Lý luận thực tiễn đã chứng minh chiến lược kinh doanh giữ một vai trò
vô cùng quan trọng trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp,
quyết định sự sống còn và phát triển của tổ chức, công ty trong thời gian dài.
Để có được sự thành công, bên cạnh những hỗ trợ từ phía Chính phủ, cần phả i
có sự nỗ lực của bản thân các doanh nghiệp.
Qua những phân tích, đánh giá chiến lược kinh doanh của Công ty
Toyota Việt Nam và một số đề xuất hoàn thiện chiến lược kinh doanh của
Công ty đã trình bày ở trên, ta thấy rằng một công ty muốn hoạt động có hiệ u
quả phải thực hiện các quyết định chiến lược phù hợp với điều kiện của công
ty và xu thế chung của thị trường.
106 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3193 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Chiến lược kinh doanh của công ty Toyota Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
các đại lý. Đại
lý chính là phần quan trọng nhất trong mạng lƣới phân phối hàng và cũng
chính là khách hàng của Công ty. Việc giao lƣu trực tuyến thƣờng xuyên với
đại lý đã góp phần tăng cƣờng sự hiểu biết lẫn nhau giữa Công ty với đại lý
giúp cho Công ty đƣa ra đƣợc các chính sách về thị trƣờng và sản phẩm phù
hợp nhất.
- Chính sách nguồn nhân lực: Yếu tố con ngƣời đƣợc Công ty rất coi trọng.
Trong hoạt động sản xuất và kinh doanh, TMV luôn khẳng định “ Nguồn
nhân lực là cơ sở cho cho sự phát triển bền vững. Con ngƣời ở TMV là tài sản
quý giá nhất”. Công ty luôn có những chính sách tuyển dụng, đào tạo và
khuyến khích nhân viên của mình làm việc một cách đạt hiệu quả nhất. Rộng
hơn nữa TMV quan tâm đặc biệt đến sự phát triển nguồn nhân lực cho ngành
công nghiệp ô tô Việt Nam trong tƣơng lai. Đây cũng là chiến lƣợc phát triển
chung của TMC trên toàn cầu.
- Chính sách xúc tiến hỗ trợ kinh doanh: TMV đã thực sự mang lại sự hài
lòng tuyệt đối cho khách hàng. Các hoạt động chăm sóc khách hàng và hoạt
động hậu mãi đã mang đến cho khách hàng những quyền lợi và lợi ích cao
nhất. Với phƣơng châm “khách hàng là thƣợng đế”, TMV sẽ không ngừng
hoàn thiện các giá trị Toyota và sẽ không ngừng đổi mới để mạng lại sự hài
lòng cao hơn nữa cho khách hàng.
- Chính sách sản xuất tác nghiệp: Công ty đã tận dụng đƣợc ƣu thế công nghệ
cao về môi trƣờng, đầu tƣ ứng dụng công nghệ kĩ thuật hiện đại tiên tiến từ đó
nâng cao đƣợc năng suất, sản xuất ra những sản phẩm có chất lƣợng cao.
- Coi trọng sự phát triển bền vững và bảo vệ môi trƣờng.
Với tất cả những gì đã làm đƣợc, tháng 1 năm 2007, TMV đã vinh dự
đƣợc nhận giải thƣởng Rồng Vàng ( giải thƣởng của báo Thời báo kinh tế
Việt Nam) cho sản phẩm chất lƣợng cao đƣợc ngƣời tiêu dùng ƣa chuộng lần
thứ 6 liên tiếp (2001-2006). Với thành tích ấn tƣợng đó, TMV đã đƣợc trao
70
tặng Giải thƣởng Đặc biệt cho công ty đƣợc nhân giải thƣởng Rồng Vàng 5
lần liên tiếp. Cùng với phƣơng châm hoạt động không ngừng hoàn thiện giá
trị Toyota, TMV luôn giữ vững vị trí hàng đầu trên thị trƣờng ô tô Việt Nam.
2. Những hạn chế
- Sản phẩm có giá tƣơng đối cao. Nhìn chung, giá các loại xe của TMV
cao hơn nhiều so với các nhà sản xuất và lắp ráp xe hơi khác bởi vì phần lớn
các linh, phụ kiện đều phải nhập khẩu từ Công ty mẹ là TMC ở Nhật Bản, nơi
mà chi phí nhân công cũng nhƣ chi phí sinh hoạt khác thuộc hàng cao nhất thế
giới. Hơn nữa các linh phụ kiện nhập khẩu bị đánh thuế rất cao, ngƣời mua sẽ
phải chịu tất cả các chi phí tăng thêm này. Điều này giải thích tại sao khách
hàng của TMV chủ yếu là các doanh nghiệp, các tổ chức và các nhà lãnh đạo
còn các cá nhân thì lại hạn chế. Trƣớc nhu cầu sử dụng xe ngày càng cao của
các cá nhân và tổ chức, TMV cần phải cân nhắc chính sách giá cả bình dân
hơn để mở rộng phạm vi tiêu thụ tới khách hàng cá nhân, lực lƣợng đông đảo
của xã hội Việt Nam.
- Sản phẩm của TMV đƣa vào thị trƣờng Việt Nam còn thiếu tính đa
dạng và tính thời trang mặc dù nó rất phù hợp với tâm lý “ăn chắc, mặc bền”
của ngƣời dân Việt Nam trong điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn nhƣ hiện
nay và việc sử dụng xe hơi riêng là một điều xa xỉ . Dù Toyota đã cải tiến sản
phẩm liên tục nhƣng sự cải tiến chủ yếu là hoàn thiện và nâng cấp các mẫu xe
cũ. Hơn nữa Toyota cho rằng sản phẩm của mình có tình bền và ổn định, bởi
vậy số lần tung ra mẫu xe hoàn toàn mới là không nhiều.
Việc chú trọng của TMV vào dòng xe con cao cấp chí làm thoả mãn
nhu cầu của các doanh nghiệp, các tổ chức và một số khách hàng cá nhân có
thu nhập cao. Điều này đã làm hạn chế thị trƣờng khách hàng bởi vì hiện nay
nhu cầu về xe tải và xe buýt tăng rất mạnh ở Việt Nam. Tuy nhiên TMV đã bỏ
lỡ phân khúc thị trƣờng này vì hiện nay TMV không sản xuất cũng nhƣ lắp
ráp hai loại xe đó.
71
- Đôi khi Toyota ỷ vào thƣơng hiệu mạnh nên bán cái mà mình có hơn
là cái mà thị trƣờng cần.
- Chính sách mua đứt bán đoạn “Cash on delivery” là một chính sách
an toàn cho nhà sản xuất song đôi khi gây khó khăn cho đại lý, đòi hỏi đại lý
phải thực sự có tiềm lực về tài chính vì khách hàng chỉ trả hết tiền khi nhận xe
còn đại lý phải đặt hàng và trả hết tiền cho TMV từ trƣớc đó.
- Sản xuất thực hiện theo đơn đặt hàng đôi khi không đáp ứng kịp với
nhu cầu đột biến tăng cao của thị trƣờng dẫn đến hiện tƣợng thiếu hàng nhƣ
đã từng xảy ra.
CHƢƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT NHẰM
HOÀN THIỆN CHIẾN LƢỢC KINH DOANH CỦA CÔNG TY
TOYOTA VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP
KINH TẾ QUỐC TẾ.
I. NHỮNG CĂN CỨ ĐỂ XÂY DỰNG CHIẾN LƢỢC KINH DOANH
CỦA CÔNG TY TOYOTA VIỆT NAM.
1. Định hƣớng quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam
đến năm 2010, tầm nhìn 2020.
1.1. Quan điểm phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam
Quan điểm phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đã đƣợc Thủ
tƣớng Chính phủ phê duyệt trong Quyết định số 177/2004/QĐ-TTg ngày
5/10/2004 về Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến
năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020, cụ thể nhƣ sau:
72
Thứ nhất, công nghiệp ô tô là một ngành công nghiệp quan trọng cần
đƣợc ƣu tiên phát triển để góp phần phục vụ có hiệu quả quá trình công
nghiệp hoá, hiện đại hoá và củng cố tiềm lực an ninh, quốc phòng của đất
nƣớc.
Thứ hai, phát triển ngành công nghiệp ô tô trên cơ sở thị trƣờng và hội
nhập với nền kinh tế thế giới; lựa chọn các bƣớc phát triển thích hợp, khuyến
khích chuyên môn hoá- hợp tác hoá nhằm phát huy lợi thế, tiềm năng của đất
nƣớc; đồng thời tích cực tham gia quá trình phân công lao động và hợp tác
quốc tế trong ngành công nghiệp ô tô.
Thứ ba, phát triển ngành công nghiệp ô tô phải gắn kết với tổng thể
phát triển công nghiệp chung cả nƣớc và các chiến lƣợc ngành liên quan đã
đƣợc phê duyệt; nhằm huy động và phát huy tối đa các nguồn lực của mọi
thành phần kinh tế, trong đó doanh nghiệp nhà nƣớc giữ vai trò then chốt.
Thứ tư, phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam trên cơ sở tiếp thu
công nghệ tiên tiến của thế giới, kết hợp với công nghệ và thiết bị hiện có,
nhằm trƣớc hết đáp ứng nhu cầu trong nƣớc về các loại xe thông dụng với giá
cả phù hợp (xe khách, xe tải cỡ nhỏ và trung, một số loại xe chuyên dụng), tạo
động lực cho các ngành công nghiệp hỗ trợ trong nƣớc phát triển nhằm đẩy
nhanh quá trình nội địa hoá.
Thứ năm, từng bƣớc nâng cao khả năng sản xuất, xuất khẩu phụ tùng ô
tô sang các nƣớc khu vực, tiến tới tham gia ngày càng đầy đủ vào quá trình
sản xuất ô tô và phụ tùng khu vực và thễ giới.
1.2. Mục tiêu của Quy hoạch
Mục tiêu tổng quát
Mục tiêu của bản quy hoạch là góp phần xây dựng và phát triển ngành
công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2020 trở thành một ngành công nghiệp
quan trọng của đất nƣớc, có khả năng đáp ứng ở mức cao nhất nhu cầu thị
trƣờng trong nƣớc và tham gia vào thị trƣờng khu vực và thế giới.
73
Mục tiêu cụ thể.
Về xuất khẩu: Phấn đấu xuất khẩu ô tô và phụ tùng đạt 5- 10% giá trị
tổng sản lƣợng của ngành vào năm 2010 và nâng dần giá trị kim ngạch xuất
khẩu trong giai đoạn tiếp theo.
Về các loại xe thông dụng (xe tải, xe khách, xe con): Đáp ứng khoảng
40-50% nhu cầu thị trƣờng trong nƣớc về số lƣợng và đạt tỷ lệ sản xuất trong
nƣớc (hàm lƣợng chế tạo trong nƣớc) đến 60% vào năm 2010 (riêng động cơ
phấn đấu đạt tỷ lệ sản xuất trong nƣớc 50%, hộp số đạt 90%); đáp ứng trên
80% nhu cầu thị trƣờng trong nƣớc về số lƣợng.
Về các loại xe chuyên dùng: Đáp ứng 60% nhu cầu thị trƣờng trong
nƣớc về số lƣợng, đạt tỷ lệ sản xuất trong nƣớc 60% vào năm 2010.
Về các loại xe cao cấp: Các loại xe du lịch cao cấp phấn đấu đạt tỷ lệ
sản xuất trong nƣớc là 40%-45% vào năm 2010, đáp ứng phần lớn nhu cầu
của thị trƣờng trong nƣớc. Các loại xe tải, xe cao cấp đạt tỷ lệ sản xuất trong
nƣớc 35-40% vào năm 2010, đáp ứng 80% nhu cầu thị trƣờng trong nƣớc.
Về động cơ, hộp số và phụ tùng: Lựa chọn để tập trung phát triển sản
xuất một số loại động cơ, hộp số, bộ truyền động và phụ tùng với số lƣợng
lớn phục vụ lắp ráp ô tô trong nƣớc và xuất khẩu.
Bảng số 2: Dự kiến sản lƣợng ô tô các loại đến năm 2020 ( Đơn vị: xe)
74
Nguồn: Quyết định 177/2004/QĐ-TTg ngày 5/10/2004
2. Các cam kết của Việt Nam về thuế ô tô trong tiến trình hội nhập kinh
tế quốc tế
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã xác định chúng ta phải chủ động
hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực theo tinh thần phát huy tối đa nội lực,
nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, bảo đảm độc lập tự chủ và định hƣớng
XHCN, bảo vệ lợi ích dân tộc, an ninh quốc gia, giữ gìn bản sắc văn hóa dân
tộc, bảo vệ môi trƣờng. Chính phủ cùng các bộ, ngành và các doanh nghiệp
khẩn trƣơng xây dựng và thực hiện kế hoạch hội nhập kinh tế quốc tế với lộ
trình hợp lý và chƣơng trình hành động cụ thể, phát huy tính chủ động của các
cấp, các ngành và các doanh nghiệp; đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế và
STT 2010 2020
1 Tổng số ô tô 239.000 398.000
2 Xe con đến 5 chỗ ngồi 60.000 116.000
3 Xe con từ 6-9 chỗ ngồi 10.000 28.000
4
Xe khách 36.000 79.000
10-16 chỗ ngồi 21.000 44.000
17-25 chỗ ngồi 5.000 11.200
26-46 chỗ ngồi 6.000 15.180
Trên 46 chỗ ngồi 4.000 9.520
5
Xe tải 127.000 159.000
Đến 2 tấn 57.000 50.000
>2tấn- 7tấn 35.000 53.700
>7tấn- 20 tấn 34.000 52.900
>20 tấn 1.000 3.200
6 Xe chuyên dùng 6.000 14.400
75
đổi mới cơ chế quản lý kinh tế- xã hội, hoàn chỉnh hệ thống luật pháp, nâng
cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp và nền kinh tế.
Vào ngày 7/11/2006 vừa qua, Việt Nam đã chính thức trở thành thành
viên của tổ chức thƣơng mại thế giới WTO. Đó là kết quả của 20 năm đổi
mới, kết quả của lòng tự tin và quyết tâm của nƣớc ta. Sự kiện này có ý nghĩa
hết sức quan trọng đối với sự hội nhập và phát triển của nền kinh tế Việt Nam
đồng thời đây cũng đƣợc coi là một vận hội to lớn, là cửa ngõ cho Việt Nam
tham gia vào thị trờng thế giới một cách thực sự tự do và bình đẳng.
Sau khi gia nhập WTO, chính sách thuế đối với ngành công nghiệp ô tô
có những thay đổi sau:
Về chính sách thuế nhập khẩu: đây là loại thuế có tác động trực tiếp
đến cán cân thƣơng mại và các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô quan trọng của nền kinh
tế. Trong thời gian tới, việc điều chính thuế nhập khẩu cần phải tuân thủ các
cam kết nhƣ:
Đối với xe ô tô nguyên chiếc: theo cam kết trong WTO, tất cả các
loại xe ô tô phải cắt giảm mức thuế xuống 70% sau 7 năm kể từ khi gia nhập
(2014). Riêng loại xe chở ngƣời có dung tích xi lanh từ 2.5 trở lên, đến năm
2019 sẽ phải giảm thuế suất từ 90% xuống 52%; xe hai cầu sẽ phải giảm
nhanh hơn và nhiều hơn (đến 2017 giảm xuống 47%). Tuy nhiên để tránh
gian lận trong thƣơng mại và tạo thuận lợi trong công tác quản lý thì tất cả các
loại xe chở ngƣời sẽ phải đƣa về cùng một mức thuế suất (47%) vào năm
2017. Trong thời gian tới, việc thực hiện cam kết trong khuôn khổ WTO và
CEPT/AFTA chắc chắn sẽ tác động đáng kể đến thị trƣờng ô tô trong nƣớc và
đây cũng là thách thức lớn đối với ngành công nghiệp ô tô. Vì vậy đã có ý
kiến đề xuất cần đƣa ra một lộ trình giảm thuế nhập khẩu từ năm 2009 đến
năm 2018, mức thuế cắt giảm cần đƣợc chia thành các bƣớc với mức cắt giảm
cuối cùng trong MFN phù hợp với mức cắt giảm cuối cùng 0% trong CEPT
để tránh thiên lệch về luồng thƣơng mại. Đây sẽ là lộ trình chung cho mặt
76
hàng ô tô nhập khẩu từ các nƣớc cả trong và ngoài khối ASEAN (thuế
CEPT/MFN).
Đối với linh kiện, phụ tùng ô tô: theo cam kết trong khu vực mậu
dịch ASEAN, ASEAN- Trung Quốc, ASEAN- Hàn Quốc, mức thuế suất đối
với linh kiện, phụ tùng ô tô đều ở mức thấp 5% (trong ASEAN) và cắt giảm
0% vào 2018 đối với ASEAN- Trung Quốc. Trong khi đó, mức thuế cam kết
WTO ở trong khoảng 12%-25% tuỳ theo từng chủng loại linh kiện, phụ tùng.
Căn cứ vào mức cam kết này, mức thuế suất cụ thể đối với từng loại linh kiện
phụ tùng sẽ tiếp tục đƣợc quy định cho phù hợp với cam kết và khu vực.
Riêng đối với những chủng loại linh kiện, phụ tùng quan trọng đối với sự phát
triển của ngành công nghiệp ô tô và đƣợc quy định rõ trong quy hoạch cần
khuyến khích sản xuất nhƣ động cơ, hộp số, cầu truyền động thì cần phải duy
trì một mức thuế cao hợp lý trong thời gian bảo hộ ít nhất 5 đến 10 năm để
thu hút và khuyến khích các doanh nghiệp đầu tƣ sản xuất những mặt hàng
này.
Về chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt: chức năng chủ yếu của thuế
tiêu thụ đặc biệt là điều tiết và hƣớng dẫn tiêu dùng, do đó loại thuế này có
ảnh hƣởng không nhỏ đến giá bán xe và dung lƣợng thị trƣờng của xe. Việc
đánh thuế tiêu thụ đặc biệt không bị ràng buộc bởi cam kết quốc tế trừ phi có
sự khác biệt giữa hàng nhập khẩu và hàng cùng loại đƣợc sản xuất trong
nƣớc. Trƣớc khi gia nhập WTO, Việt Nam đã áp dụng mức thuế thống nhất (
đang áp dụng hiện nay là 50%, 30% và 15% tuỳ theo chủng loại xe). Trong
thời gian tới, việc xem xét điều chỉnh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xe ô tô
nguyên chiếc cần tính đến yêu cầu mở rộng thị trƣờng xe ô tô trong nƣớc, phù
hợp với thông lệ của các nƣớc trong khu vực và cân đối với chiến lƣợc phát
triển giao thông trong nƣớc. Theo đó thuế suất cần đƣợc thiết kế thuế theo
dung tích xi lanh với số chỗ ngồi để khuyến khích sản xuất theo chủng loại
77
xe, khuyến khích tăng dung lƣợng thị trƣờng, phù hợp với chính sách về môi
trƣờng.
3. Phƣơng hƣớng hoạt động của Công ty Toyota Việt Nam trong thời gian tới
Với mục tiêu là tăng trƣởng ổn định và lâu dài, kết hợp hài hoà với bảo
vệ môi trƣờng, phát triển nền kinh tế, cộng đồng và xã hội Việt Nam. Công ty
Toyota Việt Nam đƣa ra phƣớng hƣớng hoạt động trong thời gian tới nhƣ sau:
Trƣớc hết cần phải giữ vững vị trí số 1 trên thị trƣờng ô tô Việt Nam
đồng thời không ngừng nâng cao thị phần.
Chủ động giải quyết các vấn đề về bảo vệ môi trƣờng: đây là yêu cầu
cấp bách và tất yếu đối với sự phát triển của Toyota cũng nhƣ cả ngành công
nghiệp ô tô.
Tận dụng ƣu thế công nghệ cao về môi trƣờng, đầu tƣ ứng dụng công
nghệ mới, kỹ thuật sản xuất tiên tiến, có nhƣ vậy mới có thể có đƣợc năng
suất cao, sản xuất ra những sản phẩm có chất lƣợng cao.
Xây dựng mạng lƣới bán hàng, hệ thống đại lý hiệu quả hơn.
Cung cấp xe chất lƣợng, đa dạng và giá rẻ, xây dựng hình ảnh một
Toyota rộng khắp và quen thuộc với ngƣời dân Việt Nam.
Tăng cƣờng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực- sức mạnh tạo ra
Toyota hôm nay.
Đẩy mạnh hơn nữa dịch vụ sau bán hàng: cung cấp sản phẩm dịch vụ
đem lại sự hài lòng cao nhất cho khách hàng.
Thƣờng xuyên tổ chức cuộc thi tay nghề cho các kỹ thuật viên chuyên
nghiệp.
Đẩy mạnh xuất khẩu.
Nâng cao hơn nữa tỷ lệ nội địa hoá.
Cải tiến chất lƣợng không ngừng.
Phát triển bền vững.
78
Để đạt đƣợc những mục tiêu đặt ra trong tƣơng lai, không chỉ cần có
những nỗ lực của bản thân Công ty Toyota Việt Nam mà còn cần phải có
những chính sách hỗ trợ từ Chính phủ.
III. PHÂN TÍCH SWOT
1. Phân tích môi trƣờng bên ngoài
Trƣớc đây, cơ chế kinh tế nƣớc ta là cơ chế đóng, hoạt động của các đơn
vị kinh tế ít chịu ảnh hƣởng của môi trƣờng quốc tế. Ngày nay xu hƣớng khu
vực hoá và quốc tế hóa nền kinh tế thế giới có tính khách quan. Việt Nam
đang xây dung nền kinh tế thị trƣờng theo xu hƣớng mở cửa và hội nhập, nền
kinh tế quốc dân nƣớc ta trở thành một phân hệ của hệ thống lớn là khu vực
và thế giới. Hoạt động kinh doanh của nhiều doanh nghiệp nƣớc ta phụ thuộc
vào môi trƣờng quốc tế mà trƣớc hết là thay đổi chính trị thế giới.
Khi hoạt động trên thị trƣờng quốc tế, các doanh nghiệp sẽ phải chịu
tác động của các yếu tố môi trƣờng vĩ mô nhƣ các yếu tố môi trƣờng kinh tế,
chính trị luật pháp… Các yếu tố này tác động mạnh mẽ đến kinh doanh của
các doanh nghiệp ở mọi nƣớc tham gia vào quá trình khu vực hoá và toàn cầu
hoá nền kinh tế.
1.1. Môi trường kinh tế
Sự phát triển của ngành công nghiệp ô tô không nằm ngoài xu thế phát
triển chung của nền kinh tế đất nƣớc. Khi tốc độ tăng trƣởng kinh tế và thu
nhập bình quân đầu ngƣời gia tăng thì nhu cầu về việc sử dụng ô tô cũng sẽ
ổn định. Với tốc độ tăng trƣởng khá cao và ổn định của nền kinh tế Việt Nam
trong những năm gần đây, các chuyên gia phân tích đều cho rằng, trong các
năm tới việc Việt Nam duy trì tốc độ tăng trƣởng GDP ở mức 7-8%/ năm là
hoàn toàn khả thi. Sự tăng trƣởng của nền kinh tế sẽ có tác động tích cực đến
sự phát triển của ngành sản xuất ô tô.
Sự biến động trong việc phát triển kinh tế có thể làm ảnh hƣởng tới tỷ
giá của đồng Việt Nam với các ngoại tệ mạnh và sự biến động của tỷ giá cũng
79
ảnh hƣởng đến giá thành sản phẩm do các phụ tùng, linh kiện để lắp ráp ô tô
của các doanh nghiệp hầu hết phải nhập khẩu từ nƣớc ngoài. Do hàm lƣợng
giá trị nhập khẩu linh kiện, phụ tùng ô tô để lắp ráp sản xuất xe thành phẩm
tại Việt Nam chiếm phần lớn trong giá thành sản xuất khoảng 50-60% (trong
nƣớc mới chỉ sản xuất đƣợc một số linh kiện phụ ting thuộc loại đơn giản, giá
trị gia tăng thấp nhƣ săm, lốp, ghế ngồi, dây điện, ăng ten) và chƣa có dấu
hiệu cắt giảm hàm lƣợng này đã đẩy giá thành.
Ngoài ra, do ảnh hƣởng của lạm phát trong những năm qua liên tục
tăng. Năm 2005 là 8,4%; năm 2006 là 6,6%; năm 2007 là 12,6% cũng đã có
tác động đến thị trƣờng ô tô Việt Nam và làm cho áp lực cạnh tranh tăng cao.
Những thay đổi trong buôn bán quốc tế đang diễn ra ở nhiều hoạt động
khác nhau, với nhiều mức khác nhau. Điều này tác động trực tiếp hoặc gián
tiếp đến việc kinh doanh của nhiều ngành, nhiều doanh nghiệp.
1.2. Môi trường luật pháp- chính trị
Khi tham gia hoạt động trên thị trƣờng, mọi doanh nghiệp đều phải
tuân thủ theo các qui định, luật pháp hiện hành.
Ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đƣợc khai sinh vào năm 1991 và đã
đi sau các nƣớc trong khu vực Đông á từ 40-50 năm, do đó ngành này đang
đựơc hƣởng những chính sách hỗ trợ về đầu tƣ, tín dụng, thuế, thị trƣờng,
khoa học công nghệ, nhân lực… để hình thành và phát triển thành một ngành
công nghiệp ô tô đích thực. Để hỗ trợ cho việc thực hiện chủ trƣơng thu hút
đầu tƣ, Nhà nƣớc đã ban hành các chính sách ƣu đãi về thuế cho các doanh
nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô trong nƣớc đặc biệt là các doanh nghiệp có vốn
đầu tƣ nƣớc ngoài (doanh nghiệp FDI).
Sự thay đổi các chính sách về thuế quan xuất nhập khẩu của Nhà nƣớc
đã tác động lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Để bảo hộ
ngành công nghiệp ô tô trong nƣớc, Nhà nƣớc đã đánh thuế nhập khẩu rất cao
80
nhằm lập nên hàng rào hải quan chống lại ô tô nhập khẩu. Đây đƣợc coi là
hàng rào bảo hộ quá khắc nghiệt. Hậu quả là, cạnh tranh trên thị trƣờng ô tô
tại Việt Nam rất yếu. Giá bán xe lắp ráp rất ít bị quyết định bởi mối quan hệ
giữa cung và cầu. Và tất nhiên, trong một môi trƣờng cạnh tranh không bình
đẳng nhƣ vậy, giá này sẽ đƣợc đẩy lên cao để tối đa hoá lợi nhuận.
Tuy nhiên, Việt Nam đã gia nhập WTO và Hiệp định mậu dịch tự do
ASEAN (AFTA), để thực hiện đúng cam kết không phân biệt đối xử giữa
hàng sản xuất trong nƣớc và hàng hoá nhập khẩu, mở cửa thị trƣờng, tạo môi
trƣờng kinh doanh bình đẳng, Chính phủ và Bộ Tài Chính đã dần dỡ bỏ sự
bảo hộ đối với ngành ô tô trong nƣớc bằng thuế nội địa- thuế Tiêu thụ đặc
biệt. Hơn nữa Bộ Tài Chính đang xây dựng lộ trình cắt giảm thuế nhập khẩu
xe nguyên chiếc. Trong thời gian 5 năm sau khi gia nhập WTO, thuế suất
nhập khẩu ô tô nguyên chiếc vào Việt Nam sẽ phải giảm xuống còn 25%, phụ
tùng còn 10%.
1.3. Môi trường công nghệ
Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ trên thế giới, đặc biệt là
công nghệ thông tin đã thúc đẩy hình thành nền kinh tế tri thức, đẩy nhanh sự
chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đẩy nhanh chu trình luân chuyển vốn và công
nghệ. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp luôn phải có sự thay đổi để thích
ứng, nếu không sẽ bị tụt hậu và phá sản. Công ty phải nhận thức rõ đƣợc vấn
đề này và phải quan tâm đến việc nghiên cứu phát triển và ứng dụng những
thiết bị công nghệ hiện đại vào sản xuất và phát triển sản phẩm mới.
2. Phân tích môi trƣờng ngành.
2.1. Các đối thủ cạnh tranh trong ngành
Số lƣợng các đối thủ cạnh tranh trong ngành rất lớn, đặc biệt là các đối
thủ ngang sức cũng nhiều. Cuộc cạnh tranh giành thị phần trên thị trƣờng diễn
ra rất khốc liệt. Các hãng ô tô liên tiếp đƣa ra những sản phẩm mới để tăng thị
81
phần và thúc đẩy doanh thu trong nƣớc. Năm 2008 đƣợc đánh giá hứa hẹn sẽ
là một năm sôi động của thị trƣờng ô tô khi mà Toyota đã tuyên bố trình làng
Corolla Altis thế hệ mới nhằm giúp Toyota Việt Nam lấy lại thị phần ở phân
khúc sedan hạng trung, vốn đã rơi vào tay Civic kể từ cuối 2006. Bên cạnh
sản phẩm mới, nâng cấp những mẫu hiện tại cũng nằm trong kế hoạch của
Toyota. Innova có nhiều khả năng đƣợc làm mới nhằm tăng khả năng cạnh
tranh khi mà dòng đa dụng đang trở nên đông đúc với Mitsubishi Zinger ra
mắt vào quý 2 hoặc quý 3 năm nay và Chevrolet Vivant vừa xuất hiện ngày
25/1/2008. Vivant có giá khá cạnh tranh, từ 22.000 USD đến 25.000 USD.
Với mức giá này, cộng với sự khan hiếm hàng ở dòng đa dụng 7 chỗ, Vivant
hoàn toàn có thể khiến khách hàng có ý định mua Toyota Innova( giá 29.900
USD cho bản G) phải suy nghĩ lại. Bên cạnh đó, Honda Việt Nam đã chính
thức xác nhận sẽ đƣa sản phẩm hoàn toàn mới trong năm 2008, nhƣng từ chối
cho biết chi tiết. Dù nhà sản xuất này đƣa sản phẩm nào thì khả năng thành
công đều lớn. Bởi thị trƣờng đang khan xe trong khi khả năng nắm bắt tâm lý
khách hàng, marketing và làm giá Honda Việt Nam không hề thua kém
Toyota. Rõ ràng không thể tiên đoán đƣợc tình hình thị trƣờng và sắn sàng
đối phó với những nỗ lực chiếm thị phần của các đối thủ cạnh tranh đã làm
Toyota mất dần thị phần và đe doạ vị trí số 1 của Công ty tại thị trƣờng Việt
Nam.
2.2. Các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn
Xu thế khu vực hóa và quốc tế hoá nền kinh tế thế giới là khách quan.
Việt Nam đang xây dựng nền kinh tế thị trƣờng theo hƣớng mở cửa và hội
nhập. Chính vì sức ép này, ngành công nghiệp ô tô Việt Nam sẽ không còn
đƣợc bảo hộ từ phía Nhà nƣớc.
Việc dỡ bỏ các hàng rào bảo hộ sẽ tạo điều kiện cho các hãng xe nƣớc
ngoài tràn vào Việt Nam. Với ƣu thế về chất lƣợng, kiểu dáng, mẫu mã và giá
cả chắc chắn xe ngoại sẽ giành đƣợc ƣu thế lớn trên thị trƣờng Việt Nam. Các
82
chuyên gia kinh tế dự báo rằng trong vài năm tới đối thủ lớn nhất của các
doanh nghiệp sản xuất ô tô Việt Nam chính là các nhà sản xuất xe hơi nƣớc
láng giềng Trung Quốc. Các model xe Trung Quốc sẽ có sức cạnh tranh rất
lớn trên thị trƣờng Việt Nam bởi lý do: công nghệ của những tập đoàn xe hơi
Trung Quốc không kém nhiều so với các tập đoàn trên thế giới trong khi giá
cả thì hơn hẳn. Một chiếc xe 4 chỗ hạng trung do Trung Quốc sản xuất giá
thành chỉ khoảng 10.000 đến 12.000 USD. Với mức giá nhƣ vậy thì nhiều
ngƣời tiêu dùng Việt Nam sẽ có khả năng sở hữu một chiếc xe con.
3. Tổng hợp các mặt mạnh, mặt yếu, cơ hội và thách thức của Công ty
Toyota Việt Nam
3.1. Cơ hội
Cơ hội phát triển do hội nhập kinh tế mang lại cho nền kinh tế Việt
Nam nói chung và ngành công nghiệp ô tô nói riêng là rất lớn, đó là tạo ra
những điều kiện thuận lợi để tiếp cận nhanh chóng các nguồn vốn đầu tƣ,
công nghệ hiện đại và thị trƣờng toàn cầu nhằm thúc đẩy tiến trình phát triển.
Bên cạnh đó những cơ hội hiển nhiên, đáng kể đối với Công ty Toyota Việt
Nam, đó là:
Tiềm năng mở rộng thị trƣờng.
Hiện tại thị trƣờng ô tô Việt Nam còn rất nhỏ bé so với các nƣớc trong
khu vực và thế giới. Tuy nhiên, với dân số hiện nay là trên 80 triệu ngƣời và
nền kinh tế đang tăng trƣởng ở mức cao Việt Nam đƣợc xem là một trong
những nền kinh tế năng động và tốc độ phát triển cao nhất Đông Nam á, và
chắc chắn là một thị trƣờng tiêu thụ rộng lớn đầy tiềm năng. Theo nhận định
của Hiệp hội sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) nhu cầu tiêu thụ ô tô của Việt
Nam sẽ tăng mạnh trong vài thập niên tới. Thêm vào đó tỷ lệ ngƣời có xe hơi
còn rất thấp. Cứ 514 ngƣời Việt Nam mới có một xe, trong khi tỷ lệ này ở
Singapore là 4-5 ngƣời một xe, Thái Lan là 50 ngƣời một xe và Philippines là
118 ngƣời một xe. Theo tính toán trong quy hoạch phát triển giao thông vận
83
tải đƣờng bộ Việt Nam đến 2010 và tầm nhìn 2020, mức tiêu thụ ô tô của
nƣớc ta sẽ đạt 2.5 xe/1000 dân so với mức 1.9 xe/1000 dân nhƣ hiện nay. Bộ
giao thông dự báo, trong giai đoạn 2005-2010, tốc độ tăng trƣởng ô tô Việt
Nam sẽ vào khoảng hơn 16% mỗi năm và đến 2010 cả nƣớc sẽ có hơn 1,2
triệu ô tô; giai đoạn 2011-2020 tốc độ tăng trƣởng sẽ đạt hơn 8% mỗi năm để
đến năm 2020 lƣợng ô tô cả nƣớc sẽ đạt 2,62 triệu chiếc. Nhƣ vậy khi kinh tế
tăng trƣởng lƣợng cầu ô tô có khả năng thanh toán sẽ tăng lên tạo cơ hội cho
ngành công nghiệp ô tô phát triển.
Cơ cấu ngƣời tiêu dùng thay đổi cũng tạo tiềm năng lớn cho thị trƣờng
xe hơi Việt Nam. Nếu nhƣ trƣớc kia nhóm khách hàng là doanh nghiệp thuộc
khối cơ quan nhà nƣớc chiếm tỷ trọng tới 65%, doanh nghiệp tƣ nhân chiếm
17%, cá nhân hộ gia đình chiếm 7% thì hiện nay thành phần khách hàng là
doanh nghiệp tƣ nhân, cá nhân và hộ gia đình đã chiếm tỷ trọng gần 70%.
Những thay đổi này là nhờ vào chính sách của Nhà nƣớc trong những năm
qua khuyến khích thành phần kinh tế phát triển, tạo ra trong xã hội một tầng
lớp giàu có có khả năng tiêu thụ lƣợng lớn xe hơi.
Quá trình tự do hoá thƣơng mại hiện đang trở thành yếu tố quan trọng
ảnh hƣởng đến định hƣớng cũng nhƣ chiến lƣợc phát triển ngành công nghiệp
ô tô Việt Nam. Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) và các sáng kiến
thƣơng mại tự do khác đang thúc đẩy các Công ty đa quốc gia xem xét lại
chiến lƣợc kinh doanh nói chung và việc tái phân bổ năng lực sản xuất nói
riêng. Điều này bao gồm : (1) Thiết lập một Công ty mẹ trong khu vực, (2)
Xây dựng một mạng lƣới các nhà máy phục vụ cho Công ty mẹ, (3) Tập trung
sản xuất, khai thác điểm mạnh cốt lõi của mỗi nƣớc và khai thác các sản phẩm
và dịch vụ khác từ các nƣớc khác. Nhƣ vậy, Việt Nam hoàn toàn có cơ hội trở
thành một mắt xích quan trọng trong mạng lƣới sản xuất của khu vực.
Hội nhập kinh tế quốc tế sẽ mang lại cho Việt Nam cơ hội hợp tác
phân công lao động, hợp tác sản xuất phụ tùng, linh kiện ô tô, tiếp cận đƣợc
84
công nghệ mới trong sản xuất và lắp ráp ô tô đồng thời nâng cao đƣợc kỹ
năng tay nghề của công nhân cũng nhƣ trình độ quản lý của các doanh nghiệp.
Sự phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam không thể thiếu sự
chung sức của các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài với những tiềm
năng to lớn về nguồn vốn và công nghệ. Hội nhập kinh tế thế giới sẽ mang lại
cho Việt Nam những cơ hội để tiệp cận những tiềm lực đáng quý này. Hiện
nay, Việt Nam đang đƣợc đánh giá là điểm hấp dẫn thu hút đầu tƣ trên thế
giới. Với nền tảng đó chúng ta hoàn toàn tin tƣởng vào viễn cảnh tƣơi sáng
của ngành công nghiệp ô tô.
Ngành công nghiệp ô tô ở Việt Nam còn đƣợc Nhà nƣớc ƣu tiên đầu
tƣ và bảo hộ rất mạnh mẽ. Từ trƣớc tới nay, ngành công nghiệp ô tô là ngành
đƣợc ƣu tiên phát triển nhất. Bên cạnh việc đầu tƣ cho các doanh nghiệp nhà
nƣớc với số vốn hàng ngàn tỷ đồng thì việc mở cửa cho nƣớc ngoài đầu tƣ
vào ngành cũng đƣợc triển khai mạnh mẽ, ngoài ra Nhà nƣớc còn có quy
hoạch rõ ràng, theo đó các doanh nghiệp biết hƣớng kinh doanh sản xuất của
mình nên độ an toàn cao hơn.
3.2. Thách thức
Sức ép cạnh tranh, ngày càng có nhiều đối thủ cạnh tranh lớn, mạnh.
Tại Việt Nam, TMV không chỉ cạnh tranh với các dòng xe sang trọng của các
hãng Âu Mỹ nhƣ Ford, Mercedes-Benz, mà còn phải cạnh tranh với chính các
hãng xe rất mạnh của Nhật Bản nhƣ Honda, Suzuki. Bên cạnh đó sau một vài
năm nữa kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO, việc cạnh tranh với các hãng xe
nƣớc ngoài tràn vào sẽ ngày càng trở nên khốc liệt hơn.
Sức ép hội nhập, việc gia nhập WTO buộc Chính phủ Việt Nam phải
giảm thuế nhập khẩu ô tô nguyên chiếc để đảm bảo sự đối xử công bằng giữa
sản phẩm trong nƣớc và sản phẩm nhập khẩu. Điều này làm cho ngành công
nghiệp ô tô Việt Nam sẽ phải đối mặt với cuộc cạnh tranh khốc liệt hơn trên
thị truờng Quốc tế. Mặt khác, Việt Nam cũng phải khắt khe hơn trong việc
85
cấp ƣu đãi hoặc trợ cấp cho các doanh nghiệp trong nƣớc. Do đó các doanh
nghiệp lắp rấp và sản xuất ô tô trong nƣớc sẽ gặp rất nhiều khó khăn, có thể
có doanh nghiệp bị phá sản. Chính vì vậy, cũng nhƣ các liên doanh khác,
TMV cần chuẩn bị về mọi mặt để theo kịp tiến trình hội nhập, xây dựng
ngành công nghiệp ô tô thực sự lớn mạnh.
Thiếu các nhà cung cấp nội địa: Hầu hết các liên doanh ô tô trong
nƣớc đều có tỷ lệ nội địa hoá chƣa cao. Tất nhiên các liên doanh đều muốn
nâng cao tỷ lệ nội địa hoá để hạ giá thành. Nhƣng hiện nay ở Việt Nam chƣa
đủ các điều kiện cần thiết để nâng cao tỷ lệ nội địa hoá theo yêu cầu. Sở dĩ
nhƣ vậy là do thị trƣờng ô tô của Việt Nam còn quá nhỏ bé để các doanh
nghiệp đầu tƣ xây dựng ngành công nghiệp phụ trợ. Vì thế hầu hết các linh
kiện phụ tùng ô tô đều phải nhập khẩu và bị đánh thuế rất cao khiến cho giá ô
tô tại Việt Nam cũng cao.
Những thách thức khác đối với ngành công nghiệp ô tô Việt Nam nói
chung và Công ty TMV nói riêng là hạ tầng cơ sở còn yếu kém, đƣờng xá còn
chƣa phát triển, qui hoạch đô thị chƣa phù hợp… Những yếu tố này góp phần
làm giảm lƣợng tiêu thụ ô tô trong nƣớc.
3.3. Điểm mạnh
a. Khẳng định thƣơng hiệu mạnh nhờ những sản phẩm có chất lƣợng
cao, xây dựng đƣợc một hình ảnh đẹp của Công ty trong công chúng.
b. Mang lại sự hài lòng tuyệt đối cho khách hàng.
c. Tiên phong trong các hoạt động đóng góp cho xã hội.
d. Nguồn nhân lực có trình độ kỹ thuật, chuyên môn, tay nghề tƣơng
đối cao, đƣợc đào tạo theo tiêu chuẩn quốc tế.
e. Đi đầu trong nội địa hoá sản phẩm, dẫn đầu về phát triển sản xuất
phụ tùng tại Việt Nam.
3.4. Điểm yếu
a. Sản phẩm có giá cao.
86
b. Sản phẩm đƣa vào thị trƣờng Việt Nam còn thiếu tính đa dạng và
tính thời trang.
c. Thiếu xƣởng sản xuất và kho giữ sản phẩm.
d. Thiếu các nhà cung cấp nội địa.
87
IV. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHIẾN LƢỢC KINH DOANH
CỦA CÔNG TY TOYOTA VIỆT NAM TRONG TIẾN TRÌNH HỘI
NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ.
1. Các đề xuất giải pháp nhằm thực hiện thành công chiến lƣợc kinh
doanh của Công ty Toyota Việt Nam.
Về chiến lược Marketing, Tăng cƣờng và đổi mới hoạt động Marketing
trong điều kiện cạnh tranh nhƣ hiện nay cũng nhƣ về lâu dài. Điều này đòi hỏi
Công ty phải xây dựng thiết lập đƣợc những chƣơng trình chiến lƣợc
Marketing cụ thể, chi tiết nhƣng phải phù hợp với từng giai đoạn phát triển,
phù hợp với điều kiện của công ty. Do đó công tác Marketing của Công ty
trong thời gian tới là tiếp tục chú trọng nghiên cứu thông tin thị trƣờng vì đây
đƣợc xem là việc quan trọng hàng đầu phải thực hiện trƣớc khi xây dựng
chiến lƣợc.
Toyota nên thƣờng xuyên điều tra thị trƣờng và khách hàng (có thể
dƣới hình thức phỏng vấn theo bảng câu hỏi, phỏng vấn theo nhóm, phỏng
vấn chuyên gia…), các hoạt động này giúp hãng có đƣợc cái nhìn tổng thể về
thị trƣờng trong ngắn hạn cũng nhƣ trong dài hạn.
Đồng thời phải thƣờng xuyên tổ chức việc đánh giá hoạt động của toàn
bộ hệ thống theo định kỳ, thực hiện nhiều hơn nữa các chƣơng trình chạy thử
xe, các buổi trƣng bày mô hình sản phẩm… để khách hàng yên tâm về chất
lƣợng sản phẩm. Ngoài ra việc cải tiến sản phẩm đƣợc thực hiện ở những giai
đoạn thích hợp trong vòng đời sản phẩm. Ngay sau khi tung ra sản phẩm mới,
cải tiến sản phẩm hay định kỳ hàng tháng thì Công ty cũng đều phải tiến hành
điều tra thị trƣờng để xác định xem sản phẩm đang ở giai đoạn nào trong vòng
đời sản phẩm và khi nào cần phải có sự cải tiến tiếp theo. Thông thƣờng vào
cuối giai đoạn phát triển trong vòng đời sản phẩm thì Công ty phải nghiên cứu
ngay việc cải tiến chất lƣợng sản phẩm.
88
Bên cạnh đó cần nắm bắt đƣợc thông tin chính xác về thị trƣờng và kịp
thời đối phó với sự lũng đoạn của thị trƣờng, nắm bắt đƣợc tình hình nhu cầu
trên thị trƣờng cũng nhƣ các hoạt động sắp tới của đối thủ cạnh tranh để có
đƣợc những ứng phó kịp thời.
Về mặt nhân sự, TMV phải luôn không ngừng tăng cƣờng đào tạo
nguồn nhân lực và nâng cao nhận thức của nhân viên. Nguồn nhân lực chính
là tài sản quý giá, là sức mạnh của Toyota hôm nay. Con ngƣời trong doanh
nghiệp cùng với văn hoá trong doanh nghiệp góp phần xây dựng hình ảnh đẹp
cho Công ty, làm vui lòng khách đến vừa lòng khách đi. Chính vì vậy Công ty
phải tiếp tục thƣờng xuyên nâng cao trình độ chuyên môn, khả năng giao tiếp
cũng nhƣ tạo ra môi trƣờng làm việc năng động hơn, cung cấp thiết bị hiện đại
để thúc đẩy nhân viên cống hiến và đóng góp năng lực đồng thời mang lại ngày
càng nhiều phúc lợi cho nhân viên: nghỉ mát, thƣởng…, đƣa ra nhiều hơn các cơ
hội thăng tiến cho các nhân viên có năng lực và tâm huyết với công việc.
Ngoài ra Công ty cũng nên tăng cƣờng việc đƣa các nhân viên đi đào
tạo, thực tập làm việc tại nƣớc ngoài nâng cao nghiệp vụ đồng thời thƣờng
xuyên tổ chức cuộc thi tay nghề cho các kỹ thuật viên chuyên nghiệp.
Về chính sách sản phẩm, Công ty phải thƣờng xuyên đổi mới và đa
dạng hoá sản phẩm bằng việc đƣa ra các mẫu mã mới có chất lƣợng tốt hơn,
an toàn hơn, có độ bền cao hơn và phải luôn có sẵn khi khách hàng cần: một
trong những điểm yếu hiện nay của Toyota đó là các đợt xe giới thiệu mẫu xe
mới chƣa nhiều. Do đó bộ phận thiết kế của Công ty nên thƣờng xuyên đƣa ra
các chƣơng trình thi đua thiết kế các ý tƣởng dành cho các mẫu thiết kế xuất
sắc có thể đƣa vào sản xuất, lắp ráp để sản phẩm đƣợc đa dạng và phong phú
hơn. Đặc biệt Công ty nên quan tâm tới vấn đề sản xuất xe tải và xe buýt, đây
là 2 loại xe mà thị trƣờng Việt Nam đang có nhu cầu rất lớn, tuy nhiên TMV
lại không sản xuất cũng nhƣ lắp ráp 2 loại xe này tại Việt Nam.
89
Cần phải cải tiến, nâng cấp sản phẩm ở những giai đoạn thích hợp trong
vòng đời sản phẩm. Việc điều tra thị trƣờng cần đƣợc thực hiện sau khi tung
ra sản phẩm mới hay cải tiến, nâng cấp sản phẩm và hàng tháng để xác định
đƣợc xem sản phẩm đang ở trong giai đoạn nào trong vòng đời sản phẩm và
khi nào cần phải thay đổi. Thông thƣờng vào cuối giai đoạn phát triển trong
vòng đời sản phẩm công ty đã phải nghiên cứu việc có cho ra đời sản phẩm
mới, loại bỏ sản phẩm cũ hay là cải tiến sản phẩm hiện tại.
Để không ngừng nâng cao chất lƣợng sản phẩm và tiết kiệm chi phí,
Công ty cần tăng cƣờng hơn nữa công tác đào tạo tay nghề cho công nhân lắp
ráp, tăng cƣờng công tác kiểm tra giám sát. Phải bố trí các chuyên gia có kinh
nghiệm cùng các thiết bị kiểm tra hiện đại để phát hiện và khắc phục kịp thời
lỗi khi xe chƣa xuất xƣởng.
Bên cạnh đó, Công ty nên chú trọng hơn nữa công tác nghiên cứu thu
thập thông tin thị trƣờng nhằm ƣớc lƣợng đƣợc một cách chính xác nhất nhu
cầu thực tế thị trƣờng, từ đó lên kế hoạch sản xuất nhằm đáp ứng đúng yêu
cầu của khách hàng một cách kịp thời và hiệu quả nhất.
Về chính sách giá cả, Toyota Việt Nam cần đƣa ra chính sách giảm giá
để củng cố thị phần, phát triển thêm các sản phẩm có giá bình dân phù hợp
hơn với thu nhập ngƣời tiêu dùng Việt Nam. Nhƣ chúng ta đã biết giá cả
chính là một điểm cần hoàn thiện trong tƣơng lai phát triển của Công ty. Hầu
hết tất cả các sản phẩm của Toyota đều có giá cao hơn các hãng xe khác trên
thị trƣờng Việt Nam. Chính vì vậy mà khách hàng của TMV chủ yếu là các
doanh nghiệp, các tổ chức và các nhà lãnh đạo còn cá nhân thì hạn chế. Do đó
TMV cần cân nhắc chính sách giá cả để mở rộng phạm vi tới khách hàng là cá
nhân, lực lƣợng đông đảo của xã hội Việt Nam.
Đồng thời TMV cần nâng cao sự cạnh tranh về giá so với các đối thủ khác
bằng việc tăng cƣờng đầu tƣ có hiệu quả vào các dự án sản xuất linh phụ kiện ô
tô nhằm tăng tỷ lệ nội địa hoá và đẩy mạnh hơn nữa việc xuất khẩu phụ tùng.
90
Về mặt công nghệ: cần tận dụng ƣu thế công nghệ cao về môi trƣờng,
đầu tƣ ứng dụng công nghệ mới, kỹ thuật sản xuất tiên tiến một cách nhanh
nhất để nâng cao chất lƣợng sản phẩm, nâng cao năng suất, tiết kiệm chi phí
trong dài hạn và sản xuất ra những chiếc xe không gây ô nhiễm môi trƣờng.
Trong thời gian tới TMV nên nghiên cứu việc sử dụng máy đo toạ độ không
gian ba chiều để đo kích thƣớc của thân vỏ xe vì hiện nay ở Việt Nam chỉ có
Ford là sử dụng thiết bị hiện đại này, giúp đo chính xác trong thời gian ngắn,
tiết kiệm chi phí.
Về mặt tài chính: Công ty nên thực hiện một chế độ thanh toán giữa
Công ty mẹ và đại lý linh hoạt hơn. Hiện nay Công ty đang thực hiện chính
sách Thanh toán trƣớc khi giao hàng hay còn gọi là chính sách mua bán đứt
đoạn “ Cash on delivery”. Mặc dù đây là một chính sách an toàn cho nhà sản
xuất song đôi khi lại gây khó khăn cho đại lý, đòi hỏi đại lý phải thực sự có
tiềm lực về tài chính vì khách hàng chỉ trả hết tiền khi nhận xe còn đại lý phải
đặt hàng và trả tiền cho Công ty từ trƣớc đó.
Bên cạnh đó, Công ty cũng nên xem xét việc cắt giảm chi phí về nhân
sự tại các mảng quan hệ công cộng, thiết kế, kỹ thuật, kiểm tra chất lƣợng, sản
xuất và kể cả bộ phận quản lý để tăng hiệu quả.
Về chính sách phân phối: Tại thị trƣờng Việt Nam hệ thống đại lý của
Toyota hoạt động rất có hiệu quả, thực hiện tốt chức năng phân phối sản
phẩm. Có đƣợc kết quả trên là do hãng đã có chính sách xây dựng và phát
triển đại lý rất bài bản. Trong tƣơng lai TMV cần tiếp tục xây dựng mạng lƣới
bán hàng, hệ thống đại lý rộng hơn và đạt hiệu quả hơn. Để đảm bảo chất
lƣợng hoạt động của các đại lý, TMV cần cung cấp nhiều hơn nữa các dịch vụ
đào tạo nhƣ:
Đào tạo nhân viên bán hàng: Do nhân viên bán hàng là ngƣời
khuyến khích hỗ trợ khách hàng mua sản phẩm của doanh nghiệp, vì vậy các
nhân viên bán hàng phải có những hiểu biết rõ về ô tô nói chung, sản phẩm
91
của doanh nghiệp và các đối thủ cạnh tranh khác. Một số trƣờng hợp, nhân
viên bán hàng nên có khả năng sửa chữa các hỏng hóc thông thƣờng của ô tô.
Mặt khác nhân viên bán hàng thƣờng xuyên tiếp xúc trực tiếp với khách hàng,
vì vậy Công ty phải chú trọng đào tạo hơn nữa kỹ năng giao tiếp, thái độ phục
vụ, phong cách lịch sự, mang đặc trƣng của doanh nghiệp cho các đại lý và
nhân viên.
Đào tạo kỹ thuật viên: Công ty cần đào tạo tay nghề và phong cách
làm việc cho các kỹ thuật viên, đảm bảo chất lƣợng dịch vụ cung cấp và uy
tín của Công ty.
Đồng thời tiến hành các cuộc họp đại lý và các trạm uỷ quyền định kỳ
hàng tháng để thảo luận trực tiếp về tình hình thị trƣờng. Cần phát triển thêm
mạng lƣới đại lý ở các thành phố lớn khác nhƣ Hải Phòng, Quảng Ninh, Cần
Thơ… để khai thác tối đa thị trƣờng vì hiện nay hầu hết các đại lý của TMV
đã tập trung hầu hết ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Để mang đến cho
khách hàng sự thoả mãn cao nhất, các đại lý của TMV phải đảm bảo thực hiện
tốt 4 chức năng: bán hàng (Sales), cung cấp dịch vụ sau bán hàng ( After-
sales), cung cấp phụ tùng thay thế chính hãng (Spare Parts) và cung cấp các
phụ kiện chính hãng ( Supplying genuine accessory). Việc thực hiện kết hợp
các chức năng sẽ giúp các đại lý tạo niềm tin tƣởng đối với khách hàng và qua
đó gây dựng đƣợc hình ảnh tốt về các sản phẩm của hãng.
Trong chiến lƣợc phát triển lâu dài, TMV cũng cần phải cân nhắc tới
vần đề xây dựng nhà máy ở khu vực phía Nam để tiết kiệm chi phí vận
chuyển cũng nhƣ là khai thác tốt hơn các cơ hội kinh doanh ở đó vì hiện nay
Toyota đặt trụ sở ở Vĩnh Phúc trong khi đó thi trƣờng tiêu thụ tốt nhất lại nằm
ở phía Nam nơi có sức mua rất lớn.
Về chính sách xúc tiến, hỗ trợ kinh doanh: Nét nổi bật trong chiến lƣợc
xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh của Toyota là việc hãng chú trọng sử dụng quan
hệ công chúng là để gây dựng hình ảnh và thu hút khách hàng. Nhận thức
92
đƣợc tầm quan trọng của chính sách này, Công ty sẽ phải cố gắng hơn nữa
trong việc phát huy sức mạnh của việc tuyên truyền, quảng bá, sử dụng quan
hệ công chúng để gây dựng đƣợc hình ảnh đẹp cũng nhƣ sản phẩm và danh
tiếng của Công ty trong lòng ngƣời tiêu dùng. Để thực hiện tốt điều đó Công
ty cần phải:
- Đẩy mạnh hơn nữa dịch vụ sau bán hàng, cung cấp sản phẩm dịch vụ
đem lại sự hài lòng cao nhất cho khách hàng. Tăng cƣờng chƣơng trình
khuyến mại, dịch vụ hậu mãi để thu hút khách hàng. Công ty nên có một đội
ngũ sửa chữa lƣu động xuyên Việt, đƣờng dây nóng hỗ trợ khẩn cấp, kéo xe
bị nạn, rửa xe miễn phí…
- Công ty cũng phải luôn chủ động giải quyết các vấn đề về bảo vệ môi
trƣờng, vì đây là yêu cầu cấp bách và tất yếu đối với sự phát triển của Toyota
cũng nhƣ cả ngành công nghiệp ô tô Việt Nam, đặc biệt là quan tâm hơn nữa
đến các hoạt động đóng góp cho xã hội, tài trợ các chƣơng trình thể thao, văn
hoá, giáo dục… nhằm củng cố hình ảnh của Công ty và thu hút khách hàng.
Hiện nay Toyota Việt Nam cũng nhƣ các liên doanh ô tô Việt Nam
đang nỗ lực hết mình với mục tiêu quan trọng nhất trong chính sách phát triển
kinh tế của đất nƣớc đó là hội nhập với nền kinh tế thế giới. Nhiều năm qua,
Việt Nam luôn cố gắng và trở thành thành viên của ASEAN và APEC, ngày
7/11/2006 đã đánh dấu một sự kiện trọng đại đó là Việt Nam đã chính thức trở
thành thành viên thứ 150 của tổ chức thƣơng mại thế giới WTO. Chính vì
vậy, thƣơng mại và môi trƣờng luôn đóng vai trò hết sức quan trọng và tiêu
chuẩn hoá chất lƣợng sản phẩm là một biện pháp hiệu quả nhất cho quá trình
hội nhập. Khi đó không những chất lƣợng sản phẩm mà dịch vụ khách hàng,
hệ thống quản lý và sự tham gia của nhân viên sẽ đƣợc nâng cao và các liên
doanh ô tô Việt Nam sẽ có thể trở thành những ngƣời đi đầu với những sản
phẩm tốt hơn, nhanh chân hơn các đối thủ cạnh tranh.
2. Một số kiến nghị về phía Chính phủ
93
Cũng giống nhƣ tất cả các doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh ở Việt
Nam, sự thành công hay thất bại của TMV phụ thuộc rất nhiều vào các chính
sách của Chính phủ. Vì vậy Chính phủ cũng cần có những chính sách phù hợp
hỗ trợ cho sự phất triển của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam. Theo đó, một
số đề xuất mà Chính phủ cần thực hiện đó là:
94
2.1. Các chính sách về đầu tư
Chính phủ cần hoàn thiện chính sách đầu tƣ nƣớc ngoài để thu hút mạnh
mẽ nguồn vốn FDI nhằm phát triển ngành công nghiệp ô tô và công nghiệp
phụ trợ ô tô. Để xây dựng đƣợc thành công ngành công nghiệp ô tô Việt Nam,
chúng ta phải thừa nhận vai trò dẫn dắt của khu vực đầu tƣ trực tiếp nƣớc
ngoài. Do năng lực cạnh tranh cũng nhƣ trình độ công nghệ của ngành công
nghiệp ô tô Việt Nam là quá yếu trong việc đối mặt với xu thế cạnh tranh toàn
cầu ở mức độ cao nên Việt Nam cần phải tăng mức FDI và sử dụng hoàn toàn
lƣợng FDI cho sự phát triển. Để đạt đƣợc mục tiêu này chúng ta cần có các
chính sách và giải pháp hữu hiệu nhƣ: xúc tiến hoạt động quảng bá hình ảnh
đất nƣớc: Việt Nam điểm đến hấp dẫn và an toàn cho các nhà đầu tƣ nƣớc
ngoài; thực hiện chế độ một giá, không phân biệt đối xử và cắt giảm chi phí
kinh doanh…
Bên cạnh đó cần hƣớng các dự án có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài vào các
ngành công nghiệp hỗ trợ, sản xuất động cơ, phụ tùng, linh kiện ô tô, đặc biệt
là các dự án đầu tƣ với quy mô công suất lớn, sản xuất sản phẩm chất lƣợng
cao phục vụ cho chƣơng trình nâng cao tỉ lệ sản xuất trong nƣớc và xuất khẩu,
đƣợc hƣởng đầy đủ các chính sách ƣu đãi theo quy định của Luật đầu tƣ nƣớc
ngoài tại Việt Nam. Có thê nói chỉ khi ngành công nghiệp phụ trợ phát triển
thì Toyota Việt Nam cũng nhƣ các liên doanh khác mới có thể nâng cao tỷ lệ
nội địa hoá, giảm giá thành, nâng cao doanh số giúp cho ngành công nghiệp ô
tô phát triển.
2.2. Các chính sách về thuế đối với ô tô và linh kiện, phụ tùng ô tô
Để khuyến khích phát triển ngành công nghiệp sản xuất ô tô và phụ tùng
phục vụ nhu cầu trong nƣớc và xuất khẩu, Nhà nƣớc nên có các chính sách hỗ
trợ nhƣ sau:
95
Không tính thuế nhập khẩu theo bộ linh kiện rời dạng CKD, IKD;
tính thuế nhập khẩu theo biểu thuế đối với linh kiện và phụ tùng nhập khẩu và
theo hƣớng khuyến khích sản xuất trong nƣớc.
Miễn thuế thu nhập doanh nghiệp đối với sản phẩm chế thử trong thời
gian một năm kể từ khi sản phẩm đƣợc tiêu thụ trên thị trƣờng.
2.3. Các chính sách và giải pháp về thị trường.
Bảo vệ thị trường
áp dụng các biện pháp hỗ trợ sản xuất trong nƣớc phù hợp với tiến
trình hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực.
Ban hành các tiêu chuẩn kỹ thuật đối với ô tô, phụ tùng ô tô để ngăn
chặn việc lƣu thông những hàng hoá kém chất lƣợng, không an toàn, gây ô
nhiễm môi trƣờng.
Xử lý nghiêm khắc hàng nhập lậu, hàng gian lận thƣơng mại đƣợc
đƣa vào thị trƣờng Việt Nam.
Mở rộng thị trường
Đẩy mạnh đầu tƣ nâng cấp mạng lƣới giao thông đƣờng bộ, cơ sở hạ
tầng trong cả nƣớc.
Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong hoạt động tiếp thị và xúc
tiến thƣơng mại nhằm mở rộng thị trƣờng trong nƣớc và vƣơn ra thị trƣờng
nƣớc ngoài.
Khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất lắp ráp xe ô tô sử dụng động
cơ, phụ tùng ô tô chế tạo trong nƣớc. Việc này sẽ tạo điều kiện cho các doanh
nghiệp sản xuất các linh phụ kiện có nhiều cơ hội phát triển.
2.3. Các chính sách và giải pháp về khoa học công nghệ
Khuyến khích chuyển giao công nghệ, đầu tƣ công nghệ tiên tiến
phục vụ chƣơng trình sản xuất ô tô và phụ tùng ô tô, đặc biệt là động cơ, hộp
số, cụm truyền động.
96
Nhà nƣớc hỗ trợ kinh phí chuyển giao công nghệ cho các dự án sản
xuất động cơ, hộp số, cụm truyền động nếu công nghệ đƣợc chuyển giao từ
các hãng có danh tiếng trên thế giới.
Nhà nƣớc hỗ trợ kinh phí cho đầu tƣ hoạt động nghiên cứu- phát triển
trong công nghiệp ô tô.
2.4. Các chính sách và giải pháp về nguồn lực
Tăng cƣờng đầu tƣ cho hoạt động đào tạo và đào tạo lại cán bộ quản lý,
cán bộ thiết kế, công nhân lành nghề phục vụ ngành công nghiệp ô tô, kể cả
cử đi học nƣớc ngoài từ nguồn vốn ngân sách Nhà nƣớc.
Ngoài ra Chính phủ cần kiên quyết cấm nhập khẩu xe đã qua sử dụng.
Hiện nay Nhà nƣớc ta vẫn cho phép việc nhập khẩu xe ô tô nguyên chiếc vào
trong nƣớc kể cả những xe đã qua sử dụng. Điều này đã làm cho các loại xe
lắp ráp trong nƣớc bị cạnh tranh mạnh đặc biệt với những xe đã qua sử dụng
có giá thành rất thấp. Việc xem xét chính sách cấm nhập khẩu xe ô tô nguyên
chiếc đã qua sử dụng không những tạo điều kiện cho ngành công nghiệp ô tô
trong nƣớc phát triển mà còn làm giảm ô nhiễm môi trƣờng, tránh cho Việt
Nam trở thành bãi thải ô tô của các nƣớc phát triển.
97
KẾT LUẬN
Lý luận thực tiễn đã chứng minh chiến lƣợc kinh doanh giữ một vai trò
vô cùng quan trọng trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp,
quyết định sự sống còn và phát triển của tổ chức, công ty trong thời gian dài.
Để có đƣợc sự thành công, bên cạnh những hỗ trợ từ phía Chính phủ, cần phải
có sự nỗ lực của bản thân các doanh nghiệp.
Qua những phân tích, đánh giá chiến lƣợc kinh doanh của Công ty
Toyota Việt Nam và một số đề xuất hoàn thiện chiến lƣợc kinh doanh của
Công ty đã trình bày ở trên, ta thấy rằng một công ty muốn hoạt động có hiệu
quả phải thực hiện các quyết định chiến lƣợc phù hợp với điều kiện của công
ty và xu thế chung của thị trƣờng.
Nhờ áp dụng đúng đắn chiến lƣợc kinh doanh, Toyota Việt Nam đã đạt
đƣợc những thành công đáng kể và giữ vững vị trí số một ở thị trƣờng ô tô
Việt Nam trong suốt thời gian qua. Thành công của Toyota Việt Nam cũng
chính là một phần trong thành công chung của Toyota trên toàn thế giới.
Toyota giờ đây đã trở thành nhà sản xuất ô tô thứ 2 trên thế giới sau General
Motors nhờ vƣợt qua Ford và đang dẫn đầu về sản lƣợng xe bán ở thị trƣờng
nƣớc ngoài.
Qua đề tài này, trƣớc hết em mong muốn đƣợc tổng kết những kiến thức
mình đã đƣợc học trong suốt quãng thời gian ngồi trên ghế giảng đƣờng trƣờng
Đại Học Ngoại Thƣơng, và em hi vọng những chuyên đề của mình sẽ đóng góp
một phần nào đó trong việc hoàn thiện chiến lƣợc kinh doanh của Công ty
Toyota Việt Nam, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty.
Qua đây, em xin chân thành cảm ơn giảng viên Thạc sĩ Ngô Quý
Nhâm, ngƣời đã tận tình giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện đề tài này.
Em xin chân thành cảm ơn tới Ban lãnh đạo, các anh chị nhân viên Công ty
Toyota Việt Nam đã giúp đỡ em hoàn thành tốt đề tài này.
98
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT
1 Nguyễn Thành Độ & Nguyễn Ngọc Huyền( Chủ Biên)- Chiến lược
kinh doanh và phát triển doanh nghiệp- NXB Giáo Dục- Năm 1999.
2 Fred R. David- Khái luận về quản trị chiến lược- NXB Thống Kê- Năm
1995.
3 Nhà Xuất Bản Giáo Dục- Phân tích hoạt động kinh doanh- Năm 2001.
4 Michael Port- Chiến lược cạnh tranh- NXB Chính trị quốc gia- Năm
1996.
5 Nguyễn Đình Phan(Chủ Biên)- Quản trị kinh doanh những vấn đề lý
luận và thực tiễn Việt Nam- NXB-KHKT- Năm 1996.
6 Stepen P.Robbins, Mary Coulter, Rolf Bergan, Lan Stagg- Quản trị học
7 Bộ công nghiệp (2007), Ngành công nghiệp ô tô Việt Nam, Hà Nội.
8 Công ty ô tô Toyota Việt Nam (2007), Báo cáo đại hội đại lý thường
niên 2007.
9 Công ty ô tô Toyota Việt Nam(2007), Báo cáo kết quả đào tạo nhân
viên TMV.
10 Anh Thƣ (2003), “Toyota những cam kết lâu dài”, Doanh nghiệp (số
56), trang 11.
11 Bộ Công nghiệp (2006), “Công nghiệp Việt Nam trong tiến trình hội
nhập kinh tế quốc tế”, Hội thảo Chính sách công nghiệp cho Việt Nam,
Hà Nội.
12 Bộ Công nghiệp (2004), Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô
Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020.
13 Bộ tài chính (2007), “Báo cáo về các chính sách thuế liên quan đến
ngành công nghiệp ô tô Việt Nam”
TÀI LIỆU TIẾNG ANH
99
13. Charles W.L.Hill and Gareth R.Jone- Strategic Administration –
Washington, 1995
14 P.Wright, C.D. Pringle and M.J.KROLL, Strategic Administration -
Boston: Ally and Bacon, 1994
Trang web
toyotavn.com.vn
vnexpress.net
vnn.vn
vietnamcar.com.vn
mot.gov.vn
economy.com.vn
otosaigon.com
toyota.co.jp
dantri.com
thegioioto.com.vn
toyotabienhoa.net
toyotagiaiphong.com.vn
mof.gov.vn
viettrade.gov.vn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 4108_8561.pdf