Đề tài Chế độ pháp lý về hoạt động điện ảnh Việt Nam

Luận văn dài 75 trang CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ ĐIỆN ẢNH VÀ HOẠT ĐỘNG ĐIỆN ẢNH 7 I. Lược sử hình thành và phát triển của hoạt động điện ảnh 7 1. Lược sử hình thành và phát triển của pháp luật điện ảnh Việt Nam 7 2. Vai trò của hoạt động điện ảnh trong bối cảnh hiện nay 12 II. Đặc điểm của điện ảnh và hoạt động điện ảnh . 14 1. Đặc điểm của điện ảnh 14 1.1. Điện ảnh là một loại hình nghệ thuật tổng hợp 14 1.2. Điện ảnh gắn liền với phương thức sản xuất công nghiệp 16 2. Đặc điểm của hoạt động điện ảnh 18 2.1. Hoạt động điện ảnh là một hoạt động công ích 18 2.2. Hoạt động điện ảnh không mang tính kinh doanh đơn thuần . 19 CHƯƠNG II : CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ HIỆN HÀNH ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG ĐIỆN ẢNH . 22 I. Về sản xuất phim . 22 1. Chủ thể sản xuất phim 22 2. Quyền và nghĩa vụ của cơ sở sản xuất phim . 25 2.1. Quyền của cơ sở sản xuất phim . 25 2.2. Nghĩa vụ của cơ sở sản xuất phim . 31 II. Về phổ biến phim . 34 1. Chủ thể phổ biến phim 35 1.1. Chủ thể phát hành phim . 35 1.2. Chủ thể chiếu phim 37 2. Đối tượng của hoạt động phổ biến phim 39 3. Quyền và nghĩa vụ của cơ sở phổ biến phim . 40 3.1. Quyền và nghĩa vụ của cơ sở phát hành . 40 3.2. Quyền và nghĩa vụ của cơ sở chiếu phim . 43 III. Về xuất nhập khẩu phim 45 1. Chủ thể xuất nhập khẩu phim . 45 1.1. Chủ thể xuất khẩu phim . 45 1.2. Chủ thể nhập khẩu phim 46 2. Đối tượng của hoạt động xuất nhập khẩu phim 47 2.1. Đối tượng của hoạt động xuất khẩu . 47 2.2. Đối tượng của hoạt động nhập khẩu 48 3. Quyền và nghĩa vụ của cơ sở xuất nhập khẩu phim . 49 3.1. Quyền của cơ sở xuất nhập khẩu phim . 49 3.2. Nghĩa vụ của cơ sở xuất nhập khẩu phim . 50 CHƯƠNG III: MỘT SỐ TỒN TẠI VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN . 52 I. Về những quy định chung . 52 1. Về một số khái niệm . 52 1.1. Khái niệm “Phim” . 52 1.2. Khái niệm “Tác phẩm điện ảnh” . 54 2. Về tính chất của hoạt động điện ảnh 55 3. Về mối quan hệ giữa các cơ sở điện ảnh . 56 3.1. Mối quan hệ giữa các cơ sở điện ảnh với nhau 56 3.2. Mối quan hệ giữa các cơ sở điện ảnh với Đài truyền hình 58 II. Về những quy định cụ thể . 59 1. Về điều kiện thành lập của cơ sở điện ảnh 59 1.1. Điều kiện thành lập cơ sở phổ biến phim và xuất khẩu phim 59 1.2. Điều kiện của cơ sở nhập khẩu khi đăng ký nhập khẩu phim . 60 2. Về một số thủ tục 61 2.1. Thủ tục trình duyệt kịch bản phim 61 2.2. Về thủ tục xuất khẩu phim 62 3. Về hợp tác làm phim với nước ngoài . 63 4. Về một số chính sách 64 4.1. Chính sách tài trợ . 64 4.2. Chính sách đầu tư 65 4.3. Chính sách đào tạo 66 4.4. Chính sách tiền lương 67 KẾT LUẬN 69

doc69 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2928 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Chế độ pháp lý về hoạt động điện ảnh Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
làm phim; bằng các loại vật liệu này, phim - tác phẩm điện ảnh được thể hiện. Trong các văn bản pháp quy hiện hành tồn tại rất nhiều các khái niệm về video, băng đĩa hình bên cạnh khái niệm phim và đều được hiểu chung là phim52 . Mặc dù khi sử dụng các khái niệm này, điều luật muốn nói tới phim nhưng cách sử dụng từ ngữ như vậy là không chính xác bởi phim được thể hiện bằng video, băng đĩa hình, nhưng video, băng đĩa hình không chỉ chuyển tải phim mà còn các loại hình nghệ thuật khác. Hơn nữa, việc các văn bản quy định phim điện ảnh “có hoặc không có âm thanh kèm theo” hay được thể hiện “trên bất kỳ loại vật liệu nào” (như tại Thông tư số 06/1998/TT-BVHTT) hoàn toàn không phù hợp - nếu không muốn nói là không thể chấp nhận được. Trên thực tế hiện nay, không còn cơ sở nào của bất kỳ quốc gia nào tham gia vào hoạt động sản xuất phim mà sản phẩm tạo ra lại không có âm thanh (ngay cả thể loại phim câm nghệ thuật cũng được đệm bằng âm nhạc). Quy định như vậy, vô hình chung, điều luật đã đưa hoạt động sản xuất phim trở về bối cảnh những năm đầu của thế kỷ XIX, khi hoạt động điện ảnh còn ở giai đoạn phim không có tiếng. Trong thời kỳ hiện nay, khi khoa học kỹ thuật và công nghệ điện tử tin học ngày càng phát triển thì với đặc điểm là ngành nghệ thuật - kỹ thuật tiên tiến, phim điện ảnh phải có những tiêu chí cơ bản về mức độ áp dụng khoa học kỹ thuật trong việc thể hiện hình ảnh và âm thanh và những hình ảnh, âm thanh ngày càng phải đạt chất lượng cao (hình ảnh kỹ thuật số, âm thanh lập thể) để phù hợp và hòa nhập với sự vận động của hoạt động điện ảnh trên thế giới mà tiến tới là cạnh tranh được với dòng phim kỹ thuật cao của các nước. Có thể thấy, quy định như trên, điều luật đã không đánh giá đúng vai trò và vị trí của một ngành nghệ thuật - kỹ thuật - thương mại tiên tiến. v Đề xuất Cần phải xây dựng được một khái niệm phim hoàn chỉnh hơn phân biệt được giữa phim với sân khấu, ca nhạc... (là những loại hình đều được thể hiện qua các vật liệu băng, đĩa...) trong đó nêu ra được nội hàm của khái niệm phim, cơ bản phải có những dấu hiệu đặc trưng của phim như phim là sự ghi lại một cách tổng hợp và liên tục của âm thanh và hình ảnh động về một chủ đề, có mục đích (phục vụ nghiên cứu, giải trí, tuyên truyền giáo dục...), có đối tượng thể hiện (nhân vật, sự kiện), được thể hiện trên những loại vật liệu và được chiếu thông qua những thiết bị phù hợp v.v... 52 Thí dụ: điểm d khoản 1 Điều 2 Nghị định số 72/2000/NĐ-CP ngày 5/12/2000 về công bố, phổ biến tác phẩm ra nước ngoài quy định trong số các tác phẩm được công bố, phổ biến ra nước ngoài bao gồm tác phẩm điện ảnh, video...; Phần thứ VI, chương I Bộ luật Dân sự quy định về quyền tác giả đối với các tác phẩm trong đó có tác phẩm điện ảnh, video...; Quy chế Lưu hành kinh doanh phim, băng đĩa hình ban hành kèm theo Nghị định số 87/1995/NĐ-CP ngày 12/12/1995... Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứuLuận văn Cử nhân Luật Đề tài: “Chế độ pháp lý đối với hoạt động điện ảnh Việt Nam” 57 1.2. Khái niệm “Tác phẩm điện ảnh” Như đã trình bày, pháp luật không quy định tác phẩm điện ảnh là gì, phải có những tiêu chí nghệ thuật, nội dung, kỹ thuật nào, ở mức độ nào v.v.... Mặc dù không đưa ra khái niệm này nhưng trong những quy định của pháp luật, có thể thấy có sự phân biệt cách xử sự giữa phim và tác phẩm điện ảnh. Thí dụ: Điều 1 Thông tư số 06/1998/TT-BVHTT ngày 11/11/1998 hướng dẫn thực hiện Nghị định 48/CP về việc lưu chiểu và lưu trữ phim điện ảnh quy định phim điện ảnh là sản phẩm của hoạt động sản xuất phim đã thành tác phẩm hoặc chưa thành tác phẩm, theo đó, Điều 2, 3 Thông tư đã dẫn quy định nếu là tác phẩm điện ảnh thì phải nộp lưu chiểu và lưu trữ. Theo quy định về Phim điện ảnh như trên thì một phim điện ảnh chưa thành tác phẩm không thể gọi là tác phẩm điện ảnh được và như vậy, trở lại với Điều 2, 3 của Thông tư, khi phim điện ảnh chưa trở thành tác phẩm điện ảnh thì không có nghĩa vụ phải lưu chiểu và lưu trữ. Hơn nữa, mặc dù Thông tư quy định như vậy có nghĩa là việc lưu chiểu và lưu trữ quy định tại Thông tư chỉ áp dụng cho tác phẩm điện ảnh nhưng những quy định về sau tại chính Thông tư này lại chỉ dùng khái niệm phim để ám chỉ tác phẩm điện ảnh. Như vậy, có thể thấy, những quy định về phim và tác phẩm điện ảnh khi thì phân biệt với nhau khi thì đồng nhất với nhau đã chồng chéo lên nhau gây ra những sai lệch không cần thiết về đối tượng điều chỉnh của văn bản pháp quy. Hơn nữa, pháp luật về quyền tác giả và một số văn bản liên quan thường sử dụng khái niệm “tác phẩm điện ảnh” làm đối tượng điều chỉnh của lĩnh vực này53 . Ngoài ra, theo khoản 1 Điều 9 Thông tư số 61/TT-ĐA ngày 01/10/1996 hướng dẫn thực hiện một số quy định của Nghị định 48/CP về tổ chức và hoạt động điện ảnh, khoản 2 Điều 5 Quyết định 38/2002 quy định về điều kiện để phim được trình duyệt “phim được trình duyệt phải là tác phẩm hoàn chỉnh về nội dung và kỹ thuật”, vấn đề đặt ra là như thế nào là hoàn chỉnh. Thí dụ: Bộ phim Tắt đèn dựa theo tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Ngô Tất Tố kết thúc bằng cảnh Chị Dậu lao ra đêm tối. Một kết thúc như thế có gọi là hoàn chỉnh về nội dung không khi cuộc đời của nhân vật chính trong phim còn bỏ ngõ, không biết đi đâu về đâu và hoàn toàn bế tắc. Hay một bộ phim với những lỗi kỹ thuật như tạp âm, tiếng thoại lồng không khớp với hình ảnh, những sự thay đổi không đồng nhất về bối cảnh trong cùng một cảnh quay... thường thấy trên phim ảnh có được gọi là hoàn chỉnh về kỹ thuật hay không - nhất là khi so sánh trình độ kỹ thuật điện ảnh Việt Nam với điện ảnh thế giới. 53 Điều 747 Bộ luật Dân sự 1995 quy định các loại hình tác phẩm được bảo hộ bao gồm tác phẩm điện ảnh, video (điểm d khoản 1). Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứuLuận văn Cử nhân Luật Đề tài: “Chế độ pháp lý đối với hoạt động điện ảnh Việt Nam” 58 Như vậy, cơ sở để đánh giá mức độ “hoàn chỉnh” này phải được quy định như thế nào cho khả thi, pháp luật không nói tới. v Đề xuất Cần xây dựng một khái niệm về tác phẩm điện ảnh phân biệt được với khái niệm phim trong đó có những tiêu chí về nội dung, nghệ thuật và kỹ thuật từ đó có cách xử sự và áp dụng những quy định phù hợp của pháp luật đối với từng đối tượng. 2. Về tính chất của hoạt động điện ảnh Điều 1 Nghị định 48/CP quy định các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực điện ảnh là doanh nghiệp hoạt động công ích. Điều này hoàn toàn không phù hợp bởi vì theo Nghị định chỉ có cơ sở sản xuất phim là doanh nghiệp Nhà nước còn các cơ sở phát hành phim, chiếu phim và xuất khẩu phim ngoài hình thức doanh nghiệp Nhà nước thì còn có các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác 54 . Vì vậy, các cơ sở này có quyền hoạt động xuất khẩu phim, phổ biến phim trước hết là vì mục tiêu lợi nhuận. Hơn nữa, từ khi Quyết định 38/2002/QĐ-BVHTT ngày 30/12/2002 ra đời đã cho phép thành lập các cơ sở sản xuất phim dưới mô hình doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh thì quy định như trên tại Nghị định 48/CP càng tỏ ra không còn phù hợp. v Đề xuất Trước tiên, tính chất công ích trong hoạt động điện ảnh vẫn phải được khẳng định nhằm bảo đảm nền điện ảnh dân tộc hoạt động và phát triển theo định hướng của Đảng và Nhà nước, sau là vì lợi ích chung của cộng đồng. Bên cạnh đó, trong bối cảnh nền kinh tế thị trường của nước ta hiện nay, sự tham gia của mọi thành phần kinh tế vào hoạt động kinh doanh là điều tất yếu tạo sự cạnh tranh lành mạnh - yếu tố cần thiết cho sự phát triển. Từ khi chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế, Nhà nước ta đã thừa nhận và cho phép các thành phần kinh tế tham gia vào hoạt động kinh doanh theo quy định của pháp luật. Theo đó, vị trí độc tôn của Nhà nước trong một số lĩnh vực giảm dần tạo điều kiện và cơ hội cho các tổ chức, cá nhân phát huy tính năng động của mình trong kinh doanh mà biểu hiện thuyết phục nhất của nó là thực hiện cổ phần hóa 54 Điểm c Điều 4 Nghị định 48/CP quy định cơ sở điện ảnh cũng bao gồm “các cơ sở điện ảnh thuộc các thành phần kinh tế khác hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu phim, phát hành phim và chiếu phim”. Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứuLuận văn Cử nhân Luật Đề tài: “Chế độ pháp lý đối với hoạt động điện ảnh Việt Nam” 59 doanh nghiệp Nhà nước. Vì vậy, bên cạnh việc giữ vững vai trò, vị trí, tính chất công ích của doanh nghiệp Nhà nước trong hoạt động điện ảnh, pháp luật còn cần phải thừa nhận sự tồn tại các loại hình doanh nghiệp hoạt động điện ảnh vì mục tiêu kinh doanh. Việc thừa nhận các tổ chức, cá nhân hoạt động điện ảnh theo Luật Doanh nghiệp - vì mục tiêu kinh doanh thu lợi nhuận là đòi hỏi tất yếu, một mặt hợp pháp hóa hoạt động kinh doanh điện ảnh của các đơn vị này trên cơ sở đó tạo ra một hành lang pháp lý phù hợp; mặt khác thu hút ngày càng đông sự tham gia của các thành phần kinh tế vào hoạt động điện ảnh, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của ngành điện ảnh Việt Nam. 3. Về mối quan hệ giữa các cơ sở điện ảnh 3.1. Mối quan hệ giữa các cơ sở điện ảnh với nhau Mối quan hệ giữa cơ sở điện ảnh các địa phương Pháp luật không quy định sự phối hợp liên kết giữa cơ sở điện ảnh các địa phương với nhau mà chỉ có mối quan hệ trực thuộc chung giữa các cơ sở điện ảnh trong cả nước với Bộ Văn hóa - Thông tin (Cục Điện ảnh). Theo đó, việc sản xuất và phát hành nguồn phim trong cả nước không thống nhất mà tùy thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội của từng địa phương. Trên thực tế hiện nay, các cơ sở điện ảnh các địa phương tồn tại độc lập với nhau mà không có sự liên kết, giữa các cơ sở điện ảnh này chỉ tồn tại quan hệ bạn hàng nhằm tìm kiếm nguồn phim phù hợp để phổ biến. Thí dụ: Cơ sở sản xuất phim tỉnh A sản xuất bộ phim về đời sống văn hóa tinh thần của người dân tỉnh B (và đã được Cục Điện ảnh cho phép phổ biến) nhưng công ty phát hành phim tỉnh B không nhận phát hành (cần nhắc lại, phát hành phim là quyền của cơ sở phát hành chứ không phải là một nghĩa vụ). Như vậy, tỉnh A không khai thác được giá trị của bộ phim mà mình sản xuất. Có thể thấy rằng, do không có mối liên hệ giữa cơ sở điện ảnh các địa phương nên điện ảnh không có điều kiện thuận lợi để phát huy được các chức năng thẩm mỹ và thương mại của mình. Mối quan hệ giữa các cơ sở sản xuất, phổ biến và xuất nhập khẩu phim Tương tự như trên, giữa các khâu trong quá trình từ sản xuất tới tiêu thụ không gắn bó chặt chẽ với nhau. Khi sản xuất, cơ sở sản xuất phim tìm mọi cách Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứuLuận văn Cử nhân Luật Đề tài: “Chế độ pháp lý đối với hoạt động điện ảnh Việt Nam” 60 để tạo ra sản phẩm có chất lượng cao nhưng cơ sở phổ biến không nhận phổ biến hoặc việc tuyên truyền cho phổ biến (quảng cáo) diễn ra không thu hút được sự quan tâm của khán giả thì cơ sở sản xuất phim khó thu lại chi phí đã bỏ ra cho sản xuất - chưa tính đến tiêu chí lợi nhuận. Có thể thấy, việc cắt khúc trong hoạt động điện ảnh (từ sản xuất, xuất nhập khẩu đến phát hành) là nguyên nhân dẫn đến sự trì trệ, ách tắc ở khâu tiêu thụ cũng như không kích thích sản xuất phim, không phù hợp cơ chế thị trường. Trên thực tế, bằng việc sử dụng quyền phổ biến của mình, lần đầu tiên đã có cơ sở sản xuất phim tự phát hành phim mà không qua FAFIM là Hãng phim Giải phóng với bộ phim Gái nhảy vừa qua và đã đem lại doanh thu trên 08 tỷ đồng (tính đến cuối tháng 4/2003). Ngoài ra trước đó cũng có một số hãng phim đã sáp nhập với nhau thành công ty điện ảnh khép kín như SAIGON VIDEO (trong đó có Hãng phim Phương Đông) sáp nhập vào Công ty Phát hành phim và Chiếu bóng thành Công ty Điện ảnh TP HCM khép kín từ khâu sản xuất đến chiếu bóng và bước đầu phát huy tác dụng. Nhưng dẫu sao, đây cũng chỉ là việc sử dụng quyền một cách manh mún và độc lập trong một đơn vị sản xuất và phần nhiều phụ thuộc vào điều kiện của từng đơn vị chứ không phải là sự gắn kết giữa các cơ sở điện ảnh với nhau thông qua sự chỉ đạo và điều tiết hoạt động của một Tổng Công ty. v Đề xuất Cần phải thành lập một Tổng Công ty Điện ảnh khép kín từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ trong đó ràng buộc trách nhiệm giữa các cơ sở sản xuất với cơ sở phổ biến phim với nhau, nhằm bảo đảm cho việc chủ động xây dựng chương trình kế hoạch sản xuất và phát hành, tránh tình trạng bất hợp tác trong hoạt động, bên cạnh đó cũng bảo đảm cho doanh nghiệp tự hạch toán hỗ trợ cho nhau từ đầu vào đến đầu ra sản phẩm trên cơ sở thực hiện chủ trương kế hoạch chung của toàn ngành. 3.2. Mối quan hệ giữa các cơ sở điện ảnh với Đài truyền hình Hiện nay, truyền hình có chức năng sản xuất phim các loại cùng với ưu thế của nó trong hoạt động phổ biến phim và chiếu phim (thông qua màn ảnh nhỏ cung cấp cho khán giả lượng phim lớn, đều đặn, có nhiều thời gian chiếu phù hợp với mọi đối tượng khán giả, thể loại phim phong phú và hơn hết là người xem được bao cấp) nên khán giả tập trung và bị thu hút vào chương trình truyền hình, điều này phần nào làm cho đối tượng khán giả đến với điện ảnh bị bó hẹp. Hơn nữa, trên thực tế do ưu thế vượt trội của truyền hình so với điện ảnh trong việc sản xuất phim phóng sự - tài liệu, phim khoa học... nên điện ảnh gần như không phát huy được vai trò của mình trong các lĩnh vực này. Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứuLuận văn Cử nhân Luật Đề tài: “Chế độ pháp lý đối với hoạt động điện ảnh Việt Nam” 61 Trong hoạt động nhập khẩu, do không có sự phối hợp giữa điện ảnh và truyền hình nên đôi khi, cùng một bộ phim nhưng truyền hình mua bản quyền để phát sóng còn cơ sở điện ảnh mua bản quyền để phát hành hoặc công chiếu. Như vậy, một bộ phim nước ngoài có thể được Việt Nam mua hai lần để phục vụ cho hai hoạt động như nhau cùng với một mục đích chung là phổ biến rộng rãi. Điều này tạo sự tranh giành khách hàng không cần thiết phải có và ngân sách thì phải được chi đến hai lần để mua cùng một tác phẩm điện ảnh. Thí dụ: Đài truyền hình mua quyền phát hành bộ phim Titanic do Mỹ sản xuất với giá 130.000 USD55 để phát sóng, trong khi đó một công ty phát hành phim của tỉnh A cũng mua quyền phát hành để chiếu tại rạp cũng với giá 130.000 USD thì rõ ràng, cùng một bộ phim mà được Việt Nam mua đến hai lần và tổng số tiền chi ra từ phía Việt Nam để mua quyền phát hành này là 260.000 USD. Thay vì như vậy, nếu có sự phối hợp giữa điện ảnh và truyền hình thì sau khi công ty điện ảnh mua bản quyền phát hành với giá 130.000 USD và thực hiện xong kế hoạch phát hành thì truyền hình có thể mua lại với giá thấp hơn để phát sóng. Như vậy, sẽ giảm chi phí cho cả hai phía nói riêng và Nhà nước nói chung. v Đề xuất Pháp luật nên tạo một cơ chế pháp lý trong đó có sự phối hợp giữa điện ảnh với truyền hình trong hoạt động sản xuất, nhập khẩu và phát hành phim. II. VỀ NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ 1. Về điều kiện thành lập của cơ sở điện ảnh 1.1. Điều kiện thành lập cơ sở phổ biến phim và xuất khẩu phim Theo Thông tư số 61/TT-ĐA ngày 01/10/1996 hướng dẫn thực hiện một số quy định của Nghị định 48/CP về tổ chức và hoạt động điện ảnh, khi cơ sở phổ biến và xuất nhập khẩu phim đăng ký kinh doanh thì phải có đầy đủ những điều kiện về vật chất kỹ thuật, nhân sự theo quy định của pháp luật. Theo đó, có thể thấy một số điều bất cập sau: ß Việc quy định về điều kiện vốn Pháp luật quy định để thành lập các cơ sở điện ảnh là cơ sở phát hành phim và xuất khẩu phim phải có điều kiện về vốn là 1.000.000.000 (một tỷ đồng) đối với các cơ sở trên là không cần thiết bởi lẽ khi một cơ sở đăng ký kinh doanh, tùy theo mức vốn huy động được, cơ sở sẽ có quy mô hoạt động kinh doanh phù hợp. Hơn 55 Các số liệu chỉ có giá trị minh họa. Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứuLuận văn Cử nhân Luật Đề tài: “Chế độ pháp lý đối với hoạt động điện ảnh Việt Nam” 62 nữa, theo quy định của pháp luật hiện hành, cơ sở điện ảnh là loại doanh nghiệp không cần phải có điều kiện về vốn pháp định. ß Việc quy định về điều kiện nhân sự Nghị định 48/CP quy định đạo diễn, quay phim, họa sỹ, thu thanh phải có chứng chỉ hành nghề do Bộ Văn hóa - Thông tin cấp (Điều 12 Nghị định 48/CP). Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 6 Nghị định của Chính phủ số 03/2000/NĐ-CP ngày 03/2/2000 hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Doanh nghiệp thì những ngành nghề kinh doanh phải có chứng chỉ hành nghề không bao gồm ngành điện ảnh. Như vậy, theo quy định này các chức danh hoạt động trong cơ sở điện ảnh không cần phải có chứng chỉ hành nghề. v Đề xuất Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân thực hiện quyền tự do đăng ký kinh doanh và tự bảo đảm việc kinh doanh bằng điều kiện của mình phù hợp với những quy định của pháp luật hiện hành, pháp luật không cần thiết phải quy định về điều kiện về vốn, cơ sở vật chất kỹ thuật và điều kiện về chứng chỉ hành nghề của các chức danh trong cơ sở điện ảnh. 1.2. Điều kiện của cơ sở nhập khẩu khi đăng ký nhập khẩu phim Nghị định số 26/2000/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 48/CP quy định cơ sở kinh doanh điện ảnh được thành lập hợp pháp tại Việt Nam bao gồm cả doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài phải có rạp chiếu phim nhựa thì mới được nhập khẩu phim nhựa để chiếu tại cơ sở mình. Trong tình hình hiện nay, điều này không còn cần thiết bởi vì chi phí xây dựng rạp với những trang thiết bị kỹ thuật phục vụ chiếu phim rất cao56 , hơn nữa khi xây dựng rạp đòi hỏi phải có một mặt bằng đất rộng lớn, địa điểm thuận lợi... Các doanh nghiệp sản xuất phim đã phải tốn kém phần nhiều chi phí cho hoạt động sản xuất nhưng lại phải bỏ chi phí ra để xây dựng rạp để chiếu phim của mình hoặc do mình nhập khẩu (những phim này có số lượng hạn chế) thì vừa không đảm bảo nguồn kinh phí cho việc sản xuất phim có chất lượng vừa không khai thác hết khả năng thương mại dịch vụ của rạp. Trên thực tế, từ khi pháp luật cho phép các doanh nghiệp liên doanh liên kết xây dựng dựng rạp thì các multyflex (cụm rạp chiếu bóng) ở Việt Nam đã và đang được hình thành với trang thiết bị kỹ thuật theo tiêu chuẩn quốc tế như công ty Diamond Cinema (Hàn Quốc) đang xây dựng các cụm rạp ở Hà Nội, Đà Nẵng... với mô hình khép kín, các công ty cổ phần điện ảnh cũng đã được thành lập... 56 Điển hình như Dự án xây dựng trung tâm Điện ảnh của tỉnh Cần Thơ phải vay 43 tỷ đồng vốn đầu tư. Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứuLuận văn Cử nhân Luật Đề tài: “Chế độ pháp lý đối với hoạt động điện ảnh Việt Nam” 63 v Đề xuất Pháp luật không nên xem việc có rạp là điều kiện bắt buộc phải có khi doanh nghiệp sản xuất muốn khai thác hoạt động chiếu phim và nhập khẩu phim mà chỉ nên coi đó là một quyền lợi của doanh nghiệp sản xuất phim - quyền xây dựng rạp. Theo đó, nếu điều kiện tài chính cho phép thì doanh nghiệp có quyền xây dựng rạp để khai thác hết giá trị thương mại của tác phẩm điện ảnh mà mình sản xuất hoặc nhập khẩu; nếu không doanh nghiệp cũng có thể chiếu phim và nhập khẩu phim và những phim này được chiếu tại rạp của các cơ sở điện ảnh khác dưới hình thức thuê. Như vậy, để thực hiện chiếu phim, các doanh nghiệp sản xuất và nhập khẩu phim có thể sử dụng các rạp của các cơ sở điện ảnh này dưới hình thức hợp đồng thuê mà không cần thiết phải xây dựng rạp của riêng mình. Điều này, một mặt làm cho doanh nghiệp sản xuất được tập trung vốn cho việc sản xuất phim đạt hiệu quả cao mà vẫn có điều kiện chiếu phim và nhập khẩu phim; mặt khác doanh nghiệp có rạp vừa có nguồn cung sản phẩm để chiếu vừa khai thác hết khả năng dịch vụ của cơ sở mình. Tuy nhiên, để thực hiện việc quản lý của Nhà nước đối với hoạt động chiếu phim và xuất nhập khẩu phim, các doanh nghiệp khi thuê rạp phải thuê dưới hình thức sử dụng dài hạn nhằm ràng buộc trách nhiệm của doanh nghiệp (phải sử dụng rạp khi đã ký hợp đồng thuê) tránh tình trạng doanh nghiệp xin đăng ký kinh doanh chiếu phim và nhập khẩu phim nhưng không hoạt động những mục tiêu kinh doanh trên. 2. Về một số thủ tục 2.1. Thủ tục trình duyệt kịch bản phim Theo quy định, một bộ phim sau khi được sản xuất thì phải được trình duyệt tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Nghị định 48/Chính phủ, Thông tư số 61/TT- ĐA ngày 01/10/1996 hướng dẫn thực hiện một số quy định của Nghị định 48/CP về tổ chức và hoạt động điện ảnh, Quyết định số 2455/QĐ-ĐA ngày 9/8/1997 về việc ban hành Quy chế duyệt phim không nói gì đến trình duyệt kịch bản phim. Nhưng theo quy định tại Quyết định số 171/2000/QĐ-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính ngày 27/10/2000 ban hành mức thu lệ phí duyệt kịch bản phim, phim và cấp phép hành nghề điện ảnh quy định về mức phí thu đối với việc duyệt kịch bản phim. Điều đó cho thấy đã tồn tại một hoạt động pháp lý là duyệt kịch bản phim. Tuy nhiên, các văn bản luật hiện hành lại không quy định duyệt kịch bản phim là thủ tục bắt buộc, thủ tục tiến hành duyệt kịch bản phim diễn ra như thế nào, áp dụng đối với chủ thể nào và cơ quan nào có thẩm quyền duyệt kịch bản phim. Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứuLuận văn Cử nhân Luật Đề tài: “Chế độ pháp lý đối với hoạt động điện ảnh Việt Nam” 64 Trên thực tế, việc duyệt kịch bản phim hiện nay chỉ được áp dụng đối với cơ sở sản xuất phim là doanh nghiệp Nhà nước nhằm sản xuất những phim theo đặt hàng hoặc xin tài trợ và được Bộ Văn hóa - Thông tin duyệt kịch bản để tài trợ thì mới được sản xuất. Ngoài ra, trong các hãng sản xuất phim cũng có Hội đồng duyệt kịch bản nhưng chỉ là duyệt kịch bản phim mà mình sẽ sản xuất. Như vậy, có thể thấy, việc duyệt kịch bản phim hiện nay khi áp dụng cho cơ sở sản xuất phim là doanh nghiệp Nhà nước là để xác định bộ phim xin sản xuất có được tài trợ hay không và mức tài trợ như thế nào còn các doanh nghiệp khác khi sản xuất phim không phải làm thủ tục trình duyệt kịch bản mà chỉ làm thủ tục duyệt phim sau khi đã sản xuất bộ phim. Điều này không đánh giá đúng vai trò của duyệt kịch bản phim và thực sự là một nguy hiểm đối với nhà sản xuất bởi vì nếu vì một lý do nào đó phim không được duyệt doanh nghiệp sẽ không được phép phổ biến phim, toàn bộ kinh phí (có thể lên đến vài tỷ đồng) sẽ không thu lại được. v Đề xuất Việc xác định rõ chủ thể và đối tượng của hoạt động trình duyệt kịch bản phim cũng như thẩm quyền và thủ tục duyệt kịch bản phim là điều rất cần thiết trong đó nên quy định áp dụng quyền và nghĩa vụ trình duyệt phim đối với tất cả các cơ sở sản xuất phim không giới hạn trong phạm vi Nhà nước. Hơn nữa, pháp luật cũng nên thừa nhận cho các cơ sở sản xuất phim có thẩm quyền duyệt phim, tạo điều kiện cho cơ sở thực hiện quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm trong hoạt động kinh doanh. Điều này tạo cơ sở pháp lý ban đầu cho doanh nghiệp hoạt động sản xuất phim và phần nào ràng buộc trách nhiệm của cơ quan duyệt kịch bản phim, tránh tình trạng phim sản xuất nhưng không được phổ biến. 2.2. Về thủ tục xuất khẩu phim Hiện nay, thủ tục xuất khẩu phim được phân chia làm hai loại: xuất khẩu phim nhằm mục đích kinh doanh và xuất khẩu phim không nhằm mục đích kinh doanh. Theo đó, hoạt động xuất khẩu phim nhằm mục đích kinh doanh phải tuân thủ các quy định của pháp luật về hoạt động kinh doanh còn xuất khẩu phim không nhằm mục đích kinh doanh thì tuân thủ các quy định riêng về lĩnh vực này. Nghị định số 72/2000/NĐ-CP ngày 05/12/2000 về công bố, phổ biến tác phẩm ra nước ngoài quy định Bộ Văn hóa - Thông tin cho phép công bố, phổ biến tác phẩm ra nước ngoài đối với tác phẩm điện ảnh, video đưa ra liên hoan phim, tuần phim hoặc chiếu trước công chúng nước ngoài (khoản 1 Điều 6). Theo đó, tổ chức, cá nhân muốn công bố, phổ biến tác phẩm ra nước ngoài với mục đích trên phải được sự cho phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền - cụ thể là Bộ Văn hóa - Thông tin (khoản 1 Điều 4 Nghị định). Tuy nhiên, Nghị định số 88/2002/NĐ- CP ngày 07/11/2002 về quản lý xuất nhập khẩu văn hóa phẩm không nhằm mục Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứuLuận văn Cử nhân Luật Đề tài: “Chế độ pháp lý đối với hoạt động điện ảnh Việt Nam” 65 đích kinh doanh và Thông tư của Bộ Văn hóa-Thông tin số 36/2002/TT-BVHTT về việc hướng dẫn thực hiện Nghị định số 88/2002/NĐ-CP cũng có một số quy định về xuất nhập khẩu phim, theo đó, phim là một trong những đối tượng văn hóa phẩm khi xuất khẩu không nhằm mục đích kinh doanh thì không cần giấy phép nếu đã được dán nhãn kiểm soát của Cục Điện ảnh57 . Tuy nhiên, cũng theo Thông tư này, khi tổ chức ,cá nhân xuất khẩu phim nhằm mục đích công bố, phổ biến tác phẩm ra nước ngoài phải có giấy phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định số 72/2000/NĐ-CP nêu trên. Từ đó có thể thấy, phim được xuất khẩu ra nước ngoài nếu vì mục đích công bố, phổ biến theo quy định tại Nghị định số 72/2000/NĐ-CP thì vẫn cần phải có giấy phép của Bộ Văn hóa - Thông tin. Như vậy, vấn đề cần xác định ở đây là khi nào việc xuất khẩu phim được gọi là công bố, phổ biến tác phẩm ra nước ngoài còn khi nào thì việc xuất khẩu phim được gọi là xuất khẩu không nhằm mục đích kinh doanh. Việc phân biệt được hai hoạt động trên sẽ đưa đến kết quả là khi nào thì phim phải được Bộ Văn hóa - Thông tin cấp phép mới được đưa ra nước ngoài còn khi nào thì có thể đưa ra nước ngoài mà không cần giấy phép. Khoản 1 Điều 3 Nghị định số 72/2000/NĐ-CP quy định công bố, phổ biến tác phẩm ra nước ngoài được thể hiện dưới các hình thức trưng bày, triển lãm, biểu diễn, đăng báo, tạp chí, xuất bản, phát trên đài phát thanh, truyền hình, đưa vào mạng internet, dự các cuộc thi, liên hoan, dự trại sáng tác, phát biểu tại hội nghị, hội thảo khoa học, chiếu, phát hoặc các hình thức trình bày trước công chúng khác. Khoản 1 Điều 1 Nghị định số 88/2002/NĐ-CP quy định hoạt động xuất nhập khẩu văn hóa phẩm không nhằm mục đích kinh doanh là hoạt động đưa từ Việt Nam ra nước ngoài và từ nước ngoài vào Việt Nam các loại văn hóa phẩm để sử dụng riêng, biếu, tặng, tham gia triển lãm, hội chợ, dự thi, hợp tác trao đổi, phục vụ hội thảo, liên hoan, viện trợ, hoặc các mục đích khác không để bán hoặc thu lợi nhuận. Hoàn toàn có thể thấy, hình thức biểu hiện của các hoạt động trên là như nhau không phân biệt được đâu là công bố, phổ biến tác phẩm ra nước ngoài và đâu là xuất khẩu văn hóa phẩm không nhằm mục đích kinh doanh. Về thực chất, việc công bố, phổ biến tác phẩm ra nước ngoài theo quy định như trên cũng chính là việc xuất khẩu văn hóa phẩm không nhằm mục đích kinh doanh. 57 Điểm b phần 1 Mục II quy định về xuất nhập khẩu văn hóa phẩm tai Thông tư số 36/2002/TT-BVHTT quy định phim là một loại hình văn hóa phẩm xuất khẩu không cần có giấy phép. Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứuLuận văn Cử nhân Luật Đề tài: “Chế độ pháp lý đối với hoạt động điện ảnh Việt Nam” 66 v Đề xuất Nên có một quy chế thống nhất về công bố, phổ biến tác phẩm ra nước ngoài và xuất khẩu phim không nhằm mục đích kinh doanh để từ đó xác định cơ chế pháp lý phù hợp đối với từng hoạt động. Tuy nhiên, một khi đã bãi bỏ thủ tục cấp giấy phép xuất khẩu phim nói chung thì thủ tục cấp giấy phép trong các lĩnh vực này thiết nghĩ cũng không cần thiết - trừ những trường hợp đặc biệt nhất định - nhằm phát huy và nâng cao vai trò của hoạt động kiểm duyệt phim trước khi phổ biến, đơn giản hóa thủ tục hành chính, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động giới thiệu và quảng bá tác phẩm điện ảnh nước nhà ra bạn bè thế giới. 3. Về hợp tác làm phim với nước ngoài Như đã phân tích, trong tình hình hiện nay, việc giao lưu quốc tế về điện ảnh là một đòi hỏi tất yếu khách quan và mang tính cấp thiết. Nghị định 48/CP và các văn bản hướng dẫn không đề cập đến lĩnh vực quan trọng này. Trên thực tế, trong lĩnh vực sản xuất phim, để được hợp tác với nước ngoài, cơ sở sản xuất phim phải được sự cho phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền nhưng cơ quan Nhà nước có thẩm quyền này không được luật quy định tập trung thống nhất mà bao gồm nhiều cơ quan khác nhau như Bộ Văn hóa - Thông tin, Bộ Ngoại giao, Đài truyền hình Việt Nam... gây ra nhiều trở ngại không đáng có. Hơn nữa, việc hợp tác với nước ngoài và việc cơ sở điện ảnh có yếu tố nước ngoài hoạt động tại Việt Nam hiện nay không có quy chế quy định chặt chẽ gây ra những phương hại cho hoạt động điện ảnh nước nhà 58 . Trong lĩnh vực phát hành, mạng lưới phát hành phim và chiếu bóng trong nước của chúng ta đã và đang được hoàn thiện, hiện tại đã có những chuyển biến tích cực. Tuy nhiên pháp luật lại thiếu những quy định về phát hành phim quốc tế. Việc phát hành phim quốc tế cũng hoàn toàn không được đề cập trong các văn bản luật chứng tỏ lĩnh vực hoạt động này chưa được chúng ta đánh giá đúng đắn. Như vậy, có thể thấy, trong khi Nhà nước ta đang thực hiện chủ trương đa phương hóa, đa dạng hóa hoạt động kinh tế, sau hàng loạt những thay đổi về pháp luật kinh doanh thương mại, những sửa đổi bổ sung về pháp luật điện ảnh... thì việc áp dụng những quy định từ những năm 90 về hợp tác làm phim với nước ngoài như quy định ở Điều 7 Thông tư 61/TT-ĐA59 nhiều điều không còn phù hợp. 58 Thí dụ: Gần đây nhất, diễn viên Đơn Dương đã tham gia đóng phim We were soldiers của Mỹ mà nội dung phim đã có cái nhìn xuyên tạc về Cách mạng Việt Nam, hay trước đó, một danh sách gồm 15 nghệ sĩ đã bị Sở Văn hóa - Thông tin TP HCM cảnh cáo vì đã tham gia hợp tác với một đoàn làm phim nước ngoài chưa được cấp giấy phép. 59 Điều 7 Thông tư số 61/TT-ĐA quy định cơ sở điện ảnh muốn hợp tác làm phim hoặc cung cấp dịch vụ làm phim với tổ chức quốc tế, tổ chức, cá nhân nước ngoài phải thực hiện theo “Quy định về hợp tác và Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứuLuận văn Cử nhân Luật Đề tài: “Chế độ pháp lý đối với hoạt động điện ảnh Việt Nam” 67 v Đề xuất Việc hợp tác với nước ngoài trong hoạt động điện ảnh là một hoạt động quan trọng nhưng cũng rất phức tạp, chúng ta cần phải có cái nhìn đúng đắn để phát huy được lợi thế trong việc giao lưu quốc tế đồng thời khống chế những tác hại của nó đến tư tưỏng, chính trị và đời sống. Vì vậy, pháp luật cần có những quy định cụ thể và chặt chẽ trong lĩnh vực hợp tác sản xuất phim và phát hành phim với quốc tế này. 4. Về một số chính sách Nghị định 48/CP quy định một số chính sách đối với hoạt động điện ảnh trong đó có một số chính sách không phù hợp với đặc trưng của ngành. Có thể thấy một số chính sách sau: 4.1. Chính sách tài trợ Khoản 1 Điều 3 Nghị định 48/CP quy định việc ưu đãi trợ giá cho hoạt động điện ảnh, theo đó Thông tư số 25/TTLB ngày 19/4/1997 liên Bộ Văn hóa - Thông tin - Tài chính ngày 19/4/1997 hướng dẫn thực hiện chính sách đặt hàng, tài trợ đối với điện ảnh quy định việc tài trợ cho hoạt động sản xuất phim, tuy nhiên, Nghị định 48/CP quy định chỉ có cơ sở sản xuất phim là doanh nghiệp Nhà nước, theo đó Thông tư số 25/TTLB hướng dẫn chính sách tài trợ cho cơ sở sản xuất phim như trên - tức quy định việc tài trợ này chỉ áp dụng cho doanh nghiệp Nhà nước trong hoạt động sản xuất phim. Hiện nay, với Quyết định 38/2002, doanh nghiệp sản xuất phim còn là doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh. Như vậy có thể thấy, chính sách tài trợ như trên không được quy định áp dụng đối với các doanh nghiệp này. Như đã phân tích, bên cạnh việc tài trợ nhằm duy trì sự tồn tại của doanh nghiệp Nhà nước thì mục đích chính của chính sách tài trợ là nhằm phát triển nền điện ảnh dân tộc theo định hướng xã hội chủ nghĩa và góp phần tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng, nâng cao kiến thức khoa học, thẩm mỹ và phục vụ đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân. Như vậy, suy cho cùng, việc tài trợ là để khuyến khích sản xuất phim phục vụ nhu cầu chung. Vì vậy, chính sách tài trợ như trên đều có thể áp dụng cho những cơ sở sản xuất phim không phân biệt loại hình doanh nghiệp nếu những cơ sở sản xuất này đáp ứng những điều kiện mà hoạt động tài trợ hướng đến. cung cấp dịch vụ làm phim cho nước ngoài” ban hành kèm theo Quyết định số 1340/QĐ-ĐA ngày 29/9/1992 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin. Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứuLuận văn Cử nhân Luật Đề tài: “Chế độ pháp lý đối với hoạt động điện ảnh Việt Nam” 68 v Đề xuất Để thúc đẩy sự phát triển của nền công nghiệp điện ảnh, nhất thiết phải có sự cạnh tranh. Trong bối cảnh hiện nay, khi chi phí để sản xuất một bộ phim ngày càng cao60 thì quyền được tài trợ là một trong những mục tiêu mà doanh nghiệp hướng tới khi tiến hành sản xuất phim. Việc các doanh nghiệp Nhà nước và ngoài Nhà nước cạnh tranh với nhau để có kịch bản phim hay và được duyệt tài trợ61 sẽ là đòn bẩy thúc đẩy việc cho ra đời những phim có giá trị cao về tư tưởng và nghệ thuật đóng góp vào sự nghiệp điện ảnh nước nhà. Vì vậy, trong tình hình hiện nay, quyền được hưởng chính sách tài trợ là một quyền quan trọng cần phải có và không chỉ áp dụng cho doanh nghiệp Nhà nước mà còn rất cần thiết cho cả các doanh nghiệp khác. 4.2. Chính sách đầu tư Nghị định 48/CP quy định đầu tư có mục tiêu, có trọng điểm cho việc xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho các cơ sở điện ảnh và hoạt động điện ảnh. Trên thực tế, hoạt động đầu tư được thực hiện chưa phù hợp. Theo mức thu chi ngân sách năm 2003, với 960 tỷ đồng chi cho toàn ngành văn hóa thông tin thì chỉ chiếm chưa tới 1% ngân sách Nhà nước. Có thể so sánh với mức chi ngân sách cho các ngành khác: mức chi cho văn hóa thông tin chưa tới 1% ngân sách như trên (khoảng 960 tỷ) chưa bằng 1/20 ngân sách chi cho giáo dục, 1/5 so với y tế và gấp hơn hai lần một chút so với kế hoạch hóa gia đình, riêng với công nghệ thông tin, mức chi ngân sách là 2% chiếm khoảng trên 2.000 tỷ. Trong khi hiện nay, mỗi năm chúng ta sản xuất được khoảng 10 bộ phim nhựa, chi phí bình quân khoảng trên 1 tỷ đồng/bộ phim. Và như vậy, để có khoảng 15 giờ chiếu phim mỗi năm, riêng cho ngàng điện ảnh - khâu sản xuất phim - đã cần đến trên 100 tỷ đồng mỗi năm62 . Hơn nữa, với 10 bộ phim/năm như hiện nay thì trung bình phải hơn một tháng chúng ta mới có được một phim để xem. Có thể thấy, với nhu cầu về một nền văn hóa tinh thần lành mạnh, giàu tính giáo dục và mang bản sắc dân tộc thì số lượng phim sản xuất như trên hoàn toàn không có khả năng đáp ứng. Vì vậy, mức ngân sách đầu tư cho điện 60 Hiện nay, bộ phim Việt Nam có mức kinh phí sản xuất kỷ lục là phim Hà Nội 12 ngày đêm vừa ra mắt khán giả đầu năm 2003 với tổng chi phí lên đến 07 tỷ đồng (bằng 1/2 số vốn Nhà nước bỏ ra làm phim mỗi năm), trong đó chi phí cho các cảnh máy bay, tên lửa, bom đạn... đã lên đến 05 tỷ. Đối với các phim khác, đầu tư trung bình cho việc sản xuất một phim truyện nhựa là khoảng 1,5 tỷ đồng. 61 Năm 2002, trong số 9 kịch bản phim gửi lên cho Cục Điện ảnh duyệt thì đã có 08 kịch bản bị trả lại cho các hãng sản xuất và chỉ có 01 kịch bản phim được duyệt. Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứuLuận văn Cử nhân Luật Đề tài: “Chế độ pháp lý đối với hoạt động điện ảnh Việt Nam” 69 ảnh như hiện nay là còn quá thấp và không tương xứng với yêu cầu phát triển của ngành. Kinh phí thấp làm cho các hoạt động sản xuất phim phải tiến hành đơn giản, gọn nhẹ, giảm thời gian quay, giảm chi phí cho kỹ xảo, phục trang, cho hoàn chỉnh kỹ thuật tiền kỳ và hậu kỳ v.v... Điều này dẫn đến hệ quả tất yếu là chất lượng phim không cao, không thu hút được khán giả, vai trò và chức năng của điện ảnh không thực hiện được. v Đề xuất Chính sách đầu tư cần phải được cân đối lại cho tương xứng với các ngành, các lĩnh vực hoạt động khác. Hơn nữa, về việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho hoạt động điện ảnh cần có chiến lược phù hợp hơn cụ thể là đầu tư trọng điểm về xây dựng cơ sở vật chất và đồng bộ về khâu kỹ thuật. 4.3. Chính sách đào tạo trong hoạt động điện ảnh Khoản 2 Điều 3 Nghị định 48/CP quy định chính sách đầu tư có mục tiêu, có trọng điểm cho việc nghiên cứu lý luận, đào tạo cán bộ,... mà chưa có sự quan tâm thích đáng đối với chính sách đào tạo đội ngũ diễn viên - nhân tố quan trọng không thể thiếu được trong hoạt động điện ảnh. Trên thực tế hiện nay, các cơ sở đào tạo dù là Đại học điện ảnh nhưng thực chất đều là đào tạo sân khấu63 , chưa có giảng viên riêng của điện ảnh mà chỉ có giảng viên sân khấu dạy điện ảnh, vì vậy, diễn viên điện ảnh được đào tạo không theo đặc thù ngành nghề, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng phim. v Đề xuất Cần phải nhận thức rõ tầm quan trọng của hoạt động đào tạo, từ đó có chính sách đào tạo diễn viên điện ảnh chuyên nghiệp không chỉ trong nghệ thuật diễn xuất mà cả trong việc áp dụng và sử dụng trang thiết bị khoa học - kỹ thuật, công nghệ điện ảnh hiện đại, tổ chức các khóa học bồi dưỡng bổ sung ngắn hạn và dài hạn, trong và ngoài nước nhằm nâng cao trình độ chất lượng, cập nhật hóa kiến thức của diễn viên, từ đó góp phần nâng cao giá trị, chất lượng phim điện ảnh trong nước. 4.4. Chính sách tiền lương Điều 3 khoản 5 Nghị định 48/CP quy định: xếp lương cơ bản theo trình độ, chất lượng cống hiến chứ không theo thâm niên. 62 Hiện nay, trung bình mỗi năm số vốn Nhà nước chi cho làm phim chỉ khoảng 15 tỷ. 63 Hiện nay, 95% diễn viên đóng phim là diễn viên sân khấu. Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứuLuận văn Cử nhân Luật Đề tài: “Chế độ pháp lý đối với hoạt động điện ảnh Việt Nam” 70 Trên thực tế, việc khung lương áp dụng theo trình độ như trên là không hợp lý bởi vì đối với một số hoạt động trong dây chuyền sản xuất điện ảnh như thu thanh, phục trang, dựng phim, quay phim... không được đào tạo ở bậc Đại học nên không được hưởng lương mức lương của bậc đại học trong khi đó, khái niệm “chất lượng cống hiến” là một thuật ngữ mơ hồ không có tiêu chí đánh giá chính xác. Bên cạnh đó, các nghệ sĩ điện ảnh được trả lương theo ba cấp độ: bình thường, chính, đặc biệt. Để được chuyển từ mức lương bình thường sang mức lương chính hoặc cao hơn thì các nghệ sĩ phải qua kỳ thi chuyển ngạch. Nhưng trên thực tế lại chưa có Hội đồng xét tăng lương chuyển ngạch, lên ngạch áp dụng cho hoạt động lao động sáng tạo của nghệ sĩ. Thí dụ: đối với nghề đạo diễn, để chuyển từ bậc chính lên bậc đặc biệt cho đến nay vẫn chưa có hội đồng xét duyệt. Những quy định không phù hợp như vậy không khuyến khích được năng lực lao động và tinh thần sáng tạo - yếu tố quan trọng của hoạt động điện ảnh. v Đề xuất Việc cụ thể hóa cấp bậc, ngạch lương với những tiêu chí thích hợp cho từng loại ngành nghề, cho từng loại hình nghệ thuật đặc thù là thực sự cần thiết góp phần khuyến khích sáng tạo thông qua đó nâng cao chất lượng hoạt động điện ảnh. Nhìn chung, qua quá trình nghiên cứu về lý luận và thực tiễn có thể thấy một số vấn đề pháp luật chưa quy định hoặc có quy định nhưng không phù hợp gây khó khăn cho hoạt động của cơ sở điện ảnh. Trên đây chỉ là một số đề xuất cơ bản trong lĩnh vực sản xuất, phổ biến và xuất nhập khẩu phim nhằm xây dựng một cơ chế pháp lý hoàn thiện hơn, tạo điều kiện cho các cơ sở điện ảnh hoạt động được dễ dàng thuận lợi trong một môi trường pháp lý phù hợp. Bên cạnh một số tồn tại đã nêu, còn có những vấn đề bất cập khác mà nổi bật là các vấn đề về quản lý Nhà nước đối với hoạt động điện ảnh (đặc biệt nạn nhập khẩu và sao chép nhân bản phim, băng đĩa hình lậu tràn lan hiện nay gây ảnh hưởng trực tiếp đến cục diện chung trong hoạt động của ngành điện ảnh), các vấn đề nội tại của ngành như trình độ của đội ngũ cán bộ, diễn viên, khả năng ứng dụng khoa học công nghệ, trang thiết bị kỹ thuật, về đề tài kịch bản phim làm thế nào để thu hút khán giả, về mạng lưới phát hành và chiếu bóng... Đây cũng là Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứuLuận văn Cử nhân Luật Đề tài: “Chế độ pháp lý đối với hoạt động điện ảnh Việt Nam” 71 những vấn đề cần được nghiên cứu và có giải pháp thích hợp trên cơ sở đó nâng cao chất lượng hoạt động của ngành điện ảnh. KẾT LUẬN Hình thành và phát triển trong thời kỳ chiến tranh, hoạt động của điện ảnh Việt Nam đã thực hiện được vai trò to lớn của nó trong việc truyền bá chủ nghĩa anh hùng Cách mạng, lên án chiến tranh, nêu cao những thành tích, những gương đấu tranh anh dũng của quân dân Việt Nam và quân dân các nước bạn, từ đó củng cố lòng tin của nhân dân vào cuộc kháng chiến nhất định thắng lợi. Nhiều tác phẩm của điện ảnh Việt Nam trong giai đoạn này cho đến ngày nay vẫn được xem là những tác phẩm kinh điển của điện ảnh Cách mạng và được thế giới biết đến như những minh chứng hùng hồn cho sự nghiệp đấu tranh kiên cường bất khuất của cả dân tộc. Từ sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng thống nhất đất nước, trước một sứ mệnh lịch sử mới, điện ảnh nước ta tỏ ra lúng túng và có những hoạt động còn chưa đúng với vai trò, tầm vóc của mình. Bên cạnh đó, sự quan tâm của cơ quan chức năng về điện ảnh còn chưa thích đáng, kế hoạch Luật Điện ảnh được đưa ra và phải hoàn thành trong quý III năm 1999 (Chương trình hành động của Chính phủ số 1109/CP-VP ngày 15/9/1998 thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ V Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII về “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”) nhưng đến nay, Dự thảo Luật Điện ảnh vẫn chưa được thông qua. Hơn nữa, một trong những nguyên nhân khiến cho hoạt động điện ảnh chưa phát triển đúng tầm của nó một phần do những vấn đề nội tại của bản thân ngành điện ảnh và một phần cũng do chế độ pháp lý có những điều chưa phù hợp. Mặc dù trong những năm qua, các văn bản pháp luật về hoạt động điện ảnh luôn được sửa đổi bổ sung nhưng bên cạnh những thay đổi tích cực vẫn còn tồn tại những điều bất cập và càng làm cho hệ thống văn bản pháp quy về điện ảnh ngày càng chồng chéo lên nhau, văn bản này sửa đổi hoặc bãi bỏ văn Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứuLuận văn Cử nhân Luật Đề tài: “Chế độ pháp lý đối với hoạt động điện ảnh Việt Nam” 72 bản khác và nhìn chung, các văn bản điều chỉnh hoạt động điện ảnh hiện nay đều tồn tại một cách manh mún và thiếu hệ thống. Nghiên cứu về chế độ pháp lý đối với hoạt động điện ảnh, Luận văn chỉ phân tích khái quát về điện ảnh và hoạt động điện ảnh và tập trung nghiên cứu những quy định của pháp luật về điều kiện và thủ tục thành lập các cơ sở điện ảnh (bao gồm cơ sở sản xuất phim, phát hành phim và chiếu phim, xuất nhập khẩu phim), nghiên cứu một cách khái quát các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của cơ sở điện ảnh. Đối với mỗi lĩnh vực nói trên, bên cạnh những quy định phù hợp mang tính tích cực vẫn còn bộc lộ những hạn chế, bất hợp lý gây ra những khó khăn nhất định cho hoạt động điện ảnh của ngành điện ảnh. Trên cơ sở phân tích những vấn đề lý luận và thực tiễn của chế độ pháp lý về hoạt động điện ảnh, Luận văn đã đưa ra những đề xuất đóng góp cho quá trình xây dựng Luật Điện ảnh đang diễn ra được khả thi và phù hợp hơn như những đề xuất mang tính chất cơ bản như các khái niệm, mối quan hệ giữa các cơ sở, tổ chức điện ảnh, về tính chất hoạt động của ngành... Luận văn cũng đưa ra một số đề xuất cụ thể khác như về điều kiện và thủ tục thành lập cơ sở điện ảnh, về xuất nhập khẩu, hợp tác với nước ngoài... Nhìn chung, trước những tồn tại trong những quy định của pháp luật về hoạt động điện ảnh, vấn đề đặt ra hiện nay không phải là tiếp tục sửa đổi bổ sung các văn bản pháp luật về điện ảnh và hoạt động điện ảnh cho phù hợp mà điều cần thiết mà Luận văn muốn nhấn mạnh là cần phải có một Luật Điện ảnh tập trung và thống nhất làm hành lang pháp lý cho điện ảnh hoạt động có hiệu quả phát huy được vai trò của điện ảnh là một ngành nghệ thuật - kỹ thuật - kinh tế tiên tiến và thực hiện được và ý nghĩa chiến lược của mình trong thời đại mới. Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứuLuận văn Cử nhân Luật Đề tài: “Chế độ pháp lý đối với hoạt động điện ảnh Việt Nam” 73 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1) Báo Điện ảnh kịch trường - Bộ Văn hóa - Thông tin các số 45, 46, 62, 87, 118, 119,172, 175, 182, 183, 184, 190, 192, 193, 194, 195, 196... 2) Bộ luật Dân sự 1995 3) Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001- 2010 - Bộ Văn hóa - Thông tin 4) Điện ảnh bưng biền điện ảnh Cách mạng (Kỷ yếu tập 2) - NXB TP HCM 1998 5) Điện ảnh qua những chặng đường - BÙI PHÚ - NXB Văn hóa, Hà Nội 1981 6) Giáo trình Luật Thương mại - Khoa Luật trường Đại học Cần Thơ - 2002 7) Giáo trình Lý luận Nhà nước và Pháp luật - Trường Đại học Luật Hà Nội - NXB Công an nhân dân 1997 8) Giáo trình Phương pháp phân tích và nghiên cứu luật viết - TS NGUYỄN NGỌC ĐIỆN - Khoa Luật trường Đại học Cần Thơ - 2001 9) Góp phần phê phán điện ảnh thực dân mới - Chủ biên TRỊNH MAI DIÊN, LÊ DÂN - NXB TP HCM 1983 10) Kinh tế chính trị học Mác - Lênin - NXB Giáo dục 1999 11) Lịch sử điện ảnh thế giới - NXB Văn hóa 1976 12) Lịch sử điện ảnh Cách mạng Việt Nam - Cục Điện ảnh xuất bản 1983 13) Lịch sử điện ảnh Việt Nam (quyển 1) - Cục Điện ảnh xuất bản 2003 14) Luật Doanh nghiệp 1999 Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứuLuận văn Cử nhân Luật Đề tài: “Chế độ pháp lý đối với hoạt động điện ảnh Việt Nam” 74 15) Luật Doanh nghiệp Nhà nước 1995 16) Luật Thương mại 1997 17) Nghị định 87/CP ngày 12/12/1995 của Chính phủ về việc mở cửa hàng, đại lý băng hình và quản lý bản quyền băng hình 18) Nghị định số 02/2000/NĐ-CP ngày 03/2/2000 của Chính phủ về đăng ký kinh doanh 19) Nghị định số 03/2000/NĐ-Chính phủ ngày 03/2/2000 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Doanh nghiệp 20) Nghị định số 26/NĐ-CP ngày 3/8/2000 của Chính phủ về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 48/CP ngày 17/7/1995 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động điện ảnh 21) Nghị định số 48/CP ngày 17/7/1995 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động điện ảnh 22) Nghị định số 56/CP ngày 02/10/1996 của Chính phủ về Doanh nghiệp Nhà nước hoạt động công ích 23) Nghị định số 59/2002/NĐ-CP ngày 04/6/2002 của Chính phủ về việc bãi bỏ một số giấy phép và thay thế một số giấy phép bằng phương thức quản lý khác 24) Nghị định số 61/2002/NĐ-CP ngày 11/6/2002 của Chính phủ về chế độ nhuận bút 25) Nghị định số 72/2000/NĐ-CP ngày 05/12/2000 của Chính phủ về công bố, phổ biến tác phẩm ra nước ngoài 26) Nghị định số 88/2002/NĐ-CP ngày 07/11/2002 của Chính phủ về quản lý xuất nhập khẩu văn hóa phẩm không nhằm mục đích kinh doanh 27) Nghị quyết số 222/2003/ NQ-UBTVQH 11 ngày 10/02/2003 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về việc triển khai thực hiện Nghị Quyết của Quốc hội về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội nhiệm kỳ khóa XI (2002 - 2007) và năm 2003 28) Nghị quyết số 90/CP ngày 21/8/1997 của Chính phủ về phương hướng và chủ trương xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa 29) Phía sau màn bạc - TRẦN DŨNG TIẾN - NXB Thanh Niên 1990 Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứuLuận văn Cử nhân Luật Đề tài: “Chế độ pháp lý đối với hoạt động điện ảnh Việt Nam” 75 30) Quyết định số 171/2000/QĐ-BTC ngày 27/10/2000 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành mức thu lệ phí duyệt kịch bản phim, phim và cấp phép hành nghề điện ảnh 31) Quyết định số 2455/QĐ-ĐA ngày 9/8/1997 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin về việc ban hành Quy chế duyệt phim 32) Quyết định số 34/2000/QĐ-BVHTT ngày 20/12/2000 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin về việc công bố văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực 33) Quyết định số 38/2002/QĐ-BVHTT ngày 30/12/2002 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin về việc ban hành Quy định về điều kiện thành lập cơ sở sản xuất phim và thẩm quyền, thủ tục duyệt phim 34) Tạp chí Điện ảnh TP HCM các số 50, 58, 59, 63, 64, 66, 68, 74, 75... 35) Tạp chí Phim TP HCM các số 21, 53, 130, 157... 36) Tạp chí Thế giới điện ảnh - Hội điện ảnh Việt Nam - Số tháng 3/2003 37) Thông tin khoa học pháp lý - Viện Nghiên cứu khoa học pháp lý - Bộ Tư Pháp số 6/2000 38) Thông tư số 06/1998/TT-BVHTT ngày 11/11/1998 của Bộ Văn hóa - Thông tin hướng dẫn thực hiện Nghị định 48/CP về việc lưu chiểu và lưu trữ phim điện ảnh 39) Thông tư số 25/TTLB ngày 19/4/1997 liên Bộ Văn hóa - Thông tin - Tài chính ngày 19/4/1997 hướng dẫn thực hiện chính sách đặt hàng, tài trợ đối với điện ảnh 40) Thông tư số 36/2002/TT-BVHTT ngày 24/12/2002 của Bộ Văn hóa - Thông tin về việc hướng dẫn thực hiện Nghị định số 88/2002/NĐ-CP ngày 07/11/2002 của Chính phủ về quản lý xuất nhập khẩu văn hóa phẩm không nhằm mục đích kinh doanh 41) Thông tư số 61/TT-ĐA ngày 01/10/1996 của Bộ Văn hóa - Thông tin hướng dẫn thực hiện một số quy định của Nghị định 48/CP về tổ chức và hoạt động điện ảnh 42) Thông tư số 64/TT-ĐA ngày 19/8/1997 của Bộ Văn hóa - Thông tin hướng dẫn thực hiện Nghị định 48/CP, Nghị định 87/CP ngày 12/12/1995 về việc mở cửa hàng, đại lý băng hình và quản lý bản quyền băng hình 43) Triết học Mác - Lênin - NXB Giáo dục 1999 Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứuLuận văn Cử nhân Luật Đề tài: “Chế độ pháp lý đối với hoạt động điện ảnh Việt Nam” 76 44) Từ điển tiếng Việt - Viện Ngôn ngữ học - NXB Khoa học xã hội, Hà Nội 1988 45) Từ điển Từ và ngữ Hán - Việt - NXB TP HCM 1989 46) Từ điển Việt Nam - Ban Tu thư Khai trí 1971 47) Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII - NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996 48) Về điện ảnh xã hội chủ nghĩa - NXB TP HCM 1981 49) Xã hội hóa hoạt động văn hóa - LÊ NHƯ HOA - NXB Văn hóa thông tin 1996 Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc63629 kilobooks.com.doc
  • pdf63629 kilobooks.com.pdf
Luận văn liên quan