Đề tài Chiến lược hoạt động kinh doanh của các công ty xuyên quốc gia Nhật Bản

Các chiến lược hoạt động kinh doanh của TNCs Nhật Bản đã có những tác động tích cực góp phần là m thay đổi bộ mặt nền kinh tế các nước nhậ n đầu tư. Chúng đã góp phần duy trì nhịp độ tăng trưởng cao, chuyển dịch cơ cấu kinh tế diễn ra mạnh mẽ, các chủ thể trong nước nhanh chóng nắm bắt được công nghệ mới trong chuyển giao công nghệ. Mặc dù các chiến lược hoạt động kinh doanh của TNCs Nhật Bản có thể làm nảy sinh một số hệ lụy như: Các doanh nghiệp ở nước sở tại bắt buộc phải tham gia vào quá trình phân công và hợp tác trong một mạng lưới chung của khu vực và quốc tế, hay những ảnh hưởng xấu đến môi trường vì TNCs Nhật Bản khó và ít chuyể n giao công nghệ sạch, công nghệ nguồn cho các nước còn đang phát triển Những hệ lụy này là tất yếu trên con đường hội nhập và phát triển của mọi quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các nước đang phát triển.

pdf106 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2040 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Chiến lược hoạt động kinh doanh của các công ty xuyên quốc gia Nhật Bản, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chính, Nhật Bản đầu tư vào ASEAN đã làm cho tiềm lực tài chính của họ mạnh lên. Với tỷ lệ JDI so với lượng vốn của ASEAN trong toàn bộ các dự án đầu tư của Nhật Bản tại ASEAN là khoảng 1/4, Nhật Bản đã có thể sử dụng một khoản vốn của ASEAN, cái mà không 20 Tokygana S.(1996), Đầu tư nước ngoài của Nhật Bản và sự phụ thuộc kinh tế lẫn nhau ở Châu Á, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, tr.228 73 thuộc sở hữu của Nhật Bản, để mở rộng sản xuất và làm tăng thêm tổng sản phẩm quốc dân (GNP) của Nhật. 3.2.1.3. Vấn đề đổi mới công nghệ Quá trình phát triển công nghệ chỉ diễn ra thuận lợi khi có được hai điều kiện cơ bản: năng lực sáng tạo của con người và cơ hội để “thanh lý” những công nghệ cũ. JDI đã góp phần tích cực trong việc tạo ra những điều kiện quan trọng đó. Với những khoản lợi nhuận khổng lồ có được nhờ việc đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, các công ty Nhật Bản hoàn toàn đủ tiềm lực để đầu tư cho các kế hoạch nghiên cứu của họ. Như những nội dung được trình bày tại phần trên, hầu hết các hoạt động nghiên cứu và phát triển sản phẩm của mọi công ty đều được thực hiện tại Nhật Bản. Không những thế, mọi hoạt động nghiên cứu và phát triển công nghệ cũng đều được tiến hành tại đó. Đây là cơ hội thuận lợi để những nhà chế tạo phát triển và thể hiện năng lực sáng tạo của mình. Những vật liệu mới, công nghệ mới với những tính năng ngày càng ưu việt đã được ra đời. Kỹ thuật công nghệ mới sẽ khó có điều kiện để phát huy nếu công nghệ cũ chưa hết khấu hao mà không được sử dụng. Một lần nữa, JDI lại thể hiện vai trò bằng việc giúp nền công nghiệp Nhật Bản “xuất khẩu” công nghệ cũ ra nước ngoài. Một trong những nơi dễ chấp nhận công nghệ cũ đó là ASEAN. Như vậy, JDI đã góp phần trong việc đổi mới công nghệ của Nhật Bản. 3.2.1.4. Chuyển đổi cơ cấu kinh tế Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của TNCs Nhật Bản được sử dụng như một công cụ đắc lực nhằm làm dịu đi những sức ép kinh tế vĩ mô, là một trong những phương tiện giúp Nhật Bản chuyển đổi cơ cấu kinh tế. Cơ cấu kinh tế ngày nay của Nhật Bản được hình thành nhờ kết quả của việc thực hiện hàng loạt các chính sách phát triển về khoa học, nhân lực, công nghệ, đầu tư và thương mại… Tuy nhiên, đóng góp một phần quan trọng cho 74 quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế đó là vai trò của chiến lược hoạt động của TNCs Nhật Bản. Có thể nói, với các chiến lược mạng lưới hóa, chiến lược phân phối, đặc biệt là sự tập trung vào các ngành chế tạo máy mọc và đẩy mạnh thương mại nội bộ và gia tăng xuất khẩu, TNCs Nhật Bản đã từng bước làm thay đổi cơ cấu kinh tế của toàn bộ nền kinh tế Nhật Bản. Bên cạnh đó chúng cũng góp phần vào quá trình mở cửa nền kinh tế Nhật Bản, giải quyết khủng hoảng cơ cấu, tạo nên sự hồi phục kinh tế từ năm 2002 đến nay. Nếu nhìn về các thời kỳ trước, cơ cấu kinh tế Nhật Bản trong giai đoạn trước năm 1980 biến đổi mạnh, nhưng thời kỳ sau đó chỉ có những thay đổi nhỏ và dần đi vào ổn định. Những ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động như công nghiệp thực phẩm, dệt may và giầy dép…tiếp tục bị thu hẹp, công nghiệp chế tạo máy móc và thiết bị vận tải tăng mạnh, như bảng 3.1. Bảng 3.1. Những thay đổi về cơ cấu công nghiệp và xuất khẩu Nhật Bản Thực phẩm, thuốc lá Dệt may, da Hóa dầu, hóa chất Kim loại, sợi kim loại Máy móc, T.bị V.tải Ngành khác Cơ cấu công nghiệp (% giá trị công nghiệp) 1980 14.4 6.1 13.8 16.3 31.1 18.4 1990 9.1 3.5 13.7 12.4 45.7 15.7 1999 9.2 3.1 13.6 9.6 50.1 14.6 2005 8.8 2.7 13.5 8.1 55.4 11.5 2006 8.6 2.6 13.5 8.0 57.0 10.3 Cơ cấu xuất khẩu (% kim ngạch xuất khẩu) 1980 1.0 4.8 5.2 17.8 62.8 8.1 1990 0.6 2.5 5.5 6.8 74.9 9.6 1999 0.5 1.9 7.4 6.8 73.4 10.0 2005 0.41 1.6 8.7 6.2 72.0 11.09 2006 0.38 1.4 9.0 6.0 74.0 9.42 Nguån: Tæng hîp tõ Japan Almanac (2002, 2006), Ashahi Shimbun 75 C¬ cÊu kinh tÕ thay ®æi kÐo theo c¶ sù thay ®æi trong c¬ cÊu xuÊt khÈu cña NhËt B¶n. Kim ng¹ch xuÊt khÈu cña c¸c s¶n phÈm ngµnh c«ng nghiÖp chÕ t¹o m¸y mãc vµ thiÕt bÞ vËn t¶i t¨ng m¹nh. Tû lÖ kim ng¹ch xuÊt khÈu mÆt hµng hãa chÊt t¨ng nhÑ, tû lÖ nµy ë c¸c mÆt hµng xuÊt khÈu cßn l¹i ®Òu gi¶m m¹nh. TÊt nhiªn c¬ cÊu kinh tÕ NhËt B¶n thay ®æi chÞu sù t¸c ®éng cña nhiÒu nh©n tè, song, sù gia t¨ng xuÊt khÈu cña TNCs NhËt B¶n vµ sù bµnh tr-íng cña chóng ra c¸c n-íc trong khu vùc sÏ thóc ®Èy t¨ng tr-ëng s¶n xuÊt, cung øng cña mét sè lÜnh vùc c«ng nghiÖp, tõ ®ã sÏ t¹o hiÖu øng t¸c ®éng chuyÓn dÞch c¬ cÊu bªn trong nÒn kinh tÕ NhËt B¶n. 3.2.2. Nh÷ng t¸c ®éng ®Õn nÒn kinh tÕ khu vùc ChiÕn l-îc ho¹t ®éng cña TNCs th-êng t¸c ®éng ®Õn n-íc nhËn ®Çu t- theo hai chiÒu h-íng tr¸i ng-îc nhau, tÝch cùc vµ tiªu cùc. Chóng t¸c ®éng ®Õn c¸c qu¸ tr×nh t¸i s¶n xuÊt c¶ trùc tiÕp lÉn gi¸n tiÕp. Nh÷ng t¸c ®éng tÝch cùc lµ sù chuyÓn giao c«ng nghÖ vµ nh÷ng tµi s¶n v« h×nh… lµ nh÷ng nh©n tè trùc tiÕp mang l¹i n¨ng suÊt lao ®éng vµ thu nhËp tÝnh theo ®Çu ng-êi cao h¬n t¹i c¸c ngµnh nhËn ®-îc ®Çu t- tõ TNCs. Nh÷ng kü n¨ng, tri thøc cña hä (nh÷ng thø ®· ®-îc ®µo t¹o bëi doanh nghiÖp ®ã), nay l¹i ®-îc ph¸t huy t¸c dông trong nh÷ng chñ thÓ kinh tÕ trong n-íc. Nh÷ng t¸c ®éng tiªu cùc thÓ hiÖn lµ xuÊt ph¸t tõ kh¶ n¨ng c¹nh tranh yÕu kÐm cña nh÷ng hµng hãa ®-îc s¶n xuÊt bëi doanh nghiÖp trong n-íc. Do ®ã, c¸c c«ng ty ®Çu t- n-íc ngoµi cã nh÷ng c¬ héi ®Ó thu ®-îc lîi nhuËn siªu ng¹ch v× s¶n phÈm cña hä th-êng cã kh¶ n¨ng c¹nh tranh m¹nh h¬n trªn thÞ tr-êng. B»ng c¸ch nµy hoÆc c¸ch kh¸c, sè lîi nhuËn ®ã sÏ ®i ra n-íc ngoµi ®Ó ®Õn víi c¸c cæ ®«ng. Ngoµi ra, khi cã sù xuÊt hiÖn cña c¸c TNCs, mét t¸c ®éng kh«ng mong muèn kh¸c vÉn th-êng x¶y ra, ChÝnh phñ cã thÓ thùc thi nh÷ng chÝnh s¸ch cã lîi cho TNCs n-íc ngoµi, ch¼ng h¹n nh- trùc tiÕp hoÆc gi¸n tiÕp trî cÊp cho c¸c liªn doanh, h¹n chÕ nhËp khÈu (nh- tr-êng hîp Trung Quèc tr-íc ®©y). Tõ viÖc ph©n ®Þnh r¹ch rßi nh÷ng t¸c ®éng tÝch cùc vµ tiªu cùc nh- trªn, cã quan ®iÓm cho r»ng, kh«ng cã bÊt kú mét c¬ së nµo ®Ó kh¼ng ®Þnh t¸c 76 ®éng tÝch cùc hay t¸c ®éng tiªu cùc cña FDI giµnh ®-îc vÞ trÝ ¸p ®¶o. ViÖc ®¸nh gi¸ chóng hoµn toµn phô thuéc vµo c¸c tiªu chÝ chñ quan cña nhµ ph©n tÝch. Quan ®iÓm nµy cho r»ng ®©y lµ lý do lµm cho hÇu hÕt c¸c n-íc ®ang ph¸t triÓn “®èi xö l¹nh nh¹t” víi dßng FDI tõ c¸c n­íc c«ng nghiÖp ph¸t triÓn trong thêi gian nh÷ng n¨m tõ 1980 trë vÒ tr-íc. T¸c gi¶ cña nghiªn cøu nµy kh«ng hoµn toµn ®ång t×nh víi quan ®iÓm trªn mµ cho r»ng viÖc triÓn khai c¸c chiÕn l-îc ho¹t ®éng cña TNCs NhËt B¶n trong khu vùc lµ nh÷ng biÖn ph¸p nh»m ®Õn ®Ých cuèi cïng lµ tèi ®a hãa lîi nhuËn. XÐt ®Õn cïng th× c¸c chiÕn l-îc ho¹t ®éng ®ã còng lµ ®Ó mang nguån lùc cña hä (vèn, c«ng nghÖ, kinh nghiÖm qu¶n lý…) ®Çu t­ vµo c¸c n­íc së t¹i d-íi nhiÒu h×nh thøc kh¸c nhau. Do vËy, xÐt vÒ thùc chÊt ®èi víi c¸c n-íc nhËn ®Çu t-, ®Æc biÖt lµ c¸c n-íc ®ang ph¸t triÓn th× chiÕn l-îc ho¹t ®éng cña TNCs NhËt B¶n t¸c ®éng tÝch cùc lµ chñ yÕu, t¸c ®éng tiªu cùc lµ thø yÕu vµ lµ tÊt yÕu x¶y ra trªn con ®-êng tiÕp nhËn ®Çu t- tõ TNCs. Tõ quan ®iÓm ®ã, néi dung d-íi ®©y sÏ tËp trung ph©n tÝch nh÷ng t¸c ®éng cña chiÕn l-îc kinh doanh cña TNCs NhËt B¶n lªn khu vùc ASEAN, th«ng qua ®ã chóng ta cã thÓ h×nh dung nh÷ng t¸c ®éng cña chiÕn l-îc ho¹t ®éng cña TNCs NhËt B¶n ®èi víi c¸c n-íc ®ang ph¸t triÓn, trong ®ã cã ViÖt Nam. 3.2.2.1. Kh¾c phôc t×nh tr¹ng thiÕu vèn ®Ó ph¸t triÓn kinh tÕ ®èi víi c¸c n-íc ASEAN §èi víi c¸c n-íc ®ang ph¸t triÓn trong khu vùc, hÇu hÕt ®ang trong tiÕn tr×nh c«ng nghiÖp hãa – hiÖn ®¹i hãa nh»m v-¬n tíi sù t¨ng tr-ëng cao vµ æn ®Þnh. Tuy nhiªn c¸c n-íc nµy ®Òu ph¶i ®èi mÆt víi mét vÊn ®Ò khã kh¨n lín ®ã lµ thiÕu vèn vµ thiÕt bÞ c«ng nghÖ, do kh¶ n¨ng tÝch lòy tõ néi bé nÒn kinh tÕ rÊt thÊp. Do vËy dÉn ®Õn nh÷ng h¹n chÕ lín vÒ quy m« ®Çu t- vµ tiÕn tr×nh c«ng nghiÖp hãa. Trong hoµn c¶nh ®ã, nguån vèn ®Çu t- tõ TNCs NhËt B¶n lµ ®Æc biÖt quan träng ®Ó ph¸t triÓn kinh tÕ. Cïng víi ODA th× FDI cña TNCs NhËt B¶n ®æ vµo khu vùc ASEAN lu«n ®øng ®Çu c¸c khu vùc trªn thÕ giíi. Trong bèi 77 c¶nh tiÕn tr×nh khu vùc hãa vµ toµn cÇu hãa diÔn ra m¹nh mÏ, c¸c n-íc ASEAN ®· tËn dông triÖt ®Ó nh÷ng thuËn lîi tõ chiÕn l-îc ho¹t ®éng cña TNCs NhËt B¶n ®Ó thu hót nguån vèn bªn ngoµi phôc vô ph¸t triÓn kinh tÕ ®Êt n-íc. Trong giai ®o¹n 1990 – 1998, tæng FDI cña NhËt B¶n vµ ASEAN lªn tíi kho¶ng 5217,7 tû Yªn, chiÕm 11% tæng ®Çu t- ra n-íc ngoµi cña NhËt B¶n21. §©y lµ mét trong nh÷ng nh©n tè chñ ®¹o ®ãng gãp vµo sù t¨ng tr-ëng kinh tÕ khu vùc Ch©u Á, đặc biệt là ở các nước ASEAN trong suốt thời gian qua. Trước khi có làn sóng đầu tư của Nhật Bản vào ASEAN, các chủ đầu tư truyền thống ở đây là các cường quốc thực dân, Anh quốc tại Malaixia và Xingapo; Hà Lan tại Indonesia và Mỹ tại Philipin. Đến năm 1997, Nhật Bản đã trở thành nước đầu tư lớn nhất tại Indonesia, Malaixia, Xingapo và Thái lan, và chỉ chịu đứng thứ hai sau Mỹ tại Philipin22. Như vậy, vai trò của TNCs Nhật Bản trong khu vực đã có một bước chuyển biến mạnh mẽ. Vốn FDI từ TNCs Nhật Bản (cũng như TNCs trên thế giới) đặc biệt có ý nghĩa đối với nền kinh tế ASEAN kể cả khi cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ xảy ra. Mặc dù giá trị tuyệt đối giảm, song tỷ lệ JDI trong tổng vốn đầu tư vào tài sản cố định vẫn tăng lên, điều đó chứng tỏ vốn đầu tư trong nước giảm mạnh. Nếu không được bổ sung bởi nguồn vốn FDI từ TNCs thì nền kinh tế ASEAN có thể bị suy thoái nghiêm trọng hơn nữa. Từ năm 1986 đến 1999, Nhật Bản đã đầu tư vào ASEAN với tổng số vốn lến tới hơn 54 tỷ USD. Trong đó nước nhận được nhiều nhất là Indonesia (16170 triệu USD), tiếp đến là Thái Lan (13188 triệu USD), Singapore (12627 triệu USD), Malaixia (8044 triệu USD) và ít nhất là Philipin (4210 triệu USD). Cũng trong thời gian đó, tổng vốn FDI vào khu vực này chỉ xấp xỉ 114 tỷ USD. Như vậy, mặc dù vốn JDI từ trước đến nay chỉ chiếm khoảng gần 30% trong tổng nguồn vốn FDI vào khu vực, song nếu chỉ tính từ khi đồng Yên tăng giá thì JDI chiếm 21 Trung Đức (2005), “Hoạt động đầu tƣ nƣớc ngoài có bƣớc nhảy mới về quy mô và cơ cấu”, Báo đầu tư ngày 29/4, tr3-4 22 Tokygana S.(1996), Đầu tƣ nƣớc ngoài của Nhật Bản và sự phụ thuộc kinh tế lẫn nhau ở Châu Á, NXB KH XH, HN, tr.159 78 khoảng 50% tổng JDI vào ASEAN. Trong các dự án mà Nhật Bản đầu tư vào ASEAN, lượng vốn chính thức có nguồn gốc từ Nhật Bản chỉ chiếm tỷ lệ khoảng 1/4 tổng số vốn tại đó. Khoảng 3/4 số vốn còn lại được huy động từ các khoản tiền nhàn rỗi tại địa phương, nợ nước ngoài và các tổ chức tài chính quốc tế. Như vậy từ sau hiệp ước Plaza đến nay, nếu 54 tỷ USD nói trên thực sự đến từ Nhật Bản thì thông qua JDI nền kinh tế ASEAN thực sự được làm sôi động bởi khoảng hơn 200 tỷ USD23. 3.2.2.2. Thúc đẩy chuyển giao công nghệ và kinh nghiệm quản lý tiên tiến của Nhật Bản vào các nƣớc trong khu vực Chuyển giao công nghệ là một quá trình di chuyển những kỹ thuật công nghệ của sản xuất, bắt đầu bằng giai đoạn hoạt động sản xuất thông thƣờng của nhà máy, duy trì những hoạt động đó và từng bƣớc chuyển sang những giai đoạn phát triển cao hơn nhƣ thích nghi, cải tiến, nghiên cứu và phát triển v.v. 24 Như vậy, quá trình chuyển giao công nghệ không có nghĩa chỉ là một sự chuyển giao các máy móc thiết bị hoặc sự thành lập một nhà máy, mà còn bao gồm cả sự phát triển nguồn nhân lực thông qua tích lũy tri thức về công nghệ. Từ năm 1986 đến năm 1999, Nhật Bản đã đầu tư vào ASEAN với tổng số vốn lến tới hơn 54 tỷ USD. Phần lớn số vốn đó được chuyển giao vào nước nhận đầu tư dưới dạng máy móc thiết bị và nguyên liệu cơ bản cho công nghiệp. Yếu tố công nghệ hiện đại giữ vai trò quyết định trong cạnh tranh kinh tế. Giống như FDI của TNCs nói chung trên thế giới, đầu tư của TNCs Nhật Bản là kênh chuyển giao công nghệ hiệu quả nhất vì nó tạo ra một sự chuyển giao chọn gói công nghệ sản xuất và từ đó kích thích các doanh nghiệp ở nước sở tại tích cực đổi mới công nghệ trong điều kiện cạnh tranh trên thị trường. 23 Nguyễn Thắng (2002), “Đầu tƣ trực tiếp của Nhật Bản vào ASEAN: Những tác động cơ bản lên nền kinh tế Nhật bản”, tạp chí: Kinh tế Châu á - Thái Bình Dương, số 5, tr.21-28 24 Nguyễn Thắng,(2002), Đầu tƣ trực tiếp của Nhật Bản vào các nƣớc ASEAN, LATS Kinh tế, Hà Nội, tr.25 79 Để công nghệ Nhật Bản có thể phát huy được tác dụng tại ASEAN, bên cạnh việc đưa các chuyên gia kỹ thuật và quản lý sang trực tiếp làm việc tại các công ty đầu tư, Nhật Bản còn phải trực tiếp đào tạo nên một đội ngũ nhân công có khả năng vận hành, bảo quản, sửa chữa những dây chuyền công nghệ đó. Thông qua đầu tư trực tiếp, TNCs Nhật Bản đã mang lại cho ASEAN những công nghệ tồn tại dưới dạng vật chất và công nghệ tồn tại dưới dạng vốn nhân lực nêu trên. 3.2.2.3. Giải quyết việc làm và nâng cao năng lực xuất khẩu Với ưu thế vượt trội về công nghệ, vốn, thị trường, TNCs Nhật Bản góp phần quan trọng đẩy mạnh xuất khẩu của hầu hết các nước đang phát triển trong khu vực. Nếu không có nguồn vốn đầu tư từ TNCs, nhiều loại tài nguyên khoáng sản của các nước này không được khai thác hoặc chỉ dừng ở sơ chế, không thể đáp ứng được chất lượng phục vụ xuất khẩu. Thông qua chất lượng hoạt động đầu tư của TNCs, các nước đang phát triển trong khu vực có điều kiện tăng cường khai thác, chế biến sản phẩm tốt hơn để phục vụ cả trong và ngoài nước. Có hai điểm cần đề cập đến khi bàn về vấn đề lao động trong các liên doanh, đó là: số lƣợng lao động, năng lực và ý thức của ngƣời lao động. Ta không thể nêu một cách chính xác số lượng lao động tăng thêm do FDI tạo ra, bởi FDI làm cho một số bộ phận của các thành phần kinh tế trong nước bị thu hẹp, làm cho một số người lao động mất việc làm. Ngược lại, nó cũng lại tạo ra việc làm mới cho một số bộ phận lao động khác (như ở các cơ sở gia công cho công ty đầu tư, những cơ sở cung cấp các loại dịch vụ cho dự án đầu tư..). Tuy nhiên, một điều tất yếu đã được nhận thức là: một lượng vốn đáng kể được bổ sung chắc chắn sẽ tạo thêm nhiều việc làm mới. Chất lượng lao động bao gồm năng lực và ý thức lao động. Về điểm này, JDI đã có những tác động rất tích cực. Sự phát triển kinh tế của Nhật Bản cho thấy họ đạt được một năng suất lao động cao không chỉ dựa vào hiệu quả 80 của những dây chuyền sản xuất tiên tiến, mà chủ yếu dựa vào năng lực và ý thức trách nhiệm của từng cá nhân người lao động. Từ những kinh nghiệm thực tiễn đó, thông qua các hình thức đào tạo, đặc biệt là đào tạo qua công việc (On the Job Training), Nhật Bản đã từng bước tạo ra một đội ngũ công nhân với tay nghề giỏi, ý thức trách nhiệm cao làm việc trong mạng lưới sản xuất và dịch vụ của mình tại ASEAN. Tác động của JDI đối với vấn đề lao động và việc làm tại ASEAN có thể đánh giá một cách khái quát như sau: so với FDI của các chủ đầu tư khác, Nhật Bản có thiên hướng sử dụng vốn hơn là lao động trong các dự án đầu tư vào ASEAN, song, TNCs Nhật Bản rất quan tâm và đã đạt đƣợc những kết quả nhất định trong việc nâng cao chất lƣợng của lao động, góp phần phát triển nguồn nhân lực của ASEAN. Trong những năm gần đây, một số sản phẩm xuất khẩu chứa hàm lượng lao động cao của ASEAN (như các sản phẩm dệt may, giầy dép, thực phẩm đóng hộp, lâm sản…) đang mất dần khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới. Mặt khác, phần giá trị gia tăng trong các sản phẩm xuất khẩu của ASEAN tương đối thấp. Để khắc phục thực trạng đó, trong quá trình hội nhập với nền kinh tế thế giới trong giai đoạn hiện nay, phần lớn các thành viên ASEAN đưa ra chương trình nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu nhằm tiếp tục duy trì và phát triển những lợi thế so sánh của mình. Chương trình đó tạm chia thành hai nội dung chính: (1) thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp từ sử dụng hàm lượng lao động cao sang sử dụng hàm lượng công nghệ cao và (2) Khuyến khích sự phát triển và áp dụng công nghệ hiện đại nhằm tăng phần giá trị gia tăng trong các ngành công nghiệp sử dụng hàm lượng lao động cao. Nội dung thứ nhất của chương trình trên thực sự là một cuộc cách mạng công nghiệp. Điều này thành công hay không tùy thuộc chủ yếu vào sự nỗ lực của ASEAN hơn là phụ thuộc vào nguồn JDI. 81 Tuy nhiên, JDI lại đặc biệt có ý nghĩa đối với ASEAN trong việc thực hiện nội dung thứ hai của chương trình nói trên. ASEAN có thể không có được sự gia tăng xuất khẩu nhanh chóng trong mấy thập kỷ vừa qua nếu không có đầu tư nước ngoài. Chẳng hạn, vốn bằng xuất khẩu chủ yếu là gạo, FDI đã biến Thái Lan trở thành một nước có sản phẩm xuất khẩu chính là hàng chế tạo. Nếu năm 1965, xuất khẩu chỉ chiếm 13,5% GDP của Malaixia thì đến năm 1994, khi đã có sự can thiệp của FDI, tỷ lệ này đã lên tới 82,9%... Bên cạnh việc trực tiếp tham gia vào các hoạt động thương mại, các công ty đầu tư Nhật Bản còn lôi cuốn các công ty địa phương trong những ngành có liên quan cùng tham gia vào dây chuyền sản xuất của mình. Như vậy, các mô hình đầu tư của Nhật đã trực tiếp thúc đẩy hoạt động thương mại trong nội bộ nước thành viên ASEAN với nhau cũng như trao đổi thương mại giữa ASEAN với Nhật Bản và thị trường còn lại của thế giới. Ngoài ra, sự có mặt của các nhân viên người Nhật cùng thân nhân của họ đã tạo cho ASEAN một cơ hội để xuất khẩu tại chỗ các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ, những thứ mà không thể hoặc khó có thể xuất khẩu được dưới các hình thức thông thường, như: điện, nước sinh hoạt, như yếu phẩm, dịch vụ y tế và giáo dục… Tóm lại, với các chiến lược hoạt động của mình, TNCs Nhật Bản góp phần to lớn trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh trong hàng xuất khẩu của các nước trong khu vực Châu Á nói chung, ASEAN nói riêng trên thị trường thế giới, tạo điều kiện gia tăng kim ngạch xuất khẩu, tác động tích cực đến cán cân thương mại của hầu hết các nước đang phát triển trong khu vực. 3.2.2.4. Một số tác động khác Do trình độ công nghệ trong khu vực còn thấp nên hạn chế khả năng chuyển giao công nghệ hiện đại của TNCs Âu – Mỹ cho các nước Đông Bắc Á và Đông Nam Á, điều đó dẫn tới tính phụ thuộc của các nền kinh tế này vào công nghệ của TNCs Nhật Bản ngày càng nhiều hơn. Điều đó cũng có nghĩa 82 là tiến trình gia tăng hội nhập vào khu vực của nền kinh tế Đông Á và ASEAN sẽ góp phần đẩy mạnh tiến trình khu vực hóa cũng như mở cửa giao lưu với các khu vực khác và với toàn thế giới. Tuy nhiên, một tất yếu khách quan kéo theo đó là khi có sự cố hoặc sự thay đổi chiến lược thì nền kinh tế bản địa sẽ bị ảnh hưởng và khó khăn. Vì vậy để giảm thiểu những tác động xấu từ các chiến lược hoạt động của TNCs nói chung và TNCs Nhật Bản nói riêng, các nước đang phát triển trong khu vực cần ý thức rõ tầm quan trọng của vốn đầu tư từ TNCs, song, cũng không thể thu hút FDI nhiều bằng mọi giá, mà cần đảm bảo chất lượng trong việc sử dụng FDI từ các TNCs. Mặt khác cần có những chính sách hợp lý sử dụng có hiệu quả nguồn đầu tư từ TNCs Nhật Bản nhằm đảm bảo tính tự chủ của nền kinh tế, đồng thời giải quyết tốt nhất các vấn đề xã hội nảy sinh từ đầu tư của TNCs. Chuyển giao công nghệ còn hạn chế: thông qua các chiến lược hoạt động và đầu tư, TNCs Nhật Bản đã góp phần chuyển giao công nghệ tiên tiến, nhưng không phải là công nghệ tiên tiến nhất. Họ chỉ chuyển giao công nghệ loại 2 và loại 3, thậm chí cả công nghệ gây ô nhiễm môi trường, nếu như vấn đề thẩm định, tiếp nhận của các nước nhận đầu tư không tốt. Ngoài ra, việc thực thi chiến lược của TNCs Nhật Bản còn gây ra những hạn chế khác có thể có như: gây ra sự mất cân đối trong cơ cấu đầu tư giữa các vùng trong một số quốc gia; việc đào tạo cán bộ quản lý ở các xí nghiệp liên doanh chưa kịp thời; trốn thuế, gian lận thương mại, gian lận giá trong chuyển giao công nghệ… Tất cả những vấn đề trên cũng là một tất yếu khách quan trên con đường mở cửa hội nhập của các nước đang phát triển. 3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 3.3.1. Về chính sách thu hút đầu tƣ trực tiếp của các công ty xuyên quốc gia Nhật Bản và hạn chế những tác động tiêu cực có thể xảy ra Sau khi đi nghiên cứu về các chiến lược hoạt động kinh doanh của các công ty xuyên quốc gia Nhật Bản và những tác động điển hình đến nền kinh 83 tế Nhật Bản cũng như nền kinh tế các nước trong khu vực, đặc biệt chú trọng đến các nước đang phát triển trong khối ASEAN, trong đó có Việt Nam, thì ta thấy vẫn còn có một số hạn chế như đã nêu ở phần trên. Dưới đây là một số kiến nghị nhằm phát huy những thuận lợi đồng thời khắc phục những tồn tại của môi trường đầu tư của các nước trong khu vực (đặc biệt các nước đang phát triển), tạo niềm tin, thu hút đầu tư của các TNCs Nhật Bản nhiều hơn nữa và góp phần phát triển nền kinh tế đất nước. Kinh nghiệm từ các nước thành công trong việc thu hút FDI của TNCs Nhật Bản như Trung Quốc, Thái Lan, Malaixia cho thấy việc làm quan trọng nhất tác động đến thu hút FDI của TNCs là: Một là, phải nhanh chóng cải thiện môi trƣờng đầu tƣ và chính sách đầu tƣ. Đối với nhà đầu tư, mục tiêu hàng đầu là lợi nhuận, ở đâu có lợi nhuận cao thì đầu tư vào đó. Khi xác định được phương án đầu tư, nhà đầu tư quan tâm đến rất nhiều vấn đề, trong đó quan trọng là cơ chế, chính sách và luật pháp của nhà nước. Do vậy, điều tất yếu để thu hút được FDI của TNCs có hiệu quả là chúng ta phải cải thiện môi trường đầu tư. Trước hết, phải đảm bảo ổn định vững chắc về kinh tế và chính trị. Không ngừng củng cố và mở rộng các quan hệ kinh tế, chính trị đối ngoại, cải thiện vị thế đất nước trên trường quốc tế. Đồng thời phải ổn định an ninh - xã hội vì đó là yếu tố làm lành mạnh và ổn định môi trường kinh doanh. Đặc biệt cần xử lý nghiêm minh các vụ án kinh tế và các vụ án hình sự. Tiếp đó là tiếp tục đẩy mạnh đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng. Cần tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế – kỹ thuật tạo tiền đề, cơ sở thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Xây dựng các khu kinh tế mở, các đặc khu kinh tế và hệ thống sân bay, bến cảng có tính khu vực và quốc tế. Tiếp tục nâng cấp các hệ thống kết cấu hạ tầng, có cơ chế khuyến khích tư nhân đầu tư phát triển các công trình kết cấu hạ tầng, trong đó có các công trình giao thông, cảng biển… Và cũng cần phải tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về đầu tư nước ngoài. Hoàn thiện 84 và xây dựng đồng bộ, nhất quán các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến đầu tư nước ngoài. Hệ thống pháp luật phải hấp dẫn, thông thoáng, rõ ràng, ổn định và mang tính cạnh tranh cao. Hoàn chỉnh hệ thống pháp lý chung về kinh tế để tạo môi trường kinh doanh ổn định, bình đẳng… Bên cạnh đó, đổi mới và hoàn thiện chính sách về đầu tư nước ngoài cũng rất cần thiết. Cần phải đẩy mạnh cải cách hành chính trong thu hút đầu tư nước ngoài. Quy định rõ ràng, công khai, minh bạch các thủ tục hành chính, rà soát, bãi bỏ các quy định về thủ tục đang cản trở hoạt động đầu tư nước ngoài… Xây dựng chính sách ưu đãi minh bạch, rõ ràng, ổn định có ý nghĩa hết sức quan trọng trong thu hút vốn FDI, và đặc biệt đối với vốn của Nhật Bản. Nên: (1) Miễn giảm thuế thu nhập, thuế công ty, thuế tài sản cho những nhà đầu tư nước ngoài, nếu họ tham gia vào những dự án đáp ứng một trong những yêu cầu có khả năng cải thiện cán cân thanh toán, đòi hỏi kỹ thuật – công nghệ cao, khối lượng vốn lớn… (2) Chính sách tài chính cởi mở tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư hoạt động sản xuất kinh doanh, có thể cho TNCs có quyền thế chấp tài sản hoặc cầm cố tài sản, kể cả tài sản ở nước ngoài và thế chấp quyền sử dụng đất để vay vốn… (3) Chính sách thương mại và chính sách giáo dục cũng cần phải thông thoáng. Không ngừng tạo điều kiện tự do hóa thương mại và đầu tư cho giáo dục. Có thể sử dụng biện pháp “phân biệt đối xử ưu đãi – ưu tiên khoanh vùng” đối với đầu tư của TNCs Nhật Bản. Những chính sách ưu tiên khoanh vùng cho những TNCs Nhật Bản, ví dụ như: ưu đãi thuế; miễn – giảm các loại phí; cắt giảm một số thủ tục pháp lý nếu được Chính phủ Nhật bảo lãnh… Những ưu tiên đặc biệt đối với TNCs Nhật Bản xuất phát từ hai lý do: (1) Qua phân tích ở chương 2 cho thấy, trong những công nghệ mà TNCs chuyển giao cho các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam thì công nghệ của TNCs Nhật Bản đạt trình độ cao hơn cả, đa phần là công nghệ đạt trình độ trung bình và khá trên thế giới (trong khi TNCs của Châu Âu và Mỹ chỉ chuyển 85 giao công nghệ lạc hậu là chính). (2) Trong số các TNCs đến các nước đang phát triển trong khối ASEAN, xét thấy TNCs trong lĩnh vực điện máy chiếm đa số, đây lại là thế mạnh của TNCs Nhật Bản về sản xuất hàng chế tạo. Bên cạnh chính sách ưu tiên khoanh vùng đối với đầu tư của TNCs Nhật Bản, cần tích cực chủ động, nhanh chóng cải tiến thủ tục hành chính trong lĩnh vực đầu tư của TNCs. Thủ tục hành chính quá chậm, kém hiệu suất cũng làm cho môi trường đầu tư xấu đi dù nội dung của luật rất hấp dẫn. Trong thời đại công nghệ thông tin, mọi giao dịch trên thương trường tiến hành rất nhanh. Tuy nhiên, giữa những công ty có một khả năng nhất định, nhất là các công ty có vốn nước ngoài, tốc độ giao dịch không khác nhau nhiều. Nhưng nổi cộm lên là sự khác biệt trong tốc độ xử lý hành chính của cơ quan nhà nước, nước nào có tốc độ nhanh về mặt này mới chớp được các thời cơ, tăng sức cạnh tranh tổng hợp của cả nước. Việt Nam hiện nay vẫn là một trong những nước kém nhất ở Châu Á về tốc độ cải cách hành chính. Theo điều tra của Quỹ đầu tư nước ngoài (trụ sở ở Tokyo) vào năm 2003, 42% các doanh nghiệp Nhật được điều tra cho rằng khó khăn lớn của họ khi hoạt động tại Việt Nam là thủ tục hành chính, trong khi đó, chỉ có 13% doanh nghiệp Nhật ở Thái Lan, 18% ở Philippin và 22% ở Indonesia than phiền về tốc độ cải cách hành chính25. Hai là, đẩy mạnh các hoạt động tiếp thị, quảng cáo ở mọi cấp độ, mọi lúc, mọi nơi. Nhiều năm trước đây, việc tiếp thị môi trường đầu tư của các nước chủ nhà còn bị coi nhẹ. Hiện nay, hoạt động quảng cáo , xúc tiến thương mại và đầu tư nói chung, với Nhật Bản nói riêng được thực hiện rầm rộ hơn, dưới nhiều hình thức như: tổ chức hội thảo, giới thiệu tiềm năng, thăm viếng của các chính khách, các đoàn ngoại giao, doanh nghiệp… Có nhiều cuộc hội thảo đã diễn ra, giới thiệu về tiềm năng và môi trường đầu tư của nước mong 25 Trần Văn Thọ (2005), Biến động kinh tế Đông Á và con đƣờng Công nghiệp hóa Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr.223-245 86 muốn nhận đầu tư (trong đó có Việt Nam) được tổ chức chủ yếu ở ba thành phố lớn của Nhật Bản, là Tokyo, Nagaya và Kanazawa. Tuy nhiên, để duy trì và phát triển nhịp độ đầu tư, các nước nên xúc tiến quảng cáo, giới thiệu tiềm năng đầu tư đối với TNCs Nhật Bản như một hoạt động thường xuyên, liên tục thay vì làm theo “chiến dịch”. Đặc biệt nên tạo điều kiện và cử người tìm cách tiếp xúc trực tiếp với đội ngũ lãnh đạo cấp cao của TNCs Nhật Bản. Nghiên cứu chiến lược hoạt động của họ, trình độ công nghệ của họ ở từng lĩnh vực, từ đó đánh giá chính xác xem mình đang ở “tầng tháp mấy” của “tòa tháp” công nghệ của TNCs Nhật Bản. Mặt khác, cần nghiên cứu luật pháp, chiến lược và chính sách của Chính phủ Nhật Bản, nghiên cứu kỹ chiến lược của từng TNCs Nhật Bản mình mong muốn mời gọi đầu tư, hiểu rõ quy mô, loại hình doanh nghiệp trong từng lĩnh vực không chỉ đối với TNCs mà còn đối với cả các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Nhật Bản để có biện pháp xúc tiến đầu tư, mời gọi bằng được những TNC, những doanh nghiệp có tiềm năng đối với dự án. Ba là, phải quan tâm hơn đến việc cải thiện điều kiện hoạt động của các dự án đã và đang đƣợc triển khai, “tiêu hóa” triệt để vốn đăng ký từ TNCs Nhật Bản. Các công ty nước ngoài đã đến đầu tư sẽ mở rộng các dự án hiện tại hoặc đầu tư thêm các dự án mới hay không còn tùy thuộc vào tình hình hoạt động hiện nay của họ. Tình hình này cũng tác động trực tiếp đến quyết định của các nhà đầu tư chưa đến nhưng đang đặt nhiều niềm tin và sự lựa chọn tiếp theo của mình vào doanh nghiệp đó. Điều này đặc biệt quan trọng vì tính khả thi và hiệu quả của các dự án đã triển khai có tác động đến nhà đầu tư nước ngoài nhiều khi là cao hơn rất nhiều so với các hoạt động quảng cáo hay mời gọi khác, vì nó là một biểu hiện cụ thể minh chứng rằng môi trường và điều kiện hoạt động kinh doanh của nước sở tại, nước nhận đầu tư là rất tốt. Để làm được điều đó, phải thực hiện tốt và thường xuyên công tác kiểm tra, giám sát việc triển khai các dự án đầu tư của TNCs. 87 - Cần thực hiện tốt vai trò quản lý của đối tác tham gia liên doanh, nhằm thúc đẩy tiến độ triển khai dự án, nâng cao hiệu quả kinh doanh và đấu tranh cho quyền lợi hợp pháp của doanh nghiệp và người lao động. Hỗ trợ những dự án đang hoạt động bằng việc chủ động điều chỉnh giấy phép đầu tư để dự án được hưởng ngay các ưu đãi mới. - Tổ chức kiểm tra định kỳ, đột xuất đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư của TNCs về việc thực hiện tiến độ góp vốn, xác định giá trị góp vốn (đặc biệt góp bằng thiết bị, công nghệ), hạch toán kinh doanh, quyết toán với công trình xây dựng và giải quyết kịp thời các khó khăn, vướng mắc xảy ra trong quá trình triển khai dự án cũng như có biện pháp kiên quyết với các dự án, chủ đầu tư vi phạm pháp luật, thực hiện đúng quy định trong giấy phép đầu tư. - Tập trung cao độ công tác quản lý, điều hành để tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ các dự án FDI hoạt động có hiệu quả bằng cách nhanh chóng hình thành. Nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ quan giám định, kiểm toán, thẩm định đối với các dự án có vốn đầu tư của TNCs. Quản lý chặt chẽ quá trình chuyển giao công nghệ, nhập máy móc, thiết bị của các doanh nghiệp có vốn đầu tư của TNCs, tránh trường hợp các doanh nghiệp nhập khẩu những công nghệ và thiết bị quá lạc hậu. - Tăng cường sự hướng dẫn và kiểm tra, giám sát của các cơ quan chức năng có liên quan để vừa phát huy tính chủ động của địa phương vừa tránh phá vỡ quy hoạch. - Coi trọng quy trình “hậu kiểm” các dự án, trong đó quản lý chặt chẽ khâu đầu tư xây dựng cơ bản, phát hiện và xử lý kịp thời những vi phạm về xây dựng, thiết kế đã được duyệt. Định hướng phát triển kết cấu hạ tầng, thống nhất đồng bộ các chính sách có liên quan đến kết cấu hạ tầng cho hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư của TNCs. 88 Bốn là, phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho tăng cƣờng hợp tác kinh tế với Nhật bằng cách tích cực chủ động xây dựng một đội ngũ cán bộ chuyên trách phục vụ cho các hoạt động kêu gọi đầu tƣ đƣợc đào tạo tại Nhật Bản, tìm cách đƣa ngƣời đi học tại các cơ sở đào tạo của chính TNCs Nhật Bản. Thực tiễn cho thấy, nhân tố con người đóng vai trò quyết định sự thành công của nhiều hoạt động quan hệ kinh tế quốc tế. Để đẩy mạnh đầu tư của Nhật Bản, các nước phải tăng cường đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao cả chuyên môn và ngoại ngữ. Thành quả của quan hệ hợp tác kinh tế không dừng lại ở quan hệ chính trị, ngoại giao, hay thương mại, đầu tư mà cần mở rộng trên mọi khu vực, trong đó có giáo dục - đào tạo – khoa học – công nghệ. Cần phải huy động mọi nguồn lực của nhà nước, của các doanh nghiệp, của cá nhân… đưa cán bộ, nhân viên doanh nghiệp đi học tập, nghiên cứu và lao động tại Nhật Bản. Có như vậy, họ mới được nâng cao tay nghề, nâng cao trình độ chuyên môn và quan trọng hơn là họ sẽ am hiểu về đất nước con người Nhật Bản, từ đó sẽ có thuận lợi trong việc mời gọi TNCs Nhật Bản đầu tư. Bên cạnh việc thu hút đầu tư của TNCs Nhật Bản nhiều hơn nữa, phải chú trọng tới việc khắc phục những tác động tiêu cực tới nền kinh tế các nước trong khu vực như tình trạng chuyển giao công nghệ còn hạn chế kéo theo sự ô nhiễm môi trường… Để giảm thiểu những hạn chế này phải chủ động: - Tìm hiểu và nghiên cứu kỹ lưỡng các công nghệ liên quan đến lĩnh vực sản xuất, chọn lựa những công nghệ phù hợp. Tránh sự phụ thuộc tuyệt đối vào công nghệ nhập khẩu, tăng cường đầu tư vào nghiên cứu và phát triển công nghệ nhằm làm chủ công nghệ và tạo sự linh động trong việc sử dụng các công nghệ nhập khẩu, cũng như đủ khả năng tự cải tiến, nâng cấp các công nghệ này để phù hợp với thực tiễn sản xuất. - Không ngừng tìm tòi các ý tưởng kinh doanh mới, tăng cường đầu tư nhằm xoay vòng vốn hiệu quả, các sản phẩm có tính cạnh tranh cao, mà các mảng thị trường tiềm năng. Các biện pháp này có tác động kích thích sự sáng 89 tạo và không ngừng tìm tòi của các nhân viên doanh nghiệp. Việc khuyến khích sáng tạo và đưa ra các ý kiến đóng góp sẽ tạo một môi trường làm việc tích cực, năng động, sáng tạo và thuận lợi cho các hoạt động đòi hỏi đầu tư về trí óc cao, nhất là việc nghiên cứu và phát triển công nghệ. - Chủ động hợp tác với các tổ chức của quốc gia, các hiệp hội ngành nghề để giải quyết những khó khăn vướng mắc trong quá trình hoạt động nói chung và công nghệ nói riêng, phối hợp với các viện nghiên cứu trong hoạt động R&D nhằm tăng hiệu quả nghiên cứu, tận dụng được sự hỗ trợ của các nhà khoa học đầu ngành trong lĩnh vực nghiên cũng như giúp các hoạt động nghiên cứu của các viện nghiên cứu mang tính thực tế và tính ứng dụng cao hơn. - Tăng cường liên kết với các tập đoàn đa quốc gia trên cơ sở học hỏi các công nghệ kỹ thuật sản xuất cũng như các kỹ năng quản lý, tác phong làm việc của những doanh nghiệp hàng đầu thế giới thông qua các hoạt động giao lưu, học hỏi kinh nghiệm, chuyển giao công nghệ hay liên doanh hợp tác. Tuy nhiên, việc nhập khẩu công nghệ hay tiến hành liên doanh cần được các doanh nghiệp nghiên cứu kỹ lưỡng về khả năng nắm bắt công nghệ nhập khẩu, hàm lượng công nghệ trong gói công nghệ chuyển giao và độ lạc hậu của các công nghệ cũng như tính phù hợp với định hướng phát triển tương lai bao gồm cả việc đảm bảo khả năng nâng cao trình độ công nghệ của doanh nghiệp. Những đề xuất trên đây là dành cho các hoạt động của doanh nghiệp nhằm tăng cường khả năng tiếp thu về công nghệ để góp phần vào xây dựng nền khoa học công nghệ quốc gia phát triển, tạo tiền đề cho một tương lai sáng lạng, có đủ khả năng tiếp thu và tiếp nhận những công nghệ “loại một”, những công nghệ mới, tiên tiến nhất. 3.3.2. Về việc xây dựng và phát triển các Tập đoàn kinh tế, các công ty xuyên quốc gia sau khi rút kinh nghiệm từ hoạt động kinh doanh của TNCs Nhật Bản 90 Qua thực tiễn nghiên cứu về "Chiến lược hoạt động kinh doanh của các TNCs Nhật Bản", có thể thấy hoạt động của các TNCs tại các nước nhận đầu tư những năm qua đã góp phần không nhỏ vào xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển nền kinh tế các nước này. Việc hợp tác với các TNCs là một vấn đề mang tính tất yếu kinh tế, các nước ASEAN và Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật đó. Vì thế, doanh nghiệp các nước trong khu vực khối ASEAN cần phải mở rộng phạm vi sản xuất kinh doanh của mình ra thị trường thế giới, tiến hành các hoạt động xuyên quốc gia như các công ty của Mỹ, châu Âu, Nhật Bản đã làm, có như vậy mới có thể tận dụng một cách tối ưu các nguồn lực trên thế giới để phát triển kinh tế. Kinh nghiệm của các TNCs cho thấy, muốn thành công các doanh nghiệp cần chú ý những vấn đề sau:  Về vai trò của Nhà nƣớc Để trở thành các tập đoàn tài chính công nghiệp hùng hậu như hiện nay, ngay từ khi mới "phôi thai", các TNCs quốc tế đã được sự hỗ trợ rất lớn của Chính phủ. Ở Nhật Bản, Chính phủ chính là người khởi sướng quá trình "Tập đoàn hoá" của các công ty Nhật Bản. Với những hỗ trợ về vốn, kỹ thuật công nghệ, về thông tin, tư vấn của chính phủ, các TNCs Nhật Bản thực sự đã có được một nền móng vững chắc để phát triển. Trong giai đoạn đầu hoạt động, một điều đáng chú ý là các công ty này đã được Nhà nước bảo hộ và che chở khỏi cạnh tranh với bên ngoài một cách có hiệu lực. Toàn bộ thị trường nội địa Nhật Bản được dành riêng cho các công ty Nhật Bản, những sản phẩm cùng loại của nước ngoài dù có tốt hơn về chất lượng hay giá thành đều khó có khả năng cạnh tranh với hàng Nhật Bản. Chính vì những khoản lợi nhuận từ thị trường trong nước đó mà các TNCs Nhật Bản có thể phần nào bù đắp chi phí trong giai đoạn thâm nhập thị trường nước ngoài. Ngành sản xuất ô tô Nhật Bản là một minh chứng điển hình cho sự lớn mạnh nhờ nhu cầu trong nước đặc biệt là nhờ tiêu dùng cá nhân. Mặt khác, việc các công ty Nhật Bản thực hiện bán phá giá thành công trên thị trường nước ngoài để đánh gục các 91 đối thủ cạnh tranh cũng nhờ vào khoản hỗ trợ tài chính cần thiết của Nhà nước. Chính vì vậy, đối với các doanh nghiệp đang trong giai đoạn "chập chững" mới phát triển, Nhà nước cần phải ban hành các chính sách bảo hộ hợp lý để giúp các doanh nghiệp tạo dựng sự trưởng thành cần thiết trước khi tham gia vào hoạt động cạnh tranh quốc tế. Trước hết, Nhà nước phải tập trung mọi nguồn lực để phát triển những doanh nghiệp hoạt động trong một số lĩnh vực quan trọng. Bởi lẽ, không chọn trọng điểm thì sẽ không đủ khả năng và không đủ vốn để chu cấp cho tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế. Khi đã quyết định những ngành nào cần ưu tiên phát triển, Chính phủ phải cùng phối hợp với doanh nghiệp trong việc hoạch định ra các chiến lược phát triển đồng thời hỗ trợ về vốn, về tư vấn, về thông tin, đặc biệt là phải bằng mọi biện pháp thu hút những kỹ thuật công nghệ mới... Để việc quản lý Nhà nước có hiệu quả, Nhà nước chỉ nên đóng vai trò hỗ trợ và cung cấp mọi yếu tố cần thiết cho quá trình hoạt động có hiệu quả của doanh nghiệp. Tốt hơn hết là dành cho họ quyền tự chủ cần thiết để có thể điều hành hoạt động kinh doanh của chính mình. Khi một doanh nghiệp đã đủ trưởng thành để mở rộng phạm vi hoạt động của mình ra thị trường nước ngoài, hơn lúc nào hết Nhà nước khi đó cần phải là đại diện tích cực cho các doanh nghiệp trên thị trường quốc tế.  Về phía các doanh nghiệp Dù Chính phủ có giúp đỡ, hỗ trợ các doanh nghiệp bao nhiêu đi chăng nữa nhưng bản thân mỗi doanh ngiệp không chịu hợp tác và tự cố gắng thì khó có thể phát triển được. Các doanh nghiệp muốn lớn mạnh và thành đạt trong quá trình kinh doanh ở nước ngoài, họ phải tự nỗ lực rất nhiều. Về trình độ và năng lực của chủ doanh nghiệp : Hầu hết lãnh đạo các tập đoàn xuyên quốc gia lớn đều là những tiến sỹ hoặc có trình độ tương đương. Họ là những sản phẩm của các trường đại học 92 hàng đầu trong khu vực và trên thế giới. Chủ tịch hãng điện tử NEC Nhật Bản, tiến sỹ Kobayashi đã từng là giảng viên của Đại học Havard. Chủ tịch tập đoàn Sumitomo, tiến sỹ Kenji Miyahara đã từng là quan chức cao cấp của Bộ Công nghiệp và Thương mại Quốc tế Nhật Bản (MITI)..v..v.Và rất nhiều người khác đều là những viên chức cao cấp trong chính phủ các nước, sau khi về hưu đã làm chủ tịch các tập đoàn lớn. Trong thời đại nền kinh tế tri thức bùng nổ như hiện nay, một yêu cầu đặt ra là chủ doanh nghiệp phải thực hiện được một cách nhanh chóng và quyết đoán các quyết định, nếu anh ta không muốn bỏ lỡ cơ hội kinh doanh. Một chủ doanh nghiệp thực sự cần có năng lực, có tầm nhìn xa trông rộng để có thể chèo lái con thuyền doanh nghiệp qua thời kỳ khó khăn, đồng thời hướng doanh nghiệp vào những lĩnh vực kinh doanh tiềm năng. Tất cả những khả năng đó không thể bỗng dưng có được mà phải trải qua những tháng năm học hỏi, nghiên cứu và đặc biệt phải được đào tạo một cách chính thống. Kinh nghiệm ở Nhật Bản cho thấy, để có được đội ngũ những chủ tập đoàn có học vấn và thực sự có năng lực, Chính phủ Nhật Bản đã xây dựng thành công một hệ thống giáo dục có thể là bậc nhất thế giới. Những đứa trẻ ngay từ ngày đầu cắp sách đến trường đã được xác định rằng muốn tiếp tục sinh tồn thì không có cách nào khác là phải học tập và vượt qua các kỳ thử thách. Dẫu rằng còn có nhiều quan điểm không đánh giá cao kiểu cách giáo dục tại Nhật Bản, nhưng bất kì ai cũng phải thừa nhận rằng, nhờ vào nó mà Nhật Bản có thể làm được điều kỳ diệu mà không ai sống ở những năm 40, 50 của thế kỷ 20 có thể tưởng tượng nổi. Và chính hệ thống giáo dục đó đã không những đáp ứng mà còn vượt quá nhu cầu của nền kinh tế về một lực lượng lao động có trình độ cao. Về phƣơng pháp thâm nhập và chiếm lĩnh thị trƣờng nƣớc ngoài 93 Lịch sử phát triển của các TNCs nước ngoài cho thấy hầu hết mô hình thâm nhập và chiếm lĩnh các thị trường quốc tế đều trải qua 3 giai đoạn: Giai đoạn đầu: theo kịch bản cổ điển của các công ty sản xuất bán hàng hoá ra thị trường thế giới thông qua trung gian các hệ thống phân phối. Thông thường, các công ty sản xuất tiêu thụ sản phẩm của mình nhờ một công ty thương mại, sau đó nếu thấy đủ lực để mạo hiểm, các công ty sản xuất sẽ xây dựng những chi nhánh phân phối của chính mình ở hải ngoại. Giai đoạn hai: khi hàng hoá đã được người tiêu dùng biết đến, các công ty này thiết lập trực tiếp ở nước ngoài các nhà máy sản xuất của họ, đôi khi ngay cả các phòng nghiên cứu thiết kế sản phẩm. Việc đặt cơ sở sản xuất ngay tại thị trường tiêu thụ cho phép các TNCs thiết kế và sản xuất ra những sản phẩm nhằm vào và thích nghi hơn với nhu cầu của người tiêu dùng cuối cùng. Cái lợi trước mắt là giá thành sản xuất giảm nhờ nhân công địa phương rẻ hơn và giảm được chi phí vận chuyển. Cái lợi lâu dài là chiếm lĩnh những phần thị trường mới và cạnh tranh. Giai đoạn thứ ba và cuối cùng: các ngân hàng, hãng bảo hiểm, hãng môi giới đổ bộ lên thị trường nước ngoài. Môi trường tài chính đến lượt nó lại được phi thương mại hoá cho phép họ mua lại liên tiếp các xí nghiệp. Trong khi đó, các công ty thương mại thực sự trở thành những trung tâm tình báo kinh tế và hoạt động hết công suất, nhằm thu thập thông tin trong tất cả các lĩnh vực mua và bán. Đối với doanh nghiệp các nước còn đang phát triển ở ASEAN, trong đó có Việt Nam, chúng ta không đủ khả năng và cũng không đủ tiềm lực cần thiết để áp dụng một cách máy móc toàn bộ kịch bản chiếm lĩnh và khai thác thị trường quốc tế như trên, nhưng cách thức đầu tiên là thông qua các công ty thương mại để đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng sau đó khi đủ tiềm lực mới xây dựng các cơ sở sản xuất là một kinh nghiệm rất đáng để học tập. Mỗi nền kinh tế có một đặc điểm riêng, tùy vào điều kiện cụ thể mà các doanh nghiệp sẽ triển khai những bước đi phù hợp cho riêng mình để đạt những hiệu quả tốt nhất. 94 KẾT LUẬN Thông qua những nét chung nhất về TNCs, khóa luận đi phân tích những đặc trưng hình thành và phát triển của TNCs Nhật Bản, nêu lên những nét điển hình, đặc điểm riêng có trong quá trình hình thành và phát triển của chúng. Trong quá trình hoạt động kinh doanh quốc tế, chúng tích cực mở rộng phạm vi hoạt động trên thị trường quốc tế vì mục tiêu tự thân là tối đa hóa lợi nhuận, nhưng xét toàn diện có thể thấy những nguyên nhân và động cơ thúc đẩy TNCs Nhật Bản bành chướng và triển khai các chiến lược hoạt động kinh doanh quốc tế đó là: Những điều kiện kinh tế – xã hội Nhật Bản với sự thiếu thốn tài nguyên thiên nhiên cùng với chính sách khuyến khích đầu tư ra nước ngoài của Chính phủ Nhật Bản; Sự lên giá và bất ổn định của đồng Yên so với đồng tiền của nhiều nước trên thế giới; Xung đột thương mại; Đồng thời là những tác động của những nhân tố từ môi trường đầu tư toàn cầu với nhiều xu hướng biến đổi mới, những thành tựu to lớn của cách mạng khoa học – công nghệ,… cũng dần trở thành một xu thế tất yếu thúc đẩy các chiến lược hoạt động của TNCs Nhật Bản. Trong những năm 1990 trở lại đây, tình hình kinh tế – chính trị thế giới có nhiều biến đổi, sự phát triển của khoa học công nghệ tiếp tục có những bước tiến kỳ diệu, đưa nhân loại lên một tầm cao mới trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là những thành tựu về công nghệ thông tin và công nghệ quản lý. Nó phá tan những quan điểm truyền thống về quản lý , về vận chuyển, về không gian cũng như về việc sử dụng con người trong chiến lược hoạt động của mỗi TNC. Qua phân tích những yếu tố mới như trên tác động đến hoạt động của TNCs Nhật Bản, khóa luận đã nêu và phân tích một số chiến lược hoạt động kinh doanh cơ bản của TNCs Nhật Bản, đó là chiến lược mạng lưới hóa, chiến lược đa dạng hóa cơ cấu sản xuất kinh doanh, chiến lược chuyển giao – phát triển công nghệ, chiến lược sáp nhập, chiến lược phân phối, liên minh chiến lược và chiến lược địa phương hóa các cơ sở sản xuất kinh doanh. Từ việc phân tích các chiến lược hoạt động của TNCs Nhật Bản, khóa luận cũng phân 95 tích những tác động của chiến lược hoạt động của TNCs Nhật Bản đối với nền kinh tế Nhật Bản và nền kinh tế khu vực (chủ yếu là khu vực ASEAN), đó là: Bổ sung nguồn vốn, thúc đẩy tiến trình công nghiệp hóa; giải quyết việc làm; chuyển giao công nghệ… Có thể nói, các chiến lược hoạt động của TNCs Nhật Bản đã góp phần căn bản làm thay đổi bộ mặt nền kinh tế khu vực trong những năm cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI. Các chiến lược hoạt động kinh doanh của TNCs Nhật Bản đã có những tác động tích cực góp phần làm thay đổi bộ mặt nền kinh tế các nước nhận đầu tư. Chúng đã góp phần duy trì nhịp độ tăng trưởng cao, chuyển dịch cơ cấu kinh tế diễn ra mạnh mẽ, các chủ thể trong nước nhanh chóng nắm bắt được công nghệ mới trong chuyển giao công nghệ. Mặc dù các chiến lược hoạt động kinh doanh của TNCs Nhật Bản có thể làm nảy sinh một số hệ lụy như: Các doanh nghiệp ở nước sở tại bắt buộc phải tham gia vào quá trình phân công và hợp tác trong một mạng lưới chung của khu vực và quốc tế, hay những ảnh hưởng xấu đến môi trường vì TNCs Nhật Bản khó và ít chuyển giao công nghệ sạch, công nghệ nguồn cho các nước còn đang phát triển… Những hệ lụy này là tất yếu trên con đường hội nhập và phát triển của mọi quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các nước đang phát triển. Trên cơ sở phân tích những chiến lược hoạt động kinh doanh của TNCs Nhật Bản, một số kiến nghị đã được đưa ra như bốn ý đề xuất về thu hút đầu tƣ của TNCs Nhật Bản và một số đề xuất khác để xây dựng và phát triển tập đoàn kinh tế xuyên quốc gia của riêng các nƣớc nhận đầu tƣ . Để kiến nghị trên có thể phát huy tối đa hiệu quả, cần thiết phải dựa vào các chỉ số kinh tế vĩ mô cũng như chính sách phát triển kinh của các nước nhận đầu tư, như ở Việt Nam…, kết hợp với nhiều biến số kinh tế khác như động thái chung của dòng FDI trên thế giới, chiến lược hoạt động của TNCs Nhật Bản trong khu vực và đặc biệt đối với Việt Nam…Trong bối cảnh như hiện nay, kinh tế các nước đang tăng trưởng nhanh, triển vọng thu hút đầu tư của TNCs Nhật Bản cũng như TNCs từ các nền kinh tế phát triển là rất sáng sủa. Hy vọng rằng đề 96 xuất của em sẽ góp phần làm cho nền kinh tế toàn khu vực trong thời gian tới có một viễn cảnh tốt đẹp hơn nữa. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Abegglen, James C., và George Stalk, Jr. (1988), Kaisha: Công ty Nhật Bản, NXB KHCN, Hà Nội, tập 1,2,3 2. Bộ kế hoạch và đầu tư (Cục đầu tư nước ngoài) (2006), Báo cáo tình hình thực hiện đầu tƣ nƣớc ngoài T9/2006 3. Đỗ Đức Bình (2005), Đầu tƣ của các công ty XQG tại Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội 4. Trung Đức (2005), “Hoạt động đầu tƣ nƣớc ngoài có bƣớc nhảy mới về quy mô và cơ cấu”, Báo đầu tư ngày 29/4, tr3-4 5. Kagawa Kouzou (công sứ Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam) (2004), “Chế độ lƣơng của Nhật Bản và đôi nét so sánh với Việt Nam”, tạp chí Nghiên cứu Nhật bản và Đông Bắc Á, số 5 (53), tr.24 6. Nguyễn Bách Khoa (2004), Chiến lƣợc kinh doanh quốc tế, NXB Thống kê, Hà Nội 7. Học viện Quan hệ quốc tế: Đầu tƣ trực tiếp của công ty xuyên quốc gia ở các nƣớc đang phát triển, Nxb Chính trị quốc gia, 1996 8. Yoshihara Kunio (1993), SOGO SHOSHA, Đội tiền phong của nền kinh tế Nhật Bản, NXB KHXH, Hà Nội, Người dịch: Lưu Ngọc Trịnh 9. Lê Nin V.I. (1980), Chủ nghĩa đế quốc, giai đoạn tột cùng của CNTB, Lê Nin toàn tập, T.27, NXB Tiến Bộ, Matxcova 10. Nguyễn Đình Phan (chủ biên) (1996), “Thành lập và quản lý các Tập đoàn kinh doanh ở Việt Nam”, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 11. Trần Bình Phú – Lâm Trác Sử (2000), Phát triển công nghệ và chuyển giao công nghệ ở Châu á, NXB Khoa học XH, Hà Nội 97 12. Pierre Antoine-Donnet (1991), Nƣớc Nhật mua cả thế giới, NXB thông tin lý luận TP HCM, người dịch: Hồng Điểu-Xuân Quang-Khắc Thành-Anh Việt 13. Lê Văn Sang-Trần Quang Lâm-Đào Lê Minh (đồng chủ biên)(2002), Chiến lƣợc và quan hệ kinh tế Mỹ-EU-Nhật bản thế kỷ XXI, NXB KHXH, Hà Nội 14. Yama Shita S.(1998), Chuyển giao công nghệ và quản lý của Nhật Bản sang các nƣớc ASEAN, NXB Chính trị quốc gia, HN, tr.232 15. Nguyễn Thắng (2002), Đầu tƣ trực tiếp của Nhật Bản vào các nƣớc ASEAN, LATS Kinh tế, Hà Nội 16. Nguyễn Thắng (2002), “Đầu tƣ trực tiếp của Nhật Bản vào ASEAN: Những tác động cơ bản lên nền kinh tế Nhật bản”, tạp chí: Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương, số 5, tr.21-28 17. Trần Văn Thọ (2005), Biến động kinh tế Đông Á và con đƣờng Công nghiệp hóa Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr.223-245 18. Nguyễn Xuân Thiên (2002), Đầu tƣ trực tiếp của Nhật Bản ở ASEAN và một số kinh nghiệm đối với Việt Nam, Luận án TS kinh tế 19. Tokygana S.(1996), Đầu tƣ nƣớc ngoài của Nhật Bản và sự phụ thuộc kinh tế lẫn nhau ở Châu Á, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, tr.228 20. ASEAN, Secretariat (1999), Asean Investment Report 21. Dunning, J.-Narula, R.(1996), “Foreign Direct Investment and Government”, Routledge, London & NewYork. 22. Japan Almanac (2002), Ashahi Shimbun 23. Japan Almanac (2006), Ashahi Shimbun 24. Jetro (2004), “Survey of the Busuness Activities of Japanese – Affiliated Manufactures in Asia”, tr.162 25. UNCTAD (2000), “World Investment Report 2000”: Cross - border Mergers and Acqiusition and Development Overview 98 26. UNCTAD (2006), “World Investment Report 2006”, FDI Country profiles: Japan, UN New York and Geneva, tr.202-218 27. UNCTAD (2006), “World Investment Report 2006”, FDI Country profiles: Japan, UN New York and Geneva, tr.2-84 Các website: 28. www.unctad.org/wir 29. www.unctad.org/fdistatistics 30. www.wir.com 31. 32. 33. 34. 35. www.mot.gov.vn 36. www.vir.com.vn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf4678_8296.pdf