CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH NHÃN HIỆU SẢN PHẨM
I.KHÁI NIệM
II.CHÍNH SÁCH Về NHÃN HIệU
1.Nhãn hiệu và các bộ phận cấu thành
2.Các quyết định liên quan đến nhãn hiệu.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH VỀ NHÃN HIỆU CỦA CTCP ACECOOK VIỆT NAM
I.GIớI THIệU Về CÔNG TY Cổ PHầN ACECOOK VIệT NAM
1.Lịch sử hình thành và phát triển
2.Các thành tựu của Công ty cổ phần Acecook Việt Nam
II.THựC TRạNG XÂY DựNG ,THựC HIệN CHÍNH SÁCH THƯƠNG HIệU CTCP ACECOOK VIệT NAM
1.Nhãn hiệu và các bộ phận cấu thành
2.Các quyết định có liên quan đến nhãn hiệu
III.ĐÁNH GIÁ CHUNG Về HIệU QUả CHÍNH SÁCH NHÃN HIệU ACECOOK VIệT NAM
1.Ưu điểm
2.Nhược điểm
3.Đánh giá của bản thân
CHƯƠNG III: CHÍNH SÁCH NÂNG CAO NHÃN HIỆU SẢN PHẨM
1.Mục tiêu và phương hướng
2.Giải pháp và kiến nghị
20 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 5331 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Chính sách nhãn hiệu của công ty cổ phần Acecook Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu
Trong thời đại kinh tế thị trường hiện nay,các doanh nghiệp ngày càng nhiều tạo nên sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường.Để tồn tại và phát triển trong hoàn cảnh đó và giữ vững được thị phần thì các doanh nghiệp phải tăng cường Marketing quảng bá cho sản phẩm của mình.
Một trong những chiến lược quan trọng nhất trong Marketing là chính sách nhãn hiệu sản phẩm.Đối với khách hàng ,một nhãn hiệu thể hiện được tính chất ,lợi ích và dịch vụ mà họ được hưởng khi sử dụng nhãn hiệu đó.Vì thế đối với các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực thức ăn nhanh như Acecook thì nhãn hiệu lại càng quan trọng .Trong một thị trường khốc liệt như thị trưòng về thức anh nhanh thì việc cạnh tranh là không thể tránh khỏi, để làm mới được mình và giành được lòng tin trong khách hàng chính là điều kiện để dẫn tới sự thành công cuả các nhà kinh doanh. Để phục vụ một cách tốt nhất nhu cầu và mong muốn của khách hàng thì Acecook VN đã thiết kế và đưa ra những dòng sản phẩm tốt nhất, phục vụ cho mọi khách hàng. Trước tình hình thực tế và sau thời gian nghiên cứu, cùng những hiểu biết về công ty và những kiến thức đã được học,em xin thực hiện đề tài với nội dung:”Chính sách nhãn hiệu của Công ty Cổ phần Acecook Việt Nam” .Do hạn chế cề thời gian cũng như kiến thức nên bài tiểu luận này còn nhiều thiếu sót và chưa hợp lý,vì vậy em mong nhận được những đóng góp để cho bài tiểu luận của em được hoàn chỉnh hơn.Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện: Trần Thị Hoàng Yến
Mục lục :
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH NHÃN HIỆU SẢN PHẨM
I.Khái niệm
Sản phẩm là yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất của Marketing-Mix.Theo quan điểm của Marketing, sản phẩm là tất cả những cái ,những yếu tố có thể thỏa mãm nhu cầu ,hay mong muốn của khách hàng được đưa ra chào bán trên thị trường với mục đích thu hút chú ý mua sắm,sử dụng hay tiêu dùng.
Theo quan niệm này ,sảm phẩm hàng hóa bao hàm cả những vật thể hữu hình và vô hình (các dịch vụ) ,bao hàm cả yếu tố vật chất và phi vật chất .Ngay cả trong những sản phẩm hữu hình thì cũng bao gồm cả yếu tố vô hình.Trong thực tế,người ta xác định sản phẩm thông qua đơn vị sảm phẩm.
Nhãn hiệu(Brand),theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ ,là dấu hiệu dùng để phân biệt các hàng hóa ,dịch vụ cùng loại của các cơ sở sản xuất kinh doanh khác nhau.Các dấu hiệu đó có thể là từ ngữ(dấu hiệu chữ),có thể là hình ảnh(hình vẽ,hình chụp hoặc hình 3 chiều) hoặc sự kết hợp các yếu tố đó được thể hiện bằng một hay nhiều màu sắc .
Như vậy,nhãn hiệu là một chỉ dẫn thương mại ,dùng để phân biệt một loại hàng hóa hay dịch vụ do một cá nhân hay doanh nghiệp cụ thể sản xuất hoặc cung ứng với hàng hóa ,dịch vụ cùng loại với các cơ sở sản xuất kinh doanh khác
II.Chính sách về nhãn hiệu
Đối với tất cả các công ty ,từ công ty nhỏ nhất đến công ty đa quốc gia lớn nhất,chính sách sản phẩm được quan tâm ở mọi cấp quản lý .Mặc dù những nhà lãnh đạo cao nhất phải đưa ra những quyết định về sản phẩm ,nhưng trong thực tế họ phải dựa vào bộ phận Marketing quốc tế để có được những thông tin như thông tin về phân tích nhu cầu thị trường để đưa ra các quyết định liên quan đến những đặc tính của sản phẩm ,hệ sản phẩm,nhãn hiệu,bao bì…
Vấn đề này càng trở nên cực kỳ phức tạp đối với việc điều hành một công ty đang thâm nhập hàng hóa ở nhiều thị trường khác nhau.Khác hàng ở mỗi thị trường khác nhau sẽ có những nhu cầu đòi hỏi khác nhau ,do đó việc thực hiện chính sách sản phẩm như thế nào cho phù hợp vừa là sự cần thiết vừa vô cùng khó khăn.
1.Nhãn hiệu và các bộ phận cấu thành
Quyết định về nhãn hiệu cho những sản phẩm cụ thể là một trong những quyết định quan trọng khi soạn thảo chiến lược Marketing cho chúng.Quyết định đó có liên quan trục tiếp tới ý đồ định vị sản phẩm và xây dựng hình ảnh sản phẩm ,và hình ảnh doanh nghiệp trên thị trường.
Ngoại trừ chúng được tạo ra như thế nào ,chức năng của nhãn hiệu thể hiện 2 phương diện :khẳng định ai là người bán gốc (xuất xứ) sản phẩm,và phân biệt sản phẩm đó với các sản phẩm cạnh tranh trên thị tường
Nhãn hiệu gồm các bộ phận cơ bản:
- Tên nhãn hiệu:là phần mà ta có thể đọc được của 1 nhãn hiệu
- Dấu hiệu của nhãn hiệu:Bao gồm biểu tượng ,hình vẽ,màu sắc hay kiểu chữ đặc thù…Đó là bộ phận của nhãn hiệu mà ta có thể nhận biết được nhưng không thể đọc được
Ngoài hai khái niệm trên ta còn có khái niệm liên quan đến phương diện quản lý nhãn hiệu,Đó là:
- Dấu hiệu hàng hóa:Là toàn bộ nhãn hiệu hay một bộ phận của nó được đăng ký tại cơ quan quản lý nhãn hiệu,do dó nó được bảo vệ về mặt pháp lý
- Quyền tác giả:Là quyền độc chiếm tuyệt đối về sao chụp,xuất bản và bán nội dung,hình thức của một tác phẩm văn học,âm nhạc hay nghệ thuật.
Những phân tích trên về nhãn hiệu thực ra chỉ là sự xem xét nhãn hiệu trên phương diện là sản phẩm của thiết kế.Khi sản phẩm được gắn nhãn hiệu và được đưa ra chào bán trên thị trường thì mọi khía cạnh dặc trưng và các dặc tính đặc thù gắn lienf với sản phẩm và phong cách phục vụ của doanh nghiệp đều được người tiêu dùng liên tưởng đến nhãn hiệu và được họ quy về yếu tố cấu thành nhãn hiệu.
Theo Marketing,nhãn hiệu nói chung là một sự hứa hẹn của người bán với người mua về sự cung cấp một tập hợp các tính chất ,lợi ích và dịc vụ.
2.Các quyết định liên quan đến nhãn hiệu.
2.1.Có gắn nhãn hiệu cho sản phẩm của mình hay không?
Ngày nay ,việc gắn nhãn hiệu cho sản phẩm có ưu điểm là thể hiện được lòng tin của khách hàng đối với nhà sản xuất ,khi mà họ dám khẳng định sự hiện diện của mình trên thị trường thông qua nhãn hiệu ,làm căn cứ cho sự lựa chọn của khác hàng ,đặc biệt ở nước ta hiện nay ,nó làm cơ sở cho việc quản lý chống hàng giả
Vì thế mà vấn đề gắn nhãn hiệu cho sản phẩm ở nước ta đã được phần lớn các doanh nghiệp lưu ý hơn.Tuy nhiên,đôi khi một số sản phẩm được bày bán trên thị trường cũng không có nhãn hiệu rõ ràng
Các sản phẩm vật chất cũng đòi hỏi phải gắn nhãn hiệu để nhận biết và xác định phân cấp sản phẩm .Các doanh nghiệp có thể bị luật pháp yêu cầu cung cấp những thông tin nhất định trên nhãn hiệu để thông báo và bảo vệ người tiêu dùng
2.2.Ai là chủ nhãn hiệu sản phẩm?Gắn nhãn của nhà sản xuất hay nhà phân phối?
Thường thì nhà sản xuất nào cũng muốn mình là người chủ đích thực về nhãn hiệu sản phẩm do mình sản xuất ra.Nhưng đôi khi vì những lý do khác nhau nhãn hiệu sản phẩm lại không mang tên nhãn hiệu của nhà sản xuất.
Khi đó ta có 3 hướng giải quyết:
- Gắn nhãn hiệu của chính nhà sản xuất
- Gắn nhãn hiệu của nhà phân phối trung gian
- Gắn nhãn hiệu vừa của nhà sản xuất vừa của nhà phân phối trung gian
2.3.Tương ứng với nhãn hiệu đã chọn chất lượng sản phẩm có những đặc trưng gì?
Nhãn hiệu sản phẩm là để phán ánh sự hiện diện của sản phẩm đó trên thị trường ,song vị trí và sự bền vững của nhãn hiệu lại do mức độ chất lượng đi liền với nó quyết định
Chất lượng sản phẩm là khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng mục tiêu mà một sản phẩm cụ thể với nhãn hiệu nhất định có thể mang lại .Nó thường được phản ánh qua những tham số và đặc tính khác nhau tùy vào từng loại hàng ,và nhất thiết phải do quan niệm của người tiêu dùng quyết định.
Đôi khi nhà sản xuất lại định ra các tiêu chuẩn chất lượng từ những suy đoán chủ quan của mình ,không chú ý đến quan niệm tiêu chuẩn chất lượng từ phía khách hàng,nhưng khi đó khách hàng lại quan niệm khác .Vì vậy,trước khi quyết định mức độ chất lượng ,nhà sản xuất phải tìm hiêu kỹ quan niệm của khách hàng chất lượng để quyết định mức độ chất lượng cho sản phẩm.
2.4.Đặt tên cho nhãn hiệu như thế nào?
Khi quyết định đặt tên cho nhãn hiệu sản phẩm hay một nhóm sản phẩm ra thị trường,gắn nhãn hiệu cho chúng thì người sản xuất còn gặp phải vấn đề:nên đặt tên cho nhãn hiệu sản phẩm của mình như thế nào để vừa thu hút được khách hàng vừa quảng cáo cho sản phẩm đó…
Nếu doanh nghiệp chỉ sản xuất duy nhất một chủng loại sản phẩm đồng nhất thì vấn đề đó lại đơn giản.Nhưng quyết định đó trở nên phức tạp hơn khi doanh nghiệp sản xuất một chủng loại sản phẩm không đồng nhất ,hoặc nhiều mặt hàng mà trong đó lại bao gồm nhiều chủng loại không đồng nhất
Trong tình huống trên có thể có 4 cách đặt tên cho nhãn hiệu:
- Tên nhãn hiệu riêng biệt được sử dụng cho cùng mặt hàng ,nhưng có đặc tính khác nhau ít nhiều
- Tên nhãn hiệu đồng nhất cho tất cả các sản phẩm được sản xuất bởi công ty
- Tên thương mại của công ty kết hợp với tên nhãn hiệu riêng biệt của từng sản phẩm
- Tên nhãn hiệu tập thể cho từng dòng sản phẩm (từng chủng loại hàng)do công ty sản xuất
Mỗi cách đặt tên cho nhãn hiệu trên đều có những ưu nhược điểm nhất định,doanh nghiệp phải tùy trường hợp mà chọn cách đặt tên nào cho nhãn hiệu của mình sao cho hiệu quả
Nhưng dù chọn cách nào thì khi đặt tên cho nhãn hiệu cũng phải đảm bảo 4 yêu cầu:
- Nó phải hàm ý về lợi ích của sản phẩm
- Nó phải hàm ý về chất lượng sản phẩm
- Nó phải dễ đọc,dễ nhận biết và dễ nhớ
- Nó phải khác biệt với những tên khác
2.5.Có nên mở rộng giới hạn sử dụng tên nhãn hiệu hay không?
Mở rộng giới hạn sử dụng tên nhãn hiệu là bất kỳ một mưu toan nào hướng tớ việc sử dụng một tên nhãn hiệu đã thành công nào gắn cho một mặt hàng cải tiến hay một sản phẩm mới để đưa chúng ra thị trường
Việc mở rộng giớ hạn sử dụng nhãn hiệu đã thành công có ưu điểm : tiết kiệm được chi phí tuyên truyền ,chi phí quảng cáo so với đặt tên nhãn hiệu khác cho sản phẩm mới hay sản phẩm cải tiến ,đồng thời lại đảm bảo sản phẩm đó được khác hàng nhận biết nhanh hơn thông qua nhãn hiệu đã quen thuộc .Nhưng nếu sản phẩm mới không được ưa thích có thể làm suy giảm uy tín bản thân nhãn hiệu đó
2.6.Sử dụng một hay nhiều tên nhãn hiệu cho các sản phẩm hoặc chủng loại sản phẩm có những đặc tính khác nhau?
Nhiều công ty đối với cùng một mặt hàng có các sản phẩm cụ thể khác nhau ,họ dùng cùng một nhãn hiệu.Việc phân biệt các đặc tính cụ thể của từng đơn vị sản phẩm dựa vào các thông tin khác nhau nữa
Nhưng có những công ty ,trong trường hợp tương tự họ gắn cho mỗi sản phẩm cụ thể một nhãn hiệu riêng.Nhiều nhãn hiệu là người bán sử dụng hai hay nhiều nhãn hiệu cho các mặt hàng hoặc chủng loại sản phẩm .Mỗi chủng loại hay mỗi sản phẩm có tên nhãn hiệu riêng như vậy gọi là sản phẩm đặc hiệu.Quan điểm này có ưu điểm:
- Tạo cho người sản xuất khả năng nhận thêm mặt bằng ở người buôn bán để bày bán sản phẩm
- Khai thác triệt để trường hợp khi người tiêu dùng không phải bao giờ cũng trung thành tuyệt đối với một nhãn hiệu đến mức không muốn mua nhãn hiệu mới .Khi đó tung ra nhiều nhãn hiệu giúp cho khách hàng có thêm những lựa chọn rộng hơn
- Về mặt nội bộ công ty ,việc tạo ra những hàng đặc hiệu mới sẽ kích thích tính sáng tạo và nâng cao hiệu suất công tác của các nhân viên trong đơn vị
- Nhiều nhãn hiệu sẽ cho phép công ty chú ý đến những lợi ích khác nhau của khách hàng và tao ra những khả năng hấp dẫn riêng của từng sản phẩm.Nhờ vậy mà mỗi nhãn hiệu có thể thu hút được cho mình một nhóm khách hàng mục tiêu riêng
Tuy nhiên ,nhiều nhãn hiệu cũng có thể tạo ra sự phân tán nguồn lực và chia cắt thị trường
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH VỀ NHÃN HIỆU CỦA CTCP ACECOOK VIỆT NAM
I.Giới thiệu về công ty cổ phần ACECOOK Việt Nam
Là một nhà sản xuất mì ăn liền lâu đời tại Nhật Bản, Acecook đã tiên phong đầu tư vào thị trường Việt Nam hình thành nên một công ty liên doanh giữa Acecook Nhật Bản và một công ty thực phẩm tại Việt Nam vào ngày 15/12/1993. Kết quả của quá trình đầu tư đó là sự phát triển lớn mạnh của Acecook Việt Nam - vừa được chuyển đổi loại hình thành công ty cổ phần vào ngày 18/01/2008.
Acecook Việt Nam hiện đã sở hữu được 06 nhà máy sản xuất trải rộng khắp cả nước, sản phẩm của công ty rất đa dạng chủng loại kinh doanh trong và ngoài nước bao gồm các sản phẩm mì ăn liền, miến ăn liền, bún ăn liền, phở ăn liền, … với những thương hiệu quen thuộc như Hảo Hảo, Lẩu Thái, Đệ Nhất, Phú Hương, Kingcook, Nicecook, Bestcook, Daily, Good, Oh Ricey … Nhân viên toàn công ty là một đội ngũ trẻ được trang bị kỹ lưỡng về kiến thức và chuyên môn. Acecook Việt Nam luôn sẵn sàng và tự tin phát triển trong một môi trường kinh doanh cạnh tranh như hiện nay.
Acecook Việt Nam được biết đến tại Việt Nam không chỉ là nhà sản xuất thực phẩm chế biến ăn liền hàng đầu mà còn là một trong những điển hình của sự đầu tư phát triển của Nhật Bản tại thị trường Việt Nam. Doanh thu hàng năm của công ty liên tục gia tăng ở mức phát triển hai chỉ số. Tại thị trường nội địa công ty đã xây dựng nên một hệ thống phân phối rộng khắp cả nước với hơn 700 Đại lý, thị phần công ty chiếm hơn 60%. Với thị trường xuất khẩu, sản phẩm của Acecook Việt Nam hiện đã có mặt đến hơn 40 nước trên thế giới trong đó các nước có thị phần xuất khẩu mạnh như Mỹ, Úc, Nga, Đức, CH Czech, Slovakia, Singapore, Cambodia, Lào, …
"Biểu tượng của chất lượng" là tôn chỉ mà công ty đã đặt ra ngay từ ban đầu và kiên định trong suốt quá trình phát triển. Các sản phẩm của Acecook Việt Nam luôn được thẩm định kỹ về chất lượng ngon, vệ sinh, dinh dưỡng cao…, nghiên cứu tìm hiểu phục vụ những nhu cầu của người tiêu dùng, thỏa mãn mọi nhu cầu khắt khe về ẩm thực. các nhà máy sản xuất của Acecook Việt Nam đều được trang bị hiện đại đảm bảo sản xuất sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế. Từ năm 2004 công ty đã xây dựng hoàn chỉnh và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9001, hệ thống quản lý môi trường ISO 14001, hệ thống kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm HACCP và đặc biệt Acecook Việt Nam là công ty sản xuất mì ăn liền đầu tiên ở Việt Nam đạt được tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế dùng cho các nhà bán lẻ Châu Âu (IFS).
Hướng đến tương lai, nền công nghệ tự động phát triển của Nhật Bản sẽ được chuyển giao, ứng dụng sang Acecook Việt Nam góp phần đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngành sản xuất thực phẩm Việt Nam. Những sản phẩm mới sẽ liên tiếp ra đời với chất lượng cao hơn, ngon hơn, bổ dưỡng, đa dạng hơn tạo nét văn hóa ẩm thực mới cho nhịp sống tương lai. Acecook Việt Nam sẽ phát triển trở thành nhà sản xuất thực phẩm tổng hợp, mở rộng thành một nơi xuất khẩu khắp thế giới và là một Vina-Acecook mang tính toàn cầu, tích cực tham gia triển lãm, hội chợ trong và ngoài nước, tiến hành nhữnng hoạt động quảng cáo để người tiêu dùng trên thế giới tin dùng.
1.Lịch sử hình thành và phát triển
Năm 1993 : - Ngày 15/12/1993 : thành lập công ty liên doanh Vifon-Acecook - Vốn đầu tư : 4 triệu USD.- Thành phần liên doanh : + Công ty kỹ nghe thực phẩm Việt Nam (VIFON) : 40%+ NHẬT BẢN : ACECOOK, MAURUBENI, hiệp hội hợp tác hỗ trợ kinh tế nhật bản JAIDO : 60%.
Năm 1994 :+ Họp hội đồng quản trị lần 01. + Tổng Giám Đốc : SAKAI KIMIO+ Phó Tổng Giám Đốc : HOÀNG CAO TRÍ
Năm 1995 : - 7/7/1995 : bắt đầu đưa vào sản xuất.- Số chuyền sản xuất : 01 dây chuyền.- Sản phẩm đầu tiên : Mì và Phở cao cấp được sản xuất để phục vụ thị trường phía nam.- Số lượng nhân viên : 100 người ( 8 người Nhật : TGĐ, Trưởng Kinh Doanh, Trưởng Xuất Khẩu, Kỹ thuật : 03, chuyên gia : 2-3 người).- Sản lượng sản xuất : 3.8 triệu gói/năm.
Năm 1996 :
- Ông MORIMOTO MAKOTO làm Tổng Giám Đốc Cty - Ngày 28/02/1996 : thành lập chi nhánh bán hàng tại Cần Thơ
- Bắt đầu thâm nhập vào thị trường xuất khẩu : thị trường Mỹ. Doanh số xuất khẩu 0.15 triệu USD.
Năm 1997 :+ 6/9/1997 : thành lập chi nhánh bán hàng Hà Nội phục vụ toàn bộ thị trường phía bắc.
Năm 1998 : + Ông SAKAI YASUO làm Tổng Giám Đốc Cty (ngày 01/04/1998) .+ Việc ra đời sản phẩm Hoành Thánh đã gây được sự chú ý của thị trường, là một sản phẩm cao cấp đầu tiên và bước đột phá mới trong ngành mì ăn liền việt Nam.+ Tăng thêm 02 dây chuyền sản xuất mới.
Năm 1999 : + Ra đời sản phẩm mì Kim Chi với hương vị của hàn quốc.Năm 2000 :+ Ra đời sản phẩm Hảo Hảo : một bước đột phá mới, một thương hiệu ấn tượng tạo một bước nhảy vọt của công ty trên thị trường.Năm 2001 :
+ Ông NAMIE SHOICHI làm Tổng Giám Đốc Công Ty.
+ 25/05/2001 : Thành lập chi nhánh Hưng Yên có chức năng sản xuất và kinh doanh + Đầu tư thêm 04 dây chuyền mới, nâng tổng số dây chuyền : 07 dây.+ Ngày 06/06/2001 thành lập chi nhánh bán hàng ở Đà Nẵng cung cấp hàng cho cả khu vực miền trung từ Bình Định ra Quảng Bình.Năm 2002 : - Đến ngày 11/12/2002 công ty đã thành lập thêm 1 văn phòng đại diện tại Cambodia
Năm 2003 : Năm thành công của công ty trên cả 02 lãnh vực kinh doanh trong nước , xuất khẩu và quảng bá thương hiệu. Thể hiện qua việc tặng trưởng mạnh về doanh số năm 2003 : gần 800 tỷ đồng tương ứng 675 triệu gói (Trong đó xuất khẩu gần 03 triệu USD ) và công ty đã nhận được rất nhiều giải thưởng trong năm :- Năm 2003 là năm của xuất khẩu, dưới sự hỗ trợ của UBNDTPHCM ACECOOK Việt Nam đã đồng loạt mở rộng thị trường xuất khẩu : Uc, Mỹ, Nga, Đông Au, Trung Quốc, Đông Nam Á, Châu Phi…và đã nâng được kim ngạch xuất khẩu lên 3 triệu USD. - Ngày 04/03/2003 thành lập thêm 1 nhà máy mới tại Ap 1B An Phú, huyện Thuận An, Tỉnh Bình Dương. Nâng tổng dây chuyền công ty lên 12 dây chuyền.- Kể từ khi thành lập đến nay doanh số của công ty liên tục tăng 85% mỗi năm, đến cuối năm 2003 doanh thu đạt trên 800 tỷ đồng chiếm 60% thị phần mì ăn liền cả nước với hệ thống trên 700 đại lý bao phủ khắp cả nước. - Nộp ngân sách nhà nước : 32 tỉ đồng tăng 12 lần so với năm 1995.- Sản phẩm mới : Đệ Nhất Mì Gia
Năm 2004 : - Ngày 15/01/2004 : khởi công xây dựng nhà máy tại Đà Nẵng, đi vào hoạt động chính thức từ tháng 10/2004.
- Kể từ ngày 03/02/2004 công ty liên doanh Vifon-Acecook đã chính thức đổi tên thành công ty TNHH Acecook Việt Nam (100% vốn Nhật Bản).- Tháng 06/2004 : tăng cường thêm 1 nhà máy tại Bắc Ninh với 2 dây chuyền sản xuất - Nhân sự : 2150 người và khoảng 300 nhân viên họat động bán thời gian.Năm 2005 :
- Xây dựng nhà máy mới tại Khu Công Nghiệp Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh.
Năm 2006 :
- Khởi công xây dựng nhà máy Vĩnh Long 06/02/2006: nhà máy thứ 6 của công ty.
Năm 2007 : sự kiện nổi bật năm 2007
1. Là năm gặp khó khăn nhất khi giá tiêu dùng tăng,công ty đã vượt qua về tăng giá sảm phẩm
2. Là năm có mức doanh số cao nhất (hơn 80 triệu thùng)
3. Năm có mức lương cao nhất cho toàn thể cán bộ CNV:25%
4. Lần đầu tiên có tổ chức thi tay nghề ,sắp xếp bậc lương cho công nhân.
5. Xây dựng khu nhà ở cho công nhân nhà mấy Bình Dương
6. Xây dựng nhà mấy phở với công nghệ dây chuyền hiện đại,cho ra đời các sản phẩm gạo:phở xưa và nay...
Năm 2008 :
- CÔNG TY TNHH ACECOOK VIỆT NAM chính thức đổ tên thành Công ty Cổ Phần Acecook Việt Nam vào ngày " 18.01.2008".- Công ty đạt danh hiệu Hàng Việt Nam chất lượng cao năm 2008.
3.Các thành tựu của Công ty cổ phần Acecook Việt Nam
- Đạt danh hiệu hàng Việt Nam Chất lượng Cao - Đạt huy chương vàng, bạc , đồng trong hội chợ Hàng Công Nghiệp Việt Nam.
- Giải thưởng “Sao vàng Đất Việt năm 2003” do hội doanh nghiệp trẻ Việt Nam tổ chức.- Giải thưởng Rồng Vàng năm 2003 do thời báo kinh tế Việt nam tổ chức.- 06 năm liền đạt hàng Việt Nam chất lượng cao
- Nhận “huân chương lao động hạng 3” do Chủ Tịch nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trao tặng.
- Thương hiệu nổi tiếng Việt Nam do người tiêu dùng bình chọn.
- Giải thưởng Rồng Vàng dành cho những doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động hiệu quả tại thị trường Việt Nam.
- Được vinh danh là thành viên hiệp hội mỳ ăn liền Thế giới từ tháng 10 năm 2007
- Đạt được danh hiệu doanh nhân Sài Gòn tiêu biểu,hàng Việt Nam chất lượng cao.
- Cty Acecook Viet Nam có tên trong danh sach 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
II.Thực trạng xây dựng ,thực hiện chính sách thương hiệu CTCP Acecook Việt Nam
1.Nhãn hiệu và các bộ phận cấu thành
Tên nhãn hiệu: Vina Acecook
Dấu hiệu của nhãn hiệu:
Trên nhãn hiệu có hình 1 chú đầu bếp giơ cánh tay ra hiệu cho sự hài lòng và sự tin cậy bên cạnh tên nhãn hiệu Vina Acecook và bên dưới với dòng chữ ghi nghiêng “Biểu tượng của chất lượng”
“Biểu tượng của chất lượng” là tiêu chí hoạt động của công ty . Chất lượng ở đây chính là chất lượng sản phẩm và chất lượng cuộc sống.
2.Các quyết định có liên quan đến nhãn hiệu
2.1.Các yêu cầu
a.Nêu được đặc tính nổi bật của sản phẩm
b.Phải thuận lợi cho các hoạt động quảng cáo
c.Tên nhãn hiệu cần có ý nghĩ
d.Phải có khả năng tồn tại lâu dài trên thị trường
2.2.Cách thức đặt tên nhãn hiệu
a.Đặt tên nhãn hiệu riêng biệt
Mỗi nhãn hiệu thể hiện lợi ích và công dụng sản phẩm khác nhau và thu hút nhóm khách hàng khác nhau
Công ty cổ phần Acecook Vn có các sản phẩm mỳ ăn liền sau:
Mỳ Lẩu Thái
Mỳ Hảo Hảo
Mỳ Kim Chi
b.Đặt tên nhãn hiệu đồng nhất
Tên tuổi của công ty được đảm bảo ở vị thế độc tôn
Sản phẩm nào đã được khách hàng mua vad kiểm nghiệm sẽ góp phần quảng cáo cho sản phẩm khác
Công ty cổ phần Vina Acecook VN có các sản phẩm sau:
Mỳ Hảo Hảo
Miến Phú Hương
Kirin Acecook
2.3.Quyết định mở rộng tên nhãn hiệu
Đặc điểm: Nhà sản xuất sẽ lấy tên nhãn hiệu của một sản phẩm nào đó đã nổi tiếng và thành công trên thị trường để đặt tên cho sản phẩm mới sản xuất hay sản phẩm cải tiến để đưa chúng ra thị trường
III.Đánh giá chung về hiệu quả chính sách nhãn hiệu Acecook Việt Nam
1.Ưu điểm
Trong đời sống bận rộn hiện nay, mì ăn liền đang trở thành loại thực phẩm được sử dụng rất phổ biến. Ưu điểm của mì ăn liền là rẻ tiền, tiện dụng và giúp tiết kiệm thời gian nên được nhiều người chọn dùng, nhất là những người thường xuyên bận rộn với công việc, những người sống độc thân ngại thổi nấu và nhóm học sinh, sinh viên…
Trong hơn một thập kỷ qua, Acecook Việt Nam đã cung cấp ra thị trường trong nước hơn 50 chủng loại sản phẩm với gần 200 hương vị khác nhau trong các ngành hàng: Mì, bún, phở, miến, thịt hầm và gần đây có thêm các sản phẩm cháo, dầu ăn, nước mắm… Nhờ chiến lược đẩy mạnh phát triển sản phẩm mới, người dùng được làm quen với hàng loạt nhãn hàng như mì Hảo Hảo, mì Đệ Nhất, mì Lẩu Thái, mì Táo Quân, miến Phú Hương, phở Xưa&Nay, Sao Sáng Canxi, Hủ tiếu tô Tiếng Vang, Nhớ mãi mãi, Hảo 100, mì Số Đỏ,… Trong đó các thương hiệu Hảo Hảo, Đệ Nhất, Xưa & Nay, Hằng Nga, Phú Hương, Cô Tấm…gây được ấn tượng tốt với đại đa số người tiêu dùng.
Bất cứ nơi đâu người tiêu dùng đều có thể tìm thấy sản phẩm của Cty Acecook VN với mật độ bao phủ thị trường khoảng 95% điểm bán lẻ trên toàn quốc.
Về quy trình sản xuất Acecook có tât cả các công ty con vệ tinh xoay quanh khép kín phục vu cho dây chuyền sản xuất mì ăn liền : Cty về bột mì, dầu thực vật, rau sấy, hạt nêm…và cả xưởng nước mắm
2.Nhược điểm
CHƯƠNG III: CHÍNH SÁCH NÂNG CAO NHÃN HIỆU SẢN PHẨM
1.Mục tiêu
Mục tiêu mà Acecook VN luôn hướng đến chính là chất lượng sản phẩm và lợi ích của người tiêu dùng
2.Thực hiện
Công ty đẩy mạnh các biện pháp marketing chính sách với nhiều kênh phân phối
Tham gia công tác tài trợ những chương trình xã hội, hoạt động từ thiện... nhằm nâng cao hình ảnh sản phẩm và thương hiệu của công ty đến đông đảo người tiêu dùng.
Không ngừng phải cải tiến chất lượng, đa dạng hoá sản phẩm, mẫu mã mới mong có được sự thành công.
Trong các trọng tâm đầu tư, Acecook VN đặc biệt chú trọng đến việc đầu tư về con người, coi đó là một trong những nhân tố quan trọng góp phần phát triển công ty hiện tại và lâu dài
Đầu tư thiết bị công nghệ thích hợp và hạng mục công trình cần thiết để nâng cao chất lượng và giảm thiểu ô nhiểm môi trường .
Thực hiện đầy đủ các yêu cầu pháp lý liên quan đến chất lượng, môi trường và an toàn vệ sinh thực phẩm .
Đảm bảo an toàn thực phẩm thông qua việc kiểm soát chặt chẽ toàn bộ qui trình sản xuất, cung ứng . Quan tâm và đáp ứng các yêu cầu của khách hàng về chất lượng và an toàn thực phẩm .
Đào tạo thường xuyên, liên tục về chuyên môn nghiệp vụ cho nhân viên công ty để đủ khả năng thực hiện công việc .
Cải tiến thường xuyên hệ thống quản lý của công ty để nâng cao hiệu quả hoạt động .
Phương châm của công ty là Học hỏi, cải tiến và phát triển liên tục để trở thành nhà sản xuất thực phẩm hàng đầu tại Việt Nam và trên thế giới
Tài liệu tham khảo
Website:
http//:www.acecookvietnam.com
“Vina Acecook : Mục tiêu thương hiệu toàn cầu” (http//:dddn.com.vn)
“Nội lực sản phẩm: Nền tảng giá trị thương hiệu Vina-Acecook “ (http//:antuongviet.vn)
Và một số tài liệu khác
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Chính sách nhãn hiệu của công ty cổ phần Acecook Việt Nam.doc