- Độ chùng dây đai kéo máy nén khí, liên kết máy nén khí với động cơ.
- Theo dõi sự rò rỉ khí nén trợ lực khi xe đứng yên và khi xe chuyển động có đánh lái.
- Kiểm tra áp suất khí nén nhờ đồng hồ trên bảng tablo: khởi động động cơ, đảm bảo nạp đầy khí nén tới áp suất định mức (khoảng 8 kG/cm2) sau thời gian 2 phút.
- Kiểm tra nước và dầu trong bình chứa khí, công việc này cần kiểm tra thường xuyên, nếu thấy lượng nước và dầu gia tăng đột xuất cần xem xét chất lượng của máy nén khí.
75 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 6724 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Chẩn đoán hệ thống lái, cầu trước dẫn hướng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ay dãn trong quá trình làm việc. Nếu các đòn bị cong hay dãn trong quá trình làm việc sẽ làm thay đổi mối tương quan về góc quay của các bánh xe dẫn hướng điều này làm tăng sự mòn lốp và làm giảm tuổi thọ của các chi tiết khác trong hệ thống lái.
Một số đòn dẫn động lái có thêm cơ cấu cho phép thay đổi độ dài của đòn để phù hợp khi các chi tiết bị mòn trong quá trình làm việc.
Kết cấu một số dạng đòn dẫn động và khớp liên kết trong cơ cấu dần động lái.
Phân loại hệ thống lái:
Hệ thống lái cơ học không có trợ lực:
Hệ thống lái cơ học loại trục vít – bánh vít :
Hệ thống lái cơ học loại trục vít – bánh vít
1-Vô lăng hay vàn tay lái; 2-Trục lái; 3-Trục vít;
4-Bánh vít dạng hình quạt; 5-Đòn quay đứng; 6-Thanh kéo dọc;
7-Đòn quay ngang; 8-Mặt bích; 9-Thanh nối; 10-Thanh ngang
11-Cầu trước hay dầm đỡ; 12-Trục (trụ) đứng;
13-Trục hay ngỗng trục của bánh xe dẫn hướng.
Nguyên lý làm việc: khi thay đổi hướng chuyển động của ôtô, giả sử quay vòng sang bên phải, người lái phải quay vô lăng hay vành tay lái 1 theo chiều kim đồng hồ,qua cơ cấu lái (trục vít 3 và bánh răng hình quạt 4), đòn quay 5, thanh kéo dọc 6, đòn quay ngang 7, làm cho mặt bích 8 và trục của bánh xe 13 ở bên trái quay quanh trục đứng 12 theo chiều quay của vô lăng,đồng thời qua thanh nối 9 và thanh ngang hay đòn đẩy 10, làm cho mặt bích và trục của bánh xe dẫn hướng bên phải cũng theo chiều quay của vô lăng.
Hệ thống lái cơ khí loại thanh răng – bánh răng:
Hệ thống lái cơ học loại thanh răng – bánh răng
1- Vô lăng, 2- Trục lái, 3- Cơ cấu lái, 4- Thanh kéo, 5- Tay đòn
6- Trục ( trụ) đứng, 7- Trục hay ngỗng trục, 8- Bánh xe dẫn hướng
Nguyên lý hoạt động: khi thay đổi hướng chuyển động của ôtô, giả sử quay vòng sang bên trái, người lái phải quay vành tay lái hay vô lăng 1 theo chiều mũi tên hay ngược chiều kim đồng hồ, qua cơ cấu lái 3, thanh kéo 4 và tay đòn 5, làm cho trục 7 của bánh xe dẫn hướng 8 ở bên trái quay xung quanh trục đứng 6 theo chiều quay của vô lăng, đồng thời qua thanh keó 4 phẩy, tay đòn 5 phẩy làm cho trục 7 phẩy của bánh xe dẫn hướng bên phải 8 phẩy cũng quay xung quanh trục dứng 6 phẩy theo chiều quay của vô lăng hay bánh xe dẫn hướng bên trái 8.
Các hệ thống lái cơ học loại thường (không có trợ lực) đã đáp ứng được phần lớn các yêu cầu của hệ thống lái nhưng vẫn chưa được hoàn thiện lắm ở chỗ khi quay xe người lái phải sử dụng lực tương đối lớn tác dụng lên vành tay lái để làm quay bánh dẫn hướng gây ra mệt mỏi cho người lái chính vì thế mà hệ thống lái có trợ lực đã đáp ứng được các yêu cầu trên.
Hệ thống lái cơ học có trợ lực:
Hệ thống lái ôtô có trợ lực là hệ thống lái có sử dụng một phần công suất của động cơ hay từ một nguốn khác (ví dụ: động cơ điện, …) để dẫn động quá trình xoay các bánh xe dẫn hướng để chuyển hướng ôtô.
Do nhu cầu vận tải bằng đường bộ lớn nên ôtô ngày càng được chế tạo lớn hơn, càng nặng, công suất của động cơ ngày càng mạnh thêm và để đảm bảo an toàn cho người lái hầu hết trên các xe ô tô hiện đại ngày nay được thiết kế lốp rộng và áp suất lốp thấp để tăng khả năng bám đường vì vậy đòi hỏi lực đánh tay lái sẽ lớn. Để đảm bảo cường độ làm việc của người lái hầu hết trên các xe đều được trang bị hệ thống trợ lực lái vì nếu tăng tỉ số truyền của cơ cấu lái thì có thể giảm được lực đánh tay lái tuy nhiên điều này sẽ khiến người lái phải quay vành tay lái nhiều hơn khi quay vòng và không thể quay góc ngoặt gấp được. Ngoài ra bộ trợ lực lái còn có ý nghía như một cơ cấu giảm chấn lái, hấp thụ va đập từ bánh xe truyền lên vành lái và đảm bảo an toàn khi xảy ra sự cố ở lốp xe như nổ lốp….
Bộ trợ lực lái có nhiều loại kết cấu khác nhau tuy nhiên chúng đều có các bộ phận cơ bản như sau:
Nguồn năng lượng: có thể lấy một phần công suất từ động cơ hay năng lượng điện từ bình ắc quy.
Van phân phối.
Xylanh lực.
Một số hệ thống lái có trợ lực thông dụng hiện nay:
Hệ thống lái trợ lực thuỷ lực.
Hệ thống lái trợ lực khí nén.
Hệ thống lái trợ lực điện.
Hệ thống lái trợ lực điện thuỷ lực.
Trong các kiểu trợ lực nói trên thì kiểu trợ lực thuỷ lực được sử dụng rộng rãi hơn cả vì những ưu điểm của nó như: khả năng tác động nhanh, chính xác, kết cấu nhỏ gọn, dễ lắp đặt trên các xe loại nhỏ.
Hệ thống lái trợ lực thuỷ lực:
Bộ trợ lực thuỷ lực là bộ trợ lực sử dụng một phần công suất của động cơ để tạo ra áp suất dầu thuỷ lực hỗ trợ cho quá trình xoay các bánh xe dẫn hướng để chuyển hướng chuyển động của ôtô.
So với các bộ trợ lực khác như trợ lực khí nén, trợ lực điện, trợ lực điện thủy lực bộ trợ lực thủy lực có cấu tạo khá đơn giản, tác động nhanh hiệu suất trợ lực cao. Với công nghệ chế tạo hiện đại cho phép thiết kế được những bộ trợ lực thủy lực có kết cấu nhỏ gọn nên nó được sử dụng trên hầu hết trên các loại xe ô tô.
Các bộ phận cơ bản của bộ trợ lực thuỷ lực bao gồm: bơm thuỷ lực, van phân phối, xylanh lực, các đường ống dẫn dầu.
Sơ đồ hệ thống lái trợ lực thuỷ lực
Các bộ phận cơ bản của bộ trợ lực thuỷ lực.
Bơm thuỷ lực và các thiết bị phụ trợ.
Bơm thuỷ lực là bộ phận cấu thành bộ trợ lực thuỷ lực. Được dẫn động bởi động cơ bằng đai và puli, nó có chức năng tạo ra áp suất dầu đủ lớn để cung cấp cho van phân phối dẫn đến các ngả của xylanh lực hỗ trợ cho quá trình xoay các bánh xe dẫn hướng.
Đây là bộ phận phức tạp và chịu tải trọng lớn nhất của bộ trợ lực, bơm làm việc với tốc độ cao (bằng với tốc độ của động cơ), do sự thay đổi về cường độ làm việc và môi trường xung quanh nên nhiệt độ của bơm có thể đạt tới 100 – 110 (oC), áp suất dầu tạo ra trong khoảng 55 – 80 (kG/cm2).
Do yêu cầu về áp suất tạo ra và làm việc trong điều kiện môi trường bất lợi nên bơm trợ lực là bộ phận được chế tạo chính xác và chỉ được tháo lắp, kiểm tra, sửa chữa khi có đầy đủ dụng cụ và vệ sinh sạch sẽ, các van phải điều chỉnh theo tài liệu hướng dẫn và có thiết bị đo áp suất. Không cho phép điều chính áp suất và lưu lượng bơm.
Bơm phiến gạt.
Sơ đồ nguyên lý hoạt động của bơm thuỷ lực phiến gạt.
1,5-Cửa nạp; 2-Trục Rô to; 3,7 - Cửa xả;
4-Vòng cam; 6-Rô to; 8 - Phiến gạt;
Trong quá trình hoạt động bơm được dẫn động bằng động cơ do đó lưu lượng của bơm thay đổi theo tốc độ của động cơ. Khi động cơ quay chậm thì lưu lượng dầu nhỏ do đó người lái cần tác động lực lớn hơn, khi động cơ quay nhanh thì lưu lượng dầu lớn hơn gấp nhiều lần do đó người lái cần tác động lực nhỏ hơn. Nói cách khác yêu cầu về lực đánh tay lái thay đổi theo tốc độ của động cơ đây là điều bất lợi về mặt ổn định lái. Vì vậy việc duy trì lưu lượng của bơm không đổi, không phụ thuộc vào tốc độ của động cơ là một yêu cầu cần thiết do đó trên các loại bơm được lắp thêm van điều tiết lưu lượng.
Mặt khác khi xe chạy ở tốc độ cao sức cản lốp xe nhỏ do đó lực xoay các bánh xe dẫn hướng sẽ nhỏ hơn vì vậy lực đánh tay lái cũng nhỏ hơn. Vì vậy một yêu cầu của bộ trợ lực nữa là ít trợ lực hơn ở điều kiện tốc độ cao mà vẫn đạt được lực lái thích hợp.
Với loại van điều tiết lưu lượng loại này khi tốc độ động cơ tăng lên nhưng lượng dầu được bơm tới cơ cấu lái lại giảm xuống.
Sơ đồ cấu tạo van điều tiết lưu lượng loại nhạy cảm với tốc độ
1 - Van điều tiết lưu lượng. 4 - Lò xo 1. 7 - Ống điều khiển.
2 - Tới cửa hút của bơm. 5,8,11 - Phớt làm kín. 9 - Van an toàn.
3 - Từ cửa xả của bơm tới. 6 - Tới hộp cơ cấu lái. 10 - Lò xo 2.
Bơm dầu kiểu phiến trượt
Bơm phiến trượt tạo ra áp suất thuỷ lực lớn nhất khoảng 90 (kG/cm2).
Hiệu suất: 0.7 ÷ 0.75
Ưu điểm của loại bơm này là kết cấu và công nghệ đơn giản dễ chế tạo, khối lượng nhỏ, giá rẻ tuy nhiên các chi tiết không bền, nhanh hỏng hóc.
Bơm dầu kiểu phiến trượt.
1 - Bình chứa dầu; 4 - Phiến tỳ; 7 - Cụm van điều tiết;
2 - Vỏ phiến trượt; 5 - Rôto lệch tâm quay; 8 - Vỏ bơm;
3 - Lò xo ép phiến trượt; 6 - Phiến trượt; 9 - Nắp bơm.
Bơm phiến trượt có cấu tạo gọn, các chi tiết bền và có hiệu suất làm việc khá cao. Tuy nhiên giá thành chế tạo loại bơm này hơi cao.
Áp suất dầu tạo ra trong khoảng 60 ÷ 80 (kG/cm2).
Cũng giống như bơm phiến gạt, để đảm bảo cho quá trình làm việc trên bơm phiến trượt cùng yêu cầu lắp đặt các thiết bị phụ trợ khác như: van an toàn, van điều khiển lưu lượng và thiết bị bù không tải.
Ngoài hai loại bơm đã được giới thiệu ở trên còn một số loại bơm thuỷ lực khác cũng được sử dụng trong các bộ trợ lực thuỷ lực tuy nhiên do đặc điểm về kỹ thuật nên không được sử dụng phổ biến trên các loại bộ trợ lực ngày nay như: bơm piston, bơm bánh răng, bơm trục vít.
Van phân phối.
Van phân phối là bộ phận được bố chí trong hộp cơ cấu lái, có chức năng thay đổi đường dẫn dầu áp lực cao, thay đổi lượng dầu áp lực cao đến xylanh lực tuỳ theo vị trí của vành lái. Có bốn loại van phân phối được sử dụng phổ biến trên các loại trợ lực thuỷ lực hiện nay là: van quay, van ống, van cánh, van trượt…
Cấu tạo van phân phối kiểu van trượt.
1 - Thân van; 5 - Vòng chặn; 9 - Bạc trượt; 13 - Nêm;
2 - Thanh xoắn; 6 - Ổ bi; 10 - Thân cơ cấu lái; 14 - Thanh răng;
3 - Mặt bích; 7- Trục vít; 11 - Lò xo; 15 - Đường dầu tới;
4 - Đường dầu hồi; 8 - Chốt khóa; 12 - Bulong điều chỉnh; 16 - Phớt làm kín.
Thân van (1) được nối với trục chủ động bằng khớp then và được cố định với thanh xoắn (2) bằng thanh khóa. Thanh xoắn (2) được cố định với trục vít bằng chốt khóa (8). Khi trục chủ động quay làm trục (1) quay làm thanh xoắn và thân van quay theo quay, do thanh xoắn không quay hoàn toàn nên chỉ truyền một phần mô men từ trục chủ động xuống trục vít. Khi thân van quay sẽ làm thay đổi đường dầu từ bơm dẫn tới các buồng xylanh.
Xy lanh lực.
Cặp chi tiết xylanh và piston lực trong hệ thống trợ lực thuỷ lực là bộ phận tiếp nhận lực đẩy của dầu thuỷ lực cao áp và chuyền cho cơ cấu dẫn động lái hỗ trợ cho quá trình xoay các bánh xe dẫn hướng.
Tuỳ theo kết cấu của hộp cơ cấu lái và bộ phận dẫn động lái có các dạng piston và xy lanh khác nhau. Trên các loại xe du lịch nhỏ hiện đại ngày nay thường sử dụng cơ cấu dẫn động lái kiểu bánh răng thanh răng với cặp piston và xy lanh được thiết kế trực tiếp trên thanh răng. Ưu điểm của kiểu trợ lực này là có kết cấu nhỏ gọn dễ lắp đặt trên các loại xe nhỏ, trợ lực có tác động nhanh, các chi tiết có cấu tạo đơn giản.
Cấu tạo của xylanh lực trong cơ cấu lái kiểu bánh răng thanh răng
1 - Trục van điều khiển. 3 - Bánh răng nghiêng. 7 - Piston.
2 - Thanh răng. 4, 5, 6 - Phớt dầu. 8 - Vỏ xylanh.
Pistong trong cơ cấu lái kiểu bánh răng thanh răng được chế tạo liền với thanh răng để đảm bảo cho cơ cấu lái được nhỏ gọn và hiệu quả tác động nhanh chóng. Thanh răng và bánh răng được chế tạo kiểu răng nghiêng như hình để đảm bảo độ bèn cho cơ cấu lái.
Đường ống dẫn dầu.
Đường ống dẫn dầu có thể được làm bằng cao su chịu áp lực hay bằng kim loại như đồng....có chức năng dẫn dầu cao áp từ bơm trợ lực tới van phân phối, các buồng xylanh và quay trở về bình chứa. Thông thường đường ống dẫn dầu từ bình chứa tới bơm và tới van phân phối được làm bằng cao xu chịu áp lực do trong quá trình vận hành cơ cấu lái có thể dịch chuyển một khoảng nhất định so với bơm và bình chứa nhiên liệu, đường ống dẫn từ van phân phối đến các buồng xylanh có thể được làm bằng đồng.
Ống dẫn dầu chịu áp lực bằng cao xu.
Cấu tạo của ống dẫn dầu bằng kim loại và một số loại đầu nối ống dẫn dầu.
Hệ thống lái dùng bộ trợ lực điện:
Bộ trợ lực điện là bộ trợ lực sử dụng công suất của động cơ điện một chiều để hỗ trợ cho quá trình xoay các bánh xe dẫn hướng.
Ưu điểm của bộ trợ lực điện so với bộ trợ lực thủy lực là ít tiêu hao công suất động cơ hơn. Trên bộ trợ lực thủy lực đông cơ luôn luôn kéo bơm thủy lực hoạt động, điều này gây lãng phí công suất của động cơ trong những khoảng thời gian không có yêu cầu trợ lực. Khắc phục được nhược điểm này bộ trợ lực điện chỉ cung cấp những mô men trợ lực trong những khoảng thời gian cần thiết nhờ các cảm biến mô men quay của trục lái và các cảm biến khác quyết định thời điểm và cường độ dòng điện đưa vào động cơ điện một chiều.
Sơ đồ hệ thống lái trợ lực điện
1 - ECU của EPS; 2 - Mô tơ điện một chiều; 3 - Cảm biến mô men
Các bộ phận cơ bản của bộ trợ lực điện:
Động cơ điện.
Để đảm bảo được công suất trợ lực cần thiết trên bộ trợ lực điện sử dụng loại động cơ điện một chiều, nó bao gồm rôto, stato, trục chính và cơ cấu giảm tốc. Cơ cấu giảm tốc bao gồm trục vít và bánh vít, mô men do rôto động cơ điện tạo ra được truyền tới cơ cấu giảm tốc sau đó được truyền tới trục lái chính. Trục vít được đỡ trên các ổ đỡ để giảm độ ồn và tăng tuổi thọ làm việc, khớp nối đảm bảo cho việc nếu động cơ bị hư hỏng thì trục lái chính và cơ cấu giảm tốc không bị khóa cứng lại và hệ thống lái vẫn có thể hoạt động được.
Cấu tạo của động cơ điện một chiều.
1 - Trục vít. 4 - Rôto. 7 - Trục lái chính.
2 - Vỏ trục lái. 5 - Stator. 8 - Bánh vít.
3 - Khớp nối. 6 - Trục chính. 9 - Ổ bi.
Cảm biến, rơle điều khiển.
+ Cảm biến mô men quay trục lái:
Khi người lái xe điều khiển vô lăng, mô men lái tác động lên trục sơ cấp của cảm biến mô men thông qua trục lái chính. Người ta bố trí vòng phát hiện một và hai trên trục sơ cấp phía vô lăng và vòng phát hiện thứ ba trên trục thứ cấp. Trục sơ cấp và trục thứ cấp được nối với nhau bằng một thanh xoắn.
Cấu tạo cảm biến mô men trục lái.
1-Vòng phát hiện thứ nhất; 2-Trục sơ cấp; 3-Cuộn dây bù; 4-Vòng phát hiện thứ hai; 5- Cuộn dây phát hiện; 6-Vòng phát hiện thứ ba; 7-Trục thứ cấp.
Các vòng phát hiện có cuộn dây phát hiện kiểu không tiếp xúc trên vòng ngoài để hình thành một mạch kích thích. Khi tạo ra mô men lái thanh xoắn bị xoắn tạo ra độ lệch pha giữa vòng phát hiện thứ hai và ba. Dựa trên độ lệch pha này một tín hiệu tỉ lệ với mô men được đưa vào ECU. Dựa trên tín hiệu này ECU tính toán mô men trợ lực cho tốc độ xe và dẫn động mô tơ điện với một cường độ, chiều và thời điểm cần thiết.
+ Rơle điều khiển:
Rơle điều khiển có chức năng nhận tín hiệu điều khiển từ ECU và cung cấp điện cho động cơ điện một chiều hoạt động và ngắt điện ngừng quá trình trợ lực.
ECU EPS
ECU EPS nhận tín hiệu từ các cảm biến, đánh giá chung tình trạng của xe và quyết định dòng điện cần thiết để đưa vào động cơ điện một chiều để trợ lực.
ECU ABS nhận biết tốc độ của xe và đưa tới ECU EPS.
ECU động cơ nhận biết tốc độ của động cơ và đưa tới ECU EPS.
Trong trường hợp hệ thống có sự cố ECU EPS sẽ gửi tín hiệu tới rơle bật sáng đèn trên trên đồng hồ táp lô.
Cách bố trí các cảm biến trên xe.
1 - Bộ chấp hành ABS và ECU ABS; 2 - Cmr biến mô men; 3 - Động cơ điện một chiều; 4 - ECU EPS; 5 - Đồng hồ táp lô; 6 - Cơ câu giảm tốc; 7 - Rơ le; 8 - ECU động cơ
HƯ HỎNG TRONG HỆ THỐNG LÁI:
Cơ cấu lái:
Mài mòn cơ cấu lái:
Cơ cấu lái là một cụm đảm nhận tỉ số truyền rất lớn trong hệ thống lái .Thông thường tỉ số truyền của ôtô con nằm trong khảng 14÷23 , ở ôtô tải và ôtô buýt khoảng 18÷32. Do vậy chỗ làm việc của cơ cấu lái bị mòn khá nhanh , mặc dù trong chế tạo đã cố gắng sử dụng vật liệu có độ bền cao và có khả năng chịu mài mòn tốt. Cơ cấu lái thường là kết cấu cơ khí nên luôn luôn tồn tại các khe hở ban đầu . Khi ôtô còn mới, khe hở ban đầu trong cơ cấu lái đã tạo nên góc rơ vành lái, góc rơ này đã được các tiêu chuẩn kỹ thuật hạn chế tới mức tói thiểu để đảm bảo khả năng nhanh chóng điều khiển xe chuyển hướng khi cần thiết, chúng ta thường dùng với khái niệm “độ rơ vành lái “.
Sự mài mòn trong cơ cấu lái tham gia phần lớn vào việc tăng độ rơ vành lái. Việc gia tăng độ rơ vành lái làm cho độ nhạy của cơ cấu lái giảm, tạo nên sự va đập trong khi làm việc và làm mất khả năng điều khiển chính xác hướng chuyển động.
Sự mài mòn trong cơ cấu lái có thể chia thành các dạng chính sau đây :
Mài mòn theo quy luật sử dụng thông thường, có nghĩa là khi chuyển động ôtô thường hoạt động theo hướng chuyển động thẳng, vì vậy sự mài mòn trong cơ cấu lái xảy ra nhiều nhất tại lân cận vị trí ăn khớp trung gian, sự mài mòn giảm dần khi cơ cấu làm việc ở các vùng biên. Do vậy để đánh giá sự mài mòn, chúng ta thường đặt vành lái tương ứng với chế độ ôtô đi thẳng và kiểm tra độ rơ vành lái.
Mài mòn đột biến xảy ra do chế độ nhiệt luyện bề mặt không đồng đều, do sai sót trong chế tạo. Hiện tượng này xảy ra theo quy luật ngẫu nhiên và không cố định tại một vị trí nào đó. Tuy nhiên có thể xác định khi chúng ta đánh lái đều về hai phía và xác định sự thay đổi lực bánh lái.
Sự mài mòn cơ cấu lái còn do nguyên nhân mài mòn các ổ bi, bạc tựa, thiếu dầu mỡ bôi trơn. Hậu quả của mài mòn này là: gây nên tăng độ rơ vành lái, tăng lực điều khiển vành lái, đôi khi còn có thể xuất hiện độ ồn khi xoay vành lái.
Với cơ cấu lái trục vít con lăn, sự mài mòn chủ yếu xảy ra tại chỗ ăn khớp của trục vít với con lăn. Cơ cấu lái bánh răng thanh răng mài mòn chủ yếu là của bánh răng với thanh răng, các bạc tựa của thanh răng. Với cơ cấu lái trục vít êcu bi thanh răng bánh răng mài mòn chủ yếu tại chỗ ăn khớp của thanh răng bánh răng.
Rạn nứt gãy trong cơ cấu lái:
Sự làm việc nặng nề trước tải trọng va đập có thể dẫn tới rạn nứt gãy trong cơ cấu lái. Các hiện tượng phổ biến là: rạn nứt chân răng, gãy chân răng. Các hư hỏng này có thể làm cho cơ cấu lái khi làm việc có thể gây nặng đột biến tại các chỗ rạn nứt gẫy. Các mài mòn tiếp theo tạo nên các hạt mài có kích thước lớn làm kẹt cơ cấu hoặc tăng nhanh tốc độ mài mòn cơ cấu lái.
Sự mài mòn và rạn nứt cơ cấu lái còn gây ồn và tăng nhiệt độ cho cơ cấu lái, tăng tải tác dụng lên các chi tiết của trục lái, vành lái.
Hiện tượng thiếu dầu, mỡ trong cơ cấu lái:
Các cơ cấu lái luôn được bôi trơn bằng dầu, mỡ. Cần hết sức lưu ý đến sự thất thoát dầu mỡ của cơ cấu lái thông qua sự chảy dầu mỡ, đặc biệt trong cơ cấu lái có xylanh thủy lực cùng chung buồng bôi trơn. Nguyên nhân của thiếu dầu mỡ có thể là do rách nát đệm kín, joăng phớt che kín, các bạc đạn mòn tạo nên khe hở hướng tâm lớn mà phớt không đủ khả năng làm kín. Hậu quả dẫn tới là thiếu dầu, gây mài mòn nhanh, tăng độ ồn và nhiệt độ cơ cấu lái.
Trên hệ thống lái trợ lực thuỷ lực còn dẫn tới khả năng mất áp suất dầu và khả năng trợ lực.
Rơ lỏng các liên kết vỏ cơ cấu lái với khung, vỏ xe:
Cơ cấu lái liên kết với khung vỏ xe nhờ các liên kết bằng mối ghép bulông, êcu. Các liên kết này lâu ngày có hiện tượng tự nới lỏng. Nếu không kịp thời vặn chặt thì có thể gây nên hiện tượng tăng độ rơ vành lái, khi thay đổi chiều chuyển hướng có thể gây nên tiếng va mạnh, quá trình điều khiển xe mất chính xác.
Dẫn động lái:
Đối với dẫn động lái kiểu cơ khí
Những hư hỏng chính thường gặp là :
Mòn,rơ lỏng các khớp cầu ,khớp trụ :
Trong sử dụng các khớp cầu, khớp trụ thường là các chi tiết có kết cấu nhỏ, làm việc trong trạng thái côi trơn bằng mỡ, tính chất chịu tải va đập thường xuyên, luôn luôn phải xoay tương đối với đệm hoặc vỏ, dễ bị buội bẩn bám vào do vậy rất hay bị mài mòn.
Các dạng mài mòn thường tạo nên các hình oval không đều. Một số khớp cầu có lò xo tỳ nhằm triệt tiêu khe hở, một số khac không có. Do vậy khi bị mòn thường dẫn tới tăng độ rơ trong hệ thống và thẻ hiện qua độ rơ vành lái.
Khi bị mòn quá lớn thường gây nên va đập và tạo nên tiếng ồn khi đổi chiều quay vòng. Đặc biệt nghiêm trọng là khi mòn, rơ lỏng các khớp cầu, khớp trụ sẽ làm thay đổi góc bố trí bánh xe dẫn hướng gây nên sai lệch các góc đặt bánh xe và mài mòn lệch lốp xe.
Biến dạng các đòn dẫn động bánh xe dẫn hướng :
Các đòn dẫn động đều có thể bị qua tải trong sử dụng, nhưng nghiêm trọng hơn cả là đòn ngang (hay cụm đòn ngang) hệ thống lái. Hiện tượng cong vênh đòn ngang do va chạm với chướng ngại vật của đường, hoặc do sai lệch kích thước đòn ngang đều làm sai lệch góc quay các bánh dẫn hướng. Bánh xe sẽ trượt ngang nhiều trên đường khi quay vòng (kể cả bánh xe dẫn hướng bánh xe không dẫn hướng), như vậy sẽ gây nên khả năng diều khiển hướng không còn chính xác, phải giữ chặt vành lái và thường xuyên hiệu chỉnh hướng chuyển động, mài mòn nhanh lốp xe..
Các dạng hư hỏng phổ biến kể trên là đặc trưng tổng quát cho các hệ thống lái, kể cả với hệ thống lái có trợ lực.
Hư hỏng ốc hạn chế quay bánh xe dẫn hướng :
Các ốc hạn chế sự quay của bánh xe dẫn hướng thường đặt ở khu vực bánh xe, do vậy khi quay vòng ở góc quay lớn nhất, tải trọng va đập trực tiếp lên ốc hạn chế, có thể gây nên lỏng ốc, cong thân ốc. Sự nguy hiểm là khi phải thay đổi góc quay bánh xe ở tốc độ cao sẽ có thể gây lật xe. Biểu hiện của hư hỏng là bán kính quay vòng về hai phía không như nhau.
Biến dạng dầm cầu dẫn hướng:
Dầm cầu trên hệ thống treo phụ thuộc đóng vai trò là một khâu cố định hình thang lái, trên dầm cầu có bố trí các chi tiết: đòn bên, đòn ngang, trụ đứng liên kết với nhíp để tạo nên liên kết đọng học với khung xe. Mặt khác dầm cầu là bộ phận đỡ toàn bộ trọng lượng ôtô trên cầu dẫn hướng, khi dầm cầu bị quá tải, do xe chuyển động trên đường xấu, có thể gây nên biến dạng và làm sai lệch kích thước hình học của các chi tiết trong hệ thống treo, lái. Tùy theo mức độ biến dạng của dầm cầu mà gây nên các hạu quả như :
Mài mòn lốp do sai lệch góc bố trí bánh xe.
Nặng tay lái ,lực đánh lái về hai phía không đều do thay đổi cánh tay cánh tay đòn quay bánh xe quanh trụ đứng.
Mất khă ngăng ổn định chuyenr động thẳng.
Đặc điểm hư hỏng đối với dẫn động lái có trợ lực
Hư hỏng trong nguồn năng lượng trợ lực (thủy lực, khí nén):
Dạng hư hỏng phổ biến là mòn bơm thủy lực hay bơm khí nén.
Sự mòn bơm thủy lực sẽ dẫn tới thiếu áp suất làm việc hay tăng chậm áp suất làm việc. Do vậy khi đánh lái mà động cơ làm việc ở số vòng quay nhỏ thì lực trên vành lái gia tăng đáng kể, còn khi đọng cơ làm việc ở số vòng quay cao thì trợ lực có hiệu quả rõ rệt.
Hư hỏng bơm thủy lực còn là do hư hỏng ổ bi đỡ trục và phát ra tiếng ồn khi bơm làm việc, do mòn bề mặt đầu cánh bơm, do tắc lọc, bẹp đường ống dẫn dầu …
Trong sử dụng chúng ta còn gặp sự thiếu trợ lực do dây đai bị chùng, do thiếu dầu vì vậy trước khi kết luận về hư hỏng bơm nhất thiết phải loại trừ các khả năng này.
Kiểm soát các hiện tượng này tốt nhất là dùng đòng hồ đo áp suất sau bơm, qua lực tác dụng lên vành lái ở các chế độ làm việc của động cơ, tiếng ồn phát ra từ bơm.
Sai lệch vị trí của van điều tiết áp suất và lưu lượng, các cụm van này thường lắp ngay trên thân bơm, do làm việc lâu ngày các van này bị rò rỉ, bị kẹt hay quá mòn. Giải pháp tốt nhất là kiểm tra áp suất sau bơm thủy lực.
Sự cố trong van phân phối dầu :
Van phân phối dầu có thể được đặt trong cơ cấu lái, trên các đòn dẫn đọng hay ở ngay đầu xylanh lực. Sự sai lệch tương quan vị trí của con trượt và vỏ van sẽ làm cho việc đóng mở đường dầu thay đổi, dẫn tới áp suất đường dầu dẫn cho các buồng của xylanh lực khác nhau, gây nên tay lái nặng nhẹ khi quay vòng về hai phía. Cảm nhận hay lực đánh lái sẽ không đều, sự điều khiển ôtô khi đó sẽ bị mất chính xác.
Hiện tượng òn con trượt van có thể xảy ra do dầu thiếu hay quá bẩn, trong trường hợp này hiệu quả của trợ lực bị giảm và gây nên nặng tay lái.
Sự cố trong xy lanh hệ thống thủy lực:
Trước hết phải kể đến hư hỏng joăng phớt bao kín, sự cố này dẫn tới lọt dầu, giảm áp suất, mất khả năng trợ lực, hao dầu.
Mòn xylanh trợ lực xảy ra do cặn bẩn dầu đọng lại trong xylanh, dầu lẫn tạp chất và nước, do mạt kim loại gây nên, hậu quả của nó cũng giảm áp suất, mất dần khả năng trợ lực.
Trường hợp đặc biệt xảy ra khi ôtô bị va chạm mạnh, cong cần pittong của xylanh trợ lực, gây kẹt xylanh lực, khi đó tay lái nặng và có khi bó kẹt xy lanh lực và mất khả năng lái.
Lỏng và sai lệch các liên kết:
Sự rơ lỏng và sai lệch các liên kết trong sử dụng, đòi hỏi thường xuyên kiểm tra vặn chặt.
Các hư hỏng thường gặp kể trên, có thể tổng kết qua các biểu hiện chung và được gọi là thông số chuẩn đoán như sau:
Độ rơ vành lái tăng.
Lực trên vành lái gia tăng, hay không đều.
Xe mất khả năng chuyển động thẳng ổn định.
Mất cảm giác điều khiển, điều khiển không chính xác.
Rung vành lái, phải thường xuyên giữ chặt vành lái.
Mài mòn lốp nhanh.
Các biểu hiện khác tùy thuộc vào kết cấu hệ thống lái.
MỘT SỐ TIÊU CHUẨN CƠ BẢN TRONG KIỂM TRA HỆ THỐNG LÁI:
Tiêu chuẩn Châu Âu:
Lực trên vành lái khi có hay không có trợ lực tối đa không vượt quá 600N. Ôtô có tải trọng đặt trên cầu dẫn hướng lớn hơn 3,5 tấn phải có trợ lực.
Độ rơ vành lái cho phép như sau:
Bảng “Độ rơ vành lái cho phép theo ECE 79-1988”:
Vmax trên bảng tablo (km/h)
> 100
25 ÷ 100
< 25
Độ rơ vành lái cho phép (độ)
18
27
36
Tiêu chuẩn Việt Nam:
Căn cứ Quyết định số 24/2006/QĐ-BGTVT ngày 10-5-2006 của Bộ trưởng Bộ GTVT ban hành kèm theo Tiêu chuẩn ngành về “Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ - ôtô- yêu cầu an toàn chung” số đăng ký 22TCN 307-06. Theo đó, có một số quy định về thiết bị an toàn phương tiện đáng chú ý như sau:
Đối với hệ thống lái: Phải đảm bảo cho xe chuyển hướng chính xác, điều khiển nhẹ nhàng, an toàn ở mọi vận tốc và tải trọng trong phạm vi tính năng kỹ thuật của xe.
Các bánh xe dẫn hướng phải đảm bảo cho xe có khả năng duy trì hướng chuyển động thẳng khi đang chạy thẳng và tự quay về hướng chuyển động thẳng khi thôi tác dụng lực lên vành tay lái (khi thôi quay vòng).
Vành tay lái khi quay không bị vướng, vào quần áo và trang bị của người lái. Độ rơ góc của vành tay lái của xe con, xe khách đến 12 chỗ, xe tải đến 1.500 kg tải trọng không được lớn hơn 100, còn các loại xe khác không được lớn hơn 150.
Tiêu chuẩn sử dụng ở Việt Nam yêu cầu độ rơ vành lái không vượt quá các quy định thể hiện trong bảng dưới đây:
Bảng “Độ rơ vành lái cho phép theo 22-TCN 224”
Loại ôtô
Ôtô con
Ô tô khách <=12 chỗ
Ô tô tải <=15 chỗ
Ô tô khách >12 chỗ
Ô tô tải >1500kg
Độ rơ vành lái cho phép (độ)
10
20
25
PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ CHẨN ĐOÁN:
Đo độ rơ và lực lớn nhất đặt trên vành lái:
Độ rơ vành lái
Độ rơ vành lái là thông số tổng hợp quan trọng nói lên độ mòn của hệ thống lái, khâu khớp trong dẩn động lái và cả của hệ thống treo. Việc đo độ rơ này được thực hiện khi xe đứng yên, trên nền phẳng, coi bánh xe bị khóa cứng không dịch chuyển.
Khi đo độ rơ vành lái, có thể sử dụng lực kế hay cảm nhận trực tếp của người kiểm tra.
Đo độ rơ vành lái
1-vành tay lái; 2-kim đo;
3-thước đo; 4-trục lái.
Khi đo bằng lực kế: dùng đầu móc của lực kế móc vào vành lái, đặt lực kéo trên vành lái thông qua lực kế, lực kéo phải đặt trên phương tiếp tuyến với vòng tròn của vành lái.
Nếu hệ thống có hệ thống trợ lực thì động cơ phải ở trạng thái nổ máy và ở số vòng quay nhỏ nhất.
Giá trị lực kéo để đo dộ rơ tùy thuộc vào loại xe, thường nằm trong khoảng:
Đối với xe con ( 10 ÷ 20 ) N, khi có trợ lực ( 15 ÷ 25 ) N
Đối với xe vận tải ( 15 ÷ 30 ) N, khi có trợ lực ( 25 ÷ 35 ) N.
Độ rơ vành lái có thể cho bằng độ hay bằng mm, tùy thuộc vào quy ước của nhà sản xuất, ví dụ trên ô tô tải của hãng HINO hoặc HUYNDAI cho độ rơ vành lái: 15 ÷ 35 mm.
Sự tăng độ rơ vành lái chứng tỏ hệ thống lái bị mòn, lỏng liên kết …Hiện nay xe ô tô có tốc độ chuyển động càng cao thì chuyển động độ rơ càng nhỏ. Giá trị độ rơ cho phép ban dầu thường được tra theo tiêu chuẩn của nhà sản xuất.
Đo giá trị lực vành lớn nhất:
Để xe đứng yên trên mặt tốt và phẳng.
Đánh lái tới vị trí gần tận cùng. Dùng lực kế đo giá trị lực tại đó để xác định giá trị lực vành lái lớn nhất. Nếu trên xe có hệ thống cường hóa, thì động cơ phải hoạt động.
Dùng lực kế khi đánh lái ở hai phía khác nhau còn cho biết sai lệch lực đánh lái khi rẽ phải hay trái.
Đo lực trên vành lái bằng lực kế
Đo góc quay bánh xe dẫn hướng
Khi xuất hiện sự sai khác này chứng tỏ:
Độ mòn của cơ cấu lái về hai phía khác nhau.
Góc đặt bánh xe của hai phía không đều.
Có hiện tượng biến dạng thanh đòn dẩn động hai bánh xe dẩn hướng.
Lốp hai bên có áp suất khí nén khác nhau …
Đo góc quay bánh xe dẩn hướng:
Cho đầu xe lên các bệ kiểu mâm xoay có ghi độ ( hình 5.6 0. Dùng vành lái lần lượt đánh hết về hai phía, xác định các qóc quay bánh xe hai bên trên mâm xoay chia độ.
Khi không có mâm xoay chia độ có thển tiến hành như sau: nâng bánh xe của cầu xe trước lên khỏi mặt đường, đặt vành lái và bánh xe ở vị trí đi thẳng, đánh dấu mặt phẳng bánh xe trên nền, đánh lái về từng phía, đánh dấu các mặt phẳng bánh xe tại vị trí quay hết vành lái.
Đo góc quay bánh xe dẫn hướng bằng phương pháp đánh dấu
Trên hình các góc quay bánh xe về hai phía αt , αn khác nhau nhưng các giá trị đó ở cả hai bên bánh xe phải bằng nhau.
Góc quay bánh xe lớn nhất của ô tô về hai bên phải bằng nhau và đảm bảo tiêu chuẩn qui định.
Khi đánh lái về hai phía các góc quay bánh xe không bằng nhau có thể do:
Trụ đứng hay Rootuyl mòn.
Cơ cấu lái bị mòn gây kẹt.
Đòn ngang dẩn động lái bị sai lệch.
Ốc hạn chế quay bánh xe bị hỏng.
Kiểm tra qua tiếng ồn:
Ôtô đứng yên trên nên phẳng, lăc mạnh vành lái theo hai chiều nhằm tạo xung đổi chiều, nghe tiếng ồn phát ra trong hệ thống, xác định vị trí bị va đập, tìm hiểu nguyên nhân.
Đặt biệt cần kiểm tra độ rơ dọc trục của trục lái và các liên kết với buồng lái, bằng cách lắc mạnh dọc vành lái theo phương dọc trục lái.
Chuẩn đoán khi thử trên đường:
Cho xe chạy trên mặt đường rộng, tốc độ thấp, lần lượt đánh hết về phía trái, sau đó về phía phải, tạo nên chuyển động rích rắc, theo dõi sự hoạt động của xe, lực đánh lái, khả năng quay vòng. Ở tốc độ thắp có thể xác định hư hỏng của hệ thống lái theo toàn bộ góc quay.
Tiến hành kiểm tra ở tốc độ cao, khoảng 50% vận tốc lớn nhất của ô tô nhưng giới hạn góc quay vành lái từ 30o đến 50o.
Xác định khả năng chuyển hướng linh hoạt qua đó đánh giá tính điều khiển của ôtô, cảm nhận lực đánh lái trên vành lái.
Hư hỏng của hệ thống lái và kết cấu bánh xe sẽ phản ánh chất lượng tổng hợp của hệ thống lái, treo, bánh xe. Trên các xe có nhiều cầu chủ động còn chịu ảnh hưởng của hệ thống truyền lực.
Xác định khả năng ổn định chuyển động thẳng khi thử trên đường:
Chọn mặt đường thẳng phẳng tốt, ôtô chuyển động với vận tốc cao bằng khoảng 2/3 vận tốc lớn nhất, đặt tay lên vành lái, cho xe chạy thẳng (vành lái đặt ở vị trí trung gian), không giữ chặt và hiệu chỉnh hướng khi thử, cho xe chuyển động trên đoạn đường 1000m, xem xét độ lệch bên của ôtô, nếu độ lệch bên không quá 3m thì hệ thống lái và kết cấu bánh xe tốt, ngược lại cần xem xét kỹ hơn bằng các phương pháp xác định khác.
Chẩn đoán hệ thống lái liên quan tới các hệ thống khác trên xe:
Chẩn đoán hệ thống lái liên quan tới góc đặt bánh xe, hệ thống treo:
Tải trọng thẳng đứng có ảnh hưởng rất lớn đến quỹ đạo chuyển động của ôtô, nhất là trên ôtô con. Sự sai lệch lớn giá trị tải trọng thẳng đứng sẽ khó đảm bảo giữ chuyển động của ôtô đi thẳng. Khi quay vòng sẽ làm cho các bánh xe chịu tải khác nhau và có thể sau một thời gian dài gây nên mài mòn lốp và khó đảm bảo quay vòng chính xác. Những kết cấu liên quan thường gặp trên ôtô là: thanh ổn định ngang, lò xo hay nhíp bị yếu sau thời gian dài làm việc, góc bố trí bánh xe bị sai lệch. Biểu hiện rõ nét nhất là sự mài mòn bất thường của lốp xe.
Sự mòn lốp xe trên bề mặt sau thời gian sử dụng nói lên trạng thái của góc đặt bánh xe và trụ đứng. Các góc này chịu ảnh hưởng của các đòn trong hình thang lái và dầm cầu, hệ thống treo. Vì vậy để chẩn đoán sâu hơn về tình trạng của hệ thống lái liên quan đến bánh xe cần phải loại trừ trước khi kết luận.
Chẩn đoán hệ thống lái liên quan đến hệ thống phanh, hệ thống truyền lực:
Khi xe chuyển động, lực dọc (phanh, kéo) tác dụng lên bánh xe, nếu các lực này khác nhau hoặc bán kính lăn của bánh xe không đồng đều sẽ gây hiện tượng lệch hướng chuyển động. Sự lệch hướng này sẽ được khắc phục nếu loại trừ được các khuyết điểm nói trên. Trường hợp đã loại trừ được các khuyết điểm nói trên mà hiện tượng vẫn còn chứng tỏ sự cố nằm trong hệ thống lái.
Đối với xe nhiều cầu chủ động, hiện tượng lệch lái còn có thể do nhiều nguyên nhân khác. Đặc biệt chú ý đối với hệ thống truyền lực mà trong đó vi sai có khớp ma sát, khi có sự cố của khớp ma sát có thể cũng gây hiện tượng lệch lái hay tay lái nặng một phía.
Đối với xe có hệ thống truyền lực kiểu AWD có khớp ma sát giữa các cầu và thường xuyên gài cầu thì khi hư hỏng khớp ma sát này cũng gây nên sai lệch tốc độ chuyển động của hai cầu và ô tô sẽ rất khó điều khiển chính xác hướng chuyển động. Trong trường hợp kể trên có thể tháo các đăng truyền để thử chạy ô tô bằng một cầu trong thời gian ngắn, nhằm loại trừ ảnh hưởng của khớp ma sát và phát hiện hư hỏng trong hệ thống lái.
Kiểm tra góc đặt bánh xe dẫn hướng:
Góc đặt các bánh xe dẫn hướng trong chẩn đoán kỹ thuật được xác định khi xe đứng yên, trên nền phẳng, không có tải (hay chỉ có người lái), là góc quy ước nhằm đánh giá trạng thái làm việc của các bánh xe khi chuyển động có tải. Góc đặt các bánh xe dẫn hướng còn được quyết định bởi hệ thống treo, hệ thống lái của ôtô.
Xác định các góc đặt bằng dụng cụ cơ khí đo góc:
Việc xác định các góc đặt này tiến hành trên dụng cụ cơ khí đo góc kiểu bọt nước cân bằng và bệ đỡ theo dạng giá xoay kết hợp với việc đo góc quay tối đa của các bánh xe dẫn hướng xung quanh trụ đứng.
Dụng cụ kiểm tra các góc đặt bánh xe và cách gá lắp
Bộ đỡ giá xoay có cấu tạo như trên hình bao gồm : Bệ đỡ cố định và một mâm xoay trên bệ đỡ có vạch dấu để xác định góc quay của các bánh xe dẫn hướng.
Dụng cụ đo có mặt bích để gắn với trục quay của bánh xe và được cố định nờ các ốc bắt chặt. Trên mặt của dụng cụ có các vạch dấu đo :
Góc nghiêng dọc đường tâm trụ đứng (giá trị đo: từ - 3o đến + 10o).
Góc nghiêng ngang của bánh xe dẫn hướng (giá trị đo : từ - 5o đến + 5o).
Góc nghiêng ngang đường tâm của trụ đứng ( giá trị đo : từ 0o đến 16o).
Phương pháp đo :
Xe nằm trên mặt phẳng ngang, kích đầu xe lên, đặt hai bên bánh xe dẫn hướng lên giá đỡ mâm xoay và để giá ở trạng thái tự do, hạ kích, đưa bánh xe về vị trí xe đi thẳng, ấn mạnh đầu và đuôi xe, để các bánh xe ở trạng thái ổn định nhất. Lắp dụng cụ đo vào đầu trục bánh xe ở vị trí nằm ngang thong qua đầu nối chuyên dụng.
Xác định ngay trên dụng cụ giá trị góc ngiêng ngang bánh xe, ở chổ có thang chia “ CAMBER”.
Quay mâm của giá đỡ khoảng 20o theo chiều bánh xe quay vào trong,điều chỉnh lại vị trí của dụng cụ đo ở tâm trục bánh xe về vị trí số 0 cảu thang chia “CASTER”.
Quay mâm ngược lại với chiều ban đầu với góc 20o, xác định giá trị góc nghiêng dọc trụ đứng trên thang chia “CASTER”.
Đo góc nghiêng ngang trụ đứng tương tự như đo góc nghiêng dọc ,nhưng theo dõi trên thang chia vạch có chữ “KING PIN ANGLE “ hay “ S.A.I”.
Kiểm tra các góc đặt bánh xe bằng dụng cụ đo đơn giản
a-Xác định góc nghiêng ngang bánh xe.
b-Xác định góc nghiêng dọc và góc nghiêng ngang trụ đứng.
Xác định góc chụm bánh xe thông qua độ chụm:
Phương pháp đo độ chụm của bánh xe dẫn hướng
Độ chụm của bánh xe được đo bằng thước đo chuyên dụng, thước có thể điều chỉnh và có sẵn vạch ghi theo mm.
Bằng cách đặt xe trên nền bằng phẳng, đầu đo của thước chỉ vào vạch dấu trên bề mặt của hai lốp (hoặc vành bánh xe theo quy định của nhà sản xuất). Cố định đầu to, ghi lại chỉ số trên thân thước đo tại phía trước của bánh xe.
Đẩy lăn nửa vòng bánh xe từ sau ra trước theo vạch dấu đánh sẵn, ghi lại chỉ số trên thân thước đo tại phía sau của bánh xe.
Các giá trị thu được: kích thước A (phía sau) và B (phía trước). Hiệu của chúng A – B = V. Giá trị V là độ chụm bánh xe (có thể âm hay dương thuỳ thuộc vào cấu trúc xe).
Trên xe con có độ chụm bánh xe sau (không làm nhiệm vụ dẫn hướng). Phương pháp đo cụ thể cho cầu sau xe TOYOTA CROWN tương tự như cầu trước, với kích thước đo ở phía sau là C, phía trước là D. Độ chụm V = C – D.
Đo độ chụm cho các bánh sau không dẫn hướng
Toyota Crown V = C – D = 5 ± 2 (mm)
Chẩn đoán trên bệ đo trượt ngang bánh xe tĩnh và động (side slip):
Khi bánh xe đặt nghiêng trên bề mặt đường sẽ tạo nên lực ngang tác dụng lên đường. Giá trị lực ngang tùy thuộc vào kết cấu xe và được cho bởi nhà sản xuất. Việc đặt nghiêng bánh xe phụ thuộc vào các thông số kết cấu của đòn dẫn động lái, góc nghiêng trục bánh xe và hệ thống treo. Thông số này ảnh hưởng rất lớn đến khả năng quay vòng, ổn định chuyển động thẳng, lực đặt trên vành lái, vì vậy việc xác định lực ngang là một thông số chẩn đoán quan trọng.
Thiết bị đo lực ngang có tên gọi là thiết bị đo độ trượt ngang tĩnh bánh xe. Thiết bị đo độ trượt ngang tĩnh có hai loại chính: một bàn trượt và hai bàn trượt.
Sơ đồ nguyên lý của thiết bị đo độ trượt ngang loại một bàn trượt
Thiết bị bao gồm: bàn trượt ngang đặt bánh xe, bàn trượt có thể di chuyển trên các con lăn trơn, nhưng bị giữ lại nhờ gối điểm tựa mềm biến dạng bằng lò xo cân bằng. Lực ngang đặt trên bàn trượt, do tải trọng thẳng đứng của bánh xe sinh ra, gây nên biến dạng lò xo và dịch chuyển bàn trượt. Cảm biến đo chuyển vị của lò xo và chỉ thị trên đồng hồ giá trị trượt ngang.
Thiết bị có hai bàn trượt ngang cho phép đo với chỉ thị độc lập của từng bánh xe, do vậy có độ chính xác cao hơn.
Thiết bị đo độ trượt ngang loại hai bàn trượt
Thiết bị đo độ trượt ngang bánh xe tĩnh chỉ thích hợp cho việc chẩn đoán khi ô tô còn mới, độ mòn các khâu khớp khác còn nhỏ. Nếu mòn hệ thống cầu dẫn hướng lớn, các loại thiết bị này cho số liệu đo không chính xác (không phản ảnh đúng trạng thái của góc đặt bánh xe).
Thiết bị đo độ trượt ngang bánh xe động dùng thêm bộ gây rung điện khí nén hay thủy lực tạo nên lực động theo phương trượt ngang có tính chất chu kỳ, nhằm đảm bảo độ nhạy của thiết bị.
Sơ đồ nguyên lý của thiết bị đo độ trượt ngang động
Thiết bị đòi hỏi thêm cụm xử lý tín hiệu và cho ra thông sô đo, sau khi đã xử lý các số liệu ghi lại được trong quá trình rung. Các bộ thiết bị đo động có khả năng thay thế thiết bị tĩnh nhưng giá thành cao.
Bệ đo phanh kết hợp đo trượt ngang
Trên một số thiết bị thử phanh có bố trí đồng thời với thiết bị đo độ trượt ngang. Thiết bị này đòi hỏi quá trình đo phải tuân thủ theo quy định riêng. Chẳng hạn khi đo độ trượt ngang, bàn trượt được nâng lên, tách bánh xe khỏi tang trống của bệ đo phanh. Giá trượt được thay bằng con lăn có khả năng trượt bên, đồng thời khi thử phanh con lăn đóng vai trò bộ đo tốc độ bánh xe. Khi thử phanh con lăn làm việc như bộ đo tốc độ.
Ngày nay, các thiết bị này được tách rời, nhưng sử dụng chung hệ thống chỉ thị và bố trí trong cùng khu vực chẩn đoán.
Xác định góc đặt bánh xe trên bệ thử chuyên dùng:
Sự sai lệch vị trí bố trí các góc đặt bánh xe còn do một số nguyên nhân khác, việc chẩn đoán bằng các thiết bị nói trên có thể không phản ảnh đúng các trạng thái kết cấu đặt bánh xe tương quan với khung hay vỏ.
Cấu tạo hệ thống đo và sơ đồ nguyên lý
1-Tủ máy, 2- Giá đo lắp tại bánh xe.
Thiết bị đo góc đặt bánh xe bằng ánh sáng laser (hay hồng ngoại) cho phép xác định các thông số kết cấu góc đặt bánh xe chính xác hơn.
Thiết bị bao gồm:
Các giá đo lắp tại bánh xe bằng các cơ cấu định vị chắc chắn trên vành bánh xe. Mặt phẳng thẳng đứng của giá chép nguyên dạng vị trí của bánh xe. Trên giá có lắp bộ nguồn phát sáng bằng đèn neon laser helium. Chùm tia sáng được phát ra thông qua hệ thống quang học định hướng truyền ánh sáng.
Phía trên đầu xe có tủ máy gồm: cơ cấu thu nhân chùm ánh sáng phát ra từ các giá đo đặt tại bánh xe trước và sau, cơ cấu xác định vị trí chùm tia sáng laser, các bộ chuyển đổi digital nhằm số hóa các số liệu và vị trí, màn hình chỉ thị, bàn phím giao tiếp, máy in kết quả, các bộ nhớ động, các bộ lưu trữ dữ liệu.
Nguyên lý đo được thực hiện như sau:
Chùm sáng từ giá đo các bánh sau chuyển dọc thân xe về giá đo bánh trước và chuyển về tủ máy đầu xe.
Chùm sáng từ giá đo bánh xe trước và chuyển về tủ máy đầu xe.
Các chùm tia phát ra từ các giá trị đo được ghi và lưu trữ trên máy bao gồm vị trí tương đối của các bánh xe với khung vỏ xe. Các số liệu này hiển thị trên màn hình, khi trong bộ lưu trữ đã có sẵn số liệu của xe, màn hình có thể cho phép so sánh dữ liệu và hiển thị mức độ phù hợp với số liệu chuẩn để tiện đánh giá kết quả.
Thực hiện đo tiến hành theo trình tự sau:
Đặt xe lên bệ nâng thích hợp, lắp các mâm đỡ giữa bánh xe và bệ nâng, nếu là bánh xe dẫn hướng phải lắp mâm xoay.
Nhấn mạnh đầu xe và đuôi xe để hệ thống nằm về vị trí xác định.
Lắp các giá đo vào các bánh xe và đặt bánh xe ở vị trí đi thẳng, điều chỉnh các giá trị đo để hướng chùm tia sáng về tủ máy bằng cách đóng tủ máy và đóng điện cho giá đo.
Hiệu chỉnh màn hình để hiển thị số liệu của chùm tia.
Xác định góc doãng bánh xe, ghi số liệu vào bộ nhớ (ấn phím MEMORRY).
Xác định góc nghiêng ngang, góc nghiêng dọc trụ đứng, độ chụm bánh xe, bằng cách quay bánh xe dẫn hướng đi khoảng 200, ghi số liệu vào bộ nhớ. Quay trả lại bánh xe dẫn hướng về vị trí đi thẳng, ghi số liệu vào bộ nhớ.
Cho hiển thị số liệu.
So sánh với các số liệu chuẩn.
Đánh giá, kết luận.
Các thông số thu được bao gồm các thông số góc đặt bánh xe. Thiết bị này có độ chính xác cao, có thể dùng trong chẩn đoán trạng thái kỹ thuật ô tô con, ô tô tải nặng…khi đang sử dụng, sửa chữa, sau sự cố lớn như: đâm, đổ, va chạm…
Thiết bị kiểm tra góc đặt bánh xe.
Model: SA- 580
Hãng SX: SICAM- ITALY
4 bộ camera Quang học CCD lắp vào bánh xe
Truyền tín hiệu bằng sóng Radio, tần số 2.4 GHz (433 Mhz) hệ thống không dây đa kênh.
Công suất tổng 500w
Cấu hình tối thiểu PC 2.0Mhz, Windows XP, màn hình 17’’ chuột, bàn phím chuyên dùng, phần mền dữ liệu của hơn 12000 xe khác nhau.
Phần nềm có 18 ngôn ngữ khác nhau
Nâng cấp phần mền hàng năm
Tự động báo lỗi
01 bàn phím tiêu chuẩn
01 máy in màu khổ giấy A4
01 sạc phin cho các đầu đo
08 cảm biến camera quang học
01 kẹp bàn đạp nhanh
01 kép tay lái
01 bộ kẹp tiêu chuẩn
02 đĩa kiểm tra góc lái
Thông số góc đo
Dải đo
Độ chụm tổng cộng
+ 20
Độ chụm riêng từng bánh xe
+ 20
Góc nghiêng ngoài bánh xe
+ 30
Góc so le giữa các bánh xe
+ 20
Góc lệnh trục chủ động
+ 20
Góc nghiêng trong trục đứng
+ 180
Góc nghiêng ngoài của trụ đứng
+ 180
Độ doãn của bánh xe khi quay vòng
+ 200
Góc lái cực đại của bánh xe trước
+ 600
Góc lái cực đại cảu bánh xe sau
+ 90
Dải bù đảo
+ 70
Các góc đo thêm
Góc lệch cầu sau của xe
+ 20
Góc lệnh trục của bánh xe cầu sau
+ 20
Góc giữa đường thẳng nối 2 bánh trước xe và trục đối xứng của xe
+ 20
Độ lệch trùng vết giữa 2 bánh xe
+ 20
Góc lệch bên (trái/ phải)
+ 20
Chẩn đoán cơ cấu lái:
Độ rơ cơ cấu lái:
Chẩn đoán cơ cấu lái bằng cách đo độ rơ được thực hiện khi khóa cứng phần bị động cơ cấu lái, xác định độ rơ trên vành lái (tương tự như xác định độ rơ hệ thống lái).
Kết hợp việc đo độ rơ hệ thống lái, sử dụng phương pháp suy luận loại trừ, xác định khu vực hay chi tiết bị mòn, hư hỏng.
Xác định khả năng hư hỏng trong toàn bộ góc quay của cơ cấu lái:
Nâng toàn bộ bánh xe cầu trước dẫn hướng, quay vành lái tới vị trí tận cùng bên phải và bên trái, phát hiện các hư hỏng trong cơ cấu lái và độ rơ vành lái ở các vị trí, đặc biệt ở vị trí tận cùng. Việc xác định này có thể dùng cảm nhận thay đổi lực quay vành lái hay nhờ lực kế.
Điều chỉnh cơ cấu lái:
Ở các cơ cấu lái kiểu trục vít - con lăn, quạt răng và đai ốc-thanh răng, có hai việc điều chỉnh: điều chỉnh khe hở chiều trục của vòng bi trục vít và điều chỉnh sự vào khớp của quạt răng và đai ốc-thanh răng.
Việc kiểm tra và điều chỉnh khe hở chiều trục của vòng bi tiến hành như sau: xả hết dầu nhờn trong cacte cơ cấu lái, tách khớp nối giữa trục vít cơ cấu lái và trục tay lái, khớp nối giữa đòn quay đứng và bộ trợ lực thuỷ lực.
Dùng tay lắc đòn quay đứng, kiểm tra khe hở trong các vòng bi trục vít. Nếu thấy có khe hở, phải tháo bulông, tháo nắp dưới của cacte cơ cấu lái 1 và rút đệm điều chỉnh ra. Ví dụ cơ cấu lái trục vít-con lăn hình 10.30. Ta tiến hành điều chỉnh như sau:
Tháo đai ốc hãm 3.
Lấy đệm hãm 4 ra.
Dùng clê 1 điều chỉnh đai ốc điều chỉnh 2.
Điều chỉnh khe hở ăn khớp của trục vít- con lăn.
1-clê. 2-đai ốc điều chỉnh. 3-ốc hãm. 4-đệm hãm
Điều chỉnh khe hở chiều trục cơ cấu lái kiểu trục vít - con lăn
1-Nắp. 2-Các te cơ cấu lái. 3-Đệm điều chỉnh
Kiểm tra dẫn động lái và khắc phục khe hở
Các khớp nối
Kết cấu của khớp nối cầu rất đa dạng, có loại kết cấu tự động điều chỉnh khe hở trong quá trình làm việc.
Có thể dễ dàng phát hiện khe hở trong các khớp nối của cơ cấu dẫn động lái bằng cách lắc mạnh đòn quay đứng trong khi xoay tay lái và nắm tay vào các khớp. Nếu khe hở vượt quá qui định, hãy khắc phục bằng cách vặn các nút có ren của khớp nối tương ứng. Muốn vậy, phải tháo chốt chẻ ở nút ra, vặn nút vào đến hết cữ rồi lại nới
nút ra đến khi mặt đầu của nút trùng với một lỗ lắp chốt chẻ.
Loại khớp cầu không tự động điều chỉnh độ rơ
1-chốt cầu. 2-gối đỡ chốt cầu. 3-đai ốc điều chỉnh. 4-chốt chẻ
Kiểm tra (a) và khắc phục (b) khe hở trong các khớp nối dẫn
Kiểm tra khe hở chốt chuyển hướng
Để bánh xe ở vị trí thẳng.
Kích cầu để bánh xe không tiếp đất.
Gá đồng hồ so 1 vào dầm cầu 3, điều chỉnh để đầu đo tì vào mâm phanh 2, xoay mặt đồng hồ để kim chỉ vị trí số “0”.
+ Kiểm tra, điều chỉnh khe hở hướng trục.
Dùng căn lá đo khe hở phía dưới của dầm cầu với mặt cam quay, khe hở này phải ≤ 1,5mm. Nếu khe hở lớn hơn ta phải tháo cam quay khỏi dầu cầu và thêm đệm mặt đầu dày hơn để giảm khe hở hướng trục.
Kiểm tra khe hở hướng kính. Hạ kích để bánh xe đứng trên mặt u ≤ 0,75mm, nếu khe hở Du. Dđất. Trị số chỉ trên đồng hồ là khe hở hướng kính lớn hơn ta phải thay bạc chốt chuyển hướng mới.
Chẩn đoán hệ thống lái có trợ lực:
Xác định hiệu quả của trợ lực:
Để ô tô đứng yên tại chỗ, không nổ máy, đánh tay lái về hai phía cảm nhận lực vành lái. Cho động cơ hoạt động ở các số vòng quay khác nhau: chạy chậm, có tải, gần tải lớn nhất, đánh tay lái về hai phía cảm nhận lực vành lái.
So sánh bằng cảm nhận lực trên vành lái ở hai trạng thái, để biết được hiệu quả của trợ hệ thống lực lái.
Đối với hệ thống có trợ lực thủy lực:
Kiểm tra bên ngoài
Trước khi kiểm tra chất lượng của hệ thống trợ lực thủy lực cần thiết phải xem xét và hiệu chỉnh theo các nội dung sau:
Sự rò rỉ dầu trợ lực xung quanh bơm, van phân phối, xi lanh lực, các đường ống và chỗ nối.
Kiểm tra, điều chỉnh độ căng dây đai kéo bơm thủy lực.
Kiểm tra lượng dầu và chất lượng dầu, nếu cần thiết phải bổ sung dầu.
Kiểm tra và làm sạch lưới lọc dầu nếu có thể.
Xác định hiệu quả trợ lực trên giá đỡ mâm xoay
Việc xác định hiệu quả của trợ lực còn có thể xác định trên mâm xoay. Trình tự tiến hành theo hai trạng thái động cơ không làm việc và động cơ hoạt động ở chế độ không tải. So sánh lực đánh lái trên vành lái.
Xác định chất lượng hệ thống thủy lực nhờ dụng cụ chuyên dùng đo áp suất
Xác đinh chất lượng hệ thống thủy lực bằng cách dùng đồng hồ đo áp suất sau bơm.
Dụng cụ đo chuyên dùng gồm: một đường ống nối thông đường dầu, trên đó có bố trí đầu nối ba ngả để dẫn dầu vào đường dầu đo áp suất, đồng hồ này có khả năng đo đến 150 kG/cm2, phía sau là van khóa đường dầu cung cấp cho van phân phối. Dụng cụ này được lắp nối tiếp trên đường dầu ra cơ cấu lái.
Đo áp suất bơm bằng dụng cụ chuyên dùng
Sau khi lắp dụng cụ vào đường dầu, cho động cơ làm việc, chờ cho hệ thống nóng lên tới nhiệt độ ổn định (sau 15 đến 30 giây).
Tiến hành xả hết không khí trong hệ thống thủy lực bằng cách: đánh tay lái về hai phía, tại các vị trí tận cùng dừng vành lái và giữ tại chỗ khoảng 2÷3 phút.
Để động cơ làm việc với chế độ không tải, mở hết van khóa của dụng cụ đo chuyên dùng để dầu lưu thông. Xác định áp suất làm việc của hệ thống trên đồng hồ (p1) tương ứng khi ô tô chạy thẳng.
Để động cơ làm việc với số vòng quay trung bình, đóng hết van khóa của dụng cụ để khóa kín đường dầu. Xác định áp suất làm việc của bơm không tải trên đồng hồ (p2).
Mở hoàn toàn van khóa, động cơ làm việc ở chế độ không tải, quay vành lái đến vị trí tận cùng, giữ vành lái và xác định áp suất trên đồng hồ, áp suất phải quay về trị số p2.
Ví dụ trên ô tô HINO FF các giá trị đo kiểm như sau:
p1 = 50±0,5kG/cm2 (ở 800 vòng/phút)
p2 = 122÷130kG/cm2 (ở 2000 vòng/phút)
p3 = 122kG/cm2 (ở 800 vòng/phút)
Nhờ việc kiểm tra như trên có thể xác định chất lượng bơm, van điều áp và lưu lượng, van phân phối xi lanh lực.
Xác định chất lượng hệ thống thủy lực nhờ quan sát phần bị động
Xác định chất lượng hệ thống thủy lực nhờ quan sát phần bị động có thể thực hiện bằng các phương pháp sau:
Cho đầu xe lên các bệ kiểu mâm xoay có ghi độ. Dùng vành lái lần lượt đánh hết về hai phía, xác định chất lượng hệ thống thủy lực nhờ quan sát sự chuyển động của phần bị động:
Nếu cơ cấu lái chung với xi lanh lực, quan sát sự dịch chuyển của: đòn ngang lái (cơ cấu lái bánh răng thanh răng), đòn quay đứng (nếu cơ cấu lái trục vít ê cu bi thanh răng bánh răng)
Nếu xi lanh lực đặt riêng, quan sát sự dịch chuyển của cần piston xi lanh lực.
Khi không có mâm xoay chia độ có thể tiến hành kiểm tra như sau: nâng bánh xe của cầu trước lên khỏi mặt đường, quan sát sự chuyển động của phần bị động như trên.
Đối với hệ thống có trợ lực khí nén:
Kiểm tra nhanh
Độ chùng dây đai kéo máy nén khí, liên kết máy nén khí với động cơ.
Theo dõi sự rò rỉ khí nén trợ lực khi xe đứng yên và khi xe chuyển động có đánh lái.
Kiểm tra áp suất khí nén nhờ đồng hồ trên bảng tablo: khởi động động cơ, đảm bảo nạp đầy khí nén tới áp suất định mức (khoảng 8 kG/cm2) sau thời gian 2 phút.
Kiểm tra nước và dầu trong bình chứa khí, công việc này cần kiểm tra thường xuyên, nếu thấy lượng nước và dầu gia tăng đột xuất cần xem xét chất lượng của máy nén khí.
Kiểm tra máy nén khí và van điều áp
Xác định chất lượng máy nén khí bằng đồng hồ đo áp suất khí nén sau máy nén:
Nếu áp suất quá nhỏ (so với áp suất định mức) thì có thể do máy nén khí chất lượng kém, hở đường ống khí nén, sai lệch vị trí van điều áp và van an toàn.
Nếu áp suất quá lớn chứng tỏ van điều áp và van an toàn bị hỏng.
Xác định chất lượng hệ thống trợ lực
Xác định chất lượng hệ thống trợ lực bao gồm: cụm cơ cấu lái, van phân phối, xy lanh lực: tiến hành nâng cầu dẫn hướng, đánh lái về các phía đều đặn, đo lực tác dụng lên vành lái theo hai chiều, quan sát sự dịch chuyển của cần piston lực. Nếu thấy có hiện tượng lực vành lái không ổn định, sự di chuyển của cần piston lực. Nếu thấy có hiện tượng vành lái không ổn định, sự di chuyển của cần piston lực không đều đặn là do cụm cơ cấu lái, van phân phối, xylanh lực hư hỏng.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_bao_cao_chan_doan_he_thong_lai_1462.doc