Đề tài Chính sách lãi suất – quản trị lãi suất, quản trị nguồn vốn các ngân hàng Việt Nam

Với mục tiêu nghiên cứu của tiểu luận, các thành viên trong nhóm đã vận dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học, chủ yếu là tổng hợp và phân tích số liệu thực chứng, đề tài “Chính sách lãi suất – quản trị lãi suất, quản trị nguồn vốn các ngân hàng Việt Nam ” đã giải quyết được một số nội dung sau: Một là, tìm hiểu cơ sở lý luận về quản trị lãi suất, quản trị nguồn vốn Hai là, tìm hiểu tình hình thực tế quản trị lãi suất, quản trị nguồn vốn c ủa một số ngân hàng Việt Nam hiện nay, rút ra những ưu điểm, hạn chế trong việc quản lý điều hành Ba là, tìm hiểu các biện pháp quản trị lãi suất, quản trị nguồn vốn góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động tại các ngân hàng Việt Nam hiện nay. Với những nội dung nghiên cứu, tiều luận cũng phần nào phản ánh được tình hình quản trị lãi suất và nguồn vốn ở các ngân hàng, từ đó c ó c ác giải pháp thích hợp góp phần nâng cao năng lực của các NHTM Việt Nam nhằm đảm bảo cho c ác Ngân hàng phát triển an toàn, bền vững trong điều kiện cạnh tranh gay gắt hiện nay.

pdf50 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2495 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Chính sách lãi suất – quản trị lãi suất, quản trị nguồn vốn các ngân hàng Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ủa Thông tư 13/2010/TT-NHNN ngày 20/5/2010 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng.  Thông tư số 02/2011/TT-NHNN ấn định mức trần lãi suất huy động của các tổ chức tín dụng không được vượt quá 14%  Quyết định số 379/2011/QĐ-NHNN quy định lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu, lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay 22 bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với các ngân hàng là 12%. Bảng Lãi suất cơ bản, Lãi suất chiết khấu, Lãi suất tái cấp vốn từ 2005 đến nay Ngày HL LSCB LSCK LSTCV Ngày HL LSCB LSCK LSTCV 08/03/2011 9% 12% 12% 01/04/2005 7.8% 4.0% 6.00% 17/02/2011 9% 7% 11% 01/02/2005 7.8% 3.5% 5.50% 01/12/2010 9% 7% 9% 15/01/2005 7.5% 3.5% 5.50% 05/11/2010 9% 7% 9% 01/08/2003 7.5% 3% 5.00% 01/12/2009 8% 6% 8% 01/06/2003 7.5% 4.8% 6.00% 22/12/2008 8.5% 7.5% 9.50% 01/04/2003 7.5% 5.4% 6.60% 05/12/2008 10% 9% 11.00% 01/03/2003 7.44% 5.4% 6.60% 21/11/2008 12% 10% 12.00% 01/08/2002 7.44% 4.2% 4.80% 05/11/2008 12% 11% 13.00% 01/10/2001 7.2% 4.2% 4.80% 21/10/2008 14% 12% 14.00% 01/07/2001 7.8% 4.2% 4.80% 11/06/2008 14% 13% 15.00% 01/05/2001 7.8% 4.8% 5.40% 19/05/2008 8.75% 11% 13.00% 01/04/2001 8.4% 4.8% 5.40% 01/02/2008 8.75% 6% 7.50% 01/03/2001 8.7% 4.2% 4.80% 01/12/2005 8.25% 4.5% 6.50% 05/08/2000 9% 4.2% 4.80% Nguồn: Số liệu tổng hợp từ www.sbv.com.vn Đồ thị LSCB, LSCK, LSTCV từ năm 2000 đến nay 1.2. Diễn biến lãi suất huy động và cho vay trên thị trường tiền tệ: 23 1.2.1. Lãi suất huy động Lãi suất huy động VND: Để có thể thu hút vốn từ nhiều nguồn khác nhau các ngân hàng thương mại có chính sách lãi suất khá linh hoạt tùy theo từng đối tượng là khách hàng cá nhân hay khách hàng tổ chức, tùy theo cách thức tính lãi là hàng tháng, hàng quý hay cuối kỳ; tùy theo giá trị món tiền gởi ở mức nào, kỳ hạn ngắn hay dài (kỳ hạn ngắn nhất chỉ có 1 tuần),.. các ngân hàng niêm yết lãi suất tương ứng. Thậm chí các mức lãi suất này cũng có phân biệt đối với các chi nhánh nằm trên địa bàn khác nhau của cùng một ngân hàng. Biểu lãi suất huy động tiền gởi VNĐ tại Sacombank ngày 25/03/2011 KỲ HẠN LÃNH LÃI LÃI SUẤT THEO MỨC GỬI (A) (Lãi cuối kỳ, hàng tháng, hàng quý: %/năm; lãi trước: %/kỳ hạn) A ≥ 10 tỷ đồng 5 tỷ ≤ A< 10 tỷ đồng 1 tỷ ≤ A< 5 tỷ đồng 500 triệu ≤ A<1 tỷ đồng 100 triệu ≤ A< 500 triệu đồng 50 triệu ≤A< 100 triệu đồng A < 50 triệu đồng 1 tuần (*) Lãi cuối kỳ 13.90% 13 .88% 13.86% 13.84% 13 .82% 13.80% 12 .90% 2 tuần (*) Lãi cuối kỳ 13.94% 13 .92% 13.90% 13.88% 13 .86% 13.84% 13 .54% 3 tuần (*) Lãi cuối kỳ 13.96% 13 .94% 13.92% 13.90% 13 .88% 13.86% 13 .56% 1 tháng Lãi cuối kỳ 14.00% 14 .00% 14.00% 14.00% 14 .00% 14.00% 13 .98% 2 tháng Lãi cuối kỳ 14.00% 14 .00% 14.00% 14.00% 14 .00% 14.00% 13 .98% Lãi tháng 13.86% 13 .86% 13.86% 13.86% 13 .86% 13.86% 13 .86% Lãi trước 2.28% 2.28% 2.28% 2.28% 2.28% 2.28% 2.28% 3 tháng Lãi cuối kỳ 14.00% 14 .00% 14.00% 14.00% 14 .00% 14.00% 13 .98% Lãi tháng 13.80% 13 .80% 13.80% 13.80% 13 .80% 13.80% 13 .80% Lãi trước 3.38% 3.38% 3.38% 3.38% 3.38% 3.38% 3.38% 4 tháng Lãi cuối kỳ 14.00% 14 .00% 14.00% 14.00% 14 .00% 14.00% 13 .98% Lãi tháng 13.74% 13 .74% 13.74% 13.74% 13 .74% 13.74% 13 .74% Lãi trước 4.45% 4.45% 4.45% 4.45% 4.45% 4.45% 4.45% 5 tháng Lãi cuối kỳ 14.00% 14 .00% 14.00% 14.00% 14 .00% 14.00% 13 .98% Lãi tháng 13.68% 13 .68% 13.68% 13.68% 13 .68% 13.68% 13 .68% Lãi trước 5.50% 5.50% 5.50% 5.50% 5.50% 5.50% 5.50% 6 tháng Lãi cuối kỳ 14.00% 14 .00% 14.00% 14.00% 14 .00% 14.00% 13 .98% Lãi tháng 13.56% 13 .56% 13.56% 13.56% 13 .56% 13.56% 13 .56% Lãi quý 13.68% 13 .68% 13.68% 13.68% 13 .68% 13.68% 13 .68% Lãi trước 6.53% 6.53% 6.53% 6.53% 6.53% 6.53% 6.53% 7 tháng Lãi cuối kỳ 14.00% 14 .00% 14.00% 14.00% 14 .00% 14.00% 13 .98% Lãi tháng 13.50% 13 .50% 13.50% 13.50% 13 .50% 13.50% 13 .50% Lãi trước 7.54% 7.54% 7.54% 7.54% 7.54% 7.54% 7.54% 8 tháng Lãi cuối kỳ 14.00% 14 .00% 14.00% 14.00% 14 .00% 14.00% 13 .98% Lãi tháng 13.44% 13 .44% 13.44% 13.44% 13 .44% 13.44% 13 .44% Lãi trước 8.53% 8.53% 8.53% 8.53% 8.53% 8.53% 8.53% 24 9 tháng Lãi cuối kỳ 14.00% 14 .00% 14.00% 14.00% 14 .00% 14.00% 13 .98% Lãi tháng 13.38% 13 .38% 13.38% 13.38% 13 .38% 13.38% 13 .38% Lãi quý 13.50% 13 .50% 13.50% 13.50% 13 .50% 13.50% 13 .50% Lãi trước 9.49% 9.49% 9.49% 9.49% 9.49% 9.49% 9.49% 10 tháng Lãi cuối kỳ 14.00% 14 .00% 14.00% 14.00% 14 .00% 14.00% 13 .98% Lãi tháng 13.32% 13 .32% 13.32% 13.32% 13 .32% 13.32% 13 .32% Lãi trước 10.43% 10 .43% 10.43% 10.43% 10 .43% 10.43% 10 .43% 11 tháng Lãi cuối kỳ 14.00% 14 .00% 14.00% 14.00% 14 .00% 14.00% 13 .98% Lãi tháng 13.26% 13 .26% 13.26% 13.26% 13 .26% 13.26% 13 .26% Lãi trước 11.36% 11 .36% 11.36% 11.36% 11 .36% 11.36% 11 .36% 12 tháng Lãi cuối kỳ 14.00% 14 .00% 14.00% 14.00% 14 .00% 14.00% 13 .98% Lãi tháng 13.14% 13 .14% 13.14% 13.14% 13 .14% 13.14% 13 .14% Lãi quý 13.26% 13 .26% 13.26% 13.26% 13 .26% 13.26% 13 .26% Lãi trước 12.27% 12 .27% 12.27% 12.27% 12 .27% 12.27% 12 .27% 13 tháng Lãi cuối kỳ 14.00% 14 .00% 14.00% 14.00% 14 .00% 14.00% 13 .98% Lãi tháng 13.02% 13 .02% 13.02% 13.02% 13 .02% 13.02% 13 .02% Lãi trước 13.15% 13 .15% 13.15% 13.15% 13 .15% 13.15% 13 .15% 15 tháng Lãi cuối kỳ 14.00% 14 .00% 14.00% 14.00% 14 .00% 14.00% 13 .98% Lãi tháng 12.96% 12 .96% 12.96% 12.96% 12 .96% 12.96% 12 .96% Lãi quý 13.08% 13 .08% 13.08% 13.08% 13 .08% 13.08% 13 .08% Lãi trước 14.88% 14 .88% 14.88% 14.88% 14 .88% 14.88% 14 .88% 18 tháng Lãi cuối kỳ 14.00% 14 .00% 14.00% 14.00% 14.00% 14.00% 13 .98% Lãi tháng 12.72% 12 .72% 12.72% 12.72% 12 .72% 12.72% 12 .72% Lãi quý 12.90% 12 .90% 12.90% 12.90% 12 .90% 12.90% 12 .90% Lãi trước 17.33% 17 .33% 17.33% 17.33% 17 .33% 17.33% 17 .33% 24 tháng Lãi cuối kỳ 14.00% 14 .00% 14.00% 14.00% 14 .00% 14.00% 13 .98% Lãi tháng 12.36% 12 .36% 12.36% 12.36% 12 .36% 12.36% 12 .36% Lãi quý 12.48% 12 .48% 12.48% 12.48% 12 .48% 12.48% 12 .48% Lãi trước 21.85% 21 .85% 21.85% 21.85% 21 .85% 21.85% 21 .85% 36 tháng Lãi cuối kỳ 14.00% 14 .00% 14.00% 14.00% 14 .00% 14.00% 13 .98% Lãi tháng 11.76% 11 .76% 11.76% 11.76% 11 .76% 11.76% 11 .76% Lãi quý 11.82% 11 .82% 11.82% 11.82% 11 .82% 11.82% 11 .82% Lãi trước 29.55% 29 .55% 29.55% 29.55% 29 .55% 29.55% 29 .55% (*) Mức gửi (A) tối thiểu 20 triệu đồng Nhìn chung, mặt bằng lãi suất huy động giữa các ngân hàng thương mại là rất cạnh tranh. Mặc dù Ngân hàng Nhà nước có nhiều chủ trương và giải pháp nhằm hạ mặt bằng lãi suất huy động của các ngân hàng thương mại trong thời gian qua nhưng thực tế cho thấy lãi suất huy động đang diễn biến rất không ổn định nhất là trong những tháng cuối năm 2010 và đầu năm 2011. 25 Trong năm 2010, lãi suất huy động VND, về cơ bản đã tăng ở những tháng đầu năm 2010, giảm và duy trì ổn định trong quý II, quý III và gia tăng mạnh trong hai tháng cuối năm 2010 và có xu hướng tiếp tục tăng ở những tháng đầu năm 2011. Tính đến cuối tháng 12/2010, lãi suất huy động tăng 1,96% - 3.39% cho các kỳ hạn so với cuối năm 2009, tăng cao đặc biệt ở các kỳ hạn ngắn từ 1 tháng đến 3 tháng. Trong 6 tháng đầu năm 2010, lãi suất đã tăng so với cùng kỳ của năm 2009 với hai mốc tăng tương đối ổn định. Trong quý I/2010, lãi suất huy động tăng bình quân 0,03% - 0,07% cho tất cả các kỳ hạn thì bước sang quý II/2010, để chấm dứt các chính sách tăng trưởng không lành mạnh, các NHTM đã từng bước công bố tăng lãi suất vượt ngưỡng 10,5% - là tỷ lệ được duy trì từ tháng 12/2009 để hình thành một mặt bằng lãi suất mới biến động xoay quanh ngưỡng 12%. Việc lãi suất huy động cao đã tác động đẩy mặt bằng lãi suất tăng cao trong điều kiện áp dụng cơ chế lãi suất thỏa thuận. Để tạo ra một sự thống nhất về mặt bằng lãi suất huy động trên thị trường, tháng 7/2010, NHNN và hiệp hội Ngân hàng đã yêu cầu các NHTM đồng thuận giảm lãi suất huy động vốn bằng VND để góp phần thực hiện hạ mặt bằng lãi suất của thị trường theo Nghị quyết 23/NQ-CP ngày 7/5/2010 của Chính phủ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sản xuất trong nền kinh tế tiếp cận được với của khu vực ngân hàng khi mà tăng trưởng tín dụng có xu hướng giảm nhẹ trong những tháng đầu năm 2010. Đến tháng 7/2010, lãi suất huy động VND đón đợt điều chỉnh giảm đầu tiên ở mức 11- 11,2% cho các kỳ hạn và duy trì khá ổn định cho đến tháng 10/2010. Cho đến ngày 15/10/2010, trên bình diện tốc độ huy động vốn đã được cải thiện rất nhiều so với năm 2009. Để đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong nền kinh tế, dưới sự chỉ đạo của NHNN và sự đồng thuận của các NHTM, lãi suất huy động một lần nữa được điều chỉnh xoay quanh mức 10,8%-11%. Tuy nhiên, trước sức ép của lạm phát 26 vào những tháng cuối năm 2010, tỷ lệ huy động ở lần điều chỉnh giảm thứ 2 đã không thực hiện được, thậm chí gia tăng khá mạnh sau khi NHNN thực hiện điều chỉnh tăng lãi suất cơ bản lên 9% ngày 29/11/2010. Mặt bằng lãi suất mới được thiết lập ở mức 12%, và tiếp tục có xu hướng gia tăng mạnh. Các ngày đầu tháng 12/2010, lãi suất huy động tiết kiệm đột biến tăng mạnh đạt mức 17-18%. Cụ thể, Techcombank với chương trình huy động tiết kiệm “03 ngày vàng” với lãi suất 17%/năm, tiếp theo một vài ngân hàng khác đưa lãi suất lên điểm 18%. Trước những biến động đó, NHNN yêu cầu các NHTM thực hiện sự đồng thuận về lãi suất và giảm mặt bằng lãi suất huy động, bao gồm cả khoản chi khuyến mại dưới mọi hình thức, không vượt quá 14%. Sau sự kiện này, ở một số ngân hàng lãi suất ngân hàng trả cho khách hàng gửi tiền từ kỳ hạn thấp đến cao đều ngang nhau ở mức trần. Chẳng hạn tại HDBank, lãi suất tiết kiệm được ngân hàng này áp dụng mức 14%/năm cho kỳ hạn từ 1 - 36 tháng dành cho cả cá nhân và pháp nhân. HDBank không đưa ra điều kiện nào đối với khách hàng để được hưởng mức lãi suất trần 14%/năm, song phải đến cuối kỳ đáo hạn người gửi tiền mới được lĩnh lãi suất nói trên. Còn ở Navibank, khách hàng chỉ cần gửi từ 100 triệu đồng trở lên đã hưởng được mức lãi suất cao nhất. Tại ACB, với sản phẩm tiền gửi tiết kiệm "Đầu tư linh hoạt của ACB", khách hàng phải gửi mức tiền cao hơn 100 triệu đồng mới có được mức lãi suất trần. Ở giai đoạn thị trường tiền tệ hoạt động bình thường, lãi suất tiết kiệm kỳ hạn dài sẽ cao hơn kỳ hạn ngắn; nhưng trong giai đoạn khó khăn về thanh khoản, các ngân hàng sẽ huy động kỳ hạn ngắn cao. Còn hiện nay, các kỳ hạn từ 1-12 tháng đều tuân thủ theo mức trần tối đa là 14%/năm mà Ngân hàng Nhà nước quy định. Trước khi có thông tư quy định về mức trần lãi suất huy động 14% một năm với tiền đồng, nhiều tổ chức tín dụng còn lách luật để huy động với mức cao hơn bằng các biện pháp khuyến mại. Tình hình lãi suất được duy trì ở mức này cho đến những ngày cuối tháng 2 và đầu tháng 3 khi có ngân hàng thương mại đã thông báo trực tiếp với các khách hàng thân thiết vừa đáo hạn tiền gửi về mức khuyến mại lãi suất lên tới 3% một năm. Theo đó, mức lãi suất tổng cộng dành cho khách hàng tái gửi tiền tại nhà băng này sẽ là 17% một năm cho kỳ hạn một 27 tháng. Bên cạnh đó, với các chiêu khuyến mãi tặng lãi suất, tặng quà, cũng làm cho mức lãi suất thực của các ngân hàng vượt trần cho phép như từ ngày 1 - hết 31/3, Agribank tổ chức huy động tiết kiệm trả lãi trước bằng VND và USD dành cho khách hàng cá nhân gửi tiết kiệm từ 12 tháng trở lên, với mức lãi suất hấp dẫn và quà tặng giá trị như xe máy Vespa LX tương đương 6.000 USD, tivi Plasma tương đương 3.000 USD... Lãi suất huy động ngoại tệ Lãi suất tiền gửi cá nhân (USD) ở một NHTM ngày 25/03/2011 (%/năm) NGÂN HÀNG Kỳ hạn KKH 1 tháng 2 tháng 3 tháng 6 tháng 9 tháng 12 tháng 18 tháng 24 tháng 36 tháng ACB 0.5 5.15 5.25 5.3 5.35 5.4 5.5 N/A 4.75 4.8 SEA BANK 1 5.1 5.5 5.9 5.95 5.95 6 6.05 6.1 N/A KIEN LONG 0.42 5 5.3 5.5 5.1 5 5 4.3 4.3 4 HABU BANK 0.5 5.3 5.2 5.2 5.2 5 5 4.8 4.8 4.8 SCB N/A 4.4 4.68 5.1 5.2 5.28 5.4 5.34 5.4 5.45 PHAT TRIEN ME KONG (MDB) 0.42 3.3 3.4 3.5 3.5 3.5 3.5 N/A N/A N/A OCEAN BANK 0.25 5.1 5.3 5.3 5.4 5.5 5.6 5.3 5.3 5.3 TECHCOM BANK 0.5 4 4.02 4.65 4.75 4.3 4.85 3.79 4.11 3.99 TRUST BANK 0.5 5 5.2 5.5 5.8 5.8 5.6 5.2 5 5 AB BANK 0.5 4.1 4.4 4.6 5 5.1 5.2 5.25 5.4 5.45 BIDV 0.2 3 4.2 4.5 4.5 4.7 4.7 4.7 4.7 4.7 VIETCOM BANK 0.1 5 5.1 5.2 5.3 5.4 5.5 N/A 5 5 VIETIN BANK 0.1 5 5 N/A N/A 5.2 5.3 4.2 4 4 AGRIBANK 0.2 3.5 3.6 3.8 5 5.2 5.55 5.55 5.55 N/A GIA DINH BANK 0.2 5.25 5.45 5.8 6 6.05 6.2 6 6 N/A VP BANK 0.5 4 4.2 4.6 4.85 4.85 4.9 5 5 5 MARITIME BANK 0.5 5 5.1 5.2 5.3 5.4 5.5 5 5 5.2 WESTERN BANK 1 5.4 5.45 4.9 4.9 5 5 5 5 5 28 BAO VIET BANK 0.6 4.83 4.93 5.15 5.13 5.08 4.93 4.93 4.93 N/A VIETNAM - RUSSIA BANK 1.5 5.1 5.1 5.1 5.1 5.2 5.3 N/A 5.5 5.6 SHINHANVINA BANK 0.1 4 4.1 4.2 4.3 4.4 4.5 4.5 4.5 4.5 VIET A BANK 1 5.2 5.3 5.5 5.1 5.2 5.3 5.3 5.3 5.3 NAM A BANK 0.5 5 5.1 5.2 5.2 5 5 N/A N/A N/A VIET BANK 0.55 5.4 5.1 5.05 4.85 4.9 4.95 4.7 4.75 4.8 HD BANK 1.2 4 4 4.5 4.7 4.9 5.2 5 5 5 SAI GON BANK 0.5 4.5 4.6 5.1 5.2 4.8 4.5 4.2 4.2 4.2 FICOM BANK N/A 5.3 5.4 5.6 5.3 5.3 5 5 5 5 DAI A BANK 1 5.2 5.44 5.54 5.2 5.3 5.4 N/A 5.2 5.2 NAVI BANK N/A 5.3 5.44 5.54 5.64 5.74 6.04 4.84 4.84 4.84 LIEN VIET BANK 0.35 3.6 4 4.5 4.65 4.7 4.8 4.8 4.8 4.8 PG BANK 0.5 5.4 5.5 5.7 5.8 5.5 5.8 5.5 5.5 N/A MB 0.25 5 5.2 5.3 5.6 5.4 5.7 N/A 5.5 N/A PHUONG DONG BANK 0.5 4.5 4.6 5 5 5.1 5.1 N/A N/A N/A DONG A BANK 0.5 3.93 4.2 4.8 5.13 4.77 4.38 4.26 4.26 N/A SHB 0.5 3.6 3.8 4 4.2 4.4 4.6 4.6 4.6 4.6 GP BANK 0.5 5.3 5.3 5.5 5.6 5.7 5.7 5.5 5.5 5.5 TIEN PHONG BANK 0.5 5.2 5.75 5 5 5 5 5 5 5 Lãi suất huy động và cho vay ngoại tệ trong năm 2010 tiếp tục tăng nhẹ qua tất cả các tháng (tính đến cuối tháng 12, lãi suất huy động USD tăng khoảng 0,82% - 1,36% cho các kỳ hạn so với đầu tháng 1/2010). Đặc biệt, đối với doanh nghiệp tuy quy định mức huy động là 1%/năm, tuy nhiên, tình hình thực tế cho thấy, mức lãi suất thực tế phải trả cho các tổ chức kinh tế thì cao hơn rất nhiều (khoảng 2,5-3,5%). Trong bối cảnh huy động vốn bằng VND không phải dễ dàng, áp lực lạm phát chưa giảm, mặt bằng lãi suất huy động VND ngày càng tăng cao và khống chế ở mức trần cho phép thì các NHTM đang có xu hướng “lách” sang tăng lãi suất huy động ngoại tệ để có thể thu hút được nguồn vốn nhàn rỗi bằng USD, sau đó bán lấy tiền đồng, đáp ứng nhu cầu vốn VND cho 29 doanh nghiệp. Mặt khác, nếu huy động được nguồn vốn ngoại tệ các ngân hàng cũng có điều kiện để đẩy mạnh hoạt động cho vay bằng ngoại tệ, đáp ứng nhu cầu USD thanh toán hàng nhập khẩu của DN. Thực tế hiện nay, cung cầu ngoại tệ trên thị trường chưa được cân bằng, DN không dễ mua được USD. Đến tháng 2/2011, các ngân hàng lớn như Vietcombank, VietinBank, Agribank tiếp tục tăng lãi suất tiền gửi USD quanh mức dưới 6% và một số các ngân hàng nhỏ khác đã tăng lên tới 6% - 6,2%/năm để giữ chân khách hàng và hút thêm khách mới. 1.2.2. Lãi suất cho vay Việc tăng lãi suất huy động đã ảnh hưởng đến lãi suất đầu ra của ngân hàng theo đó cũng tăng cao. Hiện mức lãi suất vay mà các doanh nghiệp gánh chịu đã lên đến 19 - 22%/năm, riêng lãi suất tiêu dùng có nơi đã lên đến 22 - 25%/năm. Lãi suất cho vay trong năm 2010, nhìn chung, không ổn định, đặc biệt là những tháng trước và sau khi thực hiện lãi suất thỏa thuận theo Thông tư số 07/2010/TT-NHNN và hai tháng cuối năm 2010, khi lãi suất cho vay tăng cao (khoảng 14,5% - 18%). Tháng 5/2010, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 23/NQ-CP ngày 7/5/2010, trong đó, chỉ đạo NHNN phải có biện pháp phù hợp để khẩn trương hạ lãi suất huy động xuống 10%, lãi suất cho vay khoảng 12% và điều hành tỷ giá ở mức hợp lý; tăng tính thanh khoản cho nền kinh tế thông qua việc tăng tổng phương tiện thanh toán và tổng dư nợ tín dụng. Để thực hiện nhiệm vụ này, NHNN đã tích cực hỗ trợ vốn cho các NHTM thông qua hoạt động của thị trường mở và thị trường liên ngân hàng, nên mặt bằng lãi suất cho vay VND có xu hướng giảm dần (giảm khoảng 1%), một số đối tượng và ngành nghề kinh doanh có mức giảm lớn hơn (giảm 2% - 2,5%) như: các khoảng vay sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp, doanh nghiệp xuất khẩu, chi phí sản xuất của doanh nghiệp nhỏ và vừa… Tuy nhiên, xu hướng giảm trên chỉ kéo dài trong thời gian ngắn. Trước những diễn biến không thuận lợi của kinh tế vĩ mô, mặt bằng lãi suất đã lại tăng cao lại trong hai tháng cuối năm 2010, dao động trong khoảng 14,5% - 18,5%. Và tiếp tục duy trì ở mức cao cho đến nay. 30 Theo Ngân hàng Nhà nước, trung tuần tháng 3 năm 2011, lãi suất huy động VND của tổ chức tín dụng phổ biến ở mức 13,5-14%/năm. Lãi suất cho vay VND với lĩnh vực nông nghiệp - nông thôn, xuất khẩu: 14,5%/năm, lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác: 16-18%/năm, phi sản xuất: 18-22%/năm. Lãi suất cho vay USD tăng khoảng 0,5%/năm, phổ biến ở mức 6- 7%/năm (ngắn hạn), 7-8,5%/năm (trung và dài hạn). Lãi suất giao dịch liên ngân hàng bằng VND tăng nhẹ với kỳ hạn qua đêm (tăng 0,9% lên 13,38%/năm), 1 tuần (tăng 0,05% lên 13,28%/năm), 1 tháng và không kỳ hạn, giảm với các kỳ hạn còn lại. Cụ thể, kỳ hạn qua đêm tăng 0,9% lên 13,38%/năm, 1 tuần tăng 0,05% lên 13,28%/năm, các kỳ hạn còn lại trên 13%/năm. Lãi suất cho vay tăng cao trong điều kiện các doanh nghiệp, tổ chức trong nền kinh tế kinh doanh có những khó khăn, năng lực cạnh tranh còn yếu, càng gây thêm bất lợi cho sản xuất – kinh doanh chung. Thực tế là các doanh nghiệp, tổ chức đi vay phải đứng trước những lựa chọn khó khăn: nếu tiếp tục phải vay vốn tín dụng với mức lãi suất cao thì sẽ bị suy giảm lợi nhuận, thậm chí bị thua lỗ còn nếu không đi vay thì sẽ thiếu vốn cho kinh doanh. 1.2.3. Nhận xét chung: Diễn biến của mặt bằng lãi suất từ năm 2010 đến nay nổi lên một số điểm đáng chú ý như sau:  Lãi suất thị trường có áp lực tăng cao qua các tháng, đặc biệt là cuối năm. Về mặt hình thức, các TCTD công bố biểu lãi suất huy động và lãi suất cho vay bằng VND theo định hướng của các chính sách vĩ mô của Chính phủ và NHNN. Tuy nhiên, thực chất thì lãi suất huy động và cho vay đều cao hơn khá nhiều so với “các mức trần lãi suất” theo quy định thỏa thuận 31  Mặt bằng lãi suất luôn chịu áp lực tăng cao và không còn chịu sự khác biệt lãi suất huy động giữa các kỳ hạn, thâm chí những tháng cuối năm nghiêng hẳn về các kỳ hạn ngắn  Các ngân hàng thương mại tiếp tục thực hiện biện pháp nhằm hợp lý hóa các chi phí phụ cho hoạt động tín dụng thông qua các chương trình khuyến mại, các loại phí Phân tích Nguyên nhân chủ yếu:  Đ/v lãi suất huy động : o Nhu cầu vốn cho đầu tư, sản xuất kinh doanh và tiêu dùng tiếp tục tăng cao trong bối cảnh phục hồi kinh tế o Chịu sức ép từ chỉ số lạm phát do tác động trễ của các chính sách năm 2009 o Sự cạnh tranh thiếu lành mạnh của một vài các TCTD và tâm lý, kỳ vọng của người dân. o Bên cạnh đó, việc cung tiền và tín dụng tăng cao trong năm 2010, cộng hưởng với giá xăng dầu và hàng hóa thế giới tăng cao, nhất là lương thực thực phẩm đang có xu hướng tăng, chưa kể lộ trình tăng giá điện, xăng dầu trong nước… sẽ tạo sức ép lớn đến lạm phát năm 2011. o Hơn nữa, tỷ giá và lạm phát cùng tăng cao là nguyên nhân khiến lãi suất tăng cao.  Đ/v lãi suất cho vay : o Lãi suất cho vay tăng cao trong điều kiện các doanh nghiệp, tổ chức trong nền kinh tế kinh doanh có những khó khăn, năng lực cạnh tranh còn yếu càng gây thêm bất lợi cho sản xuất kinh doanh chung o Hơn nữa trong điều hành chính sách cũng phải nhìn nhận thực tế là mục tiêu hoạt động của các ngân hàng thương mại là lợi nhuận. Vì theo báo cáo của NHNN chi nhánh TP. HCM thì lãi suất huy động 14%/ năm và được niêm yết công khai còn lãi suất cho vay ở mức 17-18%. Thế nhưng trên thực tế một số NHTM áp dụng lãi suất huy động từ 15-18%, tùy vào quy mô ngân hàng, thời điểm huy động và số lượng tiền gửi 2. Tình hình quản trị lãi suất tại các NHTM: 2.1. Tình hình thực tế: Trong thực tế, các ngân hàng thương mại khó có thể điều tiết quản lý và kiểm soát lãi suất tại ngân hàng theo kế hoạch mà phụ thuộc rất nhiều vào lãi suất của thị trường và nhu cầu vốn cũng như khả năng huy động vốn của ngân hàng. Ngoài ra, đối với các khoản tiền gửi, 32 tiền tiết kiệm, rất khó dự đoán được khoản tiền này sẽ tăng lên hay giảm xuống? Và khả năng thu hồi nợ đến hạn của khách hàng cũng không chính xác. Nên việc xây dựng được một dòng tiền ra – vào cân xứng kỳ hạn rất khó thực hiện. Vì vậy, rủi ro lãi suất luôn tồn tại trong một ngân hàng. Hiện nay, một số ngân hàng như ACB, BIDV, VPBank,… quản lý tài sản nợ - tài sản có để bảo vệ lợi nhuận của ngân hàng tránh khỏi rủi ro lãi suất bằng biểu đồ độ lệch. Đây là phương pháp đo lường bằng biểu đồ, phương pháp này thể hiện số vốn chịu rủi ro lãi suất và số vốn theo từng thời kỳ tái định giá. Bằng cách sử dụng khe hở nhạy cảm lãi suất cùng với việc phân loại tài sản nợ - tài sản có theo kỳ hạn tái định giá để lập biểu đồ độ lệch. BIỂU ĐỒ ĐỘ LỆCH Dựa vào biểu đồ độ lệch này, nhà quản trị có thể có cái nhìn tổng quát về tình hình tài sản nợ - tài sản có của ngân hàng, có thể đánh giá được tính thanh khoản của hệ thống ứng với từng thời điểm rồi dựa vào kinh nghiêm của bản thân, diễn biến thị trường để có thể kết luận định tính về thu nhập của ngân hàng (chứ không phải định lượng). Do đó, khi có một sự thay đổi lãi suất trên thị trường, các nhà quản trị sẽ không thể tính toán được mức ảnh hưởng của 33 sự thay đổi lãi suất đến lợi nhuận của ngân hàng, gây khó khăn cho việc kiểm soát rủi ro lãi suất. Ngoài ra, các ngân hàng nhỏ chỉ quản lý rủi ro lãi suất theo kinh nghiệm. Dựa vào kinh nghiệm và số liệu quá khứ để dự đoán mức độ biến động của lãi suất, sự thay đổi của dòng tiền vào, đặc biệt là nguồn vốn huy động. Sau đó, tuỳ vào từng thời kỳ để phân phối nguồn vốn này theo tỷ lệ thích hợp đối với tiền mặt tại quỹ, đầu tư chứng khoán có tính thanh khoản cao, cho vay…. Thông thường, tại các ngân hàng khi dư nợ cho vay chiếm khoản 75%-90% tổng nguồn vốn huy động, các ngân hàng này sẽ hạn chế cho vay đồng thời đẩy mạnh hơn nữa các biện pháp để thu hút nguồn tiền gửi như tăng lãi suất huy động… Hơn thế nữa, mục tiêu quan trọng trong hoạt động quản lý rủi ro lãi suất là hạn chế tới mức tối đa mọi ảnh hưởng xấu của sự biến động lãi suất đến thu nhập của ngân hàng. Dù lãi suất thay đổi như thế nào, các ngân hàng cần phải duy trì được thu nhập dự kiến ở mức tương đối ổn định. Nếu một ngân hàng được quản trị rủi ro lãi suất tốt thì để bảo vệ thu nhập trước rủi ro lãi suất, các ngân hàng phải làm sao đảm bảo tỷ lệ thu nhập cận biên (NIM) là tương đối cố định. BẢNG NIM CỦA MỘT SỐ NHTM 2008 – 2010 (%) Ngân hàng 2008 2009 2010 ACB 3.58 2.57 2.59 EIB 4.90 4.60 2.80 STB 2.20 2.27 3.07 MB 1.51 2.61 3.17 DAB 1.50 1.46 1.27 VCB 3.71 2.99 2.9 CTG 4.05 3.52 3.51 NVB 3.85 2.37 3.88 HBB 2.37 2.24 34 SHB 1.31 2.7 2.73 Tuy nhiên, nhìn vào bảng NIM của một số ngân hàng thương mại trong giai đoạn 2008 – 2010, ta dễ dàng thấy được rằng, các ngân hàng thương mại đã không duy trì được tính ổn định của chỉ tiêu này. Thậm chí, NIM của các ngân hàng này còn có xu hướng giảm dần theo thời gian. Điều này cho thấy, các ngân hàng này đã không có được một chiến lược bảo vệ thu nhập của mình trước biến động lãi suất một cách hợp lý. Một số vấn đề tồn tại trong việc kiểm soát rủi ro lãi suất tại ngân hàng: Chiến lược quản lý dòng tiền vào – ra của ngân hàng TMCP đều rất bao quát. Các ngân hàng thương mại chưa có công cụ phù hợp để lượng hoá rủi ro, báo cáo phục vụ quản lý thanh khoản chủ yếu là ngắn hạn (thường là dưới 2 tuần), các báo cáo về kế hoạch giải ngân, kế hoạch thu hồi nợ trong ngắn hạn được lập nhưng số liệu báo cáo thường không theo sát thực tế; các báo cáo phân tích dài hạn để phục vụ mục tiêu huy động và sử dụng nguồn vốn hiệu quả. Mặc dù cơ cấu tổ chức quản lý rủi ro thanh khoản đã được xây dựng nhưng việc vận hành nó chưa hiệu quả. Rất ít tổ chức tín dụng xây dựng kế hoạch đối phó với tình trạng khủng hoảng thanh khoản, rủi ro lãi suất nếu có xây dựng thì cũng chưa được luyện tập và cập nhật thường xuyên, liên tục. Các ngân hàng thương mại chưa xây dựng được chính sách lãi suất phù hợp với mức độ rủi ro và hoạt động của ngân hàng, chính sách lãi suất hiện nay của các ngân hàng hàng rất dễ bị dẫn dắt bởi các yếu tố thị trường; chưa lượng hoá được rủi ro lãi suất cho cơ cấy tài sản nợ - tài sản có hiện tại của ngân hàng. Hệ thống công nghệ thông tin quản lý chưa hỗ trợ được việc lập báo cáo phục vụ quản lý rủi ro lãi suất. Hầu hết các ngân hàng đều chưa có các công cụ quản lý rủi ro lãi suất để xác định ảnh hưởng của việc thay đổi lãi suất đối với kết quả hoạt động kinh doanh khi thị trường thay đổi. Rất ít các NHTMCP sử dụng công cụ phái sinh để bảo vệ lợi nhuận ngân hàng tránh rủi ro lãi suất. Các nghiệp vụ phái sinh còn mang tính thí điểm và đơn lẻ mặc dù chúng được sử 35 dụng từ đầu năm 2000, một số TCTD được NHNN cho phép thực hiện các công cụ phái sinh như: VCB, VIB, ACB, TCB, MB, EIB, nhưng doanh số về hoạt động này vẫn không đáng kể so với doanh số các hoạt động truyền thống. BẢNG SỬ DỤNG CÔNG CỤ PHÁI SINH CỦA MỘT SỐ NHTM 2008 - 2010 (Tỷ đồng) Ngân hàng 2008 2009 2010 VCB Các CCPS (Tài sản) 0.000 0.00% 0.000 0.00% 34.686 0.01% Các CCPS (Nợ) 0.000 0.00% 81.843 0.03% 0.000 0.00% Tổng tài sản 221,950.448 255,495.883 307,496.090 CTG Các CCPS (Tài sản) 86.810 0.04% 75.228 0.03% 19.242 0.01% Các CCPS (Nợ) 0.000 0.00% 220.091 0.09% 40,217.706 13.08% Tổng tài sản 193,590.357 243,785.208 367,712.191 ACB Các CCPS (Tài sản) 38.247 0.02% 0.000 0.00% 78.172 0.03% Các CCPS (Nợ) 0.000 0.00% 23.351 0.01% 0.000 0.00% Tổng tài sản 105,306.130 167,881.047 205,102.950 STB Các CCPS (Tài sản) 6.928 0.003% 609.445 0.24% 7.082 0.002% Các CCPS (Nợ) 0.000 0.00% 0.000 0.00% 0.000 0.00% Tổng tài sản 68,438.569 104,019.144 152,386.936 EIB Các CCPS (Tài sản) 0.000 0.00% 4.122 0.002% 53.236 0.017% Các CCPS (Nợ) 0.000 0.00% 0.000 0.00% 0.000 0.00% Tổng tài sản 48,247.821 65,448.356 131,094.034 Từ bảng số liệu cho thấy việc sử dụng công cụ phái sinh ở các ngân hàng hiện nay rất là hạn chế. Ngoại trừ, Vietinbank trong năm 2010 có tỷ trọng nợ công cụ phái sinh chiếm 13.08% nguồn vốn ra thì hầu hết ở các ngân hàng khác, tỷ trọng này chiếm chưa tới 0.1% tổng giá trị tài sản của ngân hàng trong suốt giai đoạn 2008-2010. 2.2. Nhận xét chung: Tóm lại, từ những phân tích trên rút ra được thực trạng quản lý rủi ro lãi suất tại các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay còn tồn tại những hạn chế như sau:  Các NHTMCP chưa có công cụ phù hợp để lượng hóa rủi ro.  Các NHTM chưa xây dựng được chính sách lãi suất phù hợp với mức độ rủi ro 36  Hệ thống công nghệ thông tin quản lý chưa hỗ trợ được việc lập báo cáo phục vụ quản lý rủi ro lãi suất  Sử dụng rất hạn chế công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro lãi suất. II. TÌNH HÌNH QUẢN TRỊ NGUỒN VỐN TẠI CÁC NGÂN HÀNG VIỆT NAM: 1. Tình hình quản lý vốn chủ sở hữu: Việt Nam hiện có khoảng 37 ngân hàng thương mại cổ phần, 5 ngân hàng thương mại nhà nước, 50 ngân hàng nước ngoài, 2 ngân hàng chính sách, 22 công ty tài chính, 5 ngân hàng liên doanh. Theo thống kê trên website của NHNN thì đến 31/12/2010, trong số 5 NHTM nhà nước, Ngân hàng Phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long chưa đạt tiêu chuẩn vốn pháp định vào 2007 là 816 tỷ đồng cũng đã được chấp thuận kịp tăng vốn điều lệ lên 3.000 tỷ đồng năm 2010. Trong số 48 chi nhánh NH nước ngoài, chỉ có 2 chi nhánh của NH Việt Lào chưa đạt mức vốn pháp định. Tuy vậy, có tới 23/37 ngân hàng thương mại cổ phần chưa đáp ứng được số vốn điều lệ 3.000 tỷ đồng (theo thống kê của NHNN năm 2010). Việc thường xuyên tăng thêm vốn điều lệ là yêu cầu khách quan theo quy định pháp luật về hoạt động ngân hàng: + Theo quyết định 457/2005/QĐ-NHNN ngày 19/4/2005 của Thống đốc NHNN ban hành quy định các tỉ lệ an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng thì các tổ chức này phải duy trì tỷ lệ tối thiểu 8% giữa vốn tự có so với tổng tài sản có rủi ro. Trong đó vốn tự có chủ yếu là vốn điều lệ. Khi hoạt động ngân hàng ngày càng tăng, dư nợ tín dụng tăng cao, thì vốn điều lệ cũng phải tăng. +Cũng theo quy định của pháp luật hiện hành, ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng không được đầu tư quá 50% số vốn điều lệ vào tài sản cố định. Do đó để hiện đại hóa và nâng cao cơ sở vật chất các NHTMCP phải thường xuyên tăng vốn điều lệ + Cũng theo quyết định 457 các NHTM không được cho một khách hàng vay vốn vượt quá 15% số vốn chủ sở hữu, trong khi quy mô của mỗi dự án ngày càng lớn. Do đó các NHTMCP buộc phải tăng vốn để đáp ứng nhu cầu vốn vay của doanh nghiệp, giữ chân khách hàng truyền thống, khách hàng làm ăn có hiệu quả. 37 Bảng vốn điều lệ của khối NHTM Quốc Doanh vào 31/12/2010: STT TÊN NGÂN HÀNG Vốn điều lệ/vốn được cấp (tỷ đồng) 1 NH TMCP Ngoại Thương Việt Nam 13.223 2 NH TMCP Công Thương Việt Nam 15.172 3 NH Đầu Tư và Phát triển Việt Nam 14.374 4 NH nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam 20.708 5 Ngân hàng Phát triển Nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long 3.000 Nguồn: website của NHNN Việt Nam. Nghị định 10/2011/NĐ-CP đã cho phép các ngân hàng được dời thời hạn hoàn thành tăng vốn điều lệ lên 3.000 tỷ đồng chậm nhất vào ngày 31/12/2011. Tuy nhiên, với việc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa ban hành Chỉ thị 01/CT-NHNN đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng toàn ngành ngân hàng trong năm 2011 không quá 20%, sẽ là một thách thức không nhỏ đối với những ngân hàng chưa đạt vốn điều lệ 3.000 tỷ đồng. Thông tư 13 và 19 tăng hệ số an toàn vốn (CAR) từ 8% lên 9% và quy định hệ số rủi ro cho một số khoản cho vay chứng khoán lên đến 250%, đồng nghĩa với việc buộc các ngân hàng cả lớn lẫn nhỏ phải tăng vốn điều lệ lên một mức đáng kể nếu muốn duy trì hoạt động tín dụng ở mức hiện hữu chứ chưa nói đến việc tăng trưởng. Năm CHỈ TIÊU EIB ACB STB TECOM Quân Đội DAB SCB HDB Trung bình 2008 1. Vốn điều lệ 7,220 6,355 5,116 3,642 3,400 2880 2,181 1,550 4,043 2008 2. Tỷ lệ an toàn vốn 45.89 13.00 12.16 13.99 12.35 11.30 8.49 6.08 15 2009 1. Vốn điều lệ 8,800 7,814 6,700 5,400 5,300 3400 3,636 1,550 5,325 2009 2. Tỷ lệ an toàn vốn 26.87 11.00 11.41 9.60 12.00 10.64 9.46 6.45 12 2010 1. Vốn điều lệ 10,560 9,377 9,179 6,932 7,300 4500 4,184.80 3,000 6,879 2010 2. Tỷ lệ an toàn vốn 17.79 10.06 9.97 13.10 11.60 10.84 9.27 7.56 11 Nguồn: Tổng hợp số liệu BCTC cuối năm của các NHTM. 38 Theo bảng số liệu trên, tổng vốn điều lệ của các ngân hàng khối ngoài quốc doanh đều tăng lên đáng kể, đáp ứng yêu cầu của NHNN về số vốn tối thiểu 3.000 tỷ đồng nhưng hệ số an toàn vốn CAR trung bình của các ngân hàng này lại có xu hướng giảm qua các năm. Điều này một mặt cho ta thấy các ngân hàng có thể tăng hiệu quả sử dụng nguồn vốn này nhưng cũng không hẳn là đã tăng thêm được an toàn vốn so với trước khi tăng. So với tỷ lệ an toàn vốn 9% đề ra thì trung bình khối ngành này đã đảm bảo nhưng tỷ lệ này cũng đi kèm các sự đánh đổi về lợi nhuận và đẩy các ngân hàng vào cuộc đua lãi suất huy động. Mặt khác, các ngân hàng có vốn nhỏ, quy mô hoạt động nhỏ khác chỉ có khả năng đáp ứng trong một thị phần nhất định mà tăng vốn lên gấp đôi trong một thời gian ngắn sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong hoạt động kinh doanh, bởi chưa sẵn sàng hoạt động với quy mô lớn. Nguồn: Báo cáo phân tích tổng hợp ngành NH 06 tháng cuối năm 2010 của CTY CK SMES. 39 2. Vấn đề gia tăng vốn chủ sở hữu: + Gia tăng vốn chủ sở hữu băng nhận ngân sách cấp thêm đối với NHTM thuộc sở hữu nhà nước. Để đảm bảo bình đẳng cho các NH và khuyến khích các các NH sử dụng vốn một cách tiêt kiệm, nhà nước đặt ra thuế vốn và quy đinh toàn bộ lợi nhuận sau thuế thu nhập của ngân hàng sau khi trích lập các quỹ theo tỷ lệ quy định đều phải nộp cho Bộ tài chính. Đối với các NHTM NN Việt Nam, cho tới nay chính phủ đã cấp bổ sung bằng trái phiếu Chính Phủ đặc biệt lên tới gấn 16.000 tỷ đồng. Mặc dù chưa được cấp tiền thực nhưng với việc có trong tay trái phiếu đặc biệt, các NHTM nghiễm nhiên đã được ngân sách nhà nước đứng ra bảo đảm về nguồn vốn dược cấp. Ngoài ra trái phiếu đặc biệt có thể coi là nguồn vổn khả dụng vì hàng năm nhà nước bảo đảm trả lãi suất 3,3% trên số vốn thực cấp bổ sung của mỗi ngân hàng. Tuy nhiên thực tế người ta lại cho rằng loại trái phiếu này chỉ làm tăng vốn danh nghĩa của các ngân hàng chứ không hề tăng vốn thực và điều này gây ảnh hưởng rất lớn đến việc cổ phần hóa các NHTM bởi người ta râ khó định giá tài sản của ngân hàng. + Gia tăng vốn chủ sở hữu bằng tài trợ nội bộ là biện pháp sử dụng lợi nhuận tích lũy để bổ sung vốn cho ngân hàng. Tuy nhiên quy mô của của lợi nhuận tích lũy lại được quyết định bởi quy mô của của lợi nhuận sau thuế và chính sách phân phối nó nên trường hợp ngân hàng kinh doanh không thuận lợi thì nguồn vốn bổ xung sẽ rất hạn hẹp. Hiện nay hệ thống NHTM CP Việt Nam lãi lớn và ngày càng có uy tín trên thị trường. Phần lớn các Nh sau khi chia cổ tức cho các cổ đông đều sử dụng lợi nhuận tích lũy đẻ bổ xung cho nguồn vốn chủ sở hữu, trong đó ấn tượng nhất là NHTMCP Á Châu_ ACB đã bổ sung gần 152 tỷ đồng cho vốn điều lệ từ nguồn lợi nhuận tích lũy của mình. + Nếu ngân hàng lựa chọn biện pháp phát hành cổ phiếu thì có thể mở rộng quy mô vốn một cách nhanh chóng nhưng đây cũng là biện pháp tốn kém nhất và tạo ra rủi ro thu nhập cao hơn đối với các cổ đông so với việc nắm giữ chứng khoán. Đăc biệt là ở Việt Nam nhà quản lý cần phải cân nhắc vấn đề đó là sự phát triển của thị trường chứng khoán và tình trạng sức khỏe của nó vì thị trường chứng khoán ảnh hưởng trực tiếp tới phạm vi, tốc độ và chi phí phát hành chứng khoán của ngân hàng. Ví dụ: sau khi niêm yết hơn 189 triệu cổ phiếu trên TTGDCK TP 40 HCM, sacombank đã phải hoãn đợt phát hành 30.052.701 cổ phiếu mới ra công chúng trong năm 2006 sang 2007 vì nguồn cung trên TTCK đang tăng rất nhanh trong khi nhu cầu về đầu tư chưa tăng kịp, giá các cổ phiếu đều giảm mạnh đang gây ảnh hưởng không tốt tới các nhà đầu tư trên thị trường. Tuy nhiên, gần đây, Vietinbank đang rất thành công trong việc huy động tăng vốn chủ sở hữu bằng việc phát hành cổ phiếu cho nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức IFC và Bank of Nova Scotia. + Phát hành trái phiếu có khả năng chuyển đổi là biện pháp gia tăng vốn chủ sở hữu đang dược các NHTM đặc biệt quan tâm trong thời gian gần đây. Trái phiếu chuyển đổi đã xuât hiện ở nước ta khoảng 2 năm gần đây. NHTM CP Á châu, NHTMCP Quân đội, NHTMCP Sài Gòn-Hà Nội, NHTMCP Sài gòn và NH ngoại thương Việt Nam,Vietinbank… đều lien tục phát hành trái phiếu. VIệc áp dụng trái phiếu chuyển đổi vào Việt Nam có một số đặc thù khác với thông lệ trên thế giới, sự nhận thức chưa đồng đều của các nhà đầu tư cá nhân và sự thiếu minh bạch đang phát sinh một sồ vấn đế rắc rối và ảnh hưởng quyền lợi của nhà đầu tư. 41 PHẦN 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN TRỊ LÃI SUẤT – QUẢN TRỊ NGUỒN VỐN TẠI CÁC NGÂN HÀNG VIỆT NAM I. CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ RỦI RO LÃI SUẤT Ở CÁC NHTMVN HIỆN NAY: 1. Đối với NHNN: Để kiểm soát rủi ro lãi suất, NHNN cần phải: Điều hành linh hoạt, thận trọng chính sách tiền tệ, lãi suất và tỷ giá để tạo môi trường kinh tế vĩ mô thuận lợi cho hoạt động của các TCTD, kiểm soát lạm phát; hạn chế sử dụng các liệu pháp can thiệp hành chính đối với thị trường để tránh gây sốc hoặc làm gia tăng rủi ro đối với các TCTD. Đảm bảo nắm bắt, phân tích, đánh giá kịp thời diễn biến của thị trường tài chính, trong đó, nắm bắt nhanh những diễn biến của các yếu tố thị trường như: lãi suất, tỷ giá, giá vàng, giá cổ phiếu,.. dự báo diễn biến tình hình kinh tế có tác động liên quan đến ngân hàng nhằm phục vụ hiệu quả cho hoạt động quản lý của NHNN. Tổ chức và triển khai kịp thời cơ chế chính sách của NHNN theo chương trình kế hoạch cụ thể đối với các TCTD trên địa bàn, đảm bảo thực hiện tốt cơ chế chính sách và hạn chế các rủi ro liên quan đến pháp luật phát sinh. Cần tập trung thanh tra, giám sát chặt chẽ hoạt động cho vay bất động sản, tín dụng tiêu dùng, cho vay đầu tư, kinh doanh chứng khoán, đầu tư; tài trợ dự án, kinh doanh ngoại hối, nghiệp vụ ngân hàng mới. NHNN cần hình thành cơ chế điều hành lãi suất, cùng với nghiệp vụ thị trường mở theo hướng khuyến khích các NHTM vay mượn lẫn nhau trên thị trường trước khi tiếp cận nguồn vốn NHNN. Tiến hành những cuộc khảo sát về phản ứng của các thành viên thị trường (bao gồm cả dân chúng và các doanh nghiệp) trước những thay đổi chính sách của cơ quan quản lý nhà 42 nước, nhất là lĩnh vực tiền tệ - cơ sở quan trọng để nhận định về cơ chế tác động của chính sách tiền tệ đến thị trường. NHNN ngoài việc kiểm soát mức độ an toàn trong chi trả của TCTD theo Quyết định số 457/2005/QĐ-NHNN và Quyết định số 03/2007/QĐ-NHNN của Thống đốc NHNN về việc quy định các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của TCTD còn phải kiểm soát thông qua các chỉ tiêu khác như dự trữ bắt buộc hoặc khe hở kỳ hạn để bảo vệ các TCTD tránh khỏi những rủi ro có thể làm đổ vỡ hệ thống như rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản,… Cần phải có những chế tài xử phạt đối với các TCTD không thực hiện chuyển nợ quá hạn theo đúng quy định, đồng thời theo dõi tỷ lệ nợ quá hạn của các TCTD để được phản ánh đầy đủ, chính xác chất lượng tín dụng của TCTD. NHNN tăng cường quan tâm chỉ đạo và hỗ trợ cho công tác quản trị rủi ro của các NHTM thông qua việc phổ biến kinh nghiệm về quản lý rủi ro của các ngân hàng trong và ngoài nước, ban hành các văn bản thống nhất về quản lý rủi ro. Hỗ trợ các NHTM trong việc đào tạo, tập huấn cho cán bộ nghiệp vụ,… Hoàn thiện hệ thống cung cấp thông tin CIC giúp các TCTD có đầy đủ thông tin về khách hàng, phục vụ cho công tác thẩm định, đánh giá khách hàng trước khi quyết định cho vay. Chỉ đạo việc sáp nhập các ngân hàng có năng lực tài chính yếu, lành mạnh hóa hệ thống ngân hàng, tạo niềm tin cho người dân đối với hệ thống ngân hàng trong nước. 2. Đối với các Ngân hàng thương mại trong nước Bên cạnh những nỗ lực của NHNN trong việc kiểm soát rủi ro lãi suất, các NHTM trong nước cần phải: Kiềm chế tốc độ tăng trưởng và kiểm soát chất lượng tăng trưởng TSC và dư nợ tín dụng để đảm bảo an toàn tăng trưởng và hiệu quả kinh tế theo quy mô. Việc mở rộng quy mô 43 hoạt động phải gắn liền với việc cải thiện tương xứng về năng lực quản trị, kiểm soát hoạt động. Nâng cao năng lực quản trị điều hành trên cơ sở áp dụng các nguyên tắc, thông lệ quản trị ngân hàng hiện đại. Trước hết, cần quan tâm hoàn thiện các chính sách, quy trình, thủ tục nội bộ phù hợp để kiểm soát có hiệu quả các rủi ro trọng yếu. Nhanh chóng giảm tỷ lệ nợ xấu của hệ thống ngân hàng xuống mức trung bình trong khu vực vào năm 2010; tiếp tục tăng cường năng lực tài chính cho các NH TMCP; Đẩy nhanh tiến độ hiện đại hóa công nghệ ngân hàng, tăng cường trang bị các trang thiết bị hiện đại phục vụ công tác thu thập và xử lý thông tin; tiếp tục triển khai các mô hình tổ chức và mô thức quản trị hiện đại, phù hợp với chuẩn mực và thông lệ quốc tế; phát triển hệ thống thông tin quản trị; tăng cường nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới; đa dạng hóa dịch vụ ngân hàng đặc biệt là các dịch vụ phi tín dụng. Các NHTM phối hợp với các đơn vị liên quan thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo và bồi dưỡng kiến thức để nâng cao năng lực đánh giá, đo lường, phân tích rủi ro cho cán bộ. Trong việc đánh giá rủi ro, yếu tố kinh nghiệm của nhân viên rất quan trọng nên NHTM cần đào tạo và nuôi dưỡng một đội ngũ cán bộ chuyên môn hóa và có kinh nghiệm về quản lý rủi ro. Trong quản trị TSN – TSC, các Ngân hàng cần phân loại các kỳ hạn theo đúng bản chất của nó. Cụ thể: đối với các khoản tiền gửi rút gốc linh hoạt, khi phân tích kỳ hạn không được dựa vào kỳ hạn khách hàng cam kết gửi mà phải đưa vào khoản tiền gửi không kỳ hạn. Nghiêm túc thực hiện quy định về việc tính số tiền dự trữ bắt buộc phải duy trì, các khoản tiền gửi có kỳ hạn ghi trên hợp đồng phải phản ánh đúng kỳ hạn mà khách hàng thực gửi. Xây dựng quy trình xét duyệt tín dụng chặt chẽ để có thể xây dựng được kế hoạch giải ngân tương đối chính xác. Đồng thời thiết lập tốt mối quan hệ với khách hàng để có những dự 44 báo đúng về khả năng rút vốn, khả năng trả nợ của khách hàng nhằm phục vụ tốt công tác dự báo thanh khoản của ngân hàng. Xây dựng cơ cấu đầu tư hợp lý, bên cạnh việc tập trung đầu tư vào lĩnh vực truyền thống của ngân hàng, cần mở rộng sang những lĩnh vực khác để có thể giảm thiểu rủi ro do yếu tố khách quan mang lại. Tích cực cung cấp thông tin chi tiết về khách hàng, tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng, về dư nợ của khách hàng,… cho NHNN một cách nhanh chóng để có được một mạng lưới thông tin chuẩn xác hơn. Nâng cao đạo đức của cán bộ công nhân viên để giảm thiểu rủi ro đạo đức, đảm bảo việc thẩm định tài sản, phương án vay vốn một cách khách quan, trung thực góp phần nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng. II.CÁC BIỆN PHÁP TĂNG VỐN TỰ CÓ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI: 1. Phát hành cổ phiếu Phát hành cổ phiếu là biện pháp dành riêng cho các ngân hàng thương mại cổ phần! Biện pháp được các ngân hàng thương mại cổ phần sử dụng rất phổ biến trong giai đoạn này để tăng vốn. Có hai hình thức chủ yếu là phát hành cổ phiếu thường (cổ phiếu phổ thông) hoặc cổ phiếu ưu đãi. Các ngân hàng cổ phần tuỳ thuộc vào nhu cầu cụ thể của mình mà có thể phát hành thêm cổ phiếu thường hay cổ phiếu ưu đãi.  Ưu điểm của biện pháp tăng vốn bằng cổ phiếu: - Việc phát hành cổ phiếu vừa giúp các ngân hàng tăng quy mô vốn kinh doanh dài hạn lại vừa giúp các ngân hàng tránh được nghĩa vụ nợ nần, không phải lo việc trả vốn gốc và lãi - Khi sử dụng biện pháp này sẽ giúp các ngân hàng thương mại tăng quy mô vốn chủ sở hữu do đó làm thay đổi kết cấu các loại vốn ( kết cấu giữa vốn chủ sở hữu / nợ phải trả, vốn thường xuyên(dài hạn) / vốn tạm thời(ngắn hạn)...).Như vậy, làm tăng độ vững chắc về tài 45 chính của ngân hàng, tăng hệ số đảm bảo nợ, tăng độ tín nhiệm của ngân hàng... từ đó giúp tăng khả năng vay vốn, huy động vốn của ngân hàng trong tương lai. - Vì cổ phiếu đại diện cho quyền sở hữu của người nắm giữ cổ phiếu trong ngân hàng và việc phân chia cổ tức cho cổ đông không phải là cố định mà tuỳ thuộc vào tình hình kinh doanh của ngân hàng nên các ngân hàng thường có độ chủ động cao hơn trong việc sử dụng vốn thu được do phát hành cổ phiếu.  Nhược điểm của biện pháp tăng vốn bằng cổ phiếu: - Việc phát hành cổ phiếu(đặc biệt là cổ phiếu thường) ra công chúng sẽ làm tăng số cổ đông sở hữu ngân hàng và như vậy dẫn tới việc phân chia quyền kiểm soát và quyền biểu quyết. Điều này dẫn đến bất lợi cho các cổ đông hiện hành. - Vì cổ phiếu liên quan đến cổ tức nên việc phát hành thêm cổ phiếu mới ra công chúng đồng nghĩa với việc các cổ đông hiện hành sẽ phải chia sẻ một phần lợi ích của mình với cổ đông mới. Để giảm thiểu nhược điểm này các ngân hàng cần phải sử dụng một cách hiệu quả nguồn vốn tăng thêm do phát hành cổ phiếu, tạo ra một tỉ suất lợi nhuận cao để đảm bảo việc chi trả cổ tức cho các cổ đông. - Khác với các hình thức vay vốn thì lãi phải trả được tính vào chi phí khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp nên giảm được khoản thuế phải nộp cho nhà nước, thì cổ tức chi trả cho cổ đông lại lấy từ lợi nhuận sau thuế. Đặc điểm này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí sử dụng vốn cổ phiếu - yếu tố quan trọng mà các ngân hàng phải cân nhắc khi lựa chọn các giải pháp tăng vốn. 2. Phát hành trái phiếu Đây là biện pháp hiệu quả để tăng cường năng lực tài chính của ngân hàng đáp ứng những nhu cầu trước mắt, nhưng về bản chất đây chỉ là tăng vốn tự có trên danh nghĩa, còn về lâu dài sẽ là một gánh nặng nợ nần, đồng thời chi phí vốn cao sẽ làm suy giảm mức lợi nhuận của ngân hàng. 46  Ưu điểm khi phát hành trái phiếu: - Lãi suất( hay lợi tức) phải trả cho trái phiếu thường được cố định trước và được tính vào chi phí kinh doanh của ngân hàng nên sẽ giúp các ngân hàng giảm được một khoản thuế phải nộp đồng thời giúp nâng cao mức doanh lợi vốn chủ sở hữu. - Vì trái phiếu là chứng khoán nợ nên ngân hàng không phải phân chia quyền kiểm soát cho các trái chủ ; số lượng cổ phiếu không tăng nên thu nhập trên mỗi cổ phần được đảm bảo. - Vì là nợ phải trả có kỳ hạn nên ngân hàng có thể thay đổi cơ cấu vốn kinh doanh một cách linh hoạt, chủ động thông qua việc ngừng phát hành trái phiếu hoặc mua lại các trái phiếu đang lưu hành. - Khi phát hành trái phiếu chuyển đổi, ngân hàng có thể định một mức lãi suất cố định thấp hơn của trái phiếu không có khả năng chuyển đổi.  Nhược điểm khi phát hành trái phiếu: - Ngân hàng sẽ chịu sức ép về nợ nần, phải thanh toán các khoản nợ gốc và lãi khi tới hạn - Hệ số nợ của ngân hàng sẽ tăng lên khi phát hành thêm trái phiếu. - Trái phiếu chuyển đổi cũng sẽ mang đến một số bất lợi có thể có cho ngân hàng và các cổ đông của ngân hàng khi trái phiếu được chuyển đổi thành cổ phiếu, vốn chủ sở hữu bị “pha loãng” do tăng số lượng cổ phiếu lưu hành, từ đó gây ra sự thay đổi trong việc kiểm soát ngân hàng; nợ của ngân hàng giảm thông qua chuyển đổi sẽ làm mất đi sự cân bằng của cán cân nợ_vốn. 3. Lợi nhuận giữ lại Việc giữ lại lợi nhuận để tăng vốn cho ngân hàng là hình thức tích luỹ vốn để tái đầu tư mở rộng hoạt động kinh doanh được tất cả các ngân hàng thương mại áp dụng. Tuy nhiên việc giữ lại nhiều hay ít, một phần hay toàn bộ lợi nhuận đòi hỏi các ngân hàng cần phải có những tính toán sao cho hợp lý, phù hợp với mục tiêu và kế hoạch của ngân hàng mình. 47 Khi tỷ lệ lợi nhuận giữ lại ở mức cao sẽ càng đẩy mạnh quá trình tích luỹ vốn và làm giảm yêu cầu huy động vốn từ bên ngoài; do đó làm giảm mức độ phụ thuộc vào các nguồn cung cấp từ bên ngoài, dẫn đến giảm rủi ro tài chính cho ngân hàng. Tuy nhiên, việc này dẫn đến làm giảm thu nhập của cổ đông, nếu kéo dài sẽ ảnh hưởng tới giá của cổ phiếu cũng như lòng tin của các nhà đầu tư. Ngược lại, khi tỷ lệ lợi nhuận giữ lại ở mức thấp do tỷ lệ chi trả cổ tức cao sẽ dẫn đến tăng trưởng vốn chậm chạp, có thể làm giảm khả năng mở rộng tài sản sinh lời, tăng rủi ro phá sản. Vì vậy, nếu một ngân hàng có tỷ lệ lợi nhuận giữ lại để bổ sung vốn tự có ổn định qua các năm và tương ứng với tốc độ tăng trưởng tài sản có thì chứng tỏ ngân hàng đang có một sự phát triển ổn định, thể hiện mức độ ủng hộ cao của các cổ đông đối với chính sách cổ tức của ban lãnh đạo ngân hàng. 4. Cổ phần hoá Đây là biện pháp tăng vốn của các ngân hàng thương mại nhà nước. Thực chất của việc cổ phần hoá là việc chuyển đổi hình thức sở hữu từ sở hữu nhà nước sang cổ phần bằng biện pháp phát hành cổ phiếu. Trong thời kỳ kinh tế ngày càng phát triển, vấn đề hội nhập càng ngày càng trở nên cấp thiết hơn đòi hỏi các ngân hàng cần phải có một tiềm lực tài chính thật lớn mạnh mà nếu chỉ trông chờ vào phần vốn cấp của nhà nước thì không đủ. Khi cổ phần hoá các ngân hàng thương mại nhà nước trở thành các ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước sẽ có rất nhiều lợi thế: - Tăng quy mô vốn của ngân hàng lên và đa dạng thêm nhiều nguồn bổ sung vốn như: Vốn của nhân dân, nhà đầu tư nước ngoài, các tập đoàn tài chính... 48 - Khi các nhà đầu tư nước ngoài, các tập đoàn tài chính lớn trở thành cổ đông, các ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước có thể được tiếp xúc với cách thức quản lý mới, khoa học công nghệ mới...nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng. - Tuy trở thành ngân hàng thương mại cổ phần song lượng cổ phần bán ra tối đa cho các nhà đầu tư là 49%, tức là nhà nước vẫn chiếm cổ phần cao hơn là 51%, nên vẫn có thể kiểm soát hoạt động của ngân hàng theo chiến lược của mình. 49 KẾT LUẬN Với mục tiêu nghiên cứu của tiểu luận, các thành viên trong nhóm đã vận dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học, chủ yếu là tổng hợp và phân tích số liệu thực chứng, đề tài “Chính sách lãi suất – quản trị lãi suất, quản trị nguồn vốn các ngân hàng Việt Nam” đã giải quyết được một số nội dung sau: Một là, tìm hiểu cơ sở lý luận về quản trị lãi suất, quản trị nguồn vốn Hai là, tìm hiểu tình hình thực tế quản trị lãi suất, quản trị nguồn vốn của một số ngân hàng Việt Nam hiện nay, rút ra những ưu điểm, hạn chế trong việc quản lý điều hành Ba là, tìm hiểu các biện pháp quản trị lãi suất, quản trị nguồn vốn góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động tại các ngân hàng Việt Nam hiện nay. Với những nội dung nghiên cứu, tiều luận cũng phần nào phản ánh được tình hình quản trị lãi suất và nguồn vốn ở các ngân hàng, từ đó có các giải pháp thích hợp góp phần nâng cao năng lực của các NHTM Việt Nam nhằm đảm bảo cho các Ngân hàng phát triển an toàn, bền vững trong điều kiện cạnh tranh gay gắt hiện nay. Trong quá trình thực hiện đề tài, dù đã cố gắng hết sức nhưng với khả năng nghiên cứu còn hạn chế nên không thể tránh khỏi thiếu sót và hạn chế. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy và các bạn. Tập thể nhóm xin chân thành cảm ơn! 50 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Edward W.Reed Ph.D (2004), “Ngân hàng Thương mại”, NXB thống kê, Thành phố Hồ Chí Minh. 2. Peter S.Rose (2001), “Quản trị ngân hàng thương mại”, NXB tài chính, Hà Nội. 3. Trần Huy Hoàng (2006), “Quản trị ngân hàng thương mại”, NXB Lao động Xã hội. 4. Nguyễn Văn Tiến (1999), “Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng”, NXB Thống Kê. 5. Báo cáo thường niên của các NHTMCP. 6. Website www.vneconomy.vn. 7. Website Ngân hàng nhà nước www.sbv.gov.vn, và của một số NHTMCP

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfch9_nhom7_tt_5259.pdf
Luận văn liên quan