Chính sách và chiến lược việc làm cho lao động nông thôn vùng ĐBSCL nói chung và trường hợp huyện Tri Tôn nói riêng, tất cả các chính sách ban hành đều được thực hiện và mang lại những thành tựu đáng kể. Những sách lược đề ra đều phù hợp với nhu cầu và nguyện vọng của người lao động nông thôn. Một mặt phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, mặt khác thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước trong phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt còn thể hiện sự quan tâm của Nhà nước đối với lao động là người Khmer tại huyện Tri Tôn. Tuy nhiên qua nghiên cứu này cho thấy:
Trình độ học vấn và CMKT của lao động vùng ĐBSCL và huyện Tri Tôn còn rất thấp.
Quá trình đào tạo nghề tiến hành chưa rộng khắp, chưa phân vùng đào tạo, những vùng kém chất lượng chưa được ưu tiên phát triển hợp lý. Chưa phân nhóm theo đối tượng đào tạo, theo trình độ và năng lực. hiệu quả đào tạo chưa cao, công tác giới thiệu việc làm còn rất hạn chế, phần lớn lao động học xong tự tìm việc làm là tình trạng di chuyển lao động lên các khu công nghiệp, thành phố lớn
47 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3480 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Chính sách và chiến lược việc làm cho lao động nông thôn đồng bằng sông Cửu Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Về công tác dạy nghề đối với người Dân tộc Khmer
(Nguồn: Phòng LĐTB&XH huyện Tri Tôn và Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang, 2009)
Trước thực trạng trên, ngày 27-11-2009, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 1956/QÐ-TTg phê duyệt Ðề án "Ðào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020" (gọi tắt là Ðề án 1956). Ðây là chương trình tổng thể về phát triển kinh tế - xã hội, chú trọng phát triển nguồn nhân lực ở nông thôn. Đề án nhằm đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn, thúc đẩy đưa công nghiệp vào nông thôn, giải quyết việc làm và chuyển dịch nhanh cơ cấu lao động nông thôn.
Theo lộ trình, Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn chia làm 3 giai đoạn: Giai đoạn 1 (từ năm 2009 đến năm 2011) dạy nghề cho khoảng 800.000 người và thí điểm các mô hình dạy nghề cho lao động nông thôn với khoảng 18.000 người với 50 nghề đào tạo; đặt hàng dạy nghề cho khoảng 12.000 người thuộc diện hộ nghèo, người dân tộc thiểu số, lao động nông thôn bị thu hồi đất canh tác có khó khăn về kinh tế. Tỷ lệ có việc làm sau khi học nghề theo các mô hình này tối thiểu đạt 80%; Giai đoạn 2 (2011 – 2015) sẽ đào tạo nghề cho 5,2 triệu lao động nông thôn; Giai đoạn 3 (2016 – 2020) sẽ đào tạo cho khoảng 6 triệu lao động nông thôn. Mục tiêu là tỷ lệ lao động nông thôn có việc làm sau khi được đào tạo tối thiểu phải đạt 70 - 80%.
Chính sách cụ thể như sau: lao động nông thôn thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi như người có công với Cách mạng, hộ nghèo, người dân tộc thiểu số, người tàn tật, người bị thu hồi đất canh tác được hỗ trợ chi phí học nghề ngắn hạn (trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng) với mức tối đa 3 triệu đồng/người/khóa học; hỗ trợ tiền ăn với mức 15.000 đồng/ngày học/người; hỗ trợ tiền đi lại theo giá vé giao thông công cộng với mức tối đa không quá 200.000 đồng/người/khoá học đối với người học nghề xa nơi cư trú từ 15 km trở lên, lao động nông thôn khác được hỗ trợ chi phí học nghề ngắn hạn (trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng) với mức tối đa 2 triệu đồng/người/khóa học.
Ngoài ra Đề án còn tạo điều kiện cho lao động nông thôn học nghề được vay vốn để học theo quy định hiện hành về tín dụng đối với học sinh, sinh viên. Lao động nông thôn làm việc ổn định ở nông thôn sau khi học nghề được ngân sách hỗ trợ 100% lãi suất đối với khoản vay để học nghề và được vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm để tự tạo việc làm.
(ii) Dự thảo chiến lược giáo dục 2009 – 2020(5) Tố Như, 2009
5)
Giáo dục và đào tạo nhằm góp phần tạo nên một thế hệ người lao động có tri thức, có đạo đức, có bản lĩnh trung thực, có tư duy phê phán, sáng tạo, có kỹ năng sống, kỹ năng giải quyết vấn đề và kỹ năng nghề nghiệp để làm việc hiệu quả trong môi trường toàn cầu hóa vừa hợp tác vừa cạnh tranh.
Chất lượng giáo dục còn thấp so với yêu cầu phát triển của đất nước trong thời kỳ mới. Sự phát triển quy mô giáo dục ở các cấp học, ngành nghề và trình độ đào tạo trong những năm qua đã đáp ứng tốt hơn nhu cầu học tập của nhân dân, nhưng chất lượng giáo dục chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước và còn thấp so với trình độ của các nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới. Trong giáo dục chưa giải quyết được mâu thuẫn giữa phát triển số lượng với nâng cao chất lượng. Trong nhiều năm gần đây, quy mô giáo dục đại học phát triển, số lượng các trường cao đẳng, đại học tăng mạnh trong khi các điều kiện về đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất - kỹ thuật nhà trường chưa phát triển đủ để đảm bảo được chất lượng đào tạo của các cơ sở này.
Yêu cầu phát triển kinh tế trong thập niên tới không chỉ đòi hỏi số lượng mà còn đòi hỏi chất lượng cao của nguồn nhân lực. Để tiếp tục tăng trưởng vượt qua ngưỡng các nước có thu nhập thấp, Việt Nam phải cấu trúc lại nền kinh tế, phát triển các loại sản phẩm, dịch vụ có giá trị gia tăng và hàm lượng công nghệ cao. Quá trình này đòi hỏi đất nước phải có đủ nhân lực có trình độ. Mặc dù 62,7% dân số nước ta trong độ tuổi lao động, nhưng trình độ của lực lượng lao động này còn thấp so với nhiều nước trong khu vực, cả về kiến thức lẫn kỹ năng nghề nghiệp. Đất nước còn thiếu nhân lực trình độ cao ở nhiều lĩnh vực. Cơ cấu đội ngũ lao động qua đào tạo chưa hợp lý. Nhu cầu nhân lực qua đào tạo ngày càng tăng cả về số lượng và chất lượng với cơ cấu hợp lý tạo nên sức ép rất lớn đối với giáo dục.
Trước thực trạng trên, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành “Dự thảo phát triển giáo dục 2009 – 2020”. Quá trình thực hiện Chiến lược phát triển giáo dục 2009 - 2020 được chia làm ba giai đoạn:
- Giai đoạn một (2009-2010): Điều chỉnh một số chỉ tiêu và tiếp tục thực hiện Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010. Tập trung vào một số trọng điểm: Đẩy mạnh cuộc vận động đổi mới phương pháp dạy học; chấn chỉnh nề nếp và kỷ cương trong các hoạt động giáo dục để xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, cải cách hành chính trong hệ thống quản lý giáo dục từ trung ương đến địa phương.
- Giai đoạn hai (2011-2015): Triển khai chương trình giáo dục mầm non mới, chuẩn bị chương trình giáo dục phổ thông mới, đồng thời tăng cường sử dụng các chương trình đào tạo tiên tiến quốc tế ở các cơ sở đào tạo nghề nghiệp và đại học. Tổ chức đánh giá quốc gia và tham gia chương trình đánh giá quốc tế về kết quả học tập. Đổi mới mạnh mẽ công tác đào tạo sư phạm, công tác bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục...
- Giai đoạn ba (2016-2020): Đẩy mạnh việc xây dựng các trường đại học đạt tiêu chuẩn quốc tế. Thực hiện những điều chỉnh cần thiết về các mục tiêu, chỉ tiêu chiến lược và đánh giá kết quả thực hiện chiến lược giáo dục...
2.6 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHÍNH SÁCH VÀ CHIẾN LƯỢC VIỆC LÀM CỦA LAO ĐỘNG NÔNG THÔN
2.6.1 Nhân tố bên ngoài
Môi trường bên ngoài đang thay đổi rất nhanh và thậm chí còn nhanh hơn khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO). Việc Việt Nam gia nhập WTO chính là sự tiếp nối thành quả của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, có tác động thúc đẩy nhanh hơn quá trình đổi mới theo hướng kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế.
Mặc dù khi chính thức gia nhập WTO, nước ta chưa phải mở cửa thị trường lao động do không có điều khoản nào của WTO yêu cầu chúng ta về vấn đề này, nhưng sự cạnh tranh chắc chắn sẽ tăng lên bởi các gói dịch vụ do các nhà đầu tư nước ngoài cung cấp có kèm điều kiện sử dụng lao động. Thực tế ở các khu sản xuất công nghiệp hiện nay, nhất là ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cho thấy, lao động Việt Nam đang phải nhường những vị trí có thu nhập cao cho người nước ngoài. Lý do là cùng với thu nhập hấp dẫn, cũng đặt ra những yêu cầu rất cao về trình độ năng lực trong sản xuất trực tiếp cũng như trong quản lý mà lao động Việt Nam không có khả năng đáp ứng hoặc đáp ứng ở mức độ quá thấp.
Theo thống kê tại Nhà máy xi măng Nghi Sơn (Thanh Hoá), tổng quỹ lương của 20 người Nhật bằng tổng quỹ lương của gần 2.000 người Việt Nam đang làm việc ở đây. Con số này cho thấy, nếu xét về số lượng, đầu tư nước ngoài đã tạo ra nhiều chỗ làm việc mới, nhưng nhìn vào chất lượng thì sự hưởng lợi của người lao động Việt Nam từ sự đầu tư này là chưa đáng kể. (Thái Thị Hồng Minh, 2008).
Để lao động Việt Nam “hội nhập” với thị trường lao động thế giới và giành lợi thế trên thị trường trong nước không thể chỉ dựa vào đặc tính giá nhân công rẻ mà phải kèm theo yếu tố chất lượng. Về lâu dài, để thực hiện mục tiêu này, phát triển giáo dục nói chung được coi là một “Quốc sách”. Tuy nhiên, trước mắt, để những người trong độ tuổi lao động đang thất nghiệp nhanh chóng đáp ứng được yêu cầu của thị trường, có được việc làm thì gánh nặng đang đặt lên vai ngành dạy nghề và các nhà hoạch định chính sách.
Nhân tố bên trong
2.6.2.1 Nhân tố về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
Nếu nơi nào có điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên thiên sẵn có phong phú và đa dạng, nơi đó sẽ thu hút nhiều dự án, nhiều chương trình phát triển kinh tế - xã hội, và như vậy khu vực này sẽ có điều kiện thuận lợi hơn để thực thi chính sách một cách hiệu quả hơn. Ngược lại không có điều kiện tự nhiên thuận lợi và tài nguyên sẵn có sẽ mất nhiều thời gian và chi phí để thực thi chính sách.
Kinh phí thực hiện
Giải quyết việc làm ở nông thôn đang là vấn đề bức xúc và là bài toán khó giải đối với hầu hết các địa phương. Hiện nay, có một thực trạng là một số địa phương vẫn coi việc người lao động đi làm ở các tỉnh, thành khác là hướng giải quyết việc làm và tăng nguồn thu cho gia đình, địa phương.
Tuy nhiên, đây mới chỉ là giải pháp “tình thế”. Về lâu dài, cần phải có giải pháp để người lao động có việc làm tại địa phương, “ly nông bất ly hương”. Để làm được điều đó, bên cạnh việc tập trung vốn, đầu tư khoa học - kỹ thuật vào gieo trồng tăng thu nhập trên một diện tích đất nông nghiệp. Mặt khác cần phải đầu tư cho bản thân người lao động một trình độ chuyên môn nhất định để có thể làm việc. Điều này trong dài hạn cần một khoản chi phí lớn mới có thể hoàn thành được.
Nhu cầu của lao động và thị trường lao động
Có thể nói nhu cầu học nghề đang rất lớn nhưng thực tế, nhiều bộ, ngành, các cấp và cả người lao động cũng chưa nhận thức, chưa thực sự quan tâm tới việc học nghề. Trong khi đó, các cơ chế, chính sách về dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn chưa được quan tâm đúng mức, dẫn tới sự chồng chéo, kém hiệu quả và bất cập như bị giới hạn về đối tượng, thời gian đào tạo và mức hỗ trợ chi phí đào tạo thấp. Cùng với đó là công tác dự báo của thị trường lao động quá thiếu, không đầy đủ và kịp thời khiến người lao động lúng túng trong việc lựa chọn nghề, tìm kiếm việc làm sau khi học nghề. Do đó kinh phí đào tạo nghề từ ngân sách Nhà nước ngày càng tăng nhưng chất lượng chưa được cải thiện tương xứng.
Đào tạo nhân lực theo nhu cầu của người lao động và doanh nghiệp là vấn đề hết sức cần thiết trong thực tế hiện nay, nhằm rút ngắn khoảng cách giữa đào tạo và nhu cầu sử dụng lao động. Đào tạo theo nhu cầu của người học cũng như các đơn vị tuyển dụng, lao động sau khi học xong nghề đều có việc làm tương đối ổn định, có cơ hội phát triển nghề nghiệp mà mình đã chọn.
Ngoài ra còn nhiều yếu tố tác động đến chính sách việc làm cho lao động nông thôn như: cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác dạy và học, đội ngũ quản lý và giảng viên dạy nghề…
CHƯƠNG 3
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 CƠ SỞ PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU
3.1.1 Khái nhiệm chung
Nông thôn
Nông thôn là một phân hệ xã hội đặc thù với những đặc trưng cơ bản: (i), chủ thể đại diện của nó là những người nông dân (họ chiếm đa số trong dân số của tiểu khu vực xã hội này), gắn chặt với hoạt động truyền thống là hoạt động sản xuất nông nghiệp; (ii), bao gồm những tụ điểm quần cư thường có qui mô nhỏ về mặt số lượng; (iii), mật độ dân cư thấp; (iv), ở nông thôn có một môi trường tự nhiên ưu trội; (v), nông thôn có một lối sống đặc thù - lối sống nông thôn; (vi), có tính cố kết cộng đồng cao; (vii), cung cách ứng xử xã hội nặng về tục lệ nhiều hơn là tính pháp lý; (viii), văn hóa nông thôn – một loại hình văn hóa đặc thù mang đậm nét dân gian, nét truyền thống dân tộc. (Tống Văn Chung 2000, trang 154, Xã hội học nông thôn).
Lao động nông thôn
Lao động nông thôn là những người thuộc lực lượng lao động và hoạt động trong lĩnh vực kinh tế nông thôn.(Đinh Quang Thái, 2008).
Chính sách
Theo Phạm Vân Đình và ctv (2008), Chính Sách Nông Nghiệp cho rằng:
Chính sách là tập hợp các quyết sách của Chính phủ được thể hiện ở hệ thống qui định trong các văn bản pháp quy nhằm từng bước tháo gỡ những khó khăn trong thực tiễn, điều khiển nền kinh tế hướng tới những mục tiêu nhất định, đảm bảo sự phát triển ổn định của nền kinh tế.
Chính sách được hiểu là phương cách, đường lối hoặc phương hướng dẫn dắt hành động trong việc phân bổ và sử dụng nguồn lực.
Chiến lược
Chiến lược là kế hoạch kiểm soát và sử dụng nguồn lực của tổ chức như con người, tài sản, tài chính… nhằm mục đích nâng cao và bảo đảm những quyền lợi thiết yếu của mình. Mặt khác, chiến lược là những gì mà một tổ chức phải làm dựa trên những điểm mạnh và yếu của mình trong bối cảnh có những cơ hội và cả những mối đe dọa.
P Lực lượng lao động
Bao gồm những người từ 15 tuổi trở lên đang có việc làm hoặc không có việc làm nhưng có nhu cầu việc làm và sẵn sàng làm việc. (Đinh Quang Thái, 2008).
Đào tạo nghề
Theo Bộ Lao động – Thương binh & Xã hội xuất bản 2002 thì khái niệm đào tạo nghề được hiểu: “Đào tạo nghề là hoạt động nhằm trang bị cho người lao động những kiến thức, kỹ năng và thái độ lao động cần thiết để người lao động sau khi hoàn thành khóa học, học viên học được một nghề trong xã hội”. (Đỗ Thanh Bình, 2003).
Theo giáo trình Kinh Tế Lao Động của trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân thì khái niệm, “Đào tạo nguồn nhân lực là quá trình trang bị kiến thức nhất định về chuyên môn nghiệp vụ cho người lao động, để họ có thể đảm nhận được một số công việc nhất định”. (Đỗ Thanh Bình, 2003).
3.1.2 Nội dung nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu sẽ tập trung vào một số chỉ tiêu sau:
Nguồn lực lao động tại khu vực ĐBSCL: trường hợp huyện Tri Tôn tỉnh An Giang.
Số người và tỷ lệ lao động đã có việc làm;
Số người và tỷ lệ lao động không có việc làm;
Chính sách đã và đang áp dụng cho các đối tượng lao động nông thôn của vùng ĐBSCL;
Chính sách với đối tượng đã có việc làm;
Chính sách với đối tượng chưa có việc làm;
Chính sách cho đối tượng chưa đủ tuổi lao động;
Tìm hiểu thuận lợi, khó khăn, cơ hội và thách thức (phân tích SWOT) của lao động huyện Tri Tôn tỉnh An Giang.
Chiến lược sắp tới nhằm phát huy chất lượng nguồn nhân lực nông thôn ĐBSCL.
Đề xuất giải pháp phát triển nguồn nhân lực huyện Tri Tôn nói riêng và ĐBSCL nói chung.
3.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu
3.2.1.1 Số liệu thứ cấp
Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Tri Tôn và ĐBSCL;
Nguồn nhân lực và chất lượng nguồn nhân lực ở ĐBSCL và huyện Tri Tôn;
Dữ liệu thống kê về lực lượng lao động của Bộ - Sở và Phòng lao động thương binh và xã hội tại ĐBSCL, huyện Tri Tôn và tỉnh An Giang;
Các báo cáo tổng kết, các kết quả nghiên cứu về phát triển nguồn nhân lực ĐBSCL;
Các thông tin bài viết từ các tạp chí, báo, tài liệu và các trang web liên quan đến vấn đề lao động, việc làm, chính sách và chiến lược ở ĐBSCL;
Các chính sách và chiến lược đã ban hành nhằm mục tiêu phát triển nguồn nhân lực ở ĐBSCL, đào tạo nghề cho lao động nông thôn, phát triển sản xuất;
3.2.1.2 Số liệu sơ cấp
Thu thập số liệu chủ yếu bằng phương pháp PRA (Participatory Rural Appraisal). Tìm hiểu các yếu tố bên trong: trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, chất lượng nguồn nhân lực,…các yếu tố bên ngoài: địa phương, xã hội, các chính sách và chiến lược của Nhà nước hỗ trợ cho người lao động. Đồng thời thu thập thông tin về cơ hội cho người lao động, tiềm năng của lao động và rủi ro cũng như thách thức trong thời đại công nghiệp hóa hiện đại hóa ngày nay. Các chỉ tiêu quan sát: điều kiện kinh tế, xã hội, vốn, thị trường lao động,…
3.2.1.3 Phương pháp phân tích số liệu
Chương trình xử lý Excel, phương pháp phân tích dữ liệu (document analysis) và chương trình phân tích thông dụng.
Phương pháp phân tích và đánh giá nhanh các số liệu, các chính sách hiệu quả và những tác động đối với lao động nông thôn ĐBSCL nói chung, huyện Tri Tôn nói riêng;
Dựa vào kết quả phân tích số liệu thứ cấp, tiến hành đánh giá hiệu quả và tác động đối với lao động nông thôn ĐBSCL nói chung;
Đánh giá những tác động và các kết quả đạt được của các chính sách và chiến lược mang lại cho đối tượng lao động và chuẩn bị kế hoạch cho tương lai;
Cơ sở phương pháp luận nghiên cứu
Đề tài dựa vào phương pháp luận, phân tích tổ hợp các vấn đề nổi bật và liên quan đến chính sách và chiến lược việc làm cho lao động nông thôn vùng ĐBSCL mà cụ thể là huyện Tri Tôn để viết.
CHƯƠNG 4
KẾT QUẢ - THẢO LUẬN
4.1 ĐẶC ĐIỂM LAO ĐỘNG NÔNG THÔN
4.1.1 Đặc điểm lao động nông thôn
Lao động nông thôn ĐBSCL có những đặc điểm sau:
Trình độ thể lực hạn chế do kinh tế kém phát triển, mức sống thấp. Điều này ảnh hưởng đến năng suất lao động và phát triển kinh tế.
Trình độ học vấn, khoa học kỹ thuật cũng như trình độ tiếp cận thị trường thấp. Đặc điểm này cũng ảnh hưởng đến khả năng tự tạo việc làm của lao động nông thôn.
Lao động ĐBSCL nói chung và huyện Tri Tôn nói riêng, còn mang nặng tư tưởng và tâm lý tiểu nông, sản xuất nhỏ, ngại thay đổi nên thường bảo thủ và thiếu năng động.
Lao động nông thôn có đặc điểm tăng nhanh, ít qua đào tạo nghề, đa dạng về lứa tuổi, sử dụng theo thời vụ, có nhiều cơ hội tìm việc nhưng tiền công lại rẻ, thường dịch chuyển lao động do mưu sinh.
4.1.2 Chất lượng nguồn lao động
Chất lượng nguồn lao động được đánh giá bởi nhiều yếu tố: thể lực, trí lực, nhân cách đạo đức, trình độ học vấn, tác phong lao động, trình độ chuyên môn kỹ thuật (CMKT),… Tuy nhiên trong các yếu tố này, thì trình độ học vấn và CMKT là hai yếu tố quan trọng phản ánh chất lượng nguồn lao động.
4.1.2.1 Trình độ học vấn
Đồng bằng sông Cửu Long có trên 18 triệu người, trong đó có 13,5 triệu người sống ở nông thôn (tỷ lệ 80,8%) với 2.369 hộ nông thôn và 7,2 triệu lao động hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Lực lượng lao động ĐBSCL chiếm 21,44% tổng số lực lượng lao động cả nước. (Bùi Thị Gấm và Phạm Ngọc Trâm, 2009).
Trong lúc bình quân cả nước gần một triệu dân có một trường đại học thì ở ĐBSCL 3,3 triệu dân mới có một trường đại học. Và, không ai nghĩ rằng, dân miền sông nước chi tiêu cho giáo dục lại "khiêm tốn" tới mức chỉ hơn 130.000 đ/người/ năm; gần 20% lao động công nghiệp vùng ĐBSCL có trình độ chuyên môn hóa và tay nghề cao, khoảng 17% lao động có tay nghề, kỹ thuật đang trực tiếp sản xuất.
Tại tỉnh An Giang, sau khi thực hiện nghiêm túc cuộc vận động “hai không”, cuối năm học 2006 - 2007 toàn tỉnh có đến 10.075 học sinh tiểu học bị lưu ban, tăng đến 438% so với năm học trước. Ở hai cấp học THCS và THPT, tỉnh An Giang cũng có đến 4.728 học sinh phải đi học lại vì không đủ chuẩn lên lớp, trong đó cấp học THCS học sinh lưu ban tăng 217% và THPT tăng 65,9%. Trong ba tháng hè, mặc dù ngành giáo dục đã có chủ trương kết hợp với các huyện, thành phố tổ chức bồi dưỡng kiến thức cho các em nhưng qua kiểm tra chỉ có khoảng 1/4 học sinh được công nhận đủ điều kiện lên lớp. (Hồng Dân, 2008).
Theo kết quả điều tra 60 hộ người Kinh và 30 hộ là người dân tộc Khmer (Bảng 4.1), cho thấy: Số người kinh mù chữ là 6,73%, đặc biệt yếu tố này lại lớn gấp nhiều lần đối với nhóm người Khmer là 22,97%. Điều này cho thấy nhóm người lao động thuộc khu vực nông thôn huyện Tri Tôn có trình độ rất thấp. Mặt khác trình độ THCS và THPT của hai nhóm này cũng tương đối thấp. Do đó, vấn đề tất yếu là người lao động chỉ có thể là lao động phổ thông hoặc làm việc ở các khu vực có giá nhân công rẻ.
Bảng 4.1: Số liệu điều tra trình độ lao động nông thôn huyện Tri Tôn
Trình độ học vấn
Nhóm người Kinh
Nhóm người Khmer
Số người
%
Số người
%
Mù chữ
22
6.73
34
22.97
Tiểu học
78
23.85
44
29.73
THCS
56
17.13
32
21.62
THPT
103
31.50
28
18.92
Trung cấp
13
3.98
5
3.38
Cao đẳng
32
9.78
3
2.03
Đại học
23
7.03
2
1.35
Tổng
327
100,00
148
100,00
(Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra huyện Tri Tôn, 2010)
4.1.2.2 Trình độ chuyên môn kỹ thuật
Tại đồng bằng sông Cửu Long, vùng kinh tế sản xuất nông nghiệp, thủy sản hàng hóa trọng điểm của cả nước, tình hình phát triển nguồn nhân lực cũng phản ánh một thực trạng đáng buồn. Khảo sát thực địa (do AusAid tài trợ trong dự án nghiên cứu về người nghèo ở ÐBSCL) cho thấy có đến 85,67% lực lượng lao động chưa qua đào tạo. Trong số lao động đã qua đào tạo chỉ có 0,65% có chứng chỉ, 1% có bằng nghề, 0,48% có bằng sơ cấp, 2,39% có bằng THCN, 2,57% có bằng cao đẳng, đại học và sau đại học (xếp thứ tám trong tám vùng) và 7,24% có qua đào tạo nhưng không có bằng cấp, chứng chỉ. (Báo Nhân dân, 2010).
Tại An Giang, tỷ lệ lao động nông thôn qua đào tạo nghề ở An Giang chỉ đạt khoảng 18,7%, trong khi tỷ lệ bình quân chung của cả nước là 25%. Điều này cho thấy số người chưa qua đào tạo nghề, trình độ CMKT còn rất hạn chế. Nguyên nhân của tình trạng này do công tác tuyên truyền, tư vấn về dạy nghề chưa thực hiện thường xuyên; đời sống người dân còn nhiều khó khăn, trình độ học vấn không đồng đều; phần lớn các trung tâm dạy nghề không đủ năng lực xây dựng chương trình, giáo trình và tài liệu giảng dạy mà chỉ tham khảo tài liệu đã lạc hậu…(Cổng thông tin điện tử An giang, 2010).
Đa số lao động huyện Tri Tôn chưa được đào tạo trình độ CMKT hoặc đào tạo sơ cấp, CMKT chưa cao. Tỷ lệ lao động qua đào tạo chiếm tỷ lệ 15,31%/năm. Chất lượng người lao động chưa đạt về trình độ học vấn lẫn CMKT. Điều này là lực cản khiến người lao độn nông thôn huyện Tri Tôn không có khả năng phát triển về lâu dài.
4.2 THỰC TRẠNG VỀ CHÍNH SÁCH VÀ CHIẾN LƯỢC VIỆC LÀM Ở NÔNG THÔN
Nông thôn vùng ĐBSCL có nguồn lao động dồi dào, đầy tiềm năng, là nơi cung cấp và hậu thuẫn đắc lực về nguồn nhân lực cho các khu vực đô thị và khu công nghiệp, xuất khẩu lao động; người lao động cần cù, ham học hỏi, có ý chí cầu tiến cao,… Thế nhưng, tồn tại một thực tế đối với lao động nông thôn ĐBSCL nói chung và huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang nói riêng, là thị trường lao động tại khu vực này chưa thực sự phát triển và khai thác có hiệu quả, nó còn phân tán, sơ khai. Người lao động chưa có cơ hội vượt lên bản thân và phát triển năng lực của mình. Đây là thách thức lớn đối với chính lao động nông thôn trong khu vực này cũng như các nhà làm chính sách trước yêu cầu công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông thôn.
4.2.1 Thực trạng về chính sách và chiến lược việc làm ở nông thôn
4.2.1.1 Giáo dục
Vị trí, vai trò của giáo dục và đào tạo là bước đầu tiên sống còn của một quốc gia. Giáo dục tạo ra những con người có tri thức, biết nắm bắt và kiến thiết. Giáo dục rèn luyện đạo đức và nhân cách con người, giáo dục đồng thời cung cấp kiến thức, kỹ năng để con người xây dựng cuộc sống hạnh phúc, văn minh, khả năng tiếp thu, ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật và sáng tạo ra các giá trị vật chất và tinh thần.
Những thành tựu
Mạng lưới trường lớp được phát triển rộng khắp trong toàn vùng ĐBSCL. Về cơ bản đã xóa được "xã trắng" về giáo dục mầm non; trường tiểu học đã có ở tất cả các xã, trường trung học cơ sở có ở xã hoặc cụm liên xã, trường trung học phổ thông có ở tất cả các huyện. Các cơ sở đào tạo nghề, cao đẳng và đại học được thành lập ở hầu hết các địa bàn dân cư lớn, các vùng, các địa phương. Các tỉnh và nhiều huyện miền núi đã có trường nội trú và bán trú cho con em các dân tộc thiểu số.
Chất lượng giáo dục ở các cấp học và trình độ đào tạo đã có chuyển biến. Nội dung dạy học và kiến thức của học sinh phổ thông đã có tiến bộ, toàn diện hơn. Trình độ hiểu biết, năng lực tiếp cận tri thức mới của một bộ phận học sinh, sinh viên được nâng cao. Số đông sinh viên tốt nghiệp đại học, cao đẳng có hoài bão lập thân, lập nghiệp và có tinh thần tự lập và đại bộ phận đã có việc làm. Chất lượng đào tạo của một số ngành đào tạo khoa học và công nghệ đã được nâng cao một bước.
Các trường phổ thông chất lượng cao được hình thành ở nhiều địa phương. Nhiều trường đại học đã tổ chức dạy học theo các chương trình tiên tiến quốc tế: Đại học Cần Thơ, Đại học An Giang… Tăng cường sự gắn kết giữa hoạt động khoa học công nghệ với hoạt động đào tạo sau đại học, tập trung vào các lĩnh vực: công nghệ sinh học, công nghệ thông tin, công nghệ vật liệu, khoa học nông – lâm – ngư và khoa học giáo dục. Để đáp ứng tốt hơn yêu cầu cung cấp nhân lực cho các lĩnh vực kinh tế - xã hội, nâng cao hiệu quả đào tạo, trong hai năm gần đây ngành giáo dục đào tạo đã tích cực đẩy mạnh việc thực hiện đào tạo gắn với nhu cầu xã hội.
Các cơ sở giáo dục ngoài công lập ngày càng phát triển. Vào năm học 2008 - 2009, ĐBSCL có 1.596 cơ sở giáo dục mầm non, 3.191 trường tiểu học, 1.381 THCS, 336 THPT, 280 cơ sở dạy nghề, 77 trường trung cấp chuyên nghiệp và trên 33 trường đại học, cao đẳng là các cơ sở đào tạo công lập và ngoài công lập. Số học sinh, sinh viên công lập và ngoài công lập ngày càng tăng. Năm học 2008 – 2009, số sinh viên đại học, cao đẳng công lập 106.179 người, ngoại công lập là 16.888 người (năm 2007 – 2008, công lập 100.700 người, ngoại công lập 12.750 người); trung cấp chuyên nghiệp 53.445 người. (Niên giám thống kê, 2009).
Công tác xã hội hoá giáo dục và việc huy động nguồn lực cho giáo dục đã đạt được những kết quả bước đầu. Các lực lượng xã hội tham gia ngày càng tích cực vào việc huy động trẻ đến trường, giám sát, đánh giá và hiến kế cho giáo dục, xây dựng cơ sở vật chất trường học, đầu tư mở trường, đóng góp kinh phí cho giáo dục dưới nhiều hình thức khác nhau.
Công bằng xã hội trong giáo dục đã được cải thiện, đặc biệt tăng cơ hội học tập cho trẻ em gái, trẻ em người dân tộc, con em các gia đình nghèo và trẻ em khuyết tật. Việc miễn, giảm học phí, cấp học bổng và các chính sách hỗ trợ khác đã tạo điều kiện cho đại bộ phận con em các gia đình nghèo, diện chính sách được học tập, trước hết ở các cấp học phổ cập. Từ năm học 2007 - 2008, học sinh học nghề, sinh viên cao đẳng, đại học có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn với số lượng lớn để học tập.
Trong những năm qua, huyện Tri Tôn thực hiện tốt các chính sách thu hút giáo viên đến vùng sâu vùng xa và vùng dân tộc giảng dạy. Cụ thể giáo viên công tác tại vùng chương trình 135 gồm 5 xã Ô Lâm, An Tức, Lương An Trà, Lạc Quới, Vĩnh Gia được hưởng thêm lương 140%. Riêng từ 2006 đến nay, nếu có giáo viên tình nguyện đến công tác tại xã Vĩnh Gia, huyện sẽ hỗ trợ ngay 3 triệu đồng. Giáo viên ở xa đến công tác được bố trí khu tập thể hay nhà công vụ. Đặc biệt, huyện cũng quan tâm đến công tác dạy tiếng Việt cho người Khmer thông qua các hình thức khác nhau như dạy ở chùa, đưa vào nội dung chương trình giáo dục tiểu học...
Với phương châm “dạy chữ, dạy nghề” ngay từ phía nhà trường từ bậc học mầm non đến THPT còn đẩy mạnh nội lực, triển khai nhiều phong trào để duy trì sĩ số, nâng cao hiệu quả đào tạo, dấy lên phong trào khuyến học khuyến tài. Mặt khác, huyện Tri Tôn tiếp tục củng cố và nâng cao chất lượng giáo dục theo phương châm “tiểu học là nền, lớp 1 là móng”, kết hợp với việc mềm hoá, giảm tải chương trình phù hợp với vùng khó khăn, vùng có đông học sinh Khmer, dành nhiều thời gian cho học sinh thực hành, luyện tập.
Năm học 2010 – 2011, huyện Tri Tôn có 9 trường mầm non, 10 trường mẫu giáo với tổng số học sinh huy động được 3.810 cháu đạt tỷ lệ 97,69%, trong đó mẫu giáo 5 tuổi là 2.125 cháu; huyện có 32 trường tiểu học với 64 điểm học, số học sinh ra lớp là 13.136 em, đạt 101,99% chỉ tiêu; 14 trường THCS trên địa bàn huyện Tri Tôn đã huy động được 6.978 học sinh đạt 95,31% kế hoạch; 3 trường THPT trên địa bàn huyện Tri Tôn tuyển mới 1.013 học sinh lớp 10. Tính đến ngày khai giảng toàn cấp học này đã huy động 2.492 học sinh ra lớp, đạt 92,26% kế hoạch. (Châu Phong, 2010).
Thực hiện Quyết định 157/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 27/09/2007 về tín dụng cho học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn và đã phát vay đến nay: 485 học sinh, sinh viên với số tiền là: 3.474 triệu đồng.
Ngành giáo dục kết hợp với hội khuyến học hỗ trợ dụng cụ học tập cho 4.417 lượt, số tiền 805.280 triệu đồng. Hỗ trợ dụng cụ học tập học sinh THCS dân tộc, mồ côi, tàn tật 526 học sinh với số tiền 63.120 triệu đồng; Học sinh Mẫu giáo: 118 cháu với số tiền 74.340 triệu đồng. Hội khuyến học huyện phối hợp Cựu Giáo Chức và Hội Cha Mẹ học sinh vận động cấp học bổng 250 xuất với số tiền 416.800 triệu đồng cho các trường Phổ thông và quà tặng bằng hiện vật. Ngân hàng Phát triển Nhà ĐBSCL tài trợ 500 triệu đồng hỗ trợ xây dụng Trường Mẫu giáo và Học bổng Tỉnh Vĩnh Long tặng 9 xuất, Hội khuyến học huyện đang lập thủ tục tiếp nhận. (Phòng LĐTB&XH huyện Tri Tôn, 2010).
Những yếu kém
Đời sống người dân ở ĐBSCL tuy đã được nâng lên đáng kể nhưng vẫn còn một bộ phận dân cư chưa quan tâm đến việc học. Thực trạng đáng báo động của giáo dục ĐBSCL là tình trạng học sinh bỏ học vì học yếu chứ không phải do nghèo khó. Nhất là khi ngành giáo dục thực hiện chủ trương “Học thật - Thi thật”. Nhiều học sinh không theo kịp chương trình nên chán rồi bỏ học (tỷ lệ HS bỏ học của vùng ĐBSCL là 3,1%, trong khi cả nước là 1,37%), kế đến là do gia đình có hoàn cảnh khó khăn, trình độ văn hóa của cha mẹ học sinh còn thấp nên nhận thức chưa tốt, không có quyết tâm vượt khó cho con đi học.
Năm học 2007 – 2008, toàn tỉnh An Giang tỷ lệ học sinh tiểu học bị lưu ban tăng đến 438% so với năm học trước. Ở hai cấp học THCS và THPT, cấp học THCS học sinh lưu ban tăng 217% và THPT tăng 65,9%. Kết quả này cho thấy tiến trình nâng cao chất lượng Giáo dục - Đào tạo còn rất nhiều vướng mắc và đã kéo mặt bằng giáo dục chung của tỉnh có chiều hướng đi xuống. (Hồng Dân, 2010).
Huyện Tri Tôn tình trạng học sinh bỏ học cũng khá cao và chất lượng giáo dục cũng tương đối thấp. Nguyên nhân được thống kê theo bảng sau:
Bảng 4.2: Tỷ lệ học sinh bỏ học theo các nguyên nhân
Nguyên nhân
Tỷ lệ (%)
• Học kém nên chán học
26,41
• Lao động sớm
20,63
• Theo gia đình rời bỏ địa phương
15,76
• Nhà nghèo
14,02
• Gia đình không cho con đi học
5,18
• Nguyên nhân khác
18,00
(Nguồn: Ủy ban Nhân dân tỉnh An Giang, 2008)
Nguyên nhân những yếu kém
Ngoài những nguyên nhân trên (Bảng 4.2), còn một số nguyên nhân khác như: Sự chủ quan của người dân, không học, làm nông nghiệp phụ gia đình vẫn có thể đảm bảo cuộc sống. Có học cũng chẳng làm được gì, nghỉ học sớm để đỡ đần cho gia đình. Chính vì những suy nghĩ đó, nhiều em chỉ học một thời gian rồi nghỉ, còn học tiếp cũng chậm tiến bộ do cha mẹ thiếu quan tâm, động viên. Nhiều người cho con muốn học hay không tùy thích.
Căn bệnh chạy theo thành tích diễn ra nhiều năm nay cũng là một nguyên nhân kìm hãm nền giáo dục tại ĐBSCL. Địa phương nào cũng muốn học sinh cuối cấp đậu tỷ lệ cao đã tìm đủ cách như dạy theo đề thi, dạy tủ, nâng điểm, dễ dãi trong coi thi… làm cho chất lượng giáo dục ngày càng đi xuống. Mặt khác trang thiết bị phục vụ công tác dạy và học còn thiếu, nhiều nơi vẫn chưa có dụng cụ thí nghiệm và phòng thí nghiệm.
4.2.1.2 Đào tạo nghề và giải quyết việc làm
Trong thời kì hội nhập như hiện nay thì vấn đề phát triển nguồn nhân lực là một nhiệm vụ rất quan trọng của cả nước nói chung và của ĐBSCL nói riêng, nguồn nhân lực vừa là ưu điểm lại vừa là khuyết điểm của ĐBSCL, giải quyết được mâu thuẫn này sẽ mang lại nguồn lực phát triển cho vựa lúa lớn nhất của nước ta.
Ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định về hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn, các cơ sở dạy nghề trong tỉnh An Giang đã tổ chức được 335 lớp dạy nghề cho 8.900 học viên, với kinh phí hỗ trợ 7,9 tỷ đồng. Theo kế hoạch, đến hết năm 2010, tỉnh sẽ đào tạo nghề cho 10.000 lao động nông thôn. (Cổng thông tin Điện tử An Giang, 2009).
Trung tâm Dạy nghề huyện Tri Tôn đã phối hợp cùng các ban ngành đoàn thể huyện và địa phương tổ chức mở 96 lớp = 2.727/1.540 học viên, tỷ lệ đạt 177% tham gia với các ngành nghề như: kỹ thuật chăn nuôi heo, bò, trồng trọt và các ngành tiểu thủ công nghiệp khác. Riêng các lớp do Trung tâm dạy nghề huyện đảm nhiệm cấp chứng chỉ là: 52 lớp có 1.315 học viên tham gia. Đạt tỷ lệ 154,7%. Trong đó dạy nghề theo dự án 90/DA.UBND huyện đối với người dân tộc Khmer được 12 lớp, có 329 học viên tham gia. Lao động tham gia học nghề theo chế độ cử tuyển kết quả xét được 7 hồ sơ trúng tuyển.
Thực hiện Công Văn số:108/CV-SLĐTBXH về việc cử lao động trên địa bàn tham gia học nghề theo chế độ cử tuyển có 29 học viên tham gia đăng ký, đã trúng tuyển được 7 học viên (do Hội đồng xét tuyển của tỉnh tổ chức xét tuyển). Thực hiện các dự án khuyến nông – lâm – ngư, Phòng Nông nghiệp – Phát triển Nông thôn tổ chức được 47 mô hình có 47 hộ tham gia và được Nhà nước hỗ trợ trên 114.000 triệu đồng. (Phòng LĐTB&XH huyện Tri Tôn, 2009).
Gắn với công tác đào tạo nghề, huyện Tri Tôn đã giới thiệu được: 3.656/1.900 lao động đi làm việc trong và ngoài tỉnh (trong tỉnh là 920 người, ngoài tỉnh 2.736 người), lao động người dân tộc Khmer 1.218 lao động, đạt tỷ lệ 192,42%. Phòng LĐTB&XH cũng đã phối hợp với Trung tâm giới thiệu việc làm tỉnh An Giang và các công ty trong và ngoài tỉnh, Trung tâm dạy nghề huyện tư vấn việc làm cho hơn 1.538 lao động. Riêng giải quyết việc làm trong huyện đã xác nhận hợp đồng lao động cho hơn 30 doanh nghiệp tư nhân, cơ sở, dịch vụ kinh doanh có sử dụng 185 lao động, trong đó có 110 người nữ.
Thẩm định 6 dự án vay vốn giải quyết việc làm với số tiền 490 triệu đồng, giải quyết việc làm cho 68 lao động và 1.142 hộ với số tiền 8,179 triệu đồng. Phát vay sản xuất kinh doanh, các tổ chức kinh tế ở xã nghèo cho 424 hộ với số tiền là 6,148 triệu đồng. (Phòng LĐTB & XH huyện Tri Tôn, 2009).
4.2.2 Xuất khẩu lao động
Tình hình xuất khẩu lao động (XKLĐ) của khu vực ĐBSCL có xu hướng tăng và giảm mạnh qua các năm (Hình 4.2). Từ năm 2001 – 2005 tốc độ tăng nhanh và từ năm 2006 – 2008 thì kết quả XKLĐ của vùng có dấu hiệu suy giảm với số lượng giảm nhiều. Các tỉnh Cà Mau, Bạc liêu, An Giang, Tiền Giang, Vĩnh Long,… và hầu hết tốc độ XKLĐ ở các tỉnh giảm mạnh (Bảng 4.3).
Hình 4.2: Tình hình XKLD của khu vực ĐBSCL qua các năm
(Nguồn: Nguyễn Trọng Minh, 2009)
Bảng 4.3: Tình hình xuất khẩu lao động khu vực ĐBSCL
Đơn vị: người
Tỉnh - Thành
2001-2003
2004
2005
2006
2007
2008
2003-2008
Long An
135
400
475
459
448
227
1.917
Cần Thơ
103
222
568
599
300
180
1.792
Kiên Giang
10
100
383
491
509
210
1.493
Tiền Giang
60
96
304
429
91
81
980
Trà Vinh
65
236
376
245
126
60
1.108
Đồng Tháp
854
1.521
1.559
1.070
686
310
5.690
Vĩnh Long
546
1.060
1.300
880
586
464
4.372
An Giang
30
808
1.497
609
130
139
3.074
Bến Tre
885
971
989
1.142
997
497
4.984
Bạc Liêu
89
428
340
89
64
79
1.010
Cà Mau
78
312
722
87
45
38
1.244
Sóc Trăng
09
207
554
650
670
205
2.090
Hậu Giang
#
105
365
207
120
80
877
ĐBSCL
2.864
6.466
9.432
6.957
4.772
2.570
30.631
(Nguồn: Nguyễn Trọng Minh, 2009)
Theo đề án XKLĐ vừa được triển khai đến hết năm 2010, An Giang phấn đấu đưa 15.000 người đi XKLĐ, trong đó ưu tiên cho đối tượng ở khu vực nông thôn, lao động thuộc hộ nghèo, hộ chính sách, bộ đội phục viên, xuất ngũ và người dân tộc thiểu số. Để thực hiện mục tiêu này, An Giang dự kiến đầu tư hàng năm khoảng 65 tỷ đồng cho công tác khảo sát thị trường, hỗ trợ người lao động học nghề, giáo dục định hướng... nhằm thúc đẩy công tác XKLĐ của An Giang đạt được những thành tựu mới, thực hiện thành công công cuộc xoá đói giảm nghèo của tỉnh. (Hoàng Thanh, 2009).
Huyện Tri Tôn đã XKLĐ được 3 lao động (2 Đài Loan, 1 Hàn Quốc), phát vay cho đối tượng XKLĐ 2 người với số tiền là 69 triệu đồng. Điều này cho thấy công tác XKLĐ ở đây còn kém hiệu quả, chưa xác định đúng đắn tiềm năng phát triển của giải quyết việc làm bằng con đường XKLĐ. Mặt khác, còn cho thấy rằng chất lượng nguồn nhân lực ở nơi đây quá hạn chế.
Nguyên nhân trên là do công tác đào tạo nghề trong những năm qua chưa phát triển được kỹ năng nghề cụ thể của người lao động, hệ thống cơ sở đào tạo nghề lạc hậu, chủ yếu là đào tạo các nghề có hàm lượng công nghệ thấp, ít hướng người lao động thực hành và hình thành các kỹ năng nghề. Các trung tâm đào tạo nghề chủ yếu là tổ chức khóa ngắn hạn. Vì chương trình dạy nghề chung của các địa phương chủ yếu nhằm mục đích “xóa đói giảm nghèo” ở nông thôn. Những chương trình ngắn hạn này còn mang tính chắp vá làm mất đi tính hiệu quả của chương trình đào tạo nghề. Thời gian đào tạo nghề thường là ngắn hạn (từ 2 tuần đến 3 tháng - sơ cấp nghề), thời gian chưa đủ để hình thành kỹ năng nghề cụ thể, do đó không thu hút được thanh niên nông thôn tham gia. Và còn quá nhiều cơ sở đào tạo không có đủ các phương tiện thực hành các nghề hiện đại.
4.3 GIẢI PHÁP CHO QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH VÀ CHIẾN LƯỢC VIỆC LÀM TẠI HUYỆN TRI TÔN
4.3.1 Ma trận SWOT
Căn cứ vào thực trạng thực hiện chính sách và chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo nghề của huyện Tri Tôn trong thời gian qua, trên cơ sở phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của lao động huyện Tri Tôn thiết lập nên bảng ma trận SWOT như sau:
Bảng 4.4: Phân tích SWOT chính sách và chiến lược việc làm tại huyện Tri Tôn – An Giang
Điểm mạnh (Strengths)
Điểm yếu (Weaknesses)
Nguồn lao động dồi dào
Nhiệt tình, siêng năng, cầu tiến
Người dân ngày càng có ý thức nâng cao trình độ học vấn
Chất lượng lao động thấp
Tâm lý tiểu nông, ngại thay đổi
Thiếu thông tin tuyển dụng
Cơ sở vật chất phục vụ dạy và học chưa tốt
Thiếu vốn hỗ trợ công tác đào tạo
Cơ hội (Opportunities)
Thách thức (Threats)
Sự quan tâm, giúp đỡ của cơ quan chức năng
Chính sách đào tạo nhân lực và sự hỗ trợ vốn của Nhà nước
Nhu cầu lao động trên thị trường ngày càng cao
Tiếp thu tiến bộ khoa học kỹ thuật
Lao động phải có chất lượng
Cạnh tranh việc làm
Công tác giảng dạy, đào tạo phải luôn đổi mới, chuẩn hóa
Đào tạo theo nhu cầu ngày càng cao của thị trường lao động
Qua bảng phân tích SWOT (Bảng 4.4) cho thấy, để thực hiện tốt chính sách và chiến lược phát triển nguồn nhân lực cần thực hiện một số giải pháp như: Nâng cao chất lượng lao động, đào tạo nghề gắn với giới thiệu việc làm cho lao động; đầu tư trang thiết bị cần thiết; tổ chức dạy học theo nhu cầu lao động và thị trường lao động, phân nhóm học viên theo trình độ và năng lực; thành lập trung tâm tư vấn, giới thiệu việc làm, XKLĐ; hỗ trợ cho vay vốn sau khi học nghề…
4.3.2 Một số giải pháp chung
Lao động bị mất việc cũng có tác động không nhỏ đến đời sống kinh tế - xã hội. Để thúc đẩy quá trình áp dụng các chính sách và chiến lược thật sự hiệu quả cần áp dụng hài hòa một số giải pháp sau:
Một là, tăng cường đào tạo, bồi dưỡng lực lượng lao động có kỹ thuật, thợ lành nghề: Đây là lực lượng khá đông đảo, đa dạng bao gồm lao động trong Nông - Lâm - Ngư nghiệp, trong thủ công nghiệp, trong công nghiệp, thương mại, dịch vụ… Lực lượng này là lao động cơ bản trong xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn lẫn đô thị, nhất là trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa cho từng địa phương và trong cả vùng. Có thể đào tạo, bồi dưỡng bộ phận lao động này bằng nhiều loại hình trường lớp: Các trường trung cấp nghề, các trung tâm dạy nghề, các lớp huấn luyện kỹ thuật, công nghệ, các lớp khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, các khoá cập nhật thông tin, kiến thức mới, các lớp trang bị khoa học công nghệ mới, các cuộc hội thảo phổ biến kinh nghiệm… Chú trọng đào tạo ngắn hạn với tạo nguồn phát triển lâu dài, cân đối phát triển giáo dục đào tạo với tăng cường dạy nghề.
Hai là, đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao ở bậc cao đẳng, đại học và sau đại học: Trong bối cảnh khoa học công nghệ phát triển rất nhanh, từ đòi hỏi của thực tiễn, cần thiết xây dựng, phát triển nguồn nhân lực có trình độ cao.
Ba là, giữ vững và thu hút nguồn nhân lực có trình độ cao: Cần có những chính sách, biện pháp thiết thực, thỏa đáng hơn, hấp dẫn hơn nữa, tạo điều kiện, môi trường làm việc thuận lợi, trọng dụng phát huy năng lực của người giỏi, người tài. Từ đó mới có thể giữ vững lực lượng đang có; sử dụng được lực lượng mới đào tạo; đồng thời thu hút thêm lực lượng từ nơi khác. Mặt khác, để tăng cường lực lượng có trình độ cao, cần thiết huy động số sinh viên ĐBSCL tốt nghiệp các trường đại học về phục vụ quê hương; điều động, luân chuyển cán bộ, chuyên gia giỏi tăng cường cho vùng.
Bốn là, đào tạo nguồn nhân lực theo nhu cầu xã hội: Từ thực tế tồn tại tình trạng chưa có sự cân đối trong cung cấp và sử dụng nguồn nhân lực, vừa thừa vừa thiếu, cho nên cần thiết có sự điều chỉnh sao cho phù hợp. Vì thế, việc đào tạo phải phù hợp với nhu cầu sử dụng lao động của nền kinh tế, của xã hội. Cơ sở đào tạo cần quan tâm tìm hiểu, nắm bắt, nhu cầu xã hội mà có kế hoạch đào tạo hợp lý. Giữa các cơ sở đào tạo và cơ sở sản xuất kinh doanh, tổ chức sử dụng lao động cần có mối quan hệ mật thiết với nhau: cơ sở sử dụng lao động có thể đặt hàng, cơ sở đào tạo có sản phẩm theo đúng yều cầu sử dụng.
Năm là, có tầm nhìn chiến lược, tạo mối liên kết đa chiều trong đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực: Trên cơ sở có tầm nhìn chiến lược phát triển nguồn nhân lực cho vùng, cần thiết vạch ra những định hướng phát triển mang tính bền vững, tạo mối liên kết chặt chẽ giữa các tỉnh trong vùng và các cơ sở đào tạo khác trong cả nước. Đó là yếu tố rất quan trọng, là nền tảng để phát huy tiềm năng, thế mạnh, nắm bắt cơ hội và hạn chế tối đa cạnh tranh cục bộ, sao cho cùng phát triển nguồn nhân lực một cách đồng bộ, đủ về số lượng, cơ cấu phù hợp, đạt chất lượng tốt đáp ứng nhu cầu xã hội.
Sáu là, tiếp tục xã hội hóa việc đào tạo nguồn nhân lực: Tiếp tục tăng cường hơn nữa việc khai thác, đa dạng hóa các nguồn lực để phát triển công tác đào tạo nguồn nhân lực; chú ý việc thu hút đầu tư ngoài vùng và từ nước ngoài vào lĩnh vực đào tạo nghề. Hoàn thiện và bổ sung chính sách, cơ chế quản lý công tác đào tạo nguồn nhân lực, theo hướng khuyến khích, rộng mở; tạo môi trường hoạt động bình đẳng thực sự giữa các thành phần kinh tế và các loại hình doanh nghiệp đào tạo….
Bảy là, thực hiện kế hoạch hóa gia đình, hạn chế tăng dân số: Dân số luôn đóng vai trò hai mặt trong sự phát triển. Một mặt dân số là nguồn cung cấp lao động cho xã hội. Mặt khác họ chính là người tiêu dùng sản phẩm do chính con người tạo ra. Dân số và kinh tế là hai quá trình có tác động qua lại mạnh mẽ và có quan hệ mật thiết với nhau. Muốn tăng trưởng kinh tế thì yếu tố đầu tiên phải là con người và phải là con người có sức khỏe và trí tuệ. Mục tiêu đó chỉ có thể đạt được khi chất lượng dân số được nâng cao, quy mô, tốc độ tăng trưởng, sự phân bố dân cư và nguồn nhân lực phù hợp với đặc điểm kinh tế ở địa phương. Công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình luôn gắn liền với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Thực hiện tốt công tác dân số để giảm mức sinh, hướng đến chất lượng nguồn nhân lực, ổn định quy mô dân số là giải pháp quan trọng để phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống nhân dân. Vì thế, Công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình là một bộ phận quan trọng trong chiến lược phát triển đất nước, là một trong những vấn đề kinh tế - xã hội hàng đầu, là yếu tố nâng cao chất lượng cuộc sống của từng người, từng gia đình và toàn xã hội.
CHƯƠNG 5
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1 KẾT LUẬN
Chính sách và chiến lược việc làm cho lao động nông thôn vùng ĐBSCL nói chung và trường hợp huyện Tri Tôn nói riêng, tất cả các chính sách ban hành đều được thực hiện và mang lại những thành tựu đáng kể. Những sách lược đề ra đều phù hợp với nhu cầu và nguyện vọng của người lao động nông thôn. Một mặt phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, mặt khác thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước trong phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt còn thể hiện sự quan tâm của Nhà nước đối với lao động là người Khmer tại huyện Tri Tôn. Tuy nhiên qua nghiên cứu này cho thấy:
Trình độ học vấn và CMKT của lao động vùng ĐBSCL và huyện Tri Tôn còn rất thấp.
Quá trình đào tạo nghề tiến hành chưa rộng khắp, chưa phân vùng đào tạo, những vùng kém chất lượng chưa được ưu tiên phát triển hợp lý. Chưa phân nhóm theo đối tượng đào tạo, theo trình độ và năng lực. hiệu quả đào tạo chưa cao, công tác giới thiệu việc làm còn rất hạn chế, phần lớn lao động học xong tự tìm việc làm là tình trạng di chuyển lao động lên các khu công nghiệp, thành phố lớn…
Chưa có kế hoạch khảo sát và tìm hiểu thị trường lao động nhằm xác định đúng nhu cầu của thị trường và đào tạo nguồn lao động theo mong muốn của thị trường lao động.
5.2 KIẾN NGHỊ
5.2.1 Đối với cơ quan chức năng
Đề nghị Trung ương và Bộ Giáo Dục & Đào Tạo tiếp tục quan tâm hỗ trợ đào tạo sau đại học cho cán bộ, giảng viên, nhất là các trường mới thành lập.
Hỗ trợ học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn học tập với thủ tục đơn giản và nhanh chóng.
Tiếp tục đầu tư nâng cấp cơ sở, máy móc trang thiết bị dạy nghề; thành lập thêm cơ sở dạy nghề cho huyện, mở rộng qui mô đào tạo. Cần thiết thực hiện chế độ ưu đãi, ưu tiên cho các đối tượng khu vực nông thôn còn nhiều khó khăn.
Các đơn vị sử dụng lao động qua đào tạo, thời gian qua chưa gắn kết nhiều với cơ sở đào tạo, chỉ thông qua một số chương trình tuyển dụng, chiêu mộ… Vì vậy, cần có phối hợp của tổng thể như: Nhà nước, các đoàn thể, doanh nghiệp sử dụng lao động.
5.2.2 Đối với người lao động
Người lao động cần ý thức được trách nhiệm tự nâng cao trình độ bản thân, giao tiếp, khả năng hòa nhập vào môi trường mới.
Người dân cần quan tâm đến giáo dục, cần nhận thức tầm quan trọng của trình độ học vấn trong xu thế hiện nay, cần xóa bỏ tâm lý ỷ lại, trông chờ sự hỗ trợ của Nhà nước.
Người lao động cần hiểu rõ năng lực và trình độ của mình, đồng thời cần thu thập thêm các thông tin về thị trường lao động, nhu cầu tuyển dụng, mức lương, loại công việc thích hợp. Từ đó lựa chọn ngành nghề phù hợp với năng lực của mình.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Báo Nhân dân (2010), Giải bài toán đào tạo nghề, tại .com.vn/cmlink/nhan-dan-i-n-t/th-i-s/giao-d-c/gi-i-bai-toan-ao-t-o-ngh-1.178605#Q4OpTdNv5CC3.
Bộ Lao động – Thương binh & Xã hội (2008), Đào tạo nghề - một thách thức lớn ở đồng bằng sông Cửu Long tại /others/faq/faqdetail/tabid/211/newsid/37849/seo/Dao-tao-nghe--mot-thach-thuc-lon-o-dong-bang-song-Cuu-Long/language/ vi-VN/Default.aspx
Bộ Lao động – Thương binh & Xã hội (2009), Thực trạng và phương hướng giải quyết việc làm cho vùng kinh tế trọng điểm ĐBSCL.
Bộ Tài nguyên và Môi trường (2007), huyện Tri Tôn – An Giang: Hiệu quả từ các cụm tuyến dân cư, truy cập ngày 03/10/2010 tại /MONRENET/default.aspx?tabid=207&ItemID=36999.
Châu Phong (2010), Tri Tôn hướng đến mục tiêu “Dạy thật, học thật, đánh giá thật”, Cổng thông tin điện tử An Giang, truy cập ngày 18/10/2010 tại
Đầu tư Mê Kông (2009), Số liệu kinh tế xã hội 13 tỉnh, thành phố ĐBSCL, truy cập ngày 28/07/2010 tại
Đầu tư Mê Kông (2009), Tổng quan về ĐBSCL, truy cập ngày 28/07/2010 tại
Diễn đàn phát triển kinh tế ĐBSCL (2009), Tổng quan về ĐBSCL, truy cập ngày 28/07/2010 tại
Đinh Quang Thái (2003), Giải pháp chủ yếu nhằm đáp ứng nhu cầu việc làm của lao động nông thôn huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên, truy cập ngày 03/06/2010 tại
Đỗ Thanh Bình (2003), Đào tạo nghề với chuyển dịch cơ cấu lao động ở Việt Nam hiện nay, truy cập ngày 28/07/2010 tại
Hồng Dân (2008), “Hai không” trong giáo dục - “Chuẩn” cho cả trò và thầy, Báo Gài Gòn Giải Phóng, truy cập ngày 23/10/2010 tại
Huỳnh Thị Gấm và Phạm Ngọc Trâm (2009), Một số giải pháp phát triển nguồn nhân lực ĐBSCL, truy cập ngày 28/07/2010 tại
Minh Giảng (2008), ĐBSCL: tìm lời giải bài toán giáo viên "thừa lượng, thiếu chất", Báo Tuổi Trẻ, truy cập ngày 28/07/2010 tại
Ngọc Ước (2010), Đề án Ðào tạo nghề cho lao động nông thôn: Cụ thể hóa Nghị quyết của Đảng về Nông nghiệp - Nông dân - Nông thôn.
Nguyễn Trọng Trọng Minh (2009), Xuất khẩu lao động ở đồng bằng sông Cửu Long, truy cập ngày 29/10/2010 tại /document/view.shtml?id=680682&title=Xu%E1%BA%A5t%20kh%E1%BA%A9u%20lao%20%C4%91%E1%BB%99ng%20%E1%BB%9F%20%C4%91%E1%BB%93ng%20b%E1%BA%B1ng%20s%C3%B4ng%20C%E1%BB%ADu%20Long
Niên giám thống kê (2009), Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tỉnh An Giang, Cục thống kê tỉnh An Giang.
Niên giám thống kê (2009), Tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ thiếu việc làm của lực lượng lao động trong độ tuổi phân theo vùng, tại
Niên giám thống kê huyện Tri Tôn (2009), Tình hình Giáo dục huyện Tri Tôn – An Giang.
Phan Vân Đình và ctv (2008), Giáo trình Chính sách nông nghiệp, Trường đại học Nông nghiệp Hà Nội.
Phương Nghi (2009), Nguồn nhân lực lao động nông thôn thời hội nhập, truy cập ngày 10/09/2010 tại detail/3937/nguon-nhan-luc-lao-dong-nong-thon-thoi-hoi-nhap.html
Thái Thị Hồng Minh (2007), Gia nhập WTO và những tác động đến thị trường lao động Việt Nam, Tạp chí Cộng Sản, truy cập ngày 25/08/2010 tại
Tố như (2009), Chiến lược phát triển giáo dục 2009 - 2020: Giữ nguyên hai hình thức biên chế và hợp đồng truy cập ngày 5/10/2010 tại:
Tống Văn Chung (2000), Xã hội học nông thôn, nhà xuất bản đại học quốc gia Hà nội.
Tri Tôn Wikipedia (2010), truy cập ngày 27/10/2010 tại
Ủy ban nhân dân huyện Tri Tôn (2010), Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2010.
Ủy ban Nhân dân tỉnh An Giang (2008), Báo cáo Sơ kết 2 năm thực hiện Chỉ thị 06/2006/CT-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh về tăng cường công tác huy động học sinh đến trường, lớp và hạn chế tình trạng học sinh bỏ học.
Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang (2009), Thực trạng và giải pháp đào tạo nguồn nhân lực đồng bằng sông Cửu Long trong thời kỳ hội nhập, Diễn đàn hợp tác kinh tế ĐBSCL – An Giang.
PHỤ LỤC
PHIẾU PHỎNG VẤN NÔNG HỘ
I. THÔNG TIN NÔNG HỘ
Họ và tên nông hộ:
Địa chỉ:
1. Thành phần gia đình
· Số thành viên trong gia đình:…………… Nam……….. Nữ………...
· Số người từ 15 tuổi trở lên:..............................
2. Trình độ học vấn
· Mù chữ.......... người;
· Cấp 1…….. người;
· Cấp 2……… người;
· Cấp 3………… người;
· Trung học chuyên nghiệp………..người;
· Đại học – Cao đẳng………..người.
3. Nghề nghiệp phân theo ngành nghề của các thành viên trong nông hộ
Nông nghiệp:…………….. người.
Công nghiệp:…………….. người.
Dịch vụ:………………….. người.
Khác:…………………….. người.
4. Lao động phân theo công việc của nông hộ
Nông dân:……………………...người
Công nhân:…..…………….…..người
Lao động phổ thông:……….….người
Buôn bán:……………….……..người
Việc làm khác……..………..….người
5. Nhu cầu học nghề và thông tin việc làm
5.1 Nhu cầu học nghề
£ Có; nghề gì?
Tại sao?
£ Không; Tại sao?
5.2 Thông tin việc làm
£ Tự tìm thông tin £ Bạn bè, người thân
£ Cơ quan chức năng £ Khác
II. THỤ HƯỞNG CHÍNH SÁCH
Tham gia lớp đào tạo nghề:…..… người, thời gian tham gia:……….tháng
Chi phí được hỗ trợ:……………………….…đồng
Hỗ trợ vay vốn tín dụng:……………………. đồng
Xuất khẩu lao động:…… người
Khác ……………………………………………………………………..
III. MỨC ĐỘ HÀI LÒNG
Chất lượng đào tạo nghề: £ Cao £ Trung bình £ Thấp
Kinh phí hỗ trợ: £ Cao £ Trung bình £ Thấp
Thời gian đào tạo: £ Dài £ Trung bình £ Ngắn
Công tác giới thiệu việc làm: £ Tốt £ Tương đối £ Không tốt
Nhu cầu đối với đào tạo: £ Cần thiết £ Trung du £ Không
Nhận xét khác:……………………………………………………………
……………………………………………………………………………
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_viet_7593.doc
- bai_viet_7593.pdf