Đề tài Chiến lược kinh doanh, bán hàng của công ty Masan Consumer

Bên cạnh các chiến lược đã nêu ở trên thì các hoạt động xã hội sẽ góp phần làm nâng cao hình ảnh đẹp của công ty trong mắt người tiêu dùng.Omachi đã ủng hộ tinh thần thi đấu cho các cầu thủ đội U23 Việt Nam tham gia SEA GAMES 25 bằng cách tặng rất nhiều mì gói để sử dụng trong suốt thời gian thi đấu.

doc69 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 20362 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Chiến lược kinh doanh, bán hàng của công ty Masan Consumer, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n Vua đã giành được 15% thị trường, đánh bật cả thương hiệu lâu đời Vifon và một nhà sản xuất mạnh khác là Asia Food. Bằng những thông điệp chưa từng cuất hiện, sản phẩm mì ăn liền của Masan Consumer đã lại khuấy động thị trường. Sau chưa đầy 3 năm có mặt trên thị trường, cùng với mì Tiến Vua, OMACHI đã giành được 15% thị trường, đánh bật cả thương hiệu lâu đời Vifon và một nhà sản xuất mạnh khác là Asia Food. Mục tiêu sản xuất: MASAN CONSUMER sẽ nâng cao năng lực sản xuất thông qua việc đầu tư mới nhà máy Masan Hải Dương; khánh thành Nhà máy Masan Phú Quốc. Công tác đầu  tư theo mộ hình tự động hóa sản xuấ t theo tiêu chuẩn GMP/HACCP tại tổ hợp sản xuất MSI Bình Dương đang được triển khai mạnh mẽ. Nhằm thực hiện kế hoạch kinh doanh từ năm 2010, chiến lược của MASAN CONSUMER là tập trung khai thác tối đa các cơ hội kinh doanh khác nhau trong thị trường gia vị thông qua các nhãn hiệu hiện tại, hệ thống phân phối “Nông thôn tiến”. Công ty đặt mục tiêu chiếm lĩnh thị phần lớn trong ngành mì gói tại Việt nam, thông qua các cải tiến về công nghệ, sản phẩm mới, nhãn hiệu mới, cách thức phân phối kết hợp sức mạnh của gia vị. Đồng thời phát triển các ngành hàng mới cho ngành hàng “convenient foods – thực phẩm tiện lợi”. Thúc đẩy các giải pháp công nghệ, xây dựng nhãn hiệu và Hệ thống Phân phối có đặc thù riêng nhằm đạt vị thế 35-40% thị phần thực phẩm sợi ăn liền vào cuối năm 2012. Nhanh chóng xác lập nền tảng để thành công trong ngành hàng Cà phê trong tương lai. Mở rộng các ngành hàng thông qua các chiến lược kinh doanh phù hợp với tầm nhìn 2011-2020. Mục tiêu tài chính: a/ Kết quả kinh doanh năm 2011: Doanh thu thuần: 8.310 tỷ VNĐ, tăng trưởng 49% so với năm 2010 Lợi nhuận sau thuế: 2.254 tỷ VNĐ, tăng trưởng 97% so với năm 2010 b/ Mục Tiêu Kế Hoạch 2012: · Doanh thu : 16.000 tỷ đồng · Lợi nhuận sau thuế : 4.000 tỷ đồng · EPS : 80% c/ Mục Tiêu Cam kết 2012: · Doanh thu : 14.000 tỷ đồng · Lợi nhuận sau thuế : 3.500 tỷ đồng · EPS : 70% d/ Mục Tiêu Đẳng cấp 2012: · Doanh thu : 22.000 tỷ đồng · Lợi nhuận sau thuế : 4.500 tỷ đồng · EPS : 90% Mục tiêu về nguồn nhân lực: Trình độ Số lượng Tỉ lệ Trên đại học 14 1.7% Đại học 386 47.6% Cao đẳng 110 13.6% Trung cấp 87 10.7% PTTH 179 22.1% PTCS 35 4.3% Tổng cộng 811 100% + Chế độ làm việc: Công ty tổ chức làm việc 5 ngày, 44h/tuần, nghỉ trưa 1h. Khi có yêu cầu công việc, người lao động có thể đăng ký làm thêm giờ nhưng không quá 4h/ngày hoặc 200h/năm phù hợp với Bộ luật lao động và Thỏa ước lao động tập thể. Công ty cam kết tạo việc làm cho người lao động thông qua việc định hướng phát triển Doanh nghiệp, mở rộng thị phần của Công ty. Công ty tổ chức nguồn nhân lực một cách tối ưu nhất và cam kết luôn tạo điều kiện để cho nhân viên phát triển và thăng tiến trong nghề nghiệp. + Nghỉ phép, lễ, tết: Nhân viên được nghỉ lễ và tết 9 ngày theo quy định của Bộ luật lao động và được hưởng nguyên lương. Những nhân viên làm việc từ 12 tháng trở lên được nghỉ phép 12 ngày mỗi năm, nếu nhân viên do điều kiện làm việc không nghỉ hết phép năm thì cuối năm Công ty sẽ thanh toán lại những ngày phép chưa nghỉ hết bằng tiền mặt. + Điều kiện làm việc: Văn phòng công ty thoáng mát, Công ty đầu tư các trang thiết bị hiện đại, trang bị đầy đủ các thiết bị an toàn lao động. Công ty cam kết xây dựng cho tất cả CBCNV môi trường làm việc chuyên nghiệp, thân thiện để CBCNV phát huy hết khả năng và sức sáng tạo của mình. + Đảm bảo việc làm cho người lao động: Để giải quyết việc làm cho hơn 700 lao động, Ban Tổng giám đốc công ty luôn tìm cách đa dạng hoá ngành nghề, tìm kiếm những khách hàng tiềm năng, những đối tác mới trong và ngoài nước, mở rộng thị trường kinh doanh. + Chế độ lương: Công ty thực hiện việc chi trả lương cho nhân viên dựa vào cấp công việc của nhân viên, năng lực, chức vụ, thang bảng lương và điều kiện kinh doanh của Công ty. Hiện Masan đang áp dụng chương trình phát hành cổ phiếu lựa chọn cho người lao động (ESOP) – phát hành cổ phiếu cho cán bộ quản lý, người lao động mà HĐQT nhận thấy có khả năng đóng góp, tạo giá trị vượt trội và lâu dài cho Công ty và các công ty con nhằm mục đích: (i) Tạo động lực để người lao động hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, có điều kiện phấn đấu liên tục, cùng góp sức vào công cuộc phát triển Công ty ngày một lớn mạnh cũng như thông qua đó gia tăng giá trị cổ phiếu của Công ty mà người lao động được hưởng. (ii) Khuyến khích, nâng cao vai trò, trách nhiệm và quyền lợi của các Cán bộ chủ chốt, nhân viên giỏi trong Công ty, cùng phấn đấu và chia sẻ những thành công của Công ty, gắn với kết quả cuối cùng. (iii) Thu hút và gắn bó lâu dài những cán bộ chủ chốt tâm huyết, giàu năng lực, kinh nghiệm, và nhân viên giỏi. Masan thực hiện chế độ nâng lương cho CBCNV hàng năm và luôn có sự quan tâm thường xuyên đến thu nhập, đời sống CBCNV. + Chế độ thưởng: Nhằm khuyến khích động viên CBCNV trong Công ty gia tăng hiệu quả đóng góp, Công ty có chính sách thưởng thiết thực, phúc lợi đảm bảo đầy đủ. Chính sách khen thưởng hàng quý, thưởng đột xuất cho cá nhân và tập thể có thành tích xuất sắc. Thực hiện khen thưởng xứng đáng, kịp thời để khuyến khích động viên và phát huy tinh thần sáng kiến cải tiến trong công việc, nâng cao hiệu quả trong công việc, tiết giảm chi phí, tăng tính cạnh tranh. Công ty đã ban hành chính sách thưởng bằng cổ phiếu cho các cá nhân xuất sắc, có đóng góp đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh. + Bảo hiểm và phúc lợi: Công ty tham gia đầy đủ chế độ bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế cho tất cả CBCNV. Ngoài ra Công ty còn mua bảo hiểm tai nạn 24/24 cho toàn thể CBCNV của Công ty. Mỗi năm, Công ty kết hợp với Công đoàn tổ chức cho CBCNV tham quan nghỉ mát trong nước ít nhất 1 lần và tổ chức các chuyến du lịch nước ngoài dành cho nhân viên được bình chọn xuất sắc trong năm. Công ty CP Hàng tiêu dùng Ma San cam kết các chính sách đối với người lao động trong Công ty là nhất quán và luôn hướng tới người lao động để tạo một đội ngũ nguồn nhân lực được phát triển toàn diện, chuyên nghiệp và gắn bó lâu dài vì mục tiêu chung của Công ty. + Chính sách tạo nguồn nhân lực: Giúp công ty luôn thu hút và giữ được các nhân sự. + Tuyển dụng: Mục tiêu tuyển dụng của Công ty là thu hút nhân sự có năng lực vào làm việc tại Công ty, đáp ứng nhu cầu mở rộng kinh doanh. Tùy theo từng vị trí cụ thể mà Công ty đề ra những tiêu chuẩn bắt buộc riêng. Song tất cả các chức danh đều phải đáp ứng yêu cầu cơ bản như: trình độ chuyên môn, tốt nghiệp đúng chuyên ngành, năng động, nhiệt tình, ham học hỏi, có ý thức sáng tạo. Đối với các vị trí quan trọng, các yêu cầu tuyển dụng khá khắt khe, với các tiêu chuẩn kinh nghiệm công tác, khả năng phân tích, quản lý và trình độ ngoại ngữ, tin học… Ngoài lực lượng sẵn có tại đơn vị, Công ty cũng chú trọng bổ sung nguồn nhân lực có chất lượng cao để ngày càng phát triển bộ máy nhân sự đáp ứng kịp thời đòi hỏi của quá trình cạnh tranh và phát triển. + Đào tạo: Công ty luôn luôn coi trọng con người là tài sản quý giá của doanh nghiệp và để phát huy hiệu quả nguồn vốn quý này, Công ty kết hợp chặt chẽ đến vấn đề đào tạo, phát triển nhân viên, luôn tạo điều kiện cho nhân viên tham gia các khoá huấn luyện nội bộ và bên ngoài để nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, học tập những kỹ năng mới cần thiết cho nhân viên để phát triển năng lực công tác nhằm đáp ứng yêu cầu công việc hiện tại cũng như trong tương lai của Công ty. Công ty đài thọ 100% chi phí học tập cũng như chế độ lương trong thời gian học tập, những nhân viên có thành tích học tập khá trở lên sẽ được khen thưởng. 2.3.4. Các biện pháp lớn cần thực hiện để có thể đạt mục tiêu dự kiến: - Các điểm chính của kế hoạch bán lẻ, sản xuất: phải sở hữu Nguồn Cung Ứng Đẳng Cấp Thế Giới (hai trong các việc quan trọng cần làm là chuyên nghiệp hóa hệ thống cung ứng và tăng năng lực sản xuất của các nhà máy) . Để chuyên nghiệp hóa hệ thống cung ứng bước đầu cần xây dựng phòng cung ứng mạnh Năng lực sản xuất của các nhà máy sẽ được tăng nhiều lần qua việc: Đưa vào sử dụng thêm 4 dây chuyền hiện đại. Nhà máy cũng sẽ đầu tư thêm để xây dựng 1 xưởng sản xuất gia vị mì trên diện tích 3,000m2. Xây thêm nhà máy hiện đại ở Bình Dương với mặt bằng rộng lớn hơn cùng các dây chuyền sản xuất tiên tiến vào bậc nhất thế giới Đầu tư thêm 1 xưởng lớn để tăng gấp đôi nguồn cung ứng. Hoàn thiện lại hệ thống vận hành của nhà máy Masan Phú Quốc. - Các điểm chính của công tác nhân sự, tổ chức và quản lý: MASAN CONSUMER hiểu rằng để có những thành công lớn ngày hôm nay cũng như đạt được kỳ vọng cho tương lai, yếu tố con người là vô cùng quan trọng. Từ khi thành lập công ty, MASAN CONSUMER luôn coi Con Người Masan là Lợi Thế Cạnh Tranh và sẽ luôn làm như vậy cho hôm nay và mai sau với mục tiêu “Công Ty là Nơi Hội Tụ và Nuôi Dưỡng Khát Vọng Tài Năng” (thực tế cho đến thời điểm này công ty đã có 1 giám đốc người nước ngoài với trên 30 năm kinh nghiệm trong một công ty thực phẩm lớn của thế giới và 2 trưởng phòng về kế hoạch và logistics.) Để đạt mục tiêu trên về phát triển nguồn nhân lực, bên cạnh việc củng cố văn hóa công ty phù hợp với tình hình mới và thu hút nhân tài trong và ngoài nước, huấn luyện cho các cấp quản lý và nhân viên bởi các chuyên gia trong và ngoài công ty không những được tiếp tục duy trì ở mức cao mà còn là một ưu tiên mang tính chiến lược. Các điểm mấu chốt của vấn đề tài chính: Lợi nhuận sau thuế năm 2011 đạt 2,254 tỷ, tăng 80% so với năm 2010 và vượt mức Kế hoạch Đúng tầm 2.200 tỷ. Sau 5 năm, lợi nhuận sau thuế tăng 26 lần, vượt ngưỡng 100 triệu đô la Mỹ. Lợi nhuận gộp giữ vững ở mức 43% so với doanh thu, trong đó lợi nhuận gộp ngành Mì có tăng trưởng đáng kể nhờ vào sản lượng cao và các chương trình tiết kiệm năng lượng, tiết kiệm chi phí sản xuất. Sau hai năm tập trung phát triển, ngành mì đã chứng tỏ khả năng sinh lợi bền vững và đóng góp đáng kể (50%) vào tăng trưởng lợi nhuận ngành hàng toàn Công ty. Trong năm 2011, Công ty có khoản thu nhập tài chính thuần 700 tỷ, là kết quả của việc tích tụ tiền mặt và các khoản tương đương tiền, tạm thời còn nhàn rỗi trong Công ty. Dự tính Đến 31/12/2012, Công ty có số dư tiền mặt và các khoản tương đương tiền (bao gồm các khoản tiền gửi ngắn hạn và dài hạn tập trung tại Công ty mẹ trong chương trình quản lý ngân quỹ tập trung của Masan group) là trên 10.000 tỷ và số dư các khoản vay ngắn hạn và dài hạn 3.978 tỷ. 3.1 Kế hoạch marketing 3.1.1 Mục tiêu chiến lược marketing Tạo điều kiện các mặt hàng có cơ hội thị trường lớn và quy mô thị trường tiềm năng. Xây dựng thương hiệu và tạo sự khác biệt dối với các thương hiệu khác. Tối ưu hoá lợi nhuận. Duy trì và phát triển kinh doanh, đổi mới dây chuyền sản xuất. Thị trường có thể gia tăng giá trị, tập trung vào khẩu vị và sức khoẻ người tiêu dùng. Xâm nhập vào thị trường và tung ra thị trường các sản phẩm thông qua chiến lược chiêu thị mạnh mẽ. Duy trì và cải thiện mối quan hệ với khách hàng. Tạo hệ thống phân phối rộng khắp nhằm đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng nhanh nhất và tiện lợi nhất. Tận dụng tối ưu nền tảng phân phối và giá trị thương hiệu để thâm nhập vào các phân khúc thị trường. Nâng cao lợi thế cạnh tranh và đáp ứng được nhu cầu khách hàng. 3.1.2 chiến lược marketing CHIẾN LƯỢC SẢN PHẨM Kích thước tập hợp sản phẩm Mì Ăn Liền Nước tương Chin-Su Nước mắm Nam Ngư Tương ớt, hạt nêm *Tiến Vua : - Bắp cải thịt bằm có khối lượng tịnh 75g/g. - Bò cải chua có khối lượng tịnh 75g/g. - Tôm sú nấu chua có khối lượng tịnh 75g/g. - Bò hầm rau củ có khối lượng tịnh 75g/gói. *Omachi: - Omachi thường có khối lượng tịnh 79g/gói gồm: +Bò hầm rau củ +Cá Hồi Nấu Măng +Nghêu Hấp Thái +Lẩu Hàn Quốc +Sườn Hầm Ngũ Quả + Thần Đồng: + Hủ tiếu + Mì khoai tây - Sốt Spaghetti có 2 loại bao bì màu đỏ và vàng có khối lượng tịnh 84g/gói. * Mì KOKOMI Chin-su thường (Chinsu Đa Năng) Chin-su nếp cái hoa vàng Chin-su Tam Thái Tử : + Chin-su Tam Thái Tử  Siêu Ca : + Chin-su Tam Thái Tử  Nhất Ca : + Chin-su Tam Thái Tử  Nhị Ca Nam Ngư cao cấp Cá Hồi Nam Ngư thường : + Nam Ngư Đệ Nhất + Nam Ngư Đệ Nhị Nam Ngư tỏi ớt Chin-su cay thường (Tam Thái Tử) Chin-su đặc biệt cay + hạt nêm không bôt ngọt Chinsu + hạt nêm cao câp chinsu Ÿ Nước mắm: Nước mắm hiện chiếm 45% cơcấu doanh thu và 42% trong cơ cấu lợi nhuận EBITDA của công ty. Lợi nhuận EBITDA biên của ngành hàng nước mắm là 20%. Trong giai đoạn 2006-2008, lĩnh vực này tăng trưởng bình quân 410% mỗi năm với động lực chính là nước mắm Nam Ngư được tung ra thị trường vào năm 2007. VCSC dự báo doanh thu từ nước mắm có thể đạt mức tăng trưởng bình quân mỗi năm 51% trong giai đoạn 2008-2013E với giả định tốc độ tăng trưởng của ngành là khoảng 10%. Nước mắm là sản phẩm có khả năng phát triển mạnh nhất từ việc chiếm thị phần của các sản phẩm không có thương hiệu khác vì hiện tại Masan Food chỉ chiếm khoảng 19% thị phần và phân khúc sản phẩm không thương hiệu còn rất lớn. Ÿ Nước tương: Nước tương đóng góp khoảng 24% vào tổng doanh thu và lợi nhuận của công ty trong năm 2008. Doanh thu tăng trưởng bình quân 175% trong giai đoạn 2006-2008 trong khi tốc độ tăng trưởng tự nhiên của ngành là 49%. Biên lợi nhuận EBITDA trong năm 2008 là 23%. VCSC uớc tính tăng trưởng CAGR của doanh thu khoảng 19% trong năm 2008-2013 với giả định tốc độ tăng trưởng của ngành là 9%. Theo đó, nhãn hàng Chin-Su sẽ đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn Tam Thái Tử bởi vì người tiêu dùng sẽ chuyển dần từ phân khúc trung cấp sang cao cấp. Do đó, biên lợi nhuận EBITDA cũng sẽđược cải thiện ở mức 30% - 32%. Ÿ Mì ăn liền: Mì ăn liền đóng góp khoảng 15% vào doanh thu của toàn công ty trong năm 2008. Trong giai đoạn 2006-2008 tăng trưởng đạt mức 555% trong khi tốc độ của ngành vào khoảng 19%. Biên lợi nhuận EBITDA là 23% trong năm 2008. Dự báo mì ăn liền sẽ tăng trưởng ở mức bình quân 75% trong giai đoạn 2008-2013 so với bình quân ngành là 8% mỗi năm. Ước tính này là dựa trên cơ sở dự đoán về sự phát triển của mì Tiến Vua với 176% tăng trưởng trong giai đoạn dự báo. Tuy nhiên, do sự cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ như Vina AceCook (Đệ Nhất, Hảo Hảo), Vifon, Asia, biên lợi nhuận của mì ăn liền không cao như các loại nước chấm. Lựa chọn bao bì “bao bì là người bán hàng im lặng mà hiệu quả” Bao bì màu vàng, độc đáo, bắt mắt ( chinsu), dòng chữ đỏ nổi bật (omachi), sử dụng bao bì đầy màu sắc (Tiến Vua, Omachi) gây ấn tượng, chú ý cho người tiêu dùng. Đặc biệt nhãn giấy được thay bằng lớp màng có thể hạn chế ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp ảnh hưởng đến chất lượng bên trong. Các loại thùng cho tất cả sản phẩm được đóng gói theo tiêu chuẩn dễ dàng cho việc vận chuyển và phân phối. Nhãn hiệu sản phẩm Sử dụng những nhãn hiệu dễ đọc, dễ nhớ. Luôn nhấn mạnh, quan tâm đến sức khoẻ người tiêu dùng với sogan “hạt nêm không bột ngọt”, “ Nam Ngư – nước mắm không cặn”, “ nước tương không có 3-MCPD”, “mì không sử dụng màu chiên đi chiên lại nhiều lần”..... Đặc điểm sản phẩm Ÿ Chất lượng: thom ngon, hợp khẩu vị người Việt, không chứa hoá chất độc hại, có giấy chứng nhận Sở Y tế, làm gia vi từ nguyên liệu rau củ, mang lại cảm giác ngon, tươi mát( mì gói), màu sắc hấp dẫn, hương vị tuyệt ngon, mùi thơm kích thích người tiêu dùng (nước tương, nước mắm).Bộ tiêu chuẩn ISO định nghĩa chất lượng là:“Tập hợp các đặc tính của một thực thể (đối tượng) tạo cho thực thể (đối tượng) đó khả năng thỏa mãn những yêu cầu đã nêu ra hoặc tiềm ẩn”. Chất lượng gắn liền với sự thỏa mãn nhu cầu của khách hàng, vì vậy nên sản phẩm hay dịch vụ nào không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng thì bị coi là kém chất lượng cho dù trình độ công nghệ sản xuất ra có thể hiện đại đến đâu đi nữa. Các sản phẩm đạt những thành tựu :  1998 : Huy Chương Vàng do Ban Tổ Chức Hội Chơ Quốc Tế Hàng Công Nghiệp VN trao tặng cho sản phẩm Tương Ớt Rồng Việt, Sốt Cà Chua Rồng Việt. 1999 : Huy Chương Vàng do Ban Tổ Chức Hội Chơ Quốc Tế Hàng Công Nghiệp VN trao tặng cho sản phẩm Tàu Vị Yểu Rồng Việt 25 độ đạm. 2001 : Đạt giải Vàng Chất Lượng Vệ Sinh An Toàn Thực Phẩm lần thứ 1 do Cục Quản Lý Chất Lượng Vệ Sinh An Toàn Thực Phẩm trao tặng cho sản phẩm Tàu Vị Yểu Rồng Việt 25 độ đạm, Tương Ớt Chua Ngọt Rồng Việt, Tương Ớt Rồng Việt và Sốt Cà Chua Rồng Việt. 2002 : Chứng Nhận là đơn vị đạt danh hiệu Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao do người tiêu dùng bình chọn trên báo Sài Gòn Tiếp Thị. 2004 : Chứng Nhận Thương Hiệu Ấn Tượng Năm 2004. Chứng Nhận Top 5 ngành hàng Gia Vị được người tiêu dùng bình chọn trên Báo SG Tiếp Thị ngành Gia Vị – Thực Phẩm Chế Biến. 2005 : Chứng Nhận Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao năm 2005 do người tiêu dùng bình chọn trên báo Sài Gòn Tiếp Thị ngành Thực Phẩm Chế Biến – Gia Vị.            Chứng nhận quyền sử dụng dấu hiệu : Thực Phẩm Chất Lượng An Toàn vì Sức Khỏe Cộng Đồng do Cục An Toàn Vệ Sinh Thực Phẩm – Bộ Y Tế cấp cho sản phẩm Nước Tương Chin-Su và Hạt Gia Vị từ Bào Ngư Chin-su không bột ngọt.            Cúp Vàng Thương Hiệu An Toàn vì Sức Khỏe Cộng Đồng do Cục An Toàn Vệ Sinh Thực Phẩm – Bộ Y tế trao tặng.            Siêu cúp – Thương Hiệu Nổi Tiếng vì Sự Nghiệp Bảo Vệ Sức Khỏe và Phát Triển Cộng Đồng do Cục VS ATTP – Bộ y Tế trao tặng.             Chin-su giữ vị trí số 1 ngành hàng gia vị 2006 : Thương hiệu mạnh do người tiêu dùng bình chọn cho sản phẩm nước chấm Chin-su            Chứng Nhận Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao năm 2006 do người tiêu dùng bình chọn trên báo SGTT cho ngành Nước Chấm – Gia vị, muối ăn.             Chin-su giữ vị trí số 1 ngành hàng gia vị 2007 : Chứng nhận Hàng Việt Nam Chất Lượng cao năm 2007 do người tiêu dùng bình chọn qua cuộc điều tra do báo SGTT tổ chức. Ngành được bình chọn : nước chấm, gia vị.            Danh hiệu 100 thương hiệu dẫn đầu hàng Việt Nam Chất Lượng Cao năm 2007 do người tiêu dùng bình chọn (04/2007).             Chin-su giữ vị trí số 1 ngành hàng gia vị 2008 : Chin-su giữ vị trí số 1 ngành hàng gia vị 2009 : Chin-su giữ vị trí số 1 ngành hàng gia vị             Chin-su, Nam Ngư, Tam Thái Tử, Omachi & Tiến Vua được nhận Giải Vàng Thương Hiệu An Toàn vệ sinh thực phẩm do Bộ Y Tế trao tặng 18.4.09 Masan Consumer thâu tóm VCF nhằm mục đích chiếm lĩnh thị trường cà phê hòa tan mở rộng dòng sản phẩm Năm 2011, Masan là một trong những doanh nghiệp có nhiều tiền mặt trong tay (gần 5.000 tỉ đồng). Tháng 4.2011, quỹ đầu tư KKR của Mỹ, vốn nổi tiếng với việc nhắm đến các dự án tiềm năng tăng trưởng lớn, đã bỏ ra 159 triệu USD để mua 10% cổ phần của Masan. Quỹ này được biết đến với các chiến lược đầu tư vào tài sản có mức tăng trưởng cao của thị trường mới nổi. Ngay sau khi được KKR đầu tư, Masan cho biết mình có ngân sách 500 triệu đô dành riêng cho chiến lược tăng trưởng thông qua thâu tóm. Có thể thấy Masan đang rất quan tâm đến bài toán tăng trưởng. Nếu đi thâu tóm, thì đây là thời điểm thích hợp vì thị trường đi xuống khiến nhiều công ty bị định giá thấp. Việc tăng trưởng thông qua thâu tóm sẽ giúp Masan tiết kiệm thời gian và chi phí phát triển một sản phẩm mới và có thể tận dụng thương hiệu và mạng lưới phân phối sẵn có của doanh nghiệp bị thâu tóm. Hiện nay, sản phẩm chủ lực của Masan là nước tương và mì gói. Đối với nước tương, Masan đã chiếm đến 80% thị phần, còn mì gói chiếm vị trí thứ hai. Hai đối thủ hàng đầu là Thực phẩm Á Châu và Acecook luôn kèm sát bên cạnh Masan khiến cho dư địa tăng trưởng của Masan trong ngành mì gói và nước tương không còn nhiều. Chính vì vậy Masan phải tìm hướng tăng trưởng ở ngành hàng khác. Khi mua lại một doanh nghiệp nào đấy, có 3 điều Masan phải cân nhắc đó là doanh nghiệp có tiềm năng, bản thân Masan và doanh nghiệp đó có những giá trị bổ sung chứ không đối nghịch. Và cuối cùng, doanh nghiệp đó có thể mua được. Vinacafe hội tụ đủ 3 yếu tố trên. Về tiềm năng, Vinacafe là nhãn hiệu cà phê hòa tan dẫn đầu tại Việt Nam với hơn 50% thị phần. Vinacafe cũng là sản phẩm tiêu dùng đại chúng, phù hợp với cơ cấu ngành hàng của Masan. Cùng với đó là Masan và Vinacafe có thể tận dụng hệ thống phân phối hiện có của nhau (Masan có 455.000 điểm bán lẻ trải khắp các vùng miền Việt Nam). Vinacafe cũng là đối tượng có thể thâu tóm được. Thực ra, việc mua phần lớn cổ phần của Vinacafe không hề đơn giản. Cách đây khoảng 2 năm Masan đã đề nghị mua lại Vinacafe nhưng không thành công. Nhưng sau đó, nhờ Công ty Chứng khoán Bản Việt mua gom từ từ rồi bán lại cho Masan, cộng với cơ cấu cổ đông của Vinacafe khá tập trung khiến việc thương lượng dễ dàng hơn, cuối cùng Masan đã có thể nắm hơn 50% cổ phần của Vinacafe Biên Hòa. Với việc nắm quyền chi phối tại Vinacafe, Masan rõ ràng muốn thiết lập một bước khởi đầu thâm nhập thị trường cà phê Việt Nam, thị trường mà Starbuck, thương hiệu cà phê số một thế giới, đang muốn tham gia vào năm 2013. Ngày 20.10.2011 Vinacafe Biên Hòa ra báo cáo về việc thay đổi cổ đông lớn, đánh dấu thời điểm Masan hoàn tất việc mua 50,11% cổ phần của Vinacafe Biên Hòa. CHIẾN LƯỢC GIÁ Ÿ Doanh nghiệp dịnh giá đa dạng cho từng sản phẩm. Ÿ Sử dụng giá thâm nhập thị trường, xác định rõ khách hàng mục tiêu. CHIẾN LƯỢC PHÂN PHỐI Ÿ Hơn 10 năm trước “tân binh” Masan xây dựng hệ thống chuỗi 25 siêu thị tự chọn đầu tiên gia nhập thị trường bán lẻ, với hy vọng sẽ đón đầu được xu thế tiêu dùng mới, sau khi đã ngiên cứu rất kĩ về thị trường bán lẻ Việt Nam. Những bước chuẩn bị ban đầu của họ khá bài bản: thiết lập quan hệ với các nhà cung cấp hàng hoá, kể cả hàng tươi sống như rau sạch, thịt sạch... đào tạo đội ngũ bán hàng và đầu tư cho khâu logictics kịp thời bằng phần mềm quản lý riêng biệt. Hơn 1 năm lần lượt các cửa hàng phải đóng cửa. Lý do: thuế cửa hàng cao, chi phí vận hành hàng tháng vượt qua mức cho phép. Sự thật ngầm hiểu rằng cái chính là do người tiêu dùng chưa thoát khỏi chợ, tạp hoá. Masan lặng lẽ rời bỏ thị trường bán lẻ Việt Nam. Ÿ Từ những kinh nghiệm trên Masan đã sử dụng kênh phân phối theo kiểu truyền thống đến các siêu thị, chợ, cửa hàng tạp hoá... Ưu điểm của kiểu phân phối này là vốn đầu tư không cao, phù hợp với những thương hiệu mạnh, được thị trường ưa chuộng. Tuy nhiên, nếu có bất kỳ sự cố nào xảy ra với sản phẩm (chẳng hạn chất lượng sản phẩm có vấn đề), chắc chắn khả năng đẩy hàng xuống các cấp phân phối của nhà sản xuất sẽ bị ảnh hưởng. Mặt khác, do phân phối theo nhu cầu nên sản phẩm đến tay người tiêu dùng sẽ có lúc nhanh, lúc chậm. Các Sản Phẩm Chin-su, Nam Ngư, Tam Thái Tử tại chợ Bà Chiểu -TPHCM Phát triển hệ thống phân phối để mở rộng thị trường ởcác đô thị nhỏ cũng như vùng nông thôn là động lực tăng trưởng thứ hai của Masan Consumer, đến nay hệ thống phân phối của Masan consumer được xem là rộng lớn nhất ở Việt Nam, mạng lưới kho vận phân phối và kinh doanh của Masan Consumer có thể phân phối sản phẩm đến bất cứ nơi nào tại Việt Nam trong vòng một ngày. Tính đến ngày 31/12/2011, mạng lưới phân phối này bao gồm 5 trung tâm phân phối trên khắp Việt Nam, lực lượng bán hàng mạnh với 162 nhà phân phối độc quyền và 1.628 nhân viên bán hàng, giúp chúng tôi đưa sản phẩm đến hơn 164.000 điểm bán hàng trên toàn quốc CHIẾN LƯỢC CHIÊU THỊ Quảng cáo Ÿ Nước mắm Chinsu dùng hình ảnh người mẫu nhí cho sản phẩm của mình (Thanh Trúc), và các ca sĩ nổi tiếng quảng cáo mì Omachi (Mỹ Linh, Thuỷ Tiên), chiếu vào các khung giờ vàng gây chú ý đến người tiêu dùng. Ÿ Sử dụng Slogan nhấn mạnh vào vấn dề sức khoẻ mà người tiêu dùng đang quan tâm. Ÿ In poster, panner rộng rãi các siêu thị, trung tâm mua sắm, cửa hàng tạp hoá... Ÿ Khai thác miễn phí trên internet, mạng xã hội. Ÿ Quảng cáo rộng rãi trên báo chí, tạp chí trong nước. Ÿ Ngoài ra Masan consumer còn chú trọng vị trí các sản phẩm được đạt tại các siêu thị, trưng bày nơi đẹp mắt gây chú ý cho người tiêu dùng, vừa tầm tay lấy hàng. Xây dựng hình ảnh đẹp, nổi bật tại các sieu thị thông qua các công việc: 1. Sản xuất trên 10.000 kệ trưng bày sản phẩm nhãn hiệu Chinsu để cung cấp hệ thống của hàng, tiệm tạp hóa,… trong kênh phân phối của nhãn hiệu Chinsu trên toàn quốc. 2. In ấn – thay artword cho 3.000 kệ gia vị khô nhãn hiệu Chinsu 3. Thiết kế - Sản xuất – Lắp đặt đầu kệ Chinsu, Mì Tiến Vua trong hệ thống siêu thị trên toàn quốc. 4.  Sản xuất POSM (Hanger, Wobbler,…) cho nhãn hiệu Mì Tiến Vua – Bò Cải Chua trong hệ thống siêu thị. Khuyến mãi Khi nước mắm Chinsu hương cá hồi ra dời biếu không cho các bà nội trợ 1200 chai trong vòng 30p tại siêu thị 6/2008. - Chương trình khuyến mãi : “ Bếp sum vầy, vận may lan toả”, đón xuân Kỷ Sửu 11/2008-2/2009. - Cơ hội nhận 10 gói mì Omachi khi tham gia quay số trúng thưởng. Không đứng ngoài xu thế marketing được dự đoán sẽ rất hot trong thời gian tới: “social media”, chiến dịch online activation của Omachi diễn ra chính trên 2 kênh: website omachi.com và được content seeding chính trên diễn đàn vozforum.com. Về mặt hình thức, website omachi.comcó thiết kế đẹp và bắt mắt, với tông đỏ chủ đạo – tông màu tạo cảm giác ngon miệng thường được các nhãn hàng thực phẩm lựa chọn, tốc độ loading của website khá nhanh giúp người tham gia không phải chờ đợi lâu. Các microsite gameshow/phòng ẩm thực/ đấu trường/góc săn ảnh/phòng trưng bày được thiết kế sống động tạo cảm giác như một quầy trưng bày thu nhỏ - một hình ảnh khá quen thuộc mà người tiêu dùng thường dễ dàng bắt gặp ở các siêu thị.Điểm nhấn đặc biệt trong concept nội dung của Omachi, chính là sự dẫn dắt ở tất cả các hoạt động của 3 cô người mẫu quyến rũ : Ichi, Dichi, Kichi (tên đặt cho các cô người mẫu nghe cũng có vẻ rất liên quan Oma...chi ). Hoạt động chính thu hút được nhiều người tham gia nhất và cũng là nội dung được seeding trên các diễn đàn là gameshow “quay... mì” (“thuật ngữ” bình dân được các thành viên trên diễn đàn Voz dành cho trò chơi này). Mỗi lần click “quay”, nếu quay trúng người tham gia sẽ nhận được 10 gói mì Omachi, nếu lỡ mà quay trượt, thì sẽ nhận được “nụ hôn ngọt ngào” từ 1 trong 3 cô người mẫu. Thùng mì Omachi giảm 145500 còn 135000, gói từ 5300 còn 4600 tại Saigon co.op 3/2011. Nước tương hương cá hồi chinsu giảm 25% tại bigC 3/2012. PR Ÿ Giao lưu trực tiếp “nước tương cao cấp Chinsu mới” chia sẻ những thành công nổi bật của Chinsu 10/2007, chương trình giao lưu trực tiếp trên sóng phát thanh của Đài Tiếng nói Nhân dân TP.HCM đã có cuộc trò chuyện giữa bà Lê Huỳnh Thảo Hương - Giám đốc cao cấp nhãn hiệu Chin-su thuộc Công ty Cổ phần Công nghiệp - Thương mại Masan và thính giả của đài.Chương trình đã giới thiệu, chia sẻ những thành công nổi bật của sản phẩm nước tương cao cấp Chin-su mới hiện đang là sản phẩm được người tiêu dùng cả nước tin dùng.Chương trình được thực hiện với sự hợp tác của Ban Kinh tế- Đài Tiếng nói Nhân dân TP.HCM, được phát sóng trên sóng AM 610 KHz Ÿ Từ 15g30 - 16g00 ngày 8.9.2007, chuơng trình giao lưu trực tiếp trên sóng phát thanh của Đài Tiếng nói Nhân dân TP.HCM sẽ có cuộc trò chuyện giữa kỹ sư Lê Thị Nga - Giám đốc Trung tâm Phát triển Công nghệ Thực phẩm Masan và thính giả của đài.Chương trình sẽ giới thiệu, chia sẻ những thành công nổi bật của sản phẩm mới: mì khoai tây Omachi với câu slogan quen thuộc “Rất ngon mà không sợ nóng”, hiện đang là sản phẩm được người tiêu dùng cả nước tin dùng.Chương trình được thực hiện với sự hợp tác của Ban Kinh tế- Đài Tiếng nói Nhân dân TP.HCM, được phát sóng trên sóng AM 610 KHz. Ÿ Thưởng 1 tỷ cho người phát hiện Chinsu có chất gây ung thư: ngày 9/5/2007 tại TP Hồ Chí Minh, đại diện Công ty cam kết: sẽ trả 1 tỷ đồng cho bất cứ ai tìm ra được 1 chai nước tương Chin-su đang bán trên thị trường không đạt tiêu chuẩn của Bộ Y tế về chất 3-MCPD (chất gây ung thư). Đồng thời Cty này sẽ khởi kiện UB ATTP Liên minh Châu Âu về việc đưa ra những cáo buộc thiếu căn cứ. Ÿ Chương trình nước mắm sạch Nam Ngư đến mọi nhà Chương trình được thực hiện tại hàng trăm khu chợ lớn nhỏ khắp Bắc, Trung, Nam, và kéo dài liên tục từ tháng 7/2008 đến cuối tháng 9/2008. Kể từ khi bắt đầu thực hiện, hàng trăm ngàn chị em phụ nữ đã có cơ hội dùng thử nước mắm sạch Nam Ngư và nhận quà tặng từ chương trình. Các chị nội trợ cũng  đã được cập nhật thêm những thông tin hữu ích về sản phẩm Nước mắm sạch Nam Ngư thông qua việc tham gia trò chơi “Vui cùng Nam Ngư – Nhận ngay quà tặng”. Hơn 300.000 chai nước mắm sạch Nam Ngư đã được tặng và đem lại hàng trăm ngàn nụ cười hài lòng của chị em phụ nữ trên khắp cả nước. Ÿ Bằng những hoạt động đa dạng và có ý nghĩa này, thông điệp “nước mắm sạch Nam Ngư hoàn toàn không có Urê gây hại theo tiêu chuẩn VSATTP của Bộ Y Tế” đã được các chị em nội trợ khắp cả nước đón nhận nồng nhiệt. Không có gì đáng ngạc nhiên khi giờ đây, người nội trợ nào cũng biết và lựa chọn Nam Ngư là nước mắm sạch và an toàn nhất cho sức khỏe của gia đình mình. Ÿ TAM THÁI TỬ KÍNH LỄ PHẬT ĐẢN 100.000 CHAI NƯỚC TƯƠNG KHÔNG CÓ 3-MCPD, KHÔNG CẶN  - TỐT CHO SỨC KHỎE NGƯỜI SỬ DỤNG: TPHCM ngày 12/5/2008, Công ty cổ phần Công nghiệp – Thương mại Masan chính thức giới thiệu ra thị trường Việt Nam nước tương Tam T hái Tử không độc tố - không có 3-MCPD và hoàn toàn không cặn.Nước tương Tam Thái Tử đảm bảo sức khỏe theo tiêu chuẩn Bộ Y tế ngay từ ngày đầu tiên tung ra thị trường với hàm lượng 3-MCPD không phát hiện, theo kiểm định của các cơ quan chức năng. Bên cạnh đó, với quy trình sản xuất hiện đại theo công nghệ không cặn của Hoa Kỳ thuộc độc quyền của Chin-su Foods, Tam Thái Tử tự hào là loại nước tương hoàn toàn không bị cặn, giúp người tiêu dùng tuyệt đối yên tâm cho sức khỏe cả nhà. Tam Thái Tử gồm Nhất Ca - chai Tiết Kiệm 650ml giá 8.500 đ, Nhất Ca chai 500ml giá 7.000 đ và Nhị Ca chai 500ml giá 4.500 đ. Hiện đang có bán tại khắp các chợ, tiệm tạp hóa, siêu thị gần nhà bạn. Hòa cùng cả nước với sự kiện mừng Đại Lễ Phật Đản Liên Hiệp Quốc 2008, Masan kính lễ các chùa 100.000 chai nước tương Tam Thái Tử không 3-MCPD, không cặn, thông qua Ban Trị Sự Thành Hội Phật Giáo TPHCM. Ÿ Ngày hội doanh nghiệp và sinh viên 2009 tại đại học Bách KhoaVới mục tiêu tăng trưởng 250% so với 2008 , toàn hệ thống Masan Food đang dốc sức hướng về doanh thu  4,250 tỉ tại thời điểm 31/12/2009 .Nguồn Nhân Lực Masan đang tiến hành nhiều hoạt động thu hút nguồn lực từ nhiều nguồn khác nhau, đặc biệt là lực lượng Sinh Viên giỏi của các Trường Đại Học danh tiếng của Việt NamNối tiếp thành công của chương trình Quản Trị Viên Tập sự tháng 7/2009 , Masan Food sẽ tham gia Ngày hội DN và SV năm 2009 do trường Đại học Bách Khoa TPHCM tổ chức Địa điểm : gian hàng A10 – Trường Đại Học Bách Khoa TPHCM Thời gian : từ 08 giờ 00 đến 17 giờ 00 ngày 14/11/09 Đây là cơ hội cho các bạn sinh viên được học tập, rèn luyện, thể hiện năng lực bản thân trong môi trường làm việc đầy năng động và thử thách. Ÿ Masan cứu trợ đồng bào Rục 6 tấn gạo, 600 thùng mì, 300 chăn đắp.Trao 1000 phần quà với tổng trị giá 100 triệu đồng cho người dân ở tâm bảo số 6 (Liên Chiểu, Đà Nẵng).Cứu trợ cho các hộ nghèo ở xã Trà Vong, huyện Tân Hưng, tỉnh Tây Ninh. Ÿ Bên cạnh các chiến lược đã nêu ở trên thì các hoạt động xã hội sẽ góp phần làm nâng cao hình ảnh đẹp của công ty trong mắt người tiêu dùng.Omachi đã ủng hộ tinh thần thi đấu cho các cầu thủ đội U23 Việt Nam tham gia SEA GAMES 25 bằng cách tặng rất nhiều mì gói để sử dụng trong suốt thời gian thi đấu. Trong ảnh là cầu thủ Tiến Thành cùng các cầu thủ khác trong đội tuyển U23 Việt Nam. Ÿ Cứu trợ đồng bào lũ lụt rong 2 ngày 21 và 22-10/2011, ông Lê Văn Hồng và bà Nguyễn Thị Kim Thoa, đại diện của Tập đoàn Masan và đại diện của báo Tiền Phong đã đến Quảng Bình, mang theo 1.800 suất quà gồm những nhu yếu phẩm và 20 triệu đồng tiền mặt để cứu trợ cho 3 xã bị thiệt hại nặng nhất của huyện Bố Trạch trong đợt lũ lụt vừa qua.Đoàn cứu trợ đã trao 56 suất quà bằng tiền mặt cho những cá nhân dũng cảm cứu người, gia đình có người chết trong lũ lụt và 1.800 suất quà cho người dân 3 xã Sơn Trạch, Hưng Trạch và Liên Trạch.Trao đổi sau chuyến đi, ông Lê Văn Hồng tâm sự: “Tôi không ngờ lũ lụt đã gây thiệt hại cho người dân miền Trung lại lớn đến vậy. Có đi tới nơi mới cảm nhận hết những mất mát, khó khăn ở vùng lũ. Trở về, chúng tôi sẽ tiếp tục vận động mọi người ủng hộ để có thể mang thật nhiều quà đến với những người dân đang hết sức khốn khó của miền trung sau lũ lụt”.Ông Hồng cho biết thêm, Tập đoàn Masan được thành lập với tầm nhìn hướng đến việc xây dựng những doanh nghiệp hàng đầu để khai thác những lợi ích từ sự gia tăng của tầng lớp tiêu dùng trung lưu Việt Nam. Lễ tung hàng Hạt Nêm Chin-su & nước tương Nếp Cái Hoa Vàng Lễ kỷ niệm 12 năm thành lập Masan 3.2. Triển khai thực hiện kế hoạch Dựa trên các kế hoạch được đề xuất và thông qua, công ty sẽ lựa chọn các bộ phận hợp lý để thực hiện các kế hoạch. PHẦN KẾT LUẬN Từ lúc xuất hiện tại thị trường Việt Nam, Masan Consumer với những chiến lược marketing đúng đắn và sáng suốt đã tạo nên những cuộc “khuynh đảo thị trường”. Công ty đã khẳng định được uy tín thương hiệu và chất lượng sản phẩm được thể hiện qua việc chiếm lĩnh phần lớn thị trường tại một số mặt hàng như nước tương, nước mắm, mì ăn liền. Giành được sự tin tưởng của người tiêu dùng, Masan đã và đang ngày càng phát triển, trong tương lai sẽ còn đạt được nhiều thành công hơn nữa. PHỤ LỤC: Khát vọng làm giàu của chàng du học sinh "cháy túi" Hành trang là khát vọng làm giàu cháy bỏng, một số du học sinh Việt Nam đã làm “nên chuyện” ở Nga từ bàn tay trắng. Bán những món hàng là gói mì, chai nước mắm, tương ớt nhưng nhiều người trong số họ giờ đã là triệu phú. Các cựu du học sinh này đã làm nên tên tuổi một công ty Việt Nam trên đất Nga: Masan Rus Trading, mà khi nhắc đến người ta hiểu đó là một công ty có “số má” - theo như cách nói của vị sáng lập ra tập đoàn này. Lời thề và khát vọng “Cuộc sống thế nào thì ta cứ phản ánh theo cách tự nhiên nhất. Tôi cũng vậy, có sao thì cứ  như vậy không cần phải cà vạt, vét tông gì đâu...”, Chủ tịch HĐQT Masan Group - Tiến sĩ Nguyễn Đăng Quang mở đầu câu chuyện với chúng tôi như vậy khi được hỏi có cần “tân trang” lại chút đỉnh để chụp ảnh cho đẹp. Sự giản dị của anh, như nhiều người nhận xét, còn toát lên qua cách kể chuyện: “Sau hơn 10 năm học tập tại Nga (Liên Xô trước đây) tôi xách valy lên đường về nước và hẹn với lòng là sẽ không bao giờ quay lại nữa. Nhưng 2 năm sau tôi lại sang Nga, chuyến đi này mục đích hoàn toàn khác trước. Đi để kiếm sống”. Quang nhớ lại: “Không muốn quay lại Nga vì lúc đó mình nghèo, đi du học, nghe thì sang lắm nhưng cũng bao nỗi ê chề.    Người ta nhìn mình bằng con mắt không được tôn trọng”. Mười mấy năm miệt mài kinh sử, trở về nước với bao hoài bão, ngọn lửa “Paven”  hừng hựt trong chàng trai tuổi 20 lập tức trở nên... leo loét vì cái bằng phó tiến sĩ của anh chẳng được trọng vọng hơn gì cái bằng của bác “phó mộc”. Quang ngậm ngùi: “67 nghìn đồng là số tiền lương hàng tháng tôi được nhận, làm sao nuôi nổi bản thân huống hồ là gia đình, vợ con... Không tìm được việc gì khả dĩ hơn. Trong đầu tôi lúc này quay cuồng với suy nghĩ làm sao nuôi vợ con chứ đâu dám nghĩ tới những chuyện cao xa hơn là làm giàu. Tôi quyết định đi Nga”. Không có tiền để mua vé máy bay, Quang phải mượn của bạn bè nhưng niềm tin vẫn không hề lung lay. “Thị trường Nga lúc này đang chuyển đổi mạnh mẽ tạo ra nhiều cơ hội để làm ăn. Mình có kinh nghiệm trên 10 năm ở đây, bạn bè lại rất đông. Không sợ thiếu vốn mà chỉ e trong đầu không có ý tưởng kinh doanh. Lần quay trở lại Nga này làm tôi đã ngộ ra được nhiều điều. Kinh doanh cũng có nhiều điều thú vị, thách thức, đòi hỏi trí tuệ, bản lĩnh, chứ không chỉ làm khoa học mới đòi hỏi cao như mình thường nghĩ. Thực sự, làm giàu không khó nếu chúng ta có khát vọng và tin tưởng vào đường đi đã xác định”, vị Chủ tịch Masan Group triết lý. Dạy người Nga ăn mì gói và tương ớt. Không phải là dân kinh doanh chuyên nghiệp nên lúc đó, những năm đầu của thập niên 90, Quang và các bạn bè phải mất một thời gian mới nhận ra một điều: sao lại cứ phải quanh quẩn bán hàng cho vài trăm nghìn người Việt mà không phải là 150 triệu người Nga. Triết lý “Mỗi người Nga một gói mì là đủ sản lượng nhà máy cả năm” ra đời từ đó. “Nghĩ là làm, cả nhóm bắt tay vào nghiên cứu, tìm cách chinh phục người Nga. Tìm hiểu khẩu vị người Nga để điều chỉnh thành phần trong gói mì, bao bì cũng phải vẽ lại, thể hiện bằng tiếng Nga để họ dễ sử dụng, cho họ dùng thử, lấy ý kiến để điều chỉnh cho phù hợp... Chúng tôi đều là du học sinh sống lâu năm tại Nga nên những việc làm này không mấy khó khăn”, anh Quang nhớ lại. Hai container hàng đầu tiên sang Nga, cả nhóm bạn hồi hộp chờ đợi phản hồi. Rồi ngày vui chiến thắng đã tới khi đơn đặt hàng thứ 2 tăng lên 4 container và cứ tăng mãi đến nỗi nhà máy sản xuất nơi Quang đặt hàng phải tăng thêm 3 dây chuyền mới đủ phục vụ cho thị trường Nga. Đơn hàng liên tục đổ về, Masan quyết định đầu tư nhà máy sản xuất cho riêng mình với công suất 30 triệu gói mì mỗi tháng. Quang tự hào: “Lúc đó phải nói là thị trường Nga bùng nổ với sản phẩm mì ăn liền mà chúng tôi tự hào là người tiên phong. Sau đó chúng tôi tiếp tục mở rộng thị trường ra các nước SNG”. Kinh nghiệm thành công sản phẩm mì ăn liền khiến Masan tự tin tấn công vào thị trường Nga với các sản phẩm nước tương, nước mắm và tương ớt mang thương hiệu Mivimex. Nhưng có lẽ thú vị nhất là câu chuyện chinh phục người Nga ăn tương ớt. Ý tưởng ban đầu đưa ra bị nhiều người cho là điên rồ vì người Nga không ăn cay. Câu chuyện bắt đầu từ một chuyến đưa nhân viên người Nga về Việt Nam tìm hàng đưa sang Nga bán. Các nhân viên Nga này đã được cho thử thứ tương ớt mà họ chưa một lần nếm trước đó. Cay chảy nước mắt nhưng các bạn Nga cũng thừa nhận là ngon không kém những thứ nước sốt khác mà họ thường ăn kèm trong các bữa ăn. Vậy là sản phẩm này được đem sang bán thử. “Người Nga cũng rất háo hức với những sản phẩm mới, cay thì chúng tôi điều chỉnh lại cho bớt cay, dần dà chính những người Nga truyền miệng nhau về món hàng mới lạ này nên tốc độ tăng trưởng còn nhanh hơn những mặt hàng trước”, anh Quang kể. Xuất khẩu những thứ được coi là “mắm muối, tương cà” nhưng mỗi tháng Masan xuất từ 50-70 container hàng. Doanh thu riêng mặt hàng thực phẩm năm 2005 đã vượt con số 100 triệu USD.   Thử thách “Chúng tôi luôn coi Việt Nam là nền tảng, Nga và các nước khác là thị trường. Vì thế việc quay trở về thị trường trong nước chỉ là vấn đề thời gian”, Quang nói. Đánh dấu cho sự quay lại thị trường Việt Nam vào năm 2001 - sau 5 năm thành lập công ty ở Nga, Masan đầu tư khoảng 20 tỉ đồng xây dựng chuỗi 25 cửa hàng tiện nghi tại TP.HCM. Với thế mạnh am hiểu thị trường Nga thời chuyển đổi sang kinh tế thị trường, Masan đã tính toán rất chi li khi đưa mô hình cửa hàng tiện nghi vào hoạt động. Các bước chuẩn bị khá bài bản, chuyên nghiệp từ thiết lập quan hệ với các nhà cung cấp hàng, kể cả hàng tươi sống như rau sạch, thịt sạch đến đào tạo đội ngũ nhân viên bán hàng và đầu tư cho việc chuyển hàng hóa kịp thời bằng công nghệ tin học thông qua một phần mềm quản lý riêng biệt v.v... Tuy nhiên, thói quen tiêu dùng của người Việt chưa thay đổi nhiều, doanh số không bù nổi chi phí... Chuỗi cửa hàng tiện nghi của Masan không thắng nổi các cửa tiệm tạp hóa và siêu thị. Thế là sau mấy tháng hoạt động Masan quyết định đóng cửa tất cả các cửa hàng. Chủ tịch Masan Group Nguyễn Đăng Quang thừa nhận đây là một thất bại nhưng “Chúng tôi dừng lại để tiếp nhận một cơ hội khác. Masan chưa bao giờ tuyên bố ngưng hẳn. Thời điểm đó người tiêu dùng chưa chấp nhận trả tiền cho sự tiện ích. Nhưng tôi tin là không lâu nữa thị trường phân phối bán lẻ của Việt Nam sẽ bùng nổ và cơ hội sẽ laị xuất hiện cho những người biết kiên trì”. Ngoài thực phẩm và hàng hải, Masan Group còn đầu tư vào thị trường vốn và khai thác khoáng sản. Triết lý của Masan là dồn 80% tinh lực vào 20% ngành mũi nhọn để 20% ngành mũi nhọn sẽ quyết định 90% kết quả kinh doanh. Lãnh đạo Masan không giấu tham vọng: Những lĩnh vực trên cũng chỉ là phần nền để tập đoàn này tiếp tục khai phá vào những lĩnh vực mới chưa ai làm.  Năm 2002 thị trường thực phẩm tiêu dùng trong nước xuất hiện một nhãn hàng được quảng cáo rầm rộ và ấn tượng: nước tương Chinsu. Nhắm đến phân khúc cao cấp, lại thuộc thế hệ sinh sau đẻ muộn, nên chai nước tương Chinsu được chăm chút kỹ từ chất lượng, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm đến từng thước phim quảng cáo. Phó tổng giám đốc Masan Group Trương Công Thắng tự tin: “Chúng tôi khẳng định công nghệ đang sử dụng để sản xuất ra những chai nước tương, nước mắm Chinsu là rất hiện đại, theo tiêu chuẩn châu Âu, có khả năng kiểm soát hàm lượng 3-MCPD”.  Nhưng sự đen đủi dường như cứ đeo đẳng Masan. Tại Bỉ, một mẫu thử nước tương giả nhãn hiệu Chinsu bị coi là vi phạm quy định vệ sinh an toàn thực phẩm. Tin xấu bay về Việt Nam, lập tức những người tiêu dùng nhạy cảm tỏ ra nghi ngờ Chinsu. Doanh số giảm, hàng hóa không bán được, hệ thống phân phối như bị tê liệt. Nhưng niềm tin của những người coi trọng chữ tín, làm ăn đàng hoàng đã được đền đáp: kết quả kiểm tra của Thanh tra Bộ Y tế, Viện Vệ sinh y tế công cộng TP.HCM đều chứng minh không phát hiện thấy 3-MCPD trong các sản phẩm Chinsu. Nước tương Chinsu được minh oan, người tiêu dùng, sau lần thử thách đó, đã không quay lưng lại với thứ nước tương họ đã yêu mến. Chủ tịch Masan Group Nguyễn Đăng Quang chân thành: “Lúc xảy ra sự cố chúng tôi đã nghĩ đến giải pháp thu hồi toàn bộ sản phẩm, đền bù người bị thiệt hại nếu chúng tôi sai. Nhưng niềm tin sắt đá vào việc làm đúng của mình mách bảo chúng tôi không được chùn bước. Chúng tôi đúng và xã hội đã thừa nhận. Rõ ràng nếu cứ sợ tai nạn thì chừng nào bạn mới dám lái xe ra đường?”. Trả lời câu hỏi Masan đã thành công đến đâu, Nguyễn Đăng Quang cười nửa đùa nửa thật: “Năm 1996 lúc thành lập Tập đoàn Masan Group, chúng tôi chỉ có một triệu phú (USD), bây giờ đã vài người là triệu phú rồi”. Masan - Nơi hội tụ và nuôi dưỡng khát vọng & tài năng Bạn là người khát khao làm việc và khát khao chinh phục các mục tiêu khó? Bạn là người luôn có giải pháp trước mọi vấn đề? Bạn là người tư duy một cách hệ thống và biết kết hợp sức mạnh của nhiều người? Những mẫu tin trên trang tuyển dụng của Masan luôn tạo cho người đọc một sự tò mò: Masan là công ty nước nào đầu tư vào Việt Nam? Quy mô, lĩnh vực hoạt động? Các thách thức và áp lực công việc ra sao? Cơ hội khẳng định và phát triển bản thân? Điều gây ngạc nhiên cho ứng viên – từng làm việc tại các Công ty nước ngoài muốn thử sức tại Masan – khi tiếp xúc qua phỏng vấn, họ mới biết rằng: Masan là Công ty 100% của Việt Nam! Số công ty thành viên, vốn, quy mô…còn khiêm tốn nhưng phong cách làm việc, tốc độ xử lý vấn đề và nhất là những ước vọng “muốn làm một cái gì đó…” không nhỏ chút nào. Có lẽ đây là một trong nhiều điểm đặc biệt tạo sự hứng thú cho nhiều người… Những ngày đầu Masan… Từ những sinh viên du học tại Nga, bắt đầu khởi nghiệp với những ý tưởng kinh doanh, hoài bão, ước mơ và quyết định chọn ngày thành lập Công ty là 01/04. Hẳn là những sáng lập thành viên Masan gởi gắm thông điệp của mình đến bạn bè người thân về một tương lai chỉ dành cho ai dám ước mơ, dám nghĩ, dám làm… Đã 10 năm trôi qua… Rất nhiều người đã tìm đến Masan như một lẽ thường tình của sự cùng chí hướng. Đến để chia sẻ, đồng cảm, cộng tác, để khẳng định hoặc đến để thử nghiệm mình… Họ đều là những người luôn muốn thử sức mình ở những lĩnh vực “mũi nhọn”, họ tràn đầy ý tưởng kinh doanh mới, ý tưởng đột phá khác người trong kinh doanh, dán chấp nhận rủi ro và tiên phong đi đầu ở những lĩnh vực mới mẻ, đầy khó khăn mà chưa ai khai phá… Thất bại cũng nhiều, thành công cũng không ít. Nhưng điều gì làm những con người Masan không bao giờ dừng lại và bằng lòng với những gì mình đạt được. Mọi việc đếu có thể giải thích qua hai chữ: Khát vọng. Khát vọng là yếu tố đầu tiên hội tụ mọi người và cũng là chất kết dính các thành viên trong quá trình “tôi tìm thấy tôi” tại Masan. Khát vọng còn thể hiện rất nhiều lĩnh vực Masan đi tiên phong, dám chấp nhận rủi ro, thất bại. Nhưng có một điều, khát vọng ấy ngày càng nhân lên – từ những thành công, chưa thành công, từ những thăng trầm, từ những người bạn mới, đối tác mới… Văn hóa Masan “Hội tụ và nuôi dưỡng khát vọng và tài năng để tìm kiếm sự đột phá nhằm nâng cao lợi ích của sản phẩm và dịch vụ cho khách hàng. Chính vì vậy khách hàng sẽ tưởng thưởng chúng ta bằng doanh số, lợi nhuận dẫn đầu và sự phát triển bền vững”. Tuyên bố sứ mệnh của Masan thể hiện khá rõ nét chiến lược, quan điểm hoạt động và sự cam kết của Masan đối với khách hàng, đối tác, cộng đồng, xã hội. Chủ Tịch HDQT – Tiến sĩ Nguyễn Đăng Quang đã từng phát biểu “Các bạn đừng làm hài lòng chúng tôi. Chúng ta đừng làm hài lòng nhau mà hãy tìm mọi cách làm hài lòng khách hàng vì họ là người trả lương cho tất cả chúng ta!” Chính vì vậy, mọi nhân viên nhìn thấy trách nhiệm của mình trong từng công đoạn của quá trình kinh doanh, với mục tiêu thỏa mãn các yêu cầu của khách hàng như một điều tất yếu. Với 4 giá trị nền tảng “Con người là tài sản và là nguồn lực cạnh tranh – Tiên phong khai phá – Hợp tác cùng phát triển và hài hòa lợi ích với các đối tác – Tinh thần dân tộc”, mọi nhân viên cảm nhận được nét đặc trưng của văn hóa Masan: một văn hóa quyết liệt đạt mục tiêu, một văn hóa không nói nhiều đến khó khăn mà phải biết làm chủ công việc của mình. Bất kỳ cá nhân nào có tính chủ động tương tác và biết khéo léo lôi kéo người khác theo mình sẽ được đánh giá cao tại Masan. Dù xuất thân từ đâu, kinh nghiệm bản thân, quá trình làm việc ra sao, “trường phái” quản lý theo Âu – Á..nhưng tôn trọng và biết cách tận dụng “sự khác biệt” giữa các cá nhân để tạo sức mạnh là một trong nguyên tắc hành xử của các thành viên Masan. Bạn sẽ ngạc nhiên khi biết rằng Masan đã vận dụng linh hoạt các tinh hoa của các trường phái về quản lý của các công ty nước ngoài và áp dụng có chọn lọc các tinh hoa này. Doanh nghiệp cần có tầm nhìn, sẽ có vốn Masan là một doanh nghiệp tạo ra thương hiệu thực phẩm Chinsu. Nước tương Chinsu là một sản phẩm thành công của Masan và sau một thời gian đã chiếm được 70% thị phần nước tương cao cấp. Ngoài nước tương, Masan đã từng sản xuất mì ăn liền và nước mắm Chinsu. Nhưng tất cả vẫn chưa đủ. Masan mong muốn đến năm 2010, có thể đạt doanh số 100 triệu USD cho thương hiệu Chinsu. Để biến việc này thành hiện thực, Masan lên kế hoạch tung ra công cụ với tên gọi “vũ khí bí mật”. Đó là nước mắm Chinsu cá hồi. Mục tiêu của Masan trong việc tung ra vũ khí này đơn giản là thể hiện chiến lược: “Tạo ra và làm chủ các xu hướng tiêu dùng mới”. Ý tưởng ban đầu là đưa ra một lọai nước mắm vẫn làm từ cá cơm (loại nước mắm phổ biến nhất ở VN hiện nay) cộng thêm hương vị độc đáo của cá hồi, vốn là một sản phẩm nổi tiếng của Bắc Âu. Vào tháng 6-2006, khi nước mắm Chinsu cá hồi được tung ra thị trường, một bất ngờ đầu tiên đã xảy ra với sản phẩm này. Nhà sản xuất cho biếu không các bà nội trợ 12.000 chai nước mắm cá hồi trong siêu thị và chỉ trong vòng… 30 phút, các chai nước mắm này đã hoàn toàn hết sạch.Cách lấy nước mắm miễn phí Chinsu cá hồi cũng rất hay. Các bà nội trợ vào siêu thị mua sản phẩm, sau đó được hoàn lại tiền. Sau khi ăn thử, các gia đình cảm nhận được loại nước mắm cá hồi này ngon thật sự. Sau 6 tháng tung ra sản phẩm, Masan lập tức làm thêm một dây chuyền sản xuất nước mắm mới và theo Masan thì chỉ vài tháng nữa, tập đoàn này phải xây dựng thêm cả một nhà máy sản xuất nước mắm cá hồi. Doanh số của loại nước mắm này tới đây sẽ đạt kỷ lục 1 triệu USD/tháng. Đi vào thị trường gia vị với những cú hích ngoạn mục, thương hiệu Chinsu của Masan đã chứng tỏ rằng tập đoàn này hoàn toàn có tầm nhìn xa và có khao khát mãnh liệt trong việc chinh phục thị trường… Mà thị trường gia vị Việt Nam thì thực sự mênh mông. Chỉ riêng nước mắm hiện có 95% tổng số gia đình Việt Nam sử dụng và mỗi năm người Việt tiêu thụ hết 200 triệu lít nước mắm. Một thị trường thực sự béo bở, không kém gì thị trường bột giặt và dầu gội đầu. Rõ ràng, các doanh nghiệp hàng đầu có tầm cỡ quốc tế trong thị trường gia vị như Vedan, Magi, Ajinomoto và Knorr cũng sẽ phải dè chừng một đối thủ như Masan. Ông Lưu Đức Khánh, Tổng giám đốc ABBANK cho biết: Chúng tôi rất ủng hộ các doanh nghiệp có tầm nhìn xa và đưa ý tưởng mới vào sản xuất các sản phẩm mới phục vụ tốt cho thị trường như Masan. Với những doanh nghiệp và các sản phẩm như vậy, ABBANK sẵn sàng cung ứng nguồn vốn nhằm đầu tư vào nhà xưởng, lắp đặt các dây chuyền mới và hỗ trợ việc tiếp thị sản phẩm ra thị trường .Với tư cách là nhà hoạt động ngân hàng lâu năm ông Khánh khẳng định: “Vốn không phải là yếu tố quan trọng duy nhất. Nếu mỗi doanh nghiệp có tầm nhìn tốt với phát triển thì nguồn vốn sẽ tìm đến với họ”. Giáo sư John Quelch, Hiệu phó kinh doanh của Đại học Havard vừa sang Việt Nam tham gia hội thảo “Làm thế nào để các doanh nghiệp Việt Nam có thể hội nhập toàn cầu thành công” cho biết các doanh nghiệp Việt Nam nên tự tin rằng mình đủ khả năng quản lý và sức mạnh để cạnh tranh. Lợi thế của doanh nghiệp VN là biết nguồn cung ứng, biết thị trường, biết khách hàng và các kênh phân phối là lợi thế mà các khách hàng nước ngòai không có. Nếu có tầm nhìn cũng như có khao khát và có niềm tin rằng mình sẽ thành công thì thành công sẽ đến với các bạn. Giáo sư đã đưa ra các ví dụ về các doanh nghiệp nhỏ ở Nam Mỹ và Mỹ đã thành công từ việc có khao khát, có niềm tin và tầm nhìn khi tung ra sản phẩm của mình và cho rằng ngay ở Việt Nam, chắc chắn cũng có rất nhiều nhà kinh doanh đang có những khao khát này. Mục đích - Giá trị và Nguyên tắc hoạt động * MỤC ĐÍCH HOẠT ĐỘNG "Hội tụ và nuôi dưỡng khát vọng & tài năng để tìm kiếm sự đột phá nhằm nâng cao lợi ích của sản phẩm và dịch vụ cho khách hàng. Chính vì vậy, khách hàng sẽ tưởng thưởng chúng ta bằng doanh số, lợi nhuận dẫn đầu và sự tăng trưởng bền vững." BỐN GIÁ TRỊ NỀN TẢNG CỦA MASAN 1. Con người là tài sản, là nguồn lực cạnh tranh. 2. Tiên phong khai phá với khát vọng chiến thắng. 3. Hợp tác cùng phát triển, hài hòa lợi ích với các đối tác. 4. Tinh thần dân tộc. BỐN PHẨM CHẤT CỦA CON NGƯỜI MASAN 1. Tài năng và sáng tạo. 2. Tố chất lãnh đạo. 3. Tinh thần làm chủ công việc. 4. Liêm khiết và minh bạch. SÁU NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG CỦA MASAN 1. Lợi ích khách hàng, công ty (cổ đông), nhân viên không tách rời nhau. 2. Làm việc theo nhóm. 3. Tôn trọng cá nhân. 4. Tổ chức luôn học hỏi, luôn đổi mới. 5. Định hướng theo mục tiêu và kết quả cuối cùng.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docĐỀ TÀI Chiến lược kinh doanh, bán hàng của công ty Masan Consumer.doc
Luận văn liên quan