Đề tài Chiến lược của doanh nghiệp Dệt - May Việt Nam năm 2011

Ngành dệt may luôn là một trong những ngành đi đầu, có vai trò quan trọng trong chiến lược xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam ra thị trường thế giới. Với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu khá cao, ngành dệt may đã có những đóng góp không nhỏ vào tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa nói riêng và tăng trưởng kinh tế nói chung ở Việt Nam. Những thành tựu này là nhờ doanh nghiệp đã chủ động tìm kiếm, gây dựng và củng cố quan hệ bạn hàng với nhiều nhà nhập khẩu lớn trên thế giới, đồng thời tận dụng hiệu quả nguồn lao động dồi dào, khéo tay, có chi phí thấp. Triển vọng của ngành dệt may đang sáng dần, nhất là khi nền kinh tế thế giới đang có dấu hiệu khởi sắc sau cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu. Do xu thế hội nhập kinh tế thế giới đang diễn ra trên toàn cầu đó cũng vừa là cơ hội cũng vừa là thách thức đối với ngành dệt may Việt Nam.

doc4 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2607 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Chiến lược của doanh nghiệp Dệt - May Việt Nam năm 2011, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chiến lược của doanh nghiệp Dệt - May Việt Nam năm 2011 Ngành dệt may luôn là một trong những ngành đi đầu, có vai trò quan trọng trong chiến lược xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam ra thị trường thế giới. Với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu khá cao, ngành dệt may đã có những đóng góp không nhỏ vào tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa nói riêng và tăng trưởng kinh tế nói chung ở Việt Nam. Những thành tựu này là nhờ doanh nghiệp đã chủ động tìm kiếm, gây dựng và củng cố quan hệ bạn hàng với nhiều nhà nhập khẩu lớn trên thế giới, đồng thời tận dụng hiệu quả nguồn lao động dồi dào, khéo tay, có chi phí thấp. Triển vọng của ngành dệt may đang sáng dần, nhất là khi nền kinh tế thế giới đang có dấu hiệu khởi sắc sau cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu. Do xu thế hội nhập kinh tế thế giới đang diễn ra trên toàn cầu đó cũng vừa là cơ hội cũng vừa là thách thức đối với ngành dệt may Việt Nam. Cơ hội: Việc gia nhập WTO một mặt làm tăng cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu, đặc biệt là sang các thị trường đang áp dụng hạn ngạch đối với Việt Nam. Thuế giảm Mở rộng thị trường tăng quy mô sản xuất từ đó hưởng tính lợi ích kinh tế nhờ quy mô Giảm chi phí xuất khẩu gắn với việc phân bổ hạn ngạch,từ đó làm tăng khả năng của hàng xuất khẩu Các doanh nghiệp gặp nhiều thuận lợi trong thủ tục xuất khẩu, tăng kim ngạch xuất khẩu Hệ thống luật pháp trở nên thuận lợi hơn đối với các hoạt động kinh doanh và các doanh nghiệp dệt may được bảo vệ bởi các công cụ giải quyết tranh chấp quốc tế Tạo điều kiện thuận lợi hơn để thu hút đầu tư nước ngoài. Thách thức: Nguy cơ bị áp dụng các biện pháp tự vệ như: hạn ngạch xuất khẩu đối với một số mặt hàng,nhiều rào cản kỹ thuật mới trong việc bảo vệ môi trường. Nguy cơ bị áp dụng biện pháp chống bán phá giá. Mỹ áp dụng chế độ theo dõi đặc biệt đối với ngành dệt may Việt Nam. Hàng dệt may trong nước bị cạnh tranh mạnh hơn:như hàng dệt may của Trung Quốc. Bỏ hạn chế định lượng nhập khẩu hàng may mặc TQ, Thái Lan và nước ngoài. Hàng rào bảo hộ tại thị trường nội địa sẽ không còn. Các hình thức trợ cấp từ chính phủ hiện tại bị bãi bỏ hoặc cắt giảm. Điểm mạnh: Ngành dệt may Việt Nam có thể tận dụng một số điểm mạnh. Trước hết, trang thiết bị của ngành may mặc đã được đổi mới và hiện đại hoá đến 90%. Các sản phẩm đã có chất lượng ngày một tốt hơn, và được nhiều thị trường khó tính như Hoa Kỳ, EU, và Nhật Bản chấp nhận. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp dệt may đã xây dựng được mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhiều nhà nhập khẩu, nhiều tập đoàn tiêu thụ lớn trên thế giới. Bản thân các doanh nghiệp Việt Nam cũng được bạn hàng đánh giá là có lợi thế về chi phí lao động, kỹ năng và tay nghề may tốt. Việt Nam được đánh giá cao nhờ ổn định chính trị và an toàn về xã hội, có sức hấp dẫn đối với các thương nhân và các nhà đầu tư nước ngoài. Bản thân việc Việt Nam tích cực tham gia hội nhập kinh tế khu vực và thế giới cũng mở rộng tiếp cận thị trường cho hàng xuất khẩu nói chung và hàng dệt may xuất khẩu nói riêng. Những cam kết của Việt Nam đối với cải cách và phát triển kinh tế đã tạo được sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư, và mở ra những thị trường mới và các quan hệ hợp tác mới. Hơn nữa, bản thân thị trường nội địa có dân số 84 triệu dân với mức sống ngày càng được nâng cao thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư và các doanh nhân. Điểm yếu: Tuy vậy, ngành dệt may vẫn còn những điểm yếu nhất định. May xuất khẩu phần lớn theo phương thức gia công, công tác thiết kế mẫu, mốt chưa phát triển, tỷ lệ làm hàng theo phương thức FOB thấp, hiệu quả sản xuất thấp. Trong khi đó, ngành dệt và công nghiệp phụ trợ còn yếu, phát triển chưa tương xứng với ngành may, không đủ nguồn nguyên phụ liệu đạt chất lượng xuất khẩu để cung cấp cho ngành may, do đó giá trị gia tăng không cao. Như đã phân tích ở trên, tính theo giá so sánh, giá trị sản phẩm của ngành dệt luôn tăng chậm hơn so với giá trị sản phẩm của ngành may mặc, cho thấy sự phụ thuộc của ngành may mặc đối với nguyên phụ liệu nhập khẩu. Hơn nữa, hầu hết các doanh nghiệp dệt may là vừa và nhỏ, khả năng huy động vốn đầu tư thấp, hạn chế khả năng đổi mới công nghệ, trang thiết bị. Chính quy mô nhỏ đã khiến các doanh nghiệp chưa đạt được hiệu quả kinh tế nhờ quy mô, và chỉ có thể cung ứng cho một thị trường nhất định. Do đó, khi thị trường gặp vấn đề, các doanh nghiệp dệt may sẽ gặp khó khăn trong việc điều chỉnh phương thức thâm nhập thị trường và/hoặc chuyển đổi sang thị trường khác. Những khó khăn, ít nhất là ban đầu, trong việc chuyển đổi định hướng sang thị trường nội địa trong thời điểm các thị trường xuất khẩu chính như Hoa Kỳ, EU đều gặp suy thoái kinh tế chính là những dẫn chứng tiêu biểu. Mặt khác, kỹ năng quản lý sản xuất và kỹ thuật còn kém, đào tạo chưa bài bản, năng suất thấp, mặt hàng còn phổ thông, chưa đa dạng. Năng lực tiếp thị còn hạn chế, phần lớn các doanh nghiệp dệt may chưa xây dựng được thương hiệu của mình, chưa xây dựng được chiến lược dài hạn cho doanh nghiệp. Mục tiêu: Trước tình hình đó ngành dệt may Việt Nam đã đưa ra chiến lược tăng tốc đến năm 2011 với các mục tiêu đặt ra là: Kim ngạch xuất khẩu đạt 8 tỷ USD Thu hút 4 triệu lao động 230 triệu sản phẩm dệt kim,1200 triệu sản phẩm may Hình thành các khu công nghiệp dệt may sạch. Phương hướng ,chiến lược và cách thức thực hiện cụ thể: Thúc đẩy đầu tư phát triển ngành dệt may gắn liền với hợp tác quốc tế, tranh thủ tối đa làn sóng dịch chuyển dệt may từ các nước phát triển, đồng thời khuyến khích mọi thành phần kinh tế trong nước tham gia đầu tư. Đầu tư phát triển lực lượng sản xuất: tăng mạnh nguồn nguyên phụ liệu, như đẩy mạnh việc trồng cây bông vải; nhà máy kéo sợi chất lượng cao, các loại xơ mới và vải dệt kim ; nhà máy may hiện đại may hàng FOB ; mở rộng mạng lưới may gia công ở tất cả các tỉnh, thành trong cả nước ; phát triển mạnh vùng bông ở Tây Nguyên, Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ ; quy tụ các nhà máy mới vào 10 cụm công nghiệp dệt ; xây dựng các trung tâm cung ứng nguyên phụ liệu tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và các thành phố lớn để cung ứng kịp thời nguyên phụ liệu cho các doanh nghiệp trong ngành. Dời các xí nghiệp của ngành khỏi trung tâm thành phố về các vùng nông thôn để cân đối nhân lực giữa vùng này với các khu công nghiệp, giảm bớt được áp lực thiếu lao động sản xuất khi có thể tận dụng thu hút được nguồn nhân công tại các khu vực ngoại thành,nông thôn. Mở rộng thị trường xuất khẩu thông qua cải cách các thủ tục hành chính trong lĩnh vực thuế, hải quan, xuất nhập khẩu theo hướng đơn giản hoá các thủ tục, và tăng cường công tác tư vấn pháp luật thương mại quốc tế cho doanh nghiệp xuất khẩu  Xây dựng chương trình đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành dệt may, nhất là những người làm thiết kế thời trang ; sắp xếp lại lao động, quy trình sản xuất hợp lý, phấn đấu tăng năng suất lao động ; tăng cường xuất khẩu, xác định lại chiến lược về thị trường nhằm thiết lập thị trường xuất khẩu ổn định ; chủ động hình thành tam giác xuất khẩu .Trong đó Hiệp hội Dệt May Việt Nam và Tập đoàn Dệt May Việt Nam là đầu mối để phối hợp và liên kết với các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước. Nghiên cứu áp dụng các công nghệ mới, các nguyên liệu mới, và nâng cao năng lực tư vấn, nghiên cứu triển khai, chuyển giao công nghệ, khả năng thiết kế và sáng tác mẫu của các Viện nghiên cứu . Đầu tư mở rộng thị trường trong nước và quốc tế, phát triển thương hiệu, lựa chọn những mẫu mã phù hợp với nhu cầu của từng thị trường ; thành lập các trung tâm, siêu thị bán hàng dệt may Việt Nam tại các thị trường lớn, đặc biệt là thị trường các nước ASEAN ; phát triển hệ thống siêu thị hàng dệt may tại thị trường nội địa để tránh tình trạng các nước ASEAN đưa hàng vào bán ồ ạt tại “sân nhà”; tạo được các kênh tiêu thụ ngay ở thị trường trong nước ; làm chủ được thị trường nội địa. Chú trọng công tác bảo vệ môi trường cũng được chú trọng, với định hướng tập trung xử lý các nguồn ô nhiễm nước tại các công ty dệt nhuộm, đổi mới công nghệ trong ngành theo hướng tiết kiệm nguyên liệu và thân thiện với môi trường Hỗ trợ một phần kinh phí từ ngân sách cho hoạt động nghiên cứu, đào tạo và vốn đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật nhằm nâng cao năng lực cho các Viện nghiên cứu và các cơ sở đào tạo cho ngành Dệt May, đồng thời dành vốn tín dụng của nhà nước, vốn ODA và vốn của quỹ môi trường cho các dự án đầu tư xử lý môi trường của các doanh nghiệp trong ngành dệt may. Đầu tư vào các thị trường phi quota để cân đối nguồn lực và phòng tránh rủi ro ; không nên ào ạt vào thị trường Mỹ mà phải đảm bảo sự cân đối tỷ trọng giữa các thị trường và tuyệt nhiên không được lơi là chăm sóc đối với các khách hàng nhỏ, những thị trường phi truyền thống ở Đông Âu, Nam Phi và châu Mỹ. Tham gia các hội chợ trong và ngoài nước sẽ giúp các doanh nghiệp Dệt May Việt Nam khuếch trương sản phẩm và thương hiệu,tiếp cận tốt hơn với các khách hàng tiềm năng, đồng thời tìm kiếm được các đối tác trong ngành để hợp tác hiệu quả. Tham gia các hoạt động với các tổ chức Hiệp hội ngành nghề dệt may quốc tế và khu vực để đưa ngành dệt may Việt Nam hội nhập như Liên đoàn các nhà sản xuất dệt may Đông Nam Á (AFTEX), Liên đoàn dệt may các nước châu Á,  v.v. Qua đó trao đổi, học hỏi kinh nghiệm áp dụng kỹ thuật, quản lý và tăng năng suất lao động trong sản xuất, áp dụng kỹ thuật tiên tiến xúc tiến trao đổi thương mại trong nội bộ khu vực cũng như đẩy mạnh xuất khẩu, thống nhất lộ trình (road map) chung cho phát triển ngành dệt may ở tầm khu vực; Xây dựng chuỗi cung ứng dệt may ASEAN (SAFSA) để nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam nói riêng và hàng dệt may của khu vực ASEAN nói chung. Gần đây nhất, Việt Nam mới gia nhập Liên đoàn Thời trang Châu Á (AFF) qua đó giúp cho các nhà thiết kế thời trang, doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội trao đổi, học hỏi và góp phần tạo ra những bộ sưu tập riêng của Việt Nam, tăng giá trị gia tăng của sản phẩm dệt may xuất khẩu, tăng sức cạnh tranh của Dệt May Việt Nam. ---------------------------------------------------------- œ œ œ ¯   

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docChiến lược của doanh nghiệp Dệt - May Việt Nam năm 2011.doc
Luận văn liên quan