Đề tài Chính sách ngoại thương, tình hình kinh tế khối EU và quan hệ với Việt Nam

Sự phồn vinh đã đến với liên minh khi người dân ở đây được hưởng mức sống với những tiêu chuẩn xã hội cao. EU đã thành công khi tạo dựng hình mẫu xã hội châu Âu công bằng và dân chủ. Không những thế, khối thị trường chung dần phát triển thành thị trường duy nhất - khu vực trao đổi thương mại rộng lớn nhất trên thế giới. Đồng ơ-rô là biểu tượng thành công cho tiến trình nhất thể hóa kinh tế của EU, mang đến cho người dân EU những cơ hội tốt nhất trong việc lựa chọn sản phẩm với giá cả cạnh tranh. Với sức mạnh kinh tế, vị thế của EU trên thế giới ngày càng vững chắc. Các nước thành viên của EU cùng "sát cánh bên nhau" trong cuộc chiến chống khủng bố, tội phạm quốc tế và nhập cư bất hợp pháp. EU kêu gọi thế giới giải quyết xung đột bằng hòa bình và mong muốn con người sẽ không còn là nạn nhân của các cuộc chiến hay bạo lực. EU đoàn kết vì sự tự do và phát triển trong khu vực và trên toàn thế giới; kêu gọi đẩy lùi đói nghèo, bệnh dịch; bảo vệ môi trường toàn cầu trước sự thay đổi của khí hậu; tiếp tục đóng vai trò chính trong các hoạt động nhân đạo.

doc72 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2669 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Chính sách ngoại thương, tình hình kinh tế khối EU và quan hệ với Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vốn họ đầu tư vào Việt Nam còn quá nhỏ bé. Đây cũng là điều mà các nhà hoạch định chính sách và giới doanh nghiệp của Việt Nam phải suy nghĩ làm sao thu hút được thêm đầu tư của các nước EU trong thời gian tới. 5.2 Văn hóa – Giáo dục Từ 1996 đến 1999, EU tài trợ cho chương trình "liên kết các trường đại học khoa học và kỹ thuật" do cơ quan đại học của khối các nước có sử dụng tiếng Pháp (AUF) tổ chức. Tiếp đó là dự án "hỗ trợ Bộ Giáo dục và Đào tạo" với 3 hợp phần chính là hỗ trợ về thể chế, về quản lý và về sư phạm Trong năm 1998-1999, cuộc triển lãm nghệ thuật "Việt Nam ở thế kỷ XX" đã được tổ chức thành công ở Brussels (Bỉ) và Palermo (Italy) Ngoài những lĩnh vực hợp tác lớn nói trên, quan hệ du lịch giữa Việt Nam và EU cũng có nhiều nét nổi bật thông qua những dự án hỗ trợ ngành du lịch Việt Nam Riêng giai đoạn 2002-2006, EU đã dành 162 triệu Euro cho các dự án hợp tác với Việt Nam. Năm 2004, EU đã trợ giúp Việt Nam 600.000 euro để phòng chống dịch cúm gia cầm. 5.3 Ỡ lĩnh vực năng lượng EU sẽ hỗ trợ Việt Nam xây dựng chính sách tiết kiệm năng lượng, phát triển nguồn năng lượng thay thế như khí gas tự nhiên, xây dựng nhà máy thuỷ điện và điện hạt nhân. 5.4 Về môi trường EU sẽ hợp tác với Bộ Tài nguyên- Môi trường xây dựng chính sách trung hạn về vấn đề môi trường, thay đổi khí hậu. EU sẽ giúp Việt Nam tiếp cận với các chuẩn mực về an toàn thực phẩm, đảm bảo các sản phẩm nông nghiệp có thể bán được giá cao tại thị trường châu Âu. Pháp và EU cũng tiếp tục thúc đẩy các chương trình phát triển nông nghiệp sạch tại một số vùng ở Việt Nam. 5.5 Dự Án MUTRAP Song hành cùng với tiến trình hội nhập kinh tế toàn cầu của Việt Nam là Dự án Hỗ trợ Thương mại Đa biên - MUTRAP (Mutilateral Trade Assistance Project), một biểu tượng của quan hệ hợp tác hữu nghị truyền thống giữa Liên minh châu Âu và Việt Nam.  Dự án Hỗ trợ Chính sách Thương mại Đa biên là Dự án hỗ trợ kỹ thuật liên quan đến thương mại lớn nhất và dài nhất của Liên minh châu Âu dành cho chính phủ Việt Nam, được khởi đầu với Giai đoạn chuẩn bị (1998-1999), tiếp nối sau đó là các Dự án MUTRAP I (2001-2003), MUTRAP kéo dài (4/2003-3/2004), MUTRAP Bắc cầu (8/2004-11/2004), MUTRAP II (2005-2008) và hiện nay là MUTRAP III (2008-2012). Dự án EU-Việt Nam MUTRAP III  có ngân sách 10.670.000 Euro, trong đó Liên minh châu Âu tài trợ 10.000.000 Euro và Chính phủ Việt Nam đóng góp 670.000 Euro, được thực hiện từ tháng 8/2008 đến tháng 6/2012. Dự án được xây dựng trên cơ sở Chiến lược Quốc gia giữa Liên minh châu Âu và Việt Nam cho giai đoạn 2007-2013 và phù hợp với Chương trình Hành động hậu gia nhập WTO của Chính phủ để thực hiện các cam kết WTO nhằm hỗ trợ Việt Nam thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, thông qua việc tăng cường năng lực của Bộ Công Thương và các bộ, ngành hữu quan trong việc xây dựng và thực hiện chiến lược hội nhập kinh tế quốc tế và thương mại của Việt Nam. Những năm gần đây, cộng đồng người Việt tại các nước EU cũng là một cầu nối tích cực trong quan hệ thương mại giữa hai bên. Hàng năm, cộng đồng người Việt tại EU đã nhập khẩu một lượng hàng Việt Nam để bán tại các trung tâm thương mại và các cơ sở kinh doanh của người Việt tại các nước này. Hai bên cũng thỏa thuận tăng cường hợp tác, đưa quan hệ kinh tế, thương mại và đầu tư giữa hai bên, nâng kim ngạch thương mại hai chiều đạt 15 tỷ euro vào năm 2010, trên cơ sở dự kiến năm nay, con số này sẽ đạt hơn 12 tỷ euro.EU cũng cam kết sẽ hỗ trợ về mặt kỹ thuật để Việt Nam sớm được công nhận là có nền kinh tế thị trường. Mới đây, Ủy ban châu Âu (EC) đã thông qua Chiến lược hợp tác với Việt Nam trong giai đoạn 2007-2013 với khoản ngân sách trị giá 430 triệu USD tập trung hỗ trợ các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Dự kiến tăng trưởng thương mại hai chiều vượt mức 20% và đạt 15 tỷ USD vào năm 2010. Đó là những con số dự báo hết sức ấn tượng cho sự phát triển quan hệ Việt Nam – EU trong tương lai. V. Chinh sách ngoai thương giữa EU_VN Sau gần hai thập kỷ thiết lập quan hệ ngoại giao, và đặc biệt là từ khi Hiệp định khung về hợp tác được ký kết năm 1995, thương mại đã trở thành một trong những lĩnh vực nổi bật nhất trong quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và EU. 1 GSP Việt Nam và EU đã dành cho nhau chế độ đãi ngộ tối huệ quốc (MFN) và EC cam kết dành cho hàng hóa xuất xứ từ Việt Nam chế độ ưu đãi phổ cập (GSP), gia hạn và tăng hạn ngạch nhập khẩu hàng dệt may của Việt Nam. Tuy nhiên, Từ ngày 1-1-2009.Liên hiệp châu Âu (EU) đã thông qua quyết định về việc bỏ quy chế hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) đối với mặt hàng giày dép VN Cuộc họp ngày 11.6, các thành viên EU đã bỏ phiếu thông qua Dự thảo ưu đãi thuế quan chung GSP giai đoạn 2009 - 2011 mà EC đề xuất, trong đó mục XII (chủ yếu giày dép) của VN sẽ không được hưởng ưu đãi thuế quan phổ cập GSP của EU nữa. Theo Lefaso VN, ngành da giày là ngành công nghiệp quan trọng của VN, chính sách ưu đãi thuế quan GSP đã đóng góp lớn vào sự tồn tại và phát triển của ngành da giày VN trong các năm qua. Nay nếu bãi bỏ GSP sẽ tác động đến các DN ngành da giày, tốc độ phát triển ngành và nền kinh tế. Về tác động và thiệt hại khi các sản phẩm giày dép XK của VN sang EU khi không được hưởng ưu đãi GSP, Lefaso cho rằng, bằng việc bãi bỏ GSP thì lợi thế cạnh tranh về giá các sản phẩm da giày của VN sẽ có suy giảm so với các nước khác trong khu vực, do bình quân mỗi đôi giày XK của VN phải tăng thêm thuế nhập khẩu vào EU từ 3,5 - 5%.Hiệp hội Da giày Việt Nam đã cho biết, khi không được hưởng Quy chế ưu đãi thuế quan GSP. Nếu tính theo kim ngạch xuất khẩu năm 2007 vào EU của mặt hàng này là 2,19 tỷ USD thì khi áp thuế, Việt Nam sẽ mất thêm 109,9 triệu USD. Ngành có 700 doanh nghiệp, 70% là doanh nghiệp nước ngoài, với 1 triệu lao động và khoảng 30% lao động sẽ bị ảnh hưởng bởi quyết định của EC. Theo quy định, thuế ưu đãi GSP được xây dựng trên cơ sở minh bạch, công bằng và không phân biệt đối xử, nhằm giúp đỡ các nước đang phát triển bị phụ thuộc vào một vài ngành hàng xuất khẩu. 2 Hiệp định PCA Hiệp định PCA mới giữa EU và Việt Nam sẽ thay cho Hiệp định khung về hợp tác ký năm 1995 đã hết hạn. Đây là hiệp định được xây dựng trên cơ sở hai bên cùng có lợi, mở rộng hơn nhiều so với Hiệp định khung năm 1995, bao gồm nhiều lĩnh vực mới như nhập cư, chống tội phạm, chống khủng bố, ngăn ngừa vũ khí giết người hàng loạt...Ngoài kinh tế, PCA cũng là một hiệp định hợp tác về rất nhiều lĩnh vực quan trọng khác như trao đổi khoa học công nghệ và nghiên cứu. Trong khuôn khổ PCA, hai bên đối tác để bàn bạc không những về những khoản viện trợ mà EU sẽ tiếp tục dành cho Việt Nam hay về cách để Việt Nam sử dụng hiệu quả các khoản viện trợ đó, mà còn về những lợi ích khác mà cả EU và Việt Nam đều quan tâm .“Đối với Việt Nam, PCA là khởi đầu cho một giai đoạn phát triển mới trong quan hệ với EU, bỏ lại đằng sau mối quan hệ phụ thuộc để hướng tới một quan hệ đối tác bình đẳng hơn”, bà Sandra Callagan, Trưởng ban Chính trị, Kinh tế và Thương mại thuộc Phái đoàn EC tại Việt Nam đã nói về PCA như vậy. Mới đây, Ủy ban châu Âu (EC) đã thông qua Chiến lược hợp tác với Việt Nam trong giai đoạn 2007-2013 với khoản ngân sách trị giá 430 triệu USD tập trung hỗ trợ các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Dự kiến tăng trưởng thương mại hai chiều vượt mức 20% và đạt 15 tỷ USD vào năm 2010. Đó là những con số dự báo hết sức ấn tượng cho sự phát triển quan hệ Việt Nam – EU trong tương lai. 3 Thuế quan EU áp thuế chống bán phá giá đối với giầy mũ da hay hạn chế nhập khẩu mặt hàng cá da trơn của Việt Nam do phát hiện dự lượng kháng sinh bị cấm. Hiện nay, 33 mã hàng giày thể thao và giày mũ da bị áp thuế chống bán phá giá, các chủng loại khác vẫn được hưởng ưu đãi thuế quan của EU và không bị hạn chế về số lượng VI. Tình hình xuất nhập khẩu EU_ VN Thâm hụt thương mại của EU với Việt Nam năm 2006 đã đạt mức kỷ lục mới 4,43 tỷ euro (so với 3,6 tỷ euro năm 2005). Nếu tính cả mậu dịch nội khối thì tổng ngạch mậu dịch là 3.092 tỷ chiếm hơn 41% thị phần thế giới. EU đứng đầu thế giới về xuất khẩu dịch vụ chiếm khoảng 43% thị phần, gấp 2,5 lần Mỹ. Đầu tư ra nước ngoài chiếm 47% FDI toàn cầu và nhận 20% đầu tư từ bên ngoài. Trao đổi thương mại EU - Việt Nam tính đến hết tháng 9/2008 (Nguồn: Eurostat, đơn vị tính: tỉ Euro): 9 tháng 2008 9 tháng 2007 So sánh EU xuất 2,47 2,55 Giảm 3% EU nhập 6,38 5,97 Tăng 6,9% Cán cân 3,91 3,42 Tăng 14,3% Tổng KN 8,85 8,52 Tăng 3,87% Theo Số liệu thì xuất khẩu của Việt Nam vào EU tiếp tục tăng 6,9% so với cùng kỳ năm 2007, trong khi nhập khẩu từ EU giảm 3% là chấp nhận được trong bối cảnh suy giảm nhu cầu tiêu thụ tại các nước EU. Kim ngạch xuất nhập khẩu các mặt hàng chủ yếu giữa Việt Nam và EU trong 10 tháng đầu năm 2008 Tổng KN XNK Tháng 10/2008 Tháng  9/2008 Tăng giảm % Tháng 10/2007 Tăng giảm % VN- EU SoT10&T9/08 SoT10/08&07 VN xuất 656.290 740.406 Giảm 11,36% 624.173 Tăng 5,15% VN nhập 283.779 260.335 Tăng 9% 372.893 Giảm 23,9% Cán cân 372.511 480.071 251.280 Tổng kim ngạch 940.069 1.000,741 Giảm 6% 997.066 Giảm 5,72% 1 Tình hình xuất khẩu Việt Nam nhập khẩu từ EU nhiều máy móc, thiết bị công nghệ nguồn chất lượng cao chiếm 10% kim ngạch nhập khẩu, chủ yếu là thiết bị toàn bộ, máy, phụ tùng, phương tiện vận tải bao gồm cả máy bay, tàu biển, ô tô, xe lửa, nguyên liệu, hoá chất, tân dược, phân bón, vật liệu xây dựng, sắt thép, sản phẩm cơ khí, hàng tiêu dùng cao cấp… Tuy vậy, thương mại dịch vụ chưa phát triển. 1 số m/h EU XK sang VN Tháng 10/2008 Tháng 9/2008 Tăng giảm % Tháng 10/2007 Tăng giảm % Sản phẩm điện tử, linh kiện 36.045 29.186 Tăng 23.5% 39.045 Giảm 7.68% Máy móc thiết bị công ghiệp 81.822 87.592 Giảm 6.59% 101.72 Giảm 19.56% Dược phẩm thiêt bị y tế 22.804 16.682 Tăng 36.7% 15.204 T ăng 50% Mỹ phẩm hoá chât 10.820 9.634 Tăng 12.3% 11.761 Gi ảm 8% Sắt thép và kim loaị khác 11.502 9.728 tăng 18.24% 13.979 Gi ảm 17.72% 2 Tình hình nhập khẩu Năm 2007, xuất khẩu cà phê, thuỷ sản, sản phẩm điện tử và vi tính, sản phẩm nhựa, hạt tiêu, hàng rau quả của VN vào thị trường EU tăng mạnh. EU hiện là thị trường xuất khẩu trọng điểm của Việt Nam, trong những năm gần đây xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường này liên tục tăng mạnh. Như trong năm 2006, 2007 xuất khẩu vào thị trường này đều tăng trên 28% so với năm trước, đạt lần lượt là 7,04 tỷ USD và 9,02 tỷ USD. Trong năm 2008, mặc dù nền kinh tế EU tăng trưởng chậm lại, nhưng xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường này được dự đoán sẽ tiếp tục khả quan. t Giày Dép EU là thị trường nhập khẩu giày dép của Việt Nam lớn thứ 2 trên thế giới (sau Hoa Kỳ) và được coi là thị trường trọng điểm của Việt Nam. Nhu cầu nhập khẩu giày dép những năm gần đây của thị trường EU khoảng trên 29 tỷ USD/năm. Theo số liệu thống kê, xuất khẩu giày dép của Việt Nam vào thị trường EU đã tăng khá nhanh trong thời gian qua và đạt 2,1 tỷ USD trong năm 2007, tăng 8% so với năm 2006 và chiếm 7,2% kim ngạch nhập khẩu của khu vực này. Nhìn chung, giày dép Việt Nam xuất khẩu vào EU tăng trưởng nhanh về khối lượng và kim ngạch xuất khẩu. Hiện nay, 33 mã hàng giày thể thao và giày mũ da bị áp thuế chống bán phá giá, các chủng loại khác vẫn được hưởng ưu đãi thuế quan của EU và không bị hạn chế về số lượng. Tuy đạt được tốc độ tăng trưởng khá nhưng nhìn chung, xuất khẩu giày dép của Việt Nam vẫn đang phải đối mặt với nhiều hạn chế như nhiều nguyên liệu đầu vào của ngành da giày phải nhập khẩu từ bên ngoài, khâu tiêu thụ còn phụ thuộc lớn vào đối tác trong liên doanh, khâu nghiên cứu thị hiếu thị trường, thiết kế mẫm mà và phát triển snả phẩm mới còn yếu. Mục tiêu dự kiến của mặt hàng giày dép năm 2008 đối với thị trường EU là đạt kim ngạch 2,7 tỷ USD, tăng 26% so với năm 2007. t Cà Phê Hiện EU là thị trường tiêu thụ lớn nhất của cà phê Việt Nam, chiếm tỷ trọng khoảng 50% trong Tong kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này của nước ta. Trong năm 2007, xuất khẩu cà phê vào thị truờng này đạt trên 878,8 triệu USD, tăng 63% so với năm 2006. Mức tăng này này chủ yếu do giá cà phê trên thế giới tăng mạnh trong năm 2007.  t Gỗ Sản phẩm gỗ được nhận định là mặt hàng có tiềm năng phát triển do EU là thị trường tiêu thụ đồ gỗ lớn nhất thế giới. Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này vào EU năm 2007 đạt khoảng 600 triệu USD. những nước nhập khẩu đồ gỗ của Việt Nam chính là Anh, Pháp, Đức, Đan Mạch. (Thời báo kinh tế Việt nam) . kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam vào thị trường EU trong tháng 1 năm 2008 đạt 112 triệu USD, tăng 10,2% so với tháng trước và tăng 44,5% so với cùng kỳ năm 2007. Như vậy, liên tục từ tháng 9 năm 2007 đến nay, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam vào thị trường EU liên tục tăng mạnh. Các thị trường xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam trong khối EU Thị trường Tháng 1/2008 Tháng 1/2007 So sánh USD USD USD % Anh     25,691,746    19,735,246 5,956,500 30.18% Đức 9,914,607 2,329,579 7,585,028 61.52% Pháp 7,771,086 13,416,705 4,354,381 32.45% Hà Lan 9,710,841 6,249,641 3,461,200 55.38% Italia 7,624,143 4,534,902 3,089,241 68.12% Tây Ban Nha 6,501,046 3,951,470 2,549,576 64.52% Bỉ 4,737,561 4,342,351 395,210 9.10% Đan Mạch 3,279,178 2,526,687 752,491 29.78% Thuỵ Điển 3,221,338 1,991,218 1,230,120 61.78% Phần Lan 3,159,995 2,341,056 818,939 34.98% Ai Len 2,780,906 2,102,537 678,369 32.26% Ba Lan 1,858,811 578,458 1,280,353 221.34% Hy Lạp 1,855,353 1,730,420 124,933 7.22% Áo 913,084 260,572 652,512 250.42% Bồ Đào Nha 878,194 503,061 375,133 74.57% Rumani 436,393 35,371 401,022 1133.76% Hungary 420,448 340,471 79,977 23.49% CH Czech 382,330 157,449 224,881 142.83% Síp 323,625 323,625 Slovakia 157,027 36,407 120,620 331.31% Latvia 134,440 87,295 47,145 54.01% Slovenia 101,676 28,890 72,786 251.94% Bungari 52,785 12,188 40,597 333.09% Manta 48,725 48,725 Estonia 30,803 166,486 -135,683 -81.50% Litva 13,394 13,909 -515 -3.70% Tổng 111,999,535 77,472,369 34,527,166 44.57% (trích trong Newsletter tháng 3/2008 Thông tin Thương mại, Trung tâm Thông tin Thương mại, Bộ Công Thương) t Thuỷ sản EU là thị trường tiêu thụ thuỷ sản lớn nhất thế giới, với kim ngạch nhập khẩu hàng năm lên tới 34 tỉ USD. Trong năm 2007, xuất khẩu thuỷ sản của VN sang EU tiếp tục tăng mạnh, đạt 911 triệu USD, tăng 40% so với năm 2006. Năm 2008, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam tới EU đạt 275 nghìn tấn với kim ngạch đạt 910 triệu USD, tăng 26,6% về lượng và 27,7% về kim ngạch so với năm 2007. Phấn đấu đến năm 2010 kim ngạch xuất khẩu đạt 1,7 tỉ USD, tăng bình quân 23%/năm trong giai đoạn 2008-2010. Trong năm 2007, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường EU đã tăng chậm lại, đạt trên 1,48 tỷ USD, tăng 20,1% so với năm 2006. Tuy nhiên, trong năm 2008, xuất khẩu hàng dệt may sang EU sẽ khó khăn hơn do hàng dệt may của Trung Quốc xuất khẩu sang thị trường này sẽ được dỡ bỏ hòan toàn hạn ngạch. Kim ngạch xuất khẩu sang thị trường EU qua các năm  Năm 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Kim ngạch xuất khẩu (triệu USD) 3.198 3.919 4.939 5.480 7.045 9.028 So với năm trước 3,88 22,56 26,02 10,96 28,54 28,16 Các mặt hàng EU nhập khẩu từ Việt Nam trong năm 2007   Mặt hàng Tháng 12/2007 (nghìn USD) So tháng 12/06 (%) Năm 2007 (nghìn USD) So năm 2006 (%) Tổng 941.401 -4,96 9.028.338 28,16 Giày dép các loại 238.839 16,54 2.176.308 11,45 Hàng dệt may 147.455 8,34 1.487.636 20,14 Hàng hải sản 120.459 102,82 911.479 40,69 Cà phê 104.005 3,93 878.873 63,18 Gỗ, sản phẩm gỗ 129.812 135,36 621.197 27,85 Máy vi tính, sp điện tử và linh kiện 37.654 50,03 415.195 50,96 Túi xách, ví, vali, mũ và ô dù 25.760 21,98 247.161 20,55 Sản phẩm chất dẻo 209.258 1.672,17 185.024 77,15 Hạt điều 12.444 71,17 164.527 56,08 Cao su 15.305 -66,44 147.566 -4,12 Sản phẩm mây, tre, cói, thảm 58.407 499,66 119.303 27,28 Sản phẩm gốm sứ 16.084 5,29 116.707 19,12 Sản phẩm đá quý, kim loại quý 5.956 -3,25 88.290 -2,35 Hạt tiêu 6.039 28,08 85.586 37,52 Than đá 0 - 40.633 112,78 Hàng rau quả 4.458 75,30 39.062 49,61 Đồ chơi trẻ em 4.097 90,12 29.203 -7,56 Xe đạp và phụ tùng 2.204 14,61 21.041 -59,54 Mỳ ăn liền 23.400 1.182,19 17.564 27,24 Chè 1.165 -18,53 11.630 7,02 Dây điện và dây cáp điện 859 87,96 9.272 174,48 Thiếc 260 -64,96 5.601 100,47 Gạo 281 307,25 4.894 106,76 Quế 0 - 303 32,89 Xuất khẩu của Việt Nam sang các nước thuộc EU năm 2007  Thị trường Tháng 12/07 (ngàn USD) So tháng 12/06 (%) Năm 2007 (ngàn USD) So năm 2006 (%) Tổng 941.401 -4,96 9.028.338 28,16 Đức 211.813 15,40 1.855.056 28,35 Anh 126.545 14,09 1.431.424 21,34 Hà Lan 119.997 35,29 1.182.144 37,87 Pháp 95.929 16,58 884.351 10,93 Bỉ 88.651 26,47 849.028 23,50 Italia 93.970 18,32 816.849 25,08 Tây Ban Nha 75.085 7,68 759.632 36,13 Ba lan 20.375 12,27 220.890 37,95 Thụy điển 24.471 48,16 202.356 18,36 Đan mạch 15.565 -0,04 138.049 26,04 Áo 7.742 -21,57 111.949 14,85 CH Séc 12.780 90,21 102.047 45,59 Phần Lan 9.997 32,92 92.512 34,32 Hy lạp 8.268 35,39 81.805 26,54 Slôvakia 6.288 78,03 71.480 209,87 Hungari 6.467 35,69 62.713 89,80 Bồ Đào Nha 5.892 72,48 52.115 58,90 Bungari 2.630 0,00 35.868 - Rumani 3.642 0,00 32.317 - Sôlôvenhia 2.289 52,91 18.087 57,05 Látvia 842 13,78 8.932 75,69 CH Síp 936 61,38 6.958 18,33 Extônia 662 -99,69 5.787 -27,13 Aixơlen 312 -15,45 4.748 36,52 Manta 253 40,56 1.241 -35,57 (tiengiang.tbtvn.org). SWOT 1. Strenght (điểm mạnh): - trình độ khoa hoc kỹ thuật công nghệ cao - thị trường rộng lớn , xây dựng được một thị trường nội bộ vững mạnh, -minh Châu Âu EU là một tổ chức có ảnh hưởng rất lớn trên chính trường quốc tế, đây là một tổ chức quy tụ nhiều quốc gia lớn trên thế giới mà từ trước tới nay đều chiếm những vị trí quan trọng trong Liên Hợp Quốc như Pháp, Anh, Đức... Từ những ảnh hưởng về mặt chính trị tới Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc đến quân sự, kinh tế, thương mại tới các khu vực khác trên thế giới... Sự ra đời của đồng tiền chung Châu Âu (EURO) vào năm 1999 đã ảnh hưởng rất nhiều tới đồng đôla Mỹ. Thị trường EU sẽ là một thị trường đầy tiềm năng cho việc trao đổi thương mại song phương giữa các khu vực và các quốc gia với EU EUR ngày càng được coi là tiền tệ đáng tin cậy trên thế giới và được nhiều nước quan tâm sử dụng - hệ thống giáo dục mạnh - EU là một tổ chức kinh tế hùng mạnh trên thế giới, là một trong ba trung tâm lớn nhất trong nền kinh tế thế giới (Hoa Kỳ, Nhật và EU Áp dụng biểu thuế quan và chính sách chung thuận lợi trong quản lý. •Liên hệ: có thể nói EU là thị trường truyền thống của ASEAN. Trong những năm gần đây, quan hệ giữa ASEAN và EU ngày càng được thế giới chú ý và đánh giá cao. Việc EU mở rộng thành viên sẽ giúp cho các nước trong khối ASEAN mở rộng thị trường, gia tăng hạn ngạch xuất khẩu, thuận lợi lớn nhất đó là về thuế quan và hạn ngạch của EU bởi khối ASEAN đã từng quen thuộc với những quy định này hội nghị thượng đỉnh ASEM 5 với việt nam 1.1 Liên minh chính trị: Tất cả các công dân của các nước thành viên được quyền tự do đi lại và cư trú trong lãnh thổ của các nước thành viên. - Được quyền bầu cử và ứng cử chính quyền địa phương và Nghị viện châu Âu tại bất kỳ nước thành viên nào mà họ đang cư trú. - Thực hiện một chính sách đối ngoại và an ninh chung trên cơ sở hợp tác liên chính phủ với nguyên tắc nhất trí để vẫn bảo đảm chủ quyền quốc gia trên lĩnh vực này. - Tăng cường quyền hạn của Nghị viện châu Âu. - Mở rộng quyền của Cộng đồng trong một số lĩnh vực như môi trường, xã hội, nghiên cứu.... - Phối hợp các hoạt động tư pháp, thực hiện chính sách chung về nhập cư, quyền cư trú và thị thực. Hiện nay, EU có diện tích là 4.422.773 km² với dân số là 492,9 triệu người (2006) [1] ; với tổng GDP là 11.6 nghìn tỉ euro (~15.7 nghìn tỉ USD) trong năm 2007. Hầu hết các quốc gia châu Âu đều đang là thành viên của Liên minh châu Âu. Hình thành đơn vị tiền tệ riêng là EURO , tỷ giá cao hơn đồng dola Mỹ. Các thành viên tận dụng thế mạnh của nhau để nhanh chóng phát triển. 27 nước thành viên mở rộng diện tích , mở rộng dân số vì vậy vai trò và vị thế trên chính trường quốc tế có tiếng nói lớn . 1.2 Nguồn nhân lực : Ngày 1/1/2007 EU đã gia nhập them 2 thành viên mới là Rumani và Bungari kể từ nay EU sẽ trải rộng từ Đại Tây dương đến biển Đen. Với đợt mở rộng lần này,EU đang tự cân bằng về hướng Đông Nam khiến EU trở thành một vùng đông dân thứ 3 trên thế giới sau Trung Quốc và Ấn Độ Với dân số 492.9 triệu người nguồn nhân lực của EU hết sức dồi dào ,mặc dù Pháp , Anh…dân số già đi trong khi tỷ lệ sinh lại giảm đi nhưng các thành viên mới gia nhập liên minh lại có số dân khá cao ,các thành viên sau này đa số là những nước nghèo hơn nên sẽ có nhiều người nhập cư vào các nước EU giàu nên sẽ lấp đi phấn nào khoảng trống đó EU đã có được một nền hòa bình và thịnh vượng. Mỗi nước thành viên của EU đều đóng góp vào sự thống nhất châu Âu và sự ổn định của nền dân chủ ở đây. Sự vắng bóng của những cuộc xung đột giữa các quốc gia thành viên là một minh chứng sống động cho sự liên kết chặt chẽ này. Với 27 nước thành viên, EU ngày nay đã trở thành động cơ hòa bình trên thế giới. Dân chủ, một trong những giá trị chung của EU đã được phát huy mạnh mẽ tại châu lục này. Những bản sắc văn hóa và truyền thống đa dạng của các nước thành viên EU đều được trân trọng và đón nhận. Các đường biên giới nội khối được rộng mở, di sản văn hóa của toàn châu Âu thêm phong phú. Một châu Âu giàu có về vốn hiểu biết và kinh nghiệm chính là chìa khóa của sự tăng trưởng mạnh, việc làm và sự hoà hợp xã hội. Người dân EU được sống bình đẳng, đầy đủ quyền tự do đi lại, học tập và sinh sống thuận lợi trong toàn liên minh. Sự phồn vinh đã đến với liên minh khi người dân ở đây được hưởng mức sống với những tiêu chuẩn xã hội cao. EU đã thành công khi tạo dựng hình mẫu xã hội châu Âu công bằng và dân chủ. Không những thế, khối thị trường chung dần phát triển thành thị trường duy nhất - khu vực trao đổi thương mại rộng lớn nhất trên thế giới. Đồng ơ-rô là biểu tượng thành công cho tiến trình nhất thể hóa kinh tế của EU, mang đến cho người dân EU những cơ hội tốt nhất trong việc lựa chọn sản phẩm với giá cả cạnh tranh. Với sức mạnh kinh tế, vị thế của EU trên thế giới ngày càng vững chắc. Các nước thành viên của EU cùng "sát cánh bên nhau" trong cuộc chiến chống khủng bố, tội phạm quốc tế và nhập cư bất hợp pháp. EU kêu gọi thế giới giải quyết xung đột bằng hòa bình và mong muốn con người sẽ không còn là nạn nhân của các cuộc chiến hay bạo lực. EU đoàn kết vì sự tự do và phát triển trong khu vực và trên toàn thế giới; kêu gọi đẩy lùi đói nghèo, bệnh dịch; bảo vệ môi trường toàn cầu trước sự thay đổi của khí hậu; tiếp tục đóng vai trò chính trong các hoạt động nhân đạo. Liên minh Châu Âu EU là một tổ chức có ảnh hưởng rất lớn trên chính trường quốc tế, đây là một tổ chức quy tụ nhiều quốc gia lớn trên thế giới mà từ trước tới nay đều chiếm những vị trí quan trọng trong Liên Hợp Quốc như Pháp, Anh, Đức... Từ những ảnh hưởng về mặt chính trị tới Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc đến quân sự, kinh tế, thương mại tới các khu vực khác trên thế giới... Sự ra đời của đồng tiền chung Châu Âu (EURO) vào năm 1999 đã ảnh hưởng rất nhiều tới đồng đôla Mỹ. Thị trường EU sẽ là một thị trường đầy tiềm năng cho việc trao đổi thương mại song phương giữa các khu vực và các quốc gia với EU. 2. Weakness(điểm yếu) Đó là sự chia rẽ giữa các nước do cuộc khủng hoảng Iraq - thể hiện những hạn chế về chính trị của EU trước một cuộc khủng hoảng quốc tế lớn; các phần tử khủng bố tấn công Madrid (Tây Ban Nha) và Luân Đôn (Anh), cho thấy EU dễ bị ảnh hưởng trước một mối đe dọa mới và cuối cùng, việc Pháp và Hà Lan vốn là 2 nước sáng lập EU, đã bác bỏ Hiến pháp EU. Những ảnh hưởng sâu sắc của toàn cầu hóa đối với EU trong các lĩnh vực kinh tế và xã hội, những thách thức về kinh tế xuất phát từ việc mở rộng EU. 2.1 Phân biệt giàu nghèo: Trong EU 27, sự cách biệt sẽ ngày càng lớn. London là vùng giàu nhất của EU mở rộng, với GDP tính theo đầu người tương đương với 260% mức trung bình của EU. Sau đó đến Brussels (215%), Luxembourg (195%), Hamburg (170%) và Ile de France (165%). 6 vùng nghèo nhất đều năm ở Ba Lan (từ 29-33% mức trung bình). Trước khi mở rộng, 3 vùng của Hy Lạp và vùng Estrémadure của Tây Ban Nha đứng cuối bảng xếp hạng (dưới 55%). Trong số 10 nước Đông Âu, chỉ có các vùng Prague và Bratislava đứng trên mức trung bình của EU 15 (cụ thể là 135% và 102%). 2 vùng khác, trong tổng số 41 vùng, có GDP tính theo đầu người cao hơn 75% mức trung bình, một ở Hungary và một ở Síp. . Theo báo cáo năm 2003 của Interpol, hoạt động của các băng đảng người Litva, chủ yếu buôn lậu thuốc lá và ma tuý, làm tiền euro giả hay rửa tiền, đã bị phát hiện ở khắp nơi trong EU. Các băng đảng người Nga - tội phạm tài chính, gian lận quỹ, nhập cư trái phép - đặc biệt nổi cộm ở các nước Bắc Âu và vùng Baltic. Còn các băng đảng người Ba Lan - buôn bán xe hơi, buôn lậu - đã thành lập ở Đức các mạng lưới không phải người bản xứ. Tuy nhiên, các băng đảng người Albania mới là mối đe doạ lớn nhất với EU. Sự hợp tác giữa Interpol và cảnh sát các quốc gia lại chậm trễ. 2.2 Vấn đề nhập cư: Uỷ ban châu Âu cho rằng nỗi lo sợ của người lao động từ 10 nước thành viên mới sẽ ồ ạt tràn sang là thái quá. Trước hết, hiệp ước gia nhập cho phép hạn chế việc tự do đi lại của nhân công trong một thời hạn tối đa là 5 năm và có thể tăng lên 7 năm với một số điều kiện. Đây là một khả năng mà EU 15 quyết định thực hiện triệt để. Thứ hai, theo một công trình nghiên cứu hồi tháng 2/2004, mỗi năm chỉ có khoảng 220.000 người - nghĩa là trong 5 năm chỉ khoảng 1% dân số trong độ tuổi lao động của các nước thành viên mới - có ý định chắc chắn sẽ sang làm việc tại Tây Âu. Cơ quan nghiên cứu tình hình kinh tế của Pháp đánh giá, về lâu về dài, con số này có thể vào khoảng 3 triệu. Hăng hái nhất là thanh niên thường không có bằng cấp. Về khả năng chuyển dịch sản xuất và dịch vụ sang phía đông, đây không phải là một vấn đề mới mẻ vì thương mại giữa EU 15 và các nước thành viên mới đã được tự do hoá từ đầu những năm 1990. 2.3 Về ngôn ngữ: Từ năm 1958, luật pháp cộng đồng bắt buộc phải được soạn thảo bằng tất cả các ngôn ngữ chính thức, với số lượng tăng từ 11 lên 20 vào ngày 1/5/2004. Trên thực tế, hiện nay có hơn 55% tài liệu của Uỷ ban được viết lúc đầu bằng tiếng Anh, dưới 30% bằng tiếng Pháp và 5% bằng tiếng Đức. Thuỵ Điển, Phần Lan và Áo gia nhập EU năm 1995 đã làm giảm việc sử dụng tiếng Pháp và với việc mở rộng EU, thì tiếng Pháp chắc chắn sẽ còn mất thêm chỗ đứng. Trong các cuộc thi tuyển công chức châu Âu ở 10 nước thành viên mới, 60% chọn tiếng Anh như ngoại ngữ hai, 20% chọn tiếng Đức, 12% chọn tiếng Pháp. Tại Ba Lan và CH Czech, chỉ có 3% số học sinh học tiếng Pháp, cứ 3 học sinh thì có 2 học tiếng Anh, cứ 2 học sinh Séc và 3 học sinh Ba Lan thì có một học tiếng Đức. Muốn cứu vãn tiếng Pháp, chính phủ Pháp đã chu cấp chi phí đào tạo trong 2 năm cho 3.500 công chức của 10 nước thành viên mới. Đại diện thường trực của Pháp bên cạnh EU, Pierre Sellat, cho rằng nếu EU không làm việc bằng tiếng Pháp nữa thì tiếng Pháp sẽ chết hẳn trên thế giới. 2.4 Về tôn giáo: Đó là một trong những cuộc tranh luận gay cấn nhất trong Công ước châu Âu. Phần mở đầu có cần nói đến Chúa trời hay "di sản Thiên chúa giáo" mà bỏ qua những đóng góp của Do Thái giáo và Hồi giáo vào lịch sử châu lục không? Phái Dân chủ - Thiên Chúa giáo ở Đức, đại diện của Ba Lan, Italy, Tây Ban Nha, với sự hỗ trợ của Giáo hội và Toà thánh Vatican, muốn như vậy. Nước Pháp thế tục (kể cả phái hữu lẫn phái tả) và Bỉ phản đối. Các bên đi đến thoả hiệp là ghi vào đó "di sản văn hoá, tôn giáo và nhân văn". Hơn nữa, điều khoản 51 thừa nhận quy chế quốc gia của các nhà thờ - từ đó sẽ hạn chế khả năng sử dụng pháp lý trước Toà án nhân quyền châu Âu. Một cuộc tranh luận khác là liệu việc mở rộng có làm tăng ảnh hưởng của Roma hoặc thúc đẩy nhanh quá trình phi Thiên Chúa giáo đang thịnh hành ở phía tây hay không? Tại Malta, luật pháp cấm ly hôn. Tại Slovenia và Litva, giáo hội Thiên Chúa giáo thúc giục phải đưa Cơ đốc giáo trở lại nhà trường; còn ở Ba Lan, khả năng phá thai bị hạn chế. 3. Cơ hội (Opportunity) . Cạnh tranh về thuế vốn đã quyết liệt sẽ còn quyết liệt hơn và mức thuế sẽ còn giảm nữa. Các nước tham lam nhất hiện nay là Pháp, Tây Ban Nha, Hà Lan, Bỉ và Italy, với mức thuế khoảng 33-35,4% lợi nhuận. Tại Litva, Slovakia, Hungary, mức thuế dao động trong khoảng 15-19%. Tại Estonia, mức thuế lại bằng 0. Latvia không đánh thuế lợi tức. Ở Ba Lan, CH Czech, Hungary, mức đánh thuế thu nhập tối đa là 40%, nhưng đang giảm. Tại Berlin, Thủ tướng Đức kêu gọi chống "phá giá thuế", song các nước thành viên mới không mảy may quan tâm, vì họ đang cần đầu tư nước ngoài. Còn Áo, vì lo ngại trước tình trạng chuyển dịch sản xuất ra nước ngoài, nên từ năm 2005 sẽ giảm thuế doanh nghiệp xuống còn 25%. - Ở các nước thành viên mới, số người muốn sang một trong các nước EU 15 là thanh niên, có bằng đại học hay còn là sinh viên và số nữ muốn đi ngày càng nhiều. Trong 5 năm tới, khoảng 3% số nữ thanh niên trong độ tuổi từ 15 đến 24 có thể sẽ sang Tây Âu sinh sống và làm việc. Trong 10 nước thành viên mới, có tới 2/3 số thanh niên có thể tham gia trao đổi bằng một thứ tiếng khác (47% là tiếng Anh) và chỉ có 17% không biết ngoại ngữ so với 32% ở các nước thành viên mới. Trong khuôn khổ đó, gần 4.500 thanh niên Ba Lan, 2.500 thanh niên Czech và hơn 1.500 thanh niên Hungary đã được hưởng học bổng Erasmus trong 2 năm 2001 và 2002. Sự phồn vinh đã đến với liên minh khi người dân ở đây được hưởng mức sống với những tiêu chuẩn xã hội cao. EU đã thành công khi tạo dựng hình mẫu xã hội châu Âu công bằng và dân chủ. Không những thế, khối thị trường chung dần phát triển thành thị trường duy nhất - khu vực trao đổi thương mại rộng lớn nhất trên thế giới. Đồng ơ-rô là biểu tượng thành công cho tiến trình nhất thể hóa kinh tế của EU, mang đến cho người dân EU những cơ hội tốt nhất trong việc lựa chọn sản phẩm với giá cả cạnh tranh. Với sức mạnh kinh tế, vị thế của EU trên thế giới ngày càng vững chắc. Các nước thành viên của EU cùng "sát cánh bên nhau" trong cuộc chiến chống khủng bố, tội phạm quốc tế và nhập cư bất hợp pháp. EU kêu gọi thế giới giải quyết xung đột bằng hòa bình và mong muốn con người sẽ không còn là nạn nhân của các cuộc chiến hay bạo lực. EU đoàn kết vì sự tự do và phát triển trong khu vực và trên toàn thế giới; kêu gọi đẩy lùi đói nghèo, bệnh dịch; bảo vệ môi trường toàn cầu trước sự thay đổi của khí hậu; tiếp tục đóng vai trò chính trong các hoạt động nhân đạo. Năm mươi năm trôi qua, EU đã có được một nền hòa bình và thịnh vượng. Mỗi nước thành viên của EU đều đóng góp vào sự thống nhất châu Âu và sự ổn định của nền dân chủ ở đây. Sự vắng bóng của những cuộc xung đột giữa các quốc gia thành viên là một minh chứng sống động cho sự liên kết chặt chẽ này. Với 27 nước thành viên, EU ngày nay đã trở thành động cơ hòa bình trên thế giới. 4. Thách thức: Khối EU chắc chắn sẽ gặp những rào cản khá lớn từ phía Mỹ bởi hành động này đã từng xảy ra trong những năm gần đây. Một Châu Âu "to lớn", một ảnh hưởng rất lớn tới thế giới sẽ làm cho Mỹ phải "ngồi lại" để "ngẫm nghĩ" và chắc chắn sẽ có những động thái làm quan ngại tới quan hệ thương mại hai bên. Còn một vài điều mà EU phải làm như Hiến pháp vốn đang bị một vài nước không bỏ phiếu tán thành (Ba Lan, Tây Ban Nha), vấn đề về việc làm, chi phí nhà ở, mức sinh hoạt, văn hoá dân tộc và đặc biệt là làn sóng di cư, nhập cư giữa các quốc gia trong EU. Khủng bố và an ninh giữa các quốc gia sẽ là những vấn đề gây rất nhiều khó khăn cho những nhà lãnh đạo trong tương lai tới đây. Thứ nhất, EU phải bảo đảm vai trò chủ chốt trợ giúp các nước thành viên phát triển trong một môi trường toàn cầu hóa. Do vậy, trước hết, EU cần phải chú trọng tới vấn đề tăng trưởng và việc làm, khuyến khích cạnh tranh trong hoạt động kinh tế, đồng thời hướng tới việc cải thiện cơ chế bảo hộ xã hội. EU sẽ phải đầu tư hơn nữa vào các công nghệ mũi nhọn, nghiên cứu khoa học, vì đây là những nhân tố giúp nâng cao khả năng cạnh tranh của EU trên thế giới. Nhất là khi tiến trình toàn cầu hóa đang ngày càng trở thành "phương tiện kiếm lời" của tất cả các quốc gia từ quá trình hội nhập kinh tế và tài chính quốc tế mà trong đó sẽ có kẻ thắng, người thua. Ngoài ra, toàn cầu hoá kinh tế sẽ dẫn đến hiện tượng lưu chuyển nguồn nhân công trong thị trường lao động và EU sẽ phải gánh chịu áp lực từ mọi phía do số lượng người nhập cư mang lại. Do không còn đường biên giới nội khối, giờ đây, EU sẽ cần đến những quy định về vấn đề nhập cư đối với đường biên giới ngoài khối. Tuy nhiên, trong tương lai, EU sẽ phải chấp nhận chính sách nhập cư khi sự già hóa dân số và tình trạng thiếu hụt nhân công trong nội bộ trở thành những mối đe dọa. Thứ hai, thiết lập những biện pháp đối phó với sự thay đổi khí hậu toàn cầu. Nhiệt độ trái đất ngày càng nóng lên cùng khí thải gây hiệu ứng nhà kính đang trở thành mối đe dọa nghiêm trọng tới môi trường. EU hiện chưa có giải pháp nào mang tính toàn cầu nhằm cứu vãn tình trạng này. Trước mắt, EU kêu gọi các nước thành viên tham gia chiến dịch giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính từ nay tới năm 2012 theo những quy định bắt buộc của Hiệp ước Ki-ô-tô. Bên cạnh đó, việc xây dựng chương trình đàm phán nhằm đưa ra những đề xuất thu hút sự tham gia tích cực và trách nhiệm hơn từ các đối tác chính gây ra khí thải dẫn tới hiệu ứng nhà kính là đặc biệt cần thiết. Một phần kế hoạch nữa của EU được hướng tới việc tăng cường sử dụng hiệu quả năng lượng nhằm giảm 20% mức tiêu thụ năng lượng của khối từ nay đến năm 2020; khuyến khích các nước dùng năng lượng tái sinh trong sản xuất. EU tiến tới việc hoàn thiện thị trường nội khối về điện và khí ga; xúc tiến thiết lập quan hệ với các đối tác cung cấp năng lượng ổn định và lâu dài. Thứ ba, duy trì hòa bình và ổn định nội khối. Ngày nay, mâu thuẫn hay xung đột giữa các nước thành viên EU là điều không thể xảy ra nhờ có sự hợp nhất mà họ đã tạo dựng trong suốt 50 năm qua. Nhưng trong một thế giới bất ổn, phức tạp và đầy biến động, liên minh phải tiếp tục duy trì hòa bình và ổn định hơn nữa trong nội bộ. Để làm được điều đó, liên minh cần tăng cường tham gia các hoạt động can thiệp giải quyết xung đột và gìn giữ hòa bình; tạo ảnh hưởng trong việc định chế các chính sách thương mại quốc tế một cách hiệu quả và công bằng; tiếp tục đóng vai trò trợ giúp nhân đạo và phát triển... EU phải bảo đảm an ninh đối với các quốc gia thành viên; thiết lập mạng lưới an ninh tại các vùng sát đường biên giới của khối như phía Bắc Địa Trung Hải, vùng Ban-căng, Trung Đông; bảo toàn hợp tác quân sự và chiến lược với các liên minh như Liên minh Đại Tây Dương và Chính sách an ninh quốc phòng chung châu Âu (PESD). Thứ tư, tăng cường dân chủ trong thể chế, chính sách và xã hội châu Âu, đồng thời thực hiện những công cụ pháp lý và quản lý tốt hơn nữa. Song, giải quyết vấn đề này không dễ dàng. Cuộc thử nghiệm đầu tiên vào năm 2005 đã thất bại khi dự án về Hiến pháp châu Âu bị cử tri hai nước Pháp và Hà Lan tẩy chay. Theo những nhà lãnh đạo EU, nguyên nhân của thất bại này là do người dân châu Âu không được cung cấp đầy đủ thông tin về bộ máy lãnh đạo EU, các quyền và lợi ích chính đáng của họ chưa được bảo đảm… Bởi vậy, nhiều dự án đã được giới lãnh đạo EU đề xuất nhằm khôi phục quan hệ với người dân thông qua việc trao thêm quyền cho họ trong tham gia xây dựng các quyết sách liên quan tới tương lai của EU, đặc biệt là việc cải cách thể chế mà EU sẽ phải thực hiện trong nhiều năm tới thì mới có thể vận hành một cách hiệu quả hơn. Khối EU chắc chắn sẽ gặp những rào cản khá lớn từ phía Mỹ, bởi hành động này đã từng xảy ra trong những năm gần đây. Một châu Âu "to lớn", một ảnh hưởng rất lớn tới thế giới sẽ làm cho Mỹ phải "ngồi lại" để "ngẫm nghĩ" và chắc chắn sẽ có những động thái làm quan ngại tới quan hệ thương mại hai bên. VIII. Kiến Nghị và Đề Xuất 1. EU là thị trường chiến lược quan trọng còn nhiều tiềm năng mà Việt Nam chưa khai thác hết. Hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sẽ có nhiều lợi thế có thể canh tranh với các đối thủ khác một khi chất lượng được cải thiện, giá cả hợp lý. Bên cạnh đó kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ EU còn nhiều hạn chế. Trong khi thế mạnh sản xuất của EU là những mặt hàng có hàm lượng kỹ thuật cao (máy móc, thiết bị công nghệ cao ….) mà Việt Nam đang rất cần để thực hiện thành công chiến lược: Công nghiệp hóa – hiện đại hóa, tăng năng suất lao động hạ giá thành sản phẩm. 2. Để giảm rủi ro, thua thiệt khi thâm nhập thị trường EU đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam phải thông hiểu “luật chơi” của EU như: Hệ thống luật pháp , các rào cản kỹ thuật … cũng như việc tìm hiểu phong tục tập quán , thị hiếu tiêu dùng của công dân EU. Điều này sẽ giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam thâm nhập thị trường một cách có hiệu quả hơn. 3. Tăng cường công tác xúc tiến thương mại , tổ chức hội chợ , triển lãm , trưng bày hàng hóa , giới thiệu sản phẩm của Việt Nam tại EU . Thông qua đó giúp các doanh nghiệp Việt Nam có những thông tin thiết thực về : giá cả , mẫu mã , chất lượng sản phẩm , chiến lược hậu mãi của các đối thủ cạnh tranh; nhằm nâng cao năng lực canh tranh cho các doanh nghiệp tại EU . 4. Các tham tán thương mại, văn phòng đại diện thương mại của Việt Nam tại EU cần nhạy bén và cung cấp kịp thời , đầy đủ , chính xác các thông tin thị trường , những biến động và dự báo xu hướng tiêu dùng của thị trường châu Au. Nhằm giúp các doanh nghiệp Việt Nam kịp thời điều chỉnh các quyết định chiến lược về cơ cấu xuất nhập khẩu vào thị trường châu Au . 5. Các doanh nghiệp Việt Nam cần giảm xuất khẩu qua trung gian trên cơ sở đẩy mạnh việc thâm nhập, tiếp cận và mở rộng kênh phân phối sản phẩm thông qua các các văn phòng đại diện Việt Nam tại EU. Trực tiếp thiết lập mối quan hệ với các nhà nhập khẩu EU; tăng cường xuất khẩu trực tiếp, giảm dần phương thức gia công, khuyến khích sử dụng nguyên vật liệu trong nước nhằm tăng hiệu quả kinh tế, tạo việc làm cho lao động trong nước. 6. Triển khai xây dựng các trung tâm thương mại Việt Nam tại EU , thiết lập các đầu mối trung chuyển hàng hóa vào EU. Xây dựng kho ngoại quan , phát huy vai trò của cộng đồng người Việt tại EU. Nhằm thiết lập cầu nối hàng hóa giữa các doanh nghiệp xuất nhập khẩu của Việt Nam với thị trường bản địa. 7. Vấn đề xây dựng thương hiệu: sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam đa số dưới hình thức gia công và FOB nên không có thương hiệu. Qua nhiều năm gia công , chất lượng hàng hóa của Việt Nam đã được cải thiện nhiều. Chất lượng chính là những viên gạch xây dựng thương hiệu; đồng thời nó cũng là “lời hứa” đảm bảo đối với hàng hóa và đáp ứng được sự mong đợi của khách hàng. Tạo được thương hiệu nổi tiếng là biện pháp, cơ hội, triển vọng vững chắc nhất để các doanh nghiệp Việt Nam xâm nhập thị trường EU. Con đường ngắn nhất và có hiệu quả nhất cho các doanh nghiệp Việt Nam tạo lập được thương hiệu có uy tín trên thị trường châu Au theo tôi là: Trước tiên doanh nghiệp Việt Nam liên doanh với những đối tác có nhãn hiệu nổi tiếng nhằm tạo chỗ đứng trong các kênh phân phối. Đồng thời các doanh nghiệp tiếp tục đầu tư chiều sâu, cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm; nhằm tạo dấu ấn trong tâm trí người tiêu dùng EU. Dần dần xây dựng những hàng hóa mang nhãn hiệu Việt Nam. Đây là yêu cầu tất yếu của môi trường kinh doanh quốc tế đầy cạnh tranh hiện nay. Doanh nghiệp Việt Nam cần nhanh chóng xúc tiến đăng ký bảo hộ thương hiệu sản phẩm tại EU. Trước hết ưu tiên cho những sản phẩm đã có chỗ đứng trên thị trường EU. 8. Trong giao thương quốc tế khi rào cản thuế quan dần được tháo dỡ thì tiêu chuẩn kỹ thuật của hàng hàng hóa lại là rào cản chính trong thương mại. Vì vậy chúng ta phải đẩy mạnh tiêu chuẩn hóa theo hướng hài hòa các tiêu chuẩn quốc gia với các tiêu chuẩn quốc tế nhằm mục đích: cùng chung một tiêu chuẩn, một giấy chứng nhận … đã được chấp nhận tại các quốc gia. Điều này tạo điều kiện thuận lợi và giảm chi phí cho hoạt động thương mại quốc tế. Tuy nhiên cho đến nay tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) hài hòa với tiêu chuẩn quốc tế ) mới chỉ đạt 20% (1200 TCVN/5600 TCQT). Dự kiến tăng lên 30% trong vòng 5 năm tới . 9. Tiếp tục đầu tư vốn, đổi mới công nghệ, thiết bị nhằm tăng năng suất lao động , tăng chất lượng hàng hóa, giảm chi phí sản xuất và cho ra đời những sản phẩm có khả năng đáp ứng nhu cầu cao tại EU trên cơ sở thân thiện hơn với môi trường và phù hợp với thị hiếu tiêu dùng luôn biến động tại EU. VII. Phụ Lục 1. Xuất khẩu da giày vào EU suy giảm lợi thế giá Trước việc EU công bố đưa ngành da giày VN ra khỏi hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập, Hiệp hội Da giày VN đã chính thức lên tiếng. Theo ông Đinh Đức Thuấn, Chủ tịch Hiệp hội Da giày VN, thời gian qua, Chính phủ, Bộ Công thương và Hiệp hội Da giày VN đã nỗ lực trong các cuộc đàm phán với Ủy ban châu Âu và các thành viên EU để nhóm hàng mục 12 tiếp tục được hưởng ưu đãi thuế quan phổ cập GSP song kết quả không được thuận lợi. Trong cuộc họp ngày 11/6, các thành viên EU đã bỏ phiếu thông qua dự thảo ưu đãi thuế quan chung GSP giai đoạn 2009-2011 mà Ủy ban châu Âu đề xuất, trong đó mục 12, chủ yếu là giày dép của VN sẽ không được hưởng ưu đãi thuế quan phổ cập GSP của EU nữa.  Trong thời gian tới, thủ tục tiếp theo là dự thảo này sẽ trình lên Hội đồng châu Âu xem xét để thông qua chính thức (dự kiến đầu tháng 7/2008). Nếu bãi bỏ GSP, lợi thế cạnh tranh về giá của sản phẩm da giày VN sẽ suy giảm so với các nước khác trong khu vực. Bình quân mỗi đôi giày xuất khẩu phải tăng thêm thuế nhập khẩu vào EU từ 3,5-5%.  Tính theo kim ngạch xuất khẩu năm 2007 là gần 2,2 tỷ USD thì khả năng phát sinh thêm khoảng gần 110 triệu USD Bên cạnh đó, có thể có một số đối tác nước ngoài sẽ di dời đơn hàng sang các nước khác trong khu vực để tranh thủ lợi thế GSP. Nhưng theo Hiệp hội, khối lượng đơn hàng xuất đi do việc ảnh hưởng bởi GSP không nhiều. Tuy nhiên, theo ông Thuấn, năng lực cạnh tranh của ngành da giày thì không ảnh hưởng bởi GSP. Vì các yếu tố chính quyết định năng lực cạnh tranh của ngành đối với một quốc gia là: ưu đãi thuế quan của thị trường nhập khẩu, chi phí về nguồn cung cấp nhân công, nguồn cung cấp nguyên, nhiên, vật liệu, các chính sách ưu đãi của Chính phủ. Các nước mà ngành da giày có năng lực cạnh tranh so với ngành da giày VN hiện nay là Trung Quốc, Indonesia và Bangladesh. Tuy nhiên, hiện nay, tình hình của Trung Quốc là giá nhân công và chi phí đầu vào tăng rất cao. Do vậy, Trung Quốc đã mất ưu thế cạnh tranh về giá và nhân công so với Việt Nam. Còn lại Bangladesh và Indonesia, tuy được ưu đãi thuế quan ở thị trường EU nhưng ở các nước này, tình hình an ninh và chính trị không ổn định. Như vậy, Việt Nam vẫn còn lợi thế cạnh tranh, đặc biệt là về nhân công. Từ sau vụ kiện bán phá giá giày mũ da vào EU, các DN da giày đã đa dạng hóa thị trường, chuyển sang thị trường Bắc Mỹ, Nhật, sản xuất nhiều giày kỹ thuật cao và các chủng loại giày không thuộc diện chịu thuế, nhằm giảm tối thiểu thiệt hại xảy ra. Đồng thời, các DN phối hợp và thương lượng với các nhà nhập khẩu về rủi ro do bị áp thuế, các nhà bán lẻ và người tiêu dùng châu Âu cũng từng bước thích nghi được với mức thuế này. Hiệp hội Da giày VN khuyến nghị các DN trong ngành áp dụng đồng bộ các phương pháp quản lý mới nhằm tiết giảm chi phí quản lý, đẩy mạnh xúc tiến thương mại, tìm kiếm mở rộng thị trường mới, đây là giải pháp cần thiết để duy trì khả năng cạnh tranh trong điều kiện thị trường EU gặp khó khăn như hiện nay. Đồng thời, Hiệp hội kiến nghị Chính phủ và các bộ ngành tiếp tục đàm phán với EC để nhóm hàng 12 tiếp tục được hưởng GSP, tạo điều kiện thuận lợi cho các DN ổn định sản xuất và xuất khẩu sang EU. 2. Từ 1-1-2009, EU chính thức “loại” giày da Việt Nam ra khỏi GSP Ngày 13-6, Liên minh châu Âu (EU) công bố quy chế về hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) dành cho các nước nghèo nhất trong giai đoạn 2009-2011, trong đó đưa ngành giày dép da Việt Nam ra khỏi GSP. Đại sứ, Trưởng phái đoàn EU tại Việt Nam, ông Sean Doyle (ảnh), đã dành cho báo chí cuộc trao đổi xung quanh sự kiện này. Ông Sean Doyle nói: Việc xem xét lại hệ thống thuế quan phổ cập (thuế quan ưu đãi cho những quốc gia nghèo nhất) đã khẳng định thành công của Việt Nam trong đa dạng hóa các mặt hàng xuất khẩu vào thị trường EU và giảm sự phụ thuộc nặng nề vào một số mặt hàng chính. Lần xem xét này cho thấy sự vững mạnh và khả năng cạnh tranh của ngành giày da Việt Nam. Như vậy, chỉ duy nhất ngành giày dép Việt Nam sẽ “tốt nghiệp” GSP và đưa ra khỏi hệ thống này từ ngày 1-1-2009 Cơ chế GSP của EU quy định, các ngành đạt tới ngưỡng 15% sẽ tiếp tục được hưởng GSP nếu ngành đó chiếm trên 50% tổng số các mặt hàng được hưởng GSP của một nước. Mặt hàng giày dép nằm trong GSP của Việt Nam chiếm mức trung bình là 19,9% trong giai đoạn 2004-2006.  Hơn thế nữa ngành giày dép được hưởng GSP chiếm tỷ lệ trung bình là 49,1% trong tổng kim ngạch các mặt hàng xuất khẩu được hưởng GSP của Việt Nam. Trên cơ sở này, và theo quy chế GSP và quy định WTO, EU kết luận rằng ngành giày dép của Việt Nam rất cạnh tranh và Việt Nam đã không còn quá phụ thuộc vào xuất khẩu giày dép nữa. Đáng lẽ Việt Nam đã phải “tốt nghiệp” từ giai đoạn 2005-2008 rồi.  Tuy nhiên, EU vẫn sẵn sàng dành cho các ngành hàng của Việt Nam bao gồm cả ngành giày da một hệ thống thuế quan lâu dài và thậm chí rộng rãi hơn trong khuôn khổ đàm phán khu vực tự do thương mại EU-ASEAN liên quan đến phần đàm phán song phương với Việt Nam °EU đã nghiên cứu dệt may cách đây 2 năm cho thấy, ngành này có 1 triệu nhân công và rất nghèo. Trong bối cảnh khó khăn, xuất hiện tình trạng đình công, trong đó có ngành giày da. Khi EU đưa ngành giày da Việt Nam ra khỏi hệ thống GSP, sẽ có tác động tiêu cực như thế nào đối với giày da và những người nghèo ở Việt Nam °Cách đây 3 năm có nửa triệu người Việt Nam trong ngành giày dép sẽ bị ảnh hưởng, nhưng tôi không thấy có ảnh hưởng nào trong xuất khẩu, mà xuất khẩu còn rất tốt. Con số này tăng lên cho thấy ngành này đang phát triển.  Tổng kim ngạch xuất khẩu sang EU năm 2007 tăng 10,6% và đạt tổng giá trị 2,17 tỷ USD (năm 2006 là 1,96 tỷ USD). Ngành giày dép Việt Nam thể hiện những dấu hiệu lớn mạnh tương tự với 20% giày dép xuất khẩu sang EU thậm chí không hưởng GSP Điều này nói lên rằng số nhà xuất khẩu ngày càng gia tăng có khả năng bán ở những mức giá cạnh tranh trên thị trường EU mà không có đặc quyền đặc lợi gì nhưng đã tạo đòn bẩy cho những phương diện khác như chất lượng, kiểu dáng và thương hiệu FTA là một công cụ thích hợp hơn, hiện đại hơn đối với cơ cấu thương mại ngày càng tinh vi và tốc độ phát triển nhanh chóng của Việt Nam. Chúng tôi hi vọng rằng Việt Nam sẽ toàn tâm tham gia vào tiến trình này để cơ chế đó có thể thực hiện được càng sớm càng tốt cho cho các doanh nghiệp Việt Nam như là một phần của một khung thể chế lâu dài và ổn định Thêm vào đó, Ủy ban châu Âu sẽ tiếp tục ủng hộ những cố gắng của Việt Nam trong việc nâng cao khả năng cạnh tranh thương mại quốc tế và hoạt động thương mại thông qua ODA. Trong bối cảnh này việc ký kết các hiệp định cho dự án MUTRAP mới (để hỗ trợ các chính sách thương mại của Việt Nam) trị giá 10 triệu euro nhằm giúp Việt Nam từng bước tham gia vào các cơ chế kinh tế - thương mại toàn cầu. (Nguồn Báo Sài Gòn Giải phóng) ( 3. Suy thoái kinh tế sẽ gây những khó khăn cho xuất khẩu Việt Nam sang EU trong năm 2009 Thương mại hai chiều Việt Nam - Liên minh Châu Âu (EU) trong năm 2008 đạt mức 15,8 tỷ USD, tức là tăng 13,9% so với năm 2007. Do giới hạn về việc hội nhập tài chính thế giới và sự có mặt hạn chế của các tổ chức tài chính quốc tế ở Việt Nam, nên Việt Nam không chịu ảnh hưởng trực tiếp hoặc ngay lập tức bởi khủng hoảng kinh tế toàn cầu, do đó ảnh hưởng của sự suy giảm chỉ có thể cảm nhận ở một vài tháng sau đó, khi khủng hoảng tác động tới các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam như EU, Mỹ và Nhật Bản. Đáng lưu ý là dự đoán tăng trưởng trong năm 2009 của khu vực châu Âu giảm 0,4%, ở Mỹ là 2% và ở Nhật là 0-1%. Tuy nhiên, chúng ta không nên quá vội vàng đưa ra kết luận bởi vì ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính vẫn chưa rõ ràng. Dù xuất khẩu của Việt Nam có thể giảm sút do sự suy giảm kinh tế toàn cầu, chúng ta cần phải lưu ý rằng tại các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam, người dân vẫn có nhu cầu hàng hóa tiêu dùng giá thấp, hơn nữa những người tiêu dùng trước đó mua hàng hóa giá đắt có thể chuyển sang mua sản phẩm của Việt Nam với giá rẻ hơn. Nói cách khác, sự dịch chuyển ưu tiên mua sắm có thể nhận thấy rõ ràng và do đó hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam với giá cạnh tranh sẽ bù đắp thua lỗ đã được dự báo trước 4. Những khó khăn của Việt Nam khi tham nhập thị trường EU. Với 27 quốc gia thành viên, EU là một thị trường tiêu thụ hàng hóa lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, đây cũng là một trong những thị trường khó tính với nhiều tiêu chuẩn nghiêm ngặt và chặt chẽ được lập ra áp dụng cho hàng hóa nhập khẩu. Đối với mỗi một mặt hàng, thị trường châu Âu đều có những tiêu chuẩn áp dụng riêng, chẳng hạn như: mặt hàng rau quả tươi yêu cầu đạt chứng chỉ chất lượng GAP, mặt hàng thủy sản phải đạt chứng nhận chất lượng của Cục Quản lý an toàn vệ sinh và thú y thủy sản (NAFIQUAVED) cấp, mặt hàng lâm sản, đồ gỗ khi xuất vào thị trường châu Âu phải có chứng chỉ rừng FSC (Forest Stewardship Council - Hội đồng Quản lí rừng Quốc tế). Tham gia thị trường các nước châu Âu, doanh nghiệp không chỉ phải đối mặt với những tiêu chuẩn chung, mà còn phải thỏa mãn những quy định riêng của từng nhà nhập khẩu hàng hóa, bởi lẽ các nhà nhập khẩu vẫn có thể đưa ra những quy định riêng cho hàng hóa trong hệ thống phân phối của mình . Để tiếp cận được thị trường EU, hàng hóa cần vượt qua những rào cản về tiêu chuẩn. Hai vấn đề lớn nhất đối với hàng hóa xuất khẩu vào EU là an toàn thực phẩm và chất lượng.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docChính sách ngoại thương, tình hình kinh tế khối eu và quan hệ với việt nam.doc
Luận văn liên quan