Đề tài Chiến dịch Việt Bắc Thu- Đông năm 1947

Trong những năm củng cố chính quyền cách mạng sau tổng khởi nghĩa, Người lo tổ chức chỉ đạo xây dựng lực lượng vũ trang và kháng chiến chống Pháp ở Nam Bộ. Khi kháng chiến toàn quốc bùng nổ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cùng Ban Chấp hành Trung ương Đảng vạch ra đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là chính. Lúc đầu thế địch mạnh muốn nhanh chóng bóp chết lực lượng vũ trang nhỏ bé, trang bị thô sơ của ta. Người chỉ đạo phải nhanh chóng tổ chức đánh du kích giam chân địch trong các thành phố, tiêu thổ kháng chiến tổ chức tản cư lên vườn không nhà trống; chuyển toàn bộ đất nước từ thời bình sang thời chiến.

doc35 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 9353 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Chiến dịch Việt Bắc Thu- Đông năm 1947, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TP Hồ Chí Minh tháng 3 năm 2013 Đề tài: CHIẾN DỊCH VIỆT BẮC THU-ĐÔNG NĂM 1947 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH KHOA LỊCH SỬ -----š›&š›----- GVHD: Giảng viên Lê Văn Đạt SVTH: Nguyễn Thị Thùy Trang MSSV: K37.602.104 Lớp: K37_Sử B Môn: Lịch sử Việt Nam hiện đại học phần 1 MỤC LỤC Mở đầu 3 I. Âm mưu, kế hoạch tấn công Việt Bắc của thực dân Pháp 5 II. Chủ trương, kế hoạch của ta 8 III. Diễn biến cuộc tấn công của địch và sự chiến đấu của quân dân ta trong chiến dịch Việt Bắc thu-đông 1947 10 1. Thực dân Pháp tiến công căn cứ địa kháng chiến Việt Bắc 10 2. Quân dân ta chiến đấu chống đấu chống cuộc tiến công Việt Bắc của địch 12 * Giai đoạn 1: từ ngày 7-10-1947 đến ngày 20-11-1947 12 a) Cuộc chiến đấu của quân và dân ta trên mặt trận sông Lô-Chiêm Hóa 13 b) Cuộc chiến đấu của quân và dân ta trên mặt trận Đường số 4 15 c) Cuộc chiến đấu của quân và dân ta trên mặt trận Đường số 3 17 * Giai đoạn 2: từ ngày 21-11-1947 đến ngày 20-12-1947 18 IV. Kết quả, ý nghĩa, nguyên nhân thắng lợi và bài học kinh nghiệm của chiến dịch Việt Bắc thu-đông 1947 20 1. Kết quả của chiến dịch Việt Bắc thu-đông 1947 20 2. Ý nghĩa của chiến dịch Việt Bắc thu-đông 1947 20 3. Nguyên nhân thắng lợi và bài học kinh nghiệm của chiến dịch Việt Bắc thu-đông 1947 21 V. Vai trò của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong chiến dịch Việt Bắc thu-đông 1947. 23 Phụ lục 27 Tài liệu tham khảo 35 MỞ ĐẦU Việt Bắc là một vùng phía Bắc Hà Nội thời kháng chiến chống Pháp (1945-1954) bao trùm nhiều tỉnh ở Bắc Bộ. Ngày nay nó thường được hiểu là khu vực gồm 6 tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên hay còn được gọi tắt là Cao - Bắc - Lạng - Thái - Tuyên - Hà. Việt Bắc được gọi một cách văn hóa là Thủ đô kháng chiến, bởi đây là nơi trú đóng của đầu não Đảng Cộng sản Việt Nam thời trước khi khởi nghĩa năm 1945, và là nơi trú đóng của đầu não chính phủ Việt Minh trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954). Việt Bắc là nơi có địa thế hiểm trở, hạn chế cả về cơ động, tầm quan sát lẫn khả năng triển khai lực lượng lớn và phương tiện chiến đấu hiện đại, khi tiến công tiến hành tác chiến lớn thì phải theo mùa. Do đó đây là khu vực lãnh thổ có đầy đủ các yếu tố “địa lợi, nhân hòa”, nhất là có cơ sở vững chắc về quân sự và chính trị, cơ sở quần chúng cách mạng vững chắc, đảm bảo an toàn cho cán bộ và cơ quan lãnh đạo cách mạng hoạt động thuận lợi. Mặt khác, đây còn là nơi cung cấp về sức mạnh vật chất, quân sự, nguồn cổ vũ về tinh thần, chính trị trong cách mạng và kháng chiến. Vì vậy, trong cuộc chiến chống pháp, Việt Bắc đã trở thành một căn cứ địa chính của cả nước (trong Cách mạng tháng Tám và kháng chiến chống Pháp). Cũng trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1945-1954), An toàn khu (ATK) cũng đã được xây dựng sâu trong căn cứ địa Việt Bắc (An toàn khu Trung ương). An toàn khu không chỉ là nơi bảo vệ cơ quan lãnh đạo, lực lượng cách mạng, kháng chiến mà còn là nơi thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Thấy được vị trí, vai trò quan trọng của căn cứ địa Việt Bắc Chính phủ Ramađiê đã quyết định cử Bôlae sang làm Cao ủy Pháp ở Đông Dương, thay Đácgiăngliơ (3-1947). Bôlae vạch ra kế hoạch tiến công Việt Bắc, nhằm đánh phá căn cứ địa, tiêu diệt đầu não kháng chiến và quân chủ lực, triệt đường liên lạc quốc tế của ta. Chiến dịch Việt Bắc Thu - Đông 1947, hay Chiến dịch Léa theo cách gọi của người Pháp, là một chiến dịch quân sự do quân đội Pháp thực hiện tại Việt Nam trong Chiến tranh Đông Dương. Chiến dịch này được xem là chiến thắng lớn đầu tiên của phe Việt Minh trong cuộc chiến, làm chiến lược "đánh nhanh thắng nhanh" của quân Pháp bị phá sản hoàn toàn. Nó cũng đã ghi dấu thất bại của Pháp trong việc tiêu diệt đầu não kháng chiến và quân chủ lực của Việt Minh ta. I. Âm mưu, kế hoạch tấn công Việt Bắc của thực dân Pháp Sau khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, với danh nghĩa Đồng minh vào giải giáp quân Nhật, quân đội Anh đã vào chiếm đóng và giúp quân Pháp quay trở lại xâm lược Việt Nam. Vụ nổ súng gây hấn ở Sài Gòn ngày 23 tháng 9 năm 1945 là màn mở đầu của cuộc chiến tranh xâm lược lại nước Việt Nam do thực dân Pháp tiến hành. Cùng thời gian đó, 18 vạn quân Tưởng tràn vào miền Bắc, kéo theo bè lũ tay sai phản động hòng bóp chết nền Dân chủ Cộng hòa trẻ tuổi của chúng ta. Trước tình hình nguy ngập của vận nước, Đảng ra chỉ thị "Kháng chiến kiến quốc" (25-11-1945) vạch ra kẻ thù chính của nhân dân Đông Dương lúc này là thực dân Pháp xâm lược, phải tập trung ngọn lửa đấu tranh vào chúng. Nhưng trong tình hình phức tạp, một lúc phải chống chọi với nhiều kẻ thù bên ngoài và bên trong, Đảng đề ra sách lược đấu tranh sáng suốt nhằm bảo toàn lực lượng, tranh thủ thời gian để chuẩn bị tích cực cho cuộc chiến đấu sắp tới. Thực hiện sách lược "Hòa để tiến", Hồ Chủ Tịch đã ký với Pháp bản Hiệp định sơ bộ (6-3-1946) đuổi Tưởng về nước. Sau đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kí với đại diện Chính phủ Pháp một bản Tạm ước (14-9-1946) để tiếp tục tranh thủ thời gian chuẩn bị cho cuộc kháng chiến chống Pháp chắc chắn sẽ nổ ra. Đảng nhận định không sớm thì muộn Pháp sẽ đánh ta và ta nhất định phải đánh Pháp. Cho nên mọi việc chuẩn bị phải được tiến hành tích cực, kịp thời và chu đáo. Đầu tháng 11-1946, Hồ Chủ tịch viết bài "Công việc khẩn cấp bây giờ" đặt nền móng tư tưởng chỉ đạo đường lối kháng chiến trong cả nước. Từ cuối tháng 11, giặc Pháp càng lộ rõ thái độ hiếu chiến. Đầu tháng 12, giặc Pháp càng khiêu khích trắng trợn. Do đó tối ngày 19-12-1946, thay mặt Trung ương Đảng và Chính phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến. Hưởng ứng lời kêu gọi đó, quân và dân ta đã đứng lên chống Pháp. Cuộc chiến đấu anh dũng của quân dân ta đã giam chân địch, ngăn chặn bước tiến của chúng, tạo thời cơ thuận lợi cho việc chuẩn bị kháng chiến lâu dài. Sau 3 tháng kháng chiến lan rộng ra toàn quốc, Pháp bắt đầu lúng túng trong chiến lược “Đánh nhanh, thắng nhanh” của mình, gặp nhiều khó khăn trên nhiều lĩnh vực khác nhau: kinh tế, chính trị, xã hội, do đó mà chúng muốn nhanh chóng kết thúc chiến tranh. Sau khi có thêm viện binh chúng đã mở rộng vùng chiếm đóng ở đồng bằng Bắc Bộ, vùng Tây Bắc và duyên hải Đông Bắc. Tháng 3-1947, Chính phủ Ramađiê đã quyết định cử Bôlae (Bollaert) sang làm Cao ủy Pháp ở Đông Dương, thay Đácgiăngliơ (D’Argenlieu) để thực hiện âm mưu mới của Pháp là tập hợp lực lượng dựng lên một chính quyền bù nhìn, đẩy mạnh hoạt động quân sự nhằm tiêu diệt quân chủ lực của ta, nhanh chóng kết thúc chiến tranh. Bôlae tuyên bố không công nhận Việt Nam độc lập thống nhất, không công nhận Chính phủ Hồ Chí Minh là đại diện chân chính của nhân dân Việt Nam. Tướng Salan được Chính phủ Pháp cử sang Bắc kỳ thay thế đại tá Dèbes trong chức vụ Chỉ huy quân lực Pháp ở Bắc Đông Dương. Tướng Valluy vẫn giữ chức Chỉ huy tối cao quân đội viễn chinh thay thế Leclerc từ hồi tháng 6-1946. Tướng Valuy (Valluy)–Tổng tư lệnh quân đội Pháp ở Đông Dương đã giao cho tướng Salăng (Salan)–Tư lệnh quân đội Pháp ở Bắc Đông Dương gấp rút chuẩn bị “Kế hoạch tấn công Việt Bắc”. Valuy và Salăng nghiên cứu một cuộc hành quân đại quy mô vào vùng Việt Bắc mục đích phá vỡ các tổ chức quân sự dân sự của Việt minh, lùng bắt chính phủ Hồ Chí Minh và đặt các căn cứ kiểm soát vùng biên giới Hoa - Việt. Sau khi chiếm vùng đồng bằng Bắc Bộ và các đô thị lớn tại miền Bắc, theo chiến lược "Đánh nhanh thắng nhanh", quân Pháp mở cuộc tấn công mới lên chiến khu Việt Bắc nhằm tiêu diệt đầu não kháng chiến của Việt Minh đang đóng tại đây, hoàn tất việc tái chiếm Đông Dương. Kế hoạch tiến công lên Việt Bắc của quân đội Pháp, do tướng Salăng vạch ra, được Chính phủ Pháp phê chuẩn tháng 7-1947 nhằm tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến, tiêu diệt quân chủ lực của ta, phá hoại kho tàng, xưởng máy, bao vây và khóa chặt biên giới, cố giành một thắng lợi về quân sự để tập hợp lực lượng phản động lập chính phủ bù nhìn tay sai và hi vọng kết thúc chiến tranh. Kế hoạch tấn công dự kiến chia làm hai bước, bước một mang mật danh Lêa (Léa), mục tiêu đánh chiếm là khu tam giác Bắc Cạn – Chợ Đồn – Chợ Mới. Bước tiếp theo mang mật danh Xanhtuy, tức là “Siết chặt vành đai”, quân Pháp sẽ tập trung lực lượng càn quét khu tam giác Bắc Cạn - Chợ Chu – Chợ Mới, lấy vùng Chợ Chu làm mục tiêu trọng điểm. Lực lượng Pháp tham gia tiến công trên 15 nghìn quân, bao gồm: Năm trung đoàn bộ binh: Trung đoàn Ma-rốc số 6 (6eRTM), trung đoàn bộ binh thuộc địa Ma-rốc (RICM), trung đoàn bộ binh thuộc địa số 4 (4e - RIC), trung đoàn bộ binh Lê dương số 3 (3e REI) và một trung đoàn do Cô-xtơ (Coste) chỉ huy. Ba tiểu đoàn dù, hai tiểu đoàn pháo binh, hai tiểu đoàn công binh, ba đại đội cơ giới. Hai phi đội với 40 máy bay, ba thuỷ đội xung kích với 40 tàu, xuồng. II. Chủ trương, kế hoạch của ta Từ đầu mùa thu 1947, việc chuẩn bị đối phó với một cuộc tiến công lớn có thể xảy ra bất cứ lúc nào đã được xúc tiến. Trước những thái độ ngang ngược của thực dân Pháp, Ban Thường vụ Trung ương Đảng đã chỉ thị “Mọi lực lượng của dân tộc ta phải động viên vào việc chống mưu mô “dùng người Việt trị người Việt” của thực dân Pháp và sửa soạn đối phó những cuộc tấn công lớn của địch trong những tháng tới”. Khẩu hiệu của dân tộc ta lúc này là “Tất cả cho mặt trận, tất cả của chiến thắng”. Bộ Tổng chỉ huy quân đội ta dự đoán: Bắc Bộ sẽ là chiến trường chính, nếu địch mạo hiểm thì chúng sẽ đánh Việt Bắc. Chiến lược của địch là “đánh nhanh, thắng nhanh”, nhằm mau chóng kết thúc chiến tranh. Ngày 15-9-1947, Hội nghị quân sự lần thứ tư và sau đó mười ngày, Hội nghị quân sự lần thứ 5 được triệu tập liên tiếp để nhận định âm mưu địch, phán đoán hướng tiến công của chúng và đề ra chủ trương, kế hoạch đối phó của ta. Ngày 15-10-1947, Thường vụ Trung ương Đảng ra chỉ thị “Phải phá cuộc tấn công mùa đông của giặc Pháp”. Chỉ thị được công bố, bản chỉ thị chỉ rõ: “Địch yếu phải mạo hiểm”… “Cuộc tấn công này chỉ ào ạt lúc đầu”. Về cách đánh, ta sẽ dùng lực lượng nhỏ đánh địch vận động trên bộ, bẻ gãy từng gọng kìm của địch. Lực lượng quân đội của ta trên toàn quốc thời gian này có 105.990 người (Bắc Bộ có 45.802 người), biên chế thành 20 trung đoàn, có hai trung đoàn 147 và 165 của Bộ và nhiều tiểu đoàn độc lập của khu và của Bộ. Trang bị thiếu thốn và không thống nhất, có gì dùng nấy. Một tiểu đoàn thường chỉ được trang bị tương đương với 1 đại đội của Pháp, với 2 đại liên, 1-2 súng cối 60mm, tám trung liên, 140 đến 160 súng trường đủ các kiểu (Nhật, Nga, Pháp). Chỉ có một số tiểu đoàn của Bộ là có pháo 20mm, trọng liên 13,2 mm, 12,7 mm và súng cối 81mm. Bộ đội và cán bộ chỉ huy các cấp chưa được huấn luyện thành thục về kỹ thuật, chiến thuật. Trình độ và khả năng chiến đấu giữa các đơn vị không đồng đều. Trừ Trung đoàn Thủ đô và Trung đoàn Lạng Sơn đã được thử thách qua chiến đấu, phần lớn các đơn vị còn lại chưa hề qua chiến đấu, trình độ kỹ chiến thuật của bộ đội, trình độ tổ chức chỉ huy của cán bộ, tình hình trang bị không cho phép tiến hành những trận đánh lớn. Các binh chủng pháo binh, công binh chưa được tổ chức thành đơn vị. Phương tiện thông tin liên lạc và vận tải thiếu nhiều, chủ yếu là liên lạc chạy bộ. Chỉ có Bộ, Khu và trung đoàn là có vô tuyến điện, từ tiểu đoàn trở xuống liên lạc bằng chạy chân và tín hiệu thủ công. Cung cấp, tiếp tế hậu cần rất khó khăn, chủ yếu dựa vào chính quyền và nhân dân địa phương. Điểm mạnh duy nhất là tinh thần chiến đấu, khả năng chịu đựng gian khổ hy sinh của bộ đội và sự hỗ trợ, đùm bọc của nhân dân địa phương. Riêng trên địa bàn chiến dịch, Việt Minh có 7 trung đoàn bộ binh, tổng cộng 18 tiểu đoàn chủ lực (trong đó có hai tiểu đoàn của Bộ), 30 đại đội độc lập, 4.228 dân quân du kích tập trung; ngoài ra còn có lực lượng tự vệ của các thị xã, thị trấn, công xưởng trên toàn Quân khu Việt Bắc. Pháo binh chỉ có tất cả là bốn khẩu (ba khẩu sơn pháo 75mm, một khẩu 70mm). Phòng không có hai pháo 20mm, hai khẩu 13,2 mm và sáu khẩu 12,7 mm. Chiến dịch do Bộ Tổng chỉ huy trực tiếp chỉ huy, Võ Nguyên Giáp làm chỉ huy trưởng. Sở chỉ huy cơ bản ở Yên Thông; đến chiều 20 tháng 10 năm 1947, chuyển sang Tràng Xá (Thái Nguyên). Giai đoạn 2 chuyển về vùng Lục Rã, Quảng Nạp. III. Diễn biến cuộc tấn công của địch và sự chiến đấu của quân dân ta trong chiến dịch Việt Bắc thu-đông 1947 1. Thực dân Pháp tiến công căn cứ địa kháng chiến Việt Bắc Theo kế hoạch tiến công lên Việt Bắc do tướng Salăng vạch ra, Pháp huy động 12.000 quân cùng với hầu hết máy bay ở Đông Dương do tướng Valuy chỉ huy, mở một cuộc hành quân tiến công Việt Bắc mang mật danh Lêa từ ngày 7-10-1947. Rạng sáng ngày 7-10-1947, binh đoàn quân dù do Sôvannhắc chỉ huy đổ quân xuống chiếm thị xã Bắc Kạn, thị trấn Chợ Mới, Chợ Đồn. Cùng ngày, binh đoàn bộ binh do Bôphơrê (Beaufré) chỉ huy từ Lạng Sơn, ngược Đường số 4 lên Na Sầm, Thất Khê, đánh lên Cao Bằng rồi vòng xuống Bắc Kạn, theo Đường số 3 bao vây Việt Bắc ở phía Đông và phía Bắc. Va-luy đã lầm lẫn lớn khi cho rằng thị xã Bắc Kạn là “Thủ đô mới” của Việt Minh. Va-luy không hề biết rằng, trong suốt chiến tranh, không khi nào có cơ quan Trung ương Việt Minh nào ở tại một thị xã, thị trấn, mà tất cả đã chia thành những bộ phận nhỏ, thường xuyên di chuyển, được sự che chở của nhân dân, nếu một bộ phận bị phá thì vẫn có những bộ phận khác thay thế. Khi quân Pháp nhảy dù tập hậu, lực lượng Việt Minh ở thị xã Bắc Cạn chỉ có một bộ phận của tiểu đoàn 49, Trường võ bị Trần Quốc Tuấn lúc này cũng chỉ có một tiểu đoàn tân binh. Hai đơn vị nhỏ này chủ yếu nổ súng để bảo vệ cho nhân dân và một số cơ quan đóng ở đây tản cư rút vào rừng núi an toàn. Pháp phá được xưởng in tiền và công binh xưởng, một số kho tàng và thu được 10 triệu bạc Việt Nam của Ty Ngân khố, nhưng còn quá xa so với mục tiêu “phá huỷ tiềm năng chiến tranh của Việt Minh” mà Pháp đề ra. Salăng coi cuộc hành binh Lêa ngày 7-10-1947 là một đòn quyết định “đánh thẳng vào tim kẻ thù”. Ông ta ngồi trên máy bay trực tiếp thị sát cuộc nhảy dù xuống thị xã Bắc Cạn. Lúc 11 giờ 35 phút, Sôvanhắc (Sauvagnac) từ mặt đất báo cáo qua vô tuyến điện: “Ông Hồ Chí Minh bị bắt đã yêu cầu chấm dứt chiến tranh”. Salăng vội bay về Hà Nội báo tin mừng với Sài Gòn. Cao uỷ Bôlae và quyền tổng chỉ huy Battet bay ngay ra Hà Nội. Nhưng ít giờ sau, Salăng đã biết mình lầm, đành phải xin lỗi. Hai quan chức trên quay về Sài Gòn sau khi đã trách mắng Salăng nặng nề... Thực chất hôm ấy, lính dù bắt được một cụ già chững chạc, nói tiếng Pháp yêu cầu chấm dứt chiến tranh xâm lược nên tưởng lầm. Đó là cụ Nguyễn Văn Tố, Trưởng ban Thường trực Quốc hội. Lúc biết không phải là Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân Pháp đã bắn chết khi cụ Tố tìm cách chạy trốn. Ngày 9-10-1947, một binh đoàn hỗn hợp gồm bộ binh và lính thủy đánh bộ do Commuynan (Communal) chỉ huy, từ Hà Nội ngược sông Hồng và sông Lô lên Tuyên Quang, đến Chiêm Hóa, đánh vào Đài Thị, bao vây Việt Bắc ở phía Tây. 2. Quân dân ta chiến đấu chống đấu chống cuộc tiến công Việt Bắc của địch { Giai đoạn 1: từ ngày 7-10-1947 đến ngày 20-11-1947 Từ ngày 8 tháng 10, các đại đội độc lập cùng quân dân du kích liên tiếp tập kích, quấy rối các vị trí Chợ Đồn, Ngân Sơn, Chợ Rã, diệt hai trung đội Pháp. Đại đội bảo vệ 15 (đơn vị tiền thân của Bộ tư lệnh Cảnh vệ-Bộ Nội vụ và Lữ đoàn cận vệ 144-Bộ Quốc phòng sau này) bảo vệ Trung ương Đảng, Chính phủ và các cơ quan Trung ương khẩn trương sơ tán đến nơi an toàn. Ngày 9 tháng 10, khẩu đội 12,7 mm của đại đội 675 trung đoàn 74 bố trí ở đồi Thiên Văn, thị xã Cao Bằng bắn rơi chiếc máy bay vận tải Junker Ju 52 chở sĩ quan tham mưu chiến dịch Pháp đi thị sát chiến trường, 12 sĩ quan tham mưu, trong đó có Lambert, đại tá, phó tham mưu trưởng quân Pháp ở Đông Dương thiệt mạng. Việt Minh thu được bản kế hoạch tiến công Việt Bắc. Chiến sĩ liên lạc Nguyễn Danh Lộc của trung đoàn đã chạy bộ, vượt rừng, mang “bản kế hoạch tiến công Việt Bắc” về cho Bộ Tổng chỉ huy. Ngày 13 tháng 10, Bộ Tổng chỉ huy đã khẩn trương điều chỉnh, tổ chức lại lực lượng. Lực lượng gồm các tiểu đoàn chủ lực của Bộ và khu. Ngày 15-10-1947, Thường vụ Trung ương Đảng ra chỉ thị “Phải phá cuộc tấn công mùa đông của giặc Pháp”. Kết thúc cuộc họp, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Tình hình cực kỳ rối ren về chính trị ở Pháp và phong trào đấu tranh ở các nước thuộc địa đã dẫn Pháp đến chỗ muốn sớm kết thúc chiến tranh Đông Dương. Chúng chỉ tiến công ồ ạt lúc đầu. Nếu ta thực hiện được đánh địch khắp nơi, buộc chúng dàn mỏng lực lượng đối phó, chúng sẽ thất bại. Ta giữ gìn được chủ lực qua mùa đông này là coi như thắng lợi. Nếu chuyến này không thắng nhanh để kết thúc chiến tranh thì cục diện sẽ đổi mới có lợi cho ta”. Chỉ thị nêu rõ: Ta cần phải giam chân địch tại mấy căn cứ chúng vừa chiếm, bao vây những căn cứ đó… Chặt đứt giao thông liên lạc giữa các cứ điểm của địch, không cho chúng tiếp ứng và tiếp tế… Phải giữ gìn lực lượng, nhưng đồng thời cũng phải nhằm những chỗ yếu của địch đánh những trận vang dội, những trận tiêu diệt… Nhiệm vụ của quân và dân Việt Bắc và cả nước là “làm cho địch thiệt hại nặng để không gượng lại được sau chiến dịch mùa đông này”… “bắt địch chuyển sang thế thủ”. Cùng ngày 15, Bộ Tổng chỉ huy ra Huấn lệnh ĐB/101 nêu những nguyên tắc mới về tổ chức bộ đội và bố trí lực lượng, về nhiệm vụ của các đại đội độc lập và tiểu đoàn tập trung. Cũng trong ngày 15, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi quân và dân Việt Bắc ra sức đánh bại cuộc hành binh của địch, quân dân cả nước tích cực đánh địch để phối hợp với Việt Nam. Bác Hồ viết: “Địch hội quân ở Bắc Kạn tạo thành cái ô bọc lấy Việt Bắc, rồi cụp ô xuống, dưới đánh lên, trên đánh xuống, phá cho được cơ quan đầu não của kháng chiến… Chúng mạnh ở hai gọng kìm, gọng kìm mà gãy, thì cái ô cụp xuống sẽ thành ô rách và cuộc tiến công thất bại”. Nghiên cứu thế và lực của ta và địch trên chiến trường, Bộ Tổng chỉ huy quyết định tập trung lực lượng đánh địch trên ba mặt trận: mặt trận sông Lô-Chiêm Hóa; mặt trận Đường số 4 và mặt trận Đường số 3. Ở Mặt trận Sông Lô-Chiêm Hóa, Trung đoàn chủ lực của Khu 10 và một tiểu đoàn chủ lực của Bộ, có nhiệm vụ đánh địch trên sông Lô, đoạn từ Việt Trì đến Tuyên Quang; Trung đoàn 147 và 2 tiểu đoàn chủ lực Bộ bố trí ở phía nam đường liên tỉnh Tuyên Quang-Thái Nguyên. Ở Mặt trận Đường số 3, Trung đoàn 121 để lại tiểu đoàn 25 làm nhiệm vụ cơ động, lực lượng còn lại phân tán thành 7 đại đội, hoạt động trên các địa bàn trọng điểm Thái Nguyên, Vĩnh Yên và Phúc Yên; đồng thời sử dụng các đại đội khác bố trí ở các huyện Đông Anh, Đa Phúc, Kim Anh, Yên Lãng, Phú Bình, Võ Nhai, Chợ Chu, Đại Từ, Đồng Hỷ. Trung đoàn 72 để lại Tiểu đoàn 25, lực lượng còn lại phân tán thành 5 đại đội bố trí ở Chợ Đồng, Chợ Rã, Ngân Sơn. Trung đoàn 165 được tăng cường Tiểu đoàn 11 bố trí ở các huyên Chợ Rã, Chợ Đồn và thị xã Bắc Kạn. Trên Mặt trận đường số 4, Trung đoàn 74 để lại Tiểu đoàn 73 cơ động, còn lại 6 đại đội được bố trí ở các huyện Nguyên Bình, Sóc Giang, Hòa An, Quảng Nguyên, Phục Hòa, Đông Khê. Trung đoàn 11 để lại Tiểu đoàn 374 làm nhiệm vụ cơ động, hai tiểu đoàn còn lại phân thành 6 đại đội về hoạt động ở các huyện Thất Khê, Na Sầm, Đồng Đăng, Điềm He, Lộc Bình và Đồng Mỏ. Với tổng số khoảng 20 tiểu đoàn bộ binh và pháo binh tập trung triển khai lực lượng, hình thành các mặt trận trên ba hướng chiến dịch, không những ta tránh được chỗ mạnh của địch mà còn từng bước vô hiệu hóa, trước hết là hướng Tây (Sông Lô-đường số 2), tiến tới bẻ gãy từng gọng kìm, phá thế hợp vây tiến công Việt Bắc bằng hai gọng kìm của địch. Nhận rõ chỗ yếu chí mạng của Pháp là vấn đề bảo đảm hậu cần, Bộ Tổng chỉ huy chủ trương “Đánh mạnh ở Mặt trận Sông Lô và đường 4, phá giao thông vận tải tiếp tế của địch, kết hợp chặt việc phát động nhân dân làm vườn không nhà trống, triệt nguồn tiếp tế tại chỗ của địch”. a) Cuộc chiến đấu của quân và dân ta trên mặt trận sông Lô-Chiêm Hóa Mặt trận sông Lô-Chiêm Hóa do Trần Tử Bình và Tạ Xuân Thu chỉ đạo. Có nhiệm vụ đánh quân thủy, bộ vận động, ngăn chặn tăng viện tiếp tế, tiến tới bẻ gãy gọng kìm của địch phía tây. Pháo binh thực hiện nghi binh, cơ động linh hoạt, bố trí sát bờ sông. Ngày 10 tháng 10 năm 1947, trên sông Hồng đoạn từ Hà Nội đến Sơn Tây xuất hiện một đoàn tàu chiến 35 chiếc ngược dòng sông, trên trời máy bay quan sát yểm hộ. Đoàn tàu chiến ấy là binh đoàn Commuynan theo đường thủy tiến lên bao vây khu căn cứ địa Việt Bắc về phía tây. 16 giờ ngày 12-10-1947, tốp tàu chiến đầu tiên của quân Pháp đi vào khu vực Bình Ca. Tổ Badôca của tiểu đội trưởng Trần Chất do trung đội trưởng Vũ Phương chỉ huy nổ súng. Đây là tàu đổ bộ loại nhỏ dài 11 mét; trọng tải 15 tấn, chở được một trung đội, được trang bị một pháo 20mm. Tàu địch nghiêng ngả bốc cháy, đó là chiếc tàu địch đầu tiên bị bắn chìm trên sông Lô (sau này Tuyên Quang đã trục vớt chiếc tàu đắm, các chiến lợi phẩm thu được hiện còn trưng bày tại Bảo tàng Tuyên Quang). Ngày 13 tháng 10, khi địch đổ bộ lên bến Bình Ca, chúng lọt vào trận địa phục kích của ta. Quân ta giật bom mìn, đồng loạt nổ súng, ném lựu đạn tiêu diệt 20 tên địch, đánh lui cuộc đổ bộ của quân Pháp vào Bình Ca. Đồng chí Song Hào khi ấy là chính ủy Khu 10 đã viết trong hồi ký: “Chiến thắng Bình Ca đã báo hiệu một sự chuyển biến mới về tình hình chiến cuộc. Quân Pháp không còn có thể bình yên vô sự tiến vào Khu 10 như vào đất không người nữa”. Chiến thắng Bình Ca còn có ý nghĩa bảo vệ cửa ngõ phía tây của An toàn khu (ATK) nơi Bác Hồ và Trung ương Đảng, Chính phủ lãnh đạo kháng chiến. “Trận Bình Ca, Tiểu đoàn 42 đã đánh lui một trận đổ bộ của giặc, xung phong cướp súng, bắn chìm pháo thuyền, ghi một chiến công đầu tiên, mở đầu cho những chiến công rực rỡ khác trên sông Lô” (Đại tướng Võ Nguyên Giáp). Trưa ngày 23-10, hai tàu vận tải địch chở đầy quân ngược sông Lô lọt vào trận địa của trung đội 175 sơn pháo cơ động đặt ở bờ sông làng Khoan Bộ. Trung đội trưởng Nông Văn Cờ chỉ huy trung đội bắn bảy viên đạn nổ trên không vào phía tàu địch. Tuy tàu địch chưa bị chìm, nhưng cách đánh gần của pháo binh ta trong trận Khoan Bộ bước đầu đã có kết quả. Trưa ngày 24-10-1947, một đoàn tàu Pháp năm chiếc từ Tuyên Quang xuống đến Đoan Hùng lọt vào trận địa phục kích của Trung đội pháo binh Xuân Canh (Trung đội Pháo đài Xuân Canh-Hà Nội 12-1946) và Trung đội Lục tỉnh. Khi tàu chiến Pháp đổ bộ lên bờ sông thì bị bộ đội Việt Minh phục kích bằng vũ khí hạng nặng (như sơn pháo, Bazoka...), bị bắn chìm tại chỗ hai chiếc, toàn bộ quân Pháp trên tàu chết đuối; bắn hỏng nặng hai chiếc khác. Chiếc còn lại quay đầu về Tuyên Quang. Sau trận này, tuyến đường sông Lô bị cắt 10 ngày, Pháp phải thả dù tiếp tế cho Tuyên Quang và Chiêm Hoá. Báo chí Pháp gọi đây là “Thảm hoạ Đoan Hùng”. Tổng chỉ huy Võ Nguyên Giáp gửi điện cho Khu 10 biểu dương chiến công xuất sắc của Pháo binh sông Lô và ra lệnh đưa pháo lên đánh địch trên sông Gâm, bức địch rút khỏi Chiêm Hóa. Đồng chí Doãn Tuế nhận nhiệm vụ do đồng chí Vũ Hiển đưa trung đội sơn pháo vừa chiến thắng ở Đoan Hùng lên bố trí phục kích gần ngã ba sông Gâm-sông Lô, nơi dòng sông hẹp, nước sâu chảy xiết, hai bờ rậm rạp cỏ lau. Trận đánh mang tên là trận Khe Lau. Ngày 10-11-1947, với 10 viên đạn pháo, ta đã bắn đắm 4 trong số 5 tàu địch, thu được rất nhiều chiến lợi phẩm, trong đó có 2 khẩu lựu pháo 105. Các trận đánh thắng giòn giã của Pháo binh sông Lô bắn chìm bắn hỏng nặng tàu chiến, tàu vận tải của địch đã góp phần quyết định bẻ gãy gọng kìm phía tây của cuộc hành binh của địch lên Việt Bắc. b) Cuộc chiến đấu của quân và dân ta trên mặt trận Đường số 4 Mặt trận Đường số 4 do Võ Nguyên Giáp trực tiếp theo dõi, chỉ đạo. Quân dân ta đã phục kích chặn đánh địch ở đèo Bông Lau ngày 30-10-1947, đánh trúng đoàn xe cơ giới của địch, thu nhiều vũ khí, quân trang quân dụng của chúng. Đường số 4 trở thành “con đường chết”, địch ở vào thế bị động. Trận phục kích địch ở Bản Sao-đèo Bông Lau, do Tiểu đoàn 249, Trung đoàn 28 Lạng Sơn và các đơn vị bộ đội địa phương, dân quân du kích tiến hành ngày 30-10-1947 là trận phục kích đầu tiên trên Đường số 4, góp phần đánh bại cuộc tiến công của quân đội Pháp lên Việt Bắc trong Thu-Đông 1947. Ban chỉ huy tiểu đoàn đã nghiên cứu kỹ địa hình, chọn trận địa phục kích ở đoạn Bản Sao–đèo Bông Lau (dài khoảng 2km), địa hình hiểm trở, đường độc đạo. Lực lượng tham gia trận đánh được chia thành 5 bộ phận. Bộ phận chính gồm Đại đội 184 và Đại đội 185, được tăng cường một tiểu đội công binh đánh mìn, một khẩu ba-dô-ca, hai khẩu trung liên, bố trí ở đông bắc điểm cao 420 trên dãy Khau Gia, có nhiệm vụ tiêu diệt lực lượng chủ yếu của địch trong khu vực tác chiến. Đại đội 186 được tăng cường một khẩu trung liên, bố trí ở đông đường số 4, tây điểm cao 480, đối diện với bộ phận chính, có nhiệm vụ sẵn sàng tiêu diệt địch nếu chúng chạy xuống khe suối. Bộ phận chặn đầu, gồm một trung đội bộ đội địa phương Thất Khê, được tăng cường một khẩu trung liên, bố trí ở sườn tây điểm cao 420, có nhiệm vụ tiêu diệt bộ phận địch đi đầu, chặn đứng đội hình xe của địch không cho chúng chạy thoát về Thất Khê và chặn đánh quân tiếp viện từ Thất Khê lên. Bộ phận khóa đuôi gồm một trung đội bộ đội địa phương Thất Khê, bố trí ở sườn đông-nam điểm cao 459 trên bình độ 200, có nhiệm vụ tiêu diệt địch ở cuối trận địa, chặn không cho địch chạy về Đông Khê, chặn đánh quân tiếp viện từ Đông Khê xuống. Về hỏa lực, ta bố trí đại liên ở sườn tây nam điểm cao 480, cách vị trí chỉ huy của tiểu đoàn 20m; cối 60mm đặt ở sườn bắc điểm cao 420, có nhiệm vụ tiêu diệt địch trong khu vực trận địa chính và chi viện cho các hướng khác khi có lệnh. Đến 5 giờ sáng ngày 30-10-1947, các lực lượng và vũ khí đã sẵn sàng. Lúc 17 giờ, đoàn xe 33 chiếc của quân đội Pháp vận chuyển binh lính, vũ khí trang bị từ Cao Bằng về Lạng Sơn đã lọt vào trận địa phục kích. Khoảng cách giữa các xe từ 7 đến 8 mét; chỉ huy tiểu đoàn phát lệnh chiến đấu. Bị đánh bất ngờ, cả đoàn xe địch bị dồn lại, lính trên xe nhảy xuống đường, xô nhau chạy tán loạn, một số chui vào gầm xe để tránh đạn. Cùng lúc đó, đại liên, trung liên, cối 60mm của ta từ hai bên sườn núi bắn dồn dập vào đội hình địch. Trận đánh thắng lợi, đạt hiệu suất chiến đấu cao. Ta tiêu diệt gọn một đoàn xe cơ giới của địch, phá hủy 27 xe, diệt 94 tên, bắt sống 101 tên, thu 600 chiếc dù và toàn bộ vũ khí trang bị. Kinh nghiệm đánh hai trận Sông Lô và Bông Lau nhanh chóng được phổ biến trên toàn chiến trường Việt Bắc, mở đầu cho hàng loạt trận phục kích lớn sau này. Bộ Tổng chỉ huy quyết định tặng danh hiệu “Tiểu đoàn Bông Lau” cho tiểu đoàn 374. c) Cuộc chiến đấu của quân và dân ta trên mặt trận Đường số 3 Ở mặt trận Đường số 3, lúc đầu ta có phần bị bất ngờ về chiến thuật của địch, nên gặp một số tổn thất, nhưng khi địch vừa nhảy dù, bộ đội và dân quân du kích đã đổ ra đánh địch. Đoàn cảnh vệ Bắc Cạn, đại đội độc lập huyện Bạch Thông, dân quân du kích Thanh Mai, Yên Đĩnh, Cao Hoà, tự vệ chiến đấu các công binh xưởng C4, C6 toả đi chặn đánh các toán quân địch đi lùng sục, diệt những tên nhảy dù bị lạc, quấy rối các nơi giặc chốt lại. Trung đoàn Vệ quốc quân Cao Bằng bắn rơi tại chỗ máy bay địch, diệt Lămbe (Lambert) cùng cơ quan tham mưu chiến dịch của địch. Toàn bộ bản kế hoạch tiến công của giặc Pháp rơi vào tay ta. Quân Pháp tuy chiếm được thị xã và một số huyện lỵ ở Bắc Cạn nhưng không đạt được mục tiêu “bắt gọn” Chính phủ Hồ Chí Minh, diệt quân chủ lực Việt Minh, lại bị tiêu hao nặng nề và bị bao vây, cô lập giữa núi rừng trùng điệp trong khu căn cứ kháng chiến. Trên trục đường số 3, quân đội Việt Minh đã bao vây và tiến công quân Pháp trên 20 trận lớn nhỏ ở Chợ Mới, Chợ Đồn, Chợ Rã, Ngân Sơn, Bạch Thông (nay thuộc Bắc Kạn)..., các đơn vị chủ lực đã phối hợp với tự vệ quân giới và dân quân địa phương tập kích nhiều vị trí đóng quân của địch, diệt hàng trăm tên. Đường tiếp viện của địch từ Cao Bằng xuống Bắc Cạn bị cắt đứt. Quân Pháp buộc phải rút lui cục bộ, ngày 28-10-1947, Pháp rời bỏ Bản Thi, Yên Thịnh. Ngày 13-11-1947 rút khỏi Chợ Đồn, tới ngày 16 địch rút khỏi Chợ Rã, Ngân Sơn. Như vậy, các gọng kìm của địch ở Việt Bắc bị bẻ gãy, không khép lại được. Kế hoạch Lêa bị phá sản. { Giai đoạn 2: từ ngày 21-11-1947 đến ngày 20-12-1947 Ngày 20-11, Pháp mở đợt tấn công mới Xanhtuya. Từ ngày 19-11 đến ngày 14-12-1947 quân Pháp hành quân càn quét vùng tứ giác Tuyên Quang-Thái Nguyên-Phủ Lạng Thương-Việt Trì, nơi trú đóng của các cơ quan chính phủ Việt minh, phá vỡ đài phát thanh, bắt được máy in giấy bạc, nhiều dụng cụ khí giới đủ loại, súng cá nhân, súng tự động và đại bác, bắt giữ hơn 1.000 người Việt, giải thoát các con tin người Pháp, chiếm lại được mỏ kẽm Tĩnh Túc (Cao Bằng) và mỏ chì (Tuyên Quang). Trong giai đoạn 2, quân Việt Minh đánh trên sông Gâm đoạn từ Chiêm Hóa về Tuyên Quang, phủ Lạng Thương, Km 6 Đường Tuyên Quang–Hà Giang. Những trận tập kích địch ở đồn Phủ Thông (ngày 30-11-1947); phục kích tại đèo Giàng trên đường số 3 (ngày 15-12-1947)… đã làm cho địch bị tổn thất nặng nề. Khoảng một tháng sau kể từ khi bắt đầu giai đoạn hai của chiến dịch, cuộc rút chạy của đại bộ phận quân Pháp khỏi Việt Bắc đã kết thúc 75 ngày đêm chiến đấu (từ ngày 7-10 đến ngày 21-12-1947) giữa ta và địch. Phối hợp với cuộc chiến đấu ở Việt Bắc, quân dân ta trên các chiến trường trên toàn quốc hoạt động mạnh, đánh kiềm chế không cho địch tập trung binh lực vào chiến trường chính. Quân dân Hà Nội liên tiếp mở những cuộc tập kích vào các đồn bốt địch ở ngoại thành, như Gia Lâm, Thạch Bích, Chèm, Văn Điển, Vĩnh Tuy, Cầu Giấy, Cầu Đuống… Đầu tháng 12-1947, quân dân Sài Gòn mở hàng loạt cuộc tập kích vào các đồn bốt, kho tàng của địch ở Thị Nghè, Gia Định, Gò Vấp, Bến Cát, Bà Quẹo, Bà Điểm, Phú Lâm, Phú Thọ… Ở nhiều địa phương khác cũng có những cuộc tập kích vào các đồn bốt, kho tàng của địch, như Sơn La, Sơn Tây, Hà Đông, Bắc Ninh, Hải Phòng, Hải Dương, Quảng Nam, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Bình Thuận, Vĩnh Long… và các tỉnh Tây Nguyên. IV. Kết quả, ý nghĩa, nguyên nhân thắng lợi và bài học kinh nghiệm của chiến dịch Việt Bắc thu-đông 1947 1. Kết quả của chiến dịch Việt Bắc thu-đông 1947 Bị thất bại nặng nề, địch buộc phải rút hạy khỏi Việt Bắc. Hơn hai tháng chiến đấu, quân và dân ta đã loại khỏi vòng chiến đấu trên 6.000 lính Pháp và lính Việt phục vụ Pháp, bắt hơn 270 lính. 18 máy bay bị bắn hạ, 16 tàu chiến, 38 ca nô bị đánh chìm, 255 xe các loại bị phá hủy. Việt Minh thu 2 pháo 105 mm, 7 pháo 75mm, 16 khẩu pháo 20mm, 337 súng các cỡ, 45 ba-dô-ca, 1600 súng trường, hàng chục tấn quân trang quân dụng. Việt Minh hy sinh 260 người, bị thương 168 người, hỏng 1 pháo 75mm, mất 4 trung liên và 40 súng trường. Việt Minh hoàn thành nhiệm vụ đề ra: phá tan cuộc tấn công mùa đông của Pháp, bảo vệ cơ quan đầu não kháng chiến, bảo toàn và nâng cao sức chiến đấu của bộ đội chủ lực, bảo vệ căn cứ địa Việt Bắc. Sau thất bại này, người Pháp không thể tiêu diệt đầu não kháng chiến của Việt Minh để kết thúc sớm cuộc chiến ở Đông Dương. Các đơn vị tinh nhuệ của Việt Minh vẫn được giữ vững. 2. Ý nghĩa của chiến dịch Việt Bắc thu-đông 1947 Chiến dịch Việt Bắc Thu - Đông 1947 là chiến dịch phản công lớn đầu tiên của quân và dân ta trong kháng chiến chống Pháp, giành thắng lợi to lớn. Chiến thắng Việt Bắc Thu-Đông 1947 có ý nghĩa chiến lược quan trọng, đã đánh bại cuộc tiến công quy mô lớn của địch, giữ vững căn cứ địa kháng chiến của cả nước. Đây là mốc khởi đầu sự thay đổi trong tương quan lực lượng giữa ta và địch, bộ đội chủ lực của ta đã trưởng thành. Mặt khác, chiến thắng này còn làm phá sản hoàn toàn chiến lược “đánh nhanh, giải quyết nhanh” của thực dân Pháp, buộc chúng phải chuyển từ chính sách “đánh nhanh thắng nhanh” sang đánh lâu dài với chiến lược “da vàng hóa chiến tranh”, thành lập một chính phủ bù nhìn để "dùng người Việt đánh người Việt, lấy chiến tranh nuôi chiến tranh", đưa cuộc kháng chiến của nhân dân ta bước sang giai đoạn mới. “Cuộc phản công thắng lợi ở Việt Bắc và chiến tranh nổi mạnh ở miền Nam đã gây thêm tinh thần nỗ lực phấn khởi trong toàn dân, tăng thêm tin tưởng ở tiền đồ kháng chiến vẻ vang của dân tộc. Nó chứng tỏ Việt Nam nước nhỏ, không có căn cứ địa chắc chắn, biên giới có thể bị bao vây, vũ khí kém, nhưng với sự đoàn kết va cố gắng của toàn dân, dưới chế độ dân chủ cộng hòa, dưới sự lãnh đạo của Chính phủ Hồ Chí Minh và của Hội (tức là Đảng Cộng sản Đông Dương) vẫn có thể kháng chiến tháng lợi”. 3. Nguyên nhân thắng lợi và bài học kinh nghiệm của chiến dịch Việt Bắc thu-đông 1947 Có được thắng lợi to lớn mang tính bước ngoặt đó (trong điều kiện tương quan lực lượng quân sự bất lợi cho ta), điều căn bản là do Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lãnh đạo quân và dân ta xây dựng được thế trận toàn dân đánh giặc trên nền tảng vững chắc của cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện, để triệt phá thế trận áp đảo về quân sự của địch. đã khẳng định đường lối chiến tranh nhân dân đúng đắn, cùng nghệ thuật quân sự đặc sắc của Đảng ta, trong đó nổi bật là nghệ thuật xây dựng, tạo lập thế trận toàn dân đánh giặc rộng khắp, vững chắc ngay từ đầu và suốt quá trình chiến tranh. Thế trận đó, đã tạo điều kiện có lợi cho các mặt trận và các lực lượng: cả bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, dân quân, du kích đều phát huy cao nhất khả năng tác chiến, phối hợp chặt chẽ với nhau để đánh địch, hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ chiến dịch. Chiến dịch cũng đã khơi dậy vai trò to lớn của nhân dân. Nhân dân không chỉ trực tiếp đánh giặc mà còn phục vụ chiến đấu hiệu quả, góp hàng chục vạn ngày công phá đường, dựng vật chướng ngại ngăn cản bước tiến công của địch. “Quân và dân ta phát triển thế tiến công của cách mạng tháng Tám, tích cực tấn công địch bằng quân sự, chính trị, ngoại giao, kiềm chế và tiêu hao địch, bảo tồn và phát triển lực lượng ta, xây dựng và củng cố chính quyền cách mạng. Ta đã thắng địch về chiến lược ngay từ đầu với thắng lợi toàn diện về kinh tế, chính trị, ngoại giao, chiến đáu và xây dựng, trong nước và quốc tế. Pháp phải chuyển từ “đánh nhanh, thắng nhanh” sang đánh lâu dài, một thất bại lớn trong chiến tranh xâm lược. Nó thể hiện nổi bật thiên tài Hồ Chí Minh (đặc biệt trong 15 tháng từ 23-9-1945 đến 19-12-1946), sự lãnh đạo tài tình của Thường vụ Trung ương Đảng; quyết tâm, dũng khí, mưu lược, trí tuệ của toàn Đảng, toàn dân trong trận đầu đánh Pháp, trận đầu của chiến tranh nhân dân Việt Nam trong thời đại mới đương đầu với đội quân xâm lược nhà nghề và vũ khí hiện đại”. Thắng lợi của giai đoạn chiến lược này đặt cơ sở cho thắng lợi của toàn quốc kháng chiến về chính trị, quân sự, ngoại giao và cũng có thể nói nó đặt cơ sở thắng lợi của cách mạng Việt Nam từ đây về sau. V. Vai trò của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong chiến dịch Việt Bắc thu-đông 1947 Chỉ với chủ trương đường lối sáng suốt của Đảng, tinh thần dũng cảm, kiên cường của quân và dân ta thì vẫn chưa đủ để làm nên thắng lợi như chiến thắng Việt Bắc mà ta còn phải kể đến là vai trò quan trọng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong chiến dịch này-chiến dịch Việt Bắc thu-đông (1947). Chủ tịch Hồ Chí Minh kiên trì đấu tranh ngoại giao để vãn hồi hoà bình. Mặc dù kháng chiến toàn quốc đã bùng nổ nhưng Người vẫn kiên trì tìm cách ngoại giao với Quốc hội và Chính phủ Pháp nhằm chấm dứt chiến tranh xâm lược của Pháp. Theo Người, nhân dân Việt Nam chỉ mong muốn: “Tự do, hoà bình và độc lập”. Người kêu gọi nhân dân và binh lính Pháp, nhân dân các nước đồng minh hãy tìm cách ngăn chặn bàn tay của bọn thực dân hiếu chiến Pháp. Trong thư gửi Chính phủ và nhân dân Pháp nhân dịp đầu năm mới 1947, Hồ Chí Minh viết: “Tôi kêu gọi nhân dân Pháp để chấm dứt cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn và năm 1947 mang lại nền hoà bình và tình hữu ái giữa nước Pháp và nước Việt Nam”. Từ ngày 1-1 đến ngày 1-10-1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã 21 lần trực tiếp hoặc gián tiếp đề nghị Chính phủ Pháp thương lượng để chấm dứt chiến tranh. Ngày 1-10-1947, Hồ Chí Minh lại gửi điện trả lời chi bộ Đảng Xã hội Pháp ở Sài Gòn, đề nghị Chính phủ Pháp giữ “tinh thần hữu hảo, sự tin cậy và sự hợp tác giữa hai dân tộc Việt–Pháp”. Đồng thời, chính phủ và nhân dân Việt Nam lúc nào cũng sẵn sàng chấm dứt cuộc xung đột. Đáp lại thực dân Pháp đưa quân đánh vào căn cứ địa Việt Bắc. Vì vậy nhân dân Việt Nam buộc phải cầm súng chống lại. Chủ tịch Hồ Chí Minh chọn Việt Bắc làm căn cứ kháng chiến hậu phương của cả nước. Trong lịch sử dân tộc ta có nhiều kinh nghiệm và xây dựng căn cứ địa hậu phương cho các cuộc khởi nghĩa vũ trang và chiến tranh cách mạng. Tháng 5-1945 từ Cao Bằng về Tuyên Quang, Người đã chọn Tân Trào (Tuyên Quang) làm căn cứ để lãnh đạo khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước. Ngay sau cách mạng tháng Tám thành công Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dự kiến trước thực dân Pháp sẽ quay lại xâm lược nước ta. Vì thế, trước khi về Thủ đô Hà Nội, Người đã chủ trương tiếp tục xây dựng, củng cố căn cứ địa Việt Bắc. Tháng 11-1946, khi thực dân Pháp khiêu khích ở Hải Phòng và Hà Nội, Người gặp Đại tướng Võ Nguyên Giáp hỏi nếu địch mở rộng chiến tranh trên miền Bắc thì Hà Nội giữ được bao lâu. Đại tướng thưa rằng giữ được một tháng, các thành phố khác ít khó khăn hơn, vùng nông thôn nhất định ta giữ được. Suy nghĩ trong giây lát, Người nói “Ta lại trở về Tân Trào”. Sau đó, Người đã cử đồng chí Nguyễn Lương Bằng trở lại Việt Bắc chuẩn bị căn cứ địa kháng chiến. Trong thời gian ngắn, các cơ sở chính trị của ta được củng cố, hoàn thiện. Hệ thống thông tin liên lạc, phòng gian bảo mật và lực lượng vũ trang cũng được xây dựng và củng cố đồng bộ. Hơn 42.000 tấn máy móc, nguyên liệu để sản xuất vũ khí và 20.000 tấn muối đã đưa lên Việt Bắc. Trước và sau ngày toàn quốc kháng chiến, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng cơ quan lãnh đạo của Đảng và Chính phủ di chuyển lên Việt Bắc an toàn. Sau khi vồ hụt cơ quan lãnh đạo của ta ở Hà Nội cuối năm 1946, thực dân Pháp vẫn nuôi mộng bắt bằng được cơ quan lãnh đạo cao nhất của cuộc kháng chiến. Ỷ vào binh hoả lực mạnh, sức cơ động cao thực dân Pháp định nhảy vào Việt Bắc bắt Chính phủ Hồ Chí Minh. Nhưng núi rừng Việt Bắc đã trở thành “mồ chôn giặc Pháp”. Đúng như Hồ Chí Minh nhận định: Căn cứ địa Việt Bắc có thế chiến lược lợi hại, tiến có thể đánh, lui có thể giữ. Nhờ vậy, mỗi chiến khu, mỗi tỉnh, thậm chí huyện cũng có thể xây dựng được căn cứ địa, căn cứ du kích. Tiêu biểu như các căn cứ Lang Tài (Bắc Ninh), Kim Môn (Hồng Quảng), Bác Ái (Ninh Thuận). Các làng chiến đấu như: Cự Nẫm, Cảnh Dương (Quảng Bình), Chi Lăng (Lạng Sơn), Xi Tơ (Tây Nguyên), Cao Pha (Tây Bắc), Nguyên Xá (Thái Bình). Căn cứ địa Việt Bắc là một đóng góp lớn của Hồ Chí Minh. Hậu phương Việt Bắc đã góp phần tạo lên thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp. Tư tưởng chiến lược chính trị, quân sự thiên tài Hồ Chí Minh toả sáng trong chiến dịch Việt Bắc Thu - Đông 1947. Thiên tài đó đã được thực tiễn lịch sử cách mạng Việt Nam kiêm nghiệm. Trước Cách mạng tháng Tám, Người đã quyết định nhiều vấn đề quân sự quan trọng như hoãn cuộc khởi nghĩa Cao-Bắc-Lạng, chỉ thị xây dựng Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân và chỉ đạo tổng khởi nghĩa năm 1945. Trong những năm củng cố chính quyền cách mạng sau tổng khởi nghĩa, Người lo tổ chức chỉ đạo xây dựng lực lượng vũ trang và kháng chiến chống Pháp ở Nam Bộ. Khi kháng chiến toàn quốc bùng nổ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cùng Ban Chấp hành Trung ương Đảng vạch ra đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là chính. Lúc đầu thế địch mạnh muốn nhanh chóng bóp chết lực lượng vũ trang nhỏ bé, trang bị thô sơ của ta. Người chỉ đạo phải nhanh chóng tổ chức đánh du kích giam chân địch trong các thành phố, tiêu thổ kháng chiến tổ chức tản cư lên vườn không nhà trống; chuyển toàn bộ đất nước từ thời bình sang thời chiến. Mùa hè 1947 từ khu V trở ra ta có 12 vạn quân trong đó chỉ có 1/4 chiến sĩ được trang bị súng. Riêng chiến trường Việt Bắc, ta chỉ có 20 tiểu đoàn quân chủ lực. Trong khi đó thực dân Pháp tập trung gần 30 tiểu đoàn tinh nhuệ có phi pháo mạnh yểm trợ. Người phân tích âm mưu của địch là hội quân ở Bắc Cạn tạo thành cái ô bọc lấy Việt Bắc, hai cánh quân tạo thành hai gọng kìm. Một theo đường số 4 ở phía Đông; hai theo đường sông Hồng, sông Lô ở phía Tây kẹp chặt lấy Việt Bắc. Chúng chỉ mạnh ở hai gọng kìm Đông và Tây. Nếu ra cùng lực lượng bao vây chặt và tiêu hao quân dù ở Bắc Cạn tập trung lực lượng kiên quyết phản công tiêu diệt các cánh quân địch ở Đông và Tây thì cái ô sẽ cụp xuống thành cái ô rách. Ta không chủ trương đem quân chủ lực ra chọi nhau với địch mà dùng lực lượng nhỏ thực hiện phương châm: “đại đội độc lập tiểu đoàn tập trung”, phục kích đánh địch trên các địa hình hiểm trở. Bằng phương thức đó, ta đã vô hiệu hoá sức mạnh phi pháo và đội quân vừa đông vừa thiện chiến của địch. Rừng Việt Bắc trở thành “rừng che bộ đội, rừng vây quân thù”. Cuộc tấn công lên Việt Bắc của Pháp bị thất bại nặng nề làm cho chiến lược “đánh nhanh thắng nhanh” của chúng bị phá sản. Buộc chúng phải đánh theo cách đánh của ta – đánh lâu dài. Kỷ niệm một năm ngày toàn quốc kháng chiến (19-12-1947), Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “…bọn quân phiệt thực dân khoe miệng rằng chóng thì dăm tuần, chậm thì ba tháng chúng sẽ chinh phục được ta”. Đến nay, “lực lượng của chúng cũng như mặt trời vào lúc hoàng hôn, hống hách lắm nhưng đã gần tắt nghỉ… lực lượng của ta ngày càng thêm mạnh, như suối mới chảy, như lửa mới nhóm, chỉ có tiến, không có thoái”. Thắng lợi Việt Bắc thu–đông năm 1947 là thắng lợi của đường lối chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện của Đảng ta, thể hiện rực rỡ nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh tài tình, sắc bén, sáng tạo của Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Thắng lợi này của quân và dân ta đã làm cho quân Pháp từ chủ động sang thế bị động. Tìm hiểu vai trò của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong chiến thắng Việt Bắc, Thu – Đông 1947, chúng ta càng thấy: Tư tưởng quân sự của Người, một trong những nền tảng tư tưởng quân sự của Đảng ta, đã được phát triển trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 – 1954). PHỤ LỤC Lược đồ chiến dịch Việt Bắc thu-đông năm 1947 Chủ tịch Hồ Chí Minh và Hội đồng Chính phủ nghe Đại tướng Võ Nguyên Giáp (thứ 3 từ trái sang) báo cáo tình hình Chiến dịch Việt Bắc 1947 Cán bộ Bộ chỉ huy chiến dịch thị sát tình hình trong Chiến dịch Việt Bắc thu-đông 1947 Đại tướng nghe lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh giữa rừng sâu Việt Bắc trước lúc ra chiến trường năm 1947 Bữa cơm thân mật của Chủ tịch Hồ Chí Minh với các cán bộ Bộ chỉ huy ở chiến khu Việt Bắc năm 1947 Chủ tịch Hồ Chí Minh, cụ Bùi Bằng Đoàn (bên phải) và Đại tướng Võ Nguyên Giáp ở Chiến khu Việt Bắc năm 1947 Bộ đội pháo binh Sông Lô trong chiến dịch Việt Bắc Thu-Đông 1947 Súng 5 nòng trên tàu chiến Pháp bị bắn chìm ở Bình Ca ngày 12-10-1947 Lớp bổ túc nghiệp vụ về thông tin Vô tuyến điện tại chiến khu Việt Bắc trong 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp (năm 1947) Chủ tịch Hồ Chí Minh và đội bảo vệ trên đường đi Quảng Nạp trong chiến dịch Việt Bắc thu-đông 1947 Súng Bazooca-súng chống giật đánh xe tăng đã được quân ta sử dụng trong chiến dịch Việt Bắc thu-đông 1947 Tượng Đài Chiến Thắng Sông Lô (Phú Thọ) Bia chiến thắng Bình Ca (Tuyên Quang) TÀI LIỆU THAM KHẢO F SÁCH: Bộ giáo dục và đào tạo, Lịch sử 12 ban Nâng cao, Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam, 2008. Lê Mậu Hãn (Chủ biên), Trần Bá Đệ, Nguyễn Văn Thư, Đại cương Lịch sử Việt Nam (tập III), Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam, 2010. Nguyễn Phúc Luân, Ngoại giao Việt Nam từ Việt Bắc đến Hiệp định Geneva, Nhà xuất bản Công an nhân dân, 2004. Phan Ngọc Liên(Chủ biên), Hướng dẫn ôn tập Lịch sử câu hỏi tự luận và trắc nghiệm, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TP.HCM, 2007. Trịnh Tiến Thuận, Đề cương lịch sử Việt Nam. Võ Nguyên Giáp, Chiến đấu trong vòng vây, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, 2001. F TRANG WEB:

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docchien_dich_vb_3858.doc