Đề tài Chính sách đối ngoại dầu mỏ của chính quyền Mỹ

MỤC LỤC PHẦN I NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA DẦU MỎ TỚI QUAN HỆ CỦA MỸ VÀ CÁC QUỐC GIA KHÁC, QUA ĐÓ THẤY ĐƯỢC VỊ TRÍ CỦA MỸ TRONG QUAN HỆ QUỐC TẾ PHẦN II DẦU MỎ VẪN ĐANG LÀ VẤN ĐỀ NÓNG BỎNG VỚI MỸ TRONG NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỶ I. NHU CẦU DẦU MỎ VẪN Ở MỨC CAO VÀ GIA TĂNG TỪ NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỶ 1. Hiện trạng và nguyên nhân 2. Tình trạng cung ứng dầu trong nước 3. Sự phụ thuộc vào nguồn dầu bên ngoài 4. Hậu quả 5. Giải pháp II. CHÍNH SÁCH ĐIỀU CHỈNH VỀ DẦU MỎ TRONG NƯỚC CỦA CHÍNH QUYỀN BUSH 1. Tăng nguồn cung trong nước 2. Dự trữ dầu mỏ 3. Phát triển công nghệ để sử dụng hiệu quả năng lượng 4. Xây dựng cơ sở hạ tầng 5. Phát triển các nguồn năng lượng mới trong tương lai có thể dần thay thế cho dầu mỏ PHẦN III CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI DẦU MỎ I. KHU VỰC TRUNG ĐÔNG 1. Vai trò của Trung Đông 2. Chính sách 3. Trọng tâm II. CHÂU MỸ 1. Khu vực Bắc Mỹ 2. Khu vực Mỹ Latinh III. NGA, CHÂU PHI VÀ CASPI PHẦN IV KẾT LUẬN

doc24 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3013 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Chính sách đối ngoại dầu mỏ của chính quyền Mỹ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN I NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA DẦU MỎ TỚI QUAN HỆ CỦA MỸ VÀ CÁC QUỐC GIA KHÁC, QUA ĐÓ THẤY ĐƯỢC VỊ TRÍ CỦA MỸ TRONG QUAN HỆ QUỐC TẾ Dầu mỏ - Nguồn năng lượng truyền thống này có vai trò quan trọng đối với mọi quốc gia chứ không chỉ riêng với nước Mỹ, nhiên liệu dùng cho các phương tiện giao thông vẫn chưa gì có thể thực sự thay thế cho xăng dầu và mỗi khi mùa đông đến dầu lại dường như nóng bỏng cho nhu cầu sưởi ấm... Nền KT của 1 số quốc gia tăng trưởng nhanh chóng như Trung Quốc, ấn Độ và ngay cả Mỹ làm cho tiêu thụ dầu trên toàn thế giới tăng nhanh trong khi đó trữ lượng dầu không phải là vô tận. Người ta ước tính... vào khoảng 100 tỷ tấn. Như vậy với mức tiêu thụ hơn 30 tỷ thùng mỗi năm như hiện nay, dầu mỏ sẽ cạn kiệt sau 30- 40 năm nữa. Viễn cảnh chẳng mấy tốt đẹp này khiến... dầu mỏ càng trở lên nóng bỏng hơn. Các cường quốc luôn muốn chạy đua đến cùng để “ có chân” trong các khu vực về dầu mỏ để chiếm lấy cơ hội phát triển thuận lợi hơn các quốc gia khác trước khi đón chờ ngày tàn của dầu mỏ.trong đó những quốc gia càng mạnh thì lại cang có ưu thế. điều này không chỉ ảnh hưởng tới quan hệ các cường quốc với nhau mà còn ảnh hưởng tới quan hệ với các khu vực quốc gia có nguồn vàng đen này. Mỹ với tiềm lực số 1 về KT và quốc phòng đang ra sức thực hiện mục tiêu chiến lược đó. Nhưng chẳng hề dễ dàng một chút nào PHẦN II DẦU MỎ VẪN ĐANG LÀ VẤN ĐỀ NÓNG BỎNG VỚI MỸ TRONG NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỶ I. NHU CẦU DẦU MỎ VẪN Ở MỨC CAO VÀ GIA TĂNG TỪ NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỶ 1. Hiện trạng và nguyên nhân Mỹ cũng là nhà tiêu thụ dầu lớn nhất thế giới. Năm 2006, Mỹ tiêu thụ trung bình 20,8 triệu thùng/ngày( chiếm khoảng 25% lượng dầu tiêu thụ của toàn thế giới) và đã tăng nhiều so với mưc 19,5 triệu thùng/ngày vào năm 2000.trong đó 2/3 là cho giao thông, 25% cho công nghiệp. ước tính tới 2020 mỹ cần thêm 50% khí và 1/3 lượng dầu hiện nay. Hiện nay dầu mỏ chiếm khoảng 40% nhu cầu năng lượng trong nước - Nguyên nhân Bước vào những năm đầu thế kỉ 21 kinh tế mỹ vẫn tiếp tục tăng trưởng. Nền kinh tế lớn nhất thế giới này với hơn 11000 tỉ đo gdp cần 1 nguồn dầu mỏ khổng lồ để nuôI nó và nền kinh tế vẫn đang tăng trưởng :1,2% (2001) đến 3,1% (2006) Dân số tăng nhanh và chất lượng cuộc cũng đượ nâng cao. 1diển hình trong cách sống của người mỹ là sử dụng ô tô trung bình 2/ người trên 1 chiếc, dân số mỹ tăng từ 250 triệu năm 1990 đến 288 triệu – 2002, đén nay khoang gần 300 triệu. 300tr dân với 160tr chiếc là những chiếc máy tiêu thụ dầu khổng lồ. Ước tính năng lượng dầu dùng trong giao thông 69%(2001). Như vậy sẽ tăng trưởng KT và dân số tác động làm nhu cầu tiêu thụ dầu tăng lên. - Nhà nước tăng dự trữ quốc gia 2. Tình trạng cung ứng dầu trong nước Chúng ta biết rằng Mỹ là nước sản xuất dầu lớn thứ 3 thế giới. Năm 2006, My sản xuất trung bình mỗi ngày được 8,2 triệu thùng dầu chỉ đáp ứng được 40% nhu cầu trong nước.nguồn cung ứng trong nước đang nên tới đỉnh đIểm và đang có xu hướng giảm dần. Mức khai thác của mỹ năm 1985 là 10 tr thùng/ ngày. trong 2 thập niên tới sản lượng khai thác sẽ vẫn tiếp tục giảm. thêm vào đó là tình trạng xuống cấp của cơ sở hạ tầng năng lượng. để đáp ứng nhu cầu trong nước buộc mỹ phải nhập khẩu và đây chính là vấn đề sống còn của an ninh năng lượng mỹ 3. Sự phụ thuộc vào nguồn dầu bên ngoài Mỹ vẫn còn phải phụ thuộc rất nhiều vào các nguồn cung bên ngoài. ….. Lượng dầu nhập khẩu của Mỹ chiếm hơn 60% tổng tiêu thụ của quốc gia này.nhu cầu nhập khẩu ngày càng tăng từ4,3 triệu thùng(1985) tới hơn 12 triệu thùng/ ngày Năm 2005, theo thống kê Mỹ phải nhập từ bên ngoài là 13714000 thùng/ ngày trong đó có 5578000 thùng từ Opec, 2234000 từ vịnh Persian. Vậy là hơn 50% nhập khẩu dầu của Mỹ đến từ hai khu vực không thật sự ổn định này. Canada là nước cung cấp nhiều dầu nhất cho Mỹ (18%) Mexico(15%) và Arapxeut(12%).(2005) - Do vậy mà bất kì sự thay đổi nào về giá dầu cũng ảnh hưởng tới mỹ. Một vấn đề lớn với Mỹ là sự biến động thất thường của giá dầu. Người dân Mỹ chỉ phải trả 50,2 usd con số này cao hơn rất nhiều so với hồi chiến tranh vùng vịnh là 41,15 đôla. Nhưng lại thấp hơn tháng 7 – 2005 là 63 dola/thùng và 70 đôla/thùng mấy tháng sau.người mỹ ko giả quyết đc vấn đè này mà phụ thuộc vào OPEC 1971: Nâng giá dầu sau khi thương lượng với các tập đoàn khai thác. Tiến tới đạt tỷ lệ quốc gia hóa 50% các tập đoàn. 1973: Tăng giá dầu tăng từ 2,89 USD một thùng lên 11,65 USD. Thời gian này được gọi là cuộc khủng hoảng dầu lần thứ nhất, OPEC khai thác 55% lượng dầu của thế giới. 1974 đến 1978: tăng giá dầu 5-10% hầu như mỗi nửa năm một lần để chống lại việc USD bị lạm phát. 1979: Khủng hoảng dầu lần thứ hai. Sau cuộc cỏch mạng Hồi giỏo giá dầu từ 15,5 USD một thùng được nâng lên 24 USD. Libya, Algérie và Iraq thậm chí đũi đến 30 USD cho một thùng. 1980: Đỉnh điểm chính sách cao giá của OPEC. Lybia đũi 41 USD, Ả Rập Sauđi 32 USD và các nước thành viên cũn lại 36 USD cho một thựng dầu. 1981: Lượng tiêu thụ dầu giảm do các nước công nghiệp lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế và bắt nguồn từ cuộc khủng hoảng dầu lần thứ nhất, do giá dầu cao, nhiều nước trên thế giới đầu tư vào các nguồn năng lượng khác. Lượng tiêu thụ dầu thế giới giảm 11% trong thời gian từ 1979 đến 1983, thị phần dầu của OPEC trên thị trường thế giới giảm xuống cũn 40%. 1982: Quyết định giảm lượng sản xuất tuy được thông qua nhưng lại không được các thành viên giữ đúng. Thị phần của OPEC giảm xuống cũn 33% và vào năm 1985 cũn 30% trờn tổng số lượng khai thác dầu trên thế giới. Lượng khai thác dầu giảm xuống đến mức thấp kỷ lục là 17,34 triệu thùng một ngày. 1983: Giảm giỏ dầu từ 34 USD xuống 29 USD một thựng. Giảm hạn ngạch khai thỏc từ 18,5 triệu xuống 16 triệu thựng một ngày. 1986: Giá dầu rơi xuống đến dưới 10 USD một thùng do sản xuất thừa và do một số nước trong OPEC giảm giá dầu. 1990: Giá dầu được nâng lên trong tầm từ 18 đến 21 USD một thùng. Nhờ vào chiến tranh vựng Vịnh giá dầu đạt đến mức đề ra. 2000: Giá dầu đó dao động mạnh, vượt qua cả hai mức thấp và cao nhất trong lịch sử. Nếu trong quý I, chỉ với 9 USD người ta cũng có thể mua được một thùng dầu thỡ trong quý IV giỏ đó vượt trên 37 USD một thùng. Các thành viên của OPEC đồng ý giữ giỏ dầu ở mức 22-28 USD/thựng. Thỏng Giờng 2005: OPEC quyết định giữ nguyên lượng khai thác 27 triệu thùng. Các thành viên đó nhất trớ "tạm ngưng" không giữ giá dầu ở mức 22-28 USD/thựng. Cơ quan năng lượng quốc tế IEA có đưa ra báo cáo vào năm 2015 nhu cầu cua thế giới tăng thêm 15tr thùng/ngày, với 3 khu vực sản xuất chính là các nước vùng vịnh Ba tu , tay phi và Nga cung cấp gần 80% lượng dầu thế giới , và khi đó giá dầu có thể lên đến 80 đôla/thùng. Ro ràng là 1 nước tiêu thu dầu lớn nhất thế giới mà lại nhập tới 60% thì kinh tế mỹ gạp nhiều khó khăn. theo bộ trưởng năng lượng mỹ mỗi thùng dầu tăng 10 dô thì mỹ sẽ thiệt hại 50 tỉ đô mỗi năm 4. Hậu quả -Việc giá dầu liên tục biến động đã tác động đến Mỹ trên nhiều goc độ. Với các gia đình họ phải chi trả nhiều hơn cho vấn đề năng lượng dẫn tới xu hướng tiêu dùng giảm theo sức mua vì thế cũng giảm. Đối với chính phủ, đã có luc Bush phải tăng gấp đôi hay gấp 3 lần mưc tiền của hoá đơn năng lượng. Đối với các doanh nghiệp giá dầu tăng làm chi phí sản xuất tăng dẫn tới giá cả hàng hoá tăng đe doạ lợi nhuận của doanh nghiệp. Đối với tổng thể nền KT Mỹ làm ảnh hưởng tố đọ tăng trưởng kinh tế gia tăng lam phat thâm hụt cán cân thương mại nếu mỹ thâm hụt 0,4- 1999 thì đến cuối 2000 thâm hụt tăng 1,3 % GDP. Cuối năm 2000 cho đến đầu 2003 cũng là nhiệm kỳ đầu tiên của Bush KT Mỹ đã rơi vào tình trạng trì trệ trong đó giá dầu cao la nguyên nhân đáng kể. 5. Giải pháp Tình hình đó đặt ra các khó khăn cho Mỹ và chính quyền Bush và một lời giải cho vấn đề an ninh năng lượng, đảm bảo dầu mỏ.ngay khi nhậm chức bush đã đề cập đến vấn đề khủng hoảng năng lượng và đã bổ nhiệm bộ trưởng năng lượng mới spencer abraham và giao cho phó tổng thống d.cheney Năm 2001 phó tổng thống Dichcheney đã đưa ra đạo luật về năng lượng trong đó dành những mục quan trọng đề cập riêng đến chính sách về dầu mỏ. Ta có thể điểm qua những chính sách của chính quyền Bush như sau: + Mỹ phải đa dạng hoá hơn nữa nguồn cung bên ngoài hướng đến thị trường mới, củng cố thị trường truyền thống + Mở rộng quy mô sản xuất dầu trong nước đi kèm với xây dựng cơ sở hạ tầng mới đồng bộ và hoàn thiện hơn + Tích cực đầu tư nghiên cứu triển khai sử dụng các nguồn năng lượng mới giảm bớt gánh nặng từ dầu mỏ + Dự trữ dầu mỏ góp phần đảm bảo an ninh năng lượng chủ động trước những biến đổi thất thường của thị trường thé giới + Có những chính sách đảm bảo sử dụng một cách hiệu quả và tiết kiệm năng lượng trong đó việ đảm bảo thị trường là quan trọng nhất. II. CHÍNH SÁCH ĐIỀU CHỈNH VỀ DẦU MỎ TRONG NƯỚC CỦA CHÍNH QUYỀN BUSH 1. Tăng nguồn cung trong nước Làm thế nào để có thể tăng nguồn cung? Tức là phải thông qua việc mở rộng quy mô của bộ phận sản xuất trong nước dựa vào việc một số vùng có nhiều tiềm năng về dầu mỏ chưa được khai thác hết và khả năng dẫn đầu về công nghiệp của Mỹ Chính phủ liên bang sử dụng khoảng hơn 30% đất đai của cả nước tại đó tập trung một tỷ lệ lớn các nguồn năng lượng. Những khu vực này đóng góp hơn 50% sản xuất dầu trong nước. Vùng Alatka của Mỹ được xem là nơi có nguồn dầu lớn nhất nước vẫn đang được khai thác dù chi phí khai thác ở đây là rất lớn. Alatka hiện nay cung cấp khoảng 17% sản xuất dầu của Mỹ. Nừu như năm 2002, Mỹ mới sản xuất được 5,9tr thung/ngày thì hiện nay đã có thể sản xuất hơn 8tr thùng/ngày. Nhưng có thể thấy rằng mức sản xuất này thấp hơn thế kỉ trước, nó cho thấy việc mở rộng sản xuất là rất khó. Trong 1 dự án dầu mỏ gần đây ở alátca có tên là liberty phải mất tới 10 năm mới có thể đưa dầu về mỹ để tiêu dùng và với gí cả vo cùng đắt. 2. Dự trữ dầu mỏ Đặc biệt là sau sự kiện khủng bố ngày 11-9-2001, Mỹ đã thúc đẩy hợp tác giữa bộ năng lượng, các cơ quan và nhà Trắng để nâng cao an ninh năng lượng. Theo yêu cầu của tổng thống dự trữ dầu mỏ được tăng cường với một số tiền 190tr USD năm 2001. Kho dự trữ dầu không chỉ là với mục đích bình ổn giá cả thị trường mà còn là kho dự trữ chiến lược có tầm quan trọng quốc gia, do đó nó không tuân theo quy luật giá cả thị trường: bán dầu ra khi giá cao và mua vào khi giá thấp Tù tháng 11-2001, chính phủ Mỹ liên tục đưa thêm dầu vào kho dự trữ chiến lược. Tháng 4-2004 dù giá dầu vẫn đang tăng, Bộ năng lượng Mỹ vẫn tiếp tục đưa thêm dầu vào kho với mức 202000 thùng/ngày. Đến năm 2005 đã có 700tr thùng dầu trong kho. Với mức tiêu thụ 21tr thùng/ngày kho dự trữ này có thể đủ cho nước Mỹ dùng trong khoảng 33 ngày. việc mữ mở rộng hay thu hẹpkho dự trữ đều lam giá dầu thay đổi. Tuy nhiên đây chỉ là biên pháp phòng ngừa tạm thời mà ko mang tính bền vững. 3. Phát triển công nghệ để sử dụng hiệu quả năng lượng Năng lượng dùng cho giao thông tăng bình quân 1,5%/ năm. trong 2 thập kỷ qua ở Mỹ chủ yếu vẫn là năng lượng truyền thống(99%). Năm 2003 chính quyền Bush đã ban hành luật “ Đảm bảo hiệu quả năng lượng giao thông cho tương lai” yêu càu sử dụng công nghệ tiết kiệm và phát triển công nghệ mới để giảm bớt năng lượng tiêu dùng và giảm ô nhiễm. Nhà nước thiết lập các tiêu chuẩn hiệu quả năng lượng tối thiểu yêu cầu sử dụng năng lượng tiết kiệm nhất là đối với các cơ quan công cộng – khu vực sử dụng năng lượng lớn nhất cả nước. Năm 1999, các cơ quan chính phủ tiêu dùng gần 1,1% tổng năng lượng Mỹ và chi tiêu gần 8 tỷ USD cho phương tiện đi lại, cho các hoạt động và cho 500000 ngôi nhà. Nhà nước kêu gọi các gia đình thực hành tiết kiệm , thực hiện việc thông báo chi tiết chi phí từng loại năng lượng mà các gia đình sử dụng trong hoá đơn, qua đó giúp các gia đình điều chỉnh được mức tiêu thụ năng lượng hợp lý của mình 4. Xây dựng cơ sở hạ tầng Cải thiện hệ thống truyền dẫn giữa các bang đồng thời mở rộng chương trình nghiên cứu và phát triển của Bộ năng lượng đối với hệ thống truyền dẫn Các chuyên gia ước tính cần phải xây dựng tức 10 nghìn dặm các ống dẫn dầu và khí tự nhiên mới và cả những nhà máy xử lý và lọc để cơ thể đáp ứng đủ nhu cầu tăng lên của khí tự nhiên và dầu. Đổi mớ và phát triển hệ thống ống dẫn dầu, khí xuyên Alatka để đảm bảo rằng dầu và khí tự nhiên sẽ là dòng năng lượng không bị ngắt quãng cho bờ Tây của Mỹ. Để đảm bảo tính an toàn thì luật cải thiện mức an toàn của đường ống dẫn dầu khí năm 2002 đã được ban hành 5. Phát triển các nguồn năng lượng mới trong tương lai có thể dần thay thế cho dầu mỏ Khó khăn nhất vẫn là vấn đề kĩ thuật – kinh tế. Chi phí sản xuất những nguồn năng lượng tái sinh ( gió, địa nhiệt , sinh học...) cao hơn nhiều so với những nguồn năng lượng truyền thống khác như dầu mỏ. Chính quyền Bush tiếp tục tăng đầu tư cho các chương trình R và D ( nghiên cứu và phát triển) năng lượng tái sinh. Năm 2004 Bush chi 357tr USD cho nghiên cứu và phát triển nguồn năng lượng này. Hiện tại Mỹ là nưúơc sản xuất và tiêu dùng năng lượng tái sinh đứng đầu thế giới. Năng lượng thay thế thường là các loại nhiên liệu dùng cho giao thông được tạo ra từ các nguồn phi truyền thống để thay thế cho các nguồn xăng, diezel... bao gồm ethnol, biodiezel, biofuele, pin nhiên liệu , hyđro, nhiệt hạch... Riêng đối với nguồn thay thế mới là hyđro, tổng thống Bush đã quyết định thành lập một... gọi là Freedom CAR, đồng thời tăng cường hợp tác quốc tế để xây dựng nền “ Kinh tế hyđro”. Năm 2003, ngân sách dành 150tr USD cho Freedom CAR Năng lượng nguyên tử cũng được phát triển hiện đã chiếm hơn 8% tổng tiêu thụ năng lượng ở Mỹ. Rõ ràng các nguồn năng lượng thay thế này vẫn là chuyện của tương lai NHìN CHUNG : các biện pháp này mặc dù đã mang lại 1 số hiệu quả nhưng về căn bản không thể giảI quyết căn bản vấn đề dầu mỏ của mỹ. nguồn dầu trong nước khai thác có cáI giá cao hơn quá nhiều so với khai thác ở nước khác và cũng đang tiến dần tới dỉnh điểm. Việc dự trữ năng lượng chỉ có thể giảI quyết tình thế trước mắt khi mà mỹ gặp phải vấn đề nghiêm trọng. Với dầu chiếm 40% nguồn năng lượng thì trong vàI năm trước mắt không có nguồn năng lượng nào có thể thay thế, hơn nữa chi phí cho nhưng nguồn năng nượng khác cũng quá cao. Do vậychính sách dầu mỏ trong nước chỉ mang tính bổ sung. Vấn đề then chốt vẫn là đảm bảo thị trường bên ngoài. PHẦN III CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI DẦU MỎ Là nước sản xuất dầu mỏ đứng thứ 3 trên thế giới nhưng cũng tiêu dùng nhiều nhất thế giới với hơn 25% lượng dầu được sản xuất của toàn thế giới,mỹ phải nhập khẩu dầu tới hơn một nửa để phục vụ nhu cầu dầu mỏ của mình. Do không tự đáp ứng được nhu cầu cho một nền kinh tế phát triển nhanh chóng, Mỹ chịu sự phụ thuộc lớn vào bên ngoái, có thể gây nguy cơ đến an ninh năng lượng. Vì thế mà trong chính sách năng lượng quốc gia được ngài phó tổng thống Dick cheney đưa ra năm 2001, có một phần lớn tập trung vào việc thúc đẩy các quan hệ quốc tế để đạt mục đích đa dạng hơn nữa nguồn cung. Mỹ tăng cường hiện diện ở những khu vực dầu mỏ I. KHU VỰC TRUNG ĐÔNG 1. Vai trò của Trung Đông Mỹ rất cần kiểm soát được khu vực này.Khu vực mà chiếm tới 2/3 trữ lượng dầu mỏ của thế giới, sản lượng klhoảng 34% và theo dự báo đến năm 2020, các nước trong khu vực này sẽ cung cấp từ 54-67% lượng dầu sản xuất được của thế giới. Khu vực này cũng rất thuận tiện để khai thác với giá rất thấp khoảng 1.5 usd/ baren, thấp nhất thế giới sẽ tạo lợi nhuận cao. Đây là khu vực ngự trị của những thành viên lớn nhất thuộc OPEC. Năm 2005, Mỹ vốn phải nhập khẩu trung bình mỗi ngày 5587000 thùng dầu từ OPEC( chiếm 41% nhập khẩu dầu của mỹ). Tổng thống dick cheney đã tuyên bố:”dù dự tính thế nào, sản xuất dầu của trung đông vẫn tiếp tục đóng vai trò trung tâm với an ninh dầu thế giới.” 2. Chính sách Chính sách cụ thể của bush ở trung đông trong những năm đầu thế kỉ này là triệt để cảI tổ iraq, liên minh với kưait, lôI kéo các tiểu vương quốc arap oman, quata hình thành các tập đoàn thân mỹ ở trung đông nắm chặt quyền cung cấp dầu ở đây.sau cuộc chiến vùng vịnh lần thứ 1 mỹ đã kiểm soát được dầu mỏ ở arapxeut, kuoat nhưng iraq thì mỹ vẫn chưa tiếp cận được 3. Trọng tâm - Nước đứng đầu OPEC- Arapxeut- là nước có trữ lượng dầu lớn nhất thế giới 25,4% thế giới. Hiện tại Arapxeut cung cấp cho Mỹ trung bình mỗi ngày 1537000 thùng dầu(chiếm 11,2% lượng dầu nhập khẩu của Mỹ, đã giám đi so với tỷ lệ 13,7% năm 2000, lượng cung không mấy thay đổi, chí là do Mỹ có thêm những nguồn cung mới) theo báo cáo của nhóm chính sách phát triển năng lượng quốc gia NEPD (2001) đI đến kế luận arapxeut được coi như mấu chốt trong nguồn cung cấp đáng tin cậy. Từ lâu ngành công nghiệp dầu khí của Arapxeut đã gán chạt với Mỹ. Ngành này được thành lập ở Arapxeut từ năm 1938 bởi công ty dầu lửa Arabian- American(gọi tắt là Aramco). Ban đầu thuộc sở hữu của 4 công ty dầu lửa Mỹ, mãi đến năm 1974 việc đầu tư mới đặt dưới sự kiểm soát của chính phủ Arap. Hiện Arapxeut vẫn là đồng minh quan trọng của Mỹ ở Trung Đông dù cho những năm gần đây Arap đánh mất đi vai trò là nhà cung cấp dầu lớn nhất của Mỹ vào tay Canada, thậm chí còn xếp dưới Canada và Mexico. đặc biệt sau vụ 11-9 quan hệ giữa 2 nước trở nên căng thẳng nhưng nhìn chung mỹ sẽ gắn chặt mình vào quốc gia này.chắc mỹ vẫn còn nhớ bài học khi khối arap cấm vận dầu với mỹ vì ủng hộ ixraen(1973-1974). Còn về phía các quỗc gia trung đong khác thân mỹ như arapxeut thì cho tới nay đã phải công nhận ixraen và luôn phải nhở mỹ là cáI ô bảo hộ cho mình. Bởi vậy àm trong thời gian tới mối quan hệ đồng minh này sẽ vẫn được duy trì Nước có trữ lượng dầu lớn thứ hai sau Arapxeut cũng nằm ở khu vực này là Iraq trữ lượng 112tỷ thùng,thậm chí còn có thể cao hơn).và đây cũng là quốc gia đại diện cho tư tưởng chống mỹ, là nơI mà mỹ chưa thể tiếp cận với dầu mỏ và cũng là trọng tâm của chính sách năng lượng mỹ ở trung đông. trữ lượng lớn nhưng những dự án khai thác ở đây lại rất ít, iraq có khoảng 526 đIểm có khả năng khai thác nhưng mới chỉ có 125 đIêm được khai thác, do vậy nước này có 1 nguồn dầu mỏ còn rất phong phú,Mỹ từ lâu xem việc kiểm sáot vùng vùng vịnh như là lợi ích sống còn của mình. Cựu tổng thống CARTER đã tuyên bố “ bất kì nỗ lực nào của các thế lực bên ngoàI nhằm kiểm soát vùng vịnh sẽ bị coi như một cuộc tấn công vào lợi ích của hoa kỳ” Thế nhưng Iraq, nước có trữ lượng dầu lớn thứ hai thế giới đã có thái độ chống lại sự thao túng của Mỹ ở vùng này, trở thành một vật cản trong chiến lược kiểm soát nguồn năng lượng thế giới của Mỹ. Mưu đồ lật đổ Saddam Hussein của Mỹ lại càng mạnh mẽ hơn sau vụ 11-9 và vào thời điểm khi mà Iraq ký với Pháp, Nga, Trung Quốc một số hợp đồng khai thác dầu mỏ, chỉ đợi đến khi lệnh cấm vận của Liên Hợp Quốc bị dỡ bỏ là đi ngay vào thực hiện +Ngày 20-3-2003, Bush tuyên bố bắt đầu cuộc chiến tranh chống Iraq gây sự bất bình to lớn trong cộng đồng quốc tế. Động cơ chủ yếu cho hành động này của Mỹ là dầu mỏ, chứ không phải là chống khủng bố. Một mạt kiểm soát được Iraq sẽ có thêm một lượng dầu đáng kể, có được món lời khổng lồ cho các công ty dầu mỏ của Mỹ ( Mỹ rút khỏi nghị định thư Kyoto cũng chính là để đảm bảo lợi ích cho các công ty dầu của mình, Exxan Mobilcorp tập đoàn cầu khí có lợi nhuận 36 tỷ USD năm 2005 đã ra sức vận động cho vấn đề này) Mặt khác sau khi kiểm soát được Iraq, Mỹ sẽ có điều kiện kiểm soát được nguồn cung cấp dầu mỏ cho Trung Quốc và các đối thủ khác.có thể nhìn thấy trong chiến dịch này mỹ đã ko ném bom dảI thảm mà sớm cho bộ binh đổ bộ và chiếm đóng canh giữ các giếng dầu. + Năm 2005 trung bình mỗi ngày Iraq cung cấp cho Mỹ một lượng dầu là 531000 thùng một con số đáng kể tuy chưa đúng với kì vọng của mỹ và có thể sẽ còn tăng vọt trong thời gian tới. Hiện nay một đạo luật về khai thác dầu ở Iraq đang trong quá trình bàn thảo, tất nhiên việc phác thảo ra đạo luật này có sự tham gia chủ đạo của chính quyền Mỹ. Dự kiến sẽ được thông qua vào tháng 3/2007. Đạo luật này ra đời sẽ cho phép các công ty lớn như BP, Shell hay Exxan có được hợp đồng khai thác dài tới 30 năm. Điề này khiến nhiều người khẳng định rõ ràng hơn, cuộc chiến Iraq, cuộc chiến vì dầu mỏ. Nên nhớ rằng các tập đoàn lớn dầu mỏ cũng là những tập đoàn tậo quỹ cho bush tranh cử. Việc đánh iraq chính là cơ hội cho nhữnh hợp đòng béo bở về xây dựng và khai thác dầu mỏ cho các công ty của mỹ + Có vẻ như lời biện hộ của Colin Powel “ Tốn một chi phí rất lớn cho chúng ta theo đuổi cuộc chiến tranh này. Nhưng dầu của người Iraq thuộc vè người Iraq, đó là nguồn tài nguyên của họ, được dùng cho lợi ích của họ. Chúng ta không tiến hành chiến tranh vì dầu mỏ” giờ đã trở nên vô giá trị. Chiến tranh Iraq nằm trong chiến lược kiểm soát nguồn năng lượng của Mỹ. Tác động của những chính sách cứng ắn và đơn phương này lại đI ngược lại mong muốn của mỹ tạo ra 1 sự căng thẳng bất ổn. Về phía iraq, đất nước bị tàn phá, vòng xoáy bạo lực leo thang nguy cơ của 1 cuộc nội chiến. Về phía mỹ không bình ổn được iraq có nghĩa là mỹ chưa thể yên tam khai thác nguồn dầu ở đây, trong khi làn sóng phản đối trong nước và tư tưởng chống mỹ ở khu vực này càng ra tăng Những chính sách của tổng thống bush với thị trường truyền thống trung đông vẫn nằm trong chính sách chung của các tổng thống mỹ trước, tuy nhiên sự quá khích của ông bush sau vụ 11-9 với những chính sách quá cứng rắn và đơn phương đI ngược lại xu thế của thế giới làm cho tình hình trung đông đã nóng lại còn nóng hơn, mâu thuẫn giữa mỹ với người dân ở đây và thậm chí là cả mâu thuẫn với các cường quốc làm cho đối ngoại của mỹ trở lên xấu đI nghiêm trọng. II. CHÂU MỸ Đây cũng là thị trường truyền thống của Mỹ, 3 trong số 4 nhà cung cấp dầu lớn nhất cho Mỹ nằm ở châu lục này. Đó là Canada, Mexico, Venezuela. 1. Khu vực Bắc Mỹ - Canada những năm gần đây đã trở thành nhà cung cấp dầu lớn nhất cho Mỹ. Năm 2000 nước này trung bình mỗi ngày xuất sang Mỹ 1,8tr thùng dầu, đến năm 2005 đã tăng lên tới 2,18tr thùng(chiếm 16% tổng nhập khẩu dầu của Mỹ). Trữ lượng dầu của Canada không thuộc OPEC vậy nên việc nưúơc này nhanh chóng trở thành nhà cung cấp dầu lớn nhất cho Mỹ đã khiến nhiều người bất ngờ. Theo một cuộc thăm dò tháng 6/2006 đăng trên CBC News thì chỉ có 4% người Mỹ biết đến điều này. ở khu vực Bắc Mỹ Canada là đồng minh thân cận của Hoa kỳ, quan hệ thương mại của Mỹ với Canada lớn hơn của Mỹ với bất cứ quốc gia nào trong tương lai, mối quan hệ này vẫn diễn tiến theo chiều tốt đẹp và khả năng Canada vẫn sẽ là nhà cung cấp dầu lớn nhất cho Mỹ hơn nữa , là nhà cung cấp dầu ổn định tin cậy nhất, cũng trong cuộc thăm dò trên, 88% người Mỹ thể hiện sự yêu thích của họ đói với Canada Mexeco là nước cung cấp dầu nhiều thứ 2 sau Canada, năm 2005 trung bình mỗi ngày, Mỹ nhập của Mexeco 1662000 thùng dầu.(chiếm 12,1% tổng nhập khẩu dầu của Mỹ) đã tăng đáng kể so với mức 1373000 thùng/ngày hồi năm 2000. Mexico, Canada. Những thành viên của NAFTA đã cùng Mỹ họp tác hội đàm tạo ra một chương trình gọi là “Sáng kiến năng lượng Bắc Mỹ” phát triển các chính sách để thúc đẩy liên kết và thương mại năng lượng Bắc Mỹ. Nhình chung nguồn cung đến từ 2 nước này là khá ổn định và bền vững do mỹ không chịu sự cạch tranh lớn về nguồn cung ở đây, khu vực này là thị trường truền thống có mối quan hệ lâu bền và là đồng minh của mỹ, tư tưởng chống mỹ cũng ko cao. Bởi thế mà vấn đề dàu mỏ chỉ là 1 nội dung hợp tác thúc đẩy quan hệ tốt đẹp giữa mỹ và 2 nước này. 2. Khu vực Mỹ Latinh Venezuela là nước cung cấp nhiều dầu nhất cho mỹ ở khu vực này tiếp đó phải kể tới colombia, ecuado. năm 2005,venezuela cung cấp trung bình mỗi ngày 1529000 thùng dầu cho Mỹ (chiếm 11,1% tổng dầu nhập khẩu của Mỹ). Kể từ khi gnành thương mại dầu lửa bắt đầu ở Venezuela những năm 1920, một mối quan hệ vững chắc đã được thiết lập giữa quốc gia này với Mỹ, Venezuela trở thành nhà cung cấp dầu quan trọng cho Mỹ. Ngay cả khi cuộc quốc hữu hoá ngành công nghiẹp dầu diễn ra 30 năm trước, Venezuela vẫn duy trì vị trí là nhà cung cấp dầu hàng đầu của Mỹ. Mỹ và Venezuela cũng là điều phối viên của quá trình “Sáng kiến năng lượng Tây Bán Cầu “. Tháng3/2001 tại Mexico cũng đã diễn ra cuộc họp thượng đỉnh cảu các Bộ trưởng năng lượng bán cầu Tây, để thúc đẩy liên kết và phát triển ổn định ở Bán Cầu nay. Thế nhưng phải nói rằng, quan hệ giữa Venezuela và Mỹ không phải lúc nào cũng tốt đệp. Dưới thời Hugo Chavez, mối quan hệ này diễn biến phức tạp và nói chung theo chiều hướng xấu đi. Hugo Chavez có thể nói là người có xu hướng cánh tả, ủng hộ tư tưởng, mo hình CNXH, ủng hộ và ca ngợi Iran, Cuba. Những quốc gia bị Mỹ cấm vận. Venezuela thậm chí muốn liên kết với Iran lập ra một quỹ trị giá 3 tỷ... cho các quốc gia “dám “ chống lại Mỹ, nhất là ở khu vực Mỹ la tinh- xu thế cánh tả đang bao trùm vì vậy mà không ít lần Venezuela đe doạ cắt nguồn cung dầu cho Mỹ trong giai đoạn hiện tại, sự đe doạ này vô cùng nguy hiểm đối với Mỹ vì dù sao Venezuela cũng là 1 trong những nhà cung cấp dầu quan trọng nhất của Mỹ. Liệu khả năng này có xảy ra hay không? Một nhà phân tích bình luận rằng: Hugo Chavez có thể làm vậy để tỏ rõ lập trường chính trị của mình, còn để thể hiện mình là một nhà lãnh đạo có trách nhiệm ông ta sẽ không làm điều đó. Rõ ràng là kinh tế Venezuela xuất khẩu trung bình mỗi ngày 88000 thùng dầu sang châu Âu, 65000 thùng sang Nam Mỹ, 300000 thùng đến Trung Mỹ và caribe. Chẳng thấm vào đâu so với mức 1,5tr thùng sang Hoa kỳ.hoa kỳ cũng là quốc gia đầu tư rất nhiều vào nước này. Với Hugo Chavez chắc hẳn đã xem xét đến sự so sánh tương quan đó. Nhìn chung với khu vực này mỹ thi hành các chính sách kha mềm dẻo để kiểm soát nguồn dầu mỏ ở đây. mỹ đã đầu tư nhiều vào khu vực này để chiếm thị trường dầu mỏ ở đây. mỹ còn can thiệp vào các chính quyền các nước nhằm tạo ra 1 chính quyền thân mỹ nhằm đảm bảo lợi ích của mỹ ở đây. diển hình là việc mỹ nhiều lần can thiệp vào venezuela nhằm lật đổ ông chavez, Như vậy có thể thấy rằng mặc dù quan hệ giữa mỹ và khu vực này ko căng thẳng như ở trung đông nhưng nó đang tiềm ẩn những mâu thuẫn đối địch. Mỹ vân luôn coi đây là sân sau của mỹ và muôn nắm khu vực này trong đó có cả dầu mỏ. Trong đó nhiều nước trong khu vực này như các nước phe cánh tả lại muốn giảm sự phụ thuộc vào mỹ, chống lại mỹ. Venezuela đã dùng dầu mỏ là vũ khí chống lại mỹ, tổng thống nước này tiếp tục kêu gọi lâp 1 liên minh dầu mỏ chống mỹ. điều này đã làm cho quan hệ giữa mỹ và 1 số nước trong khu vực mỹ latinh có phần gay gắt Tuy nhiên về hiện tại khu vực này còn lệ thuộc rất nhiều vào mỹ III. NGA, CHÂU PHI VÀ CASPI Nga: Nga chiếm khoảng 5% trữ lượng dầu của thế giới. Năm 2000, Nga sản xuất trung bình 6,7tr thùng/ngày. Năm 2004, sản xuất dầu đã xấp xỉ 9tr thung/ngày. Nga về sản xuất cũng như xuất khẩu dầu đều thuộc vào hàng 3 nứơc dẫn đầu. Tuy nhiên lượng dầu mà Nga xuất sang Mỹ chỉ rất hạn chế. Năm 2000 là 72000 thung/ngày. Năm 2005 tăng nhảy vọt lên 410000 thùng/ngày nhưng cũng chỉ mới bằng 1/5 so với Canada. Mặc dù trong quá khứ Nga và Mỹ từng có những giai đoạn đối đầu căng thẳng. Nhưng cả hai bên đều thấy rằng cần phải hợp tác chặt chẽ hơn nữa trong vấn đề năng lượng. Mỹ thì rất cần đến nguồn tài nguyên dầu mỏ và khí đốt phong phú của Nga, còn Nga cần phát triển kinh tế mà sự trợ giúp từ phía Mỹ là vô cùng hữu ích. Hiện nay, Nga vẫn đang gặp khó khăn về xây dựng cơ sở hạ tầng năng lượng. Đây là cơ hội cho các công ty Mỹ tìm kiếm đầu tư. Chính phủ Mỹ đã hỗ trợ các công ty đối thoại về đầu tư vào môi truờng thương mại với các quan chức Nga cũng như cải thiện môi trường đầu tư chung. Hội nghị thượng đỉnh năng lượng Nga đã được tổ chức ở thành phó Houston, thủ phủ bang Taxas vào ngày 1 đến 2-10-2004 với nội dung bàn bạc chủ yếu là về việc đưa Nga từng bước trở thành một nhà cung cấp dầu chiến lược chính cho Mỹ. Trong hội nghị này, có 3 dự án lớn được đưa ra trong đó dự án đàu tiên và cũng mang tính khả thi nhất là vận chuyển dầu từ vùng Murmask, một thành phố cảng của Nga nằm ở vùng cực Bắc bằng những tàu chở dầu cực lớn thảng đến nước Mỹ. Dự án này có tổng chi phí tối đa từ 1,5 đến 2,6 tỷ đôla. Người ta tin rằng , dự án này nếu thành công có thể cung cấp cho nước Mỹ 1tr thùng/ngày. Bộ trưởng năng lượng Mỹ, Spencer Abraham phát biểu rằng: “ Chúng ta đang phát triển mạnh quan hệ song phương với Nga, là nước sản xuất và xuất khẩu dầu mỏ lớn trên thế giới. Tổng thống Bush và Putin đã ký tuyên bố chung đưa ra những sáng kiến năng lượng mang tính chiến lược “ - Tuy nhiên nhều nhà phân tích cũng chỉ ra rằng: Nga chưa phải là đối tác trong tương lai gần là sự lựa chọn hàng đầu của Mỹ trong nhiệm vụ chiến lược thay thế dần nguồn dầu mỏ đến từ Trung Đông vì dẫu sao Nga không phải là đồng minh thân cận của Mỹ và nga cũng là 1 nước lớn mà mỹ ko thể áp đặt. Nhưng dẫu sao dầu mỏ cũng đã đưa 2 nước tới gần nhau. Cũng cần lưu ý rằng dầu mỏ cũng là yếu tố gây căng thẳng giữa 2 nước trong năm 2003 khi mỹ tuyên bố hủy các hợp đồng mà chính phủ cũ của iraq đã kí với nga và nga luôn là quốc gia nắm rấtchặt vũ khí năng lượng. Khu vực caspi: nơi có trứ lượng khoảng 200 tỉ barrel, cũng là nơi cung cấp lượng dầu đáng kể cho mĩ. để củng cố sự hiện diện của mình mĩ đã viện trợ quân sự 4,4 tỉ đô la cho quốc gia giàu dầu lửa azerbaizan. Hoa kì đã có nhiều hoạt động quân sự ở khu vực nhạy cảm này cũng là để đảm bảo cho lợi ích của mĩ trong đó có những đường ống dẫn dầu. Năm 2001 tổng thống bush hoan nghênh nga oman và kazakhstan cùng các công ty dầu mỏ của mỹ là exxon mobil, chevron tẽaco thành lập CPS. Mĩ thực hiện viện trợ quân sự cho georgia để đảm bảo an ninh cho đường ống dẫn dầu baku-tblíi-ceyhan. Mỹ đã xây dựng đường ống dẫn dầu vượt baikan nhằm tạo thêm đường cung cấp dầu xuất khẩu ở caspi với sự tham gia của cả 2 công ty dầu của mĩ là exxon mobil và balkan.. mĩ đã đầu tư khoảng 3,5 tỉ đo vào ngành dầu lửa trung á trở thành nhà đầu tư lớn nhất trong khu vực và đã giành được thế mạnh về quyền khai thác ở khu vực caspi. Châu Phi Trong nỗ lực thoát ra khỏi hay ít nhất giảm thiểu đi sự phụ thuộc quá nhiều vào nguồn dầu mỏ từ Trung Đông, nơi chứa chất những bất ổn khó lường và cả không ít những rào cản chống đối Mỹ, thì châu Phi là điểm đến hợp lý của chính quyền Bush. Hơn hết khi nào, bây giờ người ta thực sự nhận thức được tầm quan tròng của lục địa đen Các nước chau Phi hiện đã xản xuất được xấp xỉ 9tr thùng dầu mỗi ngày( trong đó có hơn một nửa đến từ Tây Phi) con số này chiếm khoảng 11% tổng cung dầu toàn thế giới. Lượng dầu xuất khẩu của chau phi sang Mỹ chiếm gần 20% nhập khẩu dầu của nước này. Cả hai nưúơc Nigeira và Angola đều thuộc vào hàng 10 nước cung dầu nhiều nhất cho Mỹ. Châu Phi dần trở thành 1 đối tác quan trọng của Mỹ trong vấn đề dầu lửa. Người Mỹ hy vọng trong tương lai chau Phi còn có thể làm được nhiều hơn thế bởi đây là 1 mảnh đất đầy tiềm năng. Vể trữ lượng dầu mỏ cũng có nhiều tài liệu đăng tải và đa phần chỉ ra rằng nó nằm trong khoảng từ 80-100 tỷ thùng dầu, chiếm xấp xỉ từ 7-5% tổng trữ lượng dầu thăm dò được của thế giới. Đó là cơ sở để chau Phi có khả năng gia tăng hơn nữa sản xuất dầu, lên tới 13-15tr thùng mỗi ngày trong vòng 10-18 năm tới. Những nhà phân tích dự báo rằng 5 nhà sản xuất dầu lớn ở Tây Phi( Nigeria, Angola, Gabon, cộng hoà Côngo và Guninea xích đạo) có thể sản xuất được thêm 2-3tr thùng/ngày. Và những quốc gia như Senegal Sierra Leone, Sao Teme... cũng sẽ trở thành những vùng khai thác “nóng” trong thập kỉ tới Mặc dù có những tiềm năng không nhỏ trong khai thác xuất khẩu dầu nhưng thạt khó có thể nói rằng châu Phi hay Tây Phi có thể thay thế vị trí cũng như tầm ảnh hưởng quan trọng của Trung Đông đối với thị trường dầu thế giới. Nhưng dù sao đây vẫn tiếp tục sẽ là 1 nguồn cung cấp bổ sung thiết yếu cho Mỹ và cho cả thế giới, với tốc độ tăng trưởng nhanh nhất là nơi đầu tư mới hấp dẫn của nhiều tập đoàn dầu khí lớn của Mỹ cũng như các tập đoàn quốc tế. Chẳng hạn như viẹc Exxon Mobil đầu tư 3,7 tỷ USD để xây dựng 650 dặm đường ống dẫn dầu Chad-Cameroon. Vào tháng 6-2003, Chad đã bắt đầu sản xuất dầu, hiện sản xuất được 110000 thùng/ngày với 34000 thùng xuất sang Mỹ. Mới đây 1/2007 mỹ quyết định tăng gấp 3 lần viện trợ cho châu phi mà nguyên nhân theo nguyên trợ lí tổng thống mỹ ông jackson nói: “Mặt khác, động thái cũng cho thấy tầm quan trọng mang tính chiến lược ngày càng tăng của khu vực châu Phi thông qua cuộc xung đột với Hồi giáo cực đoan, chủ nghĩa khủng bố cũng như tầm quan quan trọng ngày càng lớn của châu Phi trong lĩnh vực tài nguyờn dầu mỏ.” Angola, 1 nhà cung cấp dầu quan trọng của Mỹ với ... . Hiện nay Angola sản xuất được trên 1tr thùng/ngày và với trữ lượng thăm dò được khoảng 5-9 tỷ thùng dầu. Angola hướng tới mục tiêu sản xuất được 2tr thùng/ngày vào năm 2008.Ngày 13-5-2004 tại đại sứ quán Angola ở Washinton, Sonangol( công ty dầu quốc gia Angola, Chevrantexaco, Total và ENI đã ký 1 hiệp định về việc phát triển mạnh hơn việc khai thác dầu ở 1 khu vực mũi nhọn... Guinea xích đạo sản xuất được trên 360000 thùng/ngày và có tổng trữ lượng là 1,2tỷ thùng. Những công ty dầu lửa lớn đang hoạt động ở đây gồm có Marathom Oil, Exxan Mobil, Ameradahess và Chevrantexaco. Đại sứ quán Mỹ cũng đã được mở lại tại Guinea năm 2003 để thúc đẩy hơn mà quốc hội giữa 2 nước. Tổng thống.... cũng đã thăm Mỹ, gặp gỡ bộ trưởng Abrâhm thảo luận về các vấn đề năng lượng song phương Nigera- quốc gia châu Phi xuất khẩu dầu lớn nhất cùng với Saôtme and Principe-1 ... nhiều triển vọng về sản xuất dầu đã ký với nhau những thoả thuận quan trọng về việc khai thác ở vùng JDZ được chia sẻ giưũa 2 quốc gia này Các nước châu Phi nhất là Tây Phi đang hợp tác tốt với nhau để tạo nên một “cộng đồng” xây dựng dầu vững mạnh và Mỹ rất coi trọng mối quan hệ với cộng đồng này. Vì thế mà Fohn Brodman, phó trợ lý thư ký chính sách ... Thuộc Bộ năng lượng Mỹ đã khẳng định rằng “Châu Phi sẽ trờ thành nhà cung cấp năng lượng quan trọng hơn của Mỹ” Mỹ đã dùng diễn đàn hợp tác kinh tế và thương mại Mỹ – Phi cùng tiến trình Bộ năng lượng Mỹ-Phi để tăng cường gắn kết song phương, đa phương, thúc đẩy môi trường thuận lợi hơn cho thương mại, đầu tư, hoạt động dầu khí của Mỹ. Tháng 6-2002 bộ năng lượng Mỹ đã tài trợ cho HN bộ trưởng năng lượng Mỹ- Phi lần 3 ở Casablanca thảo luận các bước đi khuyến khích đầu tư của khu vực tư nhân vào licnhx vực năng lượng. Cơ quan phát triển năng lượng Mỹ đã hỗ trợ công nghệ cho giếng dầu Tây Phi, đầu tư phần nào cho các dưj án đường ống liên quan đến các công ty dầu của Mỹ. Tất cả là nhằm biến châu Phi thành một thế giới mới yên bình đem dến những nguồn cung dầu vô cùng quý giá cho nước Mỹ. điều này cũng thúc đẩy các nước châu phi phát triển và cảI thiện mối quan hệ với châu phi, khu vực mà mỹ đã bỏ rơI nhiều năm. trong sự hợp tác ở khu vực này còn có xu hướng cạnh tranh khi cả 3 nền kinh tế lớn của thế giới đều muốn chiếm thị trường này, ngoài mỹ ra còn có EU và Trung Quốc Năm 2005 EU cũng có hội nghị cấp cao với châu Phi. Trong năm 2006 trung quốc đã tổ chức hội nghi cấp cao Trung- Phi, đầu năm nay trung quốc lại có 1 chuyến thăm cấp cao tới châu phi. Tuy nhiên sự cạnh tranh thị trường này khó có thể tạo ra những cuộc xung đột gây căng thẳng mà chỉ càng làm cho châu phi phat triển hơn. PHẦN IV KẾT LUẬN 1. Chính sách của Mỹ - Chính sách của mỹ bao gồm cả đối nội và đối ngoại nhưng yếu tố bên ngoài là quan trọng hơn. trong yếu tố bên ngoài – ngoại giao dầu mỏ chính quyền bush vừa giữ thị trường truyền thống vừa mở rộng thị trường bằng việc sử dụng 2 công cụ là kinh tế và quân sự: + Kinh tế : mỹ dùng sức mạnh kinh tế đầu tư vào các quốc gia dầu mỏ gắn nền kinh tế của họ vào nền kinh tế mỹ từ đó kiểm soát thị trường cung ứng + Quân sự: mỹ dùng quân sự để thực hiện các viên trợ quân sự đảm bảo an ninh, nhưng khu vực nhiều dầu đồng thời cũng là khu vực bất ổn về an ninh. Thông qua quân đội mỹ có thể tiếp xúc với các mỏ dầu. Mỹ dùng quân đội để bảo vệ các đường ống dẫn dầu các mỏ dầu của mỹ ở nước ngoài thậm chí là tiến hành xâm lược dầu mỏ. - Đặc trưng cơ bản : chính sach ngoại giao của mỹ trong thời kì này chịu tác động mạnh của vụ khủng bố 11-9 và nó cũng là 1 bộ phận của chính sách đối ngoại chung. đó là chính sách cứng rắn đơn cực 2. Tác động của những chính sach tới quan hệ quốc tế - Vấn đề năng lượng trong đó có vấn đề dàu mỏ là vấn đề toàn cầu do vậy ko thể áp dụng chính sách đơn cực chỉ nghĩ tới quyền lợi củaquốc gia mình gây ra mâu thuẫn với các cương quốc các quốc gia nhập khẩu dầu lửa khác.biểu hiện rất rõ là sự chia rẽ giữa mỹ và châu âu trong chiến tranh iraq - Sự can thiệp thô bạo vào chủ quyền quốc gia khác nhằm phục vụ lợi ích cho mình đã gây ra 1 làn sóng chống mỹ chưa từng có. Bush cùng lúc phải đối mặt với nhiều vấn đề vấn đề hạt nhân của triều tiên của iran, phe cánh tả chống mỹ ở khu vực nam mỹ, và nhất là cuộc sa lầy ở iraq. Có thể những chính sách của mỹ đã giúp mỹ đảm bảo an ninh năng lượng nhưng nó lại thất bại trong cải thiện mối quan hệ với các nước. Lực lượng chống mỹ ngày càng nhiều hơn, trong đó có nhiều nước xuất khẩu hàng đầu về dầu mỏ đe dọa an ninh năng lượng của mỹ trong thời gian tới. Mỹ tự cho mình là kẻ mạnh nhưng kẻ mạnh không phải là kẻ đứng lên vai người khác mà phải là ngời nâng người khác trên đôI vai mình MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docChính sách đối ngoại dầu mỏ của chính quyền Mỹ.doc