Đề tài Chiến lược kinh doanh của ngành may mặc Việt Nam

Tổng quan ngành may mặc Việt Nam: Từ xa xưa, phụ nữ Việt Nam đã quen thuộc với thêu thùa may vá, phát triển hơn nữa là những cửa hàng may đo theo ý thích của khách hàng. Sau một thời gian dài may đo chiếm ưu thế, cùng với sự phát triển của khoa học kĩ thuật, ngành may sẵn ra đời. Ở Việt Nam quá trình phát triển của may sẵn-một bộ phận trong ngành dệt may bắt đầu phát triển từ năm 1954. Đến nay, ngành công nghiệp này đã phát triển qua 4 giai đoạn: - 1954 – 1975: Đây là giai đoạn đầu tiên, được coi như là tiền đề của ngành may sẵn. Các sản phẩm may sẵn chủ yếu phục vụ cho công cuộc kháng chiến cứu nước của dân tộc: quần áo, balô, cờ đều gửi ra tiền tuyến, còn nhu cầu trong dân chúng chưa nhiều, chủ yếu là tự may vá. - 1976 – 1990: Thời kì xây dựng hoà bình và hợp tác toàn diện với các nước xã hội chủ nghĩa. Ngành dệt may Việt Nam phát triển nhanh chóng về năng lực sản xuất. Các doanh nghiệp may mặc Nhà nước được thành lập. Các sản phẩm may sẵn phục vụ nhu cầu trong nước và cung cấp cho các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu theo các chỉ tiêu đã định sẵn. Nhìn chung thời kì này chỉ là 1 bước đệm để may sẵn xâm nhập sâu hẳn vào đời sống. - 1991 – 1999: Thời kì Việt Nam bắt đầu mở cửa kinh tế, sản xuất kinh doanh theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Ngành may sẵn bắt đầu hội nhập nhanh chóng, các sản phẩm không chỉ phục vụ nhu cầu trong nước mà đã bắt đầu xuất khẩu sang các thị trường khó tính như Mỹ, EU, Nhật, Canada. Trong giai đoạn này, doanh nghiệp dệt may Việt Nam Vinatex được thành lập (4/1995). Doanh nghiệp may mặc lớn nhất lúc bấy giờ, bao gồm 60 doanh nghiệp thành viên. Quyết định thành lập Vinatex nằm trong chiến lược phát triển dệt may Việt Nam trong đó có may sẵn. Các sản phẩm may sẵn bắt đầu khẳng định vị thế trên các thị trường lớn. - 1999 đến nay: Quá trình hội nhập sâu rộng Việt Nam vào thị trường quốc tế, chúng ta tham gia khu vực mậu dịch tự do các nước ASEAN, các diễn đàn hợp tác kinh tế khu vực và thế giới. Đặc biệt 11/2006 Việt Nam gia nhập WTO, thị trường thế giới hoàn toàn mở rộng với Việt Nam. Đồng thời thị trường nước ta cũng họp tác mở để thu hút các doanh nghiệp nước ngoài vào đầu tư. Ngành may sẵn đã có những phát triển đột phá. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã có uy tín trên thị trường quốc tế, được nhiều khách hàng trong nước và ngoài nước biết đền như Việt Tiến, Nhà Bè, Phương Đông, May Sài Gòn, May Thành Công, May An Phước Mỗi năm ngành may sẵn sản xuất gần 2 tỷ sản phẩm, 65% số này phục vụ xuất khẩu, số còn lại là phục vụ thị trường nội địa. Vinatex vẫn là tập đoàn đứng đầu về các sản phẩm may sẵn (40% tổng sản phẩm). Thị trường trong nước không phải là thị trường mà các doanh nghiệp may mặc hướng tới nhiều. Các sản phẩm may sẵn chủ yếu là áo sơ mi, quần âu, quần Jeans, comple với ba thị trường chủ yếu là Mỹ, EU và Nhật Bản. Tuy may sẵn có nhiều cơ hội để tiếp tục khẳng định vị thế của mình trên thị trường trong nước và quốc tế nhưng cũng có nhiều khó khăn đang nổi cộm. - Đầu tiên phải kể đến nguồn nguyên liệu khi khoảng 70% nguyên liệu vải nhập từ nước ngoài, nguồn vải trong nước đáp ứng không đủ và chất lượng không cao. - Đối với thị trường trong nước, mối đe doạ của hàng Trung Quốc nhập lậu, hàng Trung Quốc giá rẻ, hàng may sẵn từ các nước khác trong khu vực, dòng sản phẩm cao cấp từ Châu Âu là rất lớn. - Xuất khẩu cần phải qua nhiều khâu trung gian, 70% sản phẩm xuất khẩu vào EU qua các nước trung gian phân phối như Hồng Kông, Đài Loan. Điều này làm tăng chi phí cho hoạt động xuất khẩu, bên cạnh đó, vấn đề thương hiệu cũng không được đảm bảo. - Một số thị trường lớn của ngành may sẵn chưa thực sự mở cửa đối với hàng Việt Nam. Trong đó, có thể kể đến Quota, Mỹ thì có cơ chế giám sát gắt gao, chế độ luật pháp phức tạp, luôn đe doạ đến sản phẩm xuất khẩu của may sắn nước ta. Việc Mỹ kiện Việt Nam trong việc bán phá giá 1 số sản phẩm là một minh hoạ cụ thể cho khó khăn này. Tuy nhiên, năm 2007 vừa qua ngành may sẵn Việt Nam cũng đã đạt được những thành quả nhất định, năm 2007 tăng 12,6% so với năm 2006. Chỉ tiêu kế hoạch năm 2008 của ngành may sẵn: - Quần áo may sẵn 1591 triệu sản phẩm tăng 16,6%. - VN trong năm vừa qua đã đạt được vị trí thứ 10 trong 56 nước xuất khẩu hàng dệt may, trong những năm tới chúng ta sẽ tiến tới một vị trí cao hơn nữa. II. Phân tích môi trường vĩ mô: 1. Môi trường kinh tế: Nhân tố đầu tiên trong môi trường kinh tế là tăng trưởng kinh tế: trong mấy năm gần đây nước ta luôn đạt tốc độ tăng trưởng cao trên 8%. Đặc biệt trong năm 2007 nền kinh tế nước ta đã có tốc độ tăng tưởng kinh tế cao nhất trong 11 năm qua(8.48%). Điều đó cho thấy quy mô kinh tế tăng lên, đời sống nhân dân tăng lên, thu nhập bình quân đầu người tính theo tỷ giá hối đoái là 837USD/người. Vì thế mà cầu tiêu dùng tăng nhanh . Hiện nay sức mua của thị trường trong nước tăng 15%/năm . Đây là một thuận lợi lớn cho ngành may sẵn. Lạm phát Trong năm 2007 tốc độ tăng giá tiêu dùng là 12.63% cao hơn tốc độ tăng GDP và cao nhất so với tốc độ tăng của 15 năm trước đó. Với đặc thù của ngành may sẵn về phía cung là sử dụng nhiều công nhân trong khi giá cả tăng thì giá nhân công cũng tăng (chi phí ăn uống, tiền lương tăng), thì các doanh nghiệp cũng không khỏi lao đao. Cùng với đó là giá nguyên vật liêu tăng, đặc biệt không chỉ giá trong nước tăng mà giá trên thế giới tăng cao, mà nguồn nguyên liệu may sẵn chủ yếu là nhập khẩu (70%). Một nhân tố nữa ảnh hưởng không nhỏ là lãi suất cho vay tăng 15% /năm mà các doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào nguồn vốn này đẻ duy trì hoạt động kinh doanh. Đấy là các yếu tố đầu vào ảnh hưởng đến cung may sẵn, còn về phía cầu thì trước cơn bão giá người tiêu dùng cũng phải đắn đo hơn khi mua hàng trong đó có sản phẩm may sẵn. Tỷ giá Ngành may sẵn chủ yếu là xuất khẩu sản phẩm, nên sự biến động của thị trường tiền tệ ảnh hưởng mạnh đến hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp may sẵn. Thời gian qua giá tất cả các nguyên liệu hàng hoá trên thị trường đều tăng mạnh chỉ có duy nhất đồng đô la là giảm. Với 1 đô la thu về từ xuất khẩu, doanh nghiệp sẽ mất từ 500-600đồng. Như vậy môi trường kinh tế có yếu tố thuận lợi và khó khăn tăng trưỏng kinh tế lại đi cùng lạm phát như vậy cầu may sẵn về hàng hoá cao cấp sẽ tăng cao, một điểm về nhu cầu mà các doanh nghiệp cần chú ý. 2. Môi truờng chính trị: Việt nam được coi là một trong những điểm đến an toàn nhất thế giới, vì thế mà các nhà đầu tư sẽ mạnh dạn thực hiện các dự án đâù tư vào thị trường việt nam nói chung và thị trường may sẵn nói riêng. Thực tế hiện nay có rất nhiều các dự án đầu tư vào ngành may sẵn. 3. Môi trường pháp luật: Trong suốt quá trình phát triển của mình ngành may sẵn nhận được sự quan tâm của nhà nước, một thuận lợi lớn mà không phải ngành nào cũng có. Quyết định 55 của chính phủ ký năm 2001, theo quyết định này ngành may sẵn sẽ được vay vốn ưu đãi từ quỹ hỗ trợ phát triển để thực hiện các dự án đầu tư phát triển ngành từ năm 2001 và ưu đãi trong hoạt động xúc tiến thương mại , chính phủ cho phép dùng phí hạn ngạch để lại hỗ trợ cho các hoạt động xúc tiến thương mại của ngành. Tuy hiện nay sự ưu đãi này không còn nhưng nhờ đó mà các doanh nghiệp đã có một nền tảng để phát triển sau này. Hiện nay ngành may sẵn đã có các chiến lược phát triển chủ đạo: chiến lược phát triển ngành đệt may đến năm 2015, và tầm nhìn 2020, chương trình một tỷ mét vải nội địa, chương trình này sẽ cải thiện được tình hình thiếu vải cho may sẵn, phấn đấu trong tương lai gần vải nội địa sẽ cung cấp 705 nhu cầu của ngành may sẵn thay vì 305 hiện nay. 4. Môi trường văn hoá xã hội: Việt Nam là đất nước có nền văn hoá lâu đời, 54 dân tộc anh em mỗi dân tộc có nét văn hoá riêng vì thế mà nhu cầu may mặc của họ cũng khác nhau. Ngoài ra nền văn hoá nước ta còn ảnh hưởng của các nước khác trước kia là do giao lưu văn hoá trong khu vực, còn bây giờ là quá trình hội nhập. Vì thế mà ngành may sẵn có thể tung ra nhiều sản phẩm với các mẫu mã thiết kế khác nhau phục vụ nhu cầu người tiêu dùng. 5. Môi trường dân cư: Dân số nước ta hiện nay là khoảng 88 triệu người với cơ cấu dân số trẻ với lượng nhu cầu tiêu dùng lớn, ta thấy rằng cầu tiêu dùng may mặc luôn vượt cung. Trước kia phụ nữ thích thêu thùa may vá, quần áo chủ yếu là may vá hoặc may đo. Bây giờ phong cách sống đã thay đổi, may sẵn là sự lựa chọn phổ biến nhất. Dân số đông cũng là một nguồn cung cấp lao động dồi dào mà đặc trừng của may sẵn là sử dụng nhiêu nhân công, vì thế mà ngành may sẵn nước ta có lợi thế về nhân công so với các nước khác, giá một giờ lao động của ta chỉ vào khoảng 0.24 USD/h so với của Thái lan là 1.18 USD/h, 1.13 USD/h của Malaixia 6. Khoa học kĩ thuật: Công nghệ là một điểm yếu của ngành may sẵn, dẫn đến năng suất lao động không cao, khối lượng chủng loại mẫu mã sản phẩm còn đơn điệu. Đã có nhiều doanh nghiệp áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO và thực tế thiết bị của ngành cũng được đổi mới khoảng 50%, nhưng trình độ tự động hoá cũng chỉ đạt mức trung bình trong khu vực. Tính chung trình độ công nghệ của ngành còn lạc hậu so với các nước tiên tiến trong khu vực khoảng hơn một thập kỉ, riêng công nghệ cắt may và may còn lạc hậu so với các nước phát triển trong khu vực khoảng 5 năm, năng suất lao động của ngành chỉ bằng 60-70% NSLĐ của các nước phát triển trong khu vực. Công nghệ kém dẫn đến năng suất lao động thấp, vải cung cấp cho may sẵn chất lượng kém, không ổn định dẫn đến phải nhập khẩu. Công nghệ phụ liệu cho ngành may sẵn cũng ở tình trạng tương tự. Các loaị phụ liệu như chỉ may, khoá kéo cũng phải nhập từ 30-70% tổng nhu cầu. Sự yếu kém về công nghệ toàn ngành may sẵn thể hiện qua điểm số mà ông LÊ QUỐC ÂN chủ tịch hiệp hội may Việt nam cho là 3-3.5 điểm thang điểm là 10, chưa đạt mức trung bình của thế giới. 7. Hội nhập quốc tế: Từ sau khi nước nhà giải phóng đất nước ta từng bước phát triển, quan hệ ngoại giao với các nước khác được thiết lập và chặt chẽ hơn chúng ta đã tham gia vào tổ chức ASEAN, WTO các diễn đàn kinh tế các nước trong khu vực và thế giới Nhưng đặc biệt ra nhập WTO là một bước đột phá trong quá trình phát triển kinh tế của Việt nam. Chúng ta đã trở thành một người chơi chính thức trên sân chơi chung là thế giới. Thứ nhất là tác động với thi trường may sẵn nội địa : thị trường may sẵn trong nước sẽ được đầu tư cải thiện về cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực. Nhưng ngược lại các doanh nghiệp sẽ phải chia sẻ thị trường nội địa cho các đối thủ nước ngoài, sự cạnh tranh sẽ trở nên gay gắt hơn bởi các chính các chính sách hỗ trợ của chính phủ cho ngành không còn và quan trọng hơn là hàng rào thuế quan bảo hộ doanh nghiệp nội địa cũng bị dỡ bỏ. Với các nước ASEAN, thuế nhập khẩu may sẵn giảm xuống còn 5%,nhưng các đối thủ của ngành ở thị trường nội địa là các nước ngoài khối như Hàn Quốc, Ấn Độ, Trung Quốc, Đài Loan với mức thuế sẽ giảm từ 50% xuống tối đa là 15%, nhất là với trung Quốc, hàng may sẵn giá rẻ là nỗi lo của bất cứ doanh nghiệp nào. Thứ hai là tác động với thị trường thế giới, thị trường xuất khẩu chính của ngành may sẵn: Bởi vì sản phẩm may sẵn chủ yếu là phục vụ xuất khẩu nên những lợi thế hay khó khăn mà các doanh nghiệp gặp phải trên thị trường xuất khẩu là điều mà các doanh nghiệp quam tâm nhất. Nhất là ở 3 thị trường chính Mỹ, EU và Nhật Bản. Đối thủ cạnh tranh lớn nhất của ngành trên thị trường Mỹ là Trung Quốc hiện đang bị Mỹ áp dụng hạn ngạch với 28 mặt hàng dệt may trong đó có sản phẩm may sẵn. Thị trường EU là miến đất hứa của Việt Nam khi khung pháp lý về thị trường đã được mở hoàn toàn hơn thế, EU còn dành cho Việt Nam cơ chế ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) dành cho các nước đang phát triển, xoá bỏ Quota từ năm 2005. Một cơ hội cho ngành may sẵn phát huy năng lực một cách công bằng vá tối đa. Thị trường thế giới mở của còn giúp cho các DN tiếp cận dễ hơn với công nghệ tiên tiến, để giảm bớt sự tụt hậu về công nghệ của chúng ta . Đó là những thuận lợi, còn khó khăn cũng không phải là ít. Trên các thị trường xuất khẩu chúng ta phải cạnh tranh với rất nhiều đối thủ. Có đến 56 nước trên thế giới xuất khẩu hàng may sẵn. Trên thị trường Mỹ tuy không còn Quota nhưng hiện giờ Mỹ đang áp dung cơ chế giám sát chống bán phá giá với các mặt hàng may sẵn đặc biệt là áo sơ mi và quần âu. Trên thị trường Nhật Bản bị áp dụng mức thuế 10% trong khi các nước xuất khẩu trong khu vực đã được giảm đến 0%, ngoài ra Nhật Bản còn áp dụng với ta một số điều khoản phi lý là nguồn nguyên liệu vải phải nhập khẩu từ Nhật Bản hoặc các nước khác trong khu vực Đông Nam Á. Tóm lại môi trường vĩ mô của ngành may sẵn hàm chứa nhiều cơ hội và thách thức, các DN cần phải sáng suốt lựa chọn hướng đi đúng cho mình. III. Phân tích 5 áp lực cạnh tranh: 1. Nhà cung cấp Khi xem xét áp lực từ nhà cung cấp ta xem xét các vấn đề chủ yếu sau: - Số lượng và quy mô nhà cung cấp: Số lượng nhà cung cấp sẽ quyết định đến áp lực cạnh tranh, quyền lực đàm phán của họ đối với ngành, doanh nghiệp. Nếu trên thị trường chỉ có một vài nhà cung cấp có quy mô lớn sẽ tạo áp lực cạnh tranh, ảnh hưởng tới toàn bộ các hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành. - Khả năng thay thế sản phẩm của nhà cung cấp: Trong vấn đề này ta nghiên cứu khả năng thay thế những nguyên liệu đầu vào do các nhà cung cấp và chi phí chuyển đổi nhà cung cấp (Switching Cost). - Thông tin về nhà cung cấp: Trong thời đại hiện tại thông tin luôn là nhân tố thúc đẩy sự phát triển của thương mại, thông tin về nhà cung cấp có ảnh hưởng lớn tới việc lựa chọn nhà cung cấp đầu vào cho doanh nghiệp. Với những đặc trưng vốn có của mình, ngành may mặc cần rất nhiều nguyên liệu và các yếu tố đầu vào khác để phục vụ cho quá trình sản xuất. Đó là những nguyên liệu chính như vải với nhiều chủng loại như cotton, silk, kaki . hay nguyên vật liệu phụ như kim chỉ, cúc, khuy, khoá Ngoài ra còn có các yếu tố khác cũng rất quan trọng như máy móc thiết bị hay đội ngũ nhân công. Để thấy rõ hơn về áp lực của nhà cung cấp, chúng ta đi sâu vào phân tích từng yếu tố đầu vào. a. Nguyên liệu: Nguyên liệu chính của ngành may mặc là vải. Hiện nay, trên thị trường Việt Nam cũng như thị trường quốc tế, vải là một mặt hàng rất đa dạng về mẫu mã và chủng loại. Các loại vải chính có thể kể đến như cotton, silk, kaki với rất nhiều màu sắc khác nhau. Và chỉ cần một loại vải với một màu sắc nhất định, các nhà may mặc có thể thiết kế ra hàng trăm kiểu dáng thời trang khác nhau để phục vụ cho nhu cầu ngày càng phong phú đa dạng của người tiêu dùng. Vải có một vị trí quan trọng như vậy, nhưng liệu ngành may mặc Việt Nam có được cung cấp vải đủ phục vụ cho quá trình sản xuất của mình? Ở nước ta, ngành dệt được đánh giá là một ngành khá phát triển, nó cung cấp một lượng vải khá lớn cho may mặc. Nhưng với các doanh nghiệp trong nước thường có quy mô nhỏ, chất lượng lại không được đảm bảo nên ngành may mặc vẫn phải nhập khẩu rất nhiều vải từ nước ngoài, tỉ lệ vải nhập khẩu cao, chiếm tới 70%. Theo thống kê năm 2007, Việt Nam đã nhập khẩu vải trị giá lên tới 3,9 tỉ USD. Các quốc gia cung cấp vải chính cho nước ta là: - Trung Quốc: năm 2007 cung cấp tới 1,5 tỉ USD vải, chiếm 38,46%. Dự báo, nhập khẩu vải từ Trung Quốc tiếp tục tăng do mẫu mã phong phú, giá cả khá cạnh tranh nên các doanh nghiệp nhập khẩu với lượng lớn. - Hàn Quốc: nước ta nhập khẩu vải của Hàn Quốc gần 0,8 tỉ USD, chiếm 20,51% tổng sản lượng nhập khẩu. - Đài Loan: 0,75 tỉ USD chiếm 19,23% , sản lượng ngày càng tăng. - Ngoài ra còn có Nhật Bản và Hồng Kông với sản lượng khá lớn, 0,276 tỉ, chiếm 7,1 %. Bên cạnh vải, các nguyên liệu phụ như kim chỉ, cúc, khóa, thắt lưng . cũng là những yếu tố không thể thiếu trong tiến trình may mặc. Nhưng cũng như vải, các nguyên liệu phụ này không được sản xuất nhiều trong nước hoặc nếu có thì chất lượng cũng không đảm bảo. Vì thế, ngành may mặc đã phải nhập khẩu rất nhiều các yếu tố đầu vào này, chiếm 70-80% số lượng nguyên vật liệu phụ cho may mặc. Các nước cung cấp chính như Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Nhật Bản . những nước được đánh giá cao về chất lượng cũng như mẫu mã của các loại nguyên liệu phụ này. Tóm lại, có thể thấy nhà cung cấp nguyên liệu cho ngành may mặc Việt Nam chỉ tập trung ở một số nước Đông Á, sản lượng cung cấp hàng năm chiếm tỉ lệ rất cao. Như vậy, áp lực về phía nhà cung cấp các nguyên liệu này rất lớn. b. Máy móc thiết bị: Cũng như các ngành công nghiệp khác, may mặc Việt Nam đang gặp khó khăn trong vấn đề máy móc kĩ thuật. Hầu hết máy móc thiết bị dùng cho các giai đoạn trong quá trình may đều không được chế tạo trong nước, ngành may mặc Việt Nam phải nhập khẩu gần 80% số máy móc thiết bị này. Trong số đó, có đến 75% là nhập từ châu Âu, đặc biệt là Bỉ. Điều này chứng tỏ chúng ta vẫn phụ thuộc rất nhiều vào các nước xuất khẩu máy móc, nên áp lực về phía nhà cung cấp này khá lớn. c. Nhân lực: Dân số Việt Nam hiện nay là gần 88 triệu người. Với một kết cấu dân số trẻ và dân số đông như vậy, nước ta đang sở hữu một nguồn lao động rất dồi dào. Đặc biệt trong quá trình đô thị hóa như hiện nay, lượng lao động rời bỏ nông thôn lên thành phố tìm việc rất nhiều. Điều này giúp các công ty, các xưởng may mặc dễ dàng hơn trong việc tìm kiếm nguồn nhân lực. Và áp lực từ số nhân công này là không đáng kể. Tóm lại: với các yếu tố đầu vào kể trên, có thể nói áp lực của nhà cung cấp đối ngành may Việt Nam là khá lớn, và chủ yếu là áp lực về giá và khoa học công nghệ. 2. Khách hàng: Khách hàng là 1 trong 5 yếu tố có thể gây áp lực cho các doanh nghiệp, nó thể hiện nhu cầu của thị trường. Họ có thể gây áp lực cho nhà sản xuất để bắt nhà sản xuất phải làm theo các yêu cầu của họ như là giảm giá, cải thiện chất lượng sản phẩm Đây cũng là cách thức mà thị trường tự điều tiết, nó sẽ tốt khi thị trường cạnh tranh hoàn hảo, nó sẽ không tốt khi 1 trong 2 bên là độc quyền. Khách hàng của các doanh nghiệp may sẵn Việt Nam rất lớn và nhu cầu của họ thì cũng rất đa dạng, họ bao gồm cả trong nước và ngoài nước. Đối với thị trường quốc tế thì nhu cầu của lớn, các sản phẩm may sẵn phải có chất lượng cao và mẫu mã phải liên tục được đổi mới còn đối với thị trường trong nước thì nhu cầu cũng lớn, sản phẩm thì cần giá rẻ, mẫu mã cũng phải đa dạng và thường xuyên đổi mới. Chính vì vậy với hơn các doanh nghiệp sản xuất đồ may sẵn ở nước ta có 2 loại doanh nghiệp: - Các doanh nghiệp sản xuất phục vụ cho xuất khẩu. - Các doanh nghiệp sản xuất cho tiêu dùng trong nước. a. Các doanh nghiệp sản xuất phục vụ xuất khẩu: Hiện nay số lượng các doanh nghiệp xuất khẩu hàng may sẵn tương đối lớn, chủ yếu là các doanh nghiệp có quy mô vừa và lớn, sản phẩm của họ thường có chất lượng cao và họ đã có thương hiệu đối với người tiêu dùng trong nước. Tiêu biểu cho các doanh nghiệp loại này có Việt Tiến, Nhà Bè, Đức Giang, Hòa Thọ và thị trường của họ là Mỹ, EU, Nhật, Trung Cận Đông, Nam Mỹ .Tuy nhiên thì các doanh nghiệp này chủ yếu xuất khẩu sang 3 thị trường chủ yếu đó là Mỹ, EU, Nhật. - Đối với thị trường Mỹ chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng kim ngạch xuất khẩu và có tốc độ tăng trưởng đều hàng năm. Đây là thị trường lớn nhất của ta, tuy nhiên đây cũng là thị trường có áp lực lớn vì các doanh nghiệp đều muốn xuất khẩu sang thị trường này và điều này đã được chứng minh bằng việc Mỹ sử dụng hạn nghạch và đơn phương thực hiện cơ chế giám sát đối với hàng may sẵn của chúng ta. - Đối với thị trường EU đây là thị trường lớn thứ 2 của ta. Tuy nhiên áp lực của thị trường này thì rất lớn nguyên nhân là do có rất nhiều các doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia xuất khẩu vào thị trường này và EU là một thị trường khó tính. - Đối với thị trường Nhật đây là thị trường lớn thứ ba của ta. Tuy nhiên với việc phía Nhật vẫn còn duy tri mức thuế 10% mà hàng may sẵn của ta khu xuất khẩu sang Nhật còn phải đảm bảo yêu cầu về xuất xứ “hai công đoạn” cũng cho thấy áp lực từ phía thị trường này là không nhỏ. Ngoài ra các thị trường khác như Nam Mỹ, Đông Âu, Trung Quốc thi chúng ta mới bắt đầu khai thác nên áp lực từ phía các thị trường này không đáng kể. Tóm lại thị trường quốc tế là thị trường có áp lực rất lớn đối với các doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường này do các doanh nghiệp thì đông, chủ yếu xuất khẩu sang có 3 nước và ngoài ra chủ yếu xuất khẩu lại qua các trung gian như Hàn Quốc, Hồng Kông, Singapore. Đây là khó khăn lớn nhất của các doanh nghiệp Việt Nam trong giai đoạn tới. b. Các doanh nghiệp sản xuất cho tiêu dùng trong nước: Chúng ta có rất nhiều các doanh nghiệp loại nay nhưng chủ yếu là các doanh nghiệp sản xuất theo kiểu nhỏ lẻ, chất lượng sản phẩm thì không cao nhưng giá thành thì rất là mềm và hầu hết đều không có thương hiệu. Ngoài ra các doanh nghiệp đã có thương hiệu thì thường là xuất khẩu và chỉ để tiêu thụ trong thị trường nội địa một số lượng khá nhỏ bằng cách là mở các đại lý của riêng mình và người tiêu dùng chủ yếu là người tiêu dùng cuối cùng chính vì vậy mà áp lực từ thị trường trong nước không lớn lắm. Trong thời gian tới do thị trường ngoài nước khó khăn các doanh nghiệp nên chủ động tập trung vào thị trường trong nước bởi với 88 triệu dân đây là 1 thị trường không phải là nhỏ, tiếp tục khai thác các thị trường mới để giảm áp lực từ phía các thị trường Mỹ, EU, Nhật. 3. Sản phâm thay thế cho sản phẩm may mặc: Một trong 5 áp lực cạnh tranh mà khi xây dựng một chiến lược kinh doanh thì người lập chiến lược không thể quên đó là sản phẩm thay thế. Với chiến lược kinh doanh về sản phẩm may sẵn thì chúng ta xác định sản phẩm thay thế ở đây là sản phẩm may đo. Trước tiên, đây là hai loại sản phẩm cùng thoả mãn một nhu cầu quan trọng của người tiêu dùng là “mặc”, nhưng sản phẩm may đo được coi là sản phẩm thay thế của sản phẩm may sẵn vì nó có những đặc điểm khác biệt. Đối với sản phẩm may đo, người làm ra trang phục phải trực tiếp đo các số đo từ người tiêu dùng sau đó tự cắt may bằng tay sản phẩm. Loại sản phẩm này có những ưu điểm giúp cho những người tiêu dùng nếu không thể hoặc không muốn sử dụng sản phẩm may sẵn thì vẫn có thể thoả mãn nhu cầu của mình. Chúng ta có thể nêu ra một số các ưu điểm nổi bật như: + Phù hợp với nhiều vóc dáng và số đo. + Có thể thay đổi mẫu mã, màu sắc, chi tiết theo ý khách hàng. + Khách hàng được đảm bảo về chất liệu, đường may của sản phẩm. + Khách hàng có thể được tư vấn, hỗ trợ thiết kế sản phẩm phù hợp. Những ưu điểm của sản phẩm may đo phản ánh nhược điểm của sản phẩm may sẵn, do đó thị phần của sản phẩm may sẵn không phải là 100% mà phải san sẻ với sản phẩm may đo. Loại sản phẩm này đến với người tiêu dùng qua hai cách chính: +Nếu đến từ các cửa hàng may có quy mô nhỏ, thường chỉ có 1 hay 2 người làm may, sản phẩm thường may theo các mẫu có sẵn, chất lượng và kiểu dáng trung bình. Tất nhiên khách hàng cũng là những người có chi phí không cao, nhu cầu không khắt khe, và không thường xuyên. Họ sử dụng sản phẩm may đo và may sẵn song song. + Nếu đến từ các nhà cung cấp có tên tuổi, thương hiệu thì sản phẩm có chất lương cao, mẫu mã kiểu dáng độc đáo nhưng giá thành rất đắt. Những khách hàng ưa chuộng loại sản phẩm này thưòng có yêu cầu cao, không ngại giá thành nhưng sản phẩm đến với họ phải hoàn hảo. Trên thực tế Việt Nam thì lượng khách hàng này không nhiều. Nếu các sản phẩm may sẵn hướng tới các tầng lớp tiêu dùng từ thấp đến cao, với mức giá tương ứng từ rẻ đến rất đắt, chủng loại rất đa dạng phong phú đáp ứng nhiều độ tuổi thì sản phẩm may đo thường hướng tới các trang phục công sở và trang phục cao cấp để tăng sức cạnh tranh. Bên cạnh những ưu điểm mà sản phẩm may đo có được thì nó còn có những nhược điểm dễ nhận thấy như: + Thời gian từ lúc khách hàng đặt may sản phẩm đến lúc có đựơc sản phẩm trong tay thường rất lâu (khoảng 1tuần trở lên). + Khi nhận sản phấm lại thì xác suất của việc không hài lòng và phải sửa chữa lại là rất lớn. + Những nơi hoạt động của quá trình may đo thường diễn ra tại cửa hàng (quy mô nhỏ hoặc lớn), đôi khi không thể đáp ứng được đủ nhu cầu của khách hàng hoặc không quảng bá được hình ảnh của mình đến người tiêu dùng. Những hạn chế này khiến cho khách hàng đến với sản phẩm may đo không nhiều và không thường xuyên. Thị phần của sản phẩm may đo thường bó hạn trong một số nhóm đối tượng như giới công chức, những người làm việc liên quan đến công chúng, một số nhỏ những đối tượng không có cỡ phù hợp với sản phẩm may sẵn. Nhưng quan trọng nhất là những khách hàng của may đo vẫn sử dụng một tỷ lệ nhất định sản phẩm may sẵn. Thực tế thì sản phẩm may đo đã xuất hiện từ rất lâu và chiếm lĩnh thị trường trong một thời gian dài,chỉ đến khi sự xuất hiện các cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến ngành dệt may. Kết quả là sự phát triển ngày càng rộng lớn và đa dạng của các sản phẩm may sẵn. Không chỉ là các sản phẩm may sẵn với giá thành trung bình, kiểu dáng đa dạng mà ngày nay không ít những nhãn hàng may sẵn với thương hiệu cao cấp, kiểu dáng độc đáo đã xuất hiện và đáp ứng được nhu cầu của giới khách hàng thượng lưu. Với những phân tích sơ qua như trên chúng ta thấy rằng sản phẩm may đo đúng là sản phẩm thay thế của sản phẩm may sẵn nhưng áp lực mà nó gây ra cho sản phẩm may sẵn là không quá lớn. Sản phẩm may đo tồn tại cùng với sản phẩm may sẵn và cũng có những lượng khách hàng riêng cho mình nhưng điều đó không gây ra những cản trở mạnh mẽ đến việc xâm nhập và tấn công thị trường tiêu dùng của sản phẩm may sẵn. Trên đây là những phân tích chung nhất về một áp lực cạnh tranh của sản phẩm may sẵn, có thể là chưa đầy đủ chi tiết nhưng là những vấn đề cần thiết phải đề cập đến khi nói đến các sản phẩm thay thế. 4. Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn: Theo M.Poter, các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn là các doanh nghiệp hiện tại chưa cạnh tranh trong cùng một ngành sản xuất, nhưng có khả năng cạnh tranh nếu họ quyết định lựa chọn và gia nhập ngành. Các doanh nghiệp đó thường là những doanh nghiệp có đặc điểm sản xuất kinh doanh tương tự hoặc có liên quan. Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn là một trong năm áp lực cạnh tranh trong mô hình của M.Poter. Đây là đe dọa cho các doanh nghiệp hiện tại. a. Các đối thủ tiềm ẩn: Đối với ngành may sẵn Việt Nam, đối thủ tiềm ẩn có thể là các doanh nghiệp dệt, các xí nghiệp cơ khí ở trong nước, c¸c doanh nghiÖp ®ang trong giai ®o¹n ®Çu t­ x©y dùng, ch­a ®i vµo ho¹t ®éng. Hàng may sẵn ở các nước khác hiện chưa xuất khẩu vào Việt Nam nhưng sẽ xuất khẩu vào Việt Nam, hàng may sẵn ở các nước hiện nay chưa xuất khẩu vào các thị trường Mỹ, EU, Nhật nhưng có thể sẽ xuất khẩu vào các thị trường nµy. - Các doanh nghiệp dệt và cơ khí có đặc điểm sản xuất là sử dụng nhiều nhân công. Mặt khác, sản phẩm đầu ra của các doanh nghiệp này đều có liên quan đến ngành may. Doanh nghiệp dệt sản xuất ra vải, xí nghiệp cơ khí sản xuất máy may đều là các nguồn lực đầu vào của ngành may. Vì thế họ có lợi thế nếu gia nhập ngành. - Các doanh nghiệp đang trong giai đoạn đầu tư xây dựng: Trong bèi c¶nh héi nhËp kinh tÕ, ngµnh may ViÖt Nam thu hót ®ù¬c rÊt nhiÒu vèn ®Çu t­ n­íc ngoµi. Theo con sè thèng kª, §µi Loan ®Çu t­ nhiÒu nhÊt vÒ gi¸ trÞ vµo ngµnh dÖt may ViÖt Nam lµ 1690 tØ USD vèn ®¨ng kÝ,víi 156 dù ¸n. Trong ®ã cã 93 dù ¸n ®Çu t­ vµo ngµnh may. TiÕp ®Õn lµ Hµn Quèc víi 177 dù ¸n, tæng vèn ®¨ng kÝ lµ 1003 tØ USD, trong ®ã ®Çu t­ vµo ngµnh may lµ 122 dù ¸n. Ở møc ®é vèn ®¨ng kÝ lªn trªn 100 triÖu USD cã NhËt vµ Hång K«ng, cßn l¹i d­íi 100 triÖu USD cã §øc vµ Th¸i Lan cã tæng vèn ®¨ng kÝ Ýt nhÊt lµ 9 triÖu USD. B­íc vµo n¨m 2007, n¨m ®Çu tiªn ViÖt Nam gia nhËp WTO, ho¹t ®éng ®Çu t­ cña n­íc ngoµi vµo ngµnh may ViÖt Nam ®· cã nh÷ng chuyÓn biÕn tÝch cùc. TËp ®oµn dÖt may ViÖt Nam (Vinatex) cho biÕt, c¸c dù ¸n dÖt may lín ®· thu hót sù quan t©m cña c¸c nhµ ®Çu t­ n­íc ngoµi ngay tõ ®Çu n¨m 2007, cô thÓ: tËp ®oµn Pamatex Berhad( Malaysia) ®· quyÕt ®Þnh ®Çu t­ h¬n 100 triÖu USD vµo khu kinh tÕ më Chu Lai (Qu¶ng Nam), c«ng ty Daewon ( Hµn Quèc) ®Çu t­ x©y dùng mét nhµ m¸y may xuÊt khÈu trÞ gi¸ 8 triÖu USD t¹i khu c«ng nghiÖp Hoµ Kh¸nh ( §µ N½ng). Khi nh÷ng dù ¸n nµy x©y xong vµ ®i vµo ho¹t ®éng sÏ lµm sù c¹nh tranh trong ngµnh may ViÖt Nam cµng khèc liÖt h¬n. - Đối thủ tiềm ẩn của ngành may Việt Nam không chỉ là các đối thủở trong nước, mà còn có cả các đối thủđến từ nước ngoài. Đó là các doanh nghiệp may ở các nước khác chưa xuất khẩu vào Việt Nam, có thể sẽ xuất khẩu vào Việt Nam. Việc các doanh nghiệp này xuất khẩu hàng vào Việt Nam sẽ làm cho các doanh nghiệp may Việt Nam phải canh tranh gay gắt và quyết liệt hơn để giữ vững thị phần. Đặc biệt trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới hiện nay, Việt Nam đã là thành viên của WTO thì áp lực từ các đối thủ này là rất lớn. Bên cạnh những cơ hội mới, ngành may Việt Nam sẽ phải đối mặt với rất nhiều thách thức: hàng rào bảo hộ tại thị trường nội địa đang dần được dỡ bỏ, toàn bộ thuế nhập khẩu hiện nay đối với sản phẩm may mặc là 50% sẽ phải giảm xuống mức thấp khoảng từ 10%-15% là mức chung của các thành viên WTO. Như vậy sản phẩm may Việt Nam sẽ phải cạnh tranh với hàng nhập khẩu ngay tại thị trường nội địa. Thứ hai là các doanh nghiệp may ở các nước hiện nay chưa xuất khẩu vào ba thị trường xuất khẩu lớn nhất của ngành may Việt Nam là Mỹ, EU, Nhật nhưng trong tương lai sẽ xuất khẩu hàng vào các thị trường đó. Điều này đặt ra cho các doanh nghiệp may Việt Nam một thách thức vô cùng lớn. §èi víi thÞ tr­êng Mü, theo c¸c chuyªn gia ®¸nh gi¸ th× khã kh¨n lín nhÊt ®èi víi ngµnh may ViÖt Nam hiÖn nay lµ ®Ó mÊt thÞ tr­êng Mü. §Ó quèc héi Mü chÊp nhËn th«ng qua viÖc ¸p dông quy chÕ th­¬ng m¹i b×nh th­êng vÜnh viÔn ®èi víi ViÖt Nam, chÝnh phñ Mü ®· cam kÕt sÏ ¸p dông chÕ ®é theo dâi ®Æc biÖt ®èi víi ngµnh may ViÖt Namvµ biÖn ph¸p chèng b¸n ph¸ gi¸. TÊt c¶ c¸c nhµ nhËp khÈu Mü cho r»ng viÖc ¸p dông biÖn ph¸p nµy sÏ g©y khã kh¨n cho ho¹t ®éng kinh doanh cña hä,bëi hä kh«ng thÓ l­êng tr­íc ®­îc khi nµo sÏ bÞ t¨ng thuÕ. §iÒu nµy ®ång nghÜa víi viÖc nhiÒu nhµ nhËp khÈu Mü sÏ quay l­ng l¹i víi hµng ViÖt Nam vµ lùa chän mét ®èi t¸c kh¸c Ýt bÞ rñi ro h¬n. NhiÒu nhµ nhËp khÈu hµng may Viªt Nam ë Mü ®ang chuyÓn h­íng ®Çu t­ vµ ®¬n hµng sang c¸c n­íc kh¸c. T¹i thÞ tr­êng EU vµ NhËt ngµnh may ViÖt Nam hiÖn nay cung gÆp kh«ng Ýt th¸ch thøc. EU ®ang dÇn gi¶m vµ miÔn thuÕ cho hÇu hÕt c¸c n­íc xuÊt khÈu hµng may mÆc vµo thÞ tr­êng EU. Nhật đã giảm thuế xuống 0% cho các nước ASEAN nhưng Việt Nam thì vẫn phải chịu thuế là 10% khi xuất khẩu hàng may vào thị trường Nhật cho đến hết năm 2008. Nh÷ng ­u ®·i ®ã gãp phÇn t¹o cho c¸c nø¬c xuÊt khÈu hµng dÖt may ®èi thñ cña ViÖt Nam søc c¹nh tranh m·nh liÖt h¬n. b. Các yếu tố quyết định áp lực của đối thủ tiềm ẩn: Theo những phân tích ở trên cho thấy ngành may Viêt Nam có nhiều đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn. nhưng áp lực từ đối thủ tiềm ẩn đó lớn hay nhỏ còn phụ thuộc và các yếu tố: sức hấp dẫn của ngành, rào cản gia nhập ngành, sự phản kháng của các doanh nghiệp hiện tại. - Sức hấp dẫn của ngành: May mặc là một nhu cầu tự nhiên và không thể thiếu của con người. Thị trường Việt Nam với đặc điểm là dân số đông nên là một thị trường rất hấp dẫn về quy mô. Hơn nữa, cuộc sống ngày càng được nâng cao, mặc không chỉ là một nhu cầu tự nhiên mà đã trở thành một nhu cầu để thể hiện bản thân mình. Nhu cầu đó ngày càng phong phú hơn. Những điều đó cho thấy cầu ngành may là rất lớn và hấp dẫn. Với quy mô và đặc điểm cầu như vậy thì khả năng thu lợi nhuận của ngành may là khá cao. Do đó ngành may Việt Nam được đánh giá là có sức hấp dẫn với các đối thủ tiềm ẩn. - Rào cản gia nhập ngành: Yếu tố thứ hai quyết định mức độ thuận lợi và khó khăn cho việc gia nhập ngành của các đối thủ tiềm ẫn là rào cản gia nhập ngành. - Rào cản về kĩ thuật: Đây là những ưu thế tuyệt đối về chi phí nếu doanh nghiệp sở hữu sang chế hoặc công nghệ đặc thù. Với đặc điểm sản xuất của ngành may Việt Nam sử dụng công nghệ đơn giản, máy móc được sử dụng trong các xí nghiệp may chỉ là những chiếc maý may công nghiệp , các doanh nghiệp có thể nhập từ nước ngoài hoặc ở trong nước. Như vậy cho thấy rào cản về mặt kĩ thuật của ngành may Việt Nam là nhỏ. - Rào cản về mặt tài chính: Chi phí đầu tư ban đầu là chi phí để xây dựng nhà xưởng, mua máy may, thuê nhân công và mua nguyên liệu, phụ liệu, Nhân công được sử dụng trong ngành may Việt Nam thì giá rẻ, chi phí để mua máy may và các nguyên phụ liệu cũng không cao. Do đó chi phí để đầu tư xây dựng ban đầu của ngành may Việt Nam không cao. Vì vậy rào cản về mặt tài chính là không lớn đối vói các đối thủ tiềm ẩn. - Rào cản về mặt thương mại: Đó là thương hiệu, mạng lưới phân phối, hình ảnh của doanh nghiệp Đối thủ tiềm ẩn nếu gia nhập ngành sẽ rất khó cạnh tranh với các doanh nghiệp hiện tại đã có thương hiệu trên thị trường như Việt Tiến, May 10, PT2000 mạng lưới phân phối rộng và khách hàng đã ưu thích sản phẩm của họ. Vì thế, đây là rào cản lớn với các đối thủ tiềm ẩn. - Rào cản về mặt nguồn lực: Đối với ngành may, nguồn lực đàu vào là đội ngũ nhà thiết kế, lao động may, máy may và các nguyên vật liệu như vải, chỉ, cúc, khóa Điểm khác biệt trong sản phẩm của mỗi doanh nghiệp là ở chất lượng sản phẩm và kiểu cách. Điều đó phụ thuộc vào nguyên liệu và các mẫu thiết kế của các nhà thiết kế. Nhưng không doanh nghiệp nào sở hữu được nguồn nguyên liệu đặc biệt mà hầu hết đều phải nhập nguyên liệu. nhu cầu thời trang hiện nay thì rất phong phú, mỗi mẫu thiết kế ra sẽ có người ưa thích. Đội ngũ thiết kế cũng không phải là rào cản lớn. Như vậy cho thấy rào cản về mặt nguồn lực của ngành may Việt Nam là không lớn. -Sự phản kháng của các doanh nghiệp hiện tại: Đây sẽ là một rào cản rất lớn và khó vượt qua của các đối thủ tiềm ẩn nếu muốn gia nhập ngành may Việt Nam. Các doanh nghiệp may Việt Nam hiện nay với năng lực cạnh tranh khá lớn, cùng với việc sở hữu những lợi thế của doanh nghiệp đi trước, chắc chắn sẽ có những phản ứng mạnh trước việc một đối thủ tiểm ẩn muốn gia nhập ngành. Tóm lại, từ những phân tích ở trên cho thấy áp lực từ phía các đối thủ tiềm ẩn đối với ngành may Việt Nam là tương đối lớn. 5. Cạnh tranh nội bộ ngành: Trong mô hình phân tích 5 áp lực cạnh tranh của M.Poter, cạnh tranh nội bộ ngành là sự cạnh tranh của các Doanh ngiệp đang có mặt trong ngành. Đối với ngành may sẵn của Việt nam hiện nay có rất nhiều các doanh nghiệp tham gia với một số lượng đông đảo. Theo đánh giá của các chuyên gia thì ngành may sẵn Việt nam được chia làm 3 cấp độ là hàng rẻ, hàng cấp cao trung và hàng cấp trung. Tuy nhiên để thuận lợi cho việc phân tích áp lực cạnh tranh trong nội bộ ngành thì chúng ta chia các doanh nghiệp làm 2 nhóm: nhóm thứ nhất là nhóm các DN sản xuất hàng rẻ tiền, nhóm thứ hai là nhóm sản xuất hàng cấp trung và cao trung. Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành may sẵn thường chịu tác động tổng hợp của 3 yếu tố là: cơ cấu ngành, mức độ cầu của ngành và rào cản rút lui khỏi ngành. a. Cơ cấu ngành: Đây là sự phân bố về số lượng và qui mô các DN có mặt trong ngành. Như chúng ta đã biết, các DN đang có mặt trong ngành may sẵn là rất đông đảo với một qui mô lớn cụ thể như Tổng công ty may Việt Tiến, may Nhà Bè, Việt Thy, công ty thời trang Việt (Ninomaxx), công ty thời trang Nguyên Tâm (Foci), An Phước, Việt Thắng, May 10 Với số lượng đông đảo như vậy tuy nhiên không có DN nào có thể giữ vai trò chủ đạo, chi phối đến hoạt động của các DN khác. Chính vì vậy cơ cấu ngành may sẵn là cơ cấu ngành phân tán, cường độ cạnh tranh trên thị trường gay gắt, khốc liệt và chủ yếu là cạnh tranh về giá. Ta thấy rằng nhóm các DN sản xuất hàng cấp trung và cấp cao trung chủ yếu sử dụng chiến lược khác biệt hoá. Giá của những DN may trong nhóm này thuộc tầm trung hoặc cao để khẳng định rõ về chất lượng, mẫu mã hình thức và thương hiệu của sản phẩm. Có những DN mà sản phẩm của họ lên tới mức 500 – 700 nghìn đồng như Việt Tiến, An Phước nhưng khách hàng vẫn chấp nhận mua vì nó đã tạo được một thương hiệu trong lòng khách hàng về chất lượng quần áo. Những DN sản xuất hàng cấp trung như Ninomaxx, PT2000 hay Blue Exchange, Việt Thy Các DN sản xuất hàng cấp trung này chiếm khoảng 60% thị phần, 40% còn lại chia đều cho hàng giá rẻ và hàng cấp trung cao của các nhà thiết kế trẻ. Mặc dù được đánh giá chiếm đến 60% thị phần nhưng phân khúc thị trường thời trang cấp trung vẫn là khu vực tập trung nhiều sự cạnh tranh nhất. Ngoài việc mở thêm cửa hàng, các công ty này còn bước vào “cuộc chiến” thương hiệu bằng những lô hàng vải “độc” riêng cho nhãn hiệu mình. Hơn thế, mỗi nhãn hiệu thời trang nội địa đều chọn nguồn vải mới độc quyền, nhập trực tiếp hay bao nguyên lô của những đơn vị nhập vải ngoại. Ninomaxx với 4-5 mẫu được đưa ra trong mỗi ngày và giới thiệu 50 mẫu mới mỗi tháng.Ở những khúc thị trường cấp trung, cạnh tranh lại càng gay gắt khi có sự tham gia của các nhãn hiệu nhập từ Hàn Quốc, Trung Quốc, Campuchia. Còn đối với nhóm các DN sản xuất hàng rẻ thì cạnh tranh ít căng thẳng hơn. Các DN thuộc nhóm này chủ yếu là những DN nhỏ lẻ trên thị trường, các nhà máy hay những xưởng may gia công Sản phẩm của họ chủ yếu bán tập trung ở chợ, bán lẻ trên vỉa hè hay những xe hàng rong Những sản phẩm này chất lượng cũng như hình thức là kém, đa số là không có thương hiệu, nhãn mác. Các DN này sử dụng chiến lược chi phí thấp, sản xuất theo đơn đặt hàng hay sản xuất và bán theo lô . Tóm lại với một số lượng đông đảo, qui mô lớn, không có DN nào đứng ra điều hành chi phối các DN còn lại nên cơ cấu ngành may sẵn là phân tán, cạnh tranh gay gắt và khốc liệt, chủ yếu là cạnh tranh về giá với chiến lược khác biệt hoá. b. Cầu của ngành: Từ xưa đến nay ăn mặc vẫn luôn là nhu cầu thiết yếu đối với mỗi con người. Tuy nhiên ngày nay những bộ quần áo nó còn đem lại những giá trị lớn khác nhau đối với bản thân mỗi người. Khi đất nước đang trong quá trình hội nhập cùng nền kinh tế thế giới, kinh tế đang phát triển, thu nhập của người dân càng ngày càng được cải thiện, vì vậy mà nhu cầu mua sắm quần áo càng ngày càng lớn. Cầu tiêu dùng hàng hoá lớn tuy nhiên cạnh tranh vẫn gay gắt và khốc liệt vì cầu tiêu dùng tuy lớn nhưng được chia ra làm nhiều đoạn thị trường, Trên mỗi đoạn thị trường này lại có nhiều các DN hướng đến nên cạnh tranh càng trở nên gay gắt hơn. c. Rào cản rút lui khỏi ngành: Đây là những ràng buộc khiến cho các DN khó rút lui ra khỏi ngành. Trước tiên rào cản đầu tiên phải kể đến ở đây đó là nghĩa vụ đối với người lao động. Mỗi một DN may cần nhiều lao động, vì vậy giải quyết được vấn đề việc làm hay thất nghiệp của người dân. Nếu bây giờ DN rút khỏi ngành, những lao động này sẽ mất việc làm,điều này không những ảnh hưởng tới bản thân họ mà còn ảnh hưởng tới gia đình họ. Không những vậy, khi DN muốn rút ra khỏi ngành may sẵn còn rào cản về mặt kĩ thuật, các tài sản cố định, máy móc, công nghệ Ngoài ra nó còn gây ảnh hưởng đến mối liên hệ với các ngành khác trong cùng DN như khi muốn rút khỏi ngành may sẵn thì các DN gây ảnh hưởng đến ngành dệt, ngành cung cấp nguyên phụ liệu * Từ những phân tích trên ta thấy rào cản rút lui đối với ngành là lớn, chính vì vậy mà cạnh tranh càng gay gắt hơn. [IMG]file:///C:/DOCUME%7E1/admin/LOCALS%7E1/Temp/msohtml1/09/clip_image001.gif[/IMG] ĐTTA(7) [IMG]file:///C:/DOCUME%7E1/admin/LOCALS%7E1/Temp/msohtml1/09/clip_image002.gif[/IMG] CTNBN(8) SPTT(3) [IMG]file:///C:/DOCUME%7E1/admin/LOCALS%7E1/Temp/msohtml1/09/clip_image003.gif[/IMG][IMG]file:///C:/DOCUME%7E1/admin/LOCALS%7E1/Temp/msohtml1/09/clip_image004.gif[/IMG][IMG]file:///C:/DOCUME%7E1/admin/LOCALS%7E1/Temp/msohtml1/09/clip_image005.gif[/IMG] KH(8) NCC(7) Để đánh giá áp lực lớn hay nhỏ chúng ta sử dụng sơ đồ cho điểm 5 áp lực cạnh tranh như trên: + Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn (ĐTTA) 7 điểm. + Nhà cung cấp (NCC) 7 điểm. + Sản phẩm thay thế (SPTT) 3 điểm. + Khách hàng (KH) 8 điểm. + Cạnh tranh nội bộ ngành (CTNBN) 8 điểm. IV. Cơ hội thách thức và chìa khoá thành công 1. Cơ hội thách thức: Cơ hội Việt nam đã ra nhập WTO Có cơ hội nâng cao hiệu quả và kỹ năng tiếp thị trong gia công để chuyển sang xuất FOB. Độ co dãn về thu nhập lớn thu nhập dành cho tiêu dùng tăng nên thuận lợi cho xuất khẩu. Tỷ giá hối đoái thực tế của VND trên một số thị trường đang yếu đi làm tăng khả năng xuất khẩu hàng vào các thị trường đó. Một số công ty đã thành công trong phát triển các sản phẩm đặc biệt tại thị trường ngách trên cơ sở xuất FOB. Các thị trường xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam là EU, Mỹ, Nhật Bản nhu cầu rất lớn. Các thị trường mới, trong đó có Nga và các nước SNG là những thị trường tiềm năng lớn đối với hàng dệt may Việt Nam. Nguy cơ, thách thức Tính khốc liệt trong cạnh tranh ở tất cả các thị trường đang tăng. Nhân công một số nước trong khu vực rẻ hơn, như Inđônêxia, Bangladesh. Chi phí cho các dịch vụ: cước phí điện thoại, dịch vụ viễn thông, giá điện, nước tăng. Cạnh tranh khốc liệt từ phía Trung Quốc do ở đó công nghiệp dệt và phụ liệu đã phát triển, và có nguồn nhân công rẻ hơn, năng suất lao động cao hơn. Năm 2008 chính phủ Mỹ bỏ biện pháp tự vệ đối với 28 mặt hàng may của Trung Quốc. Giảm hàng rào thuế quan đối với các mặt hàng dệt may vào Việt Nam từ 40%- 50% giảm xuống còn 10%- 15%. Để quốc hội Mỹ thông qua việc áp dụng cơ chế thuơng mại bình thường vĩnh viến đôi với Việt Nam (PNTR). Chính phủ Mỹ đã cam kết sẽ áp dụng chế độ theo dõi đặc biệt với ngành may Việt Nam và biện pháp chống bán phá giá. 2.Chìa khoá thành công : Qua các phân tích ở trên ta thấy rằng lợi thế của ngành may sẵn nước ta so với các nước khác là nguồn nhân lực dồi dào, có tay nghề khéo léo chi phí tiền lương thấp ngành thu hút một số lượng lớn lao động. Với kim ngạch xuất khẩu lớn chính là lợi thế này. Vì vậy để phát triển thành công ngành nên tập trung khai thác lợi thế này, đào tạo một đội ngũ nhân công có chất lượng . Tất nhiên hiện tại bây giờ lao động rẻ dồi dào cũng chưa đủ mà còn có thương hiệu, công nghệ, nguồn nguyên liệu. Ba nhân tố rất quan trọng, mà chúng ta còn đang yêú. Hiện nay ngành may sẵn thu hút được nhiều vốn đầu tư nước ngoài cũng nhờ một phần lớn lợi thế nhân công này. Thu hút mọi nguồn vốn nhất là vốn đầu tư nước ngoài để đổi mới công nghệ, xây dựng nguồn nguyên liệu cung cấp đủ số lượng và chất lượng như thế sẽ có đủ yếu tố để xây dựng và phát triênt thương hiệu. Nhất định ngành may sẵn sẽ thành công. Kết luận: Môi trường vi mô đã tạo ra rất nhiều áp lực cho ngành may sẵn, đặc biệt là đối thủ tiềm ẩn và cạnh tranh nội bộ ngành. Tuy nhiên với những cơ hội vốn có, ngành may sẵn đã phát huy những ưu thế, giảm những hạn chế vẫn còn tồn tại để tiếp tục phát triển. Chính vì vậy, ngành may sẵn đã liên tục gặt hái công và chiếm tỉ trọng khá lớn trong kim ngạch xuất khẩu của nước ta.

doc16 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3075 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Chiến lược kinh doanh của ngành may mặc Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I .Tổng quan ngành may mặc Việt Nam: Từ xa xưa, phụ nữ Việt Nam đã quen thuộc với thêu thùa may vá, phát triển hơn nữa là những cửa hàng may đo theo ý thích của khách hàng. Sau một thời gian dài may đo chiếm ưu thế, cùng với sự phát triển của khoa học kĩ thuật, ngành may sẵn ra đời. Ở Việt Nam quá trình phát triển của may sẵn-một bộ phận trong ngành dệt may bắt đầu phát triển từ năm 1954. Đến nay, ngành công nghiệp này đã phát triển qua 4 giai đoạn: - 1954 – 1975: Đây là giai đoạn đầu tiên, được coi như là tiền đề của ngành may sẵn. Các sản phẩm may sẵn chủ yếu phục vụ cho công cuộc kháng chiến cứu nước của dân tộc: quần áo, balô, cờ… đều gửi ra tiền tuyến, còn nhu cầu trong dân chúng chưa nhiều, chủ yếu là tự may vá. - 1976 – 1990: Thời kì xây dựng hoà bình và hợp tác toàn diện với các nước xã hội chủ nghĩa. Ngành dệt may Việt Nam phát triển nhanh chóng về năng lực sản xuất. Các doanh nghiệp may mặc Nhà nước được thành lập. Các sản phẩm may sẵn phục vụ nhu cầu trong nước và cung cấp cho các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu theo các chỉ tiêu đã định sẵn. Nhìn chung thời kì này chỉ là 1 bước đệm để may sẵn xâm nhập sâu hẳn vào đời sống. - 1991 – 1999: Thời kì Việt Nam bắt đầu mở cửa kinh tế, sản xuất kinh doanh theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Ngành may sẵn bắt đầu hội nhập nhanh chóng, các sản phẩm không chỉ phục vụ nhu cầu trong nước mà đã bắt đầu xuất khẩu sang các thị trường khó tính như Mỹ, EU, Nhật, Canada. Trong giai đoạn này, doanh nghiệp dệt may Việt Nam Vinatex được thành lập (4/1995). Doanh nghiệp may mặc lớn nhất lúc bấy giờ, bao gồm 60 doanh nghiệp thành viên. Quyết định thành lập Vinatex nằm trong chiến lược phát triển dệt may Việt Nam trong đó có may sẵn. Các sản phẩm may sẵn bắt đầu khẳng định vị thế trên các thị trường lớn. - 1999 đến nay: Quá trình hội nhập sâu rộng Việt Nam vào thị trường quốc tế, chúng ta tham gia khu vực mậu dịch tự do các nước ASEAN, các diễn đàn hợp tác kinh tế khu vực và thế giới. Đặc biệt 11/2006 Việt Nam gia nhập WTO, thị trường thế giới hoàn toàn mở rộng với Việt Nam. Đồng thời thị trường nước ta cũng họp tác mở để thu hút các doanh nghiệp nước ngoài vào đầu tư. Ngành may sẵn đã có những phát triển đột phá. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã có uy tín trên thị trường quốc tế, được nhiều khách hàng trong nước và ngoài nước biết đền như Việt Tiến, Nhà Bè, Phương Đông, May Sài Gòn, May Thành Công, May An Phước… Mỗi năm ngành may sẵn sản xuất gần 2 tỷ sản phẩm, 65% số này phục vụ xuất khẩu, số còn lại là phục vụ thị trường nội địa. Vinatex vẫn là tập đoàn đứng đầu về các sản phẩm may sẵn (40% tổng sản phẩm). Thị trường trong nước không phải là thị trường mà các doanh nghiệp may mặc hướng tới nhiều. Các sản phẩm may sẵn chủ yếu là áo sơ mi, quần âu, quần Jeans, comple… với ba thị trường chủ yếu là Mỹ, EU và Nhật Bản. Tuy may sẵn có nhiều cơ hội để tiếp tục khẳng định vị thế của mình trên thị trường trong nước và quốc tế nhưng cũng có nhiều khó khăn đang nổi cộm. - Đầu tiên phải kể đến nguồn nguyên liệu khi khoảng 70% nguyên liệu vải nhập từ nước ngoài, nguồn vải trong nước đáp ứng không đủ và chất lượng không cao. - Đối với thị trường trong nước, mối đe doạ của hàng Trung Quốc nhập lậu, hàng Trung Quốc giá rẻ, hàng may sẵn từ các nước khác trong khu vực, dòng sản phẩm cao cấp từ Châu Âu… là rất lớn. - Xuất khẩu cần phải qua nhiều khâu trung gian, 70% sản phẩm xuất khẩu vào EU qua các nước trung gian phân phối như Hồng Kông, Đài Loan. Điều này làm tăng chi phí cho hoạt động xuất khẩu, bên cạnh đó, vấn đề thương hiệu cũng không được đảm bảo. - Một số thị trường lớn của ngành may sẵn chưa thực sự mở cửa đối với hàng Việt Nam. Trong đó, có thể kể đến Quota, Mỹ thì có cơ chế giám sát gắt gao, chế độ luật pháp phức tạp, luôn đe doạ đến sản phẩm xuất khẩu của may sắn nước ta. Việc Mỹ kiện Việt Nam trong việc bán phá giá 1 số sản phẩm là một minh hoạ cụ thể cho khó khăn này. Tuy nhiên, năm 2007 vừa qua ngành may sẵn Việt Nam cũng đã đạt được những thành quả nhất định, năm 2007 tăng 12,6% so với năm 2006. Chỉ tiêu kế hoạch năm 2008 của ngành may sẵn: - Quần áo may sẵn 1591 triệu sản phẩm tăng 16,6%. - VN trong năm vừa qua đã đạt được vị trí thứ 10 trong 56 nước xuất khẩu hàng dệt may, trong những năm tới chúng ta sẽ tiến tới một vị trí cao hơn nữa. II. Phân tích môi trường vĩ mô: 1. Môi trường kinh tế: Nhân tố đầu tiên trong môi trường kinh tế là tăng trưởng kinh tế: trong mấy năm gần đây nước ta luôn đạt tốc độ tăng trưởng cao trên 8%. Đặc biệt trong năm 2007 nền kinh tế nước ta đã có tốc độ tăng tưởng kinh tế cao nhất trong 11 năm qua(8.48%). Điều đó cho thấy quy mô kinh tế tăng lên, đời sống nhân dân tăng lên, thu nhập bình quân đầu người tính theo tỷ giá hối đoái là 837USD/người. Vì thế mà cầu tiêu dùng tăng nhanh . Hiện nay sức mua của thị trường trong nước tăng 15%/năm . Đây là một thuận lợi lớn cho ngành may sẵn. Lạm phát Trong năm 2007 tốc độ tăng giá tiêu dùng là 12.63% cao hơn tốc độ tăng GDP và cao nhất so với tốc độ tăng của 15 năm trước đó. Với đặc thù của ngành may sẵn về phía cung là sử dụng nhiều công nhân trong khi giá cả tăng thì giá nhân công cũng tăng (chi phí ăn uống, tiền lương tăng), thì các doanh nghiệp cũng không khỏi lao đao. Cùng với đó là giá nguyên vật liêu tăng, đặc biệt không chỉ giá trong nước tăng mà giá trên thế giới tăng cao, mà nguồn nguyên liệu may sẵn chủ yếu là nhập khẩu (70%). Một nhân tố nữa ảnh hưởng không nhỏ là lãi suất cho vay tăng 15% /năm mà các doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào nguồn vốn này đẻ duy trì hoạt động kinh doanh. Đấy là các yếu tố đầu vào ảnh hưởng đến cung may sẵn, còn về phía cầu thì trước cơn bão giá người tiêu dùng cũng phải đắn đo hơn khi mua hàng trong đó có sản phẩm may sẵn. Tỷ giá Ngành may sẵn chủ yếu là xuất khẩu sản phẩm, nên sự biến động của thị trường tiền tệ ảnh hưởng mạnh đến hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp may sẵn. Thời gian qua giá tất cả các nguyên liệu hàng hoá trên thị trường đều tăng mạnh chỉ có duy nhất đồng đô la là giảm. Với 1 đô la thu về từ xuất khẩu, doanh nghiệp sẽ mất từ 500-600đồng. Như vậy môi trường kinh tế có yếu tố thuận lợi và khó khăn tăng trưỏng kinh tế lại đi cùng lạm phát như vậy cầu may sẵn về hàng hoá cao cấp sẽ tăng cao, một điểm về nhu cầu mà các doanh nghiệp cần chú ý. 2. Môi truờng chính trị: Việt nam được coi là một trong những điểm đến an toàn nhất thế giới, vì thế mà các nhà đầu tư sẽ mạnh dạn thực hiện các dự án đâù tư vào thị trường việt nam nói chung và thị trường may sẵn nói riêng. Thực tế hiện nay có rất nhiều các dự án đầu tư vào ngành may sẵn. 3. Môi trường pháp luật: Trong suốt quá trình phát triển của mình ngành may sẵn nhận được sự quan tâm của nhà nước, một thuận lợi lớn mà không phải ngành nào cũng có. Quyết định 55 của chính phủ ký năm 2001, theo quyết định này ngành may sẵn sẽ được vay vốn ưu đãi từ quỹ hỗ trợ phát triển để thực hiện các dự án đầu tư phát triển ngành từ năm 2001 và ưu đãi trong hoạt động xúc tiến thương mại , chính phủ cho phép dùng phí hạn ngạch để lại hỗ trợ cho các hoạt động xúc tiến thương mại của ngành. Tuy hiện nay sự ưu đãi này không còn nhưng nhờ đó mà các doanh nghiệp đã có một nền tảng để phát triển sau này. Hiện nay ngành may sẵn đã có các chiến lược phát triển chủ đạo: chiến lược phát triển ngành đệt may đến năm 2015, và tầm nhìn 2020, chương trình một tỷ mét vải nội địa, chương trình này sẽ cải thiện được tình hình thiếu vải cho may sẵn, phấn đấu trong tương lai gần vải nội địa sẽ cung cấp 705 nhu cầu của ngành may sẵn thay vì 305 hiện nay. 4. Môi trường văn hoá xã hội: Việt Nam là đất nước có nền văn hoá lâu đời, 54 dân tộc anh em mỗi dân tộc có nét văn hoá riêng vì thế mà nhu cầu may mặc của họ cũng khác nhau. Ngoài ra nền văn hoá nước ta còn ảnh hưởng của các nước khác trước kia là do giao lưu văn hoá trong khu vực, còn bây giờ là quá trình hội nhập. Vì thế mà ngành may sẵn có thể tung ra nhiều sản phẩm với các mẫu mã thiết kế khác nhau phục vụ nhu cầu người tiêu dùng. 5. Môi trường dân cư: Dân số nước ta hiện nay là khoảng 88 triệu người với cơ cấu dân số trẻ với lượng nhu cầu tiêu dùng lớn, ta thấy rằng cầu tiêu dùng may mặc luôn vượt cung. Trước kia phụ nữ thích thêu thùa may vá, quần áo chủ yếu là may vá hoặc may đo. Bây giờ phong cách sống đã thay đổi, may sẵn là sự lựa chọn phổ biến nhất. Dân số đông cũng là một nguồn cung cấp lao động dồi dào mà đặc trừng của may sẵn là sử dụng nhiêu nhân công, vì thế mà ngành may sẵn nước ta có lợi thế về nhân công so với các nước khác, giá một giờ lao động của ta chỉ vào khoảng 0.24 USD/h so với của Thái lan là 1.18 USD/h, 1.13 USD/h của Malaixia … 6. Khoa học kĩ thuật: Công nghệ là một điểm yếu của ngành may sẵn, dẫn đến năng suất lao động không cao, khối lượng chủng loại mẫu mã sản phẩm còn đơn điệu. Đã có nhiều doanh nghiệp áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO và thực tế thiết bị của ngành cũng được đổi mới khoảng 50%, nhưng trình độ tự động hoá cũng chỉ đạt mức trung bình trong khu vực. Tính chung trình độ công nghệ của ngành còn lạc hậu so với các nước tiên tiến trong khu vực khoảng hơn một thập kỉ, riêng công nghệ cắt may và may còn lạc hậu so với các nước phát triển trong khu vực khoảng 5 năm, năng suất lao động của ngành chỉ bằng 60-70% NSLĐ của các nước phát triển trong khu vực. Công nghệ kém dẫn đến năng suất lao động thấp, vải cung cấp cho may sẵn chất lượng kém, không ổn định dẫn đến phải nhập khẩu. Công nghệ phụ liệu cho ngành may sẵn cũng ở tình trạng tương tự. Các loaị phụ liệu như chỉ may, khoá kéo.. cũng phải nhập từ 30-70% tổng nhu cầu. Sự yếu kém về công nghệ toàn ngành may sẵn thể hiện qua điểm số mà ông LÊ QUỐC ÂN chủ tịch hiệp hội may Việt nam cho là 3-3.5 điểm thang điểm là 10, chưa đạt mức trung bình của thế giới. 7. Hội nhập quốc tế: Từ sau khi nước nhà giải phóng đất nước ta từng bước phát triển, quan hệ ngoại giao với các nước khác được thiết lập và chặt chẽ hơn chúng ta đã tham gia vào tổ chức ASEAN, WTO… các diễn đàn kinh tế các nước trong khu vực và thế giới…Nhưng đặc biệt ra nhập WTO là một bước đột phá trong quá trình phát triển kinh tế của Việt nam. Chúng ta đã trở thành một người chơi chính thức trên sân chơi chung là thế giới. Thứ nhất là tác động với thi trường may sẵn nội địa : thị trường may sẵn trong nước sẽ được đầu tư cải thiện về cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực. Nhưng ngược lại các doanh nghiệp sẽ phải chia sẻ thị trường nội địa cho các đối thủ nước ngoài, sự cạnh tranh sẽ trở nên gay gắt hơn bởi các chính các chính sách hỗ trợ của chính phủ cho ngành không còn và quan trọng hơn là hàng rào thuế quan bảo hộ doanh nghiệp nội địa cũng bị dỡ bỏ. Với các nước ASEAN, thuế nhập khẩu may sẵn giảm xuống còn 5%,nhưng các đối thủ của ngành ở thị trường nội địa là các nước ngoài khối như Hàn Quốc, Ấn Độ, Trung Quốc, Đài Loan…với mức thuế sẽ giảm từ 50% xuống tối đa là 15%, nhất là với trung Quốc, hàng may sẵn giá rẻ là nỗi lo của bất cứ doanh nghiệp nào. Thứ hai là tác động với thị trường thế giới, thị trường xuất khẩu chính của ngành may sẵn: Bởi vì sản phẩm may sẵn chủ yếu là phục vụ xuất khẩu nên những lợi thế hay khó khăn mà các doanh nghiệp gặp phải trên thị trường xuất khẩu là điều mà các doanh nghiệp quam tâm nhất. Nhất là ở 3 thị trường chính Mỹ, EU và Nhật Bản. Đối thủ cạnh tranh lớn nhất của ngành trên thị trường Mỹ là Trung Quốc hiện đang bị Mỹ áp dụng hạn ngạch với 28 mặt hàng dệt may trong đó có sản phẩm may sẵn. Thị trường EU là miến đất hứa của Việt Nam khi khung pháp lý về thị trường đã được mở hoàn toàn hơn thế, EU còn dành cho Việt Nam cơ chế ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) dành cho các nước đang phát triển, xoá bỏ Quota từ năm 2005. Một cơ hội cho ngành may sẵn phát huy năng lực một cách công bằng vá tối đa. Thị trường thế giới mở của còn giúp cho các DN tiếp cận dễ hơn với công nghệ tiên tiến, để giảm bớt sự tụt hậu về công nghệ của chúng ta . Đó là những thuận lợi, còn khó khăn cũng không phải là ít. Trên các thị trường xuất khẩu chúng ta phải cạnh tranh với rất nhiều đối thủ. Có đến 56 nước trên thế giới xuất khẩu hàng may sẵn. Trên thị trường Mỹ tuy không còn Quota nhưng hiện giờ Mỹ đang áp dung cơ chế giám sát chống bán phá giá với các mặt hàng may sẵn đặc biệt là áo sơ mi và quần âu. Trên thị trường Nhật Bản bị áp dụng mức thuế 10% trong khi các nước xuất khẩu trong khu vực đã được giảm đến 0%, ngoài ra Nhật Bản còn áp dụng với ta một số điều khoản phi lý là nguồn nguyên liệu vải phải nhập khẩu từ Nhật Bản hoặc các nước khác trong khu vực Đông Nam Á. Tóm lại môi trường vĩ mô của ngành may sẵn hàm chứa nhiều cơ hội và thách thức, các DN cần phải sáng suốt lựa chọn hướng đi đúng cho mình. III. Phân tích 5 áp lực cạnh tranh: 1. Nhà cung cấp Khi xem xét áp lực từ nhà cung cấp ta xem xét các vấn đề chủ yếu sau: - Số lượng và quy mô nhà cung cấp: Số lượng nhà cung cấp sẽ quyết định đến áp lực cạnh tranh, quyền lực đàm phán của họ đối với ngành, doanh nghiệp. Nếu trên thị trường chỉ có một vài nhà cung cấp có quy mô lớn sẽ tạo áp lực cạnh tranh, ảnh hưởng tới toàn bộ các hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành. - Khả năng thay thế sản phẩm của nhà cung cấp: Trong vấn đề này ta nghiên cứu khả năng thay thế những nguyên liệu đầu vào do các nhà cung cấp và chi phí chuyển đổi nhà cung cấp (Switching Cost). - Thông tin về nhà cung cấp: Trong thời đại hiện tại thông tin luôn là nhân tố thúc đẩy sự phát triển của thương mại, thông tin về nhà cung cấp có ảnh hưởng lớn tới việc lựa chọn nhà cung cấp đầu vào cho doanh nghiệp. Với những đặc trưng vốn có của mình, ngành may mặc cần rất nhiều nguyên liệu và các yếu tố đầu vào khác để phục vụ cho quá trình sản xuất. Đó là những nguyên liệu chính như vải với nhiều chủng loại như cotton, silk, kaki... hay nguyên vật liệu phụ như kim chỉ, cúc, khuy, khoá.... Ngoài ra còn có các yếu tố khác cũng rất quan trọng như máy móc thiết bị hay đội ngũ nhân công. Để thấy rõ hơn về áp lực của nhà cung cấp, chúng ta đi sâu vào phân tích từng yếu tố đầu vào. a. Nguyên liệu: Nguyên liệu chính của ngành may mặc là vải. Hiện nay, trên thị trường Việt Nam cũng như thị trường quốc tế, vải là một mặt hàng rất đa dạng về mẫu mã và chủng loại. Các loại vải chính có thể kể đến như cotton, silk, kaki với rất nhiều màu sắc khác nhau. Và chỉ cần một loại vải với một màu sắc nhất định, các nhà may mặc có thể thiết kế ra hàng trăm kiểu dáng thời trang khác nhau để phục vụ cho nhu cầu ngày càng phong phú đa dạng của người tiêu dùng. Vải có một vị trí quan trọng như vậy, nhưng liệu ngành may mặc Việt Nam có được cung cấp vải đủ phục vụ cho quá trình sản xuất của mình? Ở nước ta, ngành dệt được đánh giá là một ngành khá phát triển, nó cung cấp một lượng vải khá lớn cho may mặc. Nhưng với các doanh nghiệp trong nước thường có quy mô nhỏ, chất lượng lại không được đảm bảo nên ngành may mặc vẫn phải nhập khẩu rất nhiều vải từ nước ngoài, tỉ lệ vải nhập khẩu cao, chiếm tới 70%. Theo thống kê năm 2007, Việt Nam đã nhập khẩu vải trị giá lên tới 3,9 tỉ USD. Các quốc gia cung cấp vải chính cho nước ta là: - Trung Quốc: năm 2007 cung cấp tới 1,5 tỉ USD vải, chiếm 38,46%. Dự báo, nhập khẩu vải từ Trung Quốc tiếp tục tăng do mẫu mã phong phú, giá cả khá cạnh tranh nên các doanh nghiệp nhập khẩu với lượng lớn. - Hàn Quốc: nước ta nhập khẩu vải của Hàn Quốc gần 0,8 tỉ USD, chiếm 20,51% tổng sản lượng nhập khẩu. - Đài Loan: 0,75 tỉ USD chiếm 19,23% , sản lượng ngày càng tăng. - Ngoài ra còn có Nhật Bản và Hồng Kông với sản lượng khá lớn, 0,276 tỉ, chiếm 7,1 %. Bên cạnh vải, các nguyên liệu phụ như kim chỉ, cúc, khóa, thắt lưng... cũng là những yếu tố không thể thiếu trong tiến trình may mặc. Nhưng cũng như vải, các nguyên liệu phụ này không được sản xuất nhiều trong nước hoặc nếu có thì chất lượng cũng không đảm bảo. Vì thế, ngành may mặc đã phải nhập khẩu rất nhiều các yếu tố đầu vào này, chiếm 70-80% số lượng nguyên vật liệu phụ cho may mặc. Các nước cung cấp chính như Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Nhật Bản... những nước được đánh giá cao về chất lượng cũng như mẫu mã của các loại nguyên liệu phụ này. Tóm lại, có thể thấy nhà cung cấp nguyên liệu cho ngành may mặc Việt Nam chỉ tập trung ở một số nước Đông Á, sản lượng cung cấp hàng năm chiếm tỉ lệ rất cao. Như vậy, áp lực về phía nhà cung cấp các nguyên liệu này rất lớn. b. Máy móc thiết bị: Cũng như các ngành công nghiệp khác, may mặc Việt Nam đang gặp khó khăn trong vấn đề máy móc kĩ thuật. Hầu hết máy móc thiết bị dùng cho các giai đoạn trong quá trình may đều không được chế tạo trong nước, ngành may mặc Việt Nam phải nhập khẩu gần 80% số máy móc thiết bị này. Trong số đó, có đến 75% là nhập từ châu Âu, đặc biệt là Bỉ. Điều này chứng tỏ chúng ta vẫn phụ thuộc rất nhiều vào các nước xuất khẩu máy móc, nên áp lực về phía nhà cung cấp này khá lớn. c. Nhân lực: Dân số Việt Nam hiện nay là gần 88 triệu người. Với một kết cấu dân số trẻ và dân số đông như vậy, nước ta đang sở hữu một nguồn lao động rất dồi dào. Đặc biệt trong quá trình đô thị hóa như hiện nay, lượng lao động rời bỏ nông thôn lên thành phố tìm việc rất nhiều. Điều này giúp các công ty, các xưởng may mặc dễ dàng hơn trong việc tìm kiếm nguồn nhân lực. Và áp lực từ số nhân công này là không đáng kể. Tóm lại: với các yếu tố đầu vào kể trên, có thể nói áp lực của nhà cung cấp đối ngành may Việt Nam là khá lớn, và chủ yếu là áp lực về giá và khoa học công nghệ. 2. Khách hàng: Khách hàng là 1 trong 5 yếu tố có thể gây áp lực cho các doanh nghiệp, nó thể hiện nhu cầu của thị trường. Họ có thể gây áp lực cho nhà sản xuất để bắt nhà sản xuất phải làm theo các yêu cầu của họ như là giảm giá, cải thiện chất lượng sản phẩm… Đây cũng là cách thức mà thị trường tự điều tiết, nó sẽ tốt khi thị trường cạnh tranh hoàn hảo, nó sẽ không tốt khi 1 trong 2 bên là độc quyền. Khách hàng của các doanh nghiệp may sẵn Việt Nam rất lớn và nhu cầu của họ thì cũng rất đa dạng, họ bao gồm cả trong nước và ngoài nước. Đối với thị trường quốc tế thì nhu cầu của lớn, các sản phẩm may sẵn phải có chất lượng cao và mẫu mã phải liên tục được đổi mới còn đối với thị trường trong nước thì nhu cầu cũng lớn, sản phẩm thì cần giá rẻ, mẫu mã cũng phải đa dạng và thường xuyên đổi mới. Chính vì vậy với hơn các doanh nghiệp sản xuất đồ may sẵn ở nước ta có 2 loại doanh nghiệp: - Các doanh nghiệp sản xuất phục vụ cho xuất khẩu. - Các doanh nghiệp sản xuất cho tiêu dùng trong nước. a. Các doanh nghiệp sản xuất phục vụ xuất khẩu: Hiện nay số lượng các doanh nghiệp xuất khẩu hàng may sẵn tương đối lớn, chủ yếu là các doanh nghiệp có quy mô vừa và lớn, sản phẩm của họ thường có chất lượng cao và họ đã có thương hiệu đối với người tiêu dùng trong nước. Tiêu biểu cho các doanh nghiệp loại này có Việt Tiến, Nhà Bè, Đức Giang, Hòa Thọ…..và thị trường của họ là Mỹ, EU, Nhật, Trung Cận Đông, Nam Mỹ….Tuy nhiên thì các doanh nghiệp này chủ yếu xuất khẩu sang 3 thị trường chủ yếu đó là Mỹ, EU, Nhật. - Đối với thị trường Mỹ chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng kim ngạch xuất khẩu và có tốc độ tăng trưởng đều hàng năm. Đây là thị trường lớn nhất của ta, tuy nhiên đây cũng là thị trường có áp lực lớn vì các doanh nghiệp đều muốn xuất khẩu sang thị trường này và điều này đã được chứng minh bằng việc Mỹ sử dụng hạn nghạch và đơn phương thực hiện cơ chế giám sát đối với hàng may sẵn của chúng ta. - Đối với thị trường EU đây là thị trường lớn thứ 2 của ta. Tuy nhiên áp lực của thị trường này thì rất lớn nguyên nhân là do có rất nhiều các doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia xuất khẩu vào thị trường này và EU là một thị trường khó tính. - Đối với thị trường Nhật đây là thị trường lớn thứ ba của ta. Tuy nhiên với việc phía Nhật vẫn còn duy tri mức thuế 10% mà hàng may sẵn của ta khu xuất khẩu sang Nhật còn phải đảm bảo yêu cầu về xuất xứ “hai công đoạn” cũng cho thấy áp lực từ phía thị trường này là không nhỏ. Ngoài ra các thị trường khác như Nam Mỹ, Đông Âu, Trung Quốc … thi chúng ta mới bắt đầu khai thác nên áp lực từ phía các thị trường này không đáng kể. Tóm lại thị trường quốc tế là thị trường có áp lực rất lớn đối với các doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường này do các doanh nghiệp thì đông, chủ yếu xuất khẩu sang có 3 nước và ngoài ra chủ yếu xuất khẩu lại qua các trung gian như Hàn Quốc, Hồng Kông, Singapore. Đây là khó khăn lớn nhất của các doanh nghiệp Việt Nam trong giai đoạn tới. b. Các doanh nghiệp sản xuất cho tiêu dùng trong nước: Chúng ta có rất nhiều các doanh nghiệp loại nay nhưng chủ yếu là các doanh nghiệp sản xuất theo kiểu nhỏ lẻ, chất lượng sản phẩm thì không cao nhưng giá thành thì rất là mềm và hầu hết đều không có thương hiệu. Ngoài ra các doanh nghiệp đã có thương hiệu thì thường là xuất khẩu và chỉ để tiêu thụ trong thị trường nội địa một số lượng khá nhỏ bằng cách là mở các đại lý của riêng mình và người tiêu dùng chủ yếu là người tiêu dùng cuối cùng chính vì vậy mà áp lực từ thị trường trong nước không lớn lắm. Trong thời gian tới do thị trường ngoài nước khó khăn các doanh nghiệp nên chủ động tập trung vào thị trường trong nước bởi với 88 triệu dân đây là 1 thị trường không phải là nhỏ, tiếp tục khai thác các thị trường mới để giảm áp lực từ phía các thị trường Mỹ, EU, Nhật. 3. Sản phâm thay thế cho sản phẩm may mặc: Một trong 5 áp lực cạnh tranh mà khi xây dựng một chiến lược kinh doanh thì người lập chiến lược không thể quên đó là sản phẩm thay thế. Với chiến lược kinh doanh về sản phẩm may sẵn thì chúng ta xác định sản phẩm thay thế ở đây là sản phẩm may đo. Trước tiên, đây là hai loại sản phẩm cùng thoả mãn một nhu cầu quan trọng của người tiêu dùng là “mặc”, nhưng sản phẩm may đo được coi là sản phẩm thay thế của sản phẩm may sẵn vì nó có những đặc điểm khác biệt. Đối với sản phẩm may đo, người làm ra trang phục phải trực tiếp đo các số đo từ người tiêu dùng sau đó tự cắt may bằng tay sản phẩm. Loại sản phẩm này có những ưu điểm giúp cho những người tiêu dùng nếu không thể hoặc không muốn sử dụng sản phẩm may sẵn thì vẫn có thể thoả mãn nhu cầu của mình. Chúng ta có thể nêu ra một số các ưu điểm nổi bật như: + Phù hợp với nhiều vóc dáng và số đo. + Có thể thay đổi mẫu mã, màu sắc, chi tiết theo ý khách hàng. + Khách hàng được đảm bảo về chất liệu, đường may của sản phẩm. + Khách hàng có thể được tư vấn, hỗ trợ thiết kế sản phẩm phù hợp. Những ưu điểm của sản phẩm may đo phản ánh nhược điểm của sản phẩm may sẵn, do đó thị phần của sản phẩm may sẵn không phải là 100% mà phải san sẻ với sản phẩm may đo. Loại sản phẩm này đến với người tiêu dùng qua hai cách chính: +Nếu đến từ các cửa hàng may có quy mô nhỏ, thường chỉ có 1 hay 2 người làm may, sản phẩm thường may theo các mẫu có sẵn, chất lượng và kiểu dáng trung bình. Tất nhiên khách hàng cũng là những người có chi phí không cao, nhu cầu không khắt khe, và không thường xuyên. Họ sử dụng sản phẩm may đo và may sẵn song song. + Nếu đến từ các nhà cung cấp có tên tuổi, thương hiệu thì sản phẩm có chất lương cao, mẫu mã kiểu dáng độc đáo nhưng giá thành rất đắt. Những khách hàng ưa chuộng loại sản phẩm này thưòng có yêu cầu cao, không ngại giá thành nhưng sản phẩm đến với họ phải hoàn hảo. Trên thực tế Việt Nam thì lượng khách hàng này không nhiều. Nếu các sản phẩm may sẵn hướng tới các tầng lớp tiêu dùng từ thấp đến cao, với mức giá tương ứng từ rẻ đến rất đắt, chủng loại rất đa dạng phong phú đáp ứng nhiều độ tuổi thì sản phẩm may đo thường hướng tới các trang phục công sở và trang phục cao cấp để tăng sức cạnh tranh. Bên cạnh những ưu điểm mà sản phẩm may đo có được thì nó còn có những nhược điểm dễ nhận thấy như: + Thời gian từ lúc khách hàng đặt may sản phẩm đến lúc có đựơc sản phẩm trong tay thường rất lâu (khoảng 1tuần trở lên). + Khi nhận sản phấm lại thì xác suất của việc không hài lòng và phải sửa chữa lại là rất lớn. + Những nơi hoạt động của quá trình may đo thường diễn ra tại cửa hàng (quy mô nhỏ hoặc lớn), đôi khi không thể đáp ứng được đủ nhu cầu của khách hàng hoặc không quảng bá được hình ảnh của mình đến người tiêu dùng. Những hạn chế này khiến cho khách hàng đến với sản phẩm may đo không nhiều và không thường xuyên. Thị phần của sản phẩm may đo thường bó hạn trong một số nhóm đối tượng như giới công chức, những người làm việc liên quan đến công chúng, một số nhỏ những đối tượng không có cỡ phù hợp với sản phẩm may sẵn. Nhưng quan trọng nhất là những khách hàng của may đo vẫn sử dụng một tỷ lệ nhất định sản phẩm may sẵn. Thực tế thì sản phẩm may đo đã xuất hiện từ rất lâu và chiếm lĩnh thị trường trong một thời gian dài,chỉ đến khi sự xuất hiện các cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến ngành dệt may. Kết quả là sự phát triển ngày càng rộng lớn và đa dạng của các sản phẩm may sẵn. Không chỉ là các sản phẩm may sẵn với giá thành trung bình, kiểu dáng đa dạng mà ngày nay không ít những nhãn hàng may sẵn với thương hiệu cao cấp, kiểu dáng độc đáo đã xuất hiện và đáp ứng được nhu cầu của giới khách hàng thượng lưu. Với những phân tích sơ qua như trên chúng ta thấy rằng sản phẩm may đo đúng là sản phẩm thay thế của sản phẩm may sẵn nhưng áp lực mà nó gây ra cho sản phẩm may sẵn là không quá lớn. Sản phẩm may đo tồn tại cùng với sản phẩm may sẵn và cũng có những lượng khách hàng riêng cho mình nhưng điều đó không gây ra những cản trở mạnh mẽ đến việc xâm nhập và tấn công thị trường tiêu dùng của sản phẩm may sẵn. Trên đây là những phân tích chung nhất về một áp lực cạnh tranh của sản phẩm may sẵn, có thể là chưa đầy đủ chi tiết nhưng là những vấn đề cần thiết phải đề cập đến khi nói đến các sản phẩm thay thế. 4. Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn: Theo M.Poter, các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn là các doanh nghiệp hiện tại chưa cạnh tranh trong cùng một ngành sản xuất, nhưng có khả năng cạnh tranh nếu họ quyết định lựa chọn và gia nhập ngành. Các doanh nghiệp đó thường là những doanh nghiệp có đặc điểm sản xuất kinh doanh tương tự hoặc có liên quan. Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn là một trong năm áp lực cạnh tranh trong mô hình của M.Poter. Đây là đe dọa cho các doanh nghiệp hiện tại. a. Các đối thủ tiềm ẩn: Đối với ngành may sẵn Việt Nam, đối thủ tiềm ẩn có thể là các doanh nghiệp dệt, các xí nghiệp cơ khí ở trong nước, c¸c doanh nghiÖp ®ang trong giai ®o¹n ®Çu t­ x©y dùng, ch­a ®i vµo ho¹t ®éng. Hàng may sẵn ở các nước khác hiện chưa xuất khẩu vào Việt Nam nhưng sẽ xuất khẩu vào Việt Nam, hàng may sẵn ở các nước hiện nay chưa xuất khẩu vào các thị trường Mỹ, EU, Nhật nhưng có thể sẽ xuất khẩu vào các thị trường nµy. - Các doanh nghiệp dệt và cơ khí có đặc điểm sản xuất là sử dụng nhiều nhân công. Mặt khác, sản phẩm đầu ra của các doanh nghiệp này đều có liên quan đến ngành may. Doanh nghiệp dệt sản xuất ra vải, xí nghiệp cơ khí sản xuất máy may đều là các nguồn lực đầu vào của ngành may. Vì thế họ có lợi thế nếu gia nhập ngành. - Các doanh nghiệp đang trong giai đoạn đầu tư xây dựng: Trong bèi c¶nh héi nhËp kinh tÕ, ngµnh may ViÖt Nam thu hót ®ù¬c rÊt nhiÒu vèn ®Çu t­ n­íc ngoµi. Theo con sè thèng kª, §µi Loan ®Çu t­ nhiÒu nhÊt vÒ gi¸ trÞ vµo ngµnh dÖt may ViÖt Nam lµ 1690 tØ USD vèn ®¨ng kÝ,víi 156 dù ¸n. Trong ®ã cã 93 dù ¸n ®Çu t­ vµo ngµnh may. TiÕp ®Õn lµ Hµn Quèc víi 177 dù ¸n, tæng vèn ®¨ng kÝ lµ 1003 tØ USD, trong ®ã ®Çu t­ vµo ngµnh may lµ 122 dù ¸n. Ở møc ®é vèn ®¨ng kÝ lªn trªn 100 triÖu USD cã NhËt vµ Hång K«ng, cßn l¹i d­íi 100 triÖu USD cã §øc vµ Th¸i Lan cã tæng vèn ®¨ng kÝ Ýt nhÊt lµ 9 triÖu USD. B­íc vµo n¨m 2007, n¨m ®Çu tiªn ViÖt Nam gia nhËp WTO, ho¹t ®éng ®Çu t­ cña n­íc ngoµi vµo ngµnh may ViÖt Nam ®· cã nh÷ng chuyÓn biÕn tÝch cùc. TËp ®oµn dÖt may ViÖt Nam (Vinatex) cho biÕt, c¸c dù ¸n dÖt may lín ®· thu hót sù quan t©m cña c¸c nhµ ®Çu t­ n­íc ngoµi ngay tõ ®Çu n¨m 2007, cô thÓ: tËp ®oµn Pamatex Berhad( Malaysia) ®· quyÕt ®Þnh ®Çu t­ h¬n 100 triÖu USD vµo khu kinh tÕ më Chu Lai (Qu¶ng Nam), c«ng ty Daewon ( Hµn Quèc) ®Çu t­ x©y dùng mét nhµ m¸y may xuÊt khÈu trÞ gi¸ 8 triÖu USD t¹i khu c«ng nghiÖp Hoµ Kh¸nh ( §µ N½ng). Khi nh÷ng dù ¸n nµy x©y xong vµ ®i vµo ho¹t ®éng sÏ lµm sù c¹nh tranh trong ngµnh may ViÖt Nam cµng khèc liÖt h¬n. - Đối thủ tiềm ẩn của ngành may Việt Nam không chỉ là các đối thủ ở trong nước, mà còn có cả các đối thủ đến từ nước ngoài. Đó là các doanh nghiệp may ở các nước khác chưa xuất khẩu vào Việt Nam, có thể sẽ xuất khẩu vào Việt Nam. Việc các doanh nghiệp này xuất khẩu hàng vào Việt Nam sẽ làm cho các doanh nghiệp may Việt Nam phải canh tranh gay gắt và quyết liệt hơn để giữ vững thị phần. Đặc biệt trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới hiện nay, Việt Nam đã là thành viên của WTO thì áp lực từ các đối thủ này là rất lớn. Bên cạnh những cơ hội mới, ngành may Việt Nam sẽ phải đối mặt với rất nhiều thách thức: hàng rào bảo hộ tại thị trường nội địa đang dần được dỡ bỏ, toàn bộ thuế nhập khẩu hiện nay đối với sản phẩm may mặc là 50% sẽ phải giảm xuống mức thấp khoảng từ 10%-15% là mức chung của các thành viên WTO. Như vậy sản phẩm may Việt Nam sẽ phải cạnh tranh với hàng nhập khẩu ngay tại thị trường nội địa. Thứ hai là các doanh nghiệp may ở các nước hiện nay chưa xuất khẩu vào ba thị trường xuất khẩu lớn nhất của ngành may Việt Nam là Mỹ, EU, Nhật nhưng trong tương lai sẽ xuất khẩu hàng vào các thị trường đó. Điều này đặt ra cho các doanh nghiệp may Việt Nam một thách thức vô cùng lớn. §èi víi thÞ tr­êng Mü, theo c¸c chuyªn gia ®¸nh gi¸ th× khã kh¨n lín nhÊt ®èi víi ngµnh may ViÖt Nam hiÖn nay lµ ®Ó mÊt thÞ tr­êng Mü. §Ó quèc héi Mü chÊp nhËn th«ng qua viÖc ¸p dông quy chÕ th­¬ng m¹i b×nh th­êng vÜnh viÔn ®èi víi ViÖt Nam, chÝnh phñ Mü ®· cam kÕt sÏ ¸p dông chÕ ®é theo dâi ®Æc biÖt ®èi víi ngµnh may ViÖt Namvµ biÖn ph¸p chèng b¸n ph¸ gi¸. TÊt c¶ c¸c nhµ nhËp khÈu Mü cho r»ng viÖc ¸p dông biÖn ph¸p nµy sÏ g©y khã kh¨n cho ho¹t ®éng kinh doanh cña hä,bëi hä kh«ng thÓ l­êng tr­íc ®­îc khi nµo sÏ bÞ t¨ng thuÕ. §iÒu nµy ®ång nghÜa víi viÖc nhiÒu nhµ nhËp khÈu Mü sÏ quay l­ng l¹i víi hµng ViÖt Nam vµ lùa chän mét ®èi t¸c kh¸c Ýt bÞ rñi ro h¬n. NhiÒu nhµ nhËp khÈu hµng may Viªt Nam ë Mü ®ang chuyÓn h­íng ®Çu t­ vµ ®¬n hµng sang c¸c n­íc kh¸c. T¹i thÞ tr­êng EU vµ NhËt ngµnh may ViÖt Nam hiÖn nay cung gÆp kh«ng Ýt th¸ch thøc. EU ®ang dÇn gi¶m vµ miÔn thuÕ cho hÇu hÕt c¸c n­íc xuÊt khÈu hµng may mÆc vµo thÞ tr­êng EU. Nhật đã giảm thuế xuống 0% cho các nước ASEAN nhưng Việt Nam thì vẫn phải chịu thuế là 10% khi xuất khẩu hàng may vào thị trường Nhật cho đến hết năm 2008. Nh÷ng ­u ®·i ®ã gãp phÇn t¹o cho c¸c nø¬c xuÊt khÈu hµng dÖt may ®èi thñ cña ViÖt Nam søc c¹nh tranh m·nh liÖt h¬n. b. Các yếu tố quyết định áp lực của đối thủ tiềm ẩn: Theo những phân tích ở trên cho thấy ngành may Viêt Nam có nhiều đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn. nhưng áp lực từ đối thủ tiềm ẩn đó lớn hay nhỏ còn phụ thuộc và các yếu tố: sức hấp dẫn của ngành, rào cản gia nhập ngành, sự phản kháng của các doanh nghiệp hiện tại. - Sức hấp dẫn của ngành: May mặc là một nhu cầu tự nhiên và không thể thiếu của con người. Thị trường Việt Nam với đặc điểm là dân số đông nên là một thị trường rất hấp dẫn về quy mô. Hơn nữa, cuộc sống ngày càng được nâng cao, mặc không chỉ là một nhu cầu tự nhiên mà đã trở thành một nhu cầu để thể hiện bản thân mình. Nhu cầu đó ngày càng phong phú hơn. Những điều đó cho thấy cầu ngành may là rất lớn và hấp dẫn. Với quy mô và đặc điểm cầu như vậy thì khả năng thu lợi nhuận của ngành may là khá cao. Do đó ngành may Việt Nam được đánh giá là có sức hấp dẫn với các đối thủ tiềm ẩn. - Rào cản gia nhập ngành: Yếu tố thứ hai quyết định mức độ thuận lợi và khó khăn cho việc gia nhập ngành của các đối thủ tiềm ẫn là rào cản gia nhập ngành. - Rào cản về kĩ thuật: Đây là những ưu thế tuyệt đối về chi phí nếu doanh nghiệp sở hữu sang chế hoặc công nghệ đặc thù. Với đặc điểm sản xuất của ngành may Việt Nam sử dụng công nghệ đơn giản, máy móc được sử dụng trong các xí nghiệp may chỉ là những chiếc maý may công nghiệp , các doanh nghiệp có thể nhập từ nước ngoài hoặc ở trong nước. Như vậy cho thấy rào cản về mặt kĩ thuật của ngành may Việt Nam là nhỏ. - Rào cản về mặt tài chính: Chi phí đầu tư ban đầu là chi phí để xây dựng nhà xưởng, mua máy may, thuê nhân công và mua nguyên liệu, phụ liệu, Nhân công được sử dụng trong ngành may Việt Nam thì giá rẻ, chi phí để mua máy may và các nguyên phụ liệu cũng không cao. Do đó chi phí để đầu tư xây dựng ban đầu của ngành may Việt Nam không cao. Vì vậy rào cản về mặt tài chính là không lớn đối vói các đối thủ tiềm ẩn. - Rào cản về mặt thương mại: Đó là thương hiệu, mạng lưới phân phối, hình ảnh của doanh nghiệp… Đối thủ tiềm ẩn nếu gia nhập ngành sẽ rất khó cạnh tranh với các doanh nghiệp hiện tại đã có thương hiệu trên thị trường như Việt Tiến, May 10, PT2000…mạng lưới phân phối rộng và khách hàng đã ưu thích sản phẩm của họ. Vì thế, đây là rào cản lớn với các đối thủ tiềm ẩn. - Rào cản về mặt nguồn lực: Đối với ngành may, nguồn lực đàu vào là đội ngũ nhà thiết kế, lao động may, máy may và các nguyên vật liệu như vải, chỉ, cúc, khóa…Điểm khác biệt trong sản phẩm của mỗi doanh nghiệp là ở chất lượng sản phẩm và kiểu cách. Điều đó phụ thuộc vào nguyên liệu và các mẫu thiết kế của các nhà thiết kế. Nhưng không doanh nghiệp nào sở hữu được nguồn nguyên liệu đặc biệt mà hầu hết đều phải nhập nguyên liệu. nhu cầu thời trang hiện nay thì rất phong phú, mỗi mẫu thiết kế ra sẽ có người ưa thích. Đội ngũ thiết kế cũng không phải là rào cản lớn. Như vậy cho thấy rào cản về mặt nguồn lực của ngành may Việt Nam là không lớn. -Sự phản kháng của các doanh nghiệp hiện tại: Đây sẽ là một rào cản rất lớn và khó vượt qua của các đối thủ tiềm ẩn nếu muốn gia nhập ngành may Việt Nam. Các doanh nghiệp may Việt Nam hiện nay với năng lực cạnh tranh khá lớn, cùng với việc sở hữu những lợi thế của doanh nghiệp đi trước, chắc chắn sẽ có những phản ứng mạnh trước việc một đối thủ tiểm ẩn muốn gia nhập ngành. Tóm lại, từ những phân tích ở trên cho thấy áp lực từ phía các đối thủ tiềm ẩn đối với ngành may Việt Nam là tương đối lớn. 5. Cạnh tranh nội bộ ngành: Trong mô hình phân tích 5 áp lực cạnh tranh của M.Poter, cạnh tranh nội bộ ngành là sự cạnh tranh của các Doanh ngiệp đang có mặt trong ngành. Đối với ngành may sẵn của Việt nam hiện nay có rất nhiều các doanh nghiệp tham gia với một số lượng đông đảo. Theo đánh giá của các chuyên gia thì ngành may sẵn Việt nam được chia làm 3 cấp độ là hàng rẻ, hàng cấp cao trung và hàng cấp trung. Tuy nhiên để thuận lợi cho việc phân tích áp lực cạnh tranh trong nội bộ ngành thì chúng ta chia các doanh nghiệp làm 2 nhóm: nhóm thứ nhất là nhóm các DN sản xuất hàng rẻ tiền, nhóm thứ hai là nhóm sản xuất hàng cấp trung và cao trung. Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành may sẵn thường chịu tác động tổng hợp của 3 yếu tố là: cơ cấu ngành, mức độ cầu của ngành và rào cản rút lui khỏi ngành. a. Cơ cấu ngành: Đây là sự phân bố về số lượng và qui mô các DN có mặt trong ngành. Như chúng ta đã biết, các DN đang có mặt trong ngành may sẵn là rất đông đảo với một qui mô lớn cụ thể như Tổng công ty may Việt Tiến, may Nhà Bè, Việt Thy, công ty thời trang Việt (Ninomaxx), công ty thời trang Nguyên Tâm (Foci), An Phước, Việt Thắng, May 10…Với số lượng đông đảo như vậy tuy nhiên không có DN nào có thể giữ vai trò chủ đạo, chi phối đến hoạt động của các DN khác. Chính vì vậy cơ cấu ngành may sẵn là cơ cấu ngành phân tán, cường độ cạnh tranh trên thị trường gay gắt, khốc liệt và chủ yếu là cạnh tranh về giá. Ta thấy rằng nhóm các DN sản xuất hàng cấp trung và cấp cao trung chủ yếu sử dụng chiến lược khác biệt hoá. Giá của những DN may trong nhóm này thuộc tầm trung hoặc cao để khẳng định rõ về chất lượng, mẫu mã hình thức và thương hiệu của sản phẩm. Có những DN mà sản phẩm của họ lên tới mức 500 – 700 nghìn đồng như Việt Tiến, An Phước… nhưng khách hàng vẫn chấp nhận mua vì nó đã tạo được một thương hiệu trong lòng khách hàng về chất lượng quần áo. Những DN sản xuất hàng cấp trung như Ninomaxx, PT2000 hay Blue Exchange, Việt Thy…Các DN sản xuất hàng cấp trung này chiếm khoảng 60% thị phần, 40% còn lại chia đều cho hàng giá rẻ và hàng cấp trung cao của các nhà thiết kế trẻ. Mặc dù được đánh giá chiếm đến 60% thị phần nhưng phân khúc thị trường thời trang cấp trung vẫn là khu vực tập trung nhiều sự cạnh tranh nhất. Ngoài việc mở thêm cửa hàng, các công ty này còn bước vào “cuộc chiến” thương hiệu bằng những lô hàng vải “độc” riêng cho nhãn hiệu mình. Hơn thế, mỗi nhãn hiệu thời trang nội địa đều chọn nguồn vải mới độc quyền, nhập trực tiếp hay bao nguyên lô của những đơn vị nhập vải ngoại. Ninomaxx với 4-5 mẫu được đưa ra trong mỗi ngày và giới thiệu 50 mẫu mới mỗi tháng.Ở những khúc thị trường cấp trung, cạnh tranh lại càng gay gắt khi có sự tham gia của các nhãn hiệu nhập từ Hàn Quốc, Trung Quốc, Campuchia. Còn đối với nhóm các DN sản xuất hàng rẻ thì cạnh tranh ít căng thẳng hơn. Các DN thuộc nhóm này chủ yếu là những DN nhỏ lẻ trên thị trường, các nhà máy hay những xưởng may gia công… Sản phẩm của họ chủ yếu bán tập trung ở chợ, bán lẻ trên vỉa hè hay những xe hàng rong… Những sản phẩm này chất lượng cũng như hình thức là kém, đa số là không có thương hiệu, nhãn mác. Các DN này sử dụng chiến lược chi phí thấp, sản xuất theo đơn đặt hàng hay sản xuất và bán theo lô... Tóm lại với một số lượng đông đảo, qui mô lớn, không có DN nào đứng ra điều hành chi phối các DN còn lại nên cơ cấu ngành may sẵn là phân tán, cạnh tranh gay gắt và khốc liệt, chủ yếu là cạnh tranh về giá với chiến lược khác biệt hoá. b. Cầu của ngành: Từ xưa đến nay ăn mặc vẫn luôn là nhu cầu thiết yếu đối với mỗi con người. Tuy nhiên ngày nay những bộ quần áo nó còn đem lại những giá trị lớn khác nhau đối với bản thân mỗi người. Khi đất nước đang trong quá trình hội nhập cùng nền kinh tế thế giới, kinh tế đang phát triển, thu nhập của người dân càng ngày càng được cải thiện, vì vậy mà nhu cầu mua sắm quần áo càng ngày càng lớn. Cầu tiêu dùng hàng hoá lớn tuy nhiên cạnh tranh vẫn gay gắt và khốc liệt vì cầu tiêu dùng tuy lớn nhưng được chia ra làm nhiều đoạn thị trường, Trên mỗi đoạn thị trường này lại có nhiều các DN hướng đến nên cạnh tranh càng trở nên gay gắt hơn. c. Rào cản rút lui khỏi ngành: Đây là những ràng buộc khiến cho các DN khó rút lui ra khỏi ngành. Trước tiên rào cản đầu tiên phải kể đến ở đây đó là nghĩa vụ đối với người lao động. Mỗi một DN may cần nhiều lao động, vì vậy giải quyết được vấn đề việc làm hay thất nghiệp của người dân. Nếu bây giờ DN rút khỏi ngành, những lao động này sẽ mất việc làm,điều này không những ảnh hưởng tới bản thân họ mà còn ảnh hưởng tới gia đình họ. Không những vậy, khi DN muốn rút ra khỏi ngành may sẵn còn rào cản về mặt kĩ thuật, các tài sản cố định, máy móc, công nghệ… Ngoài ra nó còn gây ảnh hưởng đến mối liên hệ với các ngành khác trong cùng DN như khi muốn rút khỏi ngành may sẵn thì các DN gây ảnh hưởng đến ngành dệt, ngành cung cấp nguyên phụ liệu… * Từ những phân tích trên ta thấy rào cản rút lui đối với ngành là lớn, chính vì vậy mà cạnh tranh càng gay gắt hơn. ĐTTA(7) CTNBN(8) SPTT(3) KH(8) NCC(7) Để đánh giá áp lực lớn hay nhỏ chúng ta sử dụng sơ đồ cho điểm 5 áp lực cạnh tranh như trên: + Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn (ĐTTA) 7 điểm. + Nhà cung cấp (NCC) 7 điểm. + Sản phẩm thay thế (SPTT) 3 điểm. + Khách hàng (KH) 8 điểm. + Cạnh tranh nội bộ ngành (CTNBN) 8 điểm. IV. Cơ hội thách thức và chìa khoá thành công 1. Cơ hội thách thức: Cơ hội Việt nam đã ra nhập WTO Có cơ hội nâng cao hiệu quả và kỹ năng tiếp thị trong gia công để chuyển sang xuất FOB. Độ co dãn về thu nhập lớn thu nhập dành cho tiêu dùng tăng nên thuận lợi cho xuất khẩu. Tỷ giá hối đoái thực tế của VND trên một số thị trường đang yếu đi làm tăng khả năng xuất khẩu hàng vào các thị trường đó. Một số công ty đã thành công trong phát triển các sản phẩm đặc biệt tại thị trường ngách trên cơ sở xuất FOB. Các thị trường xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam là EU, Mỹ, Nhật Bản nhu cầu rất lớn. Các thị trường mới, trong đó có Nga và các nước SNG là những thị trường tiềm năng lớn đối với hàng dệt may Việt Nam.  Nguy cơ, thách thức Tính khốc liệt trong cạnh tranh ở tất cả các thị trường đang tăng. Nhân công một số nước trong khu vực rẻ hơn, như Inđônêxia, Bangladesh. Chi phí cho các dịch vụ: cước phí điện thoại, dịch vụ viễn thông, giá điện, nước …tăng. Cạnh tranh khốc liệt từ phía Trung Quốc do ở đó công nghiệp dệt và phụ liệu đã phát triển, và có nguồn nhân công rẻ hơn, năng suất lao động cao hơn. Năm 2008 chính phủ Mỹ bỏ biện pháp tự vệ đối với 28 mặt hàng may của Trung Quốc. Giảm hàng rào thuế quan đối với các mặt hàng dệt may vào Việt Nam từ 40%- 50% giảm xuống còn 10%- 15%. Để quốc hội Mỹ thông qua việc áp dụng cơ chế thuơng mại bình thường vĩnh viến đôi với Việt Nam (PNTR). Chính phủ Mỹ đã cam kết sẽ áp dụng chế độ theo dõi đặc biệt với ngành may Việt Nam và biện pháp chống bán phá giá.   2.Chìa khoá thành công : Qua các phân tích ở trên ta thấy rằng lợi thế của ngành may sẵn nước ta so với các nước khác là nguồn nhân lực dồi dào, có tay nghề khéo léo chi phí tiền lương thấp ngành thu hút một số lượng lớn lao động. Với kim ngạch xuất khẩu lớn chính là lợi thế này. Vì vậy để phát triển thành công ngành nên tập trung khai thác lợi thế này, đào tạo một đội ngũ nhân công có chất lượng . Tất nhiên hiện tại bây giờ lao động rẻ dồi dào cũng chưa đủ mà còn có thương hiệu, công nghệ, nguồn nguyên liệu. Ba nhân tố rất quan trọng, mà chúng ta còn đang yêú. Hiện nay ngành may sẵn thu hút được nhiều vốn đầu tư nước ngoài cũng nhờ một phần lớn lợi thế nhân công này. Thu hút mọi nguồn vốn nhất là vốn đầu tư nước ngoài để đổi mới công nghệ, xây dựng nguồn nguyên liệu cung cấp đủ số lượng và chất lượng như thế sẽ có đủ yếu tố để xây dựng và phát triênt thương hiệu. Nhất định ngành may sẵn sẽ thành công. Kết luận: Môi trường vi mô đã tạo ra rất nhiều áp lực cho ngành may sẵn, đặc biệt là đối thủ tiềm ẩn và cạnh tranh nội bộ ngành. Tuy nhiên với những cơ hội vốn có, ngành may sẵn đã phát huy những ưu thế, giảm những hạn chế vẫn còn tồn tại để tiếp tục phát triển. Chính vì vậy, ngành may sẵn đã liên tục gặt hái công và chiếm tỉ trọng khá lớn trong kim ngạch xuất khẩu của nước ta.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docChiến lược kinh doanh của ngành may mặc VN.DOC