Đề tài Chiến lược Marketing sản phẩm trà xanh không độ

Trà xanh Không Độ là một sản phẩm đột phá của Tân Hiệp Phát trong tình hình Number 1 ngày càng bị lấn lướt bởi Sting vào những tháng đầu năm 2006. Đứng trước nhu cầu tiêu thụ sản phẩm nước không gas tăng gần 30% mỗi năm, với hơn 50% người tiêu dùng thành phố đang chuyển dần sang các loại nước tự nhiên, ít ngọt trong khi sản phẩm nước có gas đang dần bão hòa vào thời điểm đó . Do vậy, không ngạc nhiên khi năm vừa rồi, trà xanh Không Độ là thương hiệu phát triển nhanh nhất với mức độ tiêu thụ có lúc tăng tới 190%. Về thị trường trà xanh, trên thế giới như Âu, Mỹ, Nhật, Hàn là các sản phẩm của Lipton, Pepsi, Nestlé, Coca Cola, Uni President, URC, Còn ở Việt Nam chính là những cái tên quen thuộc: Trà xanh Không Độ của Tân Hiệp Phát, C2 của URC,100 của Tribeco, Queen Tea, Pure Green (Uniliver ) Trong đó, thị phần trung bình của Trà xanh Không Độ trong nghành nước này theo các số liệu của AC Nielsen là trên 50 % : 1/2007: 32,6%2/2007: 30%3/2007: 40%4/2007: 48%5/2007: 49%6/2007: 53%7/2007: 52%8/2007: 57%9/2007: 56,1% . Tuy nhiên, là người dẫn đầu không có nghĩa là bạn luôn dẫn đầu. Đã có những đối thủ cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ, và đã có những dấu hiệu cần phải thay đổi trong các chiến lược của Trà xanh Không Độ. Dung tích chai 500ml là phù hợp, cần có thêm dung tích 1,000ml cho đối tượng uống ở nhà. Tăng chiều sâu sản phẩm bằng các dung tích nhỏ hơn,hoặc lớn hơn để đáp ứng các nhu cầu SP trà xanh không đường nên được nhắm vào đối tượng uống ở nhà và nên được truyền thông “sử dụng tốt nhất bằng cách ướp lạnh”, trong khi trà xanh vị chanh (do vị hơi ngọt) có thể được truyền thông “uống ướp lạnh hoặc uống với đá. Chiến lược giá: Mức giá tối ưu - Trà xanh không đường - Totals

pdf32 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 11168 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Chiến lược Marketing sản phẩm trà xanh không độ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
do sau: thứ nhất là hiện nay người tiêu dùng Việt Nam, nhất là ở các tỉnh vẫn chưa có ý thức phân biệt thương hiệu một cách đầy đủ, nhất là đối với loại sản phẩm low-involvement, với họ uống của thương hiệu nào cũng vậy, cũng đều là trà xanh hết. Thứ hai là theo nghiêm cứu thị trường của FTA (chắc là vậy), hình dáng của chai trà xanh hiện nay là hình dáng mà phù hợp với ưa thích và thuận tiện cho khách hàng. Trà xanh 100 chỉ đáp ứng những gì phù hợp với thị hiếu của khách hàng. Thứ ba là khách hàng đang có xu hướng về với thiên nhiên, dùng những sản phẩm từ thiên nhiên, trong trường hợp của trà xanh, màu xanh ở đây giúp khách hàng dể dàng liên tưởng tới thiên nhiên, với sự tươi mát. Theo lí giải của trà xanh 100, vì trà xanh 100 có vị trà đậm hơn và nhiều chất chanh hơn nên màu của bao bì vàng hơn trà xanh Không độ. Thứ tư là thị trường vẫn đang còn phát triển, nên việc trà xanh 100 làm như vậy cũng không ảnh hưởng nhiều đến thị phần của trà xanh Không độ. Mà hiện nay mọi người đang cố mở ra những thị phần mới chưa được khai thác. Có thể nói, trà xanh 100 đã có những bước đi khôn ngoan. Nó đã không đối đầu với trà xanh Không độ ở những thị trường lớn mà tạo lập và mở rộng kênh phân phối của mình ở những thị trường mới, thị trương nông thôn. Không ngừng củng cố thương hiệu của mình ở mảng thị trường này. Với việc sữ dụng hình ảnh tương tự trà xanh Không độ, trà xanh 100 dể dàng tiếp cận với khách hàng, những người đã thấy hoặc uống trà xanh Không độ nhưng không để ý đến thương hiệu hoặc những người mà sự lựa chọn của họ bị ảnh hưởng bởi người bán hàng. Có thể hiện nay, do thị trường vẫn còn đang phát triển nên các doanh nghiệp vẫn chưa chú trọng nhiều tới cạnh tranh trực tiếp mà chỉ cố gắng mở rộng thị trường. Tuy nhiên về lâu về dài, thị trường sẽ xuất hiện những đối thủ mới, đặc biệt là các ông lớn trong ngành giải khát như Pepsi chuẩn bị bước chân vào thị trương này. Vấn đề đặt ra là trà xanh không độ và trà xanh 100 sẽ có những bước đi gì cho thời gian tới. Hiện nay, trà xanh đóng chai chỉ phát triển ở phía nam, thị trường ở phía bắc còn đang bỏ ngỏ do một số lí do như người dân ở ngoài bắc uống trà đậm hơn trong nam, thói quen uống trà xanh theo cách thông thường… Nếu các nhà sản xuất chú ý đến những đặc điểm này và thỏa mản nhu cầu của khách hàng phía bắc thì việc thay đổi hành vi của khách hàng cùng với thị phần lớn là hoàn toàn nằm trong tầm tay. Với ưu thế là first mover, Trà xanh Không độ cần tiếp tục duy trì lợi thế của mình, tiến hành các chương trình PR hay các kế hoạch marketing khác để làm nổi bật lên thương hiệu của mình. Cần phải repositioning lại sản phẩm của mình theo hướng tắng nhận thức thương hiệu của mình cho khách hàng. Đối với trà xanh 100, cần có những chiến lược marketing đánh vào emotion của khách hàng. Trong thời gian tới, khi mà có nhiều sự cạnh tranh thì những điều làm nên thương hiệu như từ thiên nhiên, diu mát, nguyên chất,… sẽ không còn. Do đó trà xanh 100 cần có những chiến lược marketing khác như giúp xây dựng hạnh phúc, cuộc sống thanh bình, ấm no, một phần trong thành công của khách hàng,… Có thể cho tôi biết kênh phân phối chủ yếu của trà xanh C2 được không? Tôi đang cần tài liệu này Ngày đăng: 13/03/2010 02:43 (7 tháng trước) Yêu c ầ u xóa » Trả lời: Trà xanh đóng chai (Ready-to-drink) trở thành một chủ đề được thảo luận nhiều trong thời gian gần đây. Quan sát các sự kiện liên quan đến loại sản phẩm này, chúng ta có thể rút ra được những kinh nghiệm quý báu cho hoạt động truyền thông thương hiệu. Bài viết được phân tích dưới góc độ hơi thiên về chiến lược marketing thông qua quan sát và khảo cứu của tác giả từ các thông tin thu thập từ nhiều nguồn và các điều tra trực tiếp với người tiêu dùng với quy mô nhỏ để phục vụ cho luận điểm của bài viết. Bài viết, do vậy, nên được nhìn nhận dưới góc độ quan điểm của người hành nghề marketing và mong muốn được chia xẻ các ý kiến của bạn đọc về vấn đề này. Trà xanh là một thứ thức uống phổ biến trên thế giới từ hàng ngàn năm nay, đặc biệt là khu vực châu Á như Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, v.v. Tại một số quốc gia, uống trà còn được nâng lên thành nghệ thuật và với những nghi thức đặc biệt, phức tạp. Cuộc sống hiện đại thúc đẩy ngành công nghiệp nước uống tiện dụng phát triển mạnh mẽ. Trà xanh đóng chai cũng nằm trong dòng chảy này. Tại Việt Nam, khi nói về chủng loại sản phẩm này, phải kể đến các thương hiệu Không độ, C2, Queen Tea. Trong đó, thương hiệu được nhận biết rộng rãi là Không độ. Vào khoảng đầu năm 2006, Tân Hiệp Phát (THP) tung ra thị trường trà xanh đóng trong chai PET. Các chương trình truyền thông rầm rộ trên báo, trên truyền hình liên tục giới thiệu về một loại sản phẩm gần gũi (là trà) nhưng độc đáo vì được đóng trong chai với những điều kiện sản xuất đặc biệt để giữ lại các chất bổ dưỡng, có lợi cho cơ thể. Trà xanh không độ định vị vào phân khúc nhu cầu giải khát với đặc điểm vượt trội so với các loại thức uống giải khát thông thường là có lợi cho sức khoẻ. Trà xanh không độ đã có một quyết định chiến lược táo bạo. Trước hết, chai PET dùng để sản xuất trà xanh phải tuân thủ điều kiện quan trọng của quy trình sản xuất trà xanh là phải chịu được nhiệt độ cao vì phải chiết rót nóng. Ngay thời điểm đó, THP đã phải đầu tư riêng cho mình một dây chuyền sản xuất chai PET này. Không độ cũng được đầu tư khá kỹ càng từ việc chọn lựa tên thương hiệu, thiết kế logo, kiểu dáng cho đến sử dụng thương hiệu Number one, đã có vị thế, làm thương hiệu bảo trợ. Ngay từ đầu khi tung ra sản phẩm này, THP đã lựa chọn giải pháp truyền thông bùng nổ với những đầu tư mạnh mẽ vào phim quảng cáo, quảng cáo báo, PR kết hợp cả các công cụ kích hoạt thương hiệu khác nên đã nhanh chóng tạo dựng sự nhận biết đối với khách hàng. Trà xanh Không độ cũng được thừa hưởng những lợi thế mạnh mẽ từ kênh phân phối hiện hữu của THP. Chọn lựa định vị là thức uống giải khát có lợi cho sức khoẻ, trà xanh Không độ đã nhanh chóng tìm được lý do thuyết phục người tiêu dùng sử dụng sản phẩm. Trước hết, trà xanh là một thức uống rất gần gũi với người tiêu dùng Việt Nam. Những lợi ích cho sức khoẻ do trà xanh mang lại đã được thừa nhận như một tất yếu đối với người tiêu dùng. Do vậy, để thoả mãn nhu cầu giải khát, từ nay khách hàng có thêm một lựa chọn nữa, có lợi cho sức khoẻ. Thị phần của Không độ là tất cả các thức uống giải khát, không có lợi hoặc thậm chí còn có hại cho sức khoẻ. Đó là thị trường của nước tinh khiết đóng chai, của nước ngọt,.. đây quả là một thị trường khổng lồ cho trà xanh. Xét về mặt giá cả, trà xanh có giá cao hơn khoảng 20% so với các loại nước giải khát đóng chai khác. Tuy nhiên, khách hàng chấp nhận mức chênh lệch này vì có lợi cho sức khoẻ. Ngày nay, Không độ trở thành một “con bò sữa” mà tất cả các doanh nghiệp phải thèm muốn. Sự thành công cuả Không độ, chính là lợi thế của người tiên phong (First mover). Thức uống có lợi cho sức khoẻ là một xu hướng. Trên thế giới và trong khu vực, trà xanh đóng chai đã phát triển mạnh từ những năm 80 của thế kỷ trước và có giá trị lên đến nhiều tỷ đô la. Tuy nhiên, với bất kỳ sản phẩm mới nào rủi ro thất bại cũng rất cao. THP cũng đã không dưới một lần rủi ro khi quyết định đầu tư vào sản phẩm mới. Tất cả những thương hiệu lớn có mặt tại Việt Nam đều đã có sản phẩm trà xanh tại các thị trường Âu, Mỹ, Nhật, Hàn như Lipton, Pepsi, Nestle, Coca cola, Uni president, URC. Ngoại trừ URC với C2 đã hiện diện, việc các đại gia trong lĩnh vực giải khát tung sản phẩm trà xanh tại Việt Nam chỉ là vấn đề thời gian. Đi trước, thực sự đã tạo cho Không độ một lợi thế. Ngày nay, tại bất kỳ tiệm tạp hoá nào, việc mua một chai trà xanh không độ là rất dễ dàng. Các thương hiệu lớn, ở thời điểm hiện tại muốn thâm nhập vào thị trường trà xanh cũng không thể chắc chắn thành công và nếu có thành công thì cái giá cũng không nhỏ. Sức mạnh phân phối cộng với hình ảnh thương hiệu của người đi đầu đã buộc một vài cơ sở sản xuất ít tiềm lực hơn khác phải lựa chọn giải pháp “bắt chước” để thâm nhập thị trường này. Những tranh chấp về bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá với các thương hiệu O2, Omega thời gian vừa qua chứng minh cho điều này. Xin được nói về chiến dịch truyền thông của C2. Trà xanh C2 là thương hiệu thuộc công ty URC Việt Nam. URC Việt Nam đầu tư vào Việt Nam với số vốn lên đến 14,5 triệu đô và đặt nhà máy tại KCN Việt Nam – Singapore (Địa chỉ: Khu Cong Nghiep Sinhgapo, Binh Duong, Quận Huyện: Hoang Mai, Tỉnh/Thành Phố: Hà Nội, Số điện thoại: 0989087472). C2 là thương hiệu trà xanh thành công rực rỡ tại Philipines. Tuy nhiên, khi vào Việt Nam C2 chưa đạt được thành công như mong đợi. Tại thời điểm ra mắt, C2 dường như bị bất ngờ và rơi vào tình thế bị động vì Không độ đã ra mắt trước và được hỗ trợ mạnh mẽ bởi các hoạt động truyền thông rầm rộ. Mãi đến tháng chín vừa rồi, C2 mới gia tăng nỗ lực Marketing thông qua việc quảng cáo rầm rộ trên Tivi kết hợp với chương trình giảm giá mạnh mẽ nhưng tình hình có lẽ khó cải thiện khi chiến dịch này còn chứa nhiều điểm yếu. Trước hết, C2 lựa chọn định vị “mát lạnh & thanh khiết” (Cool & Clean). Là thương hiệu đến sau (trong nhìn nhận của người tiêu dùng), lẽ ra C2 nên chọn cho mình một đặc trưng khác biệt thay vì cũng chỉ là giải khát và có lợi cho sức khoẻ. Nhân vật đại diện thương hiệu trong phim quảng cáo thuyết phục người tiêu dùng hãy chuyển từ nhu cầu tiêu dùng nước ngọt sang trà xanh C2. Thông điệp này có ba điểm hạn chế: (1) C2 tự hạn chế đối tượng tiêu dùng sản phẩm khi chỉ hướng vào những khách hàng tiêu dùng nước ngọt thay vì có thể mở rộng sang thì trường nước tinh khiết đóng chai, các loại nước giải khát khác. Theo điều tra của người viết, phần lớn người tiêu dùng chọn trà xanh như là một lựa chọn khôn ngoan thay thế nước tinh khiết chứ không phải nước ngọt. (2) Chiến dịch truyền thông C2 phần lớn hướng đến mục tiêu hình thành “lực kéo” nhưng chưa chú trọng đến “lực đẩy” nhằm tạo ra độ sẵn sàng về hàng hoá tại điểm bán. (3) Nếu việc chuyển từ tiêu dùng nước ngọt sang trà xanh là hợp lý thì trà xanh mà khách hàng lựa chọn là Không độ chứ không là C2. C2 đã không cung cấp cho khách hàng bất kỳ lý do thuyết phục nào để chọn tiêu dùng ngoại trừ những lý do mà người tiêu dùng đã được đáp ứng bởi Không độ là tinh khiết và có lợi cho sức khoẻ. Mức độ không sẵn sàng C2 tại điểm bán, cộng với lý do lựa chọn C2 chưa đủ sức thuyết phục đã vô tình giúp Không độ hưởng lợi từ ngân sách marketing của C2. Tất nhiên, cần phải có những thông tin đầy đủ hơn về biến động doanh số, tương quan về thị phần, mức độ bao phủ, v.v giữa C2 và Không độ thì phân tích mới rõ ràng hơn. Nếu các dữ liệu thực tiễn hỗ trợ cho các lập luận trên, C2 cần phải điều chỉnh lại định vị có tính khác biệt mạnh mẽ hơn giữa C2 và Không độ. Các hoạt động marketing, định vị hướng đến tính cách “sành điệu” mà C2 đang triển khai ở Philipines, theo quan sát của người viết, sẽ tốt hơn cho C2 tại Việt Nam. Ngoài ra, C2 cũng cần chú ý đến các công cụ tạo “lực đẩy” để gia tăng mức độ bao phủ hàng và nhận được sự hỗ trợ từ kênh phân phối nhiều hơn nữa trong việc đưa hàng đến tay người tiêu dùng. Những phân tích sơ khởi trên, hy vọng mang lại được những đóng góp nhất định cho các nhà quản trị công ty trong việc lựa chọn chiến lược và triển khai các hoạt động marketing của doanh nghiệp mình. Người viết cũng rất mong được nhận thêm những góp ý từ độc giả để tình huống phân tích được sâu sắc và đa dạng hơn như là một đóng góp vào việc làm giàu thêm “tình huống tiếp thị” cho Việt Nam. Tập đoàn Tân Hiệp Phát: Chiến lược tạo sự khác biệt Để chinh phục thị trường không phải chỉ cần có kênh phân phối tốt là đủ mà phải có sản phẩm tốt, giá phù hợp và sự khác biệt trong chiến lược marketing và trong chính sản phẩm. Vì thế tiêu chí kinh doanh của chúng tôi là “Sức khỏe của khách hàng là nguồn lợi nhuận lớn nhất của chúng tôi”. Đó là tâm sự của TS Trần Quí Thanh – Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Tân Hiệp Phát nhân kỷ niệm 15 năm ngày thành lập tập đoàn: 15/10/1994 - 15/10/2009 với DĐDN. - Xin ông vui lòng điểm lại đôi nét về những thành tựu mà Tập đoàn Tân Hiệp Phát đã đạt được trong thời gian qua. những thành tựu này có ý nghĩa như thế nào trong lộ trình phát triển của tập đoàn trong 15 năm hình thành và phát triển của mình, thưa ông ? 15 năm nỗ lực in dấu ấn thương hiệu, Tập đoàn Tân Hiệp Phát đã trở thành một trong những nhà sản xuất bia và nước giải khát thành công nhất tại VN. Cùng với nhiều cúp vàng và bằng khen, Tân Hiệp Phát còn là DN VN đầu tiên đạt chứng nhận ISO & HACCP đầy đủ nhất trong lĩnh vực thực phẩm, bao gồm: Hệ thống Quản lý Chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000; Hệ thống Quản lý Môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004; Hệ thống Quản lý Vệ sinh an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn HACCP. Hệ thống chất lượng ISO & HACCP là những tiêu chuẩn quốc tế chuẩn xác và phổ biến trên toàn thế giới mà bất cứ DN sản xuất nào cũng muốn nhắm đến nhằm khẳng định thương hiệu và mở rộng thị trường tiêu thụ. Với thái độ nghiêm túc, những thành công rực rỡ vững bền cùng với một chữ Tâm sáng ngời trong tôn chỉ kinh doanh, Tập đoàn Tân Hiệp Phát xứng đáng là “Vị thần khổng lồ” trong lĩnh vực sản xuất bia và nước giải khát tại VN. Chiến thắng vinh danh của Tân Hiệp Phát chính là thắng lợi xuất sắc trong cuộc chiến an toàn vệ sinh thực phẩm, kiên quyết chống hàng kém chất lượng, hàng nhái, hỗ trợ và bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng trong suốt 15 năm qua. - Năm 2009 lạm phát và thị trường tài chính có nhiều biến động, điều này đã tác động như thế nào tới việc đầu tư và kinh doanh của Tập đoàn Tân Hiệp Phát, thưa ông? Đây là giai đoạn khó khăn ngay cả với chúng tôi, bởi chính thời điểm này lẽ ra chúng tôi đã có kế hoạch đẩy mạnh xuất khẩu, nhưng đánh giá chung thị trường xuất khẩu đang trên đà giảm sút, nên chúng tôi triển khai chậm lại dự án xuất khẩu và tiếp tục đẩy mạnh phát triển thị trường nội địa. Cũng phải nói thêm rằng, để chinh phục thị trường nội địa không phải chỉ cần có kênh phân phối tốt là đủ mà phải có sản phẩm tốt, giá cả phù hợp, có sự khác biệt trong chiến lược marketing và khác biệt trong dòng sản phẩm của chính mình. Trong năm 2009, ảnh hưởng do suy thoái kinh tế, việc người tiêu dùng hạn chế chi tiêu và lựa chọn sản phẩm theo giá thành là không thể tránh khỏi. THP với vị trí thương hiệu dẫn đầu chúng tôi sẽ có chiến lược riêng về giá và chính sách chăm sóc khách hàng, đẩy mạnh các hoạt động bán hàng ở thị trường trong nước nhằm tạo những cơ hội kích cầu phù hợp với những giải pháp mà Đảng, Chính phủ và toàn dân đang nỗ lực thực hiện. Nghiên cứu thị trường, đầu tư dây chuyền sản xuất, đăng ký quyền bảo hộ sở hữu trí tuệ... là quy trình chung để tạo ra một dòng sản phẩm mới, rất lâu dài, tốn kém và đầy trở ngại. Thế nhưng đối với dòng sản phẩm thực phẩm, điều này càng trở nên phức tạp gấp bội bởi bên cạnh những khâu chung còn đòi hỏi phải đảm bảo chất lượng cũng như vệ sinh an toàn thực phẩm, nếu không sản phẩm sẽ “chết” từ trong trứng. - Tập đoàn Tân Hiệp Phát được biết đến là một tập đoàn hàng đầu về sản xuất và kinh doanh ngành hàng rượu bia NGK... với nhiều nhãn hàng được khách hàng trong và ngoài nước tin tưởng và đánh giá cao trong thời gian qua, ông có thể cho biết những yếu tố nào đã làm nên thành công của Tập đoàn? Hiện nhiều người tiêu dùng đã thấy được sản phẩm có gas không có lợi cho sức khoẻ nhưng để thay thế, nhà sản xuất cần có sự chuẩn bị không thể ngày một ngày hai. Một minh chứng cho nhận định này là theo số liệu nghiên cứu của AC Nielson, năm 2009 là năm đầu tiên sau 19 năm thị phần nước ngọt có gas bị suy giảm. Rất nhiều DN VN cho ra đời những sản phẩm độc đáo khác để người tiêu dùng lựa chọn, tuy nhiên nhiều khi DN không đi hết quy trình 5P trong hoạt động marketing nên khó thành công. Chỉ khi chúng ta phát triển nhiều sản phẩm quy tụ được quy trình 5P thì khi đó thị phần nước giải khát có gas sẽ bị đe doạ. Xu hướng sản phẩm nước giải khát có gas trên thị trường ít nhiều đã bị ảnh hưởng khi các sản phẩm nước giải khát như Trà Xanh Không độ, Trà Thảo Mộc Dr.Thanh xuất hiện. Bằng chứng là dòng sản phẩm Trà Xanh Không độ năm 2008 tăng trưởng 800% và dòng sản phẩm Trà Thảo Mộc Dr.Thanh sản phẩm tiêu thụ ước khoảng 500.000 sản phẩm/ngày và đang trên đà tăng trưởng. Đặc biệt với cương vị chủ DN chúng tôi thấu hiểu quy luật dung nạp và đào thải khắc nghiệt của dòng sản phẩm đồ uống. Trong hơn 15 năm tạo dựng thương hiệu, Tập đoàn Tân Hiệp Phát luôn đặt chữ Tâm lên hàng đầu, lấy sức khỏe người tiêu dùng làm thước đo thành công. Xã hội phát triển, mức sống của con người được nâng cao, theo đó người tiêu dùng VN ngày càng quan tâm đến vấn đề sức khỏe. Thay vì “ăn no”, ngày nay người tiêu dùng hướng đến “ăn ngon, ăn an toàn”, đặt tiêu chí sức khỏe lên hàng đầu trong việc lựa chọn thực phẩm. Thấu hiểu tâm lý lo ngại của khách hàng trước hiện trạng sản phẩm kém chất lượng, sản phẩm nhái nhan nhản trên thị trường, mỗi dòng sản phẩm ra đời, Tân Hiệp Phát luôn đảm bảo ở mức cao nhất về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm. Chính vì vậy, sản phẩm Tân Hiệp Phát nhanh chóng chiếm được sự tin dùng của khách hàng, kể cả những khách hàng khó tính nhất. Với phương châm “thỏa mãn cao nhất mọi nhu cầu hiện có và tiềm ẩn của khách hàng”, Tập đoàn Tân Hiệp Phát liên tiếp cho ra đời nhiều dòng sản phẩm mới mang tính đột phá, in trên mình nhãn vàng về chất lượng cũng như độ an toàn thực phẩm. - Vậy ông có thể nói vài nét chính về chiến lược phát triển của Tân Hiệp Phát? Để thành một thương hiệu dẫn đầu, THP đang có khao khát là đưa thương hiệu của chúng tôi thành thương hiệu quốc gia. Khi nói đến THP là người ta nhớ đến đó là sản phẩm của VN. Để làm được điều đó chúng tôi có cam kết và nỗ lực rất lớn của cả tập thể CB - CNV. Thực sự, bản thân tôi suy nghĩ kinh doanh không chỉ để kiếm tiền mà còn để xây dựng một thương hiệu quốc gia (made in Vietnam hoặc made by Viet Nam). Chúng tôi đã xây dựng một phòng nghiên cứu phát triển sản phẩm mới và trong tương lai sẽ trở thành một trung tâm phát triển sản phẩm mới. Khi chúng ta chỉ đưa vào sản xuất những mặt hàng mà thị trường đang chấp nhận thì có nghĩa là chúng ta đi theo sau đồng nghĩa với sự hạn chế trong chiến lược phát triển. Trong khi người tiêu dùng đang ngày càng khó tính, nếu như các nhà sản xuất không có điểm khác biệt thì khó có thể thành công. Như vậy việc THP hình thành trung tâm nghiên cứu sẽ giúp chúng tôi trở thành một đơn vị luôn luôn tiên phong trên thị trường với những thương hiệu dẫn đầu, giá cả hợp lý, chất lượng tốt, mẫu mã đẹp và được người tiêu dùng ưa chuộng. Với hệ thống cơ sở hạ tầng quy mô, máy móc thiết bị hiện đại; dây chuyền công nghệ nghiên cứu, sản xuất hiện đại bậc nhất Đông Nam Á; đội ngũ công nhân viên được đào tạo chuyên nghiệp, có khả năng điều hành, sản xuất và quản lý hiệu quả cùng hệ thống phân phối rộng khắp từ Bắc chí Nam... hiện Cty đang chiếm phần lớn thị phần bia và nước giải khát của thị trường trong nước với các nhãn hiệu tiên phong như nước tăng lực Number One, Trà Xanh Không Độ đóng chai PET... hay các nhãn hiệu được ưa chuộng như sữa đậu nành cao cấp Number One Soya, bia Gold, bia Gold Bến Thành, nước ép trái cây Number one Juicie, nước uống vận động Number One Active... và sản phẩm Trà Thảo Mộc Dr.Thanh đã gây tiếng vang trên thị trường, nay đã có thêm loại “không đường” dành cho người không thích đường. - Được biết, Tập đoàn Tân Hiệp Phát là một mạnh thường quân nhiệt tình trong các hoạt động xã hội, xin ông chia sẻ thêm về những hoạt động “bên lề kinh doanh” đầy ý nghĩa này, thưa ông? Qua thể thao tôi muốn khẳng định DN VN không thiếu tầm nhìn hay khát vọng thực hiện những điều lớn lao. Từ quan niệm này, mỗi năm chúng tôi tài trợ cho rất nhiều giải thể thao từ lớn đến nhỏ, từ chuyến nghiệp đến phong trào. Đặc biệt năm 2008 THP là nhà tài trợ độc quyền cho dự án “Đưa người Việt chinh phục đỉnh Everest”, Cup xe đạp truyền hình, Cup xe đạp ĐBSCL, giải bóng đá Bình Dương BTV Number One... Chúng tôi cũng đã vinh dự trở thành nhà tài trợ chiến lược tiên phong Đại hội Thể thao Châu Á trong nhà AIG 3 và cũng là nhà tài trợ độc quyền nước uống của Đại hội này. Trước đó, vì mục tiêu chăm lo sức khỏe cộng đồng, chúng tôi đã hợp tác với Tổng hội y học VN (Bộ Y tế) thực hiện “Chương trình mục tiêu quốc gia về phòng chống bệnh đái tháo đường”... Chúng tôi luôn tâm niệm và ước mong thực hiện trách nhiệm này một cách rộng khắp và lâu dài, đồng nghĩa với lới tri ân của Tập đoàn Tân Hiệp Phát tới quý khách hàng đã ủng hộ chúng tôi trong suốt 15 năm qua và tiếp tục ủng hộ Tân Hiệp Phát trong thời gian tới. Chúng tôi đã xây dựng một phòng nghiên cứu phát triển sản phẩm mới và trong tương lai sẽ trở thành một trung tâm phát triển sản phẩm mới. Việc Tân Hiệp Phát hình thành trung tâm nghiên cứu sẽ giúp chúng tôi trở thành một đơn vị tiên phong trên thị trường với những thương hiệu dẫn đầu, giá cả hợp lý, chất lượng tốt, mẫu mã đẹp và được người tiêu dùng ưa chuộng. Trà xanh không độ và tác dụng giảm stress Tinexpress cập nhật 28-09-2010 - Nguồn: 24h.com.vn Link gốc: tac-dung-giam-stress-c52a327151.html Stress – để lâu mau bệnh Mỗi sáng thức dậy, nếu không phải là học sinh, sinh viên, nội trợ, công nhân, thì cũng là những người làm công tác văn phòng thường xuyên bắt đầu một ngày mới với những tâm trạng khác nhau. Có người thì chào hỏi buổi sáng với sự hồ hởi vui tươi, sẵn sàng cho một ngày làm việc năng động, nhưng cũng có những trường hợp mang theo tâm trạng mệt mỏi, chán chường của hôm qua. Khi được hỏi về trạng thái tinh thần, họ chỉ diễn đạt ngắn gọn bằng một từ: “Stress”. Cụm từ quen thuộc thốt ra từ sự mệt mỏi trong cuộc sống, trong công việc, như “Tôi đang bị “Stress”” hay vài trạng thái xuất hiện lãng vãng trên các màn hình chat online như “buồn”, “chán”, “mệt mỏi”,”lại một ngày mới”, “oải”, “bực mình”….Tất cả như một thông điệp truyền tải đến bạn bè, ngừơi thân, đồng nghiệp về tình trạng và cảm xúc hiện tại. Tự lúc nào, Stress trở nên một từ ngữ thông dụng và phổ biến. Không cần giải nghĩa tiếng anh, có khi cũng chẳng cần biết chữ ấy viết thế nào, song, Stress trở nên đại chúng. Khi nhắc đến Stress, mọi ngừơi có thể bật ra trong đầu hàng trăm, hàng vạn suy nghĩ để liên tưởng đến sự căng thẳng, bực bội, cùng nhiều những mối lo toan chưa đựơc giải quyết và bộc lộ hết. Rồi thì ngày qua ngày, nếu chúng ta nuôi dưỡng Stress, nó cũng lớn dần theo từng ngày, đến khi trưởng thành, Stress đồng hành với chúng ta trong cụôc sống; nó lôi kéo ta với những cung bậc cảm xúc vô cùng cực đoan. Hậu quả và những đánh mất từ Stress Đó là sự trầm cảm, mất thăng bằng trong cuộc sống. Hàng ngày, mang theo căn bệnh Stress, chúng ta sẽ phải đối diện với khối núi vấn đề với cảm giác trì trệ và chán nản. Mỗi khi được hỏi “Bạn khỏe không?”, hay “Hôm nay tâm trạng thế nào?” Chỉ cần sự phản hồi mang tính tiêu cực, Stress tự động lan truyền như những con virus cực mạnh, không sức đề kháng nào có thể chống lại. Đối tượng giao tiếp lập tức nhận ra ngay sự hụt hẫng của người này trong cuộc sống. Nếu anh ta là người cởi mở và dễ chia sẻ, có thể anh ta cũng sẽ cho bạn một lời khuyên tốt như: tập thể dục, chơi yoga, đi khiêu vũ, gặp gỡ bạn bè, hay hãy dùng ngay một chai trà xanh Không Độ mà giải nhiệt cuộc sống….Nhưng rồi lời nói như thể gió bay, quan trọng là bạn có nhìn nhận vận đề, đối mặt với nó và tìm ra hướng giải quyết hay không? Cách thì không phải không có, nhưng bạn có dũng cảm để nhấc chân bước ra khỏi cái bóng đen vây bủa bạn bằng sự mệt mỏi, chán chường hay không? Bạn có tự tin để có thể dùng đôi tay của mình lau sạch những ô cửa đen bám đầy bụi, mà những hạt bụi ấy chính là những nỗi buồn, sự hòai niệm quá khứ không vui, hay cái cảm giác uể oải. Nếu như Stress tồn tại với bạn trong cái căn nhà cảm xúc bi lụy đó, có thể bạn cũng sẽ tự đánh mất những ngừơi bạn thân vốn rất quan tâm đến bạn, đơn giản vì bạn đang cô lập chính mình với thế giới bên ngòai, bạn đang tự dùng dây trói buộc mình khỏi những cuộc vui với bạn bè, và bạn ngoan cố không tiếp nhận những liều thuốc tinh thần mà những vị bác sĩ kể cả chuyên môn lẫn nghiệp dư đang cố để chữa trị cho bạn. Trở lại với đối tượng giao tiếp khi nhận được phản hồi của bạn về từ “Stress”, trong trường hợp anh ta không phải là đối tượng thân thiết để nghe bạn ca cẩm các vấn đề thường ngày, bạn cũng sẽ dễ dàng bị bỏ rơi trong một vùng trời nào đó mà chỉ có bạn và Stress kết thân. Những mối quan hệ công việc, bạn bè cũng từ đó không cánh mà bay. Hiểu được hậu quả và tác hại của Stress, bạn thấy được chân dung của mình như thế nào? Giống một công trình bị xuống cấp, một lữ khách tha phương hay những chú chim bé nhỏ bị nhốt kín trong lồng? Cảm giác của Stress là sự phẫn nộ cáu gắt bất thường, rồi thì chẳng đợi ai thốt lời “bye bye”, tự bạn đã ký quyết định với bản cam kết “lưu thông chỉ trên đường một chiều”. Bạn chẳng buồn quan tâm đến việc có ai rủ bạn đi đâu, làm gì, ăn uống, vui chơi, du lịch,…Chiếc điện thọai mới hôm nào tít tắt tin nhắn, bỗng một hôm, nó lặng im không động tĩnh và từ đó, không cần nạp tiền điện thọai, bạn cũng nhốt nó chung với ngôi nhà của bạn và Stress. Ánh sáng từ ô cửa nhỏ Đã từng có một thời gian sống chung với Stress, đối mặt với các vấn đề tài chính, gia đình, tình cảm, chuyện thất nghiệp, chàng trai tên N, 24 tuổi, vừa ra trường đã được bạn bè đặt cho cái biệt danh là “ngọai”, bởi bạn bè nhận đựợc một thông điệp từ những biểu hiện cuộc sống của anh gắn liền với sự già nua trước tuổi. Ở cái tuổi trẻ trung, sôi nổi, lẽ ra anh ta đã có thời gian bay bổng với sáng tạo, đam mê và cởi mở với các cuộc vui cùng bạn bè, nhưng vài trắc trở từ cụôc sống của bản thân, chuyện nhảy việc và thất nghiệp đã làm anh trở nên mặc cảm về sự thua thiệt với bạn bè cùng trang lứa. Anh tự gán cho mình trạng thái Stress trong nhiều năm qua. Có lúc anh cũng vui vẻ tự đứng dạy sau những cú vấp ngã ban đầu, nhưng được vài tiếng thì anh khó có thể duy trì trạng thái tích cực bởi các tác động ngọai cảnh vây bủa quanh anh. Chàng trai nhạy cảm này đã không tìm thấy ánh sáng từ cuộc sống dù đã có rất nhiều ngừơi động viên và chia sẻ với anh. Rồi một lần tìm đọc quyển sách “Thay thái độ, đổi cuộc đời”, thọat đầu anh không tin lắm vào chữ nghĩa trong sách, nhưng vài trải nghiệm nho nhỏ đã lấy lại niềm tin chính bản thân anh. Anh bắt đầu bằng sự vận động bản thân để tập suy nghĩ tích cực, mỗi ngày tìm một niềm vui, anh chăm chút bản thân nhiều hơn, tập thể dục, có những giây phút gặp gỡ tán gẫu với bạn bè, và quan trọng anh duy trì một chế độ dinh dưỡng hợp lý. Trải nghiệm cho anh thấy rằng, nguồn sáng giúp anh giải tỏa căn bệnh Stress chính là biết cách chăm sóc bản thân và chọn thực phẩm, thức uống dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe, giúp tăng cường sự vận động dẻo dai và bảo vệ tinh thần sớm lấy lại thăng bằng sau những tác động tiêu cực từ cuộc sống xung quanh. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều lọai thức uống khác nhau, có lọai tự pha, có lọai chế biến sẵn. Các mặt hàng nước giải khát này rất đa dạng, từ nước ngọt, nước khóang, nước ép, nước yến, nước tăng lực đến nước trà,…. góp mặt đầy đủ trên các quầy kệ bách hóa và những điểm bán lẻ. Nhanh, gọn, thuận tiện, đảm bảo chất lượng vệ sinh an tòan thực phẩm thì phải kể đến các lọai thức uống đóng chai pha chế sẵn. Trong đó, trà xanh Không Độ đang được giới trẻ quan tâm nhiều nhất. Các chứng minh khoa học cũng cho thấy tác dụng của trà trong việc giải nhiệt, giảm căng thẳng Ngòai ra, Trà xanh giàu vitamin và chứa nhiều poly phenol giúp làm đẹp da, điều chỉnh chức năng tiêu hóa, giảm cholesterol, phòng ngừa ung thư. Ánh sáng của nền khoa học hiện đại bổ sung bằng những số liệu, dẫn chứng cụ thể đã khẳng định trà thực sự là thức uống có lợi cho sức khỏe và còn có khả năng phòng ngừa cũng như hỗ trợ điều trị nhiều lọai bệnh. Chất EGCG trong trà xanh là họat chất chống oxi hóa, có tác dụng chống lão hóa, đem lại cuộc sống thư giãn tuyệt vời, tươi trẻ, khỏa mạnh, giảm Stress và tăng sức đề kháng cho cơ thể Là một người cực kì khắt khe với quảng cáo, Anh N luôn kiểm chứng bằng các trải nghiệm. Nhưng trà xanh thực sự thuyết phục anh giống như một liệu pháp thư giãn kịp thời mà không phải vận động tóat mồ hôi hay phải đến spa mới có được cái cảm giác nhẹ nhàng, tràn đầy sức sống. Hẳn nhiên thức uống chẳng phải là “tiên dược” để cứu anh khỏi căn bệnh Stress, mà bởi vì anh tự nhắc nhở mình mỗi ngày bằng một câu nói “thay thái độ, đổi cuộc đời”. Bạn chỉ có thể thay đổi cuộc đời của bạn nếu bạn có một cách nghĩ đúng, tích cực và có kế họach để làm đúng những cam kết bạn đã đặt ra. ông ty bạn có cần một hệ thống nhận diện thương hiệu không? Trong hoạt động kinh doanh ngày nay, thương hiệu là một thành phần phi vật thể không thể thiếu của doanh nghiệp, nó là dấu hiệu nhận biết sản phẩm của DN giữa vô vàn sản phẩm đa... Trong hoạt động kinh doanh ngày nay, thương hiệu là một thành phần phi vật thể không thể thiếu của doanh nghiệp, nó là dấu hiệu nhận biết sản phẩm của DN giữa vô vàn sản phẩm đa dạng và phong phú được tung ra trên thị trường. Khách hàng sẽ đi về đâu nếu công ty của bạn không có thương hiệu? Khi mà hàng năm có hơn 25.000 loại sản phẩm mới ra đời, và thật tai hại nếu khách hàng không thể nào nhận biết được sản phầm của công ty bạn cho dù nó tốt, rẻ, bền đến cỡ nào! Hệ thống nhận diên thương hiệu có thực sự cần thiết cho doanh nghiệp của bạn? Cần thiết hay không cần thiết đó là do cách bạn đánh giá tầm quan trọng của nó. Nếu bạn luôn ngây thơ tin tưởng sản phẩm của bạn giờ đã là tốt nhất, rẻ nhất, bền nhất….thì khách hàng sẽ luôn tự tìm đến bạn thì bạn lầm to! Nếu bạn tin tưởng rằng sản phẩm của bạn được dán nhãn mác, được thiết kế những hình ảnh bắt mắt trên bao bì sản phẩm, hộp đóng gói sản phẩm…. và bạn tự thỏa mãn rằng rồi đây những sản phẩm của bạn được biết đến như một thương hiệu nổi tiếng thì bạn lại mắc thêm một sai lầm nữa giống như nhiều người luôn lầm lẫn rằng nhãn mác là thương hiệu. Giả sử bạn may mắn vượt qua được các tình huống trên và thu hút được một số lượng khá nhiều khách hàng đủ để bạn lên một kế hoạch mở rộng thị trường ra một vùng lớn hơn thì sau một đêm ngon giấc, sáng ra bạn đã phải đối mặt với một cậu nhân viên tiếp thị sản phẩm không khác chút nào sản phẩm của bạn, họa chăng có khác là trên nhãn sản phẩm cố tình in chìm một chữ hoặc một phần của nhãn mác sản phẩm của bạn!? Lúc đấy bạn sẽ làm gì? Bạn làm gì nếu bạn không kịp chuẩn bị cho mình một thương hiệu? Để tránh được tình huống ảnh hưởng lớn đến việc kinh doanh của DN của bạn. Bạn nên bắt tay ngay vào việc xây dựng thương hiệu ngay khi có thể! Bạn nên hiểu thế nào là thương hiệu? Theo tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới WIPO_World Itellectual Property Organization: là một dấu hiệu đặc biết để nhận biết một sản phẩm, một hàng hoá hay một dịch vụ nào đó được sản xuất, được cung cấp bởi một tổ chức hoặc một cá nhân. Nó giúp bạn có cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền sở hữu và giúp khách hàng nhận ra sản phẩm của bạn, giúp bạn bảo vệ sản phẩm của mình trên thị trường. Hệ thống nhận diện thương hiệu là thật sự cần thiết cho doanh nghiệp của bạn. Nhưng vấn đề là nó cần thiết đến mức độ nào? Tưởng tượng xem ở công sở: thứ 2, bạn diện một bộ đồ theo kiểu hip hop; thứ 3, bạn khoác vào người bộ comple; thứ 4, bạn “ốp” vào người một bộ đồ của vận động viên điền kinh… và cứ mỗi ngày mỗi kiểu, mỗi màu sắc. Bạn đang làm đồng nghiệp bạn ngạc nhiên đấy? nhưng họ đoán bạn là một anh chàng dở hơi thì đúng hơn là một người có cá tính và ăn mặc hợp thời trang, bạn thay đổi nhanh đến nỗi chả ai kịp nhận ra bạn hôm kia bạn mặc gì, hôm qua bạn mặc gì, và nó chả phù hợp với môi trường làm việc nghiêm túc tí nào!? Thương hiệu cũng thế, chúng được theo dõi bởi khách hàng và chỉ có sự nhất quán trong mọi hoàn cảnh mới cho khách hàng có được cảm giác tin cậy và an tâm khi sử dụng sản phẩm. Về lâu dài nó đem lại cảm nhận tốt cho hình ảnh doanh nghiệp, tạo ra ấn tượng tốt về sản phẩm và tạo ra ảnh hưởng tích cực đến hành vi tiêu dùng. Hệ thống nhận diện thương hiệu quy định bản sắc riêng cho mỗi thương hiệu từ màu sắc, font chữ, hình ảnh, ngôn ngữ tạo hình … Thể hiện được cái riêng, cái độc đáo để mỗi khách hàng dù muốn hay không cũng phải tự cảm nhận được sự khác biệt đối với mỗi thương hiệu. Bạn không thể chấp nhận được một hôm tự dưng nhân viên tiếp thị chào hàng cho bạn một chai Cocacola với màu vàng hay một hộp Lipton với màu đen, thật không thoải mái vì bạn đã quen với những hình ảnh cũ của các sản phẩm này. Giả sử chuyện này có thể xảy ra trong tương lai nhưng thật hay ho nếu nó làm hao phí cho công ty bạn hơn 1 năm để vắt óc lên một kế hoạch marketing và PR đồ sộ và một núi tiền từ 8 đến 12 con số. Một Hệ Thống Nhận Diện Thương Hiệu như thế nào là hợp lý? Bạn sẽ phải thắc mắc: Tôi phải làm Hệ thống nhận diện thương hiệu cho công ty như thế nào? Nhận diên thương hiệu cho dòng sản phẩm khác với thương hiệu của công ty không? Làm như thế nào là hợp lý và tiết kiệm? Tôi có thể xây dựng được thương hiệu nổi tiếng như công ty Y ở thành phố Z hay không? v.v… Đó là những câu hỏi của hầu hết các doanh nghiệp khi quan tâm đến Hệ thống nhận diện thương hiệu cho doanh nghiệp mình. Mỗi câu hỏi đều có nhiều câu trả lời và có nhiều giải pháp riêng hay đồng bộ cho mỗi trường hợp. Bạn phải nhận thấy rằng Hệ thống nhận diện thương hiệu cho công ty làm dịch vụ khác với công ty sản xuất và kinh doanh sản phẩm; Hệ thống nhận diện thương hiệu của công ty tự sản xuất sản phẩm khác với nhà phân phối … và bạn phải biết rằng Hệ thống nhận diện thương hiệu của công ty khác với sản phẩm. Unilever là một trong những tập đoàn đa quốc gia cung ứng hàng tiêu dùng hàng đầu thế giới, hãng sản xuất ra rất nhiều sản phẩm chăm sóc cá nhân và gia đình (bột giặt OMO, sữa tắm Lux, Lifebuoy, dầu gội Sunsilk …) hay các sản phẩm thực phẩm, trà và các đồ uống từ trà, các sản phẩm chăm sóc vệ sinh răng miệng (trà Lipton nhãn vàng, Lipton Icetea, nước mắm và bột nêm Knorr…) Nhưng mỗi 1 dòng sản phẩm đều có hệ thống nhận diện thương hiệu riêng để áp dụng cho hệ thống bán lẻ trên toàn thế giới. Nhìn vào hình dưới đây chúng ta sẽ thấy thương hiệu Unilever (thương hiệu mẹ) chỉ có 1 logo và dùng màu xanh cô-ban (đậm) được áp dụng đồng nhất khi xuất hiện trên tất cả các dòng thương hiệu con. Một công ty làm dịch vụ nhỏ không nhất thiết phải thiết kế bộ nhận diện thương hiệu đồ sộ Thật lãng phí nếu bạn có ý định đặt banner của mình lên toàn bộ hệ thống xe buýt hay là một pa nô tấm lớn 5m2 có in hình logo công ty bạn trên đường cao tốc với chi phi hàng năm hơn cả triệu USD chỉ để quảng cáo bạn là nhà cung cấp dịch vụ photocopy hàng đầu khu vực… cũng lãng phí không kém nếu bạn chi hàng triệu USD cho việc phát sóng trên truyền hình rằng bạn cung cấp tăm xỉa răng chất lượng nhất Đông Nam Á và bạn đưa ra màn hình hơn 10 giây về cây tăm xỉa răng của bạn có in hình logo công ty … Vấn để của bạn chỉ là hệ thống nhận diện cho các văn bản giao dịch, hệ thống biển, bảng văn phòng, tờ rơi, catalog, và giao diện website … để đối tác và khách hàng thấy được sự chuyên nghiệp và khả năng tư duy đầu tư của bạn. Bạn phải xác định giữa việc đầu tư 1 lần trọn bộ hay là làm từng hạng mục theo mức độ ưu tiên khác nhau. Mặc dù rằng tất cả các hạng mục trong hệ thống nhận diện thương hiệu của bạn đều quan trọng và không thể thiếu, nhưng chỉ có điều bạn phải lựa chọn thời điểm thích hợp để xây dựng từng hạng mục. Trong trường hợp này, bạn nên xây dựng hệ thống cơ bản tốt hơn là xây dựng hệ thống hoàn thiện vì có thể phải 10 năm nữa bạn mới dùng hết các hạng mục đã làm và khi đó mọi chuyện đã có thể thay đổi. Mỗi thương hiệu của công ty hay dòng sản phẩm đều có những quy định, bản sắc riêng cho mình và điều đó được ấn định trong tâm trí cũng như cảm xúc của khách hàng đối với mỗi sản phẩm và chỉ có xây dựng riêng cho mình 1 tính cách ấn tượng và độc đáo mới hy vọng dành được sự quan tâm và tin tuởng. Cùng là màu đỏ nhưng cách thể hiện của Cocacola khác với Dr.Thanh; Cùng là màu xanh nhưng P/S khác với Comfort… Hãy xem sự khác biệt của hai hệ thống đồ họa văn phòng dưới đây khi cả 2 đều dùng màu đỏ. Mẫu bên trái thiên về phong cách tạo hiệu ứng nền dựa theo mô tuýp đường cong của logo trong khi mẫu bên phải sử dụng các mảng màu “bệt” cho cảm giác đơn giản, ấn tượng. Tạo ra một hệ thống nhận diện thương hiệu ấn tượng và chuyên nghiệp là công việc không phải một sớm một chiều. Nó mất thời gian cho cả 2 phía: bên thưc hiện thiết kế và công ty sở hữu thương hiệu vì chúng được triển khai trên một ý tưởng cụ thể, sự khác biệt và phải có bản sắc văn hóa riêng. Cuối cùng. Có lẽ là yếu tố quan trọng nhất, doanh nghiệp có thể tiết kiệm tối đa chi phí cho việc giám sát và đồng nhất thương hiệu trong suốt chiến lược phát triển của mình. Chiến lược xây dựng thươ ng hi ệu của tập đoàn Tân Hiệp Phát: Tập trung và Khác biệt Đến tham dự chương trình hội thảo Vietnam marketing conference 2009. Một trong những gương mặt ấn tượng nhất trong thành phần khách mời đối với tôi chính là T.S Trần Quý Thanh – CEO của tập đoàn Tân Hiệp Phát (THP). Ấn tượng đó không chỉ vì đơn vị tài trợ chính của chương trình chính là một thương hiệu mới ra đời của THP: Trà thảo mộc Dr.Thanh, mà còn bởi sự đĩnh đạc và sắc sảo trong cách diễn giải của một vị chủ tịch tập đoàn dày dặn kinh nghiệm thương trường. Đến với Vietnam marketing conference lần này, T.S Trần Quý Thanh đã chia sẻ những bài học kinh nghiệm quý báu trong cách điều hành, xây dựng thương hiệu của mình theo hướng tập trung và khác biệt (đây cũng là chủ đề của buổi hội thảo) với tình huống về sản phẩm Trà thảo mộc Dr.Thanh. Dưới đây VNBD muốn nhắc lại những nội dung đã được ông chia sẻ, và đây cũng là những kinh nghiệm mà bạn đọc có thể tham khảo như một phương hướng hiệu quả để xây dựng thương hiệu thành công. Phần 1: FOCUS – CHIẾN LƯỢC TẬP TRUNG Tôi xin định nghĩa về “tập trung” thế này : Tập trung là khi chúng ta làm việc với tất cả sự chú ý , quan tâm vào các vấn đề mang tính chất quan trọng có thể mang đến tác động lớn nhất hoặc lợi ích lớn nhất. Điều này cũng tương tự như qui luật Pareto 20:80 . Nghĩa là các nhà lãnh đạo marketing phải biết cái gì là ưu tiên quan trọng để có thể đạt mục tiêu. Nhà lãnh đạo marketing sẽ nhận ra rằng họ không thể làm được tất cả mọi thứ cho khách hàng và người tiêu dùng. Vì thế, anh ta phải chọn ra cái gì quan trọng nhất để mà tập trung. Trước tiên tôi xin nói về chiến lược Tập Trung. Như tôi đã đề cập, tập trung là một qui tắc then chốt mà chúng ta cần phải thực hiện. Tại sao chúng ta cần tập trung? Với kinh nghiệm cá nhân, tôi xin trích dẫn ra đây 3 lý do chính : 1. Nguồn lực thì có hạn trong khi có quá nhiều điều tôi muốn làm như tung thêm SKU và sản phẩm mới cùng một thời điểm, tôi nhận ra rằng hoặc là chúng tôi chạy hết công suất giống như sản phẩm Trà Xanh Không Độ vào giữa năm ngoái hoặc là toàn thể tổ chức không đủ nguồn nhân lực để có thể đảm đương tất cả mọi việc . Tại THP,chúng tôi tăng gấp đôi số nhân viên trong năm 2008 và chúng tôi liên tục tuyển dụng để có thể triển khai các kế hoạch đầy khát vọng của mình . Do đó , Người lãnh đạo phải học cách để tập trung vào những ý tưởng lớn hơn. Trong thời kỳ bất ổn như hiện nay, chúng ta sẽ phải đối mặt với rất nhiều hạn chế về nguồn lực và chúng ta PHẢI chọn lựa cái nào chúng ta có thể làm tốt. 2. Trong lĩnh vực Marketing ,Truyền thông và định vị nhãn hiệu sẽ bị yếu đi do sự thiếu tập trung. Khi điều này xảy ra, chúng ta sẽ không xây dựng được nhận dạng thương hiệu ( brand identity) thật sự. Ví dụ , tôi đã có rất nhiều cuộc thảo luận để quyết định chúng tôi sẽ thu hẹp thị trường mục tiêu và khách hàng mục tiêu của các nhãn hiệu cụ thể để gia tăng tính hiệu quả. 3. Việc triển khai sẽ tốt hơn khi chúng ta biết Tập Trung. Như khi Tân Hiệp Phát tung sản phẩm Trà Thảo Mộc Dr.Thanh , chúng tôi đã có rất nhiều đề xuất và ý tưởng về việc thực hiện các hoạt động kích hoạt và nhận biết nhãn hiệu. Tuy nhiên, chúng tôi quyết định chỉ chọn những chương trình thiết yếu có thể gây hiệu ứng mạnh. Chúng tôi đã tập trung vào các chương trình lớn để xây dựng được sự hiện diện hình ảnh sản phẩm và thươnghiệu cũng như tạo sự thử nghiệm cho khách hàng nhiều hơn . Ví dụ như tập trung vào chương trình xây dựng thương hiệu tại Khu Du Lịch Đại Nam Văn Hiến tỉnh Bình Dương nhằm tối đa hóa sự hiện diện và dùng thử sản phẩm của Trà Thảo Mộc Dr. Thanh. Một câu hỏi quan trọng hơn là ở Tân Hiệp Phát chúng tôi đã Tập trung làm những gì ? Trong nhiều năm qua, tôi đã chiêm nghiệm ra rằng các lĩnh vực quan trọng mà chúng tôi phải tập trung, đó là Người tiêu dùng , Khách hàng , Truyền thông , Sự sẵn có của sản phẩm, Chất lượng sản phẩm, và điều cuối cùng nhưng không phải là kém quan trọng đó là Triển khai. Có 5 lĩnh vực cần tập trung để có thể giúp chúng tôi thành công tại THP. Cho phép tôi được thảo luận cụ thể hơn về các vấn đề quan trọng này . 1. Về người tiêu dùng : Tất cả chúng ta đều biết rằng người tiêu dùng là Thượng Đế trong hoạt động kinh doanh của chúng ta. Chúng ta thành công hay thất bại thì cuối cùng người quyết định vẫn là người tiêu dùng. Chúng ta cố gắng phát hiện ra các nhu cầu tiềm ẩn của người tiêu dùng để mà chúng ta có thể thương mại hóa nhu cầu này. Sản phẩm Trà Xanh Không Độ chai PET uống liền là một ví dụ tuyệt vời về nhu cầu tiềm ẩn của người tiêu dùng đã được chúng tôi biến thành một cơ hội kinh doanh. Uống trà chiếm một vị trí rất quan trọng trong văn hóan ẩm thực của người Việt Nam . Bước kế tiếp, chúng tôi đã sản xuất sản phẩm Trà uống liền trong một chai PET tiện dụng sau khi chúng tôi quan sát được sự thay đổi trong phong cách sống ngày càng mang tính di động và nhu cầu ngày càng lớn hơn đối với các sản phẩm thức uống có lợi cho sức khỏe 2. Về Khách hàng : Khách hàng là đối tác cực kỳ quan trọng bởi vì họ trữ hang hóa của chúng ta để bán. Sẽ không có các hoạt động marketing thành công nếu như chúng ta không xem xét đến tác động của các hoạt động đó trên khách hàng. Các nhãn hang cuả Tân Hiệp Phát phải cạnh tranh rất gay gắt với các công ty Việt Nam và cả các công ty nước ngoài. Tại công ty Tân Hiệp Phát, chúng tôi có một bộ phận tập trung toàn diện vào việc chăm sóc khách hàng. Chúng tôi đối xử với tất cả các khách hàng của mình như các đối tác kinh doanh thật sự. 3. Về Truyền thông : Bởi vì Tân Hiệp Phát tin rằng chúng tôi chỉ bán các sản phẩm cao cấp, chất lượng tuyệt hảo nên chúng tôi phải truyền thông cho mọi người biết về hình ảnh và các lợi ích của nhãn hiệu. Điều này cực kỳ quan trọng do đó chúng tôi đã đầu tư không ít vào truyền thông. Mức độ gia trưởng chi phí quảng cáo của chúng tôi trong một vài năm trước rất đáng kể. Năm ngoái, Tân Hiệp Phát nằm trong số 5 công ty quảng cáo mạnh nhất tại Việt Nam và chúng tôi sẽ còn tiếp tục tăng chi phí quảng cáo của mình trong năm 2009. Cá nhân tôi rất quan tâm và trực tiếp tham dự vào việc xây dựng Chiến Lược và Kế Hoạch Truyền Thông của các nhãn hàng. Tôi làm việc rất sâu sát với các cộng sự trong bộ phận Marketing để phát triển ý tưởng sản phẩm và thiết lập mục tiêu nhận biết về nhãn hàng, dùng thử và thói quen sử dụng nhãn hàng. 4. Chất lượng sản phẩm và tính sẵn có của sản phẩm: Tại Tân Hiệp Phát chúng tôi đã đối mặt với nhiều trường hợp hết hàng ( out of stock ), nhu cầu vượt quá khả năng cung cấp của chúng tôi. Do đó đây cũng là một vấn đề cần lưu tâm trong lĩnh vực tiếp thị của chúng ta. Chúng ta cần đảm bảo tiếp tục duy trì sự hiện diện của sản phẩm với cùng một tiêu chuẩn chất lượng tuyệt hảo mọi lúc mọi nơi. Như các bạn đã biết,chúng tôi vừa tung ra thị trường sản phẩm Trà Thảo Mộc Dr.Thanh và nhanh chóng được thị trường chấp nhận, chinh phục được khách hang cả nước. Tôi đang quan ngại liệu trong thời gian sắp tới chúng tôi có phải một lần nữa đối mặt với tình trạng hụt hàng hay không? 5. Về việc triển khai thực hiện : Tôi đã thấy có nhiều ý tưởng rất hay, có những kế hoạch rất tuyệt vời nhưng lại thất bại chỉ vì triển khai quá tệ. Thật may mắn là đối với sản phẩm Trà Thảo Mộc Dr. Thanh, chúng tôi đã có một đội ngũ được tổ chức bài bản, nhanh chóng đưa hàng ra thị trường trong một thời gian ngắn. Tôi biết rằng việc Tung sản phẩm phải diễn ra trước Mùa Tết Nguyên Đán để chúng tôi có thể tối đa hóa mức độ ảnh hưởng đến người tiêu dùng và thị trường cả nước. Mục tiêu, vai trò nhiệm vụ và chức năng đã được thiết lập cụ thể để đảm bảo mọi người làm việc đồng bộ. Cá nhân tôi tin rằng nếu chúng tôi chậm trễ dù chỉ một ngày tung sản phẩm Trà Thảo Mộc Dr.Thanh, chúng tôi sẽ không thể nào gặt hái được kết quả tốt như ngày hôm nay. Vì vậy, tập trung vào Người Tiêu Dùng, Khách hàng , Truyền thông , Chất lượng sản phẩm và Sự sẵn có của sản phẩm cũng như Cách thức triển khai đối với tôi là những yếu tố then chốt để dẫn đến thành công. Tôi kêu gọi các bạn hãy cân nhắc các yếu tố này khi bạn phát triển chiến lược và kế hoạch marketing của các bạn. Trà xanh C2 : thương hiệu thành công với chiến lược định giá thâm nhập Cập nhật: 21:00:00 10/4/2009 Cuộc chiến trên thị trường trà xanh Việt Nam hiện nay hứa hẹn rất nhiều kịch tính khi các đại gia nước giải khát đã tham gia vào thị trường này. URC (Universal Robina Corporation) là một trong những công ty tiên phong của Philippin với thâm niên 40 năm hoạt động trong lãnh vực kinh doanh sản xuất thực phẩm, đó là một trong những tập đoàn thực phẩm lớn nhất Philippines. Họ cũng có mặt tại thị trường bánh kẹo của 25 nước và vùng lãnh thổ như Đài Loan, Mỹ, Italia, Nhật Bản và một số nước Trung Đông. URC hiện đang giữ 30% thị trường khoai tây chiên tại Singapore, 33% tại Malaysia; 28% thị trường bánh xốp tại Thái Lan; và 22% thị trường bánh snack mặn tại Hongkong…. Các sản phẩm có tiếng tăm của URC là bánh snack Jack&Jill, sôcôla Cloud 9 và Nips, kẹo XO và Maxx, mì Payles và Nissin Các sản phẩm của công ty hết sức đa dạng như: bánh snacks, kẹo, bánh biscuits, cà phê hòa tan, mì ăn liền, nước xốt cà chua, mì sợi, ngoài ra còn có cả các lọai kem… Công ty URC Việt Nam là một công ty trực thuộc tập đoàn URC quốc tế. URC Việt Nam được thành lập và sản xuất bánh kẹo từ 2005 tại Khu công nghiệp Việt - Sing, tỉnh Bình Dương. Ngoài các sản phẩm như bánh, kẹo… thì sản phẩm nổi bật nhất của URC trên thị trường Việt Nam chính là trà xanh C2. Trà không phải là thức xa lạ với ẩm thực và văn hóa Việt Nam cũng như các nước Á đông khác, nhưng trong cuộc sống hiện đại với nhiều mối lo về sức khỏe và người ta cũng hiểu được những lợi ích của trà xanh, thì vị thế của cây trà mới được đề cao đến thế trong cuộc sống. Vì vậy tốc độ tăng trưởng của mặt hàng nước giải khát trà xanh luôn đạt mức cao (trên 30%/ năm). Riêng năm qua, mức tăng trưởng đạt đến 97% (trong khi thị trường hàng tiêu dùng nhanh nói chung chỉ tăng trưởng 11% - theo nguồn TNS ). Đây là một mức phát triển mà không có một loại nước giải khát nào đạt được, chứng tỏ nhu cầu của người tiêu dùng đang rất lớn và đây thực sự là một thị trường rất giàu tiềm năng. Như chúng ta đã biết, đi tiên phong trong thị trường ( First mover) trà xanh là Tân Hiệp Phát Group với sản phẩm trà xanh Không độ. Nên mặc dù là thương hiệu trà xanh số 1 tại thị trường Philipine, nhưng tại thời điềm ra mắt thị trường Việt Nam, C2 dường như rơi vào tình thế bị động vì đến sau, và trà xanh Không Độ khi đó được trợ giúp mạnh mẽ bởi các họat động truyền thông rầm rộ đã nhanh chóng chiếm được thị trường béo bở này. Mãi đến tháng 9/2008, C2 mới gia tăng nỗ lực marketing thông qua việc quảng cáo trên truyền hình, kết hợp quảng cáo với chương trình khuyến mãi hấp dẫn nhằm gia tăng thị phần, nhưng do bị rơi vào thế bị động vì đến sau và do những chiến lược định vị không hợp lí nên C2 vẫn không thể qua mặt sản phẩm Không độ trên thị trường trà xanh. Tuy vậy, trà xanh C2 vẫn chiếm một thị phần lớn trong thị trường nước giải khát trà xanh đóng chai và là đối thủ chính của Không Độ. Nguyên nhân thành công này là nhờ C2 đã xây dựng được kênh phân phối hiệu quả và một chiến lược định giá thâm nhập rất hợp lí. Định giá thâm nhập (Penetration pricing) là chiến lược đặt giá ban đầu của một sản phẩm hay dịch vụ thấp hơn giá phổ biến trên thị trường. Các công ty sử dụng chiến lược này với kì vọng sản phẩm của mình sẽ được thị trường chấp nhận rộng rãi hơn. Đó là thị trường của những khách hàng chưa từng mua sản phẩm hoặc những khách hàng trung thành với đối thủ cạnh tranh. Định giá thâm nhập làm tối đa hoá doanh số bán trên đơn vị sản phẩm và tạo ra doanh thu theo thị phần, nhưng lại làm ảnh hưởng đến tỉ lệ lợi nhuận. Tuy nhiên trong một số trường hợp, lợi nhuận thấp có thể ngăn cản đối thủ cạnh tranh tham gia vào thị trường. Như phân tích ở trên, chúng ta có thể thấy giá cả có tác động mạnh mẽ đến chi tiêu như thế nào, đó thường là tiêu chuẩn quan trọng trong việc mua và lựa chọn của khách hàng. Trong khi đối thủ cạnh tranh lớn nhất của C2 là trà xanh Không Độ định giá sản phẩm cao hơn khoảng 20% so với giá trung bình của thị trường (7000VNĐ/ Chai 500ml) thì C2 đã chọn cho mình một chiến lược định giá thâm nhập hợp lí ( 3500đ/ chai 330 ml), nhờ vậy C2 nhanh chóng chiếm được thị phần lớn trong thị trường trà xanh đóng chai Việt Nam. Cuộc chiến trên thị trường trà xanh Việt Nam hiện nay hứa hẹn rất nhiều kịch tính khi các đại gia nước giải khát (Lipton Pure Green của Pepsi, Wormdearm, Shinki của San Miguel…) đã tham gia vào thị trường này. Nhưng với lợi thế về kênh phân phối và chiến lược giá hợp lí, chắc chắn trà xanh C2 sẽ đứng vững và ngày càng phát triển tại thị trường Việt Nam

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfChiến lược marketing sản phẩm trà xanh không độ.pdf
Luận văn liên quan