Đề tài Chiến lược sản phẩm dòng tấm lợp của công ty TNHH Nhựa Việt Nam Á (NAACO) tại Việt Nam giai đoạn 2008 - 2010

MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 9 PHẦN NỘI DUNG 1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MARKETING VÀ CHIẾN LƯỢC SẢN PHẨM. 1 1.1 Khái niệm Marketing: 1 1.2 Quá trình Marketing: 3 1.3 Vai trò và chức năng của hoạt động Marketing: 4 1.3.1 Vai trò: 4 1.3.2 Chức năng của Marketing. 5 1.4 Khái niệm chiến lược Marketing mix: 6 1.5 Chiến lược sản phẩm 7 1.5.1 Khái niệm chiến lược sản phẩm 7 1.5.2 Vai trò của chiến lược sản phẩm 7 1.5.3 Mục tiêu. 8 1.5.4 Nội dung chiến lược sản phẩm 8 1.6 Mối quan hệ giữa chiến lược sản phẩm và các phối thức khác trong Marketing – Mix 20 1.7 Yếu tố môi trường tác động đến chiến lược sản phẩm: 20 1.7.1 Môi trường ngoại vi: 20 1.7.2 Môi trường nội vi: 22 CHƯƠNG 2: CHIẾN LƯỢC SẢN PHẨM – YẾU TỐ TẠO NÊN SỰ THÀNH CÔNG CỦA CÔNG TY TNHH NHỰA VIỆT NAM Á 25 2.1 Tổng quan thị trường tấm lợp COMPOSITE F.R.P 25 2.1.1 Khái quát thị trường vật liệu xây dựng – vật liệu lợp. 25 2.1.2 Khái quát thị trường tấm lợp COMPOSITE F.R.P. 27 2.1.3 Các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến thị trường tấm lợp COMPOSITE 32 2.2 Tổng quan về công ty TNHH nhựa Việt Nam Á 33 2.2.1 Tổng quan. 33 2.2.2 Lịch sử hình thành của công ty TNHH nhựa Việt Nam Á 34 2.2.3 Triết lý kinh doanh, sơ đồ tổ chức. 34 2.2.4 Quá trình phát triển và các thành tựu đạt được. 38 2.2.5 Vị thế của công ty trên thị trường tấm lợp COMPOSITE F.R.P 41 2.3 Phân tích chiến lược S-T-P của công ty giai đoạn 2008-2010. 43 2.3.1 Phân khúc thị trường. 43 2.3.2 Chọn thị trường mục tiêu. 43 2.3.3 Định vị sản phẩm 45 2.4 Phân tích chiến lược sản phẩm dòng tấm lợp của công ty NAACO tại địa bàn TP. Hồ Chí Minh giai đoạn 2008-2010. 45 2.4.1 Kích thước tập hợp sản phẩm: 45 2.4.2 Nhãn hiệu sản phẩm 48 2.4.3 Quyết định liên quan đến đặc tính sản phẩm 49 2.4.4 Thiết kế bao bì sản phẩm 57 2.4.5 Dịch vụ hỗ trợ sản phẩm 58 2.4.6 Chiến lược phát triển sản phẩm mới và chu kỳ đời sống của sản phẩm trong giai đoạn 2008-2010: 62 2.5 Những yếu tố môi trường tác động đến chiến lược sản phẩm: 64 2.5.1 Môi trường nội vi: 64 2.5.2 Môi trường ngoại vi: 65 2.6 Những tác động qua lại giữa chiến lược sản phẩm và các thành tố khác trong marketing mix 70 2.6.1 Chiến lược giá. 70 2.6.2 Chiến lược phân phối 71 2.6.3 Chiến lược chiêu thị 72 CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ VÀ CÁC GIẢI PHÁP NHẰM GIÚP CÔNG TY HOÀN THIỆN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA CHIẾN LƯỢC SẢN PHẨM. 75 3.1 Phân tích, đánh giá chiến lược sản phẩm dòng tấm lợp của công ty NAACO 75 3.2 Cơ sở xây dựng giải pháp. 77 3.2.1 Dự báo nhu cầu thị trường tấm lợp COMPOSITE F.R.P. 77 3.2.2 Phân tích ma trận SWOT của công ty NAACO 78 3.3 Đề xuất giải pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu quả chiến lược sản phẩm của công ty. 79 PHẦN KẾT LUẬN 83 TÀI LIỆU THAM KHẢO 84 PHẦN MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài: Trong những năm qua ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng Việt Nam đã có sự phát triển tiến bộ vượt bậc so với các nước tiên tiến trên thế giới. Chính những sự phát triển đó đã đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của các doanh nghiệp xây dựng trong nước cũng như các nhà đầu tư nước ngoài đối với lĩnh vực xây dựng tại Việt Nam. Bên cạnh những vật liệu truyền thống như sắt thép, xi măng, gạch , gỗ, gốm sứ thủy tinh vv . thì vật liệu nhựa composite (nhựa kết hợp với sợi thuỷ tinh) từng bước được người tiêu dùng biết đến như là một loại vật liệu cao cấp với các sản phẩm có độ bền và tính năng ưu việt cho cuộc sống năng động và hiện đại. Nắm bắt được xu thế đó, công ty nhựa Nam Á (NAACO) đã phát triển thành công dòng sản phẩm tấm lợp composite F.R.P – một trong những sản phẩm tấm lợp composite hàng đầu tại VN. Để có được sự thành công đó, công ty nhựa Nam Á (NAACO) đã xây dựng cho mình cho một chiến lược marketing toàn diện để có thể tạo ra sự khác biệt so với đối thủ cạnh tranh. Một trong những yếu tố giúp công ty khẳng định được thương hiệu của mình đó chính là chiến lược sản phẩm của công ty. Vì thế người viết chọn đề tài “Chiến lược sản phẩm dòng tấm lợp của công ty TNHH Nhựa Việt Nam Á (NAACO) tại Việt Nam giai đoạn 2008-2010” , từ đó rút ra nhận xét và đưa ra một số đề xuất nhằm hoàn thiện chiến lược sản phẩm của công ty. Mục tiêu nghiên cứu: Để có những định hướng giúp cho quá trình nghiên cứu đề tài được rõ ràng, chính xác, trọng tâm, trọng điểm đề tài đặt ra những mục tiêu sau đây: Một là hệ thống lại kiến thức về chiến lược sản phẩm trong Marketing.Hai là mô tả tổng quan thị trường ngành hàng tấm lợp. Ba là phân tích, làm rõ chiến lược sản phẩm của công ty NAACO và vai trò của chiến lược sản phẩm trong chiến lược Marketing mix.Bốn là đánh giá chiến lược sản phẩm và đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao tính hiệu quả chiến lược sản phẩm của công ty. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Trên cơ sở nội dung nghiên cứu, đề tài xác định đối tượng nghiên cứu là “Chiến lược sản phẩm dòng tấm lợp công ty TNHH Nhựa Việt Nam Á”. Phạm vi nghiên cứu từ năm 2008-2010, nghiên cứu tại địa bàn thành phố Hồ Chí Minh-Việt Nam, và nội dung nghiên cứu của đề tài chỉ tập trung vào dòng sản phẩm tấm lợp của công ty NAACO. Nội dung nghiên cứu: Với những mục tiêu đã đề ra đề tài tập trung nghiên cứu các nội dung sau đây: Một là đề tài tập trung phân tích về bản chất Marketing, quá trình Marketing, nguyên tắc mục tiêu Marketing và các yếu tố môi trường. Tiếp theo đề tài sẽ phân tích cụ thể về chiến lược Marketing mix, trong đó sẽ đi vào phân tích cụ thể các thành tố của chiến lược sản phẩm, vai trò và mối quan hệ tác động qua lại của các yếu tố môi trường vào chiến lược sản phẩm. Hai là đề tài nghiên cứu, phân tích tổng quan thị trường tấm lợp. Trong đó sẽ giới thiệu về vật liệu nhựa composite F.R.P và tập trung nghiên cứu về đặc điểm thị trường tấm lợp. Bên cạnh đó việc nghiên cứu xu thế tiêu dùng của khách hàng tại địa bàn TP. Hồ Chí Minh nói riêng và Việt Nam nói chung là một nội dung không thể thiếu của đề tài. Ngoài ra đề tài cũng sẽ phân tích tình hình cạnh tranh và các yếu tố môi trường tác động vào thị trường tấm lợp. Ba là giới thiệu tổng quan về công ty NAACO đồng thời nghiên cứu chiến lược S-T-P của công ty sau đó đi sâu vào phân tích chiến lược sản phẩm từ năm 2008 đến năm 2010 về dòng sản phẩm tấm lợp tại địa bàn TP. Hồ Chí Minh cũng như những tác động qua lại giữa chiến lược sản phẩm và các thành tố khác trong marketing mix. Đặc biệt đề tài sẽ nghiên cứu xu hướng phát triển của ngành sản xuất cung ứng sản phẩm tấm lợp trong giai đoạn tương lai gần. Từ những thông tin đã trình bày ở trên đề tài đánh giá ưu nhược của chiến lược và dựa vào các yếu tố môi trường nội vi, ngoại vi để phân tích SWOT. Từ đó đưa ra nhận xét và đề xuất 1 số giải pháp nhằm giúp công ty hoàn thiện và nâng cao hiệu quả của chiến lược sản phẩm của công ty. những đề xuất nhằm đẩy mạnh, hoàn thiện hơn chiến lược sản phẩm của công ty. Phương pháp nghiên cứu: Nguồn thông tin: Nguồn tài liệu nội bộ: các hoạt động xây dựng chiến lược marketing mix, cụ thể nhất là chiến lược sản phẩm của công ty từ năm 2008 đến nay; các kết quả thu được từ việc thống kê số liệu cũng như nghiên cứu do công ty thực hiện.Nguồn tài liệu bên ngoài: + Giáo trình Marketing căn bản_ trường đại học Tài chính-marketing. + Các thông tin kiếm được trên tạp chí, trang web của công ty và trên Internet. Phương pháp nghiên cứu: Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây: Phương pháp thu thập thông tin: thu thập thông tin sơ cấp, nghiên cứu tại bàn, quan sát.Phương pháp thống kêPhương pháp xử lý: tổng hợp, phân tích, so sánh, kết luận Kết cấu đề tài: Với những mục tiêu, nội dung và các phương pháp nghiên cứu đã trình bày phía trên.Kết quả của đề tài sẽ được trình bày X trang với Y hình, bảng đươc kết cấu trong các chương sau: CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MARKETING VÀ CHIẾN LƯỢC SẢN PHẨM. CHƯƠNG 2: CHIẾN LƯỢC SẢN PHẨM – YẾU TỐ TẠO NÊN SỰ THÀNH CÔNG CỦA CÔNG TY TNHH NHỰA VIỆT NAM CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ VÀ CÁC GIẢI PHÁP NHẰM GIÚP CÔNG TY HOÀN THIỆN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA CHIẾN LƯỢC SẢN PHẨM.

doc96 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3459 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Chiến lược sản phẩm dòng tấm lợp của công ty TNHH Nhựa Việt Nam Á (NAACO) tại Việt Nam giai đoạn 2008 - 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ừ -100C đến 900C, độ bền kéo không nhỏ hơn 100 Mpa làm cho sản phẩm dễ dàng đưa vào các thiết kế; Có khả năng kháng môi trường khắc nghiệt, chống được hơi hoá chất được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực; Giao hàng theo tiến độ, tiết kiệm từng cm sản phẩm giúp cho người mua gia tăng lợi nhuận. Mẫu mã, kiểu dáng sản phẩm Tấm lợp lấy sáng được sử dụng lấy sáng cho công trình trong xây dựng công nghiệp và dân dụng. Natalite có hơn 150 kiểu sóng khác nhau dùng để lợp mái hay vách cho các công trình như: Nhà phơi gốm sứ, gạch, cafe, trà, nông sản; Nhà trồng rau sạch, trồng hoa; Nhà xưởng sản xuất; Kho hàng, công trình công cộng… Bên cạnh đó, Tấm lợp còn có dạng phẳng, không múi sóng thích hợp lấy sáng trong các công trình dân dụng hay trang trí: Lợp mái giếng trời, hiên nhà; Mái che sân thượng, bãi xe, công viên; Trang trí sân vườn, khu giải trí, hồ bơi. Tấm lợp NAACO được sản xuất phù hợp với các yêu cầu thiết kế và kỹ thuật của từng công trình. Hiện nay công ty đã có hơn 150 kiểu sóng khác nhau. Trong trường hợp kiểu sóng hoàn toàn mới, thì khách hàng chỉ cần gởi cho công ty bảng vẽ thiết kế để từ đó công ty sản xuất ra tấm lợp phù hợp. Chiều dài tấm lợp được cắt theo yêu cầu, điều này giúp tiết kiệm rất nhiều chi phí. Độ dày của tấm lợp từ 0.8 mm đến 5.0 mm, khách hàng dễ dàng chọn lựa độ dày phù hợp với nhu cầu về thời gian sử dụng tấm lợp. Dưới đây là bảng vẽ 10 kiểu chính của tấm lợp lấy sáng từ 10 kiểu này tuỳ theo độ dày, mức sóng khách hàng yêu cầu mà sản xuất: Hình 2.10. Bảng vẽ 10 kiểu chính của sản phẩm tấm lợp lấy sáng Nhóm sản phẩm kháng ăn mòn Quyết định chất lượng sản phẩm Tấm lợp kháng ăn mòn được chế tạo từ sợi thủy tinh kết hợp với loại nhựa đặc biệt có khả năng chịu được môi trường muối mặn, ăn mòn bởi hơi hóa chất. Tấm lợp có thể thay thế tấm lợp kim loại trong các môi trường khắc nghiệt này. Bề mặt tiếp xúc trực tiếp với ánh mặt trời có khả năng kháng chịu tia cực tím (UV). Dưới đây là bảy màu chủ yếu để dùng cho tạo màu tấm lợp (với độ dày tấm lợp là 1.5mm)  NÂU SẪM  XÁM  XANH DƯƠNG  XANH THÉP  MÃ SỐ MR01  GR01  BR01  SR01 Hình 2.11 Bảng màu sản phẩm tấm lợp kháng ăn mòn Màu sắc ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sản phẩm tấm lợp vì với mỗi màu như vậy thì chúng có độ kháng chịu ăn mòn khác nhau. Tuỳ thuộc vào yêu cầu của khách hàng từ đó công ty sẽ tính toán lượng màu và bề dày phù hợp để tạo ra tấm lợp có màu sắc, độ dày đúng yêu cầu và đạt chất lượng. Không những tấm lợp có chất chống tia cực tím (UV) giúp sản phẩm bền hơn khi chịu sự tác động trực tiếp của ánh nắng mặt trời mà tấm lợp còn có màng film BOPET bảo vệ hai mặt của sản phẩm. Do quy trình sản xuất tấm lợp Resita hoàn toàn trên dây truyền tự động nên độ dày của sản phẩm đều, đẹp và đảm bảo chất lượng. Nguyên vật liệu để tạo ra sản phẩm của công ty chủ yếu được nhập khẩu từ Hàn Quốc, Thái Lan và Trung Quốc. Sau đây là tiêu chuẩn của tấm lợp kháng ăn mòn của công ty NAACO Bảng 2.6 TIÊU CHUẨN TẤM LỢP KHÁNG ĂN MÒN CÔNG TY NAACO S T T Tên chỉ tiêu Mức chất lượng theo bề dày sản phẩm (mm) Phương pháp thử 1,5 2,0 2,5 1 Định danh sợi Sợi thuỷ tinh ASTM E 1252-98 2 Hàm lượng sợi thuỷ tinh, % không nhỏ hơn 33,3 35,8 40,2 Jis K7052: 87 3 Độ bền kéo, Mpa, không nhỏ hơn 105 110 125 ISO 527-4: 1997 4 Độ dãn đứt, % không nhỏ hơn 2,5 3,4 3,0 ISO 527-4: 1997 5 Lực kháng xé do bù loong lớn nhất, KN, không nhỏ hơn 400 400 420 BS 4154 : Part 1 : 1985 6 Lực kháng xé do bù loong nhỏ nhất, KN, không nhỏ hơn 200 250 250 7 Độ võng dưới tải trọng 190 N, 5 phút, mm, không lớn hơn 8 8 6 8 Độ bền màu đối với ánh sáng ban ngày, cấp, không nhỏ hơn 5 TCVN 5819-1994 9 Độ bền của dạng sóng, tính bằng sự thay đổi kích thước bước sóng, %, không lớn hơn 2 TCVN 5819-1994 10 Độ bền đối với tải trọng rơi Không bị nứt, vỡ hoặc rách TCVN 5819-1994 11 Độ giảm khối lượng khi ngâm mẫu trong dung dịch axit HCl 10% 24h, % không lớn hơn 48h, % không lớn hơn 96h, không thay đổi TCVN 5819-1994 12 Độ giảm khối lượng khi ngâm mẫu trong nước muối 24h, % không lớn hơn 48h, % không lớn hơn 96h, không thay đổi TCVN 5819-1994 Với bảng tiêu chuẩn về chất lượng như trên thì công ty sẽ dễ dàng kiểm tra chất lượng sản phẩm đạt hay không từ đó có những sửa chữa kịp thời để khi sản phẩm đến tay khách hàng luôn đạt tiêu chuẩn và đúng quy cách. Đặc tính sản phẩm: Sử dụng tấm lợp RESITA để kháng ăn mòn cho các công trình ở những nơi có điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt ngày càng trở nên phổ biến vì lợi ích mà tấm lợp này mang lại. Tấm lợp Resita được chế tạo từ loại nhựa đặc biệt kết hợp với sợi thủy tinh chất lượng cao nên có khả năng chống ăn mòn từ hơi hóa chất hay môi trường nhiễm mặn. Bên cạnh đó, tấm lợp Resita chịu lực tốt và có trọng lượng nhẹ. Với tấm lợp Resita giá trị công trình được nâng cao..Tấm lợp được sản xuất trên dây chuyền tự động nhằm thoả mãn nhu cầu của khách hàng về sản phẩm chất lượng và giá phù hợp. Bề mặt tấm lợp nhẵn láng tạo điều kiện cho tấm lợp tự giữ sạch lâu hơn nên làm tăng thời gian lấy sáng. Bề mặt sản phẩm rắn chắc ngăn cản việc thấm nước và thẩm thấu. Tấm lợp chịu được sự uốn cong, căng kéo và các đặc tính cơ lý phù hợp với tiêu chuẩn thiết kế. Đồng thời Resita không dẫn điện nên việc thi công an toàn hơn. Chiều dài tấm lợp Resita được cắt theo yêu cầu và có thể lên đến 15 mét (Tuỳ thuộc vào điều kiện thi công vận chuyển). Lợi ích khi sử dụng sản phẩm của công ty NAACO: Resita có lớp bảo vệ chống ăn mòn cả mặt trong và ngoài của tấm lợp; có khả năng chịu đựng tốt trong môi trường axit và kiềm. Resita có chứa hợp chất chống tia cực tím (0.2% UV) do đó giảm tối đa sự phai màu và làm tăng tuổi thọ của tấm lợp. Resita chịu được sự uốn cong, căng kéo và các đặc tính cơ lý phù hợp với tiêu chuẩn thiết kế. Resita có trọng lượng nhẹ nên dễ dàng di chuyển và lắp đặt. Sự truyền dẫn âm thanh thấp nên giảm tiếng ồn khi trời mưa; Giao hàng theo tiến độ, tiết kiệm từng cm sản phẩm giúp cho người mua gia tăng lợi nhuận. Mẫu mã, kiểu dáng sản phẩm Tấm lợp kháng ăn mòn được sử dụng cho công trình trong xây dựng công nghiệp và dân dụng. Resita có hơn 150 kiểu sóng khác nhau dùng để lợp mái hay vách cho các công trình như: Nhà máy xi mạ, luyện kim, sản xuất hóa chất. Nhà máy thuộc da, chế biến thịt gia cầm. Nhà máy sản xuất phân bón, thuốc trừ sâu. Nhà máy chế biến mủ cao su. Công trình và nhà ở dân dụng vùng ven biển... Tấm lợp NAACO được sản xuất phù hợp với các yêu cầu thiết kế và kỹ thuật của từng công trình. Hiện nay công ty đã có hơn 150 kiểu sóng khác nhau. Trong trường hợp kiểu sóng hoàn toàn mới, thì khách hàng chỉ cần gởi cho công ty bảng vẽ thiết kế để từ đó công ty sản xuất ra tấm lợp phù hợp. Chiều dài tấm lợp được cắt theo yêu cầu, điều này giúp tiết kiệm rất nhiều chi phí. Độ dày của tấm lợp từ 0.8 mm đến 5.0 mm, khách hàng dễ dàng chọn lựa độ dày phù hợp với nhu cầu về thời gian sử dụng tấm lợp. Dưới đây là bảng vẽ 10 kiểu chính của tấm lợp lấy sáng từ 10 kiểu này tuỳ theo độ dày, mức sóng khách hàng yêu cầu mà sản xuất: Thiết kế bao bì sản phẩm Việc sử dụng bao bì cho sản phẩm là rất quan trọng qua câu nói: của Trọng Nghĩa trên web vietnamnet.vn “Bao bì sản phẩm hơn ai hết chính là người bán hàng thầm lặng nhưng hiệu quả.” Song sản phẩm tấm lợp có thể tích lớn, được vận chuyển trực tiếp từ nhà máy sản xuất đến các công trình nên việc đóng gói cũng không cần thiết. Đối với các sản phẩm phải vận chuyển với khoảng cách xa thì công ty đã lựa chọn thùng gỗ hoặc các loại bao bì tương tự như vậy nhưng có chèn lót để bao gói sản phẩm nhằm tránh trầy xước, va đập. Và trên các thùng gỗ hoặc bao bì tương tự có dán thương hiệu của công ty nhằm tăng mức độ nhận biết thương hiệu cho công ty. Dịch vụ hỗ trợ sản phẩm Dịch vụ hỗ trợ hướng dẫn Để khách hàng yên tâm về sử dụng tấm lợp của công ty và cũng tạo điều kiện để công ty có thể chăm sóc khách hàng, khẳng định được chất lượng sản phẩm của mình. Nên công ty đã không ngừng cải tiến những phương pháp hỗ trợ hướng dẫn đến khách hàng để khách hàng có thể dễ dàng trong quá trình tự lắp đặt (khách hàng không có nhu cầu để công ty trọn gói lắp đặt) và có thể giữ nguyên chất lượng của sản phẩm, đạt được hiệu quả cao nhất khi đưa vào sử dụng. Sau đây là hướng dẫn cách thức lắp đặt sản phẩm tấm lợp của công ty: Độ Dốc Mái: Độ dốc mái yêu cầu phải từ 10% đến 15% tuỳ thuộc vào độ cao sóng và cách thức lợp. Vị trí đặt tấm lợp lấy sáng: Kiểu sóng của tấm lợp lấy sáng phải phù hợp với kiểu sóng mái chính. Khoảng cách xà gồ phải phù hợp với điều kiện sử dụng. Tấm lợp luôn được đặt phía trên tấm lợp kim loại cả hai bên sóng. Lắp đặt bề mặt bảo vệ thời tiết lên trên để tấm lợp sử dụng lâu và đúng thời gian bảo hành. Thứ tự lợp: Do giới hạn trong việc vận chuyển và thi công, có thể sử dụng nhiều tấm ngắn hơn ghép lại để có chiều dài như mong muốn. Lợp từng hàng theo thứ tự từ rìa mái cho đến sóng mái. (Như hình trên) Vị trí vít trên tấm lợp: Vít dùng cố định tấm lợp và xà gồ phải có vòng đệm cao su để đảm bảo không rò rỉ nước. Tất cả các lỗ vít phải được khoan sẵn lớn hơn để tấm lợp có thể co giãn. Không nên siết quá chặt vít tại các gờ lồi (đỉnh sóng), khi nhận thấy một biến dạng nhỏ thì dừng lại. Lợp mái: Đây là hình minh hoạ cho kiểu sóng có bước sóng lớn hơn 130 mm. Liên kết đinh vít tại các gờ lồi (đỉnh sóng). Đây là hình minh hoạ kiểu sóng có bước sóng nhỏ hơn 130 mm. Liên kết vít xen kẻ một đỉnh sóng, bỏ một đỉnh sóng. Lợp vách: Cách thức lợp đúng, sai: Vận chuyển sản phẩm Sản phẩm tấm lợp là loại sản phẩm cồng kềnh, khó vận chuyển nên NAACO cũng đầu tư khá kĩ, cụ thể: Bảng 2.7 LOẠI HÌNH VẬN CHUYỂN SẢN PHẨM TẤM LỢP Loại Địa điểm Cửa hàng Khách hàng công trình TP.HCM & Hà Nội _ Bao vận chuyển đến Cửa hàng trong khu vực nội ô. _ Bao vận chuyển đến nơi Chành xe, nơi gửi hàng (trong khu vực nội ô) về tỉnh. _ Cửa hàng chịu chi phí vận chuyển về các tỉnh, đến công trình mà họ cung cấp hàng. _ Dưới 100 triệu đồng: Khách hàng chịu chi phí vận chuyển _ Từ 100 triệu đồng đến dưới 200 triệu đồng: + Trong vòng 40 km: Chiều dài dưới 6 m: Công ty sẽ chịu chi phí vận chuyển Chiều dài trên 6 m: Công ty và khách hàng mỗi bên chịu ½ chi phí vận chuyển + Trên 40 km: Khách hàng chịu chi phí vận chuyển, công ty chịu tiền vận chuyển tới chành xe trong nội đô _ Từ 200 triệu đồng trở lên: Công ty sẽ chịu hoàn toàn chi phí vận chuyển Đà Nẵng _ Dưới 100 triệu đồng: Khách hàng chịu chi phí vận chuyển từ Nhà máy Long An đến công trình _ Từ 100 triệu đến dưới 200 triệu đồng: Công ty và khách hàng mỗi bên chịu ½ chi phí vận chuyển từ Nhà máy Long An đến công trình _ Từ 200 triệu trở lên: Công ty chịu chi phí vận chuyển từ Nhà máy Long An đến công trình Dịch vụ bảo hành sản phẩm Tùy thuộc vào từng sản phẩm cụ thể mà NAACO có chế độ bảo hành khác nhau. Tấm lợp được bảo hành lên đến 15 năm tuỳ thuộc vào độ dày và định mức nguyên liệu sử dụng cho từng đơn hàng cụ thể. Do điều kiện sự dụng và vận chuyển nên sản phẩm có thể làm tối đa 15 mét. Khách hàng sau khi mua sản phẩm sẽ được cung cấp Phiếu Bảo Hành cho từng đơn hàng cụ thể. Đối với Natalite là sản phẩm chuyên dụng cho các công trình nên có thời gian bảo hành tương đối dài. Bảng 2.8 THỜI GIAN BẢO HÀNH SẢN PHẨM NATALITE Độ dày (mm) Thời gian bảo hành Chiều dài tối đa (m) 1.0 3 năm 10 1.2 5 năm 10 1.5 7 năm 15 2.0 10 năm 15 2.5 12 năm 15 3.0 15 năm 15 Đối với tấm lợp Resita do là tấm lợp kháng ăn mòn nên có chế độ bảo hành riêng biệt như sau: Bảng 2.9 THỜI GIAN BẢO HÀNH SẢN PHẨM RESITA Độ dày (mm) Thời gian bảo hành Chiều dài tối đa (m) 1.0 Ít nhất 3 năm tùy theo môi trường sử dụng 15 1.2 15 1.5 15 2.0 15 2.5 15 3.0 15 Đối với tấm lợp BETALITE, chế độ bảo hành 3 năm cho tất cả các sản phẩm. Chế độ bảo hành là một trong những lợi thế của NAACO so với các nhà sản xuất tấm lợp khác, tỷ lệ khách hàng đánh giá chế độ bảo hành của NAACO đạt mức rất tốt chiếm 8%, mức khá tốt chiếm 44%, mức tốt chiếm 40% và mức tạm được chiếm 8%. Hình 2.12 Biểu đồ thể hiện mức độ đáp ứng về chế độ bảo hành của NAACO ( theo kết quả cuộc nghiên cứu thị trường của công ty năm 2010) Chiến lược phát triển sản phẩm mới và chu kỳ đời sống của sản phẩm trong giai đoạn 2008-2010: Phương châm hoạt động của công ty là đặt chất lượng sản phẩm lên hàng đầu và luôn đầu tư vào công nghệ mới, cũng như hoạt động nghiên cứu và phát triển sản phẩm (R&D) để giữ vững ổn định chất lượng, cho ra thị trường những dòng sản phẩm mới có thêm nhiều tính năng vượt trội để đáp ứng những yêu cầu kỹ thuật ngày càng cao của các công trình. Tại bài phỏng vấn bà Nguyễn Thị Thu Vân, Giám đốc Điều hành Công ty TNHH Nhựa Việt Nam Á (NAACO) có viết “Gia đình tôi ngày trước kinh doanh bằng cách phân phối các sản phẩm phục vụ cho ngành xây dựng như tôn, tấm lợp... Tôi đi học cũng chọn ngành kế toán với suy nghĩ sau khi tốt nghiệp sẽ có việc làm ổn định. Quan sát việc buôn bán của gia đình, không hài lòng một số điểm về sản phẩm, tôi tự hỏi sao mình không tổ chức sản xuất những sản phẩm ưu việt hơn thế để kinh doanh? Từ câu hỏi đó, tôi đưa trí tưởng tượng của mình đi xa hơn. Ý nghĩ bám vào đầu rồi thúc mình đi theo nó lúc nào chẳng biết. Thế nhưng, kinh doanh không giống như làm khoa học, là kiến tạo con đường hay quy trình rồi mới đi đến phát minh. Từ khởi phát ý nghĩ kinh doanh đến thực hiện là cả một quá trình và khi thực hiện quá trình đó sẽ phải đối mặt với hàng đống khó khăn. Và muốn biến ước mơ thành hiện thực thì phải biết mình đang có trong tay cái gì. Vật liệu composite có một tính năng ưu việt là có thể chế tạo từ vật liệu này thành các kết cấu sản phẩm theo những yêu cầu kỹ thuật khác nhau. Thành phần cốt lõi của composite có độ cứng, độ bền cơ học cao, vật liệu nền luôn đảm bảo cho các thành phần liên kết hài hòa, tạo nên các kết cấu có khả năng chịu nhiệt và chịu sự ăn mòn của vật liệu trong điều kiện khắc nghiệt của môi trường. Ngày nay, vật liệu composite có mặt trong nhiều ứng dụng, từ những công trình xây dựng kiên cố như cầu, đường, nhà cao tầng, những phương tiện di chuyển như phi cơ, tàu thủy, ô tô đến những vật gia dụng bình thường, những chiếc du thuyền hiện đại... Nhu cầu sử dụng các sản phẩm composite là rất lớn. Tiềm năng của lĩnh vực tôi kinh doanh cho tôi sự tự tin. Như vậy, vấn đề của tôi là nghiên cứu thị hiếu thị trường để đưa ra sản phẩm phù hợp, cho khách hàng thấy được tính hiệu quả khi dùng sản phẩm composite thay cho vật liệu truyền thống.” Năm 2007 đã đánh dấu bước ngoặt quan trọng đối với sự phát triển của NAACO khi quyết định đầu tư dây chuyền sản xuất tấm lợp tự động đầu tiên tại Việt Nam. Ứng dụng tính ưu việt của vật liệu composite f.r.p và kết hợp với công nghệ sản xuất mới, NAACO đã cho ra đời hàng loạt sản phẩm mới để đáp ứng nhu cầu thị trường. Bên cạnh đó, NAACO đã bắt đầu kế hoạch xây dựng thương hiệu NAACO một cách bài bản và dài hạn. Và từ đây 2 sản phẩm Resita, Natalite cũng có một cơ hội mới để phát triển bền vững hơn. Năm 2008 NAACO mong muốn mở rộng thị trường, thêm khách hàng mục tiêu là các công trình công cộng, dân dụng nên đã cho ra đời sản phẩm Betalite có các độ dài quy cách từ 2-6m. Năm 2009 công ty vẫn tiếp tục đầu tư nghiên cứu sản phẩm mới song song đó vẫn thường xuyên kiểm tra tiêu chuẩn kĩ thuật của sản phẩm hiện hành nhằm luôn tạo niềm tin trong lòng khách hàng. Kết luận: Sản phẩm tấm lợp đang trong thời kì phát triển của chu kì sống. Sản phẩm tấm lợp vào giai đoạn này thì sản lượng tăng mạnh do thị trường đã bắt đầu chấp nhận, tuy nhiên lúc này việc cạnh tranh trên thị trường cũng bắt đầu tăng lên. Điều hiển nhiên là chi phí sản xuất và giá thành lúc này giảm đáng kể, vì vậy công ty gia tăng lợi nhuận và chính lúc này công ty nên xem xét lại giá bán sản phẩm để có mức điều chỉnh hợp lý. Năm 2011: Với lợi thế là công ty có dây chuyền sản xuất tự động nên vào đầu tháng 4 năm nay công ty đã tung ra thị trường sản phẩm tấm lợp ELITA để làm cơ sở tấn công đối thủ chính là nước Thái Lan cũng đang sản xuất mặt hàng này tại Việt Nam. Elita là sản phẩm kết hợp giữa đặc tính lấy sáng đồng thời có khả năng chống chịu sự ăn mòn từ hóa chất Việc tổ chức buổi Hội Thảo “ỨNG DỤNG VẬT LIỆU COMPOSITE F.R.P CHO CÔNG TRÌNH DÂN DỤNG VÀ CÔNG NGHIỆP” vào ngày 16/04/2011 tại khách sạn Kim Đô Royal City để giới thiệu toàn bộ sản phẩm chính của công ty đồng thời ra mắt sản phẩm tấm lợp ELITA với nhiều tính năng hữu dụng đã nắm chứng tỏ công ty biết nắm bắt thời cơ, xu hướng thị trường nhằm khẳng định lại thương hiệu của công ty đồng thời mở rộng thị trường cho sản phẩm tấm lợp Ngoài ra việc tung ra sản phẩm mới này giúp cho đất nước tránh việc độc quyền sản phẩm từ nước khác gia nhập vào (để bình ổn giá thị trường) giúp cho khách hàng phần nào chi phí khi đất nước ta đang trong thời gian giá cả tăng đột biến. Những yếu tố môi trường tác động đến chiến lược sản phẩm: Môi trường nội vi: Nội bộ doanh nghiệp: Cũng như các doanh nghiệp Việt Nam khác, NAACO đã xác định được tầm nhìn, sứ mạng của công ty NAACO nhưng việc truyền thông tầm nhìn, sứ mạng và giá trị này của thương hiệu lại chủ yếu ra bên ngoài, thông qua website, Hồ sơ năng lực, brochure,…. NAACO chưa tập trung cho đối tượng chính của thông điệp này là toàn thể cán bộ công nhân viên, từ cấp quản lý cao nhất đến những người công nhân. Ở các tập đoàn nước ngoài lớn, những nhân viên mới vào làm việc đều được tham gia khóa huấn luyện đầu vào để nhân viên sẽ hiểu rõ được tầm nhìn, sứ mạng và giá trị này của tổ chức, tiếp cận và thích nghi nhanh hơn với môi trường làm việc mới. Những khoá huấn luyện nội bộ định kỳ hàng năm, thường xuyên được tổ chức cũng là một trong nhưng phương cách gắn kết nhân viên, tăng khả năng phối hợp, tăng hiệu quả làm việc. Tất cả điều đó làm cho mục tiêu công việc của từng cá nhân trong tổ chức đều hướng đến thực hiện tầm nhìn, sứ mạng, giá trị của thương hiệu và tổ chức. Những hoạt động này NAACO chưa làm thường xuyên và chưa có kế hoạch cụ thể cho công tác xây dựng lòng tin nội bộ. Sự phát triển của khoa học kỹ thuật và công nghệ và yếu tố ứng dụng khoa học kỹ thuật trong sản phẩm: NAACO có được vị thế như ngày hôm nay, phần lớn là do công ty luôn là một trong những đơn vị dẫn đầu trong công nghệ dây chuyền sản xuất tự động, sáng tạo ra những sản phẩm nghệ thuật đích thực kèm theo những tính năng vượt trội từ công nghệ nhằm đem lại giá trị sống tốt nhất cho người tiêu dùng. Tuy nhiên để tiếp tục giữ vị thế đó, công ty cần đầu tư tiếp tục cho bộ phận sáng tạo và kỹ thuật của mình. Tuy có thể tốn kém về kinh phí, nhưng đầu tư ấy là hoàn toàn cần thiết để duy trì và phát triển công ty. Ngoài ra NAACO dành ra một khoản kinh phí cho việc thành lập Quỹ khuyến học NAACO, dành cho sinh viên của Trường Đại học Bách Khoa TP.HCM, với mong muốn sẽ góp phần xây dựng đội ngũ nhân lực cho NAACO nói riêng và cho cả ngành vật liệu composite của Việt Nam nói chung. Ở chiều ngược lại, Trường Đại học Bách Khoa TP.HCM sẽ hỗ trợ NAACO trong công tác đào tạo kỹ sư và công nhân sản xuất để nâng cao tay nghề, thực hiện các công đoạn đúng theo quy trình sản xuất sản phẩm được chuẩn hóa. Môi trường ngoại vi: Môi trường tự nhiên Hiện nay, việc xây dựng các loại vật liệu nặng đang ảnh hưởng trực tiếp tới mạch nước ngầm tại các đô thị lớn. Trong quy hoạch đô thị cần tính toán ưu tiên sử dụng các loại vật liệu nhẹ, bảo vệ môi trường. Thực tế, thời gian qua, các sản phẩm vật liệu xây dựng tiết kiệm năng lượng và thân thiện với môi trường đã bắt đầu thu hút sự quan tâm của thị trường. Lợi thế của các loại vật liệu này là giúp giảm chi phí tiêu hao trong quá trình sử dụng. Mặt khác, nhiều loại vật liệu nhẹ (cách nhiệt, cách âm) cũng được thị trường rất chú ý do đảm bảo các tiêu chí về môi trường. Trong đó, địa bàn TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam phát triển mạnh nhờ phù hợp điều kiện khí hậu nắng nóng quanh năm. Và mức ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng do chất thải công nghiệp, kể cả khí thải và đồ nhựa khó phân hủy…Ngày nay đối với sản phẩm dù tốt hay rẻ nhưng là sản phẩm làm ô nhiễm môi trường sẽ bị khách hàng tẩy chay. Đánh vào xu hướng thân thiện với môi trường, NAACO đã phát triển dòng tấm lợp xanh, tập trung phát triển công nghệ sản xuất nhằm giảm thiểu tác hại đến môi trường đồng thời cũng đầu tư vào việc xử lý chất thải sau khi sản xuất nhằm tạo dựng lòng tin cho khách hàng cũng như xã hội. Khủng hoảng kinh tế Lạm phát leo thang, tỷ giá biến động dẫn đến giá vật liệu xây dựng cũng tăng cao Đây là vấn đề đau đầu không chỉ riêng ngành vật liệu xây dựng tấm lợp mà là của tất cả các ngành khác, sự bất ổn về kinh tế, tâm lý hoang mang là một trong những yếu tố tác động đến thái độ và hành động mua hàng của khách hàng. Giá nguyên liệu đầu vào tăng liên tục và tỷ giá biến động bất thường đang tạo sức ép rất lớn lên giá thành sản phẩm của NAACO. Bên cạnh đó, giá nhiên liệu tăng làm cước phí vận chuyển tăng cũng tạo áp lực nặng nề về chi phí cho các DN. Tuy kinh tế đang khủng hoảng song NAACO vẫn giữ vững chiến lược marketing mình đã định ra, NAACO dùng chất lượng sản phẩm để tạo lòng tin cho người tiêu dùng đồng thời đưa ra dịch vụ sau bán hàng đa dạng nhằm mở rộng hệ thống phân phối, giúp sản phẩm tấm lợp có mặt ở nhiều nơi, giảm thiểu chi phí cho vận chuyển. Nguồn cung ứng Sản phẩm tấm lợp composite gồm 2 nguyên liệu chính là nhựa và sợi thủy tinh. Nguồn cung ứng nguyên vật liệu cho NAACO chủ yếu là nguồn nguyên liệu ngoại nhập: Nhựa nhập từ Singapore, Malaysia và sợi nhập từ Trung Quốc. Các đối tác này làm ăn lâu dài với NAACO hơn 10 năm. Nguồn hàng từ 3 nước này có chất lượng ổn định nên NAACO có thể yên tâm về sản phẩm sau cùng của công ty. Song do tình hình kinh tế thế giới có nhiều biến động nên giá nguyên liệu đầu vào tăng liên tục gây sức ép rất lớn cho NAACO. Và công ty xác định nhập nguyên liệu từ nước ngoài không phải là kế sách lâu dài nên NAACO tích cực tìm kiếm nguồn nguyên liệu trong nước nhưng vẫn đảm bảo được chất lượng, tiêu chuẩn kĩ thuật nguyên liệu đầu vào nhằm tạo ra sản phẩm cuối cùng hoàn hảo nhất_ theo đúng tiêu chí kinh doanh của công ty là NAACO làm ra sản phẩm nhưng bán sự hài lòng. Đối thủ cạnh tranh DN sản xuất các sản phẩm từ vật liệu composite ứng dụng trong ngành vật liệu xây dựng ở Việt Nam thì nhiều, nhưng hầu hết đều mang tính thủ công. Ngay trong ngành sản xuất tấm lợp composite F.R.P, các đơn vị cũng sản xuất theo công nghệ đắp tay, chỉ một hai đơn vị có dây chuyền sản xuất tự động nhưng lại chưa ra được sản phẩm trên thị trường. Trên thị trường tấm lợp, đa số các doanh nghiệp cạnh bằng chiến lược giá, cụ thể: Bảng 2.10 BẢNG GIÁ CÁC SẢN PHẨM TẤM LỢP TRÊN THỊ TRƯỜNG NĂM 2010 (ĐVT: đồng/m) Loại sản phẩm Sản phẩm thị trường Sản phẩm Công trình I. Tấm lợp composite f.r.p trên thị trường Ampelite - 220,000 NAACO 60,500 165,000 Rạng Đông 50,000 119,000 Tanado 48,000 115,000 Minh Cường 48,000 112,000 Thành Công 46,000 110,000 Việt Trung 40,000 - Tuấn Thành 40,000 - Minh Phát 39,000 - Tân Vĩnh Phát 35,000 - Chấn Hưng 35,000 - Tân Kim Long 31,000 - II. Tấm lợp Poly Carbonate 95,000 390,000 (Nguồn: Báo cáo thị trường của NAACO tháng 8/2010) Đầu tiên ta đề cập đến công ty cạnh tranh trực tiếp với NAACO trong phân khúc cao cấp: Ampelite có một số dòng sản phẩm cao cấp, có những tính năng đặc biệt, phù hợp với một số công trình nhà xưởng yêu cầu đặc tính kỹ thuật cao mà hiện nay NAACO chưa sản xuất được. Mức giá của Ampelite cao hơn khoảng 30-40% so với giá của NAACO đối với cùng một chủng loại sản phẩm. Tuy nhiên, do nhập khẩu từ Thái lan về Việt Nam nên Ampelite bị hạn chế về chiều dài sản phẩm, thời gian giao hàng và độ linh hoạt trong đáp ứng số lượng khác nhau của các đơn hàng Tiếp đến phân khúc trung bình: Nhìn chung thị trường này thì cuộc cạnh tranh có vẻ sôi nổi hơn thị trường có giá cao vì tập trung gần 20 đơn vị sản xuất tấm lợp composite f.r.p, chủ yếu là sản xuất theo công nghệ đắp tay, thủ công, không có dây chuyền sản xuất tự động như NAACO. Ở phía Nam có Tân Kim Long, Việt Trung, Chấn Hưng, Minh Phát, Tuấn Thành, Thành Công, Tân Vĩnh Phát,… Ở phía Bắc có Tanado, Mai Cường, Lương Duy, Đồng Thành,… Một đơn vị duy nhất cũng có dây chuyền sản xuất tấm lợp composite f.r.p tự động như NAACO là Công ty Nhựa Rạng Đông. Tuy nhiên, do sản xuất chưa tốt dẫn đến sản phẩm chưa đưa ra nhiều trên thị trường và hệ thống phân phối còn kém. Các đơn vị này chủ yếu đánh dấu thương hiệu bằng giá thấp và chiết khấu cao, chất lượng sản phẩm kém, không có chế độ bảo hành nghiêm túc. Giá của các đơn vị này thấp hơn giá cùng một loại sản phẩm của NAACO khoảng 50%-70%. Nhận thấy mức độ cạnh tranh của các công ty trên thị trường nên NAACO quyết định định vị thương hiệu bằng các sản phẩm cao cấp, chất lượng tốt tuy giá có cao hơn các sản phẩm của công ty khác trên thị trường. Giới trung gian Giới trung gian cung ứng sản phẩm của công ty NAACO gồm hai bộ phận chính là cửa hàng/ đại lý kinh doanh vật liệu xây dựng và bộ phận công trình: nhà máy thép tiền chế, nhà thầu, công ty xây dựng… Với số lượng hơn 200 đại lý phân phối chính của NAACO làm việc rất hiệu quả, công ty thường xuyên cử nhân viên đến tận cửa hàng kiểm tra, khảo sát và nhận thấy các nhà phân phối nhiệt tình giới thiệu sản phẩm tấm lợp NAACO, thúc đẩy tiêu thụ nhằm gia tăng thị phần cho tấm lợp NAACO. Bên cạnh những nhà phân phối sản phẩm có uy tín, hiện nay xuất hiện thêm những nhà phân phối vì lợi nhuận cá nhân, đã tráo những sản phẩm chính hãng của công ty với các sản phẩm nhái, kém chất lượng, làm khách hàng chịu thiệt thòi và mất lòng tin vào sản phẩm. Điều đó tác động không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Nắm bắt tình hình cung ứng sản phẩm NAACO trên thị trường qua các nhà phân phối nên công ty đã có những biện pháp cụ thể thường xuyên kiểm tra các đại lý có lưu trữ sản phẩm tấm lợp đúng theo quy cách, có đảm bảo đúng những dịch vụ NAACO cung cấp cho khách hàng trực tiếp hay không, thường xuyên lấy mẫu sản phẩm tại nhà phân phối kiểm tra các tiêu chuẩn sản phẩm, sau đó kèm theo giấy xác nhận nhằm tăng uy tín của công ty lẫn nhà phân phối. Song song đó NAACO tăng cường công tác chào bán hàng tại các nhà phân phối, tổ chức các buổi hội thảo giúp nhà phân phối hiểu thật rõ về sản phẩm tấm lợp, tạo mối quan hệ hợp tác tốt đẹp với các đại lý trung thành như hằng năm đều áp dụng chính sách chiết khấu và thưởng doanh số để chia sẻ lợi nhuận với khách hàng nhằm cùng nhau xây dựng mối quan hệ kinh doanh lâu dài, bền vững đồng thời tăng cường mở rộng các nhà phân phối tiềm năng. Khách hàng: Khách hàng ngày càng có sự đòi hỏi cao về sản phẩm và lợi ích mà sản phẩm đem lại so với số tiền mà họ bỏ ra. Họ ngày càng có nhiều thông tin trong việc lựa chọn và so sánh các sản phẩm cùng loại của các nhãn hiệu khác nhau, để đưa ra quyết định mua cuối cùng có lợi nhất cho họ. Sau lạm phát kinh tế, đến khủng hoảng thị trường, rồi đến việc nhà nước chuẩn bị đánh thuế thu nhập đã làm cho người tiêu dùng ngày càng e dè trong việc chi tiêu, đặc biệt là các hàng hóa có giá cả cao như NAACO, dẫn đến tâm lý một số khách hàng quay mặt lại với hàng chính hãng, chuyển sang sử dụng hàng nhái, hàng kém chất lượng đến từ Trung Quốc, mặc dù biết chất lượng của những sản phẩm từ Trung Quốc là rất thấp nhưng bị hấp dẫn trước mức giá không thể rẻ hơn họ đã không thể từ chối. Ngoài ra trên thị trường hiện có rất nhiều sản phẩm nhái, chủ yếu nhập về từ Trung Quốc hoặc làm giả nhái từ chính các công ty trong nước, sản phẩm được làm rất tinh vi. Khách hàng thiếu kinh nghiệm sẽ mua phải sản phẩm kém chất lượng. Giá thành của chúng thường thấp hơn so với giá niêm yết của hàng chính hãng. Nắm bắt tâm lý khách hàng thay đổi trong thời kì bão giá cũng như yếu tố giá tác động mạnh mẽ đến hành vi tiêu dùng của người Việt Nam nên NAACO đã xây dựng chiến lược giá hợp lý, thực hiện điều chỉnh giá nhưng theo cách không gây sốc cho khách hàng. Đặc thù của ngành xây dựng là công trình thường kéo dài, có khi đến hơn một năm, NAACO không thể tăng giá ngay và liên tục. Chính vì vậy, có thời điểm NAACO đã phải gánh chi phí sản xuất lớn khi chưa thể tăng giá thành. Chỉ có chia sẻ lợi nhuận với khách hàng trong lúc thị trường khó khăn thì mới có thể duy trì mối quan hệ làm ăn lâu dài. Song song đó cũng phải tìm mọi cách để tối ưu hóa hoạt động sản xuất, kinh doanh, cắt giảm chi phí, hạn chế các khoản đầu tư không liên quan đến sản xuất...đa dạng hóa sản phẩm qua việc cải tiến giúp tăng chất lượng sản phẩm kèm theo giảm chi phí để có thể giảm giá thành sản phẩm, đồng thời nghiên cứu phát triển nhiều dòng sản phẩm mới để đáp ứng nhu cầu càng cao của khách hàng mục tiêu cũng như khách hàng tiềm năng. Ngoài ra NAACO cũng tăng cường việc xây dựng và phát triển thương hiệu của công ty giúp khách hàng nhận diện được sản phẩm NAACO dễ dàng cũng như duy trì lòng tin yêu của khách hàng đối với NAACO. Những tác động qua lại giữa chiến lược sản phẩm và các thành tố khác trong marketing mix Với phương châm ““NAACO làm ra sản phẩm nhưng bán sự hài lòng”, công ty không ngừng cố gắng phát triển sản phẩm đến mức hoàn hảo nhất để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, mà còn thiết kế các chiến lược khác như chiêu thị, phân phối, giá để đem đến cho khách hàng những thuận tiện và lợi ích nhiều nhất. Chiến lược giá Chiến lược giá là yếu tố quan trọng để tạo ra thu nhập trực tiếp, giá luôn luôn là yếu tố đầu tiên ảnh hưởng đến việc mua hàng của khách hàng bởi vì nó là số tiền mà họ phải bỏ ra để đổi lấy lợi ích từ hàng hóa. Hiểu được điều đó nên các chính sách giá của NAACO khá hợp lý và đã góp phần không nhỏ giúp cho chiến lược sản phẩm phát huy hết được hiệu quả của nó. Công ty còn đưa ra các mức giá khác nhau dành cho những khách hàng ở các phân khúc khác nhau. Hình 2.13 Biểu đồ thể hiện mức độ đáp ứng về giá của NAACO ( theo kết quả cuộc nghiên cứu thị trường của công ty năm 2010) Chiến lược phân phối Chiến lược phân phối là một trong những chiến lược có tầm quan trọng đối với công ty, chiến lược sản phẩm dù có tốt cho đến đâu nhưng không đến tay được người tiêu dùng thì cũng như là dã tràng se cát biển đông . Góp phần vào việc thỏa mãn nhu cầu của khách hàng mục tiêu, làm cho sản phẩm sẵn sàng có mặt trên thị trường, đúng lúc, đúng nơi để đi vào tiêu dùng, công NAACO đã tăng cường mức độ bao phủ thị trường, các cơ sở kinh doanh vật liệu xây dựng nằm rãi rác ở khắp nơi trên cả nước, điều đó đã tạo sự thuận lợi cho khách hàng trong việc tiếp cận các sản phẩm của công ty một cách dễ dàng nhất. NAACO luôn quan tâm đến việc mở rộng và phát triển hệ thống phân phối trên toàn quốc. Mới đây nhất, vào tháng 4/2011, NAACO đã chính thức khai trương Văn phòng Đại diện tại Đà Nẵng để mở rộng kênh phân phối tại Đà Nẵng và các tỉnh lân cận. NAACO đã thiết lập được kênh phân phối thông qua hơn 200 các đối tác là các nhà thép tiền chế, hãng tôn thép, nhà thầu, công ty xây dựng công trình – lắp đặt nhà xưởng như: Toda, PEB, Bluscope, Kirby, Siam, Nishin Metal, Metechno, Tập đoàn Thép Hòa Phát, Tập đoàn Tôn Hoa sen, Nipovona, Thép Việt Pháp, Vit Metal,v.v.. trên toàn quốc. Ngoài ra, tại các khu vực thị trường, NAACO đã xây dựng được mạng lưới trên 500 đại lý và cửa hàng kinh doanh vật liệu xây dựng trên khắp cả nước. Hình 2.14 Biểu đồ thể hiện mức độ đáp ứng về thời gian giao hàng của NAACO ( theo kết quả cuộc nghiên cứu thị trường của công ty năm 2010) Chiến lược chiêu thị Do hoạt động trong lĩnh vực B2B, đối tượng khách hàng chính của NAACO là các nhà thép tiền chế, nhà thầu xây dựng & lắp đặt công trình, các cửa hàng kinh doanh vật liệu xây dựng, nhà máy cán tôn,… nên hoạt động truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng như báo, tạp chí, truyền hình, radio rất ít khi được thực hiện song bán hàng trực tiếp là một yếu tố quan trọng đồng thời tổ chức các sự kiện quảng bá hình ảnh thương hiệu công ty NAACO. Tuy nhiên, các hoạt động quảng cáo trên các báo, tạp chí chuyên ngành về xây dựng, vật liệu xây dựng và trang trí nội thất là kênh để các chủ đầu tư, người sử dụng biết về NAACO và tác động đến việc lựa chọn khi họ có nhu cầu sử dụng. NAACO đang tích cực đẩy mạnh chiến lược chiêu thị của công ty nhằm hoàn thiện hơn chiến lược marketing mix. Một số hoạt động trong chiến lược chiêu thị nổi bật của NAACO là: NAACO đã xây dựng được bộ tài liệu bán hàng (sales kit) rất hoàn chỉnh, chuyên nghiệp, bằng hai ngôn ngữ Việt và Anh. Có thể nói trong ngành tấm lợp composite f.r.p nói riêng và trong ngành kinh doanh vật liệu xây dựng nói chung, rất ít các doanh nghiệp dám đầu tư cho bộ tài liệu bán hàng như vậy vì rất tốn kém. Ngoài việc tiếp cận trực tiếp với các đối tác là các nhà thép tiền chế, công ty xây dựng,… NAACO còn thường xuyên tổ chức các hoạt động đi chào hàng tại các cửa hàng kinh doanh vật liệu xây dựng trên toàn quốc. Hoạt động quảng cáo tại điểm bán đã được NAACO thực hiện từ ngoài vào trong các cửa hàng: từ bảng hiệu bên ngoài cho đến kệ mẫu, bảng mẫu, tấm lợp mẫu, mô hình, catalogue, brochure bên trong cửa hàng, tạo được hình ảnh đồng nhất, thu hút sự chú ý và tác động đến quyết định mua của khách hàng có nhu cầu. Song chỉ áp dụng tại 50/200 đại lý phân phối sản phẩm. Trong những năm qua, NAACO tích cực tham gia các hội chợ triển lãm như: hội chợ Vietbuild tại Hà Nội, Đà Nẵng, Tp.HCM - nơi hội tục đông đảo nhất của các doanh nghiệp trong ngành xây dựng, vật liệu xây dựng, thép tiền chế, lắp đặt công trình trong và ngoài nước - được tổ chức hàng năm và hội chợ Hàng Việt Nam Chất lượng cao trong mỗi dịp NAACO được nhận giải thưởng này. Các giải thưởng dành được tại các hội chợ triển lãm, nhất là tại hội chợ chuyên ngành Vietbuild đã thể hiện được những thành công nhất định trong việc quảng bá thương hiệu NAACO tại các kỳ tham gia hội chợ triển lãm. Hình thức khuyến mãi kênh cho các nhà phân phối, đại lý và cửa hàng kinh doanh vật liệu xây dựng nhằm khuyến khích các nhà phân phối nhiệt tình giới thiệu sản phẩm tấm lợp NAACO, thúc đẩy tiêu thụ nhằm gia tăng thị phần cho tấm lợp NAACO Hàng năm, NAACO luôn áp dụng chính sách chiết khấu và thưởng doanh số để chia sẻ lợi nhuận với khách hàng nhằm cùng nhau xây dựng mối quan hệ kinh doanh lâu dài NAACO hiện đang sử dụng 2 website www.naaco.com.vn, www.betalite.com.vn là kênh truyền thông chính thức trên mạng internet. Ngoài ra, NAACO cũng hiện diện trên gần 100 website trong và ngoài nước, bao gồm các website chuyên về thương mại dành cho B2B, các website về ngành composite trong và ngoài nước, các website thương mại điện tử, v.v.. CHƯƠNG 3 ĐÁNH GIÁ VÀ CÁC GIẢI PHÁP NHẰM GIÚP CÔNG TY HOÀN THIỆN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA CHIẾN LƯỢC SẢN PHẨM. Phân tích, đánh giá chiến lược sản phẩm dòng tấm lợp của công ty NAACO Việc vận dụng chiến lược sản phẩm của công ty có nhiều ưu điểm so với đối thủ cạnh tranh nhưng công ty còn nhiều khuyết điểm cần phải được khắc phục như sau: Bảng 3.1 BẢNG NHẬN XÉT CHIẾN LƯỢC DÒNG SẢN PHẨM TẤM LỢP NAACO NĂM 2008-2010 STT Chiến lược Ưu Điểm Khuyết Điểm 1 Kích thước tập hợp sản phẩm Đa dạng về chủng loại, các sản phẩm có các loại sóng, bề dày đa dạng. Chỉ đáp ứng một phần cho thị trường 2 Nhãn hiệu sản phẩm Công ty đã tạo được uy tín cho doanh nghiệp nói chung và cho sản phẩm nói riêng, nhờ vào tên nhãn hiệu dễ đọc, dễ nhớ. Không tạo được ấn tượng cho người mua sản phẩm 3 Quyết định liên quan đến đặc tính sản phẩm Nguyên vật liệu nhập từ nước ngoài, sản phẩm luôn đạt tiêu chuẩn kĩ thuật Tốn nhiều chi phí cho nguyên vật liệu 4 Mẫu mã, kiểu dáng sản phẩm Kiểu sóng và màu sắc đa dạng giúp sản phẩm có tính ưu việt, công ty đã tung ra thị trường các mẫu màu nhất định theo từng vùng miền và sở thích của khách hang. Công ty đang nỗ lực phát triển nhằm tạo thêm nhiều kiểu sóng, màu sắc khác nhau. Các chính sách ưu đãi được công ty thực hiện góp phần làm gia tăng thêm số lượng khách hàng mua sản phẩm và được áp dụng cho mọi phân khúc. Công ty phát bảng báo giá và mẫu kèm theo miễn phí giúp khách hành thoải mái và thân thiện hơn. Cồng kềnh khó vận chuyển 5 Dịch vụ hỗ trợ sản phẩm Đa dạng về chính sách ưu đãi, hướng dẫn lắp đặt tận tình, bảo hành lên đến 15 năm Thủ tục bảo trì chưa nhất quán, nhanh chóng 6 Phát triển sản phẩm mới Cho khách hàng thêm sự lựa chọn, tránh được việc phân phối độc quyền của nước ngoài. Chi phí để phát triển sản phẩm mới là rất lớn 7 Đối thủ cạnh tranh So với đối thủ cạnh tranh thì sản phẩm có nhiều tính năng vượt trội Giá của công ty cao rất nhiều so với các đối thủ 8 Chu kỳ sống sản phẩm Sản phẩm đang trong giai đoạn phát triển. công ty cố gắng giảm tối thiểu lượng hàng tồn ở các cửa hàng, phát triển các khoản chiết khấu, hoa hồng, giúp sản phẩm kéo dài thời gian trong giai đoạn của chu kỳ. Giá quá cao, phân phối thì chưa rộng rãi, vẫn còn nhiều người chưa biết đến sản phẩm Cơ sở xây dựng giải pháp Dự báo nhu cầu thị trường tấm lợp COMPOSITE F.R.P Với tính năng ưu việt của vật liệu composite f.r.p nên ngày nay rất nhiều công trình dân dụng và công nghiệp đang sử dụng các sản phẩm sản xuất từ vật liệu composite f.r.p để thay thế các sản phẩm làm từ vật liệu khác. Trong ngành sản xuất tấm lợp, một số công trình nhà xưởng, nhất là nhà xưởng có môi trường hóa chất, đang dần chuyển sang dùng tấm lợp composite f.r.p để thay thế cho tấm lợp kẽm hiện nay. Vì tấm lợp kẽm không có khả năng kháng ăn mòn nên tuổi thọ mái lợp giảm làm ảnh hưởng đến tuổi thọ công trình và tài sản bên dưới. Bên cạnh đó, do chất liệu composite f.r.p nhẹ hơn kẽm nên việc đầu tư cho kết cấu khung công trình, đà mái lợp sẽ được ít hơn, giúp tiết kiệm chi phí đầu tư cho công trình. Chi phí điện năng sử dụng cho các nhà xưởng đang là gánh nặng cho các doanh nghiệp, nhất là khi giá điện không ngừng tăng và xu hướng sẽ còn tăng mạnh trong thời gian tới. Chính vì vậy, các doanh nghiệp quan tâm nhiều hơn đến việc sử dụng tấm lợp lấy sáng composite f.r.p để lấy sáng tự nhiên cho nhà xưởng, giảm bớt việc đầu tư thiết bị chiếu sáng, giảm thiểu chi phí điện năng tiêu hao trong suốt thời gian hoạt động của nhà xưởng. Diện tích sử dụng tấm lợp lấy sáng tăng từ 5% trên tổng diện tích tấm lợp lên 10% - 15% trên tổng diện tích tấm lợp. Nếu trước đây các công trình nhà xưởng thường chỉ dùng tấm lấy sáng trên mái, bây giờ họ sử dụng cả bên hông công trình. Dòng vốn đầu tư FDI vào Việt Nam có nhiều triển vọng sáng sủa, gắn với sự gia tăng lòng tin và cơ hội kinh doanh mới của các dự án FDI. Đứng ở vị trí thứ 12 trong xếp hạng chung Chỉ số niềm tin FDI, Việt Nam được báo cáo của A.T. Kearney xếp ở vị trí thứ 93 về mức độ thông thoáng của môi trường kinh doanh (Ease of Doing Business Ranking). Trong số các nước Đông Nam Á lọt vào Top 25 của xếp hạng Chỉ số niềm tin FDI 2011, Việt Nam đứng trên Indonesia (vị trí 21), Malaysia (vị trí 20), và Singapore (vị trí 24). Mới đây, Tập đoàn tài chính đầu tư Goldman Sachs (Hoa Kỳ) đã xếp Việt Nam nằm trong nhóm 11 nước (N-11) có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới trong năm 2011, mở ra những cơ hội cho các nhà đầu tư và là địa chỉ đầu tư tốt cho các nhà đầu tư thế giới trong các năm tiếp theo… Ông Horst F.Geicke, Chủ tịch HĐQT VinaCapital Group, nói: “Năm 2011 và những năm tiếp theo Việt Nam vẫn rất hấp dẫn với các nhà đầu tư nước ngoài. Việc FDI vào Việt Nam trong năm 2009 giảm không phản ánh thái độ của nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường này, vì bản thân các tập đoàn trên thế giới cũng gặp rất nhiều khó khăn trong cơn bão tài chính vừa qua. Trong khi đó, Chính phủ Việt Nam rất ưu ái, tạo nhiều điều kiện cho các nhà đầu tư nước ngoài. Đây là yếu tố quan trọng giúp Việt Nam thu hút đầu tư trong những năm tới”. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, giải ngân vốn FDI  đạt khoảng 900 triệu USD trong tháng 4, nâng tổng số vốn FDI giải ngân trong 4 tháng đầu năm 2011 lên 3,4 tỷ USD, tăng tới 36% so với cùng kỳ năm 2009. Trung bình, giải ngân vốn FDI đạt khoảng 850 triệu USD/tháng. Đây là mức khá cao và tương đương giải ngân vốn FDI giai đoạn trước  suy thoái kinh tế. Về triển vọng, có nhiều cơ sở thực tế thế giới và trong nước để tin rằng thu hút FDI năm 2011 sẽ cao hơn mức tăng 10% so với năm 2009 mà Bộ Kế hoạch và Đầu tư đặt ra. Việc gia tăng dòng vốn đầu tư FDI vào Việt Nam tương ứng với tốc độ xây dựng thêm các nhà xưởng mới của các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, góp phần thúc đẩy nhu cầu sử dụng các sản phẩm tấm lợp cho các nhà xưởng, trong đó có tấm lợp lấy sáng và tấm lợp kháng ăn mòn. Phân tích ma trận SWOT của công ty NAACO Bảng 3.2 PHÂN TÍCH SWOT CỦA CÔNG TY NAACO STRENGTHS S1: Công nghệ sản xuất ngắn. Vốn đầu tư không lớn, thu hồi vốn nhanh. S2: Có khả năng thâm nhập thị trường tương đối tốt. S3: Tiếp cận sát với thị trường trong nước S4: Có vị thế trong lòng khách hàng S5: Chi phí nhân công rẻ S6: Mẫu mã đa dạng S7: Mạng lưới phân phối rộng khắp cả nước S8: Áp dụng dây chuyền sản xuất tự động đầu tiên S9: Sở hữu công nghệ sản xuất độc quyền tấm lợp lấy sáng S10: Thương hiệu được nhiều người biết đến. OPPORTUNITIES O1: Chính sách của Chính Phủ tập trung đầu tư ngành công nghiệp vật liệu xây dựng. O2: Chính trị trong nước ổn định, dễ kêu gọi đầu tư nước ngoài. O3: Nhu cầu sản phẩm nhựa ngày càng tăng. O4: Trình độ giáo dục Việt Nam ngày càng được tăng cao O5: Nhiều thị trường tiêu thụ hơn khi nước ta gia nhập WTO O6: Khu công nghiệp, công trình ngày càng nhiều O7: Ý thức giữ gìn môi trường dần cải thiện WEAKNESSES W1: Không có khả năng đáp ứng đơn đặt hàng theo thời vụ W2: Chưa chủ động được nguyên vật liệu W3: Chưa có cơ sở nghiên cứu, ứng dụng khoa học kỹ thuật của ngành W4: Dây chuyền sản xuất còn lạc hậu so với các nước trên thế giới W5: Giá khá cao so với thị trường trong nước W6: Các hoạt động chiêu thị còn ít W7: Lực lượng lao động có tay nghề chưa cao. W8: Chưa hướng tới khai thác giá trị trọn đời của khách hàng. THREATS T1: Giá cước vận tải, giá nguyên liệu, xăng dầu liên tục tăng cao T2: Rủi ro về tỉ giá ngoại tệ T3: Bảo hoà thị trường hàng gia dụng nội địa T4: Sản phẩm ngoại nhập ngày càng nhiều T5: Nhu cầu sản phẩm nhựa kỹ thuật cao ngày càng gia tăng T6: Sản phẩm nhựa khó phân huỷ, quy trình sản xuất nhựa dễ gây ô nhiễm môi trường T7: Trong thời gian gần đây có rất nhiều sản phẩm giả mạo sản phẩm công ty làm giảm uy tín công ty T8: Đối thủ cạnh tranh nhiều và gay gắt. Đề xuất giải pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu quả chiến lược sản phẩm của công ty. Để công ty chiếm lĩnh thị trường trong nước chuẩn bị cho kế hoạch xâm nhập vào thị trường châu Á, thì chính lúc này đây công ty cần phải: Thực hiện những cải thiện những điểm yếu Phát huy những điểm mạnh hiện có Tận dụng những cơ hội Phòng ngừa những đe doạ Luôn cập nhật thông tin thị trường để có những hoạch định đúng lúc. Nhằm cụ thể hơn những mục tiêu bên trên, tôi xin đề xuất vài giải pháp dựa vào bảng phân tích SWOT của công ty NAACO. Thứ 1: Trong giai đoạn này công ty nên chú ý hạn chế mở rộng kích thước tập hợp sản phẩm vì giá cả thị trường đang tăng đột biến, nguyên liệu chủ yếu do nhập từ nước ngoài về, nhu cầu của người tiêu dùng giảm bớt nên bây giờ công ty để dành lợi nhuận đến khi thị trường ổn định trở lại thì bắt đầu triển khai kế hoạch tung ra thị trường những sản phẩm mới là hợp lý nhất. Thứ 2: Về nhãn hiệu sản phẩm quan trọng không kém, nó sẽ quyết định ảnh hưởng đến tâm lý của người tiêu dùng. Công ty hãy chú ý quan sát thông tin từ mục tiêu thế giới, xu hướng của khách hàng năm nay là gì từ đó chọn cho sản phẩm của công ty những cái tên hay và thu hút. Ví dụ : Thế giới đẩy mạnh việc bảo vệ môi trường vì thế hệ mai sau thì ta có thể đặt tên dòng sản phẩm tấm lợp là “tấm lợp tương lai”. Nên tăng cường tham gia vào các chương trình khuyến mại, hội chợ triển lãm, … để khách hàng biết về sản phẩm cũng như công ty. Thứ 3: Những quyết định liên quan đến đặc tính sản phẩm cũng vô cùng quan trọng vì nếu chỉ cần 1 quyết định sai thì sẽ làm ta mất đi lòng tin của khách hàng, giảm đi lợi nhuận. Vì thế công ty cần có những quyết định liên quan đến sản phẩm hợp lý kết hợp với kiểm tra chất lượng sản phẩm chặt chẽ từng giai đoạn tạo ra sản phẩm để từ đó có biện pháp khắc phục. Công ty nên hoàn thiện và nâng cao đặc tính sử dụng của sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng qua việc: hoàn thiện cấu trúc kỹ thuật của sản phẩm; nâng cao thông số kỹ thuật của sản phẩm; tăng cường tính hữu dụng của sản phẩm. Thứ 4: Công ty phải luôn thăm dò ý kiến khách hàng về mẫu mã, kiểu dáng sản phẩm để kịp thời đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Phải luôn tìm kiếm, cập nhật những mẫu mã, kiểu dáng mới từ đối thủ cạnh tranh, cũng như không ngừng sáng tạo cho riêng công ty những mẫu mã, kiểu dáng mới để làm cơ sở cho khách hàng thấy được rằng ta có thể đáp ứng bất cứ yêu cầu nào của khách hàng. Thứ 5: Về dịch vụ hỗ trợ của công ty cũng tương đối tốt so với đối thủ cạnh tranh nhưng công ty nên có những hỗ trợ mới như chuyên chở và lắp đặt (trọn gói) đến nơi khách hàng yêu cầu. Tăng cường dịch vụ bảo hành sau bán hàng, tiếp nhận ý kiến phản hồi từ khách hàng về dịch vụ trước và sau khi mua hàng để duy trì mối quan hệ tốt đối với khách hàng. Thứ 6: Giá của NAACO đưa ra cao rất nhiều so với đối thủ nhưng vì do công ty nhập nguyên vật liệu chủ yếu từ nước ngoài về nên giá của công ty đưa ra phần lớn là do chênh lệch về tỉ giá. Nhưng bù lại sản phẩm tấm lợp Natalite của công ty có những điểm khác biệt so với đối thủ. Công ty cần có thêm nhiều chính sách ưu đãi, khuyến mãi tặng quà cho những khách hàng có chỉ số tiêu dùng sản phẩm công ty cao để thu hút khách hàng mới và tạo lòng trung thành nơi khách hàng cũ. Thứ 7: Các sản phẩm tấm lợp đang trong quá trình phát triển của chu kỳ sống vì vậy công ty cần đẩy mạnh việc mở rộng thị trường, thêm nhiều chính sách thu hút khách hàng. Mỗi tháng như vậy công ty nên có những chính sác ưu đãi khác nhau, hấp dẫn. Công ty cũng phải thường xuyên khuyến khích phong trào phát huy sáng kiến cán bộ CNV, thu thập ý kiến đóng góp ở trong công ty và ngoài công ty. Nên áp dụng phương thức KAIZEN trong công ty để giúp cho công ty có được thêm ý tưởng để duy trì và phát triển sản phẩm trong chu kỳ phát triển này. Thứ 8: Ngoài ra, công cần có một đội ngũ marketing để: thu thập thông tin từ những hoạt động của đối thủ cạnh tranh cùng ngành; tìm hiểu địa lý từng vùng miền, phân tích, nghiên cứu nhu cầu tiêu dùng; cập nhật giá nguyên vật liệu thế giới, tìm kiếm nguyên vật liệu trong nước, phương thức chế tạo nguyên vật liệu để có thể giảm chi phí tối đa, tối ưu hoá lợi nhuận. Điều này rất quan trọng khi công ty có quyết định mở rộng thị trường tấn công thị trường châu Á và tránh tình trạng bão hòa tại thị trường nội địa. Thứ 9: Thời nay công nghệ thông tin ngày càng phát triển, việc bán hàng qua mạng càng ngày phổ biến, mọi người luôn cập nhật tìm kiếm cho mình sản phẩm vừa túi tiền và chất lượng. Công ty nên phát triển việc bán hàng qua mạng đây cũng chính là sự khác biệt giữa sản phẩm của công ty với những đối thủ khác. Thứ 10: Đẩy mạnh kêu gọi đầu tư vốn nước ngoài nhằm nâng cao kĩ thuật công nghệ sản xuất của công ty, giúp đáp ứng nhu cầu càng cao của khách hàng. Ngoài ra cũng tập trung đầu tư vào công nghệ tái sản xuất nhựa composite nhằm giảm thiểu nguy cơ làm ô nhiễm môi trường. Thứ 11: Tăng cường các hoạt động chiêu thị nhằm quảng bá sản phẩm rộng khắp và có kế hoạch cụ thể trong việc bảo đảm nhãn hiệu bằng một số phương pháp nhằm tránh việc làm hàng giả, nhái chất lượng thấp làm mất lòng tin nơi khách hàng. Các phương pháp cụ thể: Đăng kí bảo hộ nhãn hiệu sản phẩm, nắm bắt kịp thông tin thị trường, nhanh chóng phát hiện hàng giả, nhái và báo với cơ quan có thẩm quyền đồng thời báo với khách hàng một cách sớm nhất. Thứ 12: Đầu tư và mở rộng thêm quy mô sản xuất nhằm tăng thêm số lượng bán ra và giảm thiểu thời gian chờ của khách hàng. Thứ 13: Xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu cho đội ngũ nhân viên bán hàng trong công ty đồng nhất giúp hoàn thiện hơn chiến lược định vị của công ty. Ngoài ra cũng tổ chức các hoạt động từ thiện như thăm mái ấm, xây dựng các công trình xã hội… nhằm tăng khả năng nhận diện thương hiệu cho công ty đồng thời tạo ấn tượng tốt đẹp cho khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng. PHẦN KẾT LUẬN Với những biện pháp đóng góp trên công ty cần phải phối hợp với ba chiến lược còn lại để tối ưu hoá lợi nhuận. Công ty phải duy trì phát huy những ưu điểm, khắc phục những nhược điểm còn tồn tại trong sản phẩm, phát triển đa dạng hoá chủng loại sản phẩm của công ty, và cuối cùng quan trọng nhất của việc đưa ra những biện pháp trên giúp cho công ty đáp ứng được nhu cầu của khách hàng cũng như câu nói “NAACO làm ra sản phẩm nhưng bán sự hài lòng”. Với những nỗ lực, cố gắng không ngừng trong sản xuất và kinh doanh của công ty TNHH Nhựa Việt Nam Á trong giai đoạn (2008 đến 2010) đặc biệt là quý I năm 2011 công ty đã đạt được nhiều thành tích nổi bật, tạo ra bước tăng trưởng đáng kể về doanh thu, lợi nhuận, đóng góp một lượng giá trị lớn cho ngân sách Nhà Nước, khẳng định vị thế sản phẩm của công ty. Bên cạnh những kết quả đáng mừng đó công ty cũng đừng quên rằng sản phẩm tấm lợp đang trong thời kỳ đầu phát triển, công ty cần phải có nỗ lực càng nhiều hơn nữa. Công ty phải phát huy những điểm mạnh hiện có, cải thiện những điểm yếu, tận dụng những cơ hội, phòng ngừa những đe doạ và phải luôn cập nhật thông tin thị trường để có những hoạch định đúng lúc. Thành công hay thất bại, sống sót hay tiêu vong là phụ thuộc hoàn toàn vào khả năng nhanh nhẹn nhập cuộc và duy trì tiềm lực kinh tế ổn định của mỗi doanh nghiệp, Công ty NAACO không nằm ngoài số đó. Để có thể tồn tại và phát triển được, công ty NAACO phải tập trung toàn lực phấn đấu xây dựng chiến lược marketing phù hợp, đẩy mạnh thương hiệu công ty NAACO không chỉ riêng thị trường trong nước mà còn phải mở rộng hơn trên thị trường thế giới! TÀI LIỆU THAM KHẢO Tập thể giáo viên PTS Trần Thị Ngọc Trang (chủ biên), P.GSTS Nguyễn Xuân Quế, TS Ngô Thị Thu, ThS Đỗ Thị Đức, ThS Trần Văn Thi, ThS Lâm Ngọc Điệp, ThS. Nguyễn Duy Tân - Marketing căn bản – NXB Lao động - xã hội – 2007. Theo website www.kienthuc.vn ... Báo cáo kinh doanh và báo cáo thị trường của NAACO các năm 2007, 2008, 2009, 2010. Bộ tài liệu bán hàng công ty Nhựa Việt Nam Á

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docChiến lược sản phẩm dòng tấm lợp của công ty TNHH Nhựa Việt Nam Á (NAACO) tại Việt Nam giai đoạn 2008-2010.doc
Luận văn liên quan