. Huyện Ninh Sơn là vùng trung du miền núi điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội còn nhiều khó khăn, dân cư một số xã vẫn còn tập quán của vùng miền, đã ảnh hưởng lớn đến việc khai thác sử dụng quỹ đất. Người dân còn dựa vào điều kiện tự nhiên, chưa chủ động trong canh tác khai thác và sử dụng đất.
2. Trong quá trình sử dụng đất luôn nảy sinh những bất hợp lý, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Điều này, đã tạo áp lực cho công tác quản lý nhà nước về đất đai nói chung và công tác chỉnh lý biến động về đất đai nói riêng. Quỹ đất chưa sử dụng trong quá trình phát triển các ngành cần sử dụng đất một cách tiết kiệm, khoa học, hiệu quả phát huy tối đa tiềm năng đất đai hiện có.
3. Hệ thống hồ sơ địa chính gốc, bản đồ địa chính, của các xã, thị trấn không được chỉnh lý thường xuyên, kịp thời; GCNQSD đất của một bộ phận các hộ gia đình, cá nhân đang thế chấp tại các ngân hàng, quỹ tín dụng nên chưa thu hồi được để chỉnh lý. Bên cạnh đó, công tác cập nhật, chỉnh lý biến động đất đai hiện nay phần lớn chỉ thực hiện theo phương pháp thủ công, chưa đồng bộ giữa 3 cấp nên gặp nhiều khó khăn, không thuận lợi cho việc lưu trữ, quản lý, khai thác thông tin và xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính trong thời gian tới. Vì vậy Công tác chỉnh lý biến động đất đai là một trong những nội dung quan trọng trong công tác quản lý nhà nước về đất đai. Để quản lý quỹ đất đai có hiệu quả, nắm được mức độ sử dụng đất đai của địa phương đòi hỏi việc nắm bắt, cập nhật thông tin đầy đủ và phản ánh đúng thực trạng sử dụng đất thông qua việc đăng ký, chỉnh lý, cập nhật biến động đất đai trên hồ sơ địa chính. Việc cập nhật những thay đổi yêu cầu phải thường xuyên, liên tục và kịp thời đảm bảo thông tin hồ sơ địa chính lưu trữ được chính xác và thống nhất giữa các cấp quản lý.
Trên địa bàn huyện Ninh Sơn những năm qua, công tác chỉnh lý biến động đất đai luôn được chú trọng và đạt được kết quả quan trọng trên một số lĩnh vực như sau:
Tiếp tục thực hiện “Xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai trên địa bàn huyện Ninh Sơn”. Sau khi hoàn thành công tác chuẩn hóa BĐĐC 03 xã Nhơn Sơn, Mỹ Sơn và Quảng Sơn.
37 trang |
Chia sẻ: anhthuong12 | Lượt xem: 890 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Chỉnh lý biến động đất đai huyện Ninh sơn tại tỉnh Ninh Thuận, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uy định về hồ sơ địa chính và Mẫu số: 01/ĐK Thông tư 09/2007).
Các trường hợp cần được chỉnh lý Sổ địa chính
Có thay đổi người sử dụng đất, người sử dụng đất được phép đổi tên;
Có thay đổi số hiệu, địa chỉ, diện tích thửa đất, tên đơn vị hành chính nơi có đất;
Có thay đổi hình thức, mục đích, thời hạn sử dụng đất;
Có thay đổi những hạn chế về quyền của người sử dụng đất,
Có thay đổi về nghĩa vụ tài chính mà người sử dụng đất phải thực hiện;
Người sử dụng đất thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho; thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất;
Chuyển từ hình thức được Nhà nước cho thuê đất sang hình thức được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất;
Cấp đổi, cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
I.2.4 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ)
GCNQSDĐ được quy định cụ thể tại thông tư số: 23/2014/TT-BTNMT ngày 19 tháng 5 năm 2014 quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
I.2.5 Sổ theo dõi biến động đất đai
Khái niệm: Sổ theo dõi biến động đất đai là sổ được lập để theo dõi các trường hợp có thay đổi trong sử dụng đất gồm thay đổi kích thước và hình dạng thửa đất, người sử dụng đất, mục đích sử dụng đất, thời hạn sử dụng đất, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.
Nội dung sổ (Tham khảo mẫu số 03/ĐK Thông tư 09/2007).
Nguyên tắc lập sổ
Sổ được lập ngay sau khi kết thúc đăng ký đất đai ban đầu.
Việc ghi vào sổ thực hiện đối với tất cả các trường hợp đăng ký biến động về sử dụng đất đã được chỉnh lý, cập nhật vào sơ sở dữ liệu địa chính, sổ địa chính.
Thứ tự ghi vào sổ thực hiện theo thứ tự thời gian đăng ký biến động về sử dụng đất.
Yêu cầu đối với thông tin ghi trong sổ theo dõi biến động đất đai như sau:
- Họ, tên và địa chỉ của người đăng ký biến động về sử dụng đất;
- Thời điểm đăng ký biến động ghi chính xác đến phút;
- Mã thửa của thửa đất có biến động hoặc mã thửa của thửa đất mới được tạo thành;
I.3 TÌNH HÌNH CHỈNH LÝ BIẾN ĐỘNG ĐẤT ĐAI
I.3.1 Tình hình quản lý, chỉnh lý biến động đất đai ở Việt Nam
Thời kỳ trước khi Luật đất đai 1993:
Thời kỳ này có bản đồ giải thửa tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý, điều tra sửu dụng đất nhưng các khu vực nông thôn đa số đo bao để người dân tự kê khai không xác định vị trí thửa đất trên bản đồ. Vì vậy, hệ thống sổ sách đăng ký được thiết lập trong giai đoạn này mang tính điều tra, phản ánh nguyên hiện trạng sử dụng đất và còn nhiều vấn đề phải giải quyết.
Giai đoạn thực hiện Luật Đất đai 1993(từ 15-10-1993 đến 30-6-2004)
Giai đoạn này có nhiều thay đổi và có thể nói đây là giai đoạn có nhiều ảnh hưởng nhất đến việc quản lý đất đai nói riêng và nền kinh tế đất nước nói chung, nhất là khi có Luật đất đai ra đời công nhận đất đai có giá trị và người sử dụng đất thực hiện các quyền, đây là cơ sở làm cho đất đai biến động mạnh. Vấn đề cập nhật biến động những thông tin địa chính đã được đề cập nhưng chưa thực hiện đồng bộ.
Giai đoạn thực hiện Luật Đất đai 2003 (từ 01-07-2004 đến 30-6-2014)
Chỉ trong vòng 10 năm (từ 1993 - 2003), cùng với Luật Đất đai, các văn bản quy phạm pháp luật liên quan trực tiếp tới đất đai lên tới 200 văn bản, chưa kể 500 văn bản liên quan gián tiếp tới lĩnh vực này. Tuy nhiên, cho đến thời điểm này, những người am tường nhất cũng đã phải công nhận: Luật đất đai 2003 đang có những lỗ hổng lớn cần được lấp đầy.
Giai đoạn thực hiện Luật Đất đai 2013 (từ 01-07-2014 đến nay)
Luật đất đai năm 2013 ra đời đánh dấu những chuyển biến mới trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai. Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của luật đất đai năm 2013. Ngày 29/11/2013, Quốc hội đã thông qua Luật đất đai năm 2013, Luật này sẽ có hiệu lực kể từ 01/7/2014. So với Luật Đất đai năm 2003, Luật Đất đai năm 2013 có 14 chương với 212 điều.
I.3.2 Tình hình quản lý, chỉnh lý biến động đất đai tỉnh Ninh Thuận
Tại thời điểm tái lập tỉnh Ninh Thuận ngày 01/4/1992, trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận chưa có hệ thống bản đồ địa chính chính quy tại thời điểm này chỉ có một vài xã, phường được đo vẽ bản đồ giải thửa theo Chỉ thị 299/TTg của Thủ tướng Chính phủ. Đến năm 2007 tỉnh Ninh Thuận được Trung ương đầu tư Dự án đo đạc thành lập bản đồ địa chính tỷ lệ 1/10.000 từ bản đồ địa chính cơ sở và cấp giấy chứng nhận cho 09 tổ chức sử dụng đất lâm nghiệp với tổng diện tích là 170.972,5 ha.
Năm 2008 tỉnh Ninh Thuận đến năm 2015 đã hoàn thành đo đạc được 29 xã, phường với tổng diện tích 30.499 ha.
Ninh thuận bước đầu thực hiện việc xây dựng hệ thống thông tin đất đai, trước mắt tập trung xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính trên phần mềm Vilis 2.0 cho 29 xã thuộc Dự án xây dựng hệ thống hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu địa chính đã được chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt và sẽ hoàn thành vào quý II/2017
Theo kế hoạch đến năm 2020 Ninh Thuận sẽ hoàn thành toàn bộ cơ sở dữ liệu địa chính;
PHẦN II
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
II.1 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
II.1.1 Điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế xã hội và quản lý đất đai huyện Ninh Sơn
- Điều kiện tự nhiên;
- Tình hình kinh tế xã hội;
- Tình hình quản lý đất đai huyện Ninh Sơn.
II.1.2 Đánh giá hiện trạng sử dụng đất và tình hình biến động đất đai
- Đánh giá hiện trạng sử dụng đất năm 2017;
- Đánh giá tình hình biến động đất đai trên địa bàn huyện Ninh Sơn.
II.1.3 Chỉnh lý biến động đất đai trong hệ thống hồ sơ địa chính
- Quy trình chỉnh lý biến động đất đai
- Quy trình chỉnh lý hồ sơ biến động đất đai
- Kết quả cập nhật chỉnh lý biến động đất đai
- Nhận xét đề xuất
II.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Phương pháp điều tra khảo sát: Đây là phương pháp được dùng để điều tra, thu thập số liệu, tài liệu, bản đồ, thông tin về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, hiện trạng sử dụng đất, kết quả thực hiện chỉnh lý biến động; thu thập tình hình thực hiện chuyển mục đích sử dụng đất. Khảo sát thực địa tại cấp xã, thị trấn để xác định khoanh vẽ lên bản đồ địa chính vị trí, ranh giới, hiện trạng sử dụng đất của các thửa đất sẽ tách thửa và chuyển mục đích sử dụng.
- Phương pháp thống kê: Có nhiều cách tiếp cận khác nhau để thu thập tư liệu hình thành nên các số liệu thống kê về đất đai. Tùy theo điều kiện, nguồn dữ liệu và khả năng thu thập thông tin; các số liệu thống kê đất đai sẽ được hình thành bằng phương pháp tiếp cận trực tiếp hoặc gián tiếp.
* Phương pháp thống kê trực tiếp: Là phương pháp hình thành nên các số liệu thống kê đất đai dựa trên kết quả đo đạc lập bản đồ và đăng ký đất đai. Điều kiện để thực hiện thống kê trực tiếp là phải có hồ sơ địa chính được hình thành và cập nhật từ cấp cơ sở nên công việc thống kê đất đai phải được tiến hành trình tự từ cấp xã trở lên. Có thể thống kê đất đai theo các cách thức sau:
+ Thống kê đất đai từ kết quả đăng ký đất đai ban đầu.
+ Thống kê đất đai từ kết quả đăng ký biến động thường xuyên sau khi đăng ký ban đầu.
+ Thống kê đất đai từ kết quả đo đạc lập bản đồ nhưng chưa đăng ký ban đầu.
* Phương pháp thống kê gián tiếp: Là phương pháp dựa vào nguồn số liệu trung gian có sẳn để tính toán ra các số liệu thống kê đất đai. Phương pháp này nhìn chung không chính xác và thiếu cơ sở pháp lý. Tuy vậy, nó là phương pháp để xác định các số liệu thống kê về đất đai đối với những nơi chưa có điều kiện tiến hành đo đạc lập bản đồ hoặc các thông tin biến động trong kỳ không được đăng ký, theo dõi cập nhật. Nó cũng là phương pháp để xác định các số liệu thống kê đất đai của một vùng hoặc cả nước mà không cần hoặc không có điều kiện tiến hành tuần tự các bước thống kê trực tiếp từ cơ sở.
Trong đề tài, phương pháp này được ứng dụng để thu thập các số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội; số liệu về hiện trạng sử dụng đất, về biến động đất đai.
- Phương pháp phân tích tổng hợp: Sử dụng phương pháp này để phân tích các điểu kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội; các nguyên nhân, kết quả của tình hình biến động vả kết quả của chỉnh lý từng dạng hồ sơ trong công tác quản lý và cập nhật biến động; từ đó rút ra những thuận lợi, khó khăn để đề ra giải pháp khắc phục.
- Phương pháp bản đồ: Căn cứ vào thực tế của bản đồ địa chính khu đất để chỉnh lý, sau đó kiểm tra lại, nếu đạt yêu cầu thì cập nhật ngay số liệu vào sổ theo dõi chỉnh lý biến động và biểu kê trên bản đồ địa chính. Bản đồ được xây dựng bằng sử dụng phần mềm như Microstation
- Phương pháp so sánh: So sánh kết quả cập nhật, chỉnh lý biến động đất đai giữa các năm trên cơ sở đó rút ra nhận xét, đánh giá và đưa ra giải pháp.
- Phương pháp chuyên gia và ứng dụng tin học: Tiếp thu ý kiến của người hướng dẫn, lãnh đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường và Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai huyện Ninh Sơn, tham khảo ý kiến các đồng nghiệp về các vấn đề trong nội dung đề tài. Ứng dụng phần mềm MicroStation; Famis và VietMap V8i Select Series 3 vào việc cập nhật chỉnh lý biến động.
PHẦN III
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
III.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI VÀ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI HUYỆN NINH SƠN.
III.1.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên
III.1.2 Tình hình kinh tế - xã hội
Đánh giá chung về điều kiện tư nhiên, kinh tế, xã hội và môi trường
Thuận lợi:
- Trên địa bàn huyện có quốc lộ 27, 27B và tỉnh lộ 707 chạy qua nên huyện có điều kiện thuận lợi để mở rộng các hoạt động giao thương với các địa phương trong và ngoài tỉnh.
- Vị trí địa lý kết hợp cùng với các tiềm năng khác như thuỷ điện (năng lượng), thuỷ lợi (cung cấp nước cho nông nghiệp và công nghiệp), du lịch là những yếu tố sẽ tạo ra những nguồn lực mới cho Ninh Sơn trong phát triển kinh tế - xã hội.
- Trong những năm qua tình hình kinh tế - xã hội, các chỉ tiêu kinh tế xã hội năm sau đều đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra tạo tiền đề cho phát triển trong giai đoạn tới.
- Nhiệm vụ quốc phòng, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trong điều kiện đặc thù của huyện đa dạng về văn hoá, tôn giáo được thực hiện tốt, bảo đảm môi trường ổn định để phát triển kinh tế - xã hội.
Khó khăn, hạn chế
- Địa hình của huyện chiếm trên 70% là đồi núi, mức độ chia cắt địa hình lớn gây khó khăn cho bố trí dân cư, xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế - xã hội.
- Nguồn tài nguyên khoáng sản trữ lượng nhỏ, phân tán hạn chế đến khả năng phát triển và thu hút đầu tư.
- khí hậu của huyện có nhiều thuận lợi, tuy nhiên so với các tỉnh khác thì khí hậu của huyện vẫn còn nhiều điều kiện khắc nghiệt (khí hậu khô nóng kéo dài, lượng mưa thấp, lượng bốc hơi cao,) dẫn đến thiếu nước tưới phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt làm ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất.
- Tăng trưởng kinh tế chưa ổn định, chưa có bước đột phá mới, cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động chuyển dịch chậm, hạ tầng kinh tế - xã hội nhìn chung vẫn trong tình trạng yếu kém. Chất lượng nguồn nhân lực chưa cao, sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá thấp.
- Mạng lưới giao thông đường bộ chất lượng thấp; Lưới điện nông thôn nhiều nơi không bảo đảm các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật của ngành điện, chưa đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của người dân. Việc phát triển ngành nghề, giải quyết việc làm còn nhiều khó khăn, quy mô đào tạo nghề nhỏ bé, chưa đáp ứng được nhu cầu học nghề của xã hội, chất lượng đào tạo nghề cho người lao động nhìn chung thấp.
III.1.3 Tình hình quản lý đai huyện Ninh Sơn
1.3.1. Quản lý đất đai theo địa giới hành chính
Toàn huyện có 77.180,69 ha đất tự nhiên và được phân bổ theo 08 đơn vị hành chính bao gồm 01 thị trấn và 07 xã
Bảng III.1 Thống kê diện tích các xã trên địa bàn huyện Ninh Sơn
STT
Đơn vị hành chính
Diện tích (ha)
Tỷ lệ (%)
1
Thị Trấn Tân Sơn
1.806,13
2,34%
2
Quảng Sơn
8.127,25
10,53%
3
Mỹ Sơn
12.856,4
16,66%
4
Nhơn Sơn
3.165,48
4,10%
5
Lâm Sơn
14.905,87
19,31%
6
Lương Sơn
4.258,69
5,52%
7
Hòa Sơn
6.580,59
8,53%
8
Ma Nới
25.480,28
33,01%
Tổng toàn huyện
77.180,69
100,00%
(Nguồn Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Ninh Sơn)
1.3.2. Công tác đo đạc thành lập bản đồ địa chính và quản lý đất đai trên hồ sơ địa chính
Bảng III.2 Kết quả đo đạc bản đồ trên địa bàn huyện Ninh Sơn
STT
Xã, thị trấn
Tỷ lệ
Số tờ bản đồ 1/2000
Số tờ bản đồ 1/1000
Năm thành lập bản đồ
1
Thị Trấn Tân Sơn
31
50
2004
2
Quảng Sơn
76
28
2007
3
Mỹ Sơn
107
30
2008
4
Nhơn Sơn
46
23
2005
5
Lâm Sơn
54
82
2010
6
Lương Sơn
175
2009
7
Hòa Sơn
49
18
2013
8
Ma Nới
52
19
2013
Tổng toàn huyện
415
425
(Nguồn Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Ninh Sơn)
Hồ sơ địa chính là một tài liệu quan trọng giúp cho công tác quản lý Nhà nước về đất đai ngày càng hoàn thiện và đi vào một hệ thống thống nhất. Hiện nay Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai huyện Ninh Sơn đang quản lý và sử dụng hồ sơ địa chính cho 07 xã và 01 thị trấn. Hệ thống sổ bộ trên địa bàn huyện gồm có tổng số 310 quyển, trong đó:
- Sổ mục kê theo các loại hệ thống bản đồ: 50 quyển;
- Sổ địa chính theo các loại hệ thống bản đồ: 181 quyển;
- Sổ cấp GCN: 46 quyển;
- Sổ theo dõi biến động: 33 quyển.
Bảng III.3 Hệ thống sổ bộ hồ sơ địa chính trên địa bàn huyện Ninh Sơn
STT
Tên đơn
vị hành chính
Hồ sơ địa chính
Trích sao HSĐC 6 tháng đầu năm
Tại Chi nhánh
Tại xã, phường, thị trấn
Sổ Mục kê
Sổ theo dõi cấp GCN
Sổ địa chính
Sổ theo dõi BĐ ĐĐ
Sổ Mục kê
Sổ theo dõi cấp GCN
Sổ địa chính
Sổ theo dõi BĐ ĐĐ
1
Xã Nhơn Sơn
4
6
12
4
4
0
10
1
133
2
Xã Mỹ Sơn
3
5
10
2
3
0
10
1
90
3
Xã Quảng Sơn
4
6
15
5
4
0
18
0
186
4
Thị trấn Tân Sơn
4
7
20
5
4
0
28
0
281
5
Xã Lương Sơn
8
9
1
5
8
1
16
1
84
6
Xã Lâm Sơn
0
6
1
4
0
0
20
0
157
7
Xã Hòas Sơn
1
4
1
3
1
0
11
0
118
8
Xã Ma Nới
1
2
3
1
1
0
5
1
0
Tổng Huyện
25
45
63
29
25
1
118
4
1049
3. Công tác thống kê, kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất
BĐHTSDĐ trên địa bàn huyện được triển khai khá tốt. Kết hợp tài liệu thống kê năm 2015 và nhập số liệu vào các biểu mẫu theo chương trình phần mềm TK05 (2.1) và tổng hợp số liệu cấp huyện trên cơ sở số liệu của các xã, thị trấn năm 2016, đất đai của huyện được thống kê hàng năm theo quy định của ngành. Hoàn thành công tác kiểm kê đất đai định kỳ 5 năm và xây dựng BĐHTSDĐ theo điều 5, điều 6, thông tư Số: 28/2014/TT-BTNMT quy định về thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
Nhìn chung chất lượng của công tác thống kê kiểm kê đất đai, lập BĐHTSDĐ đã được nâng cao, Kết quả của công tác này là tài liệu quang trọng, phục vụ đắc lực trong công tác quản lý Nhà nước.
4. Công tác lập quy hoạch - kế hoạch sử dụng đất
Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là một trong 15 nội dung quản lý nhà nước về đất đai (Điều 22); việc thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Việc lập Kế hoạch sử dụng đất hàng năm của huyện được thực hiện theo quy định của Luật Đất đai ngày 29/11/2013 (Khoản 3, 4 Điều 40),
5. Công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Huyện Ninh Sơn đẩy mạnh công tác kê khai, đăng ký và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giải quyết phần nào những khó khăn, vướng mắc cho người dân.
- Công tác kê khai đăng ký đất đai tính đến năm 2017 toàn huyện đạt 90,53% thửa đất đã được cập nhật thông tin và quy chủ.
- Cấp GCNQSDĐ 6 tháng đầu năm 2018, toàn huyện cấp được 670 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với diện tích 226,9 ha, trong đó, đất ở 9,5 ha và đất nông nghiệp là 217,4 ha.
SỐ LIỆU CẤP GIẤY CNQSDĐ Ở (Diện tích: m2)
STT
Xã, thị trấn
2014
2015
2016
2017
2018 (đến tháng 06)
Tổng
Số giấy
diện tích
Số giấy
diện tích
Số giấy
diện tích
Số giấy
diện tích
Số giấy
diện tích
Số giấy
diện tích
1
TT Tân Sơn
107
39,094
95
84,200
46
20,500
32
8,313
9
1,929
289
154,036
2
Quảng Sơn
38
23,329
129
124,100
41
34,200
45
14,181
16
5,088
269
200,898
3
Mỹ Sơn
134
48,887
161
77,100
58
41,000
44
15,009
15
5,832
412
187,827
4
Nhơn Sơn
161
60,406
115
130,700
49
16,100
24
9,085
14
6,892
363
223,183
5
Lâm Sơn
222
77,609
171
45,800
28
17,400
48
20,336
97
58,247
566
219,392
6
Lương Sơn
23
11,022
66
33,500
31
12,600
24
9,343
12
5,284
156
71,749
7
Hoà Sơn
79
51,735
42
127,000
81
32,300
8
9,211
5
2,981
215
223,227
8
Ma Nới
260
232,632
167
13
59
34,000
10
4,325
17
8,839
513
279,809
TỒNG HUYỆN
1,024
544,714
946
622,413
393
208,100
235
89,801
185
95,092
2,783
1,560,120
SỐ LIỆU CẤP GIẤY CNQSDĐ NÔNG NGHIỆP (Diện tích: m2)
STT
Xã, thị trấn
2014
2015
2016
2017
2018 (Đến tháng 06)
Tổng
Số giấy
diện tích
Số giấy
diện tích
Số giấy
diện tích
Số giấy
diện tích
Số giấy
diện tích
Số giấy
diện tích
1
TT Tân Sơn
247
1,134,660
138
777,800
88
92,700
68
168,971
13
27,986
554
2,202,116
2
Quảng Sơn
161
1,446,256
106
1,647,700
83
571,100
76
541,628
24
167,561
450
4,374,244
3
Mỹ Sơn
138
699,350
240
2,273,400
68
725,000
70
550,302
47
335,463
563
4,583,515
4
Nhơn Sơn
191
405,372
96
638,400
48
224,500
29
150,379
16
138,124
380
1,556,776
5
Lâm Sơn
4,139
2,847,016
1,470
1,610,000
219
160,300
158
827,073
231
979,932
6,217
6,424,321
6
Lương Sơn
3,219
1,437,997
1,596
1,734,000
163
267,000
90
417,155
91
368,331
5,159
4,224,483
7
Hoà Sơn
269
1,463,604
322
1,189,500
77
186,500
9
40,465
4
36,361
681
2,916,430
8
Ma Nới
313
676,808
516
886,600
203
164,000
9
22,656
59
120,246
1,100
1,870,310
TỒNG HUYỆN
8,677
10,111,063
4,484
10,757,400
949
2,391,100
509
2,718,628
485
2,174,004
15,104
28,152,195
III.2 ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT VÀ TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG ĐẤT ĐAI
III.2.1 Đánh giá hiện trạng sử dụng đất năm 2017
1. Hiện trạng sử dụng đất các loại đất chính
Bảng III.5 Cơ cấu sử dụng đất tự nhiên năm 2017
STT
Loại đất
Mã
Diện tích (ha)
Tỷ lệ (%)
A
Tổng diện tích tự nhiên (A=1+2+3)
77.180,69
1
Đất nông nghiệp
NNP
58.451,55
100.00
1.1
Đất trồng lúa
LUA
4.053,86
6,93
Trong đó: Đất chuyên trồng lúa nước
LUC
3234,64
1.2
Đất trồng cây hàng năm khác
HNK
14.290,07
24,44
1.3
Đất trồng cây lâu năm
CLN
3.171,69
5,42
1.4
Đất rừng phòng hộ
RPH
22.595,29
38,65
1.5
Đất rừng sản xuất
RSX
13.995,72
23,94
1.6
Đất nuôi trồng thuỷ sản
NTS
121,27
0,2
1.7
Đất nông nghiệp khác
NKH
223,65
0,38
2
Đất phi nông nghiệp
PNN
5.815,76
100,00
2.1
Đất quốc phòng
CQP
445,1
7,65
2.2
Đất an ninh
CAN
2,73
0,05
2.3
Đất cụm công nghiệp
SKN
-
0.00
2.4
Đất thương mại, dịch vụ
TMD
6,7
0,12
2.6
Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp
SKC
100,57
1,72
2.6
Đất cho hoạt động khoáng sản
SKS
50,62
0,87
2.7
Đất phát triển hạ tầng
DHT
0
38,03
-
Đất giao thông
DGT
848,22
-
Đất thuỷ lợi
DTL
920,5
-
Đất công trình năng lượng
DNL
350,5
-
Đất bưu điện
DBV
0,51
-
Đất cơ sở văn hoá
DVH
1,76
-
Đất cơ sở y tế
DYT
5,01
-
Đất cơ sở giáo dục - đào tạo
DGD
55,07
-
Đất cơ sở thể dục - thể thao
DTT
21,22
-
Đất cơ sở dịch vụ về xã hội
DXH
4,92
-
Đất chợ
DCH
4,53
2.8
Đất bãi thải, xử lý chất thải
DRA
0.00
2.9
Đất ở tại nông thôn
ONT
905,1
15,56
2.10
Đất ở tại đô thị
ODT
154,22
2,65
2.11
Đất xây dựng trụ sở cơ quan
TSC
7,8
0,13
2.11
Đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp
DTS
8,75
0,15
2.13
Đất cơ sở tôn giáo
TON
25,09
0,43
2.14
Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa
NTD
110,63
1,9
2.15
Đất sản xuất VLXD, làm đồ gốm
SKX
86,05
1,48
2.16
Đất sinh hoạt cộng đồng
DSH
4,63
0,08
2.17
Đất khu vui chơi, giải trí công cộng
DKV
1,22
0,02
2.18
Đất cơ sở tín ngưỡng
TIN
4,23
0,073
2.19
Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối
SON
1.633,38
28,09
2.20
Đất có mặt nước chuyên dùng
MNC
56,7
0,97
3
Đất chưa sử dụng
CSD
12.913,38
100,00
Hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn huyện năm 2017 diện tích đất đang được sử dụng cho các mục đích có 64.267,31 ha, chiếm 83,27% tổng diện tích tự nhiên, còn lại 12.913,38 ha đất chưa sử dụng, chiếm 16,82% tổng diện tích tự nhiên.
Trong 77.180,69 ha diện tích tự nhiên, đất nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao nhất 75,73% so với tổng diện tích tự nhiên toàn huyện. Đất phi nông nghiệp chiếm tỷ lệ 7,54% so với diện tích tự nhiên, đất chưa sử dụng chiếm 16,73%.Diện tích đất chưa sử dụng còn 12.913,38 ha cho thấy huyện vẫn còn mở rộng diện tích đất sử dụng.
Biểu đồ III.2: Cơ cấu sử dụng đất chính năm 2017
2. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp
Bảng III.7: Cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp
STT
Loại đất
Mã
Diện tích (ha)
Tỷ lệ (%)
Tổng diện tích đất nông nghiệp
NNP
58451.55
100,00
1
Đất sản xuất nông nghiệp
SXN
21.515,62
36,81
2
Đất nông nghiệp khác
NKH
223,65
0,38
3
Đất nuôi trồng thủy sản
NTS
121,27
0,21
4
Đất lâm nghiệp
LNP
36.591,01
62,60
3. Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp
Bảng III.8: Cơ cấu sử dụng đất phi nông nghiệp
STT
Loại đất
Mã
Diện tích (ha)
Tỷ lệ (%)
Tổng diện tích đất phi nông nghiệp
PNN
58.15,76
100,00
1
Đất ở
OCT
1.059,32
18,21
2
Đất chuyên dùng
CDG
2.926,41
50,32
3
Đất cơ sở tôn giáo
TON
25,09
0,43
4
Đất cơ sở tín ngưỡng
TIN
4,23
0,07
5
Đất nghĩa trang, nghĩa địa
NTD
110,63
1,90
6
Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối
SON
1.633,38
28,09
7
Đất có mặt nước chuyên dùng
MNC
56,7
0,97
4. Đất chưa sử dụng
Toàn huyện còn 12.913,38 ha đất chưa sử dụng, chiếm 16,82%, năm 2017 diện tích đất chưa sử dụng khai thác đưa vào sử dụng 2,6 ha, toàn bộ diện tích được đưa vào sử dụng cho mục đích phi nông nghiệp: đất cơ sở sản xuất kinh doanh 0,6 ha (xây dựng khu chế biến ớt), đất phát triển hạ tầng 2,00 ha (đất xây dựng công trình thuỷ lợi)
III.2.2 Tình hình biến động đất đai trên địa bàn huyện Ninh Sơn
III.2.2.1 Tình hình biến động đất đai trên địa bàn từ 2016-2017
Trong quá trình quản lý, khai thác sử dụng đất luôn có sự biến động khác quan, cũng như các hoat động chủ quan của con người. Qua tổng hợp số liệu thống kê đất đai các năm trong giai đoạn 2016-2017 cho thấy xu thế biến động đất đai trên địa bàn huyện Ninh Sơn như sau:
Bảng III.9: Biến động sử dụng đất năm 2017 so với năm 2016
STT
Loại đất
Mã
Diện tích (ha)
Biến động
Năm 2016
Năm 2017
Tăng (+)
Giảm (-)
A
TỔNG DIỆN TÍCH TỰ NHIÊN (A=1+2+3)
77180,69
77180,69
0
1
Đất nông nghiệp
NNP
58845.6
58451.6
-394.02
1.1
Đất sản xuất nông nghiệp
SXN
21938.5
21515.6
-422.88
1.2
Đất lâm nghiệp
LNP
36643.9
36591
-52.89
1.3
Đất nuôi trồng thuỷ sản
NTS
121.29
121.27
-0.02
1.4
Đất nông nghiệp khác
NKH
141.88
223.65
81.77
2
Đất phi nông nghiệp
PNN
5352.35
5815.76
463.41
2.1
Đất ở
OCT
1043.38
1059.32
15.94
2.2
Đất chuyên dùng
CDG
2478.94
2926.41
447.47
2.3
Đất cơ sở tôn giáo
TON
25.09
25.09
0
2.4
Đất cơ sở tín ngưỡng
TIN
4.23
4.23
0
2.5
Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa
NTD
110.63
110.63
0
2.6
Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối
SON
1633.38
1633.38
0
2.7
Đất có mặt nước chuyên dùng
MNC
56.7
56.7
0
3
Đất chưa sử dụng
CSD
12982.8
12913.4
-69.39
(Nguồn Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Ninh Sơn)
2.2.1.1 Biến động sử dụng các loại đất chính
Biến động đất nông nghiệp
Đất nông nghiệp giảm 394,02 ha, nguyên nhân là do chuyển sang đất giao thông, đất công trình năng lượng và đất thủy lợi là đất chiếm diện tích đất nông nghiệp chuyển sang, cuối năm 2017 đầu năm 2018 trên địa bàn huyện triển khai thực hiện nhiều công trình hồ đập và khu tưới.
Trong đất nông nghiệp có đất nông nghiệp khác là tăng lên 81,77 ha mở rộng diện tích đất để phục vụ mục đích trồng trọt, xây dựng chuồng trại chăn nuôi nghiên cứu thí nghiệm.
Biến động đất phi nông nghiệp
- Đất ở tăng 15,94 ha. Trong đó:
+ Đất ở nông thôn tăng 3,78 ha;
+ Đất ở đô thị tăng 12,16 ha.
- Đất phát triển hạ tầng tăng 447,47 ha.
Những mục đích sử dụng đất còn lại tương đối ổn định.
Biến động đất chưa sử dụng
Diện tích đất chưa sử dụng giảm 69,39 ha so với năm 2016. Trong năm 2018 dự kiến khai thác đất chưa sử dụng để sử dụng mục đích nông nghiệp: 84,19 ha;
- Khai thác sử dụng mục đích nông nghiệp: 43,27 ha.
- Khai thác sử dụng mục đích phi nông nghiệp: 40,92 ha.
Quỹ đất chưa sử dụng này trong quá trình phát triển các ngành cần sử dụng đất một cách tiết kiệm, khoa học, hiệu quả phát huy tối đa tiềm năng đất đai hiện có.
2.2.1.2 Biến động do thực thiện các quyền
Bảng III.10: Biến động do thực thiện các quyền của người sử dụng đất từ 2016-2017
Năm
Chuyển nhượng
QSDĐ
Tặng cho
QSDĐ
Thừa kế
QSDĐ
Thế chấp
bằng QSDĐ
Hợp thức
hóa QSDD
Hồ sơ
Diện tích
(ha)
Hồ sơ
Diện tích
(ha)
Hồ sơ
Diện tích
(ha)
Hồ sơ
Diện tích
(ha)
Hồ sơ
Diện tích
(ha)
2016
537
104,0
335
64,95
201
38,99
228
44,19
41
7,8
2017
283
106,72
156
58,98
89
33,7
186
70,21
30
11,23
Tổng
820
210,72
491
123,93
290
72,69
414
114,40
71
19,03
(Nguồn Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Ninh Sơn)
Kết quả bảng III.10 cho thấy hồ sơ đăng ký biến động chuyển nhượng QSDĐ qua các năm liên tục đều cao hơn so với các hình thức thực hiện các quyền đăng ký biến động còn lại.
Với Luật đất đai năm 2013 ra đời tình hình biến động hợp thức hóa QSDĐ dần dần được được giải quyết trên địa bàn huyện Ninh Sơn. Với những trường hợp như:
- Trường hợp người đang sử dụng đất do nhận chuyển nhượng, nhận thừa kế, nhận tặng cho quyền sử dụng đất hoặc nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở (sau đây gọi là người nhận chuyển quyền) trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 mà chưa được cấp Giấy chứng nhận nhưng có giấy tờ về việc chuyển quyền sử dụng đất có chữ ký của bên chuyển quyền (không có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc chuyển quyền) thì không phải thực hiện thủ tục chuyển quyền sử dụng đất, người nhận chuyển quyền nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận theo quy định tại khoản 1 Điều 135 hoặc khoản 1 Điều 136 Nghị định số 181/2004/ NĐ-CP.
- Hợp thức hóa quyền sử dụng đất khai hoang được căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 101 Luật đất đai 2013: “Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không có các giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này nhưng đất đã được sử dụng ổn định từ trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 và không vi phạm pháp luật về đất đai, nay được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đất không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt đối với nơi đã có quy hoạch thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất”. ...
III.2.2.2 Tình hình đăng ký biến động đất đai trên địa bàn 6 tháng đầu năm 2018
2.2.2.1 Đăng ký biến động GCN cấp đổi, cấp lại GCNQSDĐ (GCN cũ)
Bảng III.11: Kết quả giải quyết hồ sơ đăng ký biến động 6 tháng đầu năm 2018
Loại hình biến động
Tổng
hồ sơ tiếp nhận
Hồ sơ đủ điều kiện cấp GCN
Diện tích
theo loại đất
(ha)
Hồ sơ
trả về
Tỷ lệ (%) HS
cấp GCN so
với HS đăng ký
Đất ở
Đất NN
1. Thay đổi chủ SDĐ
251
245
3.48
86.64
6
30.17
Chuyển nhượng, tặng cho QSDĐ
214
210
2.98
74.26
4
25.86
Thừa kế QSDĐ
37
35
0.50
12.38
2
4.31
2. Thay đổi hình thể thửa đất
539
403
5.72
130.76
136
49.63
Chuyển nhượng, tặng cho QSDĐ
307
246
3.49
79.82
61
30.30
Thừa kế QSDĐ
11
10
0.14
3.24
1
1.23
Tách hợp, thửa đất
221
147
2.09
47.70
74
18.10
3. Thay đổi loại đất
22
22
0.31
0.00
0
2.71
Chuyển mục đích QSDĐ
22
22
0.31
0.00
0
2.71
Tổng cộng
812
670
9.51
217.40
142
82.51
Tổng số hồ sơ đăng ký biến động 6 tháng đầu năm 2018 là 812 hồ sơ chi nhánh VPĐKĐĐ huyện Ninh Sơn đã thẩm tra giải quyết 100%.
2.2.2.2 Đăng ký cấp GCN lần đầu
Trong 06 tháng đầu năm 2018, Chi nhánh đã hoàn thành 550 hồ sơ đo đạc chỉnh lý bản đồ địa chính chuyến đến phòng Tài nguyên và Môi trường kiểm tra và trình UBND huyện Ninh Sơn cấp được 670 GCN/226,8 ha đất, cụ thể:
Bảng III.12: Kết quả hồ sơ đăng ký lần đầu 6 tháng đầu năm 2018
STT
Xã/TT
Đất ở
Đất nông nghiệp
Số hồ sơ
Số thửa
Diện tích (ha)
Số GCN
Số hồ sơ
Số thửa
Diện tích (ha)
Số GCN
1
Tân Sơn
8
9
0.2
9
11
56
2.8
13
2
Quảng Sơn
15
16
0.5
16
20
73
16.8
24
3
Mỹ Sơn
17
18
0.6
15
42
84
33.5
47
4
Nhơn Sơn
11
11
0.7
14
16
44
13.8
16
5
Lâm Sơn
89
102
5.8
97
182
702
98
231
6
Lương Sơn
11
12
0.5
12
43
435
36.8
91
7
Hòa Sơn
5
5
0.3
5
4
4
3.6
4
8
Ma Nới
17
17
0.9
17
59
69
12
59
Tổng
173
190
9.5
185
377
1467
217.3
485
Đối với những GCN đã được ký cấp, Chi nhánh Ninh Sơn luôn chủ động thông báo trực tiếp cho người sử dụng đất, đồng thời gửi thông báo bằng văn bản đến UBND các xã, thị trấn đảm bảo giao GCN đến tay người dân đúng thời gian quy định.
2.2.2.3 Kỹ thuật – địa chính:
Đẩy mạnh công tác chỉnh lý các tài liệu liên quan đến công tác địa chính theo quy định: thành lập “nhóm chỉnh lý biến động” nhằm tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chỉnh lý bản đồ số và cập nhật chỉnh lý vào các loại sổ sách đối với các hồ sơ có kết quả trước khi giao trả cho người dân nhằm hoàn thiện cơ sở dữ liệu đất đai và hệ thống hồ sơ địa chính. Kể từ tháng 01/2018, Chi nhánh đảm bảo hồ sơ sau khi có kết quả được cập nhật chỉnh lý trên bản đồ số và các loại sổ sách, đồng thời số hóa số hóa dữ liệu: scan quét và lưu dưới dạng file pdf. Bước đầu chuẩn bị thực hiện mô hình sổ địa chính điện tử.
Bảng III.13: Kết quả cập nhật diện tích biến động năm 2018 (đến tháng 6)
STT
Xã, thị trấn
2018 (đến tháng 06)
Diện tich
chưa cập nhật (ha)
Tỷ lệ (%) DT
chưa cập nhật so
với tổng DT biến động
Diện tích
biến động (ha)
Diện tích đã
cập nhật (ha)
1
TT. Tân Sơn
18.50
6.00
12.50
2.49
2
Quảng Sơn
36.20
34.60
1.60
0.32
3
Mỹ Sơn
69.47
68.20
1.27
0.25
4
Nhơn Sơn
33.30
29.00
4.30
0.86
5
Lâm Sơn
210.22
207.62
2.60
0.52
6
Lương Sơn
75.36
74.66
0.70
0.14
7
Hòa Sơn
21.03
7.83
13.20
2.63
8
Ma Nới
37.90
25.80
12.10
2.41
Tổng cộng
501.98
453.71
48.27
9.62
Nhìn chung, các hồ sơ đăng ký biến động đều được cập nhật, chỉnh lý đầy đủ, một số trường hợp hồ sơ vướng mắc dẫn đến chậm trễ, những hồ sơ đăng ký không hợp lệ thì được trả lại theo đúng thủ tục quy định.
Những tồn tại chủ yếu trong sử dụng đất trên địa bàn huyện Ninh Sơn
- Trong quá trình sử dụng đất luôn nảy sinh những bất hợp lý, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Do vậy, việc điều chỉnh những bất hợp lý trong sử dụng đất cần thiết, nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tạo điều kiện thuận lợi đưa nền kinh tế huyện Ninh Sơn phát triển theo đúng hướng.
- Chính sách bồi thường tái định cư chưa hợp lý; thiếu đồng bộ; thực hiện thiếu thống nhất nên gây nhiều khó khăn khi nhà nước thu hồi đất, đặc biệt khi thu hồi đất vào mục đích phát triển kinh tế - xã hội.
- Việc chỉnh trang, xây dựng các khu dân cư còn thiếu quy hoạch hợp lý cả về kinh tế; kỹ thuật gây khó khăn cho việc quản lý và xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông; điện nước;...
III.3 CHỈNH LÝ BIẾN ĐỘNG ĐẤT ĐAI TRONG HỆ THỐNG HỒ SƠ ĐỊA CHÍNH
III.3.1 Quy trình chỉnh lý biến động đất đai
Hiện nay, trên địa bàn huyện Ninh Sơn quy trình chỉnh lý biến động đất đai được thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành căn cứ pháp lý: Luật đất đai 2013; Nghị định số 43/2014/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật đất đai 2013; và thông tư số 24/2014/TT-BTNMT ngày 19 tháng 5 năm 2014 quy định về hồ sơ địa chính.
Bước 1: Kê khai đăng ký cấp giấy.
Bước 2. Thẩm tra hồ sơ, xét cấp GCN;
Bước 3. Thẩm định hồ sơ, trình ký GCN;
Bước 4. Ký duyệt GCN.
Sơ đồ III.1: Trình tự đăng ký biến động đất đai
Ghi chú:
: Các bước xử lý hồ sơ.
: Đường về của hồ sơ.
III.3.2 Quy trình chỉnh lý hồ sơ địa chính
Bản đồ địa chính
Đo vẽ biến động
Sổ theo dõi BĐ
Sổ sách
Giấy chứng nhận QSDĐ
Bản đồ địa chính (dữ liệu số)
Bản đồ địa chính (dữ liệu giấy)
Sổ địa chính
Sổ mục kê
Sổ theo dõi biến động đất đai
Sổ cấp giấy chứng nhận QSDĐ
Sơ đồ III.2: Quy trình thực hiện chỉnh lý hồ sơ biến động
III.3.2.1. Chỉnh lý bản đồ địa chính
Tài liệu bản đồ giấy, số liệu đo đạc công tác ngoại nghiệp
Chọn lớp, kiểu đường lực nét, màu cho đối tượng
Nhập tọa độ các điểm hoặc dùng thanh công cụ vẽ, nối ranh thửa đất
Kiểm tra chạy sử lỗi trong Famis, VietMap
Tạo Topology (cấu trúc liên kết)
Nhập chỉnh sửa thông tin thuộc tính
Kết nối cơ sở dữ liệu (cập nhật)
File bản đồ số, xác định vị trí thửa đất
Việc cập nhật, chỉnh lý trên bản đồ địa chính được tóm tắt qua sơ đồ III.3 như sau:
Sơ đồ III.3: Quy trình cập nhật, chỉnh lý trên bản đồ địa chính
2.1 Trường hợp tách thửa: thửa đất được tách ra hai hoặc nhiều thửa, phải được đo đạc xác định giữa thực tế và bản đồ. Sau đó đo các cạnh thửa cần chia và chuyển vẽ vị trí, kích thướt thửa đất biến động lên bản sao bản đồ điạ chính hoặc trích lục bản đồ địa chính. Số thứ tự thửa thêm là số thửa đánh tiếp theo cuối cùng của tờ bản đồ, các thửa thêm được ghi chú lên bảng liệt kê thửa thêm của tờ bản đồ để dễ quản lý và tìm kiếm.Tính diện tích các thửa đất mới và các thửa còn lại.
Xác định vị trí thửa đất cần chỉnh lý tách thửa
Hình III.1 Xác định vị trí thửa đất cần chỉnh lý trên bản đồ
Thông qua nhu cầu của chủ sử dụng đất và hồ sơ đi kiểm tra đo đạc ranh giới thửa đất ngoài thực địa, thửa đất 238 được tách thành 3 thửa nhưa sau:
- Sử dụng thanh công cụ trên MicroStation để tách thửa đất theo đúng kích thước: chọn biểu tượng để vẽ các đường tròn có tâm là góc thửa đất bán kính bằng độ dài cạnh thửa đất cần tạo ra, vẽ đoạn thẳng nối lại điểm giao cắt với đường tròn (như hình)
Hình III.2: Thanh công cụ với chức năng vẽ đường tròn
Hình III.3: Cắt điểm, tạo thửa đất mới
- Tạo thông tin cho các thửa đất vừa tách ra; chọn hợp thoại tự động tìm sửa lỗi, tiến hành sửa lỗi tiếp đến tạo vùng cho các thửa đất mới;
Hình III.4: Tự động tìm sửa lỗi và Tạo Topology cho các thửa đất mới
- Cập nhật thông tin các thửa đất vào bảng quản lý thông tin thửa đất; Tạo thửa đất mới, số thửa mới được đánh số tiếp theo số thứ tự thửa đất có số hiệu lớn nhất trong tờ bản đồ. Nhập loại đất, thông tin chủ sử dụng đất, địa chỉ CSDĐ, địa chỉ thửa đất,...
Hình III.5: Thửa đất mới đã tạo Topology, cập nhật thông tin cho thửa
Hình III.6: Bảng hộp thoại gán thông tin cho thửa đất
- Vẽ nhãn thửa đất mới, chuyển thuộc tính ranh các thửa đất mới sang màu đỏ.
Hình III.7: Thửa đất hoàn chỉnh sau khi chỉnh lý
- Cập nhật các thửa đất biến động.
Hình III.8: Bảng các thửa đất biến động
2.2 Hợp thửa đất:
Trường hợp dưới đây là chỉnh lý hợp 11 thửa đất thành 04 thửa đất đã được kiểm tra và đo đạc lại theo hiện trạng sử đất của hộ dân.
Hình III.9: Vị trí các thửa đất trước khi hợp thửa
- Sau khi nối ranh thửa đất mới các bước tiếp theo như hình Hình III.4: Tạo Topology cho các thửa đất mới cho tới như Hình III.7.
Hình III.10: Thửa đất hoàn chỉnh sau khi chỉnh lý hợp thửa
Hình III.11: Bảng các thửa đất biến động
2.3 Chỉnh lý biến động theo khu
- Trong khu vực có nhiều thửa đất gần nhau mà sự biến động làm thay đổi các ranh thửa đất, tạo thành những thửa đất mới được xác định ngoài thực địa các điểm cố định ranh giới khu vực biến động của đường bờ thửa biến động. Tùy theo cạnh mới của khu vực biến động mà ta sử dụng thướt dây hoặc máy đo cạnh để xác định cạnh của thửa đất mới. Căn cứ vào kích thướt cạnh, tỷ lệ bản đồ để chuyển vẽ lên bản đồ, liệt kê số thửa nhập hoặc tách theo khu vực tập trung, tính diện tích.
Hình III.12: Khu tập trung (khu dân cư Lập Lá) chưa cập nhật chỉnh lý
Hình III.13: Khu tập trung (khu dân cư Lập Lá) đã được cập nhật chỉnh lý
2.4 Chỉnh lý biến động theo tuyến
Trường hợp này mở bản đồ địa chính lên sử dụng chức năng References ghép bản đồ cần chỉnh lý theo để thực hiện cập nhật ranh biến động (bản đồ biên tập dự án, công trình).
Hình III.14: Sử dụng chức năng References
Sau khi cập nhật ranh theo công trình (ở hình III.14 là Công trình nâng cấp, mở rộng đường giao thông vào vường cây ăn trái) tiến hành các bước tiếp theo như hình Hình III.4: Tạo Topology cho các thửa đất mới và thao tác cho tới như Hình III.7
Hình III.15: Bản đồ dạng tuyến đã cập nhật chỉnh lý
2.5 Chỉnh lý chuyển mục đích sử dụng đất
- Bước 1 ta kiểm tra vị trí thửa đất trên bản đồ quy hoạch sử dụng đất có phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng hay không.
- Bước 2 xác định phần diện tích cần chuyển mục đích ra tại thực địa (trường hợp một phần thửa đất).
- Bước 3 cập nhật chỉnh lý trên bản đồ. Vào quản lý thông tin thửa đất
Hình III.16: Trước lúc chỉnh lý mục đích sử dụng
Hình III.17: Thửa đất đã chỉnh lý mục đích sử dụng đất
III.3.2.2 Chỉnh lý hệ thống sổ bộ địa chính
1. Sổ mục kê đất đai:
Cách chỉnh lý sổ mục kê đất đai
- Trường hợp sau đây chỉnh lý hợp thửa đất: ( hồ sơ hộ ông Phan Văn Hà)
Hình III.18: Gạch ngang dòng ghi các thửa đất cũ
Hình III.19: Thửa đất mới hợp thành được ghi vào dòng cuối sổ mục kê
2. Sổ địa chính:
- Điều chỉnh sổ địa chính dạng giấy: trường hợp tách thửa đồng thời thừa kế ( hồ sơ hộ bà Lê Thị Ẩn)
Hình III.22: Sổ địa chính dạng giấy
- Lập trang sổ địa chính mới: trường hợp tách thửa đồng thời thừa kế ( hồ sơ hộ bà Lê Thị Ẩn)
Hình III.23: Lập trang sổ địa chính mới
3. Sổ cấp giấy CNQSD đất: được hướng dẫn tại Mẫu số 03/ĐK, PL 1- Mẫu sổ địa chính kèm theo Thông tư số 24 Hồ sơ địa chính.
Hình III.24: Lập Sổ cấp giấy CNQSD đất
Sổ theo dõi biến động đất đai: Đối với trường hợp các địa phương chưa xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính, hồ sơ địa chính còn bao gồm sổ theo dõi biến động đất đai lập dưới dạng giấy của địa phương đó. Hướng dẫn tại Mẫu số: 03/ĐK, ban hành kèm theo thông tư số 09/2007/TT-BTNMT ngày 02/8/2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính.
Hình III.25: Cập nhật biến động vào sổ theo dõi biến động đất đai
5. Chỉnh lý GCNQSD đất. Khi thay đổi diện tích trên GCNQSD đất đã cấp như: Chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho QSDĐ, đăng ký thế chấp, xóa thế chấp bằng QSDĐ thì ghi trên mục IV trang 3 hoặc 4 của GCNQSD đất, cụ thể:
- Trên cột nội dung thay đổi và cơ sở pháp lý:
+ Dòng 1: ghi ngày thang năm chỉnh lý biến động về QSD đất trên GCN
+ Dòng 2: ghi tóm tắt nội dung biến động và các văn bản pháp lý có liên quan
- Trên cột xác nhận của cơ quan có thẩm quyền: Chữ ký của thủ trưởng và dấu của cơ quan có thẩm quyền.
III.3.2.3. Biến động chưa hợp pháp và không hợp pháp
-Biến động chưa hợp pháp: Trường hợp thửa đất số 62 được cấp GCN vào năm 2010 với mục đích sử dụng CLN nay đăng ký cấp đổi GCN không được vì lý do xây dựng nhà ở trên đất nông, không phù hợp QHSD đất tại địa phương.
Hình III.26: Biến động xây dựng nhà ở trên đất nông nghiệp
- Biến động không hợp pháp: Trường hợp thửa đất số 64 địa bàn xã Hòa Sơn hiện trạng sử dụng đất tách thành nhiều thửa nhỏ không đủ điều kiện cập nhật chỉnh lý tách thửa trên bản đồ vì quy định tại Quyết định số: 85/2014/QĐ-UBND ngày 18 tháng 11 năm 2014 ban hành quy định về diện tích đất tối thiểu được phép tách thửa trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận. Tại điều 5, khoản 5 đối với các xã miền núi.
a) Thửa đất được tách phải có diện tích tối thiểu là 2.000m2 trở lên.
b) Diện tích còn lại của thửa đất sau khi tách tối thiểu là 2.000m2.
Hình III.27: Biến động tách thửa trên đất nông nghiệp
III.3.3 Kết quả cập nhật, chỉnh lý biến động từ năm 2014 đến nay (tháng 6/2018) trên địa bàn huyện Ninh Sơn
Tính đến nay (tháng 6/2018) trên địa bàn huyện Ninh Sơn đã thực hiện công tác cập nhật, chỉnh lý biến động đất đai theo Thông tư 24, Luật đất đai 2013 và các văn bản dưới luật khác với tổng trường hợp biến động là 17.887 hồ sơ với diện tích 2.971,23 ha, trong đó:
- Biến động về chủ sử dụng đất: 4114 hồ sơ với diện tích 683,38 ha.
+ Biến động do chuyển nhượng QSDĐ: 2756 hồ sơ với diện tích 457,87 ha;
+ Biến động do tặng cho QSDĐ: 617 hồ sơ với diện tích 102,51 ha;
+ Biến động do thừa kế QSDĐ: 741 hồ sơ với diện tích 123,01 ha.
- Biến động về hình thửa đất: 8586 hồ sơ với diện tích 1.426,19 ha.
+ Biến động do chuyển nhượng QSDĐ: 3778 hồ sơ với diện tích 627,52 ha;
+ Biến động do tặng cho QSDĐ: 1030 hồ sơ với diện tích 171,14 ha;
+ Biến động do thừa kế QSDĐ: 859 hồ sơ với diện tích 142,62 ha;
+ Biến động do tách thửa, hợp thửa đất: 2919 hồ sơ với diện tích 484,90 ha.
- Biến động về mục đích sử dụng đất: 1789 hồ sơ với diện tích 297,12 ha.
- Biến động thế chấp QSDĐ: 2504 hồ sơ với diện tích 415,97 ha.
- Biến động do hợp thức hóa QSDĐ: 841 hồ sơ với diện tích 139,65 ha.
- Biến động do sai sót trong chuyên môn: 54 hồ sơ với diện tích 8,91 ha.
Kết quả câp nhật, chỉnh lý chuẩn hóa bản đồ địa chính trên địa bàn huyện Ninh Sơn: 04 xã thuộc dự án gồm xã Hòa Sơn, xã Ma Nới, xã Lương Sơn và xã Lương Sơn, được Trung ương đầu tư xây dựng hệ thống hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu địa chính trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận đến nay đã hoàn thành việc xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính và vận hành thử nghiệm trên phần mềm Vilis 2.
Chuẩn hóa BĐĐC được 03 xã Nhơn Sơn, Mỹ Sơn và Quảng Sơn., thời gian tới tiếp tục chuẩn hóa bản đồ địa chính Thị trấn Tân Sơn.
Đánh giá chung công tác cập nhật, chỉnh lý biến động trên địa bàn huyện Ninh Sơn.
1. Ưu điểm:
- Công tác đo đạc, lập bản đồ địa chính có tọa độ dạng số và lập bộ sổ địa chính lưu trữ tại 3 cấp (tỉnh, huyện, xã) trên cơ sở tư liệu hồ sơ địa chính đã thành lập trước đây, đảm bảo cơ bản việc quản lý nhà nước về đất đai tại địa phương.
- Trên địa bàn huyện đã xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai được 04 xã trên phần mềm Vilis. Sau 6 tháng triển khai thí điểm đã đạt được những kết khả quan.
2. Hạn chế:
- Hệ thống sổ bộ địa chính tại một số địa phương vẫn còn quản lý trên giấy khó khăn cho việc tích hợp cơ sở dữ liệu.
- Công tác chỉnh lý biến động đất đai còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc do tốn nhiều thời gian cho công tác điều tra, rà soát, xác định vị trí thửa đất cấp đổi, cập lại GCN trước những năm 2003. Và đất thực hiện dự án chiếm khoảng 30% các trường hợp biến động. Tuy nhiên, công tác chỉnh lý biến động còn chậm và chưa kịp thời, một số xã tập trung các dự án trọng điểm còn tồn đọng nhiều và chưa thu hồi được GCN gốc để chỉnh lý.
- Nguồn nhân lực trực tiếp thực hiện công tác này chưa đủ về số lượng, chất lượng; trình độ chuyên môn còn hạn chế.
- Nguyên nhân chủ yếu là do một số địa phương chưa thật sự tập trung chỉ đạo, giải quyết kịp thời các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện công tác cập nhật, chỉnh lý biến động hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu đất đai; sự tham gia của các cấp, các ngành tại địa phương chưa được chặt chẽ, thiếu tích cực; việc đầu tư kinh phí chỉnh lý biến động đất đai vẫn còn hạn chế.
III.3.4 Đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác cập nhật chỉnh lý biến động đất đai trên địa bàn
Để khắc phục những tồn tại, hạn chế nêu trên, đưa công tác quản lý nhà nước về đất đai ngày càng chặt chẽ, đi vào nề nếp, ổn định, đáp ứng kịp thời yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện Ninh Sơn, đề tài xin đề xuất một số giải pháp trọng tâm sau:
- Tăng cường kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, nghiệp vụ chuyên môn, thực hiện chuyển giao công nghệ, phần mềm chuyên ngành cho đội ngũ cán bộ quản lý đất đai cấp huyện, đặc biệt là cán bộ Văn phòng ĐKQSD nhằm nâng cao nghiệp vụ quản lý lưu trữ hồ sơ, xây dựng đồng bộ hệ thống cơ sở dữ liệu địa chính thống nhất giữa các cấp quản lý;
- Cơ quan Phòng Tài nguyên và Môi trường phối hợp UBND cấp xã tuyên truyền, vận động người dân thực hiện chỉnh lý biến động trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho phù hợp hiện trạng thực tế đang sử dụng đối với các trường hợp Nhà nước đã và đang thực hiện các công trình công cộng.
- Cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cán bộ địa chính ở các cấp trong công tác cập nhật, chỉnh lý biến động, tiến hành kiểm tra đối soát tình hình biến động để sớm phát hiện các trường hợp biến động không hợp pháp từ đó có phương hướng xử lý kịp thời, hiệu quả.
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát công tác cập nhật, chỉnh lý biến động hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu đất đai. Thường xuyên theo dõi, tổng hợp những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện và báo cáo UBND tỉnh (thông qua Sở Tài nguyên và Môi trường) để phối hợp tháo gỡ kịp thời.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. KẾT LUẬN
1. Huyện Ninh Sơn là vùng trung du miền núi điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội còn nhiều khó khăn, dân cư một số xã vẫn còn tập quán của vùng miền, đã ảnh hưởng lớn đến việc khai thác sử dụng quỹ đất. Người dân còn dựa vào điều kiện tự nhiên, chưa chủ động trong canh tác khai thác và sử dụng đất.
2. Trong quá trình sử dụng đất luôn nảy sinh những bất hợp lý, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Điều này, đã tạo áp lực cho công tác quản lý nhà nước về đất đai nói chung và công tác chỉnh lý biến động về đất đai nói riêng. Quỹ đất chưa sử dụng trong quá trình phát triển các ngành cần sử dụng đất một cách tiết kiệm, khoa học, hiệu quả phát huy tối đa tiềm năng đất đai hiện có.
3. Hệ thống hồ sơ địa chính gốc, bản đồ địa chính, của các xã, thị trấn không được chỉnh lý thường xuyên, kịp thời; GCNQSD đất của một bộ phận các hộ gia đình, cá nhân đang thế chấp tại các ngân hàng, quỹ tín dụng nên chưa thu hồi được để chỉnh lý. Bên cạnh đó, công tác cập nhật, chỉnh lý biến động đất đai hiện nay phần lớn chỉ thực hiện theo phương pháp thủ công, chưa đồng bộ giữa 3 cấp nên gặp nhiều khó khăn, không thuận lợi cho việc lưu trữ, quản lý, khai thác thông tin và xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính trong thời gian tới. Vì vậy Công tác chỉnh lý biến động đất đai là một trong những nội dung quan trọng trong công tác quản lý nhà nước về đất đai. Để quản lý quỹ đất đai có hiệu quả, nắm được mức độ sử dụng đất đai của địa phương đòi hỏi việc nắm bắt, cập nhật thông tin đầy đủ và phản ánh đúng thực trạng sử dụng đất thông qua việc đăng ký, chỉnh lý, cập nhật biến động đất đai trên hồ sơ địa chính. Việc cập nhật những thay đổi yêu cầu phải thường xuyên, liên tục và kịp thời đảm bảo thông tin hồ sơ địa chính lưu trữ được chính xác và thống nhất giữa các cấp quản lý.
Trên địa bàn huyện Ninh Sơn những năm qua, công tác chỉnh lý biến động đất đai luôn được chú trọng và đạt được kết quả quan trọng trên một số lĩnh vực như sau:
Tiếp tục thực hiện “Xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai trên địa bàn huyện Ninh Sơn”. Sau khi hoàn thành công tác chuẩn hóa BĐĐC 03 xã Nhơn Sơn, Mỹ Sơn và Quảng Sơn.
Tính từ năm 2014 đến tháng 6 năm 2018, huyện Ninh Sơn đã chỉnh lý được: 17.887 hồ sơ với diện tích 2.971,23 ha đăng ký biến động, trong đó:
- Biến động về chủ sử dụng đất: 4114 hồ sơ với diện tích 683,38 ha.
- Biến động về hình thửa đất: 8586 hồ sơ với diện tích 1.426,19 ha.
- Biến động về mục đích sử dụng đất: 1789 hồ sơ với diện tích 297,12 ha.
- Biến động thế chấp QSDĐ: 2504 hồ sơ với diện tích 415,97 ha.
- Biến động do hợp thức hóa QSDĐ: 841 hồ sơ với diện tích 139,65 ha.
- Biến động do sai sót trong chuyên môn: 54 hồ sơ với diện tích 8,91 ha.
Thông qua việc đánh giá công tác cập nhật và chỉnh lý biến động đất đai trên địa bàn, đề tài đã đề xuất những giải pháp khắc phục, han chế những khó khăn, giúp công tác cập nhật và chỉnh lý biến động đất đai trên địa bàn huyện ngày càng hoàn thiện hơn, đáp ứng tốt yêu cầu trong chiến lược xây dựng và phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
2. KIẾN NGHỊ
Từ thực trạng công tác cập nhật, chỉnh lý biến động đất đai của địa phương còn nhiều hạn chế, qua quá trình tìm hiếu và chứng kiến thực tế địa phương xin có những kiến nghị sau:
- Xây dựng kế hoạch phối hợp và giao nhiệm vụ với các xã, thị trấn thống kê diện tích đã thu hồi của các dự án, thống kê GCNQSD đất của các hộ gia đình, cá nhân có đất đã thu hồi thành 02 nhóm: Nhóm 1 chưa chỉnh lý, tiếp tục thu hồi để chỉnh lý; nhóm 2 vay thế chấp của ngân hàng, quỹ tín dụng có danh sách theo dõi cụ thể để có kế hoạch thu hồi và chỉnh lý ngay sau khi xoá thế chấp, hoặc có lịch làm việc cụ thể với tổ chức tín dụng, ngân hàng để chỉnh lý biến động đối với đất canh tác (không thế chấp);
- Tiếp tục kiện toàn Chi nhánh Văn phòng ĐKĐĐ cấp huyện; tăng cường cán bộ cho bộ máy quản lý nhà nước về đất đai; tăng cường bổ sung đồng bộ các trang thiết bị, cơ sở vật chất, trụ sở làm việc nhằm đáp ứng cho công tác quản lý nhà nước về đất đai, cập nhật, chỉnh lý biến động đất đai kịp thời;
- Tăng cường kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, nghiệp vụ chuyên môn, thực hiện chuyển giao công nghệ, phần mềm chuyên ngành cho đội ngũ cán bộ quản lý đất đai cấp huyện, đặc biệt là cán bộ chi nhánh Văn phòng ĐKĐĐ nhằm nâng cao nghiệp vụ quản lý lưu trữ hồ sơ, xây dựng đồng bộ hệ thống cơ sở dữ liệu địa chính thống nhất giữa các cấp quản lý;
- Xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra định kỳ về công tác chỉnh lý biến động đất đai để chấn chỉnh kịp thời.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bài giảng Quản lý hồ sơ địa chính của Ths. Trương Đỗ Thùy Linh thuộc Khoa Quản lý đất đai & Bất động sản, Trường Đại học Nông Lâm TP. HCM;
2. Bài giảng Đăng ký và thống kê đất đai của Ths. Ngô Minh Thụy thuộc Khoa Quản lý đất đai & Bất động sản, Trường Đại học Nông Lâm TP. HCM;
3. Bài giảng Phương pháp nghiên cứu khoa học của PGS.TS. Phạm Văn Hiền Khoa Quản lý đất đai & Bất động sản, Trường Đại học Nông Lâm TP. HCM;
4. Bài giảng Rèn nghề 2 – Chỉnh lý biến động đất đai giáo viên hướng dẫn Ths. Ngô Minh Thụy và Ths. Lê Mộng Triết. Khoa Quản lý đất đai & Bất động sản, Trường Đại học Nông Lâm TP. HCM;
5. Bài giảng Trắc lượng ảnh của TS. Nguyễn Văn Tân thuộc Khoa Quản lý đất đai & Bất động sản, Trường Đại học Nông Lâm TP. HCM;
6. Báo cáo hồ sơ địa chính đến năm 2018 trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận;
7. Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm và nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2018;
8. Báo cáo kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn huyện ninh sơn (Từ ngày 01/01/2018 đến tháng 6/2018);
9. Văn phòng Đăng ký đất đai Chi nhánh Ninh Sơn báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ Công tác tiếp nhận và giao trả hồ sơ 06 tháng đầu năm 2018 phương hướng, kế hoạch thực hiện nhiệm vụ 06 tháng cuối năm;
10. Trang web huyện Ninh Sơn:
11. Trang web STN&MT tỉnh Ninh Thuận:
12. Trang web UBND tỉnh Ninh Thun:
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bao_cao_tom_tat_de_tai_chinh_ly_bien_dong_dat_dai_2314_2118270.doc