Các công ty xuyên quốc gia Nhật Bản đang ngày càng phát triển và mở rộng
phạm vi hoạt động, phạm vi ảnh hưởng trên khắp thế giới. Các yếu tố của môi
trường bên trong (như điều kiện tự nhiên, tình hình đồng yên lên giá, tình trạng
thiếu lao động và những chính sách thúc đẩy của Chính phủ Nhật Bản) cùng với
những yếu tố của môi trường bên ngoài (toàn cầu hóa, tình hình khu vực, cách
mạng khoa học công nghệ ) đã góp phần không nhỏ tác động đến quyết định đầu
tư ra nước ngoài của các TNCs.
Các chiến lược hoạt động tiêu biểu của TNCs Nhật Bản đã được phân tích
gồm: chiến lược mạng lưới hóa, chiến đa dạng hóa cơ cấu sản xuất kinh doanh,
chiến lược tăng cường sáp nhập và chiến lược địa phương hóa cơ sở sản xuất. Chiến
lược mạng lưới hóa đã xây dựng được cho TNCs Nhật Bản một hệ thống chi nhánh
rộng khắp trên thế giới, giúp tiến hành kinh doanh và chiếm lĩnh thị trường toàn cầu.
Chiến lược đa dạng hóa kinh doanh là phương thức để các TNC phòng tránh rủi ro
trong kinh doanh cũng như từng bước thâm nhập lĩnh vực, ngành nghề mới. Hiện
các TNC Nhật Bản có cơ cấu kinh doanh với rất nhiều ngành nghề, trong đó chú
trọng hơn hết vào ngành công nghiệp chế tạo. Chiến lược tăng cường sáp nhập cũng
được các TNC ưa chuộng trong thời gian gần đây, với mức chi phí và số lượng
TNCs tham gia M&A tăng nhanh qua các năm. Và một chiến lược được hầu hết
TNCs lựa chọn đó là chiến lược địa phương hóa cơ sở sản xuất. Với chiến lược này,
các doanh nghiệp của Nhật ngày càng thành công hơn tại thị trường nước ngoài do
những nỗ lực hòa nhập địa phương. Mỗi chiến lược được TNCs Nhật Bản thực hiện
trong những điều kiện và hoàn cảnh riêng với đối sách riêng, nhưng có thể nói, một
TNC trong quá trình hoạt động của mình đều cố gắng phối hợp các chiến lược hiệu
quả, nhằm tăng khả năng cạnh tranh, tăng doanh thu, lợi nhuận và tầm ảnh hưởng
của mình.
90 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2795 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Chiến lược hoạt động của các công ty xuyên quốc gia nhật bản và một số gợi ý đối sách cho Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n cho chính Tập đoàn Canon hoặc
đang cung cấp những linh kiện, phụ tùng cho doanh nghiệp Nhật Bản khác tại Việt
Nam và khu vực.
Thứ hai, về chiến lược đa dạng hóa kinh doanh:
Nếu nhƣ trên thế giới, TNCs Nhật tiến hành đa dạng hóa theo chiều ngang,
chiều dọc và hỗn hợp, thì ở Việt Nam, TNCs Nhật lại chủ yếu chỉ dùng liên kết
ngang, tức là đa dạng hóa các mặt hàng trên cơ sở một lĩnh vực chủ chốt mà họ có
thế mạnh. Nhƣ công ty Toyota Việt Nam không chỉ là nhà sản xuất có tỷ lệ nội địa
hóa cao nhất tại Việt Nam mà còn là doanh nghiệp sản xuất ô tô duy nhất ở Việt
Nam xuất khẩu phụ tùng, linh kiện ô tô. Ngay từ năm 2004, với việc khai trƣơng
Khóa luận tốt nghiệp
61
Trung tâm xuất khẩu Toyota, Toyota Việt Nam đã mở rộng hoạt động sang lĩnh vực
xuất khẩu phụ tùng tới các nƣớc trong mạng lƣới Toyota toàn cầu với các sản phẩm
xuất khẩu chủ yếu là: ăng ten, van điều hòa khí xả, bàn đạp chân ga. Hiện nay các
sản phẩm này đƣợc xuất sang những nƣớc nằm trong dự án IMV toàn cầu của
Toyota. Kim ngạch xuất khẩu phụ tùng hàng năm của Toyota Việt Nam đạt trung
bình 20 triệu USD. Theo kế hoạch, kim ngạch xuất khẩu của hãng sẽ đạt gần 30
triệu USD trong năm 2009.
Thứ ba, chiến lược tăng cường sáp nhập:
Thực sự chiến lƣợc tăng cƣờng sáp nhập chƣa đƣợc triển khai tại Việt Nam.
Vụ mua lại và sáp nhập đầu tiên và duy nhất tính đến thời điểm này của TNCs Nhật
Bản là vụ công ty bảo hiểm Dai-ichi mua lại Bảo Minh CMG. Có thể dễ hiểu điều
này vì các doanh nghiệp Việt Nam chƣa đủ lớn mạnh và hấp dẫn đối với những nhà
đầu tƣ Nhật Bản và còn gặp một vài vƣớng mắc trong vấn đề hành chính. Để tiến
hành mua lại và sáp nhập thì đòi hỏi công ty bị mua phải có một hệ thống sản xuất,
phân phối cũng nhƣ những giá trị thƣơng hiệu nổi bật, có lẽ điều này ở các doanh
nghiệp Việt Nam còn rất yếu kém. Do đó, khi xét về chi phí thì TNCs Nhật Bản
quyết định đầu tƣ mới sẽ tối ƣu hơn so với M&A.
Thứ tư, chiến lược địa phương hóa cơ sở sản xuất
Các TNC Nhật Bản là những doanh nghiệp rất giỏi trong việc dẫn đầu thị
trƣờng Việt Nam, có lẽ bởi họ đã biết cách thâm nhập và hòa nhập với môi trƣờng
của nƣớc chủ nhà. Có rất nhiều doanh nghiệp Nhật Bản đã thành công nhờ đánh giá
đúng và tôn trọng vai trò của chiến lƣợc địa phƣơng hóa. Một ví dụ tiêu biểu là
doanh nghiệp VinaAcecook. Có lẽ cái tên gọi đầy đủ của doanh nghiệp cũng đã cho
thấy sự tôn trọng của họ về Việt Nam và văn hóa ẩm thực của đất nƣớc mà họ đặt
nhà máy sản xuất từ năm 1993, khi mà gói mì ăn liền chƣa thực sự là một thực
phẩm phổ biến nhƣ ngày nay. Ngay từ khi mới bƣớc chân vào Việt Nam, Acecook –
tập đoàn kinh doanh mì ăn liền đứng thứ tƣ Nhật Bản, đã áp dụng một phƣơng châm
hành xử theo hƣớng một công ty xuyên quốc gia cần phải luôn thích ứng với nhu
cầu của cƣ dân bản địa. Với tâm niệm, văn hóa ẩm thực Việt Nam rất phong phú,
Khóa luận tốt nghiệp
62
nên họ có riêng một phòng ban chuyên đi tất cả các tỉnh để thƣởng thức món ăn, thu
thập những đặc sản và bí quyết đƣợc lƣu truyền trong dân gian. Bên cạnh những sản
phẩm mang khẩu vị nƣớc ngoài nhƣ mì Kim chi, mì Lẩu thái, mì Hoành thánh,..
luôn có phở, miến và bún của Việt Nam. Quyết tâm đạt đƣợc yếu tố thuần Việt càng
thể hiện rõ khi những cái tên đầu tiên mà hãng sử dụng cho sản phẩm có vẻ “hƣớng
ngoại” nhƣ Modern, Good… đã dần đƣợc “Việt hóa” bằng những tên gọi gần gũi
hơn nhƣ Hảo hảo, Số Zách, Đệ nhất…
2. Những tác động từ hoạt động của TNCs Nhật Bản tới Việt Nam:
2.1. Cung cấp nguồn vốn quan trọng cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước
Việt Nam tiến hành công nghiệp hóa trong điều kiện tích lũy trong nƣớc còn
thấp, nhu cầu lớn về vốn đòi hỏi phải khai thác cả trong và ngoài nƣớc dƣới mọi
hình thức. FDI do ƣu thế nổi trội của nó là nguồn vốn không gây nợ, TNCs tự
nguyện đầu tƣ và đằng sau vốn là thiết bị và công nghệ để thực hiện dự án, đang trở
thành nguồn vốn nƣớc ngoài quan trọng nhất đối với các nƣớc đi sau, xuất phát
điểm thấp nhƣ Việt Nam.
Chiến lƣợc hoạt động của TNCs Nhật Bản tại Việt Nam đóng vai trò quan
trọng thúc đẩy sự tăng trƣởng và phát triển kinh tế. Hơn 15 năm qua, Nhật Bản luôn
đứng trong hàng ngũ 10 nƣớc có đầu tƣ trực tiếp vào Việt Nam lớn nhất. Quan
trọng hơn, các dự án đầu tƣ của Nhật lại luôn tỷ lệ vốn thực hiện rất cao, khoảng
trên 70%.
Nhờ có nguồn vốn đầu tƣ của Nhật, nhiều nguồn lực trong nƣớc ngày càng giữ
vai trò quan trọng trong tổng đầu tƣ xã hội: vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, vốn của các
doanh nghiệp trong nƣớc và vốn nhàn rỗi của nhân dân theo hiệu ứng dây chuyền,
có thể đƣợc khơi dậy để đầu tƣ, nâng cao khả năng cạnh tranh ngay trên thị trƣờng
nội địa hoặc để phát triển các lĩnh vực sản xuất – dịch vụ đáp ứng nhu cầu của
doanh nghiệp có vốn nƣớc ngoài hoặc của ngƣời tiêu dùng nƣớc ngoài. Hơn nữa,
với sự hiện diện của nguồn vốn này, nhà nƣớc có thể chủ động hơn trong việc bố trí
Khóa luận tốt nghiệp
63
lại cơ cấu đầu tƣ, giành nhiều vốn ngân sách cho đâu tƣ xây dựng hạ tầng kinh tế xã
hội.
Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài là khoản đầu tƣ không gây nợ. Việc xem xét và
thông qua một dự án đầu tƣ đòi hỏi rất công phu cả từ hai phía để tránh cho hai bên
những thiệt hại không đáng có và do đó, nó là những chƣơng trình đầu tƣ thƣờng
đƣợc cân nhắc kỹ lƣỡng và khi đã quyết định đầu tƣ thì không phải lúc nào muốn là
có thể rút ra ngay đƣợc. Đây là điểm khác biệt giữa đầu tƣ trực tiếp với đầu tƣ gián
tiếp. Với ý nghĩa to lớn của đầu tƣ trực tiếp trong việc cung cấp nguồn vốn, TNCs
Nhật Bản hỗ trợ tích cực cho quá trình thực hiện công nghiệp hóa và chuyển sang
nền kinh tế thị trƣờng mở cho Việt Nam. Nói cách khác, nguồn vốn của TNCs Nhật
Bản là nguồn bổ sung vốn quan trọng, tích cực, không gây nợ và có lợi nhất, xét cả
về ngắn hạn và dài hạn.
2.2. Giải quyết công ăn việc làm và phát triển nguồn lao động
Các dự án đầu tƣ Nhật Bản đã góp phần tạo việc làm, nâng cao năng lực đội
ngũ cán bộ và tăng thu nhập cho ngƣời dân Việt Nam. Trƣớc hết, cần phải nói rằng
sự phát triển những ngành sản xuất mới đã tạo ra nhiều cơ hội tìm kiếm việc làm
cho ngƣời dân Việt Nam. Tính đến tháng 6/2006, có khoảng gần 1300 doanh nghiệp
Nhật Bản đăng ký đầu tƣ vào Việt Nam, trong đó có khoảng trên 30 TNCs lớn hàng
đầu Nhật Bản có dự án đầu tƣ rất lớn tại Việt Nam, các doanh nghiệp có FDI Nhật
Bản cũng tạo đƣợc hơn 85.056 việc làm, góp phần làm dịu bớt mâu thuẫn giữa lực
lƣợng lao động đông đảo với nhu cầu lao động ở Việt Nam đồng thời đóng góp
đáng kể vào sự phát triển kinh tế - xã hội.
Bên cạnh vai trò tạo việc làm trực tiếp, khu vực FDI còn tạo ra việc làm gián
tiếp với số lƣợng lớn hơn nhiều so với số lƣợng việc làm trực tiếp mà nó tạo ra. Đặc
biệt, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp chế
biến nông sản thƣờng tạo ra nhiều việc làm gián tiếp. Theo ngân hàng thế giới thì 1
lao động trực tiếp ở khu vực FDI tạo việc làm cho 2-3 lao động gián tiếp theo sau.
Khóa luận tốt nghiệp
64
Điều kiện lao động trong các hoạt động của TNCs cũng rất tốt. Điều này đƣợc
phản ánh trong trang thiết bị lao động hiện đại, đảm bảo lao động tốt và ngƣời lao
động có nhiều cơ hội để tiếp cận với trình độ phát triển của khoa học công nghệ thế
giới. Mặt khác, thu nhập của ngƣời lao động trong các doanh nghiệp Nhật bản
thƣờng cao nên họ có thể tái sản xuất sức lao động, cải thiện điều kiện làm việc và
nâng cao chất lƣợng sống.
TNCs Nhật Bản cũng thực hiện nhiều chƣơng trình đào tạo cho cán bộ kỹ
thuật, nhà quản lý và công nhân. Các chƣơng trình đào tạo đƣợc thực hiện rất đa
dạng: đào tạo tại chỗ, gửi học viên sang các công ty chi nhánh ở nƣớc ngoài hoặc
một số trƣờng đại học của TNCs. Ngoài ra, trƣớc sức ép chất lƣợng lao động, nhu
cầu tuyển việc làm và thu nhập, điều kiện lao động hấp dẫn đã kích thích một cách
gián tiếp cho việc cải cách giáo dục và cũng là động lực mạnh mẽ cho việc tích cực
học tập của giới trẻ hiện nay.
2.3. Góp phần tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phát triển khoa học
công nghệ
Thông qua chuyển giao công nghệ, liên doanh, liên kết, phát triển các ngành
công nghiệp phụ trợ.. TNCs Nhật Bản đã góp phần tạo ra nhiều ngành công nghiệp
mới mà trƣớc kia Việt Nam chƣa có, mặc dù sự hiện diện của TNCs là để khai thác
tài nguyên và sử dụng nhiều lao động rẻ của Việt Nam theo yêu cầu của sự chuyển
dịch cơ cấu sản xuất – kinh doanh trên quy mô toàn cầu của chúng. Cũng vì thế,
công nghệ mà TNCs Nhật Bản chuyển giao tuy không phải là công nghệ hiện đại
nhất của họ nhƣng đối với Việt Nam, thậm chí đối với các nền kinh tế trong khu
vực, đây vẫn là những công nghệ tiên tiến. Công nghệ đƣợc thực hiện trong lĩnh vực
viễn thông, khai thác dầu khí, điện tử… là các công nghệ hiện đại, đã góp phần tạo
ra một bƣớc ngoặt quan trọng trong sự phát triển của các ngành kinh tế quốc dân.
Ngay cả các công nghệ sử dụng nhiều lao động trong các ngành dệt may, giày dép,
chế biến thực phẩm… đã tƣơng đối đồng bộ, thuộc loại phổ cập tiên tiến trong khu
vực. Điều quan trọng hơn là, những thiết bị công nghệ hiện đại từ các doanh nghiệp
có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài đã đặt ra yêu cầu cho các doanh nghiệp trong nƣớc phải
Khóa luận tốt nghiệp
65
đầu tƣ đổi mới công nghệ để tồn tại và phát triển trong điều kiện sự cạnh tranh ngay
trên thị trƣờng nội địa đang ngày càng quyết liệt. Mặt khác, các dự án FDI từ Nhật
Bản đã góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo ra nhƣng ngành mới và công
nghệ mới trong nhiều lĩnh vực nhƣ : khai thác dầu khí, lắp ráp và sản xuất ô tô, xe
máy, bƣu chính viễn thông… Nếu nhƣ trong những năm đầu các TNCs Nhật Bản
hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực khách sạn, du lịch, dầu khí.. thì từ năm 2000 trở đi,
các TNCs tập trung tới 2/3 vào khu vực sản xuất vật chất, nhất là ngành công
nghiệp chế tạo. Đồng thời sự phân bố đầu tƣ theo các vùng đã tạo ra những nguồn
doanh thu và hệ thống các cơ sở vật chất làm giảm dần sự phát triển chênh lệch giữa
các vùng trong cả nƣớc.
2.4. Bước đầu thúc đẩy các doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào các ngành
công nghiệp phụ trợ
Công nghiệp phụ trợ (supporting industries) là khái niệm chỉ toàn bộ những
sản phẩm công nghiệp có vai trò hỗ trợ cho việc sản xuất các thành phẩm chính. Cụ
thể là những linh kiện, phụ liệu, phụ tùng, sản phẩm bao bì, nguyên liệu để sơn,
nhuộm, v.v., và cũng có thể bao gồm cả những sản phẩm trung gian, những nguyên
liệu sơ chế. Sản phẩm công nghiệp phụ trợ thƣờng đƣợc sản xuất với quy mô nhỏ,
thực hiện bởi các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Do đó, trong ngành xe hơi chẳng hạn,
các bộ phận nhƣ đầu máy xe, thân xe, bánh xe... thƣờng không đƣợc kể là công
nghiệp phụ trợ vì chủ yếu do các công ty lớn sản xuất với quy mô lớn. Trong ngành
này, công nghiệp phụ trợ là những linh kiện, những phụ liệu ở cấp thấp hơn đƣợc
cung cấp để sản xuất ra đầu máy xe, thân xe...
Ngoài hiệu quả tạo vốn cho nền kinh tế, thu hút lao động dƣ thừa, các TNCs
Nhật Bản còn góp phần lớn vào việc thúc đẩy công nghiệp phụ trợ tại Việt Nam
phát triển. Nhƣ đã phân tích cơ cấu vốn đầu tƣ theo ngành, các TNCs Nhật Bản chủ
yếu đầu tƣ trong các ngành công nghiệp chế tạo, nhƣ các nhà máy sản xuất ô tô, xe
máy, điện tử… nên khi một lƣợng lớn các doanh nghiệp FDI này tham gia hoạt
động tại Việt Nam, sẽ xuất hiện nhu cầu tất yếu đối với các nguyên liệu, linh kiện
phụ trợ đầu vào. Bởi vậy, nhiều doanh nghiệp Việt Nam ra đời trong các ngành
Khóa luận tốt nghiệp
66
công nghiệp phụ trợ chủ yếu để phục vụ cho hoạt động của các doanh nghiệp FDI.
Những doanh nghiệp sớm hình thành sự liên kết với doanh nghiệp FDI sẽ đƣợc
chuyển giao công nghệ và sẽ phát triển nhanh. Sự liên kết (linkage) này không phải
tự nhiên hình thành mà các công ty công nghiệp phụ trợ phải tỏ ra có tiềm năng
cung cấp linh kiện, phụ liệu với chất lƣợng và giá thành cạnh tranh đƣợc với hàng
nhập.
Tuy nhiên, trƣớc làn sóng đầu tƣ mới của các nhà đầu tƣ Nhật Bản, ngành
công nghiệp phụ trợ ở Việt Nam vẫn chƣa phát triển và chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu
về cung cấp nguyên liệu, phụ tùng. Ở Việt Nam cho đến nay, sản phẩm công nghiệp
phụ trợ chủ yếu do các doanh nghiệp nhà nƣớc sản xuất, phần lớn cung cấp những
sản phẩm có chất lƣợng kém và giá thành cao nên chỉ tiêu thụ đƣợc trong nội bộ
khu vực kinh tế nhà nƣớc. Một bộ phận khác, phần lớn là những sản phẩm công
nghiệp phụ trợ cấp thấp do các hộ kinh doanh cá thể sản xuất nên gặp khó khăn về
vốn, công nghệ. Kết quả điều tra của Tổ chức Xúc tiến thƣơng mại Nhật Bản
(JETRO) đầu năm 2006 cho thấy, ngay cả những địa bàn tập trung các doanh
nghiệp FDI của Nhật Bản với các dự án lớn của TNCs hàng đầu nhƣ Toyota, Honda,
Suzuki, Canon… do tình hình hoạt động kém hiệu quả của các doang nghiệp nội địa,
các doanh nghiệp FDI muốn tăng tỷ lệ nội địa hóa để giảm giá thành sản phẩm
nhƣng rất khó tìm đƣợc nguồn cung cấp công nghiệp phụ trợ đáng tin cậy.
Theo báo cáo tháng 6 / 2006 của VDF, các nhà sản xuất Nhật Bản cho rằng
công nghiệp phụ trợ Việt Nam còn chậm phát triển. Tỷ lệ nội địa hóa của các nhà
sản xuất Nhật Bản tại Việt Nam mới chỉ đạt 22,6% vào năm 2003, trong khi ở
Malaixia và Thái Lan tỷ lệ này là 45% hoặc cao hơn. Còn theo một kết quả khảo sát
ở các doanh nghiệp điện tử trong cả nƣớc cho thấy: Công ty Fujitsu Việt Nam – một
doanh nghiệp FDI lớn có kim ngạch xuất khẩu hàng năm khoảng nửa tỷ USD – phải
nhập khẩu 100% linh kiện phụ tùng và nguyên vật liệu từ nƣớc ngoài; Công ty
Panasonic Việt Nam, Công ty Sanyo Việt Nam chỉ mua đƣợc thùng các tông, xốp
chèn từ các doanh nghiệp Việt Nam; Công ty Canon, mặc dù đã đầu tƣ gần 300
triệu USD xây dựng các nhà máy in rất lớn ở Hà Nội và Bắc Ninh, nhƣng cũng chỉ
Khóa luận tốt nghiệp
67
tìm đƣợc 1 nhà máy cung cấp linh kiện Việt Nam, hơn 30 nhà cung cấp phụ tùng
khác cho Canon là các doanh nghiệp 100% vốn FDI.
Các doanh nghiệp FDI của Nhật Bản rất muốn phối hợp với các nhà cung cấp
trong nƣớc để giảm chi phí sản xuất, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm, nhƣng
rất khó có thể tìm đƣợc nhà cung cấp thích hợp. Đôi khi, họ phải tìm các nhà cung
cấp tiềm năng thông qua niên giám điện thoại hoặc dựa vào các mối quan hệ cá
nhân của nhân viên, nhƣng tiếp cận hàng trăm đơn vị mới tìm đƣợc một nhà cung
cấp đạt yêu cầu. Công nghiệp phụ trợ mặc dù đƣợc coi là nền tảng cấu thành môi
trƣờng thu hút FDI, nhƣng hiện mới đang ở vạch xuất phát. Các doanh nghiệp sản
xuất, lắp ráp lại phân tán, chia sẻ theo các hƣớng khác nhau. Nguyên nhân của
những yếu kém kể trên là do các nhà cung cấp Việt Nam chƣa năng động và nhạy
bén trong việc tiếp cận khách hàng. Trên thực tế, luôn tồn tại một khoảng cách quá
lớn giữa yêu cầu chất lƣợng sản phẩm, giá bán cũng nhƣ thời hạn giao hàng của các
doanh nghiệp nƣớc ngoài so với khả năng đáp ứng của các doanh nghiệp Việt Nam.
Nhƣ vậy, có thể nói, làn sóng đầu tƣ của các TNCs Nhật Bản vào Việt Nam đã
tạo cơ hội lớn cho các doanh nghiệp trong nƣớc phát huy thế mạnh để trở thành
những nhà cung cấp nguyên liệu phụ trợ trong ngành công nghiệp chế tạo, tuy nhiên,
thực tế, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu về giá cả và
sản phẩm theo đúng nhƣ mong muốn của các nhà đầu tƣ Nhật Bản. Hiện nay, để có
thể phát triển ngành công nghiệp phụ trợ tại Việt Nam tƣơng xứng với tiềm năng thì
còn rất nhiều vấn để cần đƣợc giải quyết.
2.5. Góp phần thu hút các nhà đầu tư nước ngoài khác tới Việt Nam
Sự hiện diện của các TNCs Nhật Bản là một minh chứng cụ thể giúp “đánh
bóng” hơn nữa môi trƣờng đầu tƣ tại Việt Nam. Những nhà đầu tƣ lớn của Nhật
Bản nhƣ Canon, Toyota không chỉ sản xuất cho riêng mình, họ còn là một “lực hấp
dẫn” trực tiếp thu hút thêm nhiều nhà đầu tƣ khác vào lĩnh vực sản xuất công
nghiệp có hàm lƣợng kỹ thuật cao của Việt Nam, góp phần quảng bá “điểm đến”
Việt Nam. Canon đã tích cực triển khai và mở rộng số lƣợng các nhà cung cấp nội
địa bằng cách hỗ trợ kỹ thuật và khai thác các nhà cung cấp mới. Hiện nay số lƣợng
Khóa luận tốt nghiệp
68
nhà cung cấp phụ tùng cho Canon Việt Nam lên tới hơn 30 nhƣng chỉ có duy nhất 1
công ty là doanh nghiệp vốn Việt Nam, còn lại tất cả đều là các doanh nghiệp 100%
FDI. Hay nhƣ Toyota, không chỉ là nhà sản xuất lắp ráp ô tô duy nhất ở Việt Nam
xuất khẩu phụ tùng và linh kiện ô tô, công ty cũng đã và đang nỗ lực mời gọi các
nhà cung cấp phụ tùng của Toyota đến Việt Nam đầu tƣ nhƣ: Denso, Toyota
Boshoku Hải Phòng, Toyota Gosei Hà Nội… Cho đến nay, hệ thống các nhà cung
cấp của Toyota Việt Nam là 9 nhà cung cấp (trong số đó 6 công ty có vốn đầu tƣ
nƣớc ngoài) bao gồm: Denso Việt Nam, Harada Việt Nam, Toyota Gosei Hà Nội,
công ty Dụng cụ cơ khí xuất khẩu, Yazaki Việt Nam, Sumi-Hanel, Công ty Tân
Đức, Công ty GS Việt Nam và Công ty Nagata Việt Nam.
2.6. Đi đầu trong các đóng góp xã hội
Các TNCs Nhật Bản rất nỗ lực trong việc hòa nhập cộng đồng và không
ngừng đóng góp để trở thành một “công dân doanh nghiệp” tốt. Các thƣơng hiệu
lớn nhƣ Sony, Toyota, Honda, Canon… khi tham gia vào thị trƣờng Việt Nam, với
tiêu chí trở thành một ngƣời bạn đồng hành của mọi ngƣời dân, đã luôn chú trọng
tới những hoạt động xã hội và môi trƣờng nhằm hƣớng đến cuộc sống chất lƣợng và
tƣơi đẹp hơn.
Tập đoàn Sony chính thức vào Việt Nam năm 1994, sau hơn 14 năm hoạt
động đã thể hiện những phƣơng châm trên bằng hành động thiết thực và cụ thể qua
một số hoạt động vì thế hệ tƣơng lai, thúc đẩy khả năng sáng tạo của lớp trẻ Việt
Nam. Năm 2000, công ty Sony Việt Nam kết hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ
Tài nguyên và Môi trƣờng phát động chƣơng trình Giải thƣởng Phát minh xanh
Sony, với mục đích tạo sân chơi cho sinh viên nhằm khuyến khích sinh viên nghiên
cứu các giải pháp mới, bảo vệ mội trƣờng từ những kiến thức đã học và nâng cao
nhận thức bảo vệ môi trƣờng trong thế hệ trẻ. Bên cạnh việc đầu tƣ và phát triển
hoạt động kinh doanh, Sony cũng liên kết với các trƣờng đại học thực hiện chƣơng
trình Mùa hè xanh Sony hàng năm, trồng rừng, xây cầu nhằm cải thiện cuộc sống
cho các tỉnh vùng sâu, vùng xa, xây nhà và tặng quà cho các bà mẹ Việt Nam Anh
Hùng…
Khóa luận tốt nghiệp
69
Hay nhƣ tập đoàn Toyota với cam kết trở thành ngƣời công dân tốt và phát
triển hài hòa trong cộng đồng sở tại, Toyota Việt Nam không chỉ chú tâm đến việc
cung cấp sản phẩm và dịch vụ có chất lƣợng cao mà còn đóng góp tích cực trong
phát triển văn hóa xã hội tại Việt Nam. Quỹ Toyota Việt Nam phối hợp Bộ Giáo
dục và Đào tạo và Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia thực hiện chƣơng trình
“Toyota cùng em học an toàn giao thông” nhằm giáo dục ý thức thực hiện an toàn
giao thông cho học sinh lớp 1 trên toàn quốc đƣợc thực hiện từ năm 2005. Một hoạt
động trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo gây tiếng vang khác là các khóa học
“Monozuli – Bí quyết thành công trong Sản xuất và kinh doanh” cho các giảng viên
và sinh viên các trƣờng đại học và các nhà quản lý doanh nghiệp nhằm chia sẻ với
ngƣời dân Việt Nam bí quyết thành công của Toyota. Hơn nữa, thông qua việc tài
trợ chƣơng trình Cuộc thi sáng tạo Robot Việt Nam (Robocon) hàng năm, Toyota
một mặt đã tạo một sân chơi sáng tạo cho giới sinh viên, mặt khác quảng bá thƣơng
hiệu Toyota nhƣ là ngƣời bạn của kỹ thuật cao và sáng tạo. Toyota còn biết đến nhƣ
công ty đi đầu trong lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng. Ngay từ năm 1999, Toyota Việt
Nam đã trở thành nhà sản xuất ô tô đầu tiên ở Việt Nam nhận đƣợc chứng chỉ ISO
14001 cho hệ thống quản lý môi trƣờng tại nhà máy. Tháng 6 – 2008, Tổng cục môi
trƣờng (Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng), Bộ Giáo dục và Đào tạo và Công ty Toyota
đã chính thức ra mắt Chƣơng trình bảo vệ môi trƣờng mang tên “Go Green – Hành
trình xanh”. Chƣơng trình hƣớng tới ba mục tiêu: giáo dục nâng cao nhận thức, góp
phần thay đỏi hành vi bảo vệ môi trƣờng; trực tiếp thực hiện và hỗ trợ các hoạt
động nhằm giảm thiểu và ngăn chặn các vấn đề về môi trƣờng ở Việt Nam; hỗ trợ
và giúp đỡ những cá nhân và tập thể bị ảnh hƣởng bởi các vấn đề môi trƣờng….
Cũng có thể kể tới các hoạt động vì cộng đồng của Canon Việt Nam. Tiêu biểu
là dự án “Chuỗi trƣờng học Hữu nghi Canon” nằm trong nhóm chủ đề : “Vì thế hệ
tƣơng lai”. Canon đã nhìn thấy thực trạng thiếu trƣờng lớp hay những trƣờng lớp
tạm bợ ở những khu vực nông thông Việt Nam đang là vấn đề quan tâm của cộng
đồng. Bởi vậy, từ năm 2007, Canon đã ký kết với Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai
dự án “Chuỗi trƣờng học Hữu nghị Canon”. Theo đó, đến năm 2010, Tập đoàn sẽ
hỗ trợ tổng kinh phí là 412.500 USD nhằm cải tạo và xây mới 60 trƣờng thuộc 12
Khóa luận tốt nghiệp
70
tỉnh trên cả nƣớc. Cũng trong năm 2007, công ty Canon Việt Nam lần đầu tiên triển
khai thử nghiệm chƣơng trình “Work – experiencing program” thuộc chủ đề “Mang
nụ cƣời tới mọi ngƣời” tại nhà máy Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh. Công ty đã giúp 6
ngƣời khuyết tật vào trải nghiệm công việc nhằm giúp họ có đƣợc những kỹ năng
làm việc trong một môi trƣờng công nghiệp. Sau hai tháng làm việc, chƣơng trình
đã thành công và cả 6 ngƣời khuyết tật đã vào làm việc tại công ty. Canon cũng đã
góp mặt trong nhiều chƣơng trình xã hội lớn và có ý nghĩa nhƣ ủng hộ Hội Chữ
thập đỏ chữa trị và giúp đỡ những nạn nhân chất độc da cam, nạn nhân bị thiên tai,
tài trợ chƣơng trình “Phẫu thuật Nụ cƣời” cho trẻ em nghèo và phẫu thuật mắt của
bác sĩ Hattori mang lại ánh sáng cho ngƣời nghèo khiếm thị…
Còn rất nhiều ví dụ khác về các hoạt động đóng góp xã hội của TNCs Nhật
Bản khi tham gia vào thị trƣờng Việt Nam. Những hoạt động này đã phần nào cải
thiện đáng kể chất lƣợng cuộc sống cho ngƣời dân Việt Nam, thực sự đƣa những
thƣơng hiệu Nhật Bản lên vị trí dẫn đầu thị trƣờng và tạo ấn tƣợng khó quên trong
tâm trí ngƣời tiêu dùng.
2.7. Một số tác động khác
Mục tiêu của TNCs là lợi nhuận, thị phần, doanh số, giành ƣu thế cạnh tranh
và lợi nhuận. Nó có thể mâu thuẫn với mục tiêu của chiến lƣợc chung về phát triển
kinh tế, xã hội của nƣớc chủ nhà là tăng trƣởng cao và bền vững.
Theo mục tiêu của mình, trong quá trình kinh doanh, TNCs có thể gây ra một
số ảnh hƣởng khác tới kinh tế xã hội Việt Nam nhƣ là sự phát triển không đồng đều
giữa các vùng miền, sự mất cân đối giữa các ngành kinh tế hay là một vài vi phạm
trong quản lý và sử dụng lao động Việt Nam.
TNCs Nhật Bản thƣờng tập trung tại các địa phƣơng nhƣ Hà Nội, thành phố
Hồ Chí Minh, Bình Dƣơng… là những nơi có thị trƣờng, có cơ sở hạ tầng phát triển
và khi đầu tƣ vào đây, TNCs có thể bảo toàn về vốn cũng nhƣ thu đƣợc nhiều lợi
nhuận theo tính toán của họ. Mặc dù Nhà nƣớc Việt Nam có những chính sách
khuyến khích các doanh nghiệp đầu tƣ đồng đều để đảm bảo các mục tiêu dài hạn,
Khóa luận tốt nghiệp
71
nhƣng không thể bắt buộc các doanh nghiệp nƣớc ngoài tuân theo những đƣờng lối
quy hoạch của mình. Hiện nay, chính phủ ta cũng xây dựng nhiều khu công nghiệp,
khu chế xuất nhằm khắc phục hạn chế về cơ sở hạ tầng và tƣ vấn thiết kế, nhƣng
vẫn không thu hút đƣợc TNCs đồng đều giữa các vùng miền. Nơi tập trung nhiều
TNCs nhất vẫn là khu chế xuất Tân Thuận, khu chế xuất Linh Trung (thành phố Hồ
Chí Minh), khu công nghiệp Amata và Biên Hòa II (Đồng Nai), khu công nghiệp
An Đồn (Đằ Nẵng)
Mặt khác, TNCs thƣờng lựa chọn các ngành nghề kinh doanh có tỷ suất lợi
nhuận cao nhƣ công nghiệp chế tạo, chế biến, khai thác dầu khí, da giầy, dệt may…
Đối với các ngành khác nhƣ nông nghiệp, lâm thủy sản chuyển vốn chậm, lãi suất
thấp, tỷ lệ sinh lời không cao nên các TNCs Nhật Bản thƣờng ít chú trọng đầu tƣ.
Hơn nữa, với những ngành nhƣ nông nghiệp, tuy trình độ máy móc thiết bị của Nhật
Bản hiện đại nhƣng sẽ không thể thích nghi đƣợc với lề lối canh tác của nông dân
Việt Nam, rất khó có thể hợp tác và phát triển.
Một số doanh nghiệp đã không chấp hành đúng các quy đinh của pháp luật
Việt Nam trong việc sử dụng ngƣời lao động Việt Nam nhƣ: kéo dài thời gian học
nghề, trả lƣơng thấp hơn mức lƣơng tối thiểu do nhà nƣớc quy định cho công nhân
trong các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài; không thực hiện chế độ bảo hiểm
xã hội, thậm chí có những hành vi xử phạt trái với pháp luật và đạo đức của ngƣời
Việt Nam. Vì vậy, những tranh chấp, mâu thuẫn có thể xảy ra giữa ngƣời lao động
Việt Nam và các ông chủ nƣớc ngoài, giữa phía lãnh đạo doanh nghiệp là ngƣời
Việt Nam với lãnh đạo doanh nghiệp là ngƣời nƣớc ngoài… đã gây không ít trở
ngại cho trật tự an toàn xã hội, cho tiến trình sản xuất bình thƣờng.
Những mâu thuẫn trên là bình thƣờng và khách quan. TNCs Nhật Bản đầu tƣ
vào Việt Nam không phải là vì chúng ta mà trƣớc hết là vì lợi ích của họ. Đây là
mặt trái tất yếu của thu hút đầu tƣ không chỉ từ TNCs Nhật Bản mà còn từ các loại
hình FDI nói chung.
Tóm lại, hoạt động đầu tƣ trực tiếp của TNCs Nhật Bản đã tác động tới nhiều
mặt kinh tế xã hội của Việt Nam, trong đó chủ yếu là những tác động tích cực giúp
Khóa luận tốt nghiệp
72
chuyển biến nền kinh tế theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa cũng nhƣ giúp
phát triển nguồn nhân lực, phát triển an sinh xã hội. Vì vậy, để đảm bảo luôn là
điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tƣ Nhật Bản, cần có rất nhiều nỗ lực từ phía Việt
Nam trong việc nghiên cứu và triển khai các biện pháp hữu hiệu thu hút nguồn vốn
FDI. Trong phần sau ngƣời viết xin đƣợc kiến nghị một số đối sách cho Việt Nam,
mà theo ý kiến cá nhân có thể giúp ích cho mục tiêu thu hút FDI từ TNCs Nhật Bản.
II. Một số gợi ý đối sách đối với Việt Nam nhằm tăng cường thu hút đầu tư
của TNCs Nhật Bản
1. Cải thiện môi trƣờng và chính sách đầu tƣ
Nhƣ bất cứ nhà đầu tƣ nƣớc ngoài nào khác, TNCs Nhật Bản cũng luôn hƣớng
tới những thị trƣờng đầu tƣ có môi trƣờng chính sách đầu tƣ hấp dẫn, bởi vậy cần
nhanh chóng tiến hành một số biện pháp sau để cải thiện môi trƣờng và chính sách
đầu tƣ của Việt Nam:
1.1. Đảm bảo sự ổn định vững chắc về kinh tế và chính trị
Đây là điều kiện quan trọng quyết định phƣơng hƣớng đầu tƣ của các nhà đầu
tƣ nƣớc ngoài. Không ngừng củng cố và mở rộng các quan hệ kinh tế, chính trị đối
ngoại, cải thiện vị thế đất nƣớc trên trƣờng quốc tế. Đồng thời phải ổn định an ninh
– xã hội, vì đó là yếu tố làm lành mạnh và ổn định môi trƣờng kinh doanh.
1.2. Đẩy mạnh đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng
Kết cấu hạ tầng tốt sẽ thúc đẩy và tạo điều kiện cho các nhà đầu tƣ thực hiện
chƣơng trình dự án có hiệu quả, ngƣợc lai, kết cấu hạ tầng không tốt sẽ làm giảm
hiệu quả của các dự án. Đặc biệt, cần tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế, kỹ
thuật tạo tiền đề, cơ sở thu hút vốn đầu tƣ nƣớc ngoài. Xây dựng các khu kinh tế mở,
các đặc khu kinh tế và hệ thống sân bay, bến cảng có tính khu vực và quốc tế. Tiếp
tục tập trung nâng cấp các hệ thống kết cấu hạ tầng, có cơ chế khuyến khích tƣ nhân
đầu tƣ phát triển các công trình kết cấu hạ tầng, trong đó có các công trình giao
thông, cảng biển. Hiện tại, việc thu hút đầu tƣ của TNCs Nhật Bản đang gặp nhiều
thuận lợi nhờ có các dự án ODA của Chính Phủ Nhật Bản đầu tƣ vào cơ sở hạ tầng
Khóa luận tốt nghiệp
73
kỹ thuật Việt Nam, vừa là giúp đỡ Việt Nam phát triển, vừa mở đƣờng cho các
TNCs Nhật Bản đầu tƣ vào Việt Nam.
1.3. Hoàn chỉnh hệ thống pháp luật về FDI
Trước hết, Chính phủ Việt Nam cần tiếp tục chú trọng bổ sung hoàn thiện thể
chế pháp luật theo hƣớng rõ ràng và đồng bộ hóa, tạo nền tảng cơ sở cho các TNC
Nhật Bản kinh doanh thuận lợi nhƣ:
Nhanh chóng ban hành những văn bản hƣớng dẫn còn thiếu, vừa nhằm
giúp các nhà đầu tƣ hiểu rõ hơn các quyết định của luật, vừa để thấy rõ tính
ƣu đãi trong đầu tƣ của Việt Nam. Ngoài ra, thay vì khuyến khích thu hút
FDI vào một số ngành nhƣ hiện nay, nên xem xét chỉ quy định lĩnh vực
cấm đầu tƣ và cho phép đầu tƣ vào mọi lĩnh vực ngoài các lĩnh vực cấm.
Hay ban hành các danh mục lĩnh vực đƣợc phép đầu tƣ 100% vốn nƣớc
ngoài, hình thức mà TNCs Nhật Bản ƣu chuộng.
Tiến hành bổ sung, chỉnh sửa, đồng bộ hóa chính sách ƣu đãi đầu tƣ và các
chính sách khác trên cơ sở khuyến khích hơn nữa đầu tƣ vào các lĩnh vực
và địa bàn ƣu tiên. Xem xét cho phép các tập đoàn lớn có nhiều dự án ở
Việt Nam thành lập công ty quản lý vốn, đẩy mạnh việc cổ phần hóa các
doanh nghiệp có vốn FDI…
Tích cực rà soát để sửa đổi, bổ sung các chính sách thuế, chính sách ƣu đãi
đầu tƣ và các chính sách khác nhằm đƣa ra chƣơng trình triển khai đầy đủ,
theo đúng tiến độ các cam kết hội nhập, thể hiện Việt Nam thực hiện
nghiêm túc các cam kết quốc tế không chỉ vì nghĩa vụ mà còn từ mong
muốn tạo thuận lợi cho các nhà đầu tƣ, dành sự tin tƣởng của các nhà đầu
tƣ.
Xây dựng khuôn khổ pháp luật và thể chế để tạo lập đồng bộ các yếu tố thị
trƣờng, từng bƣớc hình thành các thị trƣờng nhƣ: thị trƣờng vốn, thị trƣờng
bất động sản, thị trƣờng dịch vụ khoa học công nghệ…
Thứ hai, là đảm bảo sự thống nhất cho các văn bản ban hành:
Khóa luận tốt nghiệp
74
Nâng cao hơn nữa năng lực của đội ngũ làm luật, trên cơ sở bám sát những
quy định trong luật để ban hành những văn bản hƣớng dẫn cho phù hợp,
tránh trƣờng hợp luật quy định một đƣờng, nghị định, thông tƣ hƣớng dẫn
một nẻo, gây khó khăn cho nhà đầu tƣ trong việc thi hành.
Tăng cƣờng rà soát quy định của địa phƣơng, tránh tình trạng một số địa
phƣơng ban hành những ƣu đãi đầu tƣ vƣợt quá khuôn khổ pháp luật hiện
hành, gây nên tình trạng cạnh tranh không lành mạnh về thu hút FDI, phá
vỡ tính pháp lý của những văn bản cao hơn.
Thứ ba, Chính phủ nên xem xét thành lập một số tổ chức độc lập thực hiện và
rà soát, đánh giá lại, nhận diện các trở ngại trong chính sách đã ban hành, đảm bảo
các đề xuất chính sách và điều tiết mới không làm phƣơng hại đến mội trƣờng đầu
tƣ, trên cơ sở học tập kinh nghiệm của các quốc gia khác, nhƣ Ủy ban Năng lực
cạnh tranh quốc gia do Thủ tƣớng Thái Lan đứng đầu hay Ủy ban Năng suất của Úc.
Thứ tư, đảm bảo tính minh bạch, có thể dự đoán trƣớc của luật pháp và các
chính sách có liên quan đến FDI. Sự ổn định và có thể dự đoán đƣợc của luật pháp,
chính sách có liên quan đến FDI sẽ giúp các chủ đầu tƣ nƣớc ngoài mạnh dạn hơn
trong việc nắm bắt các cơ hội đầu tƣ. Những rủi ro liên quan đến các chính sách là
mối lo ngại chính của các doanh nghiệp nƣớc ngoài nói chung và các TNC Nhật
Bản nói riêng khi đầu tƣ vào một nƣớc đang phát triển. Vì vậy, trong tƣơng lai, Việt
Nam cần có một lộ trình điều chỉnh pháp luật, chính sách rõ ràng và công khai để
các nhà đầu tƣ đều có thể tham khảo và chủ động trong việc xây dựng kế hoạch đầu
tƣ của mình. Việc thay đổi luật pháp, các chính sách cũng phải đƣợc tiến hành một
cách nhất quán và đồng bộ, đảm bảo các văn bản ra đời sau sẽ không mâu thuẫn
hoặc kém hấp dẫn hơn văn bản ban hành trƣớc đó.
1.4. Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư
Ngân sách nhà nƣớc cần đầu tƣ thoả đáng cho hoạt động xúc tiến đầu tƣ.
Ngoài ra cần có biện pháp huy động nguồn tài chính đa dạng vào quỹ xúc tiến đầu
tƣ nhằm đảm bảo nguồn kinh phí cho hoạt động xúc tiến đầu tƣ.
Khóa luận tốt nghiệp
75
Cần kết nối hoạt động xúc tiến đầu tƣ thống nhất trong cả nƣớc. Tăng cƣờng
bộ phận xúc tiến đầu tƣ bằng hình thức thành lập bộ phận xúc tiến đầu tƣ tại các bộ,
ngành, các cơ quan đại diện nƣớc ta ở các địa bàn trọng điểm tại Nhật Bản để chủ
động vận động, xúc tiến đầu tƣ trực tiếp đối với từng dự án, từng công ty xuyên
quốc gia.
Tập trung làm tốt công tác thông tin tuyên truyền hình ảnh của Việt Nam ra
thế giới, kể cả tuyên truyền luật pháp, chính sách, tình hình đầu tƣ nƣớc ngoài tại
Việt Nam để tạo điều kiện cho các nhà đầu tƣ Nhật Bản hiểu rõ hơn về đất nƣớc,
con ngƣời và môi trƣờng đầu tƣ của Việt Nam, quảng bá hình ảnh Việt Nam là một
địa điểm đầu tƣ an toàn, ổn định về chính trị - xã hội.
Chú trọng vận động đầu tƣ của TNCs có tiềm lực lớn về vốn, công nghệ và thị
trƣờng quốc tế. Tổ chức các hội thảo xúc tiến đầu tƣ quốc tế, nhất là bằng hình thức
trực tuyến qua mạng Internet. Tranh thủ sự hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau của các tổ
chức xúc tiến đầu tƣ quốc tế của Nhật Bản và các nƣớc khác.
Nhằm cải thiện và xây dựng môi trƣờng đầu tƣ hấp dẫn, các cơ quan chức
năng cần tổ chức lại công tác xúc tiến đầu tƣ với sự tham gia tích cực và đồng bộ
của các Bộ, ngành và chính quyền địa phƣơng. Trƣớc hết là xây dựng danh mục các
dự án kêu gọi đầu tƣ làm cơ sở cho việc vận động, xúc tiến đầu tƣ, đặc biệt đối với
các dự án quan trọng hay có tầm ảnh hƣởng lớn… Các cơ quan nhà nƣớc sẽ phải
tham gia ngay từ đầu để giải quyết các vấn đề phát sinh, kể cả việc áp dụng chính
sách ƣu đãi đặc biệt với các đối tác Nhật Bản nhƣ ƣu đãi về sử dụng đất, giảm tiền
thuê đất, ƣu đãi về chuyển lợi nhuận ra nƣớc ngoài…
2. Tăng cƣờng hiệu lực và hiệu quả quản lý của Nhà nƣớc
Quản lý nhà nƣớc đối với đầu tƣ nƣớc ngoài nói chung và đối với đầu tƣ của
TNCs nói riêng là rất cần thiết, nó đảm bảo vừa thu hút đầu tƣ của TNCs Nhật Bản,
vừa thực hiện đƣợc mục tiêu kinh tế, mục tiêu xã hội mà chúng ta đã đề ra. Vì thế,
cần không ngừng đổi mới và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nƣớc. Cụ thể là:
Khóa luận tốt nghiệp
76
Thứ nhất, sửa đổi những chính sách văn bản pháp luật về kinh tế không phù
hợp với những quy định của WTO. Đẩy mạnh tuyên truyền, hƣớng dẫn thực hiện tốt
Luật đầu tƣ và Luật Doanh nghiệp mới ban hành. Đây là những luật mới sửa đổi có
ý nghĩa tạo môi trƣờng thu hút đầu tƣ bình đẳng đối với đầu tƣ của TNCs cũng nhƣ
nhà đầu tƣ trong nƣớc.
Tăng cƣờng chính sách ƣu đãi có sức hấp dẫn cao đối với những lĩnh vực,
địa bàn cần thu hút đầu tƣ của TNCs nhƣ: Thực hiện chính sách thuế
khuyến khích các dự án công nghệ cao, thực hiện nhanh chƣơng trình nội
địa hóa…
Những dịch vụ cung cấp cho các doanh nghiệp của TNCs Nhật Bản nói
riêng và TNCs nói chung nhƣ bảo hiểm, ngân hàng, bƣu chính viễn
thông,… cần đƣợc giảm thuế suất giá trị gia tăng để giảm chi phí kinh
doanh của TNCs.
Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tƣ của TNCs Nhật Bản có thể tự
do chuyển đổi hình thức đầu tƣ và tổ chức lại doanh nghiệp.
Thứ hai, nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ quản lý nhà nƣớc trong lĩnh vực
quản lý đầu tƣ của TNCs ở nƣớc ta. Quản lý nhà nƣớc đƣợc thực hiện trƣớc hết qua
cán bộ nhà nƣớc. Để đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của nền kinh tế đang hội nhập,
đội ngũ cán bộ nhà nƣớc phải đƣợc đào tạo nâng cao trình độ về mọi mặt. Trƣớc hết,
về năng lực chuyên môn phải đạt trình độ quản lý tiên tiến, hiện đại, phù hợp với
trình độ quản lý của các đối tác là TNCs. Thƣờng xuyên cập nhập kiến thức về luật
pháp, kinh tế quốc tế, nâng cao trình độ ngoại ngữ, am hiểu các đối tác TNCs Nhật
Bản . Về phẩm chất đạo đức, chính trị, cán bộ quản lý nhà nƣớc trong lĩnh vực đầu
tƣ của TNCs phải có trách nhiệm, nghĩa vụ đối với Nhà nƣớc, đối với nhân dân, chí
công vô tƣ.
Thứ ba, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực đầu tƣ của TNCs.
Đẩy mạnh phân cấp quản lý và xây dựng cơ chế phối hợp trong quản lý nhà nƣớc
đối với hoạt động đầu tƣ của TNCs. Chú trọng phân cấp quản lý nhà nƣớc đối với
Khóa luận tốt nghiệp
77
hoạt động liên quan đến mọi khâu trƣớc và sau khi cấp giấy phép đầu tƣ trên cơ sở
đảm bảo nguyên tắc tập trung, thống nhất quản lý về quy hoạch, cơ cấu, chính sách,
cơ chế quản lý. Cần tránh sự chồng chéo, lấn sân, rƣờm rà, kém hiệu quả của hệ
thống quản lý nhƣng cũng đồng thời tránh hiện tƣợng “phá rào”, vƣợt thẩm quyền.
Các cơ quan quản lý nhà nƣớc phải phục vụ các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ
của TNCs Nhật Bản nhƣ khách hàng. Thƣờng xuyên có sự tiếp xúc trực tiếp giữa
các cơ quan quản lý nhà nƣớc với các nhà đầu tƣ của TNCs. Thành lập các tổ chức
tƣ vấn làm cầu nối chủ động giữa các doanh nghiệp với hệ thống cơ quan quản lý
nhà nƣớc để dễ dàng giải quyết những vƣớng mắc có liên quan đến hoạt động đầu
tƣ của TNCs.
Thứ tư, cần đổi mới và nâng cao chất lƣợng xây dựng chiến lƣợc phát triển
kinh tế xã hội. Cần có sự chỉ đạo thống nhất về công tác quy hoạch trong toàn quốc,
tránh tình trạng bất cập giữa quy hoạch chung của cả nƣớc với quy hoạch của địa
phƣơng. Cũng cần có chiến lƣợc thu hút đầu tƣ của TNCs Nhật Bản vào từng ngành
nghề, lĩnh vực chủ yếu trong nền kinh tế quốc dân. Cũng cần có chiến lƣợc điều
chỉnh, cân đối đầu tƣ của TNCs Nhật Bản vào các vùng, miền trong cả nƣớc. TNCs
Nhật Bản thƣờng tập trung vào những địa bàn có điều kiện thuận lợi nhất định cả về
kết cấu hạ tầng lẫn thị trƣờng lao động nhƣ đã trình bày ở trên, do đó, ngoài việc
tiếp tục thu hút đầu tƣ của TNCs vào những tam giác tăng trƣởng trong nƣớc, cần
thực hiện tốt chính sách ƣu đãi đầu tƣ vào những địa phƣơng khác.
3. Tạo lập đối tác đầu tƣ trong nƣớc và phát triển các ngành công nghiệp
phụ trợ
Đối tác đầu tƣ trong nƣớc có đủ năng lực trong hoạt động liên doanh, hợp tác
đầu tƣ với TNCs Nhật Bản là một nhân tố quan trọng lôi kéo, thu hút TNCs. Để tạo
lập đối tác đầu tƣ trong nƣớc có đủ năng lực trong hoạt động liên doanh, hợp tác
đầu tƣ với TNCs Nhật Bản một cách có hiệu quả, chúng ta cần tiếp tục củng cố và
phát triển các doanh nghiệp, đặc biệt là tiếp tục sắp xếp đổi mới, nâng cao hiệu quả
và sức cạnh tranh của doanh nghiệp nhà nƣớc, xây dựng các tập đoàn kinh tế mạnh
trên cơ sở các tổng công ty nhà nƣớc, với sự tham gia của các thành phần kinh tế,
Khóa luận tốt nghiệp
78
khuyến khích sự đầu tƣ của tất cả các thành phần kinh tế và nâng cao năng lực hoạt
động sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp.
Đồng thời với việc xây dựng các đối tác đầu tƣ trong nƣớc, cần giải quyết bài
toán “phát triển ngành công nghiệp phụ trợ cùng với việc tháo gỡ các vƣớng mắc
khác đang tồn tại ở ngành này”
Hiện nay, Bộ Công nghiệp đang xây dựng một chiến lƣợc phát triển công
nghiệp phụ trợ Việt Nam. Theo đó, tập trung cho những lĩnh vực chính mà Việt
Nam có khả năng phát triển sớm cũng nhƣ thu hút nguồn vốn FDI lớn của TNCs
Nhật Bản: ô tô, xe máy; điện tử và công nghệ thông tin; dệt may và các lĩnh vực sản
xuất hàng tiêu dùng. Tuy nhiên, ngoài quyết tâm của Chính phủ, cần có nỗ lực rất
lớn trong liên kết, tập hợp doanh nghiệp, phân công chuyên môn hóa hợp lý. Nỗ lực
này không chỉ đòi hỏi sự quyết tâm của Chính phủ trong việc ban hành những chính
sách hỗ trợ, mà bản thân các doanh nghiệp cũng phải tự vƣơn lên, sản xuất ra những
linh kiện, phụ tùng đáp ứng yêu cầu chất lƣợng của các đối tác lớn nƣớc ngoài đặt
ra.
Trƣớc mắt, cần rà soát lại các doanh nghiệp nhà nƣớc để tìm ra các đơn vị sản
xuất có tiềm năng cung cấp các bộ phận, linh kiện, phụ kiện với chất lƣợng và giá
thành cạnh tranh, từ đó tăng cƣờng hỗ trợ về vốn, công nghệ để tiềm năng trở thành
hiện thực. Chính phủ phải có chế độ khuyến khích thỏa đáng cho các doanh nghiệp,
kể cả doanh nghiệp tƣ nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài thành công
trong việc sản xuất và cung cấp sản phẩm công nghiệp phụ trợ đạt hiệu quả và chất
lƣợng tốt.
Để phát triển ngành công nghiệp phụ trợ, kinh nghiệm của nhiều quốc gia cho
thấy cần áp dụng biện pháp nâng cao thuế suất linh kiện nhập khẩu, nhƣng chính
sách này phải đồng thời gắn với chính sách bảo hộ sản phẩm nguyên chiếc. Trong
điều kiện hiện nay của Việt Nam, không thể bảo hộ sản phẩm nguyên chiếc thì cần
phải thực thi một hƣớng khác. Chính sách tối ƣu hiện nay là nhanh chóng tăng năng
lực cạnh tranh để xuất khẩu đƣợc sản phẩm nguyên chiếc, từ đó quy mô sản xuất
trong nƣớc tăng nhanh, tạo điều kiện để các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm công
Khóa luận tốt nghiệp
79
nghiệp phụ trợ đầu tƣ mở rộng sản xuất. Hầu hết các sản phẩm ô tô, xe máy, đồ điện,
điện tử gia dụng là những hàng hóa đƣợc sản xuất bởi nhiều công đoạn, do đó nên
có sự phân công theo hàng ngang giữa các doanh nghiệp trong việc sản xuất và
cung cấp cho nhau các linh kiện, bộ phận. Tuy nhiên, phần lớn các dây chuyền công
nghệ sản xuất đã đƣợc tiêu chuẩn hóa, do đó các doanh nghiệp có xu hƣớng tích cực
gia tăng tỷ lệ nội hóa linh kiện, bộ phận khi sản xuất đạt đến quy mô lớn. Mặt khác,
khi sản phẩm hoàn chỉnh đƣợc sản xuất cho cả thị trƣờng quốc tế thì các công ty lắp
ráp phải thƣờng xuyên thay đổi tính năng, mẫu mã, kiểu dáng sản phẩm. Điều đó
buộc các doanh nghiệp phải luôn luôn duy trì một sự cơ động, mềm dẻo trong việc
quản lý dây chuyền cung cấp các sản phẩm phụ trợ, tăng tỷ lệ nội hóa, chủ động
tham gia xây dựng các cụm công nghiệp.
Một chính sách dài hạn, toàn diện đối với các ngành công nghiệp ô tô, xe máy,
đồ điện, điện tử dân dụng… cần đƣợc hình thành ở Việt Nam, trong đó đặc biệt phải
có chƣơng trình thu hút và phát triển các cơ sở sản xuất và cung cấp phụ tùng và
nguyên vật liệu. Trong các giai đoạn phát triển của những ngành này, các chính
sách khuyến khích phát triển công nghiệp trong nƣớc là hết sức quan trọng.
Việc đầu tƣ phát triển sản xuất sản phẩm phụ trợ thƣờng phải đối mặt với
nhiều bất trắc, rủi ro, chính vì vậy, giữa nhà sản xuất và lắp ráp cần phải có cam kết
nhƣ cung cấp tƣ vấn, thiết bị, kỹ thuật của chính hãng để các cơ sở cung cấp linh
kiện có niềm tin, an tâm đầu tƣ mở rộng sản xuất. Cũng cần nhận thức rằng, mỗi
doanh nghiệp nên có sự linh hoạt, năng động để tìm lối đi riêng phù hợp với mình.
Không thể đòi hỏi nhà lắp ráp tìm đến mình, hoặc thấy họ không có thông tin phản
hồi về sản phẩm mà nản lòng không quyết định đầu tƣ. Các nhà lắp ráp chỉ trả tiền
cho những sản phẩm đúng với giá trị thực của nó, với chất lƣợng cao, thời gian giao
hàng chuẩn.
Một yếu tố không thể thiếu khi hợp tác với các doanh nghiệp Nhật Bản, đó là
doanh nghiệp phải có chứng chỉ ISO 9000 và ISO 14000. Trong quá trình hợp tác,
cần phải thẳng thắn, trung thực, thực hiện nghiêm chỉnh những điều cam kết. Đối
Khóa luận tốt nghiệp
80
với các doanh nghiệp Việt Nam, đây thực sự là một vấn đề khó nhƣng dứt khoát
phải thực hiện bằng đƣợc.
4. Phát triển nguồn nhân lực
Để thu hút và sử dụng FDI của TNCs Nhật Bản hiệu quả, Việt Nam cần quan
tâm nhiều hơn nữa đến đào tạo và quản lý nguồn nhân lực. Xác định rõ con ngƣời là
nguồn lực cơ bản nhất và là mục tiêu lâu dài của sự phát triển, Đảng và Nhà nƣớc ta
luôn coi chính sách giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, đặc biệt là chất
lƣợng nguồn nhân lực có ý nghĩa quan trọng đối với việc nâng cao hiệu quả và sức
cạnh tranh của nền kinh tế nói chung và doanh nghiệp nói riêng. Do vậy, để phát
triển nguồn nhân lực, chúng ta cần thực hiện tốt một số nội dung sau:
Thứ nhất, cải cách triệt để nền giáo dục, phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng
cao. Để giáo dục thực sự là quốc sách hàng đầu, trƣớc hết Nhà nƣớc phải có chính
sách trọng dụng nhân tài, thực sự coi “hiền tài là nguyên khí quốc gia”, tạo việc làm
thuận lợi, phát huy năng lực của những cán bộ giỏi.
Đi đôi với chất lƣợng giáo dục cần phải phát triển nhanh quy mô giáo dục và
chuyển từ mô hình giáo dục truyền thống sang mô hình giáo dục mới: học tập suốt
đời, phát triển nghề nghiệp liên tục, theo đó nhà trƣờng đào tạo những kỹ năng cơ
bản để ngƣời học ra trƣờng vừa lao động vừa học tập suốt đời.
Thứ hai, đầu tƣ thích đáng vào đào tạo và nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ,
công nhân làm việc trong khu vực FDI. Tranh thủ nguồn kinh phí từ các quốc gia,
các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ để đƣa cán bộ đi du học nƣớc ngoài
hay thành lập các trung tâm nghiên cứu taị các thành phố lớn nhƣ Hà Nội, thành
phố HCM…
Xây dựng cơ chế thích hợp để khuyến khích các doanh nghiệp Nhật Bản đào
tạo lao động trong và ngoài nƣớc. Khuyến khích các trƣờng đại học và cao đẳng,
trung học dạy nghề trong cả nƣớc tham gia nghiên cứu, ứng dụng bán sản phẩm và
công trình nghiên cứu cho nhà nƣớc và các doanh nghiệp.
Khóa luận tốt nghiệp
81
Thứ ba, cần thu hẹp khoảng cách giữa yêu cầu của doanh nghiệp và đào tạo ở
nhà trƣờng. Trong điều kiện nền kinh tế mở hiện nay thì thế hệ trẻ có khả năng tiếp
thu khoa học kỹ thuật nhanh hơn các thế hệ trƣớc. Chính điều này đã đáp ứng đƣợc
yêu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ của TNCs. Tuy nhiên, phần
lớn TNCs Nhật Bản thƣờng xem kinh nghiệm nhƣ một điều kiện để đƣợc tuyển
dụng, mà đối với hầu hết sinh viên mới ra trƣờng thì đây là một điều kiện khó có thể
đáp ứng. Một hình thức hỗ trợ đào tạo thông thƣờng nhất để giúp sinh viên có kinh
nghiệm làm việc là tạo điều kiện cho họ đƣợc thực hành, thực tập tại doanh nghiệp.
Tuy nhiên để làm tốt vấn đề này cần phải tăng cƣờng mối quan hệ giữa cơ sở đào
tạo và các doanh nghiệp. Hơn nữa, doanh nghiệp cần cung cấp cho sinh viên mới ra
trƣờng các kỹ năng làm việc theo nhóm, xử lý các mối quan hệ trong công ty…
Thứ tư, cần tăng cƣờng các biện pháp hành chính, kinh tế và giáo dục, động
viên để nâng cao đạo đức, thái độ lao động mới. Ngƣời lao động nƣớc ta vốn có
những thói quen sản xuất nhỏ. Đại bộ phận ngƣời lao động hiện nay còn chƣa đƣợc
đào tạo về kỷ luật lao động công nghiệp. Phần lớn họ đều xuất thân từ nông nghiệp
hoặc nông thôn, tùy tiện về giờ giấc và hành vi. Ngƣời lao động chƣa đƣợc trang bị
những kiến thức và kỹ năng làm việc theo nhóm, chƣa có khả năng hợp tác và gánh
chịu rủi ro, ngại phát huy sáng kiến cá nhân và chia sẻ kinh nghiệm làm việc. Rất
nhiều doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp TNCs Nhật Bản đã phải mất thời gian
hàng tháng chỉ để đào tạo tác phong cho công nhân sau đó mới tuyển dụng làm việc
tại doanh nghiệp. Do đó, ngƣời lao động cần phải trang bị cho mình thói quen lao
động mới.
Khóa luận tốt nghiệp
82
KẾT LUẬN
Các công ty xuyên quốc gia Nhật Bản đang ngày càng phát triển và mở rộng
phạm vi hoạt động, phạm vi ảnh hƣởng trên khắp thế giới. Các yếu tố của môi
trƣờng bên trong (nhƣ điều kiện tự nhiên, tình hình đồng yên lên giá, tình trạng
thiếu lao động và những chính sách thúc đẩy của Chính phủ Nhật Bản) cùng với
những yếu tố của môi trƣờng bên ngoài (toàn cầu hóa, tình hình khu vực, cách
mạng khoa học công nghệ…) đã góp phần không nhỏ tác động đến quyết định đầu
tƣ ra nƣớc ngoài của các TNCs.
Các chiến lƣợc hoạt động tiêu biểu của TNCs Nhật Bản đã đƣợc phân tích
gồm: chiến lƣợc mạng lƣới hóa, chiến đa dạng hóa cơ cấu sản xuất kinh doanh,
chiến lƣợc tăng cƣờng sáp nhập và chiến lƣợc địa phƣơng hóa cơ sở sản xuất. Chiến
lƣợc mạng lƣới hóa đã xây dựng đƣợc cho TNCs Nhật Bản một hệ thống chi nhánh
rộng khắp trên thế giới, giúp tiến hành kinh doanh và chiếm lĩnh thị trƣờng toàn cầu.
Chiến lƣợc đa dạng hóa kinh doanh là phƣơng thức để các TNC phòng tránh rủi ro
trong kinh doanh cũng nhƣ từng bƣớc thâm nhập lĩnh vực, ngành nghề mới. Hiện
các TNC Nhật Bản có cơ cấu kinh doanh với rất nhiều ngành nghề, trong đó chú
trọng hơn hết vào ngành công nghiệp chế tạo. Chiến lƣợc tăng cƣờng sáp nhập cũng
đƣợc các TNC ƣa chuộng trong thời gian gần đây, với mức chi phí và số lƣợng
TNCs tham gia M&A tăng nhanh qua các năm. Và một chiến lƣợc đƣợc hầu hết
TNCs lựa chọn đó là chiến lƣợc địa phƣơng hóa cơ sở sản xuất. Với chiến lƣợc này,
các doanh nghiệp của Nhật ngày càng thành công hơn tại thị trƣờng nƣớc ngoài do
những nỗ lực hòa nhập địa phƣơng. Mỗi chiến lƣợc đƣợc TNCs Nhật Bản thực hiện
trong những điều kiện và hoàn cảnh riêng với đối sách riêng, nhƣng có thể nói, một
TNC trong quá trình hoạt động của mình đều cố gắng phối hợp các chiến lƣợc hiệu
quả, nhằm tăng khả năng cạnh tranh, tăng doanh thu, lợi nhuận và tầm ảnh hƣởng
của mình.
Thực tế hoạt động đầu tƣ trực tiếp của Nhật Bản vào Việt Nam thời gian qua
cho thấy TNCs Nhật Bản đã đánh giá cao hơn môi trƣờng kinh doanh và đầu tƣ tại
Việt Nam. Các hoạt động đầu tƣ trực tiếp của TNCs Nhật Bản cũng đã thể hiện
Khóa luận tốt nghiệp
83
phần nào chiến lƣợc đầu tƣ của họ trên thế giới. Tuy nhiên, cũng còn có những
điểm bất cập của môi trƣờng đầu tƣ Việt Nam khiến những đặc trƣng tích cực trong
chiến lƣợc đầu tƣ của TNCs Nhật Bản chƣa đƣợc biểu hiện rõ tại Việt Nam. Vì vây,
khóa luận đƣa ra 4 nhóm giải pháp gồm các giải pháp về cải thiên môi trƣờng và
chính sách đầu tƣ; các giải pháp tăng cƣờng hiệu lực và hiệu quả quản lý của Nhà
nƣớc; các giải pháp tạo lập đối tác đầu tƣ và phát triển công nghiệp phụ trợ và các
giải pháp phát triển nguồn nhân lực. Để những nhóm giải pháp trên thực sự phát
huy tác dụng cần có sự quan tâm phối hợp thực hiện đồng bộ của cả Nhà nƣớc và
doanh nghiệp trong một chiến lƣợc dài hạn.
Mặc dù đã hết sức cố gắng, song khóa luận sẽ không tránh khỏi những thiếu
sót, kính mong nhận đƣợc sự góp ý của các thầy cô giáo để khóa luận đƣợc hoàn
thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn.
Sinh viên thực hiện
Vũ Thị Hà
Khóa luận tốt nghiệp
84
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt:
1. Lê Văn Sang - Trần Quang Lâm - Đào Lê Minh, (2002), Chiến lược quan hệ
kinh tế Mỹ, EU, Nhật Bản thế kỷ 21, NXB Khoa học xã hội Việt Nam, Hà Nội.
2. Lƣu Ngọc Trịnh, (2004), Suy thoái kéo dài, cải cách nửa vời, tương lai nào cho
nền kinh tế Nhật Bản, NXB Thế giới
3. Nguyễn Thắng, (2002), Đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào các nước ASEAN,
Luận án tiến sĩ kinh tế
4. Nguyễn Xuân Thiên, (2002), Đầu tư trực tiếp của Nhật Bản ở ASEAN và một số
kinh nghiệm với Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế
5. Phan Minh Tuấn, (2006), "Sự điều chỉnh và lựa chọn chiến lƣợc của các công ty
xuyên quốc gia Nhật Bản ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dƣơng trong bối cảnh
quốc tế mới", Tạp chí nghiên cứu Đông Bắc Á, số 4
6. Phan Trung Chính, (2008), “Thu hút đầu tƣ của Nhật Bản vào nƣớc ta và giải
pháp phát triển công nghiệp phụ trợ”, tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á, số 86
7. Trần Quang Minh, (2007), “Quan hệ Nhật Bản – ASEAN trong bối cảnh hội
nhập Châu Á”, tạp chí Nghiên cứu Đông BắcÁ, số 79
Tài liệu tiếng Anh:
1. UNCTAD, World Investment Report 2000
2. UNCTAD, World Investment Report 2005
3. UNCTAD, World Investment Report 2006
4. UNCTAD, World Investment Report 2008
5. UNCTAD, Country Profiles : Japan
6. UNCTAD, Country Profiles : United States
7. UNCTAD, Country Fact Sheet : Japan
Các trang web:
Khóa luận tốt nghiệp
85
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 4413_9365.pdf