Đề tài Chiến tranh trong tranh của họa sĩ Nguyễn Sáng

Chương III tập trung nghiên cứu giá trị nghệ thuật và những thành công từ tranh của họa sĩ Nguyễn Sáng. Nhìn chung giá trị nghệ thuật trong tranh đề tài chiến tranh của ông được nhìn nhận ở khía cạnh tạo hình và hòa sắc thông qua các chất liệu sơn mài, sơn dầu, khắc gỗ, lụa. Mỗi chất liệu họa sĩ lại có phương pháp tạo hình riêng biệt, thông qua hiệu quả từ chất liệu mà tranh sẽ có những giá trị nghệ thuật riêng. Đề tài chiến tranh trong tranh của họa sĩ Nguyễn Sáng vừa mang tính thẩm mĩ nhưng đồng thời cũng chứa trong mình những đóng góp của ông với lịch sử dân tộc. Bên cạnh những đóng góp cho lịch sử, tranh của ông còn góp phần làm giàu thêm vốn văn hóa nghệ thuật nước nhà, là bài học bổ ích về tinh thần quả cảm, hăng say trong lao động

pdf71 trang | Chia sẻ: ngoctoan84 | Lượt xem: 1982 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Chiến tranh trong tranh của họa sĩ Nguyễn Sáng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
che nghiêng thay cho mũ áo. Dáng người, dáng ngựa vội vàng. Ánh sáng hắt ra từ căn nhà ven đường le lói như những tia hy vọng của chính những người lính về cách mạng. Bức tranh có sự ngậm ngùi, tương phản giữa cuộc đời chiến sỹ gian lao “ra đi không hẹn ngày về” với giấc mơ ánh lửa thanh bình dưới mái ấm quê nhà. Từ đó lột tả mặt trái của chiến tranh thể hiện sự quyết tâm, ý chí của người lính bộ độ qua những câu chuyện về cuộc chiến xâm lược. Đề tài cách mạng trong tranh Nguyễn Sáng cũng cho thấy những cái nhìn mới mẻ của ông về sơn mài. Đó là những ưu điểm mang tính truyền thống độc đáo sẵn có về thể loại tranh này. Ông đã khắc phục tính thủ công, mỹ nghệ của sơn ta và thổi hồn tư tưởng thời đại vào trong đó. Tạo cho tranh sơn mài tính chất hội họa mạnh mẽ. Điều này thấy rõ qua tác phẩm “Lớp học đêm” sáng tác năm 1960 [H4;tr.60], tác phẩm này đã tạo nên sự khác biệt so với các tác phẩm sơn mài khác. Ông đã thực nghiệm đưa phong cách lối vẽ cổ điển vào chất liệu sơn mài để tạo nên sự sâu lắng trong sự biểu cảm từng khuôn mặt, sự vờn tả tinh tế, mềm mai chi tiết chân tay to lớn, cuồn cuộn khỏe khoắn, mạnh mẽ của những công nhân tạo nên tinh thần chiến đấu và hăng say học tập. “Lớp học đêm” là hình ảnh những cô cậu công nhân đang chăm chú ngồi học tập với bố cục 29 tam giác cổ điển vững trãi, gam màu nâu ấm có tính truyền thống của nghệ thuật sơn mài tạo nên một không gian sâu lắng. Trong tranh là sự diễn tả tương quan ánh sáng và bóng tối theo lối vẽ cổ điển, nhân vật được diễn tả khối, đậm nhạt theo đúng luật xa gần, viễn cận. Màu của vàng, bạc được ông sử dụng tạo ánh sáng trong tranh. Ánh sáng được nhảy nhót theo nhịp điệu lên những trang sách, cánh tay, rồi được chìm vào nền, đằm thắm hòa lẫn sắc độ của tranh tạo nên một vẻ đẹp huyền ảo, lưu giữ phút giây gian khó của cuộc chiến tranh cách mạng. Nguyễn Sáng không khai thác chất vàng, son của sơn mài như Nguyễn Gia Trí, ngay cả việc sử dụng chất liệu vỏ trứng trong tranh Nguyễn Sáng cũng là màu trắng uyển chuyển, mềm mại mà không khô khan. Qua tác phẩm này ta thấy được khả năng vẽ hình chính xác như con mắt nhìn thấy của ông, bên cạnh việc thể hiện tinh thần dân tộc ở đề tài chiến tranh thành công, ông còn thành công trong việc thể nghiệm chất liệu dân tộc. Ngược lại với bức “Lớp học đêm” thì “Kết nạp Đảng ở Điện Biên Phủ” cho thấy sự khai thác phong cách dân gian trong tranh. “Kết nạp Đảng ở Điện Biên Phủ” sáng tác năm 1963[H5;tr.61], là một trong những tác phẩm tiêu biểu, điển hình nhất cho tinh thần nghệ thuật của Nguyễn Sáng. Chiến dịch Điện Biên Phủ không chỉ là thắng lợi lẫy lừng của lịch sử Việt Nam, mà cho cả lịch sử thế giới, mà còn là đề tài lớn của nghệ thuật. Đề tài về Điện Biên Phủ từng được nhiều họa sĩ thể hiện ở nhiều chất liệu, góc cạnh khác nhau. Tuy vậy, chỉ “Kết nạp Đảng ở Điện Biên Phủ” của Nguyễn Sáng mới cho thấy rõ nét hiện thực chiến tranh và ý chí của cả một dân tộc. Gây chú ý bởi những hình ảnh khốc liệt của chiến tranh.Tác phẩm thể hiện một lẽ kết nạp Đảng trong chiến hào. Tám nhân vật chiến sĩ 30 chiếm hết nền tranh. Một người đỡ đồng đột bị thương, một người khác giơ tay như tuyên thệ. Phần còn lại là vách chiến hào với lá cờ đỏ. Các nhân vật được phóng to chính diện, cận cảnh. Ngôn ngữ hội họa được hiện đại hóa bằng cách lược bỏ viễn cận và vờn khối, giản hóa đường nét, tạo hình vững chãi, góc cạnh. Bố cục khỏe khoắn, chặt chẽ, dồn nén hình và không gian trong hòa sắc đậm, đanh bởi chất sơn mài, tất cả tạo cảm giác về sức mạnh bi tráng, lòng quả cảm và ý chí chiến đấu của người chiến sĩ. Hình tượng người chiến sĩ Điện Biên được tác giả khắc họa bằng những đường nét kỷ hả chắc khỏe, hình khối giản lược. Màu sắc trong tranh với gam màu nóng chủ yếu chỉ gồm đỏ, trắng, vàng và ít màu xanh cây. Tất cả được Nguyễn Sáng xử lý, sắp xếp một cách chặt chẽ, hài hòa tạo nên các sắc độ rõ rệt. Khác với sự vờn sâu của bức “Giờ học đêm”, bức “Kết nạp Đảng ở Điện Biên Phủ được thể hiện đơn giản với những hình khối rõ nét, nét viền thô khỏe, bố cục đơn giản mang sắc thái dân gian tạo nên bi hùng, chân thực về hiện thực chiến tranh đã đưa tác phẩm này trở thành đỉnh cao của nghệ thuật sơn mài Việt Nam. Họa sĩ Trần Khánh Chương – Chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam đánh giá: “Nghệ thuật của Nguyễn Sáng gắn liền với lịch sử cách mạng, lịch sử nghệ thuật của dân tộc. Ông là một trong số những họa sĩ có những tác phẩm sơn dầu, sơn mài đẹp nhất về đề tài chiến tranh cách mạng Việt Nam.”[5] còn nhà nghiên cứu Quách Phong lý giải “Tôi nghĩ ông vẽ tranh về kháng chiến như Nghỉ chân, Kết nạp Đảng ở Điện Biên Phủ, Trú mưa không phải với ý nghĩa đem nghệ thuật phục vụ cho kháng chiến, cho cách mạng, cho nhân dân như khái niệm mà người ta thường nói về chức năng của nghệ thuật. Nó là một sản phẩm văn hóa, tinh thần thực sự của cách mạng dân tộc”. Những nhận định trên đã góp phần khẳng định cho vị trí của nghệ thuật sơn mài, đề tài chiến tranh trong các tác phẩm của Nguyễn Sáng. 31 Tinh thần dân tộc luôn rực cháy trong Nguyễn Sáng, theo Nguyễn Tư Nghiêm từng nói “Nguyễn Sáng chống ảnh hưởng của Phương Tây và thích nghệ thuật dân gian. Theo tôi chưa hoàn toàn đúng. Thành công của Nguyễn Sáng vẫn là ở phần cá nhân anh quyết định. Mà nói đến cá nhân thì Nguyễn Sáng là người có cá tính mạnh trong nghệ thuật” [22] Thật vậy, trong tranh của Nguyễn Sáng luôn đưa những hình tượng điển hình, chắt lọc và khái quát nhất. Tác phẩm “Thanh niên thành đồng”, sáng tác năm 1978 [H6;tr.62] đã thể hiện trọn vẹn được tính cá nhân và dòng nghệ thuật chiến tranh cách mạng của Nguyễn Sáng. Tác phẩm là cảm xúc của Nguyễn Sáng về phong trào đấu tranh của sinh viên Sài Gòn dưới thời Mỹ ngụy. Trong tranh sử dụng lối tạo hình mạnh mẽ, chắc khỏe thông qua lối đậm nhạt tương phản mạnh trên các nhân vật khỏe khoắn trong cả việc sắp đặt tuyến bố cục. Tuyến nhân vật chính diện là những thanh niên trẻ đứng lên, dám vượt qua ranh giới của sự sống còn để đương đầu với kẻ địch. Phía trước các thanh niên là một vạch ranh giới phân chia bức tranh làm hai, một bên chiếm phần lớn là hình ảnh những nam, nữ thanh niên đang biểu tình chiến đấu đòi lại tự do độc lập cho dân tộc, bên kia là những tên giặc với súng giáo chĩa về phía họ. Với bố cục đối lập, Nguyễn Sáng đã cho thấy sự phi lý của cuộc chiến tranh, đồng thời ca ngợi tình yêu đất nước, sức mạnh quật cường của dân tộc ta nói chung, của những thế hệ trẻ nói riêng. Nguyễn Sáng đã kết hợp tư thế, cử chỉ cũng như số lượng nhân vật cho hai chiến tuyến để làm rõ tư tưởng cũng như tạo hình mới lạ mang tính triết lý, cô đọng về hình thể. Qua đó, đề tài chiến tranh được thể hiện thật hùng tráng, tự hào. Đó là sự trân trọng của tác giả đối với thế hệ trẻ anh hùng, một biểu hiện tình cảm của Nguyễn Sáng đối với quê hương khi trở lại miền Nam sau ngày thống nhất đất nước. 32 Cùng với nhiều tác phẩm, Kết nạp Đảng ở Điện Biên Phủ, Bộ đội trú mưa của Nguyễn Sáng đã được lưu giữ tại Bảo tàng mỹ thuật Quốc gia. Đặc biệt, năm 1996, hai tác phẩm đặc sắc của Nguyễn Sáng là Kết nạp Đảng ở Điện Biên Phủ và Thiếu nữ bên hoa sen [H7; tr.63] đã được ngành Bưu chính Việt Nam chọn và thực hiện thành bộ tem Hội họa Việt Nam. Các nhà phê bình mỹ thuật nói rằng: sau danh hoạ Nguyễn Gia Trí, Nguyễn Sáng và Nguyễn Tư Nghiêm cũng là cây đại thụ của chất liệu sơn mài Việt Nam. “Trong sáng tạo nghệ thuật, Nguyễn Sáng không chịu bó tay, liên tục đi tìm cái mới, cái riêng biệt. Tranh ông toát ra vẻ đẹp trần trụi mà chân thực, bình dị mà sang trọng, nghiêm khắc mà đôn hậu... Nguyễn Sáng như vó ngựa bất kham không chịu nổi sân đua, đã muốn phá rào về với thảo nguyên vô thức nguyên sơ của chính mình. Trên cái mâm bản ngã đã đầy ứ thức ăn của riêng ông, ông thèm món độc vị cực đoan cuối cùng” Nguyễn sáng đã trở thành một trong những họa sĩ lớn nhất của mỹ thuật cách mạng, đại diện xuất sắc của trường phái hiện thực xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Tác phẩm của ông cất tiếng hào sảng, thiết tha về số phận bi hùng, kiêu dũng của một dân tộc trong cuộc chiến tranh yêu nước giải phóng dân tộc. Nghệ thuật của ông mạnh mẽ, khỏe khoắn, bộc trực, hướng tới tính công dân và trách nhiệm lớn lao của mỗi con người đối với vận mệnh đất nước. Với đề tài chiến tranh trong tranh sơn mài, họa sĩ Nguyễn Sáng đã cho thấy sức mạnh tiềm tàng của dòng nghệ thuật dân tộc. Đó là những hình mảng dẹt, đường nét cổ trên bề mặt tranh, tạo không gian ước lệ mà vẫn bộc lộ được ý chí, tinh thần quật cường của mỗi con người thể hiện trong mỗi tác phẩm của mình. 33 2.2. Đề tài chiến tranh trong tranh sơn dầu của Nguyễn Sáng * Khái niệm về chất liệu sơn dầu Sơn dầu là một loại họa phẩm quen thuộc của các họa sĩ châu Âu, được làm từ nột khô nghiền kĩ với dầu lanh. Tranh sơn dầu có thể được vẽ trên nhiều loại mặt nền như gỗ, vải, giấy, kính, kim loại, song phổ biến nhất là vải sợi cây bông , cây lanh có độ dai và đàn hồi tốt. Loại vải này sợi to, hơi thô, mặt vải nổi hạt rõ để khi vẽ các lớp sơn dễ bám chắc trên mặt vải. Mặt nền được quét một lớp sơn lót (thường là màu sáng như hồng, trắng kem, vàng đậm ; cá biệt có người thích sơn lót màu đậm như Rembandt). Lớp sơn lót có tác dụng liên kết chặt với các sợi vải để chúng không bị xê dịch, đồng thời cũng làm một màu nền có sắc độ trung tính, dễ hòa hợp với các sắc độ của toàn bộ tranh. Trước khi quét lót, mặt vải được quét một lớp keo để vải không hút dầu của sơn vẽ làm xỉn ố màu. Hiện nay các họa sĩ vẫn không ngừng tìm tòi sáng tạo cách thể hiện sơn dầu, có người mạnh dạn dùng bàn tay, ngón tay, đầu cán bút để tạo ra nhiều bút pháp mới. Vậy kĩ thuật thể hiện tranh sơn dầu là vô tận. Phải dùng đến nhiều khái niệm để mô tả các cách khai thác khác nhau về kỹ thuật vẽ sơn dầu như : bôi, trát, chải, xoa mỗi cách đều cho ra hiệu quả nhất định. Đôi chỗ người vẽ không bôi kín hoàn toàn mặt tranh mà để hở để tạo chất. Có thể nói tranh sơn dầu được vẽ bằng chất liệu có nhiều đặc tính ưu việt và tận dụng được phong phú các dụng cụ, từ đó các họa sĩ thực hiện được những ý tưởng sáng tạo phức tạp nhất. Mỗi thời đại, mỗi lục địa, mỗi khuynh hướng hoặc trường phái nghệ thuật đều tạo được nhiều tranh sơn dầu tiêu biểu và đóng góp cho kho tàng mỹ thuật của loài người những tác phẩm quý giá. Trong tranh sơn dầu, họa sĩ Nguyễn Sáng đã có những tác phẩm xây dựng công phu, chiến tranh cách mạng là một chủ đề tư tưởng lớn xuyên suốt trong quá trình làm việc của ông, trong đó khái quát một giai đoạn lịch sử hào hùng của dân tộc, nhiều bức tuyệt tác sơn dầu như Chợ Bo đẫm máu, Chiếm 34 phủ khâm sai, chân dung mẹ ông Đức Minh, Giặc đốt làng tôi như một minh chứng lịch sử về chiến tranh. * Những tác phẩm sơn dầu về đề tài chiến tranh của họa sĩ Nguyễn Sáng Cũng như các tác phẩm sơn mài về đề tài chiến tranh của Nguyễn Sáng, trong tranh sơn dầu, ta vẫn thấy sự kết hợp hài hòa giữa nghệ thuật dân gian truyền thống Việt và nghệ thuật hàn lâm phương Tây. Nhưng lối vẽ sơn dầu của Nguyễn Sáng lại tạo hình bằng mảng phẳng lớn và nét cọ nhanh mạnh, khoáng đạt. Trong tranh sơn dầu, ông thường dùng ít màu nhưng nhiều sắc độ để gợi khối và chiều sâu cho hình. Không gian trong tranh được vẽ theo đúng cảnh thật, tạo nên hiện thực của cuộc chiến tranh. Có thể nói, trong thời kì kháng chiến chống Pháp, họa sĩ Nguyễn Sáng đã dành hết công sức của mình để làm nhiệm vụ đưa chiến tranh thành một đề tài mang tính thời sự tạo nên một sức mạnh của lòng yêu nước của chính ông. Từ năm 1953, họa sĩ Nguyễn Sáng tham gia phát động giảm tô, cải cách ruộng đất, sau đó ông đi chiến trường Lào rồi trở lại chiến trường Điện Biên Phủ cùng với nhiều họa sĩ khác như Tô Ngọc Vân, Nguyễn Sỹ Ngọc, Nguyễn Quang Phòng và vẽ các tác phẩm về địch vận, đóng thuế nông nghiệp, vẽ phụ bản báo cáoCác tác phẩm chính của ông chủ yếu là những ghi chép thực tế những sự việc xung quanh mình. Tác phẩm đáng nhớ nhất trong giai đoạn này của Nguyễn Sáng là “Giặc đốt làng tôi”được ông sáng tác năm 1954. “Giặc đốt làng tôi” (1954) [H8;tr.64] có thể coi là bức sơn dầu có kích thước lớn và hoàn chỉnh nhất của Nguyễn Sáng trong hoàn cảnh kháng chiến chống Pháp hết sức khó khăn, thiếu thốn, tác phẩm này được hoàn thành ở Tuyên Quang cùng lúc với tác phẩm “Mùa vàng” của họa sĩ Dương Bích Liên [H9 ;tr.65]. Với gam màu xanh coban, xanh lá cây pha vàng, nâu đã thu hút người xem. Tác phẩm nói về cảnh tượng 35 người dân Tây Bắc chạy loạn, gặp bộ đội trên đường hành quân. Một phụ nữ Thái địu con, tay chỉ về hướng làng mình còn đang bốc lửa. Xung quanh là những khuôn mặt đau khổ, phẫn uất. Tâm lý mỗi nhân vật được thể hiện rõ nét bằng những vệt sơn thô quánh biểu cảm, đặc biệt là khuôn mặt anh bộ đội bừng lên niềm xót xa, yêu thương đồng bào và lòng căm thù giặc. Tác phẩm như một câu chuyện kể cho người xem về cuộc sống những năm tháng kháng chiến chống quan xâm lược, bảo vệ độc lập cho dân tộc. Bé trai góc tranh ở truồng đói rách. Với bút pháp tả thực trần trụi, xúc động, gam màu chàm chủ đạo trầm hùng u tối, lấp lánh ánh sáng trên khuôn mặt anh bộ đội và áo khăn cô gái người dân tộc. Bức tranh có một sức quấn hút kì lạ đối với người xem tranh. Chúng ta có thể nhân thấy được cảm xúc của ông qua nhân vật anh bộ đội cụ Hồ với trang phục và vũ khí của thời kì chiến dịch Điện Biên Phủ, gương mặt rắn rỏi, ánh mắt chăm chú khi nghe người phụ nữ Thái địu con tố cáo giặc Pháp đốt làng, bản của mình. Tác phẩm trên là kết quả của những ngày tháng ông tham gia chiến dịch Điện Biên. Toàn bộ bức tranh thể hiện bố cục chặt chẽ, bút pháp khỏe khoăn, xúc cảm mạnh mẽ và là một sáng tác thành công về chủ đề chiến tranh chứa đựng tình quân dân trong thời loạn, tố cáo tội ác xâm lược của đế quốc. Sau năm 1954, Hòa bình lập lại ở miền Bắc, ông cùng đoàn quân chiến thắng trở về thủ đô Hà Nội và công tác ở hội văn nghệ Việt Nam. Thời kì này họa sĩ Nguyễn Sáng đã sáng tác nhiều tác phẩm về đề tài chiến tranh, đặc biệt là các tác phẩm sơn dầu ghi lại nhiều dấu ấn, cảm xúc của ông về anh bộ đội cụ Hồ mà ông đã ghi nhận qua các chuyến đi : chiến dịch Cao Bắc Lạng, Điện Biên Phủ, cuộc kháng chiến chống Pháp và thời kì xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Miền Bắc như : Tình cảm họa sĩ, Vùng mỏ hòn Gai Tác phẩm “Tình cảm họa sĩ” được ông sáng tác 1956 [H10 ;tr.66]là một tác phẩm hiếm hoi ông vẽ về tình cảm gia đình của chính mình. Do hoàn 36 cảnh chính trị xã hội của đất nước, nhiều họa sĩ tham gia kháng chiến đã trở thành người chiến sĩ trong cuộc sống và nghệ thuật. Với tinh thần yêu nước, Nguyễn Sáng luôn cống hiến hết mình và sau thời chiến ông chẳng có gì ngoài hai bàn tay trắng và nghệ thuật. Trong tranh, các nhân vật được vẽ bằng những mảng lớn chiếm toàn bộ không gian tạo nên những giây phút bồi hồi, xúc động. Người đàn ông đang đưa tay với tới người phụ nữ và đứa con của mình nhưng dường như bàn tay ấy không thể chạm tới được hạnh phúc này. Trong tranh sử dụng rất ít màu như nâu, xanh xám tạo nên sự ngưng đọng, tưởng niệm về không gian. Tác phẩm không chỉ nói nên tâm trạng đau xót của riêng ông mà còn là tâm trạng của bao chiến sĩ bộ đội Việt Nam từ kháng chiến trở về, vì chính ông cũng chính là một chiến sĩ. Qua đó, phản ánh thêm một mặt trái, những mất mát để lại sau chiến tranh. Sau năm 1960, Mỹ mở rộng chiến tranh và ném bom miền Bắc, họa sĩ Nguyễn Sáng đã đi vẽ nhiều tỉnh từ miền núi Hà Tuyên, Cao Bằng đến Quảng Ninh, tác phẩm “Vùng mỏ hòn Gai” chất liệu sơn dầu được ông vẽ năm 1962 [H11; tr.67] tại Quảng Ninh cũng là một tác phẩm về đề tài chiến tranh cách mạng. Trong tranh là hình ảnh những người công nhân đang khai than tại hòn Gai – Quảng Ninh. Bên cạnh việc đấu tranh tại mặt trận chiến trường, thì những con người ngày đêm sản xuất công nghiệp để xây dựng hậu phương vững chắc cho chiến tranh cũng là những người anh hùng thực sự. Những người chiến sĩ trên mặt trận lao động sản xuất ấy, đã góp phần làm vững mạnh cho kinh tế phục vụ cuộc chiến tranh vẫn đang diễn ra. Tác phẩm chỉ được vẽ với hai màu đen trắng kết hợp với các mảng lớn đậm nhạt để gợi nên hơi thở hiện thực cuộc sống chiến tranh. Giữa một khung cảnh rộng lớn, những mái lán dựng lên thô sơ, những đường điện công nghiệp được chăng xuống, một nhóm các công nhân đang cùng nhau khai thác bằng những công cụ đơn giản. có thể thấy được, sức mạnh và ý chí chiến đấu qua sức căng cơ thể trong động thái của những người công nhân đang làm việc. Chỉ với sự mô 37 tả khái quát, hầu như lược bỏ phép tả khối và chỉ sử dụng các mảng phẳng dẹt, lược bỏ về màu, Nguyễn Sáng đã cho thấy việc mô tả tài tình không dựa theo quy tắc nhất định mà vẫn tạo nên hiệu quả về không gian và thời gian trên bề mặt tranh. Tạo nên một sức sống mới trong đề tài chiến tranh được thể hiện một cách cô đọng, chắt lọc mà vẫn cho thấy hơi thở thời đại. Các tác phẩm sơn dầu của Nguyễn Sáng đã thể hiện thành công sự dung dị của màu sắc, đường nét của chất liệu sơn dầu trong đề tài chiến tranh. Tuy vẫn đặc tả theo lối khái quát, cô đọng nhưng nó đã tạo nên hiệu quả mới cho các tác phẩm. 2.3. Đề tài chiến tranh trong một số chất liệu khác của Nguyễn Sáng * Đề tài chiến tranh trong tranh khắc gỗ của Nguyễn Sáng Tranh khắc gỗ là tranh in từ các ván gỗ đã được khắc theo kĩ thuật nổi [17; tr137] Cách chế bản và phương pháp in ấn tranh khắc gỗ ngày càng có nhiều tìm tòi, sáng tạo. Trong chặng đường phát triển của nền mỹ thuật Việt Nam, đặc biệt là thế kỷ XX, nghệ thuật tranh khắc gỗ đã có những đóng góp không hề nhỏ, tạo nên diện mạo mỹ thuật nước nhà độc đáo với đặc trưng riêng biệt, không lẫn với bất kỳ quốc gia nào. Từ năm 1925 đến nay, kể cả về số lượng tác phẩm và chất lượng nghệ thuật của các tranh khắc gỗ đã có những bước tiến vượt bậc, không chỉ tiếp tục kế thừa từ vốn truyền thống dân tộc của nghệ thuật khắc gỗ đó là những dòng tranh dân gian và những ván khắc kinh mà đã được mở rộng về nội dung thể hiện và đề tài sáng tác. Có rất nhiều tác giả đã thành danh với chất liệu khắc gỗ và tự định hình một phong cách nghệ thuật riêng làm phong phú trang sử tranh khắc hiện đại mà vẫn mang đậm bản sắc dân tộc. Thành công đó một phần là nhờ việc tiếp nhận có chọn lọc nghệ thuật khoa học hiện đại 38 châu Âu trong xử lý không gian, diễn hình, diễn màu và những nét tinh hoa của tranh khắc phương Đông tạo nên một bản sắc mang đậm nét Việt. Truyền thống phương Tây khắc gỗ thớ dọc, chú trọng tả khối trong không gian mà truyền thống phương Đông (trong đó có Việt Nam) khắc thớ ngang, chú trọng tả mảng và nét, vậy mà hầu như chưa ai thấy tranh khắc nào của thời Đông Dương khắc thớ dọc cả- chỉ riêng điều này đã cho thấy dấu ấn rõ nét của nghệ thuật Á Đông thấm nhuần trong nghệ thuật Việt Nam.Trong vòng 20 năm Mỹ thuật Đông Dương (1925- 1945) đã xuất hiện một số tranh khắc gỗ nổi tiếng như: Bến thuyền sông Hồng của An Sơn Đỗ Đức Thuận, Gội đầu của Trần Văn Cẩn và bộ tranh khắc gỗ về Truyện Kiều hội tụ những họa sỹ bậc nhất thời bấy giờ như Nguyễn Gia Trí, Tô Ngọc Vân, Nguyễn Đỗ Cung, Nguyễn Tường Lân, Lê Phổ, Vũ Cao Đàm, Tôn Thất ĐàoCác tranh khắc gỗ thời này đều giàu chất trang trí Á Đông kết hợp với nét biểu cảm Việt chân chất, dung dị. Đặc biệt, Nguyễn Sáng với bức “Tình quân dân” -1951, “Chiến dịch Cao Bắc Lạng” với phong cách nghệ thuật riêng đã tạo nên sự đa dạng trong thể thức tạo hình về đề tài chiến tranh. Bức tranh khắc gỗ “Tình quân dân” được sáng tác sau chiến dịch biên giới 1950 [H12 ;tr.68], Nguyễn Sáng dùng nét khắc để diễn tả một buổi chiều đang xuống ở một bản Tày. Những người lính và dân bản xúm xít ở vùng trung tâm tranh, ông diễn tả nét dương ở không gian sáng bình thường. Nhưng phía rìa tranh thì ông lại dùng nét âm (nền đen nét trắng), để người xem cảm nhận được bóng tối đang thu dần không gian. Ta có thể thấy được lối sử dụng mảng và nét âm bản được biến ảo, tài hoa trong việc vận dụng đặc trưng của nghệ thuật hội họa phương Tây kết hợp với nghệ thuật phương Đông vào nghệ thuật làm tranh khắc gỗ cho dù vào thời gian này phần lớn các tác giả làm tranh khắc đang vận dụng lối nét của tranh khắc Đông Hồ cho sáng tác. 39 Qua đó thể hiện tinh thần đoàn kết của quân và dân ta chính là điều cốt lõi cho chiến thắng lẫy lừng của dân tộc. Theo Hoàng Đình Tài: “Khi tôi hỏi ông sao không vẽ trận Phay Khắt - Nà Ngần, bắt Lơpa - Sactong, thì được ông giải thích như một chính trị viên : em phải nhớ tình quân dân mới là cái gốc của chiến thắng. Trận đánh dù thắng lớn, thì nó cũng vẫn chỉ là dấu chấm hết của một chiến dịch, là một câu kết của bài văn mà thôi. Ông nhìn tôi rộng lượng : Anh vẽ cái gốc, thằng em ạ. Không có tình quân dân thì không có chiến thắng ấy đâu. Thế nên nghệ thuật mới phải cần một cái đầu biết suy nghĩ.” [22] Nhà phê bình Phan Cẩm Thượng đã từng nói rằng : Hội họa Nguyễn Sáng là đỉnh cao của chủ nghĩa hiện thực trong nền hội họa Việt Nam, khi tiếp nhận những bài học cổ điển và sự khai phá bản chất ngôn ngữ của trào lưu tập thể, khi gắn với tinh thần nhân văn trong cái nhìn về chiến tranh, trong tiến trình dân chủ ở Việt nam nửa thế kỉ qua. Trong hội họa của ông, người ta thấy số phận của dân tộc. [27] Thành công trong việc thể nghiệm ở thể loại tranh khắc gỗ đã cho thấy sự tài hoa, khéo léo của họa sĩ Nguyễn Sáng. Ở ông là sự không ngừng thay đổi và đổi mới về nghệ thuật. * Đề tài chiến tranh trong tranh lụa của Nguyễn Sáng Không chỉ thể nghiệm thành công ở các chất liệu sơn mài, sơn dầu, khắc gỗ thì lụa cũng là chất liệu thành công của Nguyễn Sáng. Tiếp tục với tinh thần nghệ thuật vị nhân sinh, đề tài chiến tranh vẫn là chủ đề lớn của họa sĩ Nguyễn Sáng. Bức lụa “Tân binh vùng du kích” sáng tác năm 1959 [H13;tr.69] đã cho thấy nguồn cảm hứng vô tận về đề tài chiến tranh của Nguyễn Sáng trong mọi chất liệu. Bức tranh là hình ảnh thực tế ông vẽ nhân sự kiện thực dân Mĩ xâm 40 lược nước ta. Theo sát các cuộc kháng chiến của đất nước, ông càng nhận thức sâu sắc hơn về tổ quốc, về nhân dân và chân lý nghệ thuật. Ông viết “Có tổ quốc mới có nghệ thuật! Trái lại mất nước mất tự do là mất tất cả”. Chân lý đó được ông thể hiện ở đề tài chiến tranh ở mọi chất liệu theo phong cách nghệ thuật cá nhân của mình. Trong tranh “Tân binh vùng du kích” vẫn sử dụng sự sắp xếp hình mảng lớn để tạo nên bố cục. Hình ảnh những người chiến sĩ đang chia tay gia đình của mình để lên đường nhập ngũ. Trung tâm hình ảnh một gia đình người tân binh, người cha quyến luyến cúi xuống nắm tay và nhìn đứa con thơ dại. Bên cạnh là hình ảnh người lính đang từ biệt cha mẹ của mình. Và ở phía lớp lớp sau đó, là những người lính cũng đang từ biệt gia đình của mình. Bức tranh sử dụng tông màu vàng cam nâu với các sắc độ đậm nhạt khác nhau, Nguyễn Sáng đã tạo nên chiều sâu lắng về tâm tư của người mẹ, người cha, người vợ tiễn những người lính ra chiến trường. Với đề tài chiến tranh được vẽ bằng chất liệu lụa đã cho thấy những ứng dụng của Nguyễn Sáng từ chất liệu kết hợp với phong cách riêng để tạo nên cái hồn và chất của tác phẩm. Tiểu kết Nội dung chương II, nghiên cứu và so sánh với các họa sĩ cùng thời. Để tìm ra các đặc điểm nghệ thuật trong tranh của họa sĩ Nguyễn Sáng. Từ đó thấy được cái chung, sự riêng biệt, nét nổi bật tạo nên nghệ thuật đặc sắc cho các tác phẩm đề tài chiến tranh của Nguyễn Sáng. Nguyễn Sáng là họa sĩ của cách mạng và kháng chiến, tâm huyết với đề tài Chiến tranh. Từ bức sơn dầu đầu tiên Chợ Bo đẫm máu ở Việt Bắc tới bức sơn mài cuối cùng Thanh niên thành đồng ở Nam Bộ. Bức tranh Kết nạp đảng ở Điện Biên Phủ -sơn mài vẽ năm 1963 đưa ông lên vị trí hàng đầu của hội họa chiến tranh cách mạng Việt Nam. 41 Ông là người đã trải mình trên mọi chất liệu nghệ thuật. Từ tranh khắc gỗ, lụa, sơn dầu cho đến sơn mài, ông đều đóng góp cho nghệ thuật hiện đại Việt Nam những tác phẩm quý giá. Ở chất liệu sơn mài, ông đã tìm ra bảng màu mới là xanh lam và xanh lá cây kết hợp với những màu đỏ son, cánh gián, vàng, bạc truyền thống từ đó làm phong phú thêm bảng màu cho nghệ thuật sơn mài. Lối tạo hình mảng lớn, khỏe khoắn khái quát, tóm lược được cả một thời đại tạo nên phong cách hiện thực của riêng ông. Ở chất liệu sơn dầu, tuy vẫn sử dụng những mảng lớn, phẳng dẹt và bảng màu tối, ít màu sắc, đường nét mạnh mẽ, khoáng đạt nhưng Nguyễn Sáng vẫn tạo nên sự dung dị riêng của chất liệu mà không mất đi sự cô đọng về hình thể. Trong chất liệu khắc gỗ và chất liệu lụa của Nguyễn Sáng cũng cho thấy tư duy nghệ thuật và hiện thực cuộc sống được hòa làm một tạo nên cấu trúc vững chắc, chuyển động trong hình thể và sắc độ. Nghệ thuật của Nguyễn Sáng khỏe khoắn kết hợp với các yếu tố dân tộc, dân gian và hiện đại. Nhân vật trong tác phẩm của ông vạm vỡ, có tư tưởng, cá tính và sống động. Việc thể hiện thành công đề tài chiến tranh ở nhiều chất liệu hội họa, đồ họa khác nhau đã cho thấy sự tìm tòi, sáng tạo không ngừng nghỉ của Nguyễn Sáng. Có thể khẳng định: ‘‘Nghệ thuật của Nguyễn Sáng gắn liền với lịch sử cách mạng, lịch sử nghệ thuật dân tộc. Ông là một trong số những họa sĩ có những tác phẩm đề tài chiến tranh đẹp nhất lịch sử hội họa Việt Nam hiện đại’’ 42 CHƯƠNG 3 NHỮNG ĐIỀU RÚT RA TỪ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 3.1 Thành công của Nguyễn Sáng trong các tác phẩm đề tài chiến tranh * Thành công về tạo hình Trong mỗi tác phẩm tranh Nguyễn Sáng đều mang đậm những dấu ấn của chính trị và phong cách sáng tác của ông. Đó là sản phẩm của tinh thần tâm huyết với tự do, tình yêu quê hương đất nước của các tác giả được thể hiện thông qua ngôn ngữ tạo hình trong tranh. Ở hai giai đoạn lịch sử kháng chiến, đề tài chiến tranh của Nguyễn Sáng đều có những bước tiến về việc phản ánh qua tạo hình nhân vật, không gian thời gian của đương đại. Qua đó, các tác giả đã thể hiện, đúc kết nên các hình tượng nghệ thuật trong tranh một cách điển hình và xuất sắc. Với ngôn ngữ cô đọng, tinh tế đề tài chiến tranh của Nguyễn Sáng được thể hiện thành công trong cách biểu đạt mảng khối, màu sắc, không gian. Qua những phân tích về đặc điểm đề tài chiến tranh trong tranh Nguyễn Sáng ta rút ra được những thành công trong việc biểu hiện tạo hình như sau: Thành công ở các yếu tố tạo hình trong cách xây dựng hình tượng nghệ thuật. Trong tranh Nguyễn Sáng, hình tượng người nghệ thuật trong tranh được thể hiện bằng mảng, khối lớn, đường nét khỏe khoắn mang tính chất hiện thực. Trong tranh, hình tượng nghệ thuật được đặc tả một cách cô đọng và sử dụng thủ pháp cách điệu, cường điệu để khái quát hóa hình tượng nghệ thuật. Không gian thường được lược bỏ bớt những rườm rà để nhấn mạnh và khái quát cô đọng nhất chủ đề. Màu sắc trong tranh Nguyễn Sáng được sử dụng những gam màu trầm, tối nhiều sắc độ để tạo nên sự sâu lắng trong từng tác phẩm của ông. Thành công của tạo hình trong tranh Nguyễn Sáng thể hiện ở tính sinh động và chi tiết của phong trào hiện thực cách mạng được phản ánh 43 qua ngôn ngữ tạo hình mỹ thuật của ông. Trong tranh sơn mài Nguyễn Sáng sáng tạo những màu sắc mới để tạo nên bảng màu phong phú cho chất liệu sơn mài. Việc sử dụng mảng phẳng, to lớn, các nhân vật chiếm hầu khắp không gian gợi nên sự khỏe khoắn, trữ tình, hiện thực. Đặc biệt, người lính bộ đội cụ Hồ là một hình tượng được phản ánh dưới nhiều lần và nhiều góc độ khác nhau, từ những khi chạy trú mưa đến họ dừng chân nghỉ ngơi, hay lúc ý chí quyết tâm tăng cao. Tất cả đều được các họa sĩ diễn tả, cô đọng tinh tế ở mọi phương diện đã góp phần lớn đẩy cao một hình tượng nghệ thuật và nâng lên trở thành hình tượng lý tưởng cao đẹp và thành công nhất. Đồng thời truyền đạt sâu sắc những tư tưởng nhân văn trong đường lối chính sách Đảng, thắp lên niềm tin, hy vọng về một tương lai đất nước phát triển, tươi đẹp. Để làm ra tác phẩm nghệ thuật mang nét riêng ở cùng một chủ đề chiến tranh, họa sĩ Nguyễn Sáng đã phải dày công nghiên cứu khám phá ra những đặc điểm cô đọng nhất, những ý tưởng mới, thay đổi bố cục, màu sắc, cách điệu những yếu tố tạo hình mà vẫn đưa ra được thông điệp của ông về chính trị xã hội ý nghĩa, tư tưởng cao đẹp về cách mạng. Từ đó, khẳng định bản thân và nhiệt huyết sáng tạo của riêng Nguyễn Sáng. Với cách nhìn sâu rộng, họa sĩ Nguyễn Sáng đã xác lập cho mình một con đường có hệ thống nhất quán ở quan niệm và phương pháp biểu đạt khái quát, khúc triết, hình tượng nghệ thuật cô đọng. Đề tài chiến tranh trong tranh của họa sĩ Nguyễn Sáng được họa sĩ diễn đạt theo phương pháp hiện thực thông qua cách xử lý tạo hình kết hợp giữa phương Tây hàn lâm và nghệ thuật dân gian. Đề tài trong tranh ông thường chỉ vẽ về con người, mà ít hướng tới tả cảnh, ông không vẽ cụ thể, chi li mà khái quát chúng theo cách riêng của mình mà không mất đi cái hồn tự nhiên. Từ đó cho thấy cái nhìn bao quát, thấu rõ trong sáng tác đề tài chiến tranh của họa sĩ Nguyễn Sáng. Điểm trội nữa chứng tỏ sự đóng góp của đề tài chiến tranh 44 trong tranh Nguyễn Sáng với nghệ thuật tạo hình đó là việc ông luôn tìm tòi, luân chuyển, biến đổi đa dạng ở lối vẽ làm cho bức tranh thật hiện thực, thật cô đọng lại vừa có sự hấp dẫn lôi cuốn về mặt thị giác, lại vừa tạo nên những âm hưởng dội ra từ bên trong dù diễn tả màu sắc sặc sỡ hay trầm, êm dịu. Với Nguyễn Sáng, “tranh của ngày hôm nay phải khác ngày mai” . Ngoài những yếu tố thành công kể trên, việc tiết giản màu sắc, sắc độ và hình thể tạo ra một không gian giúp khơi gợi sự liên tưởng đa chiều trong tư duy của người xem. * Thành công về nội dung phản ánh Nghệ thuật tạo hình Việt Nam hình thành và phát triển đều gắn liền với quá trình xây dựng và phát triển của đất nước, ở giai đoạn nào nghệ thuật mỹ thuật cũng thể hiện tính chiến đấu đậm nét. Từ năm 1945, đất nước ta rơi vào tình hình nguy cấp trước cuộc chiến tranh thực dân, mỹ thuật nghệ thuật Việt Nam đã phản ánh mặt trận nóng bóng, cổ vũ mạnh mẽ trong phong trào giải phóng dân tộc và đấu tranh bảo vệ Tổ quốc. Có thể thấy vị trí vai trò to lớn của nghệ thuật tạo hình Việt Nam trong hai cuộc chiến tranh và có tính chiến đấu sâu sắc là nền tảng cho các chức năng tính chất khác của đời sống văn nghệ. Phù hợp với quan điểm của Đảng về công tác nghệ thuật trong bối cảnh đất nước. Trong Nguyễn Sáng luôn hoàn thành mục tiêu tuyên truyền của Đảng Ở Việt Nam, đề tài chiến tranh được hình thành và phát triển trong chiến tranh từ năm 1945 như một vũ khí hiệu quả của cách mạng. Cuộc cách mạng này đã thức tỉnh ý thức dân tộc, ý thức chính trị cho toàn giới mỹ thuật Việt Nam. Phong trào ủng hộ Đảng cộng sản Việt Nam bùng lên mạnh mẽ với tinh thần chiến đấu cao. Trong công tác tuyên truyền đường lối, chủ chương chính sách của Đảng trong hai cuộc kháng chiến trường kì dân tộc. Đề tài chiến tranh xuất hiện và dần lan rộng thành phong trào ủng hộ cách mạng, tuyên truyền, động viên tới đông đảo quần chúng nhân dân 45 lao động đã luôn bám sát và phản ánh những diễn biến chính trị, những đường lối chính sách đến với mọi người. Với những tính chất và đặc điểm của đề tài này đã cho thấy sự đa dạng trong thể thức biểu hiện tạo hình đến chất liệu. Mảng chủ đề này, đã cho thấy những biến chuyển của tư tưởng thẩm mỹ, tư tưởng xã hội và không khí, bối cảnh của nước ta trong cuộc chiến tranh xâm lược. Ở mỗi thời điểm lịch sử, sự phản ánh về tạo hình điển hình sẽ tạo nên tác động mạnh mẽ đến quần chúng. Đề tài chiến tranh trong tranh Nguyễn sáng đã cho thấy sự phản ảnh hiện thực và tội ác của chiến tranh với nhiều chất liệu. Với tính thẩm mỹ đặc trưng, sử dụng ngôn ngữ tạo hình mạnh mẽ, khoáng đạt, hình tượng nhân vật cô đọng, khái quát, đề tài chiến tranh trong tranh Nguyễn Sáng đã thành công trong nhiệm vụ tuyên truyền giáo dục, khơi dậy lòng yêu nước, căm thù giặc, ca ngợi tinh thần anh dũng trong chiến đấu. Việc biểu đạt hình tượng nhân vật qua các tác phẩm cùng chủ đề chiến tranh trong tranh Nguyễn Sáng được hoàn thiện, phong cách cổ điển phương Tây kết hợp với lối tạo hình Á đông đã bắt nhịp với chế độ chính trị và tạo nên tinh thần dân tộc trong các tác phẩm của Nguyễn Sáng. Trong chủ đề chiến tranh, Nguyễn Sáng luôn luôn tìm kiếm, chiêm ngắm và trình bày nhân vật anh bộ đội cụ Hồ mang vẻ đẹp lý tưởng, khỏe khoắn, tầm vóc nhưng không bị khô cứng với hình tượng gần gũi, thân quen tạo nên hiệu ứng cộng hưởng, phát huy tinh thần trong lòng người dân. Trong quá trình lịch sử mỹ thuật Việt Nam hiện đại, đề tài chiến tranh đã cho thấy một mạch ngầm trong dòng trào lưu nghệ thuật hiện thực. Trong đó, các tác phẩm của Nguyễn Sáng cũng không nằm ngoài chủ đề này. Qua chủ đề cho thấy nhu cầu cần phải tiếp tục thay đổi và phát triển nghệ thuật để phù hợp với nhu cầu xã hội, phù hợp với trình độ nhận thức, nâng cao tầm hiểu biết. Nghệ thuật vị nhân sinh. 46 Việc kết hợp giữa những giá trị truyền thống dân tộc và giá trị hiện đại trong đề tài chiến tranh được họa sĩ Nguyễn Sáng khéo léo lồng ghép, hòa quyện qua các tác phẩm chủ đề chiến tranh. Đó là những hình ảnh của những anh bộ đội, những cây tre, những khung cảnh với lối tạo mảng phẳng, đường bo viền tạo nên sự khỏe khoắn. Có thể thấy, đây là một sự kết hợp sáng tạo và thành công của tác giả trong việc sử dụng hai yếu tố tạo hình dân gian và hiện đại trong một tác phẩm đề tài chiến tranh. Quan điểm của nghệ thuật tạo hình Việt Nam thời kì sau 1945 thì trách nhiệm của nghệ thuật là “vị nhân sinh” thể hiện những tư tưởng chính trị kịp thời, chân thực, cái đẹp thuộc về giá trị thực tại cuộc sống, gắn liền với cuộc sống. Rõ ràng, đề tài chiến tranh trong tranh Nguyễn Sáng đã thành công trên mọi phương diện từ việc thể hiện hình thái nghệ thuật đến giá trị nhân sinh của nghệ thuật tạo nên vẻ đẹp chuẩn mực của hình tượng nhân vật. Từ những thành công trên, có thể khẳng định, các tác phẩm đề tài chiến tranh của Nguyễn Sáng là những tác phẩm không chỉ mang vẻ đẹp về tạo hình chiến tranh mà còn mang chiều sâu của hiện thực đầy tính nhân văn. 3.2 Bài học về giá trị nghệ thuật trong các tác phẩm đề tài chiến tranh của Nguyễn Sáng Giai đoạn 1954-1975 là giai đoạn khó khăn của chính trị Việt Nam khi phải đối đầu với cuộc kháng chiến chống Mĩ tại miền Nam Việt Nam. Đất nước chia cắt làm đôi, miền Bắc với chính quyền non trẻ đi lên xây dựng xã hội chủ nghĩa, miền Nam đau thương đấu tranh với giặc Mĩ. Các sáng tác đề tài chiến tranh của họa sĩ Nguyễn Sáng đã góp phần không nhỏ trong việc khích lệ tinh thần chiến đấu của quân và dân ta. Giá trị nghệ thuật trong tranh của họa sĩ Nguyễn Sáng nằm ở các yếu tố sau: giá trị thẩm mĩ, giá trị lịch sử và giá trị tạo hình. 47 * Giá trị thẩm mỹ Nguyễn Sáng từng nói : “Dân tộc rồi đây cũng 50, 60 triệu người, với những việc đã làm đứng vào hàng thế giới. Vậy tại sao nghệ thuật ta không đứng vào hàng thế giới. Và tôi cố gắng làm điều đó”. Câu nói của Nguyễn Sáng đã cho thấy một tiếng nói của bậc thầy đã giành hết tâm huyết của cả đời mình cho nghệ thuật đất nước. Trong tranh sơn mài của Nguyễn Sáng, ông luôn khai thác tìm tòi, khám phá ra những gam mầu mới mà bản chất sơn mài chỉ có sơn then, cánh gián, son, vàng bạc. Từ đó tạo nên sự phong phú cho bảng màu sơn mài nước ta của Việt Nam. Về yếu tố thẩm mĩ, như đã nói ở trên, trong tất cả các tác phẩm đề tài chiến tranh họa sĩ luôn thể hiện tối đa cấu trúc hình thể nhân vật và tương quan đậm nhạt, hình mảng lớn thông qua các chất liệu tạo hình. Ngoài ra, giá trị thẩm mĩ còn nằm ở phương thức họa sĩ Nguyễn Sáng sử dụng chất liệu trong đề tài chiến tranh. Thông qua sự diễn đạt từ tranh của họa sĩ Nguyễn Sáng về nhân vật, sự vật, hay cách bài trí bố cục của một tác phẩm, người xem có thể cộng hưởng và thưởng thức những tiêu chuẩn thẩm mĩ thích hợp, từ đó nắm được ẩn ý về đời sống vật chất, tinh thần quân và dân ta trong hai cuộc kháng chiến kháng chiến. Ở mảng tranh đề tài chiến tranh, chúng ta bắt gặp hình ảnh khỏe khoắn trong tạo hình anh bộ đội cụ Hồ, những người dân công, những cô gái người xem thấy được sự khái quát hình thể trong tạo hình các nhân vật, ngoài ra, về màu sắc, họa sĩ Nguyễn Sáng luôn chú ý tới sự tương quan đậm nhạt khi mô tả về hình thể, trang phục, màu da. Sự quan sát này cho thấy, họa sĩ có sự nghiên cứu hình thể rất sâu sắc, cùng với đó là khả năng bao quát tuyệt vời về nội tâm nhân vật thông qua diễn tả đường nét để làm nổi bật thần thái cũng như hình thể nhân vật. 48 * Giá trị lịch sử Những sáng tác đề tài chiến tranh của họa sĩ Nguyễn Sáng được xem như những minh chứng về lịch sử bằng hình ảnh. Người xem tranh có thể thấy được tinh thần của cuộc kháng chiến chống đế quốc Pháp - Mĩ của Việt Nam. Mỗi vùng đất đi qua họa sĩ Nguyễn Sáng lại ghi lại những dấu ấn quan trọng nhất về con người, phong cảnh, tập tục. Mỗi tác phẩm đề tài chiến tranh của Nguyễn Sáng là sự san sẻ với những người dân Việt những câu chuyện về chiến tranh bằng hình ảnh, màu sắc, đường nétLà họa sĩ được đào tạo theo lối hàn lâm phương Tây, với cách nhìn hiện thực, và những trải nghiệm thực tế cộng với tư duy vững chắc ở nghề, những tác phẩm của Nguyễn Sáng luôn có sức sống nội tại của các đối tượng về chiến tranh và các đề tài khác. Ở mảng đề tài chiến tranh trong tranh, hiện thực sự việc được mô tả khái quát và hết sức sinh động diễn tả con người, thiên nhiên một cách chính xác kết hợp với khả năng kiểm soát chủ động về hình thức biểu đạt mảng phẳng. Điều này phản ánh qua các tác phẩm như bức Kết nạp Đảng ở Điện Biên Phủ, Thanh niên thành đồng. Vẫn tạo hình dựa trên phương pháp giản lược hình ảnh và màu sắc, qua tác phẩm người xem vẫn cảm nhận được một khung cảnh, con người với những tạo hình khái quát nhất. Bằng những mảng, nét đơn giản, họa sĩ Nguyễn Sáng đã ghi lại toàn cảnh, những hoạt động, tâm trạng của nhân vật trong chiến tranh. Qua đó người xem có thể nắm bắt được nhiều khía cạnh khác nhau của cuộc chiến. Sự hấp dẫn của những giá trị lịch sử trong tranh của họa sĩ Nguyễn Sáng thể hiện ở đề tài chiến tranh cho thấy hơi thở của thời đại, biểu hiện những phút dừng chân hiếm hoi của anh lính cụ Hồ khi băng rừng, trèo núi, hay sự chia cách của anh bộ đội trong giờ chuẩn bị ra chiến trường, sự hối hả, đau xót của những người dân bản chạy giặc Nét độc đáo, dễ nhận thấy từ những tranh đề tài chiến tranh cho thấy lịch sử của họa sĩ Nguyễn Sáng còn nằm ở trang phục của nhân vật, rất đặc trưng điển hình. Nét mạnh 49 mẽ trên trang phục của anh bộ đội được gắn thêm lá ngụy trang, trang phục của người phụ nữ Thái, của thanh niên Tất cả đều gợi nhắc về một thời đạn bom gian khổ, để ghi lại một cách chân thực như vậy, họa sĩ phải thực sự hòa mình với đời sống chung để cảm nhận và thấu hiểu mới có thể phác họa chính xác nhất. Từ những đóng góp về yếu tố lịch sử và yếu tố nghệ thuật, đề tài chiến tranh trong tranh của họa sĩ Nguyễn Sáng trở thành những bài học đắt giá về lòng yêu nước và sự tận tụy với nghề. Với thể loại tranh sơn mài, sơn dầu, khắc gỗ, lụa, họa sĩ Nguyễn Sáng đã khẳng định, đây là những chất liệu mà họa sĩ cần vươn tới và khẳng định vị trí hàng đầu với sự đa diện ở ý tưởng cùng với ngôn ngữ biểu hiện. Là người có công lớn đóng góp cho chất liệu sơn mài Việt Nam, các tác phẩm sơn mài đề tài chiến tranh là đỉnh cao trong sáng tác của họa sĩ Nguyễn Sáng. * Giá trị tạo hình Qua việc tìm hiểu và nghiên cứu về những tác phẩm đề tài chiến tranh của họa sĩ Nguyễn Sáng đã cho người viết thấy được những đặc điểm tạo hình trong tranh của ông, qua đó rút ra được những bài học về tạo hình cho bản thân. Trong đó đáng chú ý là lối tạo hình phản ánh hiện thực khách quan từ cuộc sống. Ở mỗi tác phẩm của Nguyễn Sáng, người xem có thể thấy được những nhịp đập của thời đại, tính chiến đấu hào sáng và tình yêu quê hương đất nước được đặc tả rõ nét trong tranh của Nguyễn Sáng. Từ đó, mỗi tác phẩm của Nguyễn Sáng như những minh chứng lịch sử hào hùng của dân tộc trong thời kì chiến tranh. Bài học về tạo hình trong tranh Nguyễn Sáng luôn luôn có sự tìm tòi, khám phá, sáng tạo để tìm ra được cái riêng độc đáo cho bản thân, đó là 50 phong cách riêng cho bản thân. Cũng giống như họa sĩ Nguyễn Sáng, ông đã tìm ra được phong cách tạo hình độc đáo mà ít ai có thể làm được. Bài học về sự cống hiến cho nghệ thuật chân chính, nghệ thuật sẽ đáp trả công lao cho người nghệ sĩ bằng những thành công và những tác phẩm vô giá. Người nghệ sĩ phải có niềm đam mê hết mình, hết lòng vì nghệ thuật. Bài học về việc duy trì và phát huy nghệ thuật truyền thống, lịch sử để áp dụng vào sáng tác nghệ thuật cá nhân. Họa sĩ Nguyễn Sáng kết hợp tính hiện đại với tính dân tộc trong tranh của mình để tạo nên những tác phẩm mang tính đột phá. Sự chắt lọc tinh họa nhân loại, tinh họa nghệ thuật được ông sử dụng một cách sáng tạo tạo nên giá trị cho tác phẩm của mình. Từ đó, người viết rút ra được bài học nhận thức về việc sử dụng nghệ thuật dân gian trong các tác phẩm của mình. Theo nhà phê bình nghiên cứu Thái Bá Vân cho rằng: “ Có 3 ý nghĩa dính kết vào nhau và đọng lại suốt cuộc đời Nguyễn Sáng : một là nghệ thuật ; hai là Hà Nội ; ba là coi đời mình như con ong. Mang nhu cầu nghệ thuật sáng tạo như một bản năng sống. Nhận Hà Nội là chiếc nôi văn hiến của cả dân tộc, như một sự thật lịch sử Nguyễn Sáng không chạy theo khách hàng, không chạy theo các phòng triển lãm và những lời khen phù phiếm. So với các đồng nghiệp cùng quê miền Nam, thì Nguyễn Sáng xuất sắc về mặt dân tộc hóa được nghệ thuật của mình, mình là một kết quả tinh lọc của bản chất Việt Nam, đã vượt được cái ấn tượng về một bút pháp địa phương còn nhỏ nhặt, giống như những con nước lẻ tẻ, chưa nhập vào dòng sông để đổ vào biển khơi Nguyễn Sáng là trường phái Hà Nội theo cái nghĩa là thủ đô văn hóa, là Việt Nam cô đọng, đầy đủ và toàn thể Đó là tầm lớn đã quốc gia hóa của anh” [28] Qua đó thấy được vai trò đóng góp nghệ thuật của Nguyễn Sáng trong ngôn ngữ tạo hình với lịch sử hội nghệ thuật Việt Nam hiện đại. 51 Tiểu kết Chương III tập trung nghiên cứu giá trị nghệ thuật và những thành công từ tranh của họa sĩ Nguyễn Sáng. Nhìn chung giá trị nghệ thuật trong tranh đề tài chiến tranh của ông được nhìn nhận ở khía cạnh tạo hình và hòa sắc thông qua các chất liệu sơn mài, sơn dầu, khắc gỗ, lụa. Mỗi chất liệu họa sĩ lại có phương pháp tạo hình riêng biệt, thông qua hiệu quả từ chất liệu mà tranh sẽ có những giá trị nghệ thuật riêng. Đề tài chiến tranh trong tranh của họa sĩ Nguyễn Sáng vừa mang tính thẩm mĩ nhưng đồng thời cũng chứa trong mình những đóng góp của ông với lịch sử dân tộc. Bên cạnh những đóng góp cho lịch sử, tranh của ông còn góp phần làm giàu thêm vốn văn hóa nghệ thuật nước nhà, là bài học bổ ích về tinh thần quả cảm, hăng say trong lao động. Những tác phẩm của ông sẽ là tấm gương rọi sáng cho các thế hệ họa sĩ sau này học tập. Với lối tạo hình sáng tạo giữa nghệ thuật truyền thống và nghệ thuật hiện đại, Nguyễn Sáng đã cho thấy việc say mê tìm tòi và nghiên cứu học tập không ngừng. Trong mỗi chất liệu tạo hình từ hội họa như sơn mài, sơn dầu, lụa đến đồ họa là khắc gỗ, Nguyễn Sáng luôn sử dụng lối vẽ khúc triết, khái quát bằng những mảng, hình khối đơn giản mà vẫn gợi nên chiều sâu không gian và hiệu quả của chất liệu. Cùng với bộ tứ danh họa Sáng – Phái – Liên – Nghiêm, Nguyễn Sáng là tấm gương nghệ thuật mà thế hệ trẻ sau này cần noi theo. 52 KẾT LUẬN Họa sĩ Nguyễn Sáng đã đóng góp một phần lớn cho nền mỹ thuật tạo hình Việt Nam. Cùng với các bậc thầy, ông đã để lại một khối lượng tác phẩm lớn và đồ sộ. Không chỉ nhiều về số lượng mà hơn thế là sự thành công của các tác phẩm là phong cách nghệ thuật và tư tưởng thời đại của Nguyễn Sáng. Đặc biệt là đề tài chiến tranh trong tranh Nguyễn Sáng đã cho thấy tư tưởng, tình cảm cũng như kỹ thuật điêu luyện trong sáng tác nghệ thuật của ông. Nghệ thuật và cuộc đời của họa sĩ Nguyễn Sáng gắn liền với lịch sử cách mạng, lịch sử nghệ thuật của dân tộc. Họa sĩ Nguyễn Sáng đã học tập và cống hiến cho nghệ thuật đất nước những tuyệt tác hội họa vang danh. Họa sĩ Nguyễn Sáng đã sáng tác hơn 140 tác phẩm đủ thể loại, chất liệu, đặc biệt là sơn mài và sơn dầu. Ở sơn mài ông đã khám phá ra việc sử dụng thêm màu xanh vào trong tranh để tạo nên bảng màu mới. Khác với nhiều họa sĩ cùng thời, Nguyễn Sáng đã thay đổi cả một bộ mặt của chất liệu sơn mài, chính ông là người một trong những người đưa sơn mài từ một chất liệu mỹ nghệ trở thành một chất liệu hội họa thực thụ. Đề tài chiến tranh trong tranh Nguyễn Sáng là một đề tài lớn trong suốt quá trình làm việc của ông. Ở đề tài này, Nguyễn Sáng đã cho thấy sự say mê sáng tạo từ ngôn ngữ tạo hình cho đến việc thể nghiệm chất liệu. Với lối tạo hình khỏe khoắn, vững chắc, hình tượng nghệ thuật trong tranh Nguyễn Sáng luôn được cô đọng, khái quát thể hiện tinh thần ẩn trong đó. Trong tranh, Nguyễn Sáng sử dụng nhiều đường kỷ hà, đường đơn tuyến, nhiều nét to, thô, khỏe khoắn, mảng lớn, rõ đậm nhạt mang âm hưởng của nghệ thuật dân gian. Ông sáng tác nhiều mảng đề tài từ chân dung, sinh hoạt, con vật, vũ trụ nhưng sâu sắc và thành công nhất là đề tài chiến tranh. Qua nghiên cứu về đề tài chiến tranh trong tranh Nguyễn Sáng, ta hiểu thêm về lối tạo hình và tư tưởng thẩm mỹ của Nguyễn Sáng. Thông qua đó, hiểu rõ thêm về nghệ thuật tạo hình của một bậc thầy hội họa Việt Nam. 53 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Lương Tiểu Bạch (chủ biên), Bùi Như Hương, Phạm Trung, Nguyễn Văn Chiến (2005), Mỹ thuật Việt Nam hiện đại, Trương đại học Mỹ thuật Hà Nội – Viện Mỹ thuật, Hà Nội. 2. Văn Bảy, Những câu chuyện ít biết về Nguyễn Sáng, Báo Thể thao và văn hóa, ngày 15/11/2008. 3. Bộ Văn hóa- Thông tin, Hội Mỹ thuật Việt Nam, Triển lãm Mỹ thuật toàn quốc 2001 – 2005. 4. Trần Khánh Chương (chủ biên) (2013), Mỹ thuật Sài Gòn thành phố Hồ Chí Minh, Nxb Mỹ thuật. 5. Trần Khánh Chương (2003), Họa sĩ Nguyễn Sáng giải thưởng Hồ Chí Minh(đợt I -1996), Tạp chí mỹ thuật sô 84(55). 6. Nguyễn Phi Hoanh (1970), Lược sử mỹ thuật Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 7. Nguyễn Phi Hoanh (1993), Mỹ thuật và nghệ sĩ, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh. 8. Hội đồng từ điển (1994), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Khoa học xã hội. 9. Hội đồng Quốc gia (1995), Từ điển bách khoa Việt Nam 1 A- Đ, NXB Từ điển Bách khoa. 10. Hội đồng Quốc gia (1995), Từ điển bách khoa Việt Nam 2 E – M, NXB Từ điển Bách khoa. 11. Hội đồng Quốc gia (1995), Từ điển bách khoa Việt Nam 3 N – S, NXB Từ điển Bách khoa. 12. Hội đồng Quốc gia (1995), Từ điển bách khoa Việt Nam 4 T – Z, NXB Từ điển Bách khoa. 54 13. Trần Tiểu Lâm (2001), Giáo trình Mỹ thuật học. Nxb Mỹ thuật. 14. Lê Thanh Lộc (1997), Từ điển Mỹ thuật, Nxb Văn hoá thông tin Hà Nội. 15. Hoàng Công Luận, Nguyễn Quân (1994), Các bậc thầy hội họa Việt Nam “Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí, Nguyễn Sáng, Bùi Xuân Phái”, Nxb Mỹ thuật Hà Nội. 16. Ngô Văn Nam (2015), Tính lạc quan trong hội họa Việt Nam giai đoạn 1945- 1975, Luận văn tốt nghiệp, Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam. 17. Đặng Bích Ngân (2002), Từ điển Thuật ngữ Mỹ thuật phổ thông, Nxb Giáo dục. 18. Nguyễn Tôn Nhan, Phú Văn Hẳn (2015), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Hồng Đức. 19. Quang Việt (2008), Từ điển Họa sĩ Việt Nam, Nhà xuất bản Mỹ thuật. 20. Nguyễn Quang Phòng (chủ biên), Các họa sĩ trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, Nxb Mỹ thuật, Hà Nội. 21. Trần Văn Uyên (2008), Hình tượng anh bộ đội cụ Hồ trong tranh Nguyễn Sáng, Luận văn tốt nghiệp, Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam. 22. Hoàng Đình Tài (2003), Kỉ niệm về Nguyễn Sáng, Tạp chí mỹ thuật số 84(55). 23. Tác giả tác phẩm mỹ thuật Viêt Nam, Nxb Văn hóa- Thông tin. 24. Trần Chiến Thắng, Ngô Quang Nam, Vũ Giáng Hương (2003), Tuyển tập Mỹ thuật Việt Nam thế kỷ XX, Nxb Văn hóa- Thông tin. 25. Trần Thức (1989), Họa sĩ Nguyễn Sáng, Nxb Mỹ thuật, Hà Nội. 55 26. Trần Thức (2003), Một đời người, một cá tính nghệ thuật, Tạp chí mỹ thuật số 85(55). 27. Trần Hậu Tuấn (2005), Hôi họa Việt Nam đương đại “Nguyễn Gia Trí, Bùi Xuân Phái, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng, Dương Bích Liên”, Nxb Văn hóa Sài Gòn. 28. Thái Bá Vân (1995), Tiếp xúc với nghệ thuật, Viện Mỹ thuật ấn hành. 29. Viện Ngôn ngữ học (2013), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỸ THUẬT VIỆT NAM HOÀNG THẮNG ĐỀ TÀI CHIẾN TRANH TRONG TRANH CỦA HỌA SĨ NGUYỄN SÁNG PHẦN PHỤ LỤC NGƯỜI HƯỚNG DẪN LUẬN VĂN PGS TS. LÊ BÁ DŨNG Hà Nội – 2017 57 PHỤ LỤC H1“Bộ đội nghỉ trưa trên đồi”, 1959, Sơn mài Nguồn: Hoàng Thắng chụp tháng 12 năm 2016 58 H2 họa sĩ Trần Đình Thọ,“Tre” ,1975, Sơn mài Nguồn: Hoàng Thắng chụp tháng 12 năm 2016 59 H3 “Bộ đội trú mưa”,1960, Sơn mài Nguồn: Hoàng Thắng chụp tháng 12 năm 2016 60 H4“Lớp học đêm”,1960, Sơn mài Nguồn: Hoàng Thắng chụp tháng 12 năm 2016 61 H5“Kết nạp đảng ở Điện Biên Phủ”,1963, Sơn mài Nguồn: Hoàng Thắng chụp tháng 12 năm 2016 62 H6 “Thanh niên thành đồng”,1978, Sơn mài Nguồn: Cuốn Mỹ thuật Việt Nam hiện đại 63 H7 Thiếu nữ bên họa sen, Sơn dầu Nguồn: Hoàng Thắng chụp tháng 12 năm 2016 64 H8“Giặc đốt làng tôi”,1954, Sơn dầu Nguồn: Hoàng Thắng chụp tháng 12 năm 2016 65 H9 Họa sĩ Dương Bích Liên, “Mùa vàng” ,1954 Nguồn: Hoàng Thắng chụp tháng 12 năm 2016 66 H10“Tình cảm họa sĩ”, 1956, Sơn dầu Nguồn: Internet 67 H11“Vùng mỏ hòn Gai”,1962, Sơn dầu Nguồn: Bộ sưu tập Hoàng Đình Tài 68 H12“Tình quân dân”,1950, Khắc gỗ Nguồn: Hoàng Thắng chụp tháng 12 năm 2016 69 H13“Tân binh vùng du kích”,1959, Lụa Nguồn: Bộ sưu tập Hoàng Đình Tài

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfde_tai_chien_tranh_trong_tranh_cua_hoa_si_nguyen_sang_041_2075317.pdf
Luận văn liên quan