Việc sản xuất đồ gỗ thương mại quy mô lớn đã có bước phát triển nhanh chóng trong 7, 8 năm trở lại đây, bắt đầu bằng việc một số nhà đầu tư nước ngoài tìm kiếm thị trường lao động giá rẻ. Họ đã chuyển đến từ khu vực Đông Á như Đài Loan, Philipin, Malaixia, Thái Lan và mới đây thậm chí là cả Trung Quốc. Việc sản xuất này xuất phát từ nugồn vốn FDI được bổ sung nhờ có sự tham gia của các công ty thương mại lớn như IKEA, Carrefours, B & Q, Walmart, vv. Họ tìm kiếm mặt hàng đồ gỗ trên cơ sở thương lượng giá thấp như một hàng rào chống lại sự khuyếch trương quá mức của hàng hoá Trung Quốc. Điều này đã mang lại sư khởi đầu cho một số lượng lớn các doanh nghiệp Việt Nam để đáp ứng nhu cầu thị trường. Bề ngoài, tất cả có vẻ như đang tiến triển rất tốt. Xuất khẩu tăng với tỉ lệ đáng kể, số lượng lao động tăng lên, ngành công nghiệp có vẻ như đang đi đúng hướng. Nhưng thực tế có phải vậy?
Sự tăng trưởng của ngành công nghiệp đồ gỗ dựa trên nền tảng không vững chắc. Cần phải có một chiến lược để định hướng đúng và tạo ra một mội trường mà trong đó ngành công nghiệp đồ gỗ được ghi nhận như một sự thành công thực sự về kinh tế nếu như có sự đảm bảo cho sự đóng góp lâu dài của nó.
Sự thành công hiện tại đạt được không dựa trên cơ sở bền vững vì:
ã thiếu nguồn nhân công lành nghề
ã thiếu nghiêm trọng cở đào tạo nâng cao tay nghề
ã trang thiết bị nghèo nàn, lạc hậu
ã thiếu diện tích rừng được xác nhận về các điều kiện môi trường tại Việt Nam
ã thiều nguồn cung cấp nguyên liệu thô
ã thiều nguồn nhân sự marketing được đào tạo và kinh nghiệm
ã yếu trong khâu thiết kế và
ã cơ sở hạ tầng yếu kém
Tính đến những hạn chế này của ngành công nghiệp bản địa và thực tế là một số lượng lớn sản phẩm xuất khẩu được sản xuất bởi các công ty có vốn đầu tư của nước ngoài, sự phát triển mở rộng xuất khẩu rõ ràng cần có một chiến lược cụ thể để thúc đẩy khả năng cạnh tranh của ngành, nâng cao giá trị xuất khẩu để đạt được mục tiêu của chính phủ và xây dựng một nền tảng bền vững cho sự phát triển lâu dài.
Chiến lược được đề cập trong bản báo cáo này được xây dựng nhằm đạt được một ngành công nghiệp đầu tư dài hạn một cách bền vững, phân phối giá trị cho nền kinh tế Việt Nam. Mục tiêu dài hạn là để phân tích chuỗi giá trị hiện tại từng bước một và tìm kiếm để nắm lấy lợi ích tối đa cho nền kinh tế trong khi đặt nền móng cho một nền công nghiệp bền vững lâu dài.
69 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2781 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Chiến lược xuất khẩu quốc gia ngành công nghiệp chế biến gỗ tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trường.
Phương pháp kỹ thuật bao quát chỉ mang tính nguyên sơ và không có cơ quan nào cung cấp dịch vụ nâng cấp khẩn cấp phương pháp kỹ thuật.
Ngành nói chung sản xuất ra sản phẩm chất lượng thấp bán ra mà không có lợi thế với giá thấp nhất cho các công ty đa quốc gia, các công ty này bán với số lượng lớn nhưng lợi nhuận gần như không có hoặc là rất ít.
Thiếu những triển lãm mang tính quốc tế đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế. Điều này làm giảm cơ hội đưa hàng hoá tới tay khách hàng nước ngoài.
Cơ hội
Công nghiệp sản xuất nội thất vẫn là một ngành “non trẻ” ở Đông Nam Châu Á. Tuy nhiên, vẫn còn chỗ đứng trong thị trường cho những nhà sản xuất chất lượng tốt cung cấp nội thất thiết kế đẹp với chất lượng được kiểm duyệt và hợp thời.
Việt Nam có lịch sử ổn định lâu dài từ thế kỷ thứ 10 đến nửa cuối thế kỷ 19 trong suốt thời gian này nghệ thuật và nghề thủ công phát triển để lại di sản mà hiện nay có thể sử dụng cho thiết kế và trang trí. Nghệ thuật này được tôn vinh và phát triển trong thời kỳ Pháp thuộc
Là một nhân vật khá mới đối với thị trường, vẫn còn thời gian cho Việt Nam phát triển hình ảnh của mình trên thị trường thông qua thiết kế, chất lượng và văn hoá kinh doanh. Cần thiết phải làm rõ sự khác biệt với nước láng giềng nhưng sự khác biệt này nên dựa vào những khía cạnh tích cực như chất lượng, thiết kế, mẫu mã, dịch vụ và sự đồng nhất chứ không phải chỉ có giá cả.
Vùng sản xuất nội thất truyền thống ở Bắc Ninh có tiềm năng rất lớn trong một số lĩnh vực
Sản phẩm được thiết kế cho thị trường quốc tế sử dụng phong cách hiện có làm cơ sở phát triển thiết kế nhằm đáp ứng thị hiếu quốc tế và
Sản xuất theo phong cách Anh và Pháp cổ phục vụ cho thị trường Mỹ và thị trường Châu Âu.
Sản xuất các chi tiết dùng để trang trí cho các công ty FDI và các công ty bản địa.
Thời kỳ IT tạo rất nhiều cơ hội đổi mới cho sản xuất, tiếp thị và phân phối. Khám phá sáng tạo của IT có thể đảm bảo cho Việt Nam có thể thu hồi được lợi nhuận lớn nhất có thể cho các nhà sản xuất nói riêng và quốc gia nói chung. Đây là thời điểm hợp lý để Việt Nam tạo ra mô hình kinh doanh riêng của mình cho ngành nội thất hơn là chạy theo khuôn mẫu của người đi trước.
Cần phải phát triển nguồn cung cấp nguyên liệu tại Việt Nam. Điều cốt yếu là phải trồng rừng và phát triển rừng tự nhiên theo đúng quy định về tính bền vững của Hội đồng quản lý rừng (FSC) hoặc các mô hình khác.
Việc phát triển một ngành công nghiệp nội thất vững mạnh, điều cần thiết là phải phát triển ngành dịch vụ vững mạnh để cung cấp việc sản xuất đó. Đây là tiềm năng để tạo công ăn việc làm, bản thân ngành này có thể làm hình thành lên rất nhiều công ty xuất khẩu phục vụ nhu cầu của các nhà sản xuất trên thế giới và các nước liền kế.
Sự đổi mới trong vật liệu sản xuất từ vỏ thóc, tre và các chất liệu vải khác sẽ có thể góp phần làm giảm tính phụ thuộc vào nhập khẩu và cũng tạo ra sự đổi mới cho sản xuất.
Thách thức
Thách thức lớn nhất cho sự phát triển lâu dài của ngành nội thất VN là không có lợi nhuận hoặc chỉ có sản xuất cận biên cho các công ty đa quốc gia. Điều này gây hạn chế về mặt năng lực và không có lợi nhuận hoặc có rất ít ảnh hưởng tới quy mô của phát triển trong tương lai của các doanh nghiệp cũng như lực lượng lao động trong lĩnh vực kinh doanh này.
Thiếu sự quản lý cấp cao ở các thị trường nước ngoài, thiếu đào tạo về kinh tế và kỹ thuật, thiếu nhà thiết kế, quản lý ở cấp trung, giám sát ký thuật và công nhân lành nghề. Đây là những yếu tố đe doạ đến sự phát triển ở tầm trung hạn của ngành. Thực tế, cần phải có hành động tức thì là phải tiến hành các khoá đào tạo ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.
Phần lớn các mặt hàng xuất khẩu hiện nay đang được các công ty FDI sản xuất. Nhiều công ty đến Việt Nam để tranh thủ giá nhân công rẻ và lực lượng lao động linh hoạt. Họ sẽ rời đi khi có lực lượng lao động rẻ hơn từ nước thứ ba đe doạ lợi ích của họ. Điều quan trọng là tất cả các cơ hội đều được rút ra từ các cơ quan này, cần phải lồng ghép các cơ hội này vào cơ cấu ngành và khuyến khích các công ty ở lại và phát triển kinh doanh ở Việt Nam.
Tranh cãi đang xảy ra hiện nay về sự nóng lên của trái đất sẽ có thể làm tăng chi phí vận chuyển và do đó tăng chi phí gỗ nhập khẩu và tăng chi phí hàng hoá xuất khẩu. Như thế sẽ đe doạ tới tính cạnh tranh của nhiều nhà sản xuất trong cùng một ngành.
Ấn Độ có nguồn nhân công rẻ, có đồn điền gỗ Téch và có vị trí tuyệt vời trên tuyến biển có thể nổi lên như một đối thủ cạnh tranh với các nhà sản xuất khác trước khi họ có đủ thời gian thành lập và phát triển hình ảnh và chỗ đứng trên thị trường.
.Sự cạnh tranh từ các nước láng giềng của Việt Nam ngày càng tăng do kết quả của việc thực hiện Tự do hoá Thương Mại (AFTA). Như vậy, sẽ ảnh hưởng tới việc cắt giảm cung cấp nguyên liệu thô cho Việt Nam.
Cạnh tranh từ các nước cung cấp nguyên liệu gỗ như Brazil, Nam Phi…một khi các nước này bắt tay vào sản xuất nội thất.
5. Triển vọng và chuỗi giá trị tương lai của ngành.
5.1 Triển vọng
Hiện nay, ngành công nghiệp nội thất của Việt Nam chủ yếu được chia thành hai hình thức:
Các công ty FDI đến Việt Nam để khai thác cơ hội về nhân công có đức tính rất cần cù, dễ thích nghi và tận tâm với mức giá rất thấp trong khi môi trường kinh doanh và chính trị thì ổn định. Với bản chất như vậy, họ có tiềm năng và cần phải được khuyến khích đóng góp vào sự phát triển lâu dài của ngành.
Công ty bản địa nắm được cơ hội ngành nội thất đang thích ứng được, việc sản xuất nhanh với số lượng lớn và chi phí thấp hơn là lợi ích tăng trưởng quyết định hướng đi của họ. Sự tăng trưởng này phải được quy định thành lợi nhuận bền vững cho tất cả các bên liên quan nếu Việt Nam đạt được lợi nhuận từ ngành công nghiệp nội thất trong dài hạn.
Tầm nhìn của ngành công nghiệp nội thất VN có đánh giá một cách lạc quan theo lợi nhuận tài chính đạt được từ việc sản xuất và tiếp thị trên thế giới về các sản phẩm nội thất VN thông qua các hoạt động tạo ra lợi nhuận và đảm bảo tính bền vững. Cần đảm bảo rằng phải chia sẻ công bằng giá bán sản phẩm nội thất cho nhà sản xuất. Cần phải đảm bảo một thị trường đa đạng toàn cầu và dài hạn tiếp cận độc lập tới các nhà kinh doanh bán lẻ có khả năng chiếm lĩnh thị trường
Để đạt được triển vọng đó, ngành nội thất Việt Nam phải tập trung vào phục vụ nhu cầu của khách hàng trong nước và nhận thấy được trách nhiệm bảo vệ môi trường mà tất cả các công dân phải cùng nhau chia sẻ trách nhiệm này.
Ngành phải đảm bảo rằng tất cả những người tham gia đều có thể thấy được nguyện vọng của họ và sử dụng được hiệu quả tài năng của họ. Ngành nội thất VN phải đạt được tiêu chuẩn cao nhất về quản lý và vận hành các dịch vụ. Bằng chất lượng sản phẩm trên thị trường, ngành phải đảm bảo sự tin tưởng của khách hàng và hình ảnh Việt Nam là một đất nước tốt có thể phát triển kinh doanh.
Về giá trị, chiến lược phát triển xuất khẩu của Bộ Thương Mại đã đặt ra mục tiêu đạt được 5.56 tỷ Đô la Mỹ giá trị xuất khẩu tới năm 2010 và 7 tỷ đô la Mỹ tới năm 2020 cho mặt hàng gỗ nội thất. Đây là mục tiêu đầy tham vọng và sẽ đạt được chỉ bằng cách tập trung và quản lý cẩn thận các yếu tố đầu vào ở mọi cấp độ và đặc biệt là phải đẩy mạnh nguồn cung cấp nguyên liệu cũng như nguồn nhân lực có tay nghề và phương pháp quản lý chất lượng
5.2 Chuỗi giá trị tương lai của ngành
Triển vọng của chuỗi giá trị trong tương của ngành là
Đối với yếu tố quốc tế của chuỗi giá trị tương lai:
Phát triển nguồn cung cấp gỗ ổn định lâu dài từ rừng bản địa mà đã được cấp chứng chỉ.
Phát triển khả năng của các nhà nhập khẩu gỗ nhằm mua gỗ nhập khẩu cần thiết tại chỗ mà không cần phải thông quan trung gian vì như vậy phải cộng thêm giá trị không cần thiết vào hàng nhập khẩu.
Về lâu về dài cần phải tìm kiếm thay thế nhập khẩu các nguyên liệu làm thủ công bằng cách trồng rừng, sử dụng vỏ chấu, tre vv…
Triển khai và tổng hợp nguồn sản xuất như nguyên liệu “có thể trồng trọt” như tre và các sợi nhiên.
Triển khai và khuyến khích việc phát triển công nghiệp cung cấp đầu vào có nguồn gốc bản địa để đáp ứng nhu cầu của ngành công nghiệp trong tương lai chẳng hạn như máy móc, thiết bị, vật phẩm để trang trí, phần mềm, khâu tổ chức hậu cần.
Đẩy mạnh và có thể thành lập các đơn vị đào tạo và giáo dục cung cấp nguồn lao động lành nghề, tái đào tạo và nâng cao khả năng lao động cũng như đào tạo quản lý ở các cấp để cạnh tranh được với quốc tế.
Đối với các yếu tố bên ngoài của chuỗi giá trị:
Việc cần làm đầu tiên là thiết lập mục tiêu rõ ràng là các công ty của VN sẽ tìm kiếm để trở thành người tiếp thị cho quyền lợi của họ bằng cách quảng bá khả năng của mình ra thị trường và đưa sản phẩm tiếp cận khách hàng gần nhất có thể. Đây là mục tiêu cơ bản.
Tận dụng "thời đại thông tin" trong việc quảng bá đồ Nội thất Việt Nam như một sản phẩm chất lượng có bản quyền, được dán nhãn để khẳng định chất lượng và khi giao hàng phải có dấu chì trên sản phẩm.
Hiểu rằng mục đích là nhằm để đạt lợi nhuận tối đa của doanh nghệp và hiểu thêm rằng thị phần lớn nhất của chuỗi giá trị là giữa cánh cổng nhà máy với người sử dụng cuối cùng chứ không phải giữa cánh cổng nhà máy với nguyên liệu thô. Đây là nơi mà cơ hội cho các doanh nghiệp VN thu hồi vốn và đóp vào sự phát triển chung của nền kinh tế VN.
6 Con đường phía trước
Triển vọng phát triển
Mục đích
Mục tiêu
Tiêu chí
Phát triển
Tăng cơ hội việc làm là kết quả trực tiếp của việc tăng xuất khẩu trong lĩnh vực này
Đạt được 5.56 tỷ Đô la Mỹ giá trị xuất khẩu tới năm 2010 và 7 tỷ đô la Mỹ tới năm 2020 và do đó đóng góp to lớn vào sự phát triển của công nhân nông thôn, cơ sở hạ tầng công nghiệp và sự phát triển lâu dài của ngành công nghiệp nước nhà ..
Giá trị xuất khẩu tăng hàng năm là 10% và tăng sản lượng của các công nhân được tính toán dựa trên giá trị đầu ra trên một đầu người làm công.
Phát triển
Giảm nghèo đói ở khu vực nông tôn và thành thị là kết quả trực tiếp của việc tăng xuất khẩu trong lĩnh vực này
Khu gia công sản phẩm gỗ nên được phát triển và mở rộng ở khu vực mà thuận lợi cung cấp nguyên liệu. Ngoài việc tăng cường hiện đại hoá công nghiệp gia công quy mô lớn, cần phải tập trung vào phát triển và hiện đại hoá công nghiệp gia công sản phẩm tử rừng quy mô nhỏ ở các khu vực nông thôn và các làng nghề thủ công truyền thống như một công việc tiềm năng sẽ làm khác biệt đồ nội thất Việt Nam với thị trường thế giới
Tăng thu nhập, đóng góp vào xoá đói giảm nghèo và giảm 70% số hộ nghèo ở các khu vực rừng chính.
Phát triển
Quản lý bền vững, sử dụng và phát triển rừng sản xuất
Lập kế hoạch rừng sản xuất chủ yếu được phát triển theo hướng khuyến lâm, tạo ra khu nguyên liệu tập trung hoá có quy mô lớn và vừa để đảm bảo đủ nguyên liệu cho chế biến, và tăng hiệu ích sử dụng đất nhằm nâng cao sản lượng và chất lượng.
Khuyến khích sản xuất các ván và giấy có nguồn gốc từ gỗ nhằm giảm dần việc gia công gỗ phế liệu phục vụ cho xuất khẩu. Khuyến khích sử dụng sản phẩm ván , gỗ nhân tạo và gỗ trồng
Thiết lập các tiêu chuẩn quốc gia nhằm quản lý rừng bền vững và CoC
Đảm bảo sự tham gia sâu rộng của các lĩnh vực kinh tế khác nhau và các tổ chức xã hội trong vấn đề phát triển rừng nhằm tăng khả năng đóng góp vào sự phát triển xã hội, bảo vệ môi trường, bảo tồn sinh học và cung cấp dịch vụ môi trường.
8.4 triệu ha rừng sản xuất trong đó baog ồm 4.15 triệu ha rừng trồng, cả đồn điền công nghiệp tậpt rung và NTFPs và 3.63 triệu rừng sản xuất tự nhiên nên được quản lý bền vững và hiệu quả.
1 triệu ha đồn điền mới sẽ được hình thành tới năm 2010, 0.3 triệu ha/năm sẽ được trồng lại sau khi thu hoạch.
Tới năm 2020, 30% diện tích rừng sản xuất sẽ được chứng nhận
Hoàn thành phân bổ và giao rừng, đất rừng cho tổ chức, doanh nghiệp, hộ dận và cộng đồng trước 2010
6.2 Triển vọng cạnh tranh
Mục đích
Sáng kiến
Nguồn
Tiêu chí
Phát triển năng lực
Đảm bảo tiếp cận nguyên liệu thô phù hợp
Chính phủ VN nên tìm kiềm hiệp định song phương với các nước cung cấp gỗ để có được hợp đồng dài hạn về cung cấp gỗ với giá cả cạnh tranh. Đồng thời, chính phủ nên cung cấp đầy đủ thông tin về chính sách lâm nghiệp của nhiều nước khác nhau để các nhà đầu tư VN có thể phát triển kinh doanh với các nước này.
Tập trung vào trồng rừng bền vững để có được gỗ được chứng nhận từ tự nhiên dùng cho sản xuất đồ nội thất và khuyến khích sử dụng giấy dán làm bằng tay trong thiết kế nội thất. Làm việc chặt chẽ với nhà sản xuất gỗ để lựa chọn giống tốt nhất để trồng rừng cho từng vị trí địa lý.
Khuyến khích các công ty Việt Nam (bằng hình thức cụ thể) đầu tư ra nước ngoài / phối hợp với đôí tác nước ngoài trồng rừng, xử lý gỗ và nhập khẩu vào Việt Nam.
Thắt chặt quy định lien quan tới rừng nhằm ngăn chặn sử dụng đất vì mục đích đầu cơ
Mối liên hệ giữa người trồng rừng, nhà khoa học, người sản xuất nội thất và nhà nước nên được hình thành nhằm đảm bảo sự phát triển và khai thác hiệu quả của rừng.
Hỗ trợ các công ty tiếp cận trực tiếp mà không cần phải qua trung gian và khuyến khích các công ty đầu tư vào các hạ tầng chứa gỗ, lý tưởng là có chứa lò sấy gỗ
Chính phủ nên phân công rừng cho các công ty gia công gỗ hoặc các doanh nghiệp lâm nghiệp. Hệ thống tín dụng và các chương trình Đối tác tư nhân và công cộng cùng với các nhà nhập khẩu trồng rừng và khai thác các nguồn nguyên liệu. Các dự án trồng rừng nên được thiết kế có sự phối hợp chặt chẽ với các nhà xuất khẩu nội thất.
Đầu tư vào thiết bị nhằm hiện đại hoá quản lý rừng, tiến hành kiểm kê rừng định kỳ, củng cố và cập nhật cơ sở dữ liệu của các tài nguyên rừng sẵn có.
Hỗ trợ phát triển công nghệ để nâng cao hệ số sử dụng nguyên liệu, đặc biệt là việc tận dụng tối đa nguyên liệu phế thải để giảm giá thành sản phẩm chính.
Lập các diễn đàn nguyên liệu gỗ với sự tham gia của chính phủ, nhà xuất khẩu và đại diện của người trồng rừng.
Thiết lập tiêu chuẩn hợp lý hoặc hệ thống cấp bậc nguyên liệu thô vì chất lượng của sản phẩm cuối cùng chủ yếu dựa vào chất lượng nguyên liệu thô.
Thực hiện đổi mới nghiêm túc về thủ tục hành chính có lien quan tới nhập khẩu các nguyên liệu thô và xuất khẩu sản phẩm từ gỗ
Chính phủ Việt Nam,
Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn
Bộ Môi trường
Bộ Kế hoạch và đầu tư
Tài trợ không hoàn lại của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn
Bộ Thương Mại
Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn
Bộ Kế hoạch và đầu tư
Giảm 50% nhập khẩu gỗ nhân tạo tới năm 2010 và 70% trong nước sẽ được cung cấp tới năm 2020
Ổn định sản xuất gỗ trong nước với mục tiêu đạt 9.7 triệu M3/ một năm tới năm 2010 và 20 – 24 triệu M3/ đến năm 2020 (bao gồm 10 triệu M3 gỗ lớn).
Cung cấp gỗ để chế biến giấy, 3.4 triệuM3/năm tới năm 2010, và 8.3 triệu M3/năm đến năm 2020
Có các chương trình khuyến khích
Có các diễn đàn thảo luận
.
Phát triển năng lực
Khuyến khích sự phát triển
thầu phụ và các ngành hỗ trợ
Tìm ra chính sách khuyến khích sự phát triển của các ngành hỗ trợ, đặc biệt là việc sản xuất véc ni chất lượng cao, sơn và các nguyên liệu trang trí, phụ tùng đi kèm và phần cứng. Khuyến khích đầu tư của cả công ty trong và ngoài nước vào lĩnh vực này.
Hình thành các công ty mới chuyên cung cấp
Phát triển năng lực
Hỗ trợ đổi mới công nghệ xử lý
Cung cấp các hình thức khuyên khích như: tín dụng, tài trợ, phụ cấp cho việc đổi mới các thiết bị xử lý
Thành lập nên các đơn vị chức năng với các thể chế đào tạo hợp lý nhằm cung cấp thông tin cập nhật về sự phát triển của công nghệ xử lý gỗ cho các công ty xử lý gỗ.
Thông qua các tổ chức thương mại và hoạt động thương mại phối hợp chặt chẽ với nhà sản xuất/ kinh doanh/cung cấp thiết bị để có thể hỗ trợ tài chính và kỹ thuật.
Bản tin về thiết bị xử lý cần phải được phát hành. Một trang web có nội dung về sự phát triển của thiết bị xử lý gỗ, chi tiết về nhà cung cấp, chức năng và chỉ tiêu kỹ thuật của máy mớc và các thiết bị khác nên được triển khai.
Bộ Kế hoạch và đầu tư
Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn
Hiệp hội thương mại như HAWA, VIFOREST,hiệp hội thương mại và các tạp chí thương mại phù hợp
Phát triển năng lực
Nâng cao năng lực của nhà xuất khẩu về mặt kiến thức, công nghệ sản xuất, kỹ năng quản lý, marketing
Các chương trình đào tạo cho các nhà quản lý sản xuất/ giám sát sản xuất, giám đốc bán hang, kế toán, thiết kế và chuyên gia marketing
Đào tạo cán bộ về thủ tục nhập khẩu, phân tích thị trường, ngooại ngữ, kỹ năng thuyết trình...
Các chương trình đào tạo về sấy gỗ và xử lý gỗ
Các chương trình đào tạo về hoàn chỉnh bề mặt gỗ. Kết hợp chặt chẽ với nhà cung cấp phụ tùng/nguyên liệu (PU, nguyên liệu mạ vàng...) để chuyển giao công nghệ
VIETRADE (sổ tay hướng dẫn xuất khẩu)
Các trường đại học và cao đẳng
Trường lâm nghiệp, trung tâm đào tạo nghề thuộc Bộ NN
Chuyên gia đào tạo và tư vấn đào tạo dài hạn
Bộ giáo dục và đào tạo
Bộ lao động và thương binh xã hội
Chương trình tài trợ như GTZ, IFC, MPDF…
Nhà cung cấp nguyên liệu/phụ tùng
750-1000 key staffs of wood processing companies are adequately trained and a core group of trainers are also trained.
Phát triển năng lực
Đào tạo nghề cho công nhân
Khảo sát nhu cầu về công nhân lành nghề của ngành (ngắn hạng và dài hạn) để có chiến lược đào tạo hợp lý
Rà xoát chương trình đào tạo tại các trường đào tạo nghề (tập trung vào các khoá đào tạo có thực hành, ứng dựng internet…)
Khuyến khích mô hình đối tác tư nhân-công cộng trong các hoạt động đào tạo (gần đây là mô hình GTZ). Hiệp hội City & Guilds của London.
Đưa ra chính sách khuyên khích nhà sản xuất gỗ trở thành những người đi đào tạo
Bộ Nông nghiệp
Bộ lao động và thương binh xã hội
Bộ giáo dục và đào tạo
Hàng năm đào tạo cho khoảng 2,000-3,000 cán bộ lành nghề
Phát triển năng lực
Tăng cường đổi mới thiết kế và phát triển sản phẩm
Thành lập trường thiết kế quốc tế hoạc trung tâm thiế kế sản phẩm. Nâng cao chất lượng đào tạo của trường Cao đẳng Nghệ thuật công nghiệp về lĩnh vực thiết kế.
Tạo ra nhiều cơ hội cho các nhà tiết kế làm việc ở các nhà máy của các nhà sản xuất gỗ (mối liên hệ giữa nhà thiết kế với nhà xuất khẩu, chương trình nội trú cho các nhà thiết kế) tham gia vào cả hội chợ trong nước và nước ngoài để nắm bắt được xu thế của thị trường.
Các phòng thiết kế nên được thành lập tại các trường đào tạo nghề chế biến gỗ
Tạo điều kiện cho sinh viên thiết kế ngoại quốc làm việc với các nhà sản xuất gỗ
Thuê thiết kế nước ngoài những người kiêm nhiệm xúc tiến thương mại. Huy động cả các nhà thiết kế tình nguyện từ nhiều chương trình khác nhau/ các tổ chức phát triển khác nhau như JICA, GTZ..
Tổ chức các cuộc thi thiết kế nội thất định kỳ
Đặt mua dài hạn ấn phẩm nội thất và thời trang
VIETRADE
Bộ Nông nghiệp
Bộ lao động và thương binh xã hội
Trường cao đẳng nghệ thuật công nghiệp
Trường đào tạo nghề
Hiệp hội xử lý gỗ (VIFOREST và hiệp hội gỗ ở HCM /HAWA, Binh Dinh)
JICA, GTZ
Thành lập Viện/Trung tâm thiết kế sản phẩm /
Xây dựng năng lực cho trường thiết kế trong nước
ĐÀo tạo cho 100 nhà thiết kế trong nước
60 công ty tham gia vào chương trình thiết kế nội trú
Phát triển năng lực
Xây dựng năng lực cho các chuyên gia hoạt động cho lĩnh vực nội thất gỗ
Tăng hiểu biết về thị trường bằng cách cung cấp thông tin cụ thể của ngành về cơ cấu thị trường mục tiêu chính
Tiến hành những chuyến công tác tới Nhật Bản, EU, Mỹ và các thị trường nội thất gỗ khác
VIETRADE (Chương trình xúc tiến thương mại trong nước)
Hiệp hội gỗ của HCM/HAWA, Bình Định và VIFOREST
Đào tạo cho khoảng 10 -20 chuyên gia thủ công
Phát triển năng lực
Mở rộng hàng hoá xuất khẩu
Khuyến khích làm nội thất có sử dụng kết hợp giữa gố và các chất liệu sẵn có khác tại Việt Nam như mây, hyaxin, cói vv…( kinh doanh nên tận dụng nguồn nguyên liệu giá rẻ sẵn có trong rừng như tre, mây và các nguồn khác như inox hoặc nhôm để tạo ra các sản phẩm có giá trị cao)
Khuyến khích nội thất có sử dụng điêu khắc do thợ thủ công Việt Nam thực hiện (Phát triển thành hàng loạt các sản phẩm được xử lý bằng máy móc có năng suất cao và tính độc đáo của sản phẩm nhờ làm bằng thủ công)
Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn
Bộ Môi trường
VIETRADE
Tốt nhất là thành lập một cơ quan chuyên gia thực hiện chức năng chuyên biệt. Gợi ý là VIETRADE nên thực hiện nhiệm vụ này.
Cơ sở hạ tầng
Đảm bảo rằng cơ sở hạ tầng trong nước là thuận tiện
Đánh giá cơ sở hạ tầng chính
Nâng cao khả năng cạnh tranh của vận tải đường biển tại các tỉnh miền Trung như Đà Nẵng, Bình Định…
Tập trung tất cả các nguồn lực có thể của chính phủ, công ty và các tổ chức khác để thành lập trung tâm đào tạo chất lượng cao về công nghệ chế biến gỗ.
.Cải tiến môi trường làm việc theo tiêu chuẩn quốc tế cho người lao động (SA 8000 cho lao động trẻ em, nơi làm việc vv…), môi trường quản lý (seri ISO 14000) vv…
Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn
Bộ Giao thông vận tải
Bộ Lao động và thương binh xã hội
Chi phí vận tải biển giảm 10-20%
150 nhà xuất khẩu đạt tiêu chuẩn ISO và SA 8000
Cơ sở hạ tầng
Phát triển thị trường dịch vụ phát triển kinh doanh theo hướng tư nhân
Có thêm nhà cung cấp dịch vụ tư nhân tư vấn thiết kế, đào tạo, nghiên cứu, hướng dẫn công nghệ, đóng gói, các đầu vào phức tạp…
Hệ thống tài trợ khuyến khích sử dụng nhà cung cấp BDS
Cơ sở hạ tầng
Hỗ trợ tín dụng xuất khẩu cho các nhà xuất khẩu trong ngành
Theo dõi chính sách hỗ trợ tài chính liên quan đến ngành, đặc biệt là chính sách về hỗ trợ tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu khi Việt Nam là thành viên của WTO, các chính sách nhằm hỗ trợ vận tải đường bộ và đường biển …
.Effective use of Overseas Development Assistance (ODA) Set up an EXIM Bank.
Bộ Thương Mại
Bộ Tài Chính
Bộ Nông nghiệp và phát triển nông
Bộ Kế hoạch và đầu tưu
Ngân hàng nhà nước Việt Nam
Cơ sở hạ tầng
Phát triển nguồn nhân lực
Đào tạo cán bộ chuyên trách về công nghệ xử lý gỗ- Chuẩn bị các Chương trình trao đổi kinh nghiệm quốc tế
Tăng cường vai trò của VIFOREST cũng như các hiệp hội xử lý gỗ. Cải tiến sự liên kết giữa các cơ quan, từng bước chuyên môn hoá từng giai đoạn sản xuất.
Bộ Nông nghiệp và phát triển nông
Bộ Lao động và thương binh xã hội
Tư vấn quốc tế
Tất cả các cán bộ chuyên trách về xử lý gỗ cấp cơ sở sẽ được đào tạo 3
Chương trình trao đổi kinh nghiệm sẽ đuợc tổ chức hàng năm
Cơ sở hạ tầng
Lập hệ thống quyền sở hữu trí tuệ
Áp dụng quyền sở hữu trí tuệ cho các nhà thiết kế Việt Nam
Phát hành nhãn mác xác nhận đặc biệt cho các sản phẩm chất lượng
Bộ Khoa học công nghệ, Bộ Công thương
Triển khai bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ
Tiếp cận thị trường
Khuyến khích nhà xuất khẩu tham gia vào các thị trường quốc tế
Giảm tính phụ thuộc vào một số ít khách hàng lớn
Hỗ trợ các công ty lớn của Việt Nam trong việc tiếp thị và kinh doanh trên thị trường mà hoọdđng bán và thiết lập nhãn hiệu.
Khuyến khích từng công ty hoặc nhiều công ty cùng nhau bán sỉ hoặc mua đại lý bán sỉ đã có vì các đại lý này đã tiếp cận được với các nhà bán lẻ. Nhà sản xuất hiện nay có đựoc vị trí trên thị trường và có cơ hội tăng lợi nhuận từ chuỗi giá trị lớn hơn mà nhà sản xuất là một phần trong chuỗi giá trị đó.
Khuyến khích tham gia vào hội chợ thương mại quốc tế
Ưu tiên thị trường tiềm năng hiện nay như Nhật Bản, EU, Mỹ, Úc… và triển khai các hoạt động tại các thị trường nước ngoài khác như Canada, Mexico, Russia, Trung Đông…
Sử dụng đại diện thương mại Việt Nam hiệu quả hơn
Cử chuyên gia và tổ chức chương trình giao lưu
Thành lập hệ thống Phù hợp giữa người sản xuất và khách hàng
Tổ chức triển lãm hàng nội thất Việt Nam tại các thị trường mục tiêu
Chương trình hội chợ thương mại của Vietrade và các hiệp hội
VIETRADE (Sổ tay hướng dẫn tiếp thị xuất khẩu)
50 nhà xuất khẩu tham gia vào hội chợ thương mại quốc tế mới
200 công ty sử dụng sổ tay hướng dẫn xuất khẩu của VIETRADE’s và mở rộng các hoạt động marketing có tính chủ động
Kim ngạch xuất khẩu của đồ gỗ nội thất liên tục tăng với tỷ lệ ít nhất là 15%/năm
Tiếp cận thị trường
Thu hút khách hàng nước ngoài tới Việt Nam
Tổ chức các hội chợ nội thất quốc tế tại HCM và Bình Định
Thành lập Trung tâm thông tin/ một gian hàng riêng cho khách nước ngoài
Tổ chức các chuyến thăm quan cho khách hàng thân cận của các thị trường được lựa chọn tới Việt Nam
VIETRADE
Hiệp hội gia công/ chế biến gỗ (VIFOREST và Hiệp hội gỗ tại HCM/ /HAWA, Binh Dinh)
Các hội thảo gỗ nội thất sẽ được tổ chức tại Hồ Chí Minh và Bình Định vào năm 2010
Các chuyến công tác cho khách hàng thân thiết được tổ chức hàng năm
7 Đánh giá triển vọng của các doanh nghiệp
Tất cả các hoạt động đề xuất ở trên nên được thực hiện nếu đạt được chuỗi giá trị hoành chỉnh và cân bằng. Tuy nhiên, những giới hạn đang xem xét các nguồn lực sẵn có thì các hoạt động này có thể được ưu tiên theo nhu cầu và kỳ vọng của các nhân vật trong chuỗi giá trị.
Đánh giá triển vọng các bên liên quan trong nước cho thấy rằng có ba lĩnh vực có tác động đặc biệt làm tăng thêm sự tăng trưởng xuất khẩu nội thất:
Hoạt động sản xuất và các cấp độ nguyên liệu thô chuẩn bị cơ sở cho xuất khẩu nội thất quy mô lớn.
Các hoạt động liên quan tới xây dựng năng lực của nhà xuất khẩu
Họat động liên quan tới hỗ trợ của chính phủ .
Những lĩnh vực này có mối liên hệ mật thiết với nhau. Tất cả các vấn đề ở mọi cấp độ cần được giải quyết nhằm gia tăng sự phát triển của ngành. Các hoạt động cần được điều phối.
Một đánh giá quốc tế về triển vọng các bên liên quan được tiến hành quy mô lớn có liên quan tới các hội chợ thương mại tại Châu Âu (UK và Ý) cho thấy kết quả như sau:
Cơ cấu tiêu dùng đang thay đổi. Những mặt hàng rẻ và đơn giản sản xuất hàng loạt không còn nhiều tiềm năng về xúc tiến thương mại nữa thậm chí cả trên thị trường chính. Thị trường đòi hỏi sản phẩm tinh vi, thời trang và đa dạng. Kiểu cách thay đổi linh hoạt có thể là thiết kế cổ điển thực sự chuyển sang phong cách thiết kế hiện đại và thực tế rồi thậm chí phá cách. Phong cách chinoserie là kiểu phong cách thường thấy ở Việt Nam thì giờ đây gần như đã biến mất ngoại trừ gốm sứ sơn mài nhập khẩu. Điều này chỉ ra rằng lĩnh vực này cần thích ứng và thiết kế lại sử dụng nền tảng cơ bản coi đó như là nguồn cảm hứng để kế thừa có tính sáng tạo.
Thiết kế, phát triển và đổi mới sản phẩm: là phương pháp chính để nâng cao lợi nhuận cho sản phẩm
Nhãn hiệu rất quan trọng. Phát triển nhãn hiệu là chính sách lâu dài nhưng không thể khởi động quá sớm. Nhận biết nhãn hiệu căn cứ vào chất lượng sản phẩm, thiết kế và dịch vụ, đây chính là cách để làm cho giá bán cao hơn.
Có rất ít thông tin về khả năng cung cấp ở Việt Nam. Nhà nhập khẩu thường phải đến các nước Châu Á là những nước mà họ có thể kết hợp giữa gặp gỡ các nhà cung cấp với việc tham quan hội chợ. Hội chợ nội thất quốc tế duy nhất của HCM thì không được cộng đồng quốc tế biết nhiều.
Việt Nam được biết đến là nhà cung cấp đáng tin cậy nhưng ý tưởng và phong cách sản phẩm mới thì ít thấy. Việt Nam không đáp ứng được nhu cầu đổi mới liên tục với hình ảnh riêng biệt và phát triển sản phẩm. Sản phẩm của Việt Nam trưng bày ở hội chợ không mới và không hấp dẫn được khách hàng.
Có thể nói, trong tương lai, nhà nhập khẩu/ khách hàng cần phải có nhà xuất khẩu có đầu óc tổ chức có khả năng đáp ứng được nhanh nhu cầu của thị trường quốc tế, chú trọng vào tầm quan trọng của thiết kế và phát triển sản phẩm và thể hiện được tiềm năng cũng như nhu cầu đẩy mạnh tăng cường xuất khẩu.
8 Huy động nguồn lực
8.1 Ưu tiên chiến lược dài hạn
Ngành công nghiệp nội thất của Việt Nam đang phát triển qua một giai đoạn thay đổi ngoạn mục không song trùng với lịch sử của nó. Từ chỗ chỉ đáp ứng được yêu cầu của thị trường nội địa và với số lượng xuất khẩu trong khu vực giá trị thấp là 120,000,000 đô la Mỹ vào 1999 chủ yếu là các sản phẩm nội thất mang phong cách truyền thống dân tộc đột nhiên tăng vọt với giá trị xuất khẩu gấp đôi hàng năm đạt 2 tỷ đo la Mỹ doanh số bán hàng vào năm 2006 và đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu năm 2010 là 5.5 tỷ đô la Mỹ với tỷ lệ tăng trưởng hàng năm là 29.8%. Có khoảng gần 2000 công ty đang hoạt động trong ngành và phát triển tốt.
Để đáp ứng được thách thức về sự tăng trưởng như thế, ngành cần phải có sự lãnh đạo sáng suốt và chặt chẽ. Ngành cần phương tiện liên lạc giữa các yếu tố khác nhau của ngành, cần sự tham gia ở cấp độ quốc gia trong việc phát triển chính sách có thể đưa sự tăng trưởng có tính hiện tượng thành một cơ sở hợp lý, cần có sự hỗ trợ từ phía Chính phủ đồng thời đạt được mục tiêu của chính phủ vì mục đích phát triển xã hội và xoá đói giảm nghèo.
Thành lập một Hiệp hội Chế biến đồ gỗ Quốc gia Việt Nam là một giải pháp lý tưởng đáp ứng nhu cầu và hướng ngành qua giai đoạn quan phát triển chính sách quan trọng có thể đưa sự tăng trưởng có tính hiện tượng thành một cơ sở hợp lý, cần có sự hỗ trợ từ phía chính phủ đồng thời đạt được mục tiêu của chính phủ vì mục đích phát triển xã hội và xoá đói giảm nghèo (xem hướng dẫn thành lập Hiệp hội ở phục luc 1)
Xây dựng chương trình trồng nguyên liệu có chứng nhận, khai thác và chế biến nguyên liệu bền vững (Cơ quan chủ quản: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn)
Xây dựng các quy chế cụ thể về giao đất rừng cho các doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ. Cần có các chính sách ưu đãi cho các doanh nghiệp sẵn sàng đầu tư vào phát triển gỗ có chứng nhận nhằm đặt nền móng cho việc phát triển một ngành công nghiệp gỗ có chứng nhận cấp quốc gia.
Xây dựng quy chế tín dụng và phương thức hợp tác Nhà nước – Tư nhân cùng các nhà xuất khẩu và nhập khẩu lớn nhằm tạo ra các nguồn nguyên liệu.
Xây dựng các quy chuẩn rõ ràng hoặc hệ thống phân cấp nguyên liệu thô vì chất lượng sản phẩm cuối cùng phụ thuộc vào chất lượng nguyên liệu thô.
Thiết lập phát triển, đổi mới và thiết kế sản phẩm bằng cách thiết lập Trung tâm thiết kế công nghệ nội thất.
Chuyên về lĩnh vực đồ gỗ nội ngoại thất (có thể là một phần của Trung tâm quốc gia về Thiết kế và Phát triển sản phẩm)
Hỗ trợ Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp trong việc đào tạo thiết kế nội ngoại thất và kết nối sinh viên thiết kế được thực tập năm cuối với các nhà xuất khẩu.
Thuê thiết kế quốc gia làm việc trong các lĩnh vực thủ công (họ cần được trả công xứng đáng) để cùng làm việc với thiết kế và chuyên gia trong và ngoài nước là những người am hiểu về xu hướng thị trường nhằm phát triển các thương phẩm có giá trị cao.
Đào tạo thiết kế nội ngoại thất
Thiết lập phòng trưng bày sản phẩm đặc trưng của nhà xuất khẩu
Tổ chức các cuộc thi thiết kế quốc gia
Đào tạo marketing và trường phát triển thương hiệu cấp quốc gia và cấp doanh nghiệp, thành lập ít nhất một Trung tâm triển lãm quốc gia kèm theo 2-3 trung tâm trưng bày khu vực hỗ trợ và một chương trình để tham gia hội chợ thương mại quốc tế.
Đào tạo nghề (Cơ quan chủ quản: Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội / Sở LD, TB & XH)
Đào tạo nghề đồ gỗ và các lĩnh vực phụ trợ khác phụ thuộc vào nhu cầu của các nhà xuất khẩu – Trong một số trường hợp, nguồn vốn hỗ trợ cần được cân nhắc chuyển trực tiếp cho doanh nghiệp nhằm hỗ trợ đào tạo lao động tại chỗ.
Đào tạo nghề trong lĩnh vực xử lý gỗ, đặc biệt là sấy gỗ và bảo quản gỗ,…
Đào tạo nghề trong lĩnh vực hoàn thiện sản phẩm, đặc biệt là hoàn thiện bề mặt như sơn mài, vẽ màu, chạm khảm, dát vàng, …
Hỗ trợ tín dụng cho các doanh nghiệp đồ gỗ nội thất (Cơ quan chủ quản: Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam)
Đưa chế biến gỗ vào danh sách ưu tiên
Thiết lập thời gian mềm dẻo cho các khoản tín dụng ngắn hạn
Điều chỉnh tỷ lệ lãi suất cho các doanh nghiệp nội thất gỗ nhằm kích thích sản xuất
Xem xét giảm thuế tài nguyên và thuế xuất khẩu các mặt hàng gỗ xuất khẩu được sản xuất từ nguồn gỗ nhập khẩu.
Xây dựng chương trình hỗ trợ các nhà sản xuất đồ gỗ nhằm tránh các vụ kiện chống phá giá
Các chương trình sau được đề xuất nhằm hỗ trợ giảm thiểu nguy cơ bị kiện chống phá giá cho các doanh nghiệp đồ gỗ của Việt Nam:
Tập trung đa dạng hoá sản phẩm
Cải thiện kỹ thuật sản xuất bằng cách đầu tư mới máy móc nhằm tạo ra hàng hoá có kỹ thuật hoàn thiện và thiết kế tốt hơn nhằm tăng giá trị sản phẩm. Ngoài ra, việc đầu tư này giúp giảm thiểu việc sản xuất dựa nhiều vào lao động. Hơn nữa, đầu tư vào thiết bị máy móc có thể tận dụng nguyên liệu thô là một yếu tố quan trọng nhằm giảm giá thành
Đáp ứng các tiêu chuẩn về lao động quốc tế, bao gồm lương cũng như các tiêu chuẩn của Mỹ và tránh các cáo buộc về sự ngược đãi nhân công
Đảm bảo gỗ có nguồn gốc hợp pháp rõ ràng và không phải từ nguồn gỗ do giải toả đất để làm nhà và làm nông nghiệp. Bởi gỗ từ các nguồn gốc không rõ ràng này khiến các nhà sản xuất Việt Nam có thể sử dụng gỗ với giá rẻ tạo nên sự cạnh tranh không công bằng với các nhà sản xuất trên thế giới khác
Sử dụng các kỹ thuật hiện đại, bao gồm phần mềm ERP (Hoạch định nguồn lực cho doanh nghiệp) hoặc các quy trình khác nhằm kiểm soát giá thành sản xuất nhằm cung cấp các bằng chứng chi phí sử dụng nguyên liệu.
Các nhà xuất khẩu không nên tìm kiếm trợ cấp từ Chính phủ vì các trợ cấp này chính là các nguyên nhân khiến các nhà sản xuất của Mỹ kiện về việc áp dụng thương mại không công bằng. Tuy nhiên, kể từ khi Việt Nam được coi là Nước kém phát triển (LCD), thì Hiệp hội sản xuất đồ nội thất của Mỹ ủng hộ việc trợ cấp của Chính phủ cho các doanh nghiệp nội thất của Việt nam.
Giá cả hàng hoá nội địa không nên cao hơn giá xuất khẩu, và Chính phủ Việt Nam cần thực hiện tự do hoá thương mại, bao gồm xoá bỏ hàng rào thuế quan và thuế nhập khẩu hàng nội thất hoàn thiện.
Các nhà sản xuất đồ ngoại thất cần tự thành lập hiệp hội để nhận được tư vấn hợp pháp từ các chuyên gia thương mại quốc tế.
Kế hoạch hành động ngắn hạn cho Vietrade. Đề xuất là kế hoạchhành động 2-3 năm đựoc thực hiện để hỗ trợ một nhóm khoảng 20-30 doanh nghiệp được lựa chọn bằng hình thức hội thảo, các chương trình đào tạo quản lý, thiết kế, đào tạo giám sát, đào tạo công nghệ và các chuyến công tác tiếp thị trong và ngoài nước. Kế hoạch này được đồng tài trợ bởi ngành và Vietrade
Đào tạo nghề. Chủ yếu là đào tạo của nhà đào tạo chứ không thiên về áp đặt đầu vào trực tiếp cho người được đào tạo
Đào tạo kỹ thuật và quản lý. Dự kiến là nên tiến hành lựa chọn chuyên gia gắn liền với việc lựa chọn các trường đại học và trường kỹ thuật
Phụ lục 1
Mục đích và phát triển Hiệp hội- Cần thiết cho sự phát triển của ngành nội thất Việt Nam
GIỚI THIỆU.
Ngành công nghiệp nội thất của Việt Nam đang phát triển qua một giai đoạn thay đổi ngoạn mục không song trùng với lịch sử của nó. Từ chỗ chỉ đáp ứng được yêu cầu của thị trường nội địa và với số lượng xuất khẩu trong khu vực giá trị thấp là 120,000,000 đô la Mỹ vào 1999 chủ yếu là các sản phẩm nội thất mang phong cách truyền thống dân tộc đột nhiên tăng vọt với giá trị xuất khẩu gấp đôi hàng năm đạt 2 tỷ đo la Mỹ doanh số bán hàng vào năm 2006 và đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu năm 2010 là 5.5 tỷ đô la Mỹ với tỷ lệ tăng trưởng hàng năm là 29.8%. Có khoảng gần 2000 công ty đang hoạt động trong ngành và phát triển tốt.
Để đáp ứng được thách thức về sự tăng trưởng như thế, ngành cần phải có sự lãnh đạo sáng suốt và chặt chẽ. Ngành cần phương tiện liên lạc giữa các yếu tố khác nhau của ngành, cần sự tham gia ở cấp độ quốc gia trong việc phát triển chính sách có thể đưa sự tăng trưởng có tính hiện tượng thành một cơ sở hợp lý, cần có sự hỗ trợ từ phía chính phủ đồng thời đạt được mục tiêu của chính phủ vì mục đích phát triển xã hội và xoá đói giảm nghèo.
Để đạt được mục tiêu đó, ngành nội thất cần hình thành các tổ chức khu vực vững mạnh, tại đó, những nhu cầu và thách thức đặc biệt của từng vùng có thể được thảo luận và giải quyết cho tất cả các bên tham gia. Những tổ chức của các nhà sản xuất nội thất này có thể thay phiên nhau cử thành viên tham gia Hiệp hội quốc gia để tìm ra các chính sách và các vấn đề được giải quyết trên cơ sở lợi ích của ngành.
Phải thấy rằng ngành công nghiệp chế biến gỗ tại Việt Nam hiện nay có tiềm năng hơn rất nhiều việc trồng cây để lấy gỗ.
Cung cấp các nguyên liệu đầu vào như ván, như ván ghép, ván MDF và ván OSB,sơn, vải, da, phụ kiện, kính, nhựa, có tiềm năng lớn thậm chí lớn hơn ngành công nghiệp chế biến gỗ (trường hợp Đài Loan là một ví dụ và được lặp lại nhanh chóng tại Trung Quốc)
Và sau đó bạn có dịch vụ hoàn chỉnh từ việc cung cấp tài chính, máy móc, xây dựng, hệ thống quản lý, đào tạo, thiết kế, tiếp thị, nguyên liệu xúc tiến, đóng gói, vận chuyển. Tất cả các dịch vụ này đều tạo ra việc làm và sản xuất phồn thịnh.
Nếu như đầu ra nội thất đạt vài tỷ thì phía dịch vụ và cung cấp cũng đạt được hàng tỷ đồng và ngành công nghiệp tổng hợp trở thành động cơ phát triển quy mô lớn hơn so với đơn ngành công nghiệp nội thất gỗ và chuỗi giá trị mà Việt Nam có thể tham gia trở nên lớn hơn và sự phồn thịnh sẽ xuất hiện ở mọi nơi.
Vậy có thể bắt đầu từ đâu ?
Phương pháp và cách tiếp cận
Bước 1
Thành lập ra một “đội” tham quan bao gồm thành viên của Vietrade, thành viên của ngành dịch vụ Có thể là thành viên tiếp thị, chuyển giao hàng hoặc đào tạo…
và một tư vấn kỹ thuật. Nhiệm vụ của đội là làm cơ sở cho các nhà lãnh đạo công nghiệp có quyền sở hữu lợi ích của ngành mang lại.
Bước 2.
Chọn ra một số lãnh đạo của ngành đối với từng khu vực, đến thăm quan. Trong quá trình thăm quan, nên có sự tham gia của đội tham quan xây dựng các biện pháp bảo mật để đảm bảo một hiệp hội có ý nghĩa hoặc tăng cường hơn nữa hiệp hội hiện có.
Bước 3.
Với sự hỗ trợ của các thành viên trong các chuyến thăm cá nhân sẽ tạo ra hàng loạt các cuộc họp cấp khu vực. Mục đích của các cuộc họp này là đưa ra các cơ hội và thách thức gặp phải và cùng nhau nỗ lực thành lập ra một hiệp hội có ý nghĩa hoặc vẫn giữ nguyên hiệp hội sẵn có đó nhưng thay đổi nó thành một cơ quan có tác dụng và ý nghĩa hơn.
Cần phải tiến hành các cuộc họp này và các thành viên nên được mời đến cuộc họp. Vietrade nên hỗ trợ địa điểm và là người chủ trì. Tốt nhất là các cuộc họp này nên có chủ đề để thảo luận liên quan trực tiếp đến người tham gia và có thể mở rộng thảo luận hơn nữa.
Hình thức của các cuộc họp này nên như thế để có thể cho phép những người có khả năng quyết định của ngành tham gia và nên thu hút sự tham gia của họ. Các cuộc họp nên được tổ chức sau giờ hành chính hoặc nên gắn liền với các bữa ăn sau để thoải mái hội thoại về việc thành lập hiệp hội.
Khi đó, các bên có thể nhất trí để hiệp hội được đi vào hoạt động và một lần nữa Vietrade nên hỗ trợ các công việc thư ký cần thiết liên quan đến sáng kiến này.
Bước 4.
Một hiệp hội được hình thành, các thành viên được chọn vào Hiệp hội quốc gia đại diện cho các tổ chức khu vực của mình.
Hiệp hội quốc gia nên lập ra một ban thư ký thường trực, hoạt động này nên được Viêtrade hỗ trợ nhưng cũng cần có cơ sở riêng của hội. Hiện nay chúng ta có nền tảng cơ bản thực tế có thể hoạt động trong lĩnh vực này và tập trung vào giải quyết các vấn đề tác động tới ngành.
Bước 5.
4 bước đề cập ở trên phù hợp với quy mô của ngành tại Việt Nam và cả 4 bước ngày cần đuợc thực hiện. Ở bước thứ 5 này, chúng ta đã và đang bàn tới lĩnh vực nội thất gỗ riêng biệt nhưng thực tế là nó có phạm vi rộng hơn:
Hiệp hội của các nhà sản xuất nội thất
Ngành công nghiệp nội thất
Liên hiệp thương mại
Hợp tác xã
Viện lâm nghiệp quốc gia
Đào tạo kỹ thuật (tư nhân hoặc nhà nước)
Các bộ liên quan tới sự phát triển của ngành như Bộ Công Thương, Bộ có nhiệm vụ đào tạo, Bộ có nhiệm vụ phát triển, Bộ có nhiệm vụ liên quan đến thuế.
Nhà cung cấp hàng hoá cho ngành như các nhà nhập khẩu, nhà xuất khẩu ván, bên cung cấp keo, chất liệu vải, máy móc…
Nhà cung cấp dịch vụ marketing, thiết kế, xúc tiến, đóng gói, chuyển hàng vv…
Tất cả các hạng mục kể trên đều hướng về sự thành công của lĩnh vực nội thất. Chúng phụ thuộc vào nhau và phụ thuộc lẫn nhau. Nhưng tất cả đều hướng tới sự thành công. Do vậy, cần phải có vai trò lãnh đạo (bước 5)
Để giải quyết các thách thức, ngành sẽ thu được rất nhiều lợi ích từ việc áp dụng bước tiếp cận chính thể này. Bước tiếp cận này cần có sự lãnh đạo sáng suốt và cần có sự ủng hộ của Chính phủ để có môi trường phát triển.
Lãnh đạo cần bám sát các khía cạnh trong và ngoài của ngành. Theo kinh nghiệm của tác giả thì sự lãnh đạo không tập trung ưu tiên vào bất kỳ vào nhóm cụ thể nào mà phải tất cả các nhóm.
Lãnh đạo còn có thể có được từ việc thiết lập cơ quan như Hiệp hội thích nghi
ĐỊNH NGHĨA
Hiệp hội thích nghi là công cụ mà ngành và chính phủ phối hợp cùng nhau để thích ứng về sự thay đổi qua thời gian, có nhiệm vụ phát triển chính sách, sáng kiến chiến lược ảnh hưởng tích cực tới sự phát triển của toàn ngành theo một cách có kế hoạch và thống nhất.
Cơ chế này hoạt động:
Thông qua sự tham vấn với những người tham gia trong ngành
Tìm ra điểm mạnh và điểm yếu của ngành
Thông qua việc áp dụng chính sách và phát triển chiến lược để giải quyết những khó khăn và
Thông qua việc phổ biến thông tin và đào tạo cho phép khai thác điểm mạnh và giải quyết các khó khăn.
Một Hiệp hội thích ứng đại diện cho lợi ích của từng doanh nghiệp tìm kiếm lợi nhuận lớn nhất đồng thời thấy được rằng để phát triển thành công, có những lĩnh vực cần đến sự phối hợp giữa nhà cung cấp, chính phủ và người lao độn. Đây được coi là những nhân tố đạt được mục đích.
Điều cần làm đối với Hiệp hội thích ứng là phải có một chủ tịch người độc lập với lợi ích thương mại của ngành
VAI TRÒ LÃNH ĐẠO
Vị chủ tịch này phải là nữ/nam doanh nhân thành công. Ông/bà đó phải có kỹ bản báo cáo về năng lực tổ chức; kinh nghiệm lãnh đạo và kinh nghiệm về thươgn mịa trong lĩnh vực thị trường xuất khẩu hoặc phát triển ngành quy mô vừa và nhỏ. Ông/ bà đó không liên quan tới ngành nội thất.
Chức vụ đó là làm việc bán thời gian và rất vinh dự do đó phải được trả lương tương xứng với thời gian mà người đó cống hiến cho công việc. Vị trí đó do một Cục của Bộ thực hiện (hoặc Vietrade) và đã phân quyền cho một ban thư ký được bộ tài trợ và có văn phòng tại bộ.
THÀNH PHẦN
Chủ tịch của hiệp hội là độc lập. Mục tiêu duy nhất của chủ tịch là phát triền ngành làm sao mà cạnh tranh được với thế giới, đảm bảo tính bền vững và có lợi ích kinh tế lâu dài.
Chủ tịch sẽ tham vấn cho Bộ trưởng bộ côgn thương và cả hiệp hội các nhà sản xuất nội thất, có quyền thành lập “ban” (hiệp hội) từ các bên có lợi ích:
Hiệp hội của các nhà sản xuất nội thất
Ngành công nghiệp nội thất
Liên hiệp thương mại
Hợp tác xã
Viện lâm nghiệp quốc gia
Đào tạo kỹ thuật (tư nhân hoặc nhà nước)
Các bộ liên quan tới sự phát triển của ngành như Bộ Công Thương, Bộ có nhiệm vụ đào tạo, Bộ có nhiệm vụ phát triển, Bộ có nhiệm vụ liên quan đến thuế.
Nhà cung cấp hàng hoá cho ngành như các nhà nhập khẩu, nhà xuất khẩu ván, bên cung cấp keo, chất liệu vải, máy móc…
Nhà cung cấp dịch vụ marketing, thiết kế, xúc tiến, đóng gói, chuyển hàng vv…
Đây là những nhóm hình thành nên Hiệp hội thích ứng nội thất Việt Nam -VFAA
TẠI SAO LẠI LÀ HIỆP HỘI THÍCH ỨNG?
Ngành nào cũng có nhiều người tham gia. Chủ công ty, công nhân, nhà cung cấp, khách hàng là những người tham gia chính. Có lợi ích xã hội và lợi ích lớn hơn, được đại diện bởi chính phủ. Chính phủ phải xem đến mục đích lâu dài của xã hội và từng lĩnh vực của xã hội ảnh hưởng thế nào tới các lợi ích lớn. Phúc lợi xã hội xét về toàn cục thì không cần thiết đối với lợi ích trước mắt của từng công ty và các nhóm áp lực tại một thời điểm nhất định.
Các hiệp hội của các ngành khác cũng kỳ vọng về những gì họ nhìn thấy ngay lập tức ảnh hưởng tới thành viên của họ. Một vài ví dụ dưới đây là rất hữu ích:
Giá gỗ ảnh hưởng trực tiếpp tới lợi ích. Ngành nội thất có thể tiếp tục tìm kiếm các nguồn cung cấp gỗ thay thế. Mặc dù gỗ giá rẻ sẽ dẫn đến:
Sử dụng lãng phí nguồn tài nguyên rừng theo thời gian sẽ phá hủy tài nguyên rừng, ảnh hưởng tới nguồn nước, tới môi trường và dẫn đến sa mạc hóa đất sản xuất
Sử dụng không hiệu quả gỗ, coi nó như nguyên vật liệu sẽ dẫn đến giảm năng suất và lợi ích thấp
Giảm cung cấp do giá không kinh tế vì chuyển từ gỗ đốn thành gỗ xẻ
Công nhân làm việc trong môi trường lạm phát sẽ chỉ có hy vọng duy nhất thoát đói nghèo nên tìm cách tăng lương nhằm đáp ứng nhu cầu hàng ngày của họ. Liên hiệp thương mại sẽ có vai trò hỗ trợ thành viên đạt được nguyện vọng. Do vậy, giải pháp là phải tăng năng suất, chất lượng và các hoạt động khác nếu không thì:
Giảm công ăn việc làm
Giảm lợi nhuận dẫn đến giảm đầu tư
Mất tính cạnh tranh dẫn đến mất thị phần.
Những nhà cung cấp (gỗ và nhà cung cấp ván, sợi…) có thể tìm thấy lợi nhuận trước mắt lơn hơn trong kinh doanh hơn là cung cấp cho các nhà sản xuất và do đó họ sẽ tránh việc cung cấp. Tuy nhiên, họ cũng cần tính toán những ảnh hưởng tới lợi ích lâu dài, chẳng hạn như:
Thị trường xuất khẩu sẽ tìm kiếm nguyên liệu có chất lượng hang đầu và để nguyên liệu có chất liệu đứng thứ hai về tay nhà cung cấp do đó giảm sản lượng và lợi nhuận của họ.
Trong trường hợp có suy thoái thương mại trên thị trường xuất khẩu, một thị trường nội địa an toàn có thể là đấng cứu thế củ ngành kinh doanh có định hướng xuất khẩu.
Chi phí dịch vụ của thị trường nội dịa thì cao hơn những thị trường gắn liện với thị trường xuất khẩu và điều này cần được tính toán sao cho cân bằng chi phí.
Chính phủ sẽ có thể phải ấn định biểu thuế giới hạn đối với hàng hóa nhập khẩu và dịch vụ phát triển ngành như là một giải pháp để thu ngân sách, đồng thời không hỗ trợ dịch vụ cho phép ngành phát triển như đào tạo, phát triển xuất khẩu, hỗ trợ cơ sở hạ tầng vv…
Rất đơn giản khi xem xét bất kỳ một khó khăn đặc biệt nào từ một khía cạnh đơn lể và cần phải có hành động vào thời điểm thích hợp. Đó là vai trò của VFAA sẽ có vai trò bao quát chung cho toàn ngành và triển khai chính sách và chiến lược ảnh hường tới các lợi ích lớn của ngành nhằm đạt được mục đích dài hạn.
CÓ TIỀN LỆ NÀO KHÔNG?
Câu trả lời là có! Nó liên quan tới các hiệp hội giống như thế ở Đan Mạch và Ai Len. Cả hai trường hợp đều thành công.
Ở Đan Mạch vào cuối những năm 50, đó là thời điểm đáp ứng nhu câu của ngành vì thời kỳ này tính tiến từ ngành công nghiệp thủ công sang công nghiệp dựa vào máy móc và trong quá trình hình thành Khu mậu dịch thương mại tự do Châu âu (EFTA). Tại Ai Len, muôn hơn một chút, vào giữa những năm 60 và 70 khi Ai Len tham gia vào Khối thị trường chung Châu Âu, nay là EU. Cả hai giai đoạn này cực kỳ thử thách. Cả hai nước đều vượt qua thành công thử thách. Trường hợp của Việt Nam sẽ vượt qua được thử thách nếu sử dụng phương pháp như vậy.
Quốc gia có vị trí địa lý dài với cơ sở thị trường trong nước thiết chặt chẽ và khó hoặc không thể tiếp cận được thị trường nội địa khu vực, phải đối mật với thách thức từ các thị trường xuất khẩu khu vực tại Đông Nam Á, Nhật Bản, Bắc Mỹ, Châu Âu và Trung Đông.
CÁC HOẠT ĐỘNG NÀO MÀ HIỆP HỘI THÍCH ỨNG CÓ THỂ PHẢI TRIỂN KHAI?
Có thể là không đúng khi giả thuyết trước các hoạt động mà VFAA có thể đề xuất hoặc triển khai trong tài liệu này. Điều mà VFAA cần làm là:
“modus operandi” của hiệp hôiu là hình thành lên các nhóm hành động của ngành, tham vấn về nhu cầu của ngành và thực hiện các tham vấn của VFAA.
Việc thực hiện này có thể diễn ra theo nhiều hình thức:
Tiến hành đào tạo cấp cơ sở và quốc gia thông qua các trường kỹ thuật, trường đại học và các chuyên gia. Hoạt động này sẽ được tài trợ (đào tạo không thể đi sai hướng vì nó là một bộ phận cần theiets của sự phát triển công nghiệp)
Phát triển chính sách quốc gia và vùng
Các hoạt động theo định hướng thị trường như triển lãm chuyên môn hóa, xúc tiến thiết kế, nhóm khách hàng triển vọng,
Hướng dẫn trực tiếp tham gia vào ngành thông qua việc cung cấp người am hiểu và thông tin so sánh ngành và các tiêu chuẩn.
Triển khai chính sách tài chính và thuế, cung cấp cơ chế tài trợ, thu hút các khoản vay mềm, các tiêu chuẩn só sánh giúp ngành có thể thực hiện được hoạt động của mình.
Cung cấp thông tin về kỹ thuật, thị trường và nguồn cung cấp vv…
Phát triển văn hóa phụ và đẩy mạnh hàng hóa cả cho xuất khẩu và nội địa
Vai trò của VFAA là huy động nguồn lực của ngành công nghiệp và chính phủ cùng nhau phát triển ngành. Với vai trò này nó liên kết và hiệp thương tất cả các bên có ảnh hưởng tới ngành: chính phủ, liên minh thương mại, nhà cung cấp vv…
NHIỆM KỲ
Nhiệm kỳ của Hiệp hội sẽ tùy thuộc vào nhu cầu của ngành, có thể sẽ được gia hạn, có thể là 5-7 năm thậm chí là 10 năm. Tốt nhất là chủ tịch sẽ được một cơ quan tuyển dụng nhân sự độc lập tuyển chọn.
QUYỀN LỢI
Ngành công nghiệp nội thất Việt Nam đang phát triển rất nhanh. Căn cứ vào đầu ra, mặc dù có cơ sở vật chất và thiết bị tốt của một ngành công nghiệp phát triển nhưng khả năng sản xuất hiện nay không phản ánh đuợc điều này mặc dù có sự tăng trưởng nhanh về xuất khẩu.
Có rất nhiều vấn đề liên quan tới cung cấp nguyên liệu, đào tạo, tiếp thị và đầu tư vốn có thể dễ dàng làm trệch hướng sự phát triển. Vấn đề là mất bao lâu để phát triển, liệu sự phát triển của ngành có hiệu quả kinh tế không và thiệt hại đánh đổi ra sao để có sự phát triển này.
Hợp tác ở tất cả các cấp của nghành sẽ thúc đẩy quy trình. Điều này sẽ đạt được bằng cách có tổ chức sâu rộng của ngành.
KẾT LUẬN
Tác giả có lòng tin vào việc thành lập hiệp hội sẽ có thể hỗ trợ sự phát triển môi trường hiện tại. Điều đó phụ thuộc vào những người ảnh hưởng tới luật chơi là liệu họ có mong muốn hay không. Điều đó cần có sự khuyến khích và sáng kiến. Sáng kiến này có thể do Viêtrade nghĩ ra hoăc do ngành nghĩ ra. Tuy nhiên, phải xác định rõ ràng là Hiệp hội thích ứng sẽ không giành cho một nhóm cá biệt nào.
Không phải chỉ để phục vụ Bộ Công nghiệp
Không phải chỉ để phục vụ Hiệp hội các nhà sản xuất VN
Không phải chỉ để phục vụ tổ chức Liên đoàn thương mại
Không chỉ phục vụ cho các công ty lớn
Không phải chỉ phục vụ cho nhà cung cấp
Không phải chỉ phục vục cho Vietrade
Hơn hết nó là tiếng nói chung cho tất cả các bên tham gia, làm việc theo một cách liên kết nhằm đảm bảo quyền lợi và sự thành công chung của ngành.
Ngành nội thất Việt Nam phải nhanh chóng biến mình thành nhà sản xuất nội thất Thế Giới.
Liệu động lực này có thể được duy trì hay không? Có tổn hại gì sau này không. Nó có thể thất bại. Thích ứng với môi trường kinh tế thế giới trong khuôn khổ luật chơi của WTO là một biện pháp công bằng cho tất cả các bên tham gia là trách nhiệm của toàn ngành.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- CHIẾN LƯỢC XUẤT KHẨU QUỐC GIA Ngành công nghiệp chế biến gỗ tại Việt Nam.doc