Theo nhóm nghiên cứu đa phương tiện (MRG) trong “Dự đoán IPTV toàn cầu
năm 2005-2009”: tốc độ phát triển IPTV rất cao: gần 1000%. Thị trường IPTV
trên thế giới phát triển ở mức tăng kép hàng năm 78% lên tới 36.9 triệu người sử
dụng vào năm 2009. Doanh thu dịch vụ còn tăng nhanh hơn trong cùng thời kì, từ
880 triệu USD tới 9.9 tỷ USD.
Theo Informa: tốc độ phát triển IPTV tăng nhanh vào 5 năm tới và đạt 25.9
triệu thuê bao IPTV vào cuối năm 2010.
Theo nguyên cứu TDG: Doanh thu IPTV toàn cấu sẽ đạt trên 17 tỷ USD vào
năm 2010.
Và trên thực tế, dịch vụ IPTV đã được triển khai và đạt dược thành công ở
nhiều như Italy ( Fast Web), Hồng Kông (PCCW), Canada ( Manitoba) và Japan
(Yahoo BB).
Tại thị trường Trung Quốc, IPTV bắt đầu được triển khai từ năm 2004 với 2
nhà cung cấp hàng đầu là CHINA Telecom và ZTE cùng với những nhà cung cấp
khác.
51 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3306 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Chiến lược SCTV trong giai đoạn 2010- 2020, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trung tâm truyền hình cáp Q. 4: số 83 Tân Vĩnh, Q. 4
Trung tâm truyền hình cáp Q. 5: số 91 An Bình, Q. 5
Trung tâm truyền hình cáp Q. 6: Số 250 Nguyễn Văn Luông Q. 6
Trung tâm truyền hình cáp Q. 10: Số 3 Trần Thiện Chánh, Q. 10
Trung tâm truyền hình cáp Q. 11: Số 537 Minh Phụng, Q. 11
Trung tâm truyền hình cáp Q. 12: Số 3A Nguyễn Văn Quá Q. 12
Trung tâm truyền hình cáp Q. Phú Nhuận: Số 153B Trần Huy Liệu, Q.
Phú Nhuận
Trung tâm truyền hình cáp Q. Bình Thạnh : số 45 Minh Phụng, Q. Bình
Thạnh
Trung tâm truyền hình cáp Q. Tân Bình : 7A1 Au Cơ, Q. Tân Bình
Trung tâm truyền hình cáp Q. Gò Vấp : số 665 Phan Văn Trị, Q. Gò
Vấp
Trung tâm truyền hình cáp Q. Bình Tân : số 12, Tên Lửa, Q. Bình Tân
Trung tâm Internet tốc độ cao Medianet: 2A Phan Kế Bính, Q.1
50 đại lý đóng trên địa bàn TP.HCM
Hình 3: Các trung tâm, chi nhánh trực thuộc công ty
1.4.2. Chức năng, nhiệm vụ của Ban Giám Đốc và các phòng ban, bộ phận
Mặc dù là công ty nhà nước nhưng SCTV phải tự túc nguồn vốn, nguồn vốn
là do hai bên liên doanh góp vào. Giám đốc công ty đại diện của Đài truyền hình
Việt Nam, Phó Giám đốc và kế toán trưởng đại diện của SaiGonTourist. Quản lý
Trụ sở chính TP.Hồ
Chí Minh
4 Chi nhánh: Hà Nội,
Bình Dương, Đồng Nai,
Vũng Tàu
13 Trung Tâm (Q5, Q3,
Q4, Q10, Q11, Q6, Q.
Phú Nhuận, Q. Tân Bình,
Q Bình Thạnh…)
53 Đại lý tại TPHCM
CHIẾN LƯỢC SCTV TRONG GIAI ĐOẠN 2010 -2020 GVHD: TS. HOÀNG LÂM TỊNH
Nhóm 12 – Lớp Đêm 1& 2 Trang 24
trong công ty được thực hiện theo nguyên tắc: Giám đốc là người lãnh đạo cao
nhất, chịu trách nhiệm chung về mọi hoạt động cuả công ty. Giám Đốc trực tiếp
phụ trách tất cả các phòng ban trong công ty.
Hai phó Giám Đốc giúp việc cho Giám Đốc giải quyết các vấn đề chủ yếu
trong lĩnh vực kỹ thuật và phụ trách các phòng ban, bộ phận có liên quan.
Phó Giám Đốc kinh doanh: tham mưu cho Giám Đốc các vấn đề kinh doanh
và phụ trách các hồ sơ thầu cuả phòng kinh doanh.
Phó Giám Đốc kỹ thuật: tham mưu cho Giám Đốc các vấn đề kỹ thuật và
sản xuất, phụ trách phòng kỹ thuật.
Phòng Kinh doanh chuyên cung ứng lắp đặt, tư vấn thiết kế, chuyển giao
công nghệ thiết bị Phát thanh truyền Hình, thiết bị khoa học, đo lường, kiểm
nghiệm, tin học văn phòng, thiết bị chiếu sáng, điện, điện tử viễn thông, thang
máy…
Phòng phát triển dịch vụ truyền hình cáp quản lý thuê bao khách hàng,
chính sách tiếp thị, phát triển thị trường, quản lý nhóm kênh chương trình,
đám phán về bản quyền chương trình.
Phòng tổng hợp phục vụ tham mưu cho Ban Giám Đốc trong công tác hành
chính quản trị, bảo đảm điều kiện làm việc và phương tiện phục vụ sản xuất
kinh doanh cuả công ty. Phòng này còn có chức năng tham mưu cho Giám
Đốc trong quá trình tổ chức bộ máy quản lý, sản xuất kinh doanh, tuyển dụng
lao động, thực hiện các chế độ, chính sách đối với người lao động.
Phòng đầu tƣ quảng cáo và xuất nhập khẩu chuyên nhập khẩu các vật tư
thiết bị từ nước ngoài, mua bán các loại đĩa, băng từ chuyên dụng và dân
dụng, nhận quảng cáo trên sóng Truyền Hình Cáp
Phòng tài chính là bộ phận quản lý tài chính, thực hiện chế độ hạch toán giá
thành sản phẩm, hoạch toán kinh tế, giám sát tài chính, nghiên cứu sử dụng
hiệu quả nguồn vốn, nghiên cứu ứng dụng các công cụ, nguyên lý tài chính
vào tình hình cụ thể công ty.
Phòng chƣơng trình theo dõi lịch phát sóng các kênh chương trình nước
ngoài, ngưng phát những chương trình không phù hợp với Việt Nam. Lên
chương trình và lịch phát sóng cho hai kênh SCTV và SCTV1 của công ty.
Phòng kỹ thuật thực hiện việc nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ
vào Headend, mạng cáp.Thiết kế, hòa mạng và bảo trì mạng cáp đồng trục
CATV, hoà mạng và bảo trì mạng Internet tốc độ cao. Kiểm tra nguyên vật
CHIẾN LƯỢC SCTV TRONG GIAI ĐOẠN 2010 -2020 GVHD: TS. HOÀNG LÂM TỊNH
Nhóm 12 – Lớp Đêm 1& 2 Trang 25
liệu đầu vào, kiểm tra chất lượng tín hiệu đầu ra (vào nhà khách hàng) có đạt
yêu cầu chất lượng công ty đề ra, báo cáo Ban Giám Đốc và các phòng ban,
bộ phận có liên quan.
Đội Lắp đặt chuyên lắp đặt truyền hình cáp cho khách hàng khu vực quận 1.
Các trung tâm truyền hình cáp ở các quận chuyên lắp đặt truyền hình cáp
cho quận đó.
Phòng Bảo Trì chuyên bảo trì hệ thống MMDS và các khách sạn, chung cư.
Đài phát sóng MMDS phát sóng 24/24 14 kênh chương trình nước ngoài và
kênh SCTV.
1.5. Tầm nhìn – sứ mệnh – giá trị cốt lõi
1.5.1. Tầm nhìn
Luôn giữ vị thế là mạng truyền hình cáp hàng đầu tại Việt Nam cả về chất lượng,
tiện ích và dịch vụ, đảm bảo luôn “Tiên phong trong nghệ, dẫn đầu trong đổi
mới của ngành truyền hình cáp Việt Nam”.
1.5.2. Sứ mệnh
- Trở thành đối tác được lựa chọn và đáng tin cậy của khách hàng nhờ khả năng
cung cấp đầy đủ các tiện ích, dịch vụ và dựa trên cơ sở luôn coi khách hàng là
trọng tâm.
- Tạo dựng cho cán bộ nhân viên một môi trường làm việc tốt nhất với nhiều cơ
hội để phát triển năng lực, đóng góp giá trị và tạo dựng sự nghiệp thành đạt.
- Mang lại cho các bên những lợi ích hấp dẫn, lâu dài thông qua việc triển khai
một chiến lược phát triển kinh doanh nhanh, mạnh song song với việc áp dụng
các thông lệ quản trị doanh nghiệp và quản lý rủi ro chặt chẽ.
1.5.3. Giá trị cốt lõi
Khách hàng là trên hết nhấn mạnh rằng chúng ta trân trọng từng khách
hàng và luôn nỗ lực mang đến những sản phẩm, dịch vụ đáp ứng tốt nhất nhu
cầu của khách hàng.
Liên tục cải tiến có nghĩa là chúng ta đã tốt nhưng luôn có thể tốt hơn, vì vậy
chúng ta sẽ không ngừng học hỏi và cải thiện.
Phát triển nhân lực có nghĩa là chúng ta tạo điều kiện cán bộ nhân viên có
thể phát huy tối đa năng lực của mỗi cá nhân và khen thưởng xứng đáng cho
những người đạt thành tích.
Cam kết hành động có nghĩa là chúng ta luôn đảm bảo rằng công việc đã được
cam kết sẽ phải được hoàn thành.
CHIẾN LƯỢC SCTV TRONG GIAI ĐOẠN 2010 -2020 GVHD: TS. HOÀNG LÂM TỊNH
Nhóm 12 – Lớp Đêm 1& 2 Trang 26
Phần 2: ĐÁNH GIÁ & PHÂN TÍCH MÔI TRƢỜNG
2.1. Phân tích môi trƣờng vĩ mô
Bảng 1: Bảng tổng hợp môi trƣờng vĩ mô của doanh nghiệp
Các yếu tố môi
trƣờng
Mức độ quan
trọng của yếu tố
với ngành
Tác động
đối với công
ty
Tính chất
tác động
Tổng hợp
Kinh Tế hồi phục 3 3 + +9
Ổn định chính trị 2 2 + +4
Tốc độ tăng trưởng
GDP
2 3 + +9
Dân số trẻ 2 3 + +6
Văn hóa 2 2 + +4
Lạm phát 2 2 - -4
Ô nhiễm môi trường 1 1 - -1
Công nghệ 3 3 + +9
Nhạy cảm về giá 2 2 - -4
2.2. Phân tích môi trƣờng ngành
Bảng 2: Bảng tổng hợp môi trƣờng vi mô của doanh nghiệp
Các yếu tố môi trƣờng
Mức độ quan
trọng của yếu
tố với ngành
Tác động
đối với
công ty
Tính chất
tác động
Tổng hợp
Tốc độ phát triển ngành 2 3 + +6
Thị phần của đối thủ cạnh
tranh
2 2 - -4
Xu hướng tiêu dùng 3 3 + +9
Rào cản nhập cuộc 2 3 - -6
Nhà cung ứng nguyên liệu 2 3 - -6
Chất lượng sản phẩm 2 3 + +6
Mạng lưới phân phối 2 3 + +6
Khả năng cung ứng 2 3 - -6
Sản phẩm thay thế 3 2 - -6
CHIẾN LƯỢC SCTV TRONG GIAI ĐOẠN 2010 -2020 GVHD: TS. HOÀNG LÂM TỊNH
Nhóm 12 – Lớp Đêm 1& 2 Trang 27
2.3. Phân tích môi trƣờng nội bộ
Bảng 3: Bảng tổng hợp hoàn cảnh nội bộ
Các yếu tố môi
trƣờng
Mức độ quan
trọng của yếu tố
với ngành
Tác động đối
với công ty
Tính chất
tác động
Tổng
hợp
Nguồn nhân lực 1 3 + +3
Hoạt động R&D 2 2 + +4
Marketing 3 3 + +9
Dịch vụ 3 2 + +6
Tài chính 2 3 - -6
Hoạt động đầu tư 2 2 + +4
Hoạt động quản lý
chất lượng
3 2 - -6
CHIẾN LƯỢC SCTV TRONG GIAI ĐOẠN 2010 -2020 GVHD: TS. HOÀNG LÂM TỊNH
Nhóm 12 – Lớp Đêm 1& 2 Trang 28
2.4. Phân tích SWOT
Từ phân tích SWOT cho công ty SCTV, chúng tôi đưa ra những chiến lược tương ứng
Những Cơ Hội (O)
1.Thị trường tiềm năng còn rất lớn.
2.Đời sống con người ngày càng được nâng
cao con người càng có nhu cầu giải trí nhiều
hơn.
3. Kinh tế hội nhập, thuế nhập khẩu giảm
tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm.
4.Nhu cầu tiện ích càng tăng.
5.Chất lượng sản phẩm cao.
6.Sức cạnh tranh của thị trường chưa cao.
Những Đe Dọa (T)
1. Sự cạnh tranh trong cùng ngành
nhằm tránh độc quyền (mức độ ngày
càng tăng).
2.Sự ra đời của nhiều sản phẩm thay thế
(chất lượng cao hơn, công nghệ hiện đại
hơn).
3.Sự xâm nhập của sản phẩm ngoại
nhập.
4. Nguy cơ thôn tính.
Các Điểm Mạnh (S)
1.Đi tiên phong trong lĩnh vực truyền hình cáp
2.Kinh nghiệm trong vận hành hệ thống.
3.Chất lượng sản phẩm tốt (đường truyền tốc độ
cao, kênh truyền hình phong phú, mạng lưới bao
phủ rộng, dịch vụ nhanh gọn v.v..)Công nghệ tiên
tiến.
4.Nguồn cung cấp vật tư ổn định.
5.Giá cả dich vụ phù hợp.
6.Lãnh Đạo cùng đội ngũ nhân viên có trình độ,
Các Chiến Lƣợc (SO)
1.Mở rộng thị trường (đô thị hóa khu vực nông
thôn).
2.Cạnh tranh về giá và chất lượng dịch vụ.
3.Cho ra đời sản phẩm cao cấp đáp ứng nhu
cầu đời sống nâng cao của xã hội.
4.Thu hút nguồn đầu tư, liên doanh từ nước
ngoài mở rộng quy mô, đa dạng thêm sản
phẩm.
Các Chiến Lƣợc (ST)
1.Đa dạng hóa sản phẩm tăng sức
cạnh tranh.
2.Sử dụng công nghệ tiên tiến cải tiến
chất lượng sản phẩm, thu hút khách
hàng.
3.Tạo sự khác biệt về sản phẩm so với
đối thủ cạnh tranh.
4.Giá cả luôn được quan tâm hàng đầu
(giá tốt nhất, cạnh tranh nhất cho khách
CHIẾN LƯỢC SCTV TRONG GIAI ĐOẠN 2010 -2020 GVHD: TS. HOÀNG LÂM TỊNH
Nhóm 12 – Lớp Đêm 1& 2 Trang 29
nhiệt tình.
7.Chính trị, pháp luật ổn định, hệ thống pháp luật
minh bạch góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế
của đất nước thu nhập tăng mức sống người
dân tăng nhu cầu đời sống tăng cao.
8.Môi trường văn hóa cải tiến (nhu cầu ăn no mặc
ấm thay bằng ăn ngon, mặc đẹp…)
hàng).
5.Chủ động, ân cần trong công tác chăm
sóc, dịch vụ hậu mãi.
Các Điểm Yếu (W)
1.Hoạt động tiếp thị chưa hiệu quả, chưa được
phổ biến rộng khắp.
2.Còn thiếu tính chủ động, sáng tạo.
3.Môi trường làm việc còn chưa được thoải mái.
4.Chưa có chế độ tốt để giữ chân nhân viên giỏi.
5.Hệ thống điện lưới chưa thực sự ổn định ảnh
hưởng đến mạng cáp.
6.Khí hậu (mưa, nắng) ảnh hưởng đến chất lượng
sản phẩm, mức độ an toàn cho người lao động.
Các Chiến Lƣợc (WO)
1.Mở rộng mạng lưới tiếp thị đến người tiêu
dùng.
2.Có chế độ đãi ngộ, khuyến khích nhân viên
giỏi.
3.Tạo điều kiện cho nhân viên thường xuyên
tham gia các lớp đào tạo, nâng cao trình độ
chuyên môn.
Các Chiến Lƣợc (WT)
1.Tiếp cận thông tin để tiên đoán những
ảnh hưởng đến sản phẩm có chiến
lược thay đổi, thích ứng kịp thời.
2. Liên doanh hợp tác với các doanh
nghiệp nước ngoài để cải tiến công
nghệ cho ản phẩm, nâng cao chất lượng
cạnh ttranh.
CHIẾN LƯỢC SCTV TRONG GIAI ĐOẠN 2010 -2020 GVHD: TS. HOÀNG LÂM TỊNH
Nhóm 12 – Lớp Đêm 1& 2 Trang 30
Phần III: XÂY DỰNG CHIẾN LƢỢC CHO SCTV
3.1. Chuỗi giá trị
Chuỗi giá trị của công ty là tổng hợp các hoạt động có liên quan của doanh nghiệp
tạo và làm tăng giá trị cho khách hàng. Công cụ “chuỗi giá trị” giúp công ty nhìn và
phân tích toàn bộ những hoạt động cơ bản của doanh nghiệp, dẫn đến việc xác định sự
thành công của doanh nghiệp nằm tại chỗ nào, bộ phận nào của doanh nghiệp cần phải
đẩy mạnh.
3.1.1. Bảng điều tra
- Anh/chị có sử dụng dịch vụ THC - SCTV không?
- Anh/chị biết đến dịch vụ SCTV từ đâu?
- Anh/chị thấy các chương trình (kênh truyền hình) của SCTV có gì hấp dẫn?
- Anh/chị thường xem kênh nào nhất?
- Thời gian bạn theo dõi được các kênh truyền hình là lúc nào?
- Chương trình nào anh/chị thấy cần phải cải thiện?
- Dịch vụ THC của SCTV có hay bị gián đoạn không?
- Giờ chiếu các chương trình có phù hợp không?
- Anh/chị thấy nên sắp xếp các chương trình như thế nào?
- Nhà cung cấp có thường cập nhật các chương trình mới không?
- Anh/chị nghĩ nên bổ sung những chương trình nào?
- Theo anh/chị giá cả thuê bao như vậy có vừa ý không?
- Anh/chị có giới thiệu SCTV cho người thân hoặc bạn bè sử dụng không?
- Các chương trình của SCTV có mang lại cho anh/chị sự giải trí không?
- Khi có sự cố, dịch vụ sửa chữa của nhà cung cấp có đến kịp thời không?
- Theo bạn thủ tục đăng ký SCTV cần thay đổi gì không?
- Bạn thường xem các chương trình TV với ai (bạn bè, gia đình...)?
- SCTV có thường xuyên khuyến mãi không?
3.1.2. Chuỗi giá trị khách hàng mong đợi
Thông qua bảng câu hỏi khảo sát, công ty đã lọc lại và sắp thứ tự ưu tiên các
giá trị khách hàng mong đợi như sau:
- Chất lượng dịch vụ tốt.
- Chăm sóc khách hàng, khả năng xử lý sự cố tốt và nhanh.
- Chương trình hấp dẫn và đa dạng.
- Tăng cường khuyến mãi.
CHIẾN LƯỢC SCTV TRONG GIAI ĐOẠN 2010 -2020 GVHD: TS. HOÀNG LÂM TỊNH
Nhóm 12 – Lớp Đêm 1& 2 Trang 31
3.2. Mục tiêu chiến lƣợc
3.2.1. Mục tiêu dài hạn
Giữ vững vị trí dẫn đầu trong về quy mô, chất lượng và % chiếm lĩnh thị
trường bằng cách không ngừng nâng cao kỹ thuật, trình độ nhân sự... Trên cơ
sở đó, thực hiện các chiến lược tăng trưởng nhằm tăng lợi nhuận trên doanh
thu. Phát triển thêm sản phẩm mới (IPTV). Đưa thương hiệu SCTV ra rộng
khắp cả nước.
3.2.2. Mục tiêu ngắn hạn
- Mở các lớp nâng cao trình độ nhân viên, gửi đi học tập tiếp thu kỹ thuật tiên
tiến trên thế giới.
- Phủ kín thị trường miền nam.
3.3. Phân tích các phƣơng cấu trúc kinh doanh
3.3.1. Ma trận GE
STT
Những yếu tố xác định
mức hấp dẫn của ngành
Trọng số (độ
quan trọng của
yếu tố đối với
ngành) (Pi) %
Điểm đạt
đƣợc(mức độ mà
công ty đạt
đƣợc) Si(1-5)
Giá trị
Pi x Si)
(1) (2) (3) (4) (5=3x4)
1 Kích cỡ thị trường 0.2 5 1
2 Tỷ lệ tăng trưởng thị
trường/năm
0.15 4 0.6
3 Lợi nhuận biên tế lịch sử 0.1 4 0.4
4 Cường độ cạnh tranh 0.15 3 0.45
5 Khả năng công nghệ 0.15 4 0.6
6 Độ nhạy cảm lạm phát 0.05 2 0.1
7 Sự phụ thuộc vào nguồn
năng lượng ( tính thời vụ)
0.15 4 0.6
8 Những tác động môi trường
(XH, Chính trị, luật pháp)
0.05 3 0.15
Tổng cộng 1 3.9
Bảng 4: Bảng đánh giá sự hấp dẫn thị trƣờng
Nhận xét: Nhìn vào số liệu bảng đánh giá sự hấp dẫn thị trường của Công ty
SCTV, giá trị đạt được là 3.9. Giá trị này cho thấy sự hấp dẫn thị trường của
Công ty SCTV đạt giá trị cao. Điều này chứng tỏ vị thế của công ty SCTV
CHIẾN LƯỢC SCTV TRONG GIAI ĐOẠN 2010 -2020 GVHD: TS. HOÀNG LÂM TỊNH
Nhóm 12 – Lớp Đêm 1& 2 Trang 32
trong ngành truyền hình nói riêng cũng như trong lĩnh vực thông tin liên lạc nói
chung rất vững chắc và có giá trị hấp dẫn cao về thương hiệu, qui mô, công
nghệ cũng như lợi nhận đạt được.
STT
Những yếu tố xác định
mức hấp dẫn của ngành
Trọng số (độ
quan trọng của
yếu tố đối với
ngành) (Pi) %
Điểm đạt
đƣợc(mức độ
mà công ty đạt
đƣợc) Si(1-5)
Giá trị
Pi x Si)
(1) (2) (3) (4) (5=3x4)
1 Thị phần tương đối 0.1 5 0.5
2
Sự tăng trưởng của thị
phần
0.15 4 0.6
3
Chất lượng sản phẩm dịch
vụ
0.1 4 0.4
4 Uy tín nhãn hiệu 0.1 4 0.4
5 Kênh phân phối 0.05 4 0.2
6 Hiệu quả chiêu thị 0.05 2 0.1
7
Khả năng cung cấp sản
phẩm dịch vụ
0.05 4 0.2
8
Hiệu quả cung cấp sản
phẩm dịch vụ
0.05 5 0.25
9
Giá thành sản phẩm, dịch
vụ
0.15 3 0.45
10 Nhà cung ứng tối ưu 0.05 4 0.2
11 Nghiên cứu phát triển 0.1 3 0.3
12 Hiệu năng quản trị 0.05 3 0.15
Tổng cộng 1 3.75
Bảng 5: Bảng đánh giá vị trí cạnh tranh (Sức mạnh kinh doanh của công ty)
Nhận xét: Nhìn vào số liệu bảng đánh vị trí cạnh tranh của Công ty SCTV, giá trị
đạt được là 3.75. Giá trị này cho thấy vị trí cạnh tranh của Công ty SCTV trên
thị trưởng đang chiếm thứ hạng cao. Nguyên nhân dẫn đến kết quả này là do
công ty không ngừng đầu tư, nâng cao giá trị thương hiệu trên thị trường. Song
song đó là việc cải tiến chất lượng dịch vụ, đưa ra các sản phẩm dịch vụ mới
kịp thời cung cấp cho thị trường, cũng như cải tiến quá trình quản trị nhằm tạo
CHIẾN LƯỢC SCTV TRONG GIAI ĐOẠN 2010 -2020 GVHD: TS. HOÀNG LÂM TỊNH
Nhóm 12 – Lớp Đêm 1& 2 Trang 33
sự phát triển vượt bậc về qui mô. Từ đó nâng cao sức cạnh tranh của Công ty
SCTV trên thương trường.
5
Sự
Cao
hấp
3,9
dẫn
3,67
Trung
bình
của
thị
2,33
Thấp
trƣờng
1,00
5 3,75 3,67 2.33 1,00
Hình 4: Vị trí cạnh tranh của công ty SCTV
CHIẾN LƯỢC SCTV TRONG GIAI ĐOẠN 2010 -2020 GVHD: TS. HOÀNG LÂM TỊNH
Nhóm 12 – Lớp Đêm 1& 2 Trang 34
3.3.2. Ma trận BCG
Sản phẩm
Doanh số (Tỷ
VNĐ)
Số đối
thủ
Doanh số 3 doanh nghiệp
dẫn đầu (Tỷ VNĐ)
Mức tăng
trƣởng thị
trƣờng (%)
1 2 3
4
5
a b c
A 99 5 40.5 30 18 15
B 50 8 10 8 20 10
Tổng 149 13
Bảng 6: Bảng doanh số và tỷ lệ tăng trƣởng của sản phẩm dịch vụ của 3 Công ty
dẫn đầu trong ngành truyền hình năm 2009 thị trƣờng TPHCM
Qui ƣớc:
A: Sản phẩm truyền hình cáp, kỹ thuật số
B: Sản phẩm Internet
3 đối thủ dẫn đầu trong ngành truyền hình:
- a. Công ty SCTV
- b. Công ty HTVC
- c. Công ty VTC
Nhận xét:
- Doanh số của sản phẩm truyền hình cáp, kỹ thuật số so với tổng doanh thu:
99/149= 66.44%
- Doanh số của sản phẩm Internet so với tổng doanh thu: 50/149=33.56 %
- Mức tăng trưởng của thị trường sản phẩm truyền hình cáp, kỹ thuật số: 15%
- Mức tăng trưởng của thị trường sản phẩm Internet : 10%
3.3.3. Ma trân BCG:
Tỉ lệ doanh thu của sản phẩm
trên tổng doanh thu(%)
Thị
phần
tƣơn
g đối
Tỉ lệ tăng
trƣởng của
thị
trƣờng(%)
A 66.44 2.4444 15
B 33.56 2.5 10
CHIẾN LƯỢC SCTV TRONG GIAI ĐOẠN 2010 -2020 GVHD: TS. HOÀNG LÂM TỊNH
Nhóm 12 – Lớp Đêm 1& 2 Trang 35
Hình 5: Ma trận thị phần tăng trƣởng của BCG
3.4. Xây dựng chiến lƣợc cấp công ty, chiến lƣợc cấp đơn vị và chiến lƣợc chức
năng.
3.4.1. Chiến lƣợc cấp công ty
Sau khi phân tích các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô, môi trường tác nghiệp và
các nguồn lực của công ty SCTV, nhận thấy đây là giai đoạn đang phát triển mạnh
nhưng cạnh tranh hết sức gay gắt để giữ vững và phát triển thị phần của công ty
trong thị trường truyền hình cáp. Căn cứ vào những thuận lợi và khó khăn của môi
trường đã phân tích, căn cứ vào chuỗi giá trị khách hàng, bản thân công ty (về tài
chính, nhân sự, mục tiêu...) và các đối thủ cạnh tranh, căn cứ vào bản phân công
nhiệm vụ của đài truyền hình Việt Nam, những mục tiêu của công ty SCTV đến
năm 2010 do Hội đồng quản trị xác định xây dựng chiến lược hổn hợp: vừa thực
hiện chiến lược tăng trưởng ổn định trên sản phẩm truyền hình cáp vừa thực hiện
Thị phần tƣơng đối(Phần phân chia thị trƣờng
Tỉ lệ
tăng
trƣởng
của thị
trƣờng
CHIẾN LƯỢC SCTV TRONG GIAI ĐOẠN 2010 -2020 GVHD: TS. HOÀNG LÂM TỊNH
Nhóm 12 – Lớp Đêm 1& 2 Trang 36
chiến lược phát triển tăng trưởng bằng đa dạng hóa đồng tâm trên sản phẩm mới
IPTV, cụ thể:
Tập trung phát triển đa dịch vụ, truyền hình tương tác, các dịch vụ gia tăng
khác.
Phủ rộng mạng cáp ra các tỉnh phía Nam.
Tập trung phát triển thành những nhóm kênh chương trình theo chuyên đề.
Khai thác quảng cáo trên truyền hình trả tiền.
Xây dựng kênh chương trình mang bản sắc khu vực.
Đa dạng hóa sản phẩm IPTV (Phần này sẽ được giới thiệu chi tiết ở mục tiếp
theo).
Từ những kết quả phân tích và đánh giá ở trên, chúng ta xây dựng ma trận
SWOT của công ty SCTV. Các cơ hội, nguy cơ, điểm mạnh, điểm yếu được
sắp xếp trong ma trận theo thứ tự quan trọng và có nhiều ảnh hưởng đến công
ty. Các chiến lược được lựa chọn nhằm mục đích tận dụng cơ hội, hạn chế
nguy cơ, phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu của công ty.
Ma trận SWOT của công ty SCTV được mô tả trong bảng trên. Kết quả ta được
các phương án chiến lược sau:
PHƢƠNG ÁN CHIẾN LƢỢC 1: Chiến lƣợc tăng trƣởng tập trung
o Phát triển thị trƣờng:
Với hệ thống mạng cáp hoàn chỉnh ở các quận trong thành phố, SCTV đang
đẩy mạnh tốc độ khai thác khách hàng tối đa. Cùng với điều kiện tài chính và
thế mạnh về kỹ thuật, cũng như nhu cầu sử dụng truyền hình cáp đang phát
triển ở các quận ngoại thành và các tỉnh lân cận, đây là điều kiện thuận lợi để
SCTV phát triển thị trường mới ở các quận ngoại thành và các tỉnh lân cận.
Trong tương lai SCTV sẽ phấn đấu có mặt tại hầu hết tất cả các tỉnh thành
trong cả nước trong lĩnh vực cung cấp các dịch vụ truyền hình cáp và các dịch
vụ giá trị gia tăng khác.
o Phát huy thế mạnh về đa dạng sản phẩm
Cuối năm 2005, công ty đã triển khai thành công công nghệ Internet tốc độ cao
trên mạng truyền hình cáp ở các quận 1, 3, 10, Phú Nhuận, Bình Thạnh. Tốc độ
khai thác khách hàng rất nhanh. Hiện nay, số lượng khách hàng sử dụng dịch
vụ này là 12.000 trong số 30.000 khách hàng đăng ký sử dụng. Với hệ thống
mạng cáp hoàn chỉnh ở các quận trong thành phố, SCTV tiếp tục triển khai dịch
vụ trong toàn bộ các quận khác của thành phố HCM như: quận 4, 5, 6, 11, 12.
CHIẾN LƯỢC SCTV TRONG GIAI ĐOẠN 2010 -2020 GVHD: TS. HOÀNG LÂM TỊNH
Nhóm 12 – Lớp Đêm 1& 2 Trang 37
Đầu năm 2009, song song với việc không ngừng nâng cao chất lượng Internet
cung cấp cho khách hàng như: nâng cao dung lượng kết nối, dịch vụ chăm sóc
khách hàng chu đáo. Công ty còn tiếp tục triển khai, cung cấp các dịch vụ giá
trị gia tăng khác trên mạng cáp hữu tuyến: Truyền hình tương tác(VOD); Duyệt
Web,Mua sắm,Chơi Game trực tuyến trên TV…nhằm đáp ứng nhu cầu ngày
càng phong phú đa dạng của khách hàng.
Theo đánh giá của Ban giám đốc SCTV thì đây là một thị trường rất tiềm năng.
Vì dân số Việt Nam là dân số trẻ, năng động và sẵn sàng tiếp cận với những xu
hướng hiện đại, cũng như sử dụng những dịch vụ mang tính mới lạ. Do đó khả
năng mang lại nguồn lợi nhuận rất cao.
PHƢƠNG ÁN CHIẾN LƢỢC 2: Chiến lƣợc phản ứng nhanh - hoàn thiện
các sản phẩm hiện hữu:
o Xây dựng và phát triển thƣơng hiệu SCTV là nhà cung cấp dịch vụ truyền
hình cáp chất lƣợng, công nghệ cao
Với số lượng khách hàng mà SCTV đang nắm giữ khoảng 500.000 khách hàng,
cộng với các điểm mạnh về kỹ thuật, để hạn chế nguy cơ do các đối thủ cạnh
tranh đe dọa thì SCTV cần phải xây dựng và phát triển thương hiệu. Xây dựng
thương hiệu sẽ khơi dậy tình cảm của khách hàng. Khi nghe đến SCTV thì
khách hàng sẽ biết đến SCTV là nhà cung cấp dịch vụ truyền hình cáp chất
lượng, công nghệ cao, phục vụ khách hàng tốt. Để xây dựng một thương hiệu
được khách hàng tin cậy thì SCTV phải luôn lấy sự hài lòng của khách hàng
làm trọng tâm cho mọi hoạt động,đặc biệt là các hoạt động mang lại giá trị và
được khách hàng quan tâm như chất lượng tín hiệu, thái độ phục vụ, chế độ
bảo hành bảo trì … Thương hiệu là công cụ bảo vệ lợi ích của SCTV, đồng thời
làm nền tảng cho việc giữ chân khách hàng cũ, tạo sự quan tâm, tin tưởng cho
khách hàng và thu hút các khách hàng mới.
Chính vì vậy, phần nào hiện thực hóa việc quảng bá giá trị thương hiệu SCTV
đến đa số khách hàng và các đối tác lớn trong tương lai. Mới đây vào ngày
13/2/2008, Công ty SCTV đã tổ chức hội nghị quốc tế quảng bá thương hiệu
SCTV tại khách sạn REX.Tại đây công ty đã phần nào giới thiệu đến công
chúng và các hãng thông tấn trong và ngoài nước về tiềm năng, cũng như sự
phát triển lớn mạnh của SCTV trong những năm vừa qua và trong tương lai.
Cũng nhân dịp này Công ty SCTV đã vinh dự được đón nhận huân chương lao
động hạng 3 do Chủ tịch nước trao tặng.
CHIẾN LƯỢC SCTV TRONG GIAI ĐOẠN 2010 -2020 GVHD: TS. HOÀNG LÂM TỊNH
Nhóm 12 – Lớp Đêm 1& 2 Trang 38
o Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, nâng cao công nghệ
Ngày nay, nhân lực là một trong những tài sản giá trị của các công ty. Bộ phận
nhân sự trực tiếp ảnh hưởng đến nguồn nhân lực cho nên công ty phải cải tiến
kịp thời ở bộ phận này, tiếp theo là hoàn thiện nhân sự ở các bộ phận khác. Xây
dựng ý thức phục vụ, thỏa mãn, khách hàng trong mỗi nhân viên trong mỗi
phòng ban. Để tiếp tục là người tiên phong về công nghệ trong lĩnh vực truyền
hình cáp, đòi hỏi SCTV phải luôn nâng cao trình độ chuyên môn cho nhân viên
để kịp thời nắm bắt và ứng dụng các công nghệ mới. Hiện tại Ban Giám Đốc
công ty đang xây dựng chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân sự. Thông
qua việc tuyển dụng người tài với chế độ đãi ngộ thích hợp như: lương thỏa
thuận theo năng lực, kèm theo là chế độ thưởng hợp lý. Ngoài ra để giữ chân
người tài, công ty cũng đưa ra chính sách thăng tiến và khuyến khích sự học
hỏi trong đội ngũ nhân viên trong công ty.
o Nâng cao chất lƣợng dịch vụ cho khách hàng
Hiện nay, thị trường truyền hình cáp đang cạnh tranh gay gắt, để tiếp tục giữ
vững thị phần của mình, SCTV cần khắc phục sự cố mất điện, tăng số lượng
kênh và chất lượng chương trình, cải thiện thái độ phục vụ khách hàng, tiếp
nhận thông tin sự cố và phản hồi cho khách hàng kịp thời bằng chế độ bảo
hành, bảo trì.
Điều này được thực hiện thông qua việc xây dựng qui trình khắc phục sự cố rõ
ràng, nhanh chóng với đội ngũ nhân viên kỹ thuật vững vàng về chuyên môn và
nhiệt tình trong công việc, cũng như thái độ hòa nhã, lịch thiệp khi tiếp xúc với
khách hàng. Đồng thời rút ngắn thời gian xử lý sự cố không quá 24h bắt đầu từ
lúc khách hàng báo có sự cố.
NHẬN XÉT: các chiến lược này nhằm xây dựng và phát triển thương hiệu SCTV
là nhà cung cấp dịch vụ truyền hình cáp chất lượng, công nghệ cao. Cụ thể:
1. Chiến lược phát triển thị trường nhằm phát huy thế mạnh về nguồn tài chính
vững mạnh, dồi dào kết hợp với nguồn nhân lực có kiến thức sâu rộng trong
lĩnh vực truyền hình cáp và tận dụng triệt để cơ hội về nhu cầu sử dụng dịch vụ
truyền hình cáp trong bộ phận người dân ngày càng tăng nhằm phục vụ cho nhu
cầu thông tin, giải trí ngày càng phong phú đa dạng.
2. Chiến lược phát huy thế mạnh về đa dạng sản phẩm: phát huy thế mạnh là
người đi tiên phong, có nhiều kinh nghiệm trong kỹ thuật ngành truyền hình cáp
với công nghệ và kỹ thuật tốt nhất trong cả nước. Qua đó làm giảm nguy cơ từ
CHIẾN LƯỢC SCTV TRONG GIAI ĐOẠN 2010 -2020 GVHD: TS. HOÀNG LÂM TỊNH
Nhóm 12 – Lớp Đêm 1& 2 Trang 39
các đối thủ cạnh tranh có ưu thế về tài chính và loại bỏ các đối thủ mới gia nhập
ngành. Bên cạnh đó cũng làm giảm nguy cơ của việc giảm sút số lượng khách
hàng sử dụng dịch vụ do sự phân hóa ngày càng lớn của các đối tượng khách
hàng kèm với đòi hỏi ngày càng cao của họ.
3. Xây dựng và phát triển thương hiệu SCTV là nhà cung cấp dịch vụ truyền hình
cáp chất lượng, công nghệ cao: nhằm tận dụng các thế mạnh của công ty về tài
chính, nhân lực để phát triển nhanh, mạnh tăng dần khoảng cách, bỏ xa các đối
thủ cạnh tranh. Mặt khác cũng để tận dụng cơ hội gia VN gia nhập WTO,
AFTA nhằm quảng bá thương hiệu trên thị trường quốc tế, qua đó mở ra cơ hội
hợp tác với nhiều đối tác có tiềm lực trong và ngoài nước, phục vụ cho nhu cầu
phát triển trong tương lai.
Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, nâng cao công nghệ: nhằm tận dụng cơ hội
VN gia nhập AFTA, WTO. SCTV có điều kiện tiếp xúc nhiều công nghệ mới,
nhiều nhà đầu tư mới.Qua đó khắc phục điểm yếu về khả năng nghiên cứu và phát
triển, cũng như chính sách đào tạo trình đội ngũ nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu
phát triển trong tương lai.
3.4.2. Chiến lƣợc cấp đơn vị kinh doanh (Chiến lƣợc các SBU)
3.4.2.1. Chiến lƣợc đối với SBU dịch vụ truyền hình cáp
Đây là đơn vị kinh doanh dẫn đầu toàn ngành nên SCTV cần có chiến lược
kinh doanh cụ thể trong giai đoạn 2010 – 2020 như sau:
Chiến lược cạnh tranh:
- Với thế mạnh là đơn vị có hơn 15 năm kinh nghiệm khai thác dịch vụ
Truyền hình Cáp; Đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm và lành nghề về lĩnh
vực cung cấp Dịch vụ Cáp; Được sự hỗ trợ từ phía VTV và VCTV trong
việc cung cấp nguồn chương trình; Cơ chế hoạt động linh hoạt, nhanh
chóng thích ứng với sự thay đổi của môi trường.
- SCTV cần đẩy mạnh hơn nữa chính sách hợp tác đầu tư và khai thác mạng
với các đối tác chiến lược như nhằm đẩy nhanh tiến độ triển khai mạng tại
các khu vực còn lại, nhằm tạo cho chương trình kênh ngày càng đa dạng và
phong phú hơn nữa. Bên cạnh đó SCTV cần chú trọng đến công tác
Marketing, quảng bá hình ảnh công ty để khách hàng an tâm với sản phẩm
mà SCTV cung cấp. Thỉnh thoảng quảng cáo để nhắc nhở khách hàng, để
chứng minh sự quan tâm của nhà cung cấp đối với khách hàng.
Chính sách giá thấp:
CHIẾN LƯỢC SCTV TRONG GIAI ĐOẠN 2010 -2020 GVHD: TS. HOÀNG LÂM TỊNH
Nhóm 12 – Lớp Đêm 1& 2 Trang 40
- SCTV cần tiếp tục áp dụng chính sách giảm giá theo từng khu vực, đối với
các khu vực cạnh tranh gây gắt, sẵn sàng giảm giá từ 50% đến 80%, đối với
những khu vực mà SCTV đã triển khai mạng từ lâu thì áp dụng chính sách
miễn phí 100% phí hòa mạng nhằm bóp chết các đối thủ tại những khu vực
này. Sở dĩ SCTV có thể áp dụng chính sách giá cạnh tranh quyết liệt như
vậy vì:
+ Hệ thống mạng đã triển khai lâu năm nên đã khấu hao gần hết.
+ Hệ thống mạng đã triển khai theo thiết kế thì vẫn chưa khai thác hết
tối đa, nên để không trở thành lãng phí.
+ Do đã khai thác hơn 15 năm, tiềm lực tài chính của SCTV đã ổn định,
SCTV đã có một lượng khách hàng đáng kể, trong khi HTVC khách
hàng chưa nhiều, nên SCTV có thể dùng nguồn thu đang có để bù đắp
chí phí cho các khu vực khác nhằm bóp chết HTVC trên mọi khu vực
TP.HCM
- Chính sách khác biệt hóa: Chất lượng dịch vụ bán hàng cũng như chăm sóc
khách hàng, SCTV cần phải đáp ứng được sự thỏa mãn của khách hàng
hiện tại khi đến với mình và thỏa mãn khi ở lại sử dụng dịch vụ của mình.
Khi khách hàng cần sẽ có SCTV.
- Xây dựng thương hiệu cạnh tranh: về hình ảnh và danh tiếng của thương
hiệu. SCTV có ưu thế là nhà cung cấp truyền hình cáp có kinh nghiệm,
khách hàng sẽ ưa thích những sản phẩm có thương hiệu danh tiếng hơn.
Tuy nhiên, thỉnh thoảng SCTV cũng cần nhắc nhở với khách hàng là sản
phẩm truyền hình cáp của SCTV luôn luôn ở bên cạnh họ và chăm sóc họ.
Như thế những khách hàng đang sử dụng dịch vụ truyền hình cáp của
SCTV họ cảm giác được quan tâm và mình đang sử sử thương hiệu uy tín
chất lượng.
- Dẫn đầu về công nghệ truyền hình, luôn tiên phong đi đầu công nghệ truyền
hình, đưa ra các giải pháp mới hiệu quả và là đơn vị dẫn dắt xu hướng
tương lai về công nghệ truyền hình cáp của Việt Nam. Đến năm 2015
SCTV sẽ chuyển đổi sang số hoá hoàn toàn theo lộ trình của chính phủ đã
đề ra.
Chiến lược mở rộng tổng nhu cầu thị trường
- SCTV cần khai thác tối đa khách hàng tiềm năng trong giai đoạn 2010 –
2020 nhằm luôn chiếm được thị phần lớn nhất trên phân khúc thị trường
CHIẾN LƯỢC SCTV TRONG GIAI ĐOẠN 2010 -2020 GVHD: TS. HOÀNG LÂM TỊNH
Nhóm 12 – Lớp Đêm 1& 2 Trang 41
mục tiêu. Trên cơ sở SCTV đã thiết lập hàng chục chi nhánh và trung tâm
truyền hình cáp để phuc̣ vu ̣tối đa khách hàng nhanh nhất , tốt nhất từ Nam
ra Bắc. Cụ thể SCTV đã có mặt ở các tỉnh miền Đông , Đồng bằng sông cửu
long, Đồng bằng sông Hồng . Để thực hiện được chiến lược mở rộng thị
trường SCTV cần:
- Mở rộng thị trường sang các vùng địa lý mới: SCTV se ̃mở rôṇg taị các tỉnh
Cao Nguyên và Miền Trung nhằm luôn giữ vị thế là maṇg truyền hình cáp
hàng đầu Việt Nam. Ngoài ra, SCTV cần phải đặc biệt chú ý đến thị trường
ngoài nước, đó là các nước lân cận Việt Nam như Lào và Campuchia.
- Luôn tìm kiếm khách hàng mới: những khách hàng chưa biết đến truyền
hình cáp SCTV những khách hàng chưa có nhu cầu sử dụng truyền hình cáp
nhưng nay đã có nhu cầu, hoặc vì những lí do nào khác mà chưa sử dụng
truyền hình cáp.
- Kích thích nhu cầu sử dụng truyền hình cáp nhiều hơn thông qua các hoạt
động quảng cáo, PR và các chương trình khuyến mãi.
Chiến lược phòng thủ
- Hiện SCTV đang ở vị trí dẫn đầu tại TP.HCM chính vì thế khả năng đe dọa
tấn công giành thị phần của đối thủ cạnh tranh là rất lớn. Để bảo vệ thị phần
của mình SCTV cần có các chiến lược phòng thủ cụ thể như:
- Luôn rà soát vị trí hiện tại của mình tại các quận huyện trong TP.HCM và
các tỉnh thành lân cận
- Luôn giám sát chặt chẽ các điểm yếu của mình hoạt động tiếp thị chưa hiệu
quả, chưa được phổ biến rộng khắp. Hệ thống điện lưới chưa thực sự ổn
định ảnh hưởng đến mạng cáp. Và nhanh chóng khắc phục, đối thủ canh
tranh rất nhạy cảm với điểm yếu của mình và tấn công ngay khi có thể.
- Luôn giám sát chặt chẽ các hoạt động của đối thủ cạnh tranh như HTVC để
có thể dự đoán các bước đi kế tiếp mà có kế hoạch phòng thủ hoặc phản
công
3.4.2.2. Chiến lƣợc kinh doanh SBU quảng cáo
- Do SCTV không phải là nhà sản xuất chương trình và SCTV cũng không có
giấy phép phát triển kênh truyền hình của chính SCTV nên hoạt động kinh
doanh quảng cáo không phát triển tốt.
- Đối với SBU kinh doanh quảng cáo trong giai đoạn 2010 – 2020, không phải là
đơn vị kinh doanh chủ lực của SCTV nên SCTV chỉ cần một chiến lược kinh
CHIẾN LƯỢC SCTV TRONG GIAI ĐOẠN 2010 -2020 GVHD: TS. HOÀNG LÂM TỊNH
Nhóm 12 – Lớp Đêm 1& 2 Trang 42
doanh song song với những đối thủ canh tranh và không đụng chạm đến các
đối thủ cạnh tranh đứng sau. Đồng thời học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm của
các đối thủ. Để duy trì vị trí và thâm nhập thị trường.
3.4.2.3. Chiến lƣợc kinh doanh SBU Internet (dịch vụ gia tăng trên mạng
SCTV)
- SCTV đã đi trước và đã hợp tác với EVN telecom & ADTEC triển khai được
khoảng trên 20.000 thuê bao internet.
- Các khách hàng sử dụng internet SCTV là các khách hàng đang sử dụng truyền
hình cáp SCTV, chính vì thế thị trường internet của SCTV đã có sẵn, vấn đề
quan trọng là SCTV làm sao để khai thác thị trường internet hiệu quả nhất.
- Hiện nay trên thị trường có nhiều nhà cung cấp dịch vụ Internet, và dịch vụ
Internet của SCTV là dịch vụ gia tăng, vì vậy có nhiều lợi thế trong kinh doanh
và cũng là đơn vị kinh doanh được nhiều khách hàng quan tâm.
- Vì vậy đối với SBU kinh doanh Internet trong giai đoạn 2010 – 2020 SCTV có
chiến lược kinh doanh như sau:
Chiến lược cạnh tranh
- Chiến lược chi phí thấp kết hợp khác biệt hóa về chất lượng dịch vụ đối với
lĩnh vực internet của SCTV là hợp lý nhất:
+ Các khách hàng sử dụng truyền hình cáp không cần tốn thêm chi phí
dây cáp vào nhà.
+ Người dân sẵn sàng sử dụng internet SCTV giá rẻ hơn các dịch vụ
ADSL khác mà chỉ có đúng một sợi cáp vào nhà thay vì phải hai sợi cáp.
+ Cần phải đảm bào chất lượng đường truyền và dịch vu bán hàng –
chăm sóc khách hàng tốt nhất để tạo sự khác biệt so với các dịch vụ ADSL.
Luôn mở rộng tổng nhu cầu thị trường:
- Vì thị trường internet của SCTV đã có sẵn, chính vì thế SCTV cần khai thác
triệt để nhu cầu thị trường. Không những thế SCTV cần khích thích tạo ra nhu
cầu sử dụng internet của các thuê bao STCV thông qua các chương trình quảng
cáo, PR giới thiệu dịch vụ, khuyến mãi, hậu mãi …
- Trong chương trình quảng cáo cần nhấn mạnh, hiện tại SCTV không những có
dịch vụ truyền hình cáp mà có cả dịch vụ Internet đi kèm và có nhiều tiện ích
cho khách hàng.
CHIẾN LƯỢC SCTV TRONG GIAI ĐOẠN 2010 -2020 GVHD: TS. HOÀNG LÂM TỊNH
Nhóm 12 – Lớp Đêm 1& 2 Trang 43
3.4.3. Chiến lƣợc chức năng
Quản trị nguyên vật liệu và mua hàng:
- Mua vật tư chất lượng cao với chi phí thấp nhất nếu có thể. Điều này có thể
đạt được thông qua phát triển tài chính chuyên môn của tổ chức.
- Quản lý hoạt động lưu trữ, kho bãi và tồn kho một cách cẩn thận với chi phí
thấp nếu có thể.
Quản trị hoạt động:
- Chú trọng đặc biệt vào hoạt động sản xuất kinh doanh với chi phí thấp nhất
có thể.
Quản trị tài chính:
- Chú trọng vào việc huy động nguồn lực và tài trợ việc cải tiến và đổi mới
sản phẩm với chi phí thấp nếu có thể.
Nghiên cứu và phát triển:
- Chú trọng vào nghiên cứu phát triển sản phẩm/dịch vụ và nghiên cứu phát
triển quy trình.
Quản trị nguồn nhân lực.
- Chú trọng vào hệ thống khen thưởng sao cho khuyến khích việc giảm chi
phí (hạ giá thành) và cải tiến đổi mới sản phẩm.
Hệ thống thông tin:
- Chú trọng vào những thông tin kịp thời và phù hợp về chi phí hoạt động và
những tiến trình đặc biệt hoá sản phẩm đang diễn ra để mang lại những sản
phẩm có tính đặc biệt cao.
Marketing
- Chú trọng vào việc phân phối chuyên biệt, quảng cáo và xúc tiến theo mục
tiêu với chi phí thấp.
3.5. Đa dạng hóa sản phẩm
Bên cạnh việc giữ gìn và tiếp tục phát huy những sản phẩm hiện tại, SCTV đang ra
sức phát triển thêm sản phẩm mới là IPTV nhằm tạo thêm lợi thế cạnh tranh.
3.5.1. Giới thiệu
Sự phát triển của mạng Internet toàn cầu nói riêng và công nghệ thông tin nói
chung đã đem lại tiến bộ và phát triển vượt bậc của khoa học kĩ thuật. Internet
không những đã rút ngắn khoảng cách về không gian, thời gian mà còn mạng lại
cho mọi người, mọi quốc gia và cả thế giới những lợi ích to lớn. Tốc độ phát triển
CHIẾN LƯỢC SCTV TRONG GIAI ĐOẠN 2010 -2020 GVHD: TS. HOÀNG LÂM TỊNH
Nhóm 12 – Lớp Đêm 1& 2 Trang 44
nhanh chóng của công nghệ thông tin là một trong những lợi ích to lớn, có vai trò
quan trọng và tầm ảnh hưởng rộng khắp.
Với sự phát triển nhanh chóng của mạng Internet băng rộng còn làm thay đổi
cả về nội dung và kĩ thuật truyền hình. Hiện nay truyền hình có nhiều dạng khác
nhau: truyền hình số, truyền hình vệ tinh, truyền hình cáp, truyền hình Internet và
IPTV. IPTV đang là cấp độ cao nhất và là công nghệ truyền hình của tương lai. Sự
vượt trội trong kĩ thuật truyền hình của IPTV là tính năng tương tác giữa hệ thồng
với người xem, cho phép người xem chủ động về thời gian và khả năng triển khai
nhiều dịch vụ giá trị gia tăng tiện ích khác trên hệ thồng nhằm đáp ứng nhu cầu
của người sử dụng.
Hiện nay trên thế giới đã có một số quốc gia triển khai thành công IPTV. Theo
các chuyên gia dự báo thì tốc độ phát triển thuê bao IPTV sẽ tăng theo cấp số nhân
theo từng năm. Ở Việt Nam hiện nay, một số nhà cung cấp đang thử nghiệm dịch
vụ IPTV trên mạng băng rộng ADSL.
3.5.2. Tổng quan về IPTV
Giới thiệu về truyền hình số theo giao thức IP:
IPTV là tên viết tắt của cụm từ Internet Protocol Television - truyền
hình qua giao thức Internet.
ITPV theo định nghĩa chính thức như sau: IPTV được định nghĩa là các
dịch vụ đa phương tiện như truyền hình ảnh, tiếng nói, văn bản, dữ liệu được
phân phối qua các mạng dựa trên IP mà được quan lý để cung cấp các cấp chất
lượng dịch vụ, bảo mật, tính tương tác, tính tin cậy theo yêu cầu. (theo ITU – T
FG IPTV)
Như vậy IPTV đóng vai trò phân phối các dữ liệu, kể cả hình ảnh, âm
thanh, văn bản qua mạng sử dụng giao thức Internet. Điều này nhấn mạnh vào
việc Internet không đóng vai trò chính trong việc truyền tải thông tin truyền
hình hay bất kì loại nội dung truyền hình nào khác. Thay vào đó, IPTV sử dụng
IP là cơ chế phân phối mà theo đó có thể sử dụng Internet, đại diện cho mạng
công cộng dựa trên IP, hay có thể sử dụng mạng riêng dựa trên IP.
Có thể thấy, IPTV là một dịch vụ số mà có khả năng cung cấp những
tính năng vượt trội hơn khả năng của bất kì cơ chế phân phối truyền hình nào
khác. Ví dụ, set – top box IPTV có thể thông qua phần mềm để cho phép xem
đồng thời 4 chương trình truyền hình trên màn hiển thị, hay có thể nhận tin
nhắn sms, e – mail….
CHIẾN LƯỢC SCTV TRONG GIAI ĐOẠN 2010 -2020 GVHD: TS. HOÀNG LÂM TỊNH
Nhóm 12 – Lớp Đêm 1& 2 Trang 45
Tiềm năng của IPTV là rất lớn. Dự đoán rằng, năm 2008 sẽ có khoảng
20 triệu gia đình sử dụng dịch vụ IPTV. Nếu chúng ta trả phí 50$ mỗi tháng
cho dịch vụ IPTV, để cả một set – top box, thì ngân sách sẽ thu về khoảng 12 tỉ
$ một năm trong vài năm.
Một số đặc tính IPTV:
- Hỗ trợ truyền hình tương tác: Khả năng hai chiều của hệ thống IPTV cho
phép nhà cung cấp dịch vụ phân phối toàn bộ các ứng dụng TV tương tác. Các
loại dịch vụ được truyền tải thông qua một dịch vụ IPTV có thể bao gồm TV
trực tiếp chuẩn, TV chất lượng cao (HDTV), trò chơi tương tác, và khả năng
duyệt Internet tốc độ cao.
- Sự dịch thời gian: IPTV kết hợp với một máy ghi video kĩ thuật số cho phép dịch
thời gian nội dung chương trình – một cơ chế cho việc ghi và lưu trữ nội dung
IPTV để xem sau.
- Cá nhân hóa: Một thệ thống IPTV từ kết cuối đến kết cuối hỗ trợ truyền thông
tin hai chiều và cho phép người dùng ở kết cuối cá nhân hóa những thói quen
xem TV của họ bằng cách cho phép họ quyết định những gì họ muốn xem và
khi nào họ muốn xem.
- Yêu cầu về băng thông thấp: Thay vì phân phối trên mọi kênh để tới mọi người
dùng, công nghệ IPTV cho phép nhà cung cấp dịch vụ chỉ truyền trên một
kênh mà người dùng yêu cầu. Đặc điểm hấp dẫn này cho phép nhà điều hành
mạng có thể tiết kiệm băng thông của mạng.
- Có thể truy xuất qua nhiều thiết bị: Việc xem nội dung IPTV bây giờ không chỉ
giới hạn ở việc sử dụng TV. Người dùng có thể sử dụng máy PC hay thiết bị di
động để truy xuất vào các dịch vụ IPTV.
3.5.3. Sự khác biệt giữa IPTV và truyền hình Internet
Do đều được truyền trên mạng dựa trên giao thức IP, người ta đôi lúc hay nhầm
IPTV là truyền hình Internet. Tuy nhiên, 2 dịch vụ này có nhiều điểm khác nhau:
Các nền khác nhau:
Truyền hình Internet sử dụng mạng Internet công cộng để phân phát các nội dung
video tới người sử dụng cuối.
IPTV sử dụng mạng riêng bảo mật để truyền các nội dung video đến khách hàng.
Các mạng riêng này thường được tổ chức và vận hành bởi nhà cung cấp dịch vụ
IPTV.
CHIẾN LƯỢC SCTV TRONG GIAI ĐOẠN 2010 -2020 GVHD: TS. HOÀNG LÂM TỊNH
Nhóm 12 – Lớp Đêm 1& 2 Trang 46
Về mặt địa lí
Các mạng do nhà cung cấp dịch vụ viễn thông sở hữu và điều khiển không
cho phép người sử dụng Internet truy cập. Các mạng này chỉ giới hạn trong các
khu vực địa lí cố định.
Trong khi, mạng Internet không có giới hạn về mặt địa lí, người dùng
Interet nào cũng có thể xem truyền hình Internet ở bất kì đâu trên thế giới.
Quyền sở hữu hạ tầng mạng
Khi nội dung video được gửi qua mạng Internet công cộng, các gói sử dụng
giao thức Internet mạng nội dung video có thể bị trễ hoặc mất khi nó di chuyển
trong các mạng khác nhau tạo nên mạng Internet công cộng. Do đó, nhà cung cấp
các dịch vụ truyền nhình ảnh qua mạng Internet không đảm bảo chất lượng truyền
hình như với truyền hình mặt đất, truyền hình cáp hay truyền hình vệ tinh. Thực tế
là các nội dung video truyền qua mạng Internet khi hiển thị trên màn hình TV có
thể bị giật và chất lượng hình ảnh thấp.
Trong khi, IPTV chỉ được phân phối qua một hạ tầng mạng của nhà cung cấp
dịch vụ. Do đó người vận hành mạng có thể điều chỉnh để có thể cung cấp hình ảnh
với chất lượng cao.
Cơ chế truy cập
Một set-top box số thường được sử dụng để truy cập và giải mã nôi j dung
viedeo được phân phát qua hệ thống IPTV , trong khi PC thương được sử dụng
để truy cập các dịch vụ Internet. Các loại phần mềm được sử dụng trong PC
thường phụ thuộc vào loại nội dung truyền hình Internet. Ví dụ như, để
download các chương trình TV từ trên mạng Internet, đôi khi cần phải cài đặt
các phần mềm media cần thiết để xem được nội dung đó. Hay hệ thống quản lí
bản quyền cũng cần để hỗ trợ cơ chế truy cập.
Giá thành
Phần trăm nội dung chương trình được phân phát qua mạng Internet công cộng
tự do thay đổi. Điều này khiến các công ty truyền thông đưa ra các loại dịch vụ dựa
trên mức giá thành. Giá thành các loại dịch vụ IPTV cũng gần giống với mức phí
hàng tháng của truyền hình truyền thống. Các nhà phân tích mong rằng truyền hình
Internet và IPTV có thể hợp lại thành 1 loại hình dịch vụ giải trí.
CHIẾN LƯỢC SCTV TRONG GIAI ĐOẠN 2010 -2020 GVHD: TS. HOÀNG LÂM TỊNH
Nhóm 12 – Lớp Đêm 1& 2 Trang 47
3.5.4. Cơ sở hạ tầng một mạng IPTV
Hình 6: Sơ đồ khối đơn giản của một hệ thống IPTV
Trung tâm dữ liệu IPTV:
Cũng được biết đến là “đầu cuối - headend”. Trung tâm dữ liệu IPTV nhân nội
dung từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm truyền hình địa phương, các nhà tập hợp
nội dung, nhà sàn xuất, qua đường cáp, trạm số mặt đất hay vệ tinh. Ngay khi nhận
được nội dung, một số các thành phần phần cứng khác nhau từ thiết bị mã hóa và
các máy chủ video tới bộ định tuyến IP và thiết bị bảo mật giành riêng được sử
dụng để chuẩn bị nội dung video cho việc phân phối qua mạng dựa trên IP. Thêm
vào đó, hệ thống quản lý thuê bao được yêu cầu để quản lý và hồ sơ và phí thuê
bao của những người sử dụng. Chú ý rằng, địa điểm thực của trung tâm dữ liệu
IPTV được yêu cầu bởi hạ tầng cơ sở mạng được sử dụng bởi nhà cung cấp dịch
vụ.
Mạng truyền dẫn băng thông rộng:
Việc truyền dẫn dịch vụ IPTV yêu cầu kết nối điểm – điểm. Trong trường hợp
triển khai IPTV trên diện rộng, số lượng các kết nối điểm – điểm tăng đáng kể và
yêu cầu độ rộng băng thông của cơ sở hạ tầng khá rộng. Sự tiến bộ trong công
nghệ mạng trong những năm qua cho phép những nhà cung cấp viễn thông thỏa
mãn một lượng lớn yêu cầu độ rộng băng thông mạng. Hạ tầng truyền hình cáp
dựa trên cáp đồng trục lai cáp quang và các mạng viễn thông dựa trên cáp quang
rất phù hợp để truyền tải nội dung IPTV.
Thiết bị người dùng IPTV:
CHIẾN LƯỢC SCTV TRONG GIAI ĐOẠN 2010 -2020 GVHD: TS. HOÀNG LÂM TỊNH
Nhóm 12 – Lớp Đêm 1& 2 Trang 48
Thiết bị người dùng IPTV (IPTVCD) là thành phần quan trọng trong việc cho
phép mọi người có thể truy xuất vào các dịch vụ IPTV. Thiết bị này kết nối vào
mạng băng rộng và có nhiệm vụ giải mã và xử lý dữ liệu video dựa trên IP gửi đến.
Thiết bị người dùng hỗ trợ công nghệ tiên tiến để có thể tối thiểu hóa hay loại bỏ
hoàn toàn ảnh hưởng của lỗi, sự cố mạng khi đang xử lý nội dung IPTV.
Mạng gia đình:
Mạng gia đình kết nối với một số thiết bị kĩ thuật số bên trong một diện tích
nhỏ. Nó cải tiến việc truyền thông và cho phép chia sẻ tài nguyên (các thiết bị) kĩ
thuật số đắt tiền giữa các thành viên trong gia đình. Mục đích của mạng gia đình là
để cung cấp việc truy cập thông tin, như là tiếng nói, âm thanh, dữ liệu, giải trí,
giữa những thiết bị khác nhau trong nhà. Với mạng gia đình, người dùng có thể tiết
kiệm tiền và thời gian bởi vì các thiết bị ngoại vi như là máy in và máy scan, cũng
như kết nối Internet băng rộng, có thể được chia sẻ một cách dễ dàng.
3.5.5. Ƣu điểm của IP và sự lựa chọn IP cho IPTV:
Truyền hình số được định thời một cách chính xác, là dòng dữ liệu liên tục có
tốc độ bit không đổi, thường hoạt động trên các mạng mà mỗi tín hiệu được truyền
đều phục vụ cho mục đích truyền hình. Trái với truyền hình, mạng IP truyền
những loại dữ liệu khác nhau từ rất nhiều nguồn trên một kênh chung, bao gồm thứ
điện tử, trang web, tín nhắn trực tiếp, tiếng nói qua IP (VoIP) mà nhiều loại dữ liệu
khác. Để truyền đồng thời những dữ liệu này, Mạng Internet phân thông tin thành
các gói. Như vậy, rõ ràng là IP và truyền hình không phải là một sự kết hợp hoàn
hảo (lý tưởng) về công nghệ.
Mặc dù không tương thích về căn bản, nhưng thị trường IPTV vẫn bùng nổ.
Vậy lý do tại sao lại chọn các mạng dựa trên IP để truyền tín hiệu truyền hình?
Câu trả lời cho câu hỏi này có thể tóm tắt thành năm điểm sau:
- Mạng IP băng rộng đã vươn tới rất nhiều gia đình ở nhiều nước, các nhà cung
cấp dịch vụ truyền hình có thể sử dụng những mạng này để phát các dịch vụ
truyền hình mà không cần xây dựng hệ thông mạng riêng của họ.
- IP có thể đơn giản công việc phát các dịch vụ truyền hình mới, như là chương
trình tương tác, truyền hình theo yêu cầu…
- Giá thành của mạng IP tiếp tục giảm do số thiết bị được sản xuất mỗi năm rất
lớn và sự tồn tại của các chuẩn trên toàn thế giới.
- Mạng IP có mặt trên toàn thế giới, và số người dùng mạng Internet tốc độ cao
tiếp tục tăng rất nhanh.
CHIẾN LƯỢC SCTV TRONG GIAI ĐOẠN 2010 -2020 GVHD: TS. HOÀNG LÂM TỊNH
Nhóm 12 – Lớp Đêm 1& 2 Trang 49
- IP là công nghệ hoàn hảo cho nhiều ứng dụng khác nhau, bao gồm sự trao đổi
dữ liệu, mạng cục bộ, chia sẻ tệp tin, lướt web và nhiều nhiều nữa…
IP cung cấp cơ chế để định hướng truyền gói giữa các thiết bị được liên
kết trong mạng. IP là một giao thức phổ biến được sử dụng khắp các mạng
Internet và hàng triệu các mạng khác có sử dụng IP. Không có IP, mọi việc sẽ
hỗn loạn bởi vì không có cách nào để một thiết bị gửi dữ liệu một cách riêng
biệt tới một thiết bị khác.
Với việc sử dụng các mạng IP để truyền dẫn tín hiệu truyền hình, việc
xem truyền hình hiện đại sẽ rất khác so với xem truyền hình trước đây. Các tín
hiệu truyền hình bây giờ không khác gì những dữ liệu khác. Nhờ đó, ngoài các
kênh truyền hình quảng bá truyền thống, chúng ta sẽ có thêm những kênh
truyền hình riêng biệt, tương tác để thỏa mãn nhu cầu của từng người.
3.5.6. Nhu cầu thực tế của IPTV
Theo nhóm nghiên cứu đa phương tiện (MRG) trong “Dự đoán IPTV toàn cầu
năm 2005-2009”: tốc độ phát triển IPTV rất cao: gần 1000%. Thị trường IPTV
trên thế giới phát triển ở mức tăng kép hàng năm 78% lên tới 36.9 triệu người sử
dụng vào năm 2009. Doanh thu dịch vụ còn tăng nhanh hơn trong cùng thời kì, từ
880 triệu USD tới 9.9 tỷ USD.
Theo Informa: tốc độ phát triển IPTV tăng nhanh vào 5 năm tới và đạt 25.9
triệu thuê bao IPTV vào cuối năm 2010.
Theo nguyên cứu TDG: Doanh thu IPTV toàn cấu sẽ đạt trên 17 tỷ USD vào
năm 2010.
Và trên thực tế, dịch vụ IPTV đã được triển khai và đạt dược thành công ở
nhiều như Italy ( Fast Web), Hồng Kông (PCCW), Canada ( Manitoba) và Japan
(Yahoo BB).
Tại thị trường Trung Quốc, IPTV bắt đầu được triển khai từ năm 2004 với 2
nhà cung cấp hàng đầu là CHINA Telecom và ZTE cùng với những nhà cung cấp
khác.
Số lượng thuê bao có thể tăng lến tới 3-6 triệu vào năm 2010.
IPTV được triển khai với băng thông 2M với kĩ thuật nén MPEG-4 part 10 cho
TV thường và 6M đối với HDTV.
Các dịch vụ triển khai trên IPTV đến với người dùng:
+ LiveTV: truyền hình trực tuyến
+ VoD: truyền hình theo yêu cầu
CHIẾN LƯỢC SCTV TRONG GIAI ĐOẠN 2010 -2020 GVHD: TS. HOÀNG LÂM TỊNH
Nhóm 12 – Lớp Đêm 1& 2 Trang 50
+ RoD: Dịch vụ ghi hình theo yêu cầu.
+ NVoD: Xem chương trình theo lịch phát sóng.
CHIẾN LƯỢC SCTV TRONG GIAI ĐOẠN 2010 -2020 GVHD: TS. HOÀNG LÂM TỊNH
Nhóm 12 – Lớp Đêm 1& 2 Trang 51
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. TS. Hoàng Lâm Tịnh, Đề cương môn học: Quản Trị Chiến Lược, Tài liệu lưu
hành nội bộ, TPHCM, 06/2009.
2. Garry D.Smit; Danny R.Arnold; Boby R.Bizzell, Chiến lược & Sách lược kinh
doanh, (Bùi Văn Đông dịch), NXB Lao Động – Xã Hội, Hà Nội 2007.
3. Và một số tài liệu trên Internet.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nhom_12_7943.pdf