2010 -2013. TH2: Sử dụng mô hình CAPM Do công ty chưa phát hành cổ phiếu trên thị trường chứng khoán nên để sử dụng mô hình CAPM để phân tích chi phí vốn cổ phần thường thì ta có thể lấy các chỉ số của một công ty cùng ngành trên thị trường chứng khoán để có thể phân tích được trường hợp này. Qua sự chọn lọc dựa trên các tiêu chí so sánh đối với các tiêu chí của ngành, công ty cổ phần thép DANA –Ý có đầy đủ các tiêu chí phù hợp nhất đối với nhóm ngành này: Bảng 2.11. Bảng so sánh các tiêu chí của công ty DNY và nhóm ngành Thép DNY Nhóm ngành thép DNY Nhóm ngành thép DNY Nhóm ngành thép EPS 1917.8 1092.1 377.8 1076.4 535.6 1755.5 TSNH/TTS 47% 64% 38% 60% 51% 62% Thang Long University Library 66 DNY Nhóm ngành thép DNY Nhóm ngành thép DNY Nhóm ngành thép Tài sản dài hạn/Tổng tài sản 53% 36% 62% 40% 49% 38% Nợ phải trả/Tổng nguồn vốn 78% 68% 77% 69% 82% 71% Nợ phải trả/Vốn chủ sở hữu 345% 213% 343% 219% 445% 243% Vốn chủ sở hữu/Tổng nguồn vốn 22% 32% 23% 31% 18% 29% Thanh toán hiện hành 87% 111% 74% 104% 104% 104% Thanh toán nhanh 23% 54% 25% 56% 21% 43% Thanh toán nợ ngắn hạn 7% 8% 1% 8% 1% 8% Vòng quay Tổng tài sản 90% 198% 78% 186% 140% 175% Vòng quay tài sản ngắn hạn 223% 291% 182% 302% 311% 288% Vòng quay vốn chủ sở hữu 303% 597% 345% 589% 693% 578% Vòng quay Hàng tồn kho 292% 510% 244% 581% 395% 509% Lợi nhuận trƣớc thuế/Doanh thu thuần 6% 2% 1% 1% 1% 1% Lợi nhuận sau thuế/Doanh thu thuần 5% 2% 1% 1% 1% 1% Lợi nhuận trƣớc thuế/Tổng tài sản (ROA) 4% 4% 1% 2% 1% 1% Lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở hữu (ROE) 15% 11% 3% 6% 4% 3% (Nguồn: bộ chỉ số H-index ngày 31-12-2013) Bảng 2.12. Chi phí vốn cổ phần thƣờng giai đoạn 2010 – 2013 theo mô hình CAPM Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Kf 11% 11% 9% 8% km 20.88% 20.93% 19.95% 17.01% beta 0.02 0.03 0.01 0.03 Chi phí vốn cổ phần thƣờng 11.20% 11.30% 9.11% 8.27% (Nguồn: bộ chỉ số H-index ngày 31-12-2013) Mô hình CAPM được đặt trong các giả định mà trong đó CAPM cho rằng tỷ suất sinh lời kỳ vọng của cổ phiếu phụ thuộc vào tỷ suất sinh lời phi rủi ro, phần bù rủi ro và hệ số beta. Hệ số beta là rủi ro hệ thống của tài sản đầu tư so với rủi ro bình quân của thị trường. 67 Tỷ suất sinh lời phi rủi ro ở đây tác giả sử dụng lãi suất của tín phiếu kho bạc trúng thầu qua các năm từ 2010-2013. Tỷ suất sinh lời phi rủi ro ở đây có thể xem như là trái phiếu chính phủ, lãi suất của tín phiếu kho bạc. km là tỷ suất sinh lời kì vọng của thị trường. Qua bảng trên ta có thể thấy được chi phí vốn cổ phần thường qua các năm: Giai đoạn 2010-2011: Không có sự thay đổi lớn về các chỉ số, duy chỉ có beta tăng từ 0.02 lên 0.03 nhưng chi phí vốn cổ phần thường chỉ có sự thay đổi nhẹ từ 11.2% lên đến 11.3% Giai đoạn 2011-2012: Năm 2012, cả 3 chỉ số đều giảm. Kf giảm còn 9%, Km giảm còn 19.95% và beta chỉ còn 0.01. Điều đó đã dẫn tới chi phí vốn cổ phần thường chỉ còn 9.11%. Giai đoạn 2012-2013: kf tiếp tục giảm thêm 0.01, km cũng giảm chỉ còn17.01% nhưng hệ số beta lại tăng lên 0.03 cao nhất trong 4 năm và bằng năm 2011. Tuy vậy chi phí vốn cổ phần thường chỉ còn có 8.27%. Tóm lại,trong suốt giai đoạn 2010-2013 công ty đã có những định hướng đúng giúp cho doanh thu cũng như vốn chủ sở hữu tăng mạnh, giúp cho chi phí vốn cổ phần đang trên đà ổn định. Công ty nên có những chính sách mới giúp cho giá trị của cổ phiếu có thể ổn định hơn trên thị trường còn nhiều rủi ro bởi tỉ suất sinh lời kì vọng có xu hướng giảm dần qua các giai đoan 2010-2013, ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí vốn cổ phần thường cũng như giá trị của công ty trên thị trường. 2.3.2. Phân tích chi phí vốn bình quân WACC Bảng 2.13. Chi phí vốn bình quân WACC giai đoạn 2010 – 2013 Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Nợ ngắn hạn Triệu đồng 32,028.83 50,685.74 44,518.68 63,484.02 Nợ dài hạn Triệu đồng 7516.88 6221.85 11796.19 10679.5 Vốn cổ phần thường Triệu đồng 7633.24 7406.67 11445.32 11658.98 Lợi nhuận giữ lại Triệu đồng 866.8 484.71 842.96 1177.81 Tổng nguồn vốn Triệu đồng 48,045.75 64,798.97 68,603.15 87,000.31 Tỷ trọng nợ ngắn hạn % 66.66% 78.22% 64.89% 72.97% Tỷ trọng nợ dài hạn % 15.65% 9.6% 17.19% 12.28% Tỷ trọng vốn CSH % 15.89% 11.43% 16.68% 13.4% Tỷ trọng lợi nhuận giữ lại % 1.8% 0.75% 1.23% 1.35% Thang Long University Library 68 kb năm của nợ ngắn hạn % 2.35% 4.87% 5.03% 5.69% kb năm của nợ dài hạn % 12.63% 12.48% 12.79% 12.94% kb năm của vốn cổ phần thường % 13.63% 7.57% 7.92% 11.05% kb năm của lợi nhuận giữ lại % 13.63% 7.57% 7.92% 11.05% WACC % 5.95% 5.93% 6.88% 7.37% (Nguồn: Tính toán từ báo cáo tài chính của công ty) Từ bảng tính chi phí vốn bình quân WACC giai đoạn năm 2010-2013 trên ta thấy Giai đoạn năm 2010-2011: giai đoạn chi phí vốn bình quân chỉ dao động trong khoảng5.93% lên đến 5.95%. Nguyên nhân chủ yếu là do Nợ ngắn hạn tăng vọt nhưng chi phí nợ ngắn hạn lại thấp, bên cạnh đó lợi nhuận giữ lại lại tụt giảm, cụ thể là nợ ngắn hạn tăng thêm 18656.91 triệu tương đương với 58.25%, còn lợi nhuận giữ lại lại sụt giảm 382.09 triệu tương đương với 44.08%. Trong giai đoạn đó chi phí vốn bình quân WACC không có sự thay đổi rõ rệt. Giai đoạn 2011-2012: WACC tăng lên 6.88%, tức là tăng 0.95%. Tuy nhiên cơ cấu của nguồn vốn có chút thay đổi cụ thể như sau. Nợ ngắn hạn giảm 6167.06 triệu, phần giảm này là ở nợ tích lũy. Nợ dài hạn tăng từ 6221.85 triệu lên đến 11796.19 triệu do trong 2012 công ty có vay thêm một số khoản vay dài hạn. Vốn cổ phần thường được bổ sung lên đến 11445.32 triệu tương đương tăng 54.52% so với 2011. Và về mặt tích cực thì lợi nhuận để lại đã tăng lên 842.96. Tuy rằng chi phí WACC tăng lên 6.88% nhưng lợi nhuận để lại đã tăng là một dấu hiệu tích cực cho thấy công ty đang trên đà phát triển đúng. Giai đoạn năm 2012-2013 : chi phí WACC của 2013 tăng lên thêm 0.59% lên tới 7.37%. Tuy rằng nguồn nợ ngắn hạn lại tăng chiếm tỉ trọng cao nhất lên tới 72.97%, chi phí của nợ ngắn hạn là chiếm nhiều nhất trong chi phí vốn bình quân. Nhưng bên cạnh đó lợi nhuận để lại tăng vọt, cụ thể là tăng 334.85 triệu tương đương tăng 39.7% so với năm 2012, một dấu hiệu cho thấy sự phát triển của công ty. Tóm lại, chi phí vốn bình quân WACC của công ty qua giai đoạn 2010-2013 đang ở trong mức ổn định, năm 2013 là thời kì thị trường vừa trải qua khủng hoảng kinh tế, nên kinh tế đang phục hồi. WACC của công ty cho đến năm 2013 tuy có tăng lên nhưng chỉ ở mức độ ổn định, có thể thấy công ty đang trên đà phát triển đúng đắn, công ty cần có những chính sách để có thể duy trì và phát triển ổn định. 69 2.4. Phân tích tác động của cấu trúc vốn đến khả năng sinh lời và rủi ro của Công ty CP Kết cấu thép cơ khí HT-Steel giai đoạn 2010 – 2013 2.4.1. Tác động của cấu trúc vốn đến khả năng sinh lời Ta có bảng sau: Bảng 2.14. Mối quan hệ của các chỉ số tới khả năng sinh lời Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 ROS (%) 1.26 0.62 1.04 1.1 Hiệu suất sử dụng tổng tài sản (Lần) 1.45 1.22 1.19 1.25 Mức độ sử dụng nợ (Lần) 6.18 8.68 5.92 7.36 ROE (%) 11.36 6.54 7.37 10.1 (Nguồn: Tác giả tổng hợp) Bảng 2.15. Tác động của các yếu tố tới ROE Chỉ tiêu Năm 2010-2011 Năm 2011-2012 Năm 2012-2013 Chênh lệch ROS -0.64 0.42 0.06 Delta ROE (%) -5.74 4.45 0.422 Chênh lệch hiệu suất sử dụng tổng tài sản -0.23 -0.03 0.06 Delta ROE (%) -1.79 -0.16 0.37 Chênh lệch Mức độ sự dụng nợ 2.5 -2.76 1.44 Delta ROE (%) 4.57 -2.088 1.782 (Nguồn: Tác giả tổng hợp) Để đo lường sự ảnh hưởng của các chỉ tiêu đến ROE, ta so sánh như sau: Khi ROSn+1 thay đổi a đơn vị so với năm n, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, thì ROEn+1 sẽ thay đổi với tốc độbằng tích của a nhân với các yếu tố khác của năm n. Tương tự với sự thay đổi của các yếu tố còn lại Giai đoạn 2010 – 2011: ROE năm 2011 giảm 4,82% so với năm 2010. Điều này đồng nghĩa với việc cứ 100 đồng vốn CSH năm 2011 sẽ tạo ra ít hơn 4,82 đồng lợi nhuận ròng so với năm 2010. Sự suy giảm này chủ yếu là do sự suy giảm của ROS và hiệu suất sử dụng tài sản. Bởi năm 2011, lợi nhuận sau thuế giảm 44,8% so với năm 2010 khiến ROS giảm 0,64% và khiến ROE biến động giảm 5,82%. Đồng thời, tốc độ tăng của doanh thu thuần là 14,7% trong khi tốc độ tăng của tổng tài sản là 36,32%. Vì vậy hiệu suất sử dụng tài sản cũng giảm 0,23 lần tương đương với mức ảnh hưởng âm 1,8% lên ROE. Đây là lý do khiến ROE năm 2011 có sự suy giảm so với năm trước. Thang Long University Library 70 Giai đoạn 2011 – 2012: ROE năm 2012 có xu hướng tăng nhẹ 0,83% so với năm 2011, thể hiện rằng cứ 100 đồng vốn CSH năm 2012 sẽ tạo ra nhiều hơn 0,83 đồng lợi nhuận ròng so với năm 2011. Nguyên nhân của sự biến động này là năm 2012, doanh thu thuần tăng 2,53% song lợi nhuận sau thuế tăng 73,91%, dẫn đến ROS tăng và có tác động làm tăng ROE lên 4,56%. Bên cạnh đó, hiệu suất sử dụng tài sản có tác động làm giảm ROE xuống 0,18% do tốc độ tăng của doanh thu thuần chậm hơn tốc độ tăng của tổng tài sản. Ngoài ra, mức độ sử dụng nợ cũng gây biến động giảm cho ROE khi cũng vì tốc độ tăng của tổng tài sản chậm hơn tốc độ tăng của vốn CSH. Vì những nguyên nhân đó, ROE chỉ có biến động nhẹ trong năm 2012. Giai đoạn 2012 – 2013: ROE có sự gia tăng rõ rệt với mức tăng là 2,73% chứng tỏ năm 2013 tạo ra nhiều hơn năm 2012 là 2,73 đồng lợi nhuận ròng trên 100 đồng vốn CSH. Nguyên nhân của điều này là cả ba chỉ tiêu đều có tác động làm tăng ROE. Tốc độ tăng của lợi nhuận sau thuế là 39,72%, cao hơn tốc độ tăng của doanh thu thuần. Trong khi đó, tốc độ tăng của doanh thu thuần là 33,03%, cao hơn tốc độ tăng của tổng tài sản. Đồng thời, tốc độ tăng của tổng tài sản là 26,66%, lại cao hơn tốc độ tăng của vốn CSH. Nhờ đó, ROE gia tăng. Từ đó cho thấy công ty tận dụng tốt hơn giá trị sử dụng của tài sản cũng như gia tăng vốn nợ để hoạt động sản xuất kinh doanh. Qua phân tích ảnh hưởng của các yếu tố ROS, hiệu suất sử dụng tài sản và mức độ sử dụng nợ, ta thấy rằng khả năng sinh lời của công ty đang có xu hướng tăng, chứng tỏ khả năng quản lý tài sản hợp lý và cân đối doanh thu, chi phí tốt cũng như sử dụng nợ vay có hiệu quả. Tuy nhiên, khi nợ vay tăng cao, công ty có thể tận dụng được lợi thế của đòn bẩy tài chính để làm gia tăng ROE nhanh chóng song cũng gặp nhiều rủi ro thanh toán trong tương lai. Vì vậy, công ty cần nghiên cứu kỹ sự ảnh hưởng của các yếu tố nêu trên đến khả năng sinh lời để tạo mức sinh lời cao nhất. 2.4.2. Tác động của cấu trúc vốn đến khả năng tự chủ tài chính Sự ảnh hưởng của cấu trúc vốn đến khả năng tự chủ tài chính được thể hiện qua tỷ số tự tài trợ và tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) được tổng hợp trên bảng sau: Bảng 2.16. Mối quan hệ của các chỉ số tới khả năng tự chủ tài chính Đơn vị tính: % Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 ROA 1.84 0.75 1.24 1.37 Tỷ số tự tài trợ 16.18 11.52 16.89 13.58 ROE 11.36 6.54 7.37 10.1 (Nguồn: Tác giả tổng hợp) 71 Bảng 2.17. Tác động của các yếu tố tới ROE Đơn vị tính: % Chỉ tiêu Năm 2010-2011 Năm 2011-2012 Năm 2012-2103 Chênh lệch ROA (%) -1.09 0.49 0.13 delta ROE (%) -6.74% 4.25% 0.77% Chênh lệch tỷ số tự tài trợ -4.66 5.37 -3.31 delta ROE (%) -39.48% 13.97% -37.46% (Nguồn: Tác giả tổng hợp) Qua hai bảng số liệu trên ta thấy: Giai đoạn 2010 – 2011: ROA có tác động làm giảm ROE vào năm 2011. Cụ thể là năm 2011, lợi nhuận sau thuế giảm 44,08% trong khi tổng tài sản tăng 36,32%, nên ROA khiến ROE giảm 6,7%. Đồng thời, vốn CSH giảm 2,97% cùng với sự biến động tổng tài sản như vậy làm tỷ số tự tài trợ giảm 4,66%. Điều này có tác động làm tăng ROE lên 4,6%. Đồng thời cho thấy khả năng tự tài trợ của công ty có dấu hiệu suy yếu, tức là công ty sử dụng ít vốn CSH để đầu tư cho tài sản hơn. Giai đoạn 2011 – 2012: ROA có tác động làm ROE tăng lên 4,26% lớn hơn tác động làm giảm ROE 2,08% của tỷ số tự tài trợ. Do đó ROE tăng 0,83% so với năm trước. Ta thấy tỷ số tự tài trợ có xu hướng gia tăng, vốn CSH tăng mạnh, tức là công ty đang sử dụng nhiều nguồn lực tự có để đầu tư cho tài sản hơn. Điều này sẽ củng cố cho khả năng tự chủ về tài chính của công ty khi hạn chế dần các khoản vay nợ bên ngoài. Giai đoạn 2012 – 2013: Đây là giai đoạn cả ROA và tỷ số tự tài trợ có tác động làm tăng ROE. ROA khiến ROE tăng 0,76% bởi tốc độ tăng của lợi nhuận sau thuế nhanh hơn tốc độ tăng của tổng tài sản 13,06%. Bên cạnh đó, tỷ số tự tài trợ cũng làm ROE tăng 1,79% do tốc độ tăng của vốn CSH suy yếu trong khi tốc độ tăng của tổng tài sản rất rõ rệt. Đồng thời, ta hiểu nằng công ty đang sử dụng nhiều nợ vay để tài trợ cho tài sản hơn, tức là sử dụng đòn bẩy tài chính tăng lên. Qua đó, ta nhận thấy rằng tác động chủ yếu làm giảm ROE trong năm 2011 là do công ty sử dụng nhiều nợ vay để đầu tư vào tài sản hơn. Trong khi đó, năm 2012, ROE tăng nhẹ bởi có sự thay đổi trong chính sách quản lý vốn CSH khi vốn CSH gia tăng mạnh mẽ trong tổng nguồn vốn. Đến năm 2013, công ty sử dụng nhiều nợ vay hơn là tỷ số tự tài trợ tăng làm tác động tăng rõ nét đến ROE. 2.4.3. Đòn bẩy kinh doanh Bảng 2.18. Các chi phí định phí Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chi phí khấu hao TSCĐ 2622.97 2778.67 2626.40 3032.30 Chi phí nhân viên phân 2856.41 3449.95 3414.56 4618.75 Thang Long University Library 72 xưởng Chi phí bán hàng 0.00 0.00 0.00 0.00 Chi phí quản lý doanh nghiệp 3160.44 3455.87 2732.78 3525.07 Định phí 8639.82 9684.48 8773.74 11176.13 (Nguồn: Tính toán từ báo cáo tài chính của công ty) Bảng 2.19. Đòn bẩy kinh doanh giai đoạn 2010 - 2013 Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Định phí (triệu đồng) 8639.82 9684.48 8773.74 11176.13 EBIT 2,636.48 2,592.57 4,540.14 4,947.80 DOL 4.277 4.735 2.932 3.259 Delta EBIT -43.91 1,947.57 407.66 Delta DOL -195.76 5.97 22.52 Delta Định phí 1044.66 -910.74 2402.39 Delta DOL 1.396 0.649 1.529 (Nguồn: Tính toán từ báo cáo tài chính của công ty) Đòn bẩy kinh doanh là sự kết hợp giữa chi phí cố định và chi phí biến đổi trong việc điều hành doanh nghiệp. Đòn bẩy kinh doanh sẽ rất lớn trong các doanh nghiệp có tỉ trọng định phí cao hơn biến phí và ngược lại. Khi đòn bẩy kinh doanh cao chỉ cần có một chút biến đổi nhỏ về doanh thu cũng làm thay đổi lớn về lợi nhuận. Giai đoạn 2010-2011 : định phí của công ty tăng lên nhưng EBIT lại giảm đi nhưng đòn bẩy DOL vẫn tiếp tục tăng lên cho thấy sự phụ thuộc lớn vào định phí của công ty. Định phí càng cao thì doanh thu càng nhỏ lại, dẫn tới các biến đổi trực tiếp về lợi nhuận. Cụ thể định phí tăng lên 1044.66 triệu và EBIT giảm 43.91 triệu, điều này đã gây ra sự sụt giảm ở DOL. Giai đoạn 2011-2012 : định phí của công ty giảm 910.74 và EBIT thì tăng lên tới 1947.57 triệu. Đó là dấu hiệu tốt khi mà định phí vốn ở mức cao đã giảm nên dẫn tới doanh thu có phần tăng kéo theo EBIT tăng theo. DOL ở năm 2012 đã giảm mạnh chỉ còn 29.32. Đây là một dấu hiệu tốt cho sự phát triển của công ty. Giai đoạn 2012-2013 : do thời gian này công ty đang tập trung phát triển phân xưởng sản xuất số 2 nên kéo theo các chi phí nhân công, khấu hao tài sản cố định tăng theo dẫn đến định phí tăng vọt hơn 2402.39 triệu. Tuy vậy EBIT không hề có dấu hiệu giảm mà còn tăng thêm 407.66 triệu.DOL tăng lên 3.259. Điều này chứng tỏ công ty đang đi đúng hướng và kinh doanh hiệu quả hơn. Rủi ro kinh doanh của doanh nghiệp phụ thuộc vào kết cấu chi phí của doanh nghiệp,đòn bẩy kinh doanh sẽ đo lường mức rủi ro này.Khi chi phí cố định chiếm tỷ trọng cao trong kinh doanh doanh thu giảm thì doanh nghiệp phải đối mặt với với độ 73 rủi ro kinh doanh cao. Có thể thấy qua các năm, chi phí cố định của công ty ngày càng cao, tuy vậy DOL lại có dấu hiệu giảm, chứng tỏ công ty vẫn giữ được mức độ ổn định và hạn chế được mức độ rủi ro cao. 2.4.4. Đòn bẩy tài chính Như ta đã biết, nếu công ty tăng cường sử dụng nợ vay thì thu nhập của công ty sẽ được khuếch đại, đồng thời tận dụng được khoản tiết kiệm từ lá chắn thuế. Tuy nhiên, công ty cũng phải đối mặt với rủi ro thanh toán. Bảng 2.20. Đòn bẩy tài chính giai đoạn 2010 – 2013 Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 I (triệu đồng) 1,588.38 2,012.93 3,562.73 3,404.01 EBIT (triệu đồng) 2,636.48 2,592.57 4,540.14 4,947.80 DFL (lần) 2.515 4.473 4.645 3.205 chênh lệch I 424.55 1,549.80 -158.72 Delta DFL 1.1919 2.4862 0.9662 chênh lệch EBIT -43.91 1,947.57 407.66 Delta DFL 0.0269 -29.7976 -0.1292 (Nguồn: Tính toán từ báo cáo tài chính của công ty) Giai đoạn 2010 – 2011: Năm 2011, DFL bằng 4.473 cho biết khi EBIT thay đổi 1% thì EPS cũng thay đổi 4.473%. Sang năm 2011, EBIT giảm đi 1.67%, khi đó EPS cũng sẽ giảm4.473*1.67%=7.47%. Giai đoạn 2011 – 2012: Năm 2012, DFL bằng 4.645 lần cho biết khi EBIT thay đổi 1% thì EPS thay đổi 4.645%, EBIT của năm 2012 là 4540.14 triệu hơn năm 2011 là 1947.57 triệu, tương đương với tăng 75.12%. Dựa vào DFL có thể thấy, năm 2012 khi EBIT tăng lên 75.12% thì khi đó EPS cũng tăng 4.645*75.12%=349%, tức là tăng lên 3.49 lần. Giai đoạn 2012 – 2013: Năm 2013, DFL bằng 3.159 lần cho biết khi EBIT thay đổi 1% thì EPS thay đổi 3.159%%, tức là khi EBIT năm 2013 tăng 8.51% thì EPS tăng 3.159*8.51%=26.9%. Với DFL cao như các năm vừa qua công ty rất có khả năng sẽ khuếch đại EPS hơn nữa nếu tăng cường sử dụng nợ vay một cách hiệu quả như năm vừa rồi. Song công ty cũng cần có những biện pháp dự phòng, hạn chế rủi ro thanh toán trong tương lai khi tình hình kinh tế trong và ngoài nước khá khó dự báo như giai đoạn này. Từ đó cho thấy, đòn bẩy tài chính thể hiện sự đánh đổi giữa lợi nhuận và rủi ro, rủi ro càng cao thì lợi nhuận thu về sẽ càng cao, rủi ro thấp hơn thì lợi nhuận thu về sẽ Thang Long University Library 74 thấp hơn. Vì vậy, công ty luôn cần cân bằng giữa rủi ro và lợi nhuận để chọn mức sử dụng đòn bẩy tài chính một cách hợp lý. 2.4.5. Đòn bẩy tổng hợp Bảng 2.21. Đòn bẩy tổng hợp giai đoạn 2010 - 2013 Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 DOL 4.277 4.735 2.932 3.259 DFL 2.515 4.473 4.645 3.205 DTL 10.757 21.180 13.619 10.445 (Nguồn: Tính toán từ báo cáo tài chính của công ty) Đòn bẩy tổng hợp xảy ra khi một doanh nghiệp sử dụng cả hai loại đòn bảy kinh doanh và đòn bảy tài chính Độ lớn của đòn bẩy tổng hợp bằng tích của độ lớn của đòn bẩy kinh doanh và độ lớn của đòn bẩy tài chính. Từ công thức này ta có thể nhận xét một quyết định đầu tư vào TSCĐ và tài trợ cho việc đầu tư đó bằng vốn vay sẽ cho phép xác định một cách chính xác sự biến động của doanh thu ảnh hưởng như thế nào lợi nhuận của công ty. Qua bảng trên ta có thể thấy, được đòn bẩy tổng hợp đang có xu hướng giảm, chứng tỏ việc sử dụng cả 2 đòn bẩy đang có xu hướng không hiểu quả. Công ty nên tập trung vào một trong hai thay vì đi theo cả hai hướng đòn bẩy. 2.5. Phân tích cấu trúc vốn trong mối quan hệ với giá trị Công ty CP Kết cấu thép cơ khí HT-Steel giai đoạn 2010 - 2013 2.5.1. Phân tích điểm hòa vốn EBIT Qua việc phân tích tác động của cấu trúc vốn đến khả năng sinh lời và rủi ro thông qua mối quan hệ giữa EBIT và EPS, ta biết được tại điểm EBIT nào, công ty sẽ đạt được cấu trúc vốn tối ưu nhất. Để biết được điều đó, ta đi vào phân tích điểm hòa vốn EBIT. Gỉa sử có 2 phương án + Phương án 1: Doanh nghiệp sử dụng 100 % vốn cổ phần + Phương án 2: Cùng 1 số vốn như phương án 1 nhưng nguồn vốn tài trợ là nguồn hỗn hợp bao gồm nợ và vốn cổ phần Từ đó, ta có bảng sau: Bảng 2.22. EBIT bàng quan giai đoạn 2010 – 2013 Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 I 1,588.38 2,012.93 3,562.73 3,404.01 Số lượng cổ phần 631960 631960 1000000 1000000 Nợ phải trả 39,545.71 56,907.59 56,314.87 74,163.53 Số cổ phần ước tính tăng thêm 3954571 5690759 5631487 7416353 75 Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 EBIT bàng quan 1595.64 2022.93 3569.36 3412.43 EPS bàng quan 0.001894 0.002401 0.002677 0.002559 EBIT 2,636.48 2,592.57 4,540.14 4,947.80 EPS 0.003257 0.003174 0.003442 0.003735 (Nguồn: Phụ lục báo cáo tài chính của công ty) Từ bảng số liệu trên, ta thấy rằng: Trong giai đoạn 2010-2013, EBIT thực tế công ty đạt được luôn lớn hơn nhiều so với EBIT bàng quan, EPS liên tục tăng hàng năm, bởi vậy có thể thấy được công ty nên duy trì sử dụng đòn bẩy tài chính, bởi hiểu quả nó mang lại. Công ty nên tiếp tục sử dụng nợ để tăng nguồn vốn, đầu tư tài sản cố định, mở rộng sản xuất, điều này giúp cho lợi nhuận hằng năm của công ty có xu hướng tăng đều đặn. Tóm lại, phân tích EBIT – EPS sẽ giúp công ty thiết lập một cấu trúc vốn hợp lý để có thể tối thiểu hóa rủi ro và tối đa hóa lợi ích cổ đông. Từ việc xác định giá trị EBIT bàng quan và EPS bàng quan, công ty nên cân nhắc xem có nên duy trì tỷ trọng nợ và vốn cổ phần như thế nào là hợp lý và tối ưu nhất. Từ đó, công ty có thể dựa vào nhu cầu thị trường cũng như tiềm lực của bản thân công ty và mức lợi nhuận mong đợi từ các cổ đông để cụ thể hóa mục tiêu phát triển. 2.5.2. Lợi ích từ lá chắn thuế Bảng 2.23. Lợi ích từ tấm chắn thuế của công ty từ năm 2010 -2013 Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Nợ vay ngắn hạn 7,610,902,754 8,697,592,320 9,928,891,934 29,849,188,132 Nợ vay dài hạn 7,444,370,489 6,127,019,298 11,701,357,754 10,679,503,695 Lãi vay ngắn hạn 322,458,546 977,549,734 1,551,837,108 1,549,180,080 Lãi vay dài hạn 1,265,918,261 1,035,381,802 2,010,891,032 1,854,828,994 Tổng lãi vay 1,588,376,807 2,012,931,536 3,562,728,140 3,404,009,074 Thuế TNDN 25% 25% 25% 25% Tấm chắn thuế 397,094,201.8 503,232,884 890,682,035 851,002,268.5 Có thể thấy được sự biến đổi của lá chắn thuế qua các năm, lá chắn thuế được tính dựa trên tổng lãi vay của nợ ngắn hạn và nợ dài hạn nhân với thuế TNDN, đây chính là phần mà doanh nghiệp tiết kiệm được sau khi đóng thuế. Cụ thể qua các giai đoạn như sau: Thang Long University Library 76 Giai đoạn 2010-2011: tổng lãi vay năm 2011 tăng hơn năm 2010 là xấp xỉ 424.5 triệu. Nhờ đó mà lá chắn thuế cũng tăng theo 106,14 triệu. Tiết kiệm cho doanh nghiệp một khoản không hề nhỏ. Giai đoạn 2011-2012: lãi vay có sự tăng mạnh do năm nay công ty đầu tư cho nhà xưởng số 2 nên vay dài hạn có sự tăng mạnh. Sự đầu tư này đã làm tăng 1549.8 triệu tiền lãi vay dẫn tới việc lá chắn thuế tăng theo một khoản lớn là 387.45 triệu. Giai đoạn 2012-2013: sang năm 2013 tổng lãi vay có giảm đi một khoản khoảng là 158.8 triệu, nên do đó tấm chắn thuế cũng giảm đi một khoản là gần 40 triệu. Lá chắn thuế có một sự tác động lớn đến lợi nhuận của công ty, khi mà công ty sử dụng nợ là nguồn vốn chính để đầu tư, hoạt động và phát triển. Lãi vay cao giúp cho công ty giảm bớt được khoản thuế phải nộp cho nhà nước mà nhờ đó công ty có thể dùng những khoản này để tái đầu tư và hoạt động cho năm tiếp theo. 2.6. Đánh giá cấu trúc vốn và chi phí vốn Công ty CP Kết cấu thép cơ khí HT- Steel giai đoạn 2010 – 2013 2.6.1. Đánh giá cấu trúc vốn 2.6.1.1. Ưu điểm Tín dụng thương mại : các nhà quản trị đã biết tận dụng những điều khoảnTDTM từ nhà cung cấp để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động tài chính của mình. TDTM phát sinh từ việc mua hàng trả chậm của công ty, tức là công ty trì hoãn được thời hạn thanh toán các đơn hàng. Vay ngắn hạn: Giá trị khoản vay ngắn hạn không quá lớn giúp công ty tiết kiệm chi phí lãi vay trong thời kỳ lãi suất vay vốn tăng cao này. Việc huy động vốn từ vay ngắn hạn cũng giúp công ty hạn chế nguy cơ mất khả năng thanh toán do để vay được một khoản, công ty hoàn thành thủ tục vay vốn nghiêm ngặt của ngân hàng và đảm bảo thời hạn và khả năng trả nợ. Do đó, khi phát sinh khoản vay vốn ngân hàng, ta có thể nhận định rằng công ty có đầy đủ khả năng trả nợ vào thời điểm đó. Bên cạnh đó, tỉ số nợ cao còn giúp tạo lá chắn thuế cho công ty và gia tăng lợi nhuận. Nợ tích lũy: là nguồn vốn ngắn hạn quan trọng trong cơ cấu vốn của công ty bởi đây là nguồn vốn thường xuyên tự động phát sinh trong kỳ, dễ dàng sử dụng do chưa đến hạn thanh toán, hơn nữa không mất chi phí sử dụng vốn, lại chiếm tỉ trọng cao. 2.6.1.2. Nhược điểm Tín dụng thương mại của công ty có nguy cơ rơi vào tình trạng không thanh toán đúng hạn được các đơn hàng trả chậm cho nhà cung cấp. Điều này sẽ gây mất uy tín trên thị trường và đẩy công ty vào tình trạng nợ xấu trong hoạt động thương mại với 77 nhà cung cấp. Ngoài ra tín dụng thương mại dễ bị phụ vào nhà cung cấp khi cần thu hồi vốn gấp Nợ ngắn hạn chiếm tỉ trọng cao trong tổng nguồn vốn, việc này đồng nghĩa với chi phí nợ ngắn hạn cũng cao, nếu như khi các khoản nợ đến hạn thanh toán, công ty sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc huy động vốn trả nợ bởi giá trị khoản nợ lớn. Nếu công ty không chi trả lãi vay được thì dễ dẫn đến tình trạng nợ xấu và có nguy cơ dẫn đến phá sản. Cơ cấu vốn còn có sự chênh lệch nhiều giữa tỉ trọng các yếu tố của nguồn vốn. Nợ ngắn hạn quá cao, vốn chủ sở hữu còn thấp, lợi nhuận để lại tuy có dấu hiệu tăng nhưng vẫn còn thấp . 2.6.2. Đánh giá chi phí vốn 2.6.2.1. Ưu điểm Về chi phí nợ ngắn hạn, tuy nợ ngắn hạn chiếm tỉ trọng cao nhất trong nguồn vốn những chi phí nợ ngắn hạn lại thấp, là do trong nợ ngắn hạn, nợ tích lũy không mất chi phí lại chiếm tỉ trọng cao. Việc đó đã giảm bớt chi phí nợ ngắn hạn Chi phí vốn cổ phần thường và chi phí lợi nhuận giữ lại tuy còn thấp nhưng đang trên đà tăng dần. Tuy chiếm tỉ trọng không cao nhưng chi phí vốn cổ phần thường lại có vai trò khá quan trọng, nó thể hiện tỷ suất sinh lời trên mỗi cổ phần thường do nhà đầu tư trên thị trường vốn kì vọng. Chi phí vốn cổ phần thường càng cào càng thể hiện sự kì vọng lớn của nhà đầu tư. Việc này giúp tăng uy tín của công ty trên thị trường. Chi phí nợ dài hạn tuy có cao nhưng trên thực tế, nợ dài hạn được dùng để đầu tư tài sản cố định và các thiết bị cần thiết cho hoạt động sản xuất, việc mở rộng sản xuất đã giúp cho lợi nhuận để lại tăng theo từng năm. Chi phí nợ dài hạn tăng theo từng năm nhưng không nhiều, ở trong mức độ kiểm soát của công ty Đánh giá chung về chi phí vốn của công ty có thể thấy, nguồn vốn của công ty còn phụ thuộc nhiều vào các nguồn nợ ngắn hạn và dài hạn, bởi thế mà chi phí vay từ hai khoản này còn lớn nhưng bên cạnh đó lại giúp làm tăng lá chắn thuế giúp doanh nghiệp bớt một khoản thuế phải nộp cho nhà nước. 2.6.2.2. Nhược điểm Nợ ngắn hạn vẫn chiếm tỉ trọng rất cao trong nguồn vốn. Dẫn tới chi phí nợ ngắn hạn vẫn chiếm rất cao. Việc này rất dễ khiến công ty mất khả năng thanh khoản các khoản nợ lớn và dễ tạo ra nợ xấu. Nợ dài hạn không tài trợ được nhiều do hình thức kinh doanh của công ty không thích hợp với các khoản nợ dài hạn chiếm chi phí cao. Công ty cần mạnh dạn đầu tư mở rộng sản xuất hơn nữa để có thể phát triển toàn diện đối với công ty. Thang Long University Library 78 CHƢƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CẤU TRÚC VỐN CÔNG TY CP KẾT CẤU THÉP CƠ KHÍ 3.1. Định hƣớng phát triểncủa Công ty CP Kết cấu thép cơ khí HT-Steel Trong thời buổi kinh tế thị trường hiện nay, đất nước ta lại đang trên đà công nghiệp hóa hiện đại hóa, nhất là ngành xây dựng nói chúng và công ty cổ phần kết cấu thép cơ khí HT-Steel nói riêng, thuận lợi và khó khăn là điều không tránh khỏi với bất kì doanh nghiệp nào. Trong quá công nghiệp hóa hiện đại hóa, đây là một thuận lợi đối với công ty, việc xây dựng cơ sở hạ tầng vô cùng cần thiết, nền chính trị ổn định, tốc độ phát triển ngày càng cao, được sự hỗ trợ từ các nước bạn bè, thuận lợi về vị trí địa lý cũng như giao thông, doanh nghiệp càng có cơ hội phát triển hơn trên thị trường đang rộng mở này. Bên cạnh thuận lợi cũng là không ít những khó khăn thách thức đang đón chờ công ty, thị trường đang có vô vàn những đối thủ cùng ngành trong nước và ngoài nước, chi phí giá cả ngày một tăng cao, lạm phát và thị trường đầy biến động, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất và kinh doanh. Chưa kể đến là những yếu tố về trình độ kỹ thuật sản xuất, mặt hàng kinh doanh còn đơn giản lạc hậu, máy móc còn thô sơ với tất cả những khó khăn đó, để chiếm được lòng tin của khách hàng là một thách thức lớn đối với công ty. Vì vậy, để có thể cạnh tranh và đứng vững trên thị trường công ty cần có những định hướng cũng như chiến lược đúng đắn để có thể vươn lên trong thị trường vô vàn những doanh nghiệp cùng ngành. Định hướng lâu dài của công ty cổ phần kết cấu thép cơ khí HT-Steel không chỉ là xây dựng một doanh nghiệp bền vững mà còn hướng tới là một doanh nghiệp dẫn đầu ngành, vươn ra các nước bạn, trợ giúp tích cực cho đất nước trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Sát cánh cùng các doanh nghiệp khác đưa đất nước ta phát triển vươn tầm ra thế giới. Đó sẽ là hướng phát triển lâu dài của công ty cho những giai đoạn sau này. 3.2. Một số giải pháp hoàn thiện cấu trúc vốn 3.2.1. Phát hành trái phiếu Xem xét cấu trúc vốn của công ty, ta thấy được sự mất cân đối khi công ty huy động nguồn vốn lớn từ nợ phải trả còn nguồn vốn từ vốn CSH chiếm rất nhỏ. Với cấu trúc vốn như vậy, công ty sẽ gặp nhiều thuận lợi về chi phí nợ phải trả thấp hơn chi phí vốn cổ phần, đạt được khoản tiết kiệm từ thuế đồng thời cũng gặp khó khăn khi lãi suất ngân hàng tăng lên hay không đủ khả năng tài chính để trụ vững nếu thị trường có nhiều biến động tiêu cực, công ty dễ bị rơi vào tình trạng nợ xấu, mất tính thanh khoản và nguy cơ phá sản cao. Vậy để giải quyết được tình trạng này một trong những biện pháp khả thi nhất là phát hành trái phiếu để làm tăng nguồn vốn chủ sở hữu. Phát hành 79 trái phiếu tuy có lãi suất cao hơn đi vay ngân hàng, một số ưu điểm của phát hành trái phiếu có thể kể đến như doanh nghiệp sẽ được giải ngân ngay và toàn bộ thay vì việc giải ngân có lộ trình từng đợt. Như vậy, doanh nghiệp huy động được tiền từ trái phiếu sẽ chủ động nguồn vốn hơn trong khi các doanh nghiệp đi vay ngân hàng khi muốn giải ngân phải giải trình cụ thể, chờ đợi ngân hàng phê duyệt và trong không ít trường hợp, khi tín dụng được giải ngân thì cơ hội kinh doanh đã đi qua. Với một số trường hợp, đặc biệt là khi lãi suất thấp, doanh nghiệp có thể phát hành trái phiếu kỳ hạn dài với lãi suất cố định để tận dụng nguồn vốn với chi phí thấp. Trong khi đối với hình thức đi vay ngân hàng thông thường, lãi suất thường là thả nổi và sẽ được rà soát thay đổi định kỳ. Đối với việc huy động vốn bằng cổ phiếu, hình thức này không phải lúc nào cũng khả thi, và còn chịu biến động, rủi ro của thị trường. Thêm nữa, nguồn vốn huy động từ hình thức này đôi khi chưa thể sinh lời ngay, gây áp lực lên lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu (EPS). Cuối cùng là tỷ lệ đòn bẩy tài chính, doanh nghiệp sẽ cố gắng đạt được tỷ lệ tối ưu nhất có thể, và điều này sẽ tác động trực tiếp lên quyết định việc doanh nghiệp muốn huy động vốn theo hình thức nào. Bên cạnh đó, trong bối cảnh lợi suất trái phiếu liên tục giảm, cơ hội đầu tư vào trái phiếu chính phủ hoặc được chính phủ bảo lãnh cũng vì thế mà bị thu hẹp. Do đó, các nhà đầu tư sẽ để ý đến các kênh đầu tư khác nhiều hơn. Mặc dù mặt bằng lãi suất chung hiện giờ là tương đối thấp, nhưng các tổ chức tín dụng vẫn có thể có được mức lợi nhuận hợp lý ở mức 3-5% cộng với lãi suất huy động 12 tháng. Tuy nhiên, lưu ý rằng tính thanh khoản và độ minh bạch thấp vẫn là những điểm yếu khiến nhà đầu tư thận trọng đối với loại hình trái phiếu doanh nghiệp. 3.2.2. Tăng doanh thu tiết kiệm chi phí Bên cạnh phương pháp phát hành trái phiếu, thì việc tăng doanh thu tiết kiệm chi phí là phương án tối ưu hơn cả, trong tình hình kinh tế thị trường đang hồi phục việc tăng trưởng là điều vô cùng cần thiết đối với mỗi công ty. Bởi vậy trong giải pháp này, các trường hợp sẽ được giả định hợp lí theo nền sự biến chuyển của nền kinh tế thị trường. Năm 2013, nền kinh tế thị trường đang trên đà phục hồi, các doanh nghiệp bắt đầu mạnh dạn đầu tư hơn, thị trường có dấu hiệu tăng trưởng, bên cạnh đó là ngành xây dựng cũng có dấu hiệu phục hồi, khi hàng loạt công trình bắt đầu được khởi công, đây là điều kiện thuận lợi đối với công ty HT-Steel khi đứng trước nhiều cơ hội như vậy. Với những yếu tố trên, ta giả định rằng doanh thu năm tiếp theo của công ty tăng 12% so với năm 2013. Ta có báo cáo kết quả giả định hoạt động kinh doanh năm 2014 như sau: Thang Long University Library 80 Bảng 3.1. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giả định năm 2014 STT Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 1 Doanh thu bán hàng và cung cấp DV 107385.71 123493.5665 2 Giảm trừ doanh thu 0,00 0 3 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp DV 107385.71 123493.5665 4 Giá vốn hàng bán 98912.84 102002.75 5 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp DV 8472.87 21490.8165 6 Doanh thu hoạt động tài chính 63.2 70.5 7 Chi phí tài chính 3404.01 3507.35 Trong đó: Chi phí lãi vay 3404.01 3507.35 8 Chi phí bán hàng 0,00 0,00 9 Chi phí quản lý doanh nghiệp 3525.07 3750.8 10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động KD 1606.99 14303.1665 11 Thu nhập khác 0,00 0 12 Chi phí khác 30.44 80.55 13 Lợi nhuận khác -30.44 -80.55 14 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 1576.55 14222.6165 15 Chi phí thuế TNDN hiện hành 398.74 3555.7 16 Lợi nhuận sau thuế TNDN 1177.81 10667.0 17 ROA 12.43% Giả định tổng tài sản và tổng nguồn vốn sang năm 2014 không có sự thay đổi, bên cạnh đó, trong nguồn vốn, công ty không vay thêm khoản vay ngắn hạn và vay dài hạn nào nữa. Sang năm 2014 công ty tập trung tất toán nốt những khoản vay còn tồn từ những năm trước. Nên chi phí vốn bình quân của công ty Bảng 3.2. Chi phí vốn bình quân WACC giả định trong năm 2014 Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2013 Năm 2014 Nợ ngắn hạn Triệu đồng 63,484.02 63,484.02 Nợ dài hạn Triệu đồng 10679.5 10679.5 Vốn cổ phần thường Triệu đồng 11658.98 11658.98 Lợi nhuận giữ lại Triệu đồng 1177.81 10667 Tổng nguồn vốn Triệu đồng 87,000.31 96,489.50 Tỷ trọng nợ ngắn hạn % 72.97% 65.79% 81 Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2013 Năm 2014 Tỷ trọng nợ dài hạn % 12.28% 11.07% Tỷ trọng vốn CSH % 13.4% 12.08% Tỷ trọng lợi nhuận giữ lại % 1.35% 11.06% kb năm của nợ ngắn hạn % 5.69% 5.69% kb năm của nợ dài hạn % 12.94% 12.94% kb năm của vốn cổ phần thường % 11.05% 11.05% kb năm của lợi nhuận giữ lại % 11.05% 11.05% WACC % 7.37% 7.73% Với trường hợp giả định doanh thu tăng 15% so với năm 2013 và giữ nguyên tổng tài sản, ta có thể thấy được, khi tăng doanh thu lên 15%, giá vốn hàng bán tăng lên 3089.91 triệu, chi phí quản lí doanh nghiệp 225,72 triệu, thì lợi nhuận để lại sau thuế tăng mạnh mẽ từ 1177.81 triệu lên 10667 triệu. Từ đó chúng ta có WACC mới và ROA mới. Tuy lợi nhuận để lại sau thuế tăng cao nhưng do chi phí của lợi nhuận giữ lại là 11.05% nên WACC của năm chỉ là 7.73% nhưng ROA lại tận 12.43%. Tài sản của một công ty được hình thành từ vốn vay và vốn chủ sở hữu. Cả hai nguồn vốn này được sử dụng để tài trợ cho các hoạt động của công ty. Hiệu quả của việc chuyển vốn đầu tư thành lợi nhuận được thể hiện qua ROA. ROA càng cao thì càng tốt vì công ty đang kiếm được nhiều tiền hơn trên lượng đầu tư ít hơn. Các nhà đầu tư thường chú ý tới tỷ lệ lãi suất mà công ty phải trả cho các khoản vay nợ. Nếu một công ty không kiếm được nhiều hơn số tiền mà chi cho các hoạt động đầu tư, đó không phải là một dấu hiệu tốt. Ngược lại, nếu ROA mà tốt hơn chi phí vay thì có nghĩa là công ty đang bỏ túi một món hời. Bởi vậy có thể thấy ROA cao hơn WACC rất nhiều. Đây sẽ là một phương án tối ưu cho công ty trong năm tới. Thang Long University Library 82 KẾT LUẬN Hiện nay, trong thời kì tăng trưởng hội nhập, các doanh nghiệp luôn có nhu cầu mở rộng sản xuất, liên kết với các doanh nghiệp nước ngoài, đầu tư phát triển về mọi mặt, và hầu hết đều đang cần một lượng vốn lớn cho đầu tư phát triển cũng như việc đưa ra một cấu trúc vốn mục tiêu. Tuy nhiên, chính các doanh nghiệp vẫn còn đang tồn tại những thiết sót, những hạn chế trong việc huy động vốn, quản trị cấu trúc vốn và chi phí vốn, mất cân đối trong cấu trúc vốn, chưa tối ưu hóa được hết các ưu thế. Bên cạnh đó, chúng ta không thể phủ nhận những hạn chế trong các chính sách của nhà nước và thị trường góp phần hạn chế các doanh nghiệp trong việc huy động vốn và xây dựng cấu trúc vốn tối ưu cho phát triển dài hạn. Qua thực trạng phân tích cấu trúc vốn của các công ty cổ phần kết cấu thép HT-Steel, luận văn đã chỉ ra những thiếu sót, những hạn chế đang tồn tại trong doanh nghiệp, trong các chính sách và thị trường. Đồng thời, luận văn đưa ra các giải pháp nhằm tăng hoàn thiện cấu trúc vốn một cách tối ưu nhất. Hướng tới mục tiêu phát triển toàn diện doanh nghiệp, tạo được một lợi nhuận cao nhất có thể đạt được. Tuy nhiên, do nhiều hạn chế về mặt trình độ và thiếu kinh nghiệm thực tế và thiếu xót thông tin nên những đánh giá trong bài đôi khi mang tính chủ quan và giải pháp đưa ra chưa thật hoàn hảo và sát thực. Chính vì vậy, em rất mong nhận được sự đóng góp, bổ sung từ phía quý thầy cô giáo đề bài biết được hoàn thiện hơn. Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của giáo viên hướng dẫn Th.S Chu Thị Thu Thủy đã giúp em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Hà Nội, ngày , tháng , năm 2014 Sinh viên thực hiện Phạm Hoàng Hiệp PHỤ LỤC Phụ Lục 01. Báo cáo tài chính năm 2011 của công ty cổ phần kết cấu thép và cơ khí HT-Steel Phụ Lục 02. Báo cáo tài chính năm 2012 của công ty cổ phần kết cấu thép và cơ khí HT-Steel Phụ Lục 03. Báo cáo tài chính năm 2013 của công ty cổ phần kết cấu thép và cơ khí HT-Steel Thang Long University Library TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. PGS.TS Lưu Thị Hương, Giáo trình Tài chính doanh nghiệp, Nhà xuất bản Thống kê 2. PGS.TS. Trần Thị Ngọc Thơ (2005), Tài chính doanh nghiệp hiện đại, Nhà xuất bản Thống kê 3. GS.TS Ngô Thế Chi, PGS.TS Nguyễn Trọng Cơ, Học viện Tài chính, Giáo trình tài chính doanh nghiệp, Nhà xuất bản Tài chính 4. PGS.TS Nguyễn Đình Kiệm, Ths. Bạch Đức Hiển, Giáo trình tài chính doanh nghiệp, Nhà xuất bảnTài chính 5. TS Bùi Hữu Phước, Giáo trình tài chính doanh nghiệp, Trường đại học kinh tế Hồ Chí Minh 6. Slide bài giảng quản lý tài chính doanh nghiệp 1 – Th.s Chu Thị Thu Thủy 7. Slide bài giảng quản lý tài chính doanh nghiệp 2 – Th.s Ngô Thị Quyên Bảng 3.3. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh giai đoạn 2010 – 2013 Đơn vị tính: Tuyệt đối: Triệu đồng Tương đối: % ST T Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 2011-2010 2012-2011 2013-2012 Tuyệt đối Tƣơng đối Tuyệt đối Tƣơng đối Tuyệt đối Tƣơng đối 1 Doanh thu bán hàng và cung cấp DV 68.642,03 78.733,28 80.723,22 107.385,71 10.091,25 14,70 1.989,94 2,53 26.662,49 33,03 2 Giảm trừ doanh thu 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 3 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp DV 68.642,03 78.733,28 80.723,22 107.385,71 10.091,25 14,70 1.989,94 2,53 26.662,49 33,03 4 Giá vốn hàng bán 62.845,11 72.684,82 73.450,33 98.912,84 9.839,70 15,66 765,51 1,05 25.462,51 34,67 5 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp DV 5.796,92 6.048,47 7.272,89 8.472,87 251,55 4,34 1.224,42 20,24 1.199,98 16,50 6 Doanh thu hoạt động tài chính 96,09 83,27 51,99 63,20 (12,82) (13,34) (31,28) (37,56) 11,21 21,56 7 Chi phí tài chính 1.588,38 2.012,93 3.562,73 3.404,01 424,55 26,73 1.549,80 76,99 (158,72) (4,45) Trong đó: Chi phí lãi vay 0,00 0,00 3.562,73 3.404,01 0,00 3.562,73 (158,72) (4,45) 8 Chi phí bán hàng 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 9 Chi phí quản lý doanh nghiệp 3.160,44 3.455,87 2.732,78 3.525,07 295,43 9,35 (723,08) (20,92) 792,29 28,99 10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động KD 1.144,19 662,94 1.029,37 1.606,99 (481,25) (42,06) 366,43 55 577,62 56,11 11 Thu nhập khác 11,54 0,00 0,00 0,00 (11,54) (100) 0,00 (0,00) (52,02) 12 Chi phí khác 0,00 1,53 2,31 30,44 1,53 0,78 51,23 28,13 1.219,25 13 Lợi nhuận khác 11,54 (1,53) (2,30) (30,44) (13,06) (113,22) (0,78) 51,01 (28,13) 1.221,07 14 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 1.155,73 661,41 1.027,07 1.576,55 (494,31) (42,77) 365,66 55,28 549,48 53,50 15 Chi phí thuế TNDN hiện hành 289 176,70 184,11 398,74 (112,23) (38,84) 7,40 4,19 214,63 116,58 16 Lợi nhuận sau thuế TNDN 866,80 484,71 842,96 1.177,81 (382,08) (44,08) 358,25 73,91 334,85 39,72 (Nguồn: Phòng Kế toán) Thang Long University Library

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfa18796_8201.pdf
Luận văn liên quan