Vì những lý do trên, Viện nghiên cứu Thành lập và Phát triển doanh nghiệp
cũng nhưHiệp hội các nhà đầu tưtài chính Việt Nam kêu gọi các doanh
nghiệp giảm tỷlệchi trảcổtức tiền mặt xuống còn từ0 – 4% mệnh giá (bởi
vì theo thông lệquốc tế, tại các nước phát triển thì tỷlệtrảcổtức chỉtừ0 –
2%, còn tại các nước đang phát triển thì chỉtừ0 – 4%). Tuy nhiên trong thực
tế, kết luận trên cần được xem xét lại. Cụthểhiện nay, các công ty khi phát
hành cổphiếu đểhuy động thêm vốn thường bao giờcũng phát hành cao hơn
mệnh giá (ví dụ: mệnh giá 10.000đnhưng AGF phát hành thêm với giá
38.000đ, DMC – 35.000đ, STB – 15.000đ, SSI – 50.000đ, .). Do giá phát
hành cao hơn từ3 – 5 lần mệnh giá nên mức lãi suất mà các công ty cổphần
thực tếphải trảchỉkhoảng từ3 – 5%/năm. Trong khi đó, mức lãi suất cơbản
do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bốlà 8,25%/năm (phụlục 5) và tỷlệ
lạm phát của nước ta bảy tháng đầu năm 2007 là 8,4% (sốliệu của Cục Thống
kê). Nhưvậy mức lãi suất 3 – 5% là quá thấp so với gửi tiền tiết kiệm, đó là
chưa kểnếu so với tỷlệlạm phát thì mức lãi gửi tiết kiệm cũng chỉvừa bù
trượt giá.
118 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4749 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Chính sách cổ tức - Lý thuyết và thực tiễn tại một số công ty cổ phần khu vực TP Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chứng khoán vừa phát triển như ở nước
ta, việc tạo động lực cho tất cả các nhà đầu tư tham gia là rất quan
trọng, không phân biệt ngắn hay dài hạn. Do đó, trừ khi công ty đang
- Trang 100 -
trong giai đoạn thịnh vượng – phát triển mạnh, đang cần huy động rất
nhiều vốn, nếu không, nên chỉ trả cổ tức một phần bằng tiền mặt (có thể
là thấp) và một phần bằng cổ phiếu.
3.2.1.4. Một số các yếu tố khác
Ngoài ra, để hoạch định một chính sách cổ tức phù hợp với đặc thù của từng
công ty, Hội đồng quản trị và ban lãnh đạo công ty còn phải lưu ý tới một số
các khía cạnh khác như:
- Chủ trương về sự ổn định lợi nhuận của công ty: quyết định chi trả cổ tức
bao giờ cũng phụ thuộc vào mức thu nhập, tỷ lệ chi trả và tỷ lệ giữ lại để tái
đầu tư. Vì thế, một công ty có thu nhập ổn định thường sẽ có khả năng chi trả
cổ tức ổn định. Mặc dù hiện nay, việc đánh giá một công ty không hoàn toàn
phụ thuộc vào mức cổ tức mà công ty đó chi trả nhưng một sụt giảm trong cổ
tức vẫn thường bị xem là dấu hiệu xấu.
Xét dưới góc độ cổ đông, các nhà đầu tư dài hạn thường sẵn sàng chấp nhận
việc công ty giữ lại lợi nhuận để tái đầu tư hơn là chia cổ tức nếu như mức lợi
nhuận mà công ty đạt được do tái đầu tư cao hơn mức lợi nhuận mà chính các
nhà đầu tư có thể đạt được nếu tự đầu tư ở nơi khác. Chẳng hạn, một công ty
có thể sử dụng lợi nhuận để tái đầu tư và thu được lợi nhuận 25%; trong khi
đó, nếu chia cho các cổ đông và sau đó chính họ sử dụng số cổ tức này để đầu
tư thì chỉ thu được 15%; tất nhiên, các cổ đông sẽ mong muốn để lại phần thu
nhập của mình cho công ty tái đầu tư hơn.
Thế nhưng về phía công ty, một khi đã sử dụng phần lợi nhuận giữ lại này để
tái đầu tư thì bao giờ cũng phải chấp nhận rủi ro đầu tư, nghĩa là mức lợi
nhuận thu về từ dự án đầu tư mới không cao như kỳ vọng ban đầu. Vì thế đòi
hỏi công ty cũng cần phải dự tính trước nhằm chủ động trong việc hoạch định
luồng tiền và lập kế hoạch chi trả cổ tức cho các cổ đông hiện hữu, ít nhất là
duy trì như cũ.
- Trang 101 -
- Việc kiểm soát công ty: Lợi nhuận tích lũy lớn luôn tạo thuận lợi cho các
nhà quản lý trong việc chủ động điều hành sản xuất, kinh doanh của đơn vị.
Nếu công ty chi trả cổ tức cao, lợi nhuận tích lũy ít, buộc phải vay hoặc phát
hành cổ phiếu mới để huy động thêm vốn, sẽ đặt công ty trong tình trạng có
khả năng thay đổi quyền kiểm soát do có sự thay đổi trong tỷ lệ nắm giữ cổ
phiếu của công ty. Để duy trì tỷ lệ nắm giữ và khả năng kiểm soát hiện tại,
các nhà quản lý của công ty phải mua thêm một phần tương ứng với tỷ lệ nắm
giữ trong tổng số lượng cổ phiếu phát hành thêm.
- Nội bộ công ty: Chính sách cổ tức là một trong những động lực để người
lao động quyết định góp vốn và trở thành chủ nhân thực sự của công ty. Tình
hình kinh doanh tốt, khả năng phát triển cao, tỷ lệ chi trả cổ tức ổn định là
những yếu tố giúp người lao động lạc quan, hăng say làm việc, gắn bó với
đơn vị. Thúc đẩy công ty ngày càng phát triển vững mạnh, giá trị công ty tăng
thể hiện qua sự tăng giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán. Trong điều
kiện đó, việc trả cổ tức bằng cổ phiếu được nhiều nhà đầu tư ưa chuộng do họ
có thể hưởng khoản lãi vốn do cổ phiếu đang tăng giá. Nhưng ngược lại, khi
nội bộ công ty đang có sự sắp xếp, thay đổi nhân sự thì phương thức chi trả cổ
tức cần phải xem xét lại, nếu không sẽ dẫn đến những kết quả ngược lại, làm
giá cổ phiếu sụt giảm kéo theo giá trị thị trường của doanh nghiệp giảm.
Điển hình như việc giảm giá liên tục qua các phiên của cổ phiếu ngân hàng
Sài gòn Thương tín (mã chứng khoán - STB) trong thời gian gần đây tại Sàn
Giao dịch chứng khoán TP.HCM. Giá đóng cửa của STB vào ngày 6/6 là
144.000 đồng/cổ phiếu. Ngày 7/6, STB chốt quyền và chi trả cổ tức bằng cổ
phiếu theo tỷ lệ 12%, đồng thời cho quyền mua 1:1 với giá 15.000 đồng/cổ
phiếu. Sáng ngày 8/6, giá cổ phiếu của STB giao dịch thành công là 75.000
đồng/cổ phiếu; và sau đó liên tục giảm tiếp qua các phiên sau. Hiện nay giá
giao động khoảng 55.000 đồng/cổ phiếu, bất chấp các thông tin tốt từ tình
hình kinh doanh của ngân hàng. Nguyên nhân được đưa ra bao gồm:
- Trang 102 -
Thứ nhất: Do ảnh hưởng xu hướng giảm giá chung của thị trường chứng
khoán.
Thứ hai: STB phát hành thêm cổ phiếu trong khi các đợt IPO của nhiều doanh
nghiệp lớn khác đang chuẩn bị tiến hành nên nhà đầu tư dành vốn chờ đợi.
Thứ ba: Do có sự thay đổi nhân sự nên các cổ đông lớn của ngân hàng bán ra
một lượng lớn cổ phiếu nắm giữ làm cung trên thị trường tăng và giá giảm.
Vì vậy tình hình nội bộ công ty cũng là một trong các căn cứ mà nhà quản lý
doanh nghiệp cần phải cân nhắc trước khi đưa ra quyết định trả cổ tức.
3.2.2. Hoàn thiện chính sách cổ tức
Mới ra đời và đi vào hoạt động được hơn sáu năm, thị trường chứng khoán
Việt Nam còn rất non trẻ, nhiều vấn đề cần được sửa đổi và hoàn thiện. Tuy
nhiên, việc ra đời sau là một lợi thế mà các doanh nghiệp cần phải tận dụng vì
có thể nghiên cứu từ thực tiễn hoạt động của các thị trường chứng khoán khác
trên thế giới, nhất là những thị trường lớn như Sở giao dịch chứng khoán New
York, Hongkong, … Trong đó, có chỉ số giá chứng khoán nói chung, chỉ số
Dow Jones nói riêng được coi là phong vũ biểu, hay là nhiệt kế để đo tình
trạng sức khoẻ của nền kinh tế, xã hội.
Thông thường nền kinh tế tăng trưởng thì chỉ số tăng và ngược lại. Tuy nhiên,
giá chứng khoán nói riêng, giá của thị trường nói chung đều là tổng hợp của
hàng loạt yếu tố như: các yếu tố kinh tế vĩ mô, các yếu tố của môi trường đầu
tư... nhất là yếu tố tâm lý của người đầu tư. Nhiều khi mới chỉ có dấu hiệu
tăng trưởng của nền kinh tế (mà thực sự chưa có) là mức lạc quan của nhà đầu
tư đã có thể rất cao và họ đua nhau đi mua chứng khoán, đẩy giá lên cao. Điển
hình như phiên đấu giá của Công ty cổ phần dây và cáp điện Việt Nam
(Cadivi) tại Sàn giao dịch chứng khoán TP.HCM trong thời gian qua. Đây
được coi là phiên đấu giá kịch tính với lượng cổ phần chào bán là 3,42 triệu
cổ phần nhưng số đặt mua lên tới 67 triệu. Giá khởi điểm là 40.000 đồng/cổ
- Trang 103 -
phiếu, giá trúng bình quân lên tới 185.369 đồng, giá trúng thấp nhất là
152.600 đồng. Kết quả đấu giá là 253 nhà đầu tư cá nhân, toàn bộ 105 tổ chức
tham gia đấu giá đều "về không" vì không thể chấp nhận nổi mức giá trên trời
mà các nhà đầu tư cá nhân đưa ra.
Ngược lại, có khi tình hình chưa đến nỗi tồi tệ, nhưng mọi người đã hoảng hốt
bán tống bán tháo chứng khoán làm giá giảm tồi tệ. Vì thế, Hội đồng quản trị
cũng như ban lãnh đạo của các công ty cổ phần phải thực sự có bản lĩnh để
đưa ra những quyết định phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị, không bị
ảnh hưởng bởi những biến động nhất thời của thị trường. Nếu công ty thực sự
có nội lực thì sau một thời gian nhất định, các nhà đầu tư cũng sẽ nhận ra và
lựa chọn. Và để có thể thu hút đồng thời giữ chân những nhà đầu tư lớn, công
ty cần ngày càng hoàn thiện các chiến lược kinh doanh và chính sách phân
phối thu nhập. Với tình hình kinh tế nói chung và tình hình thị trường chứng
khoán nói riêng hiện nay, một chính sách cổ tức được coi là thích hợp sẽ là sự
kết hợp hoàn thiện giữa trả cổ tức bằng tiền mặt – trả cổ tức bằng cổ
phiếu – và một khoản thưởng thêm. Cụ thể:
3.2.2.1. Duy trì một mức trả cổ tức ổn định hàng năm
Công ty sẽ trả một mức cổ tức ổn định hàng năm trên mệnh giá mỗi cổ phiếu.
Mức cổ tức công bố nên là một số tiền cụ thể, ví dụ: 500 đồng/cổ phiếu, ...
còn tỷ lệ phần trăm sẽ do nhà đầu tư tự quy đổi. Mức cổ tức này có thể là
thấp, không cần cao, nhưng cũng không nên hoàn toàn không chi trả. Lý do:
- Thu hút mọi đối tượng đầu tư kể cả các nhà đầu tư ngắn hạn và dài hạn vì
như đã nói, những nhà đầu tư dài hạn sẽ là các nhà đầu tư chiến lược
nhưng chính những nhà đầu tư ngắn hạn sẽ tạo ra tính thanh khoản cho cổ
phiếu của công ty trên thị trường chứng khoán, không thể đánh giá thấp
nhà đầu tư nào.
- Thu hút và thể hiện sự quan tâm đến những đối tượng đầu tư vốn cần cổ
tức như một khoản tiền sử dụng cho chi tiêu thiết yếu.
- Trang 104 -
- Một khoản thu nhập ổn định tối thiểu cũng sẽ được các nhà đầu tư dài hạn
chiết khấu với mức rủi ro thấp và làm tăng giá trị cổ phiếu dẫn tới tăng giá
trị doanh nghiệp.
3.2.2.2. Xác định tỷ lệ chi trả cổ tức bằng cổ phiếu hợp lý
Các công ty cần phải xác định rằng hoạt động trên thị trường luôn vận động
theo cung cầu nhưng có lúc tách biệt khỏi hoạt động kinh doanh của bản thân
công ty niêm yết cổ phiếu. Thường có 3 xu hướng xảy ra: Thứ nhất, thị
trường quá lạc quan sẽ có nhiều nhu cầu mua cổ phiếu, giá cổ phiếu tăng
nhanh liên tục trong một thời gian dài thoát ra khỏi hiện thực hoạt động của
các công ty niêm yết, hiện tượng này kéo dài trong nhiều năm gọi là “bong
bóng”. Thứ hai, thị trường vì một lý do nào đó gây nên sự bi quan quá mức
đối với nhà đầu tư, họ bán tháo cổ phiếu, làm giá tụt xuống nhanh quá mức và
do đó cũng không phản ánh đúng thực trạng của các công ty niêm yết khiến
thị trường có thể bị sụp đổ như ở Thái Lan hồi tháng 7/1997. Thứ ba, sau khi
tăng hoặc giảm giá một thời gian, nhà đầu tư sẽ bình tĩnh lại và thị trường sẽ
điều chỉnh, giá cổ phiếu trở lại mức gần phù hợp với tình hình thực tế của các
công ty niêm yết.
Do đã nhìn thấy bài học của các nước đi trước, cũng như thực tế hiện nay, thị
trường chứng khoán Việt Nam nói chung vẫn chưa hội tụ đủ các doanh
nghiệp mạnh, chủ chốt, đại diện cho nền kinh tế cả nước, nên chỉ số chứng
khoán Việt Nam chưa thực sự là phong vũ biểu của nền kinh tế và những biến
động bất thường nhất thời của thị trường cũng sẽ nhanh chóng được điều
chỉnh. Các nhà đầu tư bản lĩnh vẫn lựa chọn những doanh nghiệp có tình hình
kinh doanh tốt để đầu tư dài hạn.
Vì thế, trong giai đoạn phát triển, có nhiều dự án đầu tư mới làm tăng giá trị
của doanh nghiệp trong tương lai thì các doanh nghiệp nên mạnh dạn vận
dụng cách thức trả cổ tức bằng cổ phiếu để giữ lại lợi nhuận đem tái đầu tư
- Trang 105 -
thậm chí phát hành thêm cổ phiếu để huy động vốn. Tỷ lệ chi trả thông
thường do Hội đồng cổ đông quyết định nhưng phải xuất phát từ các yêu cầu:
- Có nhu cầu sử dụng vốn huy động, không phát hành vì lý do thị trường
chứng khoán đang tăng giá.
- Đủ để đáp ứng nhu cầu vốn lưu động, không huy động dư vì như vậy
doanh nghiệp sẽ chịu gánh nặng cổ tức ở các năm sau.
- Vẫn đảm bảo một tỷ lệ lợi nhuận giữ lại đủ để tài trợ cho những nhu cầu
đầu tư bình thường khác, nhằm duy trì sự tăng trưởng bền vững của công
ty.
- Tổng số cổ tức phải trả thêm của những cổ phiếu mới phát hành không
vượt quá mức tăng lợi nhuận của công ty do việc đầu tư thêm dự án mới
mang lại.
Đồng thời công ty cần công khai thông tin minh bạch, rõ ràng về kế hoạch sử
dụng vốn hiệu quả để thuyết phục và làm tăng độ tin cậy của nhà đầu tư vào
khả năng lãnh đạo, phát triển của công ty trong dài hạn.
Hiện nay, mức chi trả cổ tức bằng cổ phiếu hàng năm nên dao động trong
khoảng từ 10%-15%/năm, đây là mức hợp lý đủ để làm cho cổ phiếu mang
tính thanh khoản cao và cao hơn rất nhiều so với việc trả cổ tức bằng tiền mặt.
3.2.2.3. Chi trả thêm một khoản thưởng vào cuối năm
Việc thưởng thêm là một khoản rất linh động mà doanh nghiệp có thể sử dụng
để điều tiết chính sách cổ tức của mình cho phù hợp với hiệu quả kinh doanh
thực tế từng thời kỳ, đồng thời cũng không ảnh hưởng gì đến việc đảm bảo sự
ổn định và nhất quán của chính sách cổ tức.
Doanh nghiệp có thể công bố một tỷ lệ thưởng thêm vào cuối năm cho tất cả
các cổ đông, còn thưởng bằng tiền mặt hay cổ phiếu thưởng là phụ thuộc vào
ngân lưu của đơn vị. Tuy nhiên, chính vì ưu điểm của nó mà hiện nay rất
nhiều doanh nghiệp áp dụng trả cổ phiếu thưởng kèm với trả cổ tức bằng cổ
phiếu. Vấn đề đặt ra là:
- Trang 106 -
- Nhiều cổ phiếu được phát hành thêm cùng một lúc sẽ làm giá cổ phiếu bị
pha loãng do tổng tài sản của doanh nghiệp không đổi nhưng số lượng cổ
phiếu tăng lên. Nếu doanh nghiệp không có biện pháp kinh doanh có hiệu
quả và không công bố thông tin đến nhà đầu tư một cách minh bạch, rõ
ràng về kết quả sử dụng vốn sẽ dẫn đến việc các nhà đầu tư bán bớt số cổ
phiếu đang nắm giữ, làm giá cổ phiếu trên thị trường giảm, đặt doanh
nghiệp trước nguy cơ bị thao túng mua.
- Nếu doanh nghiệp chủ trương áp dụng chính sách cổ tức ổn định, không có
ý định cắt giảm thì lượng cổ phiếu phát hành thêm nhiều sẽ dẫn tới chi phí
trả cổ tức ở những năm sau cao lên tương ứng. Vì vậy, khi tái đầu tư doanh
nghiệp phải đưa những khoản chi phí này vào dòng ngân lưu của dự án để
tính toán hiệu quả mang lại.
- Do nguồn chi cổ phiếu thưởng có thể lấy từ quỹ đầu tư phát triển, thặng dư
vốn hoặc lợi nhuận sau thuế, còn trả cổ tức chỉ có thể lấy từ lợi nhuận sau
thuế, nên trong trường hợp công ty đã có số lượng cổ phiếu phát hành phù
hợp với nhu cầu vốn sử dụng thì nên chi cổ tức bằng tiền mặt và trả thêm
một khoản cổ phiếu thưởng. Như vậy, các cổ đông vừa có thu nhập thực tế
vừa có một khoản cổ phiếu thưởng thêm, đáp ứng nhu cầu lãi vốn trong
tương lai.
Việc phát hành cổ phiếu thưởng về mặt nguyên tắc là phải áp dụng như
nhau với mọi cổ đông. Nhưng thực tế tại nhiều công ty đại chúng lại vi
phạm nguyên tắc này khi dành quá nhiều ưu ái cho các cổ đông hiện hữu
là cán bộ công nhân viên của đơn vị. Lâu nay, việc bán cổ phiếu với giá ưu
đãi cho cán bộ công nhân viên là một trong những cách mà nhiều công ty
cổ phần áp dụng nhằm gắn kết người lao động với công ty, khuyến khích
họ cống hiến cho công ty, thu hút lao động trình độ cao.
Nhưng lạm dụng cách làm này bằng việc bán một khối lượng lớn cổ phiếu
với giá rẻ cho một số cổ đông hiện hữu sẽ khiến không ít nhà đầu tư phản
- Trang 107 -
ứng bởi gây ra nhiều thiệt hại cho họ. Những công ty như: Savico,
Vinamilk, REE, Kinh Đô, Alphanam, Sacombank, FPT... đều áp dụng mô
hình thưởng cổ phần cho nhân viên. Lý do các công ty này đưa ra là rất
thuyết phục: Giữ chân người tài.
Để khắc phục tình trạng này, nên xem xét và quy định lại cách tính tỷ số
P/E. Nếu cổ phiếu thưởng dùng để thưởng thêm không áp dụng cho mọi cổ
đông theo tỷ lệ như nhau mà chỉ áp dụng cho cán bộ công nhân viên của
đơn vị thì đây phải được xem như một khoản chi phí có tính chất tiền
lương nhằm “giữ chân người tài”. Như vậy, chỉ tiêu EPS (thu nhập bình quân
mỗi cổ phiếu) sẽ giảm do chi phí tăng, dẫn tới chỉ số P/E phản ánh đúng thực
chất kết quả kinh doanh của doanh nghiệp hơn. Căn cứ vào đó, các nhà đầu tư
bên ngoài sẽ lựa chọn và ra quyết định đầu tư.
3.3. CÁC ĐỀ XUẤT KHÁC
Nhằm giúp các doanh nghiệp có hướng phát triển lâu dài và phù hợp với định
hướng phát triển chung của nền kinh tế, rất cần có sự chỉ đạo thống nhất của
các cơ quan quản lý Nhà nước như Bộ Tài chính, Ủy ban chứng khoán nhà
nước, Ngân hàng Nhà nước, .... Những chiến lược điều tiết vĩ mô của Nhà
nước có tác động đến các quyết định của doanh nghiệp rất nhiều, nhất là
những chính sách có liên quan đến thị trường chứng khoán – một nơi được
xem là rất nhạy cảm với các thông tin. Chẳng hạn như:
- Nhà nước cần có quy định cụ thể trong việc quản lý và cung cấp các các
thông tin cho nhà đầu tư.
Thị trường chứng khoán Việt Nam nói chung và Sàn giao dịch chứng khoán
TP.HCM nói riêng, sau 5 năm hoạt động cầm chừng, từ cuối năm 2005 đến
nay đã thực sự khởi sắc và không ngừng phát triển, tổng khối lượng và giá trị
giao dịch ngày càng tăng. Nhưng ẩn chứa trong đó vẫn còn rất nhiều giao dịch
nội gián mà bất kỳ nhà đầu tư, công ty chứng khoán nào cũng nhận thấy. Có
- Trang 108 -
những nhóm nhà đầu tư luôn giao dịch thành công và có lợi nhuận rất cao do
biết chính xác thông tin trước những nhà đầu tư khác. Nếu không có biện
pháp can thiệp kịp thời như: tiến hành điều tra, tìm hiểu nguồn gốc thông tin,
đưa ra những hình thức xử lý, ... thì thị trường chứng khoán càng phát triển,
giao dịch nội gián càng nhiều, càng làm cho các nhà đầu tư cá nhân có
khuynh hướng đầu tư theo tin đồn, theo đám đông, ảnh hưởng không tốt đến
sự phát triển của thị trường chứng khoán.
- Quy định lại cách tính chỉ số P/E như đã trình trình bày ở trên, qua đó,
các khoản cổ tức thưởng riêng cho cán bộ công nhân viên của đơn vị sẽ được
xem như một khoản chi phí lương phải trừ ra trước khi xác định thu nhập trên
mỗi cổ phần (EPS)
- Việc triển khai các chính sách mới cần được cân nhắc kỹ.
Nói như cựu Bộ trưởng Trần Xuân Giá, chúng ta phải dự báo được những
phát triển đột biến của thị trường để điều hành, không phải chạy theo thị
trường để chữa cháy. Chẳng hạn như trong thời gian qua, hai quy định mới là
Chỉ thị số 03 ngày 28/5/2007 về việc khống chế số dư nợ cho vay chứng
khoán là 3% đối với các ngân hàng và triển khai phương thức khớp lệnh liên
tục từ tháng 7/2007, đã khiến các nhà đầu tư chững lại, một phần do vốn hạn
chế, phải bán bớt chứng khoán để thu hồi vốn trả nợ ngân hàng, một phần do
thăm dò phương thức giao dịch mới. Kết quả, chỉ số VN-Index giảm ngay
trong thời điểm rất nhiều doanh nghiệp Nhà nước, các ngân hàng lớn chuẩn bị
phát hành cổ phiếu lần đầu. Các doanh nghiệp khác đang phát hành thêm cổ
phiếu để huy động vốn cũng bị thiệt hại do giá cổ phiếu giảm.
Tóm lại, thị trường chứng khoán là nơi phản ánh rõ thực lực của các doanh
nghiệp tham gia niêm yết. Nhưng để tạo được một kênh thu hút vốn đầu tư
hiệu quả và công bằng cho mọi đối tượng rất cần có sự can thiệp và điều tiết
vĩ mô hợp lý của Nhà nước.
- Trang 109 -
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Mặc dù mới đi vào hoạt động hơn sáu năm, nhưng thị trường chứng khoán
Việt Nam nói chung và Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM nói riêng đã thể
hiện khả năng hội nhập và phát triển nhanh chóng của mình. Các doanh
nghiệp niêm yết trên sàn cũng rất nhanh nhạy trong việc nắm bắt thời cơ và
tận dụng được lượng vốn dồi dào. Để làm được điều này, các doanh nghiệp đã
đa dạng hóa các chính sách chi trả cổ tức để thu hút được mọi đối tượng đầu
tư, tạo ra tính thanh khoản cao cho các chứng khoán. Tuy nhiên cần phải nhìn
nhận rằng:
- Tỷ lệ chi trả cổ tức bằng tiền mặt thực tế chưa cao.
- Việc trả cổ tức bằng cổ phiếu và trả cổ phiếu thưởng đang được nhiều
doanh nghiệp sử dụng, dẫn tới gánh nặng cổ tức ở các năm tiếp theo, buộc
doanh nghiệp phải có các dự án đầu tư khả thi và mang lại lợi nhuận cao
trong tương lai.
Vì thế, trước khi đưa ra một chính sách chi trả cổ tức, các doanh nghiệp cần
phải nghiên cứu kỹ những đặc điểm, khả năng tài chính riêng có của đơn
vị. Mặt khác, để hỗ trợ doanh nghiệp, các cơ quan quản lý Nhà nước cũng cần
ban hành thêm một số những quy định pháp lý nhằm bảo vệ quyền lợi của nhà
đầu tư cũng như tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp,
cụ thể như:
- Quy định về trách nhiệm trong việc quản lý và cung cấp thông tin cho nhà
đầu tư của các tổ chức có liên quan.
- Quy định lại cách tính chỉ số P/E (phải tính khoản cổ phiếu thưởng cho
nhân viên vào chi phí của doanh nghiệp).
- Ban hành và triển khai các chính sách mới một cách thận trọng và phải dự
trù trước những thay đổi, phản ứng của thị trường để có những biện pháp
điều tiết thích hợp.
- Trang 110 -
Một phương thức chi trả cổ tức hợp lý hiện nay là kết hợp hài hòa các phương
thức chi trả cổ tức như:
- Trả một phần nhỏ cổ tức cố định hàng năm bằng tiền mặt.
- Trả cổ tức bằng cổ phiếu khi có các dự án đầu tư mới cần lợi nhuận giữ
lại để tái đầu tư (khoảng 10 – 15%), đồng thời vẫn đảm bảo có lợi
nhuận giữ lại đủ để tài trợ cho những nhu cầu đầu tư bình thường khác,
nhằm duy trì sự tăng trưởng bền vững của công ty.
- Nếu lợi nhuận giữ lại còn nhiều sẽ chi trả thêm một khoản thưởng vào
cuối năm.
Nghiên cứu kỹ những vấn đề trên sẽ giúp doanh nghiệp vận dụng chính sách
cổ tức một cách hoàn hảo nhất để vừa đảm bảo huy động đủ nguồn lực tài
chính cần thiết cho việc đầu tư và phát triển mở rộng sản xuất, vừa đem lại lợi
ích cho các nhà đầu tư. Tạo nền tảng vững chắc trong việc khẳng định uy tín,
thương hiệu, làm tăng giá trị doanh nghiệp trong tương lai, góp phần vào sự
tăng trưởng, phát triển chung của nền kinh tế cả nước.
- Trang 111 -
LỜI KẾT
Những bất hoàn hảo của thị trường luôn tồn tại là điều không thể tránh khỏi.
Vì thế chính sách cổ tức luôn có ảnh hưởng không nhỏ đến giá trị doanh
nghiệp. Mặt khác, nhu cầu của các nhà đầu tư rất đa dạng, do đó doanh nghiệp
cũng cần phải kết hợp hài hòa các phương thức chi trả cổ tức nhằm có thể thu
hút mọi nguồn lực nhàn rỗi trong dân.
Bên cạnh đó, rất cần sự hỗ trợ của Nhà nước trong việc xây dựng và hoàn
thiện một hành lang pháp lý, có những chính sách phù hợp để điều tiết vĩ mô
các hoạt động của thị trường chứng khoán, tạo điều kiện thuận lợi cho các
doanh nghiệp trong việc huy động vốn trên thị trường chứng khoán. Chẳng
hạn như, duy trì mức lãi suất ngân hàng hợp lý, để góp phần thúc đẩy mọi
nguồn vốn nhàn rỗi tích trữ trong dân chuyển vào thị trường chứng khoán.
Ngăn chặn các biểu hiện tiêu cực trên thị trường như thông tin nội gián, thông
tin bất hoàn hảo, ... góp phần ổn định tâm lý, làm tăng niền tin vững chắc của
nhà đầu tư vào việc phát triển bền vững của thị trường chứng khoán.
Kết quả chung là làm cho chính sách cổ tức phản ánh trung thực kết quả kinh
doanh của doanh nghiệp còn thị trường chứng khoán cùng chỉ số giá của nó sẽ
là phong vũ biểu hay là nhiệt kế để đo tình trạng sức khoẻ của nền kinh tế, xã
hội. Đưa hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam hòa vào guồng máy
hoạt động của thị trường chứng khoán thế giới nói chung./.
- Trang 112 -
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] – Tú Anh - Vụ CSTT (2007), “Hệ thống ngân hàng cho vay để đầu tư
chứng khoán đang ở mức nào?”, www.sbv.gov.vn (ngày 24/5/2007)
[2] – TS. Trịnh An Huy (2007), “Diện mạo chứng khoán Việt Nam năm
2007”, (ngày 13/2/2007)
[3] – TS. Đào Lê Minh (2004), Chính sách cổ tức và tác động của nó tới công
ty, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia.
[4] – Việt Phong (2006), “Chia cổ tức dễ mà khó”, www.vnepress.net (ngày
06/1/2006)
[5] – Phòng CSTD&LS-Vụ CSTT (2007), “Tín dụng ngân hàng đối với doanh
nghiệp cổ phần”, www.sbv.gov.vn (ngày 08/5/2007)
[6] – Theo TBKTVN (2005), “Cổ tức đi ngược thị giá”, www.24h.com.vn
(ngày 23/12/2005)
[7] – Theo TBTC (2005), “Trả cổ tức tại các doanh nghiệp cổ phần: có nên
hạn chế trả bằng tiền mặt”, www.mof.gov.vn (ngày 24/01/2005)
[8] – PGS. TS Trần Ngọc Thơ (2005), Tài chính doanh nghiệp hiện đại, Nhà
xuất bản Thống kê
[9] – Thông tấn xã Việt Nam (2007), “Chứng khoán VN: Thiên đường đầu tư
mới của Châu Á”, www.saigonnews.vn (ngày 17/5/2007).
- Trang 113 -
[10] – Bùi Văn (2007), “Việt Nam trong ASEAN: giành lại vị thế xứng
đáng”, www.tuanvietnam.net (ngày 21/8/2007)
[11] – Vietnam Economic Times 15/5/2007
[12] – Công văn số 354/HHĐTT ngày 17/1/2007 của Hiệp hội các nhà đầu tư
tài chính Việt Nam gửi Hội đồng quản trị các Công ty Niêm yết & Đăng
ký giao dịch, Hội đồng quản trị các công ty Công chúng, về việc thay
đổi chính sách cổ tức.
Các trang web:
www.bachtuyet.com.vn
www.vcbs.com.vn
www.mof.gov.vn
www.ssi.com.vn
www.vcbs.com.vn
www.vse.org.vn
1
VIETCOMBANK SECURITIES
Công ty cổ phần Bánh kẹo Biên Hòa - BBC
Công ty cổ phần Bánh Kẹo Biên Hòa
Địa chỉ: Khu Công Nghiệp Biên Hoà I, Đồng Nai
Ðiện thoại: (84.61) 836576 Fax: (84.61) 836950
Email: bibica@hcm.vnn.vn
Vốn điều lệ: 56.000.000.000 VND
Lĩnh vực hoạt động chính
 Sản xuất kinh doanh chế biến bánh - kẹo – nha;
 Xuất khẩu các sản phẩm bánh - kẹo – nha và các loại hàng hoá khác.
Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh 2004
Năn 2004, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty BBC không tăng trưởng so với năm
2003, nguyên nhân là do thị trường bánh kẹo có sự cạnh tranh gay gắt của các đối thủ chính tham
gia thị trường như Kinh Đô, Hải Hà, Đồng Khánh, Vinabico, Hữu Nghị… và các sản phẩm bánh kẹo
nhập ngoại trên thị trường.
Các chỉ tiêu tài chính
Khoản mục 2002 2003 2004
Doanh thu thuần 212,356,422,870 247,982,450,179 244,006,531,304
% thay đổi 15.9% 16.8% -1.6%
Lợi nhuận HĐSXKD (10,235,860,829) 9,349,143,278 11,963,331,916
% thay đổi -284.2% -191.3% 26.8%
Lợi nhuận sau thuế (10,086,608,431) 10,598,256,731 9,195,392,801
% thay đổi na na -13.4%
Số lượng cổ phiếu lưu hành 5,600,000 5,600,000 5,600,000
Thị giá 19,836.00 10,787.00 16,600.00
Earning per share (1,801.18) 1,892.55 1,638.91
P/E n/a 5.70 10.13
Giá trị sổ sách 13,813.19 13,450.86 14,216.71
Price/Book Value 1.44 0.80 1.17
DPS 1,200.00 1,200.00 1,200.00
Dividend payout ratio na 63.41% 73.22%
Dividend yield 6.05% 11.12% 7.23%
ROA -5.8% 6.6% 5.7%
ROE -14.0% 13.5% 11.4%
Công nợ/Vốn chủ sở hữu 1.41 1.04 0.98
Công nợ/Tổng Tài sản 0.58 0.51 0.49
Nợ dài hạn/Vốn chủ sở hữu 0.08 0.05 0.07
Năm 2004, các chỉ tiêu doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế của BBC giảm so với năm 2003.
Doanh thu thuần của BBC đạt 244 tỷ, vuợt 4 tỷ so với kế hoạch nhưng vẫn giảm 1.6% so với năm
2003. Lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh tăng 26.8% so với năm 2003, tuy nhiên do năm
2004 công ty không còn hưởng ưu đãi miễn thuế TNDN nên lợi nhuận sau thuế chỉ đạt 9,1 tỷ đồng,
giảm 13,4% so với năm 2003.
Do gặp nhiều khó khăn trong sản xuất nhu giá nguyên liệu đầu vào chủ yếu như đường, trứng , sữa,
bột mỳ đều tăng mạnh đã ảnh hưởng đến sản lượng và làm tăng mạnh giá thành đầu vào của công
ty. Trong khi đó sự cạnh tranh mạnh mẽ của các doanh nghiệp trong ngành cùng với sự giảm giá
của các sản phẩm bánh kẹo nhập khẩu từ các nước ASEAN ( do thuế nhập khẩu giảm từ 20%
xuống 10% ) nên đã tạo một áp lực mạnh, tạo sự cạnh tranh mạnh mẽ trong việc tiêu thụ các sản
phẩm của công ty. Điều này đã đẫn đến sự giảm sút về doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế của
công ty. Hơn nữa, trong năm 2004 công ty phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp nên đã làm lợi
nhuận sau thuế của công ty giảm so với năm 2003.
Chỉ số EPS của BBC giảm năm 2004 đồng thời giá thị trường năm 2004 tăng làm chỉ số P/E tăng từ
5.7 năm 2003 lên 10.13. Năm 2004, công ty BBC tiếp tục duy trì mức trả cổ tức 12%.
Các chỉ số lợi nhuận của công ty năm 2004 như ROA, ROE đều giảm so với năm 2003, đạt lần lượt
là 5.7% và 11.4% năm 2004.
BBC
2
VIETCOMBANK SECURITIES
Công ty cổ phần Bánh kẹo Biên Hòa - BBC
Đồ thị biến động giá BBC 9/2004- 3/2005
BBC
13500
14000
14500
15000
15500
16000
16500
17000
17500
18000
9/1
/20
04
10
/1/
20
04
11
/1/
20
04
12
/1/
20
04
1/1
/20
05
2/1
/20
05
3/1
/20
05 Date
0
10000
20000
30000
40000
50000
60000
70000
80000
Khối lượng
Giá
Cao nhất 52 tuần: 19.5 ( 01/04/2004 )
Thấp nhất 52 tuần: 13.8 ( 20/03/2003
Cơ cấu sản lượng sản xuất và tiêu thụ
Chỉ tiêu Đvt Kế hoạch 2004 Ước thực hiện năm 2004
Doanh thu Triệu đ 240.811 244.000
Sản lượng sx
Bánh các loại Tấn 3.693 3.946
Kẹo các loại Tấn 5.054 5.878
Nha các loại Tấn 3.832 4.474
Sô cô la Tấn 150 76
Sản lượng tiêu thụ
Bánh các loại Tấn 3.649 3.756
Kẹo các loại Tấn 4.978 5.576
Nha các loại Tấn 3.832 4.450
Sô cô la Tấn 150 50
Bánh và kẹo là các sản phẩm chủ lực của công ty, các mặt hàng này bị cạnh tranh mạnh mẽ trên thị
trường nên không tạo được sự tăng trưởng mạnh về doanh thu.
Đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh năm 2004
Đặc điểm thị trường:
Năm 2004, hoạt động SXKD của công ty chịu nhiều ảnh hưởng bới các yếu tố sau: Dịch cúm gia
cầm đầu năm 2004 ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất chung của công ty, nguyên liệu đầu vào là
trứng gà tươi sụt giảm, công ty phải nhập bột trứng gà thay thế , trong giai đoạn này công ty cũng
phải giảm sản lượng sản xuất.
Giá nguyên liệu, vật tư, nhiêu liệu tăng mạnh trong năm 2004: đường tăng 20%, bột tăng 40%, sữa
tăng 17%,bao bì nhựa tăng 10%, trứng gà tăng 200% làm cho giá thành sản phẩm của công ty tăng
cao. Công ty đã phải điều chỉnh tăng giá bán đồng loạt các loại sản phẩm, do đó củng ảnh hưởng
đến khả năng tiêu thụ sản phẩm và tăng doanh thu của công ty.
Tình hình cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt, các đối thủ cạnh tranh đầu tư gia tăng tốc độ
đầu tư mở rộng sản xuất, đa dạng hoá sản phẩm, đồng thời đẩy mạnh việc khuếch trương thương
hiệu và mở rộng kênh phân phối. Đối thủ cạnh tranh lớn trên thị trường Kinh Đô có sự mở rộng và
tăng thị phần mạnh mẽ trên thị trường cả nước. Ngoài ra các công ty như bánh kẹo Hải Hà, Đồng
Khánh, Vinabico- Kotobuki, Hữu Nghị, Wonderfarm… cũng xúc tiền mạnh hoạt động bán hàng, đặc
biệt trong các thời vụ kinh doanh chính như Trung thu, Tết,… và cạnh tranh mạnh mẽ với các sản
phẩm BBC. Bên cạnh đó, bánh kẹo từ các nước ASEAN nhập khẩu với thuế nhập khẩu chỉ còn 10%
đã làm giảm giá mạnh hàng nhập khẩu, tạo áp lực cạnh tranh lớn với hàng trong nước. Sự cạnh
3
VIETCOMBANK SECURITIES
Công ty cổ phần Bánh kẹo Biên Hòa - BBC
tranh mạnh mẽ trên thị trường đã làm giảm thị phần và làm giảm sự tăng trưởng doanh thu của công
ty.
Trong năm 2004, công ty đã thực hiện các biện pháp để đối phó với những khó khăn trong tình hình
SXKD như:
- Cơ cấu lại sản phẩm tiêu thụ, tập trung phát triển các sản phẩm có hiệu quả, hoạch định lại
chính sách giá phù hợp với thị trường
- Triển khai các hoạt động marketing nhằm củng cố và gia tăng thị phần.
- thực hành triết để tiết kiệm, giảm tiêu hao trong sản xuất.
Nhìn chung, trong năm 2004, do tình hình cạnh tranh và điều kiện sản xuất ngày càng khó khăn, đặc
biệt là sự tăng trưởng mạnh mẽ của các đối thủ cạnh tranh chủ yếu như Bánh kẹo Kinh Đô, Hải Hà,
Đồng Khánh..nên BBC đã suy giảm về doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế, vị thế và thị phần của
công ty tại thị trường bánh kẹo trong nước đã suy giảm.
Trong năm 2005, công ty cần nỗ lực cao để khuếch trương thương hiệu, cũng cổ và phát triển thị
phần, đa dạng hoá và nâng cao chất lượng sản phẩm, đặc biệt trong điều kiện thị trường cạnh tranh
găy gắt như hiện nay.
Kế hoạch Sản xuất kinh doanh năm 2005
Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 % tăng trưởng
2005/2004
Doanh thu thuần 244.006.531.304 277304.00.000 13.65%
Lợi nhuận trước thuế 12.89.04.32 12.918.000.000 7.06%
Lợi nhuận sau thuế 9,195,392,801 9.827.000.000 6.8%
Tỷ lệ cổ tức 12% 12%
Các biện pháp thực hiện kế hoạch kinh doanh 2005
Đầu tư nguồn nhân lực có chất lượng cao phục vụ cho công ty thông qua các chính sách tuyển
dụng, đào tạo, đãi ngộ phù hợp với xu thế chung
Tiếp tục cấu trúc lại sản phẩm, tập trung phát triển các sản phẩm có hiệu quả cao.
Đầu tư mạnh cho công tác Marketing và nghiên cứu phát triển, quản trị sản phẩm theo từng nhãn
hàng, có chiến lược phát triển ngắn hạn và dài hạn. Tiếp tục củng cố và hoàn thiện các kênh phân
phối, xay dưng lực lượng bán hàng chuyên nghiệp, tố chức lai công tác bán hàng.
Nhanh chóng đầu tư đổi mới thiết bị, mở rộng sản xuất, đa dạng hoá sán phẩm nhằm khối phục vị trí
và thị phần của công ty.
Các chỉ số tài chính
Chỉ số 2002 2003 2004
Tỷ số thanh toán hiện thời 1.01 1.10 1.24
Tỷ số thanh toán nhanh 0.44 0.48 0.42
Tỷ số thanh toán tiền mặt 0.13 0.14 0.10
Chỉ số 2002 2003 2004
Vòng quay các khoản phải thu (l/năm) 7.40 8.86 9.71
Vòng quay các khoản phải trả (l/năm) 5.46 5.91 6.15
Vòng quay hàng tồn kho (lần/năm) 3.32 3.71 3.38
Số ngày các khoản phải thu 49.30 41.19 37.59
Số ngày các khoản phải trả 66.86 61.73 59.39
Số ngày hàng tồn kho 110.07 98.36 107.95
Chu trình lưu chuyển tiền mặt 92.51 77.82 86.15
Vòng quay vốn lưu động 239.64 31.31 13.64
Vòng quay tổng tài sản 1.26 1.49 1.52
Vòng quay tài sản cố định 3.83 3.78 3.66
Vòng quay vốn chủ sở hữu 1.66 2.13 2.05
4
VIETCOMBANK SECURITIES
Công ty cổ phần Bánh kẹo Biên Hòa - BBC
Chỉ số 2002 2003 2004
Tỷ suất LN gộp 18.59% 25.12% 26.61%
Tỷ suất LN HĐ SXKD/DT thuần -4.67% 4.25% 3.74%
Tỷ suất LN HĐ SXKD/Tổng tài sản -5.90% 5.83% 7.49%
Tỷ suất LN sau thuế/DT thuần -4.75% 4.27% 3.77%
Thu nhập ròng /Tổng tài sản -5.81% 6.61% 5.76%
Thu nhập ròng/ Vốn chủ sở hữu -13.98% 13.50% 11.39%
Chỉ số 2002 2003 2004
Công nợ/Vốn chủ sở hữu 1.41 1.04 0.98
Công nợ/Tổng Tài sản 0.58 0.51 0.49
Nợ dài hạn/Vốn chủ sở hữu 0.08 0.05 0.07
Nợ dài hạn/Tổng Tài sản 0.03 0.02 0.03
Lãi vay/Tổng nợ vay 0.07 0.08 0.10
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Các khoản mục 2002 2003 2004
Tổng doanh thu 216,022,771,031 249,601,509,811 245,606,882,715
Trong đó doanh thu hàng xuất khẩu
Các khoản giảm trừ 3,666,348,161 1,619,059,632 1,600,351,411
Chiết khấu
Giảm giá 199,546,012
Hàng bán bị trả lại 3,666,348,161 1,419,513,620 1,600,351,411
Thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế XK phải nộp
Doanh thu thuần 212,356,422,870 247,982,450,179 244,006,531,304
Giá vốn hàng bán 172,876,028,838 185,679,264,903 179,083,517,094
Lợi nhuận gộp về bán hàng và dịch vụ 39,480,394,032 62,303,185,276 64,923,014,210
Doanh thu hoạt động tài chính 267,280,134 72,264,642 141,302,784
Chi phí tài chính 4,013,125,037 3,988,731,500 3,444,848,337
Trong đó chi phí lãi vay 3,980,587,488 3,839,753,302 3,312,413,200
Chi phí bán hàng 33,178,619,793 37,093,728,957 37,163,512,259
Chi phí quản lý doanh nghiệp 12,791,790,165 11,943,846,183 12,492,624,482
LN thuần từ HĐ SXKD (10,235,860,829) 9,349,143,278 11,963,331,916
Thu nhập khác 569,854,261 2,195,231,566 1,075,799,749
Chi phí khác 420,601,863 946,118,113 950,126,732
LN khác 149,252,398 1,249,113,453 125,673,017
Tổng LN trước thuế (10,086,608,431) 10,598,256,731 12,089,004,933
Thuế thu nhập 0 2,893,612,132
Thu nhập sau thuế (10,086,608,431) 10,598,256,731 9,195,392,801
5
VIETCOMBANK SECURITIES
Công ty cổ phần Bánh kẹo Biên Hòa - BBC
Bảng cân đối kế toán
Các khoản mục 2002 2003 2004
TÀI SẢN
Tài sản lưu động
Tiền mặt 12,505,513,684 10,759,336,387 7,529,033,775
Đầu tư tài chính ngắn hạn 0 0 0
Các khoản phải thu 29,347,833,091 26,615,637,508 23,641,646,739
Hàng tồn kho 52,946,667,115 47,126,482,324 58,802,831,630
Tài sản lưu động khác 1,943,883,897 1,399,483,509 1,372,375,682
Tổng tài sản lưu động 96,743,897,787 85,900,939,728 91,345,887,826
Tài sản cố định & Đầu tư dài hạn
Tài sản cố định 61,532,640,129 69,719,420,240 63,517,167,709
TSCĐ hữu hình 61,324,253,399 69,520,956,688 63,328,627,333
Nguyên giá 132,028,319,178 147,568,946,899 148,075,248,605
Giá trị hao mòn luỹ kế (70,704,065,779) (78,047,990,211) (84,746,621,272)
TSCĐ thuê tài chính 0 0 0
Nguyên giá 0 0 0
Giá trị hao mòn luỹ kế 0 0 0
TSCĐ vô hình 208,386,730 198,463,552 188,540,376
Nguyên giá 256,080,000 256,080,000 256,080,000
Giá trị hao mòn luỹ kế (47,693,270) (57,616,448) (67,539,624)
Đầu tư tài chính dài hạn 0 0 0
Tài sản cố định khác 15,242,697,163 4,742,025,625 4,815,236,349
Tổng tài sản cố định và ĐT DH 76,775,337,292 74,461,445,865 68,332,404,058
TỒNG TÀI SẢN 173,519,235,079 160,362,385,593 159,678,291,884
NGUỒN VỐN
Nợ ngắn hạn
Vay ngắn hạn 53,681,327,280 42,475,604,950 30,107,038,869
Nợ dài hạn đến hạn trả 1,560,000,000 1,560,000,000 0
Phải trả cho người bán 35,689,652,872 27,114,247,865 31,162,205,704
Cổ tức phải trả 0 0 0
Các khoản phải trả khác 4,926,759,676 6,831,798,367 12,186,150,167
Tổng nợ ngắn hạn 95,857,739,828 77,981,651,182 73,455,394,740
Nợ dài hạn
Vay/nợ dài hạn 4,117,452,925 1,346,975,887 0
Các khoản nợ dài hạn khác 1,409,421,500 2,518,792,852 5,510,697,180
Tổng nợ dài hạn 5,526,874,425 3,865,768,739 5,510,697,180
Tổng nợ 101,384,614,253 81,847,419,921 78,966,091,920
Nguồn vốn chủ sở hữu
Nguồn vốn kinh doanh 80,409,463,398 77,724,174,742 77,724,174,742
Cổ phiếu ưu đãi 0 0 0
Chênh lệch đánh giá lại tài sản 0 0 0
Chênh lệch tỷ giá (22,814,764) 0 0
Lợi nhuận chưa phân phối (9,102,365,939) 1,495,890,792 264,687,292
Các quỹ 850,338,131 (705,099,862) 2,723,337,930
TỔNG VỐN CHỦ SỞ HỮU 72,134,620,826 78,514,965,672 80,712,199,964
TỔNG NGUỒN VỐN 173,519,235,079 160,362,385,593 159,678,291,884
6
VIETCOMBANK SECURITIES
Công ty cổ phần Bánh kẹo Biên Hòa - BBC
PHỤ LỤC 2
TÌNH HÌNH CHI TRẢ CỔ TỨC CỦA CÁC CÔNG TY CỔ PHẦN NIÊM YẾT TẠI SỞ GDCK TP.HCM
TÍNH ĐẾN 30/4/2007
Năm chi trả cổ tức
2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 STT Tên công ty
Mã
cổ
phiếu
Cộng Cộng Cộng Cộng Cộng Cộng Đợt 1
1 C.Ty CP XNK Thủy sản Bến Tre ABT 20.00%
2
C.Ty CP XNK Thủy sản An
Giang AGF 24.00% 24.00% 18.00% 8.00% 6.00%
3 C.Ty CP Văn Hóa Tân Bình ALT
4 C.Ty CP Bánh kẹo Biên Hòa BBC 5.00% 12.00% 12.00% 5.00%
5 C.Ty CP Bông Bạch Tuyết BBT 10.00%
6 C.Ty CP Đường Biên Hòa BHS
7
C.Ty CP Khoáng Sản Bình
Định BMC 20.00%
8 C.Ty CP Nhựa Bình Minh BMP 15.00% 7.00% 29.00%
9 C.Ty CP Bao bì Bỉm Sơn BPC 15.50% 15.00% 15.00% 15.00% 15.00%
10
C.Ty CP Bê tông 620 Châu
Thới BT6 15.00% 15.00% 15.00% 15.00% 8.00%
11
C.Ty CP Cơ khí & XD Bình
Triệu BTC 12.00%
12 C.Ty CP Đồ hộp Hạ Long CAN 16.00% 6.00% 4.50% 12.50% 13.00%
13 C.Ty CII CII 12.00% 6.00%
14 C.Ty CP Cát Lợi CLC 12.00%
15 C.Ty CP Vật Tư Xăng Dầu COM
16
C.Ty CP Gạch Men CHANG
YIH CYC
17
C.Ty CP Tấm Lợp Vật Liệu
Xây Dựng Đồng Nai DCT 14.00%
18 C.Ty Cổ phần Hóa An DHA 30.00% 20.00% 30.00% 20.00%
19 C.Ty CP Dược Hậu Giang DHG 10.00%
20
C.Ty CP Đầu tư và thương mại
DIC DIC
21 C.Ty CP XNK Y tế Domesco DMC 10.00%
22
C.Ty CP Nhựa Xây dựng Đồng
Nai DNP 36.89%
23 C.Ty CP Nhựa Đà Nẵng DPC 10.00% 3.00% 3.00% 12.00%
24 C.Ty CP Cao su Đà Nẵng DRC 41.00%
25 C.Ty CP Kỹ Nghệ Đô Thành DTT
26 C.Ty CP Cảng Đoạn Xá DXP 13.50% 5.00%
27 C.Ty CP Thực phẩm Sao Ta FMC 25.00%
28 C.Ty CP FULL POEWR FPC
29 C.Ty FPT FPT 6.00%
30
C.Ty CP SXKD XNK Bình
Thạnh (Gillimex) GIL 25.00% 24.00% 16.00% 16.00% 8.00%
31
C.Ty CP sản xuât thương mại
may Sài Gòn GMC 24.00% 18.00%
32
C.Ty CP Đại lý liên hiệp vận
chuyển GMD 32.00% 32.00% 24.00% 66.00% 12.00%
33 C.Ty CP Giấy Hải Phòng HAP 30.00% 30.00% 22.00% 29.00% 12.00%
34 C.Ty CP Xây lắp Bưu điện HN HAS 14.00% 15.00% 15.00% 15.00% 15.00%
35
C.Ty CP dịch vụ ô tô Hàng
Xanh HAX
36
C.Ty CP Xây Dựng và kinh
doanh địa ốc Hòa Bình HBC
37 C.Ty CP Bao bì PP Bình Dương HBD 23.00%
38
C.Ty CP Kim khí TP.Hồ Chí
Minh HMC 10.00%
39 C.Ty CP Cao su Hòa Bình HRC 60.00%
40 C.Ty CP Vận tải Hà Tiên HTV 13.00% 13.00%
41 C.Ty CP Thực phẩm Quốc Tế IFS 9.33%
42
C.Ty CP Dược phẩm
IMEXPHARM IMP 10.00%
43 C.Ty CP KCN Tân Tạo ITA
44 C.Ty CP Kinh Đô KDC 18.00% 18.00%
45 C.Ty CP XNK Khánh Hội KHA 16.00% 20.00% 15.00% 18.00% 12.00%
46 C.Ty CP Điện Lực Khánh Hòa KHP 4.40%
47
C.Ty CP chế biến hàng XK
Long An LAF 18.00% 16.00% 18.00% 16.00%
48
C.Ty CP Vật liệu xây dựng
Lâm Đồng LBM
49 C.Ty CP Cơ khí - Điện Lữ Gia LGC 15.00%
50 C.Ty CP In và bao bì Mỹ Châu MCP 5.83%
51
C.Ty CP Cavico Việt Nam Khai
Thác Mỏ và Xây dựng MCV
52 C.Ty CP Hàng Hải Hà Nội MHC 12.00% 15.00%
53 C.Ty CP Nam Việt NAV 6.00%
54 C.Ty CP Gạch ngói Nhị Hiệp NHC 21.00%
55
C.Ty CP chế biến thực phẩm
Kinh Đô Miền Bắc NKD 18.00% 18.00% 18.00%
56
C.Ty CP giống cây trồng Trung
Ương NSC 10.50%
57 C.Ty CP In Ắc Quy Miền Nam PAC 9.00%
58 C.Ty CP Gas Petrolimex PGC 12.00%
59
C.Ty CP Vận Tải Xăng Dầu
Đường Thủy PJT
60 C.Ty CP Cơ khí xăng dầu PMS 12.00% 12.00% 12.00% 14.00%
61 C.Ty CP Văn hóa Phương Nam PNC 12.00% 6.00%
62 C.Ty CP Nhiệt Điện Phả Lại PPC 12.00%
63 C.Ty PVD PVD
64
C.Ty CP Bóng đèn phích nước
Rạng Đông RAL 16.00%
65 C.Ty CP Cơ điện lạnh REE 15% 15.00% 12.00% 12.00% 13.00% 14.00% 16.00%
66 C.Ty CP Điện lạnh Ry Ninh II RHC
67
C.Ty CP Lương thực thực phẩm
SAFOCO SAF 17.00%
68
C.Ty CP Cáp và Vật liệu Viễn
Thông SAM 16.00% 16.00% 16.00% 16.00% 8.00%
69
C.Ty CP hợp tác kinh tế &
XNK Savimex SAV 9.00% 16.00% 16.00% 16.00% 16.00% 16.00%
70
C.Ty CP Nước giải khát Trương
Dương SCD 7.00%
71 C.Ty CP Sơn Đồng Nai SDN 9.00%
72 C.Ty CP Nhiên liệu SG SFC 15.20% 17.00% 15.00%
73 C.Ty CP Đại Lý Vận Tải SAFI SFI 10.00%
74 C.Ty CP Dệt Lưới Sài Gòn SFN 25.00%
75
C.Ty CP Xuất Nhập Khẩu Sa
Giang SGC 30.00%
76 C.Ty CP Khách sạn Sài Gòn SGH 4.00% 9.00% 6.00% 8.50% 10.00% 5.00%
77 C.Ty CP Hàng hải Sài Gòn SHC 7.00%
78 C.Ty CP Thủy Sản số 1 SJ1
79 C.Ty CP Thủy Điện Cần Đơn SJD
80
C.Ty CP Đầu tư phát triển Đô
thị và KCN Sông Đà SJS 15.00%
81
C.Ty CP Đầu tư thương mại
SMC SMC 14.00%
82
C.Ty CP Giống cây trồng Miền
Nam SSC 20.00% 20.00% 20.00%
83
Ngân hàng SG Thương Tín
Sacombank STB 14.00% 14.00% 12.00%
84
C.Ty CP Dầu Thực Vật Tường
An TAC 12.00%
85
C.Ty CP Công Nghiệp Gốm Sứ
TAICERA TCR
86
C.Ty CP Cáp treo Núi Bà Tây
Ninh TCT 8.00%
87
C.Ty CP Phát triển nhà Thủ
Đức TDH 5.00%
88
C.Ty CP Thương Mại Xuất
Nhập Khẩu Thủ Đức TMC 22.20%
89
C.Ty CP Kho vận giao nhận
ngoại thương TMS 22.00% 22.00% 15.00% 15.00% 15.00%
90 C.Ty CP TM XNK Thiên Nam TNA 20.00%
91 C.Ty CP Nước giải khát Sài TRI 18.00% 18.00% 15.00% 15.00% 15.00%
Gòn - Tribeco
92 C.Ty CP Thủy Sản số 4 TS4 10.00% 12.00% 12.00% 5.00%
93
C.Ty CP Gạch men Thanh
Thanh TTC 7.00%
94 C.Ty CP Bao Bì Nhựa Tân Tiến TTP 15.00%
95 C.Ty CP Dây và cáp điện Taya TYA 15.00%
96 C.Ty CP Viễn Liên UNI 15.00%
97 C.Ty CP VINAFCO VFC 15.00%
98 C.Ty CP Cảng Rau Quả VGP 14.00%
99 C.Ty CP Giấy Viễn Đông VID
100
C.Ty CP Vận tải Xăng Dầu
VIPCO VIP 12.00%
101 C.Ty CP Thép Việt Ý VIS
102 C.Ty CP Sữa Việt Nam VNM 15.00% 17.00% 19.00%
103 C.Ty CP Bao Bì Dầu Thực vật VPK
104
C.Ty CP Thủy điện Vĩnh Sơn -
Sông Hinh VSH 2.00% 6.00%
105 C.Ty CP VITALY VTA
106 C.Ty CP Điện tử Tân Bình VTB 12.00%
107 C.Ty CP Viễn Thông VTC VTC 13.50% 13.50% 13.50% 13.50%
Tổng số công ty chi trả cổ tức 1 4 21 22 31 34 77
Tỷ lệ cổ tức bình quân 15.00% 10.38% 16.62% 16.70% 14.96% 16.24% 14.38%
PHỤ LỤC 3
ĐỒ THI GIÁ VÀ KHỐI LƯỢNG CỔ PHIẾU GIAO DỊCH CỦA MỘT SỐ
CÁC CÔNG TY CÓ CHI TRẢ CỔ TỨC TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY
PHỤ LỤC 4
THỐNG KÊ CÁC CÔNG TY CHI TRẢ CỔ TỨC BẰNG CỔ PHIẾU
TẠI SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN TP.HCM
Năm 2006 (tính đến tháng 6/2007)
Năm 2006
STT
Mã
cổ
phiếu
Tên công ty Trả cổ
tức
đợt 1
Trả bằng
cổ phiếu
1 ABT C.Ty CP XNK Thủy sản Bến Tre 20.00% 20.00%
2 AGF C.Ty CP XNK Thủy sản An Giang 6.00% 20.00%
3 ALT C.Ty CP Văn Hóa Tân Bình
4 BBC C.Ty CP Bánh kẹo Biên Hòa 5.00% 12.00%
5 BBT C.Ty CP Bông Bạch Tuyết
6 BHS C.Ty CP Đường Biên Hòa
7 BMC C.Ty CP Khoáng Sản Bình Định 20.00%
8 BMP C.Ty CP Nhựa Bình Minh 29.00%
9 BPC C.Ty CP Bao bì Bỉm Sơn 15.00%
10 BT6 C.Ty CP Bê tông 620 Châu Thới 8.00%
11 BTC C.Ty CP Cơ khí & XD Bình Triệu
12 CAN C.Ty CP Đồ hộp Hạ Long 13.00%
13 CII C.Ty CII 6.00%
14 CLC C.Ty CP Cát Lợi 12.00% 20.00%
15 COM C.Ty CP Vật Tư Xăng Dầu
16 CYC C.Ty CP Gạch Men CHANG YIH
17 DCT C.Ty CP Tấm Lợp Vật Liệu Xây Dựng Đồng Nai 14.00%
18 DHA C.Ty Cổ phần Hóa An 20.00%
19 DHG C.Ty CP Dược Hậu Giang 10.00%
20 DIC C.Ty CP Đầu tư và thương mại DIC 5.00%
21 DMC C.Ty CP XNK Y tế Domesco 10.00% 10.00%
22 DNP C.Ty CP Nhựa Xây dựng Đồng Nai 36.89%
23 DPC C.Ty CP Nhựa Đà Nẵng
24 DRC C.Ty CP Cao su Đà Nẵng 41.00% 41.00%
25 DTT C.Ty CP Kỹ Nghệ Đô Thành
26 DXP C.Ty CP Cảng Đoạn Xá 5.00%
27 FMC C.Ty CP Thực phẩm Sao Ta 25.00%
28 FPC C.Ty CP FULL POEWR
29 FPT C.Ty FPT 6.00%
30 GIL C.Ty CP SXKD XNK Bình Thạnh (Gillimex) 8.00% 10.00%
31 GMC C.Ty CP sản xuât thương mại may Sài Gòn 18.00% 6.00%
32 GMD C.Ty CP Đại lý liên hiệp vận chuyển 12.00%
33 HAP C.Ty CP Giấy Hải Phòng 12.00%
34 HAS C.Ty CP Xây lắp Bưu điện HN 15.00%
35 HAX C.Ty CP dịch vụ ô tô Hàng Xanh
36 HBC C.Ty CP Xây Dựng và kinh doanh địa ốc Hòa Bình
37 HBD C.Ty CP Bao bì PP Bình Dương 23.00%
38 HMC C.Ty CP Kim khí TP.Hồ Chí Minh 10.00%
39 HRC C.Ty CP Cao su Hòa Bình 60.00% 80.00%
40 HTV C.Ty CP Vận tải Hà Tiên 13.00%
41 IFS C.Ty CP Thực phẩm Quốc Tế 9.33%
42 IMP C.Ty CP Dược phẩm IMEXPHARM 10.00% 10.00%
43 ITA C.Ty CP KCN Tân Tạo 20.00%
44 KDC C.Ty CP Kinh Đô 18.00%
45 KHA C.Ty CP XNK Khánh Hội 12.00%
46 KHP C.Ty CP Điện Lực Khánh Hòa 4.40%
47 LAF C.Ty CP chế biến hàng XK Long An
48 LBM C.Ty CP Vật liệu xây dựng Lâm Đồng
49 LGC C.Ty CP Cơ khí - Điện Lữ Gia 15.00%
50 MCP C.Ty CP In và bao bì Mỹ Châu 5.83%
51 MCV
C.Ty CP Cavico Việt Nam Khai Thác Mỏ và Xây
dựng
52 MHC C.Ty CP Hàng Hải Hà Nội
53 NAV C.Ty CP Nam Việt 6.00%
54 NHC C.Ty CP Gạch ngói Nhị Hiệp 21.00%
55 NKD C.Ty CP chế biến thực phẩm Kinh Đô Miền Bắc 18.00%
56 NSC C.Ty CP giống cây trồng Trung Ương 10.50%
57 PAC C.Ty CP In Ắc Quy Miền Nam 9.00%
58 PGC C.Ty CP Gas Petrolimex 12.00%
59 PJT C.Ty CP Vận Tải Xăng Dầu Đường Thủy
60 PMS C.Ty CP Cơ khí xăng dầu 14.00%
61 PNC C.Ty CP Văn hóa Phương Nam 6.00% 6.00%
62 PPC C.Ty CP Nhiệt Điện Phả Lại 12.00%
63 PVD C.Ty PVD
64 RAL C.Ty CP Bóng đèn phích nước Rạng Đông 16.00%
65 REE C.Ty CP Cơ điện lạnh 16.00% 50.00%
66 RHC C.Ty CP Điện lạnh Ry Ninh II
67 SAF C.Ty CP Lương thực thực phẩm SAFOCO 17.00%
68 SAM C.Ty CP Cáp và Vật liệu Viễn Thông 8.00%
69 SAV C.Ty CP hợp tác kinh tế & XNK Savimex 16.00%
70 SCD C.Ty CP Nước giải khát Trương Dương 7.00%
71 SDN C.Ty CP Sơn Đồng Nai 9.00%
72 SFC C.Ty CP Nhiên liệu SG 15.00%
73 SFI C.Ty CP Đại Lý Vận Tải SAFI 10.00%
74 SFN C.Ty CP Dệt Lưới Sài Gòn 25.00%
75 SGC C.Ty CP Xuất Nhập Khẩu Sa Giang 30.00%
76 SGH C.Ty CP Khách sạn Sài Gòn 5.00%
77 SHC C.Ty CP Hàng hải Sài Gòn 7.00%
78 SJ1 C.Ty CP Thủy Sản số 1
79 SJD C.Ty CP Thủy Điện Cần Đơn 18.00%
80 SJS C.Ty CP Đầu tư phát triển Đô thị và KCN Sông Đà 15.00%
81 SMC C.Ty CP Đầu tư thương mại SMC 14.00%
82 SSC C.Ty CP Giống cây trồng Miền Nam 20.00%
83 STB Ngân hàng SG Thương Tín Sacombank 12.00% 12.00%
84 TAC C.Ty CP Dầu Thực Vật Tường An 12.00%
85 TCR C.Ty CP Công Nghiệp Gốm Sứ TAICERA
86 TCT C.Ty CP Cáp treo Núi Bà Tây Ninh
87 TDH C.Ty CP Phát triển nhà Thủ Đức 5.00%
88 TMC C.Ty CP Thương Mại Xuất Nhập Khẩu Thủ Đức 22.20%
89 TMS C.Ty CP Kho vận giao nhận ngoại thương 15.00%
90 TNA C.Ty CP TM XNK Thiên Nam 20.00%
91 TRI C.Ty CP Nước giải khát Sài Gòn - Tribeco 15.00%
92 TS4 C.Ty CP Thủy Sản số 4 5.00% 9.00%
93 TTC C.Ty CP Gạch men Thanh Thanh 7.00%
94 TTP C.Ty CP Bao Bì Nhựa Tân Tiến 15.00%
95 TYA C.Ty CP Dây và cáp điện Taya 15.00%
96 UNI C.Ty CP Viễn Liên 15.00%
97 VFC C.Ty CP VINAFCO 15.00%
98 VGP C.Ty CP Cảng Rau Quả 14.00%
99 VID C.Ty CP Giấy Viễn Đông 10.00%
100 VIP C.Ty CP Vận tải Xăng Dầu VIPCO 12.00%
101 VIS C.Ty CP Thép Việt Ý
102 VNM C.Ty CP Sữa Việt Nam 19.00%
103 VPK C.Ty CP Bao Bì Dầu Thực vật
104 VSH C.Ty CP Thủy điện Vĩnh Sơn - Sông Hinh 6.00%
105 VTA C.Ty CP VITALY
106 VTB C.Ty CP Điện tử Tân Bình 12.00%
107 VTC C.Ty CP Viễn Thông VTC 8.00%
Tổng số công ty chi trả cổ tức 77 20
Tỷ lệ cổ tức bình quân 14.38%
PHỤ LỤC 5
Thông tin về lãi suất cơ bản
Loại Lãi suất Giá trị Văn bản quyết định Ngày áp dụng
Lãi suất cơ bản 8,25%/năm 1143/QĐ-NHNN ngày 29 tháng 5 năm 2007 01/06/2007
Lãi suất cơ bản 8,25%/năm 632/QĐ-NHNN ngày 29/03/2007 01/04/2007
Lãi suất cơ bản 8,25%/năm 424/QĐ-NHNN ngày 27/02/2007 01/03/2007
Lãi suất cơ bản 8,25%/năm số 298/QĐ-NHNN ngày 31/1/2007 01/02/2007
Lãi suất cơ bản 8,25%/năm 2517/QĐ-NHNN ngày 29/12/2006 01/01/2007
Lãi suất cơ bản 8,25%/năm 2308/QĐ-NHNN ngày 30/11/2006 01/12/2006
Lãi suất cơ bản 8,25%/năm 1887/QĐ-NHNN ngày 29/09/2006 01/10/2006
Lãi suất cơ bản 0,6875%/tháng (8,25%/năm)
1714/QĐ-NHNN ngày
31/08/2006 01/09/2006
Lãi suất cơ bản 0,6875%/tháng (8,25%/năm)
1234/QĐ-NHNN ngày
30/06/2006 01/07/2006
Lãi suất cơ bản 0,6875%/tháng (8,25%/năm)
1234/QĐ-NHNN ngày
30/6/2006 01/07/2006
Lãi suất cơ bản 0,6875%/tháng (8,25%/năm)
1044/QĐ-NHNN ngày
31/05/2006 01/06/2006
Lãi suất cơ bản 0,6875%/tháng (8,25%/năm) 854/QĐ-NHNN ngày 28/4/2006 01/05/2006
Lãi suất cơ bản 0,6875%/tháng (8,25%/năm) 581/QĐ-NHNN ngày 30/3/2006 01/04/2006
Lãi suất cơ bản 0,6875%/tháng (8,25%/năm) 311/QĐ-NHNN ngày 28/2/2006 01/03/2006
Lãi suất cơ bản 0,6875%/tháng (8,25%/năm)
140/QĐ-NHNN ngày
26/01/2006 01/02/2006
Lãi suất cơ bản 0,6875%/tháng (8,25%/năm)
1894/QĐ-NHNN ngày
30/12/2005 01/01/2006
Lãi suất cơ bản 0,6875%/tháng (8,25%/năm)
1746/QĐ-NHNN ngày
1/12/2005 01/12/2005
Lãi suất cơ bản 0,65%/tháng (7,80%/năm)
1556/QĐ-NHNN ngày
28/10/2005 01/11/2005
Lãi suất cơ bản 0,65%/tháng (7,8%/năm)
1426/QĐ-NHNN ngày
30/9/2005 01/10/2005
Lãi suất cơ bản 0,65%/tháng (7,8%/năm)
1246/QĐ-NHNN ngày
26/8/2005 01/09/2005
Lãi suất cơ bản 0,65%/tháng (7,8%/năm)
1103/QĐ-NHNN ngày
28/7/2005 01/08/2005
Lãi suất cơ bản 0,65%/tháng (7,80%/năm) 936/QĐ-NHNN ngày 30/6/2005 01/07/2005
Loại Lãi suất Giá trị Văn bản quyết định Ngày áp dụng
Lãi suất cơ bản 0,65%/tháng (7,8%/năm)
567/QDD-NHNN ngày
29/4/2005 01/05/2005
Lãi suất cơ bản 0,65%/tháng (7,80%/năm) 567/QĐ-NHNN ngày 29/4/2005 01/05/2005
Lãi suất cơ bản 0,65%/tháng (7,80%/năm)
315/QĐ-NHNN ngày
25/03/2005 01/04/2005
Lãi suất cơ bản 0,65%/tháng (7,8%/năm) 211/QĐ-NHNN ngày 28/2/2005 01/03/2005
Lãi suất cơ bản 0,65%/tháng (7,80%/năm)
93/QĐ-NHNN ngày 27 tháng 1
năm 2005 01/02/2005
Lãi suất cơ bản 0,625%/tháng (7,50%/năm)
QĐ số 1716/QĐ-NHNN ngày
31/12/2004 của Thống đốc
NHNN
01/01/2005
Lãi suất cơ bản 0,625%/tháng (7,50%/năm)
1522/QĐ-NHNN ngày
30/11/2004 của Thống đốc
NHNN
01/12/2004
Lãi suất cơ bản 0,625%/tháng (7,50%/năm)
QĐ số 1398/QĐ-NHNN ngày
29/10/2004 của Thống đốc
NHNN
01/11/2004
Lãi suất cơ bản 0,625%/tháng (7,5%/năm)
QĐ số 1254/QĐ-NHNN ngày
30/9/2004 01/10/2004
Lãi suất cơ bản 0,625%/tháng (7,5%/năm)
QĐ số 1079/QĐ-NHNN ngày
31/8/2004 của Thống đốc
NHNN
01/09/2004
Lãi suất cơ bản 0,625%/tháng (7,50%/năm)
QĐ Số 968/QĐ-NHNN ngày
29/7/2004 của Thống đốc
NHNN
01/08/2004
Lãi suất cơ bản 0,625%/tháng (7,5%/năm)
QĐ số 797/QĐ-NHNN ngày
29/6/2004 của Thống đốc
NHNN
01/07/2004
Lãi suất cơ bản 0,625%/tháng (7,5%/năm)
QĐ số 658/QĐ-NHNN ngày
28/05/2004 của Thống đốc
NHNN
01/06/2004
Lãi suất cơ bản 0,625%/tháng (7,5%/năm)
QĐ số 2210/QĐ-NHNN ngày
27/02/2004 của Thống đốc
NHNN
01/03/2004
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Chính sách cổ tức - Lý thuyết và thực tiễn tại một số công ty cổ phần khu vực TPHCM.pdf