Ở một quốc gia đang phát triển và chuyển đổi kinh tế mạnh mẽ nhƣ
Việt Nam, thì khu vực DNN&V, điển hình là các DNN&V xuất khẩu ngành
hàng nông thủy sản còn đƣợc khẳng định với vai trò hết sức quan trọng trong
chiến lƣợc phát triển quốc gia. Đó là: xóa bỏ đói nghèo, chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nông thôn, tạo sự cân bằng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế của đất
nƣớc, tạo ra sự phát cân bằng cho nền kinh tế và xã hội. Tuy nhiên, trong bối
cảnh kinh tế đang chịu những tác động mạnh mẽ, có những mối đe dọa
nghiêm trọng tới toàn ngành xuất khẩu nông thủy sản và đặc biệt là khu vực
DNN&V còn non yếu về nhiều mặt này.
114 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2119 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Chiến lược dài hạn cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam xuất khẩu hàng nông thủy sản ra nước, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bản: hiện nay, kim ngạch xuất khẩu của nƣớc ta mới đạt khoảng
0,3- 0,5% tổng kim ngạch nhập khẩu của Nhật Bản. Mỗi năm, Nhật Bản nhập
khẩu khoảng 30 tỷ USD, gồm thịt các loại, rau quả, chè, cà-phê.
Khối ASEAN: kim ngạch xuất khẩu của nƣớc ta sang các quốc gia
thuộc khối này không ổn định, dao động 400-900 triệu USD/năm, chủ yếu là
sản phẩm gạo. Theo dự báo, Hiệp định AFTA sẽ tạo cơ hội để nƣớc ta xuất
khẩu cà phê, gỗ, vật tƣ, thiết bị phục vụ công nghiệp chế biến.
Các nƣớc EU: kim ngạch xuất khẩu của nƣớc ta hiện đạt 600 triệu
USD/năm với các sản phẩm cà phê, hạt điều, chè, hồ tiêu, rau quả chế biến,
đồ gỗ. Thị hiếu tiêu dùng ở thị trƣờng này thƣờng hƣớng tới sản phẩm có bao
bì đẹp, chất lƣợng cao [23].
Nga và khối Đông Âu: kim ngạch xuất khẩu đạt bình quân hơn 100 triệu
USD với các mặt hàng rau quả, thịt, chè, hồ tiêu. Tuy nhiên, các doanh nghệp
nƣớc ta thƣờng gặp khó khăn trong khâu thanh toán và thuế nhập khẩu cao.
Mỹ: là thị trƣờng nhập khẩu lớn nhất thế giới với kim ngạch khoảng
1.400 tỷ USD, chiếm 17% tổng kim ngạch nhập khẩu của thế giới. Hiện nay,
kim ngạch xuất khẩu nông, lâm sản của nƣớc ta mới đạt 0,4- 0,5% kim ngạch
nhập khẩu nông, lâm sản của Mỹ với các mặt hàng rau quả, đồ gỗ, đồ thủ
công mỹ nghệ.
Theo dự báo, trong những năm tới, các thị trƣờng nhập khẩu nông sản
của Việt Nam đều có khả năng tăng kim ngạch nhập khẩu. Theo đó, đối với
thị trƣờng Trung Quốc, kim ngạch xuất khẩu nông sản của Việt Nam sẽ tăng
từ 400 - 500 triệu USD/năm hiện nay lên 700 - 800 triệu USD/năm, gồm các
mặt hàng chủ yếu là cao su, hạt điều, tinh bột sắn. Đối với thị trƣờng Mỹ, hiện
nay, kim ngạch xuất khẩu hàng nông, lâm sản của chúng ta mới chiếm khoảng
0,4 - 0,5% tổng kim ngạch nhập khẩu nông, lâm sản của nƣớc này. Đây thực
81
sự là một con số khiêm tốn so với tiềm năng hiện có của ngành nông sản Việt
Nam cũng nhƣ nhu cầu nhập khẩu của thị trƣờng Mỹ. (Trong khi đó, kim
ngạch xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam sang các nƣớc thuộc khối
ASEAN vẫn luôn phập phù, dao động từ 400 - 900 triệu USD/năm với mặt
hàng chủ yếu là gạo. Theo dự báo, Hiệp định AFTA sẽ tạo cơ hội để nƣớc ta
xuất khẩu cà phê, vật tƣ, thiết bị phục vụ công nghiệp chế biến sang khu vực
này [23].
3.2.2.2. Dự báo khả năng xuất khẩu một số mặt hàng
Gạo
Theo dự báo của FAO, nhu cầu gạo có chất lƣợng cao sẽ tăng mạnh và
nhu cầu gạo có chất lƣợng thấp sẽ giảm nếu không có những đột biến về thiên
tai, khủng hoảng kinh tế hoặc tăng nhu cầu gạo phẩm cấp thấp dành cho chăn
nuôi. Kết quả dự báo của Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn về xuất
khẩu gạo của Việt Nam trong giai đoạn 2006-2010 là 3,25%/ năm, giới hạn
tối đa của xuất khẩu gạo theo phƣơng án ở mức cao là 4 triệu tấn/năm [15]
Cà phê
Lƣợng xuất khẩu cà phê trong giai đoạn 2006-2010 đƣợc dự báo là
giảm 2,05%/năm về lƣợng và tăng 12,86%/năm về giá trị.
Chè
Khả năng cung về chè đƣợc dự báo là sẽ cao hơn cầu, và xu hƣớng dự
trữ chè đã chuyển dịch từ các nƣớc xuất khẩu chính sang các nƣớc nhập khẩu
chính, đặc biệt là với chè chất lƣợng cao. Do vậy, nhập khẩu chè trong giai
đoạn tới sẽ có mức tăng trƣởng thấp hơn. Do vậy, từ nay đến hết năm 2010,
xuất khẩu chè Việt Nam sẽ có khả năng chậm lại và chỉ đạt mức tăng bình
quân là 5%/năm về lƣợng và 8,34%/năm về giá trị [15].
Cao su
82
Giai đoạn cuối năm 2007 đến đầu năm 2008, giá cao su trên thị trƣờng
thế giới giảm mạnh do nhu cầu giảm. Dự báo đến hết năm 2010, xuất khẩu
cao su tăng không nhiều 2,0%/năm về lƣợng và 5,1% về giá trị [15].
Hạt điều
Dự báo xuất khẩu điều của Việt Nam sẽ tăng mạnh trong giai đoạn từ
2006 đến hết năm 2010 với tốc độ cao đạt 8,95% về lƣợng và 18,7% về giá trị
xuất khẩu [15].
3.2.3. Định hƣớng xuất khẩu thủy sản
3.2.3.1. Dự báo về thị trường thuỷ sản thế giới
Theo FAO, nhu cầu thực phẩm thủy sản đến năm 2020 sẽ tăng lên
khoảng 130-145 triệu tấn do dân số tăng và cung trên đầu ngƣời sẽ tăng lên
khoảng 17-19kg/ngƣời/năm[5].
Trung tâm thủy sản thế giới dự báo đến năm 2020, các nƣớc đang phát
triển sẽ chiếm tới 77% tổng lƣợng tiêu thụ thủy sản toàn cầu và 79% tổng sản
lƣợng thuỷ sản thế giới. Nhƣ vậy từ năm 1997 đến năm 2020, tiêu thụ thủy sản
ở các nƣớc đang phát triển sẽ tăng từ 62,7 triệu tấn lến 98,6 triệu tấn (57%),
trong khi các nƣớc phát triển sẽ tăng 4%, từ 28,1 triệu tấn lên 29,2 triệu tấn [6].
Do nghề khai thác thủy sản tự nhiên hiện nay đã hoạt động hết hoặc
vƣợt công suất, Trung tâm thủy sản thế giới cũng dự báo đến năm 2020, trên
40% khối lƣợng thủy sản đƣợc tiêu thụ sẽ do các cơ sở nuôi cung cấp và sản
lƣợng nuôi trồng thủy sản trong hai thập kỷ tới sẽ tăng gấp đôi, từ 28,6 triệu
tấn năm 1997 lên 53,6 triệu tấn năm 2020 [7].
Về thị hiếu, dân chúng sẽ chuyển hƣớng sang tiêu thụ hàng thủy sản
tƣơi sống, đặc biệt là có giá trị cao và bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm.
Tuy nhiên, do cạnh tranh giữa các nƣớc sản xuất ngày càng quyết liệt và các
thị trƣờng tiêu thụ cũng gây nhiều sức ép nhằm bảo hộ thƣơng mại, nên giá có
xu hƣớng giảm nhẹ. Một số mặt hàng đặc sản bảo đảm các yêu cầu và có chất
lƣợng cao vẫn không có nhiều trên thị trƣờng nên duy trì đƣợc giá trị cao.
83
Trong số các mặt hàng thủy sản, cá hồi, cá ngừ, cá biển vẫn đóng vai
trò chính dự báo sẽ tăng ở mức 3,8%. Tôm cũng sẽ tăng, nhƣng chỉ ở mức
2,5%. Cá rô phi có nhiều cơ hội mở rộng thị trƣờng nhờ các lợi thế nhƣ giá
thành nuôi thấp, sản lƣợng tăng nhờ nuôi bền vững về mặt sinh thái trong khi
các loài cá hồi và tôm đòi hỏi thức ăn có chất lƣợng cao, môi trƣờng nuôi tốt.
Cá có hƣơng vị nhẹ, có thể chế biến theo nhiều khẩu vị khác nhau và đƣợc đại
đa số ngƣời tiêu dùng chấp nhận [21].
Trong bối cảnh chung thế giới đang có nhiều biến động khó có thể
lƣờng trƣớc đƣợc sẽ ảnh hƣởng tới mọi mặt của nền kinh tế, không loại trừ
đối với ngành hàng thủy sản xuất khẩu. Tuy nhiên, thực phẩm là nhu yếu
phẩm quan trọng, thủy sản vẫn sẽ là loại thực phẩm đƣợc sử dụng ngày càng
nhiều hơn vì là loại thực phẩm mang lại nhiều chất bổ dƣỡng, có lợi cho sức
khỏe và ít gây bệnh tật ở ngƣời nhƣ các bệnh tim mạch, ung thƣ...., nhất là
trong tình hình các loại dịch bệnh nhƣ bệnh bò điên, cúm gia cầm, lở mồm
long móng ở các loài gia súc, gia cầm vẫn đang tiếp diễn. Nhu cầu về thủy sản
trên thế giới có xu hƣớng tăng do dân số thế giới ngày càng tăng. Do đó, các
mặt hàng thủy sản xuất khẩu vẫn có nhiều cơ hội để phát triển. Tuy nhiên,
cần đa dạng hóa đƣợc mặt hàng, tập trung vào các sản phẩm có lợi thế giá trị
cao, giá thành hạ, các loại đặc sản nhƣ tôm hùm, nhuyễn thể, rong biển, cua
ghẹ.... và để có lợi thế cạnh tranh cần phải có kế hoạch nuôi trồng bền vững,
bảo vệ môi trƣờng, nuôi thâm canh đạt năng suất cao và bảo đảm an
Nhƣ vậy, dự báo tiêu thụ thủy sản của thị trƣờng thế giới là rất lạc quan
và tích cực đối với khả năng tăng trƣởng và nhu cầu ngày càng cao đối với
mặt hàng thủy sản xuất khẩu của Việt nam.
3.2.3.2. Khả năng xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam
Trong thời gian tới, các mặt hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam sẽ
gặp rất nhiều khó khăn trong việc gia tăng giá trị xuất khẩu, thứ nhất là do nền
kinh tế thế giới đang lâm vào tình trạng khủng hoảng, các thị trƣờng trọng
điểm đang bị ảnh hƣởng nặng nề bởi nền kinh tế suy thoái nhƣ Mỹ, Nhật Bản,
84
Anh, Đức, Ý..., và rất khó khăn để có cơ hội phục hồi nhanh chóng; thứ hai là
sự cạnh tranh rất khốc liệt giữa các nƣớc sản xuất để có thể nâng cao đƣợc giá
trị xuất khẩu các mặt hàng thủy sản xuất khẩu, và thứ ba là yêu cầu ngày càng
cao của các thị trƣờng đối với mặt hàng này, nhất là trong vấn đề vệ sinh an
toàn thực phẩm, môi trƣờng.
Tiềm năng về diện tích và sản lƣợng nguyên liệu từ nuôi trồng thủy hải
sản đƣợc dự báo sẽ tiếp tục tăng lên trong thời gian tới với quy mô phát triển
theo hƣớng bền vững, gắn liền bảo vệ môi trƣờng sinh thái, hiện đại hóa
nhằm phục vụ cho cơ cấu sản phẩm chất lƣợng cao phục vụ yêu cầu phát triển
xuất khẩu thủy sản.
Các đối tƣợng nuôi trồng và khai thác cung ứng cho sản xuất và chế
biến xuất khẩu có khả năng tăng theo đích đến năm 2010 cả về năng suất lẫn
chất lƣợng, theo nhóm các sản phẩm chủ lực , cụ thể nhƣ sau:
- Nhóm sản phẩm tôm: dự kiến đến 2010, sản lƣợng tôm nuôi đạt
khoảng 483.000 tấn để cung cấp nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu khoảng
385.000-390.000 tấn (khoảng 75-80% tùy từng đối tƣợng). Trong đó:
+ Tôm sú: là đối tƣợng nuôi chính, mặc dù một số diện tích nuôi tôm sú
sẽ chuyển sang nuôi đối tƣợng khác, nhƣng không nhiều và bù lại bằng việc
nâng cao năng suất, giảm tỷ lệ tôm chết. Sản lƣợng tôm sú nuôi đến năm 2010
là 360.000 tấn tôm nguyên liệu, tỷ lệ đƣa vào chế biến xuất khẩu khoảng
80%, sản phẩm tôm sú xuất khẩu vào năm 2010 là 160.000 tấn. Vùng nuôi tập
trung ở các vùng Đông Nam Bộ và Đồng bằng Sông Cửu Long [5].
+ Tôm thẻ chân trắng: đây là sản phẩm có hàm lƣợng giá trị cao mà hiện
nay các nƣớc nhƣ Thái Lan, Trung Quốc đã chuyển sang nuôi rất có hiệu quả.
Do đó, tiềm năng để chuyển sang phát triển nuôi trồng đối tƣợng này là rất lớn.
Diện tích để chuyển sang nuôi tôm thẻ chân trắng đến năm 2010 là 22600 ha,
sản lƣợng tôm nuôi đạt 60.000 tấn, đạt sản phẩm xuất khẩu từ tôm thẻ chân trắng
là 25.000 tấn. Vùng nuôi tập trung ở khu vực miền Bắc và miền Trung [5].
85
+ Tôm hùm: tập trung nuôi tại các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ
(Khánh Hòa, Phú Yên, Ninh Thuận, Bình Định) và một số tỉnh khác, đến năm
2010 khả năng đạt 3.000 tấn, năm 2020 đạt 5000 tấn [5].
+ Tôm càng xanh: diện tích nuôi đến năm 2010 đạt 32.000 ha, sản
lƣợng đạt 60.000 tấn, tập trung tại các tỉnh vùng Đồng bằng Sông Cửu Long.
+ Tôm từ khai thác: mức sản lƣợng tôm khai thác từ biển khả năng
đạt khoảng 100.000 tấn/năm, tỷ trọng tôm từ khai thác vào chế biến xuất
khẩu đạt 50%.
- Cá tra, ba sa: cá tra, cá ba sa đƣợc nuôi trồng nhiều tại các tỉnh vùng
đồng bằng sông Cửu Long, đến năm 2020 phát triển rộng ra các hồ chứa phía
Bắc. Khả năng phát triển đến năm 2010 đạt 800.000-850.000 tấn.
- Cá ngừ đại dƣơng: đây là đối tƣợng có giá trị kinh tế và giá trị xuất
khẩu cao, đến năm 2020 khả năng khai thác đạt 50.000 tấn.
- Mực và bạch tuộc: sản lƣợng các loại mực và bạch tuộc đạt khoảng
180.000 tấn, nhƣ vậy là có 135.000 tấn nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu,
tƣơng ứng là có 75.000 tấn sản phẩm xuất khẩu [5].
- Nhuyễn thể hai mảnh vỏ: diện tích nuôi nhuyễn thể đến 2010 có thể
đạt đƣợc 20.000 ha bãi, 2000 ha bao, 4000 ha xen canh với tôm và 5000 lồng
bè trên biển, khả năng đạt sản lƣợng chung là 380.000 tấn. Sản lƣợng khai
thác nhuyễn thể hai vỏ ổn định hàng năm là khoảng 150.000 tấn, đƣa tổng sản
lƣợng nhuyễn thể hai vỏ đến 2010 đạt khoảng 530.000 tấn [5].
- Nuôi cá biển: đối tƣợng cá biển có thể nuôi khắp trên các vùng biển,
diện tích nuôi cá biển có thể đạt 6000 ha đăng quầng, 3.500 ha ao và 70.000
lồng, đối tƣợng nuôi chủ yếu là cá song, hồng, cam, vƣợc, giò..... Sản lƣợng
có khả năng đạt đƣợc là 200.000 tấn, trong đó tỷ lệ cho xuất khẩu đạt 80%
[5].
- Cá rô phi: với quy mô sản xuất nhƣ hiện nay, đảm bảo đủ giống năng
suất, chất lƣợng cao đến năm 2010 có thể đạt đƣợc sản lƣợng cá rô phi
86
khoảng 250.000 tấn, trong đó sản phẩm đủ tiêu chuẩn cho xuất khẩu từ
130.000 đến 150.000 tấn [5].
Nhƣ vậy, với những tiềm năng dự báo nhƣ vậy cho thấy xuất khẩu thủy
sản trong thời gian tới sẽ tiếp tục tăng trƣởng.
3.3. CÁC GIẢI PHÁP CỤ THỂ HÓA CHIẾN LƢỢC XUẤT KHẨU NÔNG
THỦY SẢN CHO CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
Để hoạt động xuất khẩu nông thủy sản phát triển theo định hƣớng quốc
gia đã đề ra ở trên thì rất cần thiết phải xây dựng chiến lƣợc có tầm nhìn dài
hạn để nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển ngành hàng nông thủy sản
nƣớc ta, đặc biệt là đối với các DNN&V. Tuy nhiên, để từng bƣớc xây dựng
và thực hiện có hiệu quả chiến lƣợc này đòi hỏi Chính phủ phải để ra những
giải pháp nhằm định hƣớng cho các doanh nghiệp xuất khẩu và phải có sự
phối hợp đồng bộ giữa Nhà nƣớc và các doanh nghiệp. Trong phần này, tác
giả xin đề xuất một số các giải pháp nhằm cụ thể hóa chiến lƣợc xuất khẩu
nông thủy sản cho các DNN&V từ phía Chính phủ.
3.3.1. Các giải pháp vĩ mô thúc đẩy xuất khẩu hàng nông thủy sản
Việt Nam
3.3.1.1. Hoàn thiện tổ chức ngành xuất khẩu nông thủy sản
Quy hoạch vùng sản xuất và phát triển hệ thống tiêu thụ phục vụ
cho chế biến
Xác định và quy hoạch đầu tƣ một cách đồng bộ cho các vùng sản xuất
hàng hóa tập trung tạo vùng nguyên liệu cao cho chế biến và xuất khẩu. Trên
cơ sở các vùng sản xuất, tiến hành xây dựng các công trình dự án cụ thể phát
triển từng mặt hàng, ngành hàng để thu hút vốn đầu tƣ trên từng vùng cụ thể
cần có những chính sách ƣu tiên xác thực để khuyến khích và hấp dẫn mọi
thành phần kinh tế tham gia phát triển kinh tế vùng. Tổ chức sản xuất kinh
doanh theo vùng đáp ứng yêu cầu xuất khẩu lớn và hiện đại.
87
Áp dụng chế độ đăng ký và kiểm tra chất lƣợng bắt buộc đối với hàng
xuất khẩu
Chất lƣợng hàng hóa xuất khẩu có thể đƣợc nâng cao, phải gắn liền với
các biện pháp giám sát và kiểm tra chặt chẽ với những chỉ tiêu quy định đối
với các mặt hàng và thị trƣờng. Trên cơ sở xây dựng hệ thống các tiêu chuẩn
hàng hóa - dịch vụ xuất khẩu cho phù hợp với thị trƣờng, từ đó mới tạo ra sức
cạnh tranh cho hàng hóa Việt Nam [4].
Chính sách xuất khẩu
Tuy chính sách xuất khẩu đã có nhiều tiến bộ tạo điều kiện thông thoáng
và môi trƣờng thƣơng mại thuận lợi với xu hƣớng chung khuyến khích xuất
khẩu nông thủy sản, nhƣng cũng có không ít những khó khăn cần tháo gỡ.
- Một là, bãi bỏ giấy kinh doanh xuất khẩu đối với những mặt hàng
nông thủy sản không nằm trong danh mục các mặt hàng Nhà nƣớc quản lý
xuất khẩu
- Hai là, các doanh nghiệp trong mọi thành phần kinh tế sau khi ĐKKD
đƣợc tự do giao dịch và quan hệ trực tiếp với thị trƣờng quốc tế và xuất khẩu.
- Ba là, tăng cƣờng các hoạt động hỗ trợ xuất khẩu nhƣ: cung cấp
miễn phí các thông tin về thị trƣờng và các văn bản liên quan đến xuất nhập
khẩu cho các doanh nghiệp. Còn các loại thông tin chuyên sâu, thông tin
chiến lƣợc, thông tin theo yêu cầu cụ thể thì doanh nghiệp tự mua.
Chính sách thuế xuất nhập khẩu
Đây phải là công cụ định hƣớng và hỗ trợ phát triển các ngành kinh tế
đƣợc xác định là có lợi thế cạnh tranh trong thƣơng mại khu vực và quốc tế,
cần đƣợc sửa đổi, bổ sung thêm những quy định về giá tính thuế, kê khai, nộp
thuế và thời hạn nộp thuế một cách rõ ràng, chặt chẽ, tạo điều kiện cho doanh
nghiệp xác định đƣợc nghĩa vụ phải nộp thuế đầy đủ, nghiêm túc.
- Thứ nhất, điều chỉnh tỷ lệ thuế để lại cho địa phƣơng theo hƣớng
tăng dần để đầu tƣ phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn.
88
- Thứ ba, miễn giảm thuế nông nghiệp trong một thời gian cần thiết
đối với những sản phẩm cần phát triển mở rộng quy mô.
- Thứ tƣ, thực hiện chính sách ƣu đãi thuế cho các doanh nghiệp phục
vụ xuất khẩu tại các vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn.
- Thứ năm, để hỗ trợ cho đổi mới công nghệ nên giảm thuế nhập khẩu
với những trang thiết bị máy móc và công nghệ sản xuất - chế biến các nông sản
- Thứ sáu, nghiên cứu các hình thức bảo hiểm cho các loại cây trồng,
các khu nuôi trồng thủy hải sản, hình thành quỹ bảo hiểm từng ngành sản
phẩm. Quỹ này dùng để can thiệp thị trƣờng khi giá thị trƣờng đột biến xuống
dƣới giá sàn định hƣớng và giúp đỡ sản xuất trong những trƣờng hợp đặc biệt
khó khăn do thiên tai. Quỹ đƣợc trích từ phần thuế xuất khẩu và các khoản
thu và đóng góp khác đối với từng loại hàng hóa.
- Thứ bảy, tiếp tục triển khai áp dụng các quy định giá tối thiểu cho
các loại nông thủy sản xuất khẩu chủ yếu.
- Thứ tám, chính sách thuế xuất nhập khẩu phải phù hợp với những yêu
cầu của thông lệ quốc tế, chống lại những thủ đoạn cạnh tranh không lành mạnh.
3.3.1.2. Đổi mới chính sách đầu tư
Nhà nƣớc cần đặc biệt quan tâm về đầu tƣ đồng bộ tới quá trình sản
xuất - chế biến - tiêu thụ và xuất khẩu, cụ thể đầu tƣ cho các yêu cầu sau:
- Thứ nhất, đầu tƣ cho vùng sản xuất tập trung, hình thành các vùng
nguyên liệu cho chế biến và xuất khẩu, xây dựng cơ sở hạ tầng (giao thông,
điện, đặc biệt là thủy lợi)
- Thứ hai, đầu tƣ cho công tác nghiên cứu khoa học kỹ thuật, trong đó
chú ý đầu tƣ nghiên cứu cải tạo giống cây và các giống thủy sản cho năng suất
và chất lƣợng cao đƣợc thị trƣờng ƣa thích, ứng dụng các kỹ thuật sản xuất
tiến bộ gắn liền với chính sách khuyến nông từ trung ƣơng đến cơ sở.
- Thứ ba, đầu tƣ cho nâng cấp và đổi mới công nghệ chế biến, nâng
cao khả năng cạnh tranh. Áp dụng chế độ đăng ký và kiểm tra chất lƣợng bắt
buộc đối với các sản phẩm nông sản xuất khẩu để đảm bảo an toàn vệ sinh
89
thực phẩm, thúc đẩy các doanh nghiệp quan tâm hơn nữa đến vấn đề công
nghệ, đặc biệt là công nghệ sạch.
- Thứ tƣ, đầu tƣ trực tiếp cho sản xuất, phải dành sự đầu tƣ thỏa đáng
cho công tác nghiên cứu và phát triển thị trƣờng ở cả tầm vĩ mô và vi mô, tiêu
thụ sản phẩm nhƣ xây dựng các trung tâm thƣơng mại, các kho ngoại quan ở
nƣớc ngoài, các hoạt động xúc tiến thƣơng mại (tham gia triển lãm, hội chợ,
cử các đoàn đi khảo sát mở rộng thị trƣờng ở nƣớc ngoài, tìm kiếm đối tác,
thu thập và cung cấp thông tin, hƣớng dẫn cho các doanh nghiệp về luật lệ,
tiêu chuẩn, mẫu mã thị trƣờng đòi hỏi…) nhằm xây dựng chiến lƣợc thị
trƣờng một cách vững chắc.
Nguồn vốn đầu tƣ nên đƣợc xác định là: Nhà nƣớc tập trung đầu tƣ cho
những khâu đòi hỏi vốn lớn, có tác dụng đến nhiều doanh nghiệp nhƣ nghiên
cứu khoa học, xây dựng các cơ sở hạ tầng, thành lập các trung tâm thƣơng
mại và kho ngoại quan ở nƣớc ngoài, trong các lĩnh vực còn lại Nhà nƣớc chỉ
ban hành các chính sách ƣu đãi để khuyến khích cá nhân và doanh nghiệp chủ
động đầu tƣ sản xuất, kinh doanh, hạn chế tới mức thấp nhất, nhanh chóng
tiến tới xóa bỏ hoàn toàn cơ chế “xin - cho” trong cung ứng vốn đầu tƣ, bao
cấp trực tiếp hoặc gián tiếp.
Các dự án FDI nuôi trồng, chế biến nông thủy sản phần lớn thiết bị máy
móc đã qua sử dụng, đây là một sự chuyển dịch của các nƣớc NICs nhằm đổi
mới công nghệ và thiết bị hiện đại tại chính quốc, tận dụng giá trị sử dụng còn
lại của thiết bị và khai thác nhân công rẻ tại Việt Nam. Cần áp dụng chính
sách đồng bộ để giảm dần, tiến tới xóa bỏ sự phân biệt về chính sách giữa các
nhà đầu tƣ trong nƣớc và nƣớc ngoài. Duy trì môi trƣờng đầu tƣ ổn định để
tạo tâm lý tin tƣởng cho các nhà đầu tƣ. Phát triển hợp lý các khu chế xuất,
khuyến khích các doanh nghiệp nƣớc ngoài gia tăng xuất khẩu. Mở rộng thị
trƣờng nhất là thị trƣờng Mỹ để lôi kéo các doanh nghiệp nƣớc ngoài đầu tƣ
vào nƣớc ta, xuất khẩu sang các thị trƣờng có dung lƣợng tiêu thụ lớn.
90
Tăng cƣờng các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam đầu tƣ ra thị
trƣờng nƣớc ngoài, nhất là đầu tƣ trong khâu hoàn thiện sản phẩm nông sản,
thực phẩm (ví dụ nhƣ chế biến và đóng gói chè, cà phê,…) để tránh các hàng
rào thuế và phi thuế do nƣớc nhập khẩu đặt ra. Xóa bỏ thủ tục cấp phép thành
lập văn phòng đại diện ở nƣớc ngoài và đơn giản hóa thủ tục mở tài khoản để
phục vụ giao dịch trên thị trƣờng nƣớc ngoài.
3.3.1.3. Nghiên cứu thị trường
Mở rộng thị trƣờng tiêu thụ nông sản và hành lang pháp lý cho cơ chế
vận hành thị trƣờng
Ở nƣớc ta, do trình độ sản xuất hàng hóa của các vùng có sự chênh lệch
nhau khá lớn, cơ sở hạ tầng lại yếu kém nên câu trúc thị trƣờng còn nhiều bất
cập và chƣa đồng bộ cả về mặt pháp lý. Sự điều tiết vĩ mô của Chính phủ trong
bối cảnh đó còn bộc lộ nhiều mặt tiêu cực làm cho thị trƣờng và giá cả còn biến
động khá lớn, sự khan hiếm và dƣ thừa nông sản cục bộ và giả tạo (thóc gạo, cà
phê, chè, hạt điều, cao su…) Mặt khác chƣa khai thác và phát huy tốt thị trƣờng
trong nƣớc, nhất là thị trƣờng nông thôn sức mua thấp, nhiều vùng còn hoang sơ,
đơn giản, cạnh tranh hỗn loạn và còn nhiều yếu tố đầu cơ trục lợi…[14].
Để thực hiện chủ trƣơng của Đảng trong việc xây dựng đồng bộ các
loại thị trƣờng, tạo môi trƣờng cho sự vận động của hàng hóa theo cơ chế thị
trƣờng có trật tự, chúng ta cần phải:
- Một là: không ngừng mở rộng thị trƣờng tiêu thụ nông sản trong và
ngoài nƣớc, tăng cƣờng giao lƣu nông sản trên tất cả các vùng đáp ứng nhu
cầu sản xuất - tiêu dùng, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phân công lao
động xã hội và tăng cƣờng áp dụng đổi mới công nghệ. Từng bƣớc tham gia
vào phân công lao động hợp tác quốc tế, thực hiện chính sách thƣơng mại mở.
Khuyến khích và hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng ở nƣớc ngoài mạng lƣới phân
phối, đại lý, kho ngoại quan, trung tâm trƣng bày sản phẩm hàng hóa, áp dụng
các hình thức mua bán thanh toán linh hoạt.
91
- Hai là: đa dạng hóa các kênh và cấp độ lƣu thông để hàng hóa lƣu
thông một cách xuyên suốt và nhanh nhất, chi phí thấp nhất từ sản xuất đến
các địa chỉ tiêu dùng (trong nƣớc và xuất khẩu). Chú trọng các kênh vừa và
nhỏ tƣơng ứng với “quy mô cung - cầu” ở thị trƣờng khu vực. Đồng thời,
từng bƣớc xây dựng các kênh và cấp độ lƣu thông hàng hóa lớn, thúc đẩy và
thống nhất thị trƣờng toàn quốc, đáp ứng cho nhu cầu của các thị trƣờng trên
thế giới. Hoàn thiện thƣơng mại trung gian, tạo ra các kênh tiêu thụ hàng hóa
lớn, góp phần giải quyết và điều chỉnh quan hệ “cung - cầu” và hƣớng dẫn sản
xuất ( bao gồm: hỗ trợ vốn, khoa học công nghệ cho sản xuất và bao tiêu sản
phẩm…)
- Ba là: trong cấu trúc thị trƣờng đa dạng nói trên, coi trọng vai trò
của mô hình đặc thù: “chợ, tụ điểm thƣơng mại” ở nông thôn. Sự gắn kết các
chợ nông thôn, để từng bƣớc hiện đại thị trƣờng thông qua hình thức phát
triển các cụm kinh tế - văn hóa kỹ thuật - thƣơng mại - dịch vụ cho các vùng
sản xuất hàng hóa và các cơ sở chế biến bảo quản. Quy hoạch hệ thống
thƣơng mại góp phần thúc đẩy nhân tố thƣơng mại trong các vùng và nông
thôn.
+ Đối với các vùng sản xuất tập trung nông thủy sản xuất khẩu thì
khuyến khích hình thành các hệ thống tiêu thụ dài, sâu và rộng với cấp độ lƣu
thông tiêu thụ hàng hóa lớn đủ sức cạnh tranh. Tức là, thực hiện tổ chức xây
dựng mô hình gắn kết kinh doanh với sản xuât, cơ sở chế biến với vùng
nguyên liệu…Tạo nên sự gắn kết giữaTrung ƣơng và ngƣời sản xuất bằng các
yếu tố: kỹ thuật, vốn, công nghệ và thị trƣờng. Hình thành nguồn hàng và bạn
hàng đáp ứng nhu cầu của thị trƣờng thế giới mà đƣợc thể hiện trên những
vùng nông thôn mới phát triển toàn diện cả về kinh tế - văn hóa - kỹ thuật -
dịch vụ - thƣơng mại. Hạn chế độc quyền bằng việc mở rộng các đầu mối
xuất khẩu, có các thành phần kinh tế và công ty đa quốc gia tham gia trực tiếp
xuất khẩu, độc lập và bình đẳng. Nên tổ chức và quy hoạch lại hệ thống
92
thƣơng mại (bao gồm cả hệ thống thƣơng mại trung gian), tránh các biểu hiện
về “nhiễu kênh” gây thiệt hại cho sản xuất và tiêu dùng. Giảm đầu mối
thƣơng mại trung gian kinh doanh theo kiểu “ chụp giập, đầu cơ trục lợi” làm
rối loạn thị trƣờng. Xác định và quyết định các tổ chức thƣơng mại trung gian,
từ đó phải có sự hỗ trợ dƣới hình thức nhƣ hỗ trợ vốn và kỹ thuật công nghệ
cho các hộ sản xuất và nuôi trồng nông thủy sản, định hƣớng và hƣớng dẫn
nông dân sản xuất đáp ứng nhu cầu thị trƣờng. Khuyến khích mở văn phòng
đại diện và đại lý ở nƣớc ngoài, gắn kết trách nhiệm lâu dài giữa sản xuất -
chế biến và tiêu thụ, nâng cao vị thế của các ngành hàng xuất khẩu.
+ Đối với những vùng nguyên liệu tập trung cho công nghệ chế biến
nông thủy sản, khuyến khích các công ty chế biến, thƣơng mại mở rộng đại lý
thu gom nông thủy sản nguyên liệu dƣới hình thức hợp đồng với nông dân,
tạo gắn kết thƣơng mại chế biến và sản xuất cho hộ nông dân, mở rộng đại lý
tiêu thụ sản phẩm từng bƣớc mở rộng và chiếm lĩnh thị trƣờng góp phần ổn
định điều hòa thị trƣờng toàn quốc.
- Bốn là: mở rộng thị trƣờng tiêu thụ nông sản nƣớc ngoài: xúc tiến
thành lập tổ chức khuyến khích thƣơng mại thộc Chính phủ, có nhiệm vụ
khuyến khích xuất khẩu, khuyến khích đầu tƣ nƣớc ngoài vào Việt Nam, trao
đổi thông tin, khoa học và công nghệ. Tổ chức cung cấp dịch vụ thông tin về
hệ thống thƣơng mại thị trƣờng của Việt Nam và các nƣớc khác, cung cấp
dịch vụ điều tra thông tin kinh doanh của các công ty nƣớc ngoài của Việt
Nam cho các bên đối tác, dịch vụ thƣơng mại thanh toán quốc tế và các nƣớc
có mối quan hệ thƣơng mại với Việt Nam, dịch vụ thông tin quốc tế tăng
cƣờng sự hiểu biết lẫn nhau.
Định hƣớng mở rộng xuất khẩu
Qua nghiên cứu lợi thế, đặc điểm và triển vọng thị trƣờng nƣớc ngoài,
thời gian tới với ngành hàng nông thủy sản cần mở rộng thị trƣờng xuất khẩu.
Trong chiến lƣợng xâm nhập và mở rộng thị trƣờng, cần chọn thị trƣờng trọng
93
điểm, sản phẩm mũi nhọn (có tính chiến lƣợc) cho từng khối, từng khu vực
(gây uy tín, tạo hình ảnh sản phẩm Việt Nam…) và lấy đó làm điểm tựa để
mở rộng và lan tỏa váo các nƣớc khác trong khu vực và trong cả khối.
- Một là: phát triển mạnh công tác thị trƣờng cả ở tầm vĩ mô và vi mô,
khắc phục đồng thời hai biểu hiện “chông chờ vào Nhà nƣớc” và “để mặc cho
doanh nghiệp”. Đẩy mạnh đàm phán thƣơng mại song phƣơng và đa phƣơng
để tạo hành lang pháp lý cho các doanh nghiệp, cụ thể là đàm phán mở cửa thị
trƣờng mới, đàm phán để tiến tới thƣơng mại cân bằng với những thị trƣờng
mà ta thƣờng nhập siêu, đàm phán để thống nhất hóa các tiêu chuẩn vệ sinh,
tiêu chuẩn kỹ thuật chế biến thực phẩm và đàm phán để nới lỏng các hàng rào
phi thuế quan. Tăng cƣờng mạnh mẽ các thông tin về các thị trƣờng từ tình
hình chung cho tới cơ chế chính sách nhập khẩu nông sản của các nƣớc bạn
hàng, dự báo các chiều hƣớng cung cầu trên thị trƣờng thế giới và khu vực về
các loại hàng hóa xuất nhập khẩu chủ lực của nƣớc ta.
- Hai là: đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thƣơng mại, xúc tiến xuất
khẩu, tăng cƣờng công tác dự báo để định hƣớng cho hoạt động sản xuất và
xuất khẩu nông thủy sản. Tăng cƣờng nghiên cứu các công trình xuất khẩu
trọng điểm để đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa nông sản, thủy sản cho nông dân,
nhất là các tỉnh miền Bắc xa xôi thông qua các hoạt động từ điều tra quy
hoạch đến tổ chức sản xuất, tổ chức tiêu thụ. Trong lúc tăng cƣờng tìm kiếm
thị trƣờng xuất khẩu không đƣợc xem nhẹ tiêu thụ hàng hóa nông thủy sản
trên thị trƣờng nội địa. Có chế độ khuyến khích thỏa đáng đối với tổ chức và
cá nhân (các cơ quan đại diện ngoại giao, ngoại thƣơng của nƣớc ta và nƣớc
ngoài) tham gia các hoạt động môi giới, trợ giúp, tiếp cận và thâm nhập thị
trƣờng quốc tế.
Ở tầm vĩ mô, các doanh nghiệp có trách nhiệm dựa vào khung pháp lý
và các chính sách khuyến khích của Nhà nƣớc để tổ chức tiếp cận và phân
94
tích, khai thác thông tin; trực tiếp và thƣờng xuyên tiếp xúc với thị trƣờng thế
giới thông qua các hội thảo khoa học, hội chợ triển lãm, đẩy mạnh tiếp thị.
- Ba là: để đảm bảo xuất khẩu tốt các sản phẩm, chúng ta cần có sự
hiểu biết đầy đủ sâu sắc về các thị trƣờng riêng biệt, cần xây dựng chính sách
thích hợp với từng thị trƣờng riêng biệt, chú trọng các thị trƣờng truyền
thống, mở rộng ra những thị trƣờng mới.
+ Thị trƣờng ASEAN.
+ Thị trƣờng Trung Quốc.
+ Thị trƣờng Nhật Bản.
+ Thị trƣờng Nga và Đông Âu.
+ Thị trƣờng EU.
+ Thị trƣờng Mỹ.
+ Thị trƣờng Châu Phi.
3.3.2. Các giải pháp hỗ trợ nâng cao năng lực cạnh tranh của các
DNN&V xuất khẩu hàng nông thủy sản
3.3.2.1. Giải pháp về vốn và công nghệ
Tăng cƣờng năng lực tài chính cho DNN&V
Đây đƣợc coi là nhóm chính sách trọng tâm cần giải quyết trong thời gian
tới. Để nâng cao năng lực vốn, từ đó làm đòn bẩy để thúc đẩy DNN&V phát
triển. Chính phủ nên xem xét thực hiện các giải pháp sau:
- Thứ nhất, đẩy nhanh việc thành lập và vận hành quỹ bảo lãnh tín
dụng, giúp DNN&V có thể vay vốn khi gặp khó khăn về tài sản thế chấp. Quỹ
bảo lãnh tín dụng có thể bảo lãnh tín dụng cho các khoản vay ngắn hạn, trung
hạn và dài hạn đối với các dự án kinh doanh có hiệu quả. Kinh nghiệm quốc
tế cho thấy, quỹ bảo lãnh tín dụng hiện đang đƣợc xem là một trong những
biện pháp hiệu quả để cải thiện năng lực nguồn vốn cho DNN&V [10].
95
Ngày 20/12/2001, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định 193/2001/
QĐ - TTG về việc thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng cho DNN&V. Tuy nhiên,
việc tiếp cận nguồn vốn cho các DNN&V vẫn là điều mong mỏi với các
DNN&V khi chƣa tìm ra phƣơng án huy động vốn hiệu quả cho Quỹ. Kinh
nghiệm của các nƣớc cho thấy, phần lớn các quỹ bảo lãnh tín dụng đều có
một tỷ lệ nhất định từ ngân sách Nhà nƣớc, số còn lại huy động từ khu vực
ngân hàng và các nguồn khác. Trong trƣờng hợp của Việt Nam, chính phủ có
thể cân nhắc một phần vốn hoạt động cho quỹ có thể bố trí tƣ ngân sách Nhà
nƣớc và phần còn lại có thể huy động từ nguồn vốn của các tổ chức nƣớc
ngoài nhƣ JBIC, SNV, UNDP…
- Thứ hai, điều chỉnh chính sách về tài sản thế chấp đối với các khoản
vay. Hiện nay phần lớn các DNN&V không thể vay vốn ngân hàng vì không
có tài sản thể chấp. Do đó nhiều ngân hàng đã cho phép doanh nghiệp dùng
tài sản đƣợc hình thành từ các khoản vay để thế chấp hoặc dùng hàng hóa làm
tài sản thể chấp. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp vẫn không thể đáp ứng đƣợc
yêu cầu này của ngân hàng về tài sản thể chấp. Trong những trƣờng hợp nhất
định, ngân hàng có thể đánh giá tiềm năng và giá trị của các dự án kinh doanh
khả thi để cho vay và cùng với doanh nghiệp giám sát việc thực hiện kế hoạch
kinh doanh đó để giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh. Lúc đó, ngân hàng có
thể coi bản kế hoạch kinh doanh tốt đó nhƣ một tài sản thể chấp có giá trị thay
cho các tài sản khác.
- Thứ ba, mở rộng hình thức tín dụng thuê mua. Mở rộng hình thức
tín dụng thuê mua là giải pháp hữu hiệu giúp các doanh nghiệp khắc phục khó
khăn về vốn để đầu tƣ đổi mới công nghệ, mở rộng quy mô sản xuất kinh
doanh. Với hình thức này, các ngân hàng thƣơng mại tháo gỡ đƣợc tình trạng
“đóng băng” về vốn và đảm bảo an toàn hơn hình thức thế chấp tài sản. Tín
dụng thuê mua là loại hình tín dụng trung gian dài hạn, ngƣời có nhu cầu vay
vốn không nhận tiền mua sắm thiết bị, tài sản cho mình mà nhận trực tiếp tài
96
sản phù hợp với nhu cầu sử dụng. Ngƣời đi thuê sẽ thanh toán bằng tiền thiết
bị đó theo phƣơng thức trả dần và sau một thời hạn sử dụng nhất định có thể
mua lại chính tài sản đó.
Trong điều kiện khủng hoảng kinh tế đƣợc dự báo là sẽ mạnh mẽ hơn
và kéo dài đến hết năm 2009 nhƣ hiện nay, các ngân hàng thƣơng mại gặp rất
nhiều khó khăn trong kinh doanh, việc cho vay vốn trung hạn và dài hạn gặp
khó khăn.
- Thứ tƣ là giải pháp thị trƣờng hóa các khoản nợ. Hiện nay các
DNN&V chiếm dụng vốn lẫn nhau rất nhiều khiến cho nhiều doanh nghiệp
rơi vào tình trạng thiếu vốn giả tạo. Nhiều khi ngân hàng thƣơng mại cũng
phải đeo đẳng các khoản nợ cho vay mà không có cách gì thu hồi vốn trƣớc
ngày đáo hạn hoặc đã quá hạn. Vì thế, nhiều nhà kinh tế cho rằng trong nền
kinh tế Việt Nam, tín dụng danh nghĩa là ngắn hạn nhƣng thực tế nợ phát sinh
kéo dài gần nhƣ trung hạn và dài hạn. Việc thị trƣờng hóa các khoản nợ thực
chất sẽ giúp các DNN&V thoát khỏi tình trạng thiếu vốn do bị chiếm dụng.
Thƣơng phiếu sẽ đƣợc dùng để ghi giá trị các khoản nợ và đƣợc coi là công
cụ tín DNN&Vụng thƣơng mại có tác dụng làm lƣu thông hóa các khoản nợ ở
nhiều nƣớc trên thế giới. Với tờ thƣơng phiếu, khi chủ nợ cần thu hồi vốn
trƣớc ngày đáo hạn họ có thể bán món nợ này cho ngân hàng thƣơng mại dƣới
hình thức chiết khấu. Khi ngân hàng thƣơng mại thiếu hụt vốn có thể bán lại
món nợ này cho ngân hàng Trung ƣơng với hình thức tái chiết khấu. Nhờ đó,
thƣơng phiếu sẽ giúp các doanh nghiệp và các ngân hàng thoát khỏi tình trạng
thiếu hụt vốn triền miên trong kinh doanh và giúp cho nhiều DNN&V vƣợt
qua những khó khăn về tài chính.
- Thứ năm, cần phải tạo ra một “sân chơi bình đẳng” để tất cả các loại
hình doanh nghiệp tuân thủ các thể lệ tín dụng nhƣ nhau và đƣợc hƣởng
những ƣu đãi và điều kiện tín dụng của Nhà nƣớc nhƣ nhau. Về vấn đề này,
cuộc khủng hoảng tài chính ở Mỹ năm qua đã chứng minh một điều quan
97
trọng là phải đảm bảo để tất cả các khoản tín dụng đƣợc thực hiện trên cơ sở
phân tích tài chính, chứ không phải bởi các quyết định chính trị, bao gồm cả
vốn vay cho các DNN&V. Để đảm bảo đƣợc điều đó đòi hỏi các ngân hàng
phải nắm bắt đƣợc các thông tin của khác hàng từ nhiều kênh khác nhau, chấn
chỉnh hệ thống kế toán, đảm bảo khả năng cập nhập số liệu hằng ngày. Ngoài
ra, ngân hàng có thể tƣ vấn cho các DNN&V cách thức xây dựng và thực hiện
kế hoạch kinh doanh khả thi, quản lý tốt đồng vốn. Xóa bỏ đƣợc tình trạng
ngân hàng không giải ngân đƣợc trong khi các DNN&V lại thiếu vốn.
Giải pháp về công nghệ
Trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu sắc nhƣ hiện nay, các DNN&V
Việt Nam sẽ phải giảm bớt sự phụ thuộc của mình vào các nguồn tài nguyên
thiên nhiên trong nƣớc và những sản phẩm dựa trên chi phí lao động thấp, để
chuyển dịch lên trên trong chuỗi giá trị và tránh cái bẫy chi phí lao động thấp
phải có chính sách mới để đảm bảo sự năng động cho nền kinh tế dựa trên cơ
sở tri thức, nâng cao năng lực khoa học công nghệ và đảm bảo liên tục năng
suất chất lƣợng của các sản phẩm và dịch vụ.
- Thứ nhất, tạo áp lực đổi mới công nghệ. Nhà nƣớc phải thực thi các
chính sách nhằm tạo ra áp lực đổi mới công nghệ, tạo thế chủ động trong quan
hệ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp với hàng hóa của các nƣớc khác. Chính
phủ có thể ban hành các chính sách quy định về thời gian, thời hạn đình chỉ
hoạt động đối với DNN&V sử dụng công nghệ cần thay thế, loại bỏ gồm có:
công nghệ các ngành thuộc nhóm sản phẩm cạnh tranh và công nghệ tạo mức
ảnh hƣởng lớn về môi trƣờng.
- Thứ hai, cần có các văn bản pháp luật tạo điều kiện thuận lợi cho các
hoạt động thuê mua tài chính, bán trả góp để các DNN&V thiếu vốn có thể nâng
cấp máy móc thiết bị tốt hơn. Cho thuê tài chính cho phép các DNN&V tiếp cận
đƣợc công nghệ hiện đại chỉ với một hợp đồng cho thuê tài chính thay vì phải bỏ
ra một khoản tài chính khổng lồ. Sau khi ký hợp đồng, DNN&V sẽ lựa chọn cho
98
mình nững công nghệ hợp lý nhất và tiến hành thuê theo từng kỳ. Trong giai
đoạn này, các DNN&V sẽ nhận đƣợc những lời khuyên về việc áp dụng công
nghệ nào là phù hợp từ các công ty cho thuê có nhiều kinh nghiệm chọn thiết bị ,
đánh giá tình hình. Nhƣ vậy DNN&V vẫn có cơ hội áp dụng những công nghệ
hiện đại vào sản xuất kinh doanh trong điều kiện eo hẹp về vốn.
Cho thuê tài chính cũng giúp cho các DNN&V tránh đƣợc tình trạng “
mắc kẹt” trong công nghệ. Nếu nhƣ các DNN&V bỏ ra một khoản tài chính
không nhỏ đầu tƣ vào công nghệ thì khi có những biến động nào đó họ sẽ không
có cơ hội thay đổi, điều này đặc biệt hay xảy ra trong thời đại khoa học kỹ thuật
phát triển hết sức mạnh mẽ nhƣ hiện nay, công nghệ rất nhanh chóng bị lạc hậu,
vòng đời công nghệ ngày càng bị rút ngắn. Nừu các doanh nghiệp dùng một
khoản tài chính lớn đầu tƣ vào công nghệ và với tình trạng thiếu vốn và quản lý
của các DNN&V Việt Nam hiện nay thì họ sẽ có nguy cơ lạc hậu, kết quả là sản
phẩm làm ra không đủ sức cạnh tranh. Trong khi đó, máy móc thiết bị chƣa khấu
hao hết và họ lại rơi vào tình trạng “mắc kẹt” trong công nghệ.
Kinh nghiệm của một số nƣớc trong vấn đề này là họ mở cửa thị trƣờng
cho máy móc thiết bị cũ nhằm thu hút kỹ thuật từ nƣớc ngoài, nhƣng họ chỉ
chấp nhận miễn thuế cho những thiết bị phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế
đƣợc xác định cho từng thời kỳ. Vì vậy, chúng ta nên áp dụng giống nhƣ họ
để giúp các DNN&V nâng cao năng lực sản xuất của mình một cách tiết kiệm
hơn mà không biến đất nƣớc thành một “bãi rác công nghệ”.
Ngoài ra, nhà nƣớc cần đẩy mạnh việc hỗ trợ về công nghệ cho các
DNN&V nhƣ thông tin về thị trƣờng công nghệ, các thông tin trợ giúo về mặt
kỹ thuật, đào tạo … để các DNN&V chọn lựa đƣợc công nghệ thích hợp
- Thứ ba, nâng cao chất lƣợng các dự án đầu tƣ đổi mới công nghệ.
Hiện nay phần lớn các DNN&V ở nƣớc ta đang gặp phải một thực tế là mặc
dù đã tiến hành đầu tƣ nhƣng giá thành, chất lƣợng chƣa đƣợc cải thiện, hoặc
đầu tƣ quá lớn, không sử dụng hết công suất, vƣợt quá khả năng trả nợ của
99
doanh nghiệp. Nhƣ vậy để nâng cao chất lƣợng các dự án đầu tƣ đổi mới công
nghệ, cần phải tiến hành một số vấn đề sau:
+ Phải làm tốt khâu nghiên cứu thị trƣờng, từ đó xác định nhu cầu
đổi mới công nghệ. Phân tích đối thủ hiện tại và tiềm năng để dự đoán đƣợc
công nghệ mới đi đôi với các sản phẩm thay thế tiềm ẩn.
+ Phân tích thực trạng công nghệ của doanh nghiệp.
+ Xác định rõ mục tiêu cụ thể của dự án đầu tƣ đổi mới công nghệ
để có giải pháp phù hợp
- Thứ tƣ, thay đổi phƣơng thức hỗ trợ vốn phát triển công nghệ. Trƣớc
đây, các DNN&V thƣờng chỉ sử dụng phƣơng thức vay tín dụng với các điều
kiện thế chấp, tín chấp. Phƣơng thức này vừa hạn chế khả năng huy động vốn
tín dụng ngân hàng của các DNN&V, lại vừa tạo ra khe hở. Do đó, phải đa
dạng hóa các phƣơng thức hỗ trợ để giải quyết thông suốt trong khâu chuyển
giao vốn đầu tƣ tín dụng nhà nƣớc tới DNN&V. Các phƣơng thức này bao
gồm:
+ Hình thành quỹ nghiên cứu triển khai, chuyển giao thiết bị công nghệ
trên cơ sở sử dụng một bộ phận chi ngân sách cho nghiên cứu khoa học - công
nghệ doanh nghiệp. Nguồn vốn từ Quỹ này sẽ hỗ trợ cho hoạt động nghiên
cứu triển khai, chuyển giao công nghệ, tổ chức nghiên cứu khoa học - công
nghệ cho DNN&V.
+ Ứng dụng, phát triển mô hình Nhà nƣớc tổ chức hoạt động thu, đổi
thiết bị công nghệ cũ, bán trả góp thiết bị công nghệ mới cho DNN&V. Theo
phƣơng thức này, hệ thống ngân hàng thƣơng mại sẽ tài trợ vốn trả góp cho
các đơn vị thƣơng mại thiết bị công nghệ và các đơn vị thƣơng mại giao dịch
trực tiếp với các DNN&V với hai nội dung: thu mua thiết bị cũ và bán trả góp
thiết bị mới.
3.3.2.2. Giải pháp về quản lý và nguồn nhân lực
100
Thiết lập hệ thống giáo dục đào tạo và nâng cao kỹ năng cho các giám
đốc và nhà quản lý DNN&V
Hiện nay, số lƣợng các DNN&V ở nƣớc ta đang tăng lên rất nhanh
chóng. Họ tham gia ở tất cả các lĩnh vực. Bên cạnh đó, môi trƣờng kinh doanh
luôn luôn thay đổi. Do vậy, đào tạo và quản lý là một quá trình tiếp diễn liên
tục và nhu cầu đào tạo quản lý cũng khác nhau ở những thời điểm khác nhau.
Vì vậy, cần có một hệ thống các trung tâm đào tạo chuyên nghiệp để có thể
đáp ứng tất cả các nhu cầu và mục tiêu của từng đối tƣợng nhà quản lý. Hệ
thống giáo dục chuyên nghiệp có thể là hệ thống các trƣờng đào tạo quản lý
cấp Trung ƣơng, rồi sau đó đào tạo lại ở các địa phƣơng:
+ Tiến hành cung cấp các chƣơng trình đào tạo và nâng cao kỹ năng
cho giám đốc DNN&V trong những lĩnh vực mà các trung tâm ở cấp trung
ƣơng chƣa cung cấp.
+ Tổ chức các khóa đào tạo cho các cán bộ mới bƣớc vào kinh doanh ở
các tỉnh, thành phố.
+ Cung cấp hỗ trợ về đào tạo quản lý và đào tạo nghề cho DNN&V ở
địa phƣơng đó.
Để thực hiện hệ thống này, trong ngắn hạn cần tạo cơ sở vật chất và
trung tâm hỗ trợ DNN&V và các trung tâm quản trị kinh doanh đảm nhiệm
việc cung cấp các khóa đào tạo ở cấp trung ƣơng, phối hợp với trung tâm hỗ
trợ DNN&V của phòng thƣơng mại côn nghiệp, Cục DNN&V thuộc Bộ Kế
hoạch và Đầu Tƣ. ở cấp địa phƣơng, việc thực hiện các khóa đào tạo sẽ đƣợc
giao cho các trung tâm hỗ trợ doanh nghiệp sẵn có thuộc các hiệp hội, đoàn
thể cấp tỉnh, cấp huyện.
Nội dung của các chƣơng trình đào tạo, bao gồm: nhóm kiến thức nhằm
trang bị cho chủ doanh nghiệp những hiểu biết khái quát và hệt thống, hỗ trợ
họ phá triển chiến lƣợc và kế hoạch kinh doanh; nhóm các chƣơng trình giúp
giám đốc doah nghiệp tăng cƣờng khả năng tổ chức kinh doanh của họ; nhóm
101
tiếp theo hỗ trợ các giám đốc doanh nghiệp tiếp cận phƣơng pháp quản lý
hiện đại nhằm cải thiện khả năng quản lý và năng suất lao động
Phƣơng pháp đào tạo quản lý cho doanh nghiệp. Hầu hết các phƣơng
pháp đào tạo quản lý cho doanh nghiệp đều mang tính tƣ duy cũ, thụ động và
cần phải thay thế bằng một hệ thống phƣơng pháp mới tập trung vào phát huy
tính sáng tạo của học viên. Các phƣơng pháp này bao gồm đạo tạo thông qua
tình huống thực tế (case study); làm việc nhóm để giải quyết một vấn đề phức
tạp … để các học viên có thể học hỏi lẫn nhau. Những phƣơng pháp này sẽ
giúp học viên nâng cao khả năng quản lý phù hợp với thực tế
Hỗ trợ tài chính cho đào tạo và đào tạo lại giám đốc, các nhà quản lý
DNN&V
Để hỗ trợ càng sớm càng tốt hệ thống đào tạo cho các nhà quản lý
DNN&V nhằm đáp ứng nhu cầu cấp thiết trong hiện tại và tƣơng lai, hỗ trợ
tài chính từ phía Nhà nƣớc là rất cần thiết. Các hỗ trợ tài chính này sẽ đƣợc sử
dụng vào các yếu tố quan trọng khác nhau của khóa đào tạo, và tùy vào điều
kiện từng địa phƣơng.
3.3.2.3. Giải pháp về tên tuổi thương hiệu và tiếp cận thị trường
Tổ chức các kênh thông tin thƣơng mại hiệu quả đến doanh nghiệp và
tổ chức tuyên truyền thƣơng hiệu.
Tìm kiếm và xử lý thị trƣờng để nắm bắt các cơ hội kinh doanh là khâu
yếu kém nhất của các DNN&V Việt Nam hiện nay. Bên cạnh đó, việc cung cấp
thông tin từ phía các cơ quan chức năng chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu thực tế
của doanh nghiệp khi chƣa có những thông tin chuyên sâu cho doanh nghiệp để
giúp họ đƣa ra các quyết định kinh doanh của mình. Chúng ta có thể học tập
các nƣớc nhƣ Mỹ, Hàn Quốc, Nhật… tổ chức dịch vụ nghiên cứu thông tin
theo yêu cầu của doanh nghiệp. Các cơ quan chức năng cần xem xét, tăng
cƣờng hoạt động của các kênh thông tin thƣơng mại để chúng hoạt động thật sự
hiệu quả, đem đến cho doanh nghiệp những thông tin cần thiết, kiph thời.
102
Chúng ta nên thành lập nhiều hơn nữa những sàn giao dịch điện tử có
uy tín cao để các doanh nghiệp có cơ hội trƣng bày, giới thiệu sản phẩm trên
internet. Đây sẽ là đầu mối cung cấp thông tin thị trƣờng, đối tác, sản phẩm và
là nơi hỗ trợ giao dịch trực tuyến cho phép các doanh nghiệp tham gia đam
phán, ký kết hợp đồng, thực hiện nhiệm vụ xúc tiến thƣơng mại và phát triển
thƣơng mại. Phƣơng pháp giao dịch này mang lại cho doanh nghiệp sẽ giúp
cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam tiếp cận thị trƣờng rộng lớn và
ngƣời tiêu dùng rộng lớn, sử dụng công nghệ giao dịch hiệu quả với những
thông tin chi tiết, sinh động, mà không bị giới hạn về không gian, đồng thời
giảm đƣợc chi phí quảng cáo, giao dịch. Tuy nhiên, để tạo ra các sàn giao
dịch kiểu này, các doanh nghiệp phải đủ năng lực xuất khẩu và các DNN&V
cũng phải cam kết về khả năng cung cấp hàng theo nhƣ hợp đồng để từng
bƣớc nâng cao chất lƣợng của các sàn giao dịch điện tử này.
Hàng năm, Cục sở hữu trí tuệ nên có thông báo tƣơng tự nhƣ niên giám
để công bố tất cả những nhãn hiệu, kiểu dáng, mẫu mã đã đăng ký trong năm
đó. Hiện nay, có một thực tế là nhiều doanh nghiệp muốn biết về các nhãn
hiệu đã đăng ký trƣớc nhãn hiệu của mình để tránh trung lặp thì không thể tìm
đƣợc nguồn thông tin. Vì thế, các cơ quan chức năng nên công bố rộng rãi các
thông tin này để tạo điều kiện tìm hiểu thông tin về đăng ký nhãn hiệu cho các
DNN&V.
Một vấn đề hết sức cấp thiết là Nhà nƣớc nên bỏ tiền và mời các
chuyên gia tổ chức ngay những đợt tập huấn rộng rãi cho các DNN&V xuất
khẩu về luật sở hữu công nghệ, xây dựng và bảo vệ thƣơng hiệu trên thị
trƣờng trong nƣớc và nƣớc ngoài. Bởi vì thực tế hiện nay, các doanh nghiệp
chỉ quan tâm tới làm thế nào để có nhiều khách hàng, và xuất khẩu với số
lƣợng lớn mà không chú trọng đến việc xây dựng thƣơng hiệu, cũng nhƣ bảo
vệ sản phẩm của mình theo luật sở hữu công nghiệp.
Hỗ trợ DNN&V trong việc xây dựng, quảng bá thƣơng hiệu ở nƣớc ngoài
103
Để hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng và quản bá thƣơng hiệu thì xúc tiến
thƣơng mại là một hoạt động rất quan trọng. Để thực hiện các biện pháp này,
các cơ quan chức năng cần:
- Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến thƣơng mại của
các tổ chức xúc tiến thƣơng mại cho DNN&V nhƣ:
+ Tổ chức các đoàn doanh nghiệp ra nƣớc ngoài hoặc từ nƣớc ngoài
vào Việt Nam nghiên cứu, khảo sát thị trƣờng.
+ Tìm kiếm bạn hàng và cơ hội kinh doanh
+ Tổ chức hoặc tham gia hội chợ triển lãm thƣơng mại ở trong nƣớc và
nƣớc ngoài
+ Quảng cáo hàng hóa
+ Phát triển thông tin thƣơng mại
- Tăng cƣờng các hoạt động xúc tiến thƣơng mại ở nƣớc ngoài.
Tăng cƣờng cử cán bộ để tổ chức các hoạt động xúc tiến thƣơng mại,
khuyến khích các doanh nghiệp đặt cơ sở ở nƣớc ngoài dƣới các hình thức
thích hợp nhƣ đại diện thƣờng trú, văn phòng liên lạc, đại diện ủy thác để tiến
hanh xuất khẩu
- Thành lập quỹ hỗ trợ xúc tiến thƣơng mại
- Nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ kinh doanh xuất nhập khẩu và
hoạt động xúc tiến thƣơng mại
- Tổ chức cung cấp thông tin phục vụ cho hoạt động xuất khẩu của
doanh nghiệp và yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên cơ sở kết quả điều
tra, dự báo.
104
KẾT LUẬN
Ở một quốc gia đang phát triển và chuyển đổi kinh tế mạnh mẽ nhƣ
Việt Nam, thì khu vực DNN&V, điển hình là các DNN&V xuất khẩu ngành
hàng nông thủy sản còn đƣợc khẳng định với vai trò hết sức quan trọng trong
chiến lƣợc phát triển quốc gia. Đó là: xóa bỏ đói nghèo, chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nông thôn, tạo sự cân bằng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế của đất
nƣớc, tạo ra sự phát cân bằng cho nền kinh tế và xã hội. Tuy nhiên, trong bối
cảnh kinh tế đang chịu những tác động mạnh mẽ, có những mối đe dọa
nghiêm trọng tới toàn ngành xuất khẩu nông thủy sản và đặc biệt là khu vực
DNN&V còn non yếu về nhiều mặt này.
Nhƣ vậy, tất cả các quốc gia trong đó có Việt Nam phải nâng cao nâng
cao năng lực cạnh tranh cho các DNN&V để khu vực doanh nghiệp này để
hạn chế thấp nhất những bất lợi cho các DNN&V khi hội nhập với thị trƣờng
quốc tế. Điều này đòi hỏi Chính phủ phải xây dựng một chiến lƣợc có tầm
nhìn dài hạn để phát triển cho khu vực các doanh nghiệp xuất khẩu hàng nông
thủy sản ra nƣớc ngoài, để từ đó đẩy mạnh tăng trƣởng kim ngạch xuất khẩu
ngành hàng nông thủy sản và thực hiện những mục tiêu phát triển quốc gia.
Mặc dù chiến lƣợc đƣợc thiết lập trong dài hạn, nhƣng trong bối cảnh kinh tế
hiện nay, những biến động kinh tế thƣờng xuyên diễn ra, đặc biệt là cuộc
khủng hoảng tài chính toàn cầu đang đƣợc dự báo là sẽ kéo dài đến hết năm
2009 sẽ khiến cho cả nền kinh tế thế giới lao đao và làm giảm mạnh kim ngạch
xuất khẩu hàng nông thủy sản Việt Nam, nên em cũng phân tích những thực
trạng cũng nhƣ những giải pháp hiện thời nằm trong chiến lƣợc để thích nghi
một cách linh hoạt với những sự biến động kinh tế đang và sẽ diễn ra.
Để thực hiện thành công chiến lƣợc, phải có sự phối hợp chặt chẽ cả từ
phía các DNN&V và về phía Nhà nƣớc, nhƣng những tác động từ phía Nhà
nƣớc để hỗ trợ và tạo môi trƣờng thuận lợi cho các DNN&V hoạt động là
quan trọng hơn và yêu cầu phải đƣợc thực hiện một cách kịp thời, nhanh
chóng. Vì thế, trong bài viết này, em chỉ cố gắng đƣa ra những giải pháp
105
nhằm hoàn thiện chiến lƣợc vĩ mô từ phía Chính Phủ để tạo ra điều kiện thuận
lợi giúp khu vực DNN&V từng bƣớc phát triển
106
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phạm Lan Anh (2000), “ Quản lý chiến lược”, NXB KHKT, TP Hồ Chí
Minh.
2. Arikko (2004), “Sự quốc tế hóa các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt
Nam”, chƣơng trình giảng dạy tại trƣờng ĐH Kinh tế Stockholm.
3. Đỗ Đức Bình, Nguyễn Thƣờng Lạng (2004), “Giáo trình Kinh tế quốc
tế”, NXB KHKT, Hà Nội
4. Bộ NN & PTNT - Viện Kinh tế nông nghiệp (2002). “Kỷ yếu khoa học
nghiên cứu kinh tế NN & PTNT (1986-2005)”, NXB Nông nghiệp, Hà
Nội.
5. Bộ Thủy sản (2006), “Chương trình phát triển xuất khẩu thủy sản đến
năm 2010 và tầm nhìn 2020”, Hà Nội.
6. Bộ Thủy sản, Viện kinh tế và Quy hoạch thuỷ sản (2003), “Quy hoạch
tổng thể phát triển ngành thủy sản đến năm 2010 và định hướng đến
năm 2020 báo cáo tóm tắt”, Hà Nội.
7. Bộ Kế hoạch & Đầu tƣ, Cục phát triển Doanh nghiệp nhỏ và vừa
(2008), “Báo cáo thường niên doanh nghiệp nhỏ và vừa”.
8. Trần Xuân Châu (2003), “Phát triển nền nông nghiệp hàng hóa ở Việt
Nam - Thực trạng và giải pháp”, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
9. Đỗ Văn Hải (1998), “Nghiên cứu định hướng chiến lược phát triển
DNN&V ở Việt Nam đến hết năm 2010”, Đề tài nghiên cứu khoa
học, Bộ Kế hoạch & Đầu tƣ.
10. Đào Xuân Huy (2004). “Chiến lược kinh doanh trong toàn cầu hóa
kinh tế”, NXB Thống kê, Hà Nội.
11. Cao Bá Khoát (2003), “Tên doanh nghiệp - Thực trạng và giải
pháp”, Đề tài nghiên cứu khoa học, Bộ Kế hoạch & Đầu tƣ, Hà Nội.
12. Phạm Chi Lan, Claudio Dordi và các tác giả khác (2008), “Đánh
giá tác động tổng thể khi Việt Nam trở thành thành viên của WTO
107
đến xuất nhập khẩu và các thể chế”, Bộ Công thƣơng phối hợp với
ủy ban Châu Âu.
13. Vũ Chí Lộc (2004), “Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa của
Việt Nam sang thị trường Châu Âu”, NXB Lý luận chính trị, Hà Nội.
14. Bùi Xuân Lƣu (1987). “Giáo trình kinh tế ngoại thương”, NXB
Giáo Dục, Hà Nội.
15. Nguyễn Thị Thanh Nga (2005), “Chiến lược xuất khẩu nông sản
đến năm 2010’’, Luận văn thạc sĩ kinh tế, trƣờng ĐH Ngoại Thƣơng,
Hà Nội.
16. Lê Võ Thanh (2002), “Xuất khẩu hàng nông sản trong chiến lược
đẩy mạnh xuất khẩu của Việt Nam”, Luận án tiến sĩ kinh tế, trƣờng
ĐH Ngoại Thƣơng, Hà Nội.
17. Tô Đình Thái (2004), “Nghiên cứu một số vấn đề lý luận và thực
tiễn làm cơ sở để để xây dựng chiến lược hỗ trợ phát triển DNN&V
Việt Nam từ năm 2004 đến hết 2010”, Cục phát triển doanh nghiệp
nhỏ và vừa, Bộ Kế hoạch & Đầu tƣ.
18. Trung tâm Thông tin phát triển Nông nghiệp nông thôn (2008), Báo
cáo thƣơng mại nông sản Việt nam sau 2 năm gia nhập WTO.
19. Tạp chí kinh tế và dự báo số 4/2004.
20. Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam VASEP,
21. Trung tâm tin học thủy sản, Bộ Nông nghiệp và PTNT
22. Trung tâm Thông tin phát triển Nông nghiệp nông thôn, Viện Chính
sách và Chiến lƣợc PTNNT, Bộ Nông nghiệp và PTNT,
23. Thời báo kinh tế Việt Nam,
24. Tin nhanh Việt Nam,
25. Tổ chức Nông Lƣơng Thế giới FAO,
26. Tổng cục thống kê,
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 4721_934.pdf